Và, trong văn bản thì phát ngôn được hiểu như một hành động lời nói liên kết nhau cấu tạo thành những lập luận, những đơn vị mô tả nằm trong một chuỗi lời, một đoạn văn.... Có những quan
Trang 1PHAN VAN HOA
PHUONG TIEN LIEN KET PHAT NGON
ĐỐI CHIEU NGỮ LIEU ANH-VIET
eles
LUAN AN TIEN SI NGU VAN
Chuyên ngành: Ly luận ngôn ngữ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HOC XÃ HỘI VÀ NHÂN VA
PHAN VĂN HOÀ
PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT PHÁT NGÔN
DOI CHIEU NGỮ LIEU ANH-VIET
(QUA HE THONG TU NOI TRONG QUAN HE LOGIC-NGU NGHIA:
ĐỒNG HƯỚNG, NGƯỢC HƯỚNG, NHAN-QUA, THỜI GIAN-TRINH TU)
eles
LUAN AN TIEN SI NGU VAN
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 5 04 08
Người hướng dẫn khoa học:
GS TS NGUYÊN LAI PGS.PTS HOANG TRONG PHIEN
HA NỘI - 1998
Trang 3Nhân quả muộnNhân quả sớm
Quan hệ
Phát ngôn
Thời gianTrình tự
Trang 41.2 ĐẶC TRUNG CUA PHƯƠNG THUC LIÊN KẾT BANG TỪNỐI 33
VOT ior tt Hối  34
Bett fe [ER ae 40
1.2.3 Xác định các mối quan hệ logic-ngữ nghĩa 41
Trang 5Chương 2
YẾU TO NOI TRONG QUAN HỆ DONG HƯỚNG
VÀ QUAN HỆ NGƯỢC HƯỚNG
2.1 YEU TỐ NOI TRONG QUAN HỆ ĐỒNG HƯỚNG 2 2 55
DMs Md POMEL PARMA Lộ HỢI 56
DD, Li ng hiớng bộ sung thên#tún 78
ni cai Te eed, iv2nnnhihpa 81
Se a ES | ae a a a ee 86
2.2 YEU TO NOI TRONG QUAN HỆ NGƯỢC HƯỚNG 0Ị
F.ả 1/0001) 00009 chIẾUH WOU CITE s., s ì 0Ị
2.2.1.1, Bu/nhưng trong các quan hệ ngược hướng 9]
2.2.1.2 Các phương thức liên kết của but/ nhưng 93
2-2411 Cae CBG HƠI SE Của Bie] nHỮN aesei 96
2.2.1.4 But/nhưng trong liên kết phát ngôn, đoạn văn 99
Dadi ce Mtl amass VO các biểu thức ngữ vì eaeiaeeceL 104
2.2.1.6 But/nhưng va các yếu tố khác là kết tử chỉ dẫn lập luận 108Diels A RAT Me RUIN O ê â ằê-ễằ ằẰễsằê.ê ằẽêĂ.SẰằẽẰSẰŸằẰễŸŸẰŸ 6S 110
Hiên G6 000100000 /11A oienếneŸễeoannoiceoUocbeoeoomdoceen 110
“ 6 E - - - 113
G612: (211W re TU Vetch ERR THẤN áo cac . .e ỶCU 123
Chương 3
YẾU TỐ NOI TRONG QUAN HỆ NHÂN - QUA
VÀ QUAN HỆ THỜI GIAN TRÌNH TỰ
3.1 YEU TỐ NOI TRONG QUAN HỆ NH ÂN - QUA 129
"1ì 7n (00407 06thàấn — 130
Trang 63.1.2 Các yếu tố chi nhân - quả trong phát ngôn 131
3.1.3 Các yếu tố nối chỉ nguyên nhân trong phát ngôn và lập luận 133
3.1.4 Phương thức chuyển đổi cấu trúc nối và đặc tính của yếu tố nối chỉ nhân - quả 135
3.1.5 Các yếu tố nối khác chỉ nguyên nhân 145
Ea là d6 CC, s82), 0ùi.1-): NT 150
3.2 YEU TO NOI TRONG QUAN HE THO! GIAN VA TRINH TỰ 164
3.2.1 Các khái niệm liên quan đến thời gian 165
3.2.2 Các kiểu quan hệ thời gian -. 2-srrrrrue 170 3.2.3 Các yếu tố nối chỉ quan hệ thời gan 170
3.2.4 Quan hệ thời gian giữa các phát ngôn, đoạn văn 175
3.3 YẾU TỐ NOI TRONG HỆ THONG TRÌNH TỰ 179
3.3.1 Yếu tố nối trong hệ thống trình tự liệt kê 179
3.3.2 Hệ thống trình tự đánh đấu tầm quan trọng 186
og —ẰŸ.-—=Ễễ—_Ễễ-.- —-_ 190
TÀI LIEU PHAN TÍCH VA THAM KHAO
Trang 7MỞ ĐẦU
1 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CAU CUA LUẬN ÁN
1.1 Về mặt ngôn ngữ-logic học Nhận diện đặc trưng hai ngôn ngữ Anh - Việt: Tiếng Việt và tiếng Anh thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác nhau Hai ngôn ngữ này có những nét phổ quát và cũng có những đặc trung hết sức riêng biệt Một số nét chung và
riêng này có thể tim thấy trong việc nghiên cúu và đối chiếu các phương tiện
liên kết phát ngôn, đặc biệt là các yếu tố nối trong và ngoài phát ngôn.
Nhận diện đặc trưng ngôn ngữ phản ánh tư duy: Những phạm trù ngữ nghĩa giống nhau có thể biểu đạt bằng những phương tiện ngôn ngữ khác nhau Chẳng hạn, cùng phạm trù ngữ nghĩa, ngôn ngĩ này chủ yếu diễn tả
bằng con đường từ vựng, thì ngôn ngữ kia qua đường cú pháp, hoặc ngược
lại So sánh đối chiếu sự biểu đạt những phạm trù ngữ nghĩa cho thấy cách
thể hiện khác nhau của ngôn ngữ mỗi dân tộc.
1.2 Về nhu cầu xã hội
Trước nhu cầu phát triển của xã hội, ngôn ngữ càng trở nên một công cụ sắc bén cho giao tiếp trong giai đoạn mở cửa Khi chuyển mã từ tiếng Việt sang tiếng Anh hoặc ngược lại, phải nắm vững những điểm dị đồng và tương
ứng giữa hai ngôn ngữ, nhất là trên bình điện văn bản; bởi vì đây là nơi phan
ánh tư tưởng trọn vẹn nhất Vậy, nghiên cứu các phương tiện biểu đạt các phạm
trù logic- ngữ nghĩa: Đồng hướng, ngược hướng, nhân- qua và thời
gian-trình tự là rất cần thiết đáp ứng nhu cầu giao tiếp
Nghiên cứu đối chiếu các yếu tố nối như thế nhằm phát hiện những
điểm giống nhau, khác nhau, và kiến giải vấn đề để nâng cao hiệu năng trong
sử đụng và nghiên cứu; nhất là nâng cao chất lượng dịch thuật, giảng dạy
Trang 8tiếng Anh cho người Việt và cho người nói tiếng Anh học tiếng Việt, giúp
phân tích, cấu tạo và tiếp thụ văn bản Anh, Việt một cách hiệu quả Hơn nữa,
qua nghiên cứu, góp phần củng cố những luận điểm, rút ra những kết luận
ngôn ngữ học, làm sáng tỏ hơn những vấn đề liên quan.
2, ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN CUU
Yêu cầu của đề tài chỉ giới hạn đối chiếu các phương tiện liên kết ngữ
nghĩa thể hiện hiển minh bằng các yếu tố nối trên bể mặt cấu trúc ở bình
diện phát ngôn và đoạn văn, tức là trực tiếp khảo sát các yếu tố nối trong một
phát ngôn giữa các phát ngôn, trong đoạn văn, giữa các đoạn văn thể hiện
quan hệ logic- ngit nghĩa đồng hướng, như yếu tố and, moreover, trong
tiếng Anh, nà, hon nữa trong tiếng Việt; quan hệ ngược hướng như but,
however , nhưng, tuy nhiên , quan hệ nhan-qua như because,
therefore bởi vi, vi vay và cuối cùng là quan hệ thời gian - trình tự như
before, after, trước, sau, firstly, secondly, thứ nhất, thứ hai Nói khác di,chúng tôi nghiên cứu, khảo sát các mối quan hệ logic chung, giới hạn ở bốn
a se ^ es : rs 2 ee oan
quan hệ nói trên va các phương thức biểu thi các quan hệ ấy.
Tìm hiểu chức năng, ý nghĩa, và cách thế hoạt động của các yếu tố nối,
chúng tôi chọn các loại văn bản khác nhau trên cơ sở đã ghi lại bằng chữ viết.
Và, trong văn bản thì phát ngôn được hiểu như một hành động lời nói liên kết
nhau cấu tạo thành những lập luận, những đơn vị mô tả nằm trong một chuỗi
lời, một đoạn văn nhằm giữ vững hệ thống mạch lạc trong văn bản; và đây
chính là những đơn vị được chọn để khảo sát cơ bản Ví dụ trong 2 lập luận:
{0:1} (a) John came back because he loved her và (b) Jonn loved her, because he
came back [123.77].
Trang 9Chúng có cùng kết cấu cú pháp, cùng yếu tố nối because và nội dung xét trên bể mặt ngôn ngữ ở các mệnh dé thì giống nhau Thế nhưng nghĩa giao tiếp trong văn bản hoàn toàn khác nhau, và cách hiểu mỗi lập luận cũng khác
nhau Trong lập luận (a), từ nối because có chức năng nối một luận cứ và mot
kết luận theo lẽ thường, trong kết cấu của lập luận mô tả, biểu hiện quan hệ
nhân-quả thông qua việc nối hai mệnh dé bằng liên từ because, được hiểu: anh ta trở lại vì anh ta yêu cô ta Nhung ở (b), tình hình khác han, because
không đơn thuần nối hai mệnh đề mà nối hành vi ngôn ngữ và sự nhận biếtthông qua hai phát ngôn: | concluded that he loved her because | saw him come
back va được hiểu: tôi kế? luận anh ta yêu cô ta vi tôi có thdy anh ta trở lại Như
vậy, đơn vị khảo sát trong hiện thực giao tiếp không phải lúc nào cũng hiến hiện rõ ràng từ một góc độ nhưng nhiều khi chúng ở những góc độ khác nhau Muốn nắm bắt một hiện thực như vậy chúng tôi thấy cần phải đứng trên nhiều góc độ Xét rộng hơn nữa, nếu tìm hiểu yếu tố nối phát ngôn theo cách hiểu
thông thường là nối liên câu mà không xét đến tính toàn thể của một chủ đề, hay một ý định nói năng thì khó mà hiểu hết được chúc năng và ý nghĩa rất
tinh tế của yếu tố nối - đối tượng then chốt của công trình nghiên cứu Chẳng
hạn, trong lập luận:
{0:2)(1) Cô bảo cô yêu con tôi (2) Cô lai khoe cô giàu long hy sinh, thé mà cô chínghĩ đến cô, chứ cô không hề tưởng đến con tôi (NCX) s
Nếu chỉ dựa trên bề mặt hình thức thuần tuý (chi xem các đơn vị là nam
trong hai dấu chấm: (1) + (2) ) thì phải hiểu đó là một lập luận đồng hướng vì
yếu tố nối chính trong hai đơn vị hình thức ở đây là lai mà không phải thé
mà Nhưng trong văn bản, như ta thấy, nó là một lập luận ngược hướng để bác
bỏ, và yếu tố nối chính: kết tử lập luận chính không phải là dai mà là thé mà.
Như vậy, đơn vị khảo sát lớn nhất là van bản và nhỏ nhất là các tổ hợp cấu
tạo phát ngôn Tuy nhiên, đoạn văn là nơi khảo sát sự hoạt động của yếu tố nôi lý tưởng nhất, Vì nó là nơi chứa đựng các lập luận trọn vẹn nhất, chứa
Đa
Trang 10đựng các quan hệ logic ngữ nghĩa chặt chẻ nhất và dung lượng ngôn ngữ
thích hợp cho khảo sát Dấu hiệu hình thức để vạch ra ranh giới giữa các đoạn
văn là dấu chấm cuối đoạn van Mô hình khái quát của đối tượng nghiên cúu
được thể hiện như: # A # X#B#, mà X là phương tiện liên kết, như:
{0:3} He was a general favourite in the factory But, in the eyes of law, he was not
man, but a thing which belonged to vulgar, cruel master (UTC)
Hoac:
{0:4} Vi anh nào cũng hiếu sắc nén bon đàn ông chúng ta thường thấy những đức
tính ở bọn gái đẹp mà chính họ không có Cho nên chúng ta hết sức chiêu đãi họ,
Gitta các phát ngôn, các lập luận trong các đoạn van A, B, C, D là một
mối liên hệ về nghĩa thông qua nhiều phương tiện liên kết Để vạch rõ cương
vị của các yếu tố nối, chúng tôi khảo sát chúng một cách hệ thống ở mọi hoạtđộng trong một phát ngôn, giữa hai phát ngôn A và B, và nếu các phạm trùquan hệ này còn mở rộng hơn ở bậc đoạn văn hay liên đoạn văn, chúng tôi
vẫn tiến hành nghiên cứu Trong trường hợp như vậy, mô hình liên kết sẽ
phức tạp và có thể trình bày như:
Á # AxB # AxB # X #C # X
Vd:
{0:6} Ra miền Bắc mấy năm nay, đứa nào cũng muốn tìm lại cái gi là hình ảnh miễn
Nam cho đỡ nhớ Người con gái với chiếc áo bà ba, cái búi tóc hàng dừa đều tìm ra được Nhưng muốn gặp lại một cụ già người Nam Bộ thật là hiếm Vi những cụ già
Nam Bộ tap kết ra Bắc rất ít (CLT)
Trang 11X có thể là các yếu tố xưa nay thường được gọi là hư từ hay nhóm hư từ
như liên tit and, but hoặc như các phụ từ hay từ chuyển tiếp then / rồi thi,
hoặc các quán ngữ như in other words / nói cách khác, và kể cả mệnh đê
như J mean / ý tôi là X được gọi là yếu tố nối, nhưng khi kiểm tra, phát hiện chúng theo chức nang thì gọi chúng là liên từ, kết tử chỉ dẫn lập luận
Trong hoạt động ngôn ngữ, sự liên kết này không phải bao giờ cũng là sự
liên kết biểu thị một quan hệ ngữ nghĩa, mà cùng lúc có thể “nhiều phương tiện liên kết biểu thị hơn một quan hệ ngữ nghĩa-logic Đôi khi có hai quan hệ
logic-ngữ nghia được xác lập bằng phương tiện liên kết hiển minh, hoặc ngầm
ẩn Vd:
{0:7} Tuy chẳng nói gì, nhưng tự nhiên một thoáng nghi ngờ cứ lén von trong tam
:
trí Tân ( Vi váy) Chàng đâm ra có phần kín đáo hơn với em (VF)
Tuy, nhưng là hiển minh, còn ( Vì váy) là ngầm ẩn vì không xuất hiện.
3, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi đúng ở góc độ giao tiếp - chức năng và dụng học, để nhận
diện các đơn vị nối và lý giải mối liên hệ Chẳng hạn, cùng một hình thức
ngôn ngữ giống nhau, nhưng chức năng khác biệt về quan hệ như ở hai cặp
trao dap sau:
{0:8} (a) A Why did Tim faint ?
B He broke his ankle.( biểu thị nguyên nhân)
(b) A.What was the result of Tim's accident?
B He broke his ankle | 85, 2] (biểu thị hệ qua).
Nhận diện được ý nghĩa và quan hệ của phát ngôn như vậy trước hết là
dựa vào giá trị của phát ngôn, và vào văn cảnh (co-fexf)
Chúng tôi dùng một số thao tác cải biên, thay thé Từ đó thấy được các
hằng thể và biến thể, sự tương đồng dị biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
Trang 12Phương pháp tiền giả định (presupposition) cũng được xét tới để nhận biết nội dung Ngoài ra còn tính đến những hiện tượng hàm ẩn (implicature)
si 2 = GN fans 2 : 3 a
có qui luật của ngôn ngữ và dung học dé xét các đơn vi khảo sát.
Về đối chiếu, thứ nhất, chúng tôi lấy tiếng Anh làm xuất phát điểm để
đối chiếu với tiếng Việt Nghĩa là, trong mối quan hệ logic- ngữ nghĩa, tiếng
Anh ding một phương tiện nối nào đó thì tiếng Việt lại có thể chuyển mã
tương đương một hoặc lớn hơn một
Thứ đến chúng tôi xét đến các bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt,
xem xét tính tương ứng hay không tương úng và lý giải chúng Vd:
{0:9} They wanted to destroy our | Chúng muốn huy diệt ý chí chúng tôi, nhưng
moral, but they only made us | chỉ làm cho tinh thần chúng tôi lên cao hon
stronger And then in 1972 they | thôi Va rồi vào năm 1972, chúng ném bom |
bombed the church and monastry.
(BIA)
xuống nha tho và tu viện.
tiếng Anh: | A Bright Shining Lie của Neil Sheehan, với ban dịch Sự Lita
Đối Hào Nhoáng của Lê Minh Đức 2 Brothers in Arms: Chiến Hữu, do
Nguyễn Văn Mười dịch, 3 Stories For Reproduction 1,2,3 do L.A.Hill biên
soạn, với bản dịch của CĐSP Tp Hồ Chí Minh 4 Tales from Shakespeare
của Charles Lamb gồm Romeo & Juliet, King Lia, Hamlet, Othello do Cao
Xuân Nghiệp dich
Thứ ba là, chúng tôi thống kê và đối chiếu ngược từ một số bản gốc tiếng
Việt dich sang tiếng Anh Chủ yếu 1a:1.H6 Chí Minh- Tuyển Tập ( Nxb SựThat- HN 1960) với bản địch Hồ Chí Minh- Selected Writings ( Nxb Ngoại Văn,
HN 1977) 2.Tat Đèn của Ngô Tất Tố ( Nxb Văn Học, HN 1982) với bản dich
When the Light Is Out ( Nxb Ngoại văn, HN 1983) 3 Vietnamese Legends
Trang 13(song ngữ) cua George F Schultz ( Nxb Charles E Tutle in tai Nhật 1965 và Nxb
Thế Giới in lại 1994), 4.Truyện Dân Gian Việt Nam ( song ngữ ),Võ Văn Thắng
và Jim Lawson kể (Nxb Đà nắng 1996 ).
Chúng tôi cũng sử dụng các văn ban tiếng Anh và tiếng Việt đã hoặc
chưa chuyển mã, nhằm kiểm tra, xác định độ tin cậy; dùng từ điển, tìm hiểu ý
nghĩa phương thức hoạt động của các lớp từ nối đang nghiên cứu Và cuối
cùng, chúng tôi cũng kiểm chứng bằng cách trao đổi thẳng với các giảng viên
tiếng Anh ở Anh, Úc, Canada, và người nói tiếng Anh để xác minh tính tự
nhiên của hiện tượng được đề cập tới trong luận án Đối với tiếng Việt cũng
có cách xử lý tương tự Có thể hình dung sơ đồ nghiên cứu từ nối các quan hệ:
Tiếng Anh Tiếng Việt
Đối chiếu bản dịch/ Hoặc chuyển mã
Trang 14Từ cách nghiên cứu này chúng tôi có thể lý giải các khía cạnh: Cùng một
mối quan hệ có thể có một hoặc nhiều từ nối biểu thị quan hệ đó, và từ nào trong tiếng Anh - những từ nào trong tiếng Việt ngoài các từ đã quy định ?
Và, tại sao trong lúc này lại dùng yếu tố này mà vào lúc khác lại dùng yếu tố khác để biểu thị cùng một quan hệ ? Mức độ khác biệt về nghĩa, về phong
cách trong cùng một phạm trù quan hệ bộc lộ ra làm sao? Sự khác biệt vì lý
do ngòn ngữ và vì lý do văn hoá, tư duy như thế nào? Chẳng hạn, yếu tố and
có khi không thể chuyển mã là vd mà phải dùng yếu tố cd như trong:
-ˆ Py
{0:10} He smiled at her again and, not} Y lại nhìn cô và cười Con cô, không
siniling, she looked curiously at her | cười, nhìn chồng với vẻ la lim.
husband ( Francis Macomber)
chuyển đổi cả kết cấu cú pháp cho thích hợp Vd:
ban (TD) market.
4, CAI MỚI CUA LUẬN AN
Đây là dé tài xuất phát từ thực tế giang day tiếng Anh ở góc độ lý thuyết
và thực hành Chúng tôi xử lý dé tài theo một quan điểm chức năng- ngữ dung
và đưa ra một khối lượng ngữ liệu về liên kết phát ngôn Anh-Việt, góp phần
làm sáng tỏ những giống nhau và khác nhau trên bé mặt va cả trong bể sâu
qua hai cách diễn đạt ngôn từ Chẳng hạn, theo cách hiểu và lý giải sau đây
khi dùng liên từ because sẽ ảnh hưởng nhu thế nào đối với quá trình sáng tạo
và tiếp nhận văn bản tiếng Anh đối với người Việt Vd:
{0:12} He didn’t kill his wife because he loved her [92, 248]
Trang 15Được hiểu: hành động giết vợ không xây ra.
Chỉ cần giải thích trên bề mặt ngôn ngữ 'He loved her là nguyên nhân của
‘he didn’t kill her’ và cấu trúc của phát ngôn trên là: hệ quả X nguyên nhân.
Nhưng nếu phát ngôn trên được đặt trong những hoàn cảnh cụ thể nào đó
cũng có thể hiểu hoàn toàn khác là anh ta đã giết vợ nhưng không vi chỗ anh
yêu cô ta, Vd:
{0:13} He didn’t kill his wife because he loved her, but (he did so) because he
betrayed her.
Được hiểu: anh ta đã giết vợ vi phản bội cô ta Hoặc:
{0:14} What are you doing tonight, because there is a good film on TV? [123,77].
Trong trường hợp này thi phải tính đến các hành vi ngôn ngữ được hàm
ẩn, và những đặc điểm mang tính dụng học mới giải thích được bản chất của quan hệ Như thế các phát ngôn trên được hiểu: (J ask you) what you are doing
tonight because (1 ‘d like to suggest you) the good film: Tdi hỏi ban làm gì tối nay vitôi uốn dé nghị bạn xem phim trên TV
Như vậy, cấu trúc của quan hệ trên là: hành vi ngôn ngữ (ask ), tình huống
(hiện thực: hoàn cảnh dang giao tiếp) X hành vi ngôn ngữ ( suggest), tình
huống ( hiện thực : hoàn cảnh đang giao tiếp)
Phân tích, lý giải ý nghĩa và chức năng theo hướng như vậy hy vọng sẽ
gop phần nào đó phát hiện thêm ban chất của các yếu tố nối trong tiếng Anh
và tiếng Việt Đây cũng là đòi hỏi của thực tiễn mà các nhà ngôn ngữ học
Việt Nam đã đề cập đến, như Đỗ Hữu Châu [8, 38] viết: “ Không phát hiện được bản chất lập luận của các hư từ sẽ không lý giải được đầy đủ chúc năng
của chúng trong tiếng Việt ( và các ngôn ngữ khác)” Và góp phần hiểu thêm
các lớp từ như quán ngữ, như Nguyễn Thiện Giáp [22,176] viết: “Sở đĩ các
từ nào đó kết họp với nhau để tạo nên các quán ngữ là do nhiều nguyên nhân phức tạp nhu phong tục, tập quan, truyền thống văn hoá lịch sử, đặc điển
Trang 16tam lý và nhiều nguyên nhân khác Đáng tiếc, về vấn dé này cho đến nay còn
it người chủ ý đến."
Các lớp yếu tố nối đang đề cập đến lại nằm trong các lớp từ ít được chú
ý Nghiên cứu, đối chiếu chúng sẽ góp phần nâng cao chất lượng trong phiên
dich, giảng day và học ngôn ngữ Trong quá trình thực thi luận án chúng tôi
vừa cố gắng ting dụng phương pháp mới nghiên cứu yếu tố nối, vừa giới
thiệu, bổ sung một số thuật ngữ, khái niệm liên quan, góp phần làm phong phú chất liệu nghiên cứu ở điện văn bản theo quan điểm dụng học-chức năng.
10
Trang 17Chương 1
NHỮNG KHÁI NIỆM LIEN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT BẰNG TỪ NỔI
1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
Câu, phát ngôn, ngôn bản, văn bản: Câu, phát ngôn, văn bản có
những mối quan hệ lồng chéo, tập hợp, đa dạng Gọi là lồng chéo, vì câu là cơ
sở ngôn ngữ để hình thành phát ngôn và văn ban, v cả ba đều phải tạo ra quan hệ lồng chéo này để thực hiện chức năng thông báo của ngôn ngữ Có lẽ
vì vậy mà Cao Xuân Hạo [28,14] nói: “ Lời nói (hay ngôn từ hay phát ngôn,
hay văn bản) ngắn nhất là câu.” Gọi là có quan hệ tập hợp vì cả ba không
phải lúc nào cũng cùng nằm trong một hệ thống tầng bậc, mà thường là tạo ra
mối quan hệ đặc biệt và cần thiết cho hoạt động giao tiếp của ngôn ngữ.
Hoàng Trọng Phiến [12, 316] khi lưu ý tính tập hợp khó phân biệt này, viết:
"Cau là đơn vị của ngôn ngữ hay lời nói?" Da dạng, vì không phải có câu là
có phát ngôn; hoặc một câu cũng có thể tạo ra những phát ngôn có nghĩa khác nhau: và không phải văn bản nào cũng có thể dựa vào phát ngôn để xác định
đặc tính của mình
Tuy có những mối quan hệ như vậy, câu, phát ngôn và văn bản không
đồng nhất.Trái lại, chúng có những đặc tính và cương vị riêng làm đường nét
sinh động cho ngôn ngữ hành chức Vậy, tìm hiểu mối quan hệ đó, nhất là
câu và phát ngôn cấu thành văn bản thế nào, văn bản được tổ chức qua câu,
phát ngôn bằng con đường nào, phải tìm hiểu bản chất của chúng.
1.1.1 Câu: Câu thường là điểm “nóng' trong giới nghiên cứu ngôn ngữ.
Vì câu có tầm quan trọng nên việc nghiên cứu câu cũng phong phú và phức
tạp Trong ngôn ngữ học, đến nay, có ít nhất là ba quan điểm lớn về câu, tác
Trang 18động tích cực đến nghiên cứu và ứng dụng ngôn ngữ Ngữ pháp truyền thống
cho rằng câu là đơn vị ngữ pháp dùng để diễn đạt tư tưởng, là phương tiện bày
tỏ sản phẩm tư duy Ngữ pháp tao sinh cho rằng câu là một công thức trừu
tượng của ngôn ngữ, từ đó các yếu tố khác của ngôn ngữ có thể xác lập mối
quan hệ thích hợp để tạo ra hàng loạt nội dung hay ý nghĩa khác nhau.
Thuyết hành vi lời nói cho rằng câu là đơn vị ngôn ngữ được hiện thực hoá
thông qua lời nói
Do có nhiều quan niệm, nên có nhiều định nghĩa khác nhau về câu Đại
thé có những xu hướng: Một là, dự vào tiêu chí hình thức-ngữ pháp, cho rằng
câu là đơn vị ngữ pháp như trong [102,176], [70,1479], [111, 37], Điều nay
có thể dẫn đến chỗ đặt câu trong hệ thống cấp độ tôn ty của các don vị ngữ pháp thường là Ainh vi, nt, cum từ, mệnh dé và câu, từ đó mặc nhiên cho rằng
câu bao gồm từ một đến nhiều mệnh đề [53, 233-235], Hai là, dựa vào tiêu
chí chúc năng, cho rằng câu căn bản có hai thành phần là cụm danh từ làm
chủ ngữ, và cụm động từ làm vị ngữ Ba là, dựa vào tiêu chí ý nghĩa, cho rằng câu diễn đạt một tư tưởng trọn vẹn Hoặc dựa vào cả hai, ba tiêu chí trên.
Chẳng hạn định nghĩa sau của Frank [92, 220]: “ Câu là một sự vị ngữ hoá
ddy dit hàm chứa một chủ ngữ cộng với một vị ngữ có động từ đã chia”
Những xu hướng như vậy rõ ràng đã góp phần rất lớn vào việc vạch ra
những vấn dé thuộc ban chất và chức năng của ngôn ngữ như tính hệ thống, giao tiếp, v.v Tuy nhiên, chưa ai có thể thoả mãn được về những cách định
nghĩa câu như vậy Chẳng hạn, nếu cho rằng câu thuộc đơn vị ngữ pháp lớn nhất trong tầng bậc các đơn vị ngôn ngữ thì vẫn còn điều chưa ổn; Cao Xuân
Hao [28,15] viết: “ Các đơn vị của ngôn ngữ làm thành những hệ đối vị (paradigm)
có thành phdn hữu hạn về số lượng Câu không nằm trong một hệ đối vị nào, và
chính vì thế mà nó cũng không nằm trong tôn ty các hệ thống ngôn ngữ.`.
{2
Trang 19Có lẽ vì vậy mà có khuynh hướng dua câu vào don vị lời, và, xem xét câu
là “ đơn vi lời nhỏ nhất ` [40, 60], và thế là xem câu và văn bản cùng trong tôn ty hệ thống của lời Hồ Lê [40, 61] ‘thiét lập 2 cực của lời" như sau:
LỜI: CÂU ( lời nhỏ nhất VĂN BẢN/ NGÔN BẢN ( lời lớn nhất)
Đây là khuynh hướng mới, đưa câu gần với văn bản và hoạt động ngôn
từ Tuy nhiên, có đôi điều còn phải thảo luận Chẳng hạn, khó mà hình dung
rằng câu là đơn vị cùng hệ thống với văn bản hay ngôn bản Bởi vì, tập hợp
các câu lại với nhau, dù có hợp lý ở mức độ nào đấy, chưa chắc đã làm nên
một văn ban, hay một lời lớn hơn Halliday [95, 7] chỉ rõ: “ Văn bản thường
vượt ra khỏi tâm những quan hệ cấu trúc, bởi vì những quan hệ cấu trúc thì thường được phân giải Còn văn bản thì hội kết; vì thế liên kết trong phạm vi mot văn bản - tức là mạng văn bản - lại dựa vào một cái gì đó khác với cấu trúc Có những quan hệ tạo lập văn bản chuyên biệt nào đó không thể xét dưới các phương thức cấu trúc; các quan hệ này là những đặc trưng của văn bản vốn nhu bản thân nó, và không phải như bất kỳ một don vị cấu trúc nào
nhàt thể mệnh dé hay câu.”
Còn nếu cho rằng câu phản ảnh một tư tưởng trọn vẹn thì quả nhiên
không rõ; bởi lẽ “tư tưởng trọn ven’ không thể xác định được giữa các bêngiao tiếp nếu không có tình huống, ngữ cảnh, và không tính đến ý định nói năng.
Bên cạnh các quan niệm khác nhau, ta cũng thường thấy các phương phápnghiên cứu câu khác nhau, Quan điểm truyền thống nghiên cứu câu ở dang
tinh tại, thường ở bể mặt cấu trúc Quan điểm tạo sinh thì nghiên cứu câu ở
dạng biến động Dụng học nghiên cứu câu ở dạng hoạt động cụ thể.
Dẫu quan niệm câu là đơn vị cú pháp lớn nhất, hay câu là đơn vị thôngbáo nhỏ nhất, thì ai cũng công nhận điều cơ bản là câu tồn tại khách quan và
câu làm nền tảng cho thực hiện hóa chức năng của ngôn ngữ.
lộ
Trang 20Đối với chúng tôi, điều quan trọng là tìm một định nghĩa kha di có thể
bao gồm được các đặc trưng về câu, cho phép công trình nghiên cứu khai thác
tốt đối tượng nghiên cứu Nhất là một quan niệm về câu không xa lạ với cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, chứa đựng được các suy nghĩ về câu của các nhà
ngôn ngữ học tiếng Việt, phù hợp với đặc trưng của câu nói chung Đó là định nghĩa câu của Hoàng Trọng Phiến [12, 316]: “Cau là don vị ngôn ngữ có cấu
tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang mot tứ tưởng tương đổi trọn vẹn có kèm theo thái độ của người nói, giúp hình
thành và biểu lriện, truyền đạt tit tưởng, tinh cảm với ut cách là đơn vị thông
báo nhỏ nhất." Chúng tôi hiểu định nghĩa này như sau: khi nói "câu là đơn vị
ngôn ngữ có cấu trúc cú pháp (bên trong và bên ngoài), tự lập" là nói đến tổ chức kết cấu tĩnh của câu (bên trong ở đây chúng tôi hiểu là kết cấu ngữ pháp của các đơn vị ngôn ngữ như từ, chẳng hạn, trong nội bộ của câu, bên ngoài ở
đây chúng tôi hiểu là những khả năng kết hợp về nghĩa cũng như khả năng
liên kết văn bản của câu đối với những đơn vị câu khác, đối với đoạn văn hay
toàn bộ van ban, một khi câu thực hiện chúc năng thông báo), khi nói "mangmột tw tưởng trọn vẹn, có kèm theo thái độ của người nói" là nói đến chức
năng cơ ban của câu Và khi nói "giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư
tổng, tình cảm” là nói đến quá trình thực hiện hoá chức năng sinh động va
cơ bản của ngôn ngữ, của câu, tư duy, giao tiếp
Chúng tôi hiểu câu không phải ở mô hình cú pháp tĩnh mà là mô hình có
tiém năng dao động lớn, sẵn sàng ứng hợp mọi yêu cầu giao tiếp Cao Xuân
Hạo [28, 73] nói: “Câu không phải là một tên gọi, mà là một hành động ngôn
ngit diễn đạt một sự nhận định dang được thực hiện hoá trong khi được diễn
dat nhự vậy." Hồ Lê [3§, 141] định nghĩa: “Câu là từ hoặc chuối từ được tình
thái hoá thành một đơn vị phát ngôn có tính độc lap”
I4
Trang 21Nghĩa của câu cũng là vấn đề lớn Lyon [102,165] cho rằng nghĩa của câu
là sản phẩm của cả nghĩa từ vựng và ngữ pháp Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra
một ví dụ minh họa rằng nghĩa của câu, nếu chỉ nhìn ở góc độ phi tình huống,
sẽ không đủ sức làm chức năng thông báo đích thực của ngôn ngữ.
Phân tích bài ca dưới đây chúng ta thấy rằng sự quan hệ giữa tính tình
huống và tính chủ để quan trọng như thế nào đối với nghĩa của câu trong văn bản Bài ca này có lúc đã trở thành mục tiêu cho dư luận nguyén ria, thậm chí
bị đưa ra toà vì người ta cho rằng nó làm cho nhiều người phạm tội Chẳng
hạn, em "bé" Bran Basset (Mỹ), 16 tuổi, sau khi nghe và hát bài ca này nhiều
lần, hiểu sai chủ dé, nội dung bài hát, đã giết chết cả bố lẫn mẹ và đứa em 5
tuổi của mình (The AGE, Thursday, Jan 1996, Australia):
{1:1} ISRAEL'S SON
Hate is what I feel for you
1 want you to know that I want you dead
1 hate you and your apathy.
You can leave, you can leave.
I don’t want you here.
Hate and excution.
Vi tách bài này khỏi mục dich thông báo chính của nó, nên nghĩa của các
câu còn lại là hận thù phan ánh một tâm lý căm hận một ai đó trước mặt mình.
Thậm chí từ you ở đây khi không có tình huống giao tiếp thì hiểu là người
mình đang nói tới, là ngôi thứ hai Nhưng thực tế ngôn ngữ cho thấy you có
thé là vô ngôi (impersonal), chứ không phải nhất thiết là người minh đang nói
đến (đối với “em bé, you lúc này là cha, mẹ, và em của mình), Nếu tinh
huống cho biết đây là bài ca chống chiến tranh, thì lập tức you ở đây có thể
hiểu là chiến tranh, là tội phạm, là những con người căm ghét; và sé dẫn đến
chỗ là chủ đề không còn ám chỉ hiếu sát, bạo động mà trái lại là tha thiết hoàbình, căm thù chiến tranh Nội dung câu thế là hoàn toàn thay đổi Đó là
Trang 22chúng ta chưa nói đến mục đắch nói nang của câu ở đây là to lòng căm thù đối với những ai gây chiến tranh, những gì thuộc chiến tranh, và chứa đựng
một cảm xúc lớn đối với hoà bình.
Vậy nếu không có tình huống và không đặt câu vào hành động ngôn từ,
trong chức năng giao tiếp đắch thực, thì khó nim bắt được cái nghĩa ngôn
ngữ cần thiết trong câu Cần lưu ý rằng không phải lúc nào nghĩa từ vựng và
nghĩa ngữ pháp trong câu cũng dé phân biệt rạch ròi.
Khả năng liên kết văn bản của câu: Do nghĩa của câu phụ thuộc vào các
yếu tố trong đà ngoài câu, nên các thành phần trong câu như chủ ngữ, vị ngữ
và trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có khả năng liên kết văn bản.
Sự khác nhau là cách thức biểu hiện khả năng ấy.
1.1.2 Phát ngôn: Nói đến mối liên kết trong văn bản,Trần NgọcThêm
[61 50] nhấn mạnh: Ộ Moi mdi liên kết trong văn bản déu xuất phát từ những
nett đoạn có hình thức hoàn chắnh Và các ngữ đoạn này thường tương ứng
với khái niệm câu Nhung sự tương ứng này lại thắch hợp với kiểu định nghĩa câu theo mặt hình thức mà thôi.Ợ Vì lẽ đó,Trân Ngọc Thêm [61,50-51]
quan điểm : rằng khi dùng đơn vị nối trong văn bản nên
đùng thuật ngữ phát ngôn
Như vậy trong ngữ đoạn hoàn chỉnh, câu, và phát ngôn có một mốt liên
hệ nào đó khó tách biệt trong văn bản Sự khó tách biệt đó chắnh là ở chỗ các
yếu tố này có thể làm thành phần nối trong văn bản Tuy vậy, như chúng ta
định nghĩa câu ở phần trên, câu thuộc lĩnh vực trừu tượng và nó chỉ làm nền
cho phát ngôn thực hiện chức năng của mình trong văn bản Vậy chúng ta cần
có một định nghĩa tương đối ổn định vé phát ngôn trong văn bản Điều này
rất khó vì hiện nay ắt nhât có hai cách hiểu rất khác nhau về phát ngôn:
l6
Trang 23Asher [70, 5185] viết: “ Phát ngôn có thể là một lời nói không giới han,
một hành vi nói năng không bị đứt quãng do một người phát ra, được kết thúc
bằng dấu lặng của người phát ngôn nhưng nó lại không thể xác lập bất kỳ một
sự phân tích ngôn ngữ nào trong nó cả.” Chẳng hạn, chuỗi câu: ‘How are you?
It’s a fine day? Are you going to play tennis this afternoon?’ chỉ là một phát ngôn.
Hay nói nước đôi như Harris [97] trong “Sorry, Can’t Do it I’m busy reading
Kalfa’ có thể là 3 hoặc | phát ngôn do độ ngắt hơi Theo cách hiểu này thì
phát ngôn không trùng với câu, cũng không trùng với lời nói, mà nó là một
hành vi ngôn ngữ thực hiện một ý định nói năng nhất định trong tình huống
nhất định
Cách hiểu thứ hai: phát ngôn là một đơn vị lời nói có ranh giới nhất định.
“Phát ngôn là một bộ phận của đoạn văn, với một cấu trúc và một nội dung
nhất định nào đó, được tách ra một cách hoàn chỉnh về hình thức: ở dạng viết
nó bắt đâu bằng chữ cái hoa và kết thúc bằng dấu ngắt phát ngôn: ở dạng nói,
nó có những kiểu ngữ điệu nhất định và kết thúc bằng quãng ngắt hơi: về mặt khối lượng, nó có thể được tận cùng bằng ngữ khí từ." Hoặc: Có ‘ Phát ngôn
hoàn chỉnh về cấu trúc; ở mặt này thì phát ngôn trùng với câu” Và phát ngôn
không hoàn chỉnh về cấu trúc, được gọi là ngữ trực thuộc “Là loại phát ngôn
riêng biệt tôn tại bên cạnh câu." [61, 57]
Nếu lấy câu làm biên giới thì cũng có hai cách hiểu: một phát ngôn có thể
có nhiều câu, hoặc một câu có thể có nhiều phát ngôn.
Sự khác nhau này cũng xuất phát từ hai nhận định khác nhau ở trên Tuy
nhiên, vấn dé căn ban là câu và phát ngôn là hai thực thể khác nhau về ban chất, khác nhau về hai bình điện nhưng không thể không cùng tổn tại và bổ
sung cho nhau
Chúng tôi cho rằng phát ngôn là một hành động ngôn từ, một hành vi
ngôn ngữ được người nói hay viết thực hiện theo ý đồ nói năng của mình
mm oe
" a4
Trang 24trong một hoàn cảnh nhất định Về mặt hình thức thi phát ngôn dựa vào một hoặc nhiều mô hình câu cho đến khi kết thúc ý định nói năng nhỏ nhất của
mình, về mặt nội dung thì phát ngôn truyền tải một đơn vị thông báo nhỏ nhất
của người nói hay người viết đến cho người nghe hay người đọc trong một
eanh huống cụ thể mà hai bên tin rằng ho cảm nhận được nội dung thông báo
ay Chẳng hạn các chuỗi câu ‘How are you? It’s a fine day? Are you going to play
tennis this afternoon?’ là một phat ngôn nếu người nói chỉ phát ra một lần liên
tục và chỉ có ý định là nắm cho được câu trả lời của phần cuối mà thôi Các
thông tin trong ‘How are you? It’s a fine day?’ chi là những thông tin rất hình
thức, rất phụ chỉ để làm cầu cho một lượng thông tin quan trọng hơn ở phần
cuối của phát,ngôn Vì vậy mà đó chỉ là một phát ngôn bao gồm một chuỗi câu- thông qua một chuỗi lời Nhưng nếu các phần trên tách ra ‘How are you?
- I'm fine Thanks’ thì sự thể sẽ rất khác Và trong trường hợp như vây thì mỗi một mô hình câu thực hiện bằng lời nói cụ thể thì là một phát ngôn Hoặc câu
sau đây là hai phát ngôn vì nhằm hai mục đích nói năng và bao gồm hai hành
động ngôn từ:
{1:2} Thầy là giáo sư ngôn ngữ nén, thưa thầy, ai viết cuốn “Từ loại danh từ trong
tiếng Việt?"
Phát ngôn này được hiểu: Thưa thay, vi em biết rằng thay là giáo sư ngôn ngữ
nên em mới xin hỏi thay là ai viết cuốn TLDTTTV Ở đây, yếu tố nối ‘vi? nối hai
phát ngôn: một phát ngôn xác tín về nhận biết và một phát ngôn xác tín về
câu hỏi.
Hiểu phát ngôn như vậy sẽ có ích cho phân tích văn bản Nó cho phép đi
sâu vào thế giới ý định nói năng của người sáng tạo lời, vạch ra được ý nghĩa
bị khuất lấp dưới bề mặt ngôn từ, những giới han của câu, lời, vốn là những
chất liệu không thể thiếu cho phát ngôn định hình trong văn bản Điều này
mở ra khả năng xây dựng các mối quan hệ trong phát ngôn và ngoài phát
ngôn, từ đó, thấm định ban chất các mối quan hệ trong và ngoài phát ngôn, có
18
Trang 25như vậy mới thấy rõ chức năng liên kết của yếu tố nối - đối tượng đang khảo
sát của luận án,
Ngôn bản và văn ban: Hai khái niêm này chưa được nhìn nhận một cách
chính xác Ngược lại, chúng được hiểu một cách hết sức rộng rãi đến nỗi nhiều khi khó phân biệt giữa chúng Điều này có thể dẫn đến hiểu nhầm hoặc
không hiểu đúng những đơn vị, những yếu tố liên quan Vì thế, chúng tôi lưu ý tìm cách nêu những đặc trưng cơ bản của chúng trên phương diện
lịch sử, lý thuyết và thực hành ngôn ngữ, xác định nhữhg nét giống và khácnhau giữa chúng.
1.1.3 Ngôn ban (discourse): Thuật ngữ này thường được nhìn nhận ở
những lĩnh vực xã hội và những lĩnh vực ngôn ngữ học, hoặc cả hai lĩnh vực
nay trong cùng một lúc
Theo Houl trong Asher [70,940-949], trong tiếng Anh, thuật ngữ ngônban khi được dùng như một danh từ tập hợp ( mass noun) thì nó có nghĩa làngôn ngữ hành chức; còn khi nó được dùng như một danh từ đếm được (count
noun) thì nó có nghĩa là một mang tương đối riêng rẽ của hệ thống ngôn ngữ
được sử dụng theo những mục đích có tính thiết chế, xã hội cụ thể, chẳng hạn như các ngôn bản về y học của thời đại Trung cổ.
Hiểu ngôn bản ở mặt phần ánh thiết chế xã hội, cũng có thể là hiểu theo
mặt “chức năng hướng ngoại của ngôn ngữ" [9,1] đã được ổn định qua van
bản Như thế, phân tích ngôn ban theo hướng này là nhằm chú ý vạch ra tu
tưởng xã hội, kiến thức xã hội, và ngay cả cách diễn đạt của văn bản Hatch
[98, 316] viết: “ Tổ chức xã hội cũng nằm sau cái cách thức trong đó ngôn bản viết hay nói được tổ chức thông qua các nhóm ngôn ngữ Phân tích ngữ
19
Trang 26cảnh, cũng vậy, bộc lộ các yến tố xd hội hoạt động qua những điểm khác biệt
mà ching ta có thể nhận ra được ở cái cung cách, nghỉ thức ”
Như thế, theo những nhận định trên, văn bản chỉ được gọi là ngôn bản khi
nó hàm chứa những kiến thức tiêu biểu của xã hội Nó là một sản phẩm ngôn ngữ được xã hội thừa nhận và lưu truyền.
Cách hiểu thứ hai thiên về ngôn ngữ học nhưng không thống nhất Sự
không thống nhất biểu hiện ở chỗ sử đụng hai thuật ngữ ngôn bản và văn bản
thay thế cho nhau, từ đó dẫn đến sự lẫn lộn giữa phân tích ngôn bản/ phân tích diễn ngôn (‘discourse anslysis ) và phân tích van bani ( text analysis).
Thông thường, trong ngôn ngữ học, khi nói đến ngôn bản thường nhấn
mạnh đến văn bản nói mà cách hiểu nội dung của khái niệm không đổi Hồ
Lê [40, 55] viết: “ Văn bản là chỉnh thể của một sản phẩm-viết để diễn dat
trọn vẹn ý kiến về một vấn dé hoặc một hệ thống vấn dé Ngôn bản là chỉnh
thể của một sản phẩm-nói để diễn dat trọn vẹn ý kiến về một vấn đề hoặc một
hệ thống ván để.”
Như thế sự khác nhau duy nhất ở đây là khác nhau về sự biểu hiện của
ngôn bản và văn ban mà thôi Để rõ hơn, chúng ta xem thêm những định
nghĩa về ngôn ban Cook [80, 7] viết: “ Ngôn bản có thể bao gồm một hoặc nhiều câu ngữ pháp được tổ chức tốt - thường là như vậy- nhưng không nhất thiết phai nhĩ vậy.” Hoặc: “ Ngôn bản có thể là từ một tiếng cau nhau, một tiếng đệm thêm, thông qua các hội thoại và lời ghỉ cho đến những bộ tiểu
thuyết nhir Chiến tranh và hoà bình của Tolstoy, hoặc một tham luận pháp
luật dai lê thé.” Richards, Platt và Weber [119, 83-84] cũng giải thích ngôn
bản không phân biệt với văn ban: “ Ngdn bản là chỉ đến những don vị ngôn
neữ lớn hơn, chẳng han nh đoạn văn, các cuộc hội thoại, và phỏng vấn.”
Như thế trong thực tế ngôn ngữ học, ngôn bản và văn bản thường được
hiểu như nhau Sự khác nhau có thể có là khi muốn nhấn mạnh đến cách biểu
20
Trang 27hiện: viết hoặc nói Tuy nhiên, thuật ngữ phân tích ngôn bản và phân tích văn
bản khác nhau đáng kể Phân tích ngôn bản có nội hàm rộng hơn Đó là một
khoa học về hoạt động của các đơn vị ( như câu, chẳng hạn) trong ngôn ngữ
viết hay nói để tố chức, cấu thành những đơn vị có nghĩa lớn hơn Nó tính đến
cả cấu trúc ngoài ngôn ngữ của ngôn bản Chẳng hạn các yếu tố cấu trúc ngôn
bản như “ ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, và ngôi thứ ba; người nói, người nghe
nà chit đề; người phát tin, người nhận tin và thông tin; ” [107,10] Phân tích
ngôn bản còn được hiểu hẹp hơn; nó chỉ sự nghiên cứu, phân tích hội thoại.
Trong trường hợp này nó đồng nghĩa với phân tích hội thoại (conversational
analysis) Còn khái niệm phân tích văn bản thường chỉ đến phân tích văn ban viết nếu hiểu theo nghĩa hẹp, hoặc ngôn ngữ học văn ban (text linguistics) khi hiểu ở nghĩa rộng.
Đến nay, theo Houle trong [70, 940-941], có ba phương hướng nghiêncứu chính: phương hướng ngôn ngữ học hình thúc (formal linguisticapproach) xem ngôn bản trong chùng mực nào đó là một văn bản ( discourse
as đ text) Phương hướng xã hội học tiên nghiệm ( empirical sociological
approach) xem ngôn bản là những hội thoại ổn định, chứa đựng những nguyên tắc, phương thức hội thoại ( discourse as conversation) Phương
hướng này nghiên cúu ngôn bản là phân tích các mẫu hội thoại theo các động
tác, sự biến chuyển hành động ngôn từ Ở Việt nam một số tác giả ( [8][9],
[2] [3], [16], [20], [59] ) đã quan tâm đến vấn dé này Theo hướng này thì
các liên kết của ngôn bản là các động tác, hay hành động lời nói, các lượt lời
của các bên tham thoại hơn là chú ý đến các yếu tố ngôn ngữ như các yếu
tố nối
Cuối cùng là phương hướng phê phán (critical approach) xem ngôn ban
là lĩnh vực kiến thúc, quyền lực (discourses as pow'er! knowledge).
21
Trang 28Đứng về mặt nguồn gốc lý thuyết, thì ngôn bản thường gắn lién với tu từ
và dụng học vì dụng học thường phân tích ngôn bản nhằm tính đến hiệu quả
sử dụng cụ thể Dụng học nhằm đến các loại hình ngôn ban, các điều kiện
hình thành ngôn bản và phong cách ngôn bản như ngôn bản thi ca, kịch Do
đó, ta có các khái niệm: phân tích ngôn bản [80,1-21], [81,59 & 179], hoạt
động ngôn bản ( discourse activities) [75, 196], phong cách ngôn ban (style
of discourse) Khi khát niệm ngôn bản dùng trong lĩnh vực dung học, thường gắn với phân tích ngôn ban và nhằm đến các hoạt động ngôn ngữ hội thoại,
chú ý đến mối quan hệ của người nói và người nghe, đến bối cảnh thực hiện ngôn
ngữ Lý thuyết hành động lời nói ảnh hưởng lớn đến khái niệm ngôn bản.
1.1.4.Van bản ( ứew ): Khi tìm hiểu khái niệm ngôn ban ở phần trên,
chúng ta đã ít nhiều dé cập đến khái niệm văn ban Theo Peer trong [70,
4564-4566] thông thường, khái niệm văn bản có ba cách hiểu: “Văn bẩn diing để nói đến các mẫu văn viết duoc ghỉ chép như là một chứng cứ các
biến cố, hành động hay tư tưởng; chang hạn như cương lĩnh chính tri, hiến
chương, vé xe lứa Hoặc hiểu theo nghĩa văn học để chỉ những tác phẩm của
những tác giả nào đó Hoặc duoc hiểu là sản phẩm của ngôn ngữ do con người tạo ra theo những nguyên tắc nhất định, có những giá trị về thể loại, về
kết cấu nào đó.”
Cách hiểu thứ nhất có nội hàm khá rộng vì xem văn bản như là nhân
chứng ngôn ngữ, là sự ghi lại mọi sự kiện, tư tưởng mà không kể đến thé
loại, kết cấu Cách hiểu thứ hai lại khá giới hạn: nó chỉ xem văn bản là những tác phẩm văn chương Cách hiểu này gần với nhận định của Galperin [133,12
& 50]: “Văn bẩn là tác phẩm của quá trình sáng tạo lời mang tính hoàn chỉnh, được thể hiện dưới dạng tài liệu viết, trau chuốt văn chương theo loại
hình tài liệu dy ” Cách hiểu thứ ba gần với nhận xét cụ thể hơn của Togeby
22
Trang 29trong [70, 4578-4581]: “ Văn bản thường là một phát ngôn, viết hay nói, của một người nào đó dùng nó như một thông điệp cho một loại khán giả, về một
chủ dé liên tục nào đó, trong một tình huống cụ thể nào đó.”
Những nhận định trên vừa rộng vừa hẹp, và xem xét văn bản như một thực
thể ngôn ngữ mà không nêu rõ văn bản là đơn vị thuộc cấu trúc hay ngữ
nghĩa Điều quan trọng là nên xét cái thực thể đó ở bình diện nào trong hoạt
động ngôn ngữ; bởi lẽ khi xác định được bình diện của văn bản cũng có nghĩa
là xác định được đặc trưng cơ bản , định hướng để phân tích văn bản một cách
đúng đắn Halliday va Hasan [96,1-2] khéng nhiing vach ra cai ¥ nghia bao
ham vốn có của văn bản như: “Văn bản là bất kỳ đoạn văn nào, viết hay nói,
dài hay ngắn, tạo nên một thể thống nhất hoàn chỉnh” mà còn khẳng định
bình điện của văn ban: “ Văn bản là một đơn vị ngôn ngữ hành chức Nó
không phải là một don vị ngữ pháp như mệnh đề hoặc câu ” Và “ Tốt nhất
nên nhìn nhận văn bản là một đơn vị NGỮ NGHĨA: một đơn vị không phảithuộc hình thức mà thuộc ý nghĩa "
Nhận định như vậy rõ ràng đã vạch ra sự khác biệt bản chất giữa văn bản
với những đơn vị ngữ pháp, nhất là đối với câu Và như vậy câu không phải là
đơn vị dưới bậc cùng hệ thống của văn bản, mà câu có chức năng thể hiện văn
bản hoặc qua đó mà văn bản thực hiện quá trình lập ngôn Một nhận định như
vậy, như đã dé cập ở phần trên, định hướng đúng cho phân tích văn bản,
chẳng hạn hướng phân tích ngôn ngữ học một văn bản văn chương được
Halliday va Hasan [96, 328] giải thích; “ Phân tích ngôn ngũ học của văn bản
van chương là nhằm lý giải nội dung lĩnh hội va sự đánh giá có được từ văn bản dy.Vai trò ngôn ngữ học ở đây là nói ra bằng cách nào và tại sao mà văn bản đó có
- được cát nghĩa như thé đối với người đọc hay người nghe, và nói ra cách thức nào và
lý do gi mà anh ta đánh giá văn bản đó theo cách như vay.”
A)
Trang 30Ở góc độ nguồn gốc ngôn ngữ học của thuật ngữ văn bản, nó cùng xuất
hiện với thuật ngữ ngôn bản kể từ khi các nhà triết học, ngôn ngữ học và hùng biện (thời Cổ đại Hy lạp) chú ý đến cách sử dụng ngôn từ một cách hiệu
quả Điều này cho thấy văn bản cũng xuất phát từ quan điểm dụng học Quá
trình khái niệm này từng bước trở thành trọng tâm của một ngành ngôn ngữ học - ngôn ngữ học văn bản - cũng là quá trình xác định vị trí và nội dung của
khái niệm đặc biệt cũng trong lĩnh vực dụng học nhưng nghiêng về ngữ
nghĩa và hình thức ngôn ngữ hơn là xã hội hoá ngôn ngữ như ngôn bản.
Nghiên cứu ba bước phát triển ngôn ngữ học văn bản, Beaugrande trong [70, 4573-4578] cho thấy sự mở rộng khái niệm Giai đoạn đầu (những năm 1960) các nhà ngôn ngữ học nhận ra câu là nền tang nhưng không phải là giải
pháp cho những vấn đề thông tin to lớn của thời đại mà cần lưu ý đến các đơn
vị lớn hơn Và ngữ pháp văn bản ra đời Giai đoạn hai (1970-1980) lại chú ýđến tính cấu tạo văn bản, đến chủ đề và đặc biệt là tính liên kết trong văn bản(khái niệm cohesion intertextually hình thành trong giai đoạn này) Giai
đoạn ba chú ý đến tính văn ban hoá hay xã hội hoá van ban (textualisation).
Vừa rồi chúng ta đã xét đến ngôn ban và văn bản ở mặt hình thành khái miệm, nội dung và hoạt động của chúng Điều vừa dễ thấy nhất là khó phân
biệt hai khái niệm này Hay nót đúng hơn, vì hai khái niệm này có cùng nội
dung cơ ban, ngoại trừ nhằm nhấn mạnh tinh thể loại viết hay nói của chúng Đấy không phải là hai thực thể mà là một thực thể biểu hiện của ngôn ngữ
hành chức Chính vì vậy mà chính Halliday và Hasan [96, 23] khi giải thích
khái niệm này cũng sử dụng khái niệm kia như: “ Văn bản là một đoạn
ngôn ” (A text is a passage of discourse ’ Nunan [109/7], mặc dù có nêulên một vài khác biệt như ngôn bản thường mang tính quá trình còn văn bản
thường mang tính sản phẩm [107, 5&6] cũng có khi sử dụng tương tự: “ mội
24
Trang 31văn bẩn hay một đoạn ngôn bao gốm " (A text or a piece of discourse
consists ) Và nhìn nhận:"“ Tất cả mọi người dường như đồng ý rằng cả văn
bản và ngôn bản cần thiết phải được xác định ở bình diện nghĩa và rằng văn
bản / đoạn ngôn là cái hình thành nên một chỉnh thể ý nghĩa”.
Đến đây chúng tôi thấy rằng không cần thiết phải cá biệt hoá giữa ngôn
bản và văn bản trừ phi muến nhấn mạnh thể loại viết / nói và đến tính sản
phẩm / quá trình để phân tích Như vậy, chúng tôi nhìn nhận văn bản / ngôn bản một cách phổ quát và cơ ban như sau: Van ban hay ngôn bản là một đơn
vị ngữ nghĩa hôàn chỉnh nhất, lớn nhất và độc lập, đợc sản sinh ra trong ngôn ngữ hành chức và bằng một hay cả hệ thống hành động ngôn từ trong
môi trường giao tiếp cụ thể, nhằm thực hiện các chức năng ngôn ngữ.
Khi nói * đơn vị nett nghĩa hoàn chỉnh nhất ` là nói đến tính chủ dé ( từ
chủ dé bộ phận dén chủ đề chung), tính liên kết ( từ các đơn vị ý nghĩa-chức
năng như mệnh đề, câu đến văn bản, từ lượt lời đến cặp thoại ), mạch lạc
( được tổ chức một cách hệ thống, hợp lý từ các đơn vị ngữ nghĩa nhỏ hơn,
bằng các phương tiện thể hiện như câu chẳng hạn, để sao cho tạo ra được một chỉnh thể ý nghĩa) Khi nói ‘/én nhất" không nhằm nói đến kích cd, mà nói đến tính bao hàm và thống nhất; chẳng hạn không thể có hai văn bản / ngôn
ban trong cùng một đoạn ngôn Nói đến tính “độc lập) là nói đến tính tồn tai
tương đối ổn định của nó trong môi trường giao tiếp, bởi vì không độc lập thì cũng không thé đủ điều kiện tạo ra cái chỉnh thể ý nghĩa được Nói đến ‘sdn
sinh ra trong ngôn ngữ hành chic’ là nói đến điều kiện tôn tai cơ bản là ngôn
ngữ sử dụng là nói đến chất liệu, phương tiện biểu hiện của hành động ngôn
từ Nói ' bằng một hay cả hệ thống hành động ngôn nv’ là nói đến cái cốt lõi
của văn bản / ngôn bản, là nói đến ý định nói năng và cả chiến lược hành
ngôn của các bên giao tiếp Và nói ‘ mdi trường giao tiếp cụ thé’ là nói đến
25
Trang 32tình huống giao tiếp, và phương tiện giao tiếp bổ sung như qua điện thoại,
máy ghi âm
Hiểu văn bản / ngôn bản như thế là bao gồm được bình diện của văn bản
là ngữ nghĩa, cách thức tổ chức và cấu tạo văn bản, chức năng của văn bản
như các chức năng ngôn ngữ: giao tiếp, nhận thức, tư duy Nhận định như vậy
sẽ giảm bớt những mặt phiến diện khi xem xét văn bản / ngôn bản, đồng thời
sẽ vừa góp phần định hướng cho mục đích và phương pháp phân tích văn bản / ngôn bản, và xác định yêu cầu sáng tạo và cảm thụ chúng.
Liên kết và mach lạc (cohesion, coherence): Khái niệm liên kết và khái
niệm mạch Jac được nhiều người quan tâm Halliday [96] viết han cuốn
Cohesion Ruck [131], Galperin [133], Quirk, Greenbaun, Leech, va Svartvik
[117] Stubbs [ 121], Nunan [109] đặc biệt quan tâm đến vấn dé này Ở Việt
nam, sự quan tâm này cũng có thể tìm thấy qua các công trình nghiên cứu của
nhiều nhà ngôn ngữ học và Việt học như Trần Ngọc Thêm [61], Dé Hữu
Châu [8], Nguyễn Đức Dân [13], [14], Diệp Quang Ban [2], Dinh Trọng Lạc
[30], Lê Đông [14], Nguyễn Việt Thanh [59], Diéu này chứng tỏ các khái
niệm này còn cần phải luận bàn, và chúng đóng một vai trò nào đó trong
ngôn ngữ học hiện thời.
Trong luận án, khái niệm liên kết và mạch lạc rất quan trọng Vì vậychúng tôi đi vào nghiên cứu những vấn đề liên quan dưới đây:
Liên kết và mạch lạc trong phát ngôn, liên phát ngôn, đoạn văn.
Khi câu tham gia vào văn bản phải có những điều kiện nào đó Điều kiện
tiên quyết là câu phải hướng tới một chủ để nào đó, có thể là chủ đề nhỏ nhất
a ^Z “ ` ^” * z Fas ` ~ 2 re a `
rồi đến lớn hon và đến chu dé chi phối toàn văn bản, tao ra một thể hoàn
26
Trang 33chỉnh mạch lạc Như thế quá trình liên kết là quá trình thể hiện chiến lược
giao tiếp của văn ban Có ít nhất ba đặc điểm xảy ra trong quá trình này:
- Từ tổng quát đến cụ thể và ngược lại Vd:
{1:6} Người anh thấy rõ nhất là đồng chí chính trị viên đại đội ( rổng quát) Vẫn
cái dang rut rè, cái miệng hơi mim cười, đôi mắt màu nâu hiển hậu nhìn anh với rất nhiều tình cảm (cu thể) (VT).
- Tiệm tiến ( progression): Vd:
{1:7} Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất, muốn tăng gia sảnxuất thì phải qó kỹ thuật cai tiến Muốn cat tiến tốt kỹ thuật thì phải có văn hoá Vìvậy, công việc bổ túc văn hoá là vô cùng quan trọng ( HCM)
- Đối chiếu / qua lại ( compatibility): Vd:
{1:8} Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn là
những ngày sung sướng./ Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh
đồng chỉ con tro cuống ra, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa Thế là cả
nhà chị đói ( NML).
Khái niệm mạch lạc và khái niệm liên kết có những quan hệ rất gần nhau,
bổ sung cho nhau nhưng không đồng nhất Galperin [131, 250] nói: “Cdn
phải phân định ranh giới giữa mach lạc và liên kết Những khái niệm này qui
định lần nhau, song chúng khác biệt nhan từ góc độ hình thúc và phương tiện
biển thị.” Như thế, tìm hiểu và phân định chúng là rất cần thiết.
1.1.5 Mạch lạc: Wales trong [70, 603-604] cho rằng hai khái niệm mạch
lạc và liên kết rất khó phân biệt: “Mạch lạc được hiểu là liên kết ngữ nghĩa
( semantic cohesion) còn liên kết thì được hiểu là mạch lạc văn bản ( textual
coherence)” Điệp Quan Ban [2, 48] cũng chia sẻ nhận định này: “Ngay cả
.những người vốn chuyên làm việc chữ nghĩa cũng không dé gì phân biệt được
mạch lạc và liên kết.” Về mặt từ nguyên, hai khái niệm này phát xuất cùng
27
Trang 34một động từ cohere: co- là tiếp đầu ngữ Latinh, có nghĩa là ‘cing
‹
với `(together, with); cohere: có nghĩa ' cùng giữ lấy, nam chặt lấy (hold
together) Nhưng các tính từ phái sinh của chúng là coherent va cohesive chỉ
ra những ý nghĩa rất khác nhau Ruck [131, 25-28] khi nói đến thiết chế văn ban chỉ dùng khái niệm cohérence, và nói: “Ching tôi gọi mdi quan hệ giữa
các yếu tố của chuỗi biểu hiện là mạch lạc”; và cho biết cohérence có gốc từ
tiếng Latin cohœerere có nghĩa “phụ thuộc liên đới `
Garrot và Sanford trong [70, 600-602] nói: “ Mét trong những mục tiêu
của người viet có kinh nghiệm là làm cho các yết tố khác nhau trong một văn
bản hoà kết lại với nhau một cách thích hợp để trở thành một thể mach lạc
hoàn chính Đặc trưng kết hop mang tính văn này được gọi là mach lac.”
Cũng theo hai tác gia này, có ba nguồn ( sources) cấu thành mạch lạc của văn
ban: thứ nhất là liên kết qui chiếu ( referential cohesion), tức là tham chiếu
đến các yếu tố chung, đến thời gian, địa điểm trải qua các câu trong văn bản.
Thứ hai là miêu tả rõ các tình huống có mạch lạc nhau Thứ ba là thông qua
sử dụng các yếu tố diễn từ ( rhetorical devices) như bởi vì, tay nhiên
Qua những nhận định trên chúng ta thấy rằng có ít nhất hai yếu tố chính
cấu thành mạch lạc: đó là yếu tố dụng học như tình huống, kinh nghiệm, suy
đoán và yếu tố ngôn ngữ như các phương tiện liên kết được biểu đạt tường
minh hay không tường minh,Nunan [109, 116] nói: “ Mach lạc là cái mức độ,
phạm vi qua đó văn bản được nhận biết là có gắn bó nhau ( hold together),
khác với tap hợp cau, lời không liên đới nhan” Nhận định này lưu ý đến sự
tương tác giữa người nói-người nghe, người viết-người đọc, thông qua sự nối
kết hop lý của ngôn ngữ Đó là vấn dé mà các bên tiếp nhận văn bản “si dung kiến thức ngôn ngữ của mình mà liên hệ thế giới văn bản dang nói với con
người, sự vật, biến cé và những trạng thái ở ngoài bản thân văn ban”.
28
Trang 35[109,64] Crystal [86, 70| cũng nhận định có phần tương tự: “ Mạch lạc là tính
nối kết chức năng (functional connectness) làm nên cho một khúc đoạn ngôn
ngữ hành chức; nó trái với tính rời rat.” Ở đây ta thấy rõ hơn sự liên đới hợp
lý các chức năng giao tiếp - có thể là các chức năng trong và ngoài ngôn
ngữ-miễn sao làm cho hoạt động ngôn từ trở thành một chỉnh thể nội dung không
phan tần, mâu thuẫn Richards, Platt va Weber [119, 45], cho biết: (1:9) A.
Could you give me a lift home? - B Sorry, I’m visiting my sister.
Dù không có sự liên kết hình thức nao giữa A và B nhưng quá trình trao
đáp vẫn có mạch lạc vì cả hai bên tham thoại đều biết rằng chị của B sống ở
phía ngược hướng với nhà của A.
Như thế, ta thấy có một điểm chung cơ bản là mạch lạc thường được xây
dựng trên sự nhận thức chung, hay chia sẻ về cái “lẽ thường), nói theo góc độ
dụng học của Đỗ Hữu Châu [7, 272], giữa các bên tham gia giao tiếp Mà ‘lé
thường" là những chân lý thông thường có tính chất kinh nghiệm hơn là chân
lý tất yếu Chính cái 'lẽ thường" đó là cơ sở cho suy ý [74, 257-260] và nhận biết hàm ý hội thoại như cách nói của Coulthard [81, 31-57] trong cơ chế
tương tác Điều này cũng có nghĩa là, mạch lạc xây dựng trên cở sở tổ chức
dién từ và duy trì chủ dé, và dấu hiệu liên kết như Hatch [98, 209], Couhard
[81,85], Ostrom và Cook [1 10, 75 &110] đã đề cập Halliday và Hasan [96, 23], không trực tiếp bàn về mạch lạc nhưng qua một định nghĩa về văn bản ta
có thể thấy được vai trò của mạch lạc đối với văn bản và đồng thời cũng thấy
phần nao ban chất của mạch lạc: “ Một văn bản là một đoạn ngôn có mach
lac (coherent) ở hai mặt liên quan như sau: nó mach lạc đối với ngữ cảnh, và
vì vậy mò nó nhất quán trong trường biểu ngôn (register)* và nó mạch lạc đối với bản thân nó, vì thế mà nó có tính liên kết."
* Diệp Quang Ban [ 2, 50] gọi ‘register’ là 'dấu nghĩa tiém ẩn", và giải thích: “là những giá trị cụ thể của trường (field), của thức (mode), của không khí chung (tenor)”; chúng tôi hiểu theo ý này.
Trang 36Ruck | 131, 27] có cùng quan niệm: “ Về nguyên tắc, người ta nhìn nhận
hai khả năng khác nhan trong thiết chế của mạch lạc: một là, bên trong văn bản ( ngữ nghĩa-củ pháp); hai là, bên ngoài văn ban ( ngữ dụng ).”
Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng mạch lạc là hệ thống quan
hệ về nghĩa từ đó mà thiết lập được một chỉnh thể ý nghĩa cho văn bản; nó là
sự thống nhất nội dung văn bản qua các qui tắc về cấu trúc ngữ nghĩa, đồng
thời là sự thống nhất trong kênh giao thoa kiến thức chia sẻ giữa người sáng tạo văn bản và người tiếp nhận văn bản, hoặc giữa những người tham gia hội
thoại, và cuối cùng là sự thống nhất mang tính hệ thống giữa hai vấn đề vừa
nêu với hoàn cảnh, tình huống giao tiếp Trong quá trình hình thành mạch lạcthì liên kết, nhất là liên kết ngữ nghĩa, liên kết hình thức, và liên kết dụng học
đóng vai trò quan trong.
1.1.6 Liên kết: Khi tìm hiểu khái niệm mạch lạc chúng tôi đã đề cập đến
khái niệm liên kết, chi ra phần nào sự quan hệ của hai khái niệm này Khái
niệm liên kết là khái niệm được mở rộng Theo Nguyễn Việt Thanh [59,
36-40], ban đầu khái niệm này nói đến các dấu hiệu liên kết hình thức, sau đó
nói nhiều hơn về liên kết ngữ nghĩa Các tác giả: quan tâm và sử dụng kháiniệm nay cũng thường nói đến liên kết hình thức hoặc liên kết nội dung, liênkết ngữ nghĩa hoặc ca hai, như Trần Ngọc Thêm [61, 24], Cook [80,19-23],
Hatch (98, 223], Có khi nhấn mạnh đến các phương thức liên kết nhưphương thức qui chiếu, phương thức tính lược như ví dụ sau:
{1:10} A Is Mary coming to the party? — B Yes, she is.
Ta thấy có được quan hệ giữa Mary va she là thông qua phương thức quichiếu; và quan hệ giữa is coming và ¡s là thông qua phương thức tinh lược
Halliday và Hasan [96] phổ biến hoá (popularized) khái niệm này như
Wales trong [70,604] thừa nhận Quả vậy, nhiều công trình liên quan đến liên
Trang 37kết chẳng hạn của McCarthy [106], Brown và Yule [74], Hatch [98], Stubbs
[121], Diệp Quang Ban [2], Trần ngọc Thêm [61] ít nhiều nhấc đến hoặc sử
dụng ý tưởng của hai tác giả này; nhưng vì những mục đích của các công trình này khác nhau nên cho đến nay chưa ai làm rõ khát niệm này hơn Halliday và Hasan [96], và Halliday [95] ở mặt cấu tạo văn bản Halliday và Hasan [96, 26] viết: “ Liên kết là hệ thống những quan hệ ý nghĩa mà hệ thống này phổ quát đối với TẤT CA CÁC LOẠI văn bản, nó phân biệt văn bản với phi văn bản và nó tạo ra quan hệ tương tác giữa các ý nghĩa cơ bản của văn
bản với nhan Lién kết không quan tâm đến chỗ một vấn bản có nghĩa gì, mà
quan tâm đến chỗ văn bẩn đó được kết cấu như thế nào với cương vi là một thực
thể ngữ nghĩa `
Khi xác định vị trí của liên kết, hai tác giả này cho rằng trong ba hợp tố
chức năng chính của hệ thống ngữ nghĩa trong văn bản là tính Ý TƯỞNG
(ideational: chức năng biểu thị nội dung), tính LIÊN NHÂN ( interpersonal: Chức
năng biểu thị nhận thức, diễn đạt, tính xã hội ở góc độ người nói) và tính VĂN
BẢN (chức năng cấu tạo văn ban), thì liên kết có cương vi là một phần của hợp
tố cấu tao văn bản Nó có vi trí như thé vi “lién kết là phương tiện qua đó các
yếu tố dai không có quan hệ nhau về cấu trúc vẫn nối lại duoc với nhau, thông
qua sự phụ thuộc vào nhau để hội nghĩa và biểu nghĩa " [96, 27],
Như thế, liên kết không nằm trong bình diện cấu trúc Liên kết là hệ thống quan hệ được hiện thân qua các nguồn năng ngữ nghĩa của văn bản, có
chức năng xúc tác làm cho hệ thống ngữ nghĩa của văn bản hoạt động hữu
hiệu
Khi nói đến ý nghĩa chung nhất của liên kết, hai tác giả này [96, 299] viết:
“ Liên kết biểu hiện tính liên tục ( continuity) tồn tại giữa một phẩn này với một phần khác của văn bản.” Cái nghĩa liên tục này biểu hiện cụ thể qua các
31
Trang 38loại phương tiện liên kết khác nhau được nhận biết trong hệ thống từ vựng
ngữ pháp; đó là các phương thức: qui chiếu, nối, thay thế, tĩnh lược, từ vựng.
Như vậy, Halliday và Hasan lưu ý khá sâu về liên kết như một phần của
hợp tố cấu tạo văn ban mà chức năng cụ thể là dam bảo tính liên tục giữa các
yếu tố của hệ thống ngữ nghĩa phát triển trong văn bản Khi thực hiện chức năng này liên kết sử dụng một hệ thống phương tiện ngôn ngữ cụ thể ở các
lãnh vực từ vựng-ngữ pháp Chẳng hạn, liên kết từ vựng bằng lap hoặc hop từ
vung Vd:
{1:11} Thousands were out of work; there was hunger, anger, and unrest.
The situation required careful handling.
Tuy vay, chúng ta còn thấy những hiện tượng mang tinh liên kết để tao
nghĩa của văn bản như trong ví dụ:
{1:12} Have you seen the paper? There's been a plane crash (117: 1437].
Hoặc trong liên kết hàm ngôn, như ví du:
{1:13} Dan ông dé tìm khó giữ Các cô các bà muốn giữ đàn ông của mình hãy
dùng nước hoa Magit |
Thông qua cấu trúc bề mặt ta không phát hiện phương tiện nối kết cú pháp,
nhưng qua quan hệ ngữ nghĩa ta phát hiện quan hệ hàm ngôn Hàm ngôn của
đoạn quảng cáo là: nước hoa Magit là tuyệt hảo Nó liên đới đến qui luật tâm
lý-xã hội.
Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng đứng ở góc độ cấu tạo văn bản trong bản thân ngôn ngữ, thì liên kết là mối quan hệ ngữ nghĩa biểu hiện
qua chúc năng tham gia cấu tạo văn bản bằng những phương thúc nhất định;
vì bản chất của liên kết không phải là cấu trúc nên ý nghĩa của liên kết khôngphụ thuộc vào cấp độ cấu trúc mà phụ thuộc vào bản thân của các yếu tố liênkết và mối quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng trong cái chức năng vừa cấu tạo
tính liên tục vừa bảo dam tính liên tục đó phát triển hoà vào mạng mach lạc
chung của văn bản Đứng ở góc độ cấu tạo văn bản trong ngữ cảnh và tình
32
Trang 39huống cấu tạo, thì liên kết là mối quan hệ ý nghĩa giữa hệ thống ý nghĩa có
được từ ban thân liên kết ngôn ngữ và hệ thống ý nghĩa có được trong môi
trường cấu tạo và tiếp nhận van ban; sự liên kết này nhằm xác lập mối quan
hệ giữa cái nghĩa cốt lõi văn bản và nghĩa tình huống, giữa nghĩa tường minh
và nghĩa hàm ẩn Đó là những liên kết hàm ngôn, liên kết cử chỉ, điệu bộ, liên kết các tình huống trong mỗi hành động ngôn từ được thành lập để cấu thành
văn bản Có thể hiểu đây là liên kết dụng học.
Hiểu liên kết như vậy vừa bao hàm được diện hoạt động của liên kết và
mối quan hệ tua các yếu tố bên trong và bên ngoài ngôn ngữ khi tham gia cấu
tạo văn bản, đồng thời có khả năng cụ thể hoá các mặt hoạt động của liên kết.
Khái niệm liên kết văn bản và mạch lạc vừa bổ sung vừa khẳng định sự
khác nhau: liên kết gồm các phương tiện ngôn ngữ và dụng học nhằm sáng
tạo văn bản : còn mạch lạc là sợi chỉ do của nội dung, chủ đề, nối tiếp nhaukhiến cho văn ban tồn tại một cách hệ thống.
Từ cách nhìn trên, chúng tôi khẳng định rằng nghiên cứu, đối chiếu
phương thức liên kết bằng từ nối sẽ nhận ra những vấn đề quan trọng trong lý
thuyết và ứng dụng
1.2 ĐẶC TRƯNG CUA PHƯƠNG THỨC LIEN KẾT BẰNG TỪ NOI
La một phương thức liên kết quan trọng trong văn bản, phương thức liên
kết bằng từ nối gọi tắt là phương thức nối bao gềm nhiều quan hệ logic ngữ
nghĩa Trong phần này chúng tôi sẽ tìm hiểu khái niệm phương thức nối,
phân loại, xác định các mối quan hệ logic-ngữ nghĩa
33
Trang 401.2.1 khái niệm phương thức nổi
Phương thức nối khác với các phương thức liên kết khác: Các phương thức quy chiếu, tĩnh lược, thế, từ vựng chủ yếu dựa vào mối quan hệ trực tiếp
giữa hai hay nhiều yếu tố tạo ra liên kết , và dựa vào mối quan hệ ngữ nghĩa
trong văn bản Phương thức nối dựa vào ý nghĩa chuyên biệt của bản thân từ
nối, tạo ra nghĩa mới cho hai hay nhiều đơn vị được nốt, nhất là ở cấp độ phát
ngôn khi chúng tập hợp lại Xét hai ví dụ sau:
{I:I4](a) And there was no way to console her, because her loss was not an actual
loss.(OHPS) ˆ
{1:14}(b) Giáo dục phổ thông đã xuất hiện khẩu hiệu "tận luc phát triển giáo dục"
để có kip và đủ cán bộ cung ứng cho các ngành, Try nhiên, do kinh tế phát triển ở
trình độ thấp, giáo dục phát triển quá khả năng kinh tế, từ đó dẫn đến mâu thuẫn giữa phát triển số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục (50 năm PTSNGD).
Các ví dụ trên cho thấy yếu tố nối do ý nghĩa và chức năng của chúng,
tạo ra các quan hệ ngữ nghĩa và các quan hệ cấu trúc khác nhau Yếu tố
because, vé mặt ý nghĩa, vừa tao ra quan hệ nhân quả, về mặt cấu trúc, lại
tham gia kết cấu cú pháp tạo ra câu ghép Yếu tố fuy nhiên, về ý nghĩa, tao
ra quan hệ ngược hướng, về cấu trúc, tham gia tổ chức kết cấu liên câu, liên
đoạn van.
Halliday và Hasan [96, 226] cho rằng phương thức nối khác xa với các
phương thức liên kết khác McCarthy [106, 64-70] cho rằng phương thức nối
có khác với ác phương thức qui chiếu, tĩnh lược và thế Bản thân từ nối không
mở ra khả năng hồi chỉ hay khứ chỉ kiểu như các phương thức vừa nêu, mà nó
chỉ tiền giả định cho tính liên hoàn của cấu trúc văn bản, và nó mở ra tín hiệu
của mối quan hệ giữa các bộ phân trong ngôn bản
Tính đa chủng loại của yếu tố nối: Yếu tố nối không phải chỉ là những
từ chuyên nối như if, and, mà người ta thường xếp chúng vào loại từ cấu
trúc Trái lại, chúng là tất cả những từ, cụm từ, thậm chí cả mệnh đề có khả
34