Cuốn sách Lịch sử văn học Nga [33] của tác giả Nguyễn Kim Đính 1998 đãnêu ra cụ thê về những chủ đề chính trong tư tưởng của ông qua việc phân tích cáctác phẩm nỗi tiếng như: Lữ người qu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
QUAN NIEM CUA F.M DOSTOEVSKY
VE CON NGUOI
LUAN VAN THAC SI TRIET HOC
Hà Nội, 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêngbản thân tôi, tôi tự nghiên cứu, tự tìm hiểu và hoàn thiện luận văn trong đó có sự kế
thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước với những trích dẫn và sử dụng
trong giới hạn cho phép Luận văn này chưa được công bố trên các phương tiệnthông tin, cũng không trùng với bất cứ luận văn nào tại thời điểm hiện tại
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận văn
Trân Xuân Trọng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc của tôi xin được dành gửi tới TS Lê ThịVinh- người đã quan tâm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luậnvăn, giúp tôi có thêm nhiều kiến thức khi nghiên cứu quan niệm của F.M
Dostoevsky về con người, giúp tôi được rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Triết học, trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, dành nhiều công
sức giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình và bạn bè đã
luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi có thé hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và
nghiên cứu trong suốt thời gian qua
Mặc dù đã cô gắng rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài, song không thétránh khỏi những sai sót nhất định Tôi rất mong nhận được sự cảm thông và đóng
góp ý kiến của quý các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người quan
tâm đến những vấn đề được trình bày trong luận văn
Xin chân thành cảm on!
Tác giả luận văn
Trân Xuân Trọng
Trang 5\/I7 00075 1
Chương 1 NHUNG DIEU KIEN VÀ TIEN DE RA ĐỜI QUAN NIỆM CUA F.M DOSTOEVSKY VE CON NGUƯỜI -cs<-ssssssvccvvssse 11 1.1 Điêu kiện kinh tê - xã hội ra đời quan niệm của F.M Dostoevsky về CON HƯỜÏ SG G G5 9 00.0004 00004 0:0 000080 11 1.2 Những tiền đề tư tưởng ra đời quan niệm của F.M Dostoevsky VE COM MGM 8 15
1.3 Khái quát cuộc doi va sự nghiệp của F.M Dostoevsky < << 33 Tidu két Chung 1077 Š 42
Chương 2 NỘI DUNG QUAN NIEM CUA F.M DOSTOEVSKY VE s90 (e0 43
2.1 Quan niệm về tự do tỉnh than - 2° s<ss<sseevssevesssezzsseezsssee 43 2.2 Quan niệm về tính phân cực trong bản chất của con người - 57
2.3 Quan niệm về mối liên hệ giữa con người và Thượng dé - 70
2.4 Một số đánh giá quan niệm của F.M Dostoevsky về con người 79
Tidu két ChUONG 721178 90
000.007 91 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -<ccc22cccVVVctttiiree 94
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong dòng chảy của lịch sử triết học, vấn đề con người luôn là một trongnhững vấn đề quan trọng, được nhiều nhà triết học quan tâm, nghiên cứu Dù làtrường phái duy vật hay duy tâm thì các nhà triết học đều có gắng lý giải những van
đề chung của con người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Ở bat kỳ thời đại nao, vấn
đề con người cũng luôn là van đề cốt lõi và bức thiết Nhận thức về con người và ý
nghĩa cuộc sống của con người trong xã hội hiện đại càng là vấn đề quan trọng.Triết học phương Tây hiện đại ra đời với nhiều trào lưu như chủ nghĩa hiện sinh,chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa thực dụng đã lấy con người là vấn đề trung tâm
để nghiên cứu Được coi là người dự báo cho sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện sinh,Dostoevsky đã có những phát hiện quan trọng về bản chất con người, tạo nên dấu ấn
riêng của thời đại.
F.M Dostoevsky là nhà văn, nhà tư tưởng lớn của nước Nga nói riêng và thế
giới nói chung Đỗ Minh Hợp đã nhận xét: “Ph.M ĐÐôstôiépxky không những là
một nhà văn mà còn là một nhà tư tưởng, một nhà triết học kiệt xuất” [46, tr 238]
Ra đời vào cuối thé ki XIX, trong bối cảnh xảy ra nhiều biến động của thời đại, cáctác phẩm của Dostoevsky không chi đơn thuần là những tác phẩm văn học mà cònmang trong đó nhiều nội dung tư tưởng triết học sâu sắc Các tác phẩm củaDostoevsky là sự dai bày đến tận cùng của thân phận con người với những sự đaukhổ tàn nhẫn nhất của mọi sự đau khổ, nỗi khát khao, sự dày vò về tự đo dé rồi cuốicùng con người phải tìm đến sự cứu rỗi nơi tình yêu Thượng dé và tình yêu con
người Quan niệm về con người của Dostoevsky có ảnh hưởng lớn không chỉ trong
nền văn học Nga mà còn trong cả triết học Dostoevsky được xem là người báotrước cho chủ nghĩa hiện sinh thế kỷ XX Trong số những người say mê, tiếp thu tư
tưởng của ông có thé kế đến các nhà triết học hiện sinh lớn của thế ki XX như:
Franz Kafka, Albert Camus.,
Ngày nay, khi thế giới đã bước sang thời dai mới với xu hướng hòa bình, ồnđịnh, hợp tác, phát triển cùng với đó là sự tiễn bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật đã
Trang 7tạo điều kiện cho con người được phát triển toàn diện Tuy nhiên, khi đối diện với
những áp lực cuộc sống, công việc, con người thường không tìm được tiếng nóichung với những người xung quanh Do công nghệ phát triển, con người thường tìmkiếm biện pháp giải tỏa căng thắng bằng các kênh mạng xã hội Từ đó, con ngườicàng ít tiếp xúc, chia sẻ với nhau, tạo nên tâm lý cô đơn, khép kín, dẫn đến sự bất
én, lo âu trong đời sống tinh thần Cùng với đó, nhiều người trẻ dé đánh mat bảnchất dân tộc, năng lực cá nhân thậm chí đánh mất cả nhân cách của chính mình khichạy theo những giá tri vật chất, giá trị ảo trong xã hội Bởi vậy, quan niệm về conngười của Dostoevsky mang lại sự thức tinh cho tâm hồn con người Ong khangđịnh con đường hoàn thiện con người là phải hoàn thiện nội tâm, tinh thần và đạo
đức của con người trên cơ sở của các giá trị Chính thống giáo, đồng thời là các giá
trị nhân văn phổ quát: cái thiện, cái đẹp, sự thật, công lý, tự do
Trên thé giới hiện nay, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu tư tưởng củaDostoevsky Tuy nhiên, phần lớn các công trình đều tập trung nghiên cứu các tácphẩm của ông từ góc độ văn học Dostoevsky không chi là một nhà văn mà còn làmột nhà triết học đại tài Việc nghiên cứu về Dostoevsky ở Việt Nam trên phươngdiện triết học, nhất là sự đánh giá những đóng góp về quan niệm con người của ông
còn chưa thật thỏa đáng.
Như vậy, việc nghiên cứu quan niệm của Dostoevsky về con người là cầnthiết và có ý nghĩa cả về phương diện lý luận và thực tiễn Do đó, tôi quyết địnhchọn dé tài “Quan niệm của F.M Dostoevsky về con người” làm đề tài luận vănthạc sĩ của mình.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Dostoevsky là nhà văn lớn của nhân loại, chính vì vậy, có nhiều công trình
nghiên cứu về ông ở khía cạnh văn học Bên cạnh đó cũng có không ít các côngtrình nghiên cứu quan niệm về con người nói chung và tư tưởng của Dostoevsky nói
riêng Có thê chia các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn thành hai
nhóm chính: Một là, các công trình nghiên cứu các điều kiện và tiền đề ra đời quanniệm của F.M Dostoevsky về con người; hai là, các công trình nghiên cứu liênquan đên quan niệm về con người của Dostoevsky.
Trang 8Những công trình nghiên cứu các điều kiện và tiền đề ra đời quan niệm
của F.M Dostoevsky về con người
Trong cuốn sách Sáng tác của Dostoievski - những tiếp cận từ nhiễu phía[64], tác giả Lê Sơn (2000) đã tập hợp những bài viết của nhiều nhà nghiên cứu lớntrên thế giới về Dostoevsky như: M Khrapchenko, I Volgin, V Bogdnov, IrvingHomwe, J Simons, M Bakhtin, D Granin Trong đó bài viết Dostoevski và sốphận nước Nga của I Volgin phân tích những hoàn cảnh đặc biệt của nước Nga đãtác động mạnh mẽ đến tư tưởng của Dostoevsky: “Cuộc đời của chính ông đã gắn
bó một cách kì lạ với cái được gọi là SỐ phận Nga hay vận mệnh nước Nga” [64, tr.65] V Bogdanov với bài viết Belinski và Dostoevski đã chỉ ra môi quan hệ mậtthiết giữa Belinsky và Dostoevsky, những nhận định, phân tích sâu sắc của Belinsky
về các tác phâm của Dostoevsky Cùng với đó, V Bogdanov cũng chỉ ra những ảnhhưởng của Belinsky tới tư tưởng của Dostoevsky Mizanishkovan với bài viết: Sáng
tác của F.M Dostoevski trong sự đánh giá của giới phê bình tôn giáo - triết họcNga đã tập trung phân tích tư tưởng của Dostoevsky trên khía cạnh tôn giáo - triếthọc Mizanishkovan phân tích những chuyên khảo và bài tiêu luận được lược thuật
về Dostoevsky qua các công trình của Leont’ev, N.A Berdyaev, Vjach, I Ivanov
Qua đó, Mizanishkovan khang định “Dostoievski đã đề ra cương lĩnh xây dựng mộttrường thống nhất của văn hóa tinh than dựa trên sự chấp nhận về mặt nguyên tắc và
sự thừa nhận nhiều quan điểm bình dag với nhau” [64, tr 86] Bên cạnh đó tác giảcòn chỉ ra điểm giống nhau giữa Dostoevsky và các triết gia khác đặc biệt làBerdyaev: “Đức Chúa Jesus, người đã kinh qua những sự cám dỗ của hung thanhùng mạnh ở hoang mạc, không chỉ gần gũi với Dostoevski và Berdjaev Đối vớihai ông, toàn bộ ý nghĩa của lịch sử đạo thiên chúa chính là ở sự đối lập giữa Chúa
Jesus va quan tòa giáo hội” [64, tr 91].
Trong cuốn sách ĐÐôxfôiepski - Cuộc đời và sự nghiệp [38], tác giả Leonid
Grossman (2007) đã đề cập đến các sự kiện trong cuộc đời và sự nghiệp củaDostoevsky cùng những hoàn cảnh lịch sử ảnh hưởng đến ông Bên cạnh đó, Leonid
Grossman phân tích sâu sắc vê điêu kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử nước Nga là
Trang 9yếu tố khách quan hình thành tư tưởng của Dostoevsky Những cuộc cải cách,những phong trào nông dân dẫn đến chính sách điều chỉnh của Nga hoàng Đây lànhững nhân tố tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của Dostoevsky về con người Ngoài
ra, Leonid Grossman còn chỉ ra hoàn cảnh gia đình có truyền thong theo dao Kitô,những biến cố trong cuộc đời cũng anh hưởng phan lớn tới nội dung trong các tacphẩm của ông
Trong cuốn sách Siêu lý tình yêu [63], tác giả Soloviev (2011) đã có bài viết
Ba diễn từ tưởng niệm Dostoievski phân tích tư tưởng của Dostoevsky Solovievnhận định rằng những điều kiện địa lý, tự nhiên rộng lớn cùng hoàn cảnh lịch sử củanước Nga với những cuộc chinh phạt đã ảnh hưởng đến lối sống, tư duy của nhândân Nga nói chung va của Dostoevsky nói riêng Cùng với đó, Soloviev cũng chỉ ranguôồn gốc hình thành quan niệm về con người với tư tưởng về tự do là trung tâmtrong hầu hết các sáng tác của Dostoevsky
Cuốn sách Lịch sử văn học Nga [33] của tác giả Nguyễn Kim Đính (1998) đãnêu ra cụ thê về những chủ đề chính trong tư tưởng của ông qua việc phân tích cáctác phẩm nỗi tiếng như: Lữ người quỷ ám, Ga kho, Ghi chép dưới ham, Nhật kì từnhà chết, Tội ác và trừng phạt, Anh em nhà Karamazov theo mạch thời gian, gắnvới hoàn cảnh ra đời của từng tác pham dé làm rõ hơn nguồn gốc ra đời tư tưởng
của Dostoevsky.
Trong cuốn sách Diện mạo triết học phương Tây hiện đại [46], tác giả ĐỗMinh Hợp (2006) đã tập trung nghiên cứu quan niệm về con người trong nhiềutrường phái triết học, trong đó có bàn đến tư tưởng của Dostoevsky Khi nghiên cứu
về Dostoevsky, tác giả đã cho rằng nhân học phổ quát giữ vị trí trung tâm trong học
thuyết của ông Con người khao khát tự do và sẽ làm mọi cách dé đạt được tự do
cho mình, tự do lúc này không chỉ là mong muốn mà còn là gánh nặng không phảibao giờ con người con thé gánh vác nổi Những phân tích của Đỗ Minh Hợp đã kháiquát vấn đề chính trong quan niệm về con người của Dostoevsky, có sự đối chiếu tưtưởng của ông trong hệ thống các quan điểm khác nhau của nhiều nhà triết học, tuynhiên, tác giả chưa đi sâu phân tích các tác phâm cụ thé của Dostoevsky nên nhữngnội dung về tư tưởng của Dostoevsky chưa được phân tích rõ ràng, cụ thê
Trang 10Cuốn sách Đại cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại cuối thé ki XIXdau thé ki XX [47] của các tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuan, Nguyễn Thanh
(2008) đã khăng định vai trò to lớn của triết học phương Tây hiện đại, phân tíchnhững đặc điểm cơ bản của triết học thời kì này, qua đó trình bày quan niệm về con
người của các triết gia Các tác giả đã chỉ ra những điều kiện tiền đề, hoàn cảnh lịch
sử, xã hội phương Tây thế kỉ XIX ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của các triết gia, trong
đó có Dostoevsky.
Luận văn Thạc sĩ Văn học Motip Kitô giáo trong Anh em nha Karamazovcủa F Dostoevsky [67] của tác giả Trần Thị Thanh Thủy (2009) đã chỉ ra ảnhhưởng từ Kitô giáo mà trực tiếp là Chính Thống giáo trong các tác pham của
Dostoevsky Thông qua việc phân tích Chính thống giáo và chủ nghĩa hiện thựcNga thé ki XIX, tác giả đã chỉ ra cơ sở tư tưởng của nhà văn cùng với đó là những
thủ pháp đưa Kinh thánh vào cấu trúc nghệ thuật và ảnh hưởng của Kinh thánhtrong tư tưởng về con người của tác giả qua tiêu thuyết Anh em nhà Karamazov
Những công trình nghiên cứu liên quan đến quan niệm vỀ con người
của Dostoevsky
Được coi là người du báo cho sự ra đời cua triết học hiện sinh, Dostoevsky
đã sớm nhận được sự quan tâm của các học giả Dostoevsky trước tiên là một nhà
văn, chính vì vậy, các nghiên cứu về ông chủ yếu tập trung trên góc độ văn học.Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu chuyên biệt về tư tưởng triết học của
tư tưởng triết học của Dostoevsky Với việc dành ra một mục để nghiên cứu con
người trong tác phâm của Dostoevsky, tác giả chỉ ra các tiểu thuyết của ông quan
Trang 11tâm đến: “Con người với cái tôi cá nhân đến với tính phổ biến; sự cô độc của nó, đãchỉ là sự kiêu hành, cham dứt rồi; với một sự nhún nhường vô tận, với một tình yêuthương nông nàn trái tim nó nghiêng xuống con người thuần khiết, người anh em
trong mỗi con người; con người tột cùng và được thanh lọc ” [73, tr 59].
Cuốn sách Thể giới quan của Dostoevsky [5] của tác giả Berdyaev (2017) đãphân tích những chủ đề cốt lõi trong các tác phẩm truyện, tiêu thuyết của ông như:Hình tượng tinh thần, con người, cái ác, tình yêu Ở đây Berdyaev đã xác định cáchtiếp cận của ông đối với Dostoevsky dưới góc độ thuộc lĩnh vực khí thiêng học.Mặc dù tác giả đã phân tích nhiều nội dung quan trọng trong tư tưởng về con ngườicua Dostoevsky nhưng những dòng phân tích đó lại mang kèm cả tư tưởng của tácgiả như chính tác giả đã khang định: “Tôi đã viết một cuốn sách mà ở đó tôi khôngchỉ toàn tính khai mở thế giới quan của Dostoevsky, mà còn đưa vào đó rất nhiềuthứ thuộc về thế giới quan của chính tôi” [5, tr 16] Đây là điểm hạn chế lớn của
cuốn sách khi nghiên cứu về Dostoevsky.
Cuối thé ki XIX đầu thế ki XX, N.A Berdyaev, K.N Leont’ev, H.M.Zernovun, V.I Ivanov và những dai diện khác của tu tưởng triết học Nga đã cónhững công trình nghiên cứu phân tích các tác phâm của Dostoevsky trên các khíacạnh triết học, tôn giáo, đạo đức và mỹ học Các công trình đó đã góp phần làmphong phú hơn trong việc nghiên cứu về tư tưởng của Dostoevsky trong bối cảnhhình thành nền triết lý đạo đức mở ở Nga trong việc phục hưng tinh thần và văn hóaNga khi chuyền giao giữa hai thé ki
Ở Việt Nam, các tác phẩm của Dostoevsky được dịch khá muộn so với cácnhà văn Nga khác như Gogol, L Tolstoy Các tác phẩm xuất hiện đã nhận được sựquan tâm của nhiều học giả
Các tác phẩm của Dostoevsky được dịch từ những năm 60 của thế kỷ XX, đaphan được chuyên ngữ từ tiếng Pháp và tiếng Anh Tác phẩm Tội ác và hình phạtcùng Con bạc là những tác phẩm đầu tiên được dịch ở Việt Nam bởi dịch giảTrương Dinh Cử Nguyễn Ngọc Minh với ban dịch nỗi tiếng Lữ người quỷ ám,Phạm Xuân Thảo cùng Vũ Trinh dịch hai cuốn Ga khờ và Dau Xanh tuổi trẻ Anh
Trang 12em nhà Karamazov có hai ban dịch nỗi tiếng của Trương Dinh Cử và Vũ Dinh Lưu.Các cuốn khác của Dostoevsky được dịch bởi nhiều dich giả nổi tiếng như Cao
Xuân Hạo, Phạm Mạnh Hùng Nhiều tác phâm được dịch sát bản gốc từ tiếng Nga
đã khắc phục những nhược điểm của các bản dịch trước từ tiếng La tỉnh
Trong cuốn sách Tiểu thuyết hiện thực Nga thé ki XIX [59], tác giả Trần ThiPhương Phương (2012) đã tập trung nghiên cứu những nhà văn Nga có đóng góplớn cho văn học hiện thực Nga thé ki XIX như Puskin, Lermontov, Gogol,Turgenev, Dostoevsky, Tolstoy Trong đó, tác giả đánh giá các tác phẩm củaDostoevsky là văn học hiện thực Nga ở mức cao nhất Qua đó nhấn mạnh tư tưởng
chủ đạo trong các sáng tác của ông là nghiên cứu con người với những tâm lý phức
tạp Dostoevsky đã tìm tòi và sáng tạo nên một hình thức tiêu thuyết cho phép là nồibật bi kịch của nhân vat trong đó phản ánh cả thế giới con người
Các công trình trên đã chỉ ra được một số nội dung tư tưởng triết học củaDostoevsky Tuy nhiên, đa phần các công trình đều dựa trên cơ sở văn học nên chưatập trung nghiên cứu đầy đủ quan niệm độc đáo về con người của ông
Những năm gần đây ở Việt Nam, quá trình nghiên cứu Dostoevsky đã cónhiều thành tựu Một số công trình đã tập trung nghiên cứu quan niệm về con ngườicủa ông.
Luận văn Thạc sĩ Triết học 7w tưởng dao đức hiện sinh của F.M.Doxtoyevxky trong tác phẩm Tội ác và hình phạt [71] của Dư Thi Tươi (2014) đãchỉ ra tư tưởng đạo đức trong con người hiện sinh của Dostoevsky, thé hiện qua tacphẩm nổi tiếng Tối ác và hình phat Công trình đã chỉ ra hoàn cảnh ra đời, nhữngđiều kiện tiền đề hình thành tư tưởng của Dostoevsky Qua đó, tác giả đã phân tích
tư tưởng đạo đức hiện sinh của Dostoevsky với các nội dung chính về quan niệmthiện, ác, trách nhiệm, lương tâm và tội lỗi từ đó chỉ ra những giá trị và hạn chế
trong tư tưởng của tác giả.
Dưới góc độ triết học, bài viết 7 tưởng tự do tinh thân của F.M Dostoievski
và giá trị của nó [54] của tác giả Mai Thị Hạnh Lê (2019) đã phân tích quan niệm
về tự do tỉnh thần của Dostoevsky, một nội dung có vị trí quan trọng trong tư tưởng
Trang 13của ông Tác giả phân tích, làm rõ những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hìnhthành tư tưởng tự do tinh than của Dostoevsky Tác giả khái quát những nội dungchủ yếu trong tư tưởng tự do tinh thần của ông: Tự do tỉnh thần chứa đựng khát
vọng con người được là chính mình, tự do tinh thần là thể phức hợp, chứa đựng sự
“giằng xé” giữa các yếu tố nội tâm, sự lựa chọn các giá trị của chủ thé hiện sinh dé
dat được tự do tinh than Tuy nhiên, bên cạnh tự do tinh thần, con người trong quanniệm của Dostoevsky còn tồn tại nhiều mâu thuẫn dan tới tính chất phân cực trongbản chất con người mà tác giả Mai Thị Hạnh Lê chưa đi sâu vào nghiên cứu
Như vậy, ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đều đã có nhiều
học giả nghiên cứu về Dostoevsky dưới những góc độ, phương pháp khác nhau và
đạt được một số kết quả Tứ nhất, các công trình đã chỉ ra hoàn cảnh ra đời quanniệm về con người của Dostoevsky Khi đó, nước Nga trải đang phải trải qua mộtthời kì đầy biến động Các nhà tư tưởng không ngừng tìm kiếm các quan điểm mới
về con người trong đó có Dostoevsky Thứ hai, một số công trình đã chi ra tiền đề
tư tưởng của Dostoevsky xuất phát chủ yếu từ Kinh Thánh và truyền thống gia đìnhtheo Kitô giáo Thứ ba, một số công trình đã làm sáng tỏ ở một chừng mực nhấtđịnh tư tưởng triết học của Dostoevsky cùng với đó là một số đánh giá, khăng địnhnhững đóng góp của Dostoevsky làm phong phú hơn quan niệm về con người
Những kết quả đạt khi nghiên cứu về Dotsoevsky mở ra cho luận văn nhữngvấn đề cần tiếp tục Thứ nhất, các công trình chủ yếu đưa ra những sự kiện trong
cuộc đời của Dostoevsky chưa có sự chọn lọc, chỉ ra những điều kiện ảnh hưởng
trực tiếp đến quan niệm về con người của ông Thi? hai, các công trình chưa phântích cụ thé những tiền dé tư tưởng ra đời tư tưởng về con người của Dostoevsky,
trong đó tư tưởng Nga thế ki XIX có vai trò quan trọng nhưng chưa được đề cập chitiết Thr ba, có thể nói chưa có công trình nào phân tích đầy đủ, rõ nét về quan
niệm về con người trong tư tưởng của Dostoevsky Quan niệm về con người là tư
tưởng chủ đạo trong hầu hết các tác phâm của Dostoevsky, vì vậy, việc nghiên cứu
vấn đề này cần được thực hiện một cách hệ thống Thứ tw, mặc dù đã có những phat
hiện về quan niệm về con người trong triết học của Dostoevsky nhưng những côngtrình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc phân tích một tác phâm của nhà văn.
Trang 14Hạn chế này đã làm cho việc nghiên cứu quan niệm về con người trong tư tưởngcủa Dostoevsky không có sự soi chiếu, bố sung từ những tác phâm còn lại Nhưvậy, các công trình nghiên cứu nêu trên là cơ sở nền tảng dé chúng tôi tiếp tục làm
sáng tỏ quan niệm về con người của Dostoevsky
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Phân tích làm rõ những nội dung cơ bản trong quan
niệm về con người của Dostoevsky, từ đó đưa ra những đánh giá về giá trị và hạnchế của nó
Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề đạt được những mục tiêu đề ra, đề tài cần thực
hiện một số nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, phân tích những điều kiện, tiền đề tư tưởng cho sự ra đời quanniệm về con người triết học hiện sinh của Dostoevsky
Thứ hai, phân tích làm rõ những quan niệm về con người trong một số tácphẩm tiêu biéu của Dostoevsky
Thứ ba, đánh giá những giá trị và hạn chế của quan niệm về con người củaDostoevsky.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quan niệm của F.M Dostoevsky về con người
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quan niệm về con người của Dostoevskytrong một số tác phẩm tiêu biểu của ông, bao gồm: Anh em nhà Karamazov, Ghichép dưới ham, Tội ác và hình phạt Luận văn tập trung nghiên cứu quan niệm về
con người của Dostoevsky trên ba khía cạnh chính: Quan niệm về tự do tinh than,
tính phân cực trong ban chất con người, mối liên hệ giữa con người và Thượng dé
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là quan niệm về con người của chủ nghĩa
Mác - Lênin Ngoài ra, luận văn có kế thừa và phát triển những thành tựu nghiên
cứu của các học giả đi trước.
Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận triết học là chủ yếu, trong một sốtrường hợp cụ thê có kết hợp với phương pháp tiếp cận liên ngành Luận văn sử
dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: so sánh, phân tích, tổng hợp, lịch
sử, logic, quy nạp, diễn dịch, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hoá
Trang 156 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ những quan niệm về con người
của Dostoevsky qua một số tác phẩm tiêu biéu của ông từ đó thấy được giá giá trị
và hạn chế trong tư tưởng của Dostoevsky
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể trở thành tài liệutham khảo cho những công trình liên quan sau này.
7 Kết cau của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương, kết luận, danh mục tài liệutham khảo.
10
Trang 16Chương 1
NHUNG DIEU KIEN VA TIEN DE RA ĐỜI QUAN NIEM CUA
F.M DOSTOEVSKY VE CON NGƯỜI
1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội ra đời quan niệm của F.M Dostoevsky
nô lệ con người về thé xác và ý chí, bởi vậy, hầu hết các tác phẩm của Dostoevskyphản ánh hiện thực đời sống bức bối của xã hội Nga Trong thé ki XVIII, XIX, nướcNga diễn ra nhiều cuộc chinh phạt, hình thành đế quốc Nga rộng lớn đã anh hưởngtới tư tưởng của người dân, trong đó có Dostoevsky Các nhân vật trong truyện, tiêuthuyết của ông thé hiện niềm tự hào về tính cách dân tộc Nga Chính khát vọngchinh phạt đã làm cho người Nga vừa trầm mặc, suy tưởng lại có khao khát nồi loạnvới hi vọng tạo nên một trật tự xã hội mới cho con người.
Trong những năm 30-40 của thé ki XIX, van đề vận mệnh nước Nga đượcđặt ra gay gắt Những người quý tộc và giới trí thức Nga ráo riết đi tìm một con
đường phát triển cho nước Nga Lúc này, xuất hiện hai phái đối lập và đấu tranh lẫn
nhau Đó là phái sing phương Tây và phái sting Xlavo Phái sing phương Tây dautranh chống chế độ nông nô, tán thành chế độ quân chủ lập hiến, lấy nước Anh làmkiểu mẫu dé học hỏi Phái sting Xlavo bảo vệ chế độ quân chủ, cho rằng nước Ngakhông cần học theo các nước phương Tây mà sẽ phát triển theo con đường độc đáo,
riêng biệt.
Vượt lên trên cả hai phái này là Belinxky và Gerzen Đây là hai nhà tư tưởng
lớn nhất của thời đại sau cách mạng tháng Chạp Nhóm này thường xuyên thảo luận
về chủ nghĩa xã hội của Purie, về tình trạng bất bình đăng xã hội, về các quyền tự
do dân chủ Tham gia nhóm này có các nhà van Dostoevsky, Xantucov, Sedrin.
11
Trang 17Đến giữa thế kỷ XIX, nước Nga tiếp tục có những thay đổi lớn, phong trào
dau tranh của nông nô Nga phát triển đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội chuyên chế
của Sa hoàng Tuy nhiên, trước sức tấn công mạnh mẽ của nhân dân Nga, chínhquyền Sa hoàng lại tăng thêm mức chuyên chế, sử dụng các chiêu bài chính trị vàtôn giáo, trong đó sử dụng chính sách văn hóa như một phương cách để trị dân.Nhiều phong trào đấu tranh của công nhân trỗi dậy mạnh mẽ kề từ thập niên 80 củathế kỷ XIX
Đến những năm 1860, các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp vẫn còn rat ít, sảnxuất phong kiến của quý tộc, địa chủ vẫn chiếm ưu thế Bên cạnh đó, chế độ nông
nô không chỉ tự hạn chế trong việc ngăn cản công nghiệp phát triển một cách đầy
đủ, ngay cả trong nông nghiệp, năng suất lao động cũng rất kém Quá trình pháttriển kinh tế đã đây đến việc xóa bỏ chế độ nông nô Chế độ Nga hoàng bị suy yếu
vì cuộc that bại quân sự do các nước Đồng minh (Anh, Pháp, Thé Nhĩ Kì) gây ra ở
cuộc chiến năm 1855, dẫn đến 86 cuộc khởi nghĩa nông dân chống bọn địa chủ năm
1858, 90 cuộc khởi nghĩa năm 1859, 108 cuộc khởi nghĩa năm 1860 Tình thế đólàm chế độ Nga hoàng phải tính đến việc xóa bỏ chế độ nông nô Có thé khang
định, tất cả các cuộc khởi nghĩa của người dân Nga trong thế kỷ XIX đã tạo điều
kiện thực tế cho các nhà tư tưởng tiến bộ nói chung và Dostoevsky nói riêng pháthiện ra: những điều kiện tối thiểu về kinh tế không được đáp ứng sẽ là nguyên nhânchính làm xuất hiện những phong trào phản kháng của con người dé tìm kiếm quyền
tự do, dân chủ cho chính mình Đây là giai đoạn đầu hình thành quan niệm của
Dostoevsky về con người Cùng thời gian đó ở Nga diễn ra cuộc cải cách nông nô
của Nga hoàng Đạo luật ngày 19 tháng 2 năm 1861 đã thay thé ach nô lệ trực tiếp
và hợp pháp của nông dân bằng sự phụ thuộc kinh tế của họ Sau khi được giảiphóng, hoàn cảnh sống của nông dân vẫn không được cải thiện Cái mới duy nhất là
họ có được quyền tự do cá nhân, không bị mua bán như một đồ vật Dưới ách thongtrị của chế độ phong kiến, đa số nông dân không đủ sức để cai tiến các doanhnghiệp của họ Dostoevsky là một trong số những người đầu tiên nhận ra bản chất
thật sự của con người dang sau cải cách Ong chỉ ra, Nga hoàng đã có nhiêu cải
12
Trang 18cách tiến bộ, có gắng trong hoạt động cải cách nông nô nhưng cuộc cải cách này
không vì lợi ích của nông dân mà chỉ là phương án tạm thời xoa dịu những mâuthuẫn trong xã hội Hoạt động cải cách xã hội của Nga hoàng đã thé hiện hành động
đi ngược lại tư tưởng tiến bộ của nhân dân Nga Những vấn dé này đượcDostoevsky nhận ra và trở thành chủ đề trong các cuốn tiểu thuyết của ông như: Lữngười quỷ ám, Ga kho, Anh em nhà Karamazov Nếu như trước đây Dostoevsky đềcao những chuẩn mực, luân lý, đạo đức của con người trong xã hội thì từ sau cuộccải cách nông nô, ông quan tâm đến những gì mới mẻ, có khi phi chuẩn mực, phiđạo đức Phương pháp thay đổi số phận con người đã hoàn toàn thay đổi, từ chỗ sửdụng bạo lực và mong muốn thay đổi chế độ, nhà nước, Dostoevsky chuyển sangquan niệm duy tâm tôn giáo về con người
Sau cải cách năm 1861, xã hội Nga có sự thay đôi, nhưng đời sống người dânvẫn chịu nhiều khổ cực, hơn 10 triệu người dân không được hưởng quyền lợi saucải cách Mâu thuẫn giai cấp, đặc biệt giữa nông nô và địa chủ ngày càng sâu sắc.Năm 1861 đã diễn ra tong cộng 1176 cuộc khởi nghĩa của nhân dân Chế độ Ngahoàng ra sức đàn áp nhân dân làm xảy ra biến có lớn đối với Dostoevsky, cha ông bigiết chết bởi những nông nô Nga, sự kiện này ảnh hưởng lớn tới Dostoevsky, gâynên sự hoang mang lo lắng của ông về cuộc đời và số phận con người
Chiến tranh, đói khổ bủa vây những con người Nga nhỏ bé làm cho cuộcsống của họ ngày càng phải chứng kiến nhiều sự việc vô nhân tính Nó đè nén tỉnhthần con người, khiến họ luôn sống trong cảnh hoang mang, lo sợ, nhân tính trở nêntha hóa, phức tạp, luôn giằng xé, mâu thuẫn với nhau
Sau cuộc cải cách năm 1861, những nhu cầu về tinh thần của người dân Nga
được chú ý, đặc biệt là tầng lớp trí thức Rất nhiều sinh viên, thanh niên tô chức dautranh nhằm đòi quyền tự do chính tri, tự do báo chí, cải thiện đời sống cho nhândân chính quyền Nga hoàng ra sức đàn áp làm gần 200 người bị giết hại trong năm
1861 Đây là điều kiện tiền đề bùng nỗ các phong trào cách mạng xã hội tại Nga.Bên cạnh đó, giới trí thức Nga, trong đó có Dostoevsky nhận thức rõ các tư tưởng,phương cách hành động trên quá trình tìm con đường tự do cho số phận con người
13
Trang 19Xóa bỏ chế độ nông nô và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng
cho người dân Nga khỏi tình trạng nô lệ mở ra hy vọng về tương lai tự do Tuynhiên, khi thoát khỏi tầng giai cấp địa chủ, họ lại phải chịu sự chi phối của giai cấp
tư sản Cuộc sống nghèo khổ vẫn bám lấy khiến họ phải dành toàn bộ tâm trí dé tạo
ra của cải vật chất nuôi sống gia đình và chính bản thân họ Dostoevsky đã chỉ ra sựtrong rong của con người, hành động không còn theo ý chí, tinh thần ngày càng bịgiới hạn Họ ý thức sâu sắc về tình trạng của mình, tha thiết mong muốn đạt được tự
do thật sự Người dân Nga mong muốn nhận thức các giá trị của bản thân, kiến tạonhững giá trị mới, xóa bỏ hoàn toàn cuộc sống nô lê về tinh thần Những khát khao
về tự do, dân chủ ngày càng mạnh mẽ đây con người đến những hình thức phảnkháng dé thỏa mãn những nhu cầu của tinh than
Từ những năm 80 của thế kỷ XIX, diễn ra nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân
Nga đặc biệt là của công nhân Các nhà tư tưởng Nga không chấp nhận đời sống xã
hội thực tại nên họ thực hiện các phong trào đấu tranh khủng bó, tổ chức ám sát Nga
hoàng năm 1881 Chính quyền phong kiến đã thực hiện hàng loạt biện pháp hà khắc, ápđặt lên người dân như cam thong tin, bao chi, han ché hoat động cua các trường học, giáo
dục — đặc biệt là giáo dục đại học Trong hoàn cảnh đó, con người càng khao khát tự do
hơn, muốn tìm kiếm con đường tiến bộ cho số phận con người
Phân tích về quá trình phát triển cách mạng ở Nga, Lênin đã chỉ ra ba giai
đoạn khác nhau:
“Phong trào giải phóng ở Nga đã trải qua ba giai đoạn chủ yếu tương ứng với
ba giai cấp chủ yếu trong xã hội Nga đã có ảnh hưởng đến phong trào: 1) thời kỳ
quý tộc, khoảng từ năm 1825 đến năm 1861; 2) thời kì trí thức bình dân hay thời ki
dân chủ tư sản, khoảng từ năm 1861 đến năm 1895; 3) thời kì vô sản từ năm 1895cho đến nay” [33, tr 116]
Tư tưởng của Dostoevsky ra đời và ảnh hưởng từ hai giai đoạn đầu Ông
quan tâm đến cuộc sống của con người, suy nghĩ tìm cách lí giải bản chất, đặc tính
của họ Thông qua các tập tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí, Dostoevsky đã gián tiếp
chỉ ra những quan niệm về con người của mình.
14
Trang 20Chủ nghĩa tư bản phương Tây ảnh hưởng đến nước Nga trên nhiều lĩnh vựctrong đó có văn hóa Những người nông dân Nga vốn hiền lành, chất phác nay chịu
sự chỉ phối của đồng tiền khiến họ trở nên tha hóa, vị lợi, trở thành nô lệ của đồngtiền Nhưng dù sao, họ vẫn là một người Nga — là “con đẻ của văn hóa Nga mangđậm sắc thái tâm linh cùng với những giá trị tinh thần nhân văn cao cả, do vậy trongmiền sâu tinh thần họ luôn vang lên tiếng nói của lương tâm, của tự do tỉnh thần”
[57, tr 39], bởi vậy họ luôn suy nghĩ làm sao để thoát khỏi tình trạng nộ lệ.Dostoevsky đã nói lên mong muốn từ sâu kín tâm hồn của người Nga Ông tìmkiếm câu trả lời cho hiện thực tàn khốc đang xảy ra đối với con người Đâu mới là
tự do đích thực?
Theo văn hóa phương Tây du nhập vào nước Nga, chủ nghĩa bái vật giáo,
duy kỹ thuật, duy khoa học đã dé lại nhiều hệ quả đến đời sống tinh thần người dân.Những quan niệm chống lại tôn giáo ngày càng phố biến ở nước Nga đã mâu thuẫnvới truyền thống văn hóa tôn giáo lâu đời của dân tộc Nga Ngày càng có nhiềungười theo khuynh hướng vô thần, họ cuồng tín tin theo và sẵn sàng làm mọi thứngay cả tội ác dé bảo vệ tư tưởng của mình Hiện thực đó phản ánh cuộc đấu tranhgiữa cái cũ và cái mới, giữa tự đo và nô lệ, giữa cái thiện và cái ác đặt ra vấn đề cấpbách thôi thúc Dostoevsky tìm ra hướng đi cho con người.
Trong lịch sử tư tưởng Nga trước thé ki XX, da phan các trí thức bi lệ thuộc
bởi chủ nghĩa duy tâm tôn giáo, coi Chúa Kitô là sự cứu rỗi của con người, trong đó
có Dostoevsky.Những buổi tham dự lễ rửa tội sinh hoạt tôn giáo trong nhà thờ Chínhthống giáo đã có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Dostoevsky Bởi vậy, toàn bộ nhữngnội dung trong các tác phẩm của ông được lấy từ dữ liệu các vụ án, tội ác mà ông thuthập được qua các phiên rửa tội tai nhà thờ Qua đó, Dostoevsky cho rằng có sự phân cựctrong bản chất của con người, ông chỉ ra cả tính thiện và tính ác, ông tìm tòi con đường
dé con người có thé giải thoát ra khỏi những tội lỗi của mình
1.2 Những tiền đề tư tưởng ra đời quan niệm của F.M Dostoevsky
về con người
1.2.1 Triết học Kitô giáoKhởi nguồn của triết học Kitô giáo là tư những nội dung được ghi chép trongKinh Thánh Kinh Thánh là điều kiện cần để quan niệm của Dostoevsky về con
15
Trang 21người được bộc lộ, phong phú, khác biệt, có sự vận động độc lập so với tinh thần xã
hội Nga nói chung Dostoevsky sinh ra trong gia đình có truyền thống Kitô giáo, làcháu nội của một linh mục tại thị tran Podonxcaia, chú ruột là thầy dòng, bà cụngoại làm nghề in trong nhà thờ, chính vì vậy ngay từ nhỏ ông đã được tiếp xúc vớikinh Tân ước và Cựu ước Ông yêu quý chúng và đặc biệt mê Kinh Thánh Lova Đa
phan các tác phẩm của Dostoevsky đều cho thấy việc ông chịu ảnh hưởng từ Kinh
Thánh với nhiều trích đoạn được dẫn từ Kinh Thánh
Kinh Thánh theo quan niệm của Kitô giáo, là sự mặc khải của Thiên Chúa
đối với con người, được ghi chép lại, là tập hợp những lời răn của Chúa, là nên tảnggiáo lý và đức tin của con người Theo tiếng Hy Lạp, Kinh Thánh còn được gọi làcác sách Thánh, được phân chia thành hai bộ là Tân ước và Cựu ước Về mặt thờigian, kinh Cựu ước chi thời kì trước công nguyên, kinh Tân ước chỉ thời kì sau công
nguyên, đánh dấu bằng sự kiện Chúa Jesus ra đời Cựu ước có nội dung chính bàn
về những giao ước của Thiên Chúa với người Do Thái qua đại diện là tổ phụ Noe,Abraham va Moses Nội dung của Tân ước nhân mạnh là lời giao ước của Chúa vớicon người thông qua Chúa Jesus Day là một nhân vật lich sử, nhập thé làm người,thực hiện nhiệm vụ của Chúa cha, làm cho con người biết được mình là con củaChúa mà trước đây họ chưa từng nhận ra điều đó
Hình ảnh Thiên Chúa, ác quỷ trong Kinh Thánh được Dostoevsky đề cập đếnnhiều lần qua các tác phẩm của mình, nhiều bí tích là tiền đề ra đời quan niệm vềcon người của ông.
Mở dau Li người quỷ ám là đoạn trích Phúc âm của Luca, đoạn VIII, câu
32-36 “Va, lúc đó có một bầy heo con đông đang ăn trên núi, lũ quỷ nai ni Giesus cho
phép chúng nhập vào bầy heo đó, và Người cho phép chúng Vậy chúng ra khỏi
người đàn ông kia và nhập vào bầy heo, bầy heo từ trên mỏm đá cao nhào cả xuống
hố và chết đuối Đám người chăn heo, thấy chuyện xảy ra, bèn đi trốn và loan tinkhắp trong chợ cùng quê Lúc đó, người ta đi xem chuyện xảy ra, và họ đến gần
Giesus, họ thấy người mà lũ quỷ đã xuất đang ngồi dưới chan Giesus, ăn bận tươmtất và đầy đủ trí khôn, họ bèn lấy làm kinh dị Những kẻ chứng kiến câu chuyện kếcho họ nghe người bị quỷ ám đã được giải thoát ra sao” [22, tr 10] Dostoevsky mở
16
Trang 22đầu cuốn sách bằng một câu chuyện trong Kinh Thánh mục đích dé giới thiệu số
phận con người trong cuốn sách của ông Những con người đã lầm đường, lạc lối,sai lầm trong quan điểm sống dẫn đến những hành động tội ác Trong cuốn sách,
Dostoevsky còn trích nhiều đoạn Thánh kinh khác như đoạn: Viết gửi Thiên thần
của giáo hội ở Laodixe: “Và cho thiên thần hội thánh Laodixe, hãy viết: này lờiphán dạy của Amen, chứng nhân trung thành và chân thật, uyên nguyên cho cả tạothành của Thiên Chúa Ta biết các việc ngươi làm: ngươi chăng lạnh mà cũng chắngnóng Phải chi ngươi nóng hăn hay lạnh hắn đi! Vì ngươi hâm hâm như thế, vàchăng nóng chăng lạnh, thì Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta! Vì ngươi quảquyết: ta giàu, ta đã thành phú túc, ta chăng thiếu thốn sự gì, - và ngươi không biết
là ngươi là kẻ khốn nạn, đáng thương hại, nghèo nàn, đui mù, trần trụi ” [22, tr.792] Đoạn viết thể hiện phát hiện về tính chất phân cực trong bản chất con ngườicua Dostoevsky.
Bên cạnh đó, trong Anh em nha Karamazov, Tội ác và hình phat, KinhThánh được nhắc đến qua lời thoại của các nhân vật, gián tiếp chỉ ra suy nghĩ về sốphận con người “Tôi cầm lấy cuốn Phúc âm trên bàn, bản tiếng Nga, chỉ cho ôngbản Phúc âm theo thánh John, chương XI, đoạn 24: “Thuc, ta bảo thực các người:nếu hạt lúa mì gieo xuống đất chang chết đi thì nó sẽ cứ ở một mình, nhưng nếu nóchết đi thì sẽ kết quả được nhiều [ ] Tôi lại cam lấy cuốn sách, mở ra ở chỗ khác,
mở cho ông phần Thư gửi người Hebrew”, chương X đoạn 31 Ông đọc: “Sa vàotay Đức Chúa Trời hằng sống thật đáng khiếp sợ thay”” [29, tr 404]
Trong Tội ác và hình phạt, Kinh thánh được nhắc đến qua lời của nhân vật mộđạo Xonia Sau khi thực hiện tội ác, Raxcolnicov yêu cầu cô ké cho anh nghe về câu
chuyện Thiên Chúa hồi sinh Lazaro Dựa trên các sự kiện trong Kinh Thánh,
Dostoevsky đã xây dựng hình ảnh và số phận con người trong các tác pham của mình.Ban chất, tích cách của con người được giải thích rõ hơn Qua đó, ông muốn khangđịnh, mọi nỗi đau khổ mà con người trải qua là thử thách của đức tin Đau khổ, dan vặt
sẽ thanh lọc bản chất của con người, khang định vi trí của con người gan liền trong mốiliên hệ với Chúa Kitô Khát vọng của con người là được cứu rỗi, Dostoevsky khangđịnh đức tin với Chúa Kitô sẽ cứu rồi con người khỏi mọi đau khô.
17
Trang 23Truyền thống gia đình theo Kitô giáo là nhân tố quan trọng gây ảnh hưởng
tới sự hình thành tư tưởng của Dostoevsky Thượng dé được ông khám phá trong
sức mạnh nội tại của tình yêu và tam lòng bao dung tha thứ Trong công trình Babậc thay Đôxtôievxki, Balzac, Dickenx; Stefan Zweig khang định: “Trái tim ông đến
với người day tớ của Thuong dé cũng như đến với người phủ nhận Ngai Trong sự
giằng co không dứt về các van đề tôn giáo của các nhân vật của ông, ông đứt khoátđứng về một phía, sự cảm thông của ông chia đều cho người sing tin cũng nhưngười di giáo ông là người vĩnh viễn vươn lên Thượng đế” [73, tr 101] Từ triếthọc Kitô giáo, Dostoevsky tìm ra cách giải thích sâu sắc về con người trên khíacạnh tự do và công bằng qua lời nói của các nhà tiên tri vĩ đại đã nói ra, sau đó được
bổ sung và phát triển bởi các nhà huyền học và than học có khả năng tư duy tôngiáo sâu sắc nâng lên thành triết học Kitô giáo Qua đó, các nhà triết học phân tích
tự do của con người thoát khỏi tất cả những gì mang dấu ấn của sự phụ thuộc và của
sự giải phóng nội tâm khỏi mọi sự phụ thuộc, con người chúng ta ngoài việc chiukhuất phục trước cái đẹp, tình yêu, sự sáng tạo, công băng và lòng tốt để rồi cuốicùng cho chúng ta ý niệm rõ ràng về Thượng dé, qua đó khang định sự tồn tại củaNgài Chính vì vậy, với quan điểm của triết học Kitô giáo thì khái niệm nô lệ củaThượng dé phải được hiểu là tự do chân chính của con người, cùng với đó sự bấtcông cao nhất chính là ở chỗ con người phải từ bỏ Thượng đề và tìm kiếm những lýtưởng khác dé vươn lên trở thành con người khác biệt
Triết học Kitô giáo cho rằng dao đức con người gan liền với đức tin, lòng
yêu kính Chúa Chúa hướng con người đến sự thánh thiện tuy nhiên đây không phải
là điều đễ dàng Mọi sự đau khổ mà con người phải trải qua là những thử thách để
họ vượt qua sự khủng hoảng về tinh than dé đạt tới tự do tuyệt đối Dostoevsky đã
kế thừa những quan điểm trên khi ông cho rang tự do tinh thần gắn liền với niềm tin
Trang 24ông thay đổi cách nhìn về xã hội, công cuộc cải cách không làm tinh thần con ngườiđược tự do Tự do thê xác chỉ làm cho con người càng lâm vảo tinh trạng cô don,khủng hoảng, tha hóa Chính bởi vậy, ông tìm đến sự mặc khải, ông suy tư và giữvững niềm tin về Chúa Triết học Ki tô giáo giúp ông hiểu ra rang: con người có théđược hạnh phúc và đạt đến tự do tinh thần Thiên Chúa không phải là một điều githần bí, người chính là tình yêu thương vô hạn, sự bao dung, vị tha giúp con ngườivượt qua khó khăn của cuộc sông, vượt qua chính bản thân mình dé đạt đến tự donơi Chúa Triết học Kitô giáo trải qua các giai đoạn phát triển từ sơ khởi đến thời kìtrung cô, phục hưng và hiện đại Ở mỗi thời kì đều có những nhà triết học, thần họctiêu biéu như Justino, Augustino, Thomas Aquinas, Martin Luther, Herder Trong
tat cả các nhà triết học Kitô giáo, quan niệm về con người của Dostoevsky chịu anhhưởng trực tiếp từ Augustine
Saint Augustine (354 — 430) là một đại biểu tiêu biểu của triết học Kitô giáo
Tư tưởng của ông được trình bày chủ yếu trong cuốn Ty thudt Augustine cho ranghình tượng của Chúa Kitô là đại điện cho một nhân cách, thể hiện rõ nhất ở sự tồntại của Chúa Jesus Nhân cách của Chúa tạo tiền đề hình thành những quan hệ tinh
thần giữa con người với Chúa: “Con sẽ không được hiện hữu, tuyệt đối sẽ không
được hiện hữu nêu Chúa không ở trong con Hay, đúng hơn, nếu con không ở trongChúa” [1, tr 178] Ông khang định có tồn tại tự do ý chí trong con người và tự do ýchí là món quà của Thượng dé Không có tự do tinh thần tuyệt đối, chỉ có tự do tinhthần trong giới hạn của Thượng dé, mọi lựa chọn tự do của con người đều trong kếhoạch của Thượng dé [xem 1, tr 568] Con người được dé cao, là một bộ phận đứngtách biệt hoàn toàn với thế giới, đứng trên mọi sinh thé khác vì con người có tự dotinh thần, tự do thừa nhận sự tồn tại của Thiên Chúa và tự do thừa nhận, hành độngtheo ý muốn, lời răn của Chúa Chính tự do tinh thần đã đặt con người lên trên mọisinh thể trong thế giới Các quy chuẩn đạo đức của con người trong xã hội hình
thành từ ý Chúa, việc con người hành động trái với Chúa, sa vào những cám dỗ của
ham muốn, cái ác thé hiện việc khước từ sự phục tùng ý Chúa là nguồn gốc dẫn đến
tội lỗi của con người Dostoevsky đã tiếp thu tư tưởng đề cao tự do tỉnh thần của
19
Trang 25Augustine khi cho rằng: “Kito giáo là tự do ở trong Kito Sự cứu độ bằng bạo lực vàcưỡng chế là không thé và không cần thiết” [4, tr 254] Bên cạnh đó, chủ đề về tự
do tinh thần còn được ông đề cập đến xuyên suốt nhiều tác phẩm như: Ghi chépdưới ham, Tôi ác và hình phạt, Tuy hai mà một, Anh em nhà Karamazov Phattriển quan điểm về tự do tinh than của Augustine, Dostoevsky chỉ ra biểu hiện của
tự do tinh thần trong hình ảnh “con người đưới ham” và “con người siêu nhân”.Ông phân tích cụ thé những hình thức phan kháng của con người khi đánh mat tự dotinh than Ho sẽ rơi vào cô don, khủng hoảng hoặc tiễn tới thực hiện những hành vitội ác.
Augustine cho rang cái ác không do Chúa tạo ra ma do chính bản thân con
người Con người làm trái lời răn của Chúa, gây nên tội lỗi, rời xa điều thiện màChúa dạy: “Con đã tìm cho biết sự đữ là gì, và con đã thấy nó không phải là mộtthực thể mà là sự gian ác của một ý muốn trở mặt với thực thê tối cao là Chúa để
quay về sự hèn mat” [1, tr 445] Luận điểm của Augustine đưa ra nhằm bảo vệ tínhthánh thiện tuyệt đối của Chúa, mặt khác còn thé hiện quan điểm về tự do và tráchnhiệm mà con người cần phải có Trong cuộc sống, con người sẽ gặp phải những sailầm khiến con người lâm vào khủng hoảng Trong những hoàn cảnh đặc biệt nhưvậy, con người sẽ thức tỉnh trở về với tính thánh thiện vốn có: “Con thấy mình trầntrụi trước mặt con và lương tâm con cắn rứt Con đã khiển trách con biết may! Vớibao chiếc roi tư tưởng quất vào tâm hôn con, dé thúc giục nó theo con” [1, tr 486].Khi con người tim cách thấu hiéu Thượng dé, Thượng dé sẽ dé cho con người cảmnhận thấy, khai mở trí tuệ con người chứ không ân giấu Thượng dé không phải làngười đứng đầu nhà nước, không ở vị trí giống quân vương, Thượng đế ở ngaytrong cuộc sông Ngài cùng con người cảm nhận nỗi đau, hạnh phúc, chấp nhận bịđóng đỉnh trên Thánh giá để cứu con dân của mình Thiên Chúa khai mở nhân tính,khai mở tự do, tình yêu của con người Nhân tính chính là hình ảnh Thiên Chúatrong mỗi người Con người với mối liên hệ mật thiết với Chúa, có thé tự nhận thức
về bản thân mình và hướng đến con đường chuộc tội: “Hỡi tội nhân hãy trở lại với
tâm hồn mình và hãy kết hợp với Người, là dang đã dựng nên ngươi” [1, tr 306]
20
Trang 26Kế thừa những luận điểm của Augustine, Dostoevsky suy tư về vấn đề conngười trong mối liên hệ với Chúa Ông hướng các nhân vật trong Tôi ác và hìnhphạt, Anh em nha Karamazov khắc phục những đau khô, tội lỗi, nô lệ khi họ quaytrở về bên Thiên Chúa Sự tồn tại của Chúa Jesus đã khẳng định hy vọng cứu rỗicủa Ngài Chúa Jesus hy sinh ban thân, chấp nhận đóng đỉnh trên cây thập tự déchuộc tội cho con người Hình ảnh Chúa phục sinh khẳng định ý muốn xóa bỏ tội
lỗi khỏi con người của Thiên Chúa, cứu rỗi con người khỏi những kết quả do tội lỗi
gây ra Tuy nhiên để xóa bỏ hoàn toàn tội lỗi của mình con người phải có trách
nhiệm tự do lựa chọn di theo Chúa “Chúa chỉ đón nhận những người tự do, chi
những người tự do cần cho Chúa” [4, tr 254] Chỉ có tự do tỉnh thần lựa chọn theo ý
Chúa, con người mới thực sự được cứu TÔI.
1.2.2 Tư tưởng triết học của Kierkegaard
Bên cạnh Augustine, tư tưởng của Dostoevsky còn chịu ảnh hưởng lớn từ
quan niệm con người tôn giáo trong triết học của Soren Kierkegaard (1813 — 1855).
Đọc các tác phẩm của Dostoevsky, ta thấy rõ sự tương đồng một số nội dung trong
quan niệm về con người của ông với Kierkegaard Kierkegaard sinh ngày 5 tháng 5
năm 1813, cùng thời với Dostoevsky Tư tưởng triết học của ông trải qua ba giaiđoạn, giai đoạn đầu tiên ông gọi là giai đoạn hiếu mỹ, ông bắt đầu suy nghĩ nhiều vềvan dé tội lỗi Giai đoạn thứ hai là giai đoạn đạo hạnh, bat đầu từ năm 1840,
Kierkegaard đính hôn với Regine Olsen, khi đó người anh trai của ông đã trở thành
mục sư Kierkegaard đính hôn với mục dich có thể thực hiện tư tưởng của mìnhtrong cuộc sống gia đạo nhưng ông đã thất bại Ông cho răng Regine đã yêu mộtngười thanh niên hơn Chúa, đối với người bình thường cô là người lý tưởng dé kếthôn nhưng Kierkegaard muốn cô phải cùng mình vươn lên tới con người tôn giáo
Vì đưa cô lên đời sống tôn giáo, ông đã tìm cách đoạn tuyệt với cô Giai đoạn thứ
ba là giai đoạn tôn giáo, đã thé hiện quá trình thay đổi, phát triển trong tư tưởng củaKierkegaard Lý tưởng con người hướng đến phải là con người tôn giáo, gan liền
với tình yêu Thiên Chúa Ông gọi cuộc đời đạo hạnh là sinh hoạt thông thường, gắn
với những luân lý, con người sông theo những chuân mực, luật lệ của xã hội Dé
21
Trang 27vươn lên trên những luật lệ, luân lý phải gắn con người với đời sống tôn giáo Qua
đây, ông đã chỉ ra ba phương thức sống của con người: đời sống hiểu mỹ, đời sống
đạo hạnh và đời sống tôn giáo Đời sống hiếu mỹ và đạo hạnh là phương thức sốngcủa đa số, họ là những con người bình thường trong xã hội Con người chỉ thực sự
là mình trong đời sống tôn giáo Đây là phương thức tồn tại cao nhất của con người
Tư tưởng con người tôn giáo của Kierkegaard được tập trung đề cập đếntrong tác phẩm Kính sợ và run ray Qua đó, ông đã chỉ ra tính chất độc đáo của conngười: “Con người chỉ xứng danh con người khi nó van hồi được nhân vị của mình,vậy mà chúng ta chi van hồi nhân vị của chúng ta khi chúng ta tự mình đám tiếp xúcvới thực tại cao cả nhất là Thượng đế” [34, tr 98] Con người bình thường chỉ sốngtheo mục đích cá nhân, con người phải vươn đến giai đoạn con người tôn giáo thì
mới có được giá trị nhân vị của mình Bản chất của con người tôn giáo là sự độc
đáo và niềm tin yêu vào Thiên Chúa Niềm tin yêu giúp cho con người đến gần vớiThiên Chúa hơn.
Nhân vat đại diện cho con người tôn giáo của Kierkegaard là Abraham, đây
là con người đặt trọn niềm tin yêu đối với Chúa Kitô Với hành vi hiến tế con trai,
Abraham đã từ bỏ những luân lý, chuẩn mực của xã hội, thể hiện niềm tin tưởng
tuyệt đối với Chúa Chính nhờ đức tin, Abraham thấy mình được phép bỏ quanhững chuẩn mực, luân lý xã hội thông thường, trên cả luật pháp của xã hội, ônghành động theo một chuẩn mực, một luật pháp cao cả và thần thánh tuyệt đối, đó là
ý chí của Thiên Chúa Đây là tính cách độc đáo của con người, “con người chỉ xứngdanh con người khi nó van hồi nhân vị của mình, vậy mà chúng ta chỉ vãn hồi nhân
vị của chúng ta khi chúng ta tự mình dám tiếp xúc với thực tại cao cả nhất là
Thuong đế” [34, tr 98]
Tin yêu chính là yếu tố quan trọng nhất của con người tôn giáo Dé đạt được,con người phải trải qua hai giai đoạn Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn vô cùng nhẫnnại, tiếp theo là tin tưởng vào sự vãn hồi Nhẫn nại làm con người từ bỏ tất cả nhờvào ý chí, hành động của bản thân, còn khi tin tưởng con người không phải từ bỏ
thứ gi, với niêm tin tưởng tuyệt đôi vào Thiên Chúa con người sẽ nhận được tat cả.
22
Trang 28Abraham nhờ vào đức tin của mình, ông không từ bỏ con trai và cuối cùng đã đượcChúa ban tặng con trai cho mình Kierkegaard khăng định đức tin là điều siêu lý, vì
nhờ đức tin, con người vươn lên đạt được nhân vị độc đáo của mình, bỏ qua những
chuẩn mực, luân lý đạo đức thông thường, đến với đạo đức nơi Thiên Chúa Đề cóđức tin con người không thể dựa vào sự giúp đỡ của một cá nhân nào mà phải dựa
vào chính ban thân mình, dựa vào tự do tinh thần dé lựa chọn tinh yêu Thiên Chúa.Con người có đức tin là con người cô đơn, luôn khiêm tốn và không tự phụ, khôngnhờ cậy vào người khác, chỉ nương tựa vào Thiên Chúa Muốn tìm Thiên Chúa, con
người phải dùng lý trí của mình để chứng minh sự tồn tại của Ngài, nhưng theoKierkegaard, đây là việc làm không cần thiết Ông cho răng Thiên Chúa đang hiệnhữu trong đời sống, bởi vậy con người không cần phải chứng minh Thiên Chúa là
lẽ sống của con người, là đức tin giúp con người vươn lên được nhân vị độc đáo củamình, vượt qua được cái tầm thường đạt được lý tưởng lớn nhất
Kierkegaard cho rằng, Kitô giáo là nơi giải thoát con người khỏi những tầmthường của cuộc sống, nâng con người lên gần với Thượng đế Luận điểm nàygiống với suy nghĩ của Dostoevsky, ông cũng cho rằng con người chỉ có thể tìmthấy chính mình nơi Thượng dé, điều đó làm con người tách biệt với những cá nhântầm thường, trở thành con người theo đúng nghĩa của nó Tuy nhiên, Dostoevsky đãthê hiện cái nhìn sâu sắc của mình khi luận giải đến tận cùng vấn đề con người Nếunhư Kierkegaard chỉ dừng lại ở việc phân tích tâm trạng của con người mộ đạo lànhân vật Abraham với niềm tin tuyệt đối vào Thượng dé thì Dostoevsky lại khác.Ông không dừng lại ở đó mà còn tiến xa hơn khi phân tích số phận của những conngười có ý muốn vươn lên nhưng lại rời xa hình ảnh của Thượng đế, dẫn đến kếtcục rơi vào con đường tội ác Từ đó ông khẳng định, chỉ có tự do tỉnh thần, tự dolựa chọn tin yêu vào Chúa Kitô, con người mới thực sự trở nên độc đáo, van hồi
được nhân vị của mình Bên cạnh đó, khi con người rơi vào cái ác, tội lỗi, con người
vẫn có thé cứu rỗi nhờ vào tình yêu của Chúa, Ngài sẽ không từ bỏ con dân củaminh, chỉ cần con người tự mình hối lỗi, nương nhờ vào tình yêu của Ngài
Kierkegaard cho rang sự tồn tại của cái ác của những đau khổ ngự trị trên thế
gian vì con người không tin vào Chúa Những người vô thần luôn sống trong cảmgiác sợ hãi, giày vò, cảm thấy kinh hoàng vì nhìn thấy đầy rẫy cái ác trên thế gian
23
Trang 29Họ không có điểm tựa dé dựa vào, luôn phủ định sự tạo thành của Thượng dé Ho
cho rằng không có hài hòa nào tồn tại, không có trật tự thế gian nào chấp nhận với
nỗi đau đầy bất công Đối lập với quan điểm trên, Kierkegaard cho rằng trong xã
hội đó, công bằng, lý trí, hạnh phúc, cái đẹp sẽ chiến thắng, cái bất công, cái đau
khổ, cái ác sẽ bị khuất phục Thượng dé không tạo nên cái toàn ven, cái hai hòa, trật
tự thế gian; Thượng dé là ý nghĩa sự tồn tại của con người Thượng dé bao giờ cũng
hiện hữu trong cá nhân mỗi người, chứ không ở trong cái toàn vẹn của thế gian
“Thượng dé tác động không phải ở trong trật tự thé gian, là cái tựa hồ như biệnminh cho các đau khổ của bản diện cá nhân, mà ở trong cuộc dau tranh của bản diện
cá nhân, trong cuộc đấu tranh của tự do chống lại cái trật tự thế gian ay Thuong désáng tao ra những hữu thé cu thể, những ban diện cá nhân, những trung tâm hiệnsinh sáng tạo, chứ không sáng tạo ra trật tự thế gian, là cái hàm nghĩa tình trạng sađọa của những hữu thê đấy, hàm nghĩa việc ném bỏ những hữu thê ấy vào lĩnh vựckhách thé hóa ngoại tại” [69, tr 191] Quan niệm vé con người của Dostoevsky tiếpthu tư tưởng của Kierkegaard Ông chống lại trật tự hài hòa thế gian cho con người.Theo ông, sự hài hoà, toàn vẹn của thế gian làm cho con người bị nô dịch Con
người phải sông trong những trật tự có sẵn, không được sinh hoạt, phát triển tự do.
ì vậy, họ tìm cách tự giải phóng mình, nhân danh phẩm giá của tính cách cá nhân
1.2.3 Triết học Pháp thế kỷ XVIII - XIX
Cùng với sự du nhập của văn hóa phương Tây, Dotsoevsky đã có điều kiệntiếp xúc với triết học phương Tây Quan niệm về con người của ông từ đó bị ảnhhưởng phần nào từ quan niệm về con người của một số triết gia phương Tây Tínhnhân đạo trong đạo đức của con người được Dostoevsky kế thừa một phần từ chủnghĩa xã hội không tưởng Đây là học thuyết ra đời vào thế ki XVIII với các đạibiểu nổi tiếng như Thomas Moore, Saint-Simon Chủ nghĩa xã hội không tưởngđưa ra hệ thống những quan điểm về giải phóng xã hội, giải phóng con người vớimong muốn xây dựng một xã hội mới tốt đẹp không có áp bức, bóc lột, đảm bảocho mọi người thực sự có cuộc sống bình đăng, hạnh phúc.
Dostoevsky đã chứng kiến sự những hệ quả mà chủ nghĩa tư bản mang lại:
cảnh đói nghẻo, thất nghiệp, các tệ nạn xã hội Tình cảnh đó tác động mạnh mẽ đến
24
Trang 30ý thức của con người Nga trong đó có Dostoevsky Bởi vậy, trong thời kỳ đầu ông
đã tiếp thu chủ nghĩa xã hội không tưởng với mong muốn xây dựng một xã hội mới
tốt đẹp, hạnh phúc Tư tưởng đó đến với ông thông qua sự ảnh hưởng từ Belinxky
Ở Belinxky có sự dung hòa giữa chủ nghĩa xã hội không tưởng với Kitô giáo Ôngmong muốn xây dựng một xã hội công bằng và cho rằng tôn giáo chính là đại diệncho tự do và dân chủ Những năm 40 của thế kỉ XIX, Dostoevsky đã tham gia vàohội của Belinxky, tại đây ông có điều kiện góp mặt trong các buổi thảo luận bàn vềcác đại biểu của chủ nghĩa xã hội không tưởng như Saint-Simon hay CharlesFourier Từ đây, Dostoevsky đã bắt đầu xuất hiện tư tưởng về con người, đặc biệt là
tư tưởng tự do Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này chưa thực sự sâu sắc, ông nhận thaycon người cần phải tiếp thu một lý luận sắc bén hơn dé có thé giải phóng cả về théxác lẫn tinh thần Trong mối quan hệ xã hội - con người, Dostoevsky cho rang tu
tưởng triết học duy lý và chủ nghĩa xã hội không tưởng đã tập trung giải quyết vấn
đề xã hội Do vậy, cách giải quyết này chỉ có tính một chiều, chưa đầy đủ, chưa thỏađáng Phát hiện này là một trong những lý do dé Dostoevsky có sự am hiểu về chủnghĩa xã hội không tưởng nhưng ông lại theo chủ nghĩa Slavo dé giải quyết van dé
con người và bản chất con người, phát triển con người
Cùng với chủ nghĩa xã hội không tưởng, quan niệm về con người củaDostoevsky còn chịu ảnh hưởng từ tư tưởng tự do của triết học phương Tây thế kỉXVII - XVIII Khi tham gia vào nhóm của Belinxky, ông đã có điều kiện tìm hiểuthêm thông tin của các triết gia lớn như: Thomas Hobbes, John Locke,Montesquieu, J.J Rousseau, Kant, Hegel Trong các nhà triết học phương Tây,Dostoevsky chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Voltaire (1694-1778) và Rousseau (1712-1778), đặc biệt là học thuyết về luật tự nhiên của hai ông Có thể nói, chính nhờ vàothuyết về luật tự nhiên mà Dostoevsky có thể triển khai được toàn bộ quan điểmtriết học của mình
Voltaire là một nhà văn, sử gia và triết gia Pháp thời Khai sáng Ông chủ yếuviết văn thơ chỉ trích xã hội đương thời và do vậy bị đày sang Anh Quốc, nơi ông
chịu nhiều ảnh hưởng Voltaire phê phán bộ máy công quyền thời bấy giờ, công
25
Trang 31khai ủng hộ các quyền tự do dân sự Ông cho rằng tat cả mâu thuẫn trong xã hội,tình trạng áp bức, bất công, nô lệ đều bắt nguồn từ tham vọng của giới cam quyên.
Voltaire khăng định điều quan trọng nhất của con người đó là phải duy trì các quyền
tự do cá nhân và cần phải cố gắng thúc đây quyền tự do đó Đối với điều này,Voltaire chỉ ra nó không nhất thiết là bất lợi cho các chế độ quân chủ, miễn là họtôn trọng quyền tự do của cá nhân Con người phải luôn tự hoàn thiện mình, tự ýthức về mình như vậy mới ý thức về quyền tự do Quan niệm của Voltaire đã đượcDostoevsky tiếp thu và trình bày thông qua hình ảnh con người dưới ham, IvanKaramazov, các nhân vật luôn cố gắng ý thức về tự do của bản thân minh
Jean-Jacques Rousseau là một nhà triết học thuộc trào lưu Khai sang Ongphân chia ban chat con người bao gồm bản chat tự nhiên và ban chat xã hội Khiphân chia như thế, ông đề cao bản chất tự nhiên và cho răng con người sẽ tốt nếu
sông ở trang thái này Rousseau cho rằng sự phát triển phụ thuộc lẫn nhau sẽ cản trở
cuộc sống của con người tốt đẹp hơn Khi Dostoevsky đọc tác phâm Khé ước xã hộiông nhận thấy quan điểm đề cao tự do của Rousseau Rousseau cho rằng trạng thái
tự nhiên bị tha hóa trở thành một tình trạng dã man không còn luật pháp hay đạo
đức, nên loài người cần một thé chế để tổn tại, vì bên cạnh sự cạnh tranh lẫn nhau,
loài người cũng phụ thuộc vào nhau Rousseau cho rằng thông qua một khế ước xãhội, con người từ bỏ các quyên tự nhiên, giải thoát được cả hai áp lực nói trên, tức
là vẫn tồn tại và vẫn tự do Bởi vì khi đã trao quyền lực cho những người đại diệncho nguyện vọng và ý chí chung của quảng đại quần chúng, thì chính điều này đảmbảo cho cá nhân khỏi bị lệ thuộc vào ý chí của các cá nhân khác Trong Khé ước xãhội Rousseau đã chỉ ra hệ quả khi lạm dụng quyền lực, lạm dụng tự do gây nênnhững ảnh hưởng xấu cho xã hội Dostoevsky đã tiếp thu tư tưởng về tự do củaRousseau khi xây dựng quan niệm về con người thông qua hình ảnh các nhân vậtRaxcolnicov trong 76i ác và hình phạt, Ivan trong Anh em nhà Karamazov.
1.2.4 Tư tưởng Nga thế ki XIX
Ngoài chịu ảnh hưởng từ triết học Kitô giáo, Thuyết Voltaire và thuyếtRousseau, quan niệm về con người của Dostoevsky còn chịu ảnh hưởng trực tiép từ
26
Trang 32tư tưởng Nga thế ki XIX Bên cạnh đấu tranh xã hội, đấu tranh trên lĩnh vực tư
tưởng cũng vô cùng gay gắt Những chuyền biến của lịch sử thúc day đời sống tu
tưởng của người dân Nga, họ tìm tòi, suy nghĩ về những con đường giải phóng đấtnước, giải phóng con người Những năm đầu thế kỉ XIX, xuất hiện những tư tưởngtiến bộ, phê phán địa chủ và Nga hoảng, cô vũ tinh thần dân chủ, cải cách văn hóa,giáo dục Sau cuộc đàn áp khởi nghĩa tháng Chap, chế độ Nga hoàng được củng cô
và muốn sử dụng Chính thống giáo dé thống trị tư tưởng của nhân dân, bảo vệ chế
độ chuyên chế Điều đó làm cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng chuyền sang giaiđoạn mới Thanh niên tiến bộ tô chức ra các hội nhóm hoạt động bí mật với sự thamgia của nhiều sinh viên, thanh niên, viên chức, giáo sư, Họ cùng nhau thảo luận,nghiên cứu, tìm ra những con đường mới phát triển đất nước Họ đấu tranh chủ yếu
trên lĩnh vực báo chí, trong các trường đại học Trường đại học tổng hợp Matxcova
trở thành trung tâm văn hóa, hoạt động tư tưởng, xã hội lớn nhất, tại đây các nhóm
sinh viên sinh hoạt, thảo luận nhiều vấn đề như giáo dục, khởi nghĩa của nông dân,
chế độ quân chủ lập hiến, bàn về số phận con người, chủ nghĩa xã hội không tưởng,các vấn đề triết học Hoạt động đã có ảnh hưởng tích cực đến đời sông tư tưởng củangười dân Nga.
Nhiều người ở Nga cé gang tìm kiếm những tư tưởng tiến bộ đấu tranh với
tư tưởng Chính thống của nhà nước Đáng chú ý phải kể đến tư tưởng của những
người sung Xlavo và những người sùng phương Tây.
Những người theo quan điểm Xlavo cho rang đất nước muốn phát triểnkhông thể rời xa tư tưởng truyền thống phương Đông Đại biểu là Kireepxki,
Khomiacop Họ cho răng chế độ quân chủ phải được giữ nguyên, họ muốn phát
triển nhưng không muốn thay đổi bản chất, nền tảng của xã hội Họ đánh giá caotính dân tộc, lịch sử và văn hóa của người Nga Đối với họ, nhân dân là nhữngngười ngoan đạo, mang đậm những truyền thống gia đình và dân tộc Tư tưởng nàyđại diện cho quyền lợi của một bộ phận quý tộc trong xã hội Nga Họ muốn pháttriển đất nước trên con đường hòa bình, từng bước, nhằm mục đích bảo vệ quyềnlợi, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, chính trị của giai cấp quý tộc
27
Trang 33Từ những năm đầu của thế kỷ XIX, Dostoevsky đã đi tìm con đường đi riêngcho mình Khoảng thời gian bị đi đày ở Siberi giúp ông định hình tư tưởng, ông phêphán các trào lưu phương Tây và ủng hộ các giá trị truyền thống của nước Nga.Trong giai đoạn đầu, ông biết đến và lựa chọn con đường của chủ nghĩa Xlavo.Những giá trị đó là: trở về chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng và tin vào Chínhthống giáo Nga Dostoevsky khẳng định Chính thống giáo là hình mẫu lý tưởng củađạo Kitô Ông cho răng nhờ vào Chính thống giáo, người Nga sẽ trở về với đức tin
và tinh yêu vào Thiên chúa Về cơ bản, quan điểm của những người theo chủ nghĩaXlavo có sự phê phán đối với chủ nghĩa duy lý của Phương Tây, dé cao tính cáchđộc đáo của dân tộc Nga và ảnh hưởng của nước Nga đối với nhân loại
Những người quan tâm đến tư tưởng phương Tây ủng hộ chế độ quân chủlập hiến, lay nước Anh, Pháp làm kiéu mẫu dé nước Nga hoc hỏi Đại biểu cho pháinày là Granopxki, Ctcop, Cavelin, Botkin Họ có điểm giống với những người ủng
hộ Xlavo khi cho rằng phải đấu tranh từng bước, từng giai đoạn Họ khang định
muốn phát triển đất nước phải bằng con đường cải cách và bằng chủ nghĩa tự do cảilương Nước Nga giữa thế kỷ XIX đã tiếp nhận nhiều tư tưởng từ phương Tây,
trong đó có tư tưởng vô thần, khuynh hướng duy vật, duy lí Đại diện tiêu biểu cho
luồng tư tưởng đó là Turgenev với tiêu thuyết Cha và con Dostoevsky đã phê phánchủ nghĩa hư vô, ông cho rằng nó làm suy yếu đạo đức của những người Nga, nó lànguyên nhân đánh mất đức tin để con người phải sa vào tội ác
Về bản chất, không có sự khác biệt nhiều giữa hai lung tư tưởng trên Cảhai đều tách biệt tư tưởng của mình với những mục đích của người dân Bên cạnh
đó, xuất hiện tư tưởng của Belinxky Quá trình phát triển tư tưởng triết học chính trị
và xã hội của Belinxky trải qua những giai đoạn phức tạp từ chủ nghĩa duy tâm tớichủ nghĩa duy vật, từ triết học Khai sáng đến chủ nghĩa dân chủ cách mạng Giaiđoạn từ năm 1830-1837, Belinxky là nhà báo theo chủ nghĩa Khai sáng Ông tíchcực đấu tranh chống chế độ phong kiến, đề cao tư tưởng dân chủ cách mạng Nhưng
về khía cạnh triết học, ông lại có tư tưởng duy tâm biện chứng ảnh hưởng từ Hegel
Ông quan niệm thé giới là hơi thở của một tư tưởng vĩnh cửu và nghệ thuật là là
28
Trang 34tiếng nói biểu hiện của tư tưởng đó Belinxky đã có những đánh giá sai lầm trongquan điểm về xã hội, thỏa hiệp với chế độ quân chủ chuyên chế Sau năm 1840,
phong trào cách mạng tại Nga phát triển, Belinxky đã nhận ra sai lầm trong quanđiểm của mình “Tôi nguyền rủa cái ước vọng xấu xa của mình muốn thỏa hiệp vớicái thực tế đê tiện kia” [33, tr 224] Về cuối đời, ông đã có quan điểm về sự kết hợpgiữa chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa dân chủ.
Nhiều người ảnh hưởng từ tư tưởng của Belinxky, trong đó có Dostoevsky,
họ phê phán những bat công trong xã hội, đòi hỏi cho người dân các quyền tự do,dân chủ Họ truyền bá tư tưởng của mình tới người dân chủ yếu thông qua báo chí
và văn học Trong thế ki XIX, báo chí tại Nga phát triển, cải tiến cả về nội dung vahình thức, thu hút sự chú ý của nhiều người dân Bao chí có nội dung phong phútrên nhiều lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, khoa hoc, Các bài viết phản ánh
cuộc sống đương thời và có ảnh hưởng lớn đến các tầng lớp nhân dân
Báo chí phát triển đã tác động mạnh đến sự phát triển của văn học, tư tưởng.
Tác phẩm của Gogol được đăng trên báo Kí sự t6 quốc, tên tudi của Puskin gan liềnvới tạp chí Người cùng thời, Belinxky có đóng góp quan trọng trong lịch sử tư
tưởng, báo chí và phê bình Nga Thông qua hoạt động báo chí, sinh hoạt văn học,
các nhà văn, nhà tư tưởng đã có dip thảo luận, trao đối, tìm tòi và phát trién nhữngquan điểm văn học, mỹ học, triết học
Từ cuối thế ki XVIII, văn học Nga ngày càng tiếp cận đến đời sống sinhhoạt, đến con người bình thường trong xã hội, gắn với tên tuôi của các nhà văn lớnnhư: Phonvidin, Novicop Radisep Họ tập trung phân tích những hiện tượng xấucủa xã hội bất công, vô nhân đạo, chà đạp lên con người, tước đi quyền tự do của
họ Các tác phẩm đã đặt ra nhiều vấn đề của xã hội như vấn đề bộ máy nhà nước,vấn đề khởi nghĩa, vấn đề giáo dục, vấn đề con nguoi, tao tiền đề cho sự ra đời củachủ nghĩa hiện thực ở Nga thé ki XIX
Lich sử tư tưởng văn học Nga thé ki XIX phân chia làm ba giai đoạn lớn.Giai đoạn thứ nhất từ đầu thé ki XIX đến những năm 50 Trong giai đoạn nay, chủ
nghĩa tình cảm và chủ nghĩa cô điển thế ki XVIII vẫn còn tồn tại nhưng đã bộc lộ
29
Trang 35nhiều mặt hạn chế bên cạnh đó chủ nghĩa lãng mạn mới ở Nga phát triển mạnh Chủnghĩa hiện thực với tên tuổi của Puskin, Lermontov, Gogol, Belinxky Đây là thời
kì văn học dân tộc phát triển mạnh ở Nga Từ những năm 50 đến những năm 90,chủ nghĩa hiện thực trong văn học phát triển mạnh mẽ ở Nga gắn với tên tuổi củaDostoevsky, Lep Tolstoi, Chekhov Văn học biểu hiện những tư tưởng dân chủ,
gắn bó chặt chẽ với đời sống và công cuộc đấu tranh của nhân dân Từ những năm
90 trở đi, văn hoc Nga ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa vô sản với tên tuổi của nhàvăn Gorki vĩ đại Văn học hiện thực đấu tranh gay gắt với những trường phái suyđôi, phản động Chủ nghĩa hiện thực xã hội ra đời và phát triển mạnh mẽ Tư tưởngcủa Dostoevsky ảnh hưởng chủ yếu từ các nhà văn, nhà thơ trong giai đoạn đầu vàgiai đoạn thứ hai trong lịch sử văn học Nga thé ki XIX Trong giai đoạn đó, các nhàvăn phải dựa trên cuộc sống thực tại nước Nga đang trải qua dé tìm ra ban chất của
Sự việc và con người, tìm ra những mặt cơ bản của cuộc sống để xóa bỏ những bấtcông trong xã hội Không chỉ trong các tác phẩm của ông mà quan niệm về conngười đã manh nha xuất hiện từ trước đó trong các tác phẩm nổi tiếng của nhiều nhàvăn lớn như Puskin, Gogol, Balzac Không thể phủ nhận được những đóng gópcủa nước Nga trong việc hình thành và phát triển các tác phẩm lớn về vấn đề conngười trong cuộc tiễn hóa của thê loại văn học này Gorki đã nhận định: “Ở Ngamỗi nhà văn đều có cá tính thực sự và rõ nét, nhưng tất cả đều chung một mục ýhướng kiên trì cố hữu là cố cảm biết, cố đoán cho ra tương lai của đất nước, vậnmệnh của nhân dân, vai trò của họ trên trái đất” [33, tr 13]
Trong những năm 40, 50 của thế kỷ XIX, xu hướng văn học hiện thực ở Ngaphát triển mạnh Tiền đề kinh tế, chính trị của xã hội đã làm cho trí thức Nga nghiên
cứu sâu sắc số phận của con người, chỉ ra nỗi khổ thật sự của họ Chính vì vậy, tư
tưởng của Dostoevsky đi sâu nghiên cứu về con người, chỉ ra nỗi khổ bởi nô lệ tinhthần và mong muốn phản kháng lại những chuẩn mực, luân lý, đạo đức, quy tắc kìmhãm sự phát triển của xã hội Ông khăng định, dân chủ bắt buộc phải thuộc về conngười, có nguồn gốc từ quyền con người chứ không phải từ chế độ nhà nước Ông
cô gắng tìm ra lý tưởng sống của con người, khi bàn về con người tư tưởng, về cáccuộc dau tranh, cuộc cách mạng tư tưởng đê lựa chon giá tri của con người.
30
Trang 36Puskin là đại diện đầu tiên của chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỉ XIX, là người
có sức ảnh hưởng đầu tiên tới quan niệm về con người của Dostoevsky Các sáng
tác của ông đi sâu vào phân tích con người hiện thực, lay cuộc sống và thời đại củacon người làm đối tượng sáng tạo Ông đã có những suy tư sâu sắc về số phậncon người từ những mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội Nga Puskinkhăng định vị trí của con người trong xã hội, đấu tranh cho quyền sống của họ,cho danh dự, nhân phẩm của con người Ông chống lại chế độ nông nô, kêu gọiquyền tự do cho con người
Trong các tác phẩm của Dostoevsky, số phận con người, tâm lý và tư tưởngcủa họ đều được đây đến cực đoan, đến giới hạn cuối cùng của nó Trong 7ôi dc vàhình phat ta thay nhiều điểm tương đồng với tư tưởng của Gogol, Balzac và Puskin
Hình tượng bà lão cho vay nặng lãi của Dostoevsky phù hợp với hình tượng nữ bá
tước trong tác phẩm Con dam pích của Puskin Trong một lá thư viết năm 1863,
Dostoevsky đã nêu rõ sự ảnh hưởng của Puskin lên tác phẩm của mình: “Tôi chọnmột tính cách tự nhiên từ một con người phát triển mạnh, nhưng chưa hoàn thiện vềmọi phương diện, không còn tin, nồi dậy chống lại các quyền lực mà lại hãi sợ
chúng Song cái chính ở đây là tất cả nhựa sống của hắn, sức lực, sự ngang tàng, sự
dũng cảm của hắn đều chỉ được dùng để đánh rulet Hắn là một con bạc và khôngphải một con bac đơn giản, cũng như người hiệp sĩ hà tiện ở Puskin, không phải là
kẻ hà tiện đơn giản ” [2, tr 178] Hình tượng nhân vật hiệp sĩ hà tiện đã có ảnh
hưởng quan trong tới nhiều tác phẩm của Dostoevsky, đặc biệt là Anh em nhà
Karamazov, Li người quỷ am.
Bên cạnh Puskin, Gogol cũng là người đặt cơ sở cho sự ra đời của chu nghĩahiện thực Nga thé ki XIX Các sáng tác của Gogol gan với đời sống nhân dân Nga.Belinxky đã khang định Gogol là người có tinh dân tộc cao nhất Gogol kiên quyếtphê phán cái ác, cái tầm thường của con người Các sáng tác của ông làm cho ngườidân Nga nhận thức rõ hơn về cảnh ngộ của mình và chính bản thân mình trong cuộcsống Gogol làm thức tinh con người, dé họ vươn lên đấu tranh cho một cuộc sống
tốt đẹp hơn Quan thanh tra, Những linh hôn chết, Nhật kí người điên là những tác
31
Trang 37phẩm lớn của Gogol, thé hiện tính nhân đạo của ông Ông phê phan địa chủ, quan
lại áp bức nhân dân, tước đi quyền tự do của con người Gogol chỉ rõ tinh thần đồng
cảm với những nhân dân, với những người bị áp bức, chà đạp Tư tưởng của Gogol
đã có ảnh hưởng lớn tới nhiều người: “Biết bao nhà văn lớp sau như: Nhêcraxôp,Gônsarôp, Tuôcghênhep, Sê khốp, đặc biệt là Đôxtôiepxki và Xêđrin đã kế tục xuấtsắc truyền thống của Gôgôn Và đúng như Pixarep nhận xét, sáng tác của Gôgôn
còn có tác dụng thúc day nền phê bình hiện thực Nga” [33, tr 231] Khi Nekraxov
lần đầu đọc tác phẩm của Dostoyevsky, ông nhận định: “Một Gogol mới đã ra đời”[73, tr 22] Trong Ghi chép dưới ham Dostoevsky đã nhiều lần nhắc tới nhân vậttrong các tác phẩm của Gogol Cuốn tiêu thuyết Anh em nhà Karamazov của ông đềcập đến tập truyện ngăn Những buổi chiều ở một ấp gan Dikanki của Gogol Gogol
được Dostoevsky coi là người thầy của mình Tập truyện Những người nghèo khổđược Dostoevsky viết vào năm 1846, là cơ sở dé các nhà nghiên cứu xếp ông vào
trường phái tự nhiên, tên gọi này bắt nguồn từ Bulgarin dùng để phê phán nhữngngười giống Gogol miêu tả tất cả hiện thực của đời sống xã hội Tư tưởng chủ đạocủa Gogol là tập trung đến số phận những con người nghèo khổ, khó khăn, tii nhục;
thông qua đó vạch trần cái xấu, cái ác trong xã hội Tuy nhiên, Dostoevsky đã sớm
bộc lộ những tư tưởng mới lạ, vượt qua tầm kiến thức học được từ Gogol Đúngnhư nhận xét của Strakhov: “Cái thiếu vắng noi Gogol — nghệ thuật khám phá tâm
lý con người — thi Dostoevsky lai học được từ Pushkin và Lermontov” [59, tr 128].
Cả Gogol và Dostoevsky đều mô tả hiện thực cuộc sống nhưng Gogol trước hết lànhà văn xã hội con Dostoevsky là nhà van tâm ly Dostoevsky quan tâm nghiên cứu
đến tận chiều sâu bản chất con người Ông tìm cách lý giải những xung đột tâm lý
của con người đề tìm ra bản chất thật sự của con người Chính vì vậy, các tác phẩmcủa Dostoevsky luôn mang tính triết lý biểu hiện thông qua các nhân vật là những
con người tư tưởng.
Như vậy, hầu hết các tác phẩm văn học thời kì này đều thấm đẫm tinh than
Nga với sự hòa trộn của chủ nghĩa hiện thực chân thành và mạnh mẽ với những cảm quan vô cùng nhạy cảm, tinh tê, tat cả nhăm hướng đên noi đau của trái tim con
32
Trang 38người với khao khát được cất cánh bay lên trời xanh, trở thành một con người đúngnghĩa, với tới những lý tưởng cao cả Sự phát trién của tư tưởng Nga thế ky XIX đãtạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong quan niệm về con người của Dostoevsky.Nhưng những chuyền biến thật sự trong tinh than của Dostoevsky là những cuộcgặp mặt, nói chuyện, tranh luận với nhà nghiên cứu Ivan Nicolaievich Sidlovxki.Sidlovxki đã giúp ông quen biết nhiều triết gia thúc day hình thành những suy nghĩ
và thé giới quan của ông Ông thường xuyên suy tư về con người và thân phận, vịtrí của con người trong thế giới Ông đặc biệt chú ý nhiều đến sự phân cực, bất địnhtrong bản chất của con người, đặc biệt là chú ý đến sự phân cực trong thế giới tinhthần của họ
1.3 Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của F.M Dostoevsky
Fyodor Mikhailovich Dostoevsky sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821, mat ngày
9 tháng 2 năm 1881 Ông sinh ra trong một bệnh viện dành cho người nghéo tạiMoscow, nước Nga; gia đình thuộc dòng dõi những người Litva cô xưa Ông nộicủa Dostoevsky là một linh mục tại nhà thờ Chính thống giáo, ông có nhiều con cáitrong đó con trai cả theo ông trở thành một thầy dòng, con trai út là Mikhail
Andreevich (cha của Dostoevsky) thi vào viện giải phẫu Y học Moskva Cha
Dostoevsky là một người thầy thuốc quân y, có đức tính cần củ nhưng thường tỏ rahom hinh, cau có, dé nổi nóng gây nên không khí ngột ngạt trong gia đình, chính vivậy tuôi thơ của Dostoevsky có phần nào đó tủi nhục Vì điều này mà có nhiều nhậnđịnh cho rang nhân vật người cha Fyodor Pavlovich Karamazov được ông khắc họa
dựa theo nguyên mẫu người cha của mình Mẹ ông là bà Maria Fyodorovna
Nechaeva xuất thân từ nông dân, là một người hiền hòa ham đọc sách, có năngkhiếu âm nhạc, có thể đệm ghita và hát tình ca Về thói quen đọc sách củaDostoevsky ảnh hưởng nhiều từ người mẹ Đặc biệt bà Maria yêu thích và biết rõcác sự tích trong Kinh thánh và bà thường kể những câu chuyện này cho Dostoevky
nghe Ông đặc biệt yêu thích và hứng thú với sự tích về Thánh Job Hai nguồn gốc
của đời sống Nga góp phần làm cuộc sống của ông phong phú Ông được giáo dụcbởi nền giáo dục Chính thống giáo nghiêm túc, tạo điều kiện hình thành tư tưởng
của ông.
33
Trang 39Năm 1823, Dostoevsky theo gia đình đến sống trong bệnh viện cho người
nghèo tại Moskva — một nơi đầy những con người cơ cực, nghèo khổ bị xã hội thời
đó ruồng bỏ: những kẻ chán nản, bỏ nhà, lang thang, tội phạm Trong khu vực ôngsinh sống có cả trại tâm thần, nghĩa trang, cô nhi viện và bệnh viện cho ngườinghèo, chính là bệnh viện Marina nơi cha Dostoevsky làm việc Khi đó, Dostoevskyhai tuổi và ông thường xuyên lang thang trong sân bệnh viện, nơi những con ngườinghèo khổ ngồi sưởi nắng Ông lắng nghe họ nói chuyện, chú tâm đến nhữngchuyện đời tủi nhục mà họ trải qua Nhờ thời thơ ấu này mà trong ông đã sớm hìnhthành sự cảm thông đối với những cuộc đời khó khăn, khô cực, những con người bị
đàn áp, hành hạ Đây là những hình mẫu mà Dostoevsky đã đưa vào các nhân vật
trong hầu hết sáng tác của Ông
Năm ông lên mười thì gia đình chuyên đến thái ấp Tula, đây là khoảng thờigian tươi đẹp nhất trong cuộc đời ông Cùng trong thời gian này hình ảnh về nhữngcon người nghèo khổ khắc sâu trong tâm trí ông Sau khi mẹ mắt, ông được chuyênđến Petersburg theo học trường sĩ quan công binh Đây là khoảng thời gian vô cùngkhó khăn của Dostoevsky Ông yêu thích văn chương nhưng lại bị cha ép vào họctrường quân đội Ông trải qua thời gian vài năm trong trạng thái cô đơn, cách biệtvới xã hội, ông mắc chứng sợ hãi thần bí đối với cái chết, sợ những con người trong
xã hội và sợ chính bản thân mình Những tác phẩm của Puskin, Gogol, Bazac,
Hugo, có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của ông Dostoevsky đặc biệt yêu thích
Những linh hôn chết của Gogol Dé kiếm tiền, ông đã dành thời gian dịch các tác
phẩm của Balzac và Sile Thời gian tiếp theo vô cùng khó khăn, ông phải vay
mượn, cầm cé đồ đạc, sống khổ sở trong những căn nhà chật hẹp Trong bức thư
gửi anh trai, ông viết: “Em chang còn xu nào may quan áo Cam chắc là người ta
sẽ tống em vào tù ” [33, tr 357], “Em đang viết để kiếm miếng bánh Nếu viết
không thành công cuốn tiểu thuyết thì có lẽ phải lao đầu xuống dòng sông Nêva.Biết làm thé nào được?” [33, tr 357] Trong hoàn cảnh đó, ông đã viết tác pham
đầu tiên Những người nghèo khổ vào năm 1844 Hai năm sau, ngày 15 tháng 1 năm
1846, cuốn tiêu thuyết được in trong Van tuyển Petecbua, xuất bản bởi Nhecraxop.Tác pham gây tiếng vang lớn, nhận được đánh giá cao của Belinxky Con đường
34
Trang 40văn nghiệp mở ra, trong ba năm, từ 1846 đến 1849, ông viết tiếp các truyện: Banngã thứ hai, Ông Prokharsin, Bà chủ, Những đêm trắng, Nhetoska
Nhedovanova Cuỗn Những đêm trắng là cuôn sách cuối cùng ông viết với tưcách con người tự do, những sáng tác tiếp theo ông viết vì kiếm tiền, trả ng
Các tác phâm viết từ những chữ đầu tiên đã được dùng làm vật bảo lãnh cho mộtkhoản ứng trước mà ông đã nhận Tư tưởng chịu sự chi phối, nô lệ của nghề nghiệp, của cuộc sống Bởi vậy, Dostoevsky luôn tìm kiếm tự do và tự do tinhthần cho con người
Sau năm 1848, các cuộc nổi dậy chống Nga hoàng diễn ra đã tác động lớnđến tư tưởng của các nhà trí thức ở Nga, họ thường xuyên hội họp, thảo luận
csac vấn đề chính trị, xã hội Dostoevsky đã tham gia sinh hoạt với một nhóm
người tôn sung chủ nghĩa không tưởng của Phurie Một thời gian sau, ông bichính quyền Nga hoàng buộc tội phản động và bắt giam, kết án tử hình Tháng
12 năm 1849, khi đưa ra trường bắn, Nga hoàng đã miễn tội tử hình và bắtDostoevsky đi đày ở Siberia Hết hạn lưu đày, ông phải phục vụ trong quân ngũ,thời gian này đã khiến ông có cái nhìn khác về các tư tưởng phương Tây và đãnghiêng về phía bảo thủ Sau khi tù day trở về, ông viết Buit kí tir nhà chết, nộidung viết về cuộc sống của những con người ở trại lưu đày Dostoevsky ra lờikêu gọi hãy cứu lay nhân dân Nga, cứu lấy những con người đang lâm vào tìnhcảnh khó khăn, khốn cùng cả về thể xác lẫn tinh thần Trong tác phẩm, chúng tathấy hoàn cảnh xã hội, tâm lí, tính cách con người đã có tác động tới tư tưởngcủa ông về bản chất con người Những hiện tượng tàn bạo, biểu hiện độc ác pháttriển cao độ đã làm cho Dosotevsky có những quan điểm bi quan về con người
Năm 1854, Dostoevsky được trao trả tự do, ông chấp nhận làm lính trong
đại đội thứ bảy tại Semipalatinsk Tại đây, ông được gia đình một nhà giáo,chồng là Issaiev, vợ là Marie tiếp đón và tận tâm giúp đỡ Trong thời gian này,ông gặp lại người bạn là Vrangel Ít lâu sau, Issaiev mất vì bệnh, Dostoevskymượn tiền của Vragel gửi giúp Marie, kèm theo một bức thư tỏ tình và xin cướinàng Marie do dự, sau đó đã nhận lời Hai người trở về Semipalatinsk Cuộcsông vợ chong của ông diễn ra không êm đẹp, luôn xảy ra cãi cọ, xích mich.
35