1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò của doanh nhân trong sự phát triển kinh tế đất nước phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân mỗi quan hệ giữa văn hóa doanh nhân và văn hóa doanh nghiệ

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Theo thống kê, các doanh nghiệp mà chủ thể là doanh nhân đã góp phầnđáng kể trong GDP, trở thành một tầng lớp xã hội ngày càng đông đảo trong cơcấu xã hội và qua hoạt động của họ đã tạo

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN

H C PH N: Văn hóa doanh nghi pỌẦệ

ĐỀ TÀI: Vai trò của doanh nhân trong sự phát triển kinh tế đất nước?Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân? Mỗi quan hệ giữavăn hóa doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp? Lấy ví dụ về doanh nhânThái Hương, và chỉ rõ ảnh hưởng của văn hóa doanh nhân đến quá trìnhxây dựng văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn TH True Milk.

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Phi Nga, Lê Thị Huyền Trang

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 04 – Chủ đề 3

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1

1.1 Doanh nhân 1

1.1.1 Khái niệm doanh nhân 1

1.1.2 Vai trò của doanh nhân trong sự phát triển kinh tế đất nước 2

1.2 Văn hóa doanh nhân 2

1.2.1 Khái niệm của văn hóa doanh nhân 2

1.2.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân 2

1.3 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp 10

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ DOANH NHÂN THÁI HƯƠNG VÀ TẬP ĐOÀN TH TRUE MILK 11

2.1 Vài nét giới thiệu về TH true milk và doanh nhân Thái Hương 11

2.1.1 TH true milk 11

2.1.2 Doanh nhân Thái Hương 13

2.2 Các yếu tố văn hóa doanh nhân ở doanh nhân Thái Hương 15

2.2.1 Năng lực của doanh nhân Thái Hương 15

2.2.2 Tố chất của doanh nhân Thái Hương 17

2.2.2.1 Tầm nhìn chiến lược 17

2.2.2.2 Khả năng thích ứng môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo 18

2.2.2.3 Độc lập, quyết đoán tự tin 19

2.2.2.4 Say mê, yêu thích kinh doanh, có đầu óc kinh doanh 20

2.2.3 Đạo đức của doanh nhân Thái Hương 20

2.2.4 Phong cách của doanh nhân Thái Hương 22

2.3 Ảnh hưởng của văn hóa doanh nhân đến quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của TH True Milk 22

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Doanh nhân là một cá nhân thành lập và phát triển một doanh nghiệp Họkết hợp các yếu tố sản xuất khác nhau (như đất đai, lao động và vốn) để thử vàtạo ra một dự án kinh doanh mới có lợi nhuận Bản thân các doanh nhân là một“yếu tố sản xuất” quan trọng và là một khía cạnh thiết yếu của nền kinh tế thịtrường tự do đang vận hành Trước đây, những thương nhân trao đổi mua bánhàng hóa được xem là các doanh nhân đầu tiên trong lịch sử loài người Bảnchất doanh nhân là những người làm ăn, kinh doanh Ở nước ta trước năm 1986,“doanh nhân” không được tôn trọng, họ được gọi bằng những từ ngữ mô tả kinhdoanh (thuộc tư nhân, tư hữu) như: hàng xáo, con buôn, cò…Đến thời hiện đại,doanh nhân được nâng lên một tầm mới, họ là người tham gia vào lĩnh vực kinhdoanh, thực hiện các hoạt động thương mại hoặc công nghiệp với mục đích tạora dòng tiền, bán hàng và doanh thu Họ sử dụng kết hợp vốn nhân lực, tàichính, trí tuệ và vốn vật chất để tạo ra sự tăng trưởng, thúc đẩy kinh tế Doanhnhân đóng vai trò quyết định trong việc huy động các nguồn lực tạo ra sản phẩmvà dịch vụ cho xã hội, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chiến lược toàndiện về tăng trưởng, xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người laođộng góp phần, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội của đất nước.”

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Doanh nhân

1.1.1 Khái niệm doanh nhân

Nếu phân tích từ “doanh nhân” thì “doanh” là lãi, “nhân” là người Nhưvậy, “doanh nhân” là người làm kinh doanh để kiếm lời Mà muốn có lãi hay lời

Trang 5

thì buộc người đó phải sản xuất, buôn bán Thế nên, người kinh doanh coi lời lãilà nhu cầu, mục đích và động cơ để hoạt động sản xuất kinh doanh.

“Doanh nhân là người làm kinh doanh, là chủ thể lãnh đạo, chịu tráchnhiệm và đại diện cho doanh nghiệp trước pháp luật Doanh nhân có thể là mộtchủ doanh nghiệp, là người sở hữu và điều hành, chủ tịch công ty, giám đốccông ty hoặc là cả hai”

1.1.2 Vai trò của doanh nhân trong sự phát triển kinh tế đất nước

Doanh nhân là lực lượng chủ yếu làm ra của cải vật chất, giải quyếtcông ăn việc làm cho người lao động Chu kỳ kinh tế có những lúc thăng trầm,có những lúc bất ổn, song đó cũng chính là điều kiện cho bước tăng trưởng vàphát triển kế tiếp Doanh nhân là người tạo nên sự chuyển biến đó Họ là ngườiđứng ra tập hợp các nguồn lực để thực hiện mục tiêu kinh doanh mà lợi nhuận làđộng cơ của doanh nhân và những thành công của doanh nhân là động lực thúcđẩy tăng trưởng của nền kinh tế

Theo thống kê, các doanh nghiệp mà chủ thể là doanh nhân đã góp phầnđáng kể trong GDP, trở thành một tầng lớp xã hội ngày càng đông đảo trong cơcấu xã hội và qua hoạt động của họ đã tạo ra hàng trăm ngàn việc làm mới Quađó, hoạt động kinh doanh của doanh nhân tác động đến sự chuyển dịch của cơcấu lao động xã hội

Doanh nhân là người kết hợp và sử dụng các nguồn lực một cách hiệuquả nhất, tối ưu nhất Quá trình kinh doanh chứa đựng rất nhiều rủi ro, nếudoanh nhân không sử dụng các nguồn lực không khoa học, không có quy trình,không hợp lý tất yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận hay xa hơn là hiệuquả kinh doanh Do đó, họ sẽ lựa chọn phương án tối ưu nhất để giảm thiểu chiphí và tối đa hóa lợi ích cả về lợi nhuận và lợi ích xã hội Trong điều kiện nguồnlực hạn chế, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì việc lựa chọn vàđánh giá các phương án kinh doanh ngày càng được tiến hành một cách cẩntrọng có thể bằng công nghệ, bằng phương pháp khoa học mà các nhà kinh tế đãnghiên cứu và thử nghiệm.

Doanh nhân là người sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ, phương thức sảnxuất mới Nền kinh tế luôn vận động và phát triển cùng với sự ra đời của rấtnhiều các sản phẩm và dịch vụ mới Các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ luôn

Trang 6

luôn chứa đựng nguy cơ đe dọa của các sản phẩm thay thế nhằm đáp ứng nhucầu ngày càng cao Những công ty, tập đoàn tồn tại được là những doanh nghiệpmạnh dạn áp dụng những kỹ năng mới trong sản xuất kinh doanh để theo đuổicái mới đem lại thành công hơn

Đổi mới chính là đặc trưng của doanh nhân và họ chính là người hội đủhai yếu tố quan trọng: Tư duy sáng tạo và tinh thần táo bạo dám chấp nhận rủi rođể chiếm lấy thời cơ kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận Họ nghĩ ra nhữngcách kinh doanh mới, ứng dụng những công nghệ mới để làm ra sản phẩm mới,là người mạnh dạn đi đầu trong việc đầu tư cho các ngành công nghiệp và dịchvụ mới, từ đó mà thúc đẩy hoạt động kinh doanh nói riêng và hoạt động kinh tếnói chung phát triển.

Doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường,thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội Sản xuất phát triển, hàng hóa tạo rangày càng nhiều, thị trường tiêu thụ đòi hỏi ngày càng phải được mở rộng.Doanh nhân là những người đi đầu trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ vàkhám phá những nhu cầu mới Đó chính là nhân tố thúc đẩy giao thương, giaolưu văn hóa giữa các quốc gia, giữa các nền văn hóa Để tìm hiểu thị trườngmới, doanh nhân phải tìm hiểu văn hóa của đối tượng thị trường đó nhằm hợp lýhóa sản phẩm, được người tiêu dùng chấp nhận Nhờ đó, các nền văn hóa, vănminh các quốc gia có điều kiện va chạm, giao thoa với nhau, thậm chí nảy sinhmâu thuẫn để rồi tạo ra động lực phát triển tới cấp độ cao hơn.

Doanh nhân là người giáo dục, bồi dưỡng cho những nhân viên dướiquyền, góp phần phát triển nguồn nhân lực Để sử dụng nguồn nhân lực tối ưucho quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nhân không ngừng đào tạo kỹ nănglàm việc cho nhân viên rồi phong cách làm việc trong môi trường doanh nghiệp.Những doanh nhân có văn hóa bao giờ cũng làm việc với đặc thù riêng, tạo chodoanh nghiệp mình một phong cách, nề nếp làm việc đặc trưng Đó chính là yếutố hình thành nên nền văn hóa đặc thù của doanh nghiệp mà nó sẽ thấm nhuầnvào tinh thần làm việc và sinh hoạt của cộng đồng doanh nghiệp Do đó, nguồnnhân lực sẽ có điều kiện phát triển trong môi trường doanh nghiệp

Doanh nhân có vai trò tham mưu cho Chính phủ về đường lối, chínhsách, chiến lược phát triển kinh tế xã hội Với tư cách là người hoạt động trựctiếp trong lĩnh vực kinh tế, có sự cọ sát và hiểu biết sâu sắc thị trường trong

Trang 7

nước và thị trường thế giới, nắm được các xu thế phát triển trên thế giới; đồngthời có quan hệ rộng rãi với các đối tác kinh doanh, kinh tế và cả chính trị trongvà ngoài nước, các doanh nhân có thể đề xuất các giải pháp, đồng thời đóng vaitrò cầu nối cho nhà nước trong quan hệ đối ngoại

Doanh nhân góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự kiểm soát của Chính phủ Đội ngũdoanh nhân được xem là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định nhằmthực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo bước đột phátrong phát triển kinh tế-xã hội, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, nâng cao vị thế của nềnkinh tế Việt Nam trên trường quốc tế Bên cạnh đó, đội ngũ doanh nhân còn tạocông ăn việc làm, cũng như an sinh xã hội, phục vụ công tác xóa đói, giảmnghèo và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh nước tađang hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng Đồng thời, các doanh nhân tuân thủ cácquy định của pháp luật về kinh doanh nói chung, thực hiện các nghị quyết, nghịđịnh, của Chính phủ một cách chặt chẽ.

1.2 Văn hóa doanh nhân

1.2.1 Khái niệm của văn hóa doanh nhân

Theo quan điểm của Phó giáo sư Hồ Sĩ Quý, Trung tâm Văn hoá doanhnhân: “Văn hoá doanh nhân là tập hợp của những giá trị căn bản nhất, nhữngkhuôn mẫu văn hoá xác lập nên nhân cách của con người doanh nhân, đó là conngười của khát vọng làm giàu, biết cách làm giàu và dấn thân để làm giàu, dámchịu trách nhiệm, dám chịu rủi ro đem toàn bộ tâm hồn, nghị lực và sự nghiệpcủa mình ra để làm giàu cho mình, cho doanh nghiệp và cho xã hội”.

Theo logic về khái niệm văn hoá kinh doanh thì văn hoá doanh nhân cóthể được khái quát từ các định nghĩa như sau: “Văn hoá doanh nhân là toàn bộcác nhân tố văn hoá mà các doanh nhân chọn lựa, tạo ra và sử dụng trong hoạtđộng kinh doanh của mình”.

1.2.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân1.2.2.1 Năng lực của doanh nhân

Năng lực của doanh nhân là năng lực làm việc trong đó bao gồm năng lựclàm việc trí óc và năng lực làm việc thể chất Đó là khả năng hoạch định, tổ

Trang 8

chức, điều hành, phối hợp và kiểm tra trong bộ máy doanh nghiệp đưa ra cácphương án lựa chọn, đánh giá phương án tối ưu và có các quyết định đúng.

Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh doanh luôn chịu sự chiphối của quy luật giá trị, các doanh nhân luôn phải đối mặt với sự cạnh tranhkhốc liệt từ phía đối thủ Để có thể khẳng định mình trong môi trường khốc liệtấy, kinh nghiệm, tố chất hay năng lực của một doanh nhân là điều không thểthiếu, nó sẽ giúp doanh nhân “tồn tại” hay “không tồn tại” trên thương trường.a Trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn của doanh nhân là yếu tố quan trọng giúp doanhnhân giải quyết vấn đề trong điều hành công việc, thích ứng và luôn tìm giảipháp hợp lý với những vướng mắc có thể xảy ra, bao gồm bằng cấp, trình độchuyên môn, kiến thức xã hội, kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ, kiến thức ngoạingữ Các doanh nhân luôn phải trang bị kiến thức nghiệp vụ của mình và chỉnhư thế họ mới có thể chỉ đạo, giáo dục cho nhân viên thuộc sự quản lý của họvà mới có thể biết cách xử lý công việc và dễ dàng thích ứng với những khókhăn nảy sinh trong quá trình kinh doanh.

Do vậy, để “phát triển” thì doanh nhân phải có sự cầu thị, phải liên tụcnâng cao trình độ của bản thân, thường xuyên củng cố và tìm mọi cách để thựchành, phát triển các kỹ năng, đồng thời nhận thức được rằng: học không bao giờlà đủ, học hỏi suốt đời và không ngừng thu thập kiến thức mới, không ngừng thuthập kinh nghiệm mới, tự làm mới mình… Học vấn có được thông qua cả mộtquá trình tích lũy lâu dài Ham muốn học hỏi và sẵn sàng lắng nghe chính lànhững yếu tố thiết yếu đối với việc phát triển bản thân Các doanh nhân kiệt xuấtthường sống với quan niệm: con đường dẫn tới thành công luôn luôn ở trongtình trạng đang xây dựng.

Trang 9

Vai trò lãnh đạo của doanh nhân là rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn tớicác thành viên trong doanh nghiệp Doanh nhân không chỉ lãnh đạo, đưa rađường lối mà họ còn phải biết cách chỉ dẫn mọi người làm theo cách của mình,dẫn dắt họ hướng tới mục tiêu chung Họ đưa ra quyết định nên tập trung nguồnlực của công ty ở đâu để phát huy toàn bộ năng lực, tiềm năng của nhân viên,đầu tư vào lĩnh vực nào thì đem lại lợi nhuận tối đa.

Với vai trò quan trọng như vậy, để lãnh đạo, doanh nhân trước hết phải cóđịnh hướng cho mục tiêu lâu dài Muốn vậy họ cần phải kiên trì trong khi sángtạo ra những giá trị vô hình Họ làm gương cho các thành viên khác trong doanhnghiệp nhưng đồng thời cũng luôn học hỏi để hoàn thiện bản thân Doanh nhâncòn phải có tầm nhìn chiến lược, có kế hoạch thực hiện để định hướng giúpdoanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường và phát triển lâu dài.

c Trình độ quản lý kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh chính là thước đo đúng đắn của các giải pháp và làthước đo tài năng của doanh nhân Năng lực quản lý kinh doanh thể hiện rõ hơnkhi công ty gặp khó khăn, sự cố nhưng cũng không thể thiếu vắng khi công typhát triển.

Trình độ quản lý giúp doanh nhân thực hiện đúng vai trò, chức năng,nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp mình; đặt hoàn toàn hoạt động của doanh nhânvà doanh nghiệp trong một cơ chế thị trường hiện đại nhằm tăng cường vị thếcạnh tranh và phát triển bền vững doanh nghiệp Nếu không có những ngườiquản lý kinh doanh có năng lực thì doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động mộtcách hiệu quả và đạt được những lợi ích mong muốn.

Hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nhân bao gồm năm chức năngchính:

1 Chức năng lập kế hoạch2 Chức năng ra quyết định3 Chức năng tổ chức4 Chức năng điều hành5 Chức năng kiểm tra, kiểm soát1.2.2.2 Tố chất doanh nhâna Tầm nhìn chiến lược

Trang 10

Tầm nhìn là yếu tố đầu tiên để nhận biết một người có khả năng lãnh đạohay không “Nếu ví doanh nghiệp như con tàu thì vai trò của lãnh đạo hay cácdoanh nhân như thuyền trưởng” Tầm nhìn chiến lược thể hiện qua việc xác địnhmột kế hoạch rõ ràng và đặt ra một định hướng chiến lược cho công ty, khả năngdự đoán những biến động để tận dụng cho doanh nghiệp, chỉ ra cái đích mà conthuyền doanh nghiệp sẽ đi tới Chiến lược phải đặt trên tầm nhìn về tương laicủa doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh mà nó hướng tới Chiến lược làmột công việc dài hạn, nhưng có thể thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với tìnhhình và cơ hội kinh doanh.

b Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo

Trong tình hình cạnh tranh khốc liệt và môi trường kinh doanh luôn cónhiều biến động, doanh nhân luôn phải suy nghĩ tìm cách thích ứng với mọi thayđổi của môi trường và dành được cơ hội tốt nhất cho doanh nghiệp mình Doanhnhân cần có khả năng quan sát, độ nhạy bén, phản ứng nhanh, đầu óc phân tíchtổng hợp, sáng tạo, khả năng thích nghi với sự thay đổi và tập trung cao độ vớisức chịu đựng tốt Năng lực quan sát tốt và độ nhạy bén là hai yếu tố cơ bản đặtnền móng vững chắc cho công việc kinh doanh.

c Tính độc lập, quyết đoán, tự tin

Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào vai trò của nhà lãnh đạo,một người thiếu sự độc lập không thể là một doanh nhân thành đạt khi chỉ trôngchờ vào người khác Trong kinh doanh, sự thành công hay thất bại được chi phốibởi nhiều yếu tố bên ngoài, điều đó không cho phép một doanh nhân do dự, tự tivào khả năng của mình Tuy nhiên, sự tự tin không phải là sự cố chấp mù quáng,nó được tạo nên trên cơ sở của năng lực sẵn có của con người.

d Năng lực quan hệ xã hội

Năng lực quan hệ xã hội là khả năng tham gia các quan hệ, khả năng độngviên, thấu hiểu nhiều quan điểm khác nhau Quan hệ xã hội tốt giúp gắn bó mọingười trong công ty với lãnh đạo doanh nghiệp; gắn kết với khách hàng, cộngđồng, cơ quan quản lý nhà nước, kết hợp với đối tác

Để làm được điều này thì khả năng giao tiếp tốt là một nhân tố hết sứcquan trọng Khả năng này có nghĩa là nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải hiểu đượcnhững quan hệ giao tiếp trong xã hội và nắm bắt tâm lý của người khác, hiểu rõ

Trang 11

động cơ, thái độ tình cảm của đối tác Đồng thời, doanh nghiệp phải góp phầnlàm giàu cho xã hội, đóng góp công sức cho cá hoạt động cộng đồng.

e Có nhu cầu cao về sự thành đạt

Những người không có nhu cầu cao về thành đạt, không có chí cầu tiến,thì sẽ không thể trở thành một doanh nhân thành công được Họ luôn cố gắng đểphát huy năng lực và tư duy nhiều sáng kiến của mình để giải quyết vấn đề Đólà những doanh nhân luôn có được những tiến bộ trong việc thực hiện mục tiêu,họ thích cạnh tranh, lập những kỷ lục mới và làm những chuyện mới mẻ.f Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc kinhdoanh

Doanh nhân là người xác định nghề nghiệp cuộc đời là hoạt động kinhdoanh, mong muốn kinh doanh và tập trung thời gian sức lực vào việc kinhdoanh thì phải có sự say mê đồng thời đó cũng là những kích thích con ngườitham gia kinh doanh Đam mê kinh doanh tạo ra cá tính mãnh liệt và hăng háicủa các doanh nhân Nó tiếp sức cho các doanh nhân theo đuổi một mục tiêuhoặc dự định.

Có niềm đam mê kinh doanh đối với một doanh nhân thành đạt thôi thìchưa đủ Nhà kinh doanh cần phải có đầu óc kinh doanh Người có đầu óc kinhdoanh luôn hướng suy nghĩ của mình về hoạt động kinh doanh, luôn tìm hiểu ýnghĩa của các hiện tượng, xem xét vấn đề trên khía cạnh kinh doanh, chuẩn bịcác phương án và tính toán một cách kỹ lưỡng Họ sẵn sàng mạo hiểm chấpnhận thất bại, dự phòng rủi ro

1.2.2.3 Đạo đức doanh nhâna Đạo đức của một con người

Đạo đức hợp thành hệ thống giá trị xã hội làm chuẩn mực đánh giá cáchành vi, sinh hoạt, phân biệt rõ cái đúng, cái sai trong quan hệ của con người.Mỗi doanh nhân là một cá thể, nên vấn đề đạo đức trước hết phải là đạo đức củamột con người Đó là sự thiện tâm, là có trách nhiệm với công việc và lời nóicủa bản thân, và là nghĩa vụ với người khác trong mối quan hệ xã hội, gia đìnhvà tổ chức.

b Xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hoạt động

Trang 12

Các tiêu chí xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hoạt động dựatrên các nguyên tắc sau:

1 Làm giàu cho mình đi đôi với làm giàu cho xã hội, cho đất nước và ngườilao động.

2 Cạnh tranh nhưng không làm hại cho xã hội như ô nhiễm môi trường.3 Bình đẳng và sòng phẳng trong các lợi ích kinh tế với nhà nước, vớingười làm thuê.

4 Trung thực với bạn hàng, với người tiêu dùng.5 Luôn đảm bảo chữ tín trong kinh doanh.

6 Kinh doanh những thứ pháp luật không cấm, không ảnh hưởng đến anninh Tổ quốc và tính mạng con người.

c Nỗ lực vì sự nghiệp chung

Đạo đức của doanh nhân thể hiện ở mức độ nỗ lực làm việc vì sự nghiệpchung toàn thể doanh nghiệp, sử dụng quỹ thời gian, tích cực giải quyết các khókhăn trong và ngoài doanh nghiệp Bên cạnh đó, đạo đức của doanh nhân cònthể hiện ở chỗ thấy được cái lợi mà họ có được trong cái lợi của doanh nghiệp,của xã hội và cộng đồng, là cái phù hợp với giá trị đạo đức mà văn hóa xã hộithừa nhận Lợi ích nhỏ phải tuân theo lợi ích lớn, nhưng lợi ích lớn không đượchy sinh lợi ích nhỏ.

d Kết quả công việc và mức độ đóng góp cho xã hội

Hiệu quả kinh doanh chính là thước đo đúng đắn cho tài năng của doanhnhân Những người làm doanh nhân, họ nhận thức được vai trò của mình trongxã hội, ngoài việc làm giàu chính đáng, doanh nhân còn đóng góp cho xã hộithông qua các hình thức hỗ trợ, giúp đỡ hay tài trợ cho các hoạt động văn hóa xãhội Như vậy đạo đức của một doanh nhân còn thể hiện ở chỗ họ là những côngdân yêu nước Một doanh nhân kinh doanh có đạo đức phải biết kết hợp lợi íchcá nhân với lợi ích của đất nước, đem lại sự thịnh vượng cho quốc gia, dân tộccủa mình, đồng thời tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm góp phần xây dựngmột xã hội phát triển phồn vinh.

1.2.2.4 Phong cách doanh nhân

Trang 13

Các doanh nhân đều có những thế mạnh, khuynh hướng của mình trongsuy nghĩ, cách quản lý mang bản sắc cá nhân Điều đó tạo nên phong cách củadoanh nhân Phong cách doanh nhân là kiểu hoạt động đặc thù của doanh nhânđược hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữayếu tố tâm lý chủ quan của doanh nhân và yếu tố môi trường xã hội trong hệthống quản lý của doanh nghiệp.

a Những yếu tố làm nên phong cách doanh nhân

Thứ nhất là văn hóa cá nhân Văn hóa cá nhân giúp doanh nghiệp hiểu vàđánh giá được cái gốc, thân và ngọn của mọi sự việc, hiện tượng quanh mình,khám phá ra chân giá trị, cái tinh thần xuyên suốt trong mọi hành vi của họ Vănhóa cá nhân cho họ biết họ đang theo đuổi một công việc, một sự nghiệp là vìgiá trị gì, nhờ giá trị đó học được khẳng định và cống hiến cho xã hội.

Thứ hai là tâm lý cá nhân, có nghĩa là khuynh hướng xem xét, tiếp cậnvấn đề từ trạng thái tâm lý nào Nó chịu chi phối sâu sắc bởi năng lực, tố chất vềthể chất và tinh thần của con người bởi môi trường giáo dưỡng và văn hóa, ýthức hệ xã hội Tâm lý cá nhân nếu là tâm lý cởi mở, hoạt bát, chinh phục thì đólà phẩm chất vô cùng cần thiết cho một doanh nhân Ngược lại nếu tâm lý làkhép kín, tự ti, phân thân sẽ dẫn đến phong cách tiêu cực của doanh nhân.

Thứ ba là kinh nghiệm cá nhân, có nghĩa là khuynh hướng giải quyết vấnđề theo chiều hướng nhằm giảm thiểu rủi ro và chi phí cơ hội, khuynh hướngquy nạp các vấn đề Kinh nghiệm của doanh nhân về lĩnh vực đang hoạt động làtài sản vô hình, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công đối với một doanhnhân.

Thứ tư là nguồn gốc đào tạo, lĩnh vực chuyên môn mà doanh nhân đượcđào tạo thường trang bị cho họ kiến thức cũng như kỹ năng căn bản về lĩnh vựcđó Bởi vậy cách nhìn nhận đánh giá và giải quyết vấn đề của họ thường thiênlệch về cách thức và giải pháp chuyên môn đó, xem nhẹ lĩnh vực khác.

Thứ năm là môi trường xã hội, sự hội nhập và thách thức Môi trường xãhội với ý thức hệ, tập quán, văn hóa, đạo đức, luật pháp tạo ra những lớp ngườicó những phong cách, tâm lý, dân trí ở một mặt bằng nhất định, ảnh hưởngkhông nhỏ đến phong cách lãnh đạo của doanh nhân.

b Những nguyên tắc định hình một phong cách tốt của doanh nhân

Trang 14

Chúng ta có một số nguyên tắc định hình như sau:Luôn bị thôi thúc bởi sự hoàn hảo

Vượt qua mọi rào cản để tìm ra chân lý một cách nhanh chóngVận dụng mọi khả năng và dồn mọi nỗ lực của mình cho công việcBiến công việc thành nhu cầu và sở thích của mọi người

Hiểu được và biết dữ liệu đến những tiểu tiếtKhông tự thỏa mãn

c Một số phong cách điển hình

Phong cách của doanh nhân là sự tổng hợp các yếu tố, diện mạo, ngônngữ, cách cư xử, hành động của anh ta Có rất nhiều cách tiếp cận để định hìnhphong cách của doanh nhân, một số quan điểm đã đưa ra 7 phong cách điển hìnhnhư sau:

Một là phong cách “con sói đơn độc” có những đặc điểm:Làm việc tích cực, bận rộn

Coi cấp dưới là phương tiện sai vặtKhông chú ý đào tạo và ủy quyềnLập kế hoạch ngắn hạn

Hai là phong cách “nhà sản xuất” có những đặc điểm:Làm việc chăm chỉ chu đáo

Hiểu biết sâu về công việc kỹ thuậtMơ hồ về công việc quản lý

Không chú ý đến tính khoa học hành chínhSa đà vào các tiểu tiết kỹ thuật

Ba là phong cách “người quan liêu” thể hiện ở những đặc điểm:Ngăn nắp, sạch sẽ, chi li

Nặng về hình thức, lý thuyếtChú trọng ứng xử với cấp trên

Bốn là phong cách “người quản lý hành chính” có những đặc điểm:Làm việc khoa học

Trang 15

Chú ý đến hiệu suất hơn hiệu quả của công việcNặng về các biện pháp hành chính

Năm là phong cách “người vô chính phủ” có những đặc điểm:Làm việc theo hướng thích độc quyền

Yêu cầu cấp dưới tận tụy, nhiệt tình, sáng tạoCó xu hướng đảo lộn, tạo ra động thái khủng hoảngSáu là phong cách “người mộng tưởng” có các đặc điểm:

Nhiệt tình, có nhiều ý tưởng hayLạc quan, đôi khi mị dân

Thích chia sẻ ý nghĩ và trách nhiệm trong phạm vi rộngBảy là phong cách “người tập hợp” có những đặc điểm sau:

Có khả năng thuyết phục và áp đặtBiết hợp tác với mọi người

Khởi xướng các ý kiến mới và dẫn dắt mọi người hành động

Qua đó chúng ta có thể thấy rằng việc áp dụng một kiểu phong cách lãnhđạo nào đó trong hoạt động quản trị kinh doanh không đơn giản là áp dụngnguyên bản một kiểu phong cách nào đó trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh màđòi hỏi doanh nhân phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để tìm ra kiểuphong cách lãnh đạo của doanh nhân thích hợp, tùy vào những điều kiện, tìnhhuống cụ thể của doanh nghiệp.

1.3 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp

Doanh nhân là linh hồn của doanh nghiệp và là người góp phần chínhtạo nên văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nhân là hạt nhân, là bộ phận quan trọng nhất của vănhóa doanh nghiệp Doanh nhân có vai trò là người lãnh đạo, là lực lượng nòngcốt và đi đầu trong hoạt động kinh doanh của tổ chức, là yếu tố hàng đầu, tácđộng rất lớn và góp phần tạo nên sự thành công hay thất bại của văn hóa doanhnghiệp, một doanh nhân có nếp sống phù hợp sẽ góp phần tạo nên một văn hóadoanh nghiệp phù hợp Ngược lại, nếu người chủ doanh nghiệp có cách sống,cách hành xử phi văn hóa, cả doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng và rất khó cóhi vọng xây dựng một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh Vì vậy, không thể xây

Trang 16

dựng văn hóa doanh nghiệp khi chưa có một văn hóa doanh nhân lành mạnh,phù hợp với các giá trị của xã hội, đất nước, dân tộc.

Văn hóa doanh nghiệp là phản ánh văn hóa của người lãnh đạo doanhnghiệp Doanh nhân là người khởi tạo doanh nghiệp, là người quyết định ngànhnghề, lĩnh vực kinh doanh; quyết định cơ cấu tổ chức đồng thời là người sángtạo ra các biểu tượng, ý thức hệ, niềm tin, lễ nghi và huyền thoại của doanhnghiệp Những thứ cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp Những gì mà doanhnhân quan tâm, khuyến khích thực hiện, cách thức mà người lãnh đạo đánh giá,khen thưởng hoặc khiển trách sẽ thể hiện cách suy nghĩ và hành vi đó ảnh hưởnglên toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp.

Doanh nhân là người tạo ra môi trường cho các cá nhân khác phát huytính sáng tạo, là người góp phần mang đến không gian tự do, bầu không khíấm cúng trong doanh nghiệp Họ là những người có vai trò quyết định văn hóadoanh nghiệp thông qua việc kết hợp hài hòa các lợi ích để doanh nghiệp trởthành ngôi nhà chung, con thuyền vận mệnh của tất cả mọi người Qua đó,doanh nhân còn đóng vai trò người nghệ sĩ vẽ lên hình ảnh của doanh nghiệpthông qua vai trò đại diện cho doanh nghiệp

Doanh nhân có khả năng thay đổi hẳn văn hóa của doanh nghiệp vàtạo ra một sức sống mới, tạo bước nhảy vọt trong hoạt động của doanhnghiệp Trên thực tế, khi một nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường thìthành công lớn nhất là bước chuyển biến về nhận thức Doanh nghiệp nào cóchuyển biến nhanh, doanh nghiệp ấy mới thích nghi trên thương trường Điềunày đồng thời tạo nên sự thay đổi có tính chất bước ngoặt cho sự phát triển củađội ngũ doanh nhân, góp phần xoay chuyển tư duy quản lý kinh tế của lãnh đạonhà nước.

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ DOANH NHÂN THÁI HƯƠNG VÀ TẬP ĐOÀNTH TRUE MILK

2.1 Vài nét giới thiệu về TH True Milk và doanh nhân Thái Hương

2.1.1 TH True Milk

Thông tin công ty:

Tên đầy đủ của doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH, têngiao dịch quốc tế là TH Joint Stock Company

Trang 17

Từ xuất phát điểm đó, tập đoàn TH đang từng bước phát triển để trở thànhnhà sản xuất hàng đầu Việt Nam cung cấp các thực phẩm sạch có nguồn gốc từthiên nhiên, trong đó có sữa tươi, rau củ quả sạch… đạt chất lượng quốc tế

Công ty TH True Milk bắt đầu được xây dựng kể từ năm 2008 Tính từ2008 đó đến nay, hoạt động kinh doanh của công ty phát triển nhanh chóng.Hiện nay, doanh nghiệp trở thành đơn vị đi đầu trong việc sản xuất sữa tươi“sạch”, với đàn bò lên đến 45.000 con được nhập khẩu và chăm sóc theo chế độđặc biệt

Sản phẩm TH True Milk chính thức đến tay người tiêu dùng vào tháng12/2010 Đến năm 2013, công ty này đã đạt được doanh thu lũy kế xấp xỉ 6.000tỷ đồng Riêng doanh thu của năm 2013 đạt 3.000 tỷ đồng.

Theo số liệu về thị trường bán lẻ tính đến tháng 03/2021, TH True Milkđã đạt 30% thị phần trong phân khúc sữa tươi tại các kênh bán lẻ, chỉ đứng sauVinamilk.

Thành tựu:

Qua hành trình chỉ hơn 10 năm xây dựng và phát triển, TH True MILK đãchứng minh được sự thành công vượt trội của mình và khẳng định vị thế vữngchắc trên thị trường sữa đầy cạnh tranh với nhiều tên tuổi lớn Với những thànhtựu đã đạt được và sự những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của ngànhsữa nói riêng và nền kinh tế nói chung, Công ty Cổ phần TH True MILK đã đạtđược nhiều giải thưởng từ trong nước đến quốc tế có thể kể đến như: Giải “Sản

Ngày đăng: 20/06/2024, 18:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w