Sự tăng trưởng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài không chỉ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đẩy nhanh thời gian mở rộng thị trường quốc tế, mà ngày càng cải tiến hơn về nhiều mặt
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Chủ đề: TRÌNH BÀY BA TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI VIỆT NAM MÀ THEO
ANH CHỊ LÀ ĐÁNG CHÚ Ý NHẤT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn Ths Mai Hương Giang
Hà Nội, Tháng 11 năm 2023
Trang 2DANH SÁCH ĐÓNG GÓP THÀNH VIÊN NHÓM 10
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
I Khái niệm FDI 3
II Phân loại các hình thức FDI 4
1 Theo động cơ của nhà đầu tư 4
2 Theo định hướng của nước nhận đầu tư 4
3 Theo hình thức xâm nhập 5
III Tác động của FDI đến nước đầu tư và nước nhận đầu tư 6
1 Tác động của FDI đến nước đầu tư 6
2 Tác động của FDI đến nước nhận đầu tư 6
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘ NG C ỦA FDI ĐẾN VIỆT NAM 8
I Tác động đến tăng trưởng kinh tế 8
1 Tác động tích cực 8
2 Tác động tiêu cực 10
II Tác động đến Khoa họ – Công nghệc 10
1 Tác động tích cực đến Việt Nam 11
2 Tác động tiêu cực đến Việt Nam 12
III Tác động đến vốn 13
1 Tác động tích cực 13
2 Tác động tiêu cực 15
Chương III: Đề ất mộ ố giải pháp hạn chế xu t s tác đ ộng tiêu cực, tậ n d ụng những mặt tích cực của nguồ n v ốn FDI tại Việt Nam 17
I Tăng trưởng kinh tế 17
II Chuyển giao Khoa họ – Công nghệc 17
III Vốn đầu tư 18
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong một thế giới hiện đại, sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế Đây chính là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế Hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc Các quốc gia tham gia quá trình này cơ bản vì lợi ích cho đất nước, vì sự phồn vinh của dân tộc mình Mặc khác, các quốc gia thực hiện hội nhập quốc tế cũng góp phần thúc đẩy thế giới tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng
Sau hơn 30 năm mở cửa thu hút đầu tư, nguồn vốn FDI đã và vẫn đang đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Sự tăng trưởng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài không chỉ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đẩy nhanh thời gian mở rộng thị trường quốc tế, mà ngày càng cải tiến hơn về nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh (chuyên môn, công nghệ, kỹ thuật…), giảm gánh nặng
về vốn cho nhiều dự án lớn
Bên cạnh đó, việc thu hút và sử dụng nguồn vốn nước ngoài còn góp phần tác động thúc đẩy chuyển dịch, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành, sản phẩm, dịch vụ; thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách pháp luật, môi trường kinh doanh, phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập
Bên cạnh những mặt tích cực, FDI có thể gây ra những bất lợi cho nước tiếp nhận: Việc sử dụng nhiều vốn đầu tư FDI có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động tối đa vốn trong nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư , có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn đầu tư nước ngoài …
Với những mặt bất lợi của FDI, nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ và có các biện pháp phù hợp, nước tiếp nhận FDI có thể hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực này và xử lý hài hòa mối quan hệ của nhà đầu tư nước ngoài với lợi ích quốc gia để tạo nên lợi ích tổng thể tích cực
Trang 5Vì thế, nhóm 10 đã lựa chọn đề tài “Ba tác động đáng chú ý nhất của FDI tới Việt Nam trong giai đoạn hiện nay’’ Đề tài này, nhóm chúng em đưa ra một số cơ
sở lý thuyết về nguồn vốn FDI cùng với ba tác động đáng chú ý nhất của FDI đến Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để tận dụng những tác động tích cực và hạn chế những rủi ro tiềm ẩn, tác động tiêu cực cho nền kinh tế trong việc thu hút FDI
Trang 6CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I Khái niệm FDI
Hoạt động FDI đã trở nên rất phổ biến hiện nay Bản chất của hoạt động này là một nhưng có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo từng khía cạnh xem xét Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó
sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp
đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công
ty con" hay "chi nhánh công ty"
Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì FDI được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách:
Thứ nhất, thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư;
Thứ hai, mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có;
Thứ ba, tham gia vào một doanh nghiệp mới; và (iv) cấp tín dụng dài hạn (>5 năm)
Còn UNCTAD xác định, FDI là một hoạt động đầu tư mang tính dài hạn nhằm thu về những lợi ích và sự kiểm soát lâu dài bởi một thực thể (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) của một đất nước trong một doanh nghiệp (chi
Trang 7nhánh ở nước ngoài) ở một nước khác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn
có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế ấy Định nghĩa này không cho chúng ta biết chính xác một việc đầu tư là gì
Khái niệm của các tổ chức nói trên, về cơ bản là thống nhất với nhau về mối quan hệ, vai trò và lợi ích của nhà đầu tư và thời gian trong hoạt động FDI Từ đó giúp phân biệt hình thức đầu tư này với hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài Tóm lại, có thể hiểu FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần vốn đủ lớn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát (khi tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty là trên 51%) hoặc tham gia kiểm soát dự án đó
II Phân loại các hình thức FDI
1 Theo động cơ của nhà đầu tư
FDI theo chiều ngang (Horizontal FDI): FDI theo chiều ngang là việc đầu tư
ra nước ngoài trong cùng một ngành Nói cách khác, một doanh nghiệp đầu tư vào một công ty nước ngoài sản xuất hàng hóa tương tự
Ví dụ: Nike, một công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, có thể mua Puma, một công ty
có trụ sở tại Đức Cả hai đều thuộc ngành công nghiệp quần áo thể thao và do đó sẽ được xếp vào dạng FDI theo chiều ngang
FDI theo chiều dọc (Vertical FDI): FDI theo chiều dọc là việc đầu tư được thực hiện trong chuỗi cung ứng, nhưng không trực tiếp trong cùng một ngành
Ví dụ: Hersheys, một nhà sản xuất sô cô la của Hoa Kỳ, có thể xem xét đầu tư vào các nhà sản xuất ca cao ở Brazil Điều này được gọi là đầu tư ra nước ngoài theo chiều dọc ngược vì công ty đang mua một nhà cung cấp tiềm năng trong chuỗi cung ứng
FDI hỗn hợp (Conglomerate FDI): Nước đầu tư có mục đích đa dạng hóa ngành kinh doanh
2 Theo định hướng của nước nhận đầu tư
Trang 8FDI thay thế nhập khẩu: Hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất và cung ứng cho thị trường nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây nước này phải nhập khẩu Các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hình thức FDI này là dung lượng thị trường, các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư và chi phí vận tải
FDI gia tăng xuất khẩu: Thị trường mà hoạt động đầu tư này “nhắm” tới không phải hoặc không chỉ dừng lại ở nước nhận đầu tư mà là các thị trường rộng lớn hơn trên toàn thế giới và có thể có cả thị trường ở nước chủ đầu tư Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI theo hình thức này là khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào với giá rẻ của các nước nhận đầu tư như nguyên vật liệu, bán thành phẩm FDI do chính phủ khởi xướng: Chính phủ nước nhận đầu tư có thể được áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư để điều chỉnh dòng vốn FDI chảy vào nước mình theo đúng ý đồ của mình, ví dụ như tăng cường thu hút FDI giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán
3 Theo hình thức xâm nhập
Đầu tư mới (Greenfield) là việc một công ty, quốc gia đầu tư để xây dựng một
cơ sở sản xuất, cơ sở marketing hay cơ sở hành chính mới, trái ngược với việc mua lại những cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động Ví dụ, hãng đầu tư thường mua một mảnh đất trống và xây dựng nhà máy sản xuất, chi nhánh marketing, hoặc các
cơ sở khác để phục vụ cho mục đích sử dụng của mình
Mua bán và sáp nhập xuyên biên giới (M&A): là việc đầu tư hay mua trực tiếp một công ti đang hoạt động hay cơ sở sản xuất kinh doanh Ví dụ, khi hãng Home Deport thâm nhập vào thị trường Mexico, mua lại các cửa hàng và tài sản của một nhà bán lẻ các sản phẩm công trình kiến trúc, Home Mart
Liên doanh (Joint Ventures): Nhà đầu tư hợp tác với một doanh nghiệp địa phương,với tổ chức chính phủ hoặc với doanh nghiệp nước ngoài khác tại quốc gia nhận đầu tư để thành lập một doanh nghiệp liên doanh
Bên cạnh đó còn có các hình thức phân loại FDI khác như phân loại theo hình thức pháp lý, theo mục tiêu chiến lược của nhà đầu tư (FDI mở rộng, FDI phòng vệ),
Trang 9III Tác động của FDI đến nước đầu tư và nước nhận đầu tư
1 Tác động của FDI đến nước đầu tư
Tạo việc làm và tăng cường thu nhập: FDI thường đi kèm với việc tạo ra cơ hội việc làm mới cho người dân trong nước đầu tư Điều này giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao thu nhập của các công nhân, từ đó tăng khả năng tiêu dùng và
sự phát triển kinh tế
Chuyển giao công nghệ: Các DN nước ngoài thường mang theo công nghệ tiên tiến khi đầu tư vào nước khác Việc chuyển giao công nghệ này có thể giúp nước đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu suất lao động
Mở rộng thị trường xuất khẩu: FDI có thể giúp mở rộng thị trường xuất khẩu của nước đầu tư thông qua việc kết nối với mạng lưới quốc tế của các DN nước ngoài Điều này mang lại cơ hội tiếp cận khách hàng mới và tăng trưởng xuất khẩu, góp phần vào cân đối thương mại và phát triển kinh tế
Tăng cường hệ thống hạ tầng: FDI thường đi kèm với việc đầu tư vào hạ tầng của nước đầu tư như giao thông, điện lực, viễn thông, và hệ thống logistics Điều này giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh
Gắn kết quốc tế và hỗ trợ địa phương: FDI tạo ra liên kết giữa các DN nước ngoài và các DN trong nước, tạo cơ hội hợp tác kinh tế, chia sẻ kinh nghiệm và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, tài chính cho doanh nghiệp địa phương Điều này có thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng phát triển của các doanh nghiệp trong nước
2 Tác động của FDI đến nước nhận đầu tư
Tăng cường phát triển kinh tế: FDI đã được xem là một trong những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia Với việc đổ vốn vào các ngành công nghiệp, hạ tầng và dịch vụ, FDI giúp tạo ra việc làm mới, nâng cao thu nhập và tăng cường sản xuất
Trang 10Chuyển giao công nghệ: FDI thường đi kèm với việc chuyển giao công nghệ
từ các công ty nước ngoài vào nước nhận đầu tư Điều này có thể giúp nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện chất lượng và hiệu suất lao động của các doanh nghiệp địa phương
Mở rộng thị trường: Các DN nước ngoài thường mang theo khối lượng kinh nghiệm và kiến thức về thị trường trong quá trình đầu tư Họ có thể giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp địa phương và mở rộng thị trường xuất khẩu để tiếp cận các khách hàng quốc tế
Tạo ra kết nối quốc tế: FDI tạo ra mối liên kết giữa các DN nước ngoài và trong nước, giúp tạo ra mạng lưới liên kết toàn cầu Điều này có thể mang lại lợi ích về hợp tác kinh tế, công nghệ và quản lý cho cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhận đầu tư
Rủi ro về quyền lợi và bảo vệ môi trường: Mặc dù FDI mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có thể đặt ra những thách thức về quyền lợi lao động, bảo vệ môi trường
và chính sách công Cần có sự quản lý hiệu quả từ phía chính phủ để đảm bảo rằng việc đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện theo cách bảo vệ lợi ích quốc gia và phát triển bền vững
Trang 11CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN VIỆT NAM
I Tác động đến tăng trưởng kinh tế
1 Tác động tích cực
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang giữ một vai trò không thể thiếu trong bối cảnh tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế toàn cầu thông qua các hoạt động xuất khẩu Bên cạnh những đóng góp tích cực, nhiều dự án FDI đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, tác động lan tỏa tích cực của FDI cũng còn hạn chế
Tỷ ọng đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào GDP có tr
xu hướng tăng trong giai đoạn 2005 - 2021, điều này phản ánh mức độ hội nhập kinh
tế ốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam Nền kinh tế ệt Nam ngày càng gắqu Vi n chặt với nền kinh tế ế ới Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều biện pháp thu hút th givốn FDI, thực hiện chính sách hướng về ất khẩu nhằm tận dụng các nguồn lực từ xunước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Hình 1: Đóng góp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài/GDP giai đoạn 2005-2021
Nguồn: Tổng cục thống kê 2022
Trang 12Với mục tiêu chủ yếu là mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, phát triển kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên, lao động
và các tiềm năng khác của Việt Nam, tính đến nay, Việt Nam đã có hơn 35 năm thực hiện chính sách thu hút FDI, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh chóng, từng bước trở thanh khu vực kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh
tế
Trong những năm qua, các hoạt động của các doanh nghiệp FDI đã có nhiều đóng góp cho tăng trưởng kinh tế ệt Nam, thể Vi hiện ở một số khía cạnh chính sau: Thứ nhất, FDI cung cấp nguồn vốn quan trọng để cải thiện tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Đầu tư là yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ợc huy động từ hai nguồn chủ yếu là đưvốn trong nước và vốn ngoài nước Vốn trong nước được hình thành thông qua tiết kiệm và đầu tư Vốn nước ngoài được hình thành thông qua vay thương mại, đầu tư gián tiếp và hoạt động Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Vớ đang phát triển i như Việt Nam ốn là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế., v
Thứ hai, doanh nghiệp FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng quan hệ kinh
tế đối ngoại và nâng cao năng lực công nghệ ốc gia Thông qua thu hút dòng vốqu n đầu tư quốc tế, Việt Nam có cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại của thế giới như ngân hàng, bưu chính viễn thông, dầu khí, giao thông vận tải…
Thứ ba, Phần lớn vốn FDI đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, trong
đó có những ngành chủ chốt như xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác chế biến dầu khí, hóa chất và sản xuất thiết bị và hàng tiêu dùng …
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) góp phần làm tăng tỉ ọng của những ngành trnày trong nền kinh tế đồng thời tạo điều kiện để ện đại hóa nền sản xuất nông hinghiệp và phát triển kinh tế nông thôn
Thứ tư, FDI còn tạo ra sức ép đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng tự do hóa thương mại và đầu tư Một mặt các nhà đầu tư yêu cầu nước nhận đầu tư phải mở cửa thị trường hơn nữa và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư Mặt khác, khả năng cạnh tranh và tính chất hướng ngoại cao, đặc biệt là xuất