Bên cạnh đó, một số chương trình còn chậm đổi mới, hàm lượng thông tin mới còn ít, dé tài chưa đa dạng, tin tức mang tính nghỉ lễ còn nhiều, phạm vi thông tin còn hạn chế là những điều d
Trang 1ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NOI TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN
TRAN THI THUY DUONG
(Khảo sát từ tháng 6/2018 đến thang 6/2019)
LUẬN VĂN THAC SĨ BAO CHÍ
CA MAU - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tac giả dưới sựhướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Trần Bá Dung.Đề tài luận văn không trùnglặp với bat kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bồ trong và ngoài nước Các
số liệu, thông tin trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng,tin cậy và được trích dẫn theo quy định về khoa học Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào Tác giả là người duy
nhât chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung của luận văn.
Tác giả luận văn
Trần Thị Thùy Dương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận được rấtnhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy, cô giáo Viện Đào tạo báo chí vàTruyền thông, Trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân văn (DHQGHN) vàHọc viện Báo chí và Tuyên truyền Tôi vô cùng quý trọng, biết ơn sự chỉ bảo
đó và xin được chân thành gửi lời tri ân đến toàn thé các thầy, cô giáo Đặcbiệt, tôi xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc nhất đến TS Tran Bá Dung — người thay
đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Và hơn hết,trong quá trình làm luận văn, tôi đã học tập ở thầy một tinh thần nghiên cứukhoa học nghiêm túc, can thận, tỉ mi và một thái độ làm việc hết mình.Xin được gởi đến thầy sự biết ơn và lòng kính trọng chân thành nhất.
Cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp đang công tác tại Đài PT — TH Bạc Liêu —
là những người luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi, tạo điều kiện dé tôi tham gia hoànthành chương trình sau đại học; đồng thời cung cấp tư liệu cho tôi trong quátrình viết luận văn Cảm ơn gia đình và những người thân yêu đã luôn tintưởng, động viên và ủng hộ.
Trong quá trình thực hiện dé tài luận văn chắc chan không tránh khỏinhững hạn chế nhất định Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp chânthành của Hội đồng Khoa học, của quý thầy cô, cô giáo cùng với sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp dé luận văn hoàn thiện có chat lượng tốt hơn.
Cà Mau, ngày 22 tháng 4 năm 2021
Trần Thị Thùy Dương
Trang 5MỤC LỤC
¡698710215251 6
1 Lý đo để tài 5c set t E1211211111211111 2112111111121 1111 011211111111 re 6
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ¿2 2 2 s£s+zxerxzzsz 8
3 Mục đích và nhiệm vụ nghién CỨU - ¿5+ + ++E+v+seEseeeereeeeeree 12
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 22 ++++£++zx+rxezxzxzzrerrxee 13
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu -« 5 «+ <<+++sexs+ 13
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài -©52 2+ 2+c2EeExerxerxerxee 14
7 Dong ZOp 0( 8u 00a na 15
8 Kết cau của luận văn -¿- - St +x*EEkSEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEESErkrrkrkskee 16
Chương 1: CO SO LY LUẬN VE TRUYEN HÌNH VA CHUONG
TRINH THỜI SU TRUYEN HINH 0 000 ccccccccccceccecceseseseeseeesesseesesessesees 17 1.1 Một số khái mG ooo eccccccsessesscssesesseseessessestsstsassecsssteateneanes 17 1.1.1 Truyén hìnhh - 55-5 ST EEE TT E1 1211211211111 1121011 et 17 1.1.2 Chương trình truyền hình -+ 2++e+ce+Ek+EEeEEeEEEEEEErEkerkerkerkeres 18 1.1.3 Chương trình Thời sự truyển hìnhh - 2-52 ©c+c+c+Esrereereeres 201.1.4 Chất lượng chương trình Thời sự truyển hình . -:©5c55¿ 201.15 Vị trí, vai trò của chương trình Thời sự truyền hình trong hệ thốngchương trình truyễn HìÌHh 2-5-5 SE+S£+E‡+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkrrrres 211.1.6 Quy trình tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình dia phương 241.2.Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình Thời sự truyền hình 261.2.1 Tiêu chí về nội dung thông tin - 2-5 s©k+E+E+EeEEeEkerererkereerxee 26 1.2.2 Tiêu chí về hình thức thé hiện -©2+©52©5£+2+£+E+rerterrerrrrsee 32 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chat lượng chương trình Thời sự của ĐàiPhát thanh — Truyền hình Bạc Liêu và Đài Phát thanh - truyền hình
aU Gia 0 4I
Trang 6Chương 2: THỰC TRẠNG CHÁT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH THỜI
SỰ PHÁT TREN SÓNG TRUYEN HÌNH CUA DAI PHÁT THANH — TRUYEN HÌNH BAC LIEU VÀ HẬU GIANG 2- +: 41
2.1 Khái quát về Đài và chương trình Thời sự của Đài Phát thanh —Truyền hình Bạc Liêu và Đài phát thanh — Truyền hình Hậu Giang 472.1.1 Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu 5-5-5 2+c+s+£ecssce2 472.1.2 Dai Phát thanh — Truyền hình Hậu Giang 5-52 e©s+csecesce2 49 2.1.3 Chương trình Thời sự của Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu 5Ö2.1.4 Chương trình Thời sự của Đài Phát thanh — Truyền hình Hậu Giang 512.2 Chất lượng nội dung và hình thức chương trình thời sự của Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu và Đài Phát thanh — Truyền hình HậuGiang (từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 6 năm 2()19) - 52QQ] TRAIN CONG 0n ố 52
2.2.2.HAN CNE ceressscssesecsssesscssesscssecessnecessnecessuesessnesesnnseesnnteessnnieessnneessnness 69 2.3 Nguyên nhân thành công và han chế của chương trình Thời sự Bac
Liêu và Hậu Giang - - (G2 11211121111 111 1111 111 111011181 8x vườn 84
2.3.1 Nguyên nhân thành CONG riccccccccccccccessccessscsesecesseesesesessseesesseessseeesseeessaes 842.3.2 Nguyên nhân han ChE vesescescescsscesessessessessesessessessessessssessessessesssasesessesseaes 86Tiểu kết chương 2.0 cecccccccecccccescssessessessesessessessssscsessessessessessssessesseseseeseeses 88
Chương 3: MOT SO GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHAT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TREN SÓNG TRUYEN HÌNH DAI PHAT
THANH - TRUYEN HÌNH BAC LIEU VÀ HẬU GIANG 90 3.1 Những vấn đề đặt ra - 25s 2s E222 21111 xe 90
3.2 Gidi PAP no 92
3.2.1 Giải pháp VỀ MNGN SU veeccescessesseescessessessesseesesssessessessessessesssssessessesseeseeses 923.2.2 Giải pháp về công NQNE ceecceccessessssssscsessessessessusssssssssessessessessuessesseeseeseeses 963.2.3 Đối mới phương thức sản xuất chương trình Thời sự truyén hình 983.2.4 Nuôi nguồn tin, tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin 109
Trang 73.2.5 Đa dạng hóa cách thức tiếp cận khán giả của chương trình Thời sựtFHVÊN HÌHH 5< SE SE EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEE11111111111111 11111111111 re, 1143.2.6 Khuyến khích bằng chế độ nhuận bút, thu nhập . - 1183.3 Một sô khuyên nghị dé xuất - - 2-56 2+2 +E£EE+EEEEEZEEZEerkerxrrsrex 119Tiểu kết chương 3 2-2-5 SE 2E 1E 1217171211211 211111111, 122 KET LUẬN - 5c + SE E21 EEEEE1211 211111111211 11 1111111111 11 xe 124 TÀI LIEU THAM KHÁO - 2 2 +EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkees 127
Trang 8DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT
BTV : Dai Phát thanh và Truyền hình tinh Bạc Liêu
HGTV: Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Hậu Giang
TSTH : Thời sự truyền hình
VTV : Đài Truyén hinh Viét Nam
Trang 9DANH MỤC CÁC BÁNG
Bang 1.1: Quy trình sản xuất chương trình thời sự truyền hình của Dai PT —
TH Bạc Liêu và Hau Giang <6 1x E 9119911 911 E91 19 1 ng ng ng ệc 25Bảng 2.1: Khảo sát ý kiến khán giả về tính Thời sự trong chương trình Thời sựtruyền hình của Dai Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu và Hậu Giang 52Bảng 2.2: Số lượng thể loại tin, bài trong Chương trình Thời sự Bạc Liêu,Hậu Giang (khảo sát từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019) - 62Bảng 2.3 Khảo sát tin hội nghị trong chương trình thời sự truyền hình Đài PT
— TH Bạc Liêu (từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019) - 5+ s5: 71Bang 2.4: Thống kê ty lệ thông tin các lĩnh vực của Dai PT - TH Bac Liêu 74Bảng 2.5: Thống kê tỷ lệ thông tin các lĩnh vực của Đài PT - TH Hậu Giang
Trang 10MỞ ĐÀU
1 Lý do chọn đề tài
Cả nước hiện có hệ thống 67 Đài Phát thanh và Truyền hình (PT- TH),
từ Trung ương đến địa phương Một trong những thế mạnh của các Đài Phátthanh và Truyền hình tỉnh, thành phó là ở ngay tại địa phương nên cung cấpcho khán giả những thông tin mới nhất, gần gũi nhất của địa phương mìnhsinh sống với nguồn thông tin chính thống, tin cậy, với tư cách là kênh thôngtin tuyên truyền trên sóng phát thanh và truyền hình của Đảng bộ, chínhquyền và nhân dân địa phương
Riêng đồng bằng sông Cửu Long hiện có 13 tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương Với khoảng cách địa lý giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Longnam tiếp giáp nhau, nên công chúng có thé tiếp nhận thông tin thời sự củanhiều Đài khác nhau Ngoài ra, sự tiếp nhận thông tin thời sự của công chúng
vì vậy có thể đến từ nhiều nguồn, nhiều kênh với những hình thức tiếp cận thông tin đa dạng Trong đó, tiếp nhận thông tin qua các kênh truyền hình vẫn
đóng vai trò quan trọng.
Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu cũng như Đài Phát thanh —Truyền hình Hậu Giang thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là cơ quanbáo chí có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phô biến các chỉ thị, nghị quyết và các nhiệm vụcủa cấp ủy, chính quyền địa phương; phản ánh tâm tư, nguyện vọng, cỗ vũphong trào thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân trên địa bản toàn tỉnh.Đồng thời, là điễn đàn của nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triểnkinh tế, xã hội của tỉnh đề ra Nhiều năm qua Dai PT — TH Bạc Liêu và HậuGiang được xem là một kênh thông tin đại chúng được công chúng tín nhiệm,
Trang 11có sức ảnh hưởng lớn đến khản giả của hai tỉnh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước Ngoài các chương trình thé thao, giải tri được
khán giả yêu thích thì các chương trình chính luận, khoa giáo, trong đó cóchương trình Thời sự truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnhBạc Liêu và Hậu Giang là chương trình được sự quan tâm theo dõi của khán
giả trong tỉnh và trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long Chương trình
Thời sự cũng được xác định là chương trình chủ lực của Đài Phát thanh —Truyền hình Bạc Liêu va Đài Phát thanh — Truyền hình Hậu Giang Tin tứcchương trình Thời sự của các Đài luôn được cập nhật liên tục, kịp thời, ngắngọn, súc tích; nội dung thông tin gần gũi với đời sống của người dân địaphương Vì vậy, chương trình Thời sự có vai trò, vị trí, sức ảnh hưởng đáng
kể đến với công chúng, nhất là trong quá trình định hướng dư luận xã hội
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đóng góp tích cực của chương trìnhThời sự trong thời gian qua thì vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần phải cảithiện Cụ thể phải cải hiện về: chất lượng thông tin, hình thức thé hiện, kếtcấu chương trình, sự đa dang thông tin Bên cạnh đó, một số chương trình còn chậm đổi mới, hàm lượng thông tin mới còn ít, dé tài chưa đa dạng, tin tức mang tính nghỉ lễ còn nhiều, phạm vi thông tin còn hạn chế là những điều dễnhận thấy trong các chương trình Thời sự được phát sóng trên sóng truyền
hình của Đài PT - TH Bạc Liêu và Hậu Giang.
Hiện nay, với nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao của côngchúng: sự bùng nỗ như vũ bão của internet đã làm cho báo điện tử, mạng xãhội phát triển mạnh mẽ và ngày càng có vai trò quan trọng dé đưa thông tinđến nhanh nhất với công chúng Bên cạnh đó, là sự cạnh tranh ngày càng gay gat của các chương trình thời sự tại các Dai Phát thanh — Truyền hình trong
khu vực đã đặt ra thách thức và đòi hỏi chương trình thời sự của Đài Phát
Trang 12thanh — Truyền hình Bạc Liêu cũng như Hậu Giang phải thay đổi dé giữ côngchúng truyền thống và có thêm khán giả.
Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin khốc liệt như hiện nay, các chươngtrình TSTH phải tiếp tục đổi mới cả về nội dung và hình thức thé hiện, về chiều rộng lẫn chiều sâu dé đáp ứng nhu cau thông tin ngày càng cao củakhán giả Cho đến nay, chưa có công trình công trình khoa học nào nghiêncứu cụ thể về chất lượng chương trình thời sự của Dai PT — TH Bạc Liêu vaHậu Giang Do đó, tiếp tục phát huy những ưu thế, thành công đạt được, đồngthời khắc phục những hạn chế về nội dung và hình thức thê hiện dé nâng caochất lượng chương trình Thời sự là nhu cầu cấp thiết Qua đó, mang đến chokhán giả chương trình Thời sự hay, hấp dẫn, có sức hút, góp phần đưa chủtrương, đường lối, chính sách của Dang và Nhà nước vào cuộc sống hiệu qua hơn Vì vậy tôi chon đề tài“Wâng cao chất lượng chương trình Thời sựtruyền hình trên sóng Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu và HậuGiang (khảo sát từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019) Đây là một đề tài có ý
nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiLiên quan đến lĩnh vực lý luận báo chí Truyền hình, Thời sự truyềnhình đã có các công trình nghiên cứu về đặc điểm, lý luận, ngôn ngữ, dạngthức, các yếu tố liên quan đến chất lượng chương trình truyền hình, xu hướng phát triển của loại hình báo chí Truyền hình Có thé kê đến một số cuốn sách,
giáo trình, công trình nghiên cứu như:
- Sách Truyền thông đại chúng của tác giả Tạ Ngọc Tắn, Nhà xuất bảnChính trị Quốc gia năm 2001 Sách cung cấp những kiến thức cơ bản, hệthống về các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, các nguyên tắc,phương pháp chính nhằm quản lý, điều hành, phát huy tốt vai trò, sức mạnh
Trang 13của các loại hình phương tiện truyền thông đại chúng trong công cuộc xây dựng đất nước.
- Sản xuất chương trình truyền hình của tác giả Trần Bảo Khánh, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin năm 2003 Sách đi sâu nghiên cứu về quy trình sản xuất một chương trình truyền hình.
- Một ngày Thời sự truyền hình của tác giả Lê Hồng Quang, do Trungtâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí — Hội Nha báo Việt Nam, năm 2004
- Giáo trình Báo chí truyền hình của tác giả Dương Xuân Son, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009 Giáo trình tập trung trình bày
các vấn đề của báo chí truyền hình như: vi trí, vai trò, lịch sử ra đời của truyền
hình; khái niệm, đặc trưng, nguyên lý của truyền hình; chức năng xã hội của truyền hình; kịch bản và kịch bản truyền hình; quy trình sản xuất chương trìnhtruyền hình; các thé loại báo chí truyền hình Giáo trình cũng cung cấp nhữngkiến thức thực tiễn tác nghiệp truyền hình như: quy trình thực hiện các théloại, yêu cầu tác nghiệp đối với những người làm truyền hình
- Sách Phỏng vấn báo chí của tác giả Benjamin Ngô, Nhà xuất bản Trẻnăm 2013 đã chắt lọc những bí quyết, lời khuyên, và những tình huống thực
tế của những nhà báo giỏi phỏng vấn Những lý thuyết chung nhất đến với kỹ năng Phỏng vấn, làm sao để đặt được câu hỏi “đắt”, tập trung nghe hết ý trảlời, xử lý băng ghi âm, đến những việc xử lý sự có
- Sách Chính luận truyền hình — lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tác phẩmcủa tác giả Nguyễn Ngọc Oanh, Nhà xuất bản Thông tấn năm 2014 Sách đisâu nghiên cứu về các kỹ năng nghề nghiệp trong việc sáng tạo ra tác phẩm
- Các loại hình báo chí truyền thông của tác giả Dương Xuân Sơn, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, năm 2014.
- Sách chuyên khảo Nghề truyền hình khó nhỉ ?! của tác giả Bùi ChíTrung, Nhà xuất bản thông tan năm 2014
Trang 14- Công trình nghiên cứu: Phóng sự báo chí: Lý thuyết, kỹ năng và kinh
nghiệm của tác giả TS Nguyễn Quang Hòa — Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông năm 2015 Sách cung cấpnhững kiến thức cơ bản về thể loại Phóng sự báo chí như: Hoàn cảnh lịch sử
ra đời và phát triển của phóng sự, các dạng phóng sự, các quan niệm khác nhau về thể loại phóng sự cũng như các đặc điểm của thể loại này; những tố chất cần có của người viết; sách còn dành nhiều trang đề cập tới cách vượtqua những khó khăn khi tác nghiệp trong thực tế và cách thé hiện dé bài viếtsinh động, cuốn hút; cả những vấp váp của tác giả và những đồng nghiệp débạn đọc tham khảo, sau này tránh lặp lại.
Liên quan đến hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực truyền hình, Thời sựtruyền hình còn có thể kế đến những bài báo của các nhà nghiên cứu hoặcnhững người làm truyền hình đăng tải trên các báo, tạp chí, các website điệntử Đơn cử như bài viết:
- Vài suy nghĩ về nâng cao chất lượng chương trình Thời sự truyễn hình của tác giả Toàn Thắng, đăng trên trang Thông tin điện tử Ban Tuyêngiáo tỉnh Bình Phước Bài viết là phân tích những đặc điểm tạo nên tính hấpdẫn cho chương trình Thời sự; những phẩm chất cần có của phóng viên khitác nghiệp dé tạo ra một sản phẩm truyền hình chất lượng
- Bài viết Kỹ năng dan hiện trường trong phóng sự (tac giả Thu Hà —VTV, đăng trong trang web daotao.vtv.vn.
Tuy nhiên, trong giới hạn là một bài báo chỉ có thể đưa ra một gócnhìn, một cách đánh giá cụ thể và phụ thuộc nhiều vào quan điểm cá nhân, dovậy các tài liệu này thường chỉ mang ý nghĩa tham khảo về mặt khoa học.
Tại một số cơ sở đào tạo báo chí như Khoa Báo chí và Truyền Thông —
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội),một số sinh viên và học viên cao học cũng đã chọn đề tài chương trình Thời
sự làm đối tượng nghiên cứu cho khóa luận hoặc luận văn tốt nghiệp Mỗi
10
Trang 15luận văn xác định một hướng nghiên cứu riêng, qua đó có những đóng gópthiết thực vào hệ thống lý luận Báo chí về truyền hình Dién hình có một sốluận văn cao học Báo chí như:
- Tổ chức và sản xuất chương trình Thời sự truyện hình ở Đài Phátthanh — Truyền hình Đông Tháp (khảo sát từ tháng 1/2004 đến tháng 6/2005)
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Dương Thị Thanh Thủy năm 2005 Luận văn đã
nghiên cứu và đánh giá về tô chức sản xuất chương trình Thời sự truyền hình,những nguyên nhân làm hạn chế năng lực sản xuất, chất lượng chương trìnhThời sự của Đài Phát thanh — Truyền hình Đồng Tháp
- Nâng cao chất lượng chương trình Thời sự truyền hình của Đài phátthanh và Truyén hình tỉnh Lang Sơn, Luận văn Thạc sĩ của tác giả NguyễnGiang Nam năm 2010 Luận văn đã nghiên cứu và đánh giá về thực trạng chấtlượng chương trình truyền hình của Đài Phát thanh — Truyền hình Lạng Sơn
Từ đó, xác định những thành công, hạn chế và đề xuất những giải pháp cơ bản
dé nâng cao chất lượng của chương trình.
- Nâng cao chất lượng chương trình Thời sự của Đài Phát thanh — Truyén hình thành phố Hồ Chí Minh từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến năm
2010, Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nhâm Sỹ Thành năm 2012 Luận vănphân tích những đổi mới của chương trình Thời sự HTV sau 03 năm ViệtNam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, nhữngviệc đã làm được và những hạn chế cần khắc phục dé tiép tuc nang cao chat
lượng chương trình Thời sự.
- Khai thác và xử lý thông tin của phóng viên thời sự truyền hình cáctinh Bac sông Hậu hiện nay, Luan văn Thạc sỹ của tác giả Huỳnh Tan Phátnăm 2015, nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc khai thác và xử lý thông tin
của phóng viên thời sự truyền hình, làm rõ những hạn chế, đồng thời đề xuất
11
Trang 16những biện pháp nâng cao chất lượng khai thác và xử thông tin của phóng
viên thời sự truyên hình.
Những Luận văn nêu trên đều nghiên cứu, đánh giá về thực trạng chấtlượng chương trình truyền hình củamột số Đài Phát thanh — Truyền hình địaphương Từ đó xác định những thành công và hạn chế, đề xuất giải pháp nângcao chất lượng chương trình, góp phần phục vụ tốt nhu cầu thông tin của côngchúng ở từng địa phương.Nhìn chung, những đề tài nghiên cứu trên chỉ đề cậpđến chương trình thời sự của một số dai địa phương Có thé nói, cho đến nay,chưa có một đề tài khoa học nào khảo sát một cách toàn diện, hệ thống về chương trình thời sự trên sóng truyền hình của Đài PT — TH Bạc Liêu và ĐàiPhát thanh — Truyền hình Hậu Giang Vì vậy, dé tài luận văn Nâng cao chấtlượng chương trình thời sự trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh — Truyềnhình Bạc Liêu và Hậu Giang của tôi là công trình đầu tiên nghiên cứu, đánh
giá một cách toàn diện về thực trạng chất lượng chương trình thời sự của Đài
PT — TH Bạc Liêu và Đài Phát thanh — Truyền hình Hậu Giang; xác định
những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng chương trình và đề xuất nhữnggiải pháp nâng cao chất lượng chương trình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục dich
Thông qua việc khảo sát phân tích đánh giá chất lượng chương trình thời sự của Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu và Đài Phát thanh —Truyền hình Hậu Giang từ tháng 6 năm 2018 đến nay, qua đó phân tíchnhững mặt thành công và hạn chế nhằm đề xuất những phương hướng, giảipháp cụ thể đề nâng cao chất lượng chương trình
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu trên, dé tài sẽ tiến hành những nhiệm vụ
nghiên cứu như sau:
12
Trang 17- Tập hợp các nguồn tư liệu, tài liệu, các công trình liên quan đến chấtlượng chương trình Thời sự truyền hình Bạc Liêu và Hậu Giang dé xây dựngkhung lý thuyết cho van dé cần nghiên cứu.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng chương trình Thời
sự truyền hình Bạc Liêu và Hậu Giang về: chất lượng nội dung, chất lượng
hình thức, từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân thành công và
hạn chế của chương trình Thời sự truyền hình Bạc Liêu va Hậu Giang.
- Dé xuất giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng chương trình Thời
sự truyền hình của Đài PT — TH Bạc Liêu và Hau Giang.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng chương trình thời
sự trên sóng truyền hình cia Dai Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu và
Hậu Giang.
4.2 Pham vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là chương trình Thời sự phát sóng
vào lúc 18 giờ 30 phút trên sóng của Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu
và 19 giờ 40 phút trên sóng của Dai Phát thanh — Truyền hình Hậu Giang Détài còn mở rộng phạm vi nghiên cứu là chương trình Thời sự 19 giờ của ĐàiTruyền hình Việt Nam Đây là Đài truyền hình Quốc gia, tiêu biểu về lĩnhvực truyền hình toàn quốc Thời gian khảo sát: từ tháng 6 năm 2018 đến
5.2 Phương pháp nghiên cứu
13
Trang 18Đề thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng nhữngphương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp thu thập tài liệu nham mục đích có được những nền tảng
lý thuyết quan trọng về những vấn đề liên quan đến đề tài khóa luận như: kháiniệm truyền hình: các thể loại truyền hình
- Phương pháp khảo sát, thống kê được sử dụng dé thống kê các théloại trong chương trình (tin, phóng sự, phỏng van, ghi nhanh)
- Phương pháp phân tích tổng hợp nhằm rút ra những kết luận có tínhkhái quát về tình trạng chất lượng của chương trình cũng như những thànhcông, hạn chế của chương trình thời sự
- Phương pháp điều tra xã hội học đối với khán giả với 200 phiếu thăm
dò ý kiến khán giả, trong đó có 100 ý kiến khán giả truyền hình ở khu vựcthành thị (thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu và thành phố Vị Thanhthuộc tỉnh Hậu Giang) và 100 ý kiến khán giả truyền hình ở khu vực nông thôn (huyện Đông Hải và huyện Hong Dân của tỉnh Bac Liêu; huyện PhụngHiệp và huyện Long Mỹ của tỉnh Hậu Giang) nhằm mục đích thu thập ý kiếncủa công chúng xem truyền hình về chất lượng của chương trình thời sự, để từ
đó có thê đưa ra các giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng chương trình
- Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm tham khảo ý kiến của các chuyêngia, những người có kinh nghiệm về vẫn đề mà luận văn đề cập ( phỏng vấn 6đối tượng là nhà lãnh đạo, quản lý, những người trực tiếp tham gia sản xuấtchương trình)
- Phương pháp so sánh dé đề xuất giải pháp cho chương trình Thời sự truyền hình địa phương Ví dụ như so sánh với Đài truyền hình Việt Nam, Đàitruyền hình nước ngoài để thấy được những ưu điểm, hạn chế của chươngtrình Thời sự Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu và Hậu Giang hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa lý luận
14
Trang 19Luận văn góp phần vào công tác nghiên cứu lý luận báo chí truyền
hình địa phương Nó một lần nữa khang định vi trí và vai trò to lớn của
chương trình thời sự truyền hình trong hệ thống các chương trình của ĐàiPhát thanh - Truyền hình Bạc Liêu, Đài Phát thanh — Truyền hình Hậu Giang
và đời sống xã hội Ngoài ra trong một mức độ nao đó, luận văn này cũng cóthé được coi như là một tài liệu tham khảo cho những người có quan tâm tớivan dé này Từ cơ sở lý thuyết sẽ làm rõ hơn các yêu cầu, tiêu chí chất lượng của chương trình Thời sự truyền hình địa phương.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu, đánh giá chất lượng chương trình thời
sự của Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu và Hau Giang, luận văn đề
xuất những giải pháp thiết thực nhằm cải tiễn và nâng cao chất lượng chươngtrình thời sự, góp phan nâng cao uy tín của Dai Đồng thời, đây cũng có thé làtài liệu dé các đài truyền hình trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long tham
khảo.
7 Đóng góp mới của luận văn
Cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào xác định rõ chiến lượccủa Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu và Hậu Giang với chương trình
Thời sự truyền hình như: nhiệm vụ chính trị, phạm vi thông tin, đối tượng
công chúng, chiến lược phát triển trong bối cảnh cạnh tranh chất lượng vàthông tin Trong khi đó, chương trình Thời sự truyền hình cần đổi mới cả vềnội dung lẫn hình thức thé hiện; cả chiều rộng lẫn chiều sâu dé đáp ứng nhucầu thông tin của khán giả Luận văn nghiên cứu về những hạn chế còn tồntại về nội dung và hình thức của chương trình Thời sự truyền hình địaphương và đề ra một số giải pháp cải thiện vấn đề đó Trước đây chưa cócông trình nghiên cứu nào phân tích và đánh giá về chương trình Thời sựtruyền hình của Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu và Hậu Giang Do
đó, luận văn góp thêm nguon tư liệu mới cho những ai muon tìm hiéu, nghiên
15
Trang 20cứu về chương trình Thời sự truyền hình của Đài Phát thanh — Truyền hìnhBạc Liêu và Hậu Giang.
8 Kết cấu của luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nộidung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vẫn đề lý thuyếtvề chương trình truyền hình và chương trình thời sự truyền hình.
Chương 2: Thực trạng chất lượng chương trình Thời sự phát trên sóngtruyền hình của Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu và Hậu Giang (Khảosát từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019)
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình thời sựphát trên sóng truyền hình Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu và HậuGiang.
16
Trang 21Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TRUYEN HÌNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH
THỜI SỰ TRUYEN HÌNH
1 1 Một số khái niệm 1.1.1 Truyền hình
Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh vàtiếng Hy Lạp Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là "ở xa" còn “videre”
là "thấy được", còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa Ghép hai từ đólại “Televidere” có nghĩa là xem được ở xa, tiếng Anh là “Television’’
Truyền hình ra đời kéo theo sự xuất hiện hàng loạt các phát minh khoahọc vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Theo tác giả Nhật An trong tácphẩm Đường vào nghề phát thanh truyền hình thì năm 1927 là năm đánh daumốc quan trọng của lịch sử truyền hình thế giới Lần đầu tiên một chươngtrình truyền hình giữa New York và Wasington (Mỹ) được dàng dựng, đồngthời phát sóng với quy mô lớn Năm 1925, tháp Effel cũng đã được sử dụngcho truyền hình, lần đầu tiên tại Pháp ngoài chức năng du lịch và khoa học.Với sự tiến triển của kỹ thuật, các buổi phát sóng thực nghiệm được tiễn hành trong khoảng thời gian 1935 tới 1939 Năm 1936, một công ty truyền thông ởAnh xây dựng Đài truyền hình trên cung điện Alisanta với thời lượng phátsóng 2 giờ mỗi ngày Cũng trong năm 1936, nước Đức tô chức truyền hìnhtrực tiếp thế vận hội Olympic khai mạc tại Berlin Việc phát sóng truyền hìnhqua hệ thống điện bắt đầu được áp dụng vào năm 1936 tại Mỹ và Anh, năm
1938 tại Liên Xô, Pháp, Đức, Italia Năm 1954 có truyền hình màu Vào thập
17
Trang 22kỷ 60 của thế kỷ XX, tín hiệu truyền hình được chuyền tải qua vệ tinh nhântạo đến với nhiều quốc gia, tiếp đó là sự ra đời cảu truyền hình cáp và ngàynay có thêm truyền hình kỹ thuật số, truyền hình qua internet Có thể thấyrằng, cùng với thời gian, truyền hình đã tạo được những bước tiến không 16
về kỹ thuật, công nghệ, đồng thời tham gia mạnh mẽ vào các hoạt động củađời sống, trở thành kênh truyền thông đại chúng đầy ưu thế Truyền hình làmột trong những phát minh quan trọng nhất của nhân loại trong thế kỷ XX
Ở nước ta, đến năm 1970 thì truyền hình mới có mặt Ngày 7/9/1970,Đài Truyền hình Việt Nam chính thức thành lập trong bối cảnh đất nước bịchia cắt Ra đời trong hoàn cảnh muôn vàn khó khăn, thế nhưng phóng viênluôn có mặt kịp thời trên các điểm nóng, phản ánh tinh thần chiến đấu anhdũng, động viên phong trào thi đua sản xuất, giết giặc lập công, bẽ gãy cácluận điệu xuyên tạc thù địch.
Như vậy, có nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về truyền hình,nhưng tựu chung, truyền hình được hiểu một cách đơn giản là nhìn thấy được
từ xa, là một loại hình phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng các phương
tiện thiết bị khoa học kỹ thuật dé chuyén tải hình anh, âm thanh từ trung tâmphát sóng đến các điểm thu sóng
1.L2 Chương trình truyền hìnhChương trình truyền hình là hình thức vật chất hóa sự tồn tại của cáctác phâm truyền hình trong đời sống xã hội dé truyền tải thông tin đến côngchúng Đó là một sản phẩm hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, là kết quảcủa một quá trình sáng tạo ở nhiều cấp độ lao động khác nhau, tập hợp mộthay nhiều tác phâm khác nhau, tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau
Thuật ngữ chương trình truyền hình thường được sử dụng trong haitrường hợp: Trường hợp thứ nhất, người ta dùng chương trình truyền hình đểchỉ toàn bộ nội dung thông tin phát đi trong ngày, trong tuần, trong tháng củamỗi kênh truyền hình hay của Đài Truyền hình Trường hợp thứ hai, chương
18
Trang 23trình truyền hình dùng để chỉ một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kếthop với một số thông tin tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thé vớihình thức thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và được phát định kỳ.Chương trình truyền hình đề cập tới các vấn đề của đời sống xã hội khôngphải một cách ngẫu nhiên như tự thân nó có, mà nó thường chuyển tải các loạithông tin từ chương trình này đến chương trình khác, từ ngày này qua ngàykhác nhằm phục vụ đối tượng công chúng xác định Nội dung của nó làm sâu sắc thêm một cách trực tiếp những tư tưởng, chủ đề dần dần Tạo thói quen
trong ý thức công chúng.
Có thé nói chương trình truyền hình là kết quả cuối cùng của quá trìnhgiao tiếp với công chúng truyền hình
Từ van dé trên có thé có các cách tiếp cận:
Thứ nhất, từ phương điện kỹ thuật truyền tải thông tin nhiệm vụ của chương trình là làm sao dé đưa ra được lời đáp, lời hướng dẫn cho thực tế khixây dựng chương trình truyền hình, quy định được nguyên tắc phối hợp tin,bài Đây hoàn toàn là khuynh hướng nghề nghiệp, được nghiên cứu một mặt của việc phản ánh từ sự tiếp xúc xã hội rộng lớn, đến mối quan hệ nhân quả.
Thứ hai, khuynh hướng quan tâm đến ưu thé và biểu hiện ở hiệu quảtác động của hoạt động giao tiếp đại chúng tới hiệu lực của nó Tuy chưađược nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện nhưng cách tiếp cận này cũngđưa ra khái niệm chỉ về phan giao tiếp cũng như đặt ra những van dé, sự kiện
mà nó ảnh hưởng tới cơ cau khuynh hướng của chương trình.
Thứ ba, chương trình là hình thức thể hiện thực tế, hình thức vật chấthóa sự tồn tại của truyền hình trong xã hội dé truyền tải thông tin đến công chúng truyền hình Có thể nói nếu không có chương trình thì không còntruyền hình Nhưng mặt khác, chương trình truyền hình là kết quả hoạt động,
là sản phẩm của tập thé cơ quan đài: bộ phận lãnh đạo, bộ phận kỹ thuật, bộphận nội dung chương trình, bộ phận hậu cần, tạo nên thuật ngữ chương
19
Trang 24trình truyền hình cả về mặt sáng tạo và sản xuất chương trình Cũng như việcsản xuất các sản phẩm khác, có người sản xuất có người tiêu ding Người tiêudùng sản phẩm báo chí cũng có tác động chi phối tới người làm ra sản phẩm,trong báo chí mối quan hệ đó được thể hiện: nhà báo - tác phẩm - công chúng.Chương trình truyền hình tạo thành chu kỳ khép kín các mắt xích trong chuỗimắt xích giao tiếp truyền hình.
Theo PGS.TS Duong Xuân Son, trong quyên Giáo trình báo chí truyềnhình, ông đã đưa ra khái niệm về chương trình truyền hình như sau: chươngtrình truyền hình đó là sự kết hợp, sắp xếp, bố trí hợp lý các tin, bài, bảngbiểu, tư liệu băng hình ảnh và âm thanh được mở dau bang lời giới thiệu, nhạchiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơquan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả [22,tr.131]
Như vậy, có thé thấy các tin, bài, bang biểu, tư liệu, hình anh, âm thanhchính là những thành tố tạo ra những cấu trúc truyền hình phức tạp hơn đóchính là chương trình truyền hình Chăng hạn như các chương trình Thời sự,trò chơi, âm nhạc, thể thao
1.1.3 Chương trình Thời sự truyền hìnhTrong cuốn Từ điền tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, định nghĩa:
- Chương trình là: "toàn bộ nói chung những dự kiến hoạt động theomột trình tự nhất định và một thời gian nhất định" [31, tr.193]
- Thời sự là: "tổng thể nói chung những sự việc ít nhiều quan trọng
trong một lĩnh vực nao đó, thường là xã hội, chính tri, xảy ra trong thời gian
gần nhất và đang được nhiều người quan tâm." [31, tr.956]
- Truyền hình: “là một loại hình truyền thông đại chúng, chuyền tảithông tin bằng hình ảnh và âm thanh Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô tuyếntruyền hình bắt nguồn từ hai từ “tele” có nghĩa là “ở xa” va “vision” nghĩa là
“thay được”, tức là “thấy được ở xa”.[27, tr.143]
20
Trang 25Định nghĩa về “Chương trình thời sự”, trong cuốn Báo chí truyền hình,các tác gia G.V Cudơnhetxốp, X.L Xvich, A.la Iurépxki viết: "Chươngtrình thời sự đơn giản giống như một ban tin trên báo, thông báo các sự việc,hơn nữa, đó là những sự việc được phân tích, khái quát Trên thực tế, chủ đềcủa bản tin là không giới hạn: nông nghiệp, nghệ thuật, kinh doanh, sáng chế,các sự kiện trong đời sống quốc tế ” [35, tr.83-84] Còn trong tài liệu tham khảo Thời sự truyền hình, tác giả V.Mc Cullough Carroll, viết: "Tin tức truyềnhình - đó chính là một cuộc cạnh tranh theo đúng nghĩa Hãy hiểu trọn vẹn hàm
ý này trước khi các bạn thâm nhập vào thế giới kỳ thú đó.Còn nếu khi đã thâmnhập rồi, hãy tiếp tục dẫn bước lên phía trước Người ta vẫn nói rằng, người làmviệc trong chương trình thời sự lúc nào cũng "ngửi thấy" mùi cạnh tranh, nhưngchính điều đó giúp họ giữ vững được vị trí của mình." [41, tr.7]
Từ "vị trí" mà tác giả V.Mc Cullough Carroll viết cho thấy tầm quan trọng của CTTS truyền hình Đối với các đài truyền hình, CTTS truyền hình
có thể xem như là "trang bìa" của tờ báo, là một trong những chương trình quan trọng hàng dau, nhất là đối với các Đài PT-TH địa phương CTTS truyền hình có đặc điểm rõ nét của tờ "báo hình".
Từ những quan niệm trên có thé hiểu đơn giản là chương trình thời sựtruyền hình là một chương trình được phát sóng định kỳ, có thời lượng ônđịnh, được kết cấu bao gồm các dang: tin, phóng sự ngăn, phỏng van, bêncạnh đó, có thé sử dụng linh hoạt một số thê loại khác như: ghi nhanh, thôngtin, tường thuật trực tiếp, bình luận, phân tích về những sự kiện, vấn đề có ýnghĩa xã hội mới xảy ra, đang hoặc sẽ xảy ra được nhiều người quan tâm vớiphạm vi phản ánh không giới hạn, những diễn biến sự kiện có thé xảy ra
trong nước, ngoài nước.
1.1.4 Chất lượng chương trình Thời sự truyền hình
- Chất lượng là gì ?
21
Trang 26Chât lượng là tông thê những tính chât, thuộc tính cơ bản của sự vật, sự
việc, nó làm cho sự vật, sự việc này phân biệt với sự vật, sự việc khác Theo
Từ điên tiêng Việt, chât lượng là "cái tạo nên phâm chât, giá trị của một sự
vật, sự việc” [31, tr.199]
- Chất lượng chương trình Thời sự truyền hình
Chất lượng CTTS truyền hình được hiểu là khả năng đáp ứng nhu cầu
thông tin thời sự của công chúng, phù hợp lợi ích cộng đồng, vừa hấp dẫn và
gây ấn tượng mạnh với công chúng Chất lượng CTTS truyền hình được tạothành bởi chất lượng của các yếu tố cau thành chương trình, như: chất lượngnội dung thông tin, chất lượng hình thức thể hiện, chất lượng phương thức sảnxuất và phát sóng chương trình
Nội dung chương trình phải mới, phong phú, đáp ứng nhu cầu thông tinhàng ngày của công chúng Chương trình TSTH phải cung cấp những thôngtin chính xác, trung thực, gần gũi với đời sống của người dân Hình thứcchương trình phải có sự hấp dẫn công chúng, cả về hình ảnh, màu sắc, âmthanh, tiết tấu đến cách thé hiện của phát thanh viên Phương thức sản xuất thường được thực hiện trực tiếp, thuận lợi cho sự tương tác của khán giả hoặc
sự cập nhật thông tin mới (nêu cân) của cơ quan đài truyên hình.
1.1.5 Vị trí, vai trò của chương trình Thời sự truyền hình trong hệ thống chương trình truyền hình
Chương trình Thời sự truyền hình có vai trò, vị trí hết sức quan trọng ởcác đài Truyền hình Vì nó thể hiện rõ nét nhất những chức năng, nhiệm vụcủa đài truyền hình Đây cũng là chương trình mang đặc trưng rõ nét nhấttính chính tri của hoạt động báo chí và còn là lãnh địa thé hiện hiệu quả nhấtchức năng giám sát, phản biện xã hội, chức năng thông tin Chương trình
Thời sự luôn có hàm lượng chính luận cao nhất trong tất cả các chương trình
truyền hình Đây là chương trình có đối tượng công chúng đa dạng, phức tạp,
22
Trang 27nhiều thành phân và lưa tuổi Trong đó, có nhứng đối tượng khá khó tính vớitrình độ dân trí cao Những áp lực này đã tạo ra những yêu cau gắt gao đốivới chương trình Thời sự Nhất là đối với chương trình Thời sự của các đàiđịa phương, cụ thể là đài Truyền hình Bạc Liêu và Hậu Giang Ngoài việcđáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ nêu trên, còn có những yêu cầu riêng nhằmmục đích phù hợp với điều kiện văn hóa, dân trí, đặc điểm kinh tế xã hội củatừng địa phương.
Chương trình Thời sự truyền hình có thời lượng ngắn gọn, yêu cầu cao vềtính thời sự đồng thời phản ánh trực diện vấn đề, chương trình thé hiện rõnhững yêu cầu về phương tiện và thủ pháp biểu đạt ở nội dung, hình thức,phương thức sản xuất.Trong tổng thể khung chương trình của các Đài Phátthanh — Truyền hình Bạc Liêu, Hậu Giang, chương trình Thời sự luôn chiếm
vị trí số 01, thu hút đông đảo khán giả theo dõi Bởi vì nó có một vai trò nổi
- Ba là: kênh thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng dé động viên, cô
vũ tỉnh thần thi đua lao động, sản xuất, làm việc, học tập trong các tầng lớp nhân dân; cổ vũ những nhân tố mới, những dién hình tiên tiến, góp phần tíchcực trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương Đồngthời, mang đến cho công chúng địa phương những thông tin bổ ích, thiết
thực, găn với cuộc sông hàng ngày của họ.
23
Trang 28- Bốn là: có vai trò phát hiện, vạch trần tiêu cực, gióng lên những tiếngchuông cảnh tỉnh trước những tiêu cực nảy sinh, cản trở sự tiễn bộ xã hộibằng những phóng sự, chương trình có tính chiến dau cao Đây là lợi thế đặcbiệt của chương trình Thời sự bởi nó hội tụ nhiều thé loại nhất, trong đó, cónhiều thể loại là ưu thé trong việc khai thác các đề tài có van dé, đặc biệt làphóng sự ngắn, phóng sự điều tra.
- Năm là: chương trình Thời sự truyền hình giữ vai trò quan trọngtrong việc ø1ữ vững sự én định chính trị, thúc đây công cuộc đôi mới trên mọiphương diện, nhất là phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao dân trí vàdân chủ hóa và dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội
- Sáu là: chương trình Thời sự địa phương là cánh tay nối dài của Đàitruyền hình Quốc gia, Trung ương Chương trình Thời sự địa phương còn kịpthời đưa tin tức, những sự kiện đang diễn ra tại địa phương, nhất là đối vớivùng sâu, vùng xa đến các đài ở Trung ương.
Mặc dù so với các đài Trung ương, Đài Truyền hình địa phương còn hạn chế về nhiều mặt, song van sở hữu một lợi thé cạnh tranh khôngthé so sánh với truyền hình Trung ương đó là: hiểu rõ phong tục, tạp quánđịa phương, nắm chắc hoàn cảnh cụ thể, đi sâu vào ngóc ngách đời sống
xã hội Có khả năng phản ứng nhanh đối với những sự kiện xảy ra bất ngờtại địa phương.
Những năm qua, Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu và HậuGiang luôn xác định chương trình Thời sự có vi trí hàng đầu trong hệthống chương trình truyền hình địa phương Cụ thể như được ưu tiên phátsóng vào khung giờ vàng, ưu tiên nguồn nhân lực, thiết bị kỹ thuật, tàichính để thực hiện chương trình Nhờ đó mà chương trình Thời sự có nhiềukhởi sắc hơn trước đây
Từ những yếu tố trên có thé khang định, chương trình Thời sự truyềnhình của Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu và Hậu Giang nói riêng và
24
Trang 29các địa phương nói chung có vài trò, ý nghĩa quan trọng đối với đời sốngkinh tế, xã hội tại địa phương Thông qua việc cung cấp thông tin khá toàndiện trên các lĩnh vực, chính xác, đa chiều, chương trình đã trở thành mộtkênh thông tin, là cầu nối không thể thiếu để các chủ trương chính sách củaĐảng, Nhà nước, các chỉ thị, Nghị quyết của địa phương được đến với người dân Song song đó, phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội, góp tiếng nói quan trọng cùng với địa phương thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tẾ, xã hội.
1.1.6 Quy trình tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình
địa phương
Chương trình TSTH là kết quả hoạt động, là sản phẩm tập thé của cơquan đài PT-TH, gồm: bộ phận lãnh đạo, bộ phận phóng viên biên tập vàphóng viên quay phim, bộ phận kỹ thuật, bộ phận thư ký biên tập,v.v để tạonên CTTS truyền hình Quy trình sản xuất CTTS truyền hình có thể hiểu làquá trình sáng tạo ra tác phẩm báo chí với nhiều công đoạn và mức độ ton tại khác nhau Qui trình sản xuất CTTS truyền hình tại Đài PT-TH Bạc Liêu và Hậu Giangla tương đồng với nhau, cụ thé được thực hiện theo các bước như
sau:
Bang 1.1: Quy trình sản xuất chương trình thời sự truyền hình của
Đài PT — TH Bạc Liêu và Hậu Giang Mục Các bước trong qui trình Trách nhiệm
Duyệt kế hoạch (đồng ý hoặc không đồng BGD
° y va chinh stra) LD phong
25
Trang 304 Trién khai thực hiện Phóng viên
5 Viết nội dung đề tài Phóng viên
6 Biên tập nội dung LD phòng
26
Trang 31sóng Tất cả điều này được hòa quyện lại để tạo nên tổng thể chất lượng củaCTTS truyền hình với những thông tin hấp dẫn, thu hút công chúng xemtruyền hình.
27
Trang 321.2.Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình Thời sự truyền hình
Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự
vật Cơ sở lý luận báo chí truyền thông cũng chỉ ra rằng, tác phẩm báo chí làmột chỉnh thé bao gồm hai yếu tố: nội dung và hình thức Hai yếu tố này hỗ trợ qua lại cho nhau, chỉ phối lẫn nhau, tạo nên chất lượng tác phâm báo chí nói chung, trong đó có chương trình truyền hình Do đó, để đánh giá chất lượng chương trình truyền hình nói chung và chương trình Thời sự truyềnhình nói riêng phải xem xét cả hai yếu tổ là chất lượng nội dung thông tin vàchất lượng hình thức thông tin, dựa trên thang đo các tiêu chí sau đây:
1.2.1 Tiêu chí về nội dung thông tinTiêu chí đánh giá chất lượng nội dung thông tin bao gồm các yếu tố:tính chính xác, chính thông; nhanh chóng, kịp thời; trung thực; đảm bảo tínhđịnh hướng: phong phú, đa dạng: thiết thực với công chúng Chất lượng nội dung thông tin vừa phải thỏa mãn nhu cầu thông tin, tác động đến tình cảm,suy nghĩ và hành động của công chúng Cụ thể như sau:
1.2.1.1 Tính chính xác, chính thongĐây là yêu cầu chung đối với báo chí, đặc biệt đối với chương trìnhThời sự truyền hình, đây là yêu cầu mang tính bắt buộc Chương trình Thời
sự có nhiệm vụ cung cấp thông tin sự kiện, vấn đề đang diễn ra hàng ngàytrong đời sống xã hội, do đó tính chính xác phải tuyệt đối Đảm bảo chính xác trong từng hình ảnh, câu chữ, bối cảnh Bởi lẽ, chỉ cần một thông tin sơ suất dù nhỏ cũng làm thay đổi bản chất sự việc.
1.2.1.2 Tính nhanh chóng, kip thoi
Tính nhanh chóng và kịp thời là những yếu tô hang đầu đảm bảo chatlượng nội dung, uy tín sản phẩm báo chí nói chung và chương trình Thời sựtruyền hình nói riêng Với sự xuất hiện của internetđã đưa báo chí vào bối
cảnh mới là cạnh tranh thông tin Thông tin được cập nhật hàng phút, hàng
28
Trang 33giờ trên internet, truyền hình không thể ngồi yên trước cuộc cạnh tranh thôngtin không khoan nhượng này Vì vậy, bản tin Thời sự truyền hình cũng phảiluôn cập nhật tin tức để kịp thời thông tin đến công chúng Tuy nhiên,chương trình Thời sự truyền hình phát theo khung giờ cố định, ê kíp sản xuấtcũng khá cong kénh nên đang yếu thé trong van đề chạy đua thông tin trên các phương tiện truyền thông khác Vì vậy mà hiện nay, các Đài Truyền hình
đã sản xuất nhiều bản tin Thời sự trong ngay.Chang hạn như Dai Phát thanh —Truyền hình Bạc Liêu mỗi ngày sản xuất hai Bản tin; Đài Phát thanh —Truyền hình Hậu Giang sản xuất ba Bản tin
1.2.1.3 Tính trung thực
Thông tin phải phản ánh đúng bản chất sự kiện, hiện tượng, không làmsai lệch sự kiện, hiện tượng, vấn đề Đây là yếu tố quan trọng của chươngtrình Thời sự, mà trong đó, đạo đức nghề nghiệp của phóng viên phải luônđặt lên hàng đầu Khi phản ánh hay nêu lên một hiện tượng, vấn đề, phóngviên phải phán ánh trung thực, không làm bóp méo, cô tinh sai lệch vì lợi ích
cá nhân, hay lợi ích nhóm Bởi vì một khi thông tin sai sẽ dẫn đến hậu quảnghiêm trong là làm mat uy tín của chương trình và của cả cơ quan Đài
1.2.1.4 Dam bao tính định hướngĐảm bảo tính định hướng là yêu cầu bắt buộc của báo chí bởi báo chí
có khả năng định hướng dư luận Đặc biệt, đối với Đài Truyền hình địaphương thì nhiệm vụ chính là tuyên truyền Khi thông tin, phân tích, bìnhluận về một sự kiện, vấn đề cần phải xuất phát từ lợi ích của Đảng, củanhân dân.Trước một thông tin, chăng hạn như dư luận xôn xao về tình trạng xây cất nhà trái phép của một hộ dân nhưng chính quyền địa phương vẫn ngó lơ cho qua Dư luận bắt đầu có phán xét tiêu cực Đài Phát thanh —Truyền hình Bạc Liêu đã làm rõ van dé này, từ đó tran an dư luận và làmcho người dân thêm tin tưởng vào sự chỉ đạo, lãnh đạo và điều hành củachính quyền địa phương
29
Trang 341.2.1.5 Phong phú, da dạngThông tin trong chương trình Thời sự địa phương cần phải bao quátmọi lĩnh vực về: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh Mộtchương trình Thời sự không thé chỉ toàn đưa tin về hội nghị hay hoạt động của lãnh đạo mà phải phản ánh kịp thời hơi thở cuộc sống Điều đó sẽ khiến cho công chúng nhàm chán vì thông tin không gần gũi, thiết thực đối với họ.
Khảo sát lượng người xem chương trình Thời sự được đăng trên Youtube củaDai Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu cho thấy, những chương trình Thời
sự phản ánh về giá cả thị trường, sức khỏe, dịch bénh, thu hút số lượng lớnngười xem và chia sẻ hơn so với chương trình Thời sự có nội dung chuyéu
thông tin hội nghị.
1.2.1.6 Thiết thực với công chúngĐây là yêu cầu không thể thiếu để đảm bảo sự gần gũi của chương trình đối với khán giả cũng như tăng tính hấp dẫn của chương trình Đài Phát thanh — Truyền hình địa phương có nhiệm vụ chính là tuyên truyền đườnglối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, phản ánh tâm tư, nguyệnvọng, đời sống của người dân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhândân Chính vì vậy, mà nội dung chương trình Thời sự không thé tách rời hơi
thở cuộc song Cu thé nhu thong tin về tinh hình hạn hán, xâm nhập mặn khu
vực đồng bằng sông Cửu Long, trong đó tỉnh Bạc Liêu cũng bị ảnh hưởng Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu đưa tin đến người dân về dự báo khi nào thì nước mặn xâm nhập vào nội đồng và ngành chức năng thực hiện các biện pháp ngăn mặn, giữ ngọt cho bàn con nông dân sản xuất Cùng với đó,thông tin đến người dân về khuyến cáo của ngành Nông nghiệp trong sảnxuất vụ mùa dé hạn chế thiệt hại do xâm nhập mặn Những thông tin trên rấtđược người dân quan tâm, nhât là nông dân sản xuât lúa, tôm bởi điêu này
31
Trang 35ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất nên họ đang rất cần những thôngtin trên để áp dụng nhằm hạn chế thiệt hại do ảnh hưởng của xâm nhập mặn.
1.2.2 Tiêu chí về hình thức thể hiện1.2.2.1 Về thể loại
Một chương trình Thời sự muốn hấp dẫn và thu hút người xem thìchương trình đó phải sử dụng đa dạng các thê loại truyền hình như tin, phóng
sự, phỏng vấn, ghi nhanh Theo tác giả Đinh Văn Hường trong quyên Cácthé loại báo chí thông tan cho răng: “việc sử dụng đúng thé loại báo chí cóảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và sự thành công của tác phẩm, vì khôngchỉ đơn thuần là xác định hình thức thể hiện mà trước hết là nghiên cứu đốitượng, phân tích nội dung, phạm vi phản ánh và mục đích nhất định của tácphẩm Vì vậy, thông hiểu và sử dụng tốt các thể loại báo chí sẽ giúp ngườilàm báo lựa chọn nhanh chóng hình thức trình bày, giúp công chúng tiếpnhận tác phẩm phong phú, đa dạng và tòa soạn dễ dàng nhận diện được théloại dé tổ chức trang báo, chương trình phát thanh, truyền hình, các website một cách khoa học, phù hợp với quan điểm và định hướng tuyên truyền của chế độ, giai cấp” [13, tr.9]
Ở mỗi thể loại sẽ có những thế mạnh và cách thé hiện riêng, trong đóthé loại tin chiếm ty lệ lớn nhất
- Tin: là thể loại quan trọng nhất trong chương trình thời sự truyềnhình Nó được dùng để thông báo ngắn gọn hình ảnh và âm thanh những sựkiện mới có ý nghĩa xã hội giúp công chúng biết được một cách nhanh nhấtsinh động nhất về diện mạo của sự kiện ấy Tin chỉ xuất hiện dé thông báomột sự kiện mới một lát cắt của sự kiện Vì thé tin phải mang tính thời sự cập nhật các con số những thông tin số liệu về sự kiện phải luôn là mới nhất nónghồi nhất cơ bản nhất cập nhật nhất Tin Chỉ có nhiệm vụ thông báo về sự kiệnmới trong xã hội Vì thế tin phải ngắn gọn thời lượng của tin sẽ nhỏ hơn rấtnhiều so với thời lượng của các thê loại khác Tân thường chỉ dùng những chi
32
Trang 36tiết những con số điển hình dé thông báo những thông điệp đặc trưng nhất về
nội dung hình thức của sự kiện.
- Phóng sự: cũng là một trong những thể loại đóng vai trò quan trọngtrong chương trình Thời sự truyền hình Nó được dùng để phản ánh các sựkiện, con người, tình huống, hoàn cảnh điền hình trong quá trình phát sinh,phát triển, đồng thời thâm định hiện thực đó qua cái tôi trần thuật vừa tinh táo lý trí, vừa cảm xúc băng phương tiện truyền hình Phóng sự xuất hiện khixuất hiện những câu hỏi cần có sự xem xét, phân tích, khái quát cả một quátrình phát sinh, phát triển của sự kiện, sự liên quan của sự kiện đang diễn ravới các sự kiện, hiện tượng khác Vì thế thời lượng của phóng sự thường dàihơn từ 3 phút đến 5 phút, có những phóng sự còn đài hơn 5 phút Thể loạiphóng sự có những đặc điểm riêng góp phan tạo nên thé mạnh của nó Do làngôn ngữ hình ảnh, âm thanh, thủ pháp Montage, phỏng vấn và phóng viêntrước ống kính.
Trong quá trình thực hiện phóng sự, phóng viên cần phát huy tối đa yếu
tố phỏng vấn:
+ Phỏng vấn: là một thé loại đáp ứng được yêu cầu của công chúng
xem truyền hình muốn có sự giải thích một sự kiện hoặc muốn được biết ý
kiến không phải của nhà báo mà là của nhân vật do địa vị nghề nghiệp chuyênmôn của mình mà họ có sự hiểu biết sâu sắc hơn về các sự kiện Phỏng vấn có
vị trí khá quan trọng, nó chính là yếu tố góp phần nâng cao tính sinh động vàhap dẫn của chương trình Vì thé thé loại phỏng van cần đáp ứng các yêu cầusau: phỏng van phải đáp ứng yêu cầu thông tin nhanh; thé hiện được sự giao lưu và tính tương tác trong truyền thông truyền hình; phải đáp ứng tính thời
sự, bộc lộ khả năng và năng lực của đối tượng phỏng vấn và người đượcphỏng vấn; phỏng vấn cần tạo sự hấp dẫn đối với người xem thông qua nghệthuật đặt câu hỏi và trả lời phóng viên và nhân vật.
33
Trang 37- Ghi nhanh: là một thé loại không thé thiếu trong chương trình Thời sựtruyền hình Nó được dùng để ghi chép một cách nhanh chóng và chính xáccác sự kiện diễn ra nhằm đáp ứng một cách nhanh nhất nhu cầu thông tin củacông chúng xem truyền hình.
1.2.2.2 Về hình ảnhTin và phóng sự truyền hình tạo sự hấp dẫn cho người xem chính là
nhờ có hình ảnh Do đó, hình ảnh của tin và phóng sự phải xác thực, hàm
chứa thông tin Cụ thé:
- Đối với tin, do phản ánh nhanh một sự kiện thời sự với thời lượngngắn nên hình ảnh phải có tiết tấu nhanh, rõ nét, bố cục khuôn hình chặt chẽ,
đi thăng vào vấn dé dé sao cho người xem có thé hiểu ngay được chuyện gi
- Kết cấu hình ảnh của trường đoạn phải tạo được mối liên quan vớinhau theo logic của sự việc ( thời gian, không gian, tính chất quan hệ ) thìhình ảnh mới thé hiện được nội dung của phóng sự
- Phóng sự truyền hình cần ưu tiên cho hình ảnh cận (cần có nhữnghình ảnh cận đặt tại ở những góc quay đặc biệt, những hình ảnh đó sẽ tạo antượng cho người xem) Trong phóng sự nên tránh việc dàn dựng dé ghi hìnhnhằm đảm bảo tính chân thực của sự việc Vì vậy, các phóng viên quay phimphải có phản xạ rất nhanh dé có thé chụp được những hình ảnh đắt khi xảy ra
sự viéc.
34
Trang 38- Hình ảnh quay phải nét, đủ sáng và đúng sáng, không sai màu, không
cô tình làm sai màu dé tạo hiệu quả khác.Hình anh trong khuôn hình phải đápứng một cách cơ bản nhất về nguyên tắc: khuôn hình, cỡ cảnh, góc quay Tuy nhiên, do yêu cầu về tính thời sự và giá trị thông tin nên trong thực tếnhiều khi cảnh quay của chương trình Thời sự không đòi hỏi khắt khe về độchuẩn Phóng viên có thể quay bằng điện thoại hay camera cá nhân Chắnghạn như trong chương trình Thời sự 19h của Đài Truyền hình Việt Nam đưahình ảnh về bạo hành trẻ em của người giữ trẻ tại nhà giữ trẻ tư thục, phóngviên đã quay lại băng điện thoại Mặc dù hình ảnh không đạt chuẩn tuy nhiên
nó đã truyền tải được nội dung phản ánh, khiến cho công chúng rất quan tâmtheo dõi; hay những vụ thiên tai xảy ra ở Đông Nam A đều được camera cánhân quay lại bởi những tay máy nghiệp dư Thế nhưng đó là những hình ảnhrất có giá tri về nội dung.
và đại chúng.Lời bình phải đáp ứng sao cho từ những đối tượng công chúng
có năng lực tiếp nhận đặc biệt đến những người có năng lực tiếp nhận bình thường vẫn có thé hiểu ngay van đề Thậm chí có thể viết bằng ngôn ngữ đời thường là cách tốt nhất, hiệu quả nhất làm cho công chúng cảm thấy gần gũi, kéo họ ngồi lại để chia sẻ thông tin từ tác phẩm.Lời bình trong chương trìnhThời sự truyền hình phải là công cụ chắp cánh cho hình ảnh, làm cho hình ảnhnói được những điều không thé nói Lời bình nên do phóng viên đọc dé truyềnđạt được cam xúc của tác giả Khác với độc gia của báo in, họ có thê đọc qua
35
Trang 39đọc lại một bài báo, khán giả của truyền hình chỉ được xem, nghe một lần
không thé gặp lại nên sự chú ý của khán giả thường chỉ tập trung vào nhữngcâu đầu tiên Vì thế lời bình cho tin phóng sự thời sự vừa phải ngắn gọn lạivừa phải nêu bật được chủ đề ngay từ những câu đầu tiên
Tuy nhiên thực tế hiện nay tại Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu,
đa phần là phát thanh viên đọc lời bình, phóng viên viết ít tham gia vào vấn
đề này Người đọc không hiểu hết được nội dung người viết nên giọng đọc
không diễn đạt được nội dung.
- Về tiếng động hiện trường: là âm thanh tự nhiên thu nhận từ bối cảnh.Tin, phóng sự nhất thiết phải có âm thanh hiện trường, nó thể hiện sự chânthực của bối cảnh làm cho người xem cảm nhận được một cách xác thực hơn,sinh động hơn về sự kiện trên màn hình Tiếng động hiện trường phải liềnmạch, phải logic với hình ảnh Đối với những tin, bài thời sự phản ánh chânthực, tuyệt đối không sử dụng tiếng động giả Ngoài ra tiếng phỏng van, tiếng phát biểu, tiếng dẫn hiện trường phải chuẩn ( không vỡ tiếng, om tiếng và không được ghi quá mức quy định trên thiết bị) Tiếng động hiện trường thực chat là một phan của thông tin Chang hạn như dé thuyết phục công chúng,khi đưa tin về mưa bão thì phải có tiếng mưa, gió; đưa tin về nhà máy chà gạothì phải có tiếng máy chà hoạt động Hiện nay, chương trình truyền hình đang
có xu hướng sử dụng âm thanh, tiếng động và hình ảnh dé chuyên tải nộidung mà không cần lời bình Cách truyền thông tin như thế tạo hiệu ứng tíchcực đối với công chúng.
Tiếng động hiện trường mặc dù là âm thanh tự nhiên nhưng phải được
sử dụng một cách khéo léo, có ngụ ý của phóng viên Tức là phải biết khi nàothi sử dụng tiếng động hiện trường dé tăng tính hấp dẫn của tác phẩm Changhạn như phóng viên khi thực hiện phóng sự thu hoạch tôm càng xanh trong bểnổi thì phải chú ý sử dụng micro thu tiếng động hiện trường là âm thanh lội
36
Trang 40nước và tiếng tôm nhảy lên mặt nước Như vậy, cảnh quay thu hoạch tôm sẽsinh động và chân thực hơn.
37