1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm 6 chủ nghĩa xã hội và khoa học đề tài quan điểm chủ nghĩa marx lenin về tôn giáo

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

● Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan:Tín ngưỡng là hệ thống những niềm tin, sự ngưỡng mộ, cũng như cách thức thể hiện niềm tin củacon người trước các sự vật, hiện tượng, lực lượng có

Trang 1

KHOA NGOẠI NGỮHỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP NHÓM 6

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ KHOA HỌCĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MARX - LENIN VỀ TÔN

GIÁO

Trang 2

Danh sách nhóm:

STTHọ tênMã sinh viênMức độ đónggóp

Ghi chú1Nguyễn Thị Thủy Chiều25A75103009,1%

2Trần Thị Hương Giang25A75103179,1%Thuyết trình3Vũ Hương Giang 25A75103189,1%Nhóm trưởng4Nguyễn Thị Hà25A75103209,1%Thuyết trình5Ngô Thị Ngọc Linh25A75105909,1%

6Trần Nguyễn Ngọc Linh25A75105969,1%Thuyết trình7Đinh Trà My25A75108509,1%Truyết trình8Đinh Yến Nhi25A7510864 9,1%

9Bùi Thị Vân Nhi25A75108629,1%Thuyết trình10Nguyễn Lê Thúy Quỳnh25A75108739,1%

11Lưu Thị Mỹ Thao25A75111959,1%Thuyết trình

Trang 3

I.TÔN GIÁO1 Khái niệm về tôn giáo

- Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách quan, thông qua sự phản ánh đó các lực lượng tự nhiên trở thành siêu tự nhiên, thần bí

- Ở một cách tiếp cận khác, tôn giáo là một thực thể xã hội - các tôn giáo cụ thể với các tiêu chí cơ bản sau:

+ Có niềm tin sâu sắc vào đấng siêu nhiên, đấng tối cao thần linh để tôn thờ.+ Có hệ thống giáo thuyết (giáo lý, giáo luật, lễ nghi) phản ánh thế giới quan nhân

sinh quan đạo đức lễ nghi của tôn giáo.+ Có hệ thống cơ sở thờ tự

+ Có tổ chức nhân sự quản lý điều hành việc đạo

+ Có hệ thống tín đồ đông đảo những người tự nguyện tin theo và được tôn giáo đó thừa nhận

● Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan:

Tín ngưỡng là hệ thống những niềm tin, sự ngưỡng mộ, cũng như cách thức thể hiện niềm tin củacon người trước các sự vật, hiện tượng, lực lượng có tính thần thánh, linh thiêng để cầu mong sự che chở, giúp đỡ.

VD: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu,

Mê tín dị đoan là niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên, thần thánh đến mức độ mê muội, cuồng tín dẫn đến những hành vi cực đoan, sai lệch quá mức, trái với các giá trị văn hóa, đạo đức, pháp luật, gây tổn hại cho cá nhân, xã hội và cộng đồng.

Các nước văn minh tiến bộ trong đó có Việt Nam đều thừa nhận quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo nhưng hiện tượng mê tín dị đoan thì ở hầu hết các quốc gia đều loại ra khỏi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo bởi vì hiện tượng mê tín dị đoan thực chất là hành vi trục lợi, những người thực hiện hành vi này gọi chung là những kẻ “buôn thần bán thánh”.

Trang 4

- Về phương diện thế giới quan, các tôn giáo mang thế giới quan duy vật có sự khác biệt với thế giới quan duy vật biện chứng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin Mặc dù có sựkhác biệt về thế giới quan như những người làm cộng sản với lập trường Mác không bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân ngược lại luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo tôn giáo của nhân dân.

- Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự yếu thế, bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên, xã hội và trước các thế lực trong đời sống Trong lịch sử tiến hoá của mình, trước hết con người có nhu cầu cải tạo tự nhiên để tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình Nhưng do trình độ và khả năng cải tạo tự nhiên còn thấp kém, con người luôn cảm thấy yếu đuối, bất lực trước các hiện tượng tự nhiên và đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh siêu nhiên Đó chính là cơ sở cho sự nảy sinh các hiện tượng thờ cúng Đặc biệt, khi xã hội có sự phân chia và áp bức giai cấp thì các mối quan hệ xã hội càng phức tạp, một bộ phận người dân rơi vào tình thế cùng quẫn, bất lực trước các thế lực thống trị Thêm vào đó, những yếu tố tự phát, ngẫu nhiên, rủi ro bất ngờ nằm ngoài ý muốn của con người gây ra cho họ sự sợ hãi, lo lắng, mất cảm giác an toàn Đó cũng là nguyên nhân khiến người ta tìm đến và dựa vào sự che chở của tôn giáo.

3 Nguồn gốc của tôn giáo

3.1 Nguồn gốc Kinh tế - Xã hội

- Sự bất lực của con người trong mối quan hệ con người với tự nhiên: Trong xã hội công xãnguyên thủy, do lực lượng sản xuất chưa phát triển, trước thiên nhiên hùng vĩ và chi phối khiến cho con người cảm thấy yếu đuối và bất lực, nên con người đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực thần bí.

Trang 5

- Sự bất lực của con người trong mối quan hệ con người với con người Khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng, có áp bức bất công, do không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và bóc lột, tội ác, cộng với lo sợ trước sự thống trị của các lực lượng xã hội, con người trông chờ vào sự giải phóng của một lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế

3.2 Nguồn gốc nhận thức

- Do khả năng nhận thức của con người về thế giới và về bản thân mình có giới hạn:Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình là có giới hạn Khi mà khoảng cách giữa “biết” và “chưa biết” vẫn tồn tại, khi những điều mà khoa học chưa giải thích được, thì điều đó thường được giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo Ngay cả những vấn đề đã được khoa học chứng minh, nhưng do trình độ dân trí thấp, chưa thể nhận thức đầy đủ, thì đây vẫn là điều kiện, là mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển.

- Do đặc điểm nhận thức của con người là khái quát hóa, trừu tượng hóa, tuyệt đối hóa mặtchủ thể nhận thức

3.3 Nguồn gốc tâm lí:

- Do ảnh hưởng của trạng thái tâm lí tiêu cực: sợ hãi, lo âu, tuyệt vọng: Sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội hay trong những lúc ốm đau, bệnh tật; ngay cả những may, rủi bất ngờ xảy, hoặc tâm lý muốn được bình yên khi làm một việc lớn (ma chay, cưới xin, làm nhà,…) con người cũng dễ tìm đến tôn giáo

- Do ảnh hưởng của trạng thái tâm lí tích cực: mong muốn, khát vọng, tình yêu, lòng biết ơn (thờ các anh hùng dân tộc, thờ các hoàng thành làng, )

4 Tính chất của tôn giáo

4.1 Tính lịch sử của tôn giáo- Con người sáng tạo ra tôn giáo.

Mặc dù tôn giáo còn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một phạm trù lịch sử Tôn giáo không phải xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới một mức độ nhất định

- Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử

Trang 6

Trong từng thời kỳ của lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo Đến một giai đoạn lịch sử, khi những nguồn gốc sản sinh ra tôn giáo bị loại bỏ, khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên và xã hội thì tôn giáo sẽ dần dần mất đi vị trí của nó trong đời sống xã hội và cả trong nhận thức, niềm tin của mỗi con người Đương nhiên, để đi đến trình độ đó sẽ còn là một quá trình phát triển rất lâu dài của xã hội loài người.

4.2 Tính quần chúng của tôn giáo

- Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ các tôn giáo Hiện nay tín đồ của các tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số thế giới (nếu chỉ tính các tôn giáo lớn, đã có tới từ 1/3 đến 1/2 dân số thế giới chịu ảnh hưởng của tôn giáo)

- Mặt khác, tính quần chúng của tôn giáo còn thể hiện ở chỗ các tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần chúng nhân dân lao động

Dù tôn giáo hướng con người niềm tin vào hạnh phúc hư ảo của thế giới bên kia, song nó luôn luôn phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái Bởi vì, tôn giáo thường có tính nhân văn, nhân đạo và hướng thiện Vì vậy, còn nhiều người ở trong các tầng lớp khác nhau của xã hội tin theo.

4.3 Tính chính trị của tôn giáo

- Trong xã hội không có giai cấp, tôn giáo chưa mang tính chính trị Tính chất chính trị củatôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác biệt về lợi ích, các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình Những cuộc chiến tranh tôn giáo trong lịch sử và hiện tại, như các cuộc thập tự chinh thời trung cổ ở châu Âu hay xung đột tôn giáo ở bán đảo Ban Căng, ở Pakixtan, ấn Độ, Angiêri, Bắc Ailen, Bắc Capcadơ (Nga), đều xuất phát từ những ý đồ của những thế lực khác nhau trong xã hội, lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục tiêu chính trị của mình Trong nội bộ các tôn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiều khi cũng mang tính chính trị Trong nhữngcuộc đấu tranh ý thức hệ, thì tôn giáo thường là một bộ phận của đấu tranh giai cấp.- Ngày nay, tôn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp không chỉ thể hiện

tính tự phát trong nhân dân, mỗi địa phương, mỗi quốc gia mà còn có tổ chức ngày càng chặt chẽ, rộng lớn ngoài phạm vi địa phương, quốc gia Đó là nhiều tổ chức quốc tế của các tôn giáo với vai trò, thế lực không nhỏ trên toàn cầu và với những trang bị hiện đại tác động không chỉ trong lĩnh vực tư tưởng, tâm lý mà cả trong chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Vì vậy, cần nhận rõ rằng: đa số quần chúng tín đồ đến với tôn giáo nhằm thoả

Trang 7

mãn nhu cầu tinh thần; song, trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các thế lực chính trị - xã hội lợi dụng cho thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ.

II NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI TÔN GIÁO TRONG TKQĐ LÊN CNXH 1 Nguyên nhân tồn tại tôn giáo trong TKQĐ lên CNXH

1.1 Nguyên nhân Kinh tế

- Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đã từng bước tạo dựng đời sống vật chất và tinh thần ngày một nâng cao cho mọi thành viên trong xã hội Mặc dù vậy, điều đó chưa đủ để tạo ra sự biến đổi triệt để và sâu sắc trong đời sống ý thức, tư tưởng của mỗi người,thêm vào đó, sự biến đổi về ý thức tư tưởng thường diễn ra chậm hơn sự biến đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội

- Trong TKQĐ lên CNXH, nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường với sự khác nhau về lợi ích của các giai tầng trong xã hội và những vấn đề mặt trái như: sự bất bình đẳng về lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các giai tầng, giữa các cộng đồngdân cư; sự phân hóa giàu - nghèo, ; những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi vẫn tác động, chi phối sâu sắc đời sống con người.

1.2 Nguyên nhân Chính trị - Xã hội

- Trên thế giới, cuộc đấu tranh giai cấp giữa các lực lượng xã hội khác nhau diễn ra phức tạp, nhiều lực lượng chính trị vẫn lợi dụng tôn giáo vào các mục đích chính trị Mặt khác,những cuộc chiến tranh cục bộ, sắc tộc, tôn giáo, các tình trạng bạo loạn, lật đổ, khủng bố, vẫn liên tục xảy ra tại nhiều nơi Nỗi lo sợ của quần chúng nhân dân về chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật, cùng với các mối đe dọa khác đang là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại

- Trong TKQĐ lên CNXH, tôn giáo cũng có khả năng tự biến đổi và thích nghi để “đồng hành cùng dân tộc” Hơn nữa, trong bản thân mỗi tôn giáo đều chứa đựng những giá trị đạo đức, văn hóa riêng, phù hợp với mục đích, yêu cầu của công cuộc xây dựng xã hội mới, có khả năng đáp ứng nhu cầu tinh thần của 1 bộ phận quần chúng nhân dân.1.3 Nguyên nhân Văn hóa

- Ở một mức độ nào đó, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo có khả năng đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần và có ý nghĩa giáo dục về ý thức cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống.Nhiều giá trị văn hóa của các tôn giáo (cả văn hóa vật thể và phi vật thể, tư tưởng văn hóavà đời sống văn hóa) đang có những đóng góp to lớn và trở thành một bộ phận quan trọng

Trang 8

trong nền văn hoá mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Mặt khác, tín ngưỡng, tôn giáo có liên quanđến tình cảm, tư tưởng của 1 bộ phận dân cư nên sự tồn tại của nó trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như một hiện tượng xã hội khách quan.

1.4 Nguyên nhân nhận thức

- Hiện thực khách quan, vô cùng, vô tận, tồn tại đa dạng và phong phú, còn tồn tại nhiều vấn đề mà hiện tại khoa học vẫn chưa thể làm rõ Những sức mạnh tự phát của tự nhiên, xã hội đôi khi rất nghiêm trọng, còn tác động và chi phối đời sống con người Do vậy, tâm lý sợ hãi, trông chờ, nhờ cậy và tin tưởng vào thánh, thần, đấng siêu nhiên chưa thể thoát ra khỏi ý thức của nhiều người trong xã hội.

- Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mặt bằng dân trí của nhân dân chưa thật cao, khả năng nhận thức những vấn đề xảy ra trong cuộc sống vẫn còn nhiều hạn chế.1.5 Nguyên nhân về mặt tâm lý

- Những sức mạnh tự phát của tự nhiên, xã hội nhiều khi vẫn tác động mạnh mẽ và chi phối sâu sắc đời sống con người Họ cảm thấy sợ hãi, bất an khi đối diện với những tác động đó

- Khi tôn giáo, tín ngưỡng đã ăn sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng sâu sắc đến nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận quần chúng nhân dân, thì nó trở thành phong tục tập quán,thành một kiểu sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của họ.● Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong TKQĐ lên CNXH

1 Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân- Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao, đấng thiêng

liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuô wc lĩnh vực ý thức tư tưởng Do đó, tự do tín ngưỡng và tựdo không tín ngưỡng thuô wc quyền tự do tư tưởng của nhân dân Quyền này nói lên rằng viê wc theo đạo, đổi đạo, hay không theo đạo là thuô wc quyền tự do lựa chọn của mỗi người dân, không mô wt cá nhân, tổ chức nào, kể cả các chức sắc tôn giáo, tổ chức giáo hô wi được quyền can thiê wp vào sự lựa chọn này Mọi hành vi cấm đoán, ngăn cản tự do theo đạo, đổiđạo, bỏ đạo hay đe dọa, bắt buô wc người dân phải theo đạo đều xâm phạm đến quyền tự dotư tưởng của họ.

- Tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thể hiê wn bản chất ưu viê wt của chế đô w xã hô wi chủ nghĩa Nhà nước xã hô wi chủ nghĩa không can thiê wp và không cho bất cứ ai can thiê wp, xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, quyền lựa chọn

Trang 9

theo hay không theo tôn giáo của nhân dân Các tôn giáo và hoạt đô wng tôn giáo bình thường, các cơ sở thờ tự, các phương tiê wn phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của người dân được Nhà nước xã hô wi chủ nghĩa tôn trọng và bảo hô w.

2 Khắc phGc dần nhHng ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trJnh cải tạo xK hội cL, xây dựng xK hội mới

- Nguyên tắc này để khẳng định chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ hướng vào giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà không chủ trương can thiê wp vào công viê wc nô wi bô w của các tôn giáo Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng, muốn thay đổi ý thức xã hô wi, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hô wi; muốn xoá bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xoá bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy Điều cần thiết trước hết là phải xác lâ wp được mô wt thế giới hiê wn thực không có áp bức, bất công, nghèo đói và thất học… cũng như những tê w nạn nảy sinh trong xã hô wi Đó là mô wt quá trình lâu dài, và không thể thực hiê wn được nếu tách rời viê wc cải tạo xã hô wi cũ, xây dựng xã hô wi mới.

3 Phân biê Nt hai mặt chính trị và tư tưởng; và lợi dGng tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trJnh giải quyết vấn đề tôn giáo

- Mặt chính trị phản ánh mối quan hê w giữa tiến bô w với phản tiến bô w, phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp, mâu thuẫn giữa những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiê wp cách mạng với lợi ích của nhân dân lao đô wng - Mặt tư tưởng biểu hiê wn sự khác nhau về niềm tin, mức đô w tin giữa những người có tín

ngưỡng tôn giáo và những người không theo tôn giáo, cũng như những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, phản ánh mâu thuẫn không mang tính đối kháng.- Phân biê wt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo thực chất là phân

biê Ht tính chất khác nhau của hai loại mâu thuKn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo và trong vấn đề tôn giáo Sự phân biê wt này, trong thực tế không đơn giản, bởi lẽ, trong đời sống xã hô wi, hiê wn tượng nhiều khi phản ánh sai lê wch bản chất, mà vấn đề chính trị và tư tưởng trong tôn giáo thường đan xen vào nhau Mặt khác, trong xã hô wi có đối kháng giai cấp, tôn giáo thường bị yếu tố chính trị chi phối rất sâu sắc, nên khó nhâ wn biết vấn đềchính trị hay tư tưởng thuần tuý trong tôn giáo

Viê Nc phân biê Nt hai mặt này là cần thiết nhăm tránh khuynh hướng cực đoan trong quá trJnh ⇒

quản lT, Ung xử nhHng vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.

Trang 10

4 Quan điWm lịch sử cG thW trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo

- Tôn giáo không phải là mô wt hiê wn tượng xã hô wi bất biến, ngược lại, nó luôn luôn vâ wn đô wng và biến đổi không ngừng tuỳ thuô wc vào những điều kiê wn kinh tế – xã hô wi – lịch sử cụ thể Mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành, có quá trình tồn tại và phát triển nhất định Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác đô wng của từng tôn giáo đối với đời sống xã hô wi không giống nhau Quan điểm, thái đô w của các giáo hô wi, giáo sĩ, giáo dân về những lĩnh vực của đời sống xã hô wi luôn có sự khác biê wt Vì vâ wy, cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo và đối với từng tôn giáo cụ thể.

2 Tình hình tôn giáo thế giới

2.1 Thực trạng

- Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo luôn biến động, phản ánh sự biến đổi của lịch sử nhân loại Thực tế chứng minh rằng, một tôn giáo cụ thể ở một quốc gia nhất định có thể suy tàn, hưng thịnh hoặc mất đi, song nhìn chung, từ khi ra đời cho đến nay, tôn giáo luôn tồn tại trong xã hội loài người Vị trí, vai trò của mỗi tôn giáo ở từng khu vực, từng quốc gia và các thời kỳ lịch sử khác nhau cũng không giống nhau.- Hiện nay, việc đánh giá về thực trạng tôn giáo trên thế giới đang còn nhiều ý kiến khác

nhau, có quan điểm cho rằng tôn giáo tiếp tục suy | thoái; có quan điểm khác lại khẳng định, tôn giáo ở Tây Âu, Trung Âu suy tàn, còn các nơi khác vẫn đang phát triển Nhưng số đông cho rằng, tôn giáo đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ, song có sự khác nhau ở từng tôn giáo, quốc gia và châu lục.

Trước hết, số lượng tôn giáo trên thế giới không ngừng gia tăng Theo ước tính, trên thế giới hiệncó khoảng 20.000 tôn giáo Khoảng 2000 tôn giáo có lượng tín đồ 1 triệu người trở lên Sự xuất hiện các tôn giáo mới ngày càng nhiều Châu Phi có 8000 tôn giáo mới Hoa Kỳ cũng có 3000 tôn giáo mới Tiếp đến là số lượng tín đồ các tôn giáo cũng gia tăng nhanh chóng Tính đến hết năm 2015, có hơn 80% dân số thế giới là tín đồ các tôn giáo, trong đó Kitô giáo khoảng 2,3 tỷ tínđồ (gồm có 51% Công giáo, 37% Tin lành, 12% Chính thống giáo), 1,8 tỷ tín đồ Hồi giáo, | 1,2 tỷ người không có tôn giáo, 1,1 tỷ tín đồ Hindu giáo đạo (Ấn Độ giáo), 500 triệu tín đồ Phật giáo Các tôn giáo khác và tín ngưỡng dân gian có số lượng tín đồ nhỏ hơn

Dưới đây là số liệu và tình hình các tôn giáo lớn trên thế giới:

Trang 11

Năm 1990 (triệu)

2000 (triệu)

2010 (triệu)

2015 (triệu)

Tỷ lệ tăng 10 năm (%)

Tôn giáo/dân số thế giới

3.694/ 5.266

4.358/ 6.055

5.280/ 6.700

5.827/ 7.284

204 215 260 276 5.6

Với số liệu trên, có thể thấy Islam giáo và đạo Tin lành là hai tôn giáo có tốc độ phát triển ⇒

nhanh nhất.

Trang 12

2.2 Nguyên nhân phát triển của một số tôn giáo hiện nay

- ThU nhất, do nhHng mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xK hội ngày càng trở nên gay gắt.

+ Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, thực tế cho thấy ở không ít nơi những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… không dịu đi, ngược lại có nơi, có lúc càng trở nên gay gắt Mâu thuẫn giữa các khu vực, các quốc gia, mâu thuẫn vềdân tộc, giai cấp,… chồng chéo, đan xen, gây xáo trộn và thiếu ổn định Khoảng cách giàu – nghèo, bóc lột – bị bóc lột ngày càng mở rộng và gia tăng không chỉ trong phạm vi một nước, mà mang tính toàn cầu.

- ThU hai, do trật tự thế giới đang có nhHng biến động khó đoán định, giá trị đạo đUc đangxáo trộn, tệ nạn xK hội đang gia tăng.

+ Thế giới hai cực đã chuyển thành thế giới mà ở đó sự phân chia quyền lực chưa rõràng, chứa đựng những yếu tố bất trắc khó lường Điều đó đã tạo nên tâm lý bất an trong xã hội Hơn nữa, trên thế giới vẫn đang còn nhiều những tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, trộm cắp, ma túy, bạo lực, khủng bố quốc tế,…

+ Sự suy thoái về về đạo đức, sự xuống cấp về lối sống, sự biến động về thang bậc giá trị xã hội, tâm lý thất vọng và bế tắc nảy sinh ở ngay những nước được mệnh danh là “văn minh” Chiến tranh sắc tộc, dân tộc và tôn giáo xảy ra ở nhiều nơi.- ThU ba, do sự khủng hoảng về mô hJnh xK hội tương lai.

+ Từ khi xã hội có giai cấp và ách áp bức giai cấp, thì ước muốn về một xã hội bình đẳng, tự do, bác ái,… luôn ấp ủ trong quần chúng nhân dân lao động Tôn giáo đã phần nào phản ánh được nguyện vọng ấy, song tôn giáo vẫn chỉ mang lại hạnh phúc hư ảo” cho nhân dân.

+ Khi chủ nghĩa xã hội hiện thực xuất hiện thì mơ ước của những người có tôn giáo về cõi thiên đường hư ảo giảm dần để nhường chỗ cho việc thực hiện ước mơ về việc thiết lập được “thiên đường ở ngay nơi trần thế Song, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã dẫn đến chủ nghĩa xã hội hiện thực bị sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô, trong khi đó, chủ nghĩa tư bản không phải là mô hình xã hội lý tưởng mà con người vươn tới Đổ vỡ và thất vọng về mô hình xã hội tương lai, người ta đi tìm chỗ dựa tinh thần nơi tôn giáo.

- ThU tư, do nhHng hậu quả tiêu cực của phát triWn khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới.

Trang 13

+ Phải thừa nhận rằng, con người đã đạt được những thành tựu diệu trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ những tiến bộ các khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới Đồng thời, những cuộc cách mạng ấy cũng để lại những hậu quả nặng nề mà nhân loại đang phải gánh chịu Tình trạng môi trường bị suy thoái: rừng đang bị tàn phá, tài nguyên cạn kiệt, không khí và nguồn nước bị ô nhiễm Hậu quả trái đất nóng lên, tầng ôzôn đang bị phá hoại, “mái nhà chung của nhân loại đang bị xuống cấp… Điều đó đã làm cho lời tiên tri về “nạn hồng thủy mới, “ngày tận thế” lại có dịp phát triển, tạo cơ hội cho tôn giáo truyền thống chấn hưng và các giáo phái mới xuất hiện.

3 Sự biến động và xu hướng của tôn giáo trong thời đại ngày nay

Thời đại ngày nay đang có sự biến đổi nhanh chóng và sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, và kéo theo đó là sự biến động của tôn giáo Sự biến động ấy đang diễn ra theo một số xu hướng chủ yếu sau:

3.1 Xu hướng đa dạng hóa tôn giáo

- Tôn giáo đang diễn ra khuynh hướng đa dạng hóa với tình trạng: bảo thủ và đổi mới, thoái trào và phục hưng, xung đột và hòa giải, liên hợp và phân ly, cạnh tranh và hợp tác với nhiều loại hình, tính chất, đặc điểm và nhiều cách thức tổ chức khác nhau Là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo luôn biến động, thay đổi theo tồn tại xã hội Xu hướng đadạng hóa tôn giáo được thể hiện rõ ở xu hướng phân ly, tách biệt từ những tôn giáo lớn Một khi cá nhân càng được khẳng định, thậm chí đến mức cường điệu hóa vai trò cá thể để dẫn đến chủ nghĩa cá nhân thái quá ở một số nước thì tôn giáo cũng đang có xu hướng giảm dần tính cộng đồng Xu hướng này được thể hiện ở sự phân lập, tách biệt thành các giáo phái nhỏ hơn, thậm chí “cá thể hóa tôn giáo” Hiện tượng này thấy rõ nhất ở một số nước phát triển.

- Bên cạnh xu hướng phân ly, tách biệt hiện nay dường như đang diễn ra xu hướng ngược lại, đó là xu hướng “liên tôn”, “đại kết”, “hòa hợp”, “khoan dung” hay ít nhất cũng tôn trọng lẫn nhau kể cả những tôn giáo trong quá khứ đã từng xoay lưng, đối đầu với nhau Xu hướng hòa hợp, liên tôn, khoan dung tôn giáo thấy rõ ở Giáo hội Công giáo khi có thái độ đối với anh em đồng đạo và ngoại đạo.

3.2 Xu hướng thế tục hóa tôn giáo

- Thế tục hóa là quá trình thích nghi của giáo hội các tôn giáo với những điều kiện đang thay đổi của thế giới đương đại.

+ Dưới tác động của toàn cầu hóa, xu thế thế tục hóa tôn giáo được nhiều người chú

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:06

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w