Hầu hết các hoạt động của chuỗi cung ứng ngành thủy sảnnhư khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu đều bị tác động bởi COVID 19.Dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ra nhi
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
Tổng quan về chuỗi cung ứng 6
1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng
Trong bất kì một môi trường kinh doanh nào, để cạnh tranh thành công thì đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải tham gia vào hoạt động kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng Điều này yêu cầu các doanh nghiệp khi đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng cần phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế và đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển và bảo quản sản phẩm hoàn thành và những điều mà người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng thực sự yêu cầu Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở thị trường toàn cầu hiện nay, việc giới thiệu sản phẩm mới với chu kỳ sống ngày càng ngắn hơn, cùng với mức độ kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải đầu tư, và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của nó Điều này, cùng với những tiến bộ liên tục trong công nghệ truyền thông và vận tải (ví dụ, truyền thông di động, Internet và phân phối hàng qua đêm), đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ thuật để quản lý nó
Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều nhà cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở m ột nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ,các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng, cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, và các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở Vậy chuỗi cung ứng là gì? Để có thể nắm rõ và hiểu được vấn đề khái niệm chuỗi cung ứng, đã có nhiều nghiên cứu và định nghĩa tiêu biểu về chuỗi cung ứng như sau:
“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu của khách Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng đến tay khách hàng.” - Chopra và Meindl Ở khái niệm này, Chopra và Meindl cho rằng chuỗi cung ứng là mạng lưới các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu của khách
Chuỗi cung ứng là quá trình liên kết từ sản xuất nguyên liệu thô đến tiêu dùng hàng hóa, trải dài qua nhiều công ty cung ứng và tiêu dùng Nó bao gồm các chức năng tạo ra giá trị nhằm mang sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay người tiêu dùng Chuỗi cung ứng được cấu thành từ nhiều thành phần, trong đó có quá trình sản xuất nguyên liệu thô và tiêu dùng hàng hóa cuối cùng, cũng như sự liên kết chặt chẽ giữa các giai đoạn trong toàn bộ quá trình này.
Quinn (1997) định nghĩa: “Chuỗi cung ứng là tất cả các hoạt động liên quan đến việc chuyển hàng hóa từ giai đoạn nguyên liệu thô đến người dùng cuối Điều này bao gồm tìm nguồn cung ứng và mua sắm, lập kế hoạch sản xuất, xử lý đơn hàng, quản lý hàng tồn kho, vận chuyển, lưu kho và dịch vụ khách hàng Quan trọng là, nó cũng là hiện thân của hệ thống thông tin cần thiết để giám sát tất cả các hoạt động đó” Từ định nghĩa này, có thể thấy chuỗi cung ứng bao gồm nhiều yếu tố như cung ứng, sản xuất, khách hàng và một yếu tố quan trọng mà nhiều định nghĩa khác không nhắc đến chính là thông tin
Vậy, từ những định nghĩa trên ta có định nghĩa: chuỗi cung ứng là một chuỗi các hoạt động từ quá trình sản xuất nguyên liệu thô sang bán thành phẩm, thành phẩm đến hoạt động lưu kho, phân phối và vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Tất cả hoạt động này đều ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó Ví dụ một chuỗi cung ứng, còn được gọi là mạng lưới hậu cần, bắt đầu với các doanh nghiệp khai thác nguyên vật liệu từ đất - chẳng hạn như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và lương thực – và bán chúng cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu Các doanh nghiệp này, đóng vai trò như người đặt hàng và sau khi nhận các yêu cầu về chi tiết kỹ thuật từ các nhà sản xuất linh kiện, sẽ dịch chuyển nguyên vật liệu này thành các nguyên liệu dùng được cho các khách hàng này (nguyên liệu như tấm thép, nhôm, đồng đỏ, gỗ xẻ và thực phẩm đã kiểm tra) Các nhà sản xuất linh kiện, đáp ứng đơn hàng và yêu cầu từ khách hàng của họ (nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng) tiến hành sản xuất và bán linh kiện, chi tiết trung gian (dây điện, vải, các chi tiết hàn, những chi tiết cần thiết ) Nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng (các công ty như IBM, General Motors, Coca-Cola) lắp ráp sản phẩm hoàn thành và bán chúng cho người bán sỉ hoặc nhà phân phối và sau đó họ sẽ bán chúng lại cho nhà bán lẻ và nhà bán lẻ bán sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng Chúng ta mua sản phẩm trên cơ sở giá, chất lượng, tính sẵn sàng, sự bảo quản và danh tiếng và hy vọng rằng chúng thỏa mãn yêu cầu mà mong đợi của chúng ta Sau đó chúng ta cần trả sản phẩm hoặc các chi tiết cần sửa chữa hoặc tái chế chúng Các hoạt động hậu cần ngược này cũng bao gồm trong chuỗi cung ứng.
1.1.2 Vai trò của chuỗi cung ứng
Với sự xuất hiện Quản lý chuỗi cung ứng, từ việc thu mua hàng hóa kết hợp giữa vận chuyển và logistics cho đến thời điểm hiện tại đã gắn liền mọi hoạt động quan trọng trong doanh nghiệp Từ việc hoạch định kế hoạch sản xuất, quá trình tìm nguồn cung ứng hàng hóa, thu mua,…rồi sản xuất thành phẩm, tìm kiếm đối tác, cung ứng sản phẩm qua các kênh trung gian đến tay người tiêu dùng, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng thông qua chuỗi vận hành logistics,…
Quản lý chuỗi cung ứng (Supply chain) tốt sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh, có chỗ đứng trên thị trường, mở rộng chiến lược và khả năng vươn xa của doanh nghiệp Quản lý chuỗi cung ứng chính là quản lý cung và cầu trong hệ thống của doanh nghiệp
Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tác động rất lớn đến khả năng vươn xa của doanh nghiệp, khả năng chiếm lĩnh thị trường, cũng như sự tín nhiệm của khách hàng Nếu quản lý chuỗi cung ứng tốt thì doanh nghiệp không những có thể thu được lợi nhuận cao mà còn có thể vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Nhìn chung, vai trò của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng sẽ đem lại một số lợi ích như:
- Nắm bắt, quản lý các hoạt động cần thiết cho việc điều phối lưu lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng cuối cùng được tốt nhất
- Cải tiến hiệu quả hoạt động của tổ chức
- Đáp ứng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
- Đáp ứng nhu cầu và cách thức cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.3 Thành phần tham gia chuỗi cung ứng
Như đã nói, chuỗi cung ứng cấu tạo nên nhiều thành phần và giữa các yếu tố cấu tạo nên chuỗi cung ứng cần có sự liên kết chặt chẽ để đạt được mục tiêu cuối cùng là mang sản phẩm tới công đoạn tiêu dùng Cấu thành một chuỗi cung ứng thường bao gồm 5 thành phần cơ bản:
- Nhà cung cấp nguyên liệu thô: là một thành phần quan trọng trong chuỗi cung ứng, vì khi có nguyên liệu thô thì quá trình sản xuất mới hoạt động và tạo nên bán thành phẩm, thành phẩm.
Nhà sản xuất giữ vai trò biến nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình cung ứng Liên kết chặt chẽ giữa nhà cung cấp nguyên liệu thô và nhà sản xuất đảm bảo sự ổn định của chuỗi cung ứng Nếu một trong hai gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quy trình, gây gián đoạn và chậm trễ trong việc đưa sản phẩm đến tay khách hàng.
Để đưa sản phẩm đến tay người dùng, nhà phân phối là mắt xích quan trọng do doanh nghiệp không thể tự mình thực hiện Tuy nhiên, nhà phân phối cũng không thể tiếp cận toàn bộ thị trường, họ thường giao hàng với số lượng lớn và ít bán lẻ Do đó, nhà phân phối thường liên kết với các đại lý bán lẻ như tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Các nhân tố ảnh hưởng chuỗi cung ứng ngành thủy sản 20
THỦY SẢN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 2.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng ngành thủy sản Việt Nam
2.1.1 Đặc điểm ngành thủy sản Việt Nam
Ngành thủy sản Việt Nam là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nước nhà Nhìn chung, ngành thủy sản là một ngành kinh tế kỹ thuật có đặc trưng là những hoạt động bao gồm lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ thương mại, cơ khí hậu cần,… Đặc biệt, nước Việt Nam ta có điều kiện tự nhiên và địa lý thuận lợi cho việc phát triển ngành thủy sản Với hơn 3000 km bờ biển và diện tích khoảng hơn 3 triệu km vuông, nhiều đảo, vịnh và hệ thống sông ngòi dày đặc, ngành thủy sản Việt Nam đã và đang góp phần vào phát triển kinh tế nước nhà. Trong 17 năm qua, sản lượng thủy sản duy trì mức tăng trưởng bình quân là 9,07%/năm Với sự chủ trương, hướng dẫn của Nhà nước, ngành thủy sản đã có những bước tiến rõ rệt, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Chuỗi cung ứng ngành thủy sản Việt Nam là một quy trình từ khai thác, nuôi trồng thủy sản đến khâu chế biến, sản xuất và phân phối tới tay người tiêu dùng. Đối với chuỗi cung ứng ngành thủy sản Việt Nam, quá trình phân phối, tiêu thụ bao gồm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu do thủy sản là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam
2.1.2 Thành phần tham gia chuỗi cung ứng ngành thủy sản Việt Nam
Như chuỗi cung ứng thông thường, thành phần tham gia chuỗi cung ứng ngành thủy sản cũng bao gồm nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng
Nhà cung cấp nguyên liệu trong chuỗi cung ứng ngành thủy sản thường là nguồn cung các nguyên liệu bao gồm con giống, thức ăn, thuốc thủy sản và hoạt động nuôi trồng Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chưa tiếp cận với mô hình quy trình nguồn nguyên liệu khép kín nên vẫn xảy ra tình trạng thiếu hụt con giống và đặc biệt là khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng con giống.Chất lượng con giống sẽ quyết định hơn 80% chất lượng sản phẩm cuối cùng, và là
THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19
THỦY SẢN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 2.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng ngành thủy sản Việt Nam
2.1.1 Đặc điểm ngành thủy sản Việt Nam
Ngành thủy sản Việt Nam là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nước nhà Nhìn chung, ngành thủy sản là một ngành kinh tế kỹ thuật có đặc trưng là những hoạt động bao gồm lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ thương mại, cơ khí hậu cần,… Đặc biệt, nước Việt Nam ta có điều kiện tự nhiên và địa lý thuận lợi cho việc phát triển ngành thủy sản Với hơn 3000 km bờ biển và diện tích khoảng hơn 3 triệu km vuông, nhiều đảo, vịnh và hệ thống sông ngòi dày đặc, ngành thủy sản Việt Nam đã và đang góp phần vào phát triển kinh tế nước nhà. Trong 17 năm qua, sản lượng thủy sản duy trì mức tăng trưởng bình quân là 9,07%/năm Với sự chủ trương, hướng dẫn của Nhà nước, ngành thủy sản đã có những bước tiến rõ rệt, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Chuỗi cung ứng ngành thủy sản Việt Nam là một quy trình từ khai thác, nuôi trồng thủy sản đến khâu chế biến, sản xuất và phân phối tới tay người tiêu dùng. Đối với chuỗi cung ứng ngành thủy sản Việt Nam, quá trình phân phối, tiêu thụ bao gồm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu do thủy sản là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam
2.1.2 Thành phần tham gia chuỗi cung ứng ngành thủy sản Việt Nam
Như chuỗi cung ứng thông thường, thành phần tham gia chuỗi cung ứng ngành thủy sản cũng bao gồm nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng
Chuỗi cung ứng thủy sản phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu từ các nhà cung cấp, bao gồm con giống, thức ăn và thuốc thủy sản Chất lượng con giống đóng vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm cuối cùng, quyết định thành bại của quá trình nuôi trồng Con giống khỏe mạnh sẽ đem lại sản lượng cao và giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, trong khi con giống kém chất lượng dễ mắc bệnh, chậm lớn, ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng Việc kiểm soát chất lượng con giống là yếu tố quan trọng trong ngành thủy sản Việt Nam, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đạt được lợi thế cạnh tranh.
Với con giống cá tra, xuất hiện hiện tượng thoái hóa giống do chất lượng giống cá bố mẹ không đạt yêu cầu, chưa được chọn lọc hóa và tiêu chuẩn hóa Bên cạnh đó, kỹ năng và kinh nghiệm nuôi trồng của các hộ nông dân còn hạn chế nên chất lượng giống thu mua từ các hộ này rất thấp
Với con giống tôm, hiện tượng kiểm dịch tôm giống trước khi nuôi trồng còn thấp, chất lượng tôm giống bố mẹ phụ thuộc vào khai thác tự nhiên nên không đạt được tiêu chuẩn đồng đều Đây là vấn đề đáng báo động trong khâu lựa chọn con giống
Số lượng các cơ sở sản xuất giống thủy sản:
- Giống tôm nước lợ: Có hơn 2000 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ tính đến cuối năm 2017 trong đó cơ sở sản xuất tôm sú là 1800 và gần 600 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Tình hình cung ứng giống tôm và nhập khẩu tôm bố mẹ có tiến triển tốt, chủ yếu nguồn cung từ các công ty thủy sản lớn như SIS, CP-Thái Lan
- Giống cá Tra: Có hơn 100 cơ sở sản xuất giống cá tra tính đến cuối năm
2017 trong đó phân phối chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp Số lượng sản xuất được khoảng gần 30 tỷ con cá bột, hơn 2 tỷ con cá giống
- Giống cá Rô phi: Có hơn 250 cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cá Rô phi trên toàn cả nước với số lượng nuôi giữ cá rô phi bố mẹ là hơn 900 nghìn con Nhà sản xuất là các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản, nuôi trồng và khai thác thủy sản và có thể có nhà máy chế biến mặt hàng thủy sản Sau khi được thu hoạch,các loại thủy sản sẽ được chuyển tiếp đến khâu sơ chế và chế biến Các mặt hàng thủy sản có thể được chế biến sơ cấp hoặc chế biến sâu, đóng hộp tùy nhu cầu của từng thị trường Bên cạnh đó, để được lưu thông vào các thị trường nhập khẩu, các sản phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn, yêu cầu, việc đạt được những chứng nhận tiêu chuẩn này góp phần củng cố độ uy tín, sức cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các đối tác nhập khẩu
Nhà phân phối, nhà bán lẻ có vai trò trung gian, kết nối giữa nhà sản xuất với khách hàng Các nhà phân phối, bán lẻ sẽ là thành phần tiếp nhận các xu hướng tiêu dùng, nhu cầu của khách hàng từ đó phản hồi đến doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp có những điều chỉnh thích hợp, mang lại nguồn cung đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng
Khách hàng: Mục tiêu hàng đầu của bất kì chuỗi cung ứng là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Khách hàng là thành phần quyết định xu hướng tiêu dùng, từ đó chuyển hướng cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp Khách hàng còn quyết định nguồn cung và định hướng cho quá trình nuôi trồng và khai thác Sự hài lòng của khách hàng là thước đo đánh giá sự thành công của chuỗi cung ứng ngành thủy sản.
2.1.3 Quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng thủy sản
Chuỗi cung ứng thủy sản của nước ta vận hành qua ba giai đoạn: bắt đầu quá trình cung ứng sản phẩm từ khâu khai thác và nuôi trồng, sau đó hàng hóa sẽ đi qua khâu trung gian, chẳng hạn như hoạt động chế biến và lưu thông, và cuối cùng là khâu tiêu thụ khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng
Trong giai đoạn đầu cung ứng sản phẩm từ khâu khai thác, những người khai thác và đánh bắt thủy sản- chính là những ngư dân, chủ tàu, các hợp tác xã thực hiện khoản cho đội tàu hoặc các chủ nậu vựa – sẽ đóng vai trò là người cung cấp sản phẩm ban đầu cho chuỗi cung ứng Các sản phẩm thô sơ này sẽ được bán cho người tiêu dùng, người bán buôn, người bán lẻ với nhiều quy mô khác nhau, các cơ sở chế biến, các hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản Trong giai đoạn này, giá cả được quyết định thông qua sự thỏa thuận giữa chủ tàu và người mua, sự thỏa thuận chỉ mang tính chất tương đối
Giai đoạn thứ hai là khâu lưu thông trung gian, bao gồm cả khâu chế biến, các sản phẩm Trong đó, đối tượng tham gia nào cũng thực hiện cả hai chức năng mua và bán với nhiều hoạt động đa dạng Thành phần tham gia vẫn là những người bán buôn bán lẻ, các hợp tác xã, người tiêu dùng, nhà hàng khách sạn,…tuy nhiên khác với khâu khai thác, các đối tượng trên sẽ tiếp tục chế biến sản phẩm thủy sản sau đó bán lại với giá cao hơn Đây là khâu bao gồm cả việc lưu thông và chế biến nên có mối quan hệ tương đối phức tạp
Cuối cùng là khâu tiêu thụ, nơi thủy sản chế biến sẽ được cung cấp cho người tiêu dùng qua nhiều kênh Đối với các sản phẩm chưa qua chế biến, người tiêu dùng trong nước thường mua từ các nhà bán lẻ, đại lý, siêu thị, nhà hàng và khách sạn Còn đối với các nhà nhập khẩu, họ thường mua hải sản thông qua con đường xuất khẩu không chính thức từ các nhà bán buôn và chủ tàu, với giá cả do hai bên tự thỏa thuận Do người mua là nhà nhập khẩu nên họ thường mua từ các cơ quan chế biến và xuất khẩu thủy sản, các công ty xuất khẩu hoặc các chủ vựa
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng thủy sản Việt Nam
2.2 Thực trạng chuỗi cung ứng ngành thủy sản Việt Nam dưới tác động của COVID 19
2.2.1 Thực trạng chuỗi cung ứng toàn cầu dưới tác động của COVID 19
Sự bùng nổ của COVID-19 tại Trung Quốc đã tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và chuỗi cung ứng toàn cầu nói riêng Điều này là do nền kinh tế Trung Quốc có khối lượng giao thương lớn với các quốc gia còn lại trên thế giới.
GIẢI PHÁP PHỤC HỒI CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM SAU TÁC ĐỘNG CỦA COVID 19
Xu hướng phát triển chuỗi cung ứng ngành thủy sản trong thời kỳ bình thường mới 49
Đại dịch COVID đã gây ra nhiều ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung và chuỗi cung ứng ngành thủy sản nói riêng Tác động này đã và sẽ tạo ra những xu hướng mới trong việc phát triển chuỗi cung ứng ngành thủy sản tại Việt Nam Điều này có thể mang đến những cơ hội cũng như thách thức cho chuỗi cung ứng ngành thủy sản trong bối cảnh hậu COVID 19.
Một là, khối lượng sản xuất và thương mại thủy sản trên toàn thế giới có xu hướng giảm sút Các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như Mỹ, EU, Hàn Quốc,
…có lượng cầu thủy sản giảm rõ rệt so với trước khi xuất hiện COVID 19
Hai là, tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản thế giới có xu hướng thay đổi do dịch COVID 19 Mặc dù COVID 19 làm giảm nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại thị trường nước ngoài trong giai đoạn hiện tại nhưng lại làm phát triển xu hướng mua bán qua các kênh trực tuyến, thúc đẩy bán lẻ Do đó nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng đông lạnh, đồ khô, đồ hộp tại các siêu thị tăng lên Các kênh tiêu thụ như nhà hàng, khách sạn bị giảm nhưng lại tăng tiêu thụ tại các siêu thị, các kênh bán lẻ. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp sẽ bị đào thải khỏi chuỗi cung ứng như phá sản hoặc nhượng lại cho nhà đầu tư khác, nợ xấu và chi phí sản xuất tăng, gây ảnh hưởng tới các ngành liên quan Lao động sẽ ngày càng thiếu, tình trạng tồn kho và tình hình thiếu kho lạnh sẽ tiếp tục gia tăng
Ba là, các doanh nghiệp cần chú trọng, tập trung vào chất lượng sản phẩm đặc biệt là chất lượng con giống đầu vào Vì con giống sẽ quyết định sự thành công của chuối cung ứng ngành thủy sản Bên cạnh đó, cần linh hoạt thay đổi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong bối cảnh bình thường mới, đa dạng hóa sản phẩm, tập trung nguồn lực vào R&D để lựa chọn và lai tạo ra các con giống phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên khác nhau Bên cạnh đó, cần tập trung xây dựng thương hiệu để khẳng định vị thế của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường, thúc đẩy quá trình phát triển và nhanh chóng đạt được mục tiêu mà ngành thủy sản đã đề ra
Bốn là, sẽ có xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đây sẽ là một cơ hội đáng quý của ngành thủy sản, do đó cần biết nắm bắt để có thể phát triển và nâng cao hạn ngạch xuất khẩu Do chiến tranh thương mại căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ và chính sách Zero COVID của Trung Quốc đã khiến nhiều nhà máy tại nước này đóng cửa Lượng cầu nguyên liệu thủy sản đã qua sơ chế tại Việt Nam tăng khi nhu cầu các sản phẩm thủy sản chế biến sâu và đóng hộp được ưa chuộng hơn trên thị trường thế giới
Năm là, các hoạt động xúc tiến thương mại và các hiệp định thương mại tự do sẽ là một tín hiệu tích cực để phát triển chuỗi cung ứng thủy sản Xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam dần hồi phục tại thị trường EU (mức tăng 19-30% khi hiệp định thương mại EVFTA được ký kết giữa EU và Việt Nam (hiệu lực từ tháng 8/2020) giúp thủy sản liên tục tăng trưởng có hai con số Sản lượng thủy sản xuất khẩu sang thị trường châu Âu trong năm 2020 đạt 985 triệu USD, mặc dù giảm nhẹ so với 2019 nhưng là một tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh chuỗi cung ứng thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID 19.
Định hướng phát triển ngành thủy sản Việt Nam 50
Ngành thủy sản Việt Nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, đóng góp đáng kể về xuất khẩu Chính vì vậy, phát triển ngành thủy sản bền vững, đặc biệt là chuỗi cung ứng, đã trở thành ưu tiên của Chính phủ Chuỗi cung ứng bền vững được xem như nền tảng phát triển lâu dài của ngành thủy sản, giúp tăng cường năng lực cạnh tranh và tạo ra giá trị gia tăng.
Ngày 11/3/2021, Quyết định số 339 / QĐ-TTg quyết định Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với mục tiêu chung là phát triển ngành thủy sản thành công Là ngành kinh tế quan trọng của đất nước, sản xuất các sản phẩm liên quan đến công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu một cách chủ động; tổ chức sản xuất hợp lý, hiệu quả, chất lượng cao, có thương hiệu uy tín, có sức cạnh tranh và liên kết quốc tế Dự kiến tốc độ tăng giá trị sản lượng thủy sản đạt 3,0-4,0%, kinh tế thủy sản chiếm 28-30% GDP trong cơ cấu ngành nông nghiệp Tổng sản lượng thủy sản đạt 10 triệu tấn, trong đó sản lượng thủy sản đạt khoảng 25 - 30% và sản lượng nuôi trồng đạt 70 - 75%. Giá trị xuất khẩu hàng thủy sản đạt 1,8-20 tỷ đô la Mỹ, trong đó khoảng 1,3 tỷ đô la Mỹ xuất khẩu thông qua du lịch và khách du lịch quốc tế. Đối với tầm nhìn đến năm 2045, ngành thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu trở thành top ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản trên thế giới, khẳng định vị thế của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên các thị trường Bên cạnh đó, tiếp tục là ngành mũi nhọn kinh tế của Việt Nam, chiếm phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đảm bảo nguồn cung thực phẩm Đảm bảo việc làm và mức thu nhập cho lao động ngành thủy sản Đối với nguồn cung nguyên liệu cho chuỗi cung ứng, định hướng ngành thủy sản chú trọng đến nuôi trồng bền vững, hạn chế khai thác, đánh bắt do nguồn thủy sản từ thiên nhiên có hạn, cần nuôi dưỡng và bảo tồn Cần đưa ra hạn ngạch đánh bắt phù hợp và xử lý nghiêm khắc các trường hợp cố tình khai thác trái phép, có xu hướng hủy diệt nguồn lợi thủy sản Cần nghiêm khắc xử lý các hành vi đánh bắt trái phép gây ảnh hưởng tới nguồn cung nguyên liệu thủy sản Đối với chế biến, định hướng phát triển Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản sâu Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản đầu tư vào phát triển chất lượng sản phẩm, năng suất sản xuất Đối với xuất khẩu, định hướng tăng sản lượng xuất khẩu đến các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,…nắm bắt cơ hội khi những hiệp định thương mại song phương và đa phương bắt đầu có hiệu lực.
Từ những định hướng trên, có thể thấy chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến sự bền vững của chuỗi cung ứng ngành thủy sản để có thể đối mặt với những nguy cơ tiềm tàng trong tương lai, cách mà chuỗi cung ứng thủy sản đã và đang phải đối mặt với khó khăn do COVID 19 gây ra Tóm lại, định hướng phát triển chuỗi cung ứng ngành thủy sản hướng tới sự bền vững trong tương lai Do đó, chính phủ cần có những chính sách cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp hướng tới sự phát triển này Ngược lại, các doanh nghiệp, ngư dân và lao động đang làm việc trong ngành thủy sản cần nghiêm túc chấp hành những ban bố, quy định mà nhà nước đề ra, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của chuỗi cung ứng ngành thủy sản Việt Nam Đồng thời nếu lên các ý tưởng, sáng kiến để góp phần vào quá trình phát triển chuỗi cung ứng ngành thủy sản.
Một số giải pháp để phục hồi và phát triển chuỗi cung ứng ngành thủy sản sau tác động của Covid 19 52 TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từ xu hướng và định hướng phát triển của chuỗi cung ứng ngành thủy sản, kiến nghị một số giải pháp để phục hồi và phát triển chuỗi cung ứng ngành thủy sản sau tác động của Covid 19 như sau:
Một là, nắm bắt xu hướng phát triển mới của ngành thủy sản trong vấn đề tăng tiêu thụ sản phẩm thủy sản đóng hộp, chế biến sâu Doanh nghiệp nên tập trung vào dòng sản phẩm này để đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại, từ đó tăng doanh thu Đầu tư thêm nhân lực vào phân khúc sản phẩm chế biến sâu để tăng sản lượng thủy sản xuất khẩu ra thế giới.
Hai là, Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí giúp đỡ các doanh nghiệp thủy sản trong bối cảnh COVID 19 do chi phí sản xuất và một số loại chi phí trong công tác phòng, chống dịch đã tạo nên một gánh nặng cho các doanh nghiệp Bên cạnh đó, cần cung cấp những thông tin kịp thời, chính xác để giải quyết tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng Ví dụ, cần tăng cường hướng dẫn và công khai Hiệp định Thương mại tự do (FTA) cho các hợp tác xã và doanh nghiệp; sử dụng các ưu đãi thuế của FTA để tìm kiếm thị trường và đối tác; các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc cần được hỗ trợ để tuân thủ các điều khoản của Lệnh
248 và 249, Có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2022
Ba là, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác phòng, chống dịch bệnh
COVID 19 Ngăn ngừa tình trạng gián đoạn hoạt động sản xuất, chế biến mặt hàng thủy sản để đảm bảo xuất, lưu thông hàng hóa ổn định, từ đó đảm bảo nguồn cung thủy sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Bốn là, Chính phủ và Các bộ ngành liên quan cần thúc đẩy, khuyến khích doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước đã ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam như EVFTA, UKFTA,…Các hiệp định thương mại tự do này sẽ là một cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới, mở rộng hoạt động sản xuất và xuất khẩu.
Năm là, Thứ năm, Chính phủ và chính quyền các địa phương nên khuyến khích các công ty thủy sản hình thành chuỗi cung ứng ngắn thay vì chuỗi cung ứng dài Không trở nên quá phụ thuộc vào nguyên liệu giống nhập khẩu do sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19 gây ra Thay vào đó, hãy tập trung vào chuỗi cung ứng ngắn và tăng tiêu thụ nội địa trong các kênh bán lẻ dựa trên xu hướng Sự phát triển mới, song song tiêu thụ nội địa và chuỗi xuất khẩu với nguồn cung lâu dài Bên cạnh đó, nỗ lực dồn sức nối lại chuỗi cung ứng thủy sản bị đứt gãy, quan tâm và tạo điều kiện cho mặt hàng thủy sản được thuận lợi trong tất cả các khâu khai thác, nuôi trồng, chế biến, vận chuyển và phân phối đến người tiêu dùng hoặc xuất khẩu.
Sáu là, thay thế các khâu, các đoạn của chuỗi cung ứng ngành thủy sản như khâu nuôi trồng, chế biến bằng cách nghiên cứu, xây dựng ra các module sản xuất để linh hoạt trong việc vận hành chuỗi cung ứng, tránh tình trạng đứt gãy khi chịu ảnh hưởng bởi COVID 19
Qua chương 3, khóa luận này đã xác định được xu hướng và định hướng để phát triển chuỗi cung ứng ngành thủy sản trong bối cảnh hậu COVID 19 COVID
Việc thích ứng, nắm bắt thời cơ, tháo gỡ thách thức, khó khăn hiện hữu là điều kiện tiên quyết để phát triển chuỗi cung ứng thủy sản trong kỷ nguyên 4.0 Trên cơ sở đó, cần đề xuất các khuyến nghị, giải pháp phù hợp cho chuỗi cung ứng thủy sản trong bối cảnh hậu COVID-19.