Song cũng phải thừa nhận rằng chúng ta đang phải đối mặt với một thực trạng đáng lo ngại về mặt đạo đức xã hội: tệ nạn xã hội gia tăng, đồng tiền và lợi nhuận đã làm thay đổi quan niệm s
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DANG THỊ LAN
ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ ANH HUONG CUA NÓ
ĐẾN ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Ma số : 5.01.02
LUẬN ÁN TIEN SĨ TRIET HOC
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:
GS.TS NGUYEN HUU VUI
HÀ NOI - 2004
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trinh của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận
án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
oa
Trang 3NHUNG CHU VIET TAT TRONG LUẬN AN
1 Chủ nghĩa xã hội ; CNXH
2 Xã hội chu nghĩa : XHCN
3 Chu nghĩa duy vật biện chứng : CNDVBC
4 Chủ nghĩa duy vật lịch sử : CNDVLS
5 Nhà xuất bản : Nxb
6 Thành phố : TP
Trang 4MỤC LỤC
Trang
MO DAU nãằằẲ` |
Chương 1 Về đạo đức tôn giáo và đạo đức Phat giáo 7
1.1 Đạo đức tôn giáo - Một số vấn đề lý luận 7
1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về đạo đức tôn giáo 7
1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức tôn giáo 21
1.2 Về đạo đức Phật giáo (những nội dung cơ bản) 28
v 1.2.1 Từ bi - giá trị nền tang của đạo đức Phật giáo 30
„1.2.2 Ngũ giới - chuẩn mực cơ bản của đạo đức Phật giáo 41
¥1.2.3 Thuyết nhân qua, nghiệp báo, luân hồi và một số vấn đề khác của đạo đức Phật giáo -. 5: 22122212 1122122212222.21 2E re 53 Chương 2 Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam scccrrerirree 73 2.1 Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam và những đặc trưng cơ ban của đạo đức Phật giáo Việt Nam 25222 22csccscsseee Tà 2.1.1 Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam - 73
2.1.2 Những đặc trưng cơ ban của đạo đức Phật giáo Việt Nam 78
2.2 Dao đức Phật giáo với đạo đức truyền thống Việt Nam 84
2.2.1 Sự hoà quyện giữa tinh than từ bi, hy xả của đạo đức Phật giáo với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam 85
2.2.2 Tinh than nhập thế - nét độc đáo của đạo đức Phật giáo Việt Nam 93 2.2.3 Đạo đức Phật giáo với đạo đức lối sống của người dan Việt Nam 102 x2.3 Đạo đức Phật giáo với việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay Heo LII 2.3.1 Vài nét về thực trạng đạo đức ở nước ta hiện nay và yêu cầu của việc xây dựng nén đạo đức mới .cc 111 2.3.2 Anh hưởng của dao đức Phat giáo đến vice hình thành ý thức đạo đức của con người Việt Nam hiện nay 116
2.3.3 Anh hưởng của dao đức Phật giáo đến việc điều chỉnh hanh vi
đạo đức của con người Viet Nam hiện nay oo =
Trang 5Chương 3 Một số giải pháp nhàm phát huy những mặt tích cực và
hạn chế những mat tiêu cực của đạo đức Phật giáo 149
3.1 Xu hướng phát triển của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay và những
biến đổi của dao đức Phật giáo - 2222 c2 czrrxe 149
3.2 Một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế
ị những mặt tiêu cực của đạo đức Phật giáo đối với việc xây dựng
đạo đức con người Việt Nam hiện nay -. -.cccccsesce 163
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và phát triển kinh tế thị trường hiện nay, đất
nước ta đang có những bước chuyển mình quan trọng Chúng ta đã đạt được
những thành tựu to lớn về kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân Song cũng phải thừa nhận rằng chúng ta
đang phải đối mặt với một thực trạng đáng lo ngại về mặt đạo đức xã hội: tệ
nạn xã hội gia tăng, đồng tiền và lợi nhuận đã làm thay đổi quan niệm sống
của nhiều người, trong xã hội xuất hiện nhiều lối sống xa lạ trái với thuần
phong mỹ tục, với truyền thống nhân nghĩa, trọng đạo lý của dân tộc Nạn
tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả có xu hướng phát triển; lối sống thực
dung, vị ky, không lý tưởng đã hình thành trong một bộ phận lớp trẻ; nhiều
trường hợp vì đồng tiền mà quên di tình nghĩa thay trò, gia đình bạn bè ;
những hành vi tội ác xuất hiện ở trẻ vị thành niên
Sự xuống cấp về đạo đức không chỉ diễn ra trong nhân dan mà cả trong
Đảng Trong những năm gần đây, không ít lần Đảng ta nhận định rằng: "Một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý
tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đọa về đạo
đức và lối sống" [18, 137]; "Té quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm
chất, đạo đức của một bộ phan cán bộ, dang viên làm cho bộ máy Dang và
Nhà nước suy yếu, lòng tin của nhân dân đối với Đảng đối với chế độ bị xói
mon " [18, 79] Vì vậy, việc đẩy mạnh quá trình xây dựng và hoàn thiện đạo
đức mới đang được cả xã hội quan tâm
Để nâng cao hiệu quả xây dung một nên dao đức mới lành mạnh tiến bỏ
ở nước ta hiện nay, chúng ta phải sử dung nhiều biện pháp khác nhau Mot
trong những biện pháp ấy là khôi phục và phát huy những siá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc
Trang 7Phật giáo là một tôn giáo lớn có quá trình ton tại lâu đài ở nước ta Trải
qua gần 2000 năm đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo đã để lại những dấu ấn
sâu sắc trong đời sống tâm linh, văn hoá, đạo đức của con người Việt Nam Nhiều phạm trù đạo đức mà Phật giáo đã đóng góp cho nền đạo đức dân tộc đến
nay còn phù hợp vẫn được duy trì sử dụng Một số quy tac, chuẩn mực đạo đức của Phật giáo có những nét tương đồng với những quy tác, chuẩn mực của nền
đạo đức xã hội vẫn được nhiều người tin theo và khuyến khích phát huy Giá trị
tích cực của đạo đức tôn giáo nói chung và đạo đức Phật giáo nói riêng đã được
Đảng ta khẳng định: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu và quyền lợi tinh thần của
một bộ phận nhân dân, nó còn tồn tại lâu dài va chi phối đời sống tinh thần văn
hoá của một bộ phận dân chúng, trong đó có những giá trị đạo đức phù hợp với
lợi ích của toàn dân, với công cuộc xã hội mới” (2, 67] Gan đây trong Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Dang ta tiếp tục khang định: "Tín
ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dan” cần "phat huy những
giá trị tốt đẹp về văn hoá, đạo đức của tôn giáo” [19, 128]
Hiện nay, Phật giáo nói chung và những tư tưởng đạo đức Phật giáo nói
riêng vẫn đang tiếp tục ảnh hưởng đến con người Việt Nam Một bộ phận dân
cư ngoài việc tin vào sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng mục tiêu dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh còn tin vào một tôn giáo nào
đó, trong đó có Phật giáo Họ lấy niềm tin tôn giáo làm một trong những lẽsống của mình lấy đạo đức tôn giáo làm một trong những chỗ dựa để điều
chính hành vi, xử lý các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhàn
với xã hội.
Vì vậy, việc tìm hiểu đạo đức Phật giáo và những ảnh hưởng của nó đến
đạo đức con người Việt Nam hiện nay là một van đẻ cấp thiết khong những vềmặt lý luận mà cả về mặt thực tiễn Với một be day lịch sư và có ảnh hưởng
sau rộng trong quan chúng, dao đức Phat giáo đã gia ni:ập như một yếu tố của
truyền thống đạo đức dân tộc Mặc dù còn có những yếu tố tiêu cực song
những giá trị, những quan niệm và chuẩn mực dạo đức mà Phật giáo đặt ra
Trang 8cũng chứa đựng không ít những nhân tố có giá trị Biết tận dụng, kế thừa, phát
huy những yếu tố tích cực đó là một trong những yếu tố góp phần xây dựng và
phát triển đời sống đạo đức lành mạnh trong xã hội ta hiện nay.
Vì những lý do trên đây, tôi chọn vấn dé "Ảnh hưởng của đạo đức Phật
giáo đến đạo đức con người Việt Nam" làm đề tài luận án của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài.
Đạo Phật là tôn giáo đã có quá trình tồn tại cùng dân tộc gần 2000 năm.
Nghiên cứu đạo Phật từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả và giới lý
luận Cho đến nay, ở nước ta đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu đạo
Phật dưới những góc độ khác nhau Có thể tóm lược thành những hướng
nghiên cứu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, hướng nghiên cứu tìm hiểu đạo Phật trong quá trình phát triển lịch sử của nó, có thể kể đến các tác phẩm sau: "Việt Nam Phát giáo sử luận"
(3 tập) của Nguyễn Lang, Nhà xuất ban Văn học 1994; "Lich sit Phật giáo ViệtNam" do GS Nguyễn Tai Thư chủ biên, Nhà xuất ban Khoa học Xã hội 1988;
"Việt Nam Phat giáo sử lược" của Thich Mật Thể, Hội Tăng ni Bac Việt xuất
ban 1950; "Lược sit Phát giáo Việt Nam" của Thích Minh Tuệ, Thành hội Phậtgiáo Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản 1992
Thứ hai, hướng nghiên cứu đạo Phật như một bộ phận cấu thành lịch sử tư
tưởng Việt Nam, được thể hiện trong các tác phẩm: "Lịch sử tr tưởng Việt
Nam" tập | do GS Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
1993; “Lich sứ Phát giáo Việt Nam", tập 2 của GS Lê Si Thang, Nhà xuất ban
Khoa học Xã hội 1997; "Tir tưởng Phật giáo Việt Nam" của Nguyễn Duy
Hinh, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội 1998: “Mav van đề về Phát giáo và lịch
sử tut tưởng Việt Nant sồm cae bài việt của nhiều tác gia do Vien Triệt học xuất bản năm 1986
Thứ ba, hướng nghiên cứu dao Phat trong mối quan hệ và sự ảnh hưởng
của nó đối với đời sống tinh than dân tộc, có các tác phẩm: "Tim về bản sắc
Trang 9Có thể nói, đa số các công trình trên đã xem xét, đánh giá Phật giáo trên
nhiều phương diện khác nhau, cả những giá trị tích cực và những mặt tiêu cực.
Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu đạo đức Phật giáo trên quan điểm
triết học Mác xít một cách có hệ thống Tác giả mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm vấn dé đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức con
người Việt Nam, chỉ ra những mat tích cực cũng như hạn chế của nó, trên cơ
sở đó góp phần nhỏ bé của mình vào việc giải quyết một số vấn dé mà thực
tiễn đặt ra
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án.
- Mục đích: Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac-Lénin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức tôn giáo để làm rõ nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo,
chỉ ra những mặt tích cực và những hạn chế của nó, đồng thời làm rõ sự ảnhhưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam trong lịch sử
cũng như trong hiện tại Qua đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy những
mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của đạo đức Phật giáo trong quá trình xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay.
- Nhiệm vụ:
+ Phân tích những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo đức tôn giáo nói chung và đạo đức Phật giáo nói riêng Trình
bày những nội dung chủ yếu của đạo đức Phật giáo.
+ Phân tích sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức truyền thống
dân tộc và đến việc xây dựng, hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay.
+ Nêu ra một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế
những mặt tiêu cực của đạo đức Phật giáo.
giới luật
=
- Phạm vi nghiên cứu: Luan án tập trung nghiên cứu những vido lý,
căn bản của Phật giáo mà qua đó thể hiện nội dung đạo đức: sự anh hưởng, giao
thoa giữa dạo đức Phật giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam: sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức con người Việt Nam hiện nay.
Trang 104 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận của luận án: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo va đạo đức tôn giáo; Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo nói chung và Phật
giáo nói riêng.
- Cơ sở thực tiễn của luận án: Quá trình tồn tại phát triển lâu dài của Phật
giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh thầncủa dân tộc nói chung cũng như đối với đạo đức con người Việt Nam nói riêng
- Phương pháp nghiên cứu: Phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử kết hợp
với các phương pháp trừu tượng hoá, khái quát hoá, thống kê, đối chiếu, so sánh
5 Những đóng góp mới về khoa học của luận án.
- Định hướng cách tiếp cận vai trò của Phật giáo đối với đời sống xã hội
và con người Việt Nam.
- Lam rõ sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức dân tộc va
vai trò của đạo đức Phật giáo đối với việc xây dựng một nền đạo đức mới ở
nước ta hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực và hạn
chế những mặt tiêu cực của đạo đức Phật giáo.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.
Luận án đóng góp một phần vào việc đổi mới nhận thức về vai trò của
Phật giáo nói chung và đạo đức Phật giáo nói riêng.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu,
giảng dạy những vấn đẻ có liên quan đến Phật giáo và đạo đức Phật giáo
7 Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm: Phan mở dau, 3 chương 7 tiết, Kết luận và Danh mục các tài liệu tham khảo.
t)
Trang 11Chương 1
VỀ ĐẠO ĐỨC TÔN GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
1.1 ĐẠO ĐỨC TÔN GIÁO - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LY LUẬN.
1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về đạo đức tôn giáo.
* Cơ sở lý luận của vấn đề đạo đức tôn giáo:
Vấn đề tôn giáo và đạo đức không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề
thực tiễn Có hay không có đạo đức tôn giáo? Đánh giá đạo đức tôn giáo như
thế nào đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Xung
quanh vấn đề này còn có nhiều quan điểm khác nhau Có thể tóm tắt thành hai
quan điểm chủ yếu sau đây:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: Tôn giáo không có đạo đức riêng Đạo
đức tôn giáo chỉ là vay mượn đạo đức chung của nhân loại
- Quan điểm thứ hai cho rằng: Có đạo đức tôn giáo nhưng đó là thứ đạo
đức hoàn toàn đối lập với đạo đức trần thế; đạo đức tôn giáo không chứa đựng
các yếu tố tích cực, tiến bộ.
Muốn có một kết luận xác đáng về các vấn đề trên, chúng ta cần dựa vào
những cơ sở sau đây:
Thứ nhất, cần bat dau từ luận điển của CNDVLS về đặc điểm phan ánh
của ý thức xã hội Một trong những đặc điểm đó là sự tác động lan nhau giữa
các hình thái ý thức xd hội trong quá trình phan ánh tôn tại xd hội.
Trong khi chỉ ra nguyên tac quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức
xã hội, CNDVLS đồng thời cũng chỉ ra rằng bản thân đời sống ý thức xã hội cũng có tính độc lập riêng của nó Trong quá trình phát triển các hình thái ý thức xã hội có sự giao lưu kế thừa và ảnh hưởng lan nhau Như vay, ý thức tôn giáo không bao giờ tồn tại một cách biệt lạp với các hình thái ý thức khác như:
đạo đức, thâm mỹ, chính trị pháp luat Giữa chúng có sự liên hệ tác động qua
lại và ảnh hưởng lan nhau tạo ra sự phong phú của mỗi hình thái ý thức xã hội.
Trang 12Trong ý thức tôn giáo không thể không có những yếu tố của tư tưởng đạo đức,
thẩm mỹ, văn hoá và trong điều kiện xã hội có giai cấp thì còn có cả những
yếu tố chính trị, đảng phái nữa Nếu như trong bản chất của tôn giáo chỉ toàn
là những sai lầm, ảo tưởng và tiêu cực thì có lẽ tôn giáo đã không thể tồn tại và
phát triển hàng ngàn năm trong lịch sử các dân tộc khác nhau trên thế giới.
Trong cuốn sách "Phát hiện Ấn Độ", J Nehru đã viết: "Rõ ràng là tôn giáo đã
đáp ứng một nhu cầu trong tính chất con người, và đa số rộng lớn con người
trên thế giới đều không thé không có một dang tín ngưỡng nào đó Tôn giáo
đã đưa ra một loại giá trị cho cuộc sống con người, mà dù một số chuẩn mực
ngày nay không còn được áp dụng, thậm chí còn tai hại, những chuẩn mực
khác vẫn còn là cơ sở cho tỉnh thần và đạo đức” [69, 29]
Như vậy, trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội, giữa hình thái tôn giáo
và hình thái đạo đức có quan hệ tương tác, đan xen và vay mượn lẫn nhau Vì
vậy bản thân tôn giáo chứa đựng những nội dung đạo đức là điều có thể hiểu
được Tôn giáo và đạo đức, với tu cách là những thành tố tạo nên kiến trúc
thượng tầng của xã hội, chúng có những cách phản ánh khác nhau đối với tồn
tại xã hội Tôn giáo phản ánh một cách hư ảo hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người, trong đó cái hiện thực đã bị biến dang, cái tự nhiên đã trở thành cái siêu nhiên Còn đạo đức phản ánh các mối quan hệ của con người với
nhau và với xã hội, đó là những mối quan hệ hiện thực.
Vấn đề cơ bản của mọi đạo đức tôn giáo cũng như mọi học thuyết đạo
đức nói chung là vấn đề ý nghĩa cuộc song con người Tôn giáo xuất hiện trong
điều kiện con người không tìm được hạnh phúc trong cuộc sống trần thế Niềm
tin tôn giáo đã gieo vào họ lòng tin ở sự cứu vớt sự giải thoát Nếu sự cứu vớt
và giải thoát không thực hiện được ở cõi đời này thì có thể thực hiện được sau khi chết Niềm tin vào cuộc sống mai sau là nền tảng của mọi tôn giao Như
vậy tôn giáo không đẻ cao cuộc sông và hạnh phúc tran gian Con người can
phải cam chịu nhan nhục và khổ hạnh để đến được thẻ giới cưc lac nơi thiên
đường Tóm lại, tôn giáo dựa vào những nguyên tác sau: 1) Từ bỏ hạnh phúc
Trang 13trần gian; 2) Nhẫn nhục với tình cảnh nô lệ; 3) Biết sợ hãi trước sức mạnh siêu
nhiên Chính vì vậy, tôn giáo trở thành công cụ phục vụ đác lực cho giai cấp
thống trị (dù rằng lúc đầu tôn giáo không phải là của giai cấp thống trị) Tôn
giáo làm cho nhân dân mê muội, làm tê liệt ý chí đấu tranh giai cấp Mác gọi
tôn giáo là thuốc phién của nhân dân là theo nghĩa đó Và cũng theo nghĩa đó,
đạo đức tôn giáo là đối lập với đạo đức chân chính
Thứ hai, khi xem xét tôn giáo nhụt một hình thái ý thức xã hội, chúng ta
thấy nó chứa đựng nội dung đạo đức (bao gồm giá trị, chuẩn mực, lý tưởng
đạo đức ) thể hiện trong giáo lý tôn giáo.
Bất cứ tôn giáo nào cũng có một hệ thống chuẩn mực và giá trị đạo đức
nhằm điều chỉnh ý thức và hành vi đạo đức của các tín đồ Da số các tôn giáo
đều tuyên bố về giá trị tối cao của các lực lượng siêu nhiên (Thượng Dé, Chúa
Trời, Thần Thánh) và mọi giá trị khác phải lấy đó làm chuẩn.
Mặt khác, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo bao giờ
cũng có hai trình độ: trình độ tâm lý và trình độ hệ tư tưởng Trong hệ tư tưởng
tôn giáo, thần học bao giờ cũng chiếm vị trí trung tâm Nhiệm vụ chủ yếu củathần hoc là chứng minh sự tồn tại của Thượng Dé, lập luận cho tính đúng đắn
của các giáo lý tôn giáo và nhất là của những lời răn dạy tôn giáo về đạo đức
Trong hệ thống thần học từ xưa tới nay thường có một bộ phận nghiên cứu về
đạo đức trên lập trường tôn giáo (thường được gọi là "thân học đạo đức").
Trong hầu hết học thuyết của các nhà thân học Tây Âu thời Trung cổ đều có
một phần quan trọng của học thuyết đạo đức Trong thời đại phát triển mạnh
mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, các nhà thần học càng đặc biệt quan
tâm nghiên cứu vấn đề đạo đức, đặc biệt là những chuẩn mực đạo đức đáp ứng
được nhu cầu của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Thực tế cho thấy quan niệm đạo đức của hau hết mọi ton giáo, ngoài
những giá trị đặc thù bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng liêng còn dé cập đến
những chuẩn mực đạo đức mang tính nhân loại như: sống hiếu thảo với cha
Z
mẹ, trung thực, nhân ái, hướng tới cái thiện tránh xa điều ác
Trang 14Hơn nữa, đạo đức tôn giáo có một nét đặc thù: những quy phạm, những
diéu ran day, cấm đoán trong đạo đức tôn giáo ngoài việc khuyên khích
hướng thiện còn tạo ra sự đan xen giữa hy vọng và sợ hãi Ở những trường hợp
tu hành đạt dén"tu giác”, đến “giác ngộ”, con người hành động có đạo đức vi
triết lý đạo đức tôn giáo đã thấm vào họ, chuyển thành nhân sinh quan trong
cuộc sống Song trên thực tế, có nhiều người thực hành đạo đức tôn giáo do sợ
hãi, do sợ bị trừng phạt.
Về mặt nào đó, tôn giáo đã đề cập trực tiếp đến những vấn đề đạo đức cụ
thể của cuộc sống thế tục và những giá trị có tính nhân văn Có thể coi đó là
tiếng chuông đồng điệu của tôn giáo với đời sống xã hội Hầu hết mọi tôn giáo
khi mới ra đời đều phản ánh khát vọng về tự do, công bằng, bác ái của người
dân lao động Bằng hình thức phan ánh đặc thù, tôn giáo thực sự mang lại cho
con người một sự "an ủi mơ hồ”, giúp họ khác phục những khoảng trống hang
hụt trong cuộc sống.
Như vậy, chúng ta thấy cả hai ý kiến trên đều phiến diện hoặc không
chuẩn xác Có lẽ giáo sư Nguyễn Hữu Vui đã có một cách đánh giá công bằng
và xác đáng khi cho rằng: "Trong hệ thống những giá trị chuẩn mực tôn giáo,
ngoài những điều khuyên ran cấm đoán tạo nên nội dung riêng của đạo đức tôn
giáo còn có những điều khuyên răn cấm đoán không hề có nội dung tôn giáo,
mà là biểu hiện của các mối quan hệ thuần tuý trần thế [113, 46]
Chẳng hạn trong Kinh thánh, ngoài việc quan niệm Thượng Đế là tồn tại
tuyệt đối, là cá nhân tuyệt đối toàn năng vé dao đức còn có những lời khuyên hết sức tran thế: Không giết người, không trộm cap, không tà dâm, không làm
chứng giả để hại người Hoặc, những phạm trù dạo đức mane tính khái quát
trong Phật giáo: Từ bi, bình đẳng, bác ái nếu ta bỏ di cái bỏ thiêng liêng
than bí ta sẽ thấy nó có ý nghĩa nhất định đối với doi sống xã hội của chúng ta
ngày nay.
Trang 15Thứ ba, nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta có thể khẳng
định rằng: khi bàn về tôn giáo, vấn đề đạo đức tôn giáo đã được đề cập Chủ
nghĩa Mác không chỉ nói nhiều đến mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo mà các
nhà kinh điển còn chỉ ra ý nghĩa tích cực của nó.
Theo Mác, "Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo
nàn hiện thực, vừa là su phan kháng chống lai sự nghèo nàn hiện thực ấy"
[55, 570]
Ang-ghen đi sâu vào lịch sử của tôn giáo, đặc biệt là lịch sử của Thiên chúa giáo và chứng minh rằng sự xuất hiện của tôn giáo này là sự phản ứng lại
sự bất công và tàn bạo của chế độ nô lệ Tương tự như vậy, Phật giáo nguyên
thuỷ là khát vọng của quần chúng phản kháng lại sự phân chia đẳng cấp khắc
nghiệt của xã hội An Độ cổ dai Thiên chúa giáo kêu gọi tình yêu thương giữa
con người với con người Phật giáo chủ trương bình dang, từ bi, hy xả, vô ngã,
vị tha Ngoài ra, chúng ta còn có thể nêu lên những nét tích cực của nhiều tôn
giáo khác khi các tôn giáo này xây dựng mối quan hệ yêu thương giữa người
với người, hướng con người vào những việc thiện, biết giữ gìn đạo đức và xa
lánh những điều ác.
Song, cũng phải thừa nhận rang, Mác, Ang-ghen và Lênin không đi sâu
vào những vấn đề nói trên Toàn bộ thời gian của các ông bị cuốn hút vào những vấn dé cơ ban của cách mạng, những vấn dé gắn với sự nghiệp giải
phóng giai cấp vô sản và nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới.
Khi phân tích đánh giá vai trò xã hội của tôn giáo, các nhà sáng lập ra
chủ nghĩa Mác-Lênin đã không xa rời chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, gán vấn đề tôn giáo theo quan điểm cụ thể và xuất phát
từ thực tế sinh động của cuộc sống Lênin thường nói dén vai trò tiêu cực của
tôn giáo và của giáo hội trong mot tình huông cụ thé Đó là sự lợi dung ton láo của các thế lực tư sản phản động để bảo vệ chế độ bóc lột và đâu độc
GG
quan chúng bi áp bức.
Trang 16Điểm nổi bật trong học thuyết về tôn giáo của chủ nghĩa Mác-Lênin là: tôn giáo thường được xem xét gắn liên với tình hình đấu tranh giai cấp ở Cháu
 lúc đương thời, phục vụ trực tiếp cho yêu cầu cách mạng của giai cấp vô sản.
Do hoàn cảnh lúc đó, các ông phải nói nhiều đến mặt tiêu cực của tôn giáo mà chưa có điều kiện di sâu nghiên cứu các khía cạnh văn hoá, tâm lý, tình cảm,
đạo đức của tôn giáo
Tuy nhiên, phải thấy rằng các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin cũng
đã lưu ý đến khía cạnh tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, nhu cầu
của sự phát triển xã hội trong những thời kỳ lich sử nhất định.
Ph Ang-ghen viết: "Tôn giáo do con người sáng tạo ra, bản thân những
người này cảm thấy được nhu cầu cần phải có tôn giáo của quần chúng" [56,
438-439]
Angghen còn chỉ rõ, sự xuất hiện của đạo Kitô ở La Mã cổ đại đã đáp ứng
yêu cầu của quần chúng nô lệ bị áp bức mong muốn được giải phóng, nhưnglại không có cách nào giải phóng trong hiện thực Còn Mác cũng đã chỉ rõ:
chính thế giới con người không hoàn thiện đã sản sinh ra thế giới ấy là một thế
giới cần có tôn giáo và ngược lại tôn giáo cũng đáp ứng những yêu cầu của conngười trong các thế giới ấy Khi bàn về thuyết tạo thần, Lênin cũng nhìn thấy
tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, chỉ có điều là đứng trước kẻ thù
đang ra sức đề cao nhu cầu tôn giáo để chống lại cách mạng thì Lênin đã phê
phán không thương tiếc những nhà văn tuyên truyền tạo thần và "nâng nhu cầu
tôn giáo lên”.
Về chính sách của Đảng cộng sản đối với tôn giáo, Lênin luôn nhắc nhở
rang: Không được đối xử với tôn giáo một cách thô bạo, không được công khai
tuyên chiến với tôn giáo; cần phải gan việc phé phán tôn giáo với vận động quan chúng đưa quan chúng vào hoạt động thực tiễn để xây dung "thiên đường
trên trái dat".
Trong quá trình vận động của lịch sử, chính lợi ích của giai cấp thông trị
đã chi phôi và thao túng tôn giáo Chúng đã biến dao đức tôn giáo thành bộ áo
12
Trang 17nguy trang cho lợi ích giai cấp Bên cạnh việc dé cập đến tôn giáo như một
hiện tượng tiêu cực trên con đường cách mạng và những vấn đề cần được giải quyết đúng đắn trong nhận thức của những người cộng sản về tôn giáo, các nhà
kinh điển cũng thừa nhận những mặt tích cực của nó Việc các nhà kinh điển
phê phán đạo đức tôn giáo có lẽ chỉ trong trường hợp nó bị giai cấp bóc lột
thống trị lợi dụng mà thôi
Về mặt nào đó, phải thấy rằng, còn tôn giáo là còn chức năng thuốc phiện
cùng những tiêu cực khác, nhưng đặc điểm của sự phản ánh tôn giáo cũng đã
làm cho nó có khả năng chứa đựng những giá trị tích cực Giá tri lớn nhất của
tôn giáo là những giá trị thuộc về đạo đức và văn hoá Đạo đức tôn giáo góp
phần hướng con người theo cái thiện, chống cái ác, bồi dưỡng lòng nhân át vị
tha Bản thân tôn giáo không đủ khả năng để giải quyết các yêu cầu của con
người trong cuộc sống, song nhiều khi nó góp phần tạo ra sự bình ổn và cân
bằng tâm lý cho con người Đạo đức tôn giáo đưa ra những mẫu mực lý tưởng,
những chuẩn mực sống tối thượng mặc dù bản thân nó không sao hiện thực hoá được những lý tưởng và chuẩn mực đạo đức đó, song nó là sự cổ vũ tỉnh
thần cho lý tưởng đó và chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản sẽ là người hiện thực hoá lý tưởng và chuẩn mực đó.
Trên cơ sở lý luận đã nêu, chúng ta có thể đưa ra khái niệm đạo đức tôn
giáo Trước hết, chúng ta tìm hiểu về khái niệm đạo đức
Trong Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Da Nắng, 1997 có giải thích
"đạo đức” theo hai nghĩa sau:
1 Những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định
hành vi, quan hệ của con người đối với nhau va đối với xã hội.
2 Phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn
đạo đức mà có.
Còn đạo đức học là khoa học nghiên cứu nội dung quá trình phát sinh.
phát triển của đạo đức.
Trang 18Đạo đức học Mác - Lênin cho rằng: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc thà, một phương thức điều chỉnh hành vi con người trong moi lĩnh vực
của đời sống xã hội thông qua một hệ thống những giá trị, nguyên tắc, chuẩn
mực biểu thị sự quan tâm tự nguyện tự giác Của con người với con Hgười, con
người với xd hội.
Như vậy, theo quan điểm mácxít, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,
một định chế xã hội thực hiện các chức năng điều chỉnh hành vi con người.
Đạo đức là những nguyên tắc sống, những quy phạm gắn liền và phù hợp với
một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, được hình thành từ những điều kiện
sinh hoạt vật chất của xã hội; những quy phạm, nguyên tắc, tiêu chuẩn, lý tưởng này có tính chất nhất thời về lịch sử và mang tính giai cấp rõ rệt.
Trong các phạm trù đạo đức luôn luôn phản ánh địa vị và lợi ích của giai
cấp Mỗi giai cấp trong những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội
đều có những quan niệm đạo đức riêng của mình Giai cấp tiêu biểu cho xu thế phát triển đi lên của xã hội thì đại diện cho một nền đạo đức tiến bộ Còn các
giai cấp phản động thì đại diện cho một nền đạo đức suy thoái.
Khi phê phán Duy-rinh về sự thừa nhận có một thứ dao đức vĩnh cửu cho
mọi thời đại, Ang-ghen đã khẳng định: "Xét cho đến cùng, mọi học thuyết dao
đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế, của xã hội
lúc bấy giờ” và do vay, "từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này sang
thời đại khác, những quan niệm thiện và ác đã biến đổi nhiều đến mức chúng
thường trái ngược hẳn nhau” [57; 135, 137]
Trong cuốn "Dao đức học”, Badzeladze cho rang trong xã hội nguyên thuỷ trình độ sản xuất còn rất thấp kém sản phẩm làm ra còn quá ít Trong
điều kiện thiếu thốn về kinh tế, xã hội nguyên thuy khong du khả nang nuoi
những thành viên mất khả năng lao động và chiên đấu Vì vậy việc con cái giết
cha mẹ già được coi là hành động chính đáng, hợp đạo đức, còn không làm việc đó bị coi là không có đạo đức Có người giải thích điều này bang niềm tin
Trang 19tôn giáo rằng con người sau khi chết còn tiếp tục sống ở cõi bên kia Điều này không sai, song cái gốc của nó là điều kiện kinh tế của đời sống.
Như vậy, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là những quy tắc căn cứ
vào chế độ chính trị mà đặt ra, quy định quan hệ giữa người với người, giữa cá
nhân và xã hội nhảm để bảo vệ chế độ kinh tế và chế độ xã hội Đạo đức là
một phạm trù lịch sử Mỗi thời đại, mỗi giai cấp, mỗi đân tộc có những nguyên
tac chuẩn mực va đạo đức nhất định Song bên cạnh đó vẫn có những giá trị,
chuẩn mực đạo đức mang tính toàn nhân loại
Còn đạo đức tôn giáo là gì? Có lẽ nên tham khảo ý kiến của Bertrand
Russell trong cuốn "Khoa học và tôn giáo" Tác giả cho rằng: một tôn giáo lớn
bao giờ cũng gôm có một hệ thống tín điều, một hệ thống đạo đức và một giáo
hội Người theo tôn giáo không phải sống thế nào cũng được mà phải sống theo
những khuôn phép đạo đức, hợp với tín điều của tôn giáo mình Hành đạo không
phải chỉ là thực hành một số hình thức nghi lễ mà còn sống theo những quy tắc
đạo đức nhất định Đạo đức trở nên một bộ phận cấu thành của tôn giáo.
Từ đó, có thể thấy rằng: Đạo đức tôn giáo là toàn bộ những quan niệm,
những quy tắc đạo đức được thể hiện trong các giáo lý tôn giáo (đặc biệt thông
qua các điêu ran cấm) nhằm điêu chính hành vi của con người theo thế giới
quan và nhân sinh quan tôn giáo.
* Vai trò của đạo đức tôn giáo đối với đòi sống xã hội:
Các tôn giáo trong quá trình phát triển, truyền lan trên bình diện thế giới
không chỉ đơn thuần chuyển tải niềm tin mà còn có vai trò chuyển tải, hoà
nhập văn hoá và văn minh, góp phẩn duy trì đạo đức vã hội nơi trần thế Tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tỉnh thần của con người Với tư cách
là một bộ phận của ý thức hệ, tôn giáo đã đem lại cho cộng đồng xã hội, một khu vực, một quốc gia một dân tộc những biểu hiện độc đáo thể hiện trong
ax
cách ứng xử lối sống phong tục tập quán trong các vêu tố văn hoá vật chất
G ung như tình than.
ea An
Trang 20Điều đễ nhận thấy là những hệ thống đạo đức của tôn giáo rất khác nhau
về niềm tin, rất xa nhau về địa lý vẫn có một mẫu số chung là nội dung khuyến thiện Cái mạnh trong truyền thụ đạo đức tôn giáo là ngoài những điều phù hợp
với tình cảm đạo đức của con người, nó lại được thực hiện thông qua tình cảm tín ngưỡng, lòng tin giáo lý Do đó, tình cảm đạo đức tôn giáo được tín đồ tiếp
thu tạo thành đức tin thiêng liêng bên trong và chi phối hành vi ứng xử của họtrong các quan hệ cộng đồng Khi hoạt động hướng thiện của con người đượctôn giáo hoá sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, nhiệt thành hơn Sẽ là sai lầm nếu phủđịnh hoặc xem nhẹ mặt tích cực này của tôn giáo trong việc xây dựng một nền
đạo đức xã hội tương ứng với một xã hội văn minh va phát triển cao về đời
sống vật chất Ngày nay, việc phát huy mặt tích cực của đạo đức tôn giáo là
hoàn toàn hợp lý nhằm xây dựng con người mới và nền văn hoá mới Những
giá trị và chuẩn mực của tôn giáo không chỉ ảnh hưởng trong đồng bào có đạo
mà còn lan toa đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội Điều đó góp phanchống lại sự xâm nhập của các hiện tượng phi đạo đức, hay sự suy thoái về đạo
đức nảy sinh từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và đẩy mạnh mở cửa trong
quan hệ quốc tế Tuy vậy, cũng không nên cường điệu mặt tích cực đến mức
không thấy trên bình diện thế giới quan, ý thức hệ tôn giáo với triết lý nhân sinh thụ động đã ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của đồng bào có đạo trong
công cuộc cải tạo thế giới hiện thực để mưu cầu hạnh phúc trần thế của mình
Bởi vì suy cho củng, dao đức tôn giáo vẫn cố gang hướng con người guén
lãng nỗi khổ đau trần tục, đưa họ về một thế giới đo tưởng, trong khi đó để
khác phục những khổ đau đó họ lại cần đến những phương tiện hiện thực, cần
đến nghị lực để vượt bỏ một cách hiện thực xã hội trần thế
Tôn giáo không chỉ có nội dung các quan niệm đạo đức mà còn có cả
những chức năng và tổ chức để điều chỉnh các hành vi dao đức và hiện thực
hoá các quan niệm đạo đức Khi tôn giáo thực hiện các chức năng của mình:
chức năng thế giới quan chức năng liên kết, chức năng giao tiếp thì đồng thời cũng thực hiện việc điều chỉnh hành vi đạo đức hoặc hình thành ý thức
Trang 21đạo đức của những người có đạo Về mặt bản chất, chúng ta không thể quên
rằng: thế giới quan tôn giáo là thế giới quan tiêu cực Một khi nó thâm nhập
được vào ý thức con người (các tín đồ, các giáo dân và quần chúng chịu ảnh
hưởng tôn giáo) sẽ làm cho con người lãng quên hiện thực, đặt tất cả tỉnh thần,
tâm tưởng vào thần thánh hư ảo mà họ tin đó là giá trị đích thực Chức năng
thế giới quan của tôn giáo dan dat các tín đồ theo một triết ly sống không hành
động, không đấu tranh trong thực tại, lấy tu dưỡng tâm tính làm điều cốt yếu
để mau chóng được giải thoát ở bên ngoài thực tại nơi Thiên đường của Chúa hay Niét ban của Phật Theo cách nhìn của tôn giáo, cuộc đời là nơi đầy những
cám dé, "lành ít, dit nhiều”, đầy những cam bay, những cái ác, những sự 6 ué,
van duc lam vay bẩn linh hồn Muốn sớm được đến gần Chúa, trở về nơi nước
Chúa phải tránh xa quỷ dữ Muốn chứng được Niết bàn (đạt đến giải thoát)
phải từ bỏ moi ham muốn dục vọng Moi tai ương đều do Tham - Sân - Si mà
ra cả Tát cả những quan niệm, những triết lý sống đó cho thay mặt tiêu cực
của thế giới quan tôn giáo Tuy nhiên, trong chức năng này của tôn giáo ta có
thể tìm thấy các hạt nhân hợp lý của nó: đó là khía cạnh tu dưỡng dao đức, dé
cao luân lý và sự hướng thiện, làm điều thiện, tránh điều ác.
Các chuẩn mực của tôn giáo không những thể hiện trong lễ nghi tôn
giáo (lễ giáo) mà còn bao hàm trong các thuyết về luân lý - đạo đức - xã hội
do các giáo hội soạn thảo (giáo luật) Trong các giáo luật này có chứa đựng
những quy tac chi tiết những điều nên làm và những điều kiêng ky (ngăn
cấm) đối với các tín đồ trong mọi mối quan hệ ứng xử Những chuẩn mực đó
được bổ sung, phát triển, thay đổi cho phù hợp với những diễn biến của thời
dai, với đặc điểm dân tộc và tâm lý con người Các chủ trương “trở về với dan
tộc”, "hiện dai hoa", "quan chúng hoá”, "hoà hợp Đạo với Đời" của các
phong trào cải cách tôn giáo trong bối cảnh thé giới ngày nay chính là phản
ánh chức nang điều chính cua ton giáo nói riêng và xu hướng vận động của tôn giáo nói chung.
\ 18/514
17
Trang 22Niềm tin tôn giáo, tình cam đạo đức tôn giáo một khi được hình thành và
nâng cao có thể trở thành một động lực mạnh mé thúc đẩy khả năng sáng tao
của con người Với hình thức phản ánh đặc thù, với chức năng khá đặc biệt
"đến bù hư ảo", tôn giáo và đạo đức tôn giáo có thể tạo nên những phút thăng hoa trong cuộc sống con người, trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy khả năng
sáng tạo của họ Thừa nhận điều này, chúng ta có thể cắt nghĩa được vì sao
nhiều công trình văn hoá có giá trị trên thế giới và những phát minh khoa học
lớn lai do những nhà văn hoá và khoa hoc theo tôn giáo tạo nên.
Khi nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam, chúng ta thấy rằng: một khi
tình cảm tôn giáo chuyển thành tình cảm, tâm lý dân tộc sẽ tạo ra những nội
lực mạnh mẽ góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân, chống lại sự xâm nhập
của các yếu tố ngoại lai (Ví dụ: hiện tượng Tam giáo đồng nguyên đã góp
phần củng cố các giá trị của dân tộc) Hay khát vọng bình đẳng, bác ái, tư
tưởng từ bi của Phật giáo đã hoà quyện với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, từng
là một động lực để xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc (đặc biệt trong thời
kỳ Lý - Trần).
Nói đến vai trò của đạo đức tôn giáo đối với xã hội còn phải nói đến vai
trò của các tổ chức tôn giáo Niém tin, lý tưởng, đạo đức tôn giáo có di được
vào ý thức quần chúng hay không trước hết là nhờ vào tổ chức tôn giáo Ngoài
các chức năng thuần tuý tôn giáo, các tổ chức tôn giáo còn thực hiện những
hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục Hiện nay, tôn giáo có
xu hướng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề của trần thế thay vì chỉ chú trọng tới cuộc sống bên kia Các nhà nghiên cứu gọi xu thế nay là "thế tục hoa" tôn giáo: quan tâm và phục vụ đời sống con người nơi trần thế Thông qua vác hoạt
dong mang tính thế tục của tổ chức tôn giáo mà đạo đức tôn giáo và tôn giaonói chung thể hiện vai trò tiến bộ nhất định trong đời sống vật chal tinh than,
đạo đức của xã hội.
Trong quá trình vận động, phát triển của các tôn giáo, đạo đức tôn giáo
luôn được các nhà than học, những trí thức của các tôn giáo bỏ sung, làm
ls
Trang 23phong phú bằng các vấn đề cụ thể của đạo đức trần thế trong từng giai đoạn
lịch sứ, từng dan tộc Ỏ Việt Nam trong những năm gần đây đã nhấn mạnh:
"Kính Chúa yêu nước”, "tốt đời đẹp dao", "sống phúc âm giữa lòng dân tộc”.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đề cập đến phương châm hành đạo là: "Đạo
pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.
Trong xu thế đổi mới hiện nay, cùng với sự đổi mới nhận thức về CNXH,
việc đổi mới nhận thức về vai trò của tôn giáo đã và đang tiếp tục được thể
hiện về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn Tôn giáo không chỉ được đánh
giá về phương điện nhận thức luận, ý thức hệ mà còn được chú ý cả về phương
diện xã hội học Các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng, ngodi những mặt tiêu cực
ra, tôn giáo và đạo đức tôn giáo còn có những đóng góp nhất định về mặt văn
hoá, đạo đức cho dan tộc, cho xã hội và con người.
Việc đánh giá khách quan này sẽ rất có ý nghĩa khi chúng ta đặt câu hỏi
về tương lai của tôn giáo Nếu chúng ta xác định rằng, tôn giáo là một hìnhthái ý thức xã hội còn tồn tại lâu dài với con người thì việc tìm hiểu một cáchchính xác về "bản chất” của tôn giáo sẽ có ý nghĩa về mặt lý luận trong việc
chế định đường lối chính sách đối với tôn giáo, trong việc bảo vệ và tu tạo các
di sản văn hoá tôn giáo.
Mac và Ph Angghen đã đề cập đến tương lai của tôn giáo trên cơ sở khoa
học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Hai ông
khẳng định tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội có mối liên hệ phụ thuộc
vào điều kiện xã hội nhất định Hai ông cũng chỉ rõ tôn giáo cũng có quá trình
phát sinh, phát triển và tiêu vong của nó C Mác và Ph Angghen đã phát biểu
rõ ràng quan điểm của mình về tương lai của tôn giáo hay sự tiêu vong của tôn
giáo trong các tác phẩm nổi tiếng như "Tu ban" và "Chống Duy-rinh".
Theo hai ông, tôn giáo chỉ có thể tiêu vong khi con người nắm được quyluật khách quan và phát triển sản xuất tới một trình độ cao để có thể làm chủ
được tự nhiên, xã hội va ban than minh, con người không còn bị chỉ phôi bởi
19
Trang 24những lực lượng tha hoá ở bên ngoài kể cả những lực lượng siêu trần thế, để
con người có thể "mưu sự tại nhân, thành sự cũng tại nhân" C Mác và Ph Angghen cũng nhấn mạnh rang để tạo ra được cơ sở vật chất ấy phải có một
quá trình lịch sử lâu dài, phải vượt qua nhiều khó khăn trắc trở Những kiến giải đúng đắn và thiên tài của hai ông dựa trên nhận thức khoa học về quy luật
phát triển khách quan của xã hội đương thời.
Nhưng sự phát triển thực tế của tình hình xã hội và tôn giáo trong những thập ky gần đây chứng tỏ hiện nay vấn đề cơ sở tồn tại của tôn giáo và điều
kiện tiêu vong của nó rất phức tạp Khoa học kỹ thuật đã phát triển đến trình
độ cao giúp con người có thể làm chủ được tự nhiên, song còn biết bao mối quan hệ mà con người vẫn chưa thể giải quyết được: vấn dé mối quan hệ giữa
chủ quan và khách quan, giữa tất nhiên và ngẫu nhiên, giữa hữu hạn và vô hạn,
giữa đau khổ và hạnh phúc, giữa mơ ước và hiện thực Cuộc đời vẫn còn
những may rủi, bất hạnh, những cảm giác trống rỗng, mất cân bằng về tâm lý
trước bệnh tật, tai họa không thể đoán định trước Những sự thực đó còn tồn
tại thì tôn giáo không dễ dàng mất đi.
Như vậy, tôn giáo trong tương lai sẽ như thế nào? Nhiều người dự đoán
đó là khả năng "văn hoá hoá tôn giáo”.
Một trong những nguyên nhân khiến cho tư tưởng tôn giáo dễ xâm nhập vào đời sống tinh thần của con người là vì: các tôn giáo đều có trong giáo lý
những tut tưởng nhân đạo, ít nhiều phù hợp với mong muốn và lòng nhân ái của
quản chúng lao động lội nội dung đạo đức đó các tôn giáo gan gũi với chủ
nghĩa nhân dao mác xit.
Như trên đã phân tích, ta thấy đạo đức tôn giáo có nhiều điểm tích cực.
phù hợp với xã hội ta hiện nay như Đảng ta kháng định Song cũng sẽ là
không khoa học nêu chúng ta tuyệt đôi hoá đạo đức ton giáo, thối phỏng vai
trò của nó như một sô người cho rang: sự suy đỏi đạo đức xã hội trong xã hội
văn minh này chỉ có thé tìm cách "chạy chữa" bảng đạo đức tôn giáo Bởi vì
Trang 25như Ăng-ghen nói, ngay cả một số những yếu tố tiến bộ của đạo đức tôn giáo
cũng chỉ giống về mat hình thức với đạo đức mới của chúng ta mà thôi! Dao
đức tôn giáo là một hình thái ý thức đặc biệt, nó có nội dung và hình thức phản
ánh riêng, trong đó các quan hệ xã hội hiện thực kể cả các quan hệ đạo đức
đều mang màu sắc của mối quan hệ siêu nhiên.
Mat khác, suy cho cùng, đạo đức tôn giáo cố gang hướng con người quên
nỗi đau khổ trần tục, hướng họ về một thế giới ảo tưởng Nó đã không đề cập
đến sức mạnh xã hội được tổ chức để khắc phục hiện thực mà chỉ khuyên con
người quay về tự hoàn thiện mình tách rời khỏi các mối quan hệ xã hội Vì
vậy, mặc dù tôn giáo "là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn của hiện thực”
nhưng vẫn chỉ là sự phản kháng mang tính tiêu cực và thụ động mà thôi.
Chính vì vậy, thái độ khoa học là phải biết "gạn đục khơi trong”, tìm ra và
giữ lại những gi là tinh tuý trong mọi di sản tinh than để kế thừa Trên ý nghĩa
đó, chúng ta hoàn toàn có căn cứ để nói rằng đạo đức tôn giáo có những điểm
phù hợp nhất định với nên đạo đức mới của chúng ta hiện nay, góp phần vào
việc xây dựng, phát triển đời sống xã hội
1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức tôn giáo
Tim hiéu tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo va đạo đức tôn giáo, trước hết
chúng ta thấy rằng: Hồ Chi Minh đã sớm nhìn thấy "hat nhân hợp lý” trong
các tôn giáo là sự hướng thiện, là những giá trị đạo đức và văn hoá.
Mục đích cả của cuộc đời Người là toàn tâm toàn ý vì cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, giải phóng những người "cùng kho", nhằm đấu tranh cho một
nhân loại ấm no hạnh phúc, công bang, văn minh, một thế giới đại đồng trên
cơ sở bình đảng, hữu nghi giữa các quốc gia, dân tộc Chính vì vay, dường như
trong bất kỳ trường hợp nào có thể Người cing vắng khai thác trong tư tưởng.
hành vi của các bậc vĩ nhân cũng như của những người sang lặp các tôn giáo
những yếu tố cần thiết cho mục đích cao cả của bản than, can thiết cho dan tộc
và cho nhân loại Người tiệp thu gan lọc trong đó những tinh hoa, biến nó
thành những điều mà con người bất cứ thời đại nào cũng cần có
Trang 26Trong bất cứ tôn giáo nào cũng có hạt nhân nhân bản là sự hướng thiện.
Đó cũng chính là ước muốn của các tín đồ tôn giáo cũng như của những người không theo tôn giáo nào Chúng ta cũng thấy trong các tác phẩm của Hồ Chí
Minh những câu trích dẫn nguyên văn lời nói của các vị thánh hiển rút trong
Kinh Phật, Kinh Thánh hay của Khổng Mạnh Người khéo léo chuyển ý của
các vị đó cho thích hợp với thời đại, hợp với dân chúng mà tinh thần cơ bản
không hề thay đổi Người ca ngợi các bậc sáng lập ra các tôn giáo với một thái
độ trân trọng, thành kính như ca ngợi vĩ nhân, những nhà văn hoá đã có công
thúc đẩy sự tiến bộ và hoà bình của nhân loại.
Người viết: "Những tôn giáo chính ở nước ta là đạo Phật và đạo ThiênChúa Phật Thích Ca là một người quý tộc Người đã bỏ hết công danh phú quý
để đi cứu vớt chúng sinh Tức là cứu vớt những người lao động nghèo khổ.
Chúa Giê su là người lao động Người vui lòng hy sinh tính mạng mình để cứu
vớt những người lao động nghèo khổ chống lại bọn Pharidiêng tức bọn bóc lột.
Mục đích cao cả của Phật Thích Ca và Chúa Giê su đều giống nhau: Thích Ca
và Giê su đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới
đại đồng” [111, 194]
Gần đây, một luận điểm của Hồ Chí Minh in trong cuốn "Những mẩu
chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" của Trần Dân Tiên được nhiều nhà
nghiên cứu ca ngợi, trích dẫn Tư tưởng lớn này của Người có liên quan trực
tiếp đến việc nhận định tư tưởng, tôn giáo và đạo đức tôn giáo.
"Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu duGng đạo đức cá nhân.Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả
Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là làm việc biện chứng.
Chủ nghĩa Tôn Dat Tiên có ưu điểm của nó chính sách của nó phù hợp
với điều kiện nước ta.
Khổng Tử, Giêsu, C Mác, Ton Dat Tiên chang có những ưu điểm chung
đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho loài người mưu phúc lợi cho xã hội.
Trang 27Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ
nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết.
Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”.
Tư tưởng lớn đó của Hồ Chí Minh đến nay vẫn còn nguyên giá trị, trong lnh vực tư tưởng nói chung cũng như nghiên cứu tôn giáo nói riêng.
Người đã thấu suốt trong một thế giới đầy phức tạp, luôn luôn diễn ra 6
mọi lúc, mọi nơi cuộc đấu tranh giữa cái THIỆN và cái ÁC Những con người
chân chính của mọi thời đại cần tham gia và trước hết phải tự rèn luyện mình
để vững vàng đứng về phía cái THIỆN, đấu tranh cho cái THIỆN chiến thắng.
Người hiểu rằng cần thức tỉnh lương tri của mọi người, của tất cả các tín đồ tôn
giáo khác nhau, trên cơ sở ĐOÀN KẾT, ĐOÀN KẾT, ĐẠI ĐOÀN KẾT để
cứu nước và xây dựng đất nước Khi đến thăm Đền Hùng, Bác nói: "Các vua
Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" Bác
muốn rằng, toàn dân, dù có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, dù thuộc các tôn
giáo khác nhau đều thấy mình cũng là con Rồng cháu Lạc, phải có trách
nhiệm với non sông, đất nước, với tổ tiên, xứng đáng với truyền thống anh
dũng cua dân tộc.
Với sự hiểu biết sâu sắc về tôn giáo, trân trọng những giá trị mà các tôn
giáo đã đóng góp cho nên văn hoá nhân loại Nguoi đã có ý thức tiếp thu
nhitng hạt nhân hop lý của các tôn giáo, đồng thời chỉ ra và phê phán những
mặt tiêu cực và hạn chế của nó.
Trong thư gửi Hội Phật tử 1947, Người viết: "Đức Phật đại từ, đại bi, cứu
khổ, cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn Người phải hy sinh tranh
đấu, dict lũ ác ma Nay đồng bao ta đại đoàn kết hy sinh của cải xương máu,
kháng chiến đến cùng để đánh tan thực dân phan động để cứu quốc dan ra
khỏi khổ nạn, để siữ gìn thống nhất và độc lập Tổ quốc Thế là chúng ta đã
làm theo lòng đại từ, đại bi của Đức Phat Thich Ca, kháng chiến để đưa giống noi ra khỏi ach nô lệ” (62, 197]
Trang 28Qua đây cũng thấy rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất am hiểu đạo Phật qua
cách Người sử dụng ngôn từ Người cũng rất khéo léo trong việc sử dụng
những ưu điểm của đạo đức tôn giáo vào mục đích của cách mạng.
Năm 1946, khi thăm Ninh Bình, Nam Định, Người đã phát biểu với đông
đảo đồng bào Công giáo: Nước không độc lập thì tôn giáo không được tự do,
nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã Người chủ trương đoàn kết lương
-giáo, bỏ qua những dị biệt nhỏ để giữ lấy cái tương đông lớn Đó là vượt qua
những khác biệt về đức tin, về lối sống để giữ lấy tình đoàn kết dân tộc, giữ
lấy mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc Người luôn luôn gắn kết hai nghĩa vụ
phụng sự Tổ quốc và phụng sự Chúa: Tôi cầu nguyện cho Đức Chúa phù hộ
cho đồng bào giữ vững tinh than ái quốc - đủ sức chống lại giặc Pháp làm tròn
nghĩa vụ thiêng liêng là: Phụng sự Chúa - Phụng sự Tổ quốc.
Nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, phần lớn các học giảđều cho rằng, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh tuý của nên văn hoá dân tộc và
nên văn hoá nhân loại, trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa
Mac-Lénin Nói đến văn hoá dán tộc, văn hoá nhân loại, không thể không nóiđến giá trị nhân bản của các tôn giáo Nhiều người cho rằng, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã tiếp thu theo tinh thần sáng tạo những nhân tố triết lý của Phật giáo để
làm phong phú thêm tư tưởng của Người và giúp cho tư tưởng đó dễ thâm nhập vào quan chúng Nhân dịp lễ Phat Dan, Người viết: "Nhân dịp lễ đức Phật
Thích Ca thành đạo, tôi thân ái gửi đến các vị tăng, ni và đồng bào tín đồ lời
chào đại hoà hợp” Chữ "Tang" trong nhà Phật có nghĩa là hoà hợp, hoa hợp ở đây có nghĩa là đoàn kết.
Cuộc đời của Người là một tấm sương dao đức nhân bản với tình thương bao la dành cho moi lớp người Trong một budi tiếp phái đoàn Phat giáo Việt
Nam vào thăm Người tại Phu Chủ tịch, Người nói: “Tôi cũng học Phat và nhớ được một câu: Mình không vào địa ngục cứu chúng sinh thì ai vào!”.
Mọi lời nói, việc làm của Hồ Chí Minh đều toát lên quan điểm đạo đức
của Người Tấm lòng "từ bi" của Người thể hiện ở lòng trac ẩn trước cảnh
Trang 29nghèo túng đói khổ của nhân dân Trong bức thư kêu gọi đồng bào toàn quốc
cứu đói năm 1945, Người viết:
"Hoi đồng bào yêu quý!
Từ tháng giêng đến tháng bảy năm nay, ở Bắc Bộ ta đã có hai triệu người
chết đói
Kế đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ.
Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta khỏi
động lòng.
Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước:
Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng 3 bữa Dem gạo đó (mỗi bữa một
bơ) để cứu dân nghèo.
Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau bữa cháo để chờ mùa lúa
nam sau, khỏi đến nỗi chết đói
Tôi xin thay mặt dân nghèo mà cảm ơn các đồng bào” [61, 31]
Để thực hiện sự đoàn kết dân tộc và tôn giáo, trong những thời điểm sinh
tử của chế độ dân chủ cộng hoà, Hồ Chí Minh nêu cao tấm gương của lòng
nhân ái, truyền thống dân tộc "thương người như thể thương than" Cả cuộc đời
Người là một tấm gương hy sinh cao cả cho nền độc lập tự do của dân tộc, cho
hạnh phúc của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo những luận điểm
chủ yếu của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo tín ngưỡng vào điều kiện Việt
Nam Mặt khác, Người cũng biết rất rõ sự khác biệt của tâm thức tôn giáo con
người Việt Nam, ở đây không có ranh giới rõ rệt giữa Đạo và Đời, và có sự
khoan dung hoà nhập giữa các tôn giáo Người Việt Nam thường thần thánh
hoá những người anh hùng đã khuất có công với nước, với quê huone Việt Nam cũng là nước tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau, song điều quan trong là phải tập hợp được tất cả mọi người dù là tín đồ của những tôn giáo khác nhau.
dù là theo tôn giáo hay không theo tôn giáo nào vào khối đại đoàn kết dân tộc.
Trang 30Người cũng chỉ ra rang chỉ khi nào nước nhà được độc lập thì các tín đồ tôn
giáo mới được làm chủ tôn giáo của mình.
Về mặt chính trị, Hồ Chí Minh luôn luôn gắn vấn đề tôn giáo tín ngưỡng
với độc lập dân tộc và CNXH Người luôn coi trọng, khai thác những giá trị
tích cực về đạo đức, văn hoá của các tôn giáo làm giàu thêm đời sống văn hoá
tinh thần của xã hội, song Người cũng kiên quyết đấu tranh chống lại việc lợi
dụng tôn giáo tín ngưỡng vào mục đích chống dân tộc, chống con người, phản văn hoá.
Giải quyết vấn đề tôn giáo, không bao giờ Người đóng khung trong
chuyện tôn giáo cụ thể, tôn giáo không chỉ là vấn dé nhận thức luận, ý thức hệ
mà đó còn là vấn dé với con người trong tổng thể các quan hệ chính trị, kinh
tế, xã hội, văn hoá
Mat khác, tự do tín ngưỡng, tôn giáo tín ngưỡng tôn giáo ở Hồ Chí Minh
không có nghĩa là buông lơi cho mê tín dị đoan phát triển và gây tác hại Trong
cuộc vận động xây dựng Đời sống mới (năm 1947 Hồ Chủ tịch có viết cuốn
sách nhỏ "Đời sống mdi") trong đó có đề cập đến vấn đề xoá bỏ mê tín, hủ tục
với phương châm lấy cái tốt mà bỏ dần cái xấu, "dần dần nói để người ta vui
lòng làm chứ không có quyền ép người ta”
Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu tôn giáo như là nơi gửi gắm nguyện vọng
thiết tha của quần chúng lao động và các dân tộc bị áp bức Giữa tín ngưỡng
tôn giáo và cuộc đấu tranh giải phóng cho con người, cho dân tộc, cho nhân
loại không có mâu thuẫn, đối lập về mục tiêu, giữa tôn giáo và CNXH cũng
không hề có sự đối lập mâu thuẫn như nước với lửa
Chúng ta tuyệt nhiên không tìm thấy ở Hỏ Chủ tịch một dấu vết dù rấtnhỏ của sự nghi ky, chế diều, công kích đối với tôn giáo
Khác với Mác, Angghen, Lénin, Hồ Chi Minh không đấu tranh trực diện
với thần học Cơ Đốc giáo, với giáo lý của đạo Phật mà lại thường xuyên nhấn
mạnh sự thống nhất giữa các tôn giáo với chủ nghĩa Mác, với CNXH với cuộc
kháng chiến của nhân dân ta về mục tiêu, khát vọng đấu tranh cho quyền lợi
Zz 6
Trang 31của những tầng lớp nhân dân và các dân tộc bị áp bức Bởi vì, ở Việt Nam, vấn
đề đoàn kết lương giáo là một bộ phận quan trọng trong chính sách dân tộc.
Muốn đoàn kết lương, giáo thì ngoài các chủ trương, chính sách về chính trị,
kinh tế, xã hội công bằng, không phân biệt đối xử với các công dân Việt Nam,
cần phải thực hiện chính sách tôn giáo tự do tín ngưỡng đối với các tôn giáo
Có thé nói rằng, chính trén cái nên phong phú, phức tạp của cuộc đấu
tranh giai cấp và dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc, quan điển của Hồ
Chí Minh về tôn giáo nói chung và đạo đức tôn giáo nói riêng trở nên phong
phú, sáng tạo.
Trên cơ sở khẳng định những yếu tố tích cực về đạo đức những khía cạnh
nhân văn, niềm tin vào con người của tôn giáo, Hồ Chí Minh luôn luôn nêu cao
tư tưởng: tôn trọng tự do tín ngưỡng và nhu cầu tôn giáo của nhân dân.
Thái độ của Hồ Chí Minh về tôn giáo và đạo đức tôn giáo là thái độ của
một con người văn hoá, hiểu biết tôn giáo, nhằm mục đích vì dân, vì nước Những quan điểm của Người về đạo đức tôn giáo chính là nền tang cho các
Nghị quyết của Đảng ta sau này khẳng định tính tích cực của tôn giáo trong
công cuộc xây dựng CNXH và trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay.
Như vậy, về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn, chúng ta có thể khẳng
định rằng: có một đạo đức tôn giáo và đạo đức ấy mang tính đặc thù Bên cạnh
những mặt tiêu cực, tôn giáo và đạo đức tôn giáo có nhiều điểm tích cực, phù
hợp với dạo đức XHCN như Đảng ta khẳng định Ở nước ta, trong điều kiện
nền kinh tế thị trường hiện nay, bên cạnh những tích cực còn nảy sinh biết bao
những hiện tượng tiêu cực mới: Sự phân hoá siàu nghèo, lõi sống chạy theo
thuần tuý vật chất, coi thường những giá trị truyền thống của dân tộc, sự suy
thoái đạo đức xã hội Trong hoàn cảnh av, những lời khuyên đạo đức của một
tôn giáo chân chính sẽ có ý nghĩa tích cực nhất định, góp phân làm phong phú, lành mạnh đạo đức xã hội.
27
Trang 321.2 VỀ ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO (những nội dung co bản)
Phật giáo về bản chất không phải là một học thuyết về đạo đức, song xuất phát điểm của nó là dạy cho con người nhận biết nguyên nhân của nỗi khổ và
con đường giải thoát khỏi đau khổ Những giá trị đạo đức của Phật giáo phát
khởi từ tinh thần dai bi, có tác dụng tích cực đến đạo đức xã hội và con người.
Người ta có thể gọi đạo Phật là một tôn giáo từ bi, một hệ thống triết học
cao siêu, một nền đạo đức học nhân bản Tất ca những điều đó ta có thể tìm hiểu được trong Tam tạng kinh (Ba kho giáo lý) Đó là Kinh Luật, Luận.
- Kinh tạng: Chép những lời Phật giảng đạo.
- Luật tạng: Chép những giới luật, những điều cấm ky, nghi lễ đối với
người tu hành.
- Luận tạng: Chép những lời chú giải, luận bàn của các học giả Phật giáo.
Dao đức Phật giáo nhấn mạnh về tình thương, sự vô nga, vị tha và lòng từ bi.
Trọng tâm của dao đức Phật giáo nằm trong Dao đế (thuộc Tứ Diệu dé).
Đó là con đường đúng đắn để mỗi người tự giác đạt tới giải thoát, tới Niết bàn
(Bát Chính đạo) Mục đích chủ yếu của 8 con đường đó là để xúc tiến và hoàn
thành những lời giáo huấn cơ bản của Phật Phương pháp tu hành của Phật giáo khái quát chủ yếu ở 3 phương diện: Giới, Định, Tuệ và gọi là Tam học.
- Giới (Sila) có nghĩa là luân lý, đạo đức, cách cư xử
- Định: là Thién định: là phương pháp rèn luyện năng lực tự giác hướng nội
để có thể làm chủ được niềm tin cảm xúc của bản thân trong quá trình tu dưỡng.
- Tuệ: Đỉnh cao của quá trình tu dưỡng là Giác ngộ, tức dat tới Tuệ của
trực giác.
Giới luật Phật giáo là các quy phạm đạo đức khá cụ thể và tỉ mỉ quy định
rõ cho nhiều loại, nhiều dang cấp tín đồ (cư sĩ và thế tục) Giới luật cho hàng
xuất gia có 227 giới cho sư nam (ng) 348 giới cho su nữ (0) rất chi lv vềcuộc sống tang đoàn Pho biến nhất và can ban nhat là Ngũ giới và Thập thiện(10 điều nên làm)
Zð
Trang 33Đạo đức Phật giáo còn dé cập đến Luc độ dành cho Phật tử nói chung
gồm: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tỉnh tiến, thiền định, trí tuệ.
Để thức tỉnh và giáo dục con người, Phật đưa ra thuyết v6 /ường, vô ngã, thuyết nhân qua, nghiệp báo Những thuyết này có ý nghĩa giáo dục rất lớn thông qua việc hình thành ở con người một nhân sinh quan, một triết lý sống
theo quan điểm Phật giáo.
Ngoài ra, đối với người thế tục, Phật cũng có rất nhiều những lời khuyên
về đạo ly rất cụ thể và sâu sac Ví dụ, trong "Kinh lễ sáu phương" dạy về các
phép đối xử trong quan hệ gia đình và ngoài xã hội, hay trong Kinh Thập bản
sinh 9, ở chương Thập vương pháp kinh (Mười chức trách của Quốc vương) Phật
có đề cập đến những phẩm chất đạo đức cần có của người đứng đầu quốc gia
Vài nét sơ lược như vậy đủ thấy đạo đức Phật giáo thật mênh mông, sâu
rộng Song kha nang của tác gia lại có han Mat khác phạm vi luận án cũng
không thể cho phép có thể bàn đến mọi vấn đề liên quan đến đạo đức Phật
giáo Vì vậy, tác giả xin phép giới hạn vấn đề nghiên cứu, tập trung vào một số
vấn dé cơ bản của đạo đức Phật giáo mà theo tác giả những vấn dé đó khá phổ
biến đã từng chi phối, từng ảnh hưởng mạnh mẽ đến đạo đức con người Việt Nam từ xưa cho đến nay, bao gồm các vấn đề sau:
1 Từ bi - giá trị nhân bản của đạo đức Phat giáo.
2 Ngũ giới và Thập thiện - những chuẩn mực cơ ban của đạo đức Phật giáo
3 Thuyết nhân quả, Nghiép báo, Luân hồi và một số vấn đề khác của đạo
đức Phật giáo.
Tuy nhiên, sự phân định như trên cũng có ý nghĩa rất tương đối Trong
khi phân tích giữa các phạm trù khái niệm và nội dung các vấn đề đạo đức
Phật giáo sẽ có sự liên quan tác động lan nhau Mat khác, vấn đề đạo đức Phat giáo cũng không nằm ngoài các vấn dé căn ban của giáo lý nhà Phật Vì vậy.
việc tiệp cận những van de mang tính đạo đức cũng phải bat đầu từ việc tiếp
Trang 341.2.1 Từ bi - giá tri nen tảng của đạo đức Phật giáo
Giáo lý Phật giáo nổi lên là lòng từ bi, bác ái, khuyên con người sống có
đạo đức, có tình thương với muôn loài.
"Từ" có nghĩa là hiển hoà, ban cho sự vui, thể hiện lòng khoan dung độ
lượng.
"Bi" là thương xót, cứu giúp cho hết khổ 7 bi là đem lại hạnh phúc cho
mọi người, mọi loài, cứu khổ, cứu nạn cho chúng sinh và quên những lợi ích của bản than Quan điểm từ bi bác ái của nhà Phat được thể hiện trên các khía
cạnh sau:
- Phật giáo chủ trương bình đẳng, đem tình yêu thương đến với mọi người.
- Phật giáo chủ trương giải thoát con người khỏi đau khổ.
- Mẫu người trong Phật giáo là con người "tir bi, hy xa, vô ngã, vị tha”.
Thứ nhất, Phát giáo chủ trương bình đẳng, đem tình yêu thương đến
VỚI Moi HgƯHỜI.
Đạo Phật nhấn mạnh hai chữ Tv và Bi nên đã có những cống hiến to lớn
cho nền đạo đức nhân loại Nó là biểu hiện của tình thương bao la không giới
hạn hoàn toàn vị tha không gợn chút vị kỷ đối với muôn loài Điều đó được
bat đầu bang sự chứng giải nguyên lý nguyên sơ "nhất thiết chúng sinh giải
hữm Phát tính" (tất ca chúng sinh đều có Phật tính) Đó chính là tinh thần bình
dang triệt để của đạo Phật Để nuôi dưỡng và thực hiện được tâm từ bi thì yêu
câu đầu tiên của người Phật tử, những người sống và tu tập theo giáo lý của
đạo Phật là phải có được cái tam bình dang với tất cả chúng sinh Nếu lấy tinh
than "thường hàng bình đẳng” làm tiêu chí ứng xử, quan hệ với đồng loại và
vạn hữu thi không còn phân biệt kẻ ác, người thiện.
Phật giáo công nhận quyền bình đẳng giữa con người với người đó chính
là tiếng nói của đa số quan chúng lao động trong xã hội Ấn Độ cổ dai phản kháng lại chế độ dang cấp nghiệt nga thời do, trong đó dang cấp Ksudra (Thủ
đà la) ia đăng cấp cuối cùng bị khinh rẻ coi gan như súc vật.
4
Trang 35Đề cao tinh thần bình đẳng giữa con người với con người là một điểm tiến
bộ của đạo Phật so với các tôn giáo khác Đức Phật không phải là một nhân vật
huyền thoại mà là một bậc Đại Đạo sư đã từng sống thật trong thế gian này.
Trước khi thành Phật, đức Thích Ca có tên là Shiddharta, đã có gia đình, vợ là
công chúa Gia Du Đà la và một người con trai tên là La Hâu la Đức Phật
không bao giờ tìm cách tự xưng mình là một bậc siêu nhân mà là con người đã
chứng đắc chân lý, cái bí mật của cuộc sống, nguyên nhân thật sự nỗi đau khổ
của con người Từ "Phật" (Buddha) chỉ có nghĩa là con người đã giác ngộ chân
lý và đem chân lý ấy giác ngộ cho kẻ khác.
Phật nói "Tat cả chúng sinh đều có Phat tính" hay "Phật là Phat đã thành,
chúng sinh là Phật sẽ thành” Đó là một sự tiến bộ trong Phật giáo so với các
tôn giáo khác.
Đạo Cơ Đốc có đẻ cập đến bình đẳng, "Mọi người đều bình đẳng trước
Chúa” Như vậy là công nhận có một đấng sáng tạo ban phát cho con người
quyền bình đẳng đó, chính đấy đã là sự bất bình đẳng Khổng Tử, ông tổ của
Nho giáo không những chính thức công nhận bất bình dang trong xã hội mà
còn dé cao nó Ong chia con người thành ba cấp: quân thần, phụ tử, phu
-phụ và đề cao trung, hiếu, tiết, nghĩa Trong xã hội mọi người được phân thành
người quân tử và kẻ tiểu nhân Những phẩm chất cao đẹp thì ở người quân tử
còn những tính cách hèn hạ thì ở kẻ tiểu nhân Không thể có sự bình đẳng giữa
người dân thường và tầng lớp thống trị cũng như không tìm thấy sự hoà đồng
giữa kẻ tiểu nhân và người quân tử.
Tỉnh thần triệt để bình dang là một điểm son quý giá nhất trong giáo lý
Phật giáo Điều đó không chỉ thể hiện trong giáo lv mà còn thể hiện trong tâm
hồn của Đức Phật một con người đã từng từ bỏ vinh hoa phú quy cuộc sống vương giả giàu sang, đi tìm chân lý, cứu khổ cho nhân loại.
Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên trong lich sử nhân loại đấu tranh cho
tự do và công bảng xã hội cho bình đăng giữa các giai cấp và giữa con người
với con người trong xã hội An Độ cổ đại, một xã hội có sự phân biệt đảng cấp
ta) `"
Trang 36khác nghiệt qua lời tuyên bố: "Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ,
không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn, con người sinh ra không
phải đã mang sắn trong bào thai dây chuyền ở cổ hay dấu tin-ca (dấu hiệu quý
phái của dòng Bà La Môn) trên trán” [trích theo 12, 115]
Chúng ta cũng có thể tìm thấy tư tưởng nhân bản của Đức Phật khi ngài
cư xử với Ưu Bà Li, người vốn sinh ra và lớn lên trong giai cấp thấp hèn nhất
xã hội lúc bấy giờ Thường ngày Ưu Ba Li làm nghề cao râu cho dòng ho
Thích Ca Chỉ khi Đức Phật về Ca Bi La giảng đạo, Ưu Bà Li mới giác ngộ ma xin theo ngài Tương truyền khi ấy có nhiều đệ tử hỏi Đức Phật rằng: "Ưu Bà
Li thuộc dòng dõi thấp hèn sao lại đứng ngang hàng với dòng dõi cao quý?”.
Đức Phật dạy rằng: "Bốn dòng sông lớn chung vào biển đều thành nước mặn,
người bốn họ xuất gia đều thành họ Thich ca ca".
Phật tính bình đẳng với tất cả mọi chúng sinh, không phân biệt giai cấp,
lứa tuổi, không có kẻ oán, người thân Đức Phật đã thu nạp vào trong tổ chức
giáo hội tất cả mọi người ở các đẳng cấp, không phân biệt giàu nghèo, nam
Tihs
Phật giáo còn cho rằng, tất cả mọi người đều bình đẳng về mặt nghiệp
báo luân hồi và về phương diện thành tựu chính quả; không kể chủng tính,
chức nghiệp cao thấp, đều căn cứ vào nghiệp báo của bản thân để quyết định
sinh tử luân hồi; cơ hội, điều kiện để thành tựu chính quả là như nhau.
Phật gọi chúng đệ tử của mình là "Tang đoàn" nghĩa của chữ "Tang" là
sự hoà hợp, nếu dịch sát nghĩa thì phải dich là "quan chúng xum họp vui hoa”.
Muốn cho quần chúng xum họp vui hoà để trở thành Tăng phải dựa trên sự
bình đăng về lợi ích, sự thống nhất mục đích.
Trong kinh Phật có nói đến Long nữ tám tuổi trở thành Phật nói phápzới ông Xá Lợi Phat hon 80 tuổi, đã chứng minh tuổi tác và giới tính không
juan trong.
Trang 37Vấn đề bình đẳng nam nữ được đề cập đến trong Phật giáo ở một nước
phương Đông như Ấn Độ là một cuộc cách mạng lớn trong tư tưởng Da phan
các nước phương Đông có tư tưởng trọng nam khinh nữ Ở Trung Quốc, Nho
giáo bắt người phụ nữ phải chịu Tam tong (tại gia tong phụ, xuất giá tong phu,
phu tử tòng tử); Đạo Hồi là đạo ra đời sau Phật giáo rất lâu mà tư tưởng bình
đẳng nam nữ còn là một vấn dé không thé chấp nhận được Phật ví pháp của
mình như một trận mưa lớn, mưa xuống, mọi loài đều được hưởng, không phân
biệt cây loại cây cỏ làm thuốc hay loại cây co hoang dai
Tóm lại, trong Phật giáo, tư tưởng bình dang được dé cao Ta có thể dé
dàng tìm thấy tư tưởng này trong bất kỳ Kinh luận nào của Phật giáo Phật giáo cho rằng: mọi người đều như nhau, mọi người đều bình đẳng, phải yêu thương
lẫn nhau Hãy nhìn thế giới xung quanh bằng ánh mắt vị tha hơn, bao dung
hơn Với tâm từ bi, với lòng yêu thương con người, Phật giáo đã phá di hangrào ngăn cách vô nhân đạo giữa con người với con người
J Nehru trong cuốn “Phát hiện Ấn Độ" đã đánh giá tư tưởng bình dang trong đạo Phật như sau: "Phật tổ không trực tiếp đả kích đẳng cấp, song trong
cách sắp xếp của mình, ngài không thừa nhận nó Và chắc chắn là toàn bộ thái
độ, hành động của ngài đã làm suy yếu chế độ dang cấp" [69, 190-191]
Triết lý về Phật tính bình đẳng nơi chúng sinh là một triết lý được nhiều
thién sư ở giai đoạn nha Lý hết sức tam đác Từ triết lý này đã nảy sinh một
loạt những tư tưởng từ bi về cuộc sống nhân sinh mang gid trị đạo đức nhân
ban sâu sắc, có giá trị tích cực đối với cuộc sống cộng đồng Tuy nhiên, triết lý
về sự bình đẳng trong Phật giáo còn mang tính chất đơn giản Đến thời Cận đại
với cách mang tư sản, khái niệm bình dang được nhấn mạnh trên ý nghĩa chính
trị của nó là chủ yếu, là bình đảng trước Nhà nước và pháp luật Còn ngày nay,
với sự xuất hiện của cách mạng XHCN, thì bình dang được nhấn mạnh trên y
nghĩa kinh tê và xã hội Quyền bình đẳng vẻ chính trị, kinh tế, xã hội có thực
hiện một cách triệt để và trọn vẹn thì con người mới thực sự được giải phóng
Trang 38Thứ hai, Phát giáo chủ trương giải thoát con người khỏi dau kh.
Xuất phát từ quan điểm từ bi, yêu thương con người, Phật giáo chủ trương cứu khổ Vấn đề "diệt khổ” giải thoát cho con người là vấn dé trọng tâm, cơ
bản của đạo Phật Tư tưởng này nằm trong Tứ Diệu đế (4 chân lý kỳ điệu) là
những điều Phat đã thuyết pháp lần đầu tiên ở vườn Lộc Dã (Mragadava), gần
thành Varanasi.
Tứ Diệu đế bao gồm:
1 Khổ đế : Sự đau khổ của chúng sinh.
2 Tập đế : Sự phát sinh hoặc nguồn gốc của khổ.
3 Diệt đế : Sự chấm dứt của khổ.
4 Đạo đế : Con đường dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
Để thuyết phục, giáo dục con người, Phật đã trình bày “Tứ Diệu đế” một
cách rất logiedé giúp con người hiểu ra chân lý mà tỉnh tiến trên con đường
giải thoát
Khổ đế : (Dukkha).
Dukkha trong cách dùng thông thường cố nhiên là có các nghĩa: khốn
khổ, đau khổ, khổ não Trái nghĩa với Dukkha là Sukha có nghĩa là hạnh phúc,
thoải mái, tiện nghi
Z
Như vậy danh từ Dukkha trong Diệu đế thứ nhất chứa đựng khá rõ ý
nghĩa thông thường của "khổ" Nhưng Dukkha ở đây trình bày quan điểm của
Đức Phật về nhân sinh và vũ trụ có một ý nghĩa triết lý sâu sắc hơn và hàm
chứa những nội dung rộng lớn hơn nhiều Dukkha còn có nghĩa "bất toàn", "vò
thường”, "trống rỗng”, "giả tạm”
Đạo Phật cho rằng đời người là bể khổ Cái khổ là một sự thực tàn nhẫn
phổ biến nhưng người đời ít ai dám nhìn thang vào nó Người ta tìm cách lần
tránh hoặc tiêu diệt khổ bảng cách miệt mài tìm vui sướng Khi Đức Phật cho
‘ang cuộc đời là khổ không có nghĩa là Ngài phủ định có hạnh phúc trong cuộc
sống Trong Kinh Tăng nhất bộ, một trong năm tạng kinh nguyên thuỷ của
*hat giáo có nói vẻ hạnh phúc: hạnh phúc của cuộc đời ẩn sĩ và hạnh phúc của
34
Trang 39cuộc sống gia đình, hạnh phúc của khoái lạc giác quan và hạnh phúc của sự từ
bỏ thế tục, hạnh phúc của sự ràng buộc và hạnh phúc của sự giải thoát, hạnh
phúc tâm linh Nhưng tất cả những lạc thú đó đều nằm trong Dukkha, vì tất cả
những lạc thú đó là "vô thường" (không thường tồn, không cố định) Ở đây,
chữ khổ không chỉ có ý nghĩa thông thường mà "vô thường" cũng tức là khổ.
Đạo Phat chủ trương giải thoát khỏi "Dukkha”, tức là dan dat con người đến
cái vui chân thật thường còn, thanh tinh, cái vui mà về tính chất và han cái lac
thụ hư giả, vô thường của thế gian.
Phật giáo cho rằng nguyên nhân của khổ là do vô minh Do vô minh nên
con người bị ngũ dục (năm thứ ham muốn: danh vọng, tiền tài, sắc đẹp, ăn
uống, ngủ nghỉ) nô lệ hoá, che lấp mất Phật tính Nếu con người sống theoPhật tính, phát huy Phật tính vốn có, con người sẽ có một cuộc sống an lạc,
hạnh phúc.
Nét nổi bật trong Phật giáo là tạo cho con người niềm tin, động viên con
người hãy tận dụng thời gian trong một đời người để nỗ lực tu tâm, tu thiện,
tích đức nhằm tiến đến giải thoát.
Trong kinh điển của Phật giáo có ghi lời của Đức Phật nói rằng: Đại
dương dù rộng lớn cũng chỉ có một vị, vị ấy là muối mặn Giáo lý của Đức
Phật cũng vậy, mặc dù những lời dạy của Ngài cũng bao la như đại dương,
nhưng cũng chỉ có một mục tiêu, đó là chấm dứt đau khổ cho con người Như
vậy, vấn đề giải thoát khỏi dau khổ cho con người ở thế giới này là mục dich
cuối cùng của đạo Phật, đó cũng là vấn đề cơ bản nhất được thể hiện nhất
quan trong giáo ly Phật giáo.
Sự giải thoát theo Phật giáo dé nghị khong phải chỉ nhằm tiêu diệt những
áp bức kinh tế, chính trị do xã hội người khác đưa lai mà là nhằm PHA TAM,
nguồn gốc của mọi đau khổ là do lòng ham muốn của chính con người.
Trước hết, khổ là do con người khao khát dục lạc Đức Phật dạy con
người phải luôn luôn giữ các căn không để mát thấy tai nghe những điều hất
tạ) tn
Trang 40chính, đừng để miệng chạy theo sự thèm khát, còn thân thì không được đua đòi
xa hoa, say đắm vào dục lạc Có người cho rằng: đời là một bữa tiệc dài, không hưởng thụ thì uống Do vậy mà con người đã gây ra bao những ích kỷ, nghiệp
ác để không bỏ lỡ dịp tận hưởng những thú vui tầm thường Nhưng theo Phật,
những thứ đó chỉ là giả tưởng, lừa phỉnh con người, giống như người khát càng
uống nước mặn càng khát.
Những khao khát dục lạc này gồm 3 loại:
- Khao khát về sự hưởng thụ các giác quan
- Khao khát về sinh tồn
- Khao khát về những cái đã không tồn tại
Nhưng khát cầu dục lạc không phải là nguyên nhân đầu tiên hoặc duy
nhất của khổ mà chỉ là nguyên nhân trực tiếp nhất, rõ ràng nhất và cũng là một
sự thực chủ yếu và phổ biến nhất.
Đạo Phat còn cho rằng: THAM, SÂN, SI chính là nguồn gốc của mọi sự đau khổ, là nguyên nhân của luân hồi.
Song nhân loại có thể diệt trừ THAM, SÂN, SI để tiến đến giải thoát, đạt
được sự an lạc, thanh tinh, tự do tuyệt đối, tức giác ngộ, chứng được Niét bàn.
Vậy Niết bàn là gì?
Niết bàn chữ Phạn là Nirvana có nghĩa là tịch diệt, không còng vọng
động, là vắng lang, tức là trạng thái một tâm hồn đã diệt được những sự rang
buộc, những sự bồng bột của tham lam, giận dữ và si mê (tham sân, si), một
tâm hồn hoàn toàn giải thoát.
Trong kinh tạng A Ham, một tín đồ Bà la môn hỏi Xá Lợi Phat rằng:
"Niét bàn là gi?" Xá Lợi Phat trả lời rang:
“Đã diệt trừ lòng tham, đã diệt trừ lòng nóng giận, oán thù đã diệt trừ
được sĩ mê (vô minh), đó là Niết ban".
Một đệ tử hỏi Phật: "Phải dứt bỏ những gì dé chứng được Niết ban?" Phat
đã trả lời: "Phải dứt bỏ dục vọng thì chứng được Niết bàn”.