Luận văn thạc sĩ Trân Thị TháiVới vốn kiến thức ít ỏi của mình, chúng tôi mong mỏi được góp mộtphần nhỏ bé vào sự nghiệp nghiên cứu chung nhằm làm sáng tỏ công lao của nhà văn Nguyễn Min
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẢN THỊ THÁI
NHŨNG DONG GOP CUA NGUYEN MINH CHAU
TRONG QUA TRèNH DOI MOI CUA VAN HỌC VIỆT NAM HIEN ĐẠI
Hà Nội- 2009
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẢN THỊ THÁI
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SO: 60 22 32
LUẬN VĂN THAC SĨ NGỮ VAN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hưng
Hà Nội- 2009
Trang 3Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
MỤC LỤC
1 Ly do chọn II 3
2 GiGi Wham GG tab ii 4
4 Phương pháp nghiên cứu .- - 5 53s + ++eEeeeeseesseesress 9
5 Kết cấu luận văn . - ¿2 ©52++E++EE+EE++EEtEEEerkrrxerkrrrrrree 9
Chương 1
NGUYEN MINH CHÂU- NHÀ VĂN CHIEN SĨ -NGUOI MO
DUONG CHO MOT GIAI DOAN VAN HỌC MỚI 10
1 Nguyễn Minh Châu- cây bút của mọi miền hậu phương- tiền
Chương 2
NHỮNG ĐỘT PHA CUA NHÀ VAN NGUYEN MINH CHAUTRONG TIEN TRINH DOI MOI TU DUY NGHỆ THUẬTT 22
1 Quan niệm nghé thuật mới mẻ về con nøười - - « « ««« 22
1.1 Khám phá bản chất bên trong của con Hgười - - 25
1.1.1 Sự tha hoá, biến chất về đạo đức và nhân cách của con người 25
1.1.2 Khả năng tự nhận thức Của CON NQUOT .- 55555 <<<s+ 31
1.2 Tiếp cân con người đời thườỜng -ccccccccccceccrerrre 361.2.1 Con người đời ter thé Sự, - 2 25£©E+EE+EE£E2E+ESEEerkerkered 361.2.2 Con người cô đơn tìm đến với thé giới tâm linh 42
1.3 Con người dị biệt khác thwO1g . cSccàccseeseeeeree 46
Trang 4Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
2 Hệ thống đề tài - 5255222222 EEEEEEEEEEE2E1221 2121 crkcrke 51 2.1 Chiến tranh cách HLQHg -5- 55+ ©5225e+c+ceEerkerkerxerrerreee 51 2.1.1 Đôi nét về văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 viết về dé tài chiến
1.12 Thủ pháp dòng ý thức: ký ức và giấc Hmơ -5z=52 791.2 Các yếu tố ngoại hình 2-2 5+ £+x+2E++Extzxeerxezrxrree 851.2.1 Khuôn mặt và đôi HIẮT 22-55 ©Se‡cteSEeEtesrerkerreerreerkee 85
I5 8S Reaa 87
2 Nghệ thuật xây dựng tình huống - 2-2 2 s2£5++5+2 90
3 Kết cấu -¿- + 2+ SS SE E2 2E1211221271712171211211 211.11 11 11 95
4 Giọng điệu 2-22 St2E+£EE£EEEEEEEE1711271211271211 71.1121 99
KẾT LUAN ooo cecccccccsccssessessessessessessesssssssssessessessesssssssssssessesseeseess 107
TÀI LIEU THAM KHẢO 2 2© 2+E£2££+£E£2££+£xzzzxeez 111
Trang 5Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lịch sử đất nước ta đã vận động trong những bước thăng trầm của
chiến tranh và coch mạng Dai thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra cho dân tộc ta một trang sử mới Cuộc sống tự do đã trở lại với đất nước chúng ta.
Non sông đã được thu về một mối Cuộc sông mới đã tạo nên những thay đôi
trong xã hội nói chung và nền văn học dân tộc nói riêng Thế nhưng, nền văn
học dân tộc đã không thể chuyển mình qua gap gap dé sang trang cùng lịch
sử Cứ vận động từ từ, lặng lẽ, cùng với những bước đột pha, nền văn học
Việt Nam đã "ở da" và những “đứa con tỉnh than” ra đời với những diện
mạo mới Nền văn học Việt Nam nói chung và văn xuôi Việt nam nói riêng đãgóp một phan quan trọng vào công cuộc đổi mới dat nước
Bao giờ cũng vậy, nên văn học luôn có một quá trình tự thân vận động
của nó Thế nhưng khó có thé phát triển toàn điện nếu như nén văn học thiếu
đi những nhà văn mà đặc biét là những nhà văn có trách nhiệm va chân chính.
Công cuộc đôi mới của nền văn học nước nhà, nhất là nền văn xuôi đương đạicần hơn bao giờ hết đó là sự tự đổi mới từ phía các nhà văn Là một nha vănluôn gan bó với đời song, một nhà văn luôn đặt lương tâm va trách nhiệm lên
hàng đầu, Nguyễn Minh Châu đã sớm hoà nhập vào guồng quay của cuộc sông mới va tìm cho mình một lối di mới Những đóng góp của nhà văn Nguyễn Minh Châu đối với quá trình đôi mới văn xuôi Việt Nam hiện dai quả thực là rất lớn Đã có không ít những công trình nghiên cứu, nhiều bài viết, nhiều nhà phê bình, nhiều độc giả, nhiều cuộc hội thảo, nhiều tranh luận
khẳng định vị trí không thể thay thế của nhà văn Nguyễn Minh Châu Nguyễn
Minh Châu- nhà văn xuôi đi tiên phong trong thời kỳ đổi mới của nền văn học
dân tộc từ sau năm 1975, người đặt nền móng cho sự đổi mới văn học Thế nhưng
chưa có một công trình nghiên cứu nao của học viên cao học nghiên cứu một cach
toan diện sáng tác của Nguyễn Minh Châu dé chỉ ra những đóng góp sâu sắc của
Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới văn xuôi Việt Nam hiện dai
Trang 6Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
Với vốn kiến thức ít ỏi của mình, chúng tôi mong mỏi được góp mộtphần nhỏ bé vào sự nghiệp nghiên cứu chung nhằm làm sáng tỏ công lao của
nhà văn Nguyễn Minh Châu và tiếp tục khang định những dong gop xứng đáng của ông trong nền văn học dân tộc, đặc biệt là trong quá trình đôi mới
của văn học Việt Nam hiện đại Nghiên cứu Nguyễn Minh Châu cũng là một
việc làm cần thiết, có ý nghĩa nhất định đối với việc tìm hiểu và giảng dạy về
tác gia và những sáng tác của ông ở trường phổ thông Và đặc biệt là lòng
ngưỡng mộ chân thành tài năng và tắm lòng của nhà văn, chúng tôi chọn đề tài: Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình doi mới của
Văn học Việt Nam hiện đại.
Thực hiện đề tài này, luận văn sẽ nghiên cứu để nêu lên một cách cụ
thể những đóng góp của Nguyễn Minh Châu cho sự nghiệp đổi mới nền văn
xuôi hiện đại nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung Đặc biệt,
luận văn sẽ chỉ ra những đổi mới về mặt tư duy nghệ thuật và những cách tânsâu sắc và hiệu quả trong nghệ thuật văn xuôi của Nguyễn Minh Châu
2 Giới hạn đề tài.
Là nhà văn năng động không ngừng sáng tạo, bên cạnh những thành
công trong sáng tác, Nguyễn Minh Châu còn viết tiểu luận phê bình với những bài trao đổi nghề nghiệp đầy tâm huyết và trách nhiệm Những đóng
góp của Nguyễn Minh Châu cho quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện
đại không chỉ được thể hiện trong những sáng tác mà còn ở ngay trong chính
quá trình đổi mới tư tưởng của nhà văn Nhưng đóng góp lớn nhất của nhà
văn chính là ở trong quan niệm nghệ thuật mới mẻ về con người và ở phương
thức biểu đạt
Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi xin đề cập và khảo sát các đối
tượng tư liệu sau:
1- Tập tiểu luận phê bình Trang giấy trước đèn của nhà văn Trong đó chúng tôi chủ yếu đi tìm những suy tư trăn trở, đổi mới trong tư duy nghệ
thuật của Nguyễn Minh Châu.
Trang 7Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
2 - Các tác pham văn học chủ yếu của Nguyễn Minh Châu (từ sau năm
1975 đến năm ông mất 1989) để thấy được những thành tựu cụ thể trongnhững sáng tác văn xuôi của ông Cụ thê là:
Các tiểu thuyết: — Äiển cháy (1977)
Lua từ những ngôi nhà (1977) Những người từ trong rừng ra (1982).
Mảnh đất tình yêu (1987)Các truyện ngắn: Bức tranh (1976)
Người dan bà trên chuyến tàu tốc hành (1983).
Khách ở quê ra (1984)
Bến quê (1985),
Cỏ lau (1988) Phiên chợ Giát (1988)
Mùa trái cóc ở Miền Nam (1988)Một số tác phẩm văn xuôi của ông thời kỳ đầu và một số tác phẩm của
các nhà văn cùng thời.
3 Lịch sử vấn đề
Nguyễn Minh Châu là một trong số ít những nhà văn mà mỗi sáng tác của ông đều in dấu sự vận động của nên văn học trong cả hai giai đoạn trước và
sau năm 1975 Qua các tác phâm của ông chúng ta có thể thấy được bước đi
của nền văn học dân tộc Trước năm 1945, chúng ta biết đến Nguyễn Minh
Châu với các tác pham như Cửa sông, Dau chân người lính, Manh trăng cuối
rừng Hoà chung trong cái âm hưởng của nền văn học viết về chiến tranh,
những sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kỳ chiến tranh chống Mỹ mang
nét tươi tắn, hào hùng, lãng mạn Sau năm 1975 Nguyễn Minh Châu thực sự ghi dấu tên tuổi của mình trên văn đàn với các tác phâm Bức tranh, Người đàn
bà trên chuyến từu tốc hành, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giái, Chiếc thuyénngoài xa Ngdi bút Nguyễn Minh Châu đã trở nên sâu sắc hon, dam thắm hontrong vẻ dep của cuộc sống thường nhật Thế nhưng dù ở giai đoạn nào thì ngòi bút
Nguyễn Minh Châu cũng vẫn chở đầy một cảm hứng nhân đạo, nhân văn sâu sắc.
5
Trang 8Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
Với hai mươi chín năm cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã dé lại mười ba tập văn xuôi va một tập tiểu luận phê bình Chúng ta đánh giá, khang định
những đóng góp của Nguyễn Minh Châu không phải chỉ giản đơn ở việc điểmlại số lượng những đầu sách mà ông đã để lại Điều quan trọng là chúng ta đitìm "những hạt ngọc" đang ân sâu trong đó Đó là cả một cuộc đời cần man,
lặng lẽ kiếm tìm của nhà văn Suốt cuộc đời mình, nhà văn lăn lộn giữa những
hỗn tạp của cuộc đời dé chưng cat lên từ ngòi bút của minh bang một thứ mực
tinh tuý nhất những gì ý nghĩa nhất Hành trình đi kiếm tim và thai nghén
"những đứa con tỉnh than" của nhà văn quả là gian nan vat va Nhưng những
thành quả mà nhà văn đạt được thật sự mang ý nghĩa lớn lao Sáng tác của
Nguyễn Minh Châu hấp dẫn, thu hút người đọc không chỉ ở vẻ đẹp của hình
thức mà chủ yếu là ở chiều sâu nhân bản của các tầng ý nghĩa Như nhà
nghiên cứu phê bình văn học Tôn Phuong Lan đã nhận xét: “That ra quãng
thời gian cam bút và lượng dau sách ấy không thể nói là nhiều Diéu đáng nói
ở đây là với trí tuệ và trải tìm man cảm, Nguyễn Minh Châu đã làm việc, suy nghĩ nghiêm túc nên mỗi tác phẩm của ông ngay từ khi mới ra đời đều được
bạn đọc cũng như giới phê bình đón nhận nông nhiệt vì nó thực sự có ích cho
cách mạng, cho cuộc sống”.
Suốt cuộc đời cầm bút của mình, nhà văn Nguyễn Minh Châu không ồn
ào mà cứ lặng lẽ, cần củ viết, sáng tạo và cống hiến Ong ít nói về minh mà có
nói thì cũng chi là những lời tâm sự rất khiêm tốn về nghề viết bằng lương
tâm và trách nhiệm mà thôi Chúng ta hiểu về Nguyễn Minh Châu, đánh giá
về ông chắc chắn phải bắt đầu từ cuộc đời làm nghệ thuật, từ chính những
sáng tác của nhà văn và cả từ những lời nhận xét của đồng nghiệp, bạn bẻ nhà
văn Đã có nhiều ý kiến đánh giá cao sự tìm tòi, đổi mới của Nguyễn Minh Châu Trước hết chúng ta phải nói: đây chính là những lời ngợi ca từ phía những người đồng nghiệp của nhà văn.
Nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá: “Thể hệ nhà văn chúng tôi có thể chia
làm ba loại người: Loại người thứ nhất họ đang dũng cảm tự vượt lên mình,
tiếp tục sáng tác, chất lượng sáng tác ngày càng khá hơn, dám chiến đấu để
6
Trang 9Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
trở về với hiện thực của chính mình Loại thứ hai là những người viết it hoặckhông viết nữa nhưng họ tâm huyết với văn học làm mọi điều để văn học tiễnlên, dé đổi mới thực sự bằng công việc của chính họ Loại thứ ba là những
người mà chỉ riêng sự xuất hiện của tài năng mới kiểu Nguyễn Huy Thiệp, họ
cũng không chịu được Người xếp dau hàng ở loại thứ nhất là Nguyễn MinhChâu Họ là những người dũng cảm nhất của thé hệ chúng tôi” [34, 80]
Và một lần nhà văn Nguyên Ngoc khang định hành trình gian nan vàdũng cảm của nhà văn Nguyễn Minh Châu trên con đường đổi mới: “ frong
thế hệ đó, anh là người cảm nhận ra sớm nhất, sâu xa nhất, tận máu thịt tâm
tưởng mình các yêu cầu bức bách; sống còn của cuộc trở dạ này nọ, mà ngàynay chúng ta gọi là công cuộc đổi mới văn học Và lặng lẽ, âm thâm, khiêmnhường và cực kỳ dũng cảm anh kiên định di vào con đường day chông gai và
nguy hiém do Lang lẽ bởi cuộc di tim kiếm thực sự nào, nhất là đối với
những người di tiên phong, bao giờ cũng ít nhiều là đơn độc, lắm khi lẻ chiếcđến cô đơn Dũng cảm bởi vì đối với nhà văn, mỗi sự có tính khám phá, như
chỉnh lời anh nói bao giờ trước hết cũng là sự đổi thay “tự thay máu” của
chính mình và trên con đường đó cho đến hôm nay, trong số tat cả chúng ta,
tôi nghĩ có thé khang định Nguyễn Minh Châu là người đã di được xa nhất.
Nguyễn Minh Châu thuộc số những nhà văn mở đường tỉnh anh và
tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện dai” [34, 183]
PGS TS Tôn Phương Lan và nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân có
nhận xét: “Tir cuộc đời cam bút của Ông, có thể nghĩ về một kiểu nhà văn, từ con
đường sáng tác của ông có thể nghĩ đến con đường cách tân đổi mới văn học”
[34, 247].
Nha văn Lê Luu: “Anh là một trong những nha văn duy trì sự tim
tòi,
góp phan làm cho văn học không nhạt, giúp cho văn học có cái dé ban”
Lã Nguyên đã đánh giá về hành trình sáng tạo nghệ thuật đầy gian nan
và vất va của Nguyễn Minh Châu: “Không phải ngay từ dau, những sáng tác
của Nguyễn Minh Châu đã được chính giới văn nghệ chấp nhận dễ dàng.
7
Trang 10Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
Phản ứng là tất yếu Sau năm 1975, trên cái nên chung của văn học Việt
Nam, khi nó đang vận động theo quan tinh của giai đoạn trước đó, sự tu đổi
mới ở Nguyễn Minh Châu tuy diễn ra âm thâm chậm chạp nhưng hết sức
mạnh mẽ, càng về sau càng trở nên kiên quyết và triệt để" [54, 57].
Và cũng đúng như lời nhà văn Nguyễn Khải đã khang định: “Mãi mãi
nên văn học kháng chiến, cách mang sẽ ghi nhớ những công hién của anhChâu Anh là người kế tục xuất sắc những bậc thay của nén văn xuôi Việt
Nam và cũng là người mở đường rực rõ cho những cây bút trẻ, tài năng sau
nay Anh Châu bat tr” [34, 107].
Bên cạnh đó là rất nhiều những bài viết đánh giá sự đổi mới củaNguyễn Minh Châu: Sắc điệu mới của ngòi bút Nguyễn Minh Châu - Nhị Ca[6] Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong doi mới tư duy nghệ thuật —
La Nguyên [54], Một ngọn lứa luôn cháy sáng — Nam Hà [19]
Một số cuốn sách tập hợp những bài viết về Nguyễn Minh Châu đăngtrên các báo và tạp chí: Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, do
Nguyễn Trọng Hoàn giới thiệu và tuyển chọn Nguyễn Minh Châu con người
và tác phẩm, do Lại Nguyên Ân và Tôn Phương Lan biên soạn
VỊ trí, vai trò, những đóng góp của Nguyễn Minh Châu được các nhà
nghiên cứu, phê bình dé cập tới trên nhiều phương diện, mức độ khác nhau, có khi trực tiếp hoặc gián tiếp Thật khó dé chúng ta có thé kế hết ra đây được
những lời khen ngợi và sự quan tâm mà các nhà nghiên cứu, phê bình, những
người bạn, người đồng nghiệp, những bạn đọc yêu quý nhà văn Nguyễn Minh
Châu Và cũng ké làm sao hết được công lao và những đóng góp của nha văn Nguyễn Minh Châu cho nền văn học dân tộc, nhất là công cuộc đổi mới của nền
văn học Việt Nam hiện đại Nhưng những gì mà Nguyễn Minh Châu làm đã cho
chúng ta một niềm tin mãnh liệt vào tương lai của một nên văn học đôi mới với
một cái móng vững chai mà nhà văn đã xây lên bằng tat cả tâm huyết của mình
Điểm lại lịch sử van đề trên dé chúng ta thay rằng đã có nhiều ý kiến của
giới nghiên cứu văn học, của các nhà phê bình, nha văn và độc gia khang định
vị trí xứng đáng của Nguyễn Minh Châu Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của
8
Trang 11Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
Nguyễn Minh Châu luôn được các thế hệ tìm tòi và nghiên cứu Nhưng chưa cónhững ý kiến lý giải mang tính hệ thống và toàn diện những đóng góp lớn laocủa Nguyễn Minh Châu Chúng tôi xin được góp một tiếng nói theo hướng
nghiên cứu này dé thêm một lần nữa tiếp tục khang định vai trò, vị trí, những
đóng góp của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tiến trình vận động đi lên củavăn học Việt Nam hiện đại nói chung và văn xuôi thời kỳ đôi mới nói riêng
4 Phương pháp nghiên cứu.
Hệ thống lý luận triết học Mác- Lê Nin là phương pháp luận chung của
luận văn.
Khi nghiên cứu một hiện tượng văn học cụ thể, chúng tôi đã vận dụng
những phương pháp khác nhau: Phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương
pháp hệ thống, phương pháp loại hình, phương pháp so sánh
5 Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dungcủa luận văn có kết cau gồm ba chương:
Chương 1 — Nguyễn Minh Châu — nhà văn chiến sĩ — người mở đường
cho một giai đoạn văn học mới.
Chương 2 — Những đột phá của nha văn Nguyễn Minh Chau trong tiến trình đổi mới tư duy nghệ thuật.
Chương 3 — Những đóng góp cách tân của Nguyễn Minh Châu trong
nghệ thuật văn xuôi tự sự.
Trang 12Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
Chương 1NGUYÊN MINH CHÂU- NHÀ VĂN CHIẾN SĨ-NGƯỜI MỞ ĐƯỜNG CHO MỘT GIAI ĐOẠN VĂN HỌC MỚI
1 Nguyễn Minh Châu- cây bút của mọi miền hậu phương- tiền tuyến
Chúng ta vẫn thường dành cho nhà văn Nguyễn Minh Châu một cái tên
gọi vừa giản di lại vừa gần gũi thân thương: nhà văn chiến sĩ Một người chiến sĩ luôn biết hoà mình vào trong mọi hoàn cảnh của đất nước và chọn cho mình một lẽ sống cao đẹp Lý tưởng tốt đẹp là điều mà ngòi bút đũng cảm của Nguyễn Minh Châu luôn hướng tới và thé hiện nó trên từng trang viết Cả
cuộc đời nhà văn gắn bó với quần chúng nhân dân với cách mạng Chính vìvậy, mà hơn ai hết, ông hiểu được cuộc sống của người dân, những tâm tưtinh cảm của họ, ngay cả đến những biến động nhỏ nhất trong tâm hồn họ;
hiểu được cuộc sống của người lính, của chiến tranh cách mạng Và đây cũng chính là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn và ngòi bút Nguyễn Minh Châu.
Nguyễn Minh Châu sinh ra trong một gia đình nông dân ở một vùng
quê rất nghèo của Miền Trung: làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An Cho đến sau này đi nhiều nơi trên đất nước mà Nguyễn Minh
Châu vẫn luôn bị ám ảnh bởi cái dữ dội, cái nghèo khó, cái hoang sơ của quê
hương mình Gắn bó máu thịt với làng quê, am hiểu sâu sắc cuộc sống của người dân quê mình cho nên Nguyễn Minh Châu đã có những tác phẩm thực
sự gây xúc động lòng người đọc với những trang viết nặng ân tình về làng quê ông Tiểu thuyết đầu tay Cửa sông của Nguyễn Minh Châu là một bức tranh
sống động, đầy 4p tam lòng yêu thương và cảm phục của nhà văn đối vớingười dân quê ông Những con người lam lũ nhưng chất phác và giàu lòng
yêu nước, yêu cách mạng va coi trọng đạo li.
Nguyễn Minh Châu đã dành cả cuộc đời mình để đi tới mọi miền của
đất nước, từ Nghệ An ra Hải Phòng, Điện Biên Phủ, đến Quảng Bình, Quảng
10
Trang 13Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
Trị, Đường Chín, Nam Lào Và gắn cuộc đời nhà văn với nhiều sự kiện cách
sơ mi trắng tươm, chiều hè đạp xe thong thả trên đường Thanh Niên Nhưng
ấn tượng nhất trong lòng bạn đọc với hình ảnh Nguyễn Minh Châu có lẽ
chính là một anh bộ đội.
Trong những năm chiến tranh, hoàn cảnh đất nước đã đưa nhà văn đến
gần gũi hơn với những người lính, với cách mạng Cũng chiếc ba lô trên vai,
Nguyễn Minh Châu lên đường tham gia các cuộc chiến Năm 1972, tiểu
thuyết Dau chân người lính của Nguyễn Minh Châu ra đời Trong tác pham
này chúng ta thấy có bước chân hành quân của sư đoàn đi trên “đường mòn
Hồ Chí Minh”, có trận đánh Khe Sanh nổi tiếng Tác phẩm là kết qua của những ngày đi thực tế, lăn lộn ở chiến trường của nhà văn Cái anh chàng tên
Khuê ấy là con người thực, “thuc đến nổi cho đến cái tên thực của anh ấy tôi
cũng đã chép luôn vào sách” [37, 95] Đó là một chiến sĩ gia đình làm nghề chạm bạc Phần lớn những điều mà nhà văn viết trong tác phẩm chính là do
được Khuê kể cho nghe Đó là con người thực mà nhà văn đã gặp trong số rat
đông những chang trai trẻ từng chen chúc nhau khoác súng di trong rừng
Trường Sơn Nhà văn tâm sự: “Tôi có kinh nghiệm mỗi chuyến đi thực tế
mình chỉ cần có được cái may mắn và vinh dự, cuộc đời trao cho mình lấy
một hai con người nhu thé ay, họ đã sang tac cho minh một nửa, lam hộ cai
công việc nặng nhọc, vat vả cho mình một nửa, họ như cái vạch noi gitta doi sống và nha văn” [37, 96].
Năm 1975, với cuốn số ghi chép trong tay, nhà văn Nguyễn Minh Châu
đã có mặt ở Huế, Sài Gòn và nhiều tỉnh phía Nam khi vừa được giải phóng
Hoà bình lập lại nhưng đất nước ta đang phải đối mặt với những khó khăn và phức tạp mới, phải giải quyết những hậu quả của chiến tranh dé lại trong đó
11
Trang 14Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
co sự gắn liền, thống nhất hai miền Nam, Bắc mà trước đó đã phát triển theo
hai hướng khác nhau Năm 1977, tiểu thuyết Miễn cháy của nhà văn ra đời là
kết quả của cuộc hành trình gian khổ ấy của nhà văn Trong Mién cháy, Nguyễn Minh Châu đã tập trung thé hiện cái thời điểm chuyển giao của đất
nước từ thời chiến sang thời bình, đặc biệt là sự biến đổi xã hội đang diễn ra
mạnh mẽ ở Miền Nam.
Năm 1983, tập truyện ngăn Người đàn bà trên chuyển tàu tốc hành rađời Trong một cuộc thảo luận do báo văn nghệ tổ chức, nha văn Nguyễn
Minh Châu đã tâm sự: “Saw chiến tranh, tôi đã di thực tế nhiêu lan, gặp nhiêu
đồng chí chỉ huy và chiến sĩ cũ chuẩn bị cho một cuốn tiểu thuyết mà bối cảnh
là cuộc chiến dau anh hùng ở thành cỗ Quảng Trị năm 1972 Nhưng khi bắttay vào làm thì song song với những vấn đề chiến tranh chống Mỹ, cái “đời
sống của ngày hôm nay” nó bat tôi phải quan tâm Chắc các đồng chí cũng
thấy những biểu hiện của lối sống, đạo đức và thậm chí là cả quan niệm sốngcủa những con người xung quanh ta- nhất là thanh niên- khiến chúng ta
không thé không quan tâm và lo lắng”.
Nhà văn dành nhiều trang viết của mình hơn cho giải đất Miền Trung
khói lửa Trong những ngày cuối đời gặp gỡ nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh, nha văn Nguyễn Minh Châu đã kê: “Nếu rời phật cho tôi sống, tôi sẽ viết về
cái làng Thơi của tôi Tôi có viết một it trong Manh dat tình yêu nhưng viết
còn lành quá Quê tôi làng Quỳnh Hải, thôn Kẻ Thơi, vùng Lạch Thơi, Lạch
Quen Dữ dội lắm Dân Lạch Thơi nhiễu nơi sợ vì chỉ có uong ruou va danh
nhau Rượu say, ngủ luôn ở bãi biển Mỗi đêm, những người đàn bà lại phải
di “nhặt” chong về Cả làng làm nghề chai lưới, chang học hành gì cả Tôi
còn nhớ ông Điểm moi khi say rượu, cởi truông nông nông, quan vat lên vai,
di vào trong xóm, lấy quan đánh chó Gặp ai cũng chửi tuốt Nhưng vớ phải
một mu bán banh da ở chợ làng con dit đội hon Mu tuột váy ra, lấy váy đánhvào mặt Lão Điểm phải thua Có người uống rượu say, lấy mảnh thuỷ tinh(dùng dé cạo tỉnh những thanh giang chẻ lạt) rạch ngang bụng, ruột xổ ra
Trẻ con chúng tôi lay rô đựng ruột cho ông ta, buộc lại rồi dua di bệnh viện.
12
Trang 15Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
Ông ta chết Có một chuyện cũng lạ: một anh đi biển gặp bão, chết ngoàikhơi xa, xác trôi về, cứ trôi quanh co theo con Lạch Thơi mà vào đến tận cửanhà minh mới dừng lại Mùa bão, sau mỗi trận bão, người làng lại khóc như
rỉ vì có người nhà chết ngoài biển Một cái làng vô học, thích ai thì nấy đúng,
chang biết phải trái gì cả Tôi hồi nhỏ cũng lười học, chỉ ham chơi LãoKhing là kiểu người dân làng tôi đấy Nếu còn sống, tôi sẽ còn viết tiếptruyện lão Khing ” [50] Trong Mảnh đất tình yêu, nhà van đã viết về quêhương, về mảnh dat đã sinh ra và che chở, nuôi dưỡng những con người lao
động và những chiến sĩ cách mạng Nhà văn miêu tả cuộc sống và số phận
từng con người, từng gia đình trong mối quan hệ với làng xóm, quê hương,
với vận mệnh của đất nước, với thiên nhiên gần gũi nhưng cũng rat dữ dan:
“Sau lưng tôi vẫn là sông, là phd, là nhà cửa và thôn xóm am cúng, là cuộc
song lâu đời và bat diệt của con người với những con sóng đời vô hình day
nghiệt ngã - và trước mặt tôi là biển, là đại dương cuông nộ luôn ghào thét và
de doa’.
Đúng như mong đợi, vào những ngày cuối năm 1987, đầu năm 1988,
Nguyễn Minh Châu về quê theo lời mời của huyện uỷ Quỳnh Lưu lấy tư liệu
và trở ra, ông bắt tay vào viết truyện vừa Phiền chợ Giái Khi biết được mình khó lòng mà chống lại được định mệnh, lúc lâm bệnh nặng nhà văn đã cô
gang dé viết tiếp 30 trang bản thảo nữa và hoàn thành truyện vừa Phién chợ
Giát Phiên chợ Giát là tác phâm được kết thúc trên giường bệnh khi nha văn
đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư máu ở viện Quân y 108 Và tác
phẩm được nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá là “một tuyệt tác của văn học hiện
dai” Trong Khách ở quê ra, Nguyễn Minh Châu viết về cái làng của lão
Khúng, một cái làng vừa cụ thê, lại vừa có ý nghĩa tượng trưng: “Làng anh, cái lang Khoi nửa biển nửa đông, sia chân từ trên tàu hỏa xuống, phải di gan
chục cây số về phía biển mới thấu và chỉ có một cách cuốc bộ ấy, nó có mộtsức nhai người ghê gớm Nó nghiên nát những con người ra rồi vắt nặn theo
cái hình thù đã có từ nghìn đời cua nó, roi bat những con người ay phải song
13
Trang 16Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
theo cái luật cũng đã coi từ nghìn đời nhưng không bao giờ viết thành văn
cua no” [8,396].
Nguyễn Minh Châu đã làm việc, đã viết, đã công hiến cho đến giâyphút cuối cùng của đời mình Một con người suốt cuộc đời lao động và sángtạo nghệ thuật Cho đến những ngày cuối cùng của đời mình trên giường
bệnh, nhà văn vẫn kê từng trang giấy lên trên chiếc gối để viết Nhà văn đã
dốc hết đến cả hơi thở cuối cùng của mình cho trang viết
Nguyễn Minh Châu là một tấm gương cho quá trình lao động nghệ thuật không mệt mỏi Sự ra đi của nhà văn là một sự mất mát to lớn đối với
nền văn học dân tộc Thật khó dé chúng ta có thể kể hết được hành trình nhọc
nhan của nhà văn chiến sĩ Nguyễn Minh Châu Nhưng những gi mà ông dé lại
rất xứng đáng dé chúng ta khâm phục
2 Đôi mới- khát vọng riêng của nhà văn và những yêu cầu chung của văn
học và thời đại
2.1 Đổi mới là một yêu cau tat yếu của Văn học Việt Nam sau năm 1975
Hình thành và tồn tại, phát triển trong hoàn cảnh chủ yếu là hai cuộc
kháng chiến, nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 đã gặp không ít
những khó khăn, trở ngại từ khâu sáng tác đến khâu tiếp nhận Hiện thực mà văn học quan tâm trước hết là những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, liên quan đến
vận mệnh của dân tộc, nhân dân Đời sống thế sự, riêng tư ít được quan tâm
thé hiện, nếu có thì cũng phải được nhìn nhận và đánh giá trên quan điểm
cộng đồng Chính vì vậy mà văn học thời chiến vẫn còn mang tính phiến diện
trong việc phản ánh đời sống Văn học kháng chiến thường lược quy cái sự đa
dạng, phức tạp của hiện thực đời sông vào những mô hình mang tính giảnđơn, quy phạm, vào những hướng giải quyết có tính công thức Xuất phát từ
đây mà văn học kháng chiến luôn có sự đề cao bút pháp hiện thực, tái hiện đời
song trong dạng thức giống như nó tôn tại Việc coi trọng yêu cầu phục vụ kịp
thời những nhiệm vụ chính trị nhiều khi cũng dẫn đến lối viết minh họa giản
đơn.
14
Trang 17Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
Nền văn học kháng chiến phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc
biệt, khi cả dân tộc đang phải dén tat cả tinh thần, sức lực va của cải vào cuộcchiến dau cho độc lập tự do, thống nhất đất nước Vì vậy, lẽ tất yếu là văn học
phải hướng vào những mục tiêu, nhiệm vụ cao cả của dân tộc Nền văn học
thời kỳ này đã đáp ứng được những yêu cầu của lịch sử Văn học cách mạng
đã có tác dụng to lớn trong việc thức tỉnh, động viên, truyền thêm sức mạnh
và niềm tin cho nhân dân trong hai cuộc kháng chiến Dé là nguồn cô vũ vôcùng to lớn đối với cả dân tộc
Sau năm 1975, trong những điều kiện mới của lịch sử- xã hội, nền văn
học cũng chuyền sang một giai đoạn mới Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, giải phóng Miền Nam thắng lợi đã mở ra một thời kỳ mới cho đất nước, thời kỳ hoà bình độc lập tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, đem đến cho
cuộc sống và con người Việt Nam một làn gió mới
Nền văn học dan tộc gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của đất nước Chính
vì vậy ma khi đất nước được hoà bình trở lại thì nền văn học cũng dần chuyển
sang một thời kỳ mới với những đặc điểm và quy luật vận động khác trước Căn cứ vào tình hình lich sử văn học, chúng ta có thé chia văn học thời kỳ này thành hai giai đoạn Giai đoạn thứ nhất từ năm 1975 đến 1985, giai đoạn thứ hai từ năm 1986 đến 2000 Giai đoạn đầu là chặng đường chuyền tiếp của văn
học từ thời chiến sang thời hậu chiến, giai đoạn hai gan liền với công cuộc đôi
mới của đất nước, đối mới văn hoc.
Sau năm 1975, cả nước đón nhận niềm vui chiến thắng với tinh thần
hào hứng, phan khởi Thế nhưng đời sống nhân dân còn biết bao khó khăn,
đất nước vẫn còn nhiều thử thách Sau ngày chiến thắng, đất nước phải đối
đầu với những thử thách mới Những di hoạ của chiến tranh còn để lại mà chúng ta không thể giải quyết trong ngày một ngày hai, đạo đức nhân cách
con người bị xuống cấp hàng loạt những vấn đề được đặt ra Cả nước chúng
ta bắt tay chung sức khắc phục những hậu quả mà chiến tranh đã dé lại đồngthời ra sức xây dựng cuộc sống mới vừa mới bat đầu còn biết bao bộn bề và
phức tạp.
15
Trang 18Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
Là một hình thái của ý thức xã hội, văn học đòi hỏi cũng phải nhanh
chóng chuyển mình dé phản ánh kịp thời những đổi thay đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ của cuộc sống mới Tình hình xã hội cũng đã đặt ra những yêu cầu mới về mọi mặt trong đó có văn hóa văn nghệ nói chung và văn học nói riêng.
Thế nhưng, văn học thời kỳ này cũng chưa thể bắt kịp ngay với những yêucầu của cuộc sống mới Trong bài nói chuyện với văn nghệ sĩ trên báo vănnghệ số ngày 17/10/1987, Tổng Bi Thư Nguyễn Văn Linh đã nhận xét về tình
hình văn học lúc đó như sau: “7i có cảm giác trong hơn mười năm qua (từ
khi nước nhà thong nhất cả nước di vào chủ nghĩa xã hội), so với hai cuộc
kháng chiến trước đó, thành tựu văn học của chúng ta còn nghèo”
Vào đầu những năm 80, đất nước ta rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tếtrầm trọng Sự khủng hoảng của nền kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi
lĩnh vực của đời sống, văn hoá xã hội, trong đó có văn học Một thời kỳ mà xã
hội có nhiều biến động đã đây không ít văn nghệ sĩ rơi vào một sự chao đảo,không giữ vững lập trường, bối rối trên con đường lựa chọn cho mình một
phương hướng sáng tác Như nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận xét đây chính là
một “khoảng chân không trong văn học)”.
Vượt qua những khó khăn của cuộc khủng hoảng, từ năm 1986 nước ta
thực sự bước vào một công cuộc đôi mới toàn diện Tại Đại hội lần thứ VI
(1986), Đảng và Nhà nước ta đã xác định đường lối đổi mới toàn diện Nghị
quyết 05 của Bộ chính trị và cuộc gặp gỡ của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh
với giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987 đã mang đến cho nền văn học nghệ
thuật nước nhà một hơi thở mới Đó là nguồn động viên và khích lệ tinh thần
lớn lao đối với nền văn học nói chung và bản thân những nhà văn nói riêng
Xuất phát từ thực tiễn đất nước về cả đời sống xã hội và văn hoá mà nhu cầu đổi mới văn học cũng diễn ra mạnh mẽ Van học phải thay đôi dé bắt
kip với hiện thực cuộc sống mới và đáp ứng nhu cầu mới của bạn đọc Nhữngquan niệm và cách tiếp cận hiện thực cũ đã tỏ ra không còn phù hợp với hiệnthực mới nữa Nhu cau, thị hiếu thâm mỹ của người đọc đã thay đổi Chính vì
16
Trang 19Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
vậy mà văn học muốn tổn tại, phát triển thì phải vận động theo xu thế chungcủa đất nước
Sau năm 1975, đất nước chúng ta chuyên sang một nền kinh tế
mới-nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, xu
hướng đô thị hoá ngày càng được mở rộng, đời sống con người được nângcao cả về vật chất lẫn tinh thần Trình độ nhận thức, nhu cầu thưởng thức vănhoá văn nghệ của nhân dân cũng có nhiều đổi thay Khi đã có đời sống vật
chất, con người ta lại muốn làm giàu, làm phong phú thêm cái đời sống tinh thần của mình Họ không chỉ quan tâm đến những sự kiện lớn của đất nước,
ôn lại lịch sử mà họ còn quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống thường nhật, đến
mỗi cá nhân và từng số phận con người Họ chú ý nhiều hơn đến đời sống
riêng tư Bởi hơn lúc nào hết, khi đất nước còn chiến tranh, con người ta dành
cả cuộc đời mình cho đất nước, dân tộc, thì giờ đây khi đất nước đã hoà bình,
họ có điều kiện, có thời gian để chăm chút cho cuộc sống riêng của mình Đócũng là điều dé hiểu Chính vì vậy mà văn học đã phải đổi mới Văn học phải
có một sức khái quát lớn, hiện thực cuộc sống phải được khai thác ở cả bề
rộng và chiều sâu dé đáp ứng được nhu cầu bạn đọc Sự thay đôi về thị hiểu
thầm mỹ của bạn đọc cũng chính là một động lực mạnh mẽ thúc đây các nhà
văn trên con đường sáng tạo nghệ thuật.
Trước hiện thực xã hội và sự thay đổi thị hiếu thẩm mỹ của bạn đọc, một số nhà văn có ý thức, có trách nhiệm với đất nước mà đặc biệt là với nhu
cầu đổi mới văn học đã trăn trở, lặng lẽ tìm cho mình con đường đôi mới, dé
góp tiếng nói vào công cuộc đổi mới nền văn học dân tộc Nhiều nhà văn đã khẳng định tên tuổi của minh bang các tác pham cụ thé Như chúng ta đã có
Vũ Tú Nam với Sống với thời gian hai chiêu; Chu Văn với Sao đổi ngôi; Nguyễn Khải với Cha và con và ; Bùi Hiển với Tam tưởng Chúng ta lại có thêm một loạt những tiêu thuyết như Thoi gian của người, Gặp gỡ cuối năm
của Nguyễn Khải; Lê Luu với Thời xa vắng; Ma Văn Kháng với Mưa mùa
hạ, Mùa lá rụng trong vườn; Nguyễn Minh Châu đã có Miễn cháy, Lửa từ
những ngôi nhà, có thêm Những người đi từ trong rừng ra, các tập truyện
17
Trang 20Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
ngắn như Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau Bêncạnh đó là một thế hệ các nhà văn trẻ nhưng đã góp cho nền văn học dân tộc
những tác phẩm có giá tri Như Nguyễn Mạnh Tuan với Đứng trước biển, Cù lao tram, Nguyễn Trí Huân với Chim én bay, Dương Hướng với Bến không
chồng: Bảo Ninh với Thân phận tình yêu; Chu Lai với An mày di vãng vànhiều truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Huy Thiệp Tất cả đã góp phần tạo
nên một diện mạo mới cho văn học.
Văn học Việt Nam từ khi đổi mới đã mở rộng va dao sâu sự khám phá hiện thực và con người trong tính đa dạng, phức tạp và luôn biến động trong
xu thế dân chủ hoá và thức tỉnh ý thức cá nhân, tinh thần nhân bản Văn học
đã mở ra một giai đoạn mới với nhiều thành tựu mới Văn học đã có sự đôi
mới đầu tiên ngay trong quá trình nhận thức, trong phương thức tiếp cận hiện
thực, trong khuynh hướng sáng tác, cả trong thi pháp thé loại Văn học sau
năm 1975, nhất là từ thời kỳ đôi mới đã đi bước tiếp xa hơn trên con đường
hiện đại hoá nền văn học dân tộc, để hoà nhập sâu rộng hơn vào tiễn trình văn học thế giới.
2.2 Khát vọng tự doi mới của nhà văn Nguyễn Minh Châu
Trong cái nên chung của sự đôi mới nền văn học thì sự tự đôi mới từ phía bản thân các nhà văn quả là rất đáng quý, đáng trân trọng biết bao Nhà
Văn Nguyễn Minh Châu là một tam gương tiêu biéu cho quá trình tự đổi mới
Nguyễn Minh Châu tự làm mới mình và góp phần vào sự đổi mới của nền văn
học một cách âm thầm mà vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt và triệt dé, không chỉ
trong sáng tác mà biểu hiện ở ngay cả trong tư duy nghệ thuật của nhà văn.
Nguyễn Minh Châu được đánh giá là “người mở đường tài năng và tinh anh
nhất”, là người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học.
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu không chỉ được ghi dấu ở
những tác phẩm văn chương mà ông còn viết khá nhiều tiêu luận phê bình Ở
lĩnh vực phê bình, chúng ta nhớ đến ông không chi ở số lượng những bai viết
hay ông là nhà văn đã được nhận những giải thưởng về lý luận phê bình Mà
chúng ta nhớ đên ông, nên lý luận phê bình văn học nước nhà nhớ đên ông,
18
Trang 21Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
ghi nhớ công lao của ông chính là bởi tinh thần đổi mới của ông Nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới han sẽ mãi mãi ghi nhận tiêu luận phê bình Hay
đọc lời ai diéu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ của nhà văn Nguyễn
Minh Châu Thời văn nghệ minh hoa đã qua rồi thế nhưng lời ai diéu của nhà
văn như vẫn còn vang mãi cho đến ngày hôm nay Bởi ở đó là cả một nhâncách trung thực và đũng cảm của nhà văn Nguyễn Minh Châu- người đi đầumạnh đạn đấu tranh cho sự nghiệp đổi mới của văn hoc Và ở đó là cả một
cảm quan văn học nhạy bén của nhà văn đã nhận thức được sự tất yếu của một tiễn trình của nền văn học dân tộc.
Trong những bài tiểu luận phê bình, Nguyễn Minh Châu đã đề cập đến
mọi phương điện của quá trình sáng tác và đời sống văn học Tìm hiểu những
tiêu luận phê bình của ông chúng ta bắt gặp trong đó hình ảnh một nhà văn —
một người chiến sĩ đầy ý thức trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc
sống, vận mệnh dân tộc Và ở đó là cả những suy tư trăn trở của nhà văn
Nguyễn Minh Châu là nhà văn thuộc lớp nhà văn bắt đầu cầm bút từ những năm Miền Bắc hoà bình và xuất hiện trên văn đàn trong thời kỳ chiến
tranh chống Mỹ Trong thế hệ đó, Nguyễn Minh Châu là người cảm nhận
được sớm nhất, sâu xa nhất những yêu cầu cấp bách của công cuộc đổi mới toàn điện: đổi mới đất nước, đổi mới xã hội, con người va đổi mới văn
học Vào cái thời điểm mà đất nước, xã hội, con người, văn học đang có
những sự chuyên biến phong phú và vô cùng phức tạp ấy cũng chính là những
thách thức đối với các nhà văn Thế nhưng nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đi
vào con đường đó bằng một sự lặng lẽ, âm thầm, khiêm nhường nhưng cũng
rất kiên định và đũng cảm Nhà văn đã bước những bước đi chậm rãi nhưng
lại rất chắc chắn Nguyễn Minh Châu không ồn ào mà lặng lẽ đi tiên phong trên con đường đổi mới Với Nguyễn Minh Châu đổi mới trước hết phải là sự
tự đối mới chính mình Nên con đường đi dù có nhiều chông gai, trắc trở thì
nhà văn cũng đã rất đũng cảm đi tiên phong
Nhà van đã rất đũng cảm phát biéu những suy nghĩ, trăn trở, tìm tòi của
minh qua các bai tiêu luận phê bình từ khi dat nước còn chiên tranh và lại
19
Trang 22Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
càng bộc lộ mạnh mẽ hơn cái tâm huyết của mình sau khi đất nước hoà bình
trở lai.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn đã dũng cảm gợi ý tư tưởng đánh giá lại
giai đoạn văn nghệ minh hoạ Nhà văn đã sớm nhận ra và ý thức được những
mất mát, thiệt thòi to lớn của một nền văn nghệ minh hoạ mà chính một thời
nhà van đã tham dự Nhà văn đã thăng thắn đánh giá: “mdy chục năm qua, tự
do sáng tác chỉ có đối với lỗi viết mình hoạ, với những cây bút chỉ quen vớicông việc cài hoa kết lá, von mây cho những khuôn khổ đã có san, cho chữ
nghĩa những văn bản vốn đã có sẵn mà chúng ta quy cho day là tat cả hiện
thực đời sống đa dạng và rộn lớn Nhà văn chỉ được giao phó công việc nhưmột cán bộ truyền đạt đường lối, chính sách bằng hình tượng văn học sinhđộng” [37, 130-131] Và “That thiệt to lớn nhất của văn nghệ minh hoạ cua ta
là từ day những nhà văn đánh mat cdi dau và những tác phẩm văn hoc đánh
mat tinh tư tưởng” [37, 132]
Nhưng khi hoà bình lập lại, quan niệm văn học đã được đổi mới thì đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà văn được tự do sáng tác, được thê hiện
chính kiến, lập trường của minh , các nhà văn “quyết tâm làm mới lại mình
với thái độ chân thành, xởi Idi, cởi mở, dé cùng nhau xây dựng một giai đoạn
văn học và văn nghệ moi” [37, 137].
Cùng với những sự giằng xé trong tâm can là những kinh nghiệm và cả
những nhận thức của người đã từng đi qua chiến tranh là những động lực
thôi thúc nhà văn Nguyễn Minh Châu tự mở một lối đi cho mình trên con
đường sáng tạo nghệ thuật Nhà văn đã dé ra nhu cầu đôi mới cho cả một thé
hệ nhà văn Dù con đường đi có nhiều gập ghénh, chông gai, trắc trở, Nguyễn
Minh Châu đã lặng lẽ tự đổi mới chính mình nhưng ông không hé bị cô đơn Cùng với ông còn có nhiều nhà văn như Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn
Khải, Chu Văn Cùng với các nhà văn này Nguyễn Minh Châu đã thắp lên
lòng nhiệt tình đi tìm kiếm chân lý và dự báo cho sự tự đổi mới của nền văn
học Việt Nam hiện đại.
20
Trang 23Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
Đối với một nền văn học nói chung và với mỗi người nghệ sĩ, mỗi nhà
văn nói riêng, bao giờ cũng vậy, ý thức nghệ thuật và sáng tác luôn có một
mối liên hệ khăng khít và tác động qua lại lẫn nhau Ý thức nghệ thuật chính
là nhân tố cơ bản chi phối và thúc đây sự vận động của quá trình sáng tạo văn học Tìm hiểu, nghiên cứu tiêu luận phê bình của nhà văn Nguyễn Minh Châu
là chúng ta đi sâu vào tìm hiểu sự vận động và đổi mới trong ý thức nghệthuật của nhà văn Tạo nên một cơ sở vững chắc dé chúng ta đi lý giải những
thành công trong sáng tác của nhà văn Sự vận động và phát triển của một nền văn học chịu sự quy định của rất nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan trọng tác
động trực tiếp và có tính chất quyết định chính là ý thức nghệ thuật của nhà
văn Đó là hệ thống những quan niệm của nhà văn về con người, về nguyên
tắc tiếp cận và phản ánh cuộc sống, về đề tài, chủ đề, cảm hứng, nghệ thuậtbiểu đạt văn xuôi tự sự
Với những gì mà Nguyễn Minh Châu đã nói, đã viết, đã đề lại, chúng ta
có đủ tự tin để khăng định được những đóng góp có giá trị lớn lao mang ý
nghĩa khái quát, mở đường của Nguyễn Minh Châu với những cách tân nghệ
thuật độc đáo cho một giai đoạn văn học mới Và đưa nền văn hoc nước nhà
hội nhập và có vị trí xứng đáng trong nên văn học thế giới đương đại.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã có lần viết: “Trước cái chết
của một nhà văn, người ta thường nghĩ đến sự bat tử của người cam bút Thời
gian sẽ vùi lấp tất cả nếu như người nằm xuống không để lại chút gì đó trong
lòng người đọc” Nhà văn Nguyễn Minh Châu của chúng ta giờ đây không
còn nữa nhưng những gì mà ông đã để lại thật có ý nghĩa lớn lao Nguyễn Minh Châu xứng đáng “là người kế tục xuất sắc những bậc thây của nên văn
xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rõỡ cho những cây but trẻ tai
năng sau này” (Nguyễn Khải).
21
Trang 24Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
Chương 2NHỮNG ĐỘT PHÁ CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN MINH CHÂUTRONG TIÊN TRÌNH ĐỎI MỚI TƯ DUY NGHỆ THUẬT
1 Quan niệm nghệ thuật mới mé về con người.
Van học là nhân học — nhận định của M.Gorki như còn vang vọng mãi
như một mệnh lệnh sáng tạo Quả đúng là như vậy Ở bất kỳ một giai đoạn, một thời kỳ hay một nền văn học dân tộc nào chúng ta đều thấy con người vẫn là trung tâm của mọi sự tìm kiếm, khám phá và sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Chúng ta đánh giá tầm vóc, ý nghĩa của một nền văn học không chỉ phụ thuộc vào mục đích phục vụ và lý tưởng cua nó ma còn phụ thuộc rất nhiều vào cách tiếp cận, tìm hiéu và sáng tạo hình tượng con người.
Văn học Việt Nam trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của nó vẫn
luôn là một sự vận động, tìm tòi đôi mới không ngừng Những đổi mới của văn học Việt Nam từ sau năm 1975 có thể nhận thay trén nhiéu binh dién va
cấp độ khác nhau Nhưng ở trung tâm và chiều sâu của những biến đổi ấy
chính là sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người và sự hình
thành những quan niệm nghệ thuật mới về con người.
22
Trang 25Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
Trong nền văn học kháng chiến đó là sự phát hiện và sáng tạo con
người quần chúng, con người cộng đồng, con người tập thể Được phát triển
trong điều kiện hoà bình, nền văn học Việt Nam từ sau năm 1975 vừa kế thừa những nguyên tắc truyền thống, đồng thời cũng mở ra những bình diện mới
trong sự thể hiện, lý giải con người Quan niệm về con người trong văn học
thời kỳ đổi mới mang tính thống nhất của nền văn học dân tộc trong toàn bộ
quá trình vận động và phát triển nhưng cũng mang những nét đặc trưng riêng
của thời kỳ văn học sau năm 1975.
Ở thời kỳ này con người mới đã được thé hiện ở trên nhiều phương
diện mới Con người được nhìn ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi
mỗi quan hệ: con người với xã hội, con người với lịch sử, con người của gia
đình, con người với những người khác và với cả chính mình Con người cũng
được các nhà văn khám pha, soi chiếu ở nhiều bình diện và nhiều tầng bậc: ý
thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng,khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con
người trong tính nhân loại phổ quát Con người xuất hiện trong sự đan cài,
chen lẫn, giao tranh giữa bóng tối và ánh sáng, giữa “rồng phượng lẫn rắn
rết, cao cả và thấp hèn Và điều mà các nhà văn đều hướng tới chính là dé hiểu biết con người hơn và luôn chú ý đến sự thức tỉnh khả năng tự nhận thức
của con người, dé hướng con người đến cái thiện, cái đẹp và sự hoản thiện về
nhân cách.
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn đầu tiên được ghi nhận
ở sự chuyền biến trong quan niệm nghệ thuật về con người trong thời kỳ đôi
mới của văn học Việt Nam hiện đại Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh
Châu cũng gắn liền với những quan niệm về con người Nhà văn lấy con người làm tâm điểm sáng tác và khang định cốt lõi của văn học là con người.
Và ông cũng đã nói thang nói thật điều này trong tập tiêu luận phê bình Tranggiấy trước đèn: “ Văn học và đời sống là hai vòng tròn đông tâm- mà tâmđiểm là con người?” [37, 111]
23
Trang 26Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
Tìm đến con người, các nhà văn của mọi thời đại đều tiếp cận giải mãcuộc đời con người theo những cách riêng khác nhau Nhưng đều có chungmột mục đích là dé hiểu con người hơn, hướng con người đến sự hoàn thiện
hơn, nhân bản hơn Là một nhà văn chân chính, Nguyễn Minh Châu chủ
trương đưa văn học trở về với những quy luật vĩnh hăng của cuộc sống conngười Ông lay đời tư và bản chất bên trong của từng cá nhân con người làmđiểm xuất phát và là chuẩn mực để định giá thế giới Như nhà triết học Nga
nồi tiếng Berdiaep đã từng nói: “Theo bản chất nội tại của nó, mỗi con người cũng là một thé giới lon, một vũ trụ vi mô, trong đó phản ánh và tôn tại toàn
bộ thé giới hiện thực và tắt cả những thời đại lịch sử lớn chỉ trong chiều sâucủa chính mình, con người moi co thể tìm thấy một cách thật sự chiễu sâu củacác thời đại bởi vì chiều sâu của các thời đại là những tang lóp bí ẩn thâm
kín nhất ở ngay trong con người, những tang chỉ bị che khuất, bị day lùi sang
bình điện thứ hai, thứ ba do sự hạn hẹp của y thức”.
Bằng ý thức, lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút Nguyễn
Minh Châu đã mạnh dạn chỉ ra thực trạng của nền văn học thời chống Mỹ.
Bên cạnh những thành công thì nền văn học cách mạng đã chủ yếu được viết
băng cảm hứng ngợi ca nên con người được miêu tả thường phiến diện- con người thường quá “ xấu” hoặc quá “tốt” Và Nguyễn Minh Châu cũng đã nhận ra điều ấy ngay trong chính những tác phẩm thời chống Mỹ của ông Trong kháng chiến, con người trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu thường
xuất hiện với một chiều tốt đẹp, có nhân cách cao thượng Vẻ đẹp của những
con người ấy khiến chúng ta ai ai cũng khát khao, mong muốn được một lần ngắm nhìn, được chiêm ngưỡng Như Nguyệt trong Manh trăng cuối rừng, như Khuê, Lữ trong Dấu chân người lính
Nhưng con người thật trong cuộc sống của chúng ta thì không hề đơn
giản Và Nguyễn Minh Châu cũng đã sớm nhận ra rằng, cần phải thay đôi
cách nhìn một chiều, giản đơn về con người Thay bằng cách lý tưởng hoá
con người, nhà văn đã nhìn nhận con người trong tính toàn diện, đa dạng,
phức tạp của nó Ong đã đi vào các sô phận, các tính cách, tìm đên các noi
24
Trang 27Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
niềm riêng tư, sâu kín trong tâm hồn mỗi con người Ông hiểu rằng trong bản
chat con người có cả tốt lẫn xấu, cả “rồng phượng lẫn rắn rét” Và NguyễnMinh Châu đã thực sự làm một cuộc chuyên đôi lớn lao trong quan niệm vềcon người Ông đã đi từ hướng ngoại đến hướng nội, từ số phận cộng đồngđến số phận cá nhân và đi sâu vào bản chất sâu kín của mỗi con người Vàtrong suốt cuộc đời cam bút của mình nhà văn đã cô gắng dé “khám phá ra tat
cả những cái gì khó nắm bắt nhất, xảy ra nơi cái thế giới bên trong conngười” [31, 108], “phải có sự khám phá mới về con người và xã hội, khám
phá thay trong cdi tiêu cực, cải xa doa một van dé gi đó mới”.
Đề nhà văn viết lên những tác phẩm thực sự có ý nghĩa, thực sự có giá
trị về con người, một điều rất quan trọng đó là tắm lòng, trái tim yêu thương
của nhà văn dành cho con người Như nhà văn đã từng tâm sự: “Người viết
nào cũng có thể có tính xấu nhưng tôi không thể nào tưởng tượng nổi nhà văn
lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêuthương con người Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan
say mê, vừa là một noi dau don, khắc khoải, một mối quan tâm thưởng trực về
số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình Cân giữ cái tình yêu
lớn ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nổi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng
tinh than và đứng vững được trước cuộc sống” [37, 111] Va hơn bat cứ thứ
gi, trong sâu thăm tam lòng đôn hậu của nhà văn luôn cháy lên một niềm tin
tha thiết, mãnh liệt vào con người và mong muốn làm sao cho con người và
cuộc sống của con người ngày một được tốt đẹp hơn.
1.1 Kham pha ban chất bên trong của con người
1.1.1 Sự tha hoá, biến chất về đạo đức và nhân cách của con nguoi.
Nguyễn Minh Châu là người luôn di tìm cái đẹp, hướng tới cái dep dé
khẳng định cái đẹp, cái chất thơ của cuộc sông nhưng nhà văn không thi vihoá cuộc sông, không dễ dãi dé nhìn cuộc sống một chiều Với nhà văn ônghiểu rằng cuộc sống không phải bao giờ cũng là tốt đẹp, là thảm hồng trên
đường đi, mà cuộc sông luôn có cả những phân lộ ra bên ngoai va cả những
25
Trang 28Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
phần còn chìm khuất Cuộc sống có cả bóng tối và ánh sáng, có cả âm vàdương và xã hội thì đầy những biến đổi thăng trầm Cuộc sống thì phức tạp
mà ở đó con người phải đấu tranh dé tồn tai, dé sông, dé dành lay cai thién va
ánh sáng Nhưng chính trong cuộc dau tranh ấy, ban chất con người lại bộc lộ
biết bao điều, tốt có, xấu có, thiện có và ác độc cũng có Trong cuộc sống mới
đầy những lo toan bộn bề thì những mặt trái của xã hội lại được bộc lộ rõ nét
hơn bao giờ hết Đất nước hoà bình nhưng lại lâm vào những thử thách không
kém phần ác liệt so với những năm chiến tranh.
Là người gần gũi với cuộc sông, gắn bó đời sống của mình với nhân
dân, nhà văn Nguyễn Minh Châu hiểu hơn ai hết những gì đang diễn ra củađời sống xã hội cũng như con người Và ông đã mạnh dạn hướng ngòi bút củamình vào vấn đề về sự tha hoá biến chất về đạo đức và nhân cách của con
nguoi Dé từ đó nha văn lôi ra những mặt trái của xã hội, dé cảnh tỉnh và thức
tinh lương tâm ở mỗi một con người Bởi với sự từng trải trong cuộc sống
Nguyễn Minh Châu chiêm nghiệm được một điều rằng: “nhiing biểu hiện của lỗi song đạo đức và thậm chi là cả quan niệm sống của những người xung
quanh ta- nhất là thanh niên- khiến chúng ta không thể không quan tâm và lo
lắng Tôi nghiệm thấy mỗi lan đất nước chuyển từ chiến tranh sang hoà bình, chúng ta lại phải đặt ra van dé chong chủ nghĩa cá nhân Nhưng so với lan
hoà bình năm 1954 thì cái lần hoà bình sau 1975 nay, điện mao của chu
nghĩa cá nhân nó to hơn Tôi nghĩ rằng chúng ta đang song trong một thời kỳ
mà con người Việt Nam chưa bao giờ đạt đến tầm vóc lớn lao như vậy
Nhưng bên cạnh đó, cũng thấy những gì nằm trong tính cách và tâm lý con
người hiện nay đã tạo nên cai mà chúng ta thường gọi chúng là tiêu cực xã
hội” [37,100] Và nhà văn đã quyết tâm dùng ngòi bút của mình “tham gia tro lực vào cuộc giao tranh giữa cái tốt và cái xấu bên trong mỗi người, moi cuộc
giao tranh không có gì ôn ào nhưng xảy ra từng giờ từng ngày và khắp mọilĩnh vực đời sống” [37, 100]
Những cái mà chúng ta gọi là “tiéu cực xã hội” nó có thé len lỏi vào
cuộc sông cua bat cứ ai, bat cứ lúc nao và ở bat cứ đâu Nó đặt ra cho mọi
26
Trang 29Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
người những điều cần phải quan tâm và là những vấn đề cấp bách cần được
giải quyết Đi sâu vào tìm hiểu bản chất bên trong của con người, Nguyễn
Minh Châu quan niệm rằng: “Mỗi truyện ngắn tôi nêu ra một trường hợp cụ thé và xen vào mạch kể chuyện, tôi bàn bạc về quan niệm sống hoặc báo động
một điêu gi” [37, 100] Nhưng đối với chính bản thân nhà văn, đó cũng không
phải là một công việc dé dàng, không thé là ngày một ngày hai Cuộc chiến
tranh chống quân xâm lược khó khăn, gian khổ, khốc liệt nhưng cuộc chiến
trên mặt trận đạo đức có lẽ là gian khổ hơn rat nhiều Nhưng làm được điều gì
đó cho xã hội tốt đẹp hơn cũng là niềm hạnh phúc của nhà văn Với Nguyễn
Minh Châu “niém hạnh phúc lớn nhất và cũng đông thời là cái diéu khổ ảinhất tran đời của một anh cam bút xưa nay vẫn là công việc khám phá ra tất
cả những cdi gì khó nắm bắt nhất xảy ra nơi cái thé giới bên trong con
như Mua mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn cua Ma Văn Kháng, Cu lao tram
của Nguyễn Mạnh Tuan, Sao đổi ngồi của Chu Văn, Sống với thời gian hai
chiéu của Vũ Tú Nam, Thời xa vắng của Lê Luu Với Nguyễn Minh Châu
thì vấn đề đạo đức thế sự không phải là một vấn đề mới trong sáng tác của ông sau năm 1975 Thế nhưng nó đã được xuất hiện trong một diện mạo mới, được thé hiện rõ nét hơn rất nhiều qua Bức Tranh, Miễn cháy, Lửa từ những
ngôi nhà, Cơn giông, Mùa trái cóc ở Miễn Nam
Trong Mua trải cóc ở Miễn Nam xuất hiện hình ảnh Toàn — Một cán bộ
đoàn đã hoàn toàn thoái hoá, biến chất, trở thành một con người ích kỷ, tàn
27
Trang 30Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
nhẫn không còn tình người, không còn khả năng xúc động ngay cả khi gặp lại
mẹ mình sau hon hai mươi năm xa cách Bản chất của Toàn được thé hiện ra
không chỉ bằng lời nói, hành động mà còn ở ngay cả thái độ của anh đối với
mọi người Với những người bạn, Toàn cũng tỏ ra khá kiêu hãnh và lạnh lùng.
Và điều quan trọng, đáng chú ý hơn cả ở Toàn chính là thái độ, là tình cảm
anh dành cho người mẹ của mình Sau hơn hai mươi năm xa cách ngỡ tưởng
khi gặp lại mẹ mình Toàn sẽ xúc động, tràn ngập trong niềm yêu thương hạnh
phúc của tình mẫu tử Ấy vậy mà khi gặp lại mẹ mình Toàn tỏ một thái độ
€
hoàn toàn khác Một thái độ dửng dưng đến chai cứng của Toàn “ Toàn
ngôi yên, mười ngón tay theo thói quen không ngừng mân mê chùm chìakhoá, nét mặt thờ ơ và nghiêm khắc Có một lúc có lẽ một vai hôi tưởng quákhứ nào đó chất ra từ trái tim đã hoá thép khiến nét mặt Toàn lộ ra một chút
xúc động, một cảnh tay nặng nhọc đưa lên ngang lung người mẹ nhưng cai
cánh tay y như đã cắt rời khỏi cơ thể Toàn, nằm thong thượt giữa đường sónglưng của người mẹ già một lúc rồi tự nhiên rơi thong xuống” tồi “anh đến
dung sau lung bà mẹ với một động tác hơi khoa trương, vòng hai cảnh tay dai
ôm lấy ngang lưng mẹ hoi lâu một cách thật thắm thiết” Và khi “xong mọi
việc đâu day anh dua ban tay lên vội vàng vuốt lai mái tóc đã bi làm rồi bù sau khi vuốt lại những sợi tóc ở một bên thái dương xong thấy những ngón
tay won ướt, dang dua mấy ngón tay ấy lên mũi ng” Tác giả đã miêu tả thật
tỉ mi, thật chi tiết mọi cử chỉ của Toàn dé người đọc như được chứng kiến thật
rõ nét, thật cụ thé cái tâm hồn khô cứng, vô cảm đến tàn nhẫn của Toàn Cảnh
tượng đó có ai nhìn mà không nhức nhi, xót xa Nhà văn Nguyễn Minh Châu
đã đau đớn mà phải thốt lên rằng: “ Hỡi ười dat, đã có ai trên đời này nhìn
thấy đứa con đang ngửi giọt nước mắt của người mẹ” Chúng ta xót thương
cho người mẹ tội nghiệp va trách một đứa con tàn nhẫn Một người con lúc
nào cũng nhắc đến khuôn mẫu, phép tắc trong quân ngũ ấy vậy mà lại đánh
rơi hay quên di mất cái dao lý làm con Dù răng Toàn cũng có lý do dé oán
trách người mẹ khi bà đã bỏ anh mà đi theo một người đàn ông khác Nhưng Toàn đã thật tàn nhẫn đôi với người mẹ đã sinh ra anh và suốt cuộc đời mang
28
Trang 31Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
nặng trong lòng tình yêu thương con vô hạn và như mang một tội lỗi với con.
Vậy điều gì đã làm Toàn biến chất, xuống cấp về đạo đức như vậy? Phải
chăng có thé đó là một sự hiểu biết còn rất hạn hẹp của Toàn về cuộc song, vé
tình người Cái điều mà khi bước ra khỏi cuộc chiến tranh nhiều người chưa ý thức được để kịp trang bị cho bản thân mình Hay trong chính mỗi con người,
ở trong Toản cũng còn có những mặt chưa hoàn thiện.
Có nhiều lý do dé chúng ta có thé biện minh cho Toàn Thế nhưng với
những gì mà nhà văn đã thé hiện trong nhân vật Toàn, Nguyễn Minh Châu đã báo động cho cả xã hội một vấn đề lớn lao về đạo đức, nhân cách, về sự tha
hoá biến chất của con người Mà hăn những người có lương tâm, trách nhiệmvới cuộc sông, với xã hội không thể không quan tâm, không thê ở ngoài cuộc
mà đứng nhìn.
Trong Con giông, Nguyễn Minh Châu lại khai thác sự tha hoá biến
chất của con người ở một góc độ khác Đó là sự phản bội lại cách mạng, phảnbội lại Tổ quốc của một người lính Đó là Quang
Nói về sự phản bội có lẽ cũng không còn là một điều gì mới mẻ trong
văn học Việt Nam Tuy nhiên sự phản bội của con người cũng được văn học
biểu hiện khá đa dạng với nhiều sắc diện khác nhau Lịch sử dân tộc ta đã ghi dấu bao cái tên như một minh chứng Như vua bù nhìn Lê Chiêu Thống bán
nước, hại dân, phản bội lại Tổ quốc Trong truyền thuyết My Châu- Trọng
Thuy thì My Châu lại phản bội lại Tổ quốc bằng một sự vô tình “7rái tim lam
chỗ dé trên dau No than vô ý trao tay giặc Nên nổi cơ đồ đắm biển sâu” Dù
ở mức độ nào thì phản bội lại dân tộc, phản bội lại Tổ quốc cũng đều được
nhân dân công minh xử lý nghiêm khắc Cũng có kẻ vì bản tính thích ăn ngonmặc đẹp và do cách mạng khó khăn không đáp ứng được mà bỏ cách mạng
sang hàng ngũ địch Quang là một trường hợp như thế.
Nói về những kẻ lầm đường lạc lối, dòng suy tư của nhà văn không mới
so với tư duy truyền thống của ông cha ta nhưng lại rất mới, rất khác Nhàvăn đã dé cho nhân vật tự bộc lộ bản chất đớn hèn của chính minh va cũng dé
cho nhân vật tự phan xử với toà án lương tâm của chính minh.
29
Trang 32Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
Quang và Thăng hai người đã từng là đồng đội sống chết có nhau Ấyvậy mà chỉ sau một thời gian rất ngăn ngủi, Quang đã bỏ lại đồng đội chạysang hàng ngũ của địch Không những phản bội lại Tổ quốc bằng việc chạy
sang hàng ngũ của địch, Quang còn phản bội lại chính cả anh em, đồng đội
của mình Quang đã có hành động thật độc ác với Thăng- người đồng đội của
han dé nhằm một mục dich là thé hiện sự trung thành với chủ mới Quang đã
định chôn sống Thăng nhưng rồi hắn lại thả anh ra Tưởng răng đó là sự nhânđạo của Quang nhưng ý đồ của hắn thì lại thật là tàn nhẫn Thật mưu mô, độc
ác bởi hắn muốn dé Thăng tự chết trên đường vì hắn biết rang vết thương của
Thăng quá nặng.
Lý do cho sự phản bội của Quang cũng that là dé hiểu Nguyễn MinhChâu đã lý giải cho sự phản bội của Quang là do tính cách của hắn “Đó /à
tính cách một con người luôn luôn tim cách thoả mãn mọi thèm khái Hắn
chẳng yêu một cái gì cả, ngoài nỗi thèm khát được sống sung sướng, được ănngon mặc đẹp, được mọi người chung quanh chiéu chuộng và tôn kính”, “han
không thể sống thiếu thốn, không thể làm những việc nặng nhọc, không thể
chịu nối những hoàn cảnh nghiệt ngã” Và với hắn “Đứng ở bên nào cũng
được, miễn là ở chỗ hắn đứng có đàn bà lúc nào cũng riu rit, có day đủ miếng
ăn và tiếng đàn, giọng hat” [8, 233] Nhà văn cũng biện minh hộ cho sự phản
bội của Quang: “Han cũng có thể là một con người tốt, thậm chí một nhà cách
mạng kiên định, nếu cách mạng đang trong bước thuận lợi, thuận buôm xuôi
giớ” [8, 233] Nếu như cách mạng không khó khăn, biết đâu Quang vẫn là
một người cách mạng tốt Suy cho cùng thì sự đòi hỏi ăn ngon mặc đẹp cũng
là một yêu cầu rất chính đáng của mỗi một con người Thế nhưng đất nước ta
vừa mới hoà bình, cuộc sống còn biết bao nhiêu khó khăn Điều mà Nguyễn Minh Châu như muốn chứng minh với chúng ta chính là những người lính đã
từng vào sinh ra tử thì giờ đây, khi đất nước đã hoà bình thì lại bị suy đôi vềlối sống và cách suy nghĩ
Vậy sự tha hoá, biến chất về đạo đức, nhân cách, lối sống kia có nguồn
gốc từ đâu vây? Hay nói cách khác, lý do nào đã tạo điều kiện cho tính cách
30
Trang 33Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
kia tồn tại, phát triển và gây tội ác? Phải chăng nó xuất phát từ việc coithường lương tâm, lương tri của mỗi người, con người không biết cảnh giác
với ngay chính sự hiểu biết còn hạn hẹp của mình về cuộc sống, tình người? Hay trong mỗi con người còn có mặt chưa hoàn thiện và dé mặt chưa hoàn
thiện đó lấn at, chi phối mọi hành động suy nghĩ của con người Và phảichăng câu nói của các nhà hién triết xưa kia nhắc nhở chúng ta “hãy tur biếtminh” đã bị chúng ta lãng quên Điều nay quả thật là nguy hại, nó từng bướcdẫn con người ta đến sự can cỗi trống rỗng của tâm hồn mà hậu quả của nó thì
bản thân mỗi chúng ta không thé nào lường trước được.
Từ đó, điều mà Nguyễn Minh Châu muốn thức tỉnh chúng ta có lẽ là
chúng ta phải biết phê phán thái độ bàng quan, dửng dưng trước sự đau khổ
của người khác, phải cảnh giác với sự xa doa do thói ham mê quyền lực gây
nên.
Theo hướng tiếp cận này, sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã đạt đến
những giá trị nhân đạo mới Mà đặc biệt, trong điều kiện tình hình nước ta hiện nay, thời buổi kinh tế thị trường, con người ta đua nhau làm giàu, tìm
moi cách dé thăng quan tiễn chức thì những gì mà Nguyễn Minh Chau đã dé
cập đến trong những năm trước vẫn có ý nghĩa lớn lao Đó là lời thức tỉnh đến lương tâm, lương tri của nhiều người, đừng vì sự ham mê quyền lực mà bạc
béo với tình người.
1.1.2 Khả năng tự nhận thức của con người.
Không chỉ thể hiện những vi phạm của chuẩn mực đạo đức, điều quan
trọng hơn là nhà văn Nguyễn Minh Châu còn phát hiện ra những mặt tốt đẹp
đang tồn tại trong nhân cách con người, đó là lòng vị tha, là khát vọng sống
hoàn hảo, khát vọng được “làm lại” mình Cái mà trước đây thường được hiểu như là những truyền thống, mỹ tục của nhân dân thì ngày nay nó được gắn
liền với sự tự ý thức của mỗi người về nhân cách Đó được đánh giá là mộtbước phát triển biện chứng của tư duy nghệ thuật Nhà văn Nguyễn MinhChâu cũng trở về với những khám phá về con người, cá nhân nhưng ở trên
một trình độ mới với một diém xuât phát mới cao hơn.
31
Trang 34Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
Viết vào thời điểm khi đất nước không còn tiếng súng Thế nhưng
dường như câu chuyện trong những tác phẩm sau năm 1975 của Nguyễn
Minh Châu lại đưa người đọc vào một “cuộc chiến” mới mà cũng không kém
phan gay gắt và dữ dội Đó là cuộc chiến ở bên trong mỗi con người dé giữ
gìn và hoàn thiện nhân cách của mình Một cuộc chiến không có sự khoannhượng dé dành lay phan tốt dep, để tiêu diệt phần xấu xa u tối trong mỗi conngười và trong cả xã hội Chính vì vậy mà “nhd văn rat can thiết phải có mặt
ở trên đời, để làm công việc cảnh tỉnh nhân loại và bao hiệu trước những tai
hoạ” [37, 164] và “dé làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con
người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận den đủi don con người tađến chân tường, những con người cả tâm hôn và thể xác bị hắt hii và doa dayđến ê chê, hoàn toàn mat hết lòng tin vào con người và cuộc đời Nhà văn ton
tại trên đời dé bênh vực cho những con người không còn có ai để bênh vực”
[37,165].
Kha năng tự nhận thức là “khả năng tự phanh phui mo xẻ ý thức minh, lỗi sống của mình” [2] Đó chính là khả năng mà con người chứng kiến những
gì xảy ra với họ và tự họ ý thức về minh và từ đó tự thay đổi cách nghĩ, cách
nhìn và cách sống của mình Nhiều tác phẩm sau năm 1975 của nhà văn Nguyễn Minh Châu dé cập đến van đề này như Bức tranh, Người dan bà trên
chuyển tàu tốc hành, Bến quê, Cỏ lau
Trong Bức tranh, người hoạ sĩ do tính kiêu hãnh và tự ái nghề nghiệp
` A
“là một hoa sĩ chứ đâu phải một anh thợ vẽ truyền than” [8, 119] đã từ chối
vẽ chân dung anh bộ đội dé anh gửi về cho người mẹ dé muốn báo tin cho mẹ
là anh vẫn còn sống, phủ nhận cái tin đồn rằng anh đã hy sinh ngoài mặt trận
Thế nhưng chính anh bộ đội này lại là ân nhân của người hoạ sĩ, anh đã thồ tranh giúp hoạ sĩ và cứu ông vượt qua dòng suối dit Dé đền đáp lại tam ân
tình của anh bộ đội, người hoạ sĩ đã hứa là vẽ một bức chân dung anh bộ đội
thật giống và trực tiếp mang thư và “ảnh” tới tận nhà anh bộ đội Ay vậy ma
anh ta lại “liễn lờ quên người mẹ dang ôm ấp mối dau khổ vì ngộ nhận con
trai đã hy sinh” mang tam anh đó gửi đi triển lãm ở nước ngoài Và bức tranh
32
Trang 35Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
đó đã trở thành một tác phẩm hội hoa nỗi tiếng ở trong nước và cả ở nướcngoài Nhưng thật tình cờ ở một quán cắt tóc người họa sĩ lại gặp lại anh
bộ đội năm xưa trong một dáng vẻ giản dị đến khắc khổ mà chính anh lại làchủ quán Chính cuộc gặp gỡ tình cờ, ngăn ngủi ấy đã dé lại trong lòng ngườihoạ sĩ những dan vặt, can rứt, với những dang xé lương tâm vì sự vô tâm, thathứa của chính mình Bao nhiêu câu hỏi bật ra bủa vây lẫy tâm hồn người hoạ
si Rang: “Tai sao ngày ấy tôi đã không đưa “tam ảnh” đến cho gia đìnhanh? Tại sao tôi không giữ lời hứa?” Mỗi câu hỏi vang lên là một lần quặn
thắt đau đớn khi chính người hoạ sĩ vẫn còn nhớ y nguyên lời hứa của mình,
hứa với anh bộ đội, hứa cả với lòng mình “đinh ninh và hùng hon lắm, vàcũng thực tâm lắm” [8, 126]
Đau xót vì một tội lỗi do chính mình gây ra, người hoạ sĩ đã lặng lẽ đi
tìm lại con người thực sự của mình bằng việc tự ý thức lại, tự làm sáng tỏ bản
chất con người mình Lúc đầu anh biện hộ cho hành vi của mình là do trongcon người anh đang sông “lấn lộn người tốt kẻ xấu, rong phượng lan rắn rết,
thiên than và ác quỷ ” [8, 133] Và rồi anh cũng tự nhận những sai lầm từ sự
vô ơn của mình “Tôi xin nhận đã gây thêm đau khổ cho bà mẹ anh Tôi đã lừa dối anh Tôi đã thu thêm được tiễn của và tiếng tăm trên sự đau đớn của anh Bây giờ anh cứ trừng phạt tôi Anh xử tôi thé nào cũng được” [§, 133].
Nhưng sự phán xử của lương tâm có lẽ mới là toà án nghiêm minh cao nhất
của con người Người họa sĩ đã tự vấn lương tâm, tự thú tội với chính mình dé
mong tim được một sự thanh than trong tâm hồn Quá trình đấu tranh nội tâm
dai đăng, quyết liệt nhất chính là quá trình dẫn đến sự ra đời bức chân dung tự
họa của người họa sĩ Và người hoa sĩ đã đi tìm lại chính mình dé đối mặt với
chính mình trong mỗi đường nét không khoan nhượng của bức tranh: “ mộ
nửa cái dau tóc tốt rợp như một khu rừng den bí ẩn, và một nửa mái tóc đã
cắt, thoạt trong như một phân bộ óc màu xám vừa bị mồ phanh ra Phân bêndưới khuôn mặt như vẫn đang được dấu kín dưới một cái mặt nạ: dưới cằm
và hai bên mép phủ kín bọt xà phòng Không trông rõ miệng, chỉ thấy một vệt
mau den lờ mờ nổi bông bênh trên những đám bot xà phòng Và nổi bật trên
33
Trang 36Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải, bon chon, day nghiêm khắc, dang
nhìn vào nội tam” [8, 135].
Điều quan trọng ở đây là nhà văn đã dé cho nhân vật của ông tự nghiêm
khắc với chính mình Không phải là sự thú nhận với một ai khác, không phải
là sự phán quyết từ bên ngoài mà chính là sự phán quyết từ bên trong Và nhàvăn muốn đạt tới một mục đích duy nhất là hướng con người tới sự hoàn thiệnnhân cách và vẻ đẹp nhân văn trong tâm hồn con người
Trong Bến qué, Nhĩ suốt cả đời minh “đã từng di tới không sót một xó xinh nào trên Trái dat” [8, 322] ấy vậy mà đến khi nằm 6m liệt giường Nhĩ
mới phát hiện ra cái bến sông ngay trước cửa số nhà mình Một nơi rất gần gần đến mức có thể chỉ đo được bằng một tam nhìn, hay một cái khoát tay
-thôi thé mà với Nhĩ lại là một sự xa lắc bởi anh chưa hề bao giờ đi đến đó, đặt
chân tới Cho nên cái bến quê với anh vẫn chỉ là một chân trời vừa gần gũi lạivừa xa lạ Dé đến bây giờ đã đi gần hết cuộc đời Nhĩ mới nhận ra cái vẻ thanquen, hap dẫn của cái bờ bên kia sông Hồng Chang có gi là xa hoa, mĩ miéu,
chỉ là một cái bến đò ngang với một vài quán cờ thế mà với Nhĩ bây giờ bến
sông quê có một sức hút ghê gớm đối với anh Nó không chỉ thu hút tất cả trí
lực mà còn là cả trái tim là tình yêu quê hương và niềm khát vọng sống của anh vào trong đó Bây giờ, không thể làm gì được nữa, cũng không thể đi
sang kia bờ sông dé ôm hết tat cả yêu thương vào trong lòng mình, trong Nhĩ
trào lên một niềm say mê lẫn với nỗi ân hận Anh đã dén tất cả vào một việc
làm cụ thể là nhờ người con trai của anh sang bên kia bờ sông Nhà văn đã rất
tinh tế khi phát hiện ra “Người cha sắp từ giã cõi đời đang giấu một tâm sự bí
mật gì đó” Phải chăng cái hành động của người con như là một cơ hội dé Nhĩ
tìm được một sự giải toa về tâm lý, tìm lại chính mình Và hơn lúc nao hết dé anh cảm nhận được cái nồng ấm của mảnh đất nơi đây và tam ân tình nồng
hậu của con người nơi này Cái điều mà anh chưa một lần được tìm thấy ở
ngay trên chính quê hương mình Ngắm nhìn lại bến quê từ một không gian chật hẹp — khung cửa số nhà mình nhưng với Nhĩ đó cũng thật hạnh phúc biết bao Chỉ thế thôi nhưng phía trước mắt anh hiện ra là cả một không gian rộng
34
Trang 37Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
lớn và tâm hồn Nhĩ như mở tung ra dé ôm cho trọn quê hương mình “Bên kianhững hàng cây bằng lăng, tiết trời dau thu đem đến cho con sông Hong một
màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra Vòm trời cũng như cao hơn Những
tia nang sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên
kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hong lúcnày đang phô ra trước khuôn cửa số của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàngthau xen với màu xanh non — những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơithở của đất màu mỡ” [8, 321 -322] Cái điều mà bay lâu nay Nhĩ chang đoái
hoài gì đến thì bây giờ Nhĩ đã cảm nhận được một sự thân thuộc, gần gũi đến
lạ thường, thấy quê mình cũng giàu và đẹp Và có lẽ “chỉ có anh đã từng trải,
đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫnmọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những
nét thô sơ, và cdi diéu riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say
pha lan với noi ân hận dau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết" [8, 326]
Và phải còn có một tình yêu với quê hương sâu nặng Nhĩ mới có thể làmđược điều đó Dé Nhĩ có lúc tĩnh tâm nhận ra rằng dù có đi xa đây đó, mơ ướcđược đặt chân đến những miền đất xa xôi nhưng có một điều giản đơn mà ấm
nồng, gần gũi dé tìm kiếm nhất chính là được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình, của họ hàng làng xóm, được đắm mình
trong hơi thở của “bến qué” thân thương Và có lẽ Nhĩ cũng dang ân hận một
điều rằng tại sao suốt những năm tháng bôn ba đi khắp mọi nơi trên trái đất,
ban thân lai không một lần dừng lại ngay cái bến sông qué nha mình, dé được
nhìn ngắm, tận hưởng những gi thân thương va gần gũi nhất Trở về với “bến
qué” là ta như được trở về với biết bao nhiêu kỉ niệm, là nơi ta được chôn rau
cắt rồn Và với Nhĩ chắc chắn đó cũng là nơi anh trút hơi thở cuối cùng, được năm xuống trong lòng đất mẹ yêu thương.
Nguyễn Minh Châu đã dé cho Nhĩ tự nhận thức lại về mình và về cáibến sông quê Nhưng có lẽ đó cũng là lời nhắn nhủ của nhà văn đến với mỗichúng ta: những ai đang xa quê hãy một lần trở về quê hương dé nhìn lại quê
hương, dé tìm lại chính ban thân minh Và những ai đang sống trên chính quê
35
Trang 38Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
hương của mình hãy giang rộng vòng tay, mở hết cánh cửa lòng mình để mà
thưởng thức mà ôm cho hết cái vẻ đẹp bình dị mà không kém phần quyến rũcủa quê hương Và dé tat cả lại gần gũi thân thương và sâu nặng như chính cái
tên gọi “Bến qué”.
Khả năng tự nhận thức của con người cũng là vấn đề mà Nguyễn MinhChâu rất tâm đắc Và ông cũng đã thê hiện khá thành công trong nhiều tácphẩm Nha văn mong muốn con người hãy tự biết ý thức lại về những việc
mình đã làm dé từ đó thay đổi cách suy nghĩ cũng như lựa chọn được những hành động đúng đắn Cuộc sống thì phức tạp, cuộc sống hằng ngày cứ thường
xuyên bận rộn; bản thân mỗi con người cũng không đơn giản, con người luôn
bị lôi cuốn vào hết việc này đến việc khác, có khi làm những việc sai trái, xấu
xa, có hại đến người khác mà chính bản thân không biết Nhưng nếu ở cuộc đời này mà con người không biết tự nhìn lại chính mình thì cuộc sống Sẽ ra
sao, xã hội sẽ thế nào? Việc tự nhận thức lại mình chắc chắn là một việc làmrất cần thiết đối với mỗi cá nhân con người, với mọi người, với toàn xã hội
Nhà văn đã dé cho con người tự ý thức, tự nhìn lại mình nhưng ông không hề
cô lập con người Ông khám phá con người bằng tính cách cá nhân, qua đạo
đức, bằng ứng xử và hành động, trong mối quan hệ với người khác, với xã hội với quê hương xứ sở Và thông điệp mà nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn
gửi đến chúng ta là con người hay “tam ngừng một chút cái nhịp sống bận
bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình”.
1.2 Tiếp cận con người đời thường
1.2.1 Con người đời tư thé sự.
Nét độc đáo trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu về con
người không chỉ dừng lại ở việc khám phá bản chất bên trong của con người
mà còn ở khả năng tiếp cận con người đời thường của nhà văn Nhà văn Lê
Luu đã có lần nói: “Từ xưa đến nay, tôi vẫn thấy là một Nguyễn Minh Châu.Trước đây có một Nguyễn Minh Châu tài hoa, tỉnh tế lam sáng lên cdi chỉ tiếtbình thường hàng ngày Vẫn cái tài hoa ấy, hôm nay nó không bột phát tự
nhiên mà sâu xa hơn” Và “Anh nhìn đâu cũng ra truyện ngăn” Và theo
36
Trang 39Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
PGS.TS Tôn Phương Lan thì khả năng “nhìn đâu cũng ra truyện ngắn” ay
chính là khả năng tiếp cận con người đời thường của nhà văn “Tir những câuchuyện không hé mang tính điển hình nhà văn Nguyễn Minh Châu van tìm ra
các khía cạnh khác nhau của thế thái nhân tình một thứ triết học nhân sinh”
[42] Nguyễn Minh Châu đã thực sự quan tâm đến những vấn đề có tác động
cụ thể đến cuộc sống hàng ngày của con người Từ cuộc sống mưu miếng cơm manh áo, đến tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu lứađôi Ông nhìn con người trong vẻ đẹp của cuộc sống thường nhật với những
sinh-nỗi niềm trong đời sống tinh thần, trong cuộc mưu sinh, trong các mối quan
hệ giữa con người Tiểu thuyết Lửa từ những ngôi nhà được đánh giá là tiêu
biểu nhất của ông trong giai đoạn sang tác trước năm 1980, thể hiện khuynh
hướng va khả năng di tim cai đẹp bình di trong đời thường.
Thế nhưng ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã thật sắc cạnh khi ông thể
hiện cái ý thức bản năng làm mẹ của người đàn bà và những ham muốn dụcvọng của con người Đây được đánh giá là nét mới mẻ nhất của nhà văn
Nguyễn Minh Châu khi thê hiện con người đời tư thế sự “Nguyễn Minh Châu
viết về người đàn bà trong nhiễu tư cách khác nhau đây hào hứng, ưu ái, khi
viết về người đàn bà làm mẹ, người đàn bà luôn cảm nhận không chỉ ý thức
mà bằng bản năng thiên chức làm mẹ, người mẹ sinh ra và chăm sóc những
người con, nguon gốc và là nên tang của cuộc sống” [24,226]
Trong Lửa tir những ngôi nhà là Phượng Một người đàn ba góa bua
được đặt vào trong tình thế đi bước nữa hoàn toàn không bình lặng, một nỗi
giằng xé của lòng thương con, tình nghĩa đối với người chồng cũ, tình cảm
đối với người đàn ông mới xuất hiện sau khi chồng chị mất Nhưng rồi cuốicùng thiên chức đàn bà đã giúp chị bước qua được cơn khủng hoảng tỉnh thần
Phuong đã tự nguyện bước vao cuộc đời làm vợ người dan ông thứ hai cũng
chịu nhiều mất mát riêng tư đang sắp đi vào chiến trận, vừa băng tình cảm của
người vợ, lại vừa bằng tình cảm của người mẹ muốn được bù đắp chở che
Quy trong Người dan bà trên chuyển tàu tốc hành đã nói thay cho cả
nữ giới “ frong một lúc, tôi hiếu được như thé nào là những người dan ba.
37
Trang 40Luận văn thạc sĩ Trân Thị Thái
Tôi hiểu được chính tôi bấy lâu nay Tôi đã trông thấy, trong một phút, tất cảcái phan sâu thắm như một thứ thiên phú riêng của tâm hôn những người đàn
bà chúng tôi: đó là bản năng chăm lo, bảo vệ lấy sự sống của con người- do
chỉnh chúng tôi mang nặng đẻ đau sinh ra Đó là tình thương người bẩm sinh
của nữ tính- sợi dây thân kinh đặc biệt nhạy cảm của nữ giới chung toi” [8,
184].
Trong Me con chi Hang cho đến lúc làm me chị mới ý thức được người
mẹ có ý nghĩa như thế nao đối với cuộc đời mình “Rồi chị bỗng thấy trong bung dau quan lên Cái thai lại đạp Cũng chỉ còn hơn một thang nữa chi đã
sinh Chẳng biết là lần này con trai hay con gái Chị ao ước một đứa con gái.Chot chị nghĩ đến bà mẹ ở trong Thanh sắp ra ở với mình, bà mẹ hiển lành và
cũ kỹ của chị Chao ôi, đến bây giờ chị Hằng mới sực nhớ ra mình vẫn có một
bà mẹ Hình như trong những lúc quạnh vắng lại sắp sinh nở như thé này,
mới SUC nghĩ đến me, bà mẹ của chị đang ở trong nhà qué ” [8, 237]
Cũng trong truyện, bà cụ Huân cũng luôn luôn ý thức về thiên chức làm
mẹ của mình Bà nghĩ rằng “Đời con người ta vay của cha mẹ rồi trả cho con
cái” (249) Bà suy nghĩ như vậy cho nên trong suốt cuộc đời bà đều dành
chăm lo cho con, ngay cả những đứa con đã có những mái âm gia đình riêng của mình Khi thì bà ở trong Vinh chăm lo cho người con dâu út mới bi say thai, khi lại ra Hà Nội chăm con gái sinh, rồi lại chuẩn bị để ra Hồng Quảng với cô con gái thứ hai mới đánh điện khẩn bà ra gấp Khi con cái cần là bà
đến, bà lang lặng làm mà không một lời than thở, trách móc Ba lam là vi
những người con của bà.
Trong Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn cũng di khai thác cái bản năng
làm mẹ của người đàn bà nhưng ở một góc độ khác Bị chồng đánh đập ba
ngày một trận nhẹ, năm ngay một trận nặng nhưng người đàn bà làng chai van
tha thiết xin được tha cho chồng ở trước toà Bị người chồng vũ phu hành hạnhưng chị vẫn cô gắng chịu đựng, “chi không hé kêu một tiếng, không chồngtrả, cũng không tim cách chạy trồn” [8, 335] Chị không muôn phá vỡ gia
đình, chị cô níu giữ nó Chị sông vì ai cơ chứ? Có lẽ, là một người đàn bà chị
38