DANH MỤC CHỮ VIET TAT TRONG LUẬN ÁN* Tén viết tắt của các tổ chức trong Học viện Chính trị - Hành chính quôc gia Hồ Chí Minh Lý luận chính trị Lịch sử Đảng Giáo dục lý luận Khoa học chín
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TR ONG DAI HỌC KHOA HỌC Xã HỘI Và NHÂN VĂN
NGUYEN THỊ PHƯƠNG THẢO
HANH VI TÌM KIEM THONG TIN CUA NHÓM ĐỘC GIA
CÁC TAP CHÍ, BAN TIN CUA HOC VIEN CHINH TRI
-HANH CHÍNH QUOC GIA HO CHÍ MINH
(Nghiên cứu trường hợp ; Học viện Chính trị - Hanh chính quốc gia Hồ Chi Minh)
LUẬN ÁN TIEN SĨ XÃ HOI HỌC
HÀ NỘI - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TR ONG DAI HỌC KHOA HỌC Xã HỘI Và NHÂN VĂN
NGUYEN THỊ PHƯƠNG THẢO
HANH VI TÌM KIEM THONG TIN CUA NHÓM ĐỘC GIA
CAC TAP CHÍ, BAN TIN CUA HOC VIỆN CHÍNH TRI
-HANH CHINH QUOC GIA HO CHi MINH
(Nghiên cứu trường hop Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã so: 62 31 30 01
LUẬN ÁN TIÊN SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS VŨ HÀO QUANG
HÀ NOI - 2012
Trang 34 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 15
5 Đối tượng, khách thé và phạm vi nghiên cứu l6
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 17
7 Giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết 23
1.2.3 Đặc điểm của các nhóm độc giả tạp chí, bản tin trong hệ 58
thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Tiểu kết chương 1 63
CHƯƠNG2 "
THUC TRẠNG KHAI THAC THONG TIN CUA ĐỌC GIA CÁC
TAP CHI, BAN TIN TRONG HE THONG HOC VIEN CHINH TRI
-HANH CHÍNH QUOC GIA HO CHÍ MINH
2.1 Nhu cầu thông tin của độc giả các tạp chí, bản tin trong hệ 65 thống Học viện Chính trị - Hành chính quôc gia Hồ Chí Minh
2.1.1 Nội dung thông tin độc giả có nhu câu cho công việc của 65 mình
2.1.2 Đánh giá của độc giả về hình thức thông tin quan trọng 69
cho công việc của mình 2.2 Hành vi tìm kiếm thông tin từ các tạp chí của độcgia trong 74
hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
2.2.1 Mức độ thường xuyên khai thác thông tin của độc giả từ 74
các tạp chí trong hệ thống Học viện Chính tri - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh
2.2.2 Nội dung thông tin được các độc giả thường xuyên khai S6
thác từ các tạp chí trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành
Trang 4chính quốc gia Hồ Chí Minh2.3 Hanh vi tìm kiếm thông tin từ các bản tin của độc giả trong
hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
2.3.1 Mức độ thường xuyên khai thác thông tin từ các bản tin
của độc giả trong hệ thong Hoc vién Chinh tri - Hanh chinh quécgia Hồ Chí Minh
2.3.2 Nội dung thông tin được các độc giả thường xuyên khai thác từ các bản tin trong hệ thong Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3
110 110
115
124
KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CÀU THÔNG TIN CỦA CÁC TẠP
CHÍ, BÁN TIN TRONG HỆ THÓNG HỌC VIỆN
3.1 Đánh giá mức độ các tạp chí, bản tin đáp ứng nhu cầu về các
nội dung thông tin của độc giả
3.1.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin lý luận về chủ nghĩa Mác — Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam
3.1.2 Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin về tong kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận
3.1.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin về lý luận và thực
tiễn chính trị nước ngoài, thời sự trong nước và quốc tế, quan hệquốc tế, toàn cầu hóa, khu vực hóa
3.2 Đánh giá về cơ cấu, nội dung các chuyên mục tạp chí, bản tin
trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quôc gia Hồ Chí
Minh
3.2.1 Đánh giá về cơ cau tạp chí, bản tin trong hệ thong Họcviện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
3.2.2 Đánh giá về nội dung, kết cau các chuyên mục của tạp chí,
bản tin trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
169
174 176
179
182 183
198
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIET TAT TRONG LUẬN ÁN
* Tén viết tắt của các tổ chức trong Học viện Chính trị - Hành chính
quôc gia Hồ Chí Minh
Lý luận chính trị Lịch sử Đảng
Giáo dục lý luận Khoa học chính trỊ Sinh hoạt lý luận
Lý luận Chính trị &
Truyền thông
Thông tin phục vụ lãnh đạo
Những van đề chính
trị - xã hội
Những vấn đề Triếthọc và Đời sống
Những vấn đề Kinh tế
chính tri học Nhà nước và Pháp luật CNXH-ly luận và thựctiễn
Chính tri học
Văn hóa và Phát triển
Xã hội học và Tâm lý
lãnh đạo, quản lý
Nghiên cứu quốc tế
Học viện Chính tri - Hành chính quốc gia Hồ
Học viện Chính tri - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh Khu vực III
Học viện Chính tri - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh Khu vực IV
Tên viết tắt các tạp chí, bản tin
Tap chí Lý luận chính tri Tạp chí Lịch sử Đảng
Tạp chí Giáo dục lý luận Tap chí Khoa học chính tri Tạp chí Sinh hoạt lý luậnTạp chí Lý luận Chính trị & Truyền thông
Bản tin Thông tin những vấn đề lý luận phục
vụ lãnh đạo Bản tin Những vân chính trị - xã hội
Bản tin Thông tin Những van đề Triết học và
Đời sốngBản tin Thông tin Những vấn đề Kinh tế
chính tri học Bản tin Thông tin Nhà nước và Pháp luật Bản tin Thông tin Chủ nghĩa xã hội — lý luận
và thực tiễn
Bản tin Thông tin Chính trị học
Bản tin Thông tin Văn hóa và Phát triển
Bản tin Thông tin Xã hội học và Tâm lý lãnh
đạo, quản lý
Bản tin Thông tin Nghiên cứu quốc tế
Trang 6DANH MỤC HÌNH VE
TT Hình Tên hình vẽ Trang
Hình 2.1 Đánh giá của độc giả (xét tương quan nghề nghiệp) về 70
hình thức thông tin quan trọng cho công việc của mình Hình 2.2 Ty lệ độc giả (xét tương quan giới tính) đánh giá hình 72
thức thông tin quan trọng cho công việc của mình
Hình 2.3 Tỷ lệ độc giả (xét tương quan độ tuổi) đánh giá hình 73
thức thông tin quan trọng cho công việc của mình
Hình 2.4 Ty lệ độc giả (xét tương quan nghề nghiệp) thường 75
xuyên khai thác thông tin từ các tạp chí cho công việc của mình
Hình 2.5 Ty lệ độc giả (xét tương quan giới tính) thường xuyên 84
khai thác thông tin từ các tap chí cho công việc của mình
Hình 2.6 Tỷ lệ độc giả (xét tương quan độ tuổi) thường xuyên 86
khai thác thông tin từ các tạp chí cho công việc cua mình
Hình 3.2 | Ty lệ độc giả khai thác thông tin về thuc tiễn phát triển | 146
của Việt Nam trong các tạp chí Hình 3.3 Ty lệ độc giả khai thác thông tin Lý luận chính trị và 148
Thực tiễn phát triển của Việt Nam trên mọi lĩnh vực từ
các ban tin
Trang 72 =
MO DAU
1 LY DO CHON DE TAI
1.1 Tinh cấp thiết của dé tài
Đại hội Dang lần thứ VI đánh dấu bước đổi mới quan trọng trong
nhận thức và tư duy của Dang và Nhà nước ta Với sự déi mới sáng suốt
đó, Đảng đã lãnh đạo đất nước Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn, thửthách, vững bước đi lên Con đường đi đến đổi mới không hề đơn giản Đó
là kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, đổi mới tu
duy, dựa trên những thông tin khoa học, thông tin lý luận về thời đại, về
cuộc cách mạng khoa học — công nghệ, về những nhận thức mới đối vớichủ nghĩa Mác — Lénin, những van đề lý luận về kinh tế thị trường; vậndụng chủ nghĩa Mác — Lénin vào hoàn cảnh cụ thê của Việt Nam, với tưtưởng Hồ Chí Minh soi đường: đúc rút bài học kinh nghiệm của các nướcanh em, các nước phát triển và đang phát triển, Trong suốt chặng đườngđổi mới đó, thông tin, tri thức luôn là nguồn lực vô giá
Báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu của đời sống xã hội, là
tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, đồng thời làdiễn đàn rộng rãi của nhân dân Trong công cuộc đổi mới đất nước, thựchiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong xu thế tăngcường hội nhập quốc tế và bùng né thông tin hiện nay, hoạt động báo chí làtrận địa nóng bỏng trên mặt trận tư tưởng - văn hoá Trong tình hình kinh tế
- xã hội của đất nước còn gap nhiều khó khăn, các thé lực thù dich thườngxuyên và quyết liệt chống phá cách mạng nước ta, vị trí và vai trò của báochí ngày càng vô cùng quan trọng đối với sự lãnh đạo, quan lý đất nước, ổnđịnh chính trị, phát triển đi lên Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả
thông tin báo chí nói chung, các tạp chí, bản tin lý luận chính trỊ nói riêng
Trang 8trong điêu kiện hiện nay là yêu câu bức thiệt nhăm đáp ứng yêu câu của sự
nghiệp đôi mới, xây dựng và phát triển đất nước
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (sau đây gọitắt là Học viện) “là đơn vi sự nghiệp trực thuộc Ban Chấp hành Trung ươngĐảng và Chính phủ, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của BộChính tri, Ban Bi thư; là trung tâm quốc gia dao tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnhđạo, quản lý chủ chốt trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị củaĐảng, Nhà nước và các đoàn thé chính trị - xã hội; là trung tâm quốc gianghiên cứu khoa học lý luận Mác — Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiêncứu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu về khoa học
chính tri.” [6, tr.3]
Đại hội Đảng lần thứ XI đã đánh giá những nguyên nhân chủ quan
trực tiếp và quyết định nhất dẫn đến những hạn chế, yếu kém của 5 năm
thực hiện Nghị quyết Đại hội X; 10 năm thực hiện chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội 2001-2010; 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 là do
“công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nhìn chung vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu Nhận thức trên nhiều vấn đề cụ thể của công cuộc đôi
mới còn hạn chế, thiếu thống nhất Công tác dự báo trong nhiều lĩnh vực
còn yếu Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước
trên một số lĩnh vực và một số vấn đề lớn chưa tập trung, kiên quyết, dứtđiểm; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu.Năng lực pham chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức còn bat cập” [31, tr.179-180] Thực tiễn đó đòi hỏi phải nâng cao hơn
nữa trình độ lý luận, nhận thức, thực tiễn và kỹ năng xử lý tình huống cho
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước Điều đó đòi hỏi,
nội dung chương trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong Học viện, cái
nôi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của đất nước phải được cải
tiên cho phù hợp, và phải được cải tiên mạnh mẽ.
Trang 9Đại hội XI đã xác định mục tiêu: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Dang, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, day mạnh
toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện dai” [31, tr.9] với những định
hướng chiến lược đến năm 2020 Trước yêu cầu đó, van đề bé sung, lồng
ghép những van đề mới của Đại hội, khắc phục những khó khăn, hạn chế
vào các chương trình nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi đưỡng của Họcviện là cần thiết, cấp bách, trong đó, các tạp chí, bản tin trong hệ thống Học
viện có vai trò vô cùng quan trong.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đứng trước thời cơ và thách thức to
lớn “Chúng ta đã thực hiện thành công chặng đường đầu của công cuộcđổi mới, đưa đất nước ra khỏi tinh trạng kém phát triển, đời sống nhân dân
có nhiều thay đổi tích cực, sức mạnh quốc gia về mọi mặt được tăng cường,độc lập, tự chủ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tíncủa Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao ” [31, tr.9] “Trongnhững năm tới, tình hình quốc tế sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến nhanh
chóng, phức tạp và khó lường với những tác động to lớn và sâu rộng, vừa
tạo ra thời cơ, vừa đặt ra những thách thức ngày càng gay gắt đối với tất cả
các quốc gia, nhất là các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển, trong
đó có Việt Nam của chúng ta” [31, tr.9- I0] Bối cảnh mới đòi hỏi Học viện
phải nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đàotao, bồi dưỡng cán bộ theo hướng không ngừng nâng cao, trau déi lý luận,
mở rộng tầm nhìn thế giới, bồi dưỡng tư duy chiến lược, tu dưỡng tínhĐảng, tăng cường năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra Điều đó
đòi hỏi các giáo trình, giáo khoa, bài giảng, các công trình nghiên cứu khoa
học của Học viện phải kết hợp chặt chẽ giữa học tập lý luận với sự phát
triển của thực tiễn, khoa học và thời đại, kết hợp chặt chẽ với việc tăngcường nghiên cứu, phân tích tình hình thế giới, tình hình trong nước Điều
10
Trang 10đó cũng đòi hỏi hệ thống thông tin khoa học, đặc biệt là thông tin từ các tạpchí, bản tin lý luận chính trị trong hệ thống Học viện phải không ngừng đôimdi, cung cấp những chất liệu “bột” để các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo,quản lý, các giảng viên, học viên “gột nên hồ” là những công trình khoahọc có giá trị, phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý của đất nước, phục
vụ cho việc đào tạo những nhà lãnh đạo, quản lý của đất nước, đưa đấtnước ta ngày càng phát triển nhanh, mạnh và bền vững
Với những lý do trên, việc tiếp tục triển khai đổi mới công tác nghiêncứu khoa học, d6i mới nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ lý luận chính trị - hành chính ở Học viện Chính trị - Hành chính quốcgia Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ cần thiết, cấp bách mà Đảng và Chínhphủ đã giao cho Học viện, coi đây là một trong những khâu đột phá nhằm
đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên,
cho Đảng, Nhà nước và các tô chức chính trị - xã hội, góp phần khắc phụcnhững thiếu sót, hạn chế của Việt Nam trong chặng đường vừa qua và gópphần “tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, pháthuy sức mạnh của toàn dân tộc, đây mạnh toàn diện công cuộc đôi mới, tạo
nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại” [31, tr.179] như Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khoá X tại Đại hội đại biéu toàn quốc lần thứ XI của Dang đã khang
định.
Đề làm được điều đó, công tác thông tin báo chí, đặc biệt là công tác
thông tin của các tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện cần được đổi mới
mạnh mẽ, toàn diện cả về nội dung lẫn hình thức dé phuc vu tot hon, gopphan nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện những yêu cầu về đổimới, cải cách trong công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, bồi đưỡng của
Học viện.
11
Trang 11Yêu cầu cấp bách phải thực hiện những trọng trách quan trọng và nặng
nề mà Học viện phải gánh vác trong thời kỳ cách mạng mới đòi hỏi phải cónhững nghiên cứu sâu sắc về hệ thống thông tin báo chí, mà trước hết là hệthống tạp chí, bản tin của Học viện dé làm căn cứ cho các nhà lãnh đạo, quản
lý của Học viện có những quyết sách về bố trí, sắp xếp, tổ chức hợp lý, cải
cách, đổi mới và có định hướng, chiến lược phát triển hệ thống tạp chí, bản tin
nói riêng và hệ thông thông tin nói chung phù hợp với tình hình mới, yêu cầumới Với những lý do cần thiết, cấp bách đó, tác giả luận án đã lựa chọn đề tài
“Hành vi tìm kiếm thông tin của nhóm độc giả các tạp chí, bản tin của Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Nghiên cứu trưởng hợp
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) làm chủ đề nghiên
cứu.
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhóm độc giả có nhu câu thông tin gì phục vụ cho công việc của mình? Các tạp chí, bản tin của Học viện đã đáp ứng những nhu câu
thông tin đó như thế nào?
- Các đối tượng độc giả trong hệ thong Hoc vién tim kiém những nội
dung thông tin gì và trong các tạp chí, bản tin nào của Học viện?
- Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của các tạp chí, bản tin trongHọc viện như thế nào? Cần làm gì để nâng cao chất lượng các tạp chí, bảntin để đáp ứng tốt nhu cầu của độc giả?
2 Ý NGHĨA KHOA HỌC, THUC TIEN VÀ DIEM MỚI CUA LUẬN ÁN
2.1 Ý nghĩa khoa học của luận án
- Luận án khái quát những quan điểm của C Mác, Ph Ăngghen,
V.LLênin, Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí cách
mạng với những trích dẫn chuẩn xác, có thể làm tài liệu tham khảo, tra cứu,
trích dẫn cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu báo chí
12
Trang 12- Luận án làm rõ những vấn đề lý luận về thông tin, truyền thông,
báo chí, ; nội dung thông tin lý luận, chính trị - xã hội mà các tạp chí, bản
tin trong hệ thống Học viện cần chú trọng đăng tải phục vụ cho công tácnghiên cứu khoa học, tư vẫn cho Đảng và Nhà nước trong hoạch định
đường lối, chính sách va đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của đất
nước.
- Với việc lựa chọn những yêu tô hợp lý của các lý thuyêt xã hội học vận dụng vào nghiên cứu trong dé tai này, luận án đóng góp vào việc vậndụng, phát triển những lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu báo chí
- Luận án vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành của xã hội
học, thông tin học và truyền thông trong nghiên cứu nhu cầu thông tin, khả
năng đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tượng dùng tin; góp phần xâydựng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu về thông tin
báo chí.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu khoa học,
giảng dạy và học tập trong lĩnh vực báo chí và xã hội học.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Từ việc điều tra, khảo sát, đánh giá, phân tích hành vi tìm kiếm
thông tin cho công việc của từng nhóm độc giả các tạp chí, bản tin trong hệ
thống Học viện, luận án hệ thông hóa thực trạng khai thác thông tin của các
đối tượng độc giả và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của họ của các
tap chí, ban tin trong hệ thống Học viện dé từ đó các nhà lãnh đạo, quản lý,
các ban biên tập tạp chí, bản tin có những giải pháp phù hợp nhằm nâng
cao chât lượng của các tạp chí, bản tin.
Luận án cũng làm rõ cơ cầu tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện,
khả năng bao phủ thông tin lý luận, chính trị - xã hội của các tạp chí, bản tin, khả năng vươn tới các nhóm độc giả trong hệ thông Học viện, và cả
13
Trang 13những hiện tượng “chồng lấn” về nội dung, tôn chỉ, mục đích của một số
tạp chí, ban tin, làm cơ sở cho các nhà lãnh đạo, quản lý của Học viện
trong việc hoạch định chiến lược, xây dựng các biện pháp quản lý, đầu tư
và tô chức hợp lý hơn hệ thong tap chi, ban tin trong Hoc vién; phuc vu totviéc truyén bá thông tin, tri thức lý luận và thực tiễn trên mọi lĩnh vực,
nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, tư van cho Đảng, Nhà nước
trong việc hoạch định chính sách; đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt
các câp của Đảng, Nhà nước.
2.3 Điêm mới của luận án
- Luận án vận dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành xã hội
học, truyền thông đại chúng, thông tin học, trong nghiên cứu báo chí nói
chung, nghiên cứu hành vi tìm kiếm thông tin của độc giả các tạp chí, bảntin trong hệ thống Học viện nói riêng, có những đóng góp vào hệ thống tri
thức lý luận áp dụng cho nghiên cứu báo chí.
- Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện đầu tiên về thực trạng
khai thác thông tin và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của các tạp chí,
bản tin thuộc Học viện, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp có tính chiếnlược về tô chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống tạp chí, bản tintrong Học viện nhằm phát huy sức mạnh của thông tin trong việc thực hiệnnhiệm vụ chính tri của Học viện là nghiên cứu khoa học, tư van cho Dang
va Nha nước trong hoạch định đường lối, chính sách; đào tạo đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý của đất nước có đầy đủ phẩm chất và năng lực tronglãnh đạo, điều hành, quản lý, đưa đất nước phát triển
3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÉN ĐÈ TÀI LUẬN ÁN
Mặc dù chưa có công trình khoa học nào đề cập một cách đầy đủ,
toàn diện vê nội dung của đê tài luận án, nhưng có rat nhiêu công trình
14
Trang 14khoa học đề cập đến từng khía cạnh cụ thé liên quan đến đề tài luận án Cóthé khái quát một số bình diện nghiên cứu liên quan như sau:
3.1 Những nghiên cứu về thông tin, về báo chí
3.1.1 Có nhiều nghiên cứu khang định trong thời đại kinh tế tri thứcngày nay, thông tin, tri thức có vai trò hết sức quan trọng, hon cả vốn vàlao động trong nền kinh tế truyền thống, tiêu biểu là những công trình khoahọc như: Alvin Foffler (2002), Thăng trầm quyên lực, Nhà xuất bản Thanh
niên, Ha Nội; Helga Nowotny, Peter Scott, Michael Gibbons (2009), Tu
duy lại khoa học Tri thức và công chúng trong kỷ nguyên bat định, Nhaxuất bản Tri thức, Hà Nội; Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin: từ lý luận
đến thực tiễn, Văn hóa Thông tin, Hà Nội; Kolin K (2002), “Nền văn minh
thông tin: tương lai hay thực tại”, Thông tin khoa học xã hội, số 3; Michael
Schudson (2003), Sức mạnh cua tin tức truyền thông — The power of News,
Chính trị quốc gia, Hà Nội, Những nghiên cứu này đều khang định vai
trò quan trọng của thông tin và tri thức Trong thời đại ngày nay, việc tìm
kiếm, khai thác và sử dụng hiệu quả thông tin có ý nghĩa quyết định đối với
sự phát triển và thành công của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng và quốcgia, lợi thế so sánh sẽ thuộc về quốc gia nào có năng lực tô chức, khai thác
với hiệu suat cao nhât các nguôn thông tin, tri thức hiện có của nhân loại.
3.1.2 Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam đã có trên 85 năm, có nhiêu nghiên cứu về báo chí ở các khía cạnh khác nhau.
Một là, về quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí, có những côngtrình nghiên cứu khoa học như: Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (2003), Tim hiểu
tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Ha Minh Đức (2010), C Mác, Ph Angghen, V.I.Lénin với báo chí, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Ngô Kim Ngân, Lê Văn Toan,Nguyễn Thị Phương Thảo (đồng chủ biên) (2010), Quan điểm của C Mác,
15
Trang 15Ph Angghen, V.I Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về báo
chí, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Các tác giả đều khang định
quan điểm của các nhà tư tưởng lỗi lạc C Mác, Ph Ăngghen, Lênin, Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí vô sản,báo chí cách mạng luôn là tư tưởng chỉ đạo, soi đường cho báo chí cách mạng Việt Nam.
Hai là, báo chí là vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hóa, tư tưởng của
Đảng và Nhà nước ta Các công trình khoa học tiêu biểu như: Trương Tan
Sang (2010), “Tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò của báo chí đối với sự
nghiệp doi mới”, Lich sử Đảng, số 6; Đào Duy Quát, Đỗ Quang Hung, VũDuy Thông (Chủ biên) (2010), Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng ViệtNam (1925-2010), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phan Quang(2002), Về diện mạo bdo chí Việt Nam — tiểu luận va chân dung, Nhà xuấtbản Chính tri quốc gia, Hà Nội; Chu Thái Thành (2000), Đội ngũ nha baoViệt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủnghĩa, Luận án tiễn sĩ — Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; LêThanh Bình (2005), Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hóa — xã hội, Văn
hóa Thông tin, Hà Nội; Đỗ Chí Nghia (2009), Vai tro của báo chí trong
định hướng du luận xã hội, Luan án tiến sĩ truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; &0 năm báo chi cách mạng Việt Nam —
những bài học lịch sử và định hướng phát triển, Chính trị quốc gia, Hà Nội;Michael Schudson (2003), Sức mạnh của tỉn tức truyền thông — The power
of News, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; đã vẽ nên bức tranh
tổng thể về diện mạo mới của báo chí cách mạng Việt Nam với sự phát
triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng Báo chí cách mạng Việt Nam
đã tiếp thu, kế thừa di sản báo chí cách mạng, dân chủ và tiễn bộ trên thế
giới, chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền báo chí ấy, nhưng vẫn giữ được bản
sac, đậm da tính dân tộc Báo chí có vai trò, vi trí quan trọng trong công tác
16
Trang 16tư tưởng, trong việc ôn định chính trị, định hướng dư luận xã hội, trongtriển khai, thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước, là vũ khí sắc bén trong dau tranh chống những hiện tượng tiêucực, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng
Báo chí cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý
của Nhà nước Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này
như: Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Tăng cường sự lãnh đạo, quản
lý, tạo điều kiện dé báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong
thời gian tới, Nhà xuất bản Lý luận chính trị; Nguyễn Viết Thảo (2007),
“Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí”, Tạp chí Lýluận Chính trị & Truyén thông, số 10; Nguyễn Sỹ Trung (2009), Dinh
hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay, Luận
án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ ChíMinh; Nguyễn Vũ Tiến (2005), Vai trò lãnh dao của Đảng đối với báo chítrong thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; PhanThanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí — xuất ban, Nhà xuất banChính trị quốc gia, Hà Nội; Trần Quang Nhiếp (Chủ biên) (2002), Định
hướng hoạt động và quản lý báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Vũ Văn Phúc(2011), “Để có một cơ quan báo chí chuyên nghiệp và nhân văn”, Ngườilàm báo, số 8; Đỗ Quy Doãn (2011), “Một số van đề về công tác chỉ đạo,quản lý báo chí hiện nay, Cộng sản, số 6; Nguyễn Thế Kỷ (2011), “Tăngcường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với báo chí trước
yêu cầu mới”, Tap chí Quốc phòng toàn dân, số 12; Những nghiên cứu
trên đều khẳng định báo chí cách mạng Việt Nam phải đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Đảng đề ra đường lối, chủ trương phát triển hệ thống báo chí, định hướngchính trị, tư tưởng trong nội dung thông tin, tuyên truyền của báo chí, lãnh
17
Trang 17dao công tác tô chức, cán bộ, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể, nghề nghiệp
trong cơ quan báo chí, Nhà nước thê chế hóa, cụ thé hóa đường lối, quan
điểm của Đảng thành luật pháp, kế hoạch, chính sách về báo chí
Ba là, có hàng loạt nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về lýluận báo chí, truyền thông, về nghiệp vụ báo chí như: Tạ Ngọc Tấn (1999),
Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội;
Ta Ngoc Tan (2004), Truyền thông đại chúng, Nhà xuất bản Chính trị quốcgia, Hà Nội; Jean — Luc, Martin — Lagardette (2003), Huréng dẫn cách viếtbáo, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội; E P Prôkhôrốp (2004), Cơ sở lýluận cua báo chí, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội; Michael Schudson(2003), - A A Grabennhicép (2003), “Báo chi trong kinh tế thi trong”,Nhà xuất bản Thông tan, Hà Nội; Claudia Must (2003), Truyén thông đạichúng — những kiến thức cơ bản, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội; NguyễnVăn Dững (chủ biên) (2006), Truyén thông — lý thuyết và kỹ năng cơ bản,Nhà xuất bản Lý luận chính tri, Hà Nội; Các nghiên cứu đã trình baynhững cơ sở lý luận và lý thuyết về truyền thông; thực tiễn nghiệp vụ báochí; những quy trình, chuẩn mực, nghiệp vụ biên tập; những yêu cầu đốivới nhà báo, người biên tập, những nguyên tắc và thao tác cơ bản trongcông việc biên tập, viết báo, yêu cầu phải nắm chắc kiến thức chuyênngành mà mình viết, biên tập Đây là những căn cứ lý luận và lý thuyếtquan trọng về truyền thông và báo chí mà tác giả luận án tham khảo khinghiên cứu, khảo sát và đánh giá hệ thống tạp chí, bản tin của Học việnChính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
3.2 Những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm xã hội học có liên
quan
3.2.1 Những nghiên cứu lý thuyết xã hội học liên quan
Có rất nhiều công trình nghiên cứu xã hội học, lý thuyết xã hội học
mà nghiên cứu sinh có thể khai thác các yếu tố hợp lý áp dụng trong triển
18
Trang 18khai dé tài luận án Tiêu biểu trong số đó, có thé kế đến các công trình sau:
Endruweit G (chủ biên) (1999), Các lý thuyết xã hội học hiện đại, Nhà
xuất bản Thế giới, Hà Nội; Vũ Hào Quang (2004), Xã hội học quản lý, Nhàxuất bản Dai học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Lê Ngọc Hùng, Lich sử và lýthuyết xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Phạm
Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội
học, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Nguyễn Đình Tắn, Lê Ngọc Hùng(2004), Xã hội học hành chính — Nghiên cứu giao tiếp và dự luận xã hộitrong cải cách hành chính nhà nước, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà
Nội; Nguyễn Dinh Tan (2005), Xã hội học, Nhà xuất bản Lý luận chính trị,
Hà Nội; Những công trình khoa học này đã khái quát những nét cơ bản
nhất về lý thuyết xã hội học của những nhà xã hội học kinh điển được tácgiả luận án lựa chọn những yếu tố hợp lý làm cơ sở lý thuyết cho nghiêncứu nay Có thé ké đến một số lý thuyết trong các công trình này như: Lýthuyết cấu trúc chức năng phân tầng của K Davis và W Moore; Thuyếtcấu trúc - chức năng với đại diện là Robert Merton; Lý thuyết hệ thống củaTalcott Parsons; Thuyết xung đột mà với nền tảng kinh dién là các nhà xã
hội học Marx, Weber, Simmel; Thuyết hành vi của Moreno và Hopmans;
Lý thuyết trao đổi của George Homans; Thuyết hành động xã hội của MaxWeber; Thuyết tương tác biểu trưng của George Herbert Mead, Đồngthời, các công trình nghiên cứu xã hội học trên cũng trình bày chỉ tiết về
những phương pháp điều tra xã hội học, cách thức tô chức điều tra xã hội
học, phương pháp chọn mẫu, nghiên cứu định tính trong xã hội học Có thênói, đây là những cơ sở lý thuyết và phương pháp hết sức quan trọng mànghiên cứu sinh dựa vào dé lựa chọn những yếu tố khoa học hợp lý, phù
hợp vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án
Đặc biệt, các công trình khoa học về lý thuyết xã hội học về truyềnthông đại chúng, dư luận xã hội, về hành vi, hành động xã hội đã giúp ích
19
Trang 19rất nhiều cho nghiên cứu sinh trong việc lựa chọn những yếu tổ hợp lý của
lý thuyết áp dụng triển khai nghiên cứu đề tài Đó là những tác phẩm: Trần
Hữu Quang (2006), Xd hội học báo chí, Nhà xuất bản Trẻ - Thời báo Kinh
tế Sài Gòn — Trung tâm Kinh tế Châu A Thái Bình Dương, Thành phó Hồ
Chí Minh; Tran Hữu Quang, Xã hội học về truyền thông đại chúng, Đại học
mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh; Vũ Hào Quang(1997), “Về lý thuyết hành động xã hội của Max Weber”, Tạp chí Xã hội
học (1);
3.2.2 Những nghiên cứu thực nghiệm xã hội học liên quan
Những công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả như: Mai
Quỳnh Nam (chủ biên) (2006), Những van dé xã hội học trong công cuộcđổi mới, Chính trị quốc gia, Hà Nội; Mai Quỳnh Nam (2001), “Truyềnthông đại chúng và dư luận xã hội”, Báo chí — những vấn đề lý luận và thựctiễn, tập IV, Dai học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Mai Quynh Nam (2001),
“Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng”, Tap chí Xã hội
học, (4), tr.21-23; Paula M Poindexter Maxwell E Mc Combs (2001), Research in Mass Communication: A practical guide, Bedfford/ St Martin,
Boston; Michael Schudson (2003), Sức mạnh cua tin tức truyễn thông —
The power of News, Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phạm Phương Trà (2011),
Hiệu quả của các bài viết về bạo lực gia đình trên báo điện tử Việt Nam
hiện nay, Luận án tiễn sĩ chuyên ngảnh xã hội học, Học viện Chính trị
-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Trần Minh Chiến (2011), Suv
phát triển của xã hội học ở Việt Nam (qua nghiên cứu các bài viết trên Tạp
chí Xã hội học từ năm 1982 đến năm 2008), Luận án tiễn sĩ xã hội học, Họcviện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Vũ Dinh Hoe(2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo, quản lý, Chính trị
quốc gia, Hà Nội; đã khái quát những nét tiêu biểu nhất về sự phát triển
của xã hội học Việt Nam nói chung trong công cuộc đôi mới, cũng như
20
Trang 20những vấn đề xã hội học trong nghiên cứu truyền thông, đại chúng và dưluận xã hội, đánh giá hiệu quả của truyền thông, đại chúng đối với các lĩnh
vực trong hoạt động xã hội.
3.3 Những nghiên cứu về hoạt động của Học viện
Có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến công tác nghiên cứu, đảo tạocủa Học viện như: Tô Huy Rứa (2004), “Tự hào với truyền thống vẻ vang,phấn dau xây dựng Học viện ngang tầm nhiệm vụ mới”, Tap chí Lý luậnchính trị, số 4; Ha Lan (2004), “Công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý
ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 5 năm 1999-2002: kết quả vàhướng đổi mới”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10; Vũ Dinh Hoe (2004),
“Một số vấn đề cấp bách trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”, Lý luận chínhtri, số 10; Trần Thị Anh Đảo (2010), “Công tac tu tưởng va van dé dao taocán bộ lam công tác tư tưởng ”, Nhà xuất ban Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Những nghiên cứu trên đều khẳng định công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng trong mọi thời kỳ cách mạng của nước
ta, trong đó nhiệm vụ đảo tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp, cán bộ khoa hoc lý luận bậc cao của Dang và Nhà nước được giao
cho Học viện là nhiệm vụ hết sức quan trọng Bên cạnh đó, các nghiên cứucũng khăng định công tác nghiên cứu khoa học, tư vấn cho Đảng, Nhà
nước trong hoạch định đường lối, chính sách là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của Học viện Những nghiên cứu này đều là cơ sở quan trọng
cho tác giả trong nghiên cứu hành vi tìm tin của các độc giả tạp chí, bản tin
trong hệ thống Học viện Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu khoa
học nào đề cập sâu sắc, toàn diện về công tác tạp chí, bản tin đối với việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ quan trọng nêu trên của Học viện.
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, chưa có đề tài nào nghiên
cứu toàn diện, đây đủ về hành vi tìm tin của các nhóm độc giả các tạp chí,
21
Trang 21bản tin trong hệ thống Học viện; phân tích khả năng đáp ứng yêu cầunhiệm vụ và từ đó có những giải pháp cụ thé về tổ chức hoạt động báo chítrong hệ thông Học viện Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu kể trên là
những tài liệu tham khảo hữu ích mà nghiên cứu sinh có thể kế thừa, vận
dụng, so sánh khi triển khai đề tài luận án
4 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án khảo sát hành vi tìm kiếm thông tin từ các tạp chí, bản tin
của độc giả các tạp chí, bản tin trong hệ thong Hoc vién Chinh tri - Hanhchính quốc gia Hồ Chi Minh; từ đó đánh giá kha năng đáp ứng nhu cầu
thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và học
tập của các đối tượng độc giả của Học viện; tìm ra những nguyên nhân dẫn
đến những thành công và hạn chế của các tạp chí, bản tin để từ đó đưa ra
một số khuyên nghị, giải pháp cho những cải cách, thúc day sự phát triển
của hệ thong tap chi, ban tin trong toan hé thong Hoc vién
4.2 Nhiệm vu nghiên cứu
Đề thực hiện tốt mục tiêu nêu trên, luận án có những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của luận án: Quan điểm của chủnghĩa Mác — Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh, quan điểm của Dang ta về báo
chí cách mạng; Cơ sở lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu; Các khái niệm
công cụ được sử dụng trong triển khai luận án; Chức năng, nhiệm vụ củaHọc viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và của hệ thống tạp
chí, bản tin của Học viện;
- Khảo sát, phân tích, đánh giá hành vi tìm kiếm thông tin từ các tap
chí, bản tin trong hệ thống Học viện của từng nhóm đối tượng độc giả;
- Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của các tạp chí, bảntin trong hệ thống Học viện Từ đó rút ra những ưu điểm và những hạn chế
22
Trang 22cần khắc phục; đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của tạp
chí, bản tin, đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả trong hệ thống Học
viện, phục vụ tốt hơn việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Học viện
5 ĐÓI TƯỢNG, KHÁCH THẺ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hành vi tìm kiếm thông tin của nhóm độc giả các
tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Các cuộc điều tra, khảo sát được tiễn hành các năm 2009, 2010; Nội
dung tạp chí, bản tin của Học viện được tác giả khảo sát, nghiên cứu trong
vòng 5 năm gần đây
5.3.2 Pham vi không gian
Luận án giới hạn nghiên cứu hành vi tìm kiếm thông tin của các đốitượng độc giả trong hệ thống Học viện ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam Cụthể là các địa bàn sau: Trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh (tại Hà Nội); Học viện Báo chí và Tuyên truyền (tại Hà Nội);
Học viện Chính tri - Hành chính khu vuc I (tại Hà N6i); Học viện Chính trị
Hành chính khu vực I (tai thành phố Hồ Chí Minh); Học viện Chính trị
-Hành chính khu vực III (tại Đà Nẵng); Học viện Chính trị - -Hành chính khu
vực IV (tại Cần Tho)
5.3.3 Giới han nội dung
23
Trang 23Học viện có 2 chức năng: nghiên cứu khoa học, tham mưu, tư vấn
cho Đảng và Nhà nước trong hoạch định chính sách và đảo tạo, bồi dưỡng
cán bộ lãnh đạo, quản lý cho đất nước Đối tượng độc giả chủ yếu trongHọc viện mà các tạp chí, bản tin hướng đến tập trung ở 3 nhóm: (1) Cán bộ
nghiên cứu, giảng dạy của Học viện; (2) Cán bộ lãnh đạo, quản lý của Họcviện; (3) Học viên trong hệ thống Học viện Với mục tiêu nghiên cứu hành
vi tìm tin, đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của ba nhóm đốitượng trên dé có những giải pháp xác đáng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin
của ba nhóm đối tượng này, luận án sẽ tập trung phân tích hành vi tìm kiếm
thông tin xét tương quan nghề nghiệp của các độc giả (3 nhóm trên) Các
phân tích, đánh giá dựa trên tương quan giới tinh, tương quan độ tuôi có giá
trị b6 sung cho những phân tích về tương quan nghé nghiệp
6 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp luận mác xít
Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở lý luận củachủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về báo chí.
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử như một cơ sở phương pháp luận của toàn bộ quá trình
nghiên cứu Các phân tích, đánh giá, nhận định đều được xem xét trongmối quan hệ biện chứng giữa nhu cầu thông tin với chức năng, nhiệm vu
của Học viện, nhiệm vụ của từng nhóm đối tượng độc giả, gắn với lịch sử
phát triển của Học viện nói chung, của tạp chí, bản tin nói riêng trong suốtquá trình trưởng thành và phát triển của Học viện và trong bối cảnh mới vớinhững trọng trách nặng nề mà Trung ương Đảng và Chính phủ giao cho
Học viện trong thời kỳ cách mạng mới.
6.2 Cơ sở lý thuyết
Luận án sử dụng các lý thuyết xã hội học: lý thuyết chức năng, lý
thuyết hành vi, hành động xã hội kết hợp với lý thuyết truyền thông trong
24
Trang 24quá trình khảo sát hành vi tìm tin của độc giả và phân tích khả năng đáp
ứng nhu cầu thông tin của các độc giả tạp chí, bản tin trong Học viện
6.3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
6.3.1 Phương pháp thu thập thông tin cá biệt
6.3.1.1 Khái quát chung về phương pháp
a Phương pháp trưng cau ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi
Luận án sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi(Bảng Anket) với số lượng phiếu 840 người lấy ngẫu nhiên đơn giản theocác nhóm độc giả thuộc các Học viện ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của đất
nước.
Nghiên cứu sinh đã thống kê danh sách đối tượng độc giả trong hệ
thống Học viện theo ba nhóm: (1) Cán bộ lãnh dao, quan lý; (2) Cán bộ
nghiên cứu, giảng dạy; (3) Học viên các hệ lớp Trên cơ sở danh sách đó,
nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản với
“bước nhảy” K=5 (K=N/n; trong đó K là bước nhảy; N là số người của đơn
VỊ tổng thể; n là số người của mẫu) để thống kê số lượng người được trưng
cầu ý kiến là 859 người Trong quá trình “làm sạch bảng hỏi”, nghiên cứu
sinh đã lọc bớt những phiếu hỏi chưa thực sự đáp ứng yêu cầu Kết quả cònlại là 840 phiếu hỏi được đưa vào xử lý
b Phương pháp phỏng vấn sâu
* Luận án sử dụng phương pháp phỏng van sâu với số lượng ngườiđược phỏng vấn là 100, lấy ngẫu nhiên thuận tiện theo các nhóm độc giảthuộc các Học viện trong hệ thong ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của đất
nước Các phỏng vấn sâu được triển khai để bổ sung thông tin mà bằng
phương pháp trưng cầu ý kiến băng bảng Anket chưa thu thập đầy đủ, như
các vấn đề liên quan đến sự đánh giá từng tạp chí, mức độ hài lòng của
từng nhóm độc giả đối với các loại tap chí Cu thé:
- Các phỏng van sâu tại Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III(Đà Nẵng) được nghiên cứu sinh triển khai:
25
Trang 25+ Tháng 12 năm 2011, kết hợp trong chuyến đi khảo sát của BanQuản lý Dự án “Tổng kiểm kê và xây dựng hệ thống quản lý tài nguyênthông tin, xây dung nguồn lực nội dung cho Thư viện điện tử.
+ Tháng 12 năm 2010, kết hợp trong chuyến đi khảo sát “Diéu tra cobản về nhu cầu thông tin và việc phục vụ thông tin cho công tác lãnh đạo,quản lý, nghiên cứu khoa học và đào tạo trong hệ thống các cơ sở dao tao
của Đảng.
- Các phỏng vẫn sâu tại Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực II
(Thành phố Hồ Chí Minh) và Học viện Khu vực IV (Cần Thơ) được nghiên
cứu sinh triển khai vào tháng 8 năm 2009, trong chuyến khảo sát của BanQuản lý Dự án Thư viện điện tử của Học viện về thực trạng hoạt động
thông tin của các Trung tâm Thông tin — Tư liệu — Thư viện các Học viện
`
này.
- Các phỏng vẫn sâu tại Hà Nội ở trung tâm Học viện, Học viện
Chính trị - Hành chính khu vực I, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đượcnghiên cứu sinh triên khai trong các lân tiêp xúc với độc giả.
Kết quả thu được từ các cuộc phỏng vấn này là 112, tuy nhiên, sau
khi xử lý, nghiên cứu sinh chỉ lựa chọn tròn 100 phỏng vấn
* Bên cạnh phương pháp phỏng vấn sâu, nghiên cứu sinh sử dụngnhững ý kiến của cộng tác viên, của độc giả, của các biên tập viên trong cáccuộc hội thảo, tọa đàm về vấn đề tạp chí, bản tin, hoặc hội nghị bạn đọc,hội nghị cộng tác viên để làm sáng tỏ thêm những vấn đề được trình bày
trong luận án.
c Phương pháp phân tích tai liệu
Nghiên cứu sinh sử dụng hai phương pháp phân tích tài liệu là: Phân
tích truyền thống (phân tích định tính); Phân tích hình thức hóa (phân tíchđịnh lượng) kết hợp với phương pháp phân tích nội dung tài liệu đối vớicác tạp chí, ban tin trong hệ thống Học viện dé bổ sung cho phương phápđiều tra nêu trên nhằm thu thập các thông tin và đánh giá, nhận định chính
26
Trang 26xác hơn về hành vi tìm kiếm thông tin của độc giả và khả năng đáp ứng nhucầu thông tin của các tạp chí, bản tin.
6.3.1.2 Phương pháp chọn mẫu và xây dựng bảng hỏi
* Đôi với các đôi tượng độc giả tạp chí, bản tin của Học viện
Với chức năng nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ lãnh đạo,
quản lý cho đất nước, Học viện có đông đảo đối tượng độc giả là cán bộ
lãnh đạo, quản lý; cán bộ nghiên cứu giảng dạy và học viên thuộc các hệ
lớp Ngoài ra, Học viện còn có đội ngũ khá đông cán bộ thuộc khối hànhchính, hậu cần, phục vụ: tài vụ, văn phòng, hành chính, quản trị, y tế, đội
xe, nhà ăn, Các tạp chí, bản tin của Học viện nhằm phục vụ công tácnghiên cứu khoa học, tư vẫn cho Đảng và Nhà nước trong hoạch định chính
sách và dao tạo cán bộ lãnh dao quản lý, vi thế độc giả chủ yếu của Học
viện là (1) cán bộ lãnh đạo, quản lý; (2) cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và
(3) học viên các hệ lớp Đây chính là 3 nhóm đối tượng độc giả được
nghiên cứu sinh lựa chọn để khảo sát, phát phiếu điều tra cũng như phỏng
vẫn sâu Các đối tượng cán bộ thuộc khối hành chính, hậu cần, phục vụ và
các đối tượng khác không được đưa vào mẫu điều tra, khảo sát
* Đối với các tạp chí, bản tin
Học viện có rất nhiều ấn phâm thông tin Nghiên cứu sinh chỉ lựachọn những tạp chí, bản tin được Bộ Văn hóa Thông tin cấp giấy phép xuấtbản (tổng số tạp chí, bản tin này cho đến thời điểm khảo sát là 16) — đó lànhững tạp chí, bản tin chuyên sâu về lý luận chính trị, hoặc chuyên ngànhđược các nhà nghiên cứu, giảng dạy, lãnh đạo, quản lý sử dụng và yêu cầu
học viên tham khảo trong quá trình học tập Luận án không khảo sát những
an phẩm thông tin mang tính chat quản lý hành chính (Thông tin hoạt động
nội bộ, Thông tin công tác Đảng, Thông tin công tác các trường chính tri, ).
* Đôi với các bai đăng trên tạp chi, ban tin
27
Trang 27Nghiên cứu sinh thống kê và phân loại một các tỉ mỉ các bài đăngtrên tạp chí, bản tin của Học viện (được Bộ Văn hóa Thông tin cấp giấyphép xuất bản) trong khoảng thời gian từ năm 2005-2010 theo các chuyênmục (Phụ lục 3 là một phần trích của thống kê này) để từ đó làm căn cứphân tích nội dung, so sánh, đối chiếu, b6 sung cho những điều tra khảo sát
nêu trên.
* Đối với các chương trình đào tao, bồi dưỡng
Học viện có rất nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác nhau.
Các chương trình đều nhằm trang bị những kiến thức về lý luận chính trị,
khoa học xã hội và nhân văn Tuy nhiên, các chương trình lại rất khác nhau
về thời gian, về chiều sâu, chiều rộng của van dé cần dao tạo, bồi đưỡng.Nghiên cứu sinh thống kê, phân loại các chương trình đào tạo, bồi dưỡng
mới nhất (hiện đang được sử dụng trong hệ thống Học viện) và nội dung
các chuyên dé của từng chương trình đó dé làm căn cứ so sánh, đối chiếu,đánh giá nhu cầu thông tin, khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của độcgiả (Phụ lục 2 là phần trích một trong những chương trình đảo tạo của Học
viện).
* Đối với các chương trình nghiên cứu khoa học
Các chương trình nghiên cứu khoa học của Học viện, các đề tài
nghiên cứu khoa học cũng được thống kê (Phụ lục 4 là phần trích một
trong những danh mục dé tài mà Học viện triển khai trong thời gian gần
đây).
* Về các nội dung thông tin duoc đưa vào bảng hỏi dé diéu tra
Căn cứ vào tôn chỉ, mục đích của từng tạp chí, bản tin; căn cứ vào sự chỉ đạo, định hướng của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Học viện
trong các Hội nghị triển khai nhiệm vụ đầu năm học giao cho các tạp chí,bản tin, trong các Hội nghị tạp chí, bản tin, nghiên cứu sinh đã thống kênhững nội dung thông tin mà các tạp chí, bản tin cần đăng tải và khái quátlại thành 9 nội dung thông tin Khi điều tra, khảo sát nghiên cứu sinh dựa
28
Trang 28vào 9 nội dung thông tin này dé đặt câu hỏi trong bảng hỏi định lượng, định
tính.
6.3.2 Phương pháp khác
6.3.2.1 Phương pháp thong kê
Thống kê các nội dung thông tin được đăng tải trên các tạp chí, bản tintheo các chuyên mục, các van dé, từ đó so sánh, đối chiếu với nhu cầu của độc
giả.
Thống kê những tạp chí, bản tin được đọc nhiều, những bài viết, nội
dung được phô tô nhiều ở thư viện các Học viện trong hệ thống dé bổ sungthêm cứ liệu cho các phân tích, nhận định về khả năng đáp ứng nhu cầu
thông tin của các tap chi, bản tin.
Thống kê chương trình các môn học, thống kê các đề tài nghiên cứukhoa học của Học viện những năm gan đây dé làm căn cứ so sánh nội dung
thông tin của các tạp chí, bản tin có bám sát chương trình học tập, nghiên cứu của Học viện hay không.
6.3.2.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Nghiên cứu sinh vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu nhằmphát hiện những nét giống nhau, khác nhau, nét đặc trưng của từng ý kiến,của từng van dé trong quá trình khảo sát thực tiễn và điều tra xã hội học,
qua đó có những luận giải thỏa đáng.
- So sánh đối chiếu nội dung thông tin được đăng tải với nhu cầu
thông tin, qua đó có những luận giải, phân tích thấu đáo hơn về khả năngđáp ứng nhu cầu thông tin của các tạp chí, bản tin
- So sánh, đối chiếu nhu cầu thông tin với hành vi khai thác và sửdụng thông tin cho mục đích công việc từ đó thấy được chiều sâu về khảnăng đáp ứng nhu cầu thông tin của tạp chí, bản tin
- So sánh, đối chiếu nội dung thông tin được đăng tải với nội dungchương trình học tập, nội dung nghiên cứu khoa hoc dé có những luận giải
về khả năng đáp ứng nhu cầu tin của các tạp chí, bản tin
29
Trang 297 GIA THUYET NGHIÊN CỨU, KHUNG LÝ THUYET
7.1 Giả thuyết nghiên cứuGiả thuyết 1: Các độc giả trong Học viện có nhu cầu cơ bản giống
33 66
nhau về nội dung thông tin, nhưng rât khác nhau vê mức độ “rộng”, “hẹp”,
99 66
“nông”, “sâu” của thông tin, do đó hành vi tìm kiếm thông tin phục vụ công
việc của mình từ các tạp chí, bản tin của họ cũng khác nhau.
Giả thuyết 2: Chỉ một sô ít tạp chí, ban tin đáp ứng tốt nhu cầu thôngtin của độc giả; các tạp chí, bản tin còn lại chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầuthông tin của độc giả Nhìn chung, các tạp chí đáp ứng khá tốt nhu cầuthông tin của độc giả, trong khi đó, các bản tin chưa đáp ứng nhu cầu thông
tin của các đôi tượng độc giả trong Học viện.
7.2 Khung lý thuyết
30
Trang 30¬ Ộ CHƯƠNG 1 - ¬
CƠ SO LY LUẬN VA CƠ SỞ THUC TIEN CUA DE TAI
1.1 CO SO LY LUAN
1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan diém của Đảng ta về báo chí cách mang
1.1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin về báo chí cách
mang
* Quan điểm của C Mác, Ph Angghen về báo chí cách mang
Báo chí có vai trò to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô
sản C Mác, Ph Angghen và V I Lénin coi hoạt động báo chí là một trongnhững lĩnh vực hoạt động có tác động trực tiếp đến quá trình đấu tranh cách
mạng trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng trong mọi giai đoạn cách mạng Chính các ông vừa là những người xây dựng cơ sở lý luận, vừa là những
người sáng lập ra nền báo chí cách mạng [112, tr.42] Theo C Mác và Ph.Ăngghen, tính đảng, tính cách mạng và tính tiền phong về chính trị là cácyếu tô tiêu chuẩn hàng đầu của báo chí Báo chí phải phục vụ nhiệm vụ
chính tri của giai cap vô sản, luôn gan với tô chức đảng.
Nhiệm vụ của báo đảng là gì? Trước tiên là tiến hành nhữngcuộc thảo luận, chứng minh, phát triển và bảo vệ những đòihỏi của đảng, bác bỏ và lật đồ những tham vọng và những luận
điểm của phe thù địch [65 tr.384-385].
Báo chí đi vào những vấn đề thời sự, phản ánh đầy đủ những sự kiện
hàng ngày, là hơi thở cuộc sống của nhân dân, còn tạp chí thì không thể
phản ánh tình hình thời sự hàng ngày, nhưng nó có ưu điểm là đăng tải
được những bài phân tích, bình luận sâu sắc, mang tính học thuật, khoa
học, tính lý luận.
31
Trang 31tạp chí lại có ưu điểm là nó cho phép xem xét các sự kiện
trên một bình diện bao quát hơn và chỉ đi sâu vào sự kiện quan
trọng nhất Tap chí cho phép nghiên cứu một cách ti mi và
khoa học những quan hệ kinh té tạo nên cơ sở của toàn bộphong trào chính tri [66, tr.11-12].
Tạp chí còn cho phép có thé tạo nên những diễn dan dé tranh luận vàtrao đổi những van đề còn có những quan điểm khác nhau, là diễn đàn dénhững người tranh luận, phê phán, định hướng dư luận, xây dựng thế giới
quan cách mạng Chính vì thé, theo C Mac,
Qua là sẽ rất tốt nếu xuất hiện một tạp chí khoa học xã hội chủ
nghĩa thật sự Tạp chí ay có thé tao điều kiện dé tiến hành một
sự phê phán và phản phê phan, hơn nữa chúng ta có thé giải
thích các vấn đề lý luận, vạch trần sự dốt nát hết chỗ nói của
các vị giáo sư và các phó giáo sư, và đồng thời tây não cho
đông đảo công chúng — cho công nhân cũng như cho bọn tư sản [68, tr.6].
Với người làm báo, ngoài những kiến thức rộng về trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ, am tường về mọi vấn đề xã hội thì sự nhạy bén chính trị,khả năng nắm bắt van đề, nhạy cảm nghề nghiệp là hết sức quan trọng
Theo Ph Angghen, “Trong việc biên tập báo, trình độ thông thái chưa that
quan trọng bằng khả năng năm bắt kip thời mọi sự việc từ khía cạnh cầnthiết, nhưng trên báo, nơi cần quyết định nhanh chóng thì điều đó thườngdẫn tới chỗ thấy cây mà không thấy rừng, còn trong cơ quan ngôn luận của
đảng thì điều đó không thê được” [69, tr.240] Như vậy, việc nhanh, nhạy
trong đưa tin mới chỉ đáp ứng nhu cầu nóng hồi của “tin tức thời sự” mà
thôi Làm sao để có thé xâu chuỗi mọi van dé, cung cấp cho độc giả một
cách hệ thong với những đánh giá, nhận định có luận cứ khoa hoc thì đòi
hỏi người làm báo không chỉ nhanh nhạy mà phải là những nhà nghiên cứu
32
Trang 32khoa học thực thụ với những kiến thức tổng hợp về văn hoá, chính trị, xã
hội, lý luận, kinh tế, quân sự, chính tri, ngoại giao, Có như thế mới làm
cho độc giả không chỉ thấy “cây” (sự vật, hiện tượng đơn lẻ) mà còn thấy
“rừng” và từ “rừng” có thé hiểu, năm bắt và thay được “cây”
* Quan điểm của V I Lênin về báo chí cách mạng
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin, báo chí của các đảng
cộng sản là tiếng nói của đảng cộng sản, là sợi dây liên hệ giữa đảng với
quan chúng nhân dân, là người tuyên truyền, cô động cho cách mạng, tậphợp, đoàn kết, cỗ vũ các tầng lớp nhân dân làm cách mạng Chính vi thé,nhất thiết phải thành lập một tờ báo của đảng “Thành lập một đảng, mà
không tô chức ra một tờ báo nhất định làm cơ quan đại diện đúng đắn cho
đảng đó, thì trong một chừng mực lớn việc thành lập đó sẽ chỉ là một lời
nói suông mà thôi” [55, tr.240] Tiếng nói của báo chí làm thức tỉnh quan
chúng, gan bó, cô kết những chiến sĩ cách mạng trong một tô chức chung vì
mục tiêu cách mạng “Chỉ có thiết lập được một cơ quan ngôn luận chung
của đảng mới có thể làm cho mỗi “cán bộ riêng biệt” của sự nghiệp cáchmạng thấm nhuan ý thức là anh ta đang đi “trong hàng ngũ”, công tác củaanh ta trực tiếp cần thiết cho đảng ” [54, tr.248-249]
Báo chí là phương tiện tiến hành công tác giáo dục chính trị, lãnh
đạo tư tưởng, là vũ khí sắc bén của đảng trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh
giải phóng dân tộc Tiếng nói của báo chí “giống như bộ phận của cái bễkhổng 16 thôi cho mỗi tia lửa của cuộc đấu tranh giai cap và của sự phan nộ
trong nhân dân bùng lên thành đám cháy chung” [57, tr.218] tập hợp mọi lực lượng tham gia phong trào cách mạng, tập hợp những cá nhân đơn lẻ làm nên sức mạnh tông hợp của cách mạng.
Là vũ khí tư tưởng của đảng, báo chí cách mạng có tác động trực tiếp
đến quá trình đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng trong mọi giai đoạn
cách mang, là vũ khí sac bén trên mặt trận chính tri, tổ chức các lực lượng
33
Trang 33cách mạng Tiếng nói của báo chí góp phần thống nhất các chủ trương,phương pháp hành động khác nhau nhằm đạt được mục đích, khắc phụcnhững thiếu sót trong hoạt động tư tưởng và thực tiễn của những người
cộng sản, đúc rút những kinh nghiệm từ lý luận và thực tiễn cách mạng.
nếu khéng được co quan ngôn luận của toàn đảng thốngnhất lại, thì tất cả những hình thức đó của cuộc đấu tranh cáchmạng mát di đến chín phan mười ý nghĩa, sẽ không đóng góp
gì được vào việc tạo kinh nghiệm chung của đảng, vào việctạo nên những truyền thống và tính kế thừa trong đảng Cơquan ngôn luận của đảng không những không cạnh tranh với
sự hoạt động đó, mà còn giúp một cách mạnh mẽ cho việc phổbiến, tăng cường và hệ thong hóa sự hoạt động do [55, tr.241-
2421.
Cùng với tiến trình phát triển của cách mạng, vai trò của báo chíngày càng tăng lên Báo chí thực hiện các chức năng tuyên truyền, cô động
và tô chức, là vũ khí tư tưởng mạnh mẽ nhất của đảng Báo chí “là người
lãnh đạo tw ứưởng của đảng, phát triển các chân lý về lý luận, các nguyên lý
về sách lược, các tư tưởng tô chức chung, những nhiệm vụ chung của toàn
r
đảng trong một thời kỳ nay hay một thời ky khác” [58, tr.8].
Không chỉ dừng lại trong cuộc đấu tranh trên mặt trận văn hoá tưtưởng, báo chí còn có vai trò lớn trong đấu tranh kinh tế Theo Lênin, “cuộcdau tranh kinh tế mà không được một co quan ngôn luận trung ương thốngnhất lại, thì không thé trở thành cuộc dau tranh giai cấp của toàn bộ giaicấp vô sản Nga” [55, tr.241]
Trong điều kiện có chính quyền, vai trò của báo chí không hề giảm
đi mà tiếp tục tăng lên theo tiến trình phát triển của cách mạng Báo chí là
cơ quan giáo dục chính trị và kinh tế cho quần chúng, là người tuyên truyền
tât cả những cái mới, cái tiên tiên nảy sinh từ sự sáng tạo của quân chúng.
34
Trang 34Lénnin viết: “ báo chí phải vạch ra những khuyết điểm trong đời sốngkinh tế của mỗi công xã lao động, phê phán một cách thăng tay nhữngkhuyết điểm đó, công khai vạch trần tất cả những ung nhọt trong đời sốngkinh tế của chúng ta và do đó dựa vào dư luận xã hội của quần chúng laođộng dé chữa những ung nhot đó” [62, tr.181-182].
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lénin, báo chí cách mạng phảimang tính đảng sâu sắc Báo chí cách mạng phải đứng vững trên lập trườngcủa giai cấp công nhân, trở thành tiếng nói bảo vệ quyên lợi của giai cap côngnhân, của nhân dân lao động: đồng thời phải phục tùng sự lãnh đạo của đảng,tuyên truyền và tổ chức thực hiện đường lối chính trị của đảng Theo Lênin,
“báo chí phải trở thành những cơ quan của các tô chức của đảng” [60, tr.123].Điều đó có nghĩa là, sự nghiệp báo chí phải là một bộ phận trong sự nghiệpcủa giai cấp vô sản, do đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo, đồngthời phải là một bộ phận khăng khít của công tác có tổ chức, có kế hoạchthống nhất của đảng, gan bó mật thiết với các công tác khác, “phải thành một
bộ phận trong sự nghiệp của toàn thé giai cấp vô sản, phải thành “một cáibánh xe nhỏ và một cái đỉnh ốc” trong một bộ máy dân chủ - xã hội vĩ đại,
thống nhất, do toàn đội tiên phong giác ngộ của toàn bộ giai cấp công nhân điều khiển” [60, tr.122-123].
Tính đảng không phải là nói nhiều, viết nhiều về đảng, cũng không
phải cứ ca ngợi, tán dương mới là đề cao tính đảng, càng không phải hễ phê
phán, dau tranh là thiếu tính đảng Tính dang thể hiện ở sự lãnh đạo của
đảng đối với báo chí Đảng lãnh đạo báo chí là điều kiện quan trọng dé báo
chí khơi dậy được nhiệt tình cách mạng, sức sáng tạo và tiềm năng trí tuệ tolớn của nhân dân Đảng lãnh đạo báo chí chính là để phát huy vai trò đắc
lực của công cụ tư tưởng trong sự nghiệp cách mạng do đảng khởi xướng.
Tính đảng thể hiện ở chỗ thông qua việc phản ánh các mặt hoạt động củađời sống xã hội, thông tin về tình hình, sự kiện trong nước và quốc té,
tuyén truyén nhân tố mới, điển hình mới, đấu tranh chống các hiện tượngtiêu cực, các nhà báo đều xuất phát từ đường lối, quan điểm của đảng,phục vụ cho sự ôn định và phát triển đất nước Đội ngũ nhà báo cách mạng
35
Trang 35- chính là người tham gia vào việc tuyên truyền hình thành dòng tư tưởngchủ lưu tích cực và tiến bộ trong xã hội - cần coi việc nâng cao tính tưtưởng là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu Vì tính tư tưởng
có ảnh hưởng trực tiếp tới việc lãnh đạo tư tưởng, hướng dẫn dư luận quầnchúng Hơn thế nữa, nó còn ảnh hưởng ngay cả tới việc tô chức, chỉ đạohành động cách mạng của quần chúng nhân dân, góp phần đổi mới tư duy,định hướng tư tưởng, bồi dưỡng những nhận thức đúng đắn cho quầnchúng, tạo ra sự nhất trí cao đối với đường lỗi, quan điểm của đảng Tínhđảng đòi hỏi đội ngũ nhà báo phải có phẩm chất cách mạng, lòng nhiệt tình,trách nhiệm và tính sáng tạo cao, tạo nên uy tín và hấp dẫn của báo chí,
đồng thời cần có sự am hiểu rộng về nhiều mặt, có năng lực làm việc nhanh
nhạy, khoa học, chính xác.
Tóm lại, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, báo chí cáchmạng là công cụ tuyên truyền, cổ động chính trị của đảng, phải đặt dưới sựlãnh đạo của đảng vô sản, đó cũng vì lợi ích của chính báo chí dé thực hiệnđúng đắn, đầy đủ vai trò, chức năng xã hội của mình Hoạt động của nhà
báo là hoạt động sáng tạo mang tính đặc thù, nhà báo cách mạng phải là
chiến sĩ cách mạng
1.1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về báo
chí cách mạng
* Tự tưởng Hô Chi Minh về báo chí cách mạng
Bác Hồ là người khai sinh ra nên báo chí cách mạng Việt Nam Ở
Người, nhà cách mạng và nhà báo thống nhất và hoà quyện làm một Người
làm báo là vì mục đích cách mạng, và vì cách mạng mà làm báo, bởi vậy, trong mọi hoàn cảnh, Người luôn coi báo chí là một bộ phận, một nhiệm vụ
trọng yếu của sự nghiệp cách mạng
Kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lénin về báo
chí vô sản, Hồ Chí Minh luôn coi báo chí là một bộ phận của sự nghiệp
cách mạng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho
dân tộc và chủ nghĩa xã hội Theo Người, “nhiệm vụ của báo chí là phục vụ
36
Trang 36nhân dân, phục vụ cách mạng” [78, tr.613] Chính vì thế, theo Người, “mỗi
khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: “Viết cho ai xem? Viết dé làm gì?
Viết thé nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gon dé đọc?” [78, tr.616]
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sử dụng báo chí như một công cụ, vũ
khí, phương tiện trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình.
Báo chí phải phục vụ ai? Báo chí của ta thì can phải phục vunhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấutranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hoà bình thế giới.Chính vì thế cho nên tất cả những người làm báo (người viết,
người in, người sửa bai, người phát hành,v.v ) phải có lập
trường chính trị vững chắc Chính trị phải làm chủ Đường lỗi
chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được Cho nên
báo chí của ta đều phải có đường lỗi chính trị đúng [77,
tr.414].
Báo chí là phương tiện thông tin, tuyên truyền Người luôn nhắc nhở:
“Báo chí ta không phải dé cho một số ít người xem, mà dé phuc vu nhandân, dé tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Dang và Chính
ngược quy luật lịch sử, vạch trần tính chất phản động, giả dối, bip bom của
kẻ thù dân tộc “Đối với những người viết báo chúng ta, cái bút là vũ khísắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng để động viên quần chúng đoàn kếtdau tranh, chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chống chủ nghĩa dé quốc
đứng dau là đế quốc Mỹ, vì độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội và hoà bình thé
giới” [80, tr 441].
37
Trang 37Tính khuynh hướng trong lao động sáng tạo của nhà báo cách mạng
vĩ đại Hồ Chí Minh chính là tính kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội trong suốt cuộc đời viết báo và hoạt động cách mạng của Người Laođộng sáng tạo của đội ngũ nha báo cách mạng không thé tách rời mà cònbao hàm nguyên tắc tính đảng Nguyên tắc tính đảng là một nguyên tắc hết
sức quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam Đảng phải lãnh đạo báo
chí Đảng phải làm cho tất cả những người làm báo có
lập trường chính trị vững chắc Chính trị phải làm chủ Đường
lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được Cho
nên báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng [77,
tr.414].
Đội ngũ nha báo cách mạng luôn bao vệ những lợi ích, quan điểm
của Đảng và nhân dân Đây cũng là ý thức thường trực trong lao động sáng
tạo của họ Người làm báo là người thực hiện và là nhân tố chính đảm bảo
tính chiến đấu của báo chí, vì “nói đến báo chí trước hết phải nói đến
những người làm báo chi’ [77, tr.412] Theo Người, “cán bộ báo chí cũng
là chiến sĩ cách mạng Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ” [78,
tr.616] Người còn nêu rõ: “Đối với những người viết báo chúng ta, cái bút
là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hich cách mạng dé động viên quần chúng
đoàn kết đấu tranh, chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chống chủ nghĩa
dé quốc đứng đầu là dé quốc Mỹ, vì độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội và hoà
bình thé giới” [80, tr.441]
Hồ Chí Minh đòi hỏi những người làm báo phải thường xuyên tudưỡng đạo đức cách mạng, trau dôi tư tưởng, học tập chính trị dé nắm vữngchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đi sâu vào thực tế, đi sâuvào quan chúng lao động, phải luôn nâng cao trình độ văn hoá, rèn giữanghiệp vụ, mài sắc ngòi bút của mình trong sự nghiệp “phò chính, trừ tà”
38
Trang 38nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang.
Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập
chính tri, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai
cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hoá, phải đi sâu vàonghiệp vụ của mình Cần phải luôn luôn cố gắng, mà cố gangthì nhất định thành công [77, tr.415]
Tóm lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nhà báo là những chiến sĩ cách
mạng, thực hành chức năng xã hội, hướng dẫn tư tưởng và hành động cho
người đọc, người nghe Họ cần được trang bị kiến thức rộng, lý luận khoahọc, chính xác, tư tưởng rõ ràng, nghiệp vụ tinh thông Cây bút, trang giấy là
vũ khí sắc bén của họ trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiễn bộ xã
hội.
* Quan điểm của Đảng ta về báo chí cách mạng
Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ
nghĩa Mác — Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mang Dang
ta luôn đặt báo chí dưới sự lãnh đạo của Đảng và coi báo chí là vũ khí tư
tưởng sắc bén của Đảng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong cuộc đấu tranh lật đỗ chế độ thực dân, phong kiến, báo chíluôn là thứ vũ khí, phương tiện vô cùng lợi hại trong việc truyền bá tưtưởng, tập hợp lực lượng, động viên, cổ vũ nhân dân tham gia đấu tranhcách mạng Trong những thời kỳ cách mạng tiếp theo, Đảng ta luôn coi báo
chí là phương tiện tiễn hành công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng,
vũ khí sắc bén trong dau tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc Saukhi thống nhất đất nước, cả nước cùng trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, Đảng ta càng nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của báo chí, xác địnhcần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với
công tác báo chí và xuât bản “Báo chí, xuât bản, dù là cơ quan của Đảng,
39
Trang 39của Nhà nước, của các đoản thê quân chúng hay của tô chức xã hội đêu đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động theo pháp luật” [4, tr.2].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí mới có thé làm tròn trách nhiệmlàm cho thế giới quan Mác — Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉđạo trong đời sống tinh thần của xã hội, góp phần giữ vững ổn định chínhtrị và định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời, báo chí thực hiện được vaitrò vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể, vừa là diễn
đàn của nhân dân.
Bước vào thời kỳ day mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,trong Chi thi số 22-CT/TW về việc tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh
đạo, quản lý công tác báo chí xuất bản, Đảng ta tiếp tục khăng định: “Báo
chí xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong
khuôn khổ pháp luật [5, tr.2], đồng thời, cũng chỉ rõ, báo chí phải luôn đi
đầu trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ đề trung tâm của hoạt
động báo chí là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Hoạt động báo chí là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo Do vậy, báo chí
phải hoạt động theo định hướng của Đảng, tham gia tích cực nhất vào việc
bảo vệ nền tảng tư tưởng và mục tiêu phan dau của Dang, của nhân dan ta
là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Trong giai đoạn mới hiện nay, báo chí là ngọn cờ cách mạng tập hợp,
đoàn kết, cỗ vũ toàn thé các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc, cáctôn giáo, toàn thể người Việt Nam định cư ở trong và ngoài nước hăng hái
tiến hành thắng lợi công cuộc day mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước Báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hoá là
công cu thông tin nhanh nhất, phố cập nhất, giải đáp những van đề mới do
cuộc sống đặt ra, đấu tranh hàng ngày, hàng giờ chong những âm mưu, thủ
đoạn đen tối của các thé lực thù địch, chống các khuynh hướng tư tưởng sai
40
Trang 40lầm, góp phần tổ chức, phát động phong trào hành động cách mạng của
nhân dân.
Hoạt động báo chí phải hướng vào mục tiêu giữ vững ôn định chínhtrị, tiếp tục sự nghiệp đôi mới, từng bước xây dựng con người mới, lỗi sống
mới, làm cho những nguyên lý cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác
— Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần
xã hội.
Ngày nay, Dang và nhân dân ta đang nỗ lực phan dau bảo vệ và xâydựng đất nước Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là cuộccách mạng lớn lao trong lịch sử, song đầy khó khăn, gian nan và thử thách
Đề đạt được mục tiêu, công tác tư tưởng phải đi trước một bước, trong đó,báo chí giữ vai trò chủ đạo, xung kích Báo chí cần góp phần đắc lực vàoviệc làm cho chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,quan điểm của Đảng giữ vị trí nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động của Đảng và giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của cả xã
hội; tích cực tham gia vào tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, làm cho đảng viên và quần chúng
tin vào đường lôi đôi mới, tin vào thăng lợi tât yêu của chủ nghĩa xã hội.
Ở nước ta, sự đóng góp của báo chí trong công tác xây dựng Đảng hết
sức to lớn Báo chí đã góp phần nghiên cứu lý luận, tông kết thực tiễn, cổ vũ
những điển hình tốt, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh tư tưởng, dau
tranh lý luận, chống âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế
lực thù địch “ báo chí phải đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ
nghĩa Mác — Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh, quan điểm, đường lối của Dang,
làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, lý tưởng xã hội chủnghĩa, những giá trị tốt dep trong truyền thống văn hoá dân tộc, những tinhhoa văn hoá thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội”
[32 tr.41-42].
4I