1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Hình ảnh người chiến sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam trên báo điện tử trong phòng, chống dịch COVID-19

182 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình ảnh người chiến sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam trên báo điện tử trong phòng, chống dịch COVID-19
Tác giả Nguyễn Thị Lệ
Người hướng dẫn TS. Hoàng Văn Quang
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 182
Dung lượng 44,38 MB

Nội dung

Vai trò và một sô yêu câu của báo điện tử khi thông tin về hình ảnh người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong hoạt động phòng, chống dịch Covid ¬'-—.... Những chủ đề nội dung thông

Trang 1

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NOI TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

NGUYEN THI LE

LUẬN VĂN THẠC SĨ BAO CHÍ HỌC

Hà Nội — 2021

Trang 2

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NOI TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

NGUYEN THI LE

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành:Báo chi học định hướng ứng dung

Mã s6:8320101.01_UD

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC CHỦ TỊCH HỘI DONG

TS Hoàng Văn Quang PGS.TS Mai Quỳnh Nam

Hà Nội — 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự

hướng dẫn khoa học của TS Hoàng Văn Quang Các số liệu thống kê, kết quảnghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ

công trình nghiên cứu khoa hoc nao trước đây Luận văn có sử dụng, phát triển,

kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài

liệu, lên quan đên nội dung dé tài.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lê

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận được

rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy, cô giáo Viện Đào tạo Báo chí và

Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) và

Học viện Báo chí và Tuyên truyền Tôi vô cùng quý trọng, biết ơn sự chỉ bảo đó

và xin được chân thành gửi lời tri ân đến toàn thé các thay, cô giáo

Xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc nhất đến TS Hoàng Văn Quang - người thầy

đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Và hơn hết,trong quá trình làm luận văn, tôi đã học tập ở thầy một tinh thần nghiên cứu khoa

học nghiêm túc, cần thận, tỉ mỉ và một thái độ làm việc hết mình Xin được gửi

đến thầy sự biết ơn và lòng kính trọng nhất

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Thông tin Khoa hoc

Quân sự, Bộ Quốc phòng - là nơi tôi công tác, những người luôn sẵn sàng giúp

đỡ, tạo điều kiện dé tôi tham gia hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học

Cám ơn anh/chị em đồng nghiệp, phóng viên các báo: Quân đội nhân dân,

Tuổi trẻ, VnExpress đã tham gia trả lời phỏng vấn, tạo điều kiện và cung cấp

những tư liệu quý cho tôi trong quá trình viết luận văn Cảm ơn gia đình và

những người thân yêu đã luôn tin tưởng, động viên và ủng hộ.

Hà Nội, tháng 7 năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lê

Trang 5

MỤC LỤC

(9597.0004 |

1 Lý do chọn để tài -¿ s- + + +S£+EE9EE£EEEEEE2E1211211211117112111111 1111.1111 cre |

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài - 2-5 s+sz+z+zxz+zxzzxed 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - c1 1331133111811 1E krrry 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên Cứu 2 2 2£ E£+E£+E£+EE+EE+EEeEkezrerrsrrsered 8

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghién CỨU - - 6 + ++v£svEseeeeeeeesxes 9

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2¿ 52 S2+ExcEEeEEeEErErerxerkerxee 11

7 Bố cục luận VAM vc eceecsseccesecsesecsesecsecscsucecseceesecsesucssacsucassusarsucassucarsecarsacareacarcavene 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIÊN CUA DE TÀI 13

II LY Wain Chun 1 13 1.2 Dinh hướng của Đảng, Nhà nước, Bộ Quoc phòng về vai trò, trách nhiệm của người chiên sĩ Quân đội nhân dân - ¿+5 +22 £+*+s£++exerreeseerrseres 23 1.3 Vai trò và một sô yêu câu của báo điện tử khi thông tin về hình ảnh người

chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong hoạt động phòng, chống dịch Covid

¬'-— 29

1.4 Ứng dụng một số lý thuyết trong nghiên cứu đề tài 2-2 s5: 33Tiểu kết chương, Ì: - +5: ©t+ESE+EEEEEEEEEEEE11121212112111112112111111.111111 re 39

CHUONG 2: THUC TRANG HÌNH ANH NGƯỜI CHIEN SĨ QUAN DOI

NHAN DAN VIET NAM TRONG HOAT DONG PHONG, CHONG DICHCOVID — 19 TREN BAO ĐIỆN TỬ VIET NAM escsscsssessesssesssecstessesssecseessecsees 402.1 Vài nét về các báo điện tử được chon khảo St c.cccceccsesessseseseeseseseseeseeeeees 402.2 Phân tích hình ảnh người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong hoạtđộng phòng, chống dịch Covid — 19 trên bao điện tử được khảo sát 43

2.3 Danh gia ctha CONg CHUNG 0 72

2.4 Thanh công, hạn chế và nguyên nhan ccccessesssessessessessesssessessessessessseeseeses 79

28.2141.7028 haaa 85CHƯƠNG 3: NHỮNG VAN DE ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHAT

Trang 6

LƯỢNG HÌNH ANH CHIEN SĨ QUAN DOI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRENBAO ĐIỆN TTỬ -sSk‡SkSEESEE2EE XE EE118112111111111111111111111E11 11111 1 te 873.1 Phương hướng nâng cao chất lượng truyền thông về hình ảnh người chiến sĩQuân đội nhân dân Việt Nam trong hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 trên

0100:0211 87

3.2 Những vấn đề đặt ra -¿- 2 2s E9 E2E1212171111111211211111 111 re 923.3 Một số giải pháp cơ bản -:-2- ¿©5<+S<+Ek‡EE£EEEEE2E12E1217171211 21121 rxe 95Tiểu kẾt ChưƠïg 32 cocescsscessessessesssessessessessssssessessessessusssessessessessussssesessessesasssseeseeses 110KET LUẬN -¿- ¿5° ke E2 E21 1E EE11111121111E1111111111111 11111111111 ty 111

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO 2u ecssscsssessssesssesssessssssssecssecssecesecssesesees 114

Isi0008/ 01 120

Trang 7

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Quân đội nhân dân

Văn hóa - Xã hội

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bang 2.1 Những chủ đề nội dung thông tin về hình ảnh người chiến si QDND

trong hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 trên các báo được

Bang 2.2 Các mục thông tin về hình ảnh người chiến si QDND Việt Nam trong

hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 trên Báo QĐND 61Bang 2.3 Các mục thông tin về hình ảnh người chiến sĩ QDND Việt Nam trong

hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 trên Báo Tuôi Trẻ Online 62

Bang 2.4 Các mục thông tin về hình ảnh người chiến si QDND Việt Nam trong

hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 trên Báo VnExpress 63Bảng 2.5 Các thể loại được sử dụng dé thông tin về hình anh người chiến sĩ

QDND Việt Nam trong hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 trên

các báo được chọn khảo sát - c5 2 11212 se set 64

Trang 10

DANH MỤC BIEU DOBiểu đồ 2.1 Số lượng tác phẩm về hình ảnh người chiến sĩ QDND Việt Nam

trong hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 trên các báo được

chọn khảo sát từ tháng 01/2020- 12/2020 -‹ «+s+++=++ 44

Biểu đồ 2.2 Số lượng tác pham giữa các tháng thông tin về hình ảnh người chiến

sĩ QĐND Việt Nam trong hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19

trên các báo được chọn khảo sất - 25-5555 c2 cccssssss 45

Biểu đồ 2.3 Mức độ tiếp cận thông tin về hình ảnh người chiến sĩ QDND Việt

Nam trong hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 trên báo điện

Biểu đồ 2.4 Độ tin của thông tin về hình ảnh người chiến si QDND Việt Nam

trong hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 trên báo điện tử của

công CHUNG - - + x11 HH HH HH 73

Biểu đồ 2.5 Đánh giá của công chúng về tần xuất phản ánh những thông tin về

hình ảnh người chiến si QDND Việt Nam trong hoạt động phòng,chống dịch Covid — 19 trên báo điện tỬ + + << s+<xss 74Biểu đồ 2.6 Đánh giá từng chỉ tiêu thông tin trên báo điện tử khi phản ánh hình

ảnh người chiến sĩ QDND Việt Nam trong hoạt động phòng, chống

dịch Covid — [, óc x11 TT TH TH HH Hàn 75

Biểu đồ 2.7 Lý do công chúng quan tâm đến thông tin hình ảnh người chiến sĩ

QPND Việt Nam trong hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19

trên báo điỆn tỬ -c- + +tkxk2 kg nn nnnHnnnrnệt 76

Biểu đồ 2.8 Nhữngnội dung thông tin hình ảnh người chiến sĩ QDND Việt Nam

trong hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 trên báo điện tử

được công chúng quan tÂm - + + + ++s+++e£+e+zeeesereeeexee 77

Biểu đồ 2.9 Thái độ, sự tương tác của công chúng với hình ảnh người chiến sĩ

QPND Việt Nam trong hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19

trên báo điỆn tỬ -.- Ă 10111111101 111 111811111 11811111 1101111211 gkp 78

Trang 11

MO DAU

1 L¥ do chon dé tai

Trong suốt 76 năm qua (22/12/1944-22/12/2020), dưới sự lãnh dao của

Đảng, Quân đội nhân dân (QDND) Việt Nam - quân đội “của nhân dân và vì

nhân dân” - đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vu, đánh thắng mọi kẻ thù xâmlược, lập nhiều chiến công hiển hách xứng đáng với sự tin yêu của Đảng, Nhànước và nhân dân Trong các cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do cho Té quốc,người chiến sĩ QDND Việt Nam đã ghi sâu vào tâm thức của nhân dân về hìnhảnh người chiến sĩ anh dũng, kiên cường sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ

Tổ quốc Những cống hiến và hy sinh to lớn đó đã đi cùng năm tháng dựng nên

hình ảnh người chiến sĩ QĐND Việt Nam tận tụy, đũng cảm trong lòng quan

chúng, góp phan tô thăm truyền thống vẻ vang của lực lượng QĐND Việt Nam

Lực lượng QĐND Việt Nam từ cán bộ đến chiến sĩ đều được giáo dục, rènluyện thường xuyên nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao năng lựccông tác, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, đúng theo phương châm: QDNDViệt Nam rèn luyện ý chí chiến đấu kiên quyết và bền bi, thắng không kiêu, bạikhông nản, dù gian lao khó khăn cũng không sờn lòng, vào sống ra chết cũng

không nản chí xứng đáng với: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn

sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhiệm

vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh

thang”

Bước vào thời ky đôi mới, các chiến sĩ QDND Việt Nam tiếp tục được xácđịnh là lực lượng vũ trang tin cậy, sắc bén của Đảng, Nhà nước, là nòng cốttrong trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự, tập trung xây dựng trở thànhlực lượng “chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đấu tranh có hiệu quả vớihoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, tội phạm; giữ vững an' N6i dung 10 lời thé của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân năm 1944

Trang 12

ninh trên các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, tạo chuyển biến rõ nét về trật tự antoàn xã hội Đây mạnh cải cách hành chính, rèn luyện lễ tiết, tác phong, siết chặt

kỷ luật, kỷ cương, tăng cường đoàn kết, thống nhất nội bộ; gan bó chặt chẽ với

Nhân dân.

Dịch viêm đường hô hap cấp do chủng mới của Covid-19 gây ra từ tháng12-2019 diễn biến rất phức tạp, trong một thời gian dai, là đại dịch lớn, lan rộngtrên toàn cầu, tác động sâu sắc, toàn diện tới mọi mặt đời sống xã hội của cácquốc gia, trong đó có Việt Nam Với tỉnh thần “chống dịch như chống giặc”, cán

bộ, chiến sĩ QDND Việt Nam đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, đứngtrước nguy cơ lây nhiễm cao, vẫn là một trong những lực lượng nòng cốt, xungkích trên tuyến đầu, cùng các cấp, các ngành tích cực phòng chống dịch bệnh,làm tỏa sáng pham chat tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới

Và để làm được điều đó, ngoai các yếu tố nội lực như: Diện mạo, tínhcách, năng lực, hành động, cử chỉ, thái độ, trang phục, Bộ Quốc phòng cần quantâm đến những công cụ có thể giúp chiến sĩ QDND Việt Nam xây dựng hình anh

trong tâm trí công chúng Báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng chính là

một trong những công cụ hữu hiệu, nhất là trong thời đại kỹ thuật số, báo chí

đang hàng ngày, hàng giờ tác động sâu sắc, toàn diện đến mọi lĩnh vực của đờisống xã hội Hình ảnh người chiến sĩ QDND Việt Nam trên báo điện tử tronghoạt động phòng chống Covid-19 đã được báo chí nói chung và báo điện tử nóiriêng đưa ra cho công chúng bạn đọc xem bằng cách đưa thông tin, giải thích,bình luận chính xác, nhanh chóng, nhạy bén đã góp phần nâng cao nhận thức vàhiệu quả trong lao động và xây dựng hình ảnh chuan mực nhất của mình đối với

xã hội Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác xây dựng, tuyên truyền hình ảnh

người chiến si QDND Việt Nam trên báo điện tử trong hoạt động phòng chốngCovid-19 trên báo chí nói chung va báo điện tử nói riêng vẫn còn một số hạn chếnhất định Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một

cách toàn diện và đây đủ về nội dung này.

Trang 13

Trước thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu hình hình ảnhngười chiến si QĐND Việt Nam trên báo điện tử trong hoạt động phòng chống

Covid-19 nhằm giúp các cơ quan bao chí nói chung va bao điện tử nói riêng nhìn

nhận, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác này Đồng thời,giúp công chúng có cái nhìn sâu sắc, rõ nét hơn về hình ảnh người chiến sĩQDND Việt Nam trên báo điện tử trong hoạt động phòng chống Covid-19, bởikhi công chúng tiếp nhận thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng

sẽ chịu ảnh hưởng của các thông điệp đến việc hình thành nhận thức, hành vi và

thái độ của họ.

Với tất cả những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Hìnhảnh người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trên bảo điện tử trong hoạtđộng phòng, chong dịch Covid - 19” dé làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngànhBáo chí học định hướng ứng dụng nhằm đánh giá tong quan thực trạng hình ảnhngười chiến sĩ QDND Việt Nam trên báo điện tử trong hoạt động phòng, chốngdịch Covid — 19 hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảthông tin tuyên truyền hình ảnh người chiến sĩ QDND Việt Nam trên báo điện tử

trong mọi hoạt động nói chung.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiLiên quan đến van đề hình ảnh người chiến si QDND Việt Nam trên báođiện tử có một số nghiên cứu, luận án, luận văn như sau:

- Các công trình liên quan tới quản lý và vai trò của báo chí

Cuốn sách Quản lh Nhà nước và pháp luật về báo chí, Nxb Văn hóa thông

tin của Lê Thanh Bình và Phí Thị Thanh Tâm (năm 2009) Trong cuốn sách nàycác tác giả nghiên cứu trọng tâm vào vấn đề hành lang pháp lý cho công tác quản

lý nhà nước về báo chí, những bắt cập của hệ thống các văn bản pháp luật về báochí ở nước ta hiện nay Từ đó tác giả cuốn sách đã đưa ra một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả của pháp luật về quản lý báo chí

Cuốn Quản ly Nhà nước về thông tin và truyền thông, Nxb Chính trị Quốc

Trang 14

gia của Lê Minh Toàn (chủ biên) (năm 2009) Nội dung của cuốn sách không chỉ

dé cập riêng về van dé quản lý nhà nước về báo chí mà còn cung cấp các kiến

thức cơ bản có liên quan đến quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công

nghệ thông tin bao gồm: hệ thống cơ quan quản lý, quản lý nhà nước về bưu

chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện, internet, thanh tra

và xử lý vi phạm về thông tin và truyền thông.

Cuốn Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay, Nxb

Lý luận chính trị của Hoàng Quốc Bảo (chủ biên) (năm 2010) Cuốn sách đãkhái quát quan điểm của Đảng về lãnh đạo và quản lý báo chí, cách thức tổ chức

hoạt động của cơ quan báo chí và thực trạng hoạt động báo chí và lãnh đạo, quản

lý hoạt động báo chí trong sự nghiệp đôi mới đất nước Từ những nghiên cứutrên thực tiễn cuốn sách đã đưa ra những vấn đề đặt ra đối với hoạt động báo chí

và quản lý hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay Cuốn sách đã cung cấp nhữngkiến thức trong 5 công tác lãnh đạo của Đảng và hoạt động quản lý báo chí nóichung trong sự nghiệp đổi mới đất nước chứ chưa đi sâu nghiên cứu về công tác

Quản lý Nhà nước.

Các vấn đề vai trò của báo chí được đề cập đến trong một số cuốn sách,

giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học: Báo chí — những vấn dé lý luận và

thực tiễn của Hà Minh Đức (năm 1994); Truyền thông đại chúng của Tạ NgọcTấn; Báo chí truyén thông và kinh tế văn hóa, xã hội của Lê Thanh Bình (2008);Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội của Hoàng Đình Cúc (năm 2007);

Cơ sở lý luận báo chí của Nguyễn Văn Dững (năm 2012) các tác giả đã luận

giải một cách sâu sắc về chức năng và các nguyên tắc của hoạt động báo chí

Tính khách quan và tính nhân văn khi mô tả chân dung nhân vật, hình ảnh

nhân vật trong tác phẩm báo chí được đề cập đến trong nhiều giáo trình nghiệp

vụ báo chí trong nước và quốc tế như: Giáo trình Tác phẩm báo chí đại cương

do Nguyễn Thị Thoa (chủ biên) - Nguyễn Thị Hằng Thu, Nxb Giáo dục (năm2011) cho rằng: “chân dung con người” là một trong những thành tố nội dung

Trang 15

quan trọng của tác phẩm báo chí: “rong tác phẩm báo chí về chân dung conngười, con người là đối tượng phản ánh chính “việc” chỉ làm rõ bản chất của

con người Có nhiều nhân vật cùng xuất hiện trong tác phẩm (nhân vật chính,

nhân vật phụ, nhân vật trung tâm” [61, tr 50].

Hình ảnh một nhóm người, một giai tầng xã hội trên báo chí, truyền thông

thường được thể hiện qua “nhân vật biểu tượng” — là nhân vật đại diện cho một

hệ giá trị, văn hoá, pháp lý, tín ngưỡng của cá nhân, nhóm, tổ chức, cơ quan,cộng đồng, khu vực, lãnh thé Nhạc Phan Linh (năm 2019), trong nghiên cứu

“Cơ chế xây dựng nhân vật biểu tượng trên báo chí truyền thông” [31, tr 398 407] đã phân tích hai giai đoạn và cơ chế tạo dựng, truyền tải nhân vật trêntruyền thông

Các công trình liên quan tới hình ảnh chiến sĩ QĐND Việt Nam:

Cuốn sách Xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong

tình hình mới, Nxb Quân đội nhân dân của Dai tướng Ngô Xuân Lich (năm

2019), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ

Quốc phòng Cuốn sách bước đầu tông kết những van dé lý luận, thực tiễn trong

lĩnh vực quân sự, quốc phòng, hướng tới việc chuẩn bị văn kiện đại hội đảng cáccấp, tiễn tới Đại hội lần thứ XI Đảng bộ Quân đội và Đại hội XIII của Đảng Nộidung cuốn sách cho rằng, mặc dù chịu sự tác động của tình hình thế giới, khuvực và trong nước, nhất là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, cơ

hội chính trị bằng âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, thúc đây “tự diễn

biến”, “tự chuyên hóa” trong nội bộ, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang; song

dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quân ủy Trung

ương, toàn quân đã và đang thể hiện bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng,đoàn kết, thống nhất, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân;luôn phan dau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốcphòng, bảo vệ Tổ quốc

Cuốn sách Xây dựng Quan đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính frị

trong tình hình mới, Nxb Quân đội nhân dân của Đại tướng Luong Cuong (năm

Trang 16

2019), Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ

nhiệm Tổng cục Chính trị Với hơn 500 trang, nội dung cuốn sách có kết cau

gồm 3 phan: Một số van dé lý luận xây dựng QĐND Việt Nam về chính trị; Xâydựng QĐÐĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị - thành tựu và bài học kinhnghiệm; Yêu cau và giải pháp xây dựng QDND Việt Nam vững mạnh về chínhtrị trong tình hình mới Cuốn sách đã tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận xâydựng QĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới, giúp bạn đọc

có thêm tài liệu nghiên cứu, học tập chính trị, giáo dục lịch sử truyền thống vềĐảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, nhân dân và Quân đội ta anh hùng Trên cơ sở

đó, cần quán triệt, triển khai, thực hiện thắng lợi quan điểm, chủ trương, đườnglối của Đảng về xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốcphòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình

mới.

Cuốn sách Quân đội nhân dân Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc từ

sớm, từ xa, Nxb Quân đội nhân dân của Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn

Hồng Quân (năm 2020) Tác giả cuốn sách đã làm rõ những đóng góp của quan

đội ta trong hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, trong việc cụ thể hóa quanđiểm, đường lỗi đối ngoại của Đảng trong Chiến lược Quốc phòng Việt Nam,thực hiện có hiệu quả Đề án Hội nhập quốc tế về quốc phòng; đây mạnh quan hệquốc phòng song phương, đa phương đi vào chiêu sâu, thiết thực, hiệu quả Quânđội ta không chỉ tăng cường, bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biến, hải đảo,

vùng trời của Tổ quốc; tích cực cứu hộ, cứu nạn giúp đỡ nhân dân, khắc phục

hậu quả thiên tai, tham gia phòng, chống dịch bệnh, mà còn xứng đáng là một

trong những trụ cột tăng cường quan hệ với lực lượng vũ trang các nước láng

giềng, củng có vành đai an ninh biên giới; chủ động đóng góp có trách nhiệm vớicộng đồng quốc tế thông qua tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Đó lànhững hành động thiết thực của QĐND Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

từ sớm, từ xa.

Trang 17

Bên cạnh đó, còn có một số luận án, luận văn thạc sĩ trong những năm gầnđây đã lựa chọn dé tài chiến sĩ quân đội dé làm dé tài nghiên cứu, như:

Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Báo chí quân đội với van dé gido duc chién

sỹ trẻ hiện nay” của Nguyễn, Trần Thùy Vinh (năm 2014) Tác giả luận vănthông qua việc khảo sát (có chọn lọc) các tác phẩm trong chương trình “Dànhcho các bạn trẻ trong quân đội” trên sóng Phát thanh QDND, trang “Tuôi trẻ với

Tổ quốc” của Báo QĐÐND, trên cơ sở phân tích, luận văn nhằm đánh giá mộtcách khái quát về chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đối tượng chiến sỹ trẻ

của chương trình và chuyên trang này Từ đó, rút ra những vấn đề về lý luận và

thực tiễn, để đưa ra những giải pháp, kiến nghị, nhăm góp phần nâng cao chất

lượng, đổi mới, giúp chương trình và chuyên trang ngày càng phát triên

Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Bộ tu lệnh bộ đội biên phòng với các hoạt

động truyền thông quảng bá hình ảnh chiến sỹ biên phòng” của Giang Hai Anh(năm 2014) Luận văn đã tìm hiểu vai trò nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Biên phòngnói chung và người chiến sĩ Biên phòng nói riêng; Làm rõ cơ sở lý luận về hoạtđộng truyền thông quảng bá hình ảnh; khảo sát các hoạt động truyền thôngquảng bá hình ảnh người chiến sĩ Biên phòng do Bộ Tư lệnh Biên phòng thực

hiện từ tháng 1/2012 đến hết năm 2013; và đưa ra những kiến nghị về các hoạt

động quảng bá hình ảnh người chiến sĩ biên phòng trong giai đoạn tới

Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Hình ảnh quân đội Việt Nam trong các hoạt

động Quốc tế trên truyền hình” của Lê Linh Chi (năm 2020) tại trường Dai học

khoa học xã hội và Nhân văn (DHQGHN) Tác giả luận văn trên cơ sở làm rõ

một số khái niệm công cụ về truyền hình, các lý thuyết về hình ảnh, và hìnhtượng quân đội Việt Nam trên báo chí; tiến hành khảo sát các tác phâm truyềnhình về đề tài quân đội Việt Nam tham gia các hoạt động quốc tế; chỉ ra những

thành công và hạn chế, đồng thời, đề xuất các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng

cao chất lượng các tác phẩm truyền hình về đề tài này

Các công trình trên ở một chừng mực nhất định có gia tri quan trong, là cơ

sở lý luận và cơ sở tham khảo cho đê tài nghiên cứu của tác giả Tuy nhiên, cho

Trang 18

đến nay vẫn chưa có công trình nao trực tiếp nghiên cứu van đề hình anh ngườichiến sĩ QĐND Việt Nam trên báo điện tử trong hoạt động phòng, chống dịchCovid - 19 Trong tình hình đó, tác giả luận văn mong muốn qua đề tài này sẽgóp thêm một tiếng nói vào lý luận chung truyền thông về hình ảnh người chiến

si QĐND Việt Nam trên báo điện tử trong hoạt động phòng, chống dịch Covid

-19 Đồng thời, luận văn sẽ đi tiên phong trong việc khảo sát nội dung, hình thức

của thông điệp về hình ảnh người chiến sĩ QDND Việt Nam trên báo điện tửtrong hoạt động phòng, chống dịch Covid - 19 Chính vì vậy có thê nói đây là đềtài luận văn đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thong hoá một số van đề lý luận liên quan đến đề tài, luậnvăn nhận diện, phân tích, đánh giá hình hình ảnh người chiến sĩ QĐND ViệtNam trong hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 trên báo điện tử, từ đó, đề

xuất một số kiến nghị về vấn đề này trên báo điện tử trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Dé đạt được những mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Phân tích và làm rõ hệ khái niệm liên quan đến đề tài và cơ sở lý luậncủa vấn đề nghiên cứu

- Khảo sát, phân tích thực trạng nội dung và hình thức các tin, bài phản

ánh hình ảnh hình ảnh người chiến si QDND Việt Nam trong hoạt động phòng,

chống dịch Covid - 19 trên báo điện tử thuộc diện khảo sát

- Đề xuất một số về nghiệp vụ báo chí cho xây dựng hình ảnh và truyền

thông hình anh người chiến si QDND Việt Nam trên báo điện tử trong thời gian

tỚI.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng thông tin hình ảnh người

Trang 19

chiến sĩ QDND Việt Nam trên báo điện tử trong hoạt động phòng, chống dịch

Covid — 19.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn khảo sát toàn bộ các tin, bài, hình ảnh về người chiến sĩ QĐND

Việt Nam trong hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 trên báo điện tử: Báo QĐND điện tử, Báo Tudi trẻ Online; Báo điện tử VnExpress trong thời gian từ

tháng 01/2020 đến tháng 12/2020

Sở di các báo được luận văn chọn khảo sát là Báo QDND điện tử, Báo

Tuổi trẻ Online; Báo điện tử VnExpress với các lý do sau:

Thứ nhất, cả 03 tờ báo trên đều có số lượng độc giả lớn, bao trùm các tỉnh

thành trong cả nước.

Thứ hai, các báo này có số lượng tin, bài về hình ảnh về người chiến sĩQDPND Việt Nam trong hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 phong phú và

được cập nhập thường xuyên.

Thứ ba, viết cho tờ báo này là những người đào tạo bài bản, được học qua

các trường lớp về báo chí; các phóng viên năng động, được trau déi kinh nghiệm

thực tiễn từ cuộc sống nên chất lượng tin, bài khá cao Các vấn đề mà các báochuyền tải đều có giá trị thực tiễn, tính thông tin cao và có hàm lượng tri thức

Luận văn xác định thời gian khảo sát từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020

vì trong khoảng thời gian này các van đề phòng, chống dịch Covid — 19 bùngphát mạnh khiến cho môi trường sống và sức khỏe cộng đồng bị đe dọa nghiêmtrọng do đó hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 người chiến sĩ QDND Việt

Nam cũng được báo chí phản ánh thường xuyên.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận văn dựa là vào Quan điểm của Đảng, chính sách

pháp luật của Nhà nước về người chiến si QDND Việt Nam nói chung và vai trò

Trang 20

nhiệm vụ của người chiến sĩ QĐND Việt Nam trong hoạt động phòng, chốngdịch Covid — 19 nói riêng; lý luận báo chí — truyền thông và lý luận xã hội họctruyền thông đại chúng Đồng thời, kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học của cáctác giả về các lĩnh vực báo chí truyền thông liên quan đến đề tài.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn áp dụng một số phương pháp nghiên cứu công cụ như:

- Phương pháp thong kê, tong hop, so sánh: được tác giả vận dụng dé làmsáng tỏ thực trạng thông điệp hình ảnh người chiến sĩ QĐND Việt Nam tronghoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 trên 3 báo điện tử: Báo QDND, Báo

Tuổi Trẻ Online, Báo điện tử VnExpress; đồng thời đưa ra đánh giá về những ưu

dich Covid — 19 trên báo điện tử Việt Nam Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá

khách quan và khoa học.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: tác giả thực hiện với các nhóm đối tượng

sau:

Công chúng báo chí sử dụng báo điện tử ở Hà Nội Dung lượng mẫu

phỏng van sâu được xác định là 15 người

Các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về báo chí truyền

thông Dung lượng mẫu được xác định 10 người.

- Phương pháp điều tra xã hội học (bảng hỏi anket): phương pháp nàyđược áp dụng đối với công chúng sử dụng báo điện tử ở khu vực Hà Nội (cụ thé

ở quận: Cau Giấy, Hai Bà Trung, Ba Dinh, Hà Đông) Dung lượng mẫu khảo sát

300 phiếu; số phiếu thu về, đủ điều kiện đưa vào xử lý phân tích 300 phiếu

10

Trang 21

Phương pháp lấy mẫu theo quy tắc ngẫu nhiên dựa trên danh sách mẫu từ

04 quận: Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hà Đông đã được chọn Phương

pháp thu thập thông tin là anket trực tiếp (đưa phiếu cho người trả lời tự điền)

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luậnLuận văn nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận liên quanđến thông tin hình ảnh người chiến si QĐND Việt Nam trong hoạt động phòng,chống dịch Covid — 19 trên báo điện tử Việt Nam

Luận văn có thé làm tài liệu tham khảo tin cậy cho những nhà nghiên cứu,sinh viên, học viên các chuyên ngành báo chí và những ai quan tâm đến lĩnh vực

này.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ cung cấp phản ánh chính xác,toàn điện hình ảnh người chiến sĩ QĐND Việt Nam trong hoạt động phòng,chống dịch Covid — 19 trên báo chí Việt Nam nói chung và báo điện tử Việt Namnói riêng Kết quả này có ý nghĩa đối với hai nhóm ngành:

Thứ nhất, các cơ quan báo chí, truyền thông, cơ quan quản lý báo chítruyền thông xây dựng được định hướng tuyên truyền về người chiến si QDNDViệt Nam trong hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 trên báo chí, truyền

thông.

Thứ hai, các cơ quan, các cấp lãnh đạo thuộc lực lượng QDND Việt Namchỉ đạo xây dựng hình ảnh người chiến sỹ QDND trên báo chí, truyền thôngxứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và quần chúng nhân dân

7 Bố cục luận vănNgoài Phần mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ Lục, Nội dungchính của luận văn gồm có 3 chương sau đây:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tàiChương 2: Thực trạng hình ảnh người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt

11

Trang 22

Nam trong hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 trên báo

điện tử Việt Nam

Chương 3: Những van dé đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng hình ảnh

chiên sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trên bao điện tử

12

Trang 23

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA DE TÀI

1.1 Lý luận chung 1.1.1 Khái niệm Báo điện tử

Được ra đời vào tháng 05/1992, Chicago Tribune là tờ báo điện tử đầu tiêntrên thế giới Từ đó, báo điện tử đã có sự phát triển một cách chóng mặt khi chỉ 8năm sau đó, ước tính con số báo điện tử đã lên tới 8.474 Bắt đầu từ năm 2000trở đi, các hãng thông tấn lớn trên thế giới như: AFP, Reuter, các đài truyền

hình như: CNN, NBC, các tờ báo như New York Times, Washington Post,

đều có tờ báo điện tử của mình và coi đó là phương tiện dé phát triển thêm công

chúng báo chí.

Ở nước ta, báo điện tử là khái niệm khá thông dụng Ngay trong các văn

bản pháp quy của Nhà nước cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”.

Điều 3, chương | Luật sửa đôi, bé sung một số điều của Luật báo chí 2016,103/2016/QHI3 quy định: “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dung chữ viết,hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và

tạp chí điện tử” [36, tr 1].

Trong cuốn sách Báo chí và đào tạo báo chí, Nxb Thông tan Hà Nội, năm

2010 Tác giả Đức Dũng đưa ra cách hiểu về báo điện tử, đó là một loại hình báochí “được sinh ra từ sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ thông tin,hoạt động được nhờ các phương tiện kỹ thuật tiên tiễn, số hóa, các máy tính noimang server, các phan mém ứng dung ” [18, tr 18]

Trong cuốn sách Báo mang điện tử: Những vấn dé cơ bản, Nxb Chính tri

-Hành chính, năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Trường Giang đưa ra khái niệm:

“Báo mạng điện tử là một loại hình bao chí được xây dựng dưới hình thức của

một trang web và phát hành trên mạng Internet Báo mạng điện tử bao gồm

nhiễu công cụ truyền thống, đó là: văn bản (text), hình ảnh tĩnh và đô hoa (still

image & graphic), âm thanh (audio), hình ảnh động (video & animation) và gan

13

Trang 24

đây nhất là các chương trình tương tác (interactive program)” [28, tr 22].

Trong khuôn khổ luận văn, tác giả xin được dùng chung thuật ngữ “báo

điện tử” để chỉ một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một trangweb và hoạt động trên nên tang Internet

Bao điện tử cho phép hiểu một cách chính xác về bản chất, đặc trưng của

loại hình báo chí này: tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức thời, phi

định kỳ, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, với cách lưu trữ thông tindưới dạng siêu văn bản, khả năng siêu liên kết — các trang báo được tổ chứcthành từng lớp, có cơ chế “nở” ra với số trang không hạn chế

Báo điện tử gồm 4 đặc trưng chính: khả năng đa phương tiện, tính tức thời

và phi định kỳ, tính tương tác, khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin

Tinh da phương tiện: tính đa phương tiện của báo điện tử bao gồm các đặcđiểm: (1) kiểu chữ văn bản thông dụng, có sẵn, đảm bảo đọc trên bất kỳ máy tínhnào; (2) hình ảnh và đồ họa không chỉ là yếu tố làm tăng tính xác thực của thôngtin mà còn là một “công cụ” giúp mắt người đọc được nghỉ ngơi, thoải mái hơn;

(3) khả năng tích hợp âm thanh (audio); (4) khả năng tích hợp hình ảnh động

(video, animation); (5) khả năng tích hợp những chương trình tương tác khác

(interactive program) giúp công chúng có thể tham gia trực tiếp vào các sảnphẩm báo chí

Tính tức thoi và phi định kỳ: tính thời sự, cập nhật là một trong những tiêu

chí cơ bản nhất của báo điện tử Nội dung thông tin không bị giới hạn bởi khuônkhổ của trang báo, thời lượng phát sóng hay thời gian tuyến tính Quy trình sảnxuất thông tin lai đơn giản, dé dàng nên có thé cập nhật, bổ sung bat kỳ lúc nàovới số lượng không hạn chế Chỉ báo điện tử mới có khái niệm “bài báo mở” —tức là bài báo sau khi đã phát hành vẫn còn tiếp tục được cập nhật

Tỉnh tương tác: là đặc điềm chính của công nghệ mới, đòi hỏi mô hình đachiều trong truyền thông Người đọc có thể chủ động tìm kiếm và lựa chọn thôngtin Ngoài ra họ còn tham gia vào quá trình cung cấp bố sung thêm thông tin, vì

14

Trang 25

thế khoảng cách giữa nhà báo và bạn đọc được xích gần nhau hơn Với sự hỗ trợcủa công nghệ, bạn đọc có thê gửi bình luận (comment), thư điện tử (email) ngay

với từng bài báo, từng tác giả và cả tòa soạn.

Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin: báo điện tử không bị giới hạn bởi

số trang, khuôn khổ hay thời lượng chương trình như các loại hình báo chí khác

Thông tin được lưu trữ dưới dạng đĩa từ có dung lượng cực lớn Với chương

trình trực tuyến, các clip trực tuyến, người ta có thé xem bat kỳ lúc nào họ muốn,

khi có thời gian Báo điện tử là một thư viện đúng nghĩa, nó lưu trữ thông tin của quá khứ, hiện tại, nghĩa là người đọc không chỉ xem được các thông tin ở hiện

tại mà còn quay về quá khứ đọc những thông tin mà họ quan tâm

Như vậy, với những đặc trưng trên báo điện tử trở thành một trong những

công cụ truyền thông vô cùng hiệu quả đối với tất cả lĩnh vực cuộc sống Do đó,việc truyền thông hình ảnh người chiến si QDND Việt Nam nói chung và hìnhảnh người chiến si QDND Việt Nam trong hoạt động phòng, chống dịch Covid —

19 nói riêng là phù hợp với công nghệ hiện đại.

1.1.2 Khai niệm Hình ảnh

Thuật ngữ “Hình anh” có nguồn gốc từ tiếng latinh là “Imago” và có quan

hệ mật thiết với một từ Latinh khác là “Imitari” - dùng để chỉ sự mô phỏng,

phỏng theo.

Theo Tir điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa (năm 2000) của Việnngôn ngữ học, giải thích hình ảnh là: “hinh người, vật cảnh tượng được thu bằngkhí cụ quang học như máy ảnh hoặc dé lại ấn tượng nhất định và tái hiện đượctrong trí óc, là khả năng gợi tả sống động trong cách diễn dat” [ 63, tr 571]

Xét về góc độ của công việc tạo dựng hình ảnh nói chung thì hình ảnh lànghệ thuật mô phỏng hoặc mô tả hình dáng bên ngoài của một đối tượng hoặc

con người Đó là hình dung về con người, đồ vật hay một tô chức được hình

thành trong nhận thức của công chúng thông qua các phương tiện truyền thông.

15

Trang 26

Hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng thiện cảm ban đầu bởinhững tính chất sau đây:

Thứ nhất, hình anh là kênh cung cấp nhiều thông tin cho người nhận,không cần phải dich sang các ngôn ngữ khác Bang cách này có thể chuyên một

lượng thông tin lớn hơn nhiều so với tưởng tượng.

Thứ hai, hình ảnh là kênh thông tin cô đọng, được người xem ghi nhớ tốt

hơn Trong ma trận thông tin hàng ngày, con người không đủ sức tiếp nhận tất cảmọi thông tin mà thường bị thu hút bởi những hình ảnh bắt đầu một cách ấntượng Từ sự ấn tượng của hình ảnh ban đầu mà người ta quan tâm hơn đến

những thông tin liên quan; nói cách khác, thông tin được truyền qua thị giác và

dan được lưu giữ, củng cố trong não bộ Ví dụ như hình ảnh về đất nước tươi đẹp,

về một công ty làm ăn phát đạt, về một vị lãnh đạo tài ba, một thầy giáo tốt Việc điều chỉnh hình ảnh trong nhiều trường hợp là việc thay thế những đặc điểmthị giác (hoặc những đặc điểm khác) không bản chất thành những đặc điểm

mang tính quan trọng hơn theo cách nhìn nhận của một hình ảnh nào đó.

Thứ ba, hình ảnh là kênh thông tin có tác động ngoài tầm kiểm soát của ýthức Sự tác động đến công chúng phải được thực hiện băng nhiều cách Cùngmột thông điệp cần phải được đưa tới công chúng theo tất cả các cách có thể,trong đó chủ đạo là kênh ngôn ngữ và kênh hình ảnh Nếu kênh ngôn ngữ tácđộng đến con người băng lý trí nên chúng sẽ khiến những tắm kính lọc hoài nghicủa người nhận thông tin hoạt động nhiều hơn thì những gì được hình ảnh hóa lạinằm ngoài tầm kiểm soát của ý thức Những người nhận thông tin theo đó sẽ tự

dựng lại toàn bộ bức tranh mà họ đã được nhìn thấy Họ sẽ coi những kết luận

nhận được là suy đoán riêng của mình Thêm vào đó, thông tin ở cấp độ phi ngôn

ngữ sẽ dễ dàng đi vào lòng người hơn.

Thứ tư, hình ảnh là kênh thông tin đáng tin cậy Thông tin truyền qua kênhhình anh là những thông tin đáng tin cậy, điều này có liên quan tới đặc điểmmang tính tâm lý đơn thuần khi cho rằng những gì chúng ta nhìn thấy đều là

16

Trang 27

Thứ năm, hình ảnh là bức tranh thu nhỏ về con người trong xã hội Chúng

ta cố gắng thể hiện bản thân mình ở phương diện tốt đẹp nhất khi nhấn mạnhnhững đặc điểm này hay đặc điểm khác của cá nhân Chúng ta làm điều đó mộtcách vô thức, đặc biệt là trong những tình huống như khi lần đầu làm quen với

một người mà ta mong họ có cảm tình với mình Một nhà nghiên cứu đã từng

khẳng định: Hình ảnh của cá nhân bạn là bức tranh nhỏ về bạn, ảnh của mìnhgiống như quảng cáo

Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về hình ảnh Từ những nghiêncứu trên, tác giả luận văn tạm thời đưa ra khái niệm về “hình ảnh” như sau:

“Hình ảnh là ngôn ngữ đặc biệt mô tả về thế giới vạn vật, được con người thu

nhận qua các giác quan của mình, qua bộ não, hoặc các công cụ ghi nhớ khác”.

1.1.3 Quân đột nhân dân

Theo quy định tại Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 thì: “OPND là lựclượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốcphòng, bao gom lực lượng thường trực và luc lượng dự bi động viên Lực lượng

thường trực của QĐÐĐND có Bộ đội chu lực và Bộ đội địa phương” [37] Ngày

22/12 hàng năm là Ngày truyền thống của QĐND, Ngày hội quốc phòng toàn

dân.

Nhu vậy, theo định nghĩa nay chúng ta có thé hiểu một cách đơn giản là

QDND Việt Nam là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân QDND thực

hiện sứ mệnh giữ nước và xây dựng đất nước băng sức mạnh tông hợp của toàn

dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân

Trang 28

tộc của quân đội, đây là đội quân có nguồn gốc nhân dân, bảo vệ tính mạng, tàisản và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ nền độc lập thống nhất và bản sắc

dân tộc.

Vì QDND Việt Nam là một bộ phận của lực lượng vũ trang nên QDND

Việt Nam phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵnsàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyên, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ

quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa

và những thành quả cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước (Điều 25 LuậtQuốc phòng 2018)

1.1.4 Hình ảnh người chiến sĩ quân đội nhân dân qua báo chíDựa trên những khái niệm phân tích trên, chúng ta có thê thấy rằng hình ảnh

người chiến sĩ QDND trên báo điện tử được xác định thông qua tất cả các yếu tố

mang tính thông tin Nói cách khác, hình ảnh người chiến sĩ QDND trên báođiện tử chính là sự nhìn nhận, ấn tượng, cảm xúc và đánh giá của cộng đồng vềngười chiến si QDND thông qua các thông tin mà báo điện tử thê hiện ra, cho dù

họ có hay không có chủ định Cần phải nhấn mạnh rằng mỗi đối tượng khácnhau sẽ có mối quan tâm và cách nhìn nhận khác nhau đối với người chiến sĩ

khó có thể kiểm soát được như: hình ảnh ngành, hiệu ứng truyền miệng trong

công chúng, báo chí, hình ảnh này giúp xây dựng uy tín.

Như vậy, hình ảnh người chiến sĩ QDND được phản ánh trong luận văn nay

18

Trang 29

là sự nhìn nhận, ấn tượng, cảm xúc và đánh giá của cộng đồng về người chiến sĩQDND thông qua các thông tin mà người chiến si QDND thể hiện ra.

Khái niệm hình ảnh người chiến sĩ QĐND trên báo điện tử chính là hìnhảnh trong ấn tượng, suy nghĩ của con người Hình ảnh người chiến si QDND trênbáo điện tử là kết quả của những bài báo phản ánh, được khắc họa và được lưugiữ, dé lại ấn tượng trong tâm tri của công chúng Vì vậy, hình ảnh người chiến

sĩ QĐND trên báo điện tử được tác giả luận văn đi sâu nghiên cứu về khía cạnhhình tượng, ấn tượng, suy nghĩ của công chúng về người chiến sĩ QDND hiệnnay cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực

Hình ảnh người chiến sĩ QDND qua báo chí nói chung và báo điện tử nói

riêng được thể hiện qua một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, người chiến sĩ OPND là những chiến sĩ tuyệt đối trung thànhvới Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; săn sàng chiến dau hy sinh vì an ninh Tổquốc, vì sự bình yên của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân Lồng trung thànhcủa người chiến sĩ QĐND thể hiện ở sự kiên định bản chất giai cấp, ban chat

cách mạng của lực lượng vũ trang nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác — Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên CNXH; kiên định với sự lãnh đạotrực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng đối với công tác an ninh quốc phòng;kiên định đấu tranh chống quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác — Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh; bảo vệ cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước; nêu cao tinh thần cảnh giác, bản lĩnh chính trị, ý chí kiênquyết tan công tran áp kẻ địch và bon tội phạm

Thứ hai, người chiến sĩ QĐND từ dân mà ra, vì nhân dân phục vụ, gắn bó

máu thịt với nhân dân, dựa vào dân để công tác và chiến đấu Ra đời trongphong trào cách mạng, người chiến sĩ QDND luôn gắn bó mật thiết với nhân dân,được nhân dân thương yêu, giúp đỡ về mọi mặt Trong các cuộc kháng chiếngiành độc lập, tự do cho Tổ quốc, người chiến sĩ QDND đã ghi sâu vào tâm thức

của nhân dân về hình ảnh người chiên sĩ anh dũng, kiên cường san sàng chiên

19

Trang 30

dau hy sinh dé bảo vệ tổ quốc Những công hiến và hy sinh của lớp “Bộ đội cuHo” đã đi cùng năm tháng, dựng lên hình ảnh người chiến sĩ QDND tận tụy,dũng cảm trong lòng quần chúng Quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc lời

dạy của Chủ tịch HCM kính yêu: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn

sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hoi” Vì nhân dân phục

vụ luôn là mục tiêu chiến dau và phương châm hành động của các cán bộ chiến

si QĐND Nhờ có sự gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tin yêu giúp

đỡ, lực lượng chiến sĩ QDND đã lập được nhiều thành tích, chiến công, hoànthành xuất sắc mọi nhiệm vụ

Thứ ba, cán bộ, chiến sĩ OPND Việt Nam ra sức thi đua học tập, thực hiệnMười lời thê của QĐND Việt Nam; không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chấtđạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tu Hơn 70 năm qua, các thế hệchiến sĩ QĐÐĐND Việt Nam luôn thấm nhuan sâu sắc và thực hiện nghiêm túcMười lời thề của QDND Việt Nam; nêu cao đạo đức, tư cách người chiến sĩQDND; tâm huyết, trách nhiệm, tận tụy với công việc; phát huy tinh than cáchmạng tiễn công, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, dám nghĩ, dam làm, damchịu trách nhiệm trước Đảng, quân đội, và nhân dân; ra sức học tập, cải tiễn, đổimới phương thức, lề lỗi làm việc dé đạt hiệu suất, chất lượng cao nhất

Thứ tư, lực lượng chiến sĩ QĐND Việt Nam không ngừng củng cô mốiquan hệ đoàn kết, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ban, ngành,đoàn thể, trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự Xác định bảo vệ an ninh trật tự

là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, các lực lượng chiến sĩ QDND Việt Namluôn nêu cao tinh thần đoàn kết, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, ban,ngành, đoàn thé, t6 chức chính trị xã hội trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranhchống phản cách mạng, tran áp các loại tội phạm và tệ nan xã hội, quan lý, dambảo trật tự an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nỗ; khắc phục hậu quả thiêntai Chăm lo xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, và cácphong trào thi đua yêu nước ở địa phương; góp phần khơi dậy và phát huy sức

20

Trang 31

mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ an

ninh trật tự.

Thu năm, can bộ, chiến sĩ OPND Việt Nam luôn nêu cao tỉnh than cảnhgiác, mưu trí, dũng cảm, cương quyết, khôn khéo, tích cực phòng ngừa, chủ động

tiễn công kẻ địch và bọn tội phạm; sáng tạo, tận tụy trong công tác Hơn 70 năm

qua, lực lượng chiến sĩ QDND Việt Nam đã vận dụng đúng đắn đường lối,

phương pháp, nguyên tắc chỉ đạo và nghệ thuật đấu tranh bảo vệ an ninh Tổquốc; luôn nêu cao tỉnh thần cảnh giác cách mạng, mưu trí, đũng cảm, cươngquyết, khôn khéo; vận dụng sáng tạo, đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ; chủđộng phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt độngchống phá của các thế lực thù địch và bọn tội phạm, đảm bảo An ninh Quốc gia,giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực nhiệm vụ cách mạng của đất nước

Thứ sáu, lực lượng chiến sĩ OĐND Việt Nam không ngừng phát huy bảnchất, truyền thống cách mạng; tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng

lực lượng OPND trong sạch, vững mạnh, chính quy, tỉnh nhuệ, từng bước hiện

đại Hơn 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đùm bọc giúp đỡ của nhân

dân, lực lượng QDND Việt Nam đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp củacha ông, thường xuyên chăm lo xây dựng, củng có khối đại đoàn kết, thống nhấtnội bộ; Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quan điểm, chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách pháp luật, Chỉ thị, Nghị quyết của Nhà nước, của Ngành vàCấp ủy phát huy dân chủ, đoàn kết, kỷ luật, kỷ cương trên các lĩnh vực công

tác, chiến đấu; Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị

vững vàng, nêu cao ý chí tiến công tội phạm, tận tụy, sáng tao trong công tác, hếtlòng, hết sức phục vụ nhân dân; vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành

xuât sắc nhiệm vụ được giao.

1.1.5 Dịch Covid — 19

Bệnh virus corona 2019 (COVID-19) có tên gọi tiếng Anh Coronavirus

21

Trang 32

disease 2019 là một bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi chủngvirus corona SARS-CoV-2 Bệnh được phát hiện lần đầu tiên trong đại dịch

Covid-19 năm 2019-2020.

Phương thức lây truyền chủ yếu của nó hiện nay là lây truyền từ ngườisang người, thường được truyền thông qua các giọt dịch hô hấp mà con ngườihắt hơi, ho hoặc thở ra Một người nhiễm bệnh có thể xuất hiện các triệu chứngsau thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 14 ngày, trung bình là 5 ngày, trong thờigian đó nó vẫn có thê truyền nhiễm

Virus corona chủ yếu ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới (cũng có cáctriệu chứng ở đường hô hấp trên nhưng ít gặp hơn) và dẫn đến một loạt các triệuchứng được mô tả giống như cúm, bao gồm sót, ho, khó thở, đau cơ và mệt mỏi,với sự phát triển cao hơn nữa sẽ dẫn đến viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấptính, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và có thé gây tử vong Các phản ứng y

tế đối với căn bệnh này thường là cố gắng kiểm soát các triệu chứng lâm sàng vihiện tại chưa tìm thấy phương pháp điều trị hiệu quả nào

Căn bệnh này lần đầu tiên được xác định bởi các cơ quan y tế tại thànhphố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, trong số những bệnh nhân bị

viêm phổi không rõ nguyên nhân Nó đã gây ra sự báo động do không có bat kỳ

loại vắc-xin hiệu quả cũng như bắt kỳ liệu pháp điều trị băng thuốc chống virusnào và sự lây lan tương đối nhanh chóng của nó trên toàn cầu, từ lần phát hiệnđầu tiên vào đầu tháng 01/2020 Tỷ lệ tử vong ca bệnh được ước tính vào khoảng

1-3%.

Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố dịch viêm phổi do virus corona mới

(NCP) là một tình huống khan cấp y tế toàn cầu (PHEIC) ké từ ngày 30/01/2020

và là một đại dịch kê từ ngày 11/3/2020, dựa trên các tác động của virus đối vớicác nước nghèo, những nơi có cơ sở hạ tang chăm sóc sức khỏe yếu kém hơn.Các ca nhiễm virus đã được báo cáo trên khắp thế giới phương Tây và châuÁ-Thái Bình Dương, chủ yếu là các du khách có nguồn gốc từ Trung Quốc đại

22

Trang 33

lục, với sự truyền bệnh tại địa phương cũng được báo cáo ở các quốc gia như

Đức Tính tới ngày 10/5/2020, đã có hơn 4 triệu trường hợp nhiễm COVID-19

được ghi nhận tại hơn 197 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Những ca tử

vong đã được báo cáo ở hầu hết các nước trên thé giới Ké từ ngày 7/3/2020,

nhiều nước khắp thế giới có băng chứng truyền bệnh cộng đồng

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành

Quyết định 173/QĐ-TTg công bố dịch viêm đường hô hấp cap do chủng mới của

vi rút Corona gây ra vào ngày 01/02/2020 và sau đó, vào ngày 01/04/2020, cũng

chính Thủ tướng đã ban hành tiếp Quyết định 447/QĐ-TTg công bố dịch

COVID-19.

1.2 Dinh hướng của Dang, Nhà nước, Bộ Quốc phòng về vai trò, trách

nhiệm của người chiên sĩ Quân đội nhân dân

12.1 Định hướng của Đảng, Nhà nước về vai trò, trách nhiệm củangười chiến sĩ Quân đội nhân dân

Tư tưởng dao đức Hồ Chí Minh cùng với tư tưởng đạo đức Mác — Lénin

là nền tảng và kim chỉ nam cho việc xây dựng đạo đức cách mạng của cán bộđảng viên và nhân dân, trong đó có người chiến si QDND

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta hết sức coi trọng lực lượng chiến sĩQĐND, bởi vì mục đích của cách mang là giành chính quyén và bảo vệ chínhquyên Lúc giành được chính quyền, xây dựng chế độ mới thì một trong nhữngnhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ chính quyền, bảo vệ chế độ, bảo vệ trật tự an ninh.Chiến sĩ QDND là một trong những lực lượng nòng cốt cùng với toàn dân làmnhiệm vụ to lớn đó Lúc hòa bình thì những người chiến si QDND là lực lượng

sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, còn trực tiếp chiến đấu với kẻ dich phá hoại,

chống các tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh trật tự Xuất phát từ nhận thức đặcđiểm xã hội Việt Nam, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, chủ tịch Hồ Chí

Minh hét sức coi trọng đạo đức cách mạng trong vai trò, nhiệm vụ của người

23

Trang 34

chiến sĩ QDND.

Là lực lượng trọng yếu của nhà nước, của nhân dân nên chủ tịch HCM đặcbiệt lưu ý đến việc giáo dục, rèn luyện người chiến si QDND về phẩm chất đạo

đức cách mạng Bác dạy: “Người cán bộ phải có đạo đức, không có đạo đức thì

tài giỏi may cũng không lãnh đạo được” Theo Bác, tiêu chuẩn cán bộ bao gồm

cả 2 mặt: đức và tài, phâm chat và năng lực không thé thiếu mặt nào Trước hết,Người chú trọng đến đạo đức của người cán bộ, chiến sĩ cách mạng Người chỉrõ: “Người làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sựnghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc dautranh rất phức tạp, lâu dài gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và diđược xa Bác thường nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ trong quân đội phải rèn luyện đạođức cách mạng, trong đó tập trung và nổi bật là đạo đức: “cần, kiệm, liêm,chính” Người coi việc rèn luyện, bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng chođội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong QDND nói riêng, cho cán bộ, đảng viên trong các

cơ quan của Đảng và Nhà nước là công việc hết sức hệ trọng, phải làm thường

xuyên, liên tục Đây không chỉ là “công việc của Đảng”, mà là công việc của

mỗi người cán bộ, đảng viên phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện Chủ tịch HCM ví:

Cần, Kiệm, Liêm, Chính là bốn đạo đức cơ bản của con người như “trời có bốnmùa Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, thiếu mộtmùa không thành trời, thiếu một phương không thành đất, thiếu một đức không

thành người”.

Đạo đức của người cán bộ cách mạng được thé hiện trước hết ở chỗ: Luônđặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết, trước hết, biết giải quyết đúng đắn

giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của giai cấp, của dân tộc Đạo đức cách mạng là

song lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, lãng phí, không hủ hoá, tham 6,không đặc quyền đặc lợi “Đạo đức cách mang là bất kì ở cương vị nào, bat kỳlàm công việc gì, đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng một dạ phục vụ

lợi ích chung của giai câp, của nhân dân, đêu nhăm mục đích xây dựng chủ

24

Trang 35

nghĩa xã hội” Đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên bất luận tronghoàn cảnh nào cũng phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, ra sứchọc tập, phấn đấu đề thực hiện mục tiêu của Đảng Nếu khi lợi ích của Đảng vàcủa cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích của cá nhân phải tuyệt đối phục tùng

lợi ích của Đảng Người khăng định: “Tiêu chuẩn số một của người cán bộ cách

mạng là quyết tâm suốt đời dau tranh cho Đảng, cho cách mạng” Như vậy, đạo

đức của người cán bộ, chiến sĩ QDND là phải ra sức học tập, rèn luyện dé khôngngừng nâng cao trình độ mọi mặt, hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụnhân dân, phục vụ Tổ quốc, vì Đảng, vì dân mà chiến đấu quên mình, gương

mẫu trong mọi công việc của Đảng, đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lên

trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình.

Trong Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh chi rõ: Cán bộ phải thật sự thắmnhuan đạo đức cách mạng, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; phảixứng đáng là người lãnh đạo, là người day tớ trung thành của nhân dân Muốnvậy, người cán bộ phải kiên quyết chống tham ô, lãng phí, quan liêu là 3 thứ

“giặc nội xâm”; đồng thời phải chống cả chủ nghĩa cá nhân, vì nó là nguồn gốc

đẻ ra đủ loại tệ nạn, làm tốn hại đến sự nghiệp cách mạng Theo Bác, cán bộ “khi

có ít nhiều quyền han trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xi phạm vào tham 6 lãngphí, quan liêu, không tự giác mà biến thành người có tội với cách mạng” Chonên: “người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấycũng không lãnh đạo được nhân dân” Mặt khác, trong khi nhắn mạnh dao đức làcái gốc của người cách mạng, Bác không coi nhẹ tài năng Người dạy: “Ngàynay Đảng yêu cầu cán bộ, đảng viên chăng những thạo về chính trị, mà còn phảigiỏi về chuyên môn”; “cán bộ ai lãnh đạo trong ngành hoạt động nào thì phảibiết chuyên môn về ngành đó” Điều này, hoàn toàn phù hợp với quan điểm củaLénin: “Phải học tập tất cả mọi cái, học từ những điều sơ thiêu nhất trở đi”

Những điều Bác Hồ dạy và Mười lời thề danh dự của quân nhân QĐND làkim chi nam cho hoạt động của mỗi người chiến sĩ QDND trong suốt hơn 70

25

Trang 36

năm qua Có thé khang định răng, ở đâu và khi nào mỗi người chiến si QĐNDquán triệt và chiến dau, rèn luyện theo lời day và mười lời thề danh dự của quânnhân QĐND thì qua đó an ninh, trật tự được đảm bảo, người chiến sĩ QĐND

được tin yêu, Đảng, Chính phủ tin cậy.

1.2.2 Định hướng của Bộ Quốc phòng về vai trò, trách nhiệm của ngườichiến sĩ Quân đội nhân dân

Trong những năm qua, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới,trong khu vực diễn biến rất phức tạp, bất trắc và khó lường Mặc dù hòa bình,hợp tác phát triển vẫn là xu hướng chủ đạo, những chiến tranh cục bộ, hoạt độngkhủng bố, xung đột vũ trang, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ

xay Ta ở nhiều nơi và ngày cảng nghiêm trọng hơn làm xuất hiện những điểm

“nóng” mới Trước tình hình đó, lực lượng Quốc phòng, QDND đã tham mưu

cho chính phủ chỉ đạo các ngành, các cấp quán triệt, thực hiện có hiệu quả Nghịquyết 09/1998/NQ-CP Về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tìnhhình mới và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, tạo sự chuyền biếntích cực trong dau tranh phòng chống tội phạm, giữ trật tự, an toàn xã hội

Nghị quyết số 40-NQQ/TW ngày 8/11/2004 của Bộ Chính trị về nâng cao

chất lượng và hiệu quả công tác an ninh trong tình hình mới đã xác định: Mụctiêu của công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xâydựng lực lượng QDND là huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thong

chính tri, sức mạnh của toàn dân, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tu,

trong đó lực lượng QĐND đóng vai trò nòng cốt, xung kích, tiếp tục xây dựnglực lượng QDND cách mạng, chính quy, tinh nhué, từng bước hiện đại; tuyệt đốitrung thành với nhân dân; đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu chống

phá của các thế lực thù địch

Quan điểm chỉ đạo trên đã được thể chế hóa trong Điều 26 của Luật sỹquan 2019: “Sdn sàng chiến dau, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyển, toàn ven

26

Trang 37

lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa

xã hội chu nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích

của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyên và lợi ích

hợp pháp cua cá nhân”.

Về việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay ngày 19/3/2020, thaymặt Thường vụ Quân ủy Trung ương, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên BộChính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký banhành Chi thị số 260-CT/QUTW về việc tăng cường công tác phòng, chống dịchCovid-19 trong quân đội Thường vụ Quân ủy Trung ương yêu cau cấp ủy, tổchức Đảng và chỉ huy các cấp trong toàn quân:

Tiếp tục quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Ban Bi thư, Chính phủ, Thủ tướngChính phủ, Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; xác định nhiệm vụphòng, chống dịch là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong thờigian này; là nhiệm vụ chiến đấu của quân đội trong thời bình, theo đúng tỉnhthần "chống dịch như chống giặc” Trên cơ sở đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo

chặt chẽ, bảo đảm cao nhất lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất, hoàn thành tốt

nhất nhiệm vụ phòng, chống dịch với tinh thần trong bat luận tình huống nào

quân đội cũng phải sẵn sàng đi đầu trong phòng, chống dịch Covid-19

Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng caonhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về tính chất nguy hiểm và tác hại, ảnh hưởng củadịch Covid-19 đối với kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và nhiệm vụ quân

sự, quốc phòng nói riêng; phát huy tốt vai trò là lực lượng quan trọng, xung kích,

đi đầu trong cuộc đấu tranh phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhândân, là chỗ dựa vững chắc của Đảng, Nhà nước trong cuộc chiến chống dịchbệnh Các co quan thông tan, báo chí cần day mạnh công tác thông tin, tuyêntruyền, kịp thời động viên, cỗ vũ nhân dân và cán bộ, chiến sĩ toàn quân về côngtác phòng, chống dịch bệnh Ban chỉ đạo 35 và lực lượng 47 trong toàn quân đâymạnh đấu tranh phản bác, bóc gỡ, loại bỏ những thông tin xuyên tạc của các thế

27

Trang 38

lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước, quân đội.

Bên cạnh nỗ lực chống dịch, toàn quân phải quyết tâm thực hiện và hoàn

thành các chỉ tiêu, nội dung nhiệm vụ đã được xác định của các cơ quan, đơn vi

trong nhiệm kỳ này đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ toàn quân lần thứ X đề

ra và kế hoạch công tác năm 2020 được xác định tại hội nghị quân chính toànquân đầu năm; chỉ điều chỉnh về thời gian, phương pháp, mức độ tổ chức thựchiện; Tập trung nắm chắc tình hình, không dé bat ngờ, bi động, đặc biệt là vùngbiên giới, vùng bién, vùng trời; sẵn sàng chiến đấu, xử lý tốt mọi tình huống bảo

vệ chủ quyền lãnh thé, giữ vững ôn định chính trị-xã hội; Làm tốt công tác vậnđộng quan chúng, phối hop với lực lượng Công an nhân dân, bảo đảm ổn địnhchính trị ở các địa phương, địa bàn, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dânvào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ; chấp hành nghiêm kỷ luậtcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của quân đội Cấp ủy Đảng trongtoàn quân cần làm tốt công tác chuẩn bị và tổ chức tốt đại hội Đảng các cấp, bảođảm chất lượng, nội dung, nguyên tắc tập trung dân chủ nhưng không ảnh hưởngnhiệm vụ chống dịch và kiên quyết không dé dịch bệnh lây lan trong đơn vị, nhất

là thời gian tiễn hành đại hội

Các quân khu, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội chỉ đạo cơ quan quân sự địa

phương phối hợp, tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công

tác điều hành, điều phối tiếp nhận, vận chuyền, theo dõi, cách ly trên dia bàn

theo phương châm “4 tại chỗ”; sẵn sàng tăng cường lực lượng của đơn vị tham

gia phòng, chống dịch khi được huy động Huy động sức mạnh của toàn bộ lực

lượng vũ trang, bao gồm: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, lực

lượng dự bị động viên làm nòng cốt, đi đầu trong phòng, chống dịch Lực lượng

Bộ đội Biên phòng phối hợp với các cơ quan chức năng, làm tốt nhiệm vụ kiêmsoát xuất nhập cảnh, kiểm dịch y té tai các cửa khâu, đường mòn, lối mở ; ngăn

chặn kip thời dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam.

Lực lượng quân y tiếp tục rà soát, kiện toàn, bé sung nhan luc, vat tu,

28

Trang 39

trang bị y tế dé sẵn sàng ứng phó theo từng cấp độ dịch, nhất là khi cấp có thâmquyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh; Chủ động chuẩn bị với khả năng

cao nhất các cơ sở điều trị và cách ly người nghỉ nhiễm; tạo nguồn đảm bảo day

đủ thuốc, hóa chất, phương tiện, vật tư cho nhiệm vụ phòng, chống dịch; Phối

hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đây mạnhtuyên truyền, phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng và dập dịch trên từng địa bàn

và phạm vi cả nước; không dé dich lây lan vào co quan, don vi, bao dam sức

khỏe của bộ đội va nhân dân.

Về tổ chức thực hiện: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính tri, Tổng cucHậu can, Tổng cục Kỹ thuật, Ban chi đạo phòng, chống dịch Bộ Quốc phòng và

các cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ

đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị toàn quân trong công tácphòng chống dịch

Thường xuyên làm tốt công tác sơ, tông kết, rút kinh nghiệm, tổ chứcđộng viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ, nhân rộng điển hình tiên tiến; đồng thời xử lý nghiêm các sai phạm nếu có.Chống tư tưởng chủ quan, lơ là, giản đơn hoặc thiếu trách nhiệm dé xảy ra hậu

quả nghiêm trọng trong phòng, chống dịch.

Nhận được chỉ thị này, các cấp ủy, tô chức Dang, chỉ huy các cấp trongtoàn quân quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc; kịp thời báo cáo diễn biến

tình hình dịch bệnh trên địa ban và trong từng cơ quan, đơn vi theo quy định.

1.3 Vai trò và một số yêu cầu của báo điện tử khi thông tin về hình ảnhngười chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong hoạt động phòng, chống

Trang 40

tuyên truyền về đường lỗi, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật cua Nhànước nói chung và hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 nói riêng Thôngqua đó người dân có thể nhìn nhận tầm quan trọng trong việc tuân thủ pháp luậtnói chung trong hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 nói riêng.

Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò của báo chí

nói chung trong đó có báo điện tử, coi đây như là công cụ đắc lực để tuyêntruyền và vận động quần chúng nhân dân Báo chí nói chung và báo điện tử nói

riêng đã làm tròn sứ mệnh của mình khi tích cực đưa những chủ trương của

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động phòng, chống dịch Covid

— 19 đến với mọi tầng lớp nhân dân, cô vũ, động viên, góp phan làm cho các chủ

trương, chính sách về trong hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 đi vào cuộcsong, giúp cho các cơ quan quan ly nhà nước thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ vềtrong hoạt động phòng, chống dịch Vai trò này được quy định rõ trong Luật Báochí sửa đổi bổ sung năm 2016: “Tuyén truyền, pho biến, góp phan xây dựng,

thực hiện và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước, thành tựu cua đất nước và thể giới theo tôn chi, mục dich của cơ

quan báo chi” [36, tr 9].

Điều này chứng tỏ sức mạnh của báo chí nói chung và báo điện tử nóiriêng trong việc lan truyền thông tin về hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19.Khi người dân nắm được thông tin từ đó có nhận thức và tuân thủ cao hơn vềhoạt động phòng, chống dich Covid — 19

Báo điện tử đã giảm sát, phản biện mọi mặt công tác của lực lượng chiến

sĩ OPND trong hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 Nêu như chi ding ởviệc thực hiện chức năng tuyên truyền đơn thuần thì báo chí nói chung và báođiện tử nói riêng sẽ không giữ được chức trách nhiệm vụ vốn có Thực hiện tốtvai trò giám sát, phản biện xã hội của báo chí tức là đã góp phần đưa ra kiến nghịnhằm giúp cho hoạt động phòng, chống dịch Covid — 19 đem lại hiệu quả cao

Sự giám sát, phản biện từ báo chí không chỉ phản ánh thực tế hoạt động

30

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w