Báo cáo thực tập cơ sở ngành Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam - Chuyên ngành Kinh Tế Vận Tải Thủy Nội Địa. Tìm hiểu về công ty Top Shipping Việt Nam và Cảng Hải Phòng - Chi nhánh Cảng Tân Vũ.
TỔNG QUAN VỀ ĐỢT THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH
Tổng quan chung về hoạt động thực tập
1.1.1 Hoạt động thực tập tuần 1
Thứ 3, ngày 1/8/2023, sinh viên của ba chuyên ngành tập trung tại hội trường A8 – Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam để tham gia buổi Định hướng thực tập cơ sở ngành Buổi định hướng diễn ra ẵ ngày trong khoảng thời gian từ 8h – 11h Tại buổi định hướng, toàn thể sinh viên K62 của ba chuyên ngành đã được các thầy cô bộ môn thống báo quyết định và kế hoạch thực tập; hướng dẫn chung về mục đích, ý nghĩa của đợt Thực tập cơ sở ngành; định hướng thực tập cho sinh viên Bên cạnh đó, giảng viên nêu lên những yêu cầu, cách thức đánh giá về đợt Thực tập cơ sở ngành; những lưu ý về trang phục, thái độ, tính kỷ luật và tinh thần của sinh viên khi tham gia thực tập Cuối cùng là giải đáp mọi thắc mắc của sinh viên
Chiều thứ 4, ngày 2/8/2023, trong khoảng thời gian 14h – 15h30, sinh viên nhóm N05 đã có cơ hội được đến thực tập và tham quan Trung tâm Logistics tại 76 Ngô Kim Tài, Quán Nam dưới sự chỉ dẫn của Giảng viên Nguyên Ngọc Hà
Tại đây, sinh viên đã được tìm hiểu sâu hơn về trung tâm Trung tâm đào tạo Logistics tiểu vùng Mekong – Nhật Bản tại Việt Nam được thành lập vào ngày 13/10/2017 bởi Trường Đại học Hàng HảiViệt Nam và với sự đầu tư của Chính Phủ Nhật Bản Trung tâm được thành lập với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực Logistics nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường các nước thuộc tiểu vùng Mekong, từ đó tăng cường và phát triển năng lực, quản lý và vận hành mạng lưới Logistics trong khu vực một cách tối ưu nhất
Không chỉ vậy, sinh viên được tìm hiểu thêm về quy mô, cấu trúc của một kho hàng, các tiêu chí khi thiết lập hệ thống xếp dỡ hàng trong kho, các yêu cầu chính cho trang thiết bị,… Ngoài ra, sinh viên được tìm hiểu thêm về các thiết bị trong kho như: các loại cao bản và phân biệt chúng; các loại xe nâng theo trọng lượng và tác dụng; các loại kệ/giá trong kho hàng,…Cuối cùng, sinh viên được tham quan trực tiếp cấu trúc của một kho hàng, các loại thiết bị,…để củng cố kiến thức
Hình 1 1 Kho tại trung tâm Logistics
1.1.2 Hoạt động thực tập tuần 2
Chiều thứ 3, ngày 8/8/2023, vào lúc 14h – 15h30, sinh viên nhóm N05 được thực tập tại Phòng Mô phỏng khai thác Cảng, tại tầng 5 tòa nhà A4 – Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam Dưới sự dẫn dắt của thầy Phan Minh Tiến, sinh viên đã được tìm hiểu, nắm bắt đầy đủ thông tin về quy trình khai thác cảng biển; và được giới thiệu tổng quan về phần mềm PL – TOS RTC Nghe giới thiệu về từng vị trí bàn trong phòng mô phỏng, mỗi bàn ứng với một vai trò / một phòng ban tham gia vào quá trình khai thác cảng container và tìm hiểu về phần mềm ứng dụng trong khai thác cảng container Thông qua hệ thống mô phỏng khai thác cảng, sinh viên có thể nhìn toàn cảnh hoạt động của cảng theo các quy trình, có sự điều khiển của hệ thống máy tính.Và đặc biệt là được tham gia thực hành trực tiếp trên các máy tính ở từng vị trí một và có thể đổi cho nhau để trải nghiệm từ đó giúp sinh viên hiểu sâu hơn và nắm chắc những phần kiến thức vừa được tìm hiểu.
Quy trình hoạt động khai thác cảng biểm gồm 4 bước:
Bước 1: Tiếp nhận dịch vụ, bao gồm: đăng ký dịch vụ (dịch vụ tàu, giao nhận hàng hóa, dịch vụ kho bãi), kê khai, kiểm tra số liệu và chứng từ của hàng hóa
Bước 2: Lên kế hoạch khai thác tổng thể, bao gồm: kế hoạch nguồn lực (nhân sự, phương tiện), kế hoạch cầu bến (thời gian, vị trí cập cảng), kế hoạch xếp dỡ tàu (phương pháp, quy trình), kế hoạch xếp dỡ kho bãi (vị trí, phương tiện) và điều động nguồn lực tối ưu.
Bước 3: Điều hành khai thác, bao gồm: giám sát điều hành trung tâm, điều hành cầu bến và dịch vụ tàu, điều hành xếp dỡ tàu, điều hành xếp dỡ kho bãi, điều hành giao nhận hàng, điều hành cổng, trạm cân và điều hành dịch vụ tại kho bãi
Bước 4 : Kết toán sản lượng, tính cước, hóa đơn và thống kê báo cáo.
Hình 1 2 Phòng Mô phỏng Khải thác Cảng
Chủ nhật, ngày 13/8/2023, lúc 8h30, tại Hội trường A8 – Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, toàn thể sinh viên của ba chuyên ngành được gặp gỡ các đại diện của Công ty Cổ phần Top Shipping Việt Nam Tại đây, sinh viên lắng nghe doanh nghiệp báo cáo chuyên đề, trao đổi các thông tin, kiến thức và đồng thời tham gia các mini game do chính công ty tổ chức
Công ty Cổ phần Top Shipping Việt Nam được thành lập vào tháng 8/2021, là một công ty hàng đầu trong ngành giao nhận vận chuyển hàng hóa, cung cấp các dịch vụ với chất lượng tốt nhất vì lợi ích của khách hàng trong nước và trên thế giới Công ty Cổ phần Top Shipping Việt Nam là một công ty cung cấp các chuỗi dịch vụ Logistics như: vận tải đường biển, vận tải đường bộ, vận tải hàng không; các dịch vụ thông quan hàng hóa, cho thuê kho bãi; các dịch vụ đóng hàng lẻ, hàng siêu trường, siêu trọng Qua những chia sẻ của đại diện doanh nghiệp, sinh viên được cung cấp thêm các thông tin cơ bản về doanh nghiệp như: sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp,định hướng phát triển,…Không chỉ vậy, sinh viên còn có cơ hội trao đổi với doanh nghiệp, giải đáp những thắc mắc về các vị trí, yêu cầu tuyển dụng và các hoạt động trong linh vực Logistics mà sinh viên chưa nắm bắt được
Hình 1 3 Buổi gặp gỡ doanh nghiệp Top Shipping
1.1.3 Hoạt động thực tập tuần 3
Thứ 5, ngày 17/8/2023, lúc 8h30 – 11h, toàn bộ sinh viên của ba chuyên ngành được tham quan thực tế tại Chi nhánh Cảng Tân Vũ – Cảng Hải Phòng, tại Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng Tại đây, sinh viên được tìm hiểu một số hoạt động và nghiệp vụ tại doanh nghiệp
Hình 1 4 Gặp gỡ Chi nhánh Cảng Tân Vũ - Cảng Hải Phòng
Cảng Tân Vũ, tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng –Chi nhánh Cảng Tân Vũ, được thành lập vào năm 2008 Với diện tích kho bãi lên tới 550,000 m2 và vị trí địa lý thuận lợi, Cảng Tân Vũ là một địa điểm đáng tin cậy cho việc xếp dỡ hàng hóa thông qua HảiPhòng cũng như các tỉnh, thành phố ở miền Bắc Việt Nam Với sự dẫn dắt nhiệt tình của thầy Phan Minh Tiến và các thầy cô bộ môn các chuyên ngành: Kinh tế vận tải thủy, Kinh tế vận tải biển, Logistics và chuỗi cung ứng; cung với đại diện Ban giám đốc Chi nhanh Cảng Tân
Vũ – Cảng Hải Phòng, sinh viên đã biết thêm những thông tin về cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, tranng thiết bị, các lĩnh vực hoạt động chính,… của Cảng Cùng với đó, sinh viên đã được tham quan trực tiếp cầu cảng và bãi container,… Bên cạnh đó, sinh viên được trao đổi, giải đáp thắc mắc về các vị trí làm việc tại cảng, những yêu cầu thực tế và các kỹ năng đối với từng vị trí đó
Thứ 7, ngày 19/8/2023, lúc 8h, tại Hội trường A8 – Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, toàn thể sinh viên của ba chuyên ngành được tham gia buổi báo cáo chuyên đề của doanh nghiệp vận tải thủy nội địa Tại đây, sinh viên được gặp gỡ và trao đổi với Đại diện của Công ty Cổ phần hàng hải Seven Seas Logistics và Công ty Cổ phần Thương mại và Tiếp vận Nam Dương Qua đó, sinh viên được tiếp thu, nắm bắt và hiểu thêm những kiến thức về các hoạt động kinh doanh vận tải thủy nội địa một các dễ dàng, chính xác và cụ thể
Hình 1 5 Buổi trao đổi và gặp gỡ 2 doanh nghiệp
Công ty Cổ phần hàng hải Seven Seas được thành lập vào ngày 18/8/2017, là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các chuỗi dịch vụ logistics về khai thác, quản lý, môi giới vận tải hàng rời trong nước và quốc tế; cung cấp các dịch vụ hàng hóa bằng đường biển, đường bộ, đại lý hải quan Qua những chia sẻ của chị Lê Thị Oanh – Trưởng nhóm sale và phòng khai thác hàng rời, sinh viên đã hiểu rõ hơn về các hoạt động, lĩnh vực, và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, sinh viên có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn về các loại hàng, dịch vụ mà công ty đang phát triển qua phần trao đổi và giải đáp thắc mắc
Khách hàng và các đối tác của doanh nghiệp
Với năng lực chuyên môn cao và mạng lưới đối tác rộng khắp, Top shipping Việt Nam đã xây dựng được một hệ sinh thái khách hàng và đối tác chiến lược vững chắc Công ty tự tin hợp tác với các tên tuổi lớn trong ngành vận tải biển quốc tế như MAERSK, COSCO, VOSCO, OOCL, ONE, ZIM, củng cố vị thế vững mạnh của mình trong thị trường vận chuyển quốc tế.
Hình 3 6 Một số đối tác của doanh nghiệp
3.10 Yêu cầu đối với các vị trí việc làm trong doanh nghiệp
Nhiệm vụ: Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm các khách hàng tiềm năng
Yêu cầu đối với nhân viên Sale Logistics:
- Tốt nghiệp Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học với chuyên ngành liên quan;
- Đã có các kiến thức cơ bản về Logistics;
- Có các chứng chỉ Ngoại Ngữ từ mức độ khá trở lên;
- Các chứng chỉ tin học văn phòng;
- Có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng đàm phán và thương lượng;
- Luôn chăm chỉ, học hỏi, với một thái độ cầu tiền và chịu được áp lực của công việc
- Có các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,…
- Nhân viên Pricing đóng một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa các chi phí và làm tăng lợi nhuận của công ty;
Phối hợp chặt chẽ với đội ngũ kinh doanh để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng Hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến tàu vận chuyển và giá cước một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Làm việc với các hãng tàu, đàm phán và thương lượng chọn ra một mức giá tốt nhất cho Sale, mang lại cho công ty những đơn hàng lớn,…
- Thu thập phân tích các thông tin về tình hình thị trường trong và ngoài nước để đánh giá xu hướng và dự đoán đón đầu thị trường
Yêu cầu đối với nhân viên Pricing:
- Tốt nghiệp các trường Cao đẳng/Đại học với những chuyên ngành liên quan như: kinh tế, logistics,…
- Thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ như: tiếng Anh, Trung,…
- Có các kỹ năng cần thiết: kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm,…
- Chăm chỉ, cẩn thận, làm việc với tinh thần có trách nhiệm cao, chịu được áp lực công việc, và có thái độ cầu tiến trong quá trình làm việc,…
Nhiệm vụ của nhân viên Chứng từ:
- Chịu trách nhiệm về các loại giấy tờ, tài liệu liên qun đến các quá trình giao nhận và vận chuyển hàng hóa như: hợp đồng, hóa đơn,…
- Kiểm tra và theo dõi quá trình thanh toán hóa đơn với các đối tác nước ngoài
- Kiểm soát các loại chi phí,…
- Phân loại và lưu trữ các chứng từ một cách khoa học
Yêu cầu đối với nhân viên Chứng từ:
- Tốt nghiệp các trường Cao đẳng/Đại học với các chuyên ngành liên quan
- Khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt
- Thành thạo các kỹ năng về tin học văn phòng: word, excel,
- Chăm chỉ, hòa đồng và nhanh nhẹn,
- Có các kỹ năng cần thiết như: khả năng làm việc nhóm, khả năng sắp xếp khoa học,…
3.10.4 Nhân viên chăm sóc khách hàng
Nhiệm vụ: theo dõi tiến độ hàng hóa đảm bảo hàng về đúng số lượng, chất lượng và thời gian Giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến các lô hàng xuất, nhập khẩu trong quá trình vận chuyển
Yêu cầu đối với nhân viên chăm sóc khách hàng:
- Tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng/ Đại học
- Chịu được áp lực lớn từ phía khách hàng
- Khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt
- Các kỹ năng cần thiết: kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng tin học văn phòng,…
3.10.5 Nhân viên khai báo hải quan
Nhiệm vụ của Nhân viên khai báo hải quan:
Trách nhiệm chính của nhân viên này là đảm bảo tính tuân thủ pháp lý cho tất cả các lô hàng được vận chuyển bằng cách chuẩn bị các tài liệu liên quan, trình báo hải quan, tiến hành thông quan và đảm bảo các lô hàng này luôn tuân thủ theo các quy định hiện hành.
- Phân loại hàng hóa theo hệ thống mã thuế quan
- Giám sát toàn bộ quá trình
- Trao đổi với các cơ quan chức năng để tạo điều kiện thông quan hàng hóa thuận lợi qua hải quan
Yêu cầu đối với Nhân viên khai báo hải quan:
- Tốt nghiệp các trường Cao đẳng/ Đại học với các chuyên ngành: luật, xuất nhập khẩu hoặc những chuyên ngành liên quan
- Thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ
- Có kỹ năng giao tiếp tốt cả bằng văn bản và lời nói
- Biết lắng nghe tích cực, bình tĩnh, cẩn thận trong quá trình làm việc
- Khả năng đàm phán, tư duy, xử lý các mối quan hệ liên quan bên ngoài.
3.10.6 Nhân viên hiện trường (OPS)
Nhiệm vụ của Nhân viên hiện trường (OPS):
- Chịu trách nhiệm về các giấy tờ, các chứng từ và thủ tục liên quan đến thuế xuất – nhập cảnh hàng hóa
- Liên hệ với các khách hàng và hướng dẫn thủ tục cần thiết để vận chuyển sản phẩm
- Khai báo hải quan tại các cảng
- Giao – nhận lệnh xuất nhập hàng
- Điều hành kiểm tra các hoạt động bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm từ kho đến các đối tác
Yêu cầu đối với Nhân viên hiện trường:
- Tốt nghiệp các trường Cao đẳng/ Đại học với những chuyên ngành liên quan
- Sức khỏe tốt để đảm bảo làm việc dưới thời tiết khắc nghiệt
- Có tinh thần tốt, chăm chỉ, và không ngại việc di chuyển thường xuyên giữa các kho và các cảng,…
- Có khả năng giao tiếp tốt, khéo léo để dễ phối hợp và làm việc với bộ phận hải quan
Nhiệm vụ của Nhân viên kế toán:
- Quản lý dòng tiền của công ty, hạch toán các khoản thu phí, theo dõi và quản lý công nợ
- Lên kế hoạch tài chính, kế toán và cung cấp các báo cáo tài chính định kỳ cho doanh nghiệp
Yêu cầu đối với Nhân viên kế toán:
- Tốt nghiệp Cao đẳng/ Đại học với các chuyên ngành liên quan
- Sử dụng thành thạo các phần mềm Excel và đặc biệt là các phần mềm kế toán
- Có kỹ năng nhập chứng từ và kiểm tra chứng từ.
- Kỹ năng quản lý thời gian.
- Chịu được áp lực công việc tốt, và luôn hoàn thành công việc đúng hạn
Nhiệm vụ đối với Nhân viên nhân sự:
- Thực hiện các công tác tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự
- Xây dựng một môi trường, văn hóa doanh nghiệp và phát triển nguồn nhân lực
- Quản lý các công tác hành chính
Yêu cầu đối với nhân viên nhân sự:
- Tốt nghiệp các trường Cao đẳng/Đại học với những chuyên ngành liên quan: quản trị kinh doanh,…
- Thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng và các phần mềm sử dụng trong văn phòng làm việc
- Khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt
- Có khả năng giao tiếp tốt
Trong khoảng thời gian 4 tuần của đợt thực tập cơ sở ngành đã giúp sinh viên hiểu thêm về ngành học của mình Không chỉ vậy, sau đợt thực tập cơ sở ngành, sinh viên còn nắm bắt được rõ hơn về công việc của mình sau này như: quy trình làm việc tại các kho – bãi; hoạt động sản xuất và tình hình kinh doanh của một số những doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải; hiểu thêm về quá trình vận chuyển, phân loại hàng hóa;… Từ đó, giúp sinh viên định hướng được công việc cho mình, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành vận tải ngày càng lớn mạnh hơn trong tương lai
Trong quá trình thực tập, sinh viên còn được gặp gỡ đại diện của các doanh nghiệp và tham quan tìm hiểu về các loại thiết bị tại cảng Chính những trải nghiệm thực tế cùng với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô bộ môn đã giúp chúng em hiểu rõ hơn về lĩnh vực sau này mà mình sẽ đảm nhận; hiểu hơn về văn hóa và môi trường trong doanh nghiệp; hiểu hơn về các thiết bị được trang bị và làm việc tại Cảng, tại các doanh nghiệp Logistics;…
Bên cạnh đó, trong quá trình thực tập, chúng em đã được hỏi học và rèn luyện thêm rất nhiều những kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng tư duy và đàm phán; kỹ năng làm việc nhóm;… Nhờ những kiến thức và những trải nghiệm đó, có thể giúp em xây dựng một kế hoạch học tập để trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm hơn, để có thể giúp ích cho công việc của em sau này
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, khó có thể tránh khỏi sai sót, em rất mong thầy cô có thể bỏ qua Đồng thời, trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế của em còn rất nhiều hạn chế nên bài báo cáo có thể chưa được chỉn chu và hoàn thiện, em rất mong được lắng nghe sự nhận xét, đánh giá và đóng góp ý kiến từ các thầy, cô để bọn em có thể học hỏi thêm kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn trong những bài báo cáo thực tập chuyên ngành và thực tập tốt nghiệp sắp tới
Cuối lời, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô bộ môn, đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh tế, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, đã tạo điều kiện và hướng dẫn để em hoàn thành báo cáo thực tập xuất sắc Em cũng xin trân trọng cảm ơn các cán bộ, công nhân viên của các doanh nghiệp: Chính nhánh Cảng Tân Vũ - Cảng Hải Phòng, Công ty Top Shipping Việt Nam, Công ty Cổ phần Thương mại và Tiếp vận Nam Dương, Công ty Cổ phần Hàng Hải Seven Seas, Công ty Vận tải Biển Việt Nam, đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ em trong quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Em hy vọng nhà trườn cùng các thầy cô sẽ tiếp tục tăng cường liên kết và hớp tác với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển Điều này sẽ giúp chúng em có thêm nhiều cơ hội được tiếp xúc thực tế với công việc và nắm bắt được những yêu cầu, kỹ năng mà những công việc đó cần có Bên cạnh đó, trao đổi trực tiếp giữa các doanh nghiệp sẽ giúp em nâng cao sự hiểu biết của bản thân về những doanh nghiệp đó và các vị trí mà doanh nghiệp tuyển dụng.
Không chỉ vậy, em cũng mong muốn nhà trường có thể tổ chức thêm nhiều những hoạt động hỗ trợ sinh viên như: tư vấn nghề nghiệp, định hướng việc làm và xây dựng thành một mạng lưới có thể giúp sinh viên tìm kiếm và kết nối được những cơ hội việc làm sau khi đã ra trường.