1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Chùa Tháp vùng núi thời Lý - Trần

170 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

LÝ ĐÌNH HOAN

CHUA THAP VUNG NÚI THỜI LÝ - TRAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2021

Trang 2

LÝ ĐÌNH HOAN

CHUA THAP VUNG NÚI THỜI LÝ - TRAN

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Đề hoàn thành luận văn này, tôi xin được gửi lời tri ân chân thành và sâu sắc nhấtđến Cô hướng dan của tôi: TS Đỗ Thị Thùy Lan Luận văn này là sự phát trién/mo rộnglên tiếp từ các nghiên cứu khoa học sinh viên, khóa luận tốt nghiệp trước đó của tôi dướisự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của của Cô Nếu không có sự giúp đỡ, hướng dẫn, dạy bảovà động viên của Cô thì luận văn này cũng khó có thể hoàn thành được Một lần nữa, tôi

xin chân thành cảm ơn Cô.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các Thay, Cô trong Khoa Lịch sử,đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cô trung đại Các Thầy, Cô bằngvốn tri thức uyên bác và sự tâm huyết với nghề đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu chotôi trong suốt thời gian học tập tại trường; cũng như các kỹ năng và phương pháp tronghoc tập và nghiên cứu khoa học Tại đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô

Tống Thị Bình, Trường Đại học Tây Bắc đã có sự giúp đỡ, động viên quý báu cả trênphương diện tinh thần, vật chất cho tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn này.

Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bẻ tôi; đã giúp đỡ, động viên trong

việc lên ý tưởng cũng như giúp tôi sưu tầm tư liệu dé tôi có thể hoàn thành luận văn này.Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do những hạn chế trong kiến thức cũng như nănglực nên báo cáo này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, nhằm lẫn Kính mong

nhận được sự chỉ bảo của các Thây, Cô!

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ DAU isssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssessssessssssssssssssessssssssssesssssssssess 4

1 Lý do chọn đề taie.c.ccecccccccccsessessessssssssssssssssssssussssssssssssssessussussucsassssssssaceaeeseeseses 42 Lich sử nghiên cứu Van đề ¿+ ¿+ £++£++£+E++EE+EE£EE£EEEEEEEEEEkerkerkerkerkrrkd 63 20/4áïi2ì0i0i1 2:0 011877 84 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -2- 2-2 +©++++++Ex++x++zxtrxe+rxerxezreee 9

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 2-2-2 2 s2 + x£xerxerxerxd 9

6 Cấu trúc luận văn -¿- 2 c kSk+S+k£EE9EE+EEEEEEEEEEEEEEEE111111111111111111 111.1 10

CHƯƠNG 1: TONG QUAN CHUNG 5< 5< 5< 5sSsSsSsEsEseEsEseEse ssessesses 11

1.1 Mot số khái niệm CO bải -‹‹- c2 1E EE222231181E11E 833881 11993 11 kg ve 11

1 1 1 ChhùÙAa LH TH HH TT HH HT ch Hà HT ch Hà Hà ch rcgh 11I8 11V1.3 AIM 12

1.2 Không gian miễn núi thời Lý - Trần -2- 5+ + + ++z++zxezxezxerxeei 131.3 Tổng quan về Phật giáo thời Lý - Trần 2-2 z+x+£x+zx+rxezreees 16

1.3.1 Hoạt động xây dựng chùa tháp - - 5s + rrskt 161.3.2 Van dé phát triển tăng sĩ và kinh sách: 2-5 ©cs+cxccxz+zeeei 221.3.3 Sự hậu thuẫn về kinh tế của các nhà chùa -c¿+c-cc++cxsc+2 24

Tiéu két Chong T007 ‹‹1A 26

CHƯƠNG 2: CHUA THAP Ở KHU VUC MIEN NÚI THỜI LÝ - TRÀN 27

2.1 Di tích chùa tháp ở khu vực miền núi 2-2 2 £+£+x££z+£xerxzzzxeex 27

Trang 5

2.2.6 Ha Giang nh 34 522.1.7 Hòa Bình oi.ceccccccccscsscsscssssssssssssssssssssssssssssssssssssessessssseseeseesecseeseeseeseeseess 56

2.2 Chùa tháp ở miễn núi - các đặc điểm chính -2- 2 5+ s2 +x+zx+zxe>se¿ 58

2.2.1 Hiện trạng di tÍCH - + 1119 11H HH ng 58

2.2.2 Phân ĐỒ -2¿- 2: ©2+22E2EE222122212112211221122112711271127112111 211.211 11a 59

2.2.3 Vật liệu xây dựng và trang trí kiến tric - ¿+ x+x+zxezxecez 60

2.2.4 Bố cục mặt bằng và bố trí kết cầu chùa tháp - 5c s2 61

2.2.5 Ảnh hưởng của văn hóa Chaimpa - 2: 2£ 2 5£ + £E£xe£Eezxezxered 62

Tiểu kết chương 2 2-52 S6 E2SESE9 E9 19E19115115115111111111111 1111111111 ty 65

CHƯƠNG 3: SỰ XÁC LẬP VÀ VAI TRO CUA CHUA THÁP Ở MIEN NÚI 66

3.1 Nhu cầu mở rộng vai trò của Phật giáo lên miền núi 5-5: 663.2 Các nguồn gốc xuất hiện của chùa tháp ở miễn núi -. ¿5z s+¿ 703.3 Phật giáo cùng các di tích chùa tháp ở miền núi - Vai trò và ảnh hưởng 79Tiểu kết chương 2 2-2 2 52SE2SE2EE£EEEEEEEEEE12E15717122171717111 71711111 cyyeg 84

KET LUAN 0 — ,ÔỎ 85DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO -s°-sesseev+seeevsservsseervsse 88

7;080009007 113

Trang 6

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong các tôn giáo hiện hành ở Việt Nam, Phật giáo là tôn giáo đặc biệt nhất Bởinó không những có lịch sử truyền thừa lâu đời nhất mà còn là tôn giáo có sức ảnh hưởngsâu rộng nhất trong xã hội Việt Nam Từ những năm đầu công nguyên, thông qua nhiềungả đường khác nhau và sự kết hợp khéo léo với tín ngưỡng cô truyền bản địa, Phật giáotạo được thế đứng chân vững chắc ở Việt Nam Sau giai đoạn Bắc thuộc, bước vào thờikỳ độc lập tự chủ, dưới các triều đại Đinh - Tiền Lê, Phật giáo đóng vai trò kiến tạo quantrọng không chỉ trong đời sông dân gian mà còn cả trong cung đình, chính trị và vai trònày được tiếp nối, phát huy cao độ dưới triều đại Lý - Tran, thời kỳ thiết lập của chế độphong kiến/Nhà nước quân chủ tập quyền trong lịch sử Việt Nam với bệ đỡ tư tưởng chủđạo của Phật giáo Sự chuộng sùng Phật giáo đưa đến sự hưng khởi của kiến trúc chùa

tháp thời kỳ này Việc xây dựng chùa tháp không chỉ được phản ánh trong sử sách mà

nhiều công trình nồi tiếng vẫn còn tồn tại hoặc có dấu vết đến ngày nay như chùa Một Cột,chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa tháp Phố Minh, chùa Báo Ân, tháp Bình Sơn Tuy

nhiên, các ghi chép trong sử sách xưa hay dấu tích vật chất hiện còn mới phản ánh chủyếu các chùa tháp ở khu vực đồng bang, ở khu vực miền núi, có hay không có sự tôn tại

của kiên trúc chùa tháp trong một thời gian dài van là một câu hỏi đê ngỏ.

Với sự phát triển của các ngành khoa học, đặc biệt là khảo cô học, dấu tich/phétích của các chùa tháp ở khu vực miền núi dan dần được phát lộ Năm 1961, một tam biacổ có niên đại thời Ly được phát hiện tai chân núi Dan Han, xã Yên Nguyên, huyệnChiêm Hóa (Tuyên Quang) Nội dung tam bia ngoài việc cho biết thông tin về dòng tộchọ Hà ở vùng đất châu Vị Long còn có ý nghĩa định danh xác nhận về sự tồn tại của mộtngôi chùa ở đây, chùa Bảo Ninh Sùng Phúc Từ năm 1961 đến nay, ở khu vực miền núiđã phát hiện được nhiều kiến trúc chùa tháp ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà

Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Hòa Bình Những phát hiện này có ý nghĩa vô cùng quan

trọng Một mặt nó xác nhận sự hiện diện, ton tai, phat triển của các cơ sở kiến trúc Phatgiáo ở khu vực miền núi, đồng thời đây cũng là nguồn tư liệu/sử liệu trực tiếp để nghiên

Trang 7

cứu về hệ thống chùa tháp tại đây Song, các nghiên cứu được tiến hành có hệ thống, bao

quát và toàn diện hệ thông chùa tháp ở miên núi chưa có hoặc có nhưng rat ít.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về chùa tháp thời Lý - Trần ở khu vực miền núi, đặc

biệt đưới triều Lý có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề khoa học và

nhận thức Nghiên cứu lịch sử triều Lý, một số học giả nước ngoài có ý hoài nghi, hayphủ nhận sự tồn tại của thiết chế trung ương tập quyền Trong khi thiết chế này được tuyệt

đại đa số các học các học giả Việt Nam chấp thuận thì nó lại tỏ ra kém thuyết phục với

một số học gia nước ngoài vì họ hoài nghi về sự hiện diện thật sự của thiết chế nhà nướctập quyền đưới triều Lý bởi tính chất thần quyền của triều đại này Theo Keith W Taylor,“việc các vua Lý thừa nhận vai trò tôn giáo và siêu nhiên chính là yếu tố đầu tiên đề thiếtlập và duy trì quyền lực và tính chân chính của mình; các vua được nghe theo là vì ngườidân được nhận thức vì vua có những đức tính tinh thần và thần linh, chứ không phải vivua chỉ huy một hệ thống hành chính và buộc họ phải tuân theo [134, tr 68] Dưới triềuLy, có thé thấy sự hiện diện của yếu tô thần quyền bên cạnh vai trò của hệ thống thần linhbản địa là sức mạnh tôn giáo mà đại diện tiêu biểu chính là Phật giáo Liệu Phật giáo cóphải chỉ đơn thuần là một tôn giáo đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội lúc bấy giờ và là bệđỡ tư tưởng quan trọng giúp vương triều Lý xây dựng thiết chế trung ương tập quyền haysự hiện diện quá mức của nó trong đời sống chính trị lại là biểu hiện chống lại các lậpluận về thiết chế trung ương ương tập quyền đã được thừa nhận? Việc nghiên cứu chùatháp một cách hệ thống, bao quát, toàn diện có thể cung cấp thêm các lập luận xác đángvào cuộc tranh luận trên; đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ giữa chính quyền trung ương

thời Lý - Trân với các tộc người thiêu sô ở khu vực vùng cao.

Và cuối cùng, việc lựa chọn chủ đề nghiên cứu về chùa tháp ở khu vực miền núi làsự tiếp nối định hướng nghiên cứu về khu vực miền núi nói chung, trong đó tập trungtrước tiên là khu vực miền núi thời Lý - Trần Trước đây, trong thời gian theo học đại họctại Khoa Lịch sử, dưới sự định hướng và hướng dẫn nghiên cứu của Tiến sĩ Đỗ Thị ThùyLan, tác giả luận văn đã tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên và khóa luậntốt nghiệp về mối quan hệ giữa chính thé nhà nước trung ương Lý - Tran ở đồng bằng với

các tộc người thiêu sô ở khu vực miên núi trên các phương diện giao lưu kinh tê, văn hóa,

5

Trang 8

tương tác chính trị Qua đó, nhấn mạnh đến sự kết nối và ràng buộc lẫn nhau giữa hai khuvực thay vì tập trung vào sự ngăn cách và khác biệt Tiếp nối định hướng chung của cácdé tài trước đây, dé tài luận văn thạc sĩ lựa chọn nghiên cứu về hệ thống chùa tháp ở khu

vực miền núi dựa trên các kết quả khai quật khảo cô học là chủ yếu Việc nghiên cứu hệ

thống chùa tháp ở khu vực miền núi không chỉ có giá trị trong việc tìm hiểu các vấn đề

liên quan đến Phật giáo nói chung mà còn góp phần soi sáng thêm nhiều vấn đề lịch sử,

trong đó có môi quan hệ giữa miên núi và đông bang trong lịch sử Việt Nam.

2 Lịch sử nghiên cứu van dé

Cùng với các nghiên cứu vê Phật giáo nói chung, các nghiên cứu vé di tích chùa

tháp cũng sớm được quan tâm và tiên hành dưới nhiêu góc độ tiêp cận khác nhau.

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về chùa tháp Việt Nam nói chung, một số tácphẩm tiêu biéu có thể kế đến như Tháp cổ Việt Nam (1992) của Nguyễn Duy Hinh, ChùaViệt (1996) của Trần Lâm Biển va Chùa Việt Nam (2010) của nhóm tác giả Hà Văn Tan,

Nguyễn Văn Ku, Phạm Ngọc Long Trong tác pham Tháp cổ Việt Nam, tác giả Nguyễn

Hinh trên cơ sở tiếp cận tháp dưới góc độ là đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học và sửhọc đã không dừng lại trong khuôn khổ miêu tả hiện trạng di tích đơn thuần mà tập trungđi sâu vào nghiên cứu cấu trúc, nội hàm của tháp với tư cách là một hiện tượng văn hóa.Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần chính, phần thứ nhất bàn về các loại hình tháp trongmối liên quan với nội dung tôn giáo với hai nhóm tháp chính, tháp Phật giáo ở miền Bắcvới ít nhiều ảnh hưởng của Bà La Môn giáo và tháp Bà La Môn giáo ở miền Trung với ítnhiều ảnh hưởng của Phật giáo; phần thứ hai, nghiên cứu về cái chứa đựng trong tháp, tứcnội hàm cụ thé và trừu tượng của tháp Đối với tác phẩm Chia Việt của Trần Lâm Biên,tác giả đã tong quan những nét căn bản về diễn tiến chùa Việt qua các thời kỳ lich sử vàmột số vấn đề liên quan như quan niệm phong thủy của người xưa về lựa chọn thế đất,cây cỏ khi xây chùa; cấu trúc bộ khung của một ngôi chùa nói chung; đối tượng thờ trongchùa, phong cách tượng Phật qua các thời kỳ lịch sử Trong tác phẩm Chùa Việt Nam,nhóm tác giả đã khái quát lại lịch sử phát triển và thăng tram của chùa Việt qua các thờikỳ lịch sử, từ khi được du nhập vào nước ta đến tận thế kỷ XX; vai trò của nó trong đời

Trang 9

sông văn hóa cộng đồng Đồng thời tác phẩm tập trung giới thiệu 122 ngôi chùa tiêu biểu

trên khap mọi miên Tô quôc, trong đó có một sô ngôi chùa ở khu vực miên núi phía Bắc.

Thứ hai, nhóm các nghiên cứu, khảo cứu về văn bia, minh chuông và vật liệu xâydựng, trang trí kiến trúc thời Lý - Trần Các nghiên cứu trên ngoài phần chính gắn với nộidung cụ thê hoặc tổng quát của các văn bia, minh chuông hay tập trung vào các vật liệuxây dựng, trang trí kiến trúc nhưng cũng có đề cập ít nhiều đến di tích chùa tháp nóichung, trong đó có một số di tích ở khu vực miền núi Một số nghiên cứu tiêu biểu phải kểđến như, “Khảo cứu về Tư Lang châu Sùng Khánh tự minh chung (1113)”, Tạp chí HánNôm (4/2013) của Phạm Lê Huy và Trần Quang Đức; “Về tư liệu văn khắc Hán Nôm thờiLý”, Tạp chí Hán Nôm (6/2013); Gạch ngói và vật liệu trang trí trên mái thời Lý - Tran -Hồ (2016) của Đặng Hồng Sơn; “Vai trò của tư liệu văn bia đối với nghiên cứu xã hộithời Lý, Trần (1009-1400)”, Tạp chí Nghién cứu Lich sử (12/2018) của Nguyễn Thị

Phương Chi.

Thứ ba, các nghiên cứu, báo cáo đề cập trực tiếp đến các di tich/phé tích chùa thápthời Lý - Trần được phát hiện ở khu vực miền núi Tuy nhiên, đa phần các công bố mớidừng lại ở các báo cáo sơ bộ được trình bày trong kỷ yếu thường niên Những phát hiệnmới về khảo cô học của Viện Khảo cô học; một số nghiên cứu chuyên sâu hơn trình bàytổng hợp kết quả khai quật một số di tích tiêu biéu đăng trên tạp chí Khảo cổ hoc của TS.Trần Anh Dũng như, “Khai quật di tích chùa Nậm Dầu (Hà Giang)” (2010); “Chùa cổ núi

Man (Tuyên Quang) qua hai lần khai quật” (2011); “Khai quật di tích chùa Bảo Ninh

Sùng Phúc lần thứ nhất” (2013); “Khai quật chùa Lang Đạo lần thứ nhất” (2015); “Khaiquật lần thứ hai di tích chùa Lang Đạo (Tuyên Quang)” (2016); “Hệ thống tháp Phật giáothời Trần ở trung du và miền núi Tây Bắc” (2020) Một số di tích/cụm di tích được cácđịa phương kết hợp với Viện nghiên cứu Tôn giáo, Viện Sử học, Viện Khảo cô tổ chứchội thảo khoa học và được xuất bản dưới dang kỷ yếu, sách như Di tich Lịch sử - Khảocổ học Hắc Y (2008), tập hợp các báo cáo kết quả khai quật, nghiên cứu liên quan về tôhợp kiến trúc chùa tháp Phật giáo Hắc Y - Bến Lăn thuộc xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên(Yên Bái); kỷ yếu hội thảo khoa học May vấn dé Phật giáo ở Tây Thiên - Tam Đảo, VinhPhúc (5/2009) kết hợp tiếp cận từ góc độ thư tịch cô, tư liệu khảo cổ học dé làm rõ quá

7

Trang 10

trình hình thành, phát triển của trung tâm Phật giáo Tây Thiên hay như Di sản văn hóaBắc Giang: Khảo cổ học từ tiền sử đến lịch sử (2008) có trình bày tông quát về một sốkiến trúc chùa tháp thời Lý - Trần tại Bắc Giang được phát hiện đến thời điểm sách đượcphát hành Tuy nhiên, kết quả chung của các báo cơ sơ bộ, bài nghiên cứu, kỷ yếu hộithảo, sách đã được công bố mới dừng lại ở cấp độ tiếp cận riêng rẽ từng di tích/cụm di

tích trong khuôn khổ địa phương, thiếu cái nhìn chỉnh thé, đồng bộ về các di tích này

trong không gian rộng lớn hơn.

Công trình nghiên cứu chuyên sâu, quy mô và bài bản nhất về hệ thống chùa tháp ởkhu vực miền núi đến thời điểm hiện tại mới chỉ có đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộthực hiện từ năm 2015 đến năm 2016 do TS Trần Anh Dũng (Viện Khảo cô học) chủ triNghiên cứu hệ thong chùa tháp thời Lý - Tran ở các tỉnh miễn núi phía Bắc Về tong thé,dé tài đã trình bay tổng quan di tích chùa tháp thời Ly - Tran ở 5 tỉnh miền núi phía Bắc làVinh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, qua đó lam nổi bật lên các đặctrưng của hệ thống chùa tháp tại đây như đặc trưng về phân bố, đặc trưng về bố cục kiếntrúc, đặc trưng về loại hình di vật và đặc trưng về tính chất; đồng thời góp bàn vào một sốvan dé lịch sử, văn hóa của khu vực miền núi nói riêng và lịch sử, văn hóa Đại Việt thờiLý - Trần nói chung Đây chính là công trình nghiên cứu toàn diện và có hệ thống nhất vềchùa tháp thời Lý - Trần ở khu vực miền núi phía Bắc đến thời điểm hiện tại Nó là nguồntư liệu tham khảo quý báu cho bat kỳ ai muốn tìm hiểu về hệ thống chùa tháp ở khu vực

miền núi Song như chính tự thân nhóm tác giả khiêm tốn thừa nhận, đây là một chủ đề

nghiên cứu rộng, tốn nhiều thời gian, công sức và đề tài nghiên cứu này này mới là sựkhởi đầu nên còn nhiều vẫn đề chưa thể bao quát được Nhiều di tích mới được nghiêncứu từng phần chưa có điều kiện nghiên cứu tông thể, nhiều di tích mới dừng lại ở cấp độkhảo sát chưa được khai quật hay một số nội dung luận giải về đặc trưng, vai trò của chùatháp cần được thảo luận thêm để vừa có một cái nhìn vừa cận cảnh, vừa tổng quan về hệthống kiến trúc Phật giáo tại đây.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu về hệ thống di tích chùa tháp thời Lý - Trần ở khu vực miền núi Tập

trung lý giải nguôn gôc xuât hiện của các di tích và vai trò, ảnh hưởng của chúng trong

8

Trang 11

đời sống chính trị, văn hóa - xã hội thời Lý - Trần nói chung Qua đó, vừa cung cấp thêmnhận thức mới về không gian Phật giáo thời Lý - Trần, tầm mức ảnh hưởng của văn hóa,văn minh Đại Việt; vừa phản ánh mối liên hệ mật thiết giữa chính quyền trung ương với

khu vực miên núi giai đoạn này.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các di tích, phế tích chùa tháp được phát hiện ở miền núi.

Phạm vì nghiên cứu:

+ Thời gian: từ thế kỷ XI-XIV.

+ Không gian: tập trung vào không gian miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.Tuy nhiên, do sự khác biệt trong tổ chức quản lý lãnh thổ thời Lý - Trần với thời kỳ hiệnđại nên có những địa phương như Vĩnh Phúc hiện nay được xếp vào khu vực đồng bằngnhưng thời Lý - Trần cùng không gian hành chính với Tuyên Quang nên vẫn được xếpvào phạm vi của đề tài Cùng với đó, do xuất phát từ định hướng của đề tài là tập trungvào nghiên cứu hệ thống chùa tháp ở miền núi gắn liền với các tộc người thiêu số nên cónhững khu vực như Quảng Ninh dù thuộc miền núi nhưng lại gắn liền với không gianPhật giáo Trúc Lâm và vương triều Trần nên không thuộc vào phạm vi nghiên cứu của đềtài Trên cơ sở đó, không gian miền núi được xác định thuộc các tỉnh sau: Vĩnh Phúc, PhúThọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Giang, Hòa Bình.

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứuNguồn tài liệu nghiên cứu:

Thứ nhất: nguồn tư liệu văn bia, minh chuông Phật giáo thời Lý - Trần được tậphợp, tổ chức dich và in trong một số sách như Thơ văn Lý - Tran (3 tap), Văn bia thời Lý

(2010), Văn bia thời Trần (2016).

Thứ hai, nguồn tư liệu thư tịch cô gồm Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, AnNam chí lược, Đại Việt sứ ký tiền biên: An Nam chí nguyên; Dư địa chí; Kiến văn tiểu lục:Du địa chí trong Lịch triéu hiến chương loại chí, Khâm định Việt sử thông giám cương

mục; Sử học bị khảo; Đại Nam nhất thong chí và tư liệu thư tịch Phật giáo có Thiền uyén

tập anh, Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh.

Trang 12

Thứ ba: kế thừa kết quả và tư liệu được công bố trong các công trình nghiên cứu,gồm các sách được xuất bản; đề tài nghiên cứu khoa học; bài nghiên cứu được đăng trêncác tạp chí như Tạp chí Nghiên cứu Lịch sứ, Tap chí Khao cổ học, Tap chí Hán Ném, Tạpchí Nghiên cứu Tôn giáo ; các báo cáo sơ bộ trình bày trong kỷ yếu hàng năm Những

phát hiện mới về khảo cô học.

Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài nghiên cứu này là các phương

pháp của ngành khoa lịch sử như phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp

mô tả Qua việc thu thập, phân tích, phê phán và đánh giá các nguồn sử liệu, luận vănmuốn phác dựng lại van đề nghiên cứu ở cả cách tiếp cận đồng đại và lịch đại nhằm đưađến những đánh giá, nhận thức khoa học, khách quan, chân xác nhất Bên cạnh đó, luậnvăn triệt dé vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành qua kế thừa các thành quảnghiên cứu của Sử học, Khảo cô học, Nhân học, Văn hóa học, hay Văn học, Hán Nôm 6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của

luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Tổng quan chung

Chương 2: Chùa tháp ở khu vực miền núi thời Lý - Trần

Chương 3: Sự xác lập và vai trò của chùa tháp ở miên núi

10

Trang 13

CHƯƠNG 1: TONG QUAN CHUNG1.1 Một số khái niệm cơ bản

Từ khoảng đầu công nguyên, Phật giáo được du nhập vào Việt Nam theo dấu châncủa các thương nhân An Độ Gắn liền với sự du nhập va phát triển của Phật giáo ở ViệtNam là sự ra đời của các ngôi chùa Chùa là kiến trúc tôn giáo thờ Phật, phân biệt với đèn,miéu hay nhà thờ chỉ nơi thờ các vi thần trong tín ngưỡng và các tôn giáo khác Cùng với

chùa, kiên trúc Phật giáo Việt Nam còn ghi nhận vai trò và chức năng của tháp và am.

1 1 1 Chùa

Theo Tir điển Bách khoa Việt Nam, chùa là nơi thờ Phật, nơi cầu kinh lễ Phat củatín đồ một làng hay một vùng Bố cục mặt bằng thường theo chữ Hán: chữ nhất, chữ nhị,chữ tam, chữ đinh, chữ công hoặc nội công ngoại quốc bao gồm tiền đường, thiên hươngvà thượng điện [125, tr 521] Từ điển Phật học định nghĩa, chùa là nơi thờ Phật, phô biếnở các nước Đông và Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam Chùa có nhiềuchỗ giống với tháp tại An Độ (stupa), là nơi cất giữ xá li, thường có nhiều tháp bao xungquanh Những tháp này là chôn cất các đại sư [26, tr 590] Bỏ qua những khác biệt vềcách dùng câu chữ trong định nghĩa, cả Ti điển Bách khoa Việt Nam và Từ điển Phật họcĐạo Uyên đều thống nhất trong việc xác định bản chất của chùa là nơi thờ Phật, thuộc vềkiến trúc Phật giáo Về nguồn gốc của từ chùa tồn tại nhiều giả thuyết khác nhau Có giảthuyết cho rằng, từ chùa bắt nguồn từ từ “thupa” (tiếng Pali) hay “stupa” (Sanskrit) củaẤn Độ, do chùa Việt Nam ban đầu có dạng tháp Theo thời gian, từ thupa hay stupa bị rútngắn chỉ còn lại “thu” hay “stu” và từ đó trở thành từ chùa [212, tr 2] Lại có giả thuyếtcho rằng, chùa xuất phát từ danh từ Caitya, âm Hán Việt là chi đề, chỉ nơi dé xá lợi, kinhsách hay hình tượng của Phật Caitya thường kết hợp với “vihara” (tỳ ha la), tức nơi ở,nơi sư tăng dừng chân thành một quan thé kiến trúc phức hợp [83].

1.1.2 Tháp

Theo sách Từ điển Phật hoc, tháp (stùpa hay thupa) dịch nguyên âm là tháp bà,dịch nghĩa là cao hiển xứ, miếu, linh miếu, cũng được gọi là bảo tháp Đây là kiến trúc

11

Trang 14

Phật giáo đặc trưng cho chùa chiền thánh tích đạo Phật và là nơi đựng xá li của các viPhật hoặc các bậc thánh hoặc là nơi đựng kinh điển, tranh tượng [26, tr 590] Sách Tir

điển Phật học Hán Việt cho rằng, tháp (stupa) còn gọi là tháp bà, đậu bà, thân bà, phù

đồ đều là gọi tắt của từ tiếng Phạn stupa (Tốt đồ ba), xếp đất đá lên cao đề cất giữ hàicốt vào đó còn gọi là câu la, dịch là tụ tập, nghĩa là phần mộ của cao tổ, hiển khảo hay

linh miếu Hoặc nhiều khi tháp cũng gọi là chi đề (chế đề) [251, tr 1193] Theo Phat

Quang dai từ điển, chi đề có nghĩa là tích tập, còn dịch là tụ tướng Nguồn gốc của nó bắtnguôn từ việc khi hỏa táng đức Phật, người ta tích tụ củi thơm thành đồng to Về sau tại

các nơi linh tích của Đức Phật, người ta xếp đất gạch thành đống cao to và bảo đức phúc

vô lượng của đức thế tôn tụ tập tại đó, cho nên hễ nói đến tháp miéu, linh miéu, miéu, mộphan đều gọi là chi đề Còn tháp (Stùpa) dich âm là tốt đồ ba khác với chi đề Theo luậtMa ha tăng kỳ, ở trong có đặt xá lợi là tháp, không có xá lợi là chi đề Nhưng đời saudùng lẫn lộn với nhau [178, tr 896] Sách Tir điền Bách khoa Việt Nam định nghĩa, tháplà kiến trúc Phật giáo, là nơi đựng tro di hài của Phật hay của sư tổ trụ trì chùa, bắt nguồn

và biến thé từ kiến trúc stupa ở Ấn Độ [125, tr 163] Từ các định nghĩa trên cho thấy,

tháp là công trình kiến trúc của Phật giáo được xây dựng đề chứa, dé thờ xá lợi của ĐứcPhật Thích Ca Mau Ni và các chư Phật và sư tổ trụ trì các chùa hoặc là nơi đựng kinh điển,tranh tượng, song ở Việt Nam tinh chất tháp mộ tiêu biểu hơn.

1.1.3 Am

Am có nguồn gốc và xuất hiện rất sớm tại Trung Quốc Am là những lều cỏ (thảoam) được con cái dựng lên dé trông coi mô ma cha me sau khi chôn cất Về sau, am lợp lá

mái chéo hoặc mái tròn dùng làm nơi ở và đọc sách của văn nhân Từ đời Đường (Trung

Quốc), am còn là nơi thờ Phật của ni cô, đặt ở trong vườn tư gia Theo tín ngưỡng ViệtNam, am là nơi thờ Phật, là miéu thờ thần linh ở các bản, làng hoặc miếu cô hồn (ở các

bãi tha ma) [125, tr 37] nhưng phổ biến nhất là am gắn liền với Phật giáo Am là nhữngngôi nhà thô sơ, quy mô nhỏ xuất hiện trước khi có chùa Sách Cổ châu pháp vân phậtbản hạnh kê rằng: Khâu Đà La lập am dưới gốc cây đa [212, tr 2] Trong nhiều thế kỷ về

sau tuy Phật giáo phát triển mạnh nhiều ngôi chùa quy mô được xây dựng song am vẫn

đóng vai trò quan trọng đôi với sự tu tập của nhiêu thiên sư, tăng sư Thiên sư Từ Đạo

12

Trang 15

Hạnh tu ở Hương Hải am; tại Yên Tử, các pháp tăng đầu tiên tu tại am Tử Tiêu Dưới thờiTrần, kiến trúc am được nhắc đến nhiều lần Vua Trần Thái Tông có bài thơ Ký ThanhPhong am tăng Đức Sơn (Gửi sư Đức Sơn ở am Thanh Phong); Trần Nhân Tông xây Ngự

Dược am trên núi Yên Tử hay dạy Tuệ Ngữ Đại Lục cho Pháp Loa tại am Quán Trú (1307)

va giảng Truyền Dang Lục (7/1308) tại am Tử Tiêu Sau này khi Nhân Tông mat, mộtphan tro cốt được an trí tại bảo tháp ở am Ngọa Vân Từ đời Lê (thé ky XV), am còn chỉlều cỏ ở chốn thanh tịnh dé văn nhân đọc sách, làm thơ phú như am Nguyễn Binh Khiêm.

1.2 Không gian miền núi thời Lý - Trần

Lãnh thé nước Việt Nam hiện đại là sự hợp nhất của vùng đất, vùng nước và vùngtrời Trong đó, nếu nhìn vào dai đất hình chữ S chạy dọc trục Bắc - Nam, thì dé nhận thayrằng nó được hợp thành bởi hai khối địa hình chính là núi, cao nguyên và đồng bằng.Nhưng hình dang chữ S của lãnh thé Việt Nam hiện nay không phải là bat biến từ thời kỳ

lập quốc mà là kết qua của các tiến trình lịch sử lâu dai trong lich sử dân tộc Các tiếntrình lịch sử đó không chi làm thay đổi không gian lãnh thé theo thời gian mà còn đưa đếnsự thay đổi trong góc nhìn/cách tiếp cận về các khu vực địa lý nhất định, như trong trường

hợp nhận dạng vê khu vực miên núi thời Ly - Trân.

Đến cuối đời Trần, lãnh thổ nước Đại Việt được mở rộng đến vùng Thuận Hóa, vềđại thể tương đương từ khu vực Thừa Thiên Hué ngày nay ngược ra bắc Và theo sự phânvùng địa lý theo điều kiện tự nhiên hiện nay, không gian lãnh thé này được chia ra thànhnhiều khu vực khác nhau: vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, đồng bằng châu thổ BắcBộ, vùng núi Trường Son Bắc, dai đồng bằng ven biển miền Trung Thanh - Nghệ - Tĩnh -Bình - Trị - Thiên Tuy thuộc nhiều phân vùng địa lý khác nhau, song sự phân chia này tựthân nó đã vạch rõ ra hai khu vực riêng biệt: miền núi và đồng bằng Sử dụng cách phânchia thành các khu vực địa lý rồi áp vào lãnh thổ nước Đại Việt thời Lý - Trần cho phépchúng ta có một hình dung tổng quan rõ ràng về không gian miền núi thời kỳ này Songcó độ chênh nhất định trong quan niệm về khu vực miền núi thế kỷ XI-XIV với quanniệm về miền núi thời kỳ hiện đại Có một số địa phương hiện nay được xếp vào khu vựcđồng bang va trung du như Vĩnh Phúc, Phú Tho nhưng ngày xưa thuộc khu vực ngoại vi

13

Trang 16

do vậy nó cũng năm trong phạm vi nghiên cứu của đê tài này Và khu vực miên núi thờiLý - Trân được nói đên trong đê tài, được hiệu là khu vực miên núi phía Bac ngày nay,

chứ chưa thê đạt được sự tiép cận rach roi va bao trùm toàn bộ theo cách phân vùng miên

núi thời kỳ hiện đại Cho dù là vậy thì việc xác lập một cái nhìn tổng quan vẫn là cần thiết.So với sự đóng khung khu vực miền núi thời kỳ hiện đại, miền núi thời Lý - Trầnlại thé hiện tính chất “động” (chi sự biến động, thiếu 6n định) hơn nhiều Khu vực miềnnúi ứng với vùng Đông Bắc, Tây Bắc hiện nay, nhất là thời kỳ đầu của nhà Lý về cơ bảnvẫn là vùng đất tự trị của các tộc người thiểu số, ảnh hưởng của chính quyền trung ươngtại đây rất hạn chế Chính vì vậy, khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thời Lý, một số nhànghiên cứu nước ngoài đã cho rằng nhà Lý thực chất chỉ là một chính quyền địa phương,nhà nước chỉ thực thi được quyền lực tại khu vực đồng bằng châu thé Song tình hình thật

sự không tệ đến vậy, nhà Lý trên cơ sở thực hiện kết hợp nhiều biện pháp như đánh dẹp,phủ dụ, ban quan tước, gả công chúa đã loại bỏ được ảnh hưởng của Nam Chiếu, hạn chếtác động của nhà Tống, thiết lập lại trật tự, gây dựng và duy trì được tầm ảnh hưởng của

mình tại đây Nhà Trần về cơ bản tiếp tục kế thừa các thành tựu mà nhà Lý đã đạt được.

Theo Tạ Chí Đại Trường, tiến trình thành lập Đại Việt thời Lý - Trần, ngoài phần bànhtrướng về phía Nam, còn là sự ghép lại các mảnh vỡ của An Nam Đô hộ phủ [225, tr 175]Tuy vậy, việc chính quyền trung ương chưa thiết lập được một hệ thống hành chính thốngnhất từ trên xuống dưới, phải thiết lập quyền cai trị gián tiếp thông qua vai trò của các thủlĩnh địa phương; đồng thoi, tâm thức tự tri dai dang của các tộc người cộng với loi dụngsự hiểm trở của tự nhiên nên khu vực này vẫn hay xảy ra các cuộc phản loạn chống lạichính quyền trung ương hoặc dâng đất ngả theo nhà Tống tạo nên các bất ôn thườngxuyên Hơn nữa nhiều vùng thuộc khu vực Tây Bắc hoàn toàn vẫn nằm ngoài phạm vilãnh thô Đại Việt, các nhà nước Lý - Tran chỉ gây được ảnh hưởng qua việc bat công nạp.

Thoát khỏi sự phân lập miền núi - đồng bằng theo quan niệm hiện đại, miền núithời Lý - Trần có thé được hình dung gián tiếp thông qua thuyết “Hoa di” được du nhậptừ Trung Hoa Bước ra khỏi ách đô hộ sau hàng chục thế kỷ, trong nỗ lực tìm về, khăngđịnh bản sắc dân tộc, các nhà nước Lý - Trần dựa trên sự mô phỏng tư tưởng “dĩ Hoa vitrung” đã xây dựng một quan niệm riêng về thế giới xung quanh, đặt cơ sở thiết lập tâm

14

Trang 17

thức về trật tự vùng đất trung tâm (trung quốc) - vùng biên viễn/phên dậu, tộc người vănminh - các tộc người man di Theo cách hiểu đó, vùng đất văn minh ở trung tâm, hiểu lễnghĩa, thuần phong hóa chính là đồng bằng gắn liền với người Việt; và ngược lại vùng đấtdữ, rừng thiêng nước độc bao xung quanh chính là rừng núi với nhiều nhóm tộc ngườikhác nhau được gọi chung là man di vì chưa biết đến lễ giáo là gì Quan niệm về thế giớidựa trên trật tự Hoa di vừa khéo kết hợp với đặc tính về địa vực cư trú của các tộc ngườitrên lãnh thổ Đại Việt tạo nên một cặp hăng số gan như bat biến suốt chiều dai lich sử,thậm chí cho đến ngày nay về co ban van phan ánh đúng: đồng bằng/tộc người đa s6/van

minh với miền núi/tộc người thiểu số/man di hay lạc hậu theo quan niệm hiện đại Songcũng không nên có cách nhìn đóng khung đối với quan niệm theo trật tự Hoa di này Bởivì, các nhà nước Lý - Trần không chỉ sử dụng cách nhìn nhận này đối với các tộc người

thiểu số trong lãnh thé Đại Việt bay giờ mà còn áp dụng đối với các quốc gia lân bangkhác nếu như Đại Việt thể hiện được ưu thế sức mạnh vượt trội, ví dụ như với Champachăng hạn Do vậy, nếu như vượt khỏi khuôn khổ nước Đại Việt, hằng sỐ đồng băng/tộcngười đa số/văn minh và miền núi/tộc người thiểu số/man di có thé không còn đúng nữa.Nên dù là người Champa có sống ở đồng bằng không dính dáng gì đến núi rừng cũngchưa bao giờ được coi là văn minh Vì lẽ đó, cái gọi là văn minh thực chất được quyếtđịnh bởi chủ thể tộc người, tức người Việt và địa vực cư trú chủ yếu của người Việt ởđồng bằng nên mới có sự đối lập ngược lại với các tộc người man di ở miền núi và có

thêm cách tiêp cận khác vê miên núi dựa trên quan niệm về trật tự Hoa di.

Khối cộng đồng dân cư ở khu vực miễn núi ân sau các tên gọi man, di thực chất làtổ hợp nhiều tộc người thuộc các ngữ hệ khác nhau Theo phân loại của các nhà dân tộchọc Việt Nam hiện đại, khu vực miền núi phía Bắc có các tộc người chủ yếu thuộc các

nhóm ngôn ngữ: Việt Mường (Việt, Mường); Thái - Kadai (Tày, Thái, Nùng, Sán Chay,

Lào, Lu, Bồ Y ); Hmong - Dao (Dao, Mông, Pa Thén), Tạng Mién (Hà Nhì, La Hu, PhùLá, Lô Lô, Cống, Si La) và các nhóm địa phương khác Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây làthống kê dân tộc học thời kỳ hiện đại, nếu ngược dòng lịch sử từ 6-10 thế kỷ về trước,khu vực này chắc chắn chưa có nhiều tộc người như hiện nay Bởi vì trong tiến trình phát

triên, khu vực miên núi phía Băc ngoài lớp cư dân bản địa có mặt từ sớm còn tiêp nhận

15

Trang 18

thêm nhiều luồng dân di cư từ các quốc gia láng giềng sang như Trung Quốc, Lào Dùkhông có thống kê chỉ tiết, chính xác như thời kỳ hiện đại, song từ thời Lý - Trần khu vựcnày ghi nhận sự có mặt của nhiều tộc người khác nhau, trong đó có những tộc người lớnmạnh hình thành nên các vành đai quyền lực cụ thé chi phối đến toàn bộ đời sống kinh tế,

xã hội tại đây.

1.3 Tổng quan về Phật giáo thời Lý - Trần

1.3.1 Hoạt động xây dựng chùa tháp

Năm 1010, sau khi cho đời đô từ Hoa Lư về thành Dai La, vua Lý Thái Tổ cho đổichâu Cô Pháp thành phủ Thiên Đức và xuống chiếu phát 2 vạn quan tiền trong ngân khénhà nước dé thuê thợ làm chùa tại đây, tất cả 8 sở đều có dựng bia ghi công Ở kinh đôThăng Long, hệ thống chùa cũng được xây dựng cùng với việc hoàn thành hệ thống cungđiện, đó là dựng chùa Hưng Thiên ở trong thành và chùa Thang Nghiêm ở ngoài thànhphía nam Không chỉ xây dựng mới các chùa, nhà nước cũng hạ lệnh cho các hương ấptrong cả nước nơi nào có chùa quán đồ nát đều phải tu sửa lại Năm 1011, dựng thêmchùa Vạn Tuế trong thành và các chùa Tứ Đại Thiên Vương, Cam Y, Long Hung, ThanhThọ! ở ngoài thành Năm 1016, xây dựng hai chùa Thiên Quang va Thiên Đức Năm 1024,dé tiện cho nhà vua ngự xem tụng kinh, dựng chùa Chân Giáo ở trong thành.

Tháng 3/1031, sau chiến thắng đẹp loạn châu Hoan làm phản, vua Lý Thái Tôngxuống chiếu phát tiền thuê thợ làm chùa quán ở các hương ấp, tất cả 150 chỗ” Đến tháng8, các đền chùa đều làm xong, nha nước tô chức mở hội chùa và đại xá cả nước Tháng10/1041, vua ngự đến núi Tiên Du xem làm viện Từ Thị Thiên Phúc; khi về, xuống chiếuphát 7.560 cân đồng trong kho đúc tượng Phật Di Lặc và hai vị Bồ tát Hải Thanh, CôngĐức và chuông để ở viện Tháng 10/1049, dựng chùa Diên Hựu vì trước đấy vua chiêmbao thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, dắt vua lên tòa; khi tỉnh dậy mới đem việc ấy

nói với quân thân, có nhà sư Thiên Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá giữa đât, làm

' Việt sử lược chép là chùa Tứ Thiên Vương, chùa Y Cam và chùa Long Cu Thánh Tho.

? Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư chép dựng chùa quán tat cả 150 chỗ, trong Khdm định Việt sử thông giám

cương mục chép là 950 chỗ.

16

Trang 19

tòa sen của Phật Quan Âm đặt lên trên cột đó, cho nhà sư đi vòng quanh tụng kinh cầuvua sông lâu, do đó mới đặt tên là Diên Huu’.

Đến đời vua Ly Thánh Tông, năm 1055, xây chùa Đông Lâm, chùa Tinh Ly ở núi

Đông Cửu; năm 1056, dựng chùa Sùng Khánh Báo Thiên Năm 1057, tháng giêng xây

bảo tháp Đại Thắng Tự Thiên cao vài chục trượng, theo kiểu 12 tầng ở chùa Sùng KhánhBáo Thiên (nên còn gọi là tháp Báo Thiên)”; tháng 12, dựng hai chùa Thiên Phúc vàThiên Tho Năm 1058, xây tháp Tường Long ở Đồ Sơn (Hải Phòng) Năm 1059, xây chùaSùng Nghiêm Báo Đức ở châu Vũ Ninh”; năm 1057, xây tháp ở núi Tiên Du (Bắc Ninh).

Năm 1070, xây chùa Nhị Thiên Vương ở phía đông nam thành Thăng Long.

Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất, vua Lý Nhân Tông kế vị, nhiều chùa - tháp

tiếp tục được xây mới, tu bổ lại Năm 1086, xây chùa ở núi Dai Lam’, công trình xây

dựng kéo dài đến năm 1094 mới hoàn thành, vua ban tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh;

năm 1088, tháp của chùa cũng được xây dựng theo Năm 1099, xây chùa ở núi An Lão;

năm 1100, xây chùa Vĩnh Phúc ở núi Tiên Du Năm 1101, tu sửa lại chùa Diên Huu; đếnnăm 1105, xây thêm hai ngọn tháp chỏm trắng trước sân chùa, đào hồ Liên Hoa Đài,ngoài hồ có hành lang chạy xung quanh, ngoài hành lang lại đào thêm hồ gọi là Bích Trì,đều có bắc cầu vồng đi vào Cũng trong năm 1105, xây thêm ba ngọn tháp chỏm đá ở

chùa Lãm Sơn Năm 1108, tháp Vạn Phong Thành Thiện được xây dựng ở núi Chương

Sơn (nay là núi Ngô Xá, xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) Năm 1114, xây chùaThắng Nghiêm, đặt Thiện Tháp đường ở bốn phía, xây lầu Thiên Phật để một nghìn pho

tượng Phật, đến năm 1118 hoàn thành xong, mở hội Thiên Phật dé chào mừng, có mời cảsứ giả Chiêm Thành đến tham dự Năm 1115, hoành thành xong chùa Sùng Phúc ở hương

3 Về thời gian dựng chùa Diên Hựu, Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép lànăm 1049, riêng Việt sử lược chép là năm 1101 Đối với mốc thời gian năm 1101, Đại Việt sử ký toàn thu và Khâmđịnh Việt sử thông giám cương mục đều ghi nhận đây là dot tu sửa lại chùa, Cương muc chú thêm, chùa sau khi tusửa, đúc một quả chuông lớn nhưng đúc xong đánh không kêu bèn đem bỏ ngoài ruộng; ruộng ấy có nhiều rùa nên

gọi là chuông Quy Điền Tuy nhiên, xét theo Toan thi, chuông Quy Điền được đúc vào thang 2 năm 1080 chứ không

phải là sau khi tu sửa lại chùa Diên Huu năm 1101.

‘| Việt sử lược chép tháng 3 năm 1057, dựng tháp Bao Thắng Tư Thiên làm thành 30 tang; Todn thir chép dựng tháp

vào tháng giéng năm 1057, làm thành 12 tầng; Cương mục chép tháp được dựng vào năm 1056, làm thành 12 tầng.

5 Nay thuộc tinh Bắc Ninh.

5 Tức chùa Lam Sơn, nay là chùa Dạm, trên núi Dạm, ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, nay vẫn còncác lớp nền và cột đá chạm rồng từ thời Lý.

17

Trang 20

Siêu Loại (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) Năm 1118, bat dau xay dung

tháp Sting Thiện Diên Linh ở Doi Sơn (nay thuộc chùa Long Doi Sơn, xã Doi Sơn, huyệnDuy Tiên, tinh Hà Nam), hoàn thành năm 1121 Năm 1119, mở hội khánh thành chùaTịnh Lu Năm 1121, mở hội khánh thành chùa Bảo Thiên và xây chùa Quảng Giáo ở núi

Tiên Du Năm 1123, mở hội khánh thành chùa Quảng Hiếu ở Tiên Du và chùa Phụng Từ.

Năm 1124, dựng chùa Hộ Thánh Năm 1127, khánh thành chùa Trùng Hưng Diên Thọ.

Từ đời vua Lý Thần Tông (1128-1138) trải qua các vua Lý Anh Tông (1138-1175),Lý Cao Tông (1175-1210), các ghi chép về việc dựng chùa tháp xuất hiện ít hơn Năm

1130, mở hội khánh thành chùa Quảng Nghiêm Tư Thánh Năm 1134, xây dựng hai chùa

Thiên Ninh và Thiên Tho Năm 1137, mở hội khánh thành chùa Linh Cam Năm 1146,

hai chùa Vĩnh Long, Phúc Thánh được xây dựng Năm 1158, xây dựng chùa Chân Giáo.

Năm 1161, dựng chùa Pháp Vân (chùa Dâu) ở châu Cô Pháp” Năm 1169, sửa chữa chùa

Chân Giáo, năm 1179, tiếp tục sửa chữa và mở rộng lây đây thành nơi hành hương ngàyki của vua Anh Tông Năm 1206, dựng chùa Thánh Huân và tu sửa chùa Chân Giáo vàcuối đời nhà Lý, dưới các triều vua Lý Huệ Tông (1210-1224) và Lý Chiêu Hoàng (1124-1125), do tình hình đất nước rối ren, loạn lạc trién miên nên trong các bộ biên niên sửkhông thấy có ghi chép gì về việc xây dựng mới cũng như tu sửa lại các chùa tháp.

Bên cạnh các ngôi chùa tháp được ghi chép lại trong sử sách, trên thực tế ở các địaphương có nhiều ngôi chùa được xây dựng Dựa theo các văn bia từ thời Lý còn lại đếnngày nay, chúng ta biết được thêm một số ngôi chùa như: ở Tuyên Quang có chùa BảoNinh Sùng Phúc (xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa) dựng năm 1107 Ở Thanh Hóa cócác chùa Báo Ân ở núi An Hoạch (tức núi Nhôi, huyện Đông Sơn), xây dựng từ năm1099 đến năm 1110; chùa Linh Xứng ở núi Ngưỡng Sơn (xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung),

khánh thành năm 1126; chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc)

xây dựng năm 1116 Ở khu vực đồng bang châu thé sông Hồng có thé ké đến một số ngôi

chùa tiêu biểu như chùa Diên Phúc (huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định) dựng khoảng năm1121 (từ năm 1197, đổi tên là chùa Viên Quang); chùa Diên Phúc thôn Cổ Việt (huyện

7 Đây có thé là đợt trùng tu lại chùa, vì thực tế ngôi chùa này đã được xây dựng từ trước

18

Trang 21

Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên), xây khoảng năm 1156-1157 và chùa Tự Già Báo Ân ở ThápMiếu (huyện Mê Linh, Hà Nội) xây xong khoảng năm 1209 [212, tr 19].

Sang thời Trần, Phật giáo Việt Nam từ ba tông phái đời Lý dần hợp nhất thành mộttông phái là Trúc Lâm Yên Tử Cũng như các vua nhà Lý, các vi vua đầu thời Trần nhưTrần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đều là những người mộ đạo Phật.Song trong các bộ biên niên sử, ít thấy ghi lại việc xây dựng các chùa tháp Lý giải về vấndé này, có ý kiến cho rằng, có thé các vua Trần đã thừa hưởng các chùa tháp được xâydựng từ thời nhà Lý và chỉ trùng tu khi cần thiết, như sửa chùa Chân Giáo năm 1248, sửachùa Diên Hựu năm 1249; hơn nữa, các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông -Nguyên trong thé ký XIII không cho phép các vua Trần dồn nhân tài, vật lực vào việc xây

dựng chùa tháp [212, tr 25].

Qua khảo sát các bộ biên niên sử là Đại Việt sứ ký toàn thư, Đại Việt sử ký tiễnbiên và Khâm định Việt sử thông giám cương mục, ngôi chùa được xây dựng mới và nhắcđến sớm nhất là chùa Phố Minh (nay ở xã Tức Mạc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định).Năm 1262, nhà Trần đổi hương Tức Mạc thành phủ Thiên Trường, dựng cung Trùng Hoa,

Trùng Quang, đồng thời xây dựng chùa Phổ Minh ở phía Tây cung Trùng Quang Tuy

việc xây dựng chùa tháp ít được nhắc đến trong các bộ biên niên sử, nhưng trong thực tế,việc xây dựng chùa ở các địa phương có thé được tiến hành ngay từ những năm đầu củanhà Trần Nội dung tam văn bia chùa Thiệu Long (còn gọi là chùa Miếu, thôn Mỹ Giang,

xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết ngôi chùa này do Tiết cấp nội thái tử Đỗ

Năng Tế cùng vợ là Đặng ngũ nương dựng lập, việc xây dựng hoàn thành vào ngày mùng8 tháng 3 năm Bính Tuất, niên hiệu Kiến Trung 1226 [25, tr 46].

Sang đầu thế kỷ XIV, thiền phái Trúc Lâm dưới sự bảo trợ, ủng hộ của vua quan,quý tộc nhà Trần, đặc biệt đưới các hoạt động tích cực của thiền sư Pháp Loa, vi tô thứhai của phái Trúc Lâm, hệ thống chùa tháp thuộc thiền phái này được xây dựng tại nhiềunơi Năm 1313, Pháp Loa đến chùa Vĩnh Nghiêm (còn gọi là chùa Đức La) ở Lạng Giang(nay thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang), quy định chức vụ của các tăng

si trong cả nước và bô nhiệm đên hơn 100 ngôi gia lam; từ đó chu tăng trong cả nước mới

19

Trang 22

có sô bộ và đều do Pháp Loa trông coi Như vậy, về cơ bản, Pháp Loa đã thống nhất tôchức của Giáo hội, biến chùa Vĩnh Nghiêm thành thành trụ sở trung ương của Giáo hộiTrúc Lâm, chứa đủ hồ sơ của tăng ni cả nước Phát huy vai trò là người đứng đầu Giáohội, lại được sự ủng hộ mạnh mẽ của giới quý tộc nhà Trần, các bậc vương công quý nhânđua nhau cúng ruộng đất, vàng bạc vào chùa, trong vòng 19 năm, Pháp Loa dựng hơn 800

ngôi chùa lớn [93, tr 82].

Năm 1314, tại chùa Báo Ân, Pháp Loa cho xây tới 33 cơ sở gồm Phật điện, tàngkinh và tăng đường Sau đó, Pháp Loa tiếp tục cho xây dựng am Hồ Thiên, Chân Lạc, Mã

Yên, Vĩnh Khê, Hạc Lai sai các đệ tử đi trụ trì; mở rộng chùa Thanh Mai, Côn Sơn

(1316), xây dựng nơi đây thành tăng viện dao tạo tăng ni, giảng kinh thuyết pháp Tháng12 năm 1317, Pháp Loa cho xây dựng viện Quỳnh Lâm trở thành một trong những trungtâm chính của thiền phái Trúc Lam Theo Thanh Mai Viên Thông tháp bi, tính đến năm

1329 (trước khi Pháp Loa viên tịch năm 1330), sư đã đóng góp vai trò quan trọng trong

việc mở rộng hai ngôi chùa quan trọng của thiền phái Trúc Lâm là chùa Báo Ân, chùa

Quỳnh Lâm, 5 ngọn tháp và 200 tăng đường được xây dựng Với sự hoạt động tích cực

của Pháp Loa và sự ủng hộ mạnh mẽ của giới quý tộc nhà Trần, dãy núi Yên Tử với cácngôi chùa như Báo Ân, Vĩnh Nghiêm, Quỳnh Lâm, Thanh Mai, Côn Sơn đã trở thànhtrung tâm chính, quan trọng nhất của phái Trúc Lâm Bên cạnh đó, các đệ tử của PhápLoa cũng cho xây dựng chùa tháp ở các nơi Theo bài ký tháp Linh Tế ở núi Dục Thúy

(nay là núi Non Nước, tỉnh Ninh Bình), một đệ tử của Pháp Loa là là sư Trí Nhu, người

“theo hầu đức Phé Tuệ (tức Pháp Loa), thâm hiểu tôn chi của phái Trúc Lâm, tu thân khổhạnh” đã xây dựng tháp Linh Tế ở núi Dục Thúy, trải qua 6 năm mới xây xong (1337-1342), tháp cao 4 tang, đêm tỏa hào quang [227, tr 136]; cũng theo nội dung văn bia vàlời tựa tháp Hiển Diệu, chùa Kim Cương ở núi Tiên Long (huyện Hoa Lu, tỉnh NinhBình), sư Trí Nhu cũng là người cho xây dựng tháp Hiển Diệu và chùa Kim Cương trên

ngọn núi này [227, tr 295-297].

Š_ Theo Đại Nam nhất thống chí, chùa Quỳnh Lâm ở dưới chân núi Quỳnh Lâm, thuộc địa phận xã Hà Lôi, do Thiềnsư Nguyễn Minh Không đời Lý dựng lên chùa có viện Quỳnh Lâm và am Bích Động là thắng cảnh linh tích đứngđầu các chùa của tỉnh Hải Dương xưa.

20

Trang 23

Sự phát triển mạnh cùa Phật giáo giai đoạn này, đặc biệt là phái Trúc Lâm đưa đếnhiện trạng chùa không ngừng đua nhau mọc lên khiến Nho gia Lê Quát phải thốt lên rằng:Trên từ vương công, dưới đến dân thường, phàm là đóng góp cho việc Phật thì dốc hếttiền của cũng không tiếc Nếu ngày nay gửi gam vào tháp chùa thì mừng rỡ như namđược khoán ước dé lấy quả báo ngày sau Cho nên trong từ kinh thành, ngoài đến châu

phủ, cho tới thôn cùng ngõ hẻm, không bảo mà người ta cứ theo, không hẹn mà người ta

cứ tin Hễ nơi nào có nhà ở là ắt có chùa chiền, bỏ rồi lại dựng, hỏng rồi lại sửa Sốchuông trống lâu đài chiếm gần một nửa dân cư [227, tr 202] Trong tác phẩm Truyén kỳmạn lục, Nguyễn Dữ cũng phản ánh một thực tế về việc xây dựng chùa tháp thời Trần:như chùa Hoàng Giang, chùa Đông Cô, chùa Yên Sinh, chùa An Tử, chùa Phố Minh,

quán Ngoc Thanh dựng lên nhan nhản khắp nơi; những người cắt tóc làm tăng ni nhiều

băng nửa số dân thường Nhất là ở huyện Đông Triều (Quảng Ninh), sự sùng thượng lạicàng quá lắm: chùa chiền dựng lên, làng lớn có đến hơn mười nơi, làng nhỏ cũng có

chừng năm, sáu ” [78, tr 162].

Ngoài những ghi chép trong các bộ chính sử xưa, các bộ thư tịch Phật giáo cổ, thìcác dấu tích hiện còn cùng những phát hiện mới không ngừng của khảo cô học đã cungcấp thêm nhiều thông tin hữu ích về việc xây dựng chùa của nhà Trần Những phế tíchcủa chùa Thông (xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) cho biết ngôi chùa này đượcxây dựng từ thời Trần; ở Tuyên Quang cũng phát hiện nhiều ngôi chùa có niên đại thời

Trần như chùa Phúc Lâm (xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình), chùa Nhữ Hán (huyện Yên

Sơn), chùa Cao Đá (xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương), chùa Lang Đạo (xã Tú Thịnh,huyện Sơn Dương); ở Hà Giang có chùa Sùng Khánh (xã Đạo Đức, huyện VỊ Xuyên),

chùa Bình Lâm (xã Phú Linh, thành phố Hà Giang), chùa Nam Dầu (xã Ngọc Linh, huyệnVị Xuyên) Đặc biệt, tại Yên Bái, nhóm di tích chùa tháp Hắc Y - Bến Lăn (xã Tân Lĩnh,huyện Lục Yên) bao gồm chùa tháp đồi Hắc Y, chùa tháp Bến Lăn và chùa Dõng cùngmột số di tích liên quan hợp thành một quan thé kiến trúc Phật giáo cô đặc sắc, một trungtâm Phật giáo lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.

Giai đoạn này, nhiều kiến trúc tháp tiếp tục được xây dựng và có vị trí quan trọngtrong kiến trúc Phật giáo Những ngôi tháp này không ngoài mục đích thờ Phật, tháp mộ

21

Trang 24

của các sư tăng, tháp kỷ niệm Hiện nay, về cơ bản các tháp đều không còn nữa hoặc đãthành phế tích, duy còn tháp Phố Minh (Nam Định) và tháp Bình Sơn (Vinh Phúc) là tiêubiểu hơn cả Tháp Phổ Minh tọa lạc trước tiền đường chùa Phé Minh (thôn Tức Mac,phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định); tháp còn khá nguyên vẹn cao 21,2m với 13tầng, đế tháp hình vuông, mỗi cạnh 5,2m Tầng tháp dưới cùng được bắt đầu bằng mộtvòng cánh sen 2 lớp, lớp dưới úp xuống, lớp trên nở xòe tạo cảm giác cây tháp mọc lên từđóa hoa sen không 16 Mười ba tầng trên của tháp được xây bang gạch, lên cao thu nhỏdan, trên đỉnh có 1 búp sen; lòng tháp chứa xá li Trần Nhân Tông Tháp Binh Sơn còn gọi

là tháp Linh Sơn, nằm ở trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh (còn gọi là chùa Then thuộcxã Tam Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc) Đây là ngọn tháp thời Trần duy nhất hoàn toàn bằng

đất nung còn tồn tại tương đối nguyên vẹn đến ngày nay Tháp hình vuông cạnh đáy4,45x4,45m, lòng rỗng, trừ phần đỉnh bị gãy tháp hiện còn 11 tang và cao 15m.

Qua các ghi chép trong biên niên sử triều đình quân chủ, các bộ thư tịch Phật giáocổ, các dấu tích/dấu vét, các di tích được phát hiện và hiện còn có thé thấy trong thời kỳ

Lý - Trần, nhiều chùa tháp được tổ chức xây dựng quy mô, công phu và rộng khắp Song,

theo dòng chảy thời gian và do nguyên nhân khách quan, chủ quan, hiện nay số lượngchùa tháp được xây dựng từ thời kỳ Lý - Trần tuyệt đại đa số bị phá hủy thành các phế

tích, số lượng còn nguyên vẹn không nhiều Mặc dù vậy, những ghi chép cũng như các

bang chứng vật chất hiện còn sẽ là nguồn tư liệu quan trọng dé nghiên cứu về chùa thápnói riêng, cũng như lịch sử Phật giáo giai đoạn này và trong tiến trình lịch sử Việt Nam

nói chung.

1.3.2 Vấn đề phát triển tăng sĩ và kinh sách

Cùng với tự viện, vấn đề tăng sĩ và kinh sách cũng được đặc biệt quan tâm pháttriển Trong đời vua Lý Thái Tổ, có nhiều lần dân chúng được khuyến khích xuất gia.Năm 1010 ở kinh đô Thăng Long nhà nước đã tổ chức việc độ dân làm sư với số lượnghàng nghìn người Năm 1014, hữu nhai tăng thống Thâm Văn Uyên lập đàn chay ở chùaVạn Tuế cho tăng đồ thụ giới Hai năm sau, độ cho hơn nghìn người ở kinh đô làm tăngđạo Đến năm 1019, tiếp tục xuống chiếu độ dân trong cả nước làm tăng Hoạt động tổchức độ tăng vẫn còn được tiếp diễn nhiều lần dưới triều Lý với số lượng người xuất gia

22

Trang 25

ngày càng đông Vào những năm gần cuối của nhà Lý, số lượng tăng sĩ quá đông kèmtheo đó là sự xuất hiện các hiện tượng tiêu cực buộc vua Lý Cao Tông phải sa thải bớt cáctăng sĩ không xứng đáng Việc định giai cấp cho giới xuất gia từ triều Đinh tiếp tục đượcduy trì Các tăng sĩ đức cao vọng trọng được tập hợp, xếp vào hệ thống tăng quan thuộc tô

chức bộ máy chính quyền nhà nước với các chức vụ như tăng thống, tăng lục, tăng chính,

đại hiền quan Những tăng sĩ được xem như là lãnh đạo tinh thần cho triều đình và đất

nước thì được gọi là quốc sư với ý nghĩa là thầy dạy đạo của cả nước Về kinh điển, năm1011, vua Lý Thái Tổ cho dựng tàng kinh Trấn Phúc dé chứa kinh điển Năm 1018, vua

lệnh cho Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang đi sứ nước Tống, đồng thời xin kinh TamTạng Đến năm 1020, Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc mới về đến Quảng Châu, vuaxuống chiếu cho Tăng thống Phí Trí sang đón Năm 1021, dựng thêm tàng kinh Bát giác

dé chứa Đại Tạng kinh vừa thỉnh được; năm 1023 chép ra một ban Dai Tạng khác dé cất ởkho Đại Hưng; năm 1027 tiếp tục chép thêm một bản Đại Tạng nữa Năm 1034, nhà Lýdựng thêm nhà kho Trùng Hưng ở chùa Trùng Quang (núi Tiên Du) để chứa kinh; cũngtrong năm này Hà Thụ, Đỗ Khoan sang sứ biếu nhà Tống hai con voi thuần, vua Tống laykinh Đại Tạng dé tạ Sự phát triển của Phật giáo thời kỳ này đã đưa đến nhu cầu lớn về sửdụng kinh Đại Tạng, do đó; năm 1036, một bản Đại Tạng nữa được sao chép dé vào kho

sách Trùng Hưng mới dựng xong; năm 1081, vua Ly sai Lương Dụng Luật sang Tống xinthêm kinh Đại Tạng; năm 1098 khi Nguyễn Văn Tín đi sứ nhà Tống, vua Lý tiếp tục xin

thêm một bản Đại Tạng nữa.

Đến đời nhà Trần, các vua Trần như Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, AnhTông không chỉ là Phật tử mà còn có căn cơ vững chắc về đạo Phật Đặc biệt vua TrầnAnh Tông đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thiền pháiTrúc Lâm Yên Tử Với việc những người đứng đầu đất nước đồng thời các các Phật tửthông tuệ Phật học và khai sinh ra một tông phái Phat giao độc lập, đậm ban sắc củangười Việt, Phật giáo triều Trần càng có thêm nhiều điều kiện phát triển Phật giáo Trúc

Lâm Yên Tử từ “đại bản sơn” chính ở núi Yên Tử đã phát triển rộng khắp với với hàng

trăm chùa chiền được xây dựng mới, trong đó cơ sở chính là các chùa Báo Ân, SùngNghiêm, Vĩnh Nghiêm, Quỳnh Lâm, Thanh Mai và Côn Sơn Trước sự phát triển lớn

23

Trang 26

mạnh, chùa Vĩnh Nghiêm ở Lương Giang được chọn làm văn phòng trung ương của giáo

hội Trúc Lâm, là nơi cất giữ hồ sơ của tăng sĩ toàn quốc Đây là lần đầu tiên trong lịch sửPhật giáo Đại Việt, tăng sĩ có hồ sơ lưu tại giáo hội trung ương [148, tr 387] Cũng tạiđây, năm 1313 Pháp Loa quy định mọi chức vu của tăng sĩ trong giáo hội và tiễn hànhkiểm tra hệ thống tự viện Do số lượng tăng sĩ quá đông nên giáo hội tô chức kiểm tra tựviện và làm số tăng tịch đề thuận tiện cho việc quản lý Với quy định 3 năm độ tăng mộtlần, từ năm 1313-1329, số lượng tăng ni được xuất gia thuộc thiền phái Trúc Lâm là15.000 người, mỗi kỳ đàn giới có khoảng 3.000 người được thọ giới Mặc dù chưa biết số

lượng chính xác nhưng theo ước tính, số lượng tăng sĩ thời Trần không ít hơn 30.000

người [148, tr 389].

1.3.3 Sự hậu thuẫn về kinh tế của các nhà chùa

Vua Ly Công Uan vừa lên ngôi hoàng dé đã lệnh phát hai vạn quan tiền từ quốckhé dé thuê thợ làm chùa ở phủ Thiên Đức; yêu cầu các hương ấp nơi nào có chùa quánbị đồ nát đều phải sửa chữa lại Trong suốt triều Lý, các chùa, tháp liên tục được xâydựng mới, trùng tu Đề thuận tiện cho việc quản lý, năm 1088, nha Lý định các chùa trongnước thành 3 hạng: đại danh lam, trung danh lam và tiểu danh lam; đồng thời cử các quanvăn cấp cao kiêm chức đề cử làm quản lý Cùng với các chùa, tháp được xây dựng liêntục, nhà Lý cũng không không tiếc của trong việc đúc chuông, tạc tượng Ngay trong năm1010, nhà nước phát hàng trăm lạng bac dé đúc chuông đặt ở chùa Thắng Nghiêm; năm

1011 phát hơn 1.600 lạng bạc đúc chuông của chùa Đại Giáo; năm 1014 phát 310 lạng

vàng đúc chuông treo ở chùa Thiên Hưng; năm 1035 dùng sáu nghìn cân đồng đúc

chuông đặt ở chùa Trùng Quang; năm 1056 khi làm chùa Sùng Khánh Báo Thiên nhà Lý

cũng phát 12.000 cân đồng đúc chuông dé đặt tai đây Những ghi chép về việc các vuaLý ban phát vàng, bạc hay đồng dé đúc chuông đặt ở các chùa không phải là hiém trongcác bộ chính sử Việc tiêu tốn một lượng lớn của cải vật chất phục vụ cho yêu cầu xâydựng mới hệ thống chùa, tháp đòi hỏi phải được sự hậu thuận mạnh mẽ của chính quyền

nhà nước vì nguôn lực tư nhân khó có thê đáp ứng được.

24

Trang 27

về ruộng đất, các nhà chùa nhận được sự ủng hộ, đóng góp to lớn từ triều đình,tông thất, quý tộc đến các tầng lớp nhân dân Nội dung bia chùa Sùng Thiện Diên Linhcho biết: “ mẹ vua thứ tư nhà Lý nước Đại Việt Thái hậu Phù Thánh Linh Nhân cúng

một khu ruộng rộng 72 mẫu liền bờ xứ Mạn Đề, thuộc hai xã Cam Truc va Thu Lang

huyện Cam Giang, phủ Thượng Hồng dé làm ruộng đèn nhang, lưu mãi muôn đời Những ruộng này đem cúng vào Tam bảo đã có tờ khai xin được miễn tô thuế ” [229, tr.187-188] Hay bia chùa Báo Ân ở Vĩnh Phúc lập năm Trị Bình Long Ứng thứ 5 (1209)thời Lý Cao Tông có đoạn chép số ruộng của chùa như sau: “ trong đồng thì xứ Phan

Thượng 30 mẫu, Phan Hạ 30 mẫu, Tửu Bi (Bơi) 20 mẫu, xứ Đồng Hấp 30 mẫu Ngoài

đồng thì xứ Đồng Chai 8 mau, Đường Sơn 5 mẫu, Đồng Nhe 3 mẫu Các nơi đó cộng 126

mẫu, cúng làm ruộng oản nuôi sư Hơn trăm mẫu ruộng này là do Nguyễn công bỏ hơn

1000 quan tiền tậu cúng làm ruộng oản ” [229, tr 331-332] Năm 1308, vua Trần AnhTông lay hơn 100 mẫu ruộng riêng của gia đình dé cúng vào chùa Báo Ân; năm 1313 vuaAnh Tông theo di chiếu của Nhân Tông lấy những bảo vật thờ tự tam bảo của mẹ dé cúngdường vào chùa Báo Ân Cũng trong năm này, Bảo Từ hoàng thái hậu cũng vào chùa SiêuLoại 300 mẫu gia điền Năm 1315, Anh Tông lấy 30 mẫu ruộng của người cung nhân họPhạm cúng vào chùa Năm 1317, Tư đồ Văn Huệ vương cúng 4.000 quan tiền vào chùaQuỳnh Lâm Năm 1324 Thượng Trân công chúa, Bảo Từ hoàng thái hậu và Tư đồ VănHuệ vương cúng dường tiếp hàng trăm lạng vàng dé đúc tượng phật Di Lac và hơn 500mẫu ruộng cho chùa Quỳnh Lâm Chỉ tính riêng chùa Quỳnh Lâm, số lượng điền sản hơn1.000 mẫu và kèm theo đó số lượng điền nô cũng lên đến hàng nghìn người Lợi tức thuđược từ việc cày cấy điền sản của nhà chùa được sử dụng vào việc Phật sự và tăng sựtrong toàn giáo hội Sự ủng hộ to lớn của chính quyền và tông thất, quý tộc nhà Trần chophép Giáo hội có đủ điều kiện tổ chức trùng san Đại Tạng kinh xuyên suốt trong 24 năm

(1295-1319), chỉ tiếc rằng nay bộ Đại Tạng kinh đã không còn.

25

Trang 28

Tiểu kết chương 1

Được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo khéo léokết hợp với văn hóa tín ngưỡng cô truyền của người Việt, biéu hiện qua những tích truyện

về Chử Đồng Tử học Phật, truyện “Man nương” vả sự xuất hiện của “Tứ phap” , qua đó,

dan tạo được chỗ đứng vững chắc trong xã hội Việt Nam Thời Bắc thuộc, trên lãnh thổViệt Nam đã có trung tâm Phật giáo lớn ở Luy Lâu (Bắc Ninh).

Sau giai đoạn Bắc thuộc, bước vào thời kỳ độc lập tự chủ, dưới các triều đại Đinh

-Tiền Lê, Phật giáo đóng vai trò kiến tạo quan trọng không chỉ trong đời sống dân gian mà

còn cả trong cung đình, chính trị và vai trò này được tiếp nói, phát huy cao độ dưới triềuđại Lý - Trần, thời kỳ thiết lập của chế độ quân chủ tập quyền trong lịch sử Việt Nam vớibệ đỡ tư tưởng chủ đạo của Phật giáo Đóng vai trò quan trọng trong đời sông chính trỊ, xãhội Đại Việt đương thời, Phật giáo đặc biệt được các triều đại Lý - Trần quan tâm, tạođiều kiện phát triển và kéo theo đó là sự nở rộ của hệ thống chùa tháp - cơ sở kiến trúc tôngiáo của Phật giáo Không những vậy, sự phát triển của Phật giáo cũng đưa lại cho cácnhà chùa nhiều lợi ích về kinh tế thông qua việc cúng tiền, cúng ruộng đất vào chùa của

vua, quan, quý tộc và những người giàu có trong xã hội.

Dưới thời kỳ Lý - Trần, trên cơ sở các dấu vết vật chất còn lại cho đến hiện nay,kinh thành Thăng Long nói riêng, vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ nói chung và khu vực

Đông Triều (Quảng Ninh) - các trung tâm quyền lực của nước Đại Việt lúc bấy giờ cũng

là những vùng có hệ thống chùa tháp phát triển cực kỳ hưng thịnh Song, thời kỳ này cũngchứng kiến sự khởi đầu của việc mở rộng không gian xây dựng của chùa tháp ra khỏi khuvực đồng bang lên khu vực miền núi Các kết quả khai quật khảo cô học đã tìm thấy nhiềudấu tích chùa tháp tại nhiều tỉnh thuộc khu vực này như Tuyên Quang, Yên Bái, HàGiang thậm chí kết quả khai quật di tích khảo cô học tại Hắc Y (Lục Yên, Yên Bái) chothấy đây có thê là một trung tâm Phật giáo lớn đương thời.

26

Trang 29

CHUONG 2: CHUA THÁP Ở KHU VUC MIEN NÚI THỜI LÝ - TRAN

2.1 Di tích chùa tháp ở khu vực miền núi

Các di tích/phế tích kiến trúc chùa tháp thời Lý - Trần ở khu vực miền núi đượcphát hiện ở 7 tỉnh, gồm có Tuyên Quang, Bắc Giang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà

Giang, Hòa Bình với số lượng không đều nhau Trong số các địa phương đã phát hiện

được di tích chùa tháp, tỉnh Tuyên Quang là địa phương có số lượng di tích nhiều nhất vớitổng số 35 di tích, Hòa Bình là tỉnh có số lượng ít nhất, mới phát hiện được 1 di tích Cácdi tích thời Lý còn lại rất ít, các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Giang, Vĩnh Phúc mỗi tỉnh có 2di tích, tinh Phú Thọ có 1 di tích, còn lại là các di tích thời Trần Dưới đây là bảng thốngkê cụ thé số lượng chùa tháp tại các tỉnh”:

STT Khu vực Thời Lý Thời Trần Tổng số lượng

-27

Trang 30

28

Trang 31

2.1.1 Tuyên Quang

Trong các tỉnh ở khu vực miễn núi phía Bắc, Tuyên Quang là địa phương tập trungnhiều di tích chùa tháp nhất Trước năm 2005, người ta mới chỉ biết đến sự tồn tại củamột ngôi chùa cổ thời Lý (tại Làng Tạc, xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa) qua thông tintrong tam văn bia Bảo Ninh Sing Phúc tự bi Từ năm 2005 trở đi, công tác nghiên cứukhảo cô học được đây mạnh và các phát hiện mới đã dần làm phát lộ một hệ thống các ditích chùa tháp thời Lý - Trần tại đây Theo thống kê đến hết năm 2019, ở Tuyên Quang đã

phát hiện được 35 di tích, trong đó huyện Sơn Dương và huyện Chiêm Hóa là hai địa

phương tập trung nhiều chùa tháp nhất Đặc biệt ở huyện Sơn Dương còn phát hiện đượcmột số di tích chùa có kiến trúc cột đá Trong tổng số 35 di tích được phát hiện, mới chỉcó 4 di tích được khai quật: chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (khai quật 2 lần), chùa Núi Man(khai quật 2 lần), chùa Lang Đạo (khai quật 4 lần), chùa Nhùng (khai quật 1 lần); 5 di tíchđào thám sát: chùa tháp Cầu Cả, chùa Ba ông Phật, chùa tháp Phúc Lâm, chùa Tân Thịnh,

chùa Tây Thiên; còn lại phần lớn các di tích mới dừng lại ở cấp độ điều tra khảo sát.

Với một số lượng lớn di tích chùa tháp được phát hiện phản ánh vi trí đặc biệt củavùng đất Tuyên Quang xưa Theo ghi chép trong Viét sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư,

những năm đầu nhà Lý có thực trạng người Nam Chiếu liên kết với các thế lực địa

phương ở khu vực miền núi chống lại chính quyền nhà nước Năm 1012, người Man'°sang quá cột đồng, đến bến Kim Hoa và châu Vi Long (nay là huyện Chiêm Hóa) dé buônbán Vua (Lý Thái Tổ) sai người bắt được người Man và hơn 1 van con ngựa Tháng10/1013, châu Vị Long hùa theo người Nam Chiếu làm phản, vua thân đi đánh Thủ lĩnhHà An Tuấn sợ đem đồ đảng trốn vào rừng núi Năm 1015, khi Duc Thánh vương và VũĐức vương dem quân đi đánh các châu Đô Kim", Vị Long”, Thường Tan'’, BìnhNguyên Ÿ bat được Hà Án Tuan đem về kinh sư chém bêu đầu ở chợ Đông Thủ lĩnh HaÁn Tuấn ở châu Vị Long được nhắc đến ở đây có thể chính là dòng họ Hà được nhắc đếntrong văn bia chùa Bao Ninh Sing Phúc Liệu có phải sau khi dẹp yên cuộc nồi loan của

!° Chỉ người Nam Chiếu.

' Nay thuộc huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang

" Nay thuộc huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang

'3 Không rõ thuộc khoảng nào, đại khái thuộc về tinh Tuyên Quang và Hà Giang ngày nay!* Nay là các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Hoàng Su Phi tinh Hà Giang ngày nay.

29

Trang 32

Hà Án Tuấn, nhà Lý dé vỗ về đã ga người cháu gái của vua Lý Thái Té cho ông nội củacủa Hà Di Khánh và chấp thuận cho thành thủ lĩnh mới của châu VỊ Long Đến năm 1082,Hà Di Khánh, khi này được thế tập châu mục châu VỊ Long từ cha tiếp tục được vua LýNhân Tông ga cho công chúa Kham Thánh Đến thời Tran, Chiêu văn vương Tran NhậtDuật, một tướng lĩnh giỏi thuộc tông thất nhà Trần từng được cắt cử trong coi trại Thu

Vật, tran Tuyên Quang (1279-1285).

Các di tích chùa tháp tiêu biểu ở Tuyên Quang:

+ Di tích chùa Bảo Ninh Sùng Phúc nam ở khu vực Gò Chùa (còn gọi là Pù Khuân

Khoai, Pù Chùa), làng Tạc, xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa Năm 2005, Bảo tàng tỉnh

Tuyên Quang phối hợp với Viện Khảo cổ học lần đầu tiên đào hai hố thám sát di tích

chùa Bảo Ninh Sùng Phúc với diện tích 70,5m” Năm 2012, Viện Khảo cô học phối hợp

với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang khai quật lần thứ nhất di tích chùaBảo Ninh Sùng Phúc với diện tích 210m” Cuộc khai quật làm phát lộ 3 lớp nền kiến trúc,theo trật tự từ dưới lên trên lần lượt là: lớp nền kiến trúc thời Lý - Trần; lớp nền kiến trúcthời Lê sơ và lớp nền kiến trúc thời Hậu Lê, Nguyễn Trong đó, lớp nền kiến trúc thời Lý

- Trần bị lớp nền kiến trúc thời Lê, Nguyễn đè lên Kích thước nền tam bảo gần hìnhvuông thời Lý, phát hiện một trụ móng sỏi bắt góc phía đông nam, các góc khác đã bị phá

hủy Căn cứ vào vết nền kè đá, nền tam bảo bắc nam dài 9,8m, chiều đông tây rộng 8,3m.

Hiên phía đông rộng 2,5m; hiên phía nam rộng 4m Xung quanh là các móng trụ sỏi kê

chân tảng, nền kiến trúc kè đá Các giai đoạn sau giữa nguyên đá kè bó nền, chỉ mở rộngthêm về phía đông và lap hết hiên phía đông nam Bên ngoài hiên phía đông nam, là nềnđất thấp hơn, có thé là sân, nơi phát hiện nhiều mảnh tháp đất nung Ở góc sân phía tây

nên tam bảo, còn dâu vêt móng tháp xêp băng da.

Qua đợt đào thám sát năm 2005 và lần khai quật năm 2012, thu được nhiều hiệnvật thuộc các loại hình khác nhau: vật liệu kiến trúc, trang trí kiến trúc, đồ gốm men, đồ

sành và đồ kim khí thuộc các thời Lý - Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng và Nguyễn Một số

hiện vật tiêu thời Lý - Trần được phát hiện có thể kế đến như gạch bìa chữ nhật cỡ

29x20x5cm, 18x18,7x5cm, 29x21x6cm; ngói cánh sen cỡ 24x28x1,8em; ngói mũi nhọn

30

Trang 33

dày 1,5cm; ngói bò dày 1,5-2cm; đầu rồng đất nung làm từ đất sét mịn, độ nung thấp, màuđỏ vàng, tất cả đều bị vỡ; các bộ phận của tháp đất nung (gạch dé thap, manh bé thap,mảnh mai thap ); lá dé lệch; đồ gốm men; đồ sành thô, mịn Kết quả khai quật tìm ra cácdấu tích kiến trúc trụ móng, vật liệu kiến trúc và trang trí kiến trúc, đồ dùng sinh hoạt thờiLý hoàn toàn trùng khớp với nội dung văn bia còn lưu lại về ngôi chùa [54; tr 39-57; 59,

tr 21-30; 229, tr 87-90].

+ Di tích chùa Lang Dao nằm trên vùng đồi thấp, bằng phang thuộc thôn Tân Hồng,xã Tú Thịnh, huyện Sơn Duong Di tích được phát lộ vào tháng 10/2011 Ké từ khi pháthiện đến nay, di tích được khai quật 4 lần vào các năm 2012, năm 2015, năm 2016 và năm2017 với tổng diện tích là 582m”'” Các đợt khai quật làm phát lộ dấu tích của 3 nền kiếntrúc': nền kiến trúc thời Trần (nền kiến trúc 1), nền kiến trúc thời Lê (nền kiến trúc 2),nên kiến trúc thời Trần - Hồ (nền kiến trúc 3) Nền kiến trúc thời Trần là nền kiến trúcchính, hình chữ nhật chạy theo hướng đông tây với diện tích là 134,2m” Nền kiến trúcthời Lê So nằm song song và cách nền kiến trúc thời Trần 2,3m về phía bắc, đồng thờithụt vào khoảng 2,15m Dau vết còn lại của nền kiến trúc là các vật liệu kiến trúc thời Lêsơ bị vỡ vụn, cuội bó nền cùng | chân tảng đá phiến nằm trong hố móng tru Bó nền củakiến trúc 2 được tận dụng từ gạch bìa thời Trần - Hồ Tại nền kiến trúc thời Trần - Hồphát hiện dấu vết của các móng trụ được làm từ sỏi, cuội sông và có cấu trúc tương đồngVỚI gian giữa kiến trúc chùa Thượng Miện (Lục Yên, Yên Bái) với 4 trụ móng lớn ở giữa,

10 trụ móng nhỏ xung quanh Trong số 10 trụ móng này, ở hướng đông và hướng tây mỗi

hướng có 4 trụ; hướng bắc và hướng nam mỗi hướng có 3 trụ, trong đó 1 trụ ở giữa, 2 trụhai bên đồng thời đóng luôn chức năng là trụ móng ở hiên Sau 4 đợt khai quật, phát hiệnhon 100m’ san lát gach hoa chanh, chia thanh hai 6 Tai dot khai quat 1an thir ba, phat 16cống thoát nước chạy theo hướng đông tây dai 36cm Dot khai quật lần thứ tư phat hiệnmột đoạn tường xây bang gach bia thời Trần - Hồ ở phía đông di tích, dai 5,6m và mộtđoạn tường xây bằng ngói thời Trần dài 7,4m, nằm ở bên trong và cách đoạn tường xây

'_ Diện tích khai quật năm 2012 là 209m’, năm 2015 là 153m”, năm 2016 là 106m”, năm 2017 là 114m”.

6 Trong dot khai quat lần thứ ba năm 2016, phát hiện 1 đoạn bó nền bằng cuội của nền kiến trúc 4, song do diện tíchkhai quật bị hạn chế, nên chưa có thêm thông tin về nền kiến trúc mới phát hiện này.

31

Trang 34

gach bìa thời Trần - Hồ 2,5m về phía tây Đây có thé là tường bao khuôn viên của di tích

[56, tr 66-85; 57, tr 37-68; 76, tr 249-251].

Về di vật, thu thập được hàng nghìn di vật thuộc nhiều loại hình khác nhau thời

Trần Trang trí kiến trúc có: lá đề lệch trang trí rồng, lá đề lệch trang trí phượng, lá đề cân

trang trí phượng, lá đề cân trang trí hoa lá, lá đề cân trang trí giữa mái, tượng chim uyênƯơng, đầu phượng đất nung, đầu sư tử đất nung, ngói bít đốc, đầu đao Vật liệu kiến trúcchủ yếu là ngói: ngói sen, ngói bò và gạch: gạch bìa, gạch lát nền hoa chanh Ngoài ra còncó đồ gốm men, dé sành và đồ kim loại [56, tr 66-85; 57, tr 37-68; 76, tr 249-251].

+ Di tích chùa Phật Lâm nằm trên Đồi Chùa thuộc thôn Trại Xoan, xã Nhữ Hán,huyện Yên Sơn Di tích được Viện Khao cô học và Bao tàng tỉnh tiễn hành đào thám sátnăm 2005 với diện tích 12m”: sau đó, liên tiếp trong 2 năm 2006, 2007, chùa Phật Lâm7I7 Qua đợt đào thám sát và hai lần khaiđược khai quật hai lần với tổng diện tích 615,95m

quật, phát hiện toàn bộ đá kẻ khuôn viên và xác định được bình đồ và kiến trúc chùa từhướng đông nam sang hướng tây bắc gồm các đơn nguyên kiến trúc: đường và bậc lênchùa; nền sân trước hình chữ nhật kích thước 17,2x5,9m; nền sân sau hình chữ nhật, đượclát toàn bộ bằng gạch vuông; tháp đất nung được dựng ở sân trước ở đầu hồi phía đôngnam nhà tam bảo; bậc thềm bước lên chùa; nền chùa chính hình chữ nhật gần vuông, xung

quanh kè đá cuội và ngói; kè đá bó nên của nên dưới và công thoát nước.

Về kiến trúc tháp, qua khai quật và hiện vật thu thập được, bước đầu xác định chùaPhật Lâm có ít nhất bốn cây bảo tháp, gồm một cây tháp đất nung đã phát hiện nền móngcùng các cấu kiện và 3 cây bảo tháp nhỏ (2 cây tháp tráng men xanh, | cây tháp trángmen trắng) mới thu được các mảnh vỡ thân tháp, bệ tháp, góc tháp, mái Trong đó, thápđất nung là tháp chính dựng sân trước cửa chùa, cao 10 tầng Chiều cao của tháp đượckhẳng định dựa trên dữ liệu tìm được tầng tháp khắc chữ thập, bên trên bờ mái của tầngnày có trổ lỗ thủng tròn dé cắm chóp tháp Ngoài tầng tháp khắc chữ thập, còn thu thậpđược các mảnh tháp đánh số tầng là nhất, nhị, tam, thất, cửu Từ tầng 1 đến tầng 7, mỗimột mặt tháp được ghép lại từ nhiều mảnh; từ tang 8 đến tang 10, mỗi mặt tháp là một

'7 Diện tích khai quật lần thứ nhất là 336,25m”; diện tích khai quật dot hai là 279,7m’.

32

Trang 35

khối liền Các tang tháp đều có mái lợp ngói ống, góc tháp khắc hình hoa trong lá dé, cácdau kê cột khắc nổi tượng đầu người mình chim Tường tháp in nổi hoa chanh 4 cánh,mỗi bông hoa ngăn cách bằng một cham tròn nổi Mỗi một mặt tháp có hai mảng tường

hoa chanh ngăn cách nhau bởi một đô dọc và có trô hai cửa hình vòm cuôn.

Số lượng hiện vật qua hai lần khai quật thu được là 14.404 hiện vật với nhiềuchúng loại khác nhau Các di vật gom men Việt Nam thu thập được có niên đại sớm nhấtlà thế kỷ XIII-XIV, muộn nhất thế kỷ XVII-XVIII gồm các dòng men chủ yếu và đa dạngcông năng Đồ sành chiếm số lượng không nhiều, chủ yếu là đồ sinh hoạt đã bị vỡ, gồmsành thế ky XII-XIV và sành thé kỷ XV-XVI Vật liệu kiến trúc thời Trần chiếm sốlượng nhiều nhất, chủ yếu ngói mũi vát, ngói bò, gạch bó vỉa In nôi hình hoa cúc, gạch lát

nền hình vuông, gạch lát nền hình chữ nhật, gạch bìa xây tháp, gạch vỡ không xác định,

mảnh lan can Trang trí kiến trúc có phù điêu in nồi hình rồng, mảnh bờ thành bậc trangtrí rồng, lan can gốm bao quanh tháp, đầu đao [52, tr 44-60; 59, tr 45-55; 60, tr 318-330].

+ Chùa Nhùng nằm trên núi Pù Chùa, thôn Càng Nộc, xã Hòa Phú, huyện ChiêmHóa Không rõ chùa có tên chữ là gì, chỉ biết người dân địa phương thường gọi là chùaNhùng'Ÿ Hiện nay, ngôi chùa cổ hoàn toàn đồ sập song người dân địa phương dựng lênmột gian nhà nhỏ khoảng 10m” trên nền chùa cũ dé hương khói thờ Phật Năm 2015, ViệnKhảo cổ học và Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang tiến hành khảo sát và thực hiện khai quật vàonăm 2016 với diện tích 100m”, gồm 1 hố khai quật chính và 6 hồ thám sát xung quanh.

Kết quả khảo sát và khai quật phát hiện bệ thờ hình gần vuông, kích thước 1,8mx1,4m đặtở gian chính giữa ngôi chùa; một đoạn nền lát gach in nổi hoa cúc dây, giống với gach

thời Lý phát hiện ở Hoàng thành Thăng Long, chùa Long Đọi (Hà Nam); và hai cây bảo

tháp thời Ly, 1 cây bảo tháp thời Tran Các di vật thu được gồm: tượng Phật, bệ đá hoasen có chạm khắc hình sư tử, đồ gốm sứ (Lý - Trần, Bắc Tống) Cùng với chùa Bảo Ninh

Sùng Phúc, chùa Nhùng là một trong hai di tích có niên đại từ thời Lý từng được phát

hiện tại Tuyên Quang [59, tr 31-32; 67, tr 331-332].

'8 Nhùng là tên một loại tre hoặc cỏ có sẵn ở địa phương, loài này vốn xưa kia mọc phủ kín trên khu vực đôi chùa,

từ đó người dân trong vùng lây tên loại tre hoặc cỏ này đặt tên cho ngôi chùa.

33

Trang 36

Bản đồ 2: Hệ thống di tích chùa tháp thời Lý - Trần ở Tuyên Quang 34

Trang 37

2.1.2 Bắc Giang

Theo số liệu thông kê, hiện nay Bac Giang có tông cộng 14 di tích chùa tháp thời

Lý - Trần, trong đó có 2 đi tích thời Lý là chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Cao, còn lại 12 di tíchthời Trần Các tài liệu hay thư tịch không có thông tin về thời gian Phật giáo được du

nhập vào Bắc Giang từ bao giờ nhưng qua dấu tích vật chat dé lại cùng truyền thuyết dângian ở địa phương các nhà khoa học đã nhận định đạo Phật du nhập vào Bắc Giang từ thờiBắc thuộc Hiện nay đã phát hiện dau vết chùa, am thời Bắc thuộc ở di tích chùa Dâu dướichân núi Nham Bién (xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng) Các điều tra khảo sát các ngôichùa cổ ở Bắc Giang đã phát hiện được ba dau chân Phật khắc trên đá, dau chân Phật ởphế tích chùa Bạch Liên (xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn), dấu chân Phật ở chùa AmVai (xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn) và dấu chân Phật ở chùa Yên Mã (xã Bắc Lũng,huyện Lục Nam) Việc xuất hiện dấu chân trên đá chủ yếu từ thời Lý - Trần trở về trước.

Dưới thời Lý, Phật giáo ảnh hưởng sâu rộng trên vùng đất Bắc Giang ngày nay.Theo Thiên uyển tập anh, vào thời Lý, có một bậc cao tăng tên là An Không, đệ tử củathiền sư Thần Nghi (2-1216) ở Na Ngạn (nay là huyện Lục Ngạn) nên được người đươngthời gọi là Na Ngan đại sư Sách Thiên uyén tập anh chép: Ngày 18 tháng 2 năm Binh Ti,niên hiệu Kiến Gia thứ 6 (1216) sư đem sách và phả đồ nhận của Thường Chiếu truyền lạicho đệ tử Ấn Không, dặn răng: Nay đang thời loạn lạc, ngươi phải giữ sách này cho cân

thận, chớ để binh hỏa hủy hoại thì tổ phong ta sẽ không sa sút Nói xong sư qua đời.

Nguyên chú: Ân Không trước ở huyện Na Ngan, Lạng Châu, người đương thời gọi là NaNgạn đại sư (17, tr 139) Nội dung ghi chép trên phù hợp với những phát hiện về dấu vếtvật chất còn tìm thấy ở các ngôi chùa lớn, mà nay chỉ còn là những phế tích ở trên cácngọn núi phía Bắc dãy Yên Tử Tại chùa Cao đã phát hiện một số di vật thời Lý như bệ đácó hoa văn hình sóng nước tương tự bệ đá hình sóng nước ở chùa Dạm (Bắc Ninh), cácloại ngói mũi hài cỡ lớn, phù điêu hình lá đề in nổi rồng, tượng chó đá, tượng Garuda

Sự xuất hiện của các kiến trúc chùa tháp thời Lý ở Bac Giang có thé có mối quanhệ mật thiết với dòng họ Giáp ở động Giáp, vốn là châu mục Lạng Châu Họ Giáp có 3đời làm phò mã nhà Lý nên được đổi ra họ Thân: Thân Thừa Qúy lẫy công chúa con vuaLý Thái Tổ; năm 1029, Thân Thiệu Thái lấy công chúa Bình Dương con của vua Lý Thái

35

Trang 38

Tông; năm 1066, Thân Đạo Nguyên (con Thân Thiệu Thái) lay công chúa Thiên Thanh,con của vua Lý Thánh Tông Mối quan hệ hôn nhân giữa các công chúa nhà Lý với họGiáp đã góp phần đưa Lạng Châu thành một trung tâm chính trị, văn hóa thời Lý Cáccuộc khai quật tại đền Cầu Từ (xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn) với các những vật liệuxây dựng, kiến trúc như gạch Lý gia, đầu ngói ống, con đường lát gạch hoa chanh, hệthong trụ móng sỏi khăng định đây chắc chắn là trị sở hay dinh thự của các quan lại caocấp trong hoàng tộc nhà Lý và nhà Trần.

Sang thời Trần, hệ thong chùa tháp bên sườn Tây Yên Tử thuộc địa phận cáchuyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Dũng gắn liền với quá trình hình thành và

mở mang của Phật giáo Trúc Lâm với trung tâm chính là chùa Vĩnh Nghiêm Chùa được

khởi dựng từ đời Lý, sau đó được tu tạo, mở rộng thêm dưới thời Trần Năm 1313, PhápLoa đến trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, xây dựng nơi đây thành một trong những trung tâmchính của thiền phái Trúc Lâm, là cơ sở đảo tạo tăng dé và xếp đặt tăng chức, chỉ đạo cácchùa trong cả nước Từ trung tâm Vĩnh Nghiêm, nhiều ngôi chùa được trùng tu và xâydựng mới như chùa Mã Yên, Sơn Tháp, chùa Hồ Bắc, chùa Am Vãi, chùa Bình Long

+ Di tích chùa Đám Trì nằm trong trung tâm cánh đồng thôn Đám Trì, xã Lục Sơn,

huyện Lục Ngạn, bao quanh là các dãy núi trùng điệp Phía đông là chùa Ngoại Vân

(Quảng Ninh) ở núi Yên Tử; phía nam là chùa Hồ Thiên (Quảng Ninh); phía tây là núiCôn Sơn (Hải Dương); phía bắc là núi Am Vãi và chùa Am Vãi (huyện Lục Ngạn) Năm2014, Sở Văn hóa, Thể thao va Du lịch Bắc Giang phối hop với Viện Khảo cổ học tiếnhành khai quật di tích chia Dam Trì Kết quả khai quật phát hiện các dấu tích kiến trúcgồm: đường kè đá, vết tích kiến trúc, móng kè bằng đá cuội Tại đây, có thể đã từng tồntại một ngôi tháp cô có niên đại thời Trần Hệ thống di vật với tông cộng 2.527 hiện vậtgồm vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí kiến trúc và đỗ dùng sinh hoạt hoạt có niên đại từ

thế kỷ XII-XVI [103, tr 269-270; 238, tr 638-640].

+ Di tích chùa Hồ Bắc (chùa Phúc Chủ) ở trên núi Bác Mã thuộc dãy núi Huyền

Dinh - Yên Tử của xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam Chùa Hồ Bắc xưa đã bị đồ nát

hoàn toàn, chỉ còn là một phê tích kiên trúc Mặc dù đã bị đô nát, nhưng các nên tam bảo,

36

Trang 39

nhà tô, nhà mẫu, nhà tạo soạn, nhà khách, tiền đường, thiêu hương vẫn có thể nhận diện

được Tại đây, phát hiện 7 cấp nên, trong đó có 4 cấp nền kè đá và 3 cấp nên dấu tích kè

chưa rõ rang Giữa các cấp nền có đường lên được kẻ đá to Qua điều tra khảo sát, pháthiện cối đá nhám, tảng chôn cột bằng đá nhám, đá kè, gạch nung, mảnh ngói vỡ, gốm sucó niên đại Lý - Tran [108, tr 554-556; 140, tr 450-452].

+ Di tích chùa Mã Yên thuộc xã Bắc Lũng, huyện Lục Nam Khu nền móng đượcsan bạt trên lưng chừng núi Tượng Sơn thuộc dãy Huyền Đinh - Yên Tử với 3 tầng giậtcấp cao dần lên Kết quả khai quật năm 2017 làm xuất lộ các dấu tích kiến trúc ở các cấp

nền Cấp nền 1 (cấp nền thấp nhất) chiều dài đông tây là 110m, rộng bắc nam 30-35m, tại

đây phát hiện dấu tích giếng nước, nền sân và các cấp nền phụ được kè đá bó nền Cấpnền 2 còn lại dấu tích của hai nền kiến trúc tương đối bằng phẳng, có dạng gần hìnhvuông, được kè bó nền bằng các phiến đá mỏng Cấp nền 3 xuất lộ hệ thống dấu tích kiếntrúc của khu chính điện cùng các kiến trúc phụ ở phía đông, phía tây Đợt khai quật thuđược 414 mẫu hiện vật gồm vật liệu kiến trúc, đồ gốm sứ, sành và đồ kim loại Phế tíchkiến trúc chùa Mã Yên được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ XIII-XIV), được tu bổ, sửachữa vào thời Lê Trung hưng (thé kỷ XVII-XVIII), được xây dựng mới vào thời Nguyễn

(thế kỷ XIX-XX) sau đó thì bị đỗ nát [105, tr 337-338; 128, tr 586-588].

+ Di tích chùa Sơn Tháp (còn gọi là Hòn Tháp) thuộc xã Cầm Lý, huyện Lục Nam.Phé tích chùa xưa dựa lưng vào núi nhìn về khu đồng bang xã Cam Ly và được san làm 3cấp Trong đó cấp nên 3 là khu tam bảo và tháp đá Diện tích nền tam bảo rộng khoảng180m”, kề bên là khu tháp đá Tháp đá đã bi phá hủy chi còn lại viên đá thân tháp, trên đókhắc chữ “Huyền Cơ thiền thọ Pháp Vân”; mặt bằng kích thước ước chừng 1,4mx1,4m,cao 2,1m Ngoài ra, tại đây cũng thu thập được một số đi vật như chân tảng, đá déo hộp

vuông, đá bệ tháp, da chóp tháp, gạch, ngói, bat đĩa men ngọc Theo sách Đạo giáo

nguyên lưu, vua Trần Nhân Tông khi lên Yên Tử tu hành đã từng dừng chân nghỉ tại chùa

Sơn Tháp [128, tr 586-588].

+ Di tích chùa Am Vãi (tên gọi khác là Am Ni tự) nằm gần đỉnh núi Am Vãi thuộc

xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn Ngôi chùa Am Vãi xưa đã bị tàn phá hoàn toàn, chỉ còn

37

Trang 40

là phế tích Qua khảo sát thực địa, xác định được các thành phần kiến trúc và quy mô, bao

gồm: tòa tiền đường kích thước 20mx5,5m; nền tam bảo kích thước 10x6m; hành lang

trai kích thước 15,5x3,8m; hậu đường có mặt bang 15x7m va hai tháp đá hình vuông kíchthước đáy 1x1,1m, trong tháp có đặt bài vị khắc chữ Hán “Trúc Lâm viên tịch Ma ha batthường Tỳ Khưu Như Liên thiền sư hóa thân Bồ Tát cân vị” Chùa có mặt bằng tổng thé

kiểu nội công ngoại quốc [209, tr 449-450].

+ Di tích chùa Bình Long thuộc xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam Từ khi xây dựngđến nay, di tích chùa Bình Long đã ba lần di chuyển địa điểm tương ứng với kết quả khảosát được mặt bằng ba khu di tích Khu di tích được khởi dựng từ thời Trần trên dãy núiHuyền Đình, tại đây phát hiện được khu tam bảo cùng một số đi vật bằng đá, khu giếngnước ăn ở sườn bên phải nối liền với tam bảo bằng đường đi có kè đá [150, tr 454-455].

HH nỉ TH MEC TH + mg Ret That: et) H Làng thang, xã Không The 35 tế ng Tory M_ Yên Dụng 52 x2 Tiên eg

3 | Ht Lecter LÀIE | sae obe + 1 tạ Pe eg © Oe lùa TẢ a ogres Hk Pun thương Rae a Bá Teg Tiền 45 Xã Chợ Sen E4 Xô Kha Lang

4) 0 —— mas roeee “ «a6 Hồng Sỳ 'Ý! Xã Eedmag Thu SE XẾ Guưng Than 25 Xã Hung ơn Y kế Quảng tee 8 kẻ Tám ay 8 hà em ta |

Hi mia In hơi % xã Hoang XỸ kb Pak Sơn š~ kã Dương Dan ides Pum fot kã oe AT Kế Song th Hee tạm |4 nen tw ma Tân Ba ma HẠ L8 Œ ka —- | 51588 eng Pb TT Bic Gang fe Area ag hos tiên

2 aed) xe ï Sẽ Bổ sh 55 RB VAR H Hiệp cen arse Dae Tháng Xi a rg RÌm, M9 xã ey Rees Her Ding

a = waiListr | aa Trae NT a Meg mi 2 kh een hr 9: sẻ Thông Cee

38

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:20

Xem thêm: