1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài phân tích báo cáo tài chính công tycổ phần điện lực dầu khí nhơn trạch 2 mck nt2

48 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (MCK: NT2)
Tác giả Nguyễn Hồ Anh Hưng, Nguyễn Bạch Quỳnh Hương, Nguyễn Quốc Huy, Hồ Tâm Khanh
Người hướng dẫn TS. Lê Đoàn Minh Đức
Trường học Đại học Kinh doanh UEH
Chuyên ngành Phân tích báo cáo tài chính
Thể loại Tiểu luận
Thành phố TP Hồ Chính Minh
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 4,94 MB

Nội dung

Dưới góc nhìn của nhà đầu tư, chúng em sẽ “Phân tích tìnhhình tài chính” của công ty Cổ Phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2để làm rõ hơn khả năng sinh lợi, mức độ rủi ro hiện tại cũng như

Trang 1

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH UEH

KHOA KẾ TOÁN

MÔN HỌC: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY

CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN TRẠCH 2

( MCK: NT2)

Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Đoàn Minh Đức

Sinh viên thực hiện: Nhóm 4

1 Nguyễn Hồ Anh Hưng

2 Nguyễn Bạch Quỳnh Hương

3 Nguyễn Quốc Huy

4 Hồ Tâm Khanh

TP Hồ Chính Minh, ngày

Trang 2

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

1.1 Thông tin chung

2.2 Áp lực cạnh tranh thứ hai: Nguy cơ xâm nhập ngành

2.3 Áp lực cạnh tranh thứ ba: Mối đe dọa của sản phẩm thay thế2.4 Áp lực cạnh tranh thứ tư: Năng lực thương lượng của người mua.2.5 Áp lực cạnh tranh thứ năm: Năng lực cạnh tranh của nhà cung cấp

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

3.1.2.5 Phân tích xu hướng về cơ cấu tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2017 – 2021

3.2 Phân tích chỉ số tài chính 2020 - 2021

3.2.1 Nhóm chỉ số đánh giá khả năng thanh toán

3.2.2 Nhóm chỉ số đánh giá hoạt động

3.2.3 Nhóm chỉ số đánh giá khả năng sinh lời

3.2.4 Nhóm chỉ số đánh giá năng lực dòng tiền

3.2.5 Nhóm chỉ số kiểm tra thị trường

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Trang 3

4.1 Kết luận4.2 Đề xuất

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế thế giới hiện nay phát triển với trình độ ngày càng cao

và nền kinh tế Việt Nam cũng đang dần phát triển theo xu hướnghội nhập đó Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Namphát triển trên thị trường Quốc tế Sự phát triển của nền kinh tế thịtrường đã làm cho tính cạnh tranh trong các doanh nghiệp ngàycàng quyết liệt hơn khi nền kinh tế thế giới luôn chứa nhiều sự biếnđộng và nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi trở lại trongbối cảnh tình hình kinh tế, xã hội thế giới đang phải đối mặt vớinhiều biến động, thách thức lớn, tỷ lệ lạm phát cao Để có thể tồntại trong môi trường ấy, các doanh nghiệp phải tạo được chỗ đứngtrên thương trường và một trong những yếu tố xác định vị thế đó làkết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Để đạt được hiệuquả kinh doanh cao, các doanh nghiệp phải xác định được phươnghướng, mục tiêu, phương pháp sử dụng các nguồn lực tối ưu nhất

để tối đa hóa lợi nhuận và gia tăng giá trị của doanh nghiệp Bêncạnh đó, doanh nghiệp cần phải xác định được các nhân tố ảnhhưởng và xu hướng tác động của từng nhân tố đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp Từ thực tế đó, một doanh nghiệp muốnnhận thức rõ khả năng tồn tại của mình để nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh thì phải đi vào phân tích kỹ tình hình tài chínhhàng năm, từ đó, những nhà doanh nghiệp hay những chủ đầu tư sẽ

có những thông tin cơ bản cho việc quyết định cũng như định hướngtương lai cho doanh nghiệp có thể phát triển hơn

Dưới góc nhìn của nhà đầu tư, chúng em sẽ “Phân tích tìnhhình tài chính” của công ty Cổ Phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2

để làm rõ hơn khả năng sinh lợi, mức độ rủi ro hiện tại cũng nhưtrong tương lai của doanh nghiệp

Bố cục gồm 4 chương:

Chương 1: Khái quát về Công ty

Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh chiến lược

Chương 3: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Điện lựcDầu khí Nhơn Trạch 2

Chương 4: Kết luận và đề xuất

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

1.1 Thông tin chung

Tên pháp định: Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch2

Tên tiếng anh: PetroVietNam Power Nhon Trach 2 Joint StockCompany

Tên viết tắt: PVPOWER NT2

Trụ sở chính: Trung tâm Điện lực Dầu khí, xã Phước Khánh,huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Trang 6

Tháng 06/2009, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bấm nútphát động khởi công xây dựng Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 2Ngày 22/01/2010, cổ phiếu NT2 giao dịch trên sàn giao dịch chứngkhoán UPCoM

Ngày 31/12/2010, lần đầu phát điện lên lưới quốc gia và cắm biển

“Công trình thanh niên” của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

11/2011, tổ chức lễ khánh thành nhà máy điện Nhơn Trạch 2 và đónnhận Huân chương Lao động Hạng Ba

Ngày 16/10/2012, cán mốc sản lượng điện 05 tỷ kWh sau 01 nămvận hành thương mại

1.3 Lĩnh vực kinh doanh

Hoạt động chính của công ty là quản lý, vận hành và khai thácNhà máy điện Tuabin khí Chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 2 (Nhàmáy điện Nhơn Trạch 2 – công suất 750MW), có khả năng cung cấplên lưới điện quốc gia khoảng 4,5-4,8 tỷ kWh/năm, tương đươngdoanh thu trên 7.000 tỷ đồng Công ty phát triển đồng bộ, tập trungvào các lĩnh vực hoạt động chính, ổn định, theo đúng định hướng,đảm bảo lợi ích cho các cổ đông và nhà đầu tư

Trang 7

Bên cạnh đó, PVPower NT2 còn hoạt động trên những ngành,nghề có liên quan đến lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chính như:

● Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy

● Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

● Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan

● Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

● Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác

● Giáo dục nghề nghiệp: đào tạo nguồn nhân lực về quản lývận hành, bảo dưỡng, và sửa chữa các công trình nhiệtđiện

● Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa

● Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tảiTùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh,PVPower NT2 có thể bổ sung các ngành, nghề kinh doanh khác đểđảm bảo chiến lược phát triển của Công ty mà pháp luật khôngcấm

1.4 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

● Tầm nhìn

Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 phấn đấu trởthành công ty phát điện độc lập hàng đầu trong thị trườngđiện Việt Nam; góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốcgia và tạo niềm tin vững chắc cho cổ đông

● Sứ mệnh

Đảm bảo cung cấp điện năng thương phẩm ổn định, an toàn,hiệu quả và thân thiện với môi trường

Xây dựng đội ngũ lãnh đạo, bộ máy vận hành chuyên nghiệp

để tạo ra những giá trị gia tăng bền vững cho khách hàng và

cổ đông

● Giá trị cốt lõi

PVPower NT2 trở thành biểu tượng Thân thiện, Hiệu quả và

Trang 8

An toàn

- Thân thiện

Công nghệ thân thiện với môi trường; thân thiện trong hợptác, ứng xử; Tạo dựng và phát triển thương hiệu, bản sắc vănhóa doanh nghiệp, với tinh thần xây dựng công ty trở thành

“mái nhà chung” cho tập thể CBCNV và địa chỉ đầu tư tin cậycho các cổ đông

- Hiệu quả

Tập trung vào hoạt động cốt lõi, đảm bảo sản xuất kinh doanhhiệu quả, cơ cấu bộ máy tổ chức tinh gọn, thực hành tiết kiệm,tìm kiếm cơ hội đầu tư, đem lại hiệu quả thiết thực và bềnvững cho Công ty và cổ đông

Nguồn gốc số liệu trên trang: https://vietstock.vn/

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CHIẾN LƯỢC

2.1 Áp lực cạnh tranh thứ nhất: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang hiện tại.

2.1.1 Tốc độ tăng trưởng của ngành

Nhu cầu sản xuất công nghiệp trên khắp cả nước đang phát triểnmạnh mẽ kéo theo nhu cầu sử dụng điện công nghiệp phục vụ hoạtđộng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dânsinh tăng lên

Trang 9

Thị trường điện cạnh tranh Việt Nam vận hành chính thức từ ngày1/7/2012 Đến nay, thị trường điện cạnh tranh đã và đang trải qua 2giai đoạn phát triển: Thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) và thịtrường bán buôn điện cạnh tranh.

Năm 2012 - thời điểm bắt đầu vận hành chính thức VCGM, mới có

31 nhà máy điện trực tiếp tham gia chào giá trên thị trường điện,với tổng công suất 9.212 MW Đến nay, sau 10 năm vận hành, sốlượng nhà máy tham gia trực tiếp tăng xấp xỉ 3,5 lần (108 nhà máy),với tổng công suất đặt tăng khoảng 3,35 lần (30.940 MW), tăngbình quân 13,12%/năm lượng công suất các nhà máy trực tiếp thamgia chào giá trên thị trường điện

Trong vòng 10 năm qua, tiêu thụ điện tại Việt Nam tiếp tục ghinhận sự tăng trưởng mạnh mẽ Sản lượng điện sản xuất và nhậpkhẩu toàn hệ thống năm 2021 đạt 256,7 tỷ kWh, tăng 3,9% so năm

2020 Sự tăng trưởng tiêu thụ điện mạnh mẽ này đến từ lĩnh vựccông nghiệp và xây dựng khi nền kinh tế Việt Nam phát triển theohướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa Bên cạnh đó, lượng vốn FDIđầu tư vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh và tập trung chủ yếu vàongành công nghiệp chế biến chế tạo Các tập đoàn sản xuất lớn trênthế giới như Samsung, LG, Foxconn…, liên tục mở rộng và xây dựngthêm các nhà máy sản xuất, lắp ráp mới; đồng thời kéo theo sự tănglên của các công ty vệ tinh sản xuất linh kiện cung cấp cho các tậpđoàn này

Các nguồn điện trực tiếp tham gia chào giá trên thị trường rất đadạng về loại hình doanh nghiệp (từ các nhà máy do tư nhân đầu tưđến các nhà máy theo hình thức vốn góp, cổ phần, liên doanh) Đếntháng 6/2022, số lượng doanh nghiệp tư nhân tham gia chào giátrực tiếp trên thị trường điện là 53 nhà máy điện, chiếm 50% tổng

số các đơn vị tham gia thị trường

2.1.2 Tập trung và cân bằng giữa các đối thủ cạnh tranh

Công nghiệp sản xuất điện tính đến năm 2022 có khoảng hơn 100nhà máy sản xuất điện trên khắp cả nước, cụ thể có khoảng 20 nhàmáy nhiệt điện khí có quy mô lớn như Công ty Điện lực Dầu khí CàMau Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ, Các nhà máy nhiệt điện khínước ta tập trung chủ yếu ở miền Nam do có nguồn nhiên liệu

Trang 10

phong phú từ khí tự nhiên tại thềm lục địa phía nam biển Đông Sựtập trung các nhà máy này thể hiện mức độ cạnh tranh cao giữa cáccông ty về giá cả

Hiện nay, hệ thống điện phía Nam được cung cấp từ 12 nhà máythủy điện, 11 nhà máy nhiệt điện khí, 9 nhà máy nhiệt điện than vàmột số nhà máy năng lượng tái tạo với tổng công suất khả dụngkhoảng 16,500 MW Tuy nhiên, công suất phát của nhà máy phụthuộc rất nhiều vào nguyên liệu đầu vào như Nước, ánh nắng, than,khí, dầu Điều này dẫn đến hệ thống điện miền Nam thiếu nguồncung cấp điện tại chỗ và phải nhận điện từ hệ thống điện miềnTrung thông qua hệ thống lưới điện 500 kV và 220 kV với công suấtkhoảng 1,000 - 3,000 MW từng thời điểm Vì thế nhiệt điện NhơnTrạch 2 hầu luôn như được huy động phát điện với sản lượng nhiềunhất có thể

2.1.3 Lợi thế kinh tế nhờ quy mô

Hiện tại, Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 là đơn vị

sở hữu nhà máy nhiệt điện khí Nhơn Trạch 2 với tổng công suất750MW, sản lượng điện hàng năm đạt trên 4.5 tỷ kWh, phân phốithông qua đường truyền tải 220kV, cung cấp điện cho khu vực miềnĐông Nam Bộ nơi có tiêu thụ điện cao nhất cả nước

Nhà máy Nhơn Trạch 2 là nhà máy điện rất hiện đại, có mức độ tựđộng hóa rất cao Toàn bộ nhà máy được vận hành tự động trên hệthống điều khiển SPPA – T3000, đây là hệ thống điều khiển tiên tiếnnhất của Tập đoàn Siemens – Đức Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ

có duy nhất nhà máy điện Nhơn Trạch 2 áp dụng công nghệ tiêntiến này

Hàng năm nhà máy cung cấp cho lưới điện quốc gia sản lượng điệntrung bình khoảng 4.5 tỷ kWh thông qua đường truyền tải 220 kV,góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, đặc biệt là khuvực miền Đông Nam Bộ

Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 2 đã tham gia thị trường phát điệncạnh tranh từ tháng 07/2012 và đang là một trong những đơn vị tíchcực nhất tham gia thị trường này Sản lượng điện phát trên thịtrường phát điện cạnh tranh chiếm tỉ trọng khoảng 20% sản lượng

Trang 11

điện thương phẩm của nhà máy.

Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 2 có vị trí địa lý rất thuận lợi khi chỉcách TP Hồ Chí Minh 20km, đồng thời nằm tại trung tâm kinh tếquan trọng và năng động nhất Việt Nam, tam giác kinh tế TP HồChí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu

2.1.4 Năng lực thừa và các rào cản rời khỏi ngành

Việc nhu cầu điện tăng cao khiến cho ngành điện Việt Nam luônphải căng sức bổ sung thêm nguồn cung mới để đảm bảo an ninhnăng lượng Mặc dù công suất lắp đặt điện của Việt Nam tăng mạnhtrong những năm gần đây khiến cho hệ số công suất phụ tảiđỉnh/công suất đặt giảm dần nhưng tình trạng thiếu điện vẫn còntiếp tục diễn ra

Năm 2021, đại dịch Covid-19 bùng phát phức tạp và kéo dài dẫnđến nền kinh tế toàn thế giới khủng hoảng nghiêm trọng tác độngrất lớn đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Sản lượng điện củaNT2 năm 2021 là 3.194,89 Tr kWh, đạt 69,45% KH 2021 (Lũy kếsản lượng điện tử khi vận hành đến hết ngày 31/12/2021 là 47,71 tỷkWh) Tổng doanh thu cả năm 2021 là 6.175,57 đồng, đạt 80,06%

KH 2021 Lợi nhuận sau thuế cả năm 2021 là 533,79 tỷ đồng, đạt115,47% KH 2021

Điều này cho thấy ngành điện lực chưa thực sự phát sinh năng lựcthừa

Ngành điện lực là một trong những ngành đem lại tỷ suất sinh lờicao Đây cũng là ngành có rào cản rời khỏi ngành cao vì trong sựphát triển của nền kinh tế, không thể không nhắc đến vai trò củangành điện lực Khi doanh nghiệp muốn rời ngành này thì phải tiêutốn thời gian và chi phí lớn cho việc chuyển nhượng hay bán tài sảnmất giá Vì thế khi một công ty rời ngành thì phải đối mặt với khoảntổn thất lớn liên quan đến việc một tài sản cố định không thể bánhoặc chuyển nhượng do tính đặc thù thì họ sẽ phải vật lộn để giảiquyết vấn đề này trước khi có thể rút từ thị trường Ngoài ra, nhữngcông ty khai thác mỏ khí thì sẽ phải chi một số tiền lớn cho việc xử

lý môi trường nếu muốn rút lui khỏi ngành

Trang 12

Tóm lại, sự cạnh tranh trong nội bộ ngành Điện Việt Nam không

thật sự mạnh mẽ do hai nguyên nhân chính Nguyên nhân đầu tiên

là do nhu cầu về điện luôn lớn hơn cung, khiến sản lượng tiêu thụ

điện luôn thiếu và dẫn đến tình trạng cắt điện trong những ngày

cao điểm Do đó, các công ty trong ngành không phải lo ngại về cầu

tiêu thụ Nhà nước cũng như EVN đều khuyến khích có thêm các

nhà máy sản xuất điện riêng phục vụ cho hoạt động của doanh

nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động tiêu hao năng lượng

điện lớn như xi măng, thép

Thứ hai đó là các công ty trong ngành chủ yếu cạnh tranh với nhau

bằng giá, nhưng giá lại không do chính công ty này quyết định mà

là EVN Điều này đã và đang tạo ra sự mâu thuẫn, khi một mặt

muốn các doanh nghiệp tiêu hao nhiều điện năng phải chịu trách

nhiệm xây dựng nhà máy sản xuất điện phục vụ chính hoạt động

của mình, nhưng cơ chế kiểm soát sản lượng và giá lại thuộc về

EVN Tính độc quyền đang hạn chế sự cạnh tranh vốn rất yếu tại

Việt Nam

2.2 Áp lực cạnh tranh thứ hai: Nguy cơ xâm nhập ngành.

- Lợi thế nhờ quy mô

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2: HSX) là nhàmáy điện khí lớn và

hiện đại bậc nhất Việt Nam với công suất 750MW, sản lượng điệnphát hàng năm đạt trên 4.5 tỉ kWh Nhà máy được đặt tại khu vựckinh tế trọng điểm của khu vực Đông Nam Bộ và tiêu thụ điệnnhiều nhất Việt Nam PVGas sẽ đưa thêm các mỏ khí mới vào hoạtđộng như mỏ Thiên Ưng và Sao Vàng Đại Nguyệt, để bù đắp sựthiếu hụt sản lượng khí do các mỏ gần bờ đã được khai thác tới mứctới hạn Đến năm 2021, dự kiến sản lượng khí sẽ đạt mức 20 triệuSm3/ngày so với mức 15 triệu Sm3/ngày hiện tại

Nhà máy điện sử dụng công nghệ tuabin khí thế hệ F, là công nghệtiến tiến trên thế giới hiện nay, có hiệu suất cao và rất thân thiệnvới môi trường.Hàng năm nhà máy cung cấp cho lưới điện quốc giasản lượng điện trung bình khoảng 4.5 tỷ kWh thông qua đườngtruyền tải 220 kV, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đấtnước, đặc biệt là khu vực miền Đông Nam Bộ

Nhà máy điện tuabin khí chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 2 là nhà

Trang 13

máy điện hiện đại, có mức độ tự động hóa rất cao Toàn bộ nhà máyđược vận hành tự động trên hệ thống điều khiển SPPA-T3000, đây

là hệ thống điều khiển tiên tiến nhất của tập đoàn Siemen – Đức.Tính đến thời điểm hiện tại, trong số các nhà máy điện tương tự tạiViệt Nam chỉ duy nhất nhà máy điện Nhơn Trạch 2 áp dụng côngnghệ tiên tiến này

Nhiên liệu chính để vận hành nhà máy là khí thiên nhiên (khoảng 3triệu m3/ngày đêm) và nhiên liệu dự phòng là dầu DO Trong quátrình vận hành nếu có sự cố về việc cung cấp nhiên liệu khí thì nhàmáy sẽ tự động chuyển sang vận hành bằng nhiên liệu dự phòng làdầu DO

=> NT2 có lợi thế kinh tế lớn về quy mô chính vì vậy khiến cáccông ty mới khó khăn trong việc gia nhập ngành

- Lợi thế của những công ty tiên phong

Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 là dự án điện nguồn đầu tiên do công

ty cổ phần điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 trực tiếp đầu tư và xâydựng ngay từ đầu Hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vựcđiện là lĩnh vực trọng điểm, thiết yếu của nền kinh tế, với nhiềutiềm năng phát triển trong dài hạn Hệ thống nhà máy được vậnhành trên dây chuyền tiên tiến nhất của Đức, đây là điểm nổi bậtcủa NT2 Ngoài ra nhà máy còn nằm ở vị trí “vàng” ngay trung tâmphụ tải miền Đông Nam Bộ, rất thuận lợi cho việc sản xuất, truyềntải và mua bán điện năng; có những ưu thế vượt trội về kỹ thuật,công nghệ, độ tin cậy, tính thích ứng trong hệ thống điện, khả năngvận hành linh hoạt trong thị trường điện cạnh tranh

- Tiếp cận các kênh phân phối và các mối liên hệ với các nhà cung cấp và khách hàng

Các hợp đồng mua bán điện được thực hiện tốt, NT2 đã hoàn thànhviệc đàm phán lại Hợp đồng PPA mang lại hiệu quả kinh tế cao.Công ty luôn chú trọng quảng cáo tiếp thị thu hút nhà đầu tư tiềmnăng, quảng bá, nâng cao hình ảnh của công ty trên thị trườngchứng khoán

Công ty CP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) luôn thực hiện tốt

Trang 14

các công tác liên quan đến hoạt động IR (Investor Relationship) ,xây dựng thương hiệu NT2 thành thương hiệu mạnh trên thị trườngchứng khoán, đảm bảo quyền lợi cao nhất cho cổ đông, nhà đầu tư.Duy trì hợp tác kết nối với các cổ đông chủ chốt và các tổ chức đầu

tư tài chính lớn trong và ngoài nước

Website NT2 cập nhật thường xuyên, đầy đủ và kịp thời thông tinhoạt động SXKD của công ty, xây dựng mối quan hệ với nhà đầu tư

và các đối tác liên quan, phản hồi thông tin nhanh chóng đến nhàđầu tư và các đối tác, thực hiện xử lý thông tin một cách kịp thời,góp phần đưa mã NT2 trở thành cổ phiếu tin cậy, có giá trị, được sựquan tâm cao của các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Hoạt động IR tốt đã góp phần phát huy được thế mạnh của NT2 Là

sự kết hợp đồng bộ mang tính chiến lược giữa công tác tài chính,truyền thông và marketing trên cơ sở tuân thủ các quy định củapháp luật tạo nên mối quan hệ hai chiều hiệu quả giữa công ty,cộng đồng tài chính và các bên có quyền lợi liên quan

=> mối quan hệ hiện có giữa các công ty và khách hàng cũng làmột rào cản không nhỏ có thể gây khó khăn cho các công ty mớitham gia vào ngành khi các công ty lớn lâu năm chiếm lĩnh phần lớnthị trường và khách hàng

- Các rào cản về pháp lý

Rào cản gia nhập ngành dầu khí là vô cùng mạnh mẽ bới nó liênquan đến quyền sở hữu tài nguyên, bằng sáng chế và bản quyềnliên quan đến công nghệ độc quyền, chính phủ, các quy định môitrường, chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành cố định cao

Từ những phân tích trên có thể đánh giá mức độ cạnh tranh về rủi

ro đối thủ mới gia nhập ngành là trung bình Khả năng gia nhập

ngành Điện không dễ dàng khi áp lực lên các doanh nghiệp này rất

lớn Một công ty trước khi tham gia vào ngành, cần phải xác định rõ

tiềm lực tài chính của mình và khả năng huy động nguồn vốn đầu tư

lớn Chi phí đầu tư cho công nghệ cao, lựa chọn vị trí địa lý cũng

như tìm kiếm nguồn nhiên liệu đáp ứng đòi hỏi khắt khe của ngành

Điện là rất khó khăn Mặt khác, thời gian hoàn thành một nhà máy

đến khi đi vào hoạt động thường kéo dài vài năm, do đó, thời gian

thu hồi chi phí sẽ lâu hơn các hoạt động thông thường Liên quan

tới pháp luật, các thủ tục hành lang pháp lý gia nhập ngành vẫn tạo

ra một rào cản đối với các công ty Một khi đã gia nhập ngành, với

cơ chế hoạt động như hiện nay, các công ty còn phải chịu sự giám

Trang 15

sát chặt chẽ của EVN về cả sản lượng lẫn giá thành

2.3 Áp lực cạnh tranh thứ ba: Mối đe dọa của sản phẩm thay thế

Hiện nay, nhu cầu năng lượng của nước ta tăng lên rất nhanh so vớimức tăng trung bình của thế giới Theo thống kê, trên thế giới trongvòng 40 năm qua nhu cầu sử dụng năng lượng chỉ tăng khoảng 1 tỉtấn, tức là trong 40 năm chỉ tăng khoảng 25%, nhưng ở nước ta dựkiến 10-15 năm nữa nhu cầu sử dụng có thể tăng lên 3-4 lần so vớihiện tại vì chúng ta là nước đang phát triển, cần rất nhiều nănglượng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Với chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, ứngdụng năng lượng đã và sẽ được chú trọng phát triển nhằm từngbước thay thế dần các nguồn năng lượng truyền thống, một sốnguồn năng lượng tái tạo như mặt trời và gió đã được áp dụng tạiViệt Nam hay điện nguyên tử, mặc dù còn sơ khai, song áp lực từsản phẩm thay thế trong tương lai của thủy điện và nhiệt điện khácao

Về mặt dài hạn, sử dụng năng lượng tái tạo là một chủ trương đúngđắn.Năng lượng tái tạo như gió và mặt trời được đánh giá là thânthiện nhất với môi trường và ít gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội.Trong khi xây dựng nhà máy thủy điện yêu cầu diện tích lớn, di dờidân cư, gây mất các vùng đất canh tác truyền thống; nhà máy nhiệtđiện luôn là thủ phạm ô nhiễm môi trường nặng nề, nguồn nhiênliệu kém ổn định và giá ngày một tăng cao; nhà máy điện hạt nhân

có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài của người dân xungquanh nhà máy do rò rỉ hạt nhân thì năng lượng gió và mặt trời lạitốt cho môi trường và có khả năng tái tạo, chi phí nhiên liệu và bảodưỡng thấp, an toàn cho người sử dụng

=> Chính vì vậy áp lực từ mối đe dọa của sản phẩm thay thế (các

nguồn điện tái tạo từ năng lượng sạch) trong tương lai là khá cao

2.4 Áp lực cạnh tranh thứ tư: Năng lực thương lượng của người mua.

EVN hoạt động với vai trò vừa là nhà đầu tư, nhà sản xuất và phânphối Do đó,

khách hàng của các công ty sản xuất điện cũng chính là EVN Chính

cơ chế vừa

Trang 16

sản xuất vừa kinh doanh khiến cho EVN vừa tạo ra được áp lực từphía cung cấp

và áp lực từ phía khách hàng Với tư cách là khách hàng của cáccông ty sản xuất điện, EVN có khả năng áp đặt giá do bất kỳ thayđổi nâng giá điện nào cũng phải được các công ty sản xuất trìnhcông văn lên EVN Sau đó, với vai trò là bình ổn giá điện trên thịtrường, EVN và các công ty sản xuất sẽ thương lượng giá điệnnhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về EVN Chính cơ chếđộc quyền này đang là vấn đề nan giải khi một số các dự án khôngthể đi đến thống nhất về giá của sản phẩm và do đó làm chậm tiếntrình thực hiện

Ngoài EVN, còn có 3 Tổng công ty lớn và Công ty cổ phần Điện lựcKhánh Hòa

tham gia vào qua trình phân phối điện và một số nhà đầu tư ngoàingành khác

như Công ty Điện Hiệp Phước Với chức năng phân phối điện nênkhả năng áp

đặt giá của các công ty này khá cao, tuy nhiên vẫn phải nằm trongkhung điều

chỉnh giá của nhà nước

=> Áp lực từ năng lực thương lượng của người mua thấp

2.5 Áp lực cạnh tranh thứ năm: Năng lực cạnh tranh của nhà cung cấp

Đối với các công ty nhiệt điện, thì giá nguyên liệu đầu vào từ than,khí và dầu là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kếtquả hoạt động kinh doanh của công ty Là doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực cung cấp điện năng, Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch

2 với công suất lớn 750 MW sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vàochính là khí tự nhiên (GAS) và nguyên liệu dự phòng là dầu DO; chiphí nhiên liệu chiếm khoảng 70% giá thành sản xuất điện Tình hìnhsản xuất kinh doanh của NT2 phụ thuộc vào việc cung cấp khí Nguồn cung cấp khí đầu vào: NT2 đã ký hợp đồng mua bán khí dàihạn với PVGas (thời hạn 25 năm) với khối lượng khí được cung cấphàng năm khoảng 784 triệu Sm3 và chính sách giá khí theo phêduyệt của Chính phủ Bên cạnh đó, NT2 và Tập đoàn Điện lực ViệtNam (EVN) đã ký kết hợp đồng mua bán điện PPA dài hạn với giá

Trang 17

điện chính thức được tính toán trên cơ sở bao gồm tất cả các chi phíđầu vào của NT2, đồng thời cho phép công ty chuyển những rủi rocủa chi phí vào giá bán điện bao gồm: giá khí, chi phí lãi vay, khấuhao và chi phí lao động Như vậy, khối lượng khí đầu vào của NT2được PVGas cam kết đảm bảo PVGas có trách nhiệm tìm kiếm, bổsung các nguồn khí mới khi các mỏ khí đang khai thác suy giảm

Mặc dù nguồn cung cấp khí ổn định nhưng giá khí có xu hướng tăngcao sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhàmáy Tuy nhiên NT2 có chiến lược chào giá hợp lý nhằm gia tăngsản lượng và tối đa hóa lợi nhuận nên đã kiểm soát được các yếu tốrủi ro nhiên liệu khí đầu vào một cách hợp lý

=> Áp lực từ năng lực cạnh tranh của nhà cung cấp là trung bình

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

3.1 Phân tích xu hướng

3.1.1 Phân tích một số chỉ tiêu trên bài cáo Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 1: Bảng số liệu 5 năm về một số khoản mục trên báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh của CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch

7.653.692

325.777

6.082.248450.836

6.149.583.588.676Giá vốn hàng

6.679.293

388.147

5.187.476.411.014

5.473.777.912.569Lợi nhuận gộp

về bán hàng

1.392.688

123.107

1.015.277.291.278

974.398.937.630

894.772.039.822

675.805.676.107Lợi nhuận thuần

từ hoạt động

852.185.111.168

794.728.974.399

767.220.119.655

667.115.441.960558.610.300.019

Trang 18

kinh doanh

Chi phí tài chính

489.570.695.744

192.478.641.344

168.157.004.139

160.233.917.776

51.989.189.737Chi phí quản lý

doanh nghiệp

113.928158.596

101.406.946.078

86.799.874.992

85.017.088.157

82.922.197.505Tổng lợi nhuận

kế toán trước

thuế

853.438.866.505

823.828.825.705

797.388.249.459

663.275.676.949

565.839.488.904Lợi nhuận sau

thuế thu nhập

doanh nghiệp

810.413.122.332

782.158.287.645

754.170.713.463

625.244.118.762

533.789.073.040

3.1.1.1 Phân tích xu hướng của lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2017-2021

Bảng 2: Bảng phân tích xu hướng khoản mục lợi nhuận gộp về bán

hàng và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2017-2021

của CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (năm gốc 2017).

Doanh thu thuần

về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 100,00% 113,44% 113,20% 89,96% 90,95%Giá vốn hàng

bán và dịch vụ

cung cấp 100,00% 123,95% 124,42% 96,63% 101,96%Lợi nhuận gộp

về bán hàng 100,00% 72,90% 69,97% 64,25% 48,53%

Trang 19

- Từ biểu đồ xu hướng trên, trong giai đoạn 2017-2020, doanhthu thuần có xu hướng giảm từ 6.761 tỷ đồng năm 2017 xuống6.149 tỷ đồng năm 2021 (giảm 9.05%)

- Tỷ lệ doanh thu có xu hướng biến động:

+ Trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2018, tỷ lệ doanh thu tăngnhanh từ 100% đến 113,44% (tăng 13.44%) và đạt mức cao nhấtvào năm 2018 với 7.669 tỷ đồng

+ Tuy nhiên, doanh thu bắt đầu đầu có xu hướng giảm từ năm

2018 đến 2020, tỷ lệ doanh thu giảm mạnh từ 113.44% xuốngcòn 89.96% (giảm 23.48%) và thấp nhất vào năm 2020 với 6.082

tỷ đồng

+ Từ 2020 đến 2021, tỷ lệ doanh thu tăng nhẹ từ 6.082 tỷ đồnglên 6.149 tỷ đồng (tăng 0.99%)

Trang 20

Từ biểu đồ trên ta có thể thấy trong vòng 5 năm, tốc độ tăng trưởnglợi nhuận gộp sau khi trừ đi giá vốn hàng bán có xu hướng giảm

mạnh từ 1.392 tỷ đồng năm 2017 xuống chỉ còn 675 tỷ đồng năm

2021 (giảm 51.47%) Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán lại chiếm

tỷ trọng khá lớn Do đó mà, lợi nhuận thuần sau khi trừ đi giá vốn

hàng bán lại không còn bao nhiêu Trong giai đoạn từ năm 2017

đến 2021, tỷ lệ lợi nhuận gộp cao nhất vào năm 2017 là 100% giảm mạnh chỉ còn 72.90% năm 2018 và tiếp giảm những năm sau đó

thấp nhất là 48.53% vào năm 2021

3.1.1.2 Phân tích xu hướng của giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp, các khoản chi phí giai đoạn 2017-2021

Bảng 3: Bảng phân tích xu hướng khoản mục giá vốn bán hàng và

cung cấp dịch vụ, các khoản chi phí trong giai đoạn 2017-2021

Doanh thu thuần

về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 100,00% 113,44% 113,20% 89,96% 90,95%Giá vốn hàng

bán và dịch vụ

100,00% 123,95% 124,42% 96,63% 101,96%

Trang 21

cung cấp

Lợi nhuận gộp

về bán hàng 100,00% 72,90% 69,97% 64,25% 48,53%Lợi nhuận thuần

từ hoạt động

kinh doanh 100,00% 93,26% 90,03% 78,28% 65,55%Chi phí tài chính 100,00% 39,32% 34,35% 32,73% 10,62%Chi phí quản lý

doanh nghiệp 100,00% 89,01% 76,19% 74,62% 72,78%Tổng lợi nhuận

Trang 22

Tỷ lệ giá vốn hàng bán tăng rất ít chỉ 1.96%.

Giá vốn hàng bán có xu hướng biến động:

+ Từ năm 2017 đến năm 2018, giá vốn hàng bán tăng nhanh từ100% lên 123.95%

+ Từ năm 2018 đến năm 2019, giá vốn hàng bán tăng chậm chỉ0.47% và chạm mốc cao nhất vào năm 2019 với 6.679 tỷ đồng+ Từ năm 2019 đến năm 2020, giá vốn hàng bán có xu hướnggiảm mạnh từ 124.42% xuống chỉ còn 96.63%

+ Từ năm 2020 đến năm 2021, giá vốn hàng bán tăng nhẹ trở lại9,03%

- Chi phí tài chính:

Tỷ lệ chi phí tài chính năm 2017 là 100%, năm 2021 là 10.62 % Tỷ

lệ chi phí tài chính giảm mạnh 89.38%

Chi phí tài chính có xu hướng giảm liên tục qua các năm:

+ Từ năm 2017 đến năm 2018, chi phí tài chính giảm mạnh 60.68%

- Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2017 là 100%, năm 2021 là72.78% Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 27.22%

Chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng giảm xuống liên tục:+ Từ năm 2017 đến 2019, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhanh23.91% từ 113 tỷ đồng xuống 86 tỷ đồng

Trang 23

+ Từ năm 2019 đến năm 2020, chi phí quản lý doanh nghiệp tiếptục giảm nhẹ 1.56%.

+ Từ năm 2020 đến năm 2021, chi phí quản lý doanh nghiệp tiếptục giảm và chạm mức thấp nhất vào năm 2021 với 82 tỷ đồng

3.1.1.3 Phân tích xu hướng của lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp từ giai đoạn 2016 – 2020

Bảng 4: Bảng phân tích xu hướng của lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp trong giai đoạn 2017-2021

Doanh thu thuần

về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 100,00% 113,44% 113,20% 89,96% 90,95%Giá vốn hàng

bán và dịch vụ

cung cấp 100,00% 123,95% 124,42% 96,63% 101,96%Lợi nhuận gộp

về bán hàng 100,00% 72,90% 69,97% 64,25% 48,53%Lợi nhuận thuần

từ hoạt động

kinh doanh 100,00% 93,26% 90,03% 78,28% 65,55%Chi phí tài chính 100,00% 39,32% 34,35% 32,73% 10,62%Chi phí quản lý

doanh nghiệp 100,00% 89,01% 76,19% 74,62% 72,78%Tổng lợi nhuận

Trang 24

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017 là 100%,năm 2021 là 65.87% Tỷ lệ lợi nhuận thuế thu nhập doanh nghiệpgiảm mạnh 34.13%.

Lợi nhuận thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng giảm liên tụcqua các năm:

+ Trong giai đoạn từ 2017 đến 2018, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp chạm mức cao nhất vào năm 2017 với 810 tỷ đồng sau đó giảm 3.49% xuống còn 782 tỷ đồng

+ Từ năm 2018 đến năm 2019, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanhnghiệp tiếp tục giảm 3.45%

+ Từ năm 2019 đến năm 2021, chi phí quản lý doanh nghiệp tiếptục giảm mạnh và chạm mức thấp nhất vào năm 2021 với 533 tỷđồng

Ngày đăng: 20/06/2024, 16:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w