1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tìm hiểu đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa của tổ hợp từ có động từ đi/chạy trong tiếng Anh và tiếng Việt

116 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ DIỄM THUỲ

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA CỦATỔ HỢP TU CÓ ĐỘNG TỪ DI/CHAY TRONG TIẾNG

ANH VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI, 2006

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ DIỄM THUỲ

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA CỦATỔ HỢP TỪ CÓ ĐỘNG TỪ DI/CHAY TRONG TIẾNG

ANH VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ

Trang 3

LOF CAM 00c4%

Øôi xin cam đoan đâu là công teinh ughién atu eta tiêng tôi Cae

số liệu oa két qua néu trong luda van la trang thực va chua đượccong bố trong bat ky công trình aghién atu nao khae.

Le Thi Diéim Thuy

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

01 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 502 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 603 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 7

04 Phương pháp nghiên cứu 7

05 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 8

06 Tư liệu nghiên cứu 9

07 Bố cục của luận văn 9

CHƯƠNG I:

TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN TỔ HỢP TỪVÀ ĐỘNG TỪ

TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

1.1 Khái quát về đối chiếu ngôn ngữ 101.1.1 Vài nét khái quát về phương pháp so sánh đối chiếu 101.1.2 Khái niệm về thuật ngữ so sánh đối chiếu 11.1.3 Phương pháp so sánh đối chiếu 13

1.2 Khái niệm về cụm từ 181.2.1 Khái quát về cụm từ 18

Trang 5

CHƯƠNG II

ĐẶC DIEM TỪ VỤNG-NGỮNGHĨA CÁC TỔ HỢP ĐỘNG TỪ

COME/GO/RUN CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC TỔ HỢP ĐỘNG TỪĐI/CHẠYTRONG TIẾNG VIỆT

2.1 Cặp động từ come/go nhìn từ góc độ từ vựng-ngữ nghĩa qua

tấm gương tiếng Việt.

2.1.1 Bảng tổng hợp so sánh các nét nghĩa chuyển động trong

không gian và sự chuyển nghĩa của các động từ comelgo - di duocsử dụng trong lời nói.

2.1.2 Với nét nghĩa di chuyển đến đích không gian có mục đích vàdi chuyển không gian không có mục đích

2.1.3 Một số trường hợp đặc biệt sử dụng cặp động từ comelgo2.2 Đặc điểm của cụm động từ trong tiếng Anh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC BẢNG TRA CỨU THÀNH NGỮ ĐỘNG TỪ COMEIGOIRUN

548587

Trang 6

TRONG TIẾNG ANH VA ĐI/CHẠY TRONG TIENG VIỆT

Trang 7

MO ĐẦU

0.1 Tinh cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hiện nay, nhu cầu về kiến thức ngôn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng

trong xã hội ngày càng lớn do mở rộng giao lưu văn hoá, kinh tế, xã hội của Việt

Nam với nước ngoài, đặc biệt là từ khi chúng ta trở thành thành viên của các tổ

chức quốc tế.

Học sinh ngoại quốc học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai nói chung

cũng như học sinh Việt Nam nói riêng thường gặp khó khăn với các cụm động từ

(phrasal verbs) vốn rất phong phú và thông dụng Hơn nữa về mặt ý nghĩa, cụmđộng từ tiếng Anh cũng rất đa dạng Chính ý nghĩa của cụm động từ là điều gâyrất nhiều khó khăn vì một cụm động từ không phải là cái mà người học có thểgiải thích nghĩa được chi bằng cách xem và hiểu những từ riêng ré mà nó được

tạo thành Thường khi, một giới từ hoặc một trạng từ nào đó đi cùng với một

động từ sẽ làm thay đổi ý nghĩa của động từ đó một cách đáng ngạc nhiên Đôikhi, sự thay đổi ý nghĩa bất ngờ đến mức người học thấy bối rối và thật sự khôngthể hiểu được ý nghĩa của nó Một người học tiếng ở giai đoạn đầu có thể hiểubiết về ý nghĩa của từngtừ Jook , after , for ,hoặc up nhưng sẽ thấybối rối không hiểu được những câu như Looking after children under three is

not easy job , hoặc She is looking for a job in the big city , Look up the

word in the dictionary or ask your teacher for the meaning , hay người học có

thể hiểu được sự khác biệt rất lớn giữa I can see through him va_ I can see

him through ?

Mỗi ngôn ngữ đều có những nét đặc trưng riêng Một trong những nét đặc

trưng của tiếng Anh là cụm động từ Động từ là một từ loại phức tạp nhất, sửdụng rộng rãi nhất, chiếm vị trí hàng đầu trong hệ thống các từ loại của các ngôn

ngữ.

Trang 8

Trong tiếng Anh và tiếng Việt cũng như trong nhiều ngôn ngữ khác động

từ di và chạy được sử dụng rộng rãi Động từ di, như được thừa nhận, là động từ

cơ bản trong nhóm động từ chuyển động Động từ chuyển động là đề tài hấp dẫn

đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam trong nhiềunăm nay Tuy nhiên, một vấn dé được giới Anh ngữ rất quan tâm trong day/hoc

tiếng Anh hiện nay - đó là khả năng kết hợp từ của động từ to go/ to come va torun với các từ loại khác có so sánh đối chiếu với động từ di/chay trong tiếng Việt.

Cho đến nay chưa có công trình nào tìm hiểu một cách day đủ ý nghĩa, đặc điểm

từ vựng- ngữ nghĩa của những cụm từ này cũng như cách sử dụng chúng trong

hành chức, nhất là ở bình diện đối chiếu Anh - Việt Đây chính là lý do chọn đề

tài của luận văn Nội dung luận văn sẽ có ý nghĩa thời sự, vì:

e Dấu ấn ngôn ngữ trong các cụm từ có động từ di/chay trong hai ngôn ngữ

là cứ liệu phản ánh bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc;

e Khả năng kết hop từ với các loại từ khác của động từ di/chay trong hai

ngôn ngữ khác nhau về loại hình sẽ cho thấy cách tư duy của người bản

ngữ tiếng Anh và tiếng Việt giống nhau và khác nhau như thế nào trong

khi nhìn nhận hiện thực khách quan.

Những vấn đề này đến nay chúng tôi cho rằng vẫn đang có ý nghĩa thời sự.

La một giảng viên giảng dạy tiếng Anh cho người Việt Nam ở các cấp độ và lứa

tuổi khác nhau, qua nghiên cứu lý luận, tôi nhận thấy rằng cụm động từ tiếngAnh là một vấn đề khó, đôi lúc còn gây khó khăn, cản trở cho người nước ngoàisử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, nhưng đây là vấn đề rất thú vị và thiết thực.

0.2 Mục đích và nhiệm vu của luận van

Mục đích của luận văn là tìm hiểu đặc điểm từ vựng- ngữ nghĩa của cụm từcó động từ di/chay trong tiếng Anh có đối chiếu với tiếng Việt để tim ra nhữngđặc điểm chung và đặc điểm mang tính đặc thù của cụm động từ di/chay trong

tiếng Anh và tiếng Việt.

Trang 9

Từ đó luận văn phải thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản như sau:

- Lam sáng tỏ ý nghĩa su dụng cum từ có động từ di/chay trong tiếng Anh va

tiếng Việt.

- Khao sát đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa của động từ di/chay ở khả năng kếthợp từ khi dùng với nghĩa chuyển động trong không gian và với nghĩabóng (chuyển nghĩa).

- Trong chừng mực nhất định làm sáng tỏ dấu ấn ngôn ngữ của động từ

dil/chay phan ánh ban sắc văn hoá dân tộc của người bản ngữ tiếng Anh và

tiếng Việt.

0.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận van là các cụm từ có động từ come/go/runtrong tiếng Anh và các cụm từ có động từ di/chay có ý nghĩa tương đương trongtiếng Việt Đây là những cụm từ thông dụng trong cuộc sống hàng ngày của

người Anh được dùng phổ biến trong các sách học tiếng Anh viết cho người nước

Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở các cụm từ có động từ

comeÍgolrun và động từ di/chay ở nghĩa chuyển động trong không gian và nghĩabóng khi chúng được chuyển nghĩa.

0.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận văn là phương pháp

miêu tả, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích, phương pháp diễn dịch.

Cum từ có động từ come/go/run của tiếng Anh là những đơn vi của ngôn

ngữ nguồn Cụm từ có động từ di/chay của tiếng Việt là những don vi của ngôn

ngữ đích.

Phương pháp đối chiếu:

Trang 10

Đối chiếu là phương pháp nghiên cứu dựa trên sự so sánh hai hay nhiều

2 é

ngôn ngữ để “phát hiện ra những nét tương đồng về cấu trúc, chức năng và hoạtđộng của các phương tiện ngôn ngữ được nghiên cứu” [22; tr 48], đồng thời cũngchú ý cả cái dị biệt, nhận diện chung.

Phương pháp miêu tả:

Miêu tả trong ngôn ngữ học là phương pháp nghiên cứu một hay nhiều

ngôn ngữ ở một giai đoạn phát triển nhất định, chủ yếu tập trung vào phân tích

ngữ pháp Nhiệm vụ nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn này là đối chiếu

phương thức thể hiện ý nghĩa của hai ngôn ngữ.

Về mặt ngôn ngữ, luận văn tuân thủ cách tiếp cận đối tượng khảo sát ở cấp

độ từ và cụm từ ở nghĩa chuyển động trong không gian và nghĩa bóng phái sinhcủa chúng.

Mục đích cuối cùng của luận văn là đưa ra những chỉ dẫn ngôn ngữ học, vàở mức độ nhất định những chỉ dẫn đất nước học và văn hoá học đối với nhữngngười sử dụng các thứ tiếng trên.

0.5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Trong chừng mực nhất định, luận văn góp phần làm sáng tỏ sự khác biệt vềmặt từ vựng ngữ nghĩa của động từ chuyển động trong tiếng Anh và tiếng Việt (ở

đây là động từ come/go/run và động từ di/chay) chính là ở các nghĩa vị tiềm năng

qua đó thấy được đặc trưng văn hoá dân tộc gắn với việc sử dụng các cụm từ này.

Luận văn sẽ đóng góp một phần cho việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ ở

các trường cao đẳng, đại học, nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và sử

dụng tiếng Anh thành thạo Luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho

việc dạy và học tiếng Anh cũng như cho việc dạy tiếng Việt như ngoại ngữ đốivới những người nói tiếng Anh.

Trang 11

Như vậy, luận văn có ý nghĩa thực tế thực sự Kết quả nghiên cứu ngữ liệucủa luận văn có thể được áp dụng cho quá trình giảng dạy trong các trường đạihọc hoặc sử dụng như tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và dịch thuật.

0.6 Tu liệu nghiên cứu

Dé thu thập các cụm từ và thành ngữ có động từ di/chay trong tiếng Anhvà tiếng Việt luận văn sử dụng các loại từ điển tiếng Anh và tiếng Việt và cácnguồn tư liệu trong các tác phẩm văn học Anh và Việt Nam với số phiếu làm vídụ minh hoạ khoảng 200 phiếu từ các ấn phẩm tiếng Anh và 300 phiếu từ các ấnphẩm tiếng Việt.

0.7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn bao gồm

3 chương:

e Chương I: Tiền dé lý luận liên quan đến tổ hợp từ và động từ trong tiếng

Anh và tiếng Việt.

e Chương II: Đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa các tổ hợp động từ come/go/runcó đối chiếu với các tổ hợp động từ di/chay trong tiếng Việt.

e Chương III: Phương thức chuyển dịch thành ngữ có động từ to come/to go

Và to run sang tiếng Việt.

Trang 12

CHƯƠNG I

TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN TỔ HỢP TỪ VÀ ĐỘNG TỪ

TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT.

1.1 Khái quát về đối chiếu ngôn ngữ

1.1.1 Vài nét khái quát về phương pháp so sánh đối chiếu

Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ đối chiếu, với tư cách là một

phân ngành của ngôn ngữ học, có những tiền đề lý luận của nó.

Đã từ lâu, con người hướng sự chú ý của mình không chỉ giới hạn ở nhữngngôn ngữ riêng lẻ, mà đồng thời một lúc vài ngôn ngữ Chính điều đó đã dẫn đếnviệc xuất hiện nhiều trào lưu, nhiều khuynh hướng nghiên cứu so sánh Khá quenthuộc với lịch sử ngôn ngữ học là: ngôn ngữ so sánh - lịch sử, ngôn ngữ học khu

vực và loại hình học Song việc phân chia ngôn ngữ học đối chiếu (contrastive

linguistics) thành một phân ngành độc lập thi mãi tới gần đây mới xuất hiện vacòn không ít những vấn đề tranh luận.

Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong trào lưu nghiên cứu so sánh nói

chung Nó bao quát một lúc nhiều ngôn ngữ bất luận ngôn ngữ đó cùng hay khácloại hình và ngữ hệ Song phải nói rằng, nghiên cứu đối chiếu hình thành một

cách trực tiếp trong tiến trình tìm tòi của con người để nắm ngoại ngữ một cáchnhanh chóng hơn, hữu hiệu hơn Chính các yêu cầu của việc học và dạy ngoại

ngữ là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự hình thành phân ngành khoa học này.

Nhà ngôn ngữ học Pháp Di Pietorô đã viết trong cuốn Cấu trúc ngôn ngữ quađối chiếu rằng: “Ngôn ngữ học đối chiếu ra đời từ kinh nghiệm dạy tiếng Mỗingười học và dạy ngôn ngữ dễ dàng nhận ra một điều là trong nhiều trường hợp

tiếng mẹ đẻ đã cản trở không nhỏ việc hiểu và nắm thuần thục ngoại ngữ Vì vậy,việc tích luỹ những tri thức và kinh nghiệm sẽ giúp ta khắc phục một cách có

hiệu quả khó khăn này” [dẫn theo 36; tr 12]

Trang 13

L.V Serba đã viết trong cuốn sách Dạy ngoại ngữ ở trường trung học.Vấn đề chung về phương pháp luận cũng cho rằng nghiên cứu đối chiếu không

chỉ giúp cho việc học và dạy ngoại ngữ tốt hơn mà còn giúp chúng ta hiểu sâu sắc

hơn tiếng mẹ đẻ, vì việc nghiên cứu đó giúp chúng ta thâm nhập vào thực chất

của các quá trình ngôn ngữ cũng như hiểu sâu hơn các quy luật điều khiển các

qui trình này [19; tr 26] Không còn nghi ngờ gì nữa chúng ta có thể đồng ý với

nhận định rằng: “Mặc dầu nghiên cứu đối chiếu viện dẫn cái lý do chủ yếu ở sự

cần thiết cho giáo học pháp ngoại ngữ với sự phát hiện những khác nhau cơ bản

giữa ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ của người học đó, chúng ta không thể không tínhđến tầm quan trọng của việc phân tích đối chiếu như một phương thức đánh giácác định đề cũng như những đòi hỏi của chính lý luận của ngôn ngữ học” [36,

1.1.2 Khái niệm về thuật ngữ so sánh đối chiếu

Lịch sử phát triển của những tri thức khoa học bao giờ cũng là một quá

trình liên tục và có tính kế thừa Nội dung của các thuật ngữ nghiên cứu đối chiếu

cũng được xác định trong quá trình phát triển biện chứng lịch sử đó ở đây, trước

hết cần nói đến mối quan hệ tương ứng trong cách dùng các thuật ngữ: ngôn ngữ

học so sánh, ngôn ngữ học đối chiếu.

Trong nghĩa thường dùng, hai từ so sánh và đối chiếu không khác nhau

nhiều về ý nghĩa “So sánh” là xem xét để tìm ra những điểm giống, tương tự,hoặc khác biệt nhau về số lượng, kích thước, phẩm chất, còn “đối chiếu” là so

sánh hai sự vật có liên quan chặt chế với nhau Đối chiếu nguyên bản với bản

dịch (Từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên) [TD 24].

Như đã thấy, không hẳn định nghĩa trên đây là hoàn toàn chính xác, nhưng

chúng đã cho ta ý niệm về nội dung các kết hợp thuật ngữ “ngôn ngữ học so

sánh”, “ngôn ngữ học đối chiếu” là chưa hoàn toàn chính xác Cách hiểu nộidung thuật ngữ cần chính xác hơn và có tính quy định hơn cách hiểu thông

Trang 14

thường Trong ngôn ngữ học, các thuật ngữ tiếng Việt: ngôn ngữ học so sánh

tương ứng với tiếng Anh comparative linguistics Đó là thuật ngữ dé chỉ mộtphân ngành của ngôn ngữ học và cái nội dung từ “so sánh” được hiểu một cách

rất xác định Việc xem xét kỹ những tài liệu ngôn ngữ học cho thấy một số nhà

ngôn ngữ có ý thức phân biệt ngôn ngữ học so sánh trong nghĩa rộng với ngôn

ngữ học so sánh - lịch sử Trong trường hợp thứ nhất thuật ngữ “so sánh” dường

như chủ yếu chỉ nhấn mạnh cách tư duy, về việc sử dụng so sánh như một

phương pháp chung của tư duy: vì vậy, người ta cũng có thể nói: so sánh - lịch sử,

so sánh loại hình, so sánh đối chiếu v.v

Song trường hợp thứ hai, thuật ngữ so sánh được dùng với nội dung khái

niệm ngôn ngữ học so sánh - lịch sử Đây cũng là cách dùng có tính chất rút gọn.

Thuật ngữ đối chiếu, đối sánh thường được dùng để chỉ phương pháp hoặcphân ngành nghiên cứu lấy đối tượng chủ yếu là hai hay nhiều ngôn ngữ Mụcđích của nghiên cứu là làm sáng tỏ những nét giống nhau và khác nhau hoặc chỉ

làm sáng tỏ những nét khác nhau mà thôi Nguyên tắc nghiên cứu chủ yếu lànguyên tắc đồng đại.

Trong các tài liệu bằng tiếng Anh, lúc đầu người ta dùng phổ biến thuậtngữ comparative dé chỉ ngôn ngữ học so sánh trong nghĩa rộng và nghĩa hẹp củatừ này Dần dần về sau thuật ngữ so sánh cũng dùng để chỉ cả nội dung đối chiếu.

Trong ngôn ngữ học Anh, những thuật ngữ truyền thống được dùng tương

đối lâu dài Chẳng hạn, trong các công trình của Haliday, Mackinton và một số

tác gia khác, cho mãi đến năm 1964, vẫn dùng thuật ngữ so sánh comparative.Và ngay cả Elic mãi đến năm 1966 vẫn dùng thuật ngữ comparative với nghĩađối chiếu Cho đến gần đây thuật ngữ “ngôn ngữ học đối chiếu” - contrastivelinguistics mới được dùng với nghĩa của nó một cách phổ biến tức là chỉ một

phân ngành nghiên cứu riêng - nghiên cứu đối chiếu.

Trang 15

Trong phần lớn tài liệu viết bằng các tiếng châu Au cho thấy có sự chuyển

dần phân biệt so sánh đối chiếu và ngôn ngữ học so sánh lịch sử với ngôn ngữhọc đối chiếu Việc dùng phân biệt đối chiếu và tương phản thì không thật sự thể

hiện rõ ràng.

Trong thức tiễn nghiên cứu, nhiều nhà nghiên cưú đã chỉ rõ, việc phân tách

ra cái giống nhau và khác nhau trong đối chiếu là rất khó Nó được thực hiện một

cách đồng thời Xác định cái khác nhau phải biết cái giống nhau cùng tồn tạigiữa các sự vật Song bao giờ cái khác nhau cũng dễ nhận thấy hơn Nói chung,

nghiên cứu đối chiếu giúp ta xác định cái giống nhau và khác nhau của các ngôn

ngữ về mặt cấu trúc, hoạt động và sự phát triển của chúng.1.1.3 Phương pháp so sánh đối chiếu

Phương pháp đối chiếu hay phương pháp ngôn ngữ học đối chiếu có một

hệ thống nguyên tắc, thủ pháp nghiên cứu riêng Nó khác với phương pháp miêu

tả và phương pháp so sánh - lịch sử Nhưng đồng thời, phương pháp nghiên cứunày có kế thừa và sử dụng nhiều yếu tố, thủ pháp của nghiên cứu miêu tả và so

sánh - lịch sử Chính điều này đã tạo ra đặc điểm riêng, lợi thế và triển vọng của

phương pháp nghiên cứu đối chiếu.

Trước hết chúng ta hãy xem xét một số đặc điểm chủ yếu của phương pháp

đối chiếu.

1.1.3.1 Xác lập cơ sở đối chiếu

Xác lập cơ sở đối chiếu là xác định đối tượng nghiên cứu cụ thể, định rõ

đặc điểm đối tượng và định hướng các hoạt động, các bước nghiên cứu nhất định.

Cơ sở đối chiếu là những điểm giống và khác nhau hay những tương đồng

và di biệt của phạm vi đối tượng được khảo sát Thông thường các ngôn ngữ, các

hiện tượng càng giống nhau thì càng có nhiều điểm chung, dấu hiệu chung Nếu

Trang 16

như hai hay một số ngôn ngữ, hiện tượng càng khác nhau thì những điểm khác,

dấu hiệu khác càng nhiều.

Cơ sở đối chiếu của phương pháp đối chiếu không chỉ khác với phươngpháp so sánh - lịch sử (đều là so sánh ngoài - giữa các ngôn ngữ với nhau) màcòn phân biệt đối chiếu và đối lập Phương pháp đối chiếu nhằm mục đích đối

chiếu các hiện tượng, phạm trù của các ngôn ngữ khác nhau để tìm ra những nét

tương đồng và dị biệt; trong trường hợp chỉ có sự dị biệt thì có thể hiểu là tương

phản Còn đối lập là dùng để đối chiếu các hiện tượng trong cùng một ngôn ngữ,đối lập là sự khác biệt ở hai cực trong một phạm trù như: danh từ và động từ, chủngữ và vị ngữ, nguyên âm và phụ âm, thể hoàn thành và không hoàn thành.

1.1.3.2 Phạm vi đối chiếu

Việc xác định phạm vi đối chiếu thường duoc phân giới theo các nguyên

tắc sau:

Phân biệt đối chiếu ngôn ngữ và đối chiếu dấu hiệu Đối chiếu ngôn ngữ là

qui định phạm vi nghiên cứu các ngôn ngữ khác nhau Đó là cách đối chiếu tổngthể hoặc bao quát chung Việc lựa chọn ngôn ngữ đối chiếu cũng có hai khả năng

chính 1) Lấy một ngôn ngữ là cơ sở, tức là ngôn ngữ này làm ngôn ngữ đối

tượng để phân tích, làm sáng tỏ Ngôn ngữ (hay các ngôn ngữ) còn lại sẽ làphương tiện, là điều kiện qui chiếu cho phép làm sáng tỏ đặc điểm của ngôn ngữđối tượng Ngôn ngữ đối tượng cần được tập trung phân tích có thể hoặc là chỉ cóý nghĩa cho nó, hoặc là có thể đại diện cho một số ngôn ngữ khác Nó là cá thểriêng biệt và cũng có thể là cái mẫu, là tiêu điểm chú ý của việc nghiên cứu nhiều

mặt Chẳng hạn, trong quá khứ ở phương Tây tiếng Latinh đã là tiêu điểm, là cơ

sở để đối chiếu với tiếng Pháp, tiếng Anh, và các tiếng Slavơ 2) Khả năng thứ hai

là cả hai hay các ngôn ngữ đối chiếu đều được chú ý như nhau Trong trường hợp

như thế gọi là phân tích đối chiếu song ngữ Trong phân tích đối chiếu song song,

phạm vi các vấn đề đối chiếu sẽ được chú ý đồng đều về tất cả các mặt ở ngôn

Trang 17

ngữ đưa vào nghiên cứu Khả năng này được vận dụng để tìm cái chung và cáiriêng ở các ngôn ngữ so sánh, từ đó ứng dụng thực tiễn trong dạy học ngoại ngữ

hay phiên dịch Thuong những phân tích như thé được tiến hành đối với các ngôn

ngữ cùng loại hình hoặc các ngôn ngữ có cùng hoặc gần gũi về hệ Ví dụ: nhữngnghiên cứu đối chiếu song song tiếng Bun-ga-ri và tiếng Ba Lan, tiếng Nga và

tiếng Bun-ga-ri v.v Pham vi nghiên cứu đối chiếu dấu hiệu là phạm vi tất yếuphải có trong nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu đối chiếu dấu hiệu thường được

tiến hành trên các bình diện chủ yếu sau đây:

e Đối chiếu phạm trù nhằm vào việc làm sáng tỏ đặc điểm thể hiện cácphạm trù ở ngôn ngữ được nghiên cứu như phạm trù: thời, thể, xác

định, không xác định: phạm trù số, giống, cách, đa nghĩa, đồng âm, tráinghĩa, đồng nghĩa v.v

e Đối chiếu cấu trúc hệ thống nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm, cấu tạo,

những đặc điểm giống, khác, đặc trưng của các hệ thống lớn, hệ thống

con được nghiên cứu như hệ thống âm vị, hình vị, hệ thống từ loại, hệthống câu đơn, câu phức v.v

e Đối chiếu chức năng và hoạt động nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm hoạtđộng, hành chức của các hiện tượng, phạm trù ngôn ngữ.

e Đối chiếu phong cách nhằm làm sáng tỏ hoạt động các phong cách

chức năng, những nét chung và riêng của các thể hiện phong cách chức

năng ở ngôn ngữ duoc đối chiếu.

e Đối chiếu lich sử phát triển có quan hệ với nghiên cứu lịch đại Phạm viđối chiếu này nhằm làm sáng tỏ các quy luật phát triển và các quá trìnhbiến đổi xảy ra trong nội bộ các ngôn ngữ được nghiên cứu Phạm vi

nghiên cứu vừa liên quan chặt chẽ với nghiên cứu so sánh - lịch sử, vừa

quan hệ với loại hình học lịch đại.

Trang 18

e Một số phương thức đối chiếu chủ yếu Để thể hiện nghiên cứu đốichiếu các ngôn ngữ người ta thường sử dụng một số phương thức chủyếu sau đây: Phương thức đồng nhất/khu biệt cấu trúc, đồng nhất/ khubiệt chức năng, đồng nhất/khu biệt hoạt động, đồng nhất/khu biệtphong cách, đồng nhất/khu biệt phát triển và đồng nhất/ khu biệt xã hội

- lịch sử ngôn ngữ.

Phương thức đồng nhất/khu biệt cấu trúc: ngôn ngữ là một cấu tạo cótính cấu trúc - hệ thống Khi đối chiếu hai hay nhiều ngôn ngữ nhất thiết phảiđối chiếu các yếu tố, các đơn vị, các cấp độ, các mặt cấu tạo của cấu trúc - hệ

thống đó Chang han đối chiếu ngữ âm - âm vị, hình thái học v.v Khi thực

hiện phân tích đối chiếu thường bắt đầu đồng thời hai khâu kế tiếp nhau Phântích đối lập các đơn vị, các hiện tượng ở mỗi ngôn ngữ theo một quan điểm lý

luận thống nhất; sau đó thực hiện đối chiếu trên cơ sở các kết quả đạt được

giữa các ngôn ngữ ở đây có thể tổng hợp các bước phân tích đối chiếu cấu

trúc theo công thức:đối lập - đối chiếu.

Phương thức đối chiếu chức năng thực hiện xác định những mặt tương

đồng và dị biệt về chức năng của các hiện tượng; sự kiện ở các ngôn ngữ.

Chẳng hạn, tiếng Việt có thanh điệu nên không thể có trọng âm từ Tiếng

Anh, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Bun-ga-ri có trọng âm từ nhưng chức nang

của trọng âm trong tiếng Nga và tiếng Bun-ga-ri giống nhau nhiều hơn Ví dụ,

trọng âm có chức năng biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa từ vựng, ý nghĩasắc thái tu từ - biểu cảm v.v Cùng một hiện tượng nhưng khả năng đảmnhiệm chức năng, phạm vi hoạt động không giống nhau Điều đó cũng có thểáp dụng cho dấu hiêu khu biệt âm vị dài, ngắn trong tiếng Anh và tiếng Việt.

Sự đối lập ¡ (dài/ngắn) trong tiếng Anh có nghĩa âm vị học, còn trong tiếng

Việt lại không có giá trị ấy Ví dụ [bit] (bit) có nghĩa là một ít

[bi:t] (beat) có nghĩa là đánh

Trang 19

Phương thức đồng nhất/khu biệt hoạt động góp phần xác định sự thông

dụng, tính phổ biến hay hạn chế của các hiện tượng, sự kiện ngôn ngữ đều cótrong ngôn ngữ đối chiếu Phương pháp này nhằm chỉ ra các hiện tượng ngôn

ngữ xét về phương diện nào đó là giống nhau trong các ngôn ngữ, nhưng ở

ngôn ngữ này được sử dụng phổ biến, hoạt động mạnh hơn còn ở ngôn ngữkhác thì ngược lại Chang hạn trong địa hạt từ vựng - ngữ nghĩa, tiếng Bun-ga-

ri, tiếng Việt đều có sự vay mượn từ tiếng ấn - Âu (Pháp, Latinh ) song số

lượng từ mượn tiếng Pháp, Latinh trong tiếng Bun-ga-ri khá nhiều, còn trong

tiếng Việt thì ít hơn Trong tiếng Bun-ga-ri còn có tiếng Nga cổ nhưng khôngthể gọi là vay mượn vì chúng có vốn từ gốc Slavơ cổ chung.

Phương thức đồng nhất khu biệt phong cách nhằm làm sáng tỏ những

đặc điểm thể hiện, vận dụng phong cách chức năng ở mỗi ngôn ngữ Phương

thức này có thể tiến hành qua nhiều lĩnh vực: chẳng hạn phong cách thể loại

như thi ca, báo chí, chính luận, tiểu thuyết, khoa học kỹ thuật v.v hoặcphương tiện tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ v.v Phức tạp hơn cả là đốichiếu hai hệ thống phương tiện thông tin văn bản và các thể loại văn phong

thuộc về các thời kỳ xã hội lịch sử văn hoá khác nhau Trong trường hợp này,

đối chiếu phong cách không giới hạn ở tiêu chuẩn ngôn ngữ tín hiệu mà cả

ngôn ngữ - tâm lý, ngôn ngữ - xã hội, tâm lý học - xã hội Phạm vi đối chiếu

của phương thức này gắn liền với việc xem xét các nhân tố xã hội - lịch sử.

Phương thức đồng nhất/khu biệt phát triển dùng để xác định đặc điểmvà chiều hướng phát triển của các ngôn ngữ Phương thức này giả định rằng:mỗi ngôn ngữ, xét về bình diện động, luôn luôn có thay đổi, phát triển Sựphát triển ngôn ngữ thể hiện ở các thay đổi cấu trúc nội bộ, phạm vi hoạt

động, chức năng của nó dưới sự tác động của những điều kiện, hoàn cảnh xã

hội trong quá trình phát triển.

Trang 20

Phương thức đồng nhất/khu biệt xã hội - lịch sử quy định xem xét cáchiện tượng ngôn ngữ, không chỉ trong quan hệ với xã hội - lịch sử mà chủ yếulà sự hoạt động của ngôn ngữ trong điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể của mỗi

dân tộc Chẳng hạn cùng chỉ những từ chỉ màu sắc: đỏ, vàng, đen, trắng nhưng

những đặc trưng, những biểu tượng ở mỗi ngôn ngữ sẽ khác nhau do đặc trưng

khác nhau về xã hội, văn hoá, dân tộc của mỗi ngôn ngữ đó Phương thứcđồng nhất xã hội lịch sử trong nghiên cứu vận dụng ngôn ngữ sẽ cho chúng tabiết cái chung, cái riêng, cái phổ biến, cái đặc thù của các ngôn ngữ đối chiếu.Chính nhờ xác định được những đặc trưng đó cho phép chúng ta không chỉ

xác định được loại hình phong cách chức năng mà cả loại hình giao tiếp - văn

hoá ngôn ngữ, giúp chúng ta hiểu ngôn ngữ qua lăng kính văn hoá và ngượclại hiểu văn hoá qua hiện thực ngôn ngữ.

1.2 Khái niệm về cụm từ1.2.1 Khái quát về cụm từ

Theo Diệp Quang Ban (2004): từ kết hợp với từ một cách có tổ chức và cóý nghĩa làm thành những tổ hợp từ, tức là những kiến trúc lớn hơn từ Mỗi từtrong tổ hợp từ là một thành tố Tổ hợp từ có thể là một câu, có thể là một kiếntrúc tương đương với câu nhưng chưa thành câu, cũng có thể là một đoạn có

nghĩa của câu.

Các tổ hợp từ chưa thành câu (bao gồm tổ hợp từ tương đương câu và đoạncó nghĩa của câu) được gọi chung là tổ hợp tự do Về nguyên tắc, tổ hợp từ tự docó thể chứa kết từ ở đầu để chỉ chức vụ ngữ pháp của toàn bộ phần còn lại trong

tổ hợp từ này Những tổ hợp từ có kết từ ở đầu như vậy mang tên là giới ngữ Trái

lại, tổ hợp từ tự do không chứa kết từ chỉ chức vụ ngữ pháp như vậy, được gọi là

cụm từ, ví dụ:

1 Đã học xong.

2 Nghèo nhưng tốt bụng.

Trang 21

Vậy cụm từ là những kiến trúc gồm hai từ trở lên kết hợp "tự do” với nhau

theo những quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định và không chứa kết từ ở đầu (đểchỉ chức vụ ngữ pháp của kiến trúc này).

1.2.2 Đặc điểm của cụm từ

Các thành tố trong một cụm từ nhỏ nhất của tiếng Việt có thể có một trong

ba kiểu quan hệ cú pháp phổ biến sau đây:

- Quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ, gọi tắt là quan hệ chủ vị.

- Quan hệ giữa hai thành tố chính với thành tố phụ về ngữ pháp, gọi là

Cum từ trong tiếng Việt có hai loại: Cụm từ tự do và cụm từ cố định

* Cụm từ tự đo:

Cum từ tự do có một số đặc điểm sau:

Một là: ý nghĩa của cụm từ tự do về cơ bản do ý nghĩa của các thành tốquyết định, vì vậy nghĩa của chúng về cơ bản có nghĩa của các từ trên hợp lại.

Hai là: cấu trúc của cụm từ tự do lỏng, các thành tố trong cụm từ tự do đềudễ bị thay thế.

Ba là: quan hệ ngữ pháp của cụm từ tự do thường đơn giản, ít tầng bậc.

* Cụm từ cố định:

Trang 22

Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại; tồn tại với tư cách một đơn

vị có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ.

Chính vì thế cụm từ cố định được gọi là đơn vị tương đương với từ Chúng

tương đương với nhau về tư cách của những đơn vị được làm sắn trong ngôn ngữ;và tương đương với nhau về chức năng định danh, chức năng tham gia tao câu.

Chẳng hạn, các cụm từ: fo run as fast as legs can carry one, to earn one s daily

bread cua tiếng Anh, ruộng cả ao liên, qua cầu rút ván của tiếng Viét déu là

những cụm từ cố định Chúng được tái hiện và tái lặp trong phát ngôn cũng như

các từ vậy.

Trên đây là đặc điểm của cụm từ đại cương trong tiếng Việt Vậy quan

niệm cụm từ trong tiếng Anh và tiếng Việt có những nét gì giống và khác nhau?

1.2.3 Quan niệm cụm từ trong tiếng Anh và tiếng Việt* Cụm từ tiếng Anh

Trong tiếng Anh quan niệm về cụm từ như sau:

“Cụm từ được định nghĩa theo một cách truyền thống là một nhóm từ gắn

liền với nhau mà không bao gồm động từ xác định, nó chỉ làm nên một đơn vịcâu mà chức năng của cụm từ là một phần của câu” [dẫn theo 23; tr ].

Định nghĩa truyền thống này dùng ba tiêu chuẩn khác nhau: Đó là ngữnghĩa học (một nhóm từ kết hợp với nhau), cấu trúc câu (không gồm động từ cụthể nhưng lại tạo nên một đơn vị câu); và một cụm từ, theo định nghĩa như trên,chức năng như là một thực thể mạch lạc trong câu Hãy xem xét các cụm từ trongnhững ví dụ dưới đây, những từ và những cụm từ có thể được thay thế, chúng tasẽ thấy rằng chức năng này là rất quan trọng như những chức năng khác của câu

(danh từ, tính từ, trạng từ).

Ví du: Swimming in the pond is her favorite exercise.

Trang 23

Bơi lội trong ao là bài tập thể duc ưa thích của cô ta (Cụm từ swimming in

the pond có chức năng làm chủ ngữ của câu).

The book on the table.

Quyển sách trên bàn (cụm từ on the table - cụm từ chỉ địa điểm).

The house with damaged roof in No.7 storm was built in 1900 (cum từ damaged

roof in No.7 storm có chức nang như một tổ hợp bổ nghĩa cho “the house”).

Về co bản cụm từ là một cấu trúc dé mở rộng.

Vì thế cụm từ, như chúng ta đã nói ở trên, là một sự mở rộng những phầntừ đơn lẻ của câu nói.

* Cụm từ tiếng Việt

Cụm từ là một tổ hợp từ hai thực từ trở lên kết hợp với nhau theo các quan

hệ ngữ pháp va quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ và là một đơn vị ngữ pháp, có vi trí

độc lập với các từ và câu; cụm từ thường biểu hiện ý nghĩa cùng với nghĩa của từ

loại làm thành tố trung tâm của cụm từ.

Cụm từ vừa có những nét giống như từ, vừa có mặt giống như câu nhưng

không phải là câu Cụm từ cũng như từ làm chức năng giao tiếp (trong ngôn ngữ)chỉ thông qua câu và đứng trong tổ chức câu Cụm từ cũng như từ không có thuộc

tính của câu là tính vị ngữ Nếu một từ hoặc một cụm từ có tính vị ngữ, thì từ đó

sẽ trở thành trung tâm kết cấu của câu (những đơn vị thường gọi là cụm chủ vị).

Có hai thành phần chính, là những đơn vị tính vị ngữ có thể trực tiếp trở thànhcâu hoặc trở thành nòng cốt của câu, ví dụ: Chim hót; Nó ngủ; Từ chiêu lại bắt

đầu trở rét, v.v các đơn vị này khác với cum từ về chất, chúng có những đơn vi

ngữ pháp đối lập với cụm từ.

1.2.4 Phân loại cụm từ tiếng Anh và tiếng Việt

Trang 24

Trong tiếng Việt có thể phân thành 2 kiểu cụm từ: Cụm từ liên hợp, cụm từ

chính phụ Cụm từ thường được gọi tên theo từ loại của thành tố chính trong cụm.

Trong tiếng Việt, chúng ta có thể gặp những loại cụm từ sau đây:

1 Cụm từ có danh từ làm thành tố chính: gọi là cụm danh từ.Ví dụ: Các anh bộ đội, mấy cô hàng xén.

5 Cụm từ có đại từ làm thành tố chính, gọi là cụm đại từ.Ví dụ: Tất cả chúng tôi.

Trong số năm loại cụm từ kể trên, cụm danh từ và cụm động từ là những

cụm từ có cấu tạo đa dạng hơn hẳn hai loại cụm từ cuối cùng Vì vậy thông

thường người ta chỉ xét hai loại cụm từ này với tư cách là những hiện tượng tiêubiểu (cụm tính từ có nhiều nét giống cụm động từ).

Mỗi loại cụm từ thông thường có thể chia thành ba bộ phận rõ rệt.- Phần phụ trước, đứng trước thành tố chính.

- Phần trung tâm, tức là phần chứa thành tố chính.- Phần phụ sau, đứng sau thành tố chính.

Mỗi bộ phận có thể chứa nhiều yếu tố, mỗi yếu tố được gọi là một thành

tố Một cum từ chứa du ba bộ phận vừa nêu là cụm từ day đủ Trong hoạt độngcủa mình cụm từ có thể có mọi biến dạng cần thiết dựa trên cơ sở dạng đầy đủ,kể cả dạng vắng trung tâm Quan niệm cụm từ là tổ hợp của những từ, cho nên

Trang 25

khi chỉ có một từ thì, dùng từ đó tương đương với thành tố chính hay tương đươngvới thành tố phụ, khi phân tích cấu tạo bề mặt, chúng ta không coi đó là cụm từ.

Mặc dù có nhiều điểm giống nhau về nguyên tắc, nhưng cách xây dựng,

tạo lập cụm từ cố định trong các ngôn ngữ khác nhau không hoàn toàn như nhau.

Nếu tạm thời chấp nhận tên gọi mà chưa xác định ngay nội dung khái

niệm của chúng, thì có thể tóm tắt một trong những bức tranh phân loại cụm từ

cố định tiếng Việt như sau:

Cum từ cố định

“= Thành ngữ

Quán ngữ Ngữ cố định định danh

1 Thành ngữ

Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa Nghĩa của

chúng có tính hình tượng hoặc/ và gợi cảm.

Ví dụ: Ba cọc ba đồng.

Chó cắn áo rách.

Tính đặc thù của một hệ thống thành ngữ bao giờ cũng có mức độ: ở

những ngôn ngữ càng xa nhau về loại hình và khu vực địa lý thì sự khác biệt vềtính đặc thù thường là đậm nét (nghĩa là ở đây xuất hiện nhiều nét dị biệt hơn).

Tính cố định là đặc trưng của thành ngữ, tính cố định này được thể hiện ở

cấu trúc và ý nghĩa Tính cố định về mặt ý nghĩa của thành ngữ là do lịch sử dân

tộc, tri thức văn hoá qui định.

Về mặt cấu trúc của thành ngữ, nói chung là ổn định Tuy nhiên, trong quátrình hình thành và phát triển của thành ngữ, cấu trúc trong thành ngữ có những

biến động.

Trang 26

Ví dụ: đá tai mèo, con gái rượu.

Rõ ràng cơ chế cấu tạo những cụm từ trên đây giống như cụm từ làm tên

gọi cho một số sự vật hiện tượng nhưng tính thành ngữ của chúng thấp hơn.

Trong tiếng Anh, cụm từ là một nhóm từ không có động từ chia và không

đầy đủ nghĩa, nó phải đi với động từ chia để hoàn thành một câu hoặc một mệnh

Vi du: He sat on the bus, carrying a dog.

Trang 27

Ông ta ngồi trên xe buýt ôm con chó.

“on the bus” và “carrying a dog” là những cụm từ.

Thông thường xét về ý nghĩa, có bao nhiêu loại mệnh đề phụ thì cũng có

bấy nhiêu loại cụm từ, vì thực ra có thể đổi một mệnh dé phụ ra cụm từ, hoặc

ngược lại, mà không thay đổi ý nghĩa trong câu.

Cụm từ trong tiếng Anh cũng được phân loại như sau: Cụm từ làm danh từ,

cụm từ làm động từ, cụm từ làm giới từ

Cụm tính từ thì được nguy trang bởi những đặc điểm bổ nghĩa cho một

danh từ (trong giới hạn chức năng) Thực tế, điều này có nghĩa là cụm tính từ gần

như luôn luôn xảy ra như là một bổ nghĩa của danh từ đứng đầu (hay danh từ

trung tâm) trong một cụm danh từ.

Ví dụ: The boy wearing white shirt and blue jeans is my brother.

Cậu bé mặc quần bò, áo so mi trắng là em trai tôi.

People in poor countries often suffer from malnutrition

Người dan ở những nước nghèo thường bị suy sinh dưỡng.

e Cum từ làm trạng ngữ:

Theo cấu trúc, cụm từ trạng ngữ giống như cụm từ tính ngữ (cả hai đều bắt

đầu bằng một giới từ) nhưng vị trí trong câu thì thường khác nhau, sự khác nhauchính giữa hai loại cụm từ nằm ở chức năng của chúng: Trong khi cụm tính ngữ

bổ nghĩa cho một danh từ, thì cụm trạng ngữ bổ nghĩa cho một động từ, và có thể

thường được thay thế bằng một trạng từ đơn lẻ.

Ví dụ:

The meeting will be held tomorrow in the town hall.

Buổi hop sé được tiến hành vào ngày mai ở toà thi chính.

Phần lớn các cụm từ có thể được xem như là sự mở rộng yếu tố trung tâm(yếu tố đầu) và những cái này thường được liên quan tới những cụm từ "nội tại/

Trang 28

nội tâm” (cũng như là những cụm từ cơ bản Chúng có chức năng ngữ pháp giốnghệt nhau như là từ trung tâm hoặc từ đứng đầu:

Ví dụ: boys (những cậu bé)The boys (những cậu bé)

The naughty boys (những cậu bé tinh nghịch)

Những cụm từ mà không thể phân tích bằng cách này thì được gọi là cụm

từ "nội tại".

Ví dụ: inside / the houseBên trong căn nhà

Như đã được chú ý ở trên, từ trung tâm là một yếu tố chính của một cụm

từ Nó là một sự cấu tạo từ vựng học theo yêu cầu trong một cụm từ Trong ngữ

pháp hiện đại nó là trung tâm giúp nhận ra cụm từ của nó.

Theo cú pháp hiện đại, bất cứ một cụm từ nào cũng có thể là một hay nhiều

Trong khi cân nhắc các lớp từ (hay các phần của câu nói), cú pháp hiện đại

phân chia những cụm tiếng Anh thành:

1 Cụm danh từ (Noun phrase -NP) nhiều lúc có thể thay thế cho mệnh dé

Trang 29

Ví dụ: The baby sleeps.

Em bé ngủ (từ trung tâm “sleeps” đứng một mình)

The baby is sleeping.

Em bé đang ngủ (Trợ động từ “is” + từ trung tam “sleeping”’)

The baby sang an English song.

Em bé hát một bài hát tiếng Anh (Từ trung tâm “sang”+ tân ngữ

“an English song”)

3 Cụm tính từ (Adjective phrase - AP): nhiều khi có thể thay thế cho

mệnh đề tính từ bằng cách dùng phân từ hiện tại hoặc phân từ quá khứ.

Vi dụ: I saw a man who was walking along the road (“who was walking

along the road” là một mệnh dé)

I saw a man walking on the road (“walking on the road” là một

cum từ)

Công thức chức năng: (Từ nhấn mạnh) + từ trung tâm + (bổ ngữ)

Ví dụ: intelligent boy.

Cậu bé thông minh (từ trung tam “intelligent” đứng 1 mình)

very intelligent boy.

Cậu bé rất thông minh (từ nhấn mạnh “very”+ từ trung tâm

4 Cụm trạng ngữ: (Adverb phrase - Advp)

Công thức chức năng: Từ nhấn mạnh + từ trung tâm

Ví dụ: carefully

cần thận (từ trung tâm đứng một mình)

very carefully.

rất can than (từ nhấn mạnh “very” + từ trung tâm “carefully”)

5 Cụm giới từ: (prepositional phrase - PP)

Trang 30

Công thức chức năng: từ trung tâm + tân ngữ

ví dụ: on the table: trên bàn

Of good quality: có chất lượng tốt

Trong công thức ở trên, những từ trung tâm là danh từ, động từ, tính từ vàgiới từ tương ứng Chúng ta sẽ không bàn cãi một cách chi tiết về sự phân loại

cụm từ này vì sự giới hạn của luận văn này.

1.3.Khái niệm chung về động từ

1.3.1 Khái niệm

Động từ là một trong hai từ loại cơ bản trong ngôn ngữ Nếu danh từ biểuđạt các khái niệm về sự vật (và thực thể nói chung), thì động từ gắn với các khái

niệm thuộc phạm trù vận động Từ khi loài người biết sử dụng công cụ lao động

phục vụ nhu cầu trong cuộc sống của mình thì ngôn ngữ cũng xuất hiện Động từ

là một trong những từ loại cơ bản nhất của một ngôn ngữ đựoc con người sử dụng

sớm nhất, có tần số xuất hiện nhiều nhất trong câu và chiếm vị trí quan trọnghàng đầu trong hệ thống các từ loại của ngôn ngữ Động từ đóng vai trò quan

trọng nhất trong câu, đứng ở vi trí trung tâm của ngữ động từ Theo thống kê của

Nguyễn Kim Thản thì câu mà vị ngữ là động từ chiếm khoảng 88%; trong khi đó,số câu có vị ngữ danh từ chỉ vào khoảng 8% [20; 9] Hầu hết các vị ngữ (nội

dung thông báo) đều là những động từ ý nghĩa khái quát (ý nghĩa ngữ pháp):Động từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật và của cả những khái niệm được

ngôn ngữ phản ánh như những thực thể.

Ví dụ : come, go, buy, make, do, build, write, sit, read, think

di, mua, làm, xây, viết, ngồi, đọc, suy nghĩ

Trang 31

Động từ có ý nghĩa khái quát chỉ hành động (action) ( hiểu rộng, bao gồm

các hoạt động vật lí - tâm lí - sinh lí), hay một trạng thái (state) của chủ từ.

Ví dụ: - He reads newspaper.

Ông ấy đọc báo.

- My baby boy is very cute.

Thang nhóc nha tôi rất ngộ nghĩnh

Trong tiếng Anh động từ thường được phân loại theo hai phương diện:

1 Về hình thức: Dong từ được chia làm hai loại : Động từ đặc biệt (special

verbs) và động từ thường (ordinary verbs).

a) Động từ đặc biệt gồm ba loại:

e Trợ động từ (auxiliary verbs) là những động từ dùng để chia các thì kép vàđể thành lập các thể; hai trợ động từ đó 1a: to be, to have.

To be dùng để thành lập thể bị động và tiếp diễn.Ví dụ: - He was punished : Thể bị động.

Nó bị phạt.

- The children are playing football: thể tiếp diễn.Li trẻ dang đá bóng.

To have dùng để chia các thì kép.

Vi dụ: - My teacher has gone to Paris for training programme: thi present perfect

- thi hién tai hoan thanh.

Thay giáo tôi đã đi Paris để tham du khoá dao tạo.

- He had come here before you arrived: thì past perfect - thì quá khứhoàn thành.

Ông ta đã tới đây trước ông.

Trang 32

e Bán trợ động từ (semi-auxiliary verbs) là những động từ vừa có thể là trợđộng từ (auxiliary verbs) vừa có thể là động từ thường (ordinary verbs).

Những bán tro động từ là: to do, to let, to need, to dare.

e Động từ khiếm khuyết (defective verbs) là những động từ thiếu một số ít

thời Những động từ khiếm khuyết là:Can có thể

May có thể, được phép

Must phải

Shall phải

Will Muốn

Ought to nên, phải

b) Động từ thường (ordinary verbs): là tất cả những động từ khác không phải là

động từ đặc biệt Động từ thường được chia làm hai loại:

e Động từ qui tắc (regular verbs) là những động từ có thì quá khứ đơn(simple past) và quá khứ phân từ (past participle) được thành lập bằng cách

thêm -ed vào sau động từ nguyên mẫu (infinitive) không có “to”:

Infinitive + ed = simple past = past participle

Vi du To work - worked

e Toform - formed

e To study - studied

Trang 33

e Động từ bất qui tắc (irregular verbs) là những động từ mà cách

thành lập thì quá khứ đơn cũng như quá khứ phân từ không theo qui

tắc trên.

Infinitive Simple past Past participle

Nguyên mẫu Quá khứ Quá khứ phân từ

to eat (ăn) ate eaten

to write (viét) wrote written

to sit (ngồi) sat seat2 Về ý nghĩa động từ chia làm hai loại:

a) Ngoại động từ (transitive verbs) (viết tắt là vt.) là những động từ có bổ túc từtrực tiếp (direct object) hay nói một cách khác, giữa động từ và bổ túc từ không

CÓ giới từ xen vào.

Vi dụ: - The sun rises in the East.

Mặt trời moc ở dang đông.

- He laughs.

Hắn cười.

- He laughs at me.

Nó cười nhạo tôi.

Ngoài ra, có nhiều động từ vừa dùng như nội động từ vừa dùng như ngoại

động từ.

Trang 34

Ví dụ: - The door-bell rings (vi.)

Chuông cửa reo.

- He rings the door-bell (vt)

Ong ta rung chuông cửa.

- The door opened (vi)

Cửa mở.

- He opened the door (vt)

Ong ta mở cửa.

Có một số động từ khi dùng như ngoại động động từ mang một ý nghĩa

khác, khi dùng như nội động từ mang một ý nghĩa khác.

Ví dụ: - I cannot stand you (động từ “stand” là ngoại động từ - vt)

Tôi không thể chịu nổi anh.

- Icannot stand on you (động từ “stand” là nội động từ - vi.)

Tôi không thể đứng trên anh.

Có một số động từ có hai tân ngữ: một tân ngữ gián tiếp chỉ nguoi, một tânngữ trực tiếp chỉ vật hoặc ngược lại.

Ví dụ: - To borrow something from somebody.(tân ngữ trực tiếp chỉ vật)Muon vật gi của ai.

-To rob somebody of something (tân ngữ trực tiếp chỉ người)

Cướp (chiếm đoạt, trấn lột ) vật gì của ai.

Động từ come/go và run của tiếng Anh xét về mặt hình thức là những

động từ thường và bất qui tắc khi thành lập thì quá khứ đơn và quá khứ phân từđược biến đổi như sau:

Trang 35

Infinitive Simple Past Past perfect

Nguyên mẫu Quá khứ Quá khứ phân từ

come came comego went gone

run run run

Xét về mặt ý nghĩa ca ba động từ trên vừa là nội động từ vừa là ngoại động

1.3.2 Khái niệm chung về động từ chuyển động trong tiếng Anh và tiếng Việt

Động từ được dùng để diễn đạt hành động của con người, vì “không cóđộng từ, tiếng nói sẽ chỉ có thể phô diễn ra những ý tứ rời rạc, đứt khúc, khôngliên lạc với nhau” [5; tr 82] Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào động từ chuyểnđộng cũng đóng một vai trò quan trọng vì chuyển động là quy luật tất yếu củacuộc sống, nó bao gồm chuyển động về mặt vật chất và về mặt tinh thần Chuyểnđộng về mặt vật chất bao gồm những chuyển động của con người trong xã hội,chuyển động của các sự vật, hiện tượng v.v Còn chuyển động về mặt tinh thầnlà những phát triển, tiến bộ của nhận thức con người đối với xã hội và thiên nhiênv.v Những chuyển động đó được phan ánh thông qua ngôn ngữ mà nhữngphương tiện hữu hiệu là những động từ chuyển động Nhưng trong mỗi ngôn ngữ

có những phương tiện phản ánh các dạng chuyển động khác nhau Tiếng Anh là

ngôn ngữ biến hình nên động từ được cấu tạo bằng phương pháp phụ tố hay làphép cấu tạo bằng phụ tố.

Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập nên mỗi từ có một nghĩa đơn lẻ, khi muốn

miêu tả chuyển động từ ngoài vào trong, ta thêm từ phụ chỉ hướng vào sau động

từ di Câu “Sinh viên đi vào lớp” trong đó có động từ di, có nghĩa tương đương

với “The students come into the classroom”, ở đây động từ di là động từ gốc, còn

vào trong trường hợp này là phụ từ chỉ hướng vận động

Trang 36

Trong tiếng Việt, động từ di biểu thị hướng chuyển động, di chuyển củachủ thể Theo Dinh Văn Đức [9], bên cạnh động từ di biểu thị một dang củachuyển động, trong tiếng Việt có các động từ chuyển động bao hàm cả hướngchuyển động: ra, vào, lên, xuống, sang, qua, lai, tới, đến, về |9; 142] HàQuang Năng cũng cho rằng trong tiếng Việt những động từ chuyển động có định

hướng có 10 từ: ra, vào, lên, xuống, sang, qua, về, lại, đến, tới căn cứ vào ba tiêu

a Những từ này phải được dùng độc lập như những động từ chân chính khác,

nghĩa là chúng thực hiện chức năng động từ chuyển động với đúng nghĩa

cơ bản của mình.

b Trong nội dung ngữ nghĩa của mình, những động từ này nhất thiết phải

chứa đựng nét nghĩa biểu thị phương hướng trong không gian.

c Những động từ này phải được dùng biểu thị các hoạt động chuyển động

trong một phạm vi có giới hạn nhất định

Trang 37

CHƯƠNG II

ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA CÁC TỔ HỢP ĐỘNG TỪCOME/GO/RUN CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC TỔ HỢP ĐỘNG TỪ

DI/CHAY TRONG TIẾNG VIỆT.

Trong chương này, để có cơ sở lý luận có tính chất tác nghiệp và xử lýnhững vấn đề động từ chuyển động trong tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi xintổng hợp dưới đây một số ý nghĩa từ vựng - ngữ nghĩa của động từ chuyển động

liên quan đến nội dung luận văn.

2.1 Cặp động từ come/go và động từ run nhìn từ góc độ từ vung-ngit nghĩa qua

tấm gương tiếng Việt

2.1.1 Động từ come/go với tư cách là một thực từ có cả ý nghĩa từ vung và ngữ

pháp Việc xác định nghĩa sử dung trong lời nói cua động từ come/go phụ thuộc

vào thành phần mở rộng mà nó tổ hợp Trong các từ điển khác nhau do xuất phát

từ những tiêu chí không giống nhau, các soạn giả thường không thống nhất trong

việc liệt kê số lượng nghĩa vi của động từ come và go Mac dù số lượng nghĩa

không thống nhất nhưng các soạn giả đều nhất trí nghĩa cơ bản (nghĩa chính) của

động từ là chuyển động (dịch chuyển) dời chỗ so với điểm xuất phát bằng chân.

Động từ cùng cặp go ở một góc độ nào đó có những nét nghĩa tương tự như động

từ come nhưng hai động từ này có nghĩa khác biệt nhau ở phương hướng chuyểnđộng Về mặt ngữ nghĩa động từ chuyển động di trong tiếng Việt không có vàkhông phân biệt hướng vận động “đến gần người nói” và “rời xa người nói” như

cặp động từ come và go Tuy vậy, ở một chừng mực nào đó ta vẫn bắt gặp sự

tương đồng ngữ nghĩa của cặp động từ come/go với động từ di trong tiếng Việt.

Từ điển Anh - Việt [26; 705] cho biết động từ go có 20 nét nghĩa, động từ

come [tr 308] có 8 nét nghĩa cu thể như sau:

Trang 38

Trong 20 nét nghĩa của động từ go có 14 nét nghĩa biểu thi quá trình

chuyển động, dịch chuyển trong không gian, sự hoạt động của máy móc, 06 nét

nghĩa còn lại là kết quả của sự chuyển nghĩa của động từ go khi tổ hợp với các từ

loại khác được sử dụng trong lời nói.

Trong 13 nét nghĩa đầu (trừ nét nghĩa 2, 8, 10, 12) động từ go tổ hợp vớicác loại từ biểu thị sự chuyển động đời chỗ bằng chân của người, của động vật vàbất động vật: He went to Ho Chỉ Minh city yesterday - Anh ta đi thành phố HồChí Minh hôm qua rồi; sự trôi đi, trôi qua của thời gian: How quickly time goes!

- Sao mà thời gian trôi nhanh thé; sự chết, tiêu tan, chấm dứt, mất hết, yếu đi: Allhope is gone - Mọi hi vọng déu tiêu tan; sự hoạt động (chạy, vận hành) của máy

móc: The machine goes by electricity - Máy chạy bằng điện; (đồng hồ, chuông,kẻng) điểm, đánh, (súng, pháo) nổ: The clock has just gone three - Đồng hồ vừađiểm ba giờ; diễn ra, xảy ra, tiếp diễn, tiến hành, diễn biến: How does the affair

go?- công việc tiến hành ra sao?; hoạt động theo, làm theo: to go by certain

principles- hành động theo một số nguyên tắc nhất định; đặt, kê, để vào: Where

is this table to go? - Kê cái bàn này vào đâu?

Trong 8 nét nghĩa của động từ come (Từ điển Anh - Việt, Viện khoa họcxã hội Việt Nam) [TD 26] có 04 nét nghĩa tương ứng với động từ go biểu thị quátrình chuyển động trong không gian, chỉ khác nhau ở chỗ động từ come biểu thịquá trình chuyển động về hướng người nghe, người nói, động từ go được dùng đểchỉ sự chuyển động theo hướng ngược lại.

Ví du: Come in and sit down for a few minutes.

Anh vào di và ngồi chơi một lát nào.

Could you go upstairs and turn the lights off?

Anh làm on lên gác tắt hộ em cái đèn nhé!

Trang 39

Trong 10 nét nghĩa còn lại của động từ go đều có sự chuyển nghĩa thoát rakhỏi giới hạn của động từ chuyển động trong không gian Dưới đây là một số

trường hợp:

e Hoá thành, trở nên, trở thành khi go kết hợp với các từ mad, pieces, sea

(kèm theo giới từ), streets, stage, native, bar.Ví dụ: to go mad: phát điên, hoá điên.

To go to pieces: vỡ tan thành từng mảnh, sụp đổ tan tanh.To go to sea: Trở thành thuỷ thủ

To go on stage: trở thành diễn viên

To go to native: trở thành người bản địa.

e Dùng với nghĩa thuộc về:

The house went to the older son: Căn nhà thuộc về người con trai lớn.

The prize went to the winner: Giải thưởng thuộc về phần người chiến thắng.

e Dùng với nghĩa lưu hành, lưu thông tổ hợp với các từ liên quan đến tiền tệ.

e Dùng với nghĩa hợp với, xứng với, thích hợp với, vừa khéo, vừa xinh:

Red goes well with black: Màu đỏ rất hợp với màu đen.

e Dùng với nghĩa nói năng, cư xử, làm đến mức là:

What he say is true as far as it goes.

Trong chừng mực nao đó thi điều anh ta nói là đúng.e Dùng với nghĩa trả giá, tiêu tiền:

All her pocket-money goes in book.

Có bao nhiêu tiền tiêu vat cô ta mua sách hết.

e Dùng với nghĩa đổ, sụp, gãy, vỡ, vỡ nợ, phá san:

The bridge might goes under such a weight.

Nang thế cầu có thể gãy.

Trang 40

e Dùng với nghĩa ở vào tình trạng, sống trong tinh trạng:

To go hungry: sống đói khổ

To go with young: có chua (gia súc).

e Dùng với nghĩa được biết, được thừa nhượng, truyền đi, nói, truyền miệng:

It goes without saying: khỏi phải nói, tất nhiên là, cố nhiên là.

Để tiện theo dõi, chúng tôi không liệt kê toàn bộ các nét nghĩa chuyển

động trong không gian, mà lập bảng tổng hợp ở các tiểu mục tiếp sau theo cách

luận giải như trên (xem bang 01, trang).

Trong 8 nét nghĩa của động từ come [26] có 4 nét nghĩa tương ứng với

động từ go biểu thị quá trình chuyển động trong không gian, chỉ khác nhau ở chỗđộng từ come biểu thị quá trình chuyển động một hướng về hướng người nghe,người nói còn động từ go thì biểu thi quá trình chuyển động không định hướng

(nhiều hướng, không theo một hướng nào) Ví dụ:

He went to supermarket to buy bread Anh ta đi ra siêu thị mua bánh mì

(đi đến siêu thị rồi quay về).

Go sailing Chạy thuyền buồm

Go picnic Di picnic, di da ngoaiGo fishing Di cau ca

xét ở trên Dưới đây là một số trường hợp:

e Nên, thành ra, hoá ra trở nên, trở thành:

Dream comes true: ước mơ trở thành sự that

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN