LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan rằng Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội với đề tài “Hoạt động hỗ trợ trẻ khuyết tật tại trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An” là công trình ng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HOÀNG THỊ LIÊN
HOAT ĐỘNG HO TRỢ TRE KHUYET TAT TẠI TRUNG TAM
PHUC HOI CHUC NANG NGUOI KHUYET TAT THUY AN
Hà Nội — năm 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội với đề tài “Hoạt động
hỗ trợ trẻ khuyết tật tại trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An” là
công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS TS Nguyễn Tuấn Anh
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực,được trích dẫn nguồn day đủ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ này là kết quả từ sự cô gắng tìm tòi, nghiên cứu của bản thân
tôi, bên cạnh đó tôi cũng nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, định hướng tích cực từ
thầy cô, gia đình, bạn bè và trung tâm nơi tôi làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Công
tác xã hội.
Đầu tiên, em xin phép được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS NguyễnTuấn Anh là giảng viên trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình làm luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Công tác xã hội Cảm ơn thầy đã dành thời gian, tâm huyết, tận tình
hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm quý báu cho em từ khi định hướng đề tài cho đến
khi em bắt đầu nghiên cứu và cuối cùng là hoàn thiện luận văn
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Xã hộihọc — trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hỗtrợ em trong quá trình làm luận văn, cảm ơn các thầy, cô đã truyền đạt kiến thức nền
tảng giúp em hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn ban Giám đốc Trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tậtThụy An — Ba Vì — Hà Nội, các thầy cô giáo đang thực hiện công tác dạy nghề, cácnhân viên tại trung tâm, các nhân viên công tác xã hội đang làm việc tại trung tâm vàcác em học sinh khuyết tật đã tao mọi điều kiện thuận lợi và hợp tác với tôi dé tôi hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cơ quan, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã
luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên và khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua dé tôihoàn thành tốt luận văn Thạc sĩ của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện
Hoàng Thị Liên
H
Trang 5MỤC LỤC
PHAN MỞ ĐÂU - 22222 2n HH HH HH re 1
1 Đặt vấn đề -cs-cs Hn TH THnTnH HH gH1 T1 Hà HH HH ng ng gườu 1
2 Mục tiêu nghiên CỨU - - - G6 S5 11v SH SH HH HH TH Thọ TH HH HT Thọ TT Hà HH giờ 3
3 Câu hỏi nghiên CỨU - - G < 5 v1 TH HH HT TT TH HH Họ TT TH Hà re 3
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2-2 5+ ©xt+EE£E+EEE2EEEEXE211E711211 7117111111111 4
5 Két cau ctta Wan nh ố.ố.ố.ố 4
CHUONG I: CO SO LY LUAN, DIA BAN NGHIEN CUU VA PHUONG PHAP NGHIEN
0000 ÔỎ 5
1.1 Cơ Sở lý lUẬN cà vn TH TT HT HT HH TT TT HH TT TH TH TT TT Hiện 5
1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.3 Van ban pháp lý về trợ giúp cho nhóm đối tượng khuyết tật -25-©c5cccccccscee 16
1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứU - 2-22 55c2SsEEt2EEEEE 221211211211 71 21111.111.111 21 1.4.1 Cơ sở vật HIấT, se ch HT HH HH HH rau 21
“Z2 n6, n na ốốốốốố.ố.ốốố 22
5x TT nố.ố ố 23
1.4.4 Đội ngũ CAN Độ, ANGN VỈÊNL À Ác TH HT nh TH Hà HH TT TT Hà ng 25
1.4.5 Đặc điểm nhóm đỗi tượng nghiÊH CỨu - 55c Sex Tra 26
1.5 Phương pháp nghiên CỨU - - ¿+ + tt TY TH TH TH HT HH HT 29 1.5.1 Phương pháp phân tich tài ÏÏỆUH - - - «5 «SH HH HH nh HH HH Hư 29 1.5.2 Phương pháp Quan SẮTE << hàn Hà HT TT HH HT TH TH ng 30
1.5.3 Phương pháp phỏng VẤN SÂÌ1H À - 5c csSSS+EEhE HT TH TH 111 111 ru 31 Tiéu Két Churonng 8 nhn ồ 32
CHUONG II: THỰC TRẠNG VA HIỆU QUA TRIEN KHAI CÁC HOAT DONG HO TRỢ
TRE KHUYET TAT TAI TRUNG TAM PHUC HOI CHUC NANG NGUOI KHUYET TAT
II) 009 33 2.1 Hoạt động khám, chữa bệnh: + + S11 TH TH TT HH HH TT HH Hà HH 33
2.1.1 Thực trạng triển khai hoạt AGNg scccscccsccssssssssssssssssssssssssssssessssesssssssssssesatssssecsssssssecasecassessiessees 33 2.1.2 Hiệu quá của hoạt động trong quá trình trợ giúp cho trẻ khuyết tật -c-ccce- 37
2.1.3 Vai trò của nhân viên công tác XA liỘI - Ăn HH HT Hàng ưệt 39
2.2 Hoạt động trị liệu — phục hồi chức năng -2¿- 22 +s2xt2ExtSEkEeEkxerrrrrrkrsrkrerkerrree 40 2.2.1 Thực trạng triển khai hoạt đỘng - 55-5 TH 1 1121111111110 1.1 errưeu 40
Trang 62.2.2 Hiệu quá của hoạt động trong quá trình trợ giúp cho trẻ khuyết tật -c-ccscc 45
2.2.3 Vai trò của nhân viên công tác XA liỘI - - c5 nàng HT Hit 48
2.3 Hoạt động hướng nghiệp — day nghề 2¿-52©25+2SEt2ExSEESEEEEEExerkkrrrkrerkrerrrrrrrree 49 2.3.1 Thực trạng triển khai hoạt dONg ccccccscssccsssssscsssesssessssssssssssessssssscsssssesssecsusssessssssssatecsesasecsseeses 49
2.3.2 Hiệu quả của hoạt động trong quá trình trợ giúp cho tré khuyết tật
2.3.3 Vai trò của nhân viên công tác Xã liỘi -c- ch hàng ng Thành nưệt
2.4 Hoạt động quan lý, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ khuyết tật -5-©52©5scccccxerxeeree 65 2.4.1 Thực trạng triển khai hoạt động 55c co HT eree 65 2.4.2 Hiệu qua của hoạt động trong quá trình trợ giúp cho trẻ khuyết tật ccccscc 70
2.4.3 Vai trò của nhân viên công tác XA lHỘi óc th Hàng HH Hàng rkt 73 2.5 Hoạt động giáo dục văn hóa - + th nh TH TT HT TH TT ngàng 74
2.5.1 Thực trạng triển khai hoạt độngg - 5S SccSrTTHHHgHHH HH Hee 74
2.5.2 Hiệu quả của hoạt động trong quá trình trợ giúp cho trẻ khuyết tật -ccccccec 76
2.5.3 Vai trò của nhân viên công tác XA liỘI - - 5 5 HH HT HH ưkt 78
2.6 Các hoạt động khác trung tâm đang triển khai: Vui chơi — giải trí, tham vấn, tư vấn, day kỹ
năng sông đôi với trẻ em khuyết tật - - LH HH Hà TT TT HH HT TT ch HH nrkt 80
II 8c g0) 8:8 88
KET LUAN À/.0.9:00208i9).0007.7 7 1 89
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2£ ©©22+t92EEE+2++22EE215212221115222272112 2222 e 94
I3:00000 0 97
IV
Trang 7PHAN MỞ DAU
1 Dat van dé
Trẻ em nói chung và trẻ khuyết tat nói riêng là những đôi tượng rat can nhận
được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của gia đình và toàn xã hội dé có thé phattriển toàn diện, hoàn thiện nhân cách va han chế tối da những tôn thương dễ gặp phải.Trẻ em khuyết tật chịu nhiều thiệt thòi hơn những trẻ em cùng độ tuổi bởi các em cónhững khiếm khuyết về thé chat và tinh thần Các dang khuyết tật làm cản trở trẻ emtrong quá trình phát triển thé chất, tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, làm chậmquá trình hình thành và phát triển nhân cách Vì vậy, các em cần được tạo cơ hội nhiềuhơn dé phát triển, tham gia các hoạt động xã hội, tiếp cận cơ hội học tập, giảm khoảngcách với các bạn cùng trang lứa Đây là nghĩa vụ và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của từng gia đình và của toàn xã hội.
Sáng 11/1/2019, Tổng cục thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Quỹ Nhi đồngLiên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNICEF) công bố kết quả điều tra quốc gia về ngườikhuyết tật tại Việt Nam năm 2016 Theo kết quả điều tra, cả nước có 7% dân số 2 tuditrở lên — khoảng hon 6,2 triệu người là người khuyết tật Bên cạnh đó, có 13% dan số -gần 12 triệu người sống chung trong hộ gia đình có người khuyết tật Tỷ lệ này dự kiến
sẽ tăng lên cùng với xu hướng già hóa dân số Theo số liệu thống kê thay được rằng,
số lượng người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng còn chiếm số lượnglớn trong cơ cấu dân số đất nước Trong đó, người khuyết tật cần nhiều sự hỗ trợ củagia đình trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày, người khuyết tật sống chung
với gia đình còn nhiều Cũng theo kết quả này, những hộ gia đình có thành viên khuyết
tật thường nghèo hơn, cơ hội việc làm cho người khuyết tật cũng thấp hơn nhữngngười không khuyết tật Cho dù người khuyết tật là đối tượng được hưởng chính sáchbảo hiểm y tế và nghèo không phải là rào cản đối với việc tiếp cận các cơ sở y tế,
nhưng rat ít người khuyết tật (2,3%) tiếp cận được với dịch vụ phục hồi chức năng khi
bị 6m hoặc bị thương Bên cạnh đó, vẫn còn ton tại những bất bình đăng về mức sông
và tham gia xã hội đối với người khuyết tật Điều tra cũng chỉ ra răng, cơ hội được đihọc của trẻ em khuyết tật thấp hơn nhiều so với trẻ em không khuyết tật Ở các cấp học
cao hơn thì cơ hội đi học của trẻ khuyết tật càng thấp hơn Đến cấp trung hoc phổthông chỉ có chưa đến 1/3 trẻ khuyết tật đi học đúng tuổi Chỉ có 2% trường tiểu học
và trung học cơ sở có thiết kế phù hợp với học sinh khuyết tật và khoảng 1/7 số trường
1
Trang 8có một giáo viên được đảo tạo về day trẻ khuyết tật Những con số trên đã nói lên thực
trạng người khuyết tật tại Việt Nam, đặt ra nhiều thách thức cho Nhà nước, cho những
nhà hoạch định chính sách, cho các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hướng nghiệp - dạy
nghề, cơ sở đào tạo đang tiến hành hoạt động hỗ trợ cho người khuyết tật nói
chung và trẻ khuyết tật nói riêng và cho các nhân viên công tác xã hội trợ giúp các đốitượng yếu thế [29]
Pháp luật Việt Nam hiện đã có nhiều quy định nhằm bảo vệ, chăm sóc và hỗ trợ
cho trẻ em nói chung và cho trẻ khuyết tật nói riêng như Hiến pháp năm 2013, Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Người khuyết tật năm 2010,
Quyết định số 1019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án trợ giúp
người khuyết tật giai đoạn 2012 — 2020, Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giaiđoạn 2011 — 2015 theo Quyết định 267/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Sau khicác quy định được ban hành, Nhà nước đã tạo được hành lang pháp ly va môi trường
xã hội thuận lợi cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng, góp phần cải thiện đời sống
của người khuyết tật, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân chung tay hỗ trợtrẻ em khuyết tật Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, pháp luật về người khuyết tật
và các chương trình hỗ trợ trẻ khuyết tật thực tế còn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập nhưkhoảng cách giữa quy định và thực tế, nguồn lực thực hiện các quy định, năng lực của
cán bộ thực hiện Vì vậy, vẫn còn tồn tại tình trạng người khuyết tật, trẻ em khuyết
tật chưa được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của mình dé phát triển và hòa nhập cộngđồng'
Xuất phát từ những cơ sở trên tác giả chọn nghiên cứu này vì: Kết quả nghiêncứu góp phần cùng trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An có định
hướng phát triển chắc chắn, hoàn thiện các mô hình hỗ trợ cho trẻ khuyết tật từ khâu
khám, chan đoán ban dau, trị liệu - phục hồi chức năng, hướng nghiệp — dạy nghề,
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đến các hoạt động vui chơi — giải trí Từ đó, hỗ trợ
hiệu quả cho quá trình hòa nhập xã hội cho trẻ khuyết tật và góp phần làm giảm gánh
nặng an sinh cho xã hội.
Kết quả nghiên cứu giúp cho ban lãnh đạo trung tâm, các cán bộ, nhân viên
chăm sóc, nhân viên công tác xã hội hiêu rõ hơn về những mong muôn, tâm lý, những
' Tổng hợp kết qua dựa trên việc nghiên cứu các văn bản pháp lý liên quan đến người khuyết
tật của tác giả.
2
Trang 9vấn đề khó khăn mà trẻ khuyết tật đang gặp phải Từ đó, trung tâm có biện pháp can
thiệp, hỗ trợ từ hoạt động chăm sóc hàng ngày, học tập hòa nhập và hỗ trợ cả về tâm lýcho trẻ khuyết tật dé mang lại những kết quả hỗ trợ khả quan nhất
Quan trọng hơn, nghiên cứu hỗ trợ cho trẻ khuyết tật có cơ hội chia sẻ những
suy nghĩ, mong muốn, được trung tâm quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động hỗ trợtrẻ khuyết tật phù hợp với nguyện vọng, vấn đề của từng trẻ, mức độ phục hồi, hòanhập và nhận được sự quan tâm cả về mặt tâm lý
Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp hướng đến trợ giúp
cho các đối tượng yếu thé trong xã hội, tiến tới tiến bộ và công bằng xã hội Trẻ emkhuyết tật là một trong những nhóm đối tượng yếu thế rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của
xã hội, và đặc biệt là của Công tác xã hội Chính vì vậy, với đặc thù chuyên ngành, vớinhững kiến thức lý thuyết được học, những kinh nghiệm thực tế được tiếp xúc, tôinhận thấy vai trò của những người làm công tác xã hội nói chung và sự đóng góp của
cá nhân tôi vào quá trình hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật được tham gia vào tất cả các hoạt
động hỗ trợ, từ hỗ trợ xã hội đến hỗ trợ, trị liệu đặc thù để giảm bớt khó khăn về vấn
đề khuyết tật và hòa nhập được với sự phát triển chung của bạn bè cùng trang lứa, sự
phát triển của xã hội
Vì những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Hoạt động hỗ trợ trẻ khuyết tật tạitrung tâm phục hôi chức năng người khuyết tật Thuy An” (Ba Vì, Hà Nội) làm đề tàinghiên cứu là hoàn toàn thiết thực, cần thiết và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa
bàn nghiên cứu.
2 Mục tiêu nghiên cứu
-Nghiên cứu này tìm hiêu hoạt động ho trợ trẻ khuyêt tật và đánh giá hiệu quacủa các hoạt động hỗ trợ trẻ khuyết tật tại trung tâm Thụy An (nghiên cứu tại Thụy
An, Ba Vì, Hà Nội) Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những đề xuất để nâng cao hiệu
quả hoạt động hỗ trợ và đề xuất nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội trong
hỗ trợ trẻ khuyết tật tại trung tâm.
3 Câu hỏi nghiên cứu
-Thực trạng triên khai các hoạt động hồ trợ trẻ khuyết tật tại trung tâm phục hôi
chức năng trẻ khuyết tật Thụy An (Ba Vì, Hà Nội) hiện nay như thế nào?
Trang 10Các giải pháp nào cần triển khai để nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ trẻ
khuyết tật tại trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An (Ba Vì, Hà
Nội)?
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-Đôi tượng nghiên cứu: Hoạt động ho trợ trẻ khuyêt tật tại trung tâm phục hôi
chức năng người khuyết tật Thụy An (Ba Vì, Hà Nội)
Khách thé nghiên cứu:
Ban lãnh đạo Trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An,
Cán bộ, nhân viên làm việc tại trung tâm, Nhân viên công tác xã hội của trung tâm,
Trẻ khuyết tật đang tham gia các hoạt động hỗ trợ tại trung tâm có nhận thức
tốt, thuộc 2 dạng tật (khuyết tật nghe nói và khuyết tật vận động nhẹ)
Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2019 đến tháng
nội trú tại trung tâm).
5 Kêt câu của luận văn
Phân mở đâu: Đặt van dé, mục tiêu nghiên cứu, đôi tượng, phạm vi nghiên cứu,
tổng quan các nghiên cứu đã thực hiện trước đây có liên quan đến đề tai
Phần nội dung của luận văn bao gồm 3 chương, kết cấu cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận, địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu về
hoạt động hỗ trợ trẻ khuyết tật tại trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy
An
Chương 2: Các hoạt động hỗ trợ trẻ khuyết tật tại trung tâm phục hồi chức năng
người khuyết tật Thụy An
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ trẻ
khuyết tật tại trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An
Phần kết luận — khuyến nghị
Trang 11CHUONG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN, DIA BAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHAP
NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài1.1.1.1 Các nghiên cứu trên thê giới về van dé trợ giúp cho trẻ khuyết tậtTrong khuôn khổ chương trình Hội thảo “An sinh xã hội cho người khuyết tật,kinh nghiệm quốc tế và phương pháp tiếp cận ở Việt Nam” năm 2005 của Ts MatthiasMeissner — Giảng viên Đại học Bochum, Cộng hòa Liên bang Đức đã chia sẻ kinh
nghiệm của nước Duc trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội với người
khuyết tật Theo chia sẻ của ông, một trong những chính sách hữu hiệu giúp người
khuyết tật và trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng là việc triển khai những chính sách về
giáo dục, hướng nghiệp - dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, trong đó chútrọng đến quyền tự quyết của người khuyết tật” [15]
Kỷ yếu hội thảo khoa học “Người khuyết tật ở Việt Nam: sinh kế, việc làm vàbảo trợ xã hội” diễn ra ngày 27/9/2007 do Trung tâm Nghiên cứu Châu A — Thái BìnhDương của Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Trung tâm hợp tác quốc tế của Đạihọc Osaka và Đại học Ochanomizu của Nhật Bản đã có 20 tham luận của các nhà khoahọc, nhà hoạt động từ thiện, xã hội trong và ngoài nước hướng đến vấn đề tìm giảipháp hỗ trợ hiệu quả cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, đào tạo việc làm và hỗtrợ việc làm ôn định đời sống có đóng góp cho xã hội [18]
Tác giả Brenda Gannon and Brian Nolan (2011), Nghiên cứu khuyết tật hòanhập xã hội ở Ieland xem xét người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn khi hòa nhập xãhội, chỉ ra mặc cảm tự ti là một trong những yếu tố cản trở người khuyết tật tham giahòa nhập cuộc sống cộng đồng và cuộc sống hàng ngày Đây chính là sự khác biệtgiữa người khuyết tật và người bình thường trong việc tham gia hòa nhập cộng đồng.Thống kê các số liệu thu thập được để đánh giá mức độ nghèo, sự tham gia vào giáo
dục, y tế, việc làm của người khuyết tật Nghiên cứu còn nhắn mạnh tới yêu tố
người khuyết tật ảnh hưởng tới đời sống của mình, thiết kế nơi làm việc không phùhợp, sự kỳ thị của cộng đồng, sự tiếp cận các phương tiện đi lại gây khó khăn cho
người khuyết tật [5]
“Báo cáo tình hình trẻ em thé giới 2013 với chủ đề trẻ khuyết tật” do UNICEF
thực hiện đã khuyến cáo trẻ khuyết tật và cộng đồng sẽ cùng được lợi nhiều hơn nếu
5
Trang 12xã hội quan tâm tới những gì trẻ khuyết tật có thé làm được thay vì tập trung chú ý vàokhiếm khuyết của các em Báo cáo nhấn mạnh tam quan trọng của việc cần có sự thamgia của trẻ em và người chưa thành niên có khuyết tật thông qua việc khảo sát lấy ý
kiến của chính các em trong quá trình xây dựng và đánh giá các chương trình và dịch
vụ dành cho trẻ khuyết tật [1]
1.1.1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam về trợ giúp cho trẻ khuyết tật
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2014), “ Báo cáo khảo sát hệ thống hỗ trợ
người khuyết tật trong lĩnh vực lao động va xã hội ở Việt Nam”, khảo sát tiến hành
đánh giá nhu cầu và hệ thông cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội, trong đó chỉ ra Việt
Nam đã có hệ thống văn bản pháp luật quy định về quyên, chính sách và hệ thống dich
vụ trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở các cấp độ khác nhau và bao phủ hau hếtcác lĩnh vực của đời sống xã hội từ giáo dục, y tế - chăm sóc sức khỏe, việc làm, ansinh xã hội Chính sách, dịch vụ đã góp phần giảm bớt khó khăn trong cuộc sống củangười khuyết tật, tuy nhiên những thách thức, khó khăn vẫn còn tồn tại Hiểu biết của
người khuyết tật và gia đình có người khuyết tật về chính sách trợ giúp xã hội còn hạnchế, chính sách chưa bao phủ hết các lĩnh vực, đối tượng hưởng lợi và còn khoảng
cách so với nhu cầu thực tế Việc thực hiện chính sách còn chưa đồng bộ giữa các địaphương và chưa có hệ thống theo dõi, giám sát đánh giá một cách đồng bộ [3]
Giáo trình “Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật” (2013) củaNhà xuất bản Thanh niên, chỉ ra rằng kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tậtnói chung và trẻ khuyết tật nói riêng khá phổ biến Giáo trình cũng dé cập đến việc cáchoạt động hỗ trợ thường cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế, bảo hiểm xã hội hay xóađói giảm nghèo hơn là hỗ trợ tạo công ăn việc làm, hướng nghiệp - dạy nghề và thamgia xã hội cho người khuyết tật [12]
Hồ Thị Tuyết Mai “Hoạt động hướng nghiệp - dạy nghé cho trẻ khuyết tật tại
trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì” (2016) Đây là nghiên cứu có tính mới cao
chỉ ra được thực trạng hoạt động hướng nghiệp - dạy nghề cho trẻ khuyết tật tại trungtâm tập trung vào hai nghề chính là nghề may và nghề thêu Tuy nhiên, nghiên cứucũng nêu lên những khó khăn trung tâm đang gặp phải khi số lượng học sinh học nghềtăng nhưng cơ sở vật chất chậm được đổi mới, phương pháp giảng dạy ít sáng tạo, họcsinh các lớp đa dạng lứa tuổi, nhận thức và dạng tật Nghiên cứu của tác giả cũng đưa
ra những khuyến nghị cho ban giám hiệu nhà trường, giáo viên hướng nghiệp - dạy
6
Trang 13nghề, các bậc phụ huynh và trẻ khuyết tật dé nâng cao hiệu quả hướng nghiệp - day
nghề cho trung tâm Với Ban Giám hiệu nhà trường cần tập trung vào đề xuất chínhsách mới, xây dựng dự án phát triển nghề dài hạn cho trẻ khuyết tật, chủ trì biên soạntài liệu học nghề, hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật Với giáo viên hướng nghiệp - daynghề cần nâng cao tính chủ động, đổi mới phương pháp dạy học, kết nối với phụhuynh học sinh, có kế hoạch kết nối với các doanh nghiệp để quảng bá sản phẩm củahọc sinh Với trẻ khuyết tật cần chủ động tìm hiểu về ngành nghề theo học, tương tác
tích cực với giáo viên và chủ động tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi học nghề Với các bậc phụ huynh quan tâm, động viên, tạo điều kiện dé con em đi học, phối hợp với nhà
trường, giáo viên để quảng bá sản phâm mà trẻ khuyết tật làm ra đến với các cá nhân,
doanh nghiệp [21].
Nguyễn Thị Huyền Trang “Công tác xã hội với trẻ em khuyết tật vận động”(Trường hợp tại Làng Hữu nghị Việt Nam) đã phân tích và chỉ ra thực trạng đời sốngcũng như khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ công tác xã hội của trẻ em khuyết
tật vận động với mục đích kết nối, điều phối và duy trì các dịch vụ dành cho trẻ em khuyết tật vận động một cách hiệu quả [36].
Tác giả Đặng Thị Ngọc Vân “Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ khuyếttật vận động tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” chỉ ra các hoạt động hé trợ hiệu
quả nhất cho trẻ em khuyết tật vận động là hoạt động kết nối trẻ em với các nguồn lực
cung cấp xe lăn, nạng, dụng cụ hỗ trợ đi lại và hoạt động cung cấp thông tin về chính
sách đào tạo nghề, chính sách ưu đãi giáo dục, miễn giảm thẻ xe bus Bên cạnh đó các
hoạt động phục héi chức năng, nâng cao năng lực cho các thành viên trong gia đìnhgiúp trẻ sống độc lập vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt kinh tế, thiếu phương
tiện di lại, bộ phận thực thi chính sách chưa được dao tạo chuyên sâu, bai bản [40].
Tác giả Đào Xuân Quyên “Phục hồi chức năng đối với trẻ em khuyết tật từ thực
tiễn trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An” đã đánh giá được thực trạng
hoạt động phục hồi chức năng của trẻ khuyết tật hiện nay tại trung tâm Thụy An đượctriển khai theo mô hình khép kín từ khâu tiếp nhận, khám sàng lọc đến khâu lượnggiá, theo dõi kết quả phục hồi chức năng sau khi trẻ trở về gia đình và địa phương Vớinhững kết quả đạt được trong phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật đã đóng góp rat
lớn vào quá trình hỗ trợ trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng, giảm sự kỳ thị, phân biệt
đối xử của cộng đồng đối với trẻ và quan trọng hơn là giúp trẻ tự phát huy được những
7
Trang 14khả năng của bản thân, tăng cường sự tự tin tham gia vào các hoạt động xã hội Nghiêncứu cũng chỉ ra các định hướng giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động phục hồi
chức năng cho trẻ khuyết tật về các phương diện chế độ chính sách, về cơ sở vật chat,
về cơ chế quan lý — nhân lực — phân cấp trách nhiệm và van dé xã hội hóa dé nâng caohiệu quả hoạt động phục hồi chức năng toàn điện cho trẻ khuyết tật trong thời gian tới
này tôi lựa chọn khái niệm trẻ em theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm
2004 với độ tuổi quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi
Khái niệm hỗ trợ
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh, hỗ trợ được định nghĩa là giúp đỡ nhau, giúp thêm vào: hỗ trợ bạn bè,
hỗ trợ cho đồng đội kịp thời [34]
Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng định nghĩa hỗ trợ là giúp
đỡ lẫn nhau, giúp đỡ thêm vào (hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn), trợ
giúp, tương trợ [35].
Dựa theo cách định nghĩa khái niệm trên, tác giả lựa chọn xác định khái niệm
hỗ trợ là các hoạt động hướng đến giúp đỡ cho các nhóm đối tượng khác nhau dé cùng
nhau vượt qua hoàn cảnh khó khăn gặp phải Trong phạm vi luận văn này, tác giả sử
dụng từ hỗ trợ dé chỉ những hoạt động mà trung tâm phục hồi chức năng người khuyết
tật Thụy An đang thực hiện để giúp đỡ cho nhóm trẻ em khuyết tật sinh sống tại trung
8
Trang 15tâm Các hoạt động là một hệ thống giúp đỡ đa dạng từ đáp ứng các nhu cầu hàng ngày
cho đến các nhu cầu cao hơn như học tập, giao tiếp, việc làm thực hiện mục tiêu
giảm sự phân biệt, tự ti giữa nhóm trẻ em khuyết tật với nhóm trẻ em không khuyết tật
trong xã hội.
Khái niệm khuyết tậtThực tế có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khuyết tật, chúng ta có thê hiểu từ
khuyết nghĩa là không đầy đủ, thiếu một bộ phận hoặc một phan Từ tật có nghĩa là có
điều gì đó không được bình thường, ít nhiều khó chữa ở vật liệu, dụng cụ máy móc.Còn ở người nghĩa là sự bất thường, nói chung không thê chữa được của một cơ quan
trong cơ thể do bam sinh mà có, hoặc do tai nạn hay bệnh gây ra (theo Từ điền tiếng
Việt Nhà xuất bản Khoa học — xã hội, Hà Nội, 1988) [33]
Năm 1980, WHO đưa ra cách phân loại quốc tế về 3 mức độ khiếm khuyết,
khuyết tật và tàn tật Theo như cách phân loại, khiếm khuyết chỉ sự mất mát hoặc
không bình thường của cấu trúc cơ thê liên quan đến tâm lý hoặc sinh lý Khuyết tật
chỉ sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết Còn tàn tật đề
cập đến tình thé bat lợi hoặc thiệt thoi của người mang khiếm khuyết do tác động củamôi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ
Trong hệ thống phân loại quốc tế ICF, WHO định nghĩa khuyết tật như sau:
“Khuyét tật là thuật ngữ chung chỉ tình trạng khiếm khuyết, hạn chế vận động và thamgia, thể hiện những mặt tiêu cực trong quan hệ tương tác giữa cá nhân một người (vềmặt tinh trạng sức khỏe) với các yếu tố hoàn cảnh của người đó (bao gồm yếu tô môitrường và các yếu tố cá nhân khác)” [11]
Luật Người khuyết tật năm 2010, Chương I, Điều 3 đã phân loại các dạng khuyếttật bao gồm:
° Khuyết tật vận động
e Khuyết tật trí tuệe_ Khuyết tật nghe, nói
e Khuyết tật nhìn
e Khuyết tật thần kinh, tâm than
e Khuyết tật khác [20]
Trang 16Như vậy, định nghĩa khuyết tật theo tác giả hiểu là tình trạng thiếu hụt chức
năng hay rối loạn chức năng so với chuẩn sinh lý bình thường làm cho cá nhân bị trởngại trong học tập, làm việc, giao tiếp, vui chơi giải trí và sinh hoạt
Khái niệm Người khuyết tật
Trên thế giới và tại Việt Nam, có nhiều định nghĩa về người khuyết tật:
Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ (ADA) năm 1990 định nghĩa ngườikhuyết tật là người có sự suy yếu về thé chat hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kê đếnmột hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống [10]
Theo Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2006: người khuyếttật bao gồm những người có những khiếm khuyết lâu dài về thể chất trí tuệ, thần kinh
hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham giađầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như những người
khác trong xã hội [7].
Theo Luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010 quy định: người khuyết tật là
người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng
được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn
[Điều 2; 20]
Khái niệm theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO): người khuyết tat là nhữngngười mà triển vọng tìm được một việc làm thích hợp, cũng như triển vong tiễn bộ vềmặt nghề nghiệp đều bị giảm sút một cách rõ rệt sau khi bị một trở ngại về thé chấthoặc tinh thần và trở ngại đó được công nhận đúng lúc
Khái niệm người khuyết tật theo tổ chức Y tế thế giới WHO năm 1999: ngườikhuyết tật là những người có suy giảm chức năng ở các mức độ: khiếm khuyết, khuyết
tật và tàn tật.
Khiếm khuyết chỉ sự mat mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thé liên
quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý
Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếmkhuyết
Tàn tật đề cập đến tình thé bat lợi hoặc thiệt thoi của người mang khiếm khuyết
do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ [27]
10
Trang 17Về mức độ khuyết tật: Theo Điều 3, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày
10/04/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củaLuật người khuyết tật có 3 mức độ khuyết tật:
Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn
toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại,mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhânhàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoan toan
Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mat một phần hoặc
suy giảm chức năng, không tự kiểm soát, hoặc không tự thực hiện được một số hoạtđộng đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinhhoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc
Người khuyết tật nhẹ là những người khuyết tật không thuộc trường hợp là
người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng được nêu trên.
Người khuyết tật không phân biệt nguồn gốc hay nguyên nhân gây ra khuyết
tật, có những người sinh ra đã bị khuyết tật (được gọi là khuyết tật bam sinh), có
những người khi sinh ra không bị khiếm khuyết nhưng trong quá trình sống, lao động
và học tập có thé bị khuyết tật vì những nguyên nhân khác nhau [22].
Như vậy, với khái niệm người khuyết tật, có nhiều định nghĩa, nhiều cách hiểukhác nhau Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi lựa chọn hiểu khái niệm người
khuyết tật theo quy định của Luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010, cụ thé người
khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảmchức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khókhăn.
Khái niệm Trẻ khuyết tậtKhoản 10, Điều 4 Luật trẻ em năm 2016 quy định trẻ khuyết tật nằm trongnhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được định nghĩa như sau: Trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ,
quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt
của Nhà nước, gia đình và xã hội dé được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng [19].
Theo Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Trẻ khuyết tật là trẻ em dưới 16 tuổi không
phân biệt nguồn sốc gây ra tàn tật, bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc
11
Trang 18chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạtđộng, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn [9,tr.252].
Từ những quan sát, tìm hiểu tài liệu của cá nhân, tôi xây dựng khái niệm trẻ
khuyết tật là: “Trẻ em khuyết tật là người đưới 16 tuổi, bị khiếm khuyết một hoặc
nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến
cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.
Khái niệm Công tác xã hội với người khuyết tật
Có nhiều khái niệm về công tác xã hội được đưa ra ở các góc độ khác nhau.Quan niệm của tác giả A.Skidmore cho rằng, công tác xã hội là một dạng trợ giúp
giống như việc đưa ra bàn tay giúp đỡ cho những người nghèo khó, cá nhân, gia đình
có khó khăn về kinh tế, về tình cảm, về quan hệ xã hội trong các cơ sở xã hội, y tế haygiáo dục Công tác xã hội giúp cộng đồng tiếp cận với các dịch vụ đảm bảo nhu cầu và
đảm bảo an sinh xã hội.
Từ điển Bách khoa ngành công tác xã hội (1995) có ghi “Công tác xã hội là một
khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những
chuyền biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội” [32]
Tháng 7 năm 2011 Hiệp hội Công tác xã hội quốc tế và các trường đào tạo côngtác xã hội quốc tế thống nhất một định nghĩa về công tác xã hội như sau: Công tác xãhội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con
người và thúc day sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền
lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người Công tác xã hội sử dụng các họcthuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương táccủa con người với môi trường sống [17]
Tác giả Nguyễn Thị Oanh cho rằng: “Công tác xã hội là hoạt động thực tiễn,mang tính tổng hợp được thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc, phương pháp hỗtrợ cá nhân, nhóm va cộng đồng giải quyết van đề Công tác xã hội theo đuôi mục tiêu
vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội” [13].
Từ những khái niệm trên, tôi lựa chọn hiểu khái niệm công tác xã hội theo Giáo
trình Nhập môn Công tác xã hội, Đại học Lao động — Xã hội, năm 2018 do tác giả Bùi
Thị Xuân Mai chủ biên như sau: Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên
nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứngnhu câu và tăng cường chức năng xã hội đông thời thúc đây môi trường xã hội về
12
Trang 19chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết vàphòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Căn cứ theo các khái niệm về người khuyết tật, trẻ em khuyết tật và khái niệm
công tác xã hội, tôi hiểu khái niệm về công tác xã hội với người khuyết tật theo giáotrình công tác xã hội với người khuyết tật của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
do tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa chủ biên: “Công tác xã hội với người khuyết tật làhoạt động chuyên nghiệp của nhân viên công tác xã hội giúp đỡ những người khuyếttật nhằm tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ, huy
động nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết dé hỗ trợ người khuyết tật, gia đình
và cộng đồng triển khai các hoạt động chăm sóc trợ giúp họ một cách hiệu quả , vượtqua những rào cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội trên nền tảng
sự công bằng như những người khác trong xã hội”
1.2 Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.2.1 Lý thuyết nhu cau
Thuyết nhu cầu là một thuyết được áp dụng rất phổ biến trong các trường hợp
của công tác xã hội, được sáng tạo bởi nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow.Abraham Maslow (1908 - 1970), nhà tâm lý học người Mỹ đã xây dựng học thuyếtphát triển về nhu cầu của con người vào những năm 50 của thế kỷ XX [14]
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia thành hai nhóm
chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs) Nhu cau co ban
liên quan đến các yếu tố thé lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nướcuống, được ngủ nghỉ Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thé thiếuhụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tạiđược Các nhu cầu cao hơn những nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao.Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tổ tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, antâm, vui vẻ, dia vi xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân
Thuyết nhu cầu của Maslow phân định nhu cầu của con người theo 5 bậc thang:bậc thang thứ nhất là nhu cầu cơ bản/ sinh lý, thứ hai là nhu cầu về an toàn, thứ ba nhu
cầu về xã hội, thứ tư đề cập đến nhu cầu được tôn trong/ tự trọng và cuối cùng, bậc
thang thứ năm là nhu cầu được thể hiện mình Theo thuyết nhu cầu, Maslow cũng chorằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơbản được thỏa mãn, những nhu câu cơ bản sẽ chê ngự, hôi thúc, giục giã một người
13
Trang 20hành động khi nhu cầu cơ bản chưa đạt được Sau này, Maslow đã phát triển thuyếtnhu cầu của mình từ 5 bậc cơ bản lên thành 8 bậc bao gồm nhu cầu nhận thức, nhu cầuthâm mỹ và bậc thang nhu cầu cao nhất là nhu cầu tâm linh [14].
Ứng dụng thuyết nhu cau trong công tác xã hội sẽ giúp nhân viên xã hội hiểu
được thân chủ có rất nhiều nhu cầu và không phải chỉ khi nào họ gặp các vấn đề hay
có các nhu cầu về vật chất thì thân chủ mới tìm đến nhân viên công tác xã hội, cónhiều người có các nhu cầu được giải quyết các vấn đề tâm lý, tình cảm và các mối
quan hệ xã hội Theo thuyết nhu cầu, trong quá trình hỗ trợ thân chủ cần quan tâm đến
việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản trước khi chuyền sang những nhu cau cao hơn [14]
Trẻ khuyết tật cũng như những cá nhân khác trong xã hội, trẻ cũng có các nhucầu ăn, uống, chỗ ở, an toàn, giao tiếp, được yêu thương Trẻ khuyết tật cũng muốnđược tham gia bình đăng các hoạt động, được hoc tập, vui chơi, được trình bày ý kiếncủa mình và được tự đưa ra các quyết định cho các vấn đề liên quan đến bản thân Một
trong những nhu cầu quan trọng nhất của trẻ khuyét tật là không phải chịu sự kỳ thi,phân biệt đối xử từ bạn bè cùng trang lứa, từ cha mẹ, gia đình và những người xungquanh Các hoạt động trợ giúp cho trẻ khuyết tật vừa thể hiện sự quan tâm của Nhà
nước đến trẻ khuyết tật, vừa hỗ trợ trẻ phát triển bản thân, phục hỗồi các chức năngthiếu hụt và làm giảm khoảng cách giữa trẻ khuyết tật với bạn bè cùng trang lứa Tuynhiên trẻ khuyết tật có nhu cầu khác so với các nhóm trẻ có hoàn cảnh khó khăn khác
đó là nhu cầu được phục hồi chức năng bị khiếm khuyết của mình, tạo điều kiện tốt
nhất dé trẻ hòa nhập cộng đồng Tùy theo từng dang tật trẻ có nhu cầu phục hồi chứcnăng khác nhau, với trẻ đa khuyết tật hay trẻ khuyết tật trí tuệ, chậm phát triển, tâmthần, tự kỷ thì cần phục hồi đặc biệt Những trẻ khuyết tật vận động dạng trung bình
và nhẹ thì cần phục hồi chức năng ở mức độ đơn giản hơn, được học tập hòa nhập,được học nghề Trẻ khuyết tật lớn cần phục hồi chức năng và học nghề, trẻ khuyết
tật nhỏ tuổi hơn cần phục hồi chức năng và học tập Như vậy, cùng nhóm đối tượng trẻ
em khuyết tật nhưng các độ tuổi khác nhau, các dạng tật khác nhau lại có nhu cầukhông giống nhau, căn cứ vào nhu cầu cụ thê của trẻ mà nhân viên công tác xã hội có
hướng hỗ trợ trẻ hiệu quả.
Trong nghiên cứu này, tôi lựa chọn sử dụng thuyết nhu cầu của Maslow dé tìm
hiểu nhu cầu, mong muốn của trẻ khuyết tật đang tham gia các hoạt động hỗ trợ tại
14
Trang 21trung tâm Thụy An, từ đó có những đề xuất hỗ trợ trẻ khuyết tật được đáp ứng các nhucầu theo điều kiện thực tế về vật chất và nhân lực của trung tâm.
1.2.2 Lý thuyết hệ thong sinh thái
Tác giả của lý thuyết hệ thống sinh thái là Urie Bronfenbrenner (1917 — 2005).Thuyết này có mục đích giải thích các yếu tố tác động tới sự phát triển của con người.Thuyết hệ thống sinh thái chỉ ra rằng có 5 cấp độ của môi trường có thể ảnh hưởng tới
sự phát triển của con người Thuyết hệ thống sinh thái cho rang sự tương tác của con
người với các hệ thống tồn tại xung quanh họ (môi trường sống) ảnh hưởng rất rõ nét
đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân Thuyết này cung cấp cách tiếp cận dé
giúp chúng ta trả lời được câu hỏi các mối quan hệ xã hội và môi trường xung quanh
ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của một con người? Urie Bronfenbrennercho rằng, sự phát triển của một cá nhân sẽ bị tác động bởi mọi thứ xảy ra xung quanhtrong môi trường của họ Theo thuyết này, mỗi cá nhân là một phần của các hệ thống
thuộc môi trường xã hội Các cá nhân tác động đến môi trường xung quanh và ngượclại môi trường cũng tác động ngược trở lại đối với các cá nhân Urie Bronfenbrennerchia môi trường sống của con người thành 5 hệ thống cấp độ khác nhau, đó là: hệ
thống vi mô, hệ thống trung mô, hệ thống vĩ mô, hệ thống ngoại vi và hệ thống thời
gian [14].
Tiếp cận dựa trên quan điểm thuyết hệ thống sinh thái cho nhân viên công tác
xã hội thấy rằng, khi can thiệp, trợ giúp đối với trẻ em khuyết tật cần đặt các em vàomỗi tương quan với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường sống của trẻ Bởi vì con ngườitác động vào môi trường sống của mình nhưng họ cũng bị tác động ngược trở lại bởichính môi trường sống đó
Ứng dụng lý thuyết hệ thống trong quá trình hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật giúpnhân viên công tác xã hội tìm hiểu kỹ mối quan hệ của trẻ với môi trường sống xung
quanh, mức độ tác động của môi trường đến trẻ, từ đó có biện pháp can thiệp vào môi
trường sông dé thay đôi van dé ở trẻ và ngược lại [14]
1.2.3 Lý thuyết vai tròThuyết vai trò được ra đời với sự đóng góp lớn của khoa học xã hội học và tâm
lý học Thuyết vai trò có mối quan hệ chặt chẽ đến thuyết “chức năng cấu trúc” của
các tác gia Auguste Comte, Herbert Spencer, Emile Durkheim, Vilfredo Pareto.
Thuyết nêu lên một cách cụ thé vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã
15
Trang 22hội áp đặt cho mỗi chức vị của con người trong xã hội đó Có hai loại vai trò là vai trò
hiện và vai trò ấn: vai trò hiện là vai trò bên ngoài mọi người đều có thể thấy được, vaitrò ân là vai trò không biểu 16 ra bên ngoài mà có khi chính người đóng vai trò đó cũngkhông biết [14]
Thuyết cho rằng, mỗi cá nhân thường chiếm giữ các vị trí nào đó trong xã hội
và tương ứng với các vị trí đó là các vai trò Những vai trò chỉ ra cụ thé cách thứcnhằm đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cũng chỉ ra những nộidung hoạt động cần thiết đòi hỏi phải có trong một bối cảnh hoặc tình huống cho sẵn.Thuyết cũng cho rằng, một phần các hành vi xã hội hàng ngày quan sát được chỉ đơngiản là những việc mà con người thực hiện trong vai trò của họ, cũng giống như diễnviên đóng vai trên sân khấu
Các hành vi của con người chịu sự chỉ đạo của những mong muốn của cá nhân
họ hoặc từ mong muốn của những người khác Khi vai trò phù hợp với khả năng của
cá nhân thì người đó đảm trách tốt vai trò được phân công, ngược lại, khi vai trò không
phù hợp khả năng thì người đó sẽ gặp phải sự xung đột vai trò Vì vậy, trước các sự
việc xảy ra, cần phân tách rõ nhiệm vụ của từng vai trò, xem xét việc thực hiện vai trò
của cá nhân, giải thích về việc cá nhân có các hành vi khác nhau ở những môi trường
khác nhau [14].
Ứng dụng thuyết vai trò trong công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội sẽ làm
rõ với cá nhân, nhóm, gia đình răng mỗi thành viên sẽ có những vai trò khác nhau, cácvai trò có tầm quan trọng riêng Vì vậy, các cá nhân khác nhau, nhân viên công tác xãhội cần tôn trọng và hỗ trợ các thành viên thực hiện tốt vai trò của họ dé các hoạt độngdiễn ra tốt đẹp
Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng thuyết vai trò để xác định mức độ hoàn
thành vai trò của Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, giáo viên, nhân viên công tác xã
hội, trẻ khuyết tật tham gia các hoạt động trợ giúp tại trung tâm Từ đó, có những đề
xuất để giúp các cá nhân đó phát huy tốt hơn vai trò của mình trong hỗ trợ cho trẻ
khuyết tật tại trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An.
1.3 Văn bản pháp lý về trợ giúp cho nhóm đối tượng khuyết tật
Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (Đại hội đồng Liên hợp quốc
thông qua ngày 13/3/2007), nêu rõ mục đích của Công ước này là thúc đây, bảo vệ và
bao đảm của người khuyết tật được hưởng một cách bình dang và đầy đủ tất cả các
16
Trang 23quyền và tự do cơ bản của con người, và thúc day sự tôn trọng phẩm giá vốn có của
họ Công ước cũng chỉ rõ trẻ em khuyết tật được hưởng trọn vẹn các quyền và tự do cơbản của con người trên cơ sở bình đăng với các trẻ em khác; trong mọi hành động liên
quan tới trẻ em khuyết tật, lợi ích tốt nhất của trẻ phải được đặt lên hàng đầu [7]
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua
năm 1992, sửa đôi năm 2001 và năm 2013 quy định việc bảo vệ người khuyết tật đượcnêu tại Khoản 2 Điều 59 và Khoản 3 Điều 61
Khoản 2 Điều 59 nêu rõ: Nhà nước tạo bình đăng về cơ hội để công dân thụhưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người
cao tuôi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác
Khoản 3 Điều 61 nêu rõ: Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miễn núi, hảiđảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người
nghèo được học văn hóa, học nghề [16].
Luật Trẻ em năm 2016 Khoản 1, Điều 8 được sửa đổi sang Khoản 2, Điều 11theo Luật số 28/2018/QH14 quy định: Nha nước bao đảm nguồn lực thực hiện mục
tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật vềquy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành và địa phương: ưu tiên
bồ trí nguồn lực dé bảo vệ trẻ em, bao đảm thực hiện quyền trẻ em
Luật người khuyết tật năm 2010, quy định rõ trong các chương và các điều luật
về các hoạt động trợ giúp cho người khuyết tật:
Chương III: Chăm sóc sức khỏe (Điều 21 đến điều 26) quy định người khuyếttật được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú, được thăm khám, chữa bệnh theochính sách bảo hiểm y tế; đối với người khuyết tật tâm thần có hành vi nguy hiểmđược hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt
buộc tại cơ sở khám chữa bệnh Người khuyết tật được tạo điều kiện phục hoi chức
năng dựa vào công đồng nham tạo sự bình đăng về cơ hội và hòa nhập cộng đồng chongười khuyết tật
Chương IV: Giáo dục (Điều 27 đến điều 31) người khuyết tật được tham gia các
hoạt động giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt để phát
triên các khả năng của bản thân.
17
Trang 24Chương V: Dạy nghề và việc làm (Điều 31 đến điều 35) Nhà nước đảm bảo cho
người khuyết tật được tư vẫn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng,
năng lực bình đăng như những người khác; Người khuyết tật được tư vấn việc làm phù
hợp với sức khỏe và đặc điểm khuyết tật; Các cơ sở sản xuất kinh doanh có quy định
về việc sử dụng người khuyết tật vào làm việc
Chương VI: Văn hóa, thé dục, thé thao, giải trí và du lịch (Điều 36 đến điều 38)Nhà nước hỗ trợ hoạt động văn hóa, thé dục, thé thao, giải trí và du lịch phù hợp với
đặc điểm của người khuyết tật, tạo điều kiện để người khuyết tật được hưởng thụ văn
hóa, thé dục, thé thao giải trí và du lịch Các hoạt động này được lồng ghép vào đời
sống văn hóa cộng đồng, được tô chức đa dạng về loại hình, được giảm giá vé, tạo
điều kiện cho người khuyết tật phát triển tài năng
Chương VII: Nha chung cư, công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông
tin và truyền thông (Điều 38 đến điều 43) Nha nước quy định đến ngày 01/01/2020 các
công trình công cộng phải đảm bảo các điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật; cácphương tiện giao thông phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp điềukiện sức khỏe của người khuyết tật; người khuyết tật tham gia giao thông công cộng
được miễn, giảm giá vé, giá phục vụ, được sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện Nhà nướckhuyến khích phát triển công nghệ thông tin dành cho người khuyết tật, Đài truyềnhình Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các chương trình phát sóng có phụ đề tiếng
Việt và ngôn ngữ ký hiệu
Chương VII: Bảo trợ xã hội (Điều 44 đến điều 48) người khuyết tật đượchưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, được maitáng phí khi chết [20]
Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 01 tháng
01 năm 2021: Chương XI, mục 4: quy định đối với Lao động là người khuyết tật với
các điều 158, 159, 160:
Điều 158 Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tậtNhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của người lao động là người
khuyết tật; có chính sách khuyến khích, ưu đãi phù hợp đối với người sử dụng lao
động trong tạo việc làm và nhận người lao động là người khuyết tật vào làm việc theo
quy định của pháp luật về người khuyết tật
18
Trang 25Điều 159 Sử dụng lao động là người khuyết tật
1 Người sử dụng lao động phải bao đảm về điều kiện lao động, công cụ lao
động, an toàn, vệ sinh lao động và tô chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với ngườilao động là người khuyết tật
2 Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động là người
khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ
Điều 160 Các hành vi bị nghiêm cắm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
1 Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động
từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc
vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý
2 Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộiban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụnglao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó [2]
Thông tư 01 Hướng dẫn về Quản lý trường hợp với người khuyết tật (số01/2015/TT-BLDTBXH ngày 06/01/2015) quy định về quản lý trường hợp với người
khuyết tật tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và xã, phường, thị trấn.
Thông tư giải thích rõ, quản lý trường hợp với người khuyết tật là quy trình xác định
nhu cầu cần trợ giúp xã hội và xây dựng, thực hiện kế hoạch trợ giúp người khuyết tật,
điều phối các hoạt động cung cap dịch vụ công tác xã hội dé trợ giúp người khuyết tật
én định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng [31].
Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, ngày 02/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản lyhọc phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn,giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.Nghị định quy định về miễn giảm học phí đối với trẻ em bị mồ côi cả cha và mẹ, trẻ
em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa tại Khoản 2, Điều 7; quy định về hỗ trợ chỉ
phí học tập đối với trẻ em khuyết tật học mẫu giáo và học sinh phổ thông m6 côi cả
cha lan me tại Khoản 1, Điều 10 [24]
Dựa trên Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính
phủ, Bộ Giáo dục va Dao tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
19
Trang 26ban hành Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH, ngày
30/3/2016 hướng dẫn thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dụcthuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học
tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021, trong đó, chính sách đối trẻ em
khuyết tật được áp dụng tại điểm b, khoản 2, Điều 4 và điểm b, khoản 4, Điều 4 [30]
Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 647/QĐ-TTg, ngày 26/4/2013 về phêduyệt Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 2013 - 2020, trong đó có
trẻ em khuyết tật với mục đích day mạnh nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực phòng
ngừa, phát hiện, can thiệp sớm va chăm sóc trẻ em khuyết tật; chăm sóc ban trú cho trẻ
em khuyết tật nặng; nâng cao chất lượng chăm sóc, trợ giúp trẻ em khuyết tật [26].
Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Thông tư liên tịch
213/2013/TTLT/BTC-BLĐTBXH, ngày 30/12/2013 hướng dẫn quản lý và sử dụng
kinh phí thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ
rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết
tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn2013-2020 dựa trên Quyết định số 647/( )Đ-TTg, ngày 26/4/2013 của Thủ tướng
Chính phủ Đối với trẻ em khuyết tật nặng, hướng dẫn áp dụng tại các khoản củaĐiều 3 của Thông tư này [29]
Quy định về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; trợ giúp
xã hội đột xuất; hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối với trẻ khuyết tật tại cộng đồng
và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khuyết tật tại cơ sở bảo trợ xã hội và nhà xã hội, Chínhphủ đã ban hành Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, ngày 21/10/2013 quy định chính sáchtrợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội Những chính sách đối với trẻ em
khuyết tật được quy định tại Điều 4; khoản 6, Điều 5; điểm n, khoản 1, Điều 6; một số
khoản trong các Điều 7, 10, 11, 18, 19 [23]
Ngoài ra, còn rất nhiều các quy định của Đảng và Nhà nước về các hoạt động
hỗ trợ cho người khuyết tat và trẻ khuyết tật tại các văn bản: Nghị định 136/2013/ND
— CP, ngày 21/10/2013 về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo
trợ xã hội trong đó có người khuyết tật; Quyết định 1019/QD — TTg ngày 5/8/2012 phê
duyệt chương trình Dé án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 — 2020; Quyết định1201/ QD — TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Việt Nam và hướng
nghiệp - dạy nghề giai đoạn 2012 — 2015; Quyết định 647/QD — TTg ngày 26/4/2013
20
Trang 27của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
giai đoạn 2013 — 2020
Từ việc tìm hiểu các văn bản pháp luật và các quyết định hiện hành, nhận thấy
rằng, Đảng, Nhà nước, các Bộ ngành đã dành nhiều sự quan tâm, tạo điều kiện cho sự
hòa nhập và phát triển của người khuyết tật nói chung và cho trẻ khuyết tật nói riêng.Các quy định của pháp luật về các lĩnh vực trợ giúp cho người khuyết tật và trẻ khuyếttật nhìn chung khá đầy đủ, đa dạng, bao hàm cho tất cả những cá nhân có liên quan
trực tiếp và gián tiếp đến việc trợ giúp cho trẻ khuyết tật Tuy nhiên, các quy định của
pháp luật về trợ giúp cho trẻ khuyết tật vẫn chưa mang tính bắt buộc và răn đe thi hành
cao ở việc áp dụng quy định vào thực tế, nhiều chính sách đang được áp dụng một
cách lỏng lẻo hay thậm chí được được áp dụng vào thực tế Điều này làm hạn chế quátrình người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng tham gia vào quá trình pháttriển khả năng và hòa nhập xã hội
1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu1.4.1 Cơ sở vật chất
Trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An có diện tích khoảng
37.400 m2 với nhiều cây xanh phù hợp cho công tác hỗ trợ cho trẻ khuyết tật Cơ sởvật chất khang trang, sạch đẹp (gồm khu nhà hành chính 2 tầng, khu y tế - phục hồichức năng ở phía cổng và bên trong, khu nhà ở chia thành 5 dãy nhà từ B1 đến B5, dãynhà hướng nghiệp - dạy nghé, dãy nhà giáo dục chuyên biệt, khu cho trẻ tự ki) Cácdãy nhà được quy hoạch riêng biệt, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, đáp ứng tốtnhu cầu của trẻ và phục vụ các hoạt động hỗ trợ trẻ của trung tâm [38]
Hiện nay, trung tâm dang nâng cấp, sửa chữa thêm cơ sở vật chất dé phục vụ tốthơn nhiệm vụ phục hồi chức năng và hướng nghiệp - dạy nghề cho trẻ khuyết tật.Trung tâm đầu tư các máy móc hiện đại và da dạng cho trẻ luyện tap, học văn hóa, họcnghề, vui chơi giải trí
Với điều kiện hiện có về cơ sở vật chất và với nỗ lực của trung tâm dé nâng cấp
cơ sở vật chất như hiện nay, điều kiện để trung tâm phát triển hoạt động hỗ trợ cho trẻ
khuyết tật là rất khả thi Các phòng học được nâng cấp khang trang với đủ bàn ghé,
không gian rộng rãi, các thiết bị và máy móc hiện đại, đủ các giá treo đồ, máy may,khung tranh, thiết bị tập phục hồi chức năng, dụng cụ khám chữa bệnh Điều này sẽ
21
Trang 28mở rộng cơ hội tham gia các hoạt động khép kín và toàn diện cho trẻ khuyết tật ngay
tại trung tâm.
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ
*Chuc năng:
Theo Quyết định số 19/QDLDTBXH ngày 08/01/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An là
-đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội, có chức
năng khám bệnh, điều trị, phục hồi chức năng đối với người khuyết tật, người có côngvới cách mạng, trẻ tự kỷ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi và đối tượng
khác có nhu cầu; chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, hướng nghiệp — dạy nghề đối với
người khuyết tật; điều dưỡng người có công với cách mạng, phục hồi sức khỏe ngườicao tuổi; cung cấp dịch vụ công theo quy định của pháp luật
Trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An có tư cách pháp nhân,
có con dấu riêng và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật [41]
* Nhiệm vụ:
Khám bệnh, điều trị, phục hồi chức năng đối với người khuyết tật, người cócông với cách mạng, trẻ tự kỷ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi và đốitượng khác có nhu cầu
Chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật; điều dưỡng người có công với cách
mạng và phục hồi sức khỏe cho người cao tuổi
Tổ chức các hoạt động dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp và lao động trị liệugiúp người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng
Tổ chức sản xuất, sửa chữa và hướng dẫn sử dụng dụng cụ trợ giúp, dụng cụthay thế đối với người khuyết tật
Tham gia đào tạo, tập huấn, thực hành kỹ năng chăm sóc, giáo dục, phục hồichức năng cho công chức, viên chức và người lao động theo sự phân công của Bộ; là
cơ sở thực hành cho sinh viên các trường có chuyên ngành liên quan.
Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của trung tâm
cho đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế Cung
cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và dịch vụ công tác xã hội đối
với đối tượng có nhu cầu
Nghiên cứu, ứng dụng tiễn bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực được giao.
22
Trang 29Phối hợp với các cơ quan y tế địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống
dịch bệnh, phòng ngừa thương tích và khuyết tật
Hợp tác với các tô chức trong nước va ngoai nước về lĩnh vực được giao theo
quy định của Nhà nước và của Bộ; liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân dé hoạt
động dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội theo quy định của pháp luật
Quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, tài chính, tài sản của
trung tâm theo phân cấp của Bộ và quy định của pháp luật
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về các lĩnh vực công tác
của trung tâm [41].
Các hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật là sứ mạng quan trọng, là mục đích tồn
tại của trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An, vì thế trung tâm đặtrất nhiều kỳ vọng và cố gắng tạo mọi điều kiện có thé trong khả năng dé nâng cao hiệuquả của các hoạt động này Từ việc xác định nhiệm vụ quan trọng, cụ thé như vậy,
trung tâm sẽ xây dựng kế hoạch phát triển dai hạn và hoàn thiện các hoạt động trợ giúp
để mang lại hiệu quả hỗ trợ tốt nhất cho trẻ khuyết tật, thực hiện theo đúng nhiệm vụ
được Đảng, Nhà nước và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giao phó [38].
Trang 30những chức năng, nhiệm vụ khác nhau:
Phòng Tổ chức cán bộ: Có chức năng tổ chức bộ máy, công tác quản lí cán bộtheo quy định Nhà nước và có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về các lĩnh vực liênquan đến tổ chức cán bộ
Phòng Hành chính - Tổng hợp: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong
các hoạt động hành chính, quản trị và có nhiệm vụ cung ứng vật tư, quản lí kho, vật
tư
Phòng Tài chính - Kế toán: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong các
hoạt động liên quan đến tài chính, kế toán và có nhiệm vụ báo cáo tình hình tài chính
cho Giám đốc, cơ quan chủ quản
Phòng Hướng nghiệp dạy nghề: Có nhiệm vụ hướng dẫn dạy nghề, kết nối đối
tượng tới các tô chức có nhu câu bô sung người lao động
3 Dựa trên nghiên cứu báo cáo và quan sát thực tế tại trung tâm
24
Trang 31Phòng Nghiệp vụ Công tác xã hội: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc trongcác hoạt động liên quan đến nghiệp vụ Công tác xã hội và có nhiệm vụ đánh giá, phânloại đối tượng xã hội, xây dựng kế hoạch hỗ trợ
Phòng Khám chuyên khoa Phục hồi chức năng: Có chức năng tham mưu choGiám đốc trong các hoạt động liên quan đến lĩnh vực khám phục hồi chức năng và cónhiệm vụ khám, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho đối tượng của trung tâm
Khoa Phục hồi chức năng: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong các
hoạt động phục hồi chức năng và có nhiệm vụ điều trị bằng các thiết bị hiện đại, tiên
tiến hoặc áp dụng các bài tập, phương pháp phục hồi chức năng trên thé giới
Khoa Dược - Cận lâm sàng: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong các
hoạt động về lĩnh vực dược, cận lâm sảng và có nhiệm vụ chuẩn đoán lâm sảng đểphục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch điều trị cho đối tượng của trung tâm
Khoa Can thiệp trẻ tự kỷ: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong các hoạtđộng của trẻ tự kỉ và có nhiệm vụ can thiệp trong lĩnh vực của trẻ tự kỷ như giáo dục,
đánh giá, sang lọc trẻ tự kỷ
Khoa Giáo dục đặc biệt: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong các lĩnh
vực giáo dục đặc biệt và có nhiệm vụ giáo dục chuyên biệt dạy văn hóa, chức năngsinh hoạt đành cho trẻ khiếm thính, trẻ chậm phát triển trí tuệ, tô chức cho học sinh tự
ky hòa nhập.
Xưởng Sản xuất dụng cụ trợ giúp: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong
các hoạt động về sản xuất dụng cụ trợ giúp và có nhiệm vụ sản xuất, cung cấp, phục
hồi dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật
Cơ cấu tổ chức của trung tâm Thụy An có sự thống nhất điều hành từ trên
xuống dưới, đảm bảo mọi hoạt động triển khai đều được giám sát và đánh giá chất
lượng Các hoạt động trợ giúp cho trẻ khuyết tật được phụ trách trực tiếp bởi phòng có
chức năng tương ứng, bên trên là 1 Phó giám đốc và quản lý cao nhất là Giám đốc
Trang 32Bang 1: Trình độ đào tạo của đội ngũ can bộtTrình độ Sô lượng Tỷ lệ phần trămSau đại học: 06 6,5%
Đại học: 28 (01 đang học sau ĐH) 30.1%
Cao đăng 06 (02 đang học đại học) 6.5%
Trung cấp 38 (05 đang học đại học) 40.9%
Sơ cấp, CN kỹ thuật II 11.8%
Lao động phô thông 04 4.2%
Trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An dang là một trongnhững cơ sở bảo trợ xã hội có số lượng cán bộ, nhân viên được dao tạo bài bản và có
bằng cấp cao trong hệ thông cơ sở trợ giúp đối tượng yếu thế trong xã hội Sự đầu tư
và tạo điều kiện để nâng cao trình độ của những nhân viên trực tiếp và gián tiếp làm
VIỆC VỚI trẻ khuyết tật hướng đến chuyên môn hóa các hoạt động của trung tâm, trong
đó chú trọng đến các hoạt động trợ giúp cho trẻ khuyết tật [38]
1.4.5 Đặc điểm nhóm doi tượng nghiên cứuNhóm đối tượng nghiên cứu mà tác giả lựa chọn đó là nhóm trẻ khuyết tật đang
được trợ giúp tại trung tâm Thụy An, bao gồm hai dạng tật là khuyết tật vận động và
khuyết tật nghe nói Bởi vì cùng là trẻ khuyết tật nên các em có đủ các đặc điểm tiêubiểu như của nhóm trẻ khuyết tật về thể chất, tâm lý, nhận thức và nhu cầu Dưới đây,tác giả đã tổng hợp một số đặc điểm tiêu biểu của trẻ khuyết tật tại trung tâm phục hồichức năng người khuyết tật Thụy An thông qua quan sát, tiếp xúc với trẻ và tham khảo
đặc điểm chung của nhóm trẻ khuyết tật qua các tài liệu, các nghiên cứu, các giáo trình
đã có.
Về thé chatTrẻ khuyết tật dang sinh sống và tham gia các hoạt động tại trung tâm Thụy Anthuộc hai dang tật cơ bản là khuyết tật vận động và khuyết tật nghe nói, có cả trẻ
khuyết tật trí tuệ, chậm phát triển trí tuệ Với trẻ khuyết tật nghe nói và trẻ khuyết tậttrí tuệ, các em đều có đặc điểm thé chất khỏe mạnh, sức khỏe tốt và không gặp hạn chế
* Dựa trên báo cáo của trung tâm Thụy An và phỏng van lãnh đạo trung tâm
26
Trang 33nào trong quá trình học tập, đi lại hay trong các sinh hoạt hàng ngày Các em đều cókhả năng tự chủ các hoạt động của bản thân mà không cần người hỗ trợ Các trẻ emthuộc dang tật nghe nói có cơ thé phát triển bình thường, không em nào bị suy dinh
dưỡng, các em đủ sức khỏe và có sự linh hoạt để tham gia các hoạt động phục hồi
chức năng và tham gia các hoạt động khác mà trung tâm tổ chức
Với trẻ khuyết tật vận động, các em có những khuyết tật không giống nhau, đadạng khuyết tật Có em yếu một nửa người, có em không thể đi lại được phải ngồi xe
lăn, có em bị hạn chế vận động ở tay mỗi em lại có những thiếu hụt không giống
nhau Trong quá trình tham gia các hoạt động hỗ trợ tại trung tâm, các em học sinh
khuyết tật nghe nói sẽ hỗ trợ các em khuyết tật vận động đi lại, mang vác đồ, các bạn
khuyết tật vận động sẽ lăng nghe thầy cô và truyền đạt lại bằng ngôn ngữ ký hiệu chotrẻ khuyết tật nghe nói chưa hiểu các em cùng cô gang hỗ trợ nhau trong quá trìnhsinh hoạt tại trung tâm”
Về tính cách
Đặc điểm chung về tâm lý của trẻ khuyết tật, trong đó có cả nhóm trẻ em
khuyết tat tại trung tâm Thụy An đó là sự mặc cảm, tự ti về những thiếu hụt của bản
thân, khép mình chỉ chơi với một vai người ban thân, các em cũng luôn né tránh anh
mắt của mọi người khi tiếp xúc, các em không chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc củabản thân với các cán bộ, nhân viên tại trung tâm Do mặc cảm về dạng tật nên các emhay tự ái, dễ kích động, hay nghi ngờ mọi người xung quanh Đời sống nội tâm củacác em rất nhạy cảm Đặc trưng trung tâm Thụy An, trẻ em khuyết tật chơi thành cácnhóm theo dang tật, trong đó nhóm trẻ khuyết tật nghe nói là nhóm có cô kết nhómvững chắc nhất Các em chơi thân với các bnaj cùng dạng khuyết tật nghe nói, và rấtnghe lời của một anh hoặc chị khuyết tật nghe nói lớn tuổi nhất Khi xảy ra mâu thuẫngiữa các trẻ thì nhóm trẻ em khuyết tật nghe nói sẽ luôn tìm đến người “trưởng nhóm”
nay dé tình bày van dé và tìm cách giải quyết Nhóm trẻ em khuyết tật van động có sự
giao lưu với các nhóm trẻ khác mạnh hơn nhóm trẻ em khiếm thính, đây cũng là nhómtrẻ dễ tiếp xúc nhất khi có người đến trung tâm
Trẻ khuyết tật có tâm lý khép mình, ngại giao tiếp nên trong hoạt động họcnghề, phục hồi chức năng, học văn hóa hay các hoạt động vui chơi giải trí, các sinhhoạt thường ngày tại trung tâm, các em khó để kết bạn mới hay hòa đồng với mọi
° Dựa trên nghiên cứu tài liệu liên quan đến trẻ em khuyết tật và quan sát thực tế tại trung tâm
27
Trang 34người trong các hoạt động Trong mối quan hệ giao tiếp, các nhóm trẻ khuyết tật cùng
dạng khuyết tật sẽ chơi cùng nhau, ít có sự giao tiếp với các nhóm khuyết tật khác
Nhóm trẻ khuyết tật vận động sẽ chơi cùng nhau, cùng đi học và cùng tập trị liệu,
nhóm trẻ khuyết tật nghe nói cố kết thành một nhóm lớn, các em giao tiếp bằng ngôn
ngữ ký hiệu, cùng học và cùng chơi với nhau.
Tại trung tâm, trẻ khuyết tật có biểu hiện tâm lý tiêu cực, cái nhìn tiêu cực đốivới mọi vấn đề xảy ra xung quanh Các em sử dụng bạo lực để giải tỏa cảm xúc của
bản thân hoặc dé giải quyết mâu thuẫn Trước những van đề xảy ra như bố mẹ tháng
này không lên thăm, bạn chơi cùng nói chuyện với bạn khác, những người các em quý
nói chuyện với bạn khác các em sẽ tức giận, có hành động bạo lực với những bạn
đó Các em khuyết tật tại trung tâm khi xảy ra mẫu thuẫn cãi vã hay đánh nhau các emcũng tự mình giải quyết, chấp nhận bị bắt nạt hay thách thức lại những người gây bạolực cho mình chứ hiếm khi tìm đến các nhân viên của trung tâm dé nhận sự giúp đỡ
Về nhận thức
Nhận thức của trẻ khuyết tật nói chung giảm sút, tùy theo dạng tật (khiếm thị,
khiếm thính, trí tuệ, vận động ) do đó số lượng cảm giác, tri giác giảm và ảnh hưởng
tới độ chính xác Nhóm trẻ khuyết tật vận động và trẻ khuyết tật nghe nói có nhận thức
khá tốt, hiểu được những nội dung được truyền đạt và thực hiện theo Nhận thức củatrẻ em khuyết tật nghe nói không được trọn vẹn như những trẻ em khác do thiếu hụt hệthống ngôn ngữ ký hiệu dé biểu đạt suy nghĩ, mong muốn, thường chỉ diễn tả nội dungrất dài bằng một số hành động cụ thể
Tại trung tâm Thụy An, nhận thức của nhóm trẻ em khuyết tật vận động tốt hơn
nhận thức của nhóm trẻ em khuyết tật nghe nói, nguyên nhân xuất phát từ việc giaotiếp của trẻ em khuyết tật vận động phong phú hơn nhóm trẻ em khuyết tật nghe nói.Nhóm trẻ em khuyết tật nghe nói cũng ít tiếp xúc với các cá nhân, nhóm đến làm việc
tại trung tâm hơn nhóm trẻ em khuyết tật nghe nói do các em gặp khó khăn trong giao
tiếp, rào cản ngôn ngữ là khó khăn lớn nhất mà nhóm trẻ em gặp phải khi tham gia các
hoạt động tại trung tâm”.
Về nhu cầu
Nhu cầu tiêu biểu nhất của trẻ khuyết tật tham gia các hoạt động của trung tâm
đó là phục hồi chức năng cho những bộ phận cơ thể yếu, vận động chưa linh hoạt và
° Dựa trên nghiên cứu tài liệu liên quan đến trẻ em khuyết tật và quan sát thực tế tại trung tâm
28
Trang 35phát triển các khả năng của bản thân Đây là nhu cầu lớn nhất của trẻ khuyết tật khi bắt
đầu tham gia các hoạt động tại trung tâm và cũng là mục tiêu hàng đầu của trung tâmphục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An
Trẻ khuyết tật có nhu cầu học nghề dé sau này có công việc ôn định, tao ra thu
nhập, đây là nhu cầu của phần lớn các em khi bắt đầu học nghề tại trung tâm Các emmong muốn sau này mình có công việc dé không trở thành người “thừa” của xã hội, dé
tự mình kiếm ra tiền, làm điều mình muốn
Trẻ khuyết tật cũng có nhu cầu được giao tiếp, kết bạn tại trung tâm, thông qua
các hoạt động hàng ngày giúp trẻ quen biết được nhiều bạn hơn, mở rộng mối quan hệ
của trẻ Phần lớn trẻ khuyết tật khi được hỏi đều cho biết các em thích ở tại trung tâm
vì quen được nhiều bạn, có thêm bạn đề học và để vui chơi, các em nữ có bạn cùng đácầu, các em nam có thêm bạn đề tập đá bóng Đây là những điều các em khó có thể
có được khi tham gia học tại địa phương hay ở nhà với bố mẹ
Nhu cầu được tôn trọng ở trẻ khuyết tật, trẻ luôn mong muốn được mọi người
quý mến, các em mong muốn sau này mình được mọi người công nhận khả năng, tìm
được công việc phù hợp với bản thân, không bị mọi người kỳ thị hay không chơi cùng
vì những khiếm khuyết của các em
Căn cứ vào những đặc điểm thực tế của trẻ khuyết tật tại trung tâm, trong quátrình tiến hành các hoạt động trợ giúp cho trẻ cần có sự can thiệp tích cực để trẻ có cơhội khẳng định bản thân, chia sẻ cảm xúc, kết bạn, tham gia các buổi sinh hoạt ngoạikhóa, được thực hành nghề thành thao dé tăng cường sự tự tin của trẻ về khả năng
của mình và mở rộng các mối quan hệ xã hội.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp phân tích tài liệuĐọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan tới công tác xã hội như: Nhập môn
công tác xã hội, công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, công tác xã hội với
người khuyết tật, công tác xã hội tổ chức và phát triển cộng đồng, công tác xã hội vớingười khuyết tật để có nền tảng kiến thức vững chắc, thấu hiểu về nghề và những
đặc trưng của nhóm đối tượng nghiên cứu Từ đó đưa ra các cách tiếp cận nội dung
nghiên cứu và tiếp cận các nhóm trẻ em khuyết tật dé thu thập thông tin, xác định và
nhận diện vân đê từ thực tê.
29
Trang 36Phân tích các công trình nghiên cứu liên quan đến các hoạt động hỗ trợ cho trẻ
khuyết tật, các luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ, các bài báo khoa học đăng trên các
tạp chí, các văn bản pháp lý liên quan đến hỗ trợ cho người khuyết tật và trẻ khuyết tật
đã được công bó, in ấn Từ việc nghiên cứu các công trình khoa hoc đã công bố dé
củng cô hệ thống lý luận và thực tiễn về các hoạt động hỗ trợ trẻ em khuyết tật, nhậndiện cách thức triển khai vấn đề nghiên cứu, biện pháp khai thác thông tin hiệu quả vàtong hợp các kết quả nghiên cứu từ địa bàn thực tế Qua đó, tác giả tổng hợp dé hoàn
thiện công trình nghiên cứu của bản thân dựa trên quá trình nghiên cứu thực địa, tìm
hiểu nhóm đối tượng và làm việc nghiêm túc của mình
Các thông tin thu được thông qua việc phân tích tài liệu giúp tác giả có cái nhìntổng quan về hệ thống các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, từ đó làm căn cứ đểphân tích và tìm ra những nội dung mới trong nghiên cứu của mình Nguồn tài liệunghiên cứu cũng là nền tảng để tác giả xác định đúng đắn hướng nghiên cứu của bản
thân Từ đó, tác giả lựa chọn hướng tiếp cận dé nâng cao hiệu qua làm việc với nhómtrẻ em khuyết tật, thấu hiểu những nhu cầu, mong muốn của trẻ dé đề xuất những biện
pháp vận hành hoạt động của trung tâm một cách hiệu quả nhất
1.5.2 Phương pháp quan sat
Quan sát là cách thức nhận diện vấn đề ban đầu rất hiệu quả không chỉ trongcông tác xã hội mà với tất cả các lĩnh vực khoa học khác Phương pháp quan sát là
phương pháp thu thập thông tin thông qua các tri giác như nhìn, nghe để thu thập
thông tin từ thực tế nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trong công tác xãhội, phương pháp quan sát phát huy hiệu quả tốt trong hỗ trợ nhân viên công tác xã hộiđánh giá ban đầu van dé, những biểu hiện thay đổi, nét mặt, thái độ giao tiếp dé đưa racách thức giao tiếp phù hợp
Tác giả tiến hành quan sát về môi trường, không gian sống, điều kiện sinh hoạt
hàng ngày của trẻ khuyết tật? Quan sát xem trẻ khuyết tật được hỗ trợ tại trung tâm
như thé nào? Các hoạt động hỗ trợ trung tâm đang triên khai dé hướng đến trợ giúp trẻ
khuyết tật phục hồi chức năng, hoà nhập cộng đồng? Quan sát thái độ, hành vi của các
bộ hỗ trợ trực tiếp cho trẻ thông qua các hoạt động trung tâm đang triển khai? Các
thông tin từ quan sát được tác giả tiến hành ghi chép cân thận dé làm thông tin so sánh
với giả thuyết đặt ra, làm sáng tỏ thêm những kết quả nghiên cứu của tác giả
30
Trang 37Các dữ liệu thu được thông qua quan sát thực địa về cách thức vận hành các
hoạt động tại trung tâm, môi trường sống hàng ngày của trẻ em khuyết tật, nhu cầu,mong muốn của trẻ khi tham gia các hoạt động tại trung tâm, vai trò hỗ trợ của nhân
viên công tác xã hội trong các hoạt động trợ giúp trẻ em khuyết tật Các thông tin
này hỗ trợ tác giả có hệ thống thông tin đầy đủ nhất, thực tế nhất và chính xác nhất vềcác hoạt động hỗ trợ trẻ em khuyết tật mà trung tâm Thụy An đang tiến hành Tác giảdựa trên nguồn thông tin đó kết hợp với các thông tin từ tài liệu, thông tin báo cáo củatrung tâm dé tổng hợp nên kết quả nghiên cứu mang tính chính xác va day đủ nhất
1.5.3 Phương pháp phóng vẫn sâu
Sử dụng phương pháp này để có nhận định về nghiên cứu một cách đầy đủ, có
cơ sở khoa học và hiểu rõ hơn vấn đề nghiên cứu Với phương pháp phỏng vấn sâu,những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu sẽ được cụ thể hóa thành một bảnghướng dẫn được chuẩn bị trước dé người phỏng vấn sử dụng trong quá trình phỏng
van Phương pháp này sẽ khai thác được các thông tin như những hoạt động được triển
khai thực tế, mức độ đáp ứng nhu cầu của trẻ khuyết tật, các chính sách hỗ trợ được
triển khai tại trung tâm như thế nào
Phỏng vấn sâu được tiến hành với 16 người bao gồm: 4 đại diện ban lãnh đạo
trung tâm Thụy An; 7 cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác xã hội tại trung tâm; 5 trẻ
khuyết tật đang tham gia các hoạt động hỗ trợ tại trung tâm
Dữ liệu thu được thông qua phỏng vấn sâu các cá nhân tại trung tâm bao gồm
các thông tin về các hoạt động được triển khai thực tế hàng ngày, hàng tuần tại trungtâm; những cá nhân tham gia trực tiếp vào các hoạt động; nhận xét của các cá nhân vềthực tế triển khai hoạt động đó; mong muốn của các cá nhân dé cải thiện hiệu quả cáchoạt động hỗ trợ trẻ em khuyết tật tại trung tâm; cơ sở vật chất tại trung tâm đáp ứngcho các hoạt động vận hành Tác giả tiễn hành làm việc với từng cá nhân dé thu thập
thông tin, sau đó tiễn hành tống hợp, biên soạn các nguồn thông tin thu được
Các thông tin thu được qua phỏng van sâu giúp tác giả củng cố nguồn thông tin,xác thực một số thông tin chưa rõ ràng ở quá trình quan sát và nghiên cứu tài liệu
Phỏng vấn sâu cũng giúp tác giả có căn cứ cho các thông tin được đưa ra trong luận
văn, đồng thời làm rõ các thông tin chưa kịp thu thập thông qua quá trình quan sát Từ
đó, công trình nghiên cứu của tác giả sẽ đây đủ và xác thực hơn.
31
Trang 38Tiểu kết Chương IChúng ta có thể thấy răng, người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nóiriêng là thực tế khách quan của xã hội, là một trong các bộ phận cầu thành nên một xãhội hoàn chỉnh Người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng đã có nhữngthiệt thòi nhất định về thể chất và tinh thần, vì vậy, việc trợ giúp cho trẻ khuyết tật làtrách nhiệm của toàn xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ khuyết tật, thực hiện quyềncủa trẻ và góp phần vào sự phát triển toàn diện của xã hội.
Quan điểm về hỗ trợ cho người khuyét tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng
đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, thê chế hóa bang các chính sách cu thé thé
hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình hỗ trợ ngắn hạn và dai
hạn nhằm mục đích đảm bảo lợi ích tốt nhất cho các đối tượng yếu thế
Các lý thuyết được áp dụng trong luận văn này là lý thuyết nhu cầu, lý thuyết hệthống sinh thái và lý thuyết vai trò Tác giả đã làm rõ các khái niệm về khuyết tật,
người khuyết tật, trẻ em khuyết tật, hỗ trợ trẻ khuyét tật, đồng thời nêu lên các van déliên quan đến nhu cầu của trẻ khuyết tật để từ đó có những biện pháp hỗ trợ trẻ khuyết
tật hiệu quả nhất Các hoạt động trợ giúp cho trẻ khuyết tật tại Việt Nam từ trước đến
nay đã đạt được nhiều thành quả nhất định, đóng góp rất lớn vào việc giảm khoảngcách giữa các đối tượng yêu thế đối với xã hội, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chếcần khắc phục đề hoạt động hỗ trợ trẻ khuyết tật đáp ứng tốt nhất nhu cầu của trẻ, pháttriên khả năng vôn có của trẻ khuyết tật, giảm định kiên đôi với các đôi tượng yêu thê.
32
Trang 39CHUONG II: THUC TRANG VÀ HIỆU QUÁ TRIEN KHAI CÁC HOẠT
ĐỘNG HỖ TRỢ TRE KHUYET TAT TẠI TRUNG TÂM PHUC HOI CHỨC
NĂNG NGƯỜI KHUYÉT TẬT THỤY AN
Trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An hiện đang triển khairất nhiều hoạt động hướng đến hỗ trợ trẻ khuyết tật trẻ khuyết tật theo mô hình khépkín từ khi bắt đầu vào trung tâm cho đến khi kết thúc thời gian trị liệu, sinh sống ởtrung tâm Các hoạt động được xây dựng theo mô hình khép kín để bảo đảm trẻ khuyết
tật nhận được sự hỗ trợ từ sức khỏe thế chất đến tinh thần, phát huy những khả năng
trẻ có và hướng đến hỗ trợ trẻ hòa nhập cộng đồng một cách hiệu quả nhất
Các hoạt động trung tâm triển khai gồm: hoạt động khám, chữa bệnh, hoạt động
trị liệu — phục hồi chức năng, hoạt động hướng nghiệp — dạy nghề, hoạt động quản lý,
chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ khuyết tật, hoạt động giáo dục văn hóa và các hoạt động
khác hỗ trợ trẻ như vui chơi — giải trí, tham van, tư van, day kỹ năng sống Với mỗi
mô hình hoạt động được triển khai, trẻ sẽ được đánh giá căn cứ theo dạng tật để cócách thức can thiệp, học tập phù hợp, trung tâm không áp dụng rập khuôn cho trẻ để
tránh tình trạng can thiệp đại trà không đạt hiệu quả Chính từ những mô hình hoạt
động khép kín như vậy đã phục hồi cho trẻ khuyết tật rất hiệu quả, trẻ được thay đổitâm lý và phát triển những tiềm lực cá nhân, từ đó đóng góp chung cho sự phát triểncủa xã hội và làm giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử của mọi người xung quanh
2.1 Hoạt động khám, chữa bệnh2.1.1 Thực trạng triển khai hoạt độngHiện nay, trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An có khoảng
260 người khuyết tật đang được nuôi dưỡng, chăm sóc, trong đó có 200 người thuộcdiện được Nhà nước trợ cấp về mặt kinh phí, có 60 người thuộc diện tự nguyện đếntrung tâm dé điều trị, phục hồi chức năng Như vậy có thé thấy rằng, phần lớn đối
tượng trẻ em khuyết tật của trung tâm thuộc diện chế độ chính sách do Nhà nước chỉ
trả kinh phí hoàn toàn từ ăn, ở, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng đến học nghề,
học văn héa.’ Đối với khám và điều trị bệnh cho trẻ em khuyết tật, Điều 22, LuậtNgười khuyết tật (2010) quy định về khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật như
sau:
7 Căn cứ theo phỏng vấn sâu Ban lãnh đạo trung tâm Thụy An
33
Trang 40Nhà nước bảo dam dé người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng
các dịch vụ y tế phù hợp
Người khuyết tật được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm y tế
Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để ngườikhuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh
Người khuyết tật là người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, tram cảm,
có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác được hỗ trợ sinh hoạt
phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khámbệnh, chữa bệnh.
Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh chongười khuyết tật [20]
Với quy định này, tất cả các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tạo điều kiện dé
người khuyết tật được khám, chữa bệnh và sử dụng dịch vụ y tế bình đăng như những
người không khuyết tật Trung tâm phục h6i chức năng người khuyết tật Thuy An đã
thực hiện mô hình khám bệnh cho trẻ em khuyết tật ngay từ khi trẻ em được đưa đến
trung tâm Quá trình khám bệnh tổng quát giúp xác định mức độ khuyết tật, khả năngđiều trị phục hồi từ đó có thé phát hiện sớm, can thiệp sớm van đề của trẻ, có những
hoạt động can thiệp cụ thé giúp các trẻ em khuyết tật sớm cải thiện được tình trạng bệnh
của mình, hòa nhập cùng cộng đồng xã hội
“Ở đây, chúng tôi khám bệnh cho trẻ em khuyết tật ngay từ ngày đâu bắt đầu đếntrung tâm Khám dé sàng lọc, khám bệnh thì khám lâm sàng, cận lâm sàng, xét nghiệm,siêu âm day đủ như một cơ sở y tế Trung tâm có đây đủ thiết bị Nếu khuyết tật về vậnđộng, về thể chất sẽ chuyển sang bộ phận phục hồi chức năng khám tiếp để tư vấn vềphương pháp điều trị đưa ra các liệu pháp phục hôi chức năng Nếu cháu nào có van dé
về tri tuệ sẽ chuyển sang khoa Giáo dục đặc biệt, có cháu bị hội chứng down cũng
chuyển về khoa nay dé có thé hỗ trợ các cháu về tinh than va giáo dục Cháu nào bị tu
kỷ sẽ chuyển qua dé đánh giá và đưa ra biện pháp can thiệp dé phục hôi chức năng chophù hợp” (PVS9, Nhân viên y tế) Điều này cũng được một trẻ khuyết tật sống tại trungtâm chia sẻ: “Ban đẩu vào đây em được khám sàng lọc sức khỏe và được các bác sĩ
khám phân loại dạng khuyết tật, sau đó được xếp khu và các phòng dé thuận tiện nhất
34