Lịch sử hình thành và phát triểna Tổng quan về Tập đoàn Hòa PhátTập đoàn Hòa Phát có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, được thành lập vào năm 1992, với các lĩnh vực hoạt đ
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH
TÊN HỌC PHẦN: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TÊN ĐỀ TÀI: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HÒA PHÁT
PHÁT HÀNH TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ NĂM 2022
Giảng viên hướng dẫn: Dương Ngân Hà
Hà Nội - 2024
Trang 2PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC THÀNH VIÊN NHÓM 4
ST
T
Họ và tên Mã sinh viên Chức Vụ Nhiệm vụ
1 Nguyễn Trà Giang 25A4030603 Thành viên Nội dung về phần
giới thiệu doanh nghiệp
2 Lê Thu Hằng 25A4030615 Thành viên Slide
3 Nguyễn Ngọc Hùng 25A4012417 Thành viên Tìm hiểu về thông
tin tăng vốn
4 Nguyễn Bình Minh 25A4010087 Nhóm trưởng Thuyết trình và
chỉnh sửa slide
5 Dương Đức Minh 25A4031251 Thành viên Tổng hợp Word
6 Cao Chính Nguyên 25A4011037 Thành viên Xây dựng tình huống
giả định và giải quyết tình huống
7 Đặng Minh Nhật 25A4010114 Thành viên Tổng hợp Word
8 Ngô Thị Thanh Thảo 25A4010692 Thành viên Thuyết trình và
chỉnh sửa slide
9 Trần Mạnh Tiến 25A4011801 Thành viên Xây dựng tình huống
giả định và giải quyết tình huống
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng em xin được giới thiệu với cô và các bạn bài báo cáo với đề tài
“Công ty cổ phần thương mại Hòa Phát tăng vốn điều lệ năm 2022” Trong quá trình thực hiện kế hoạch, có thể còn có những điểm thiếu sót nhưng những nội dung được trình bày là kết quả của quá trình làm việc một cách công khai, minh bạch và cực kỳ tâm huyết của cả nhóm dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên Dương Ngân Hà Những số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực, chính xác, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Ngoài ra, trong bài báo cáo có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích một cách rõ ràng
Chúng em xin được cam đoan những nội dung trong bài tập nhóm môn Thị trường chứng khoán này không phải là bản sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm nào khác Nếu phát hiện có bất kỳ sự sao chép nào, chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước giảng viên bộ môn, khoa và nhà trường
Nhóm 4 lớp 231FIN13A25
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 5
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 5
1.2 Cơ cấu cổ đông 7
1.3 Thị phần 7
1.4 Đối thủ cạnh tranh của Tập đoàn Hòa Phát 8
PHẦN 2: TÌM HIỂU VỀ ĐỢT TĂNG VỐN NĂM 2022 CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT VÀ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH 10
2.1 Tìm hiểu về đợt tăng vốn năm 2022 của Tập đoàn Hòa Phát 10
2.1.1 Lịch sử tăng vốn 10
2.1.2 Phương thức tăng vốn 10
2.1.3 Thông tin về đợt phát hành năm 2022 11
2.2 Tính toán lại giá điều chỉnh của cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền 12
2.2.1 Lý thuyết tính toán 12
2.2.2 Phần tính toán 13
2.2.3 Xây dựng một số tình huống giả định về việc nắm giữ cổ phiếu và hưởng quyền trong đợt tăng vốn CTCP Tập đoàn Hòa Phát 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 5PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
a) Tổng quan về Tập đoàn Hòa Phát
Tập đoàn Hòa Phát có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, được thành lập vào năm 1992, với các lĩnh vực hoạt động như: Sản xuất Thép, Khai thác khoáng sản, Sản xuất than coke, Kinh doanh Bất động sản, …
Trụ sở chính hiện tại của công ty nằm ở: 39 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng,
Hà Nội cùng với website là: http://www.hoaphat.com.vn/
Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG
b) Về lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Hòa Phát
Tập đoàn Hòa Phát khởi đầu từ một công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ năm 1992 với tên công ty là Cty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát.Qua các năm Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực sau:
* Giai đoạn 1992 – 2013
Trong giai đoạn này tập đoàn hòa phát đã thành lập nhiều công ty sau: Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát (1992); Công ty CP Nội thất Hòa Phát (1995); Công
ty TNHH Ống thép Hòa Phát (1996); Công ty CP Thép Hòa Phát, nay là Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên (2000); Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát (7/2001)
và Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát (2001); Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát (2004)
Năm 2007:Tháng 1/2007 Tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với Công ty mẹ là Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát và các Công ty thành viên Tháng 8/2007 Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương, triển khai Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Kinh Môn, Hải Dương Ngày 15/11/2007 Niêm yết cổ phiếu mã HPG trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tháng 6/2009 Công ty CP Đầu tư khoáng sản An Thông trở thành Công ty thành viên Hòa Phát.Tháng 12/2009 Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn 1
Trang 6Tháng 1/2011 cấu trúc mô hình hoạt động Công ty mẹ với việc tách mảng sản xuất và kinh doanh thép; đến tháng 8/2012 Hòa Phát tròn 20 năm hình thành và phát triển, đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba của Chủ tịch nước
Tháng 10/2013 khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn 2, nâng tổng công suất thép Hòa Phát lên 1,15 triệu tấn/năm
*Giai đoạn 2015 – 2017
Ngày 9/3/2015 ra mắt Công ty TNHH MTV Thương mại và sản xuất thức ăn chăn nuôi Hòa Phát nay là Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Hòa Phát Hưng Yên, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử Tập đoàn khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
Trong tháng 2/2016 Thành lập Công ty CP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát, quản lý, chi phối hoạt động của tất cả các công ty trong nhóm nông nghiệp (gồm thức
ăn chăn nuôi, chăn nuôi) cùng với việc hoàn thành đầu tư Giai đoạn 3 – Khu liên hợp gang thép Hòa Phát nâng công suất thép xây dựng Hòa Phát lên 2 triệu tấn/năm Tháng 4/2016 Thành lập Công ty TNHH Tôn Hòa Phát, bắt đầu triển khai dự án Tôn mạ màu, tôn mạ kẽm, mạ lạnh các loại công suất 400.000 tấn/năm
Tháng 2/2017 Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất, triển khai Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi, quy mô 4 triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới của Tập đoàn Hòa Phát
Tháng 8/2017 Ngày 20/8/2017 là mốc son vô cùng đặc biệt bởi Tập đoàn Hòa Phát chính thức tròn 25 năm xây dựng và phát triển Nhân dịp này, tập đoàn cũng có nhiều hoạt động chào mừng như Hội diễn văn nghệ mang tên ” Tài năng tỏa sáng”, các giải bóng đá, các cuộc thi ảnh…
*Giai đoạn 2018 – 2021
Tháng 4 năm 2018 Công ty TNHH Tôn Hòa Phát chính thức cung cấp ra thị trường dòng sản phẩm tôn mạ màu chất lượng cao
Qúy III Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát quyết định đầu tư xây dựng, lắp đặt dây chuyền sản xuất ống thép cỡ lớn tại Nhà máy ở Hưng Yên Và đến tháng 10/2018 Lần đầu tiên, sản lượng tiêu thụ của Thép xây dựng đạt kỷ lục 250.000 tấn
Trang 7*Năm 2019
Tháng 9 năm 2019 Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát chính thức đổi tên Công ty thành Công ty TNHH Chế tạo kim loại Hòa Phát Ngay sau đó đến tháng 11/2019 Thép Hòa Phát lần đầu cán mốc 300.000 tấn trong tháng 11, thị phần thép vượt 26%
* Năm 2020
- Tháng 11/2020 Tập đoàn Hòa Phát bắt đầu cung cấp sản phẩm thép cuộn cán nóng thương mại ra thị trường Sản phẩm giúp tối ưu hệ sinh thái thép Hòa Phát Đến háng 12/2020 Tập đoàn Hòa Phát thoái vốn mảng nội thất Cùng với tháng 12/2020 Tập đoàn Hòa Phát tái cơ cấu mô hình hoạt động với việc ra đời các Tổng công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn
Theo đó, 4 Tổng Công ty trực thuộc tập đoàn đã được thành lập, bao gồm: Tổng Công ty Gang thép, Tổng Công ty Sản phẩm Thép, Tổng Công ty Bất động sản, Tổng Công ty Nông nghiệp
*Năm 2021 tập đoàn mua mỏ quặng có trữ lượng lớn tại Úc
1.2 Cơ cấu cổ đông
Nhóm cổ đông gia đình ông Trần Đình Long nắm cổ phiếu 35,02% vốn tại HPG (Trần Đình Long - Chủ tịch HPG 26,98%, vợ Vũ Thị Hiền 7,34%, Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đại Phong của con là Trần Vũ Minh 0,05%) - đồng nghĩa với việc nắm giữ quyền phủ quyết của Tập đoàn Ngoài ra, tập đoàn còn có các cô đông như:VOF Investment Limited: 4.88%, Deutsche Bank AG & Deutsche Asset Management (Asia) Ltd: 4.86%, Deutsche Bank AG London: 3.74%, Trần Tuấn Dương: 2.31%, Nguyễn Mạnh Tuấn: 2.27% và các cổ đông còn lại: 43,87%
1.3 Thị phần
Tập đoàn Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép và thịt
bò Úc Với công suất thép thô 8,5 triệu tấn/năm, Hòa Phát hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á Trong đó, phôi thép, thép xây dựng và thép chất lượng cao là 5,5 triệu tấn, còn lại là thép HRC Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam phát hành vào tháng 12, Hòa Phát giữ thị phần dẫn đầu về thép xây dựng, ống thép với lần lượt 34,16% và 27,72% Sản phẩm tôn mạ của Tập đoàn giữ
Trang 8vững Top 5 về thị phần bán hàng tại Việt Nam Trên thị trường xuất khẩu, Hòa Phát đã xuất khẩu nhiều sản phẩm thép tới 30 quốc gia, vùng lãnh thổ khắp 5 châu lục Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát nằm trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 10 DN lợi nhuận tốt nhất, Top 5 DN niêm yết có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam Vốn hóa thị trường của HPG đạt 11 tỷ đô la Mỹ, nằm trong top
15 công ty thép có mức vốn hóa lớn nhất trong ngành thép thế giới
1.4 Đối thủ cạnh tranh của Tập đoàn Hòa Phát
a) Sự cạnh tranh cùng ngành:
Đối thủ của Tập đoàn Hòa Phát ta có thể thấy đối với ngành thép thì có Thép Việt -Đức, Tôn Hoa Sen Phương Nam, Thái Nguyên-Tisco, Thép Việt -Ý, Thép Đình
Vũ, CTCP Thép Việt Đó là các doanh nghiệp có năng lực và ngành nghề kinh doanh tương đồng, có năng lực tài chính và thiết bị có khả năng cạnh tranh cao với Tập đoàn Các đối thủ này đều là các doanh nghiệp có truyền thống trong ngành thép, trong thời gian qua với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp này đều tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách: mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, tăng cường đào tạo, nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh để nhằm mục đích: giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo tiến độ, chất lượng sản phẩm xây dựng đồng thời tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, khuếch trương thương hiệu của doanh nghiệp mình đồng thời cũng rất chủ động sáng kiến, cải tiến sản phẩm mới nên phải nói thị trường xây dựng Việt Nam càng ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ Tuy nhiên, Hòa Phát lại không phải chỉ tập trung vào ngành thép mà còn có các sản phẩm từ thép như máy xây dựng, điện lạnh, nội thất hoặc các dự án trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
vì vậy so với các đối thủ đây cũng là một lợi thế và giảm thiểu rủi ro của Tập đoàn b) Sự cạnh tranh của đối thủ tiềm năng:
Sự ra đời của các nhà máy phôi thép, cán thép lớn đi vào hoạt động như công ty TNHH thép đặc biệt Thắng Lợi; CTCP thép Việt Ý, nhà máy thép cán nguội POSCO Vũng Tàu- Việt Nam; CTCP Thép Việt; chưa kể các dự án thép ngoài quy hoạch làm cho sự cạnh tranh và thách thức trong ngành thép gay gắt hơn
c) Sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế:
Các sản phẩm thay thế ở đây là thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan còn đối với các sản phẩm sản xuất từ thép thì hầu như không
Trang 9có sản phẩm cạnh tranh bởi chiếm thị phần số 1 về nội thất, máy xây dựng, riêng đối với điện lạnh mặc dù có nhiều tên tuổi lớn trên thế giới, kỹ năng tiên tiến cạnh tranh nhưng bù lại thì điện lạnh Hòa Phát có tỷ lệ nội địa hóa cao vì vừa túi tiền người tiêu dùng bậc trung
Trang 10PHẦN 2: TÌM HIỂU VỀ ĐỢT TĂNG VỐN NĂM 2022 CỦA TẬP ĐOÀN
HÒA PHÁT VÀ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH
2.1 Tìm hiểu về đợt tăng vốn năm 2022 của Tập đoàn Hòa Phát
2.1.1 Lịch sử tăng vốn
Từ khi thành lập vào năm 1992 đến nay Công ty CP tập đoàn Hòa Phát đã có những lần tăng vốn vào các năm:
- Ngày 25/02/2015: Tăng vốn điều lệ lên 4,886 tỷ đồng
- Ngày 26/04/2017: Tăng vốn điều lệ lên 12,642,554,170,000 đồng
- Ngày 10/07/2018: Tăng vốn điều lệ lên 21,239,071,660,000 đồng
- Ngày 04/07/2019: Tăng vốn điều lệ lên 27,610,741,150,000 đồng
- Ngày 01/09/2020: Tăng vốn điều lệ lên 33,132,826,590,000 đồng
- Ngày 30/06/2021: Tăng vốn điều lệ lên 44,729,227,060,000 đồng
- Ngày 17/06/2022 : Tăng vốn điều lệ lên 58,147,857,000,000 đồng
Trong khoảng 2 năm ( từ quý III năm 2022 đến quý IV năm 2023 ) trở lại đây Công ty CP tập đoàn Hòa Phát duy trì mức vốn điều lệ ở mức 58,147 nghìn tỷ đồng 2.1.2 Phương thức tăng vốn
Theo thông báo về ngày đăng ký cuối cùng của Tập đoàn Hòa Phát: Tập đoàn đã tăng vốn vào năm 2022 thông qua việc phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2021 bằng tiền và chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu
Chi trả cổ tức bằng tiền là quá trình mà một công ty trả tiền mặt cho cổ đông của mình dưới dạng cổ tức Thay vì cổ đông nhận được cổ phiếu mới hoặc cổ phiếu thêm,
họ nhận được số tiền mặt tương ứng với số lượng cổ phiếu mà họ sở hữu (hoặc theo tỷ lệ) Đây là một cách thông thường để công ty chia sẻ lợi nhuận với cổ đông, và cũng là một cách để thu hút và duy trì các nhà đầu tư
Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là quá trình mà một công ty trả cổ đông của mình bằng cách cung cấp cổ phiếu mới thay vì tiền mặt Cụ thể, công ty sẽ phát hành thêm
cổ phiếu cho cổ đông hiện tại, thường theo tỷ lệ nhất định đối với số lượng cổ phiếu mà
Trang 11họ đang sở hữu Điều này có thể giúp cổ đông tăng thêm sở hữu trong công ty mà không cần phải chi trả thêm tiền mặt
Sau lần phát hành này, số lượng cổ phiếu HPG nâng từ 4,47 tỷ đơn vị lên 5,8 tỷ đơn vị; tương ứng với vốn điều lệ của Hòa Phát đi từ 44.729 tỷ đồng lên 58.147 tỷ đồng
Ảnh 1: Bảng cân đổi kế toàn hợp nhất của Tập đoàn Hòa Phát năm 2023
2.1.3 Thông tin về đợt phát hành năm 2022
- Loại chứng khoán: cổ phiếu phổ thông
- Mệnh giá cổ phiếu: 10,000 đồng
- Vốn điều lệ: 44,729,227,060,000 đồng
- Tổng số cổ phiếu đã phát hành: 4,472,922,706 cổ phiếu
Trang 12- Số lượng phiếu đã lưu hành: 4,472,922,706 cổ phiếu
- Số lượng cổ phiếu quỹ: 0 cổ phiếu
- Tổng số cổ phiếu đã phân phối: 1,341,862,994 cổ phiếu
- Tổng số cổ phiếu sau đợt phát hành ( 20/6/2022 ): 5,814,785,700 cổ phiếu
- Đối tượng phát hành: cổ đông hiện hữu
(1) Trả cổ tức bằng tiền năm 2021: tỷ lệ thực hiện 5%/mệnh giá ( 01 cổ phiếu được nhận 500 đồng )
(2) Trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu: tỷ lệ thực hiện 10:3 ( người sở hữu 10 cổ phiếu được nhận 03 cổ phiếu mới )
-Ngày đăng ký cuối cùng: 20/6/2022
- Ngày giao dịch không hưởng quyền: 17/06/2022 (Do ngày 20/06/2022 là thứ hai)
2.2 Tính toán lại giá điều chỉnh của cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền
2.2.1 Lý thuyết tính toán
Để tính toán được giá điều chỉnh của cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền, ta cần nắm rõ và áp dụng công thức như sau:
Công thức:
P1=N (P0−D)+n1p1+n2p2+n3p3
N +n1+n2+n3
=(P0−D)+
n1
Np1+n2
Np2+n3
Np3
1+n1
n2
n3
N
Trong đó:.
N: Số cổ phiếu trước khi phát hành
n1: Số cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
n2: Số cổ phiếu phát hành thêm để trả cổ tức bằng cổ phiếu
n3: Số cổ phiếu phát hành thêm từ nguồn vốn chủ sở hữu
P0: Giá cổ phiếu trước khi tăng vốn (giá đóng cửa trước ngày GDKHQ)
p1,2,3: Tương ứng giá phát hành cổ phiếu bằng tiền mặt, phát hành cổ phiếu để trả
cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu
Trang 13P1: Giá tham chiếu của cổ phiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền D: Cổ tức bằng tiền mặt
Từ công thức, ta có những hình thức phát hành chứng khoán sau:
(1) n và p : Phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.1 1
(2) n và p : Phát hành cổ phiếu để trả cổ tức bằng cổ phiếu (p2 2 2=0)
(3) n và p : Phát hành cổ phiếu thêm từ nguồn vốn chủ sở hữu (p3 3 3=0)
(4) P – D: Chi trả cổ tức bằng tiền mặt.0
2.2.2 Phần tính toán
Dưới đây là thông tin về đợt phát hành cổ phiếu của tập đoàn hòa phát năm 2022: