1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài hệ thống tiền tệ ngày nay

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khái niệmHệ thống tiện tệ quốc tế được định nghĩa là tập hợp các quy tắc, thể lệ và các định chế điềuhành các quan hệ tài chính – tiền tệ giữa các nước thành viên.Hệ thống tiền tệ bao gồ

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KINH TẾ

ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG TIỀN TỆ NGÀY NAY

Giảng viên Hướng dẫn:Vũ ThuỳLinh

Trang 2

Hà Nội, 29 tháng 11 năm 2023

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 06:

Trang 4

HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY

I.Khái niệm Hệ thống tiền tệ quốc tế

1 Khái niệm

Hệ thống tiện tệ quốc tế được định nghĩa là tập hợp các quy tắc, thể lệ và các định chế điềuhành các quan hệ tài chính – tiền tệ giữa các nước thành viên.

Hệ thống tiền tệ bao gồm các yếu tố sau:

 Quy tắc và chuẩn mực tiền tệ: là các quy định, chuẩn mực về tiền tệ, ngân hàng, và tàichính quốc tế được các quốc gia trên thế giới thống nhất áp dụng Các quy định và chuẩnmực tiền tệ giúp đảm bảo sự ổn định và trật tự trong hoạt động tiền tệ quốc tế.

 Thể lệ tiền tệ: là các tổ chức, cơ quan được thành lập để thực hiện các chức năng quản lý,điều hành tiền tệ quốc tế Các thể lệ tiền tệ bao gồm:

o Ngân hàng Thế giới (World Bank): Là tổ chức tài chính quốc tế cung cấp tín dụngvà hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển.

o Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF): Là tổ chức tài chính quốc tế cung cấp tín dụng chocác nước gặp khó khăn về tài chính.

o Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS): Là tổ chức tài chính quốc tế tập trung cácngân hàng trung ương của các nước thành viên.

 Cơ chế điều hành tiền tệ: là các quy định, chính sách về tiền tệ, ngân hàng, và tài chínhquốc tế được các quốc gia áp dụng để điều hành hoạt động tiền tệ trong nước Các cơ chếđiều hành tiền tệ bao gồm:

o Cơ chế tỷ giá hối đoái: Là cơ chế xác định giá trị của một đồng tiền so với mộtđồng tiền khác.

o Cơ chế tiền tệ: Là cơ chế cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế.

Trang 5

o Hoạt động thương mại quốc tế: Hệ thống tiền tệ quốc tế giúp các doanh nghiệpthực hiện thanh toán, chuyển đổi ngoại tệ, và bảo hiểm rủi ro tỷ giá hối đoái tronghoạt động thương mại quốc tế.

o Hoạt động đầu tư quốc tế: Hệ thống tiền tệ quốc tế giúp các nhà đầu tư huy độngvốn, đầu tư ra nước ngoài, và thu hồi vốn đầu tư.

o Hoạt động tài chính quốc tế: Hệ thống tiền tệ quốc tế giúp các ngân hàng, tổ chứctài chính quốc tế huy động vốn, cho vay, và cung cấp các dịch vụ tài chính quốctế.

 Bảo đảm ổn định kinh tế quốc tế: Hệ thống tiền tệ quốc tế giúp ngăn ngừa và giảm thiểucác biến động bất lợi của thị trường tiền tệ quốc tế, từ đó góp phần bảo đảm ổn định kinhtế quốc tế.

 Thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế: Hệ thống tiền tệ quốc tế tạo ra môi trường thuận lợi chocác quốc gia hợp tác kinh tế, thương mại, và đầu tư.

Hệ thống tiền tệ quốc tế là một hệ thống phức tạp, luôn thay đổi và phát triển cùng với sựphát triển của nền kinh tế thế giới Các quốc gia trên thế giới cần phối hợp chặt chẽ để xây dựngvà phát triển hệ thống tiền tệ quốc tế ổn định, hiệu quả, và phù hợp với lợi ích của tất cả các quốcgia.

II.Sự ra đời và phát triển

1 Hệ thống tiền tệ trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Chế độ bản vị vàng, 1876-1913

Từ trước dương lịch 300 năm, thời của các Pharaoh, vàng được xem là phương tiện thanhtoán và cất trữ Hy Lạp và đế chế Roman dùng tiền vàng cho đến thời kỳ khuếch trương thươngmại của thế kỷ 19 Khi sự gia tăng thương mại lớn hơn đã đặt ra yêu cầu cần phải có hệ thốngchính thức trong cán cân thương mại quốc tế Các quốc gia lần lượt thiết lập các mệnh giá chocác loại tiền tệ của quốc gia mình theo giá trị của vàng và từ đó gắn với luật chơi đã đặt ra Chếđộ bản vị vàng được xem là hệ thống tiền tệ quốc tế được Châu Âu thừa nhận từ những năm1870 Mỹ là nước đi sau và chỉ thừa nhận hệ thống này đến năm 1879.

Mỹ tuyên bố 20.67 US$ cho 1 ounce vàng, và Anh Quốc định giá là 4.2474 Bảng cho 1ounce vàng Dựa trên bản vị vàng, tỷ giá của Bảng Anh và US dollar sẽ là:

Trang 6

Chế độ này ra đời thúc đẩy việc mua bán vàng tự do và đồng tiền dựa vào vàng nên tỷ giágiữa các đồng tiền là cố định Các quốc gia muốn phát hành tiền phải dựa vào số vàng đang nắmgiữ Chế độ bản vị vàng hoạt động cho đến Chiến tranh Thế giới lần I nổ ra làm ngưng hoạt độngthương mại giữa các quốc gia và việc di chuyển vàng không còn tự do nữa Và, nhiều quốc giađã hoãn lại việc sử dụng chế độ bản vị vàng trong giao dịch thương mại.

2 Hệ thống tiền tệ trong 2 cuộc chiến tranh thế giới.

Suốt giai đoạn Chiến tranh Thế giới lần I và đầu những năm 1920, các đồng tiền giao dịchcó tỷ giá giao dịch biến động khá lớn so với giá trị của vàng Về mặt lý thuyết, việc cung và cầutiền theo hoạt động xuất và nhập khẩu của một quốc gia sẽ tạo ra sự biến động tỷ giá theo mộtgiá trị cân bằng Việc hoạt động này giống như dựa vào chế độ bản vị vàng trước đây Tuy nhiên,việc biến động tỷ giá linh hoạt giai đoạn này lại không dựa vào nguyên tắc cân bằng như vậy, vìxuất hiện các nhà cầu cơ quốc tế Các nhà đầu cơ này bán khống các đồng tiền yếu làm cho đồngtiền này mất giá nhanh hơn so với giá trị thực được bảo đảm của các yếu tố kinh tế.

Đối với đồng tiền mạnh thì lại bị tác động ngược lại Việc dao động giữa các đồng tiềnkhông thể bù đắp bằng thị trường kỳ hạn có tính thanh khoản kém, ngoại trừ phải trả phí khá cao.Kết quả ròng là sản lượng thương mại thế giới trong những năm 1920 không tăng theo GDP toàncầu, và tiếp tục giảm sâu khi Đại Suy thoái những năm 1930 xảy ra.

Riêng Mỹ đã điều chỉnh chế độ bản vị vàng năm 1934 khi US$ giảm giá trị từ 20.67US$/ounce vàng thành 35 US$/ounce vàng do tác động của Chiến tranh Thế giới lần I Lúc đó,Ngân khố Mỹ chỉ giao dịch vàng với các Ngân hàng trung ương nước ngoài mà không giao dịchvới các cá nhân Từ năm 1934 đến khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần II, về mặt lý thuyết giátrị các đồng tiền vẫn dựa vào vàng Tuy nhiên, trong giai đoạn hỗn loạn này, nhiều đồng tiền mấtkhả năng chuyển đổi sang các đồng tiền khác Chỉ có đồng US$ là một trong số ít các đồng tiềncó khả năng chuyển đổi.

3 Hệ thống tiền tệ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2.

3.1 Định chế Bretton Woods và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ra đời năm 1944

Trang 7

Khi chiến tranh thế giới sắp kết thúc, vào ngày 22/1/1944, các cường quốc phe Đồng minhhọp tại Bretton Woods, New Hampshire để thiết lập nên hệ thống tiền tệ mới sau chiến tranh.Hiệp định Bretton Woods thiết lập hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên đồng Đô la Mỹ và thiết lậphai định chế mới là Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới.

IMF chuyên hỗ trợ các quốc gia thành viên trong cán cân thanh toán và vấn đề tỷ giá Ngânhàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ vốn tái thiếtsau chiến tranh và tài trợ phát triển kinh tế các nước.

Theo hiệp định Bretton Woods tất cả các quốc gia cố định giá trị đồng tiền theo vàng nhưngkhông đòi hỏi chuyển đổi đồng tiền quốc gia đó ra vàng, ngoại trừ đồng Đô la Mỹ được đổitương ứng 35 US$ cho 1 ounce vàng Nên các đồng tiền của các quốc gia sẽ chuyển đổi tỷ giátheo đồng Đô la Mỹ và sau đó tính toán mệnh giá vàng của đồng tiền để tạo ra tỷ giá USD mongmuốn Các nước tham gia đồng ý duy trì giá trị của đồng tiền của mình trong vòng 1% (sau nàymở rộng đến 2.25%) của mệnh giá bằng cách mua hoặc bán ngoại tệ hoặc vàng khi cần thiết.Làm giảm giá đã không được sử dụng như một chính sách cạnh tranh thương mại trong giai đoạnnày, nhưng nếu một đồng tiền quá yếu và khi mất giá quá 10% thì cần có sự can thiệp của IMF.Và chính sách này được gọi là bản vị trao đổi bằng vàng.

Sau này IMF tạo ra tài sản dự trữ quốc tế là Quyền rút vốn đặc biệt, SRD, nhằm bổ sung vàoquỹ dự trữ ngoại tệ hiện có Nó được xem là đơn vị kế toán của IMF và các tổ chức khu vực vàquốc tế khác, đồng thời là cơ sở để các nước neo tỷ giá đối với đồng tiền của họ Ban đầu đượccố định theo vàng, hiện nay, SRD là rổ tiền tệ gồm 5 đồng tiền mạnh là US$, Euro, Yên Nhật,Bảng Anh và Nhân dân tệ.

3.2 Tỷ giá cố định giai đoạn 1945-1973

Những thỏa thuận tại Bretton Woods được IMF điều hành khá thuận lợi sau Chiến tranh Thếgiới lần II tạo điều kiện thúc đẩy tái thiết và tăng trưởng thương mại toàn cầu Tuy nhiên, chínhsách tài khóa và tiền tệ của các quốc gia chênh lệch lớn, tỷ lệ lạm phát khác biệt, cộng với các cúsốc từ bên ngoài mà cuối cùng hệ thống này sụp đổ.

Giai đoạn này, đồng Đô la Mỹ được xem là đồng tiền dự trữ chính tại ngân hàng trung ươngcủa các quốc gia và là nhân tố chính để hệ thống tỷ giá hoạt động đúng giá trị Không may lànước Mỹ tăng thâm thủng và dai dẳng trong cán cân thanh toán Giai đoạn này, đòi hỏi cần cónhiều đô la hơn để tài trợ thâm thủng, cũng như nhu cầu của nhà đầu tư và doanh nghiệp Các

Trang 8

quốc gia và người nước ngoài nắm giữ đô la Mỹ đang có mối nguy từ khả năng không thểchuyển đồng Đô la Mỹ sang vàng thành hiện thực.

Hình 1: Chỉ số ngoại tệ của đồng Đô la Mỹ theo IMF

3.3 Giai đoạn thả nổi, 1973-1997

Kể từ tháng 3 năm 1973, tỷ giá biến động nhiều hơn và khó dự đoán so với giai đoạn tỷ giácố định và tỷ giá cũng thay đổi thất thường so với giai đoạn 1957-1973 Cú sốc quan trọng nhấtlà việc ra đời đồng tiền chung Châu Âu giai đoạn 1992-1993, cuộc khủng hoảng tài chính củacác thị trường mới nổi gồm Mexico năm 1994 và Thái Lan năm 1997, Nga năm 1998 và Brazilnăm 1999, việc phát hành đồng tiền Euro, cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Argentina và Venezuelanăm 2002.

3.4 Kỷ nguyên của các nước mới nổi, từ 1997 đến nay

Sau cuộc khủng hoảng năm 1997 tại Châu Á, được xem là giai đoạn phát triển cả bề rộng vàchiều sâu của các đồng tiền và nền kinh tế mới nổi Trong đó đồng Nhân dân tệ của Trung Quốctrở thành đồng tiền chiếm vị trí quan trọng trong thanh toán quốc tế.

III.Hệ thống tiền tệ ngày nay

Trang 9

1 Khái quát

 Hệ thống tiền tệ quốc tế ngày nay được đặc trưng bởi sự hợp tác đa phương của các nướcdựa trên chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, xu thế toàn hội nhập và cầu hóa của các nước.Từ năm 1971, các nước thành viên đã áp dụng hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi nhằm tạothuận lợi cho hoạt động thương mại và trao đổi vốn giữa các nước Những biến động vềcung và cầu tạo nên những tỷ giá thả nổi này.

 Hoạt động của các định chế tài chính quốc tế được tăng cường và mở rộng trên nhiều lĩnhvực: đời sống kinh tế – xã hội của các nước.

 Sự phát triển và ổn định của hệ thống tiền tệ châu Âu mở ra khả năng hợp tác tiền tệtrong các khu vực và trên thế giới: Đông Nam Á và Châu Á.

2 Các hiệp ước

2.1 Hiệp ước Smithsonian 1971

Tháng 12/1971, hiệp định Smithsonian ra đời, đòi hỏi USD giảm giá khoảng 8% so với cácđồng tiền khác Biên độ dao động giá trị các đồng tiền được nới rộng đến 2,5% của tỷ giá ấnđịnh Tháng 3/1973, hiệp định này chấm dứt, kết thúc kỳ nguyên của Bretton Woods.

Thả nổi ở phương Tây và cơ chế neo tỷ giá linh hoạt ở các nước đang phát triển

Sau khi hiệp định Smithsonian chấm dứt, USD giảm mạnh so với vàng Hàng loạt các nướcđang phát triển bỏ cơ chế neo tỷ giá theo USD, trở về cơ chế thả nổi như đầu thế kỷ 20 và chỉ cómột số ít nước, đặc biệt ở châu Á vẫn neo tỷ giá theo USD

2.2 Hiệp ước Jamaica 1976

Hiệp ước Jamaica tháng 1 năm 1976 đã đề ra một chính sách mới cho hệ thống tiền tệ thếgiới với nội dung cơ bản :

(1) Thả nổi tỷ giá hối đoái, các nước thành viên có thể can thiệp vao tỷ giá nhưng không duy trìmức độ dao động theo quy định;

(2) Vàng được xem là phương tiện dự trữ IMF đồng ý chuyển giao 25 triệu ounce vàng cho cácnước thành viên và bán 25 triệu ounce theo giá thị trường.Việc bán vàng được thực hiện theophương pháp tin thác để hỗ trợ các nước nghèo hơn Các nước thành viên IMF có thể bán vàngtheo giá thị trường;

(3) Hạn ngạch của IMF tăng lên 41 tỷ USD.Các nước kém phát triển không xuất khẩu dầu thôđược vay tiền của IMF Quyền bỏ phiếu tại IMF cũng được điều chỉnh theo mức tăng hạn ngạch.

Trang 10

Như vậy, Hiệp ước Jamaica (1976) là dấu mốc cơ bản chuyển hệ thống tiền tệ và thanh toánquốc tế theo cơ chế tỷ giá cố định sang tỷ giá thả nổi mặc dù còn một số nước vẫn lựa chọn việcduy trì tỷ giá cố định, trong khi đó một số quốc gia lại lựa chon con đường cố định đông tiềnquốc gia với một đồng ngoại tệ nào đó

2.3 Hiệp ước Plaza 9/1985

Hiệp ước Plaza là hiệp ước tài chính được ký ngày 22 tháng 9 năm 1985 tại khách sạn Plaza,thành phố New York, Mỹ bởi nhóm G5 Nhóm G5 đi đến thỏa thuận giảm giá đồng đô la Mỹ sovới đồng Yên Nhật và đồng Mác Đức bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Nội dung:

 Tỷ giá của USD không phản ánh đúng thay đổi trong các thông số kinh tế cơ bản.

 Việc USD tiếp tục giảm giá được xem là mong muốn và góp phần quan trọng vào việckích thích phát triển thương mại và hợp tác quốc tế.

 Trong vòng hai năm kể từ khi hiệp ước này có hiệu lực, tỷ giá hối đoái giữa đô la Mỹ vàYên Nhật đã giảm tới 51% Phần lớn sự giảm giá này là nhờ khoản 10 tỷ đô-la bán ra củacác ngân hàng trung ương liên quan Đầu cơ tiền tệ tiếp tục khiến đồng đô-la xuống giákhi chấm dứt các hành động can thiệp Việc đồng đô-la xuống giá này được hoạch địnhvà thực thi với sự thông báo trước và rộng rãi, nó cũng không gây ra rối loạn ở các thịtrường trên toàn cầu.

Mục đích của việc phá giá đồng đô-la Mỹ là:

 Cắt giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Hoa Kỳ đã tới 3,55 GDP.

 Giúp kinh tế Mỹ phục hồi từ khủng hoảng trầm trọng đầu những năm 1980.2.4 Hiệp ước Louvre 1987

Hiệp ước Louvre là hiệp ước tài chính ký ngày 22 tháng 2 năm 1987 tại bảo tàng Louvre,Paris, Pháp bởi nhóm G6 khi đó gồm Anh, Canada, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, và Tây Đức Italialà thành viên tham dự nhưng từ chối tham gia vào nghị quyết đạt được.

Mục đích của hiệp ước Louvre là ổn định các thị trường tiền tệ quốc tế và chấm dứt sự giảmgiá của đồng Đô la Mỹ từ sau hiệp ước Plaza năm 1985.

Nội dung:

 Các chính phủ đã can thiệp để USD giảm giá đáng kể.

Trang 11

 Các chính phủ cũng thỏa thuận sẽ hợp tác nhau chặt chẽ để duy trì sự biến động của tỷgiá xung quanh mức tỷ giá hiện hành.

Sau hiệp định Louvre, tỷ giá được duy trì tương đối ổn định

1.Các quy tắc, thể lệ, định chế điều hành quan hệ tài chính - tiền tệ

1.1 Các định chế tài chính phổ biến

 Quỹ tiền tệ quốc tế IMF:

Được hình thành vào tháng 7/1944 tại Hội nghị Bretton Woods của Liên hợp quốc ở NewHampshire, Hoa Kỳ Đây là một tổ chức quốc tế về tài chính và tiền tệ là thành viên là chính phủcác nước Buổi đầu thành lập, IMF chỉ là một tổ chức hợp tác để giám sát hoạt động của hệ thốngtiền tệ quốc tế, tuy nhiên nó cũng đồng thời hỗ trợ hệ thống này bằng những khoản tiền đôi khivới số lượng lớn dưới hình thức cho các nước thành viên vay Hiện tại IMF còn có các hoạt độnggiám sát các chính sách kinh tế vĩ mô của các nước hội viên; cung cấp những hỗ trợ về tài chínhngắn và trung hạn cho các nước hội viên hiện đang gặp phải những khó khăn tạm thời về cán cânthanh toán và trợ giúp kỹ thuật Ngoài ra, IMF cũng hoạt động tích cực trong việc giảm đóinghèo cho các quốc gia trên thế giới một cách độc lập hoặc trong sự hợp tác với Ngân hàng thếgiới WB (World Bank) và các tổ chức khác.

Khi gia nhập IMF, mỗi nước thành viên đều phải đóng một khoản tiền nhất định được coi làmột khoản lệ phí hội viên Tuy nhiên khoản đóng này chỉ thực hiện khi quỹ có nhu cầu: khi có aicần vay tiền của quốc gia đó thì quốc gia đó mới phải đóng Chẳng hạn, nếu một nước muốn vayBảng Anh thì khi đó IMF mới yêu cầu Anh phải đóng

Số Tiền này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau:

o Thứ Nhất, nó tạo thành một khoản vốn IMF có thể trích ra cho các thành viên vaymỗi khi họ gặp khó khăn về tài chính.

o Thứ Hai, nó là căn cứ để quyết định số lượng tiền mà nước thành viên được vay và làcơ sở để phân bổ rút vốn lớn đặc biệt (SDR) theo từng thời kỳ cho các nước thànhviên Dĩ nhiên, nước thành viên nào càng đóng góp nhiều thì khi cần nó càng đượcvay nhiều.

o Thứ ba, số tiền ký quỹ này còn có vai trò quyết định quyền bỏ phiếu của nướcthành viên.

 Các loại tín dụng của IMF

Ngày đăng: 21/06/2024, 15:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w