1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mở rộng dịch vụ vận tải đường bộ xuyên biên giới qua campuchia tại công ty cổ phần indo trần

90 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mở rộng dịch vụ vận tải đường bộ xuyên biên giới qua Campuchia tại Công ty Cổ phần Indo Trần
Tác giả Diệp Chấn Uyên
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Minh Hạnh
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
Chuyên ngành Khai thác Vận tải
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 4,81 MB

Nội dung

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCMKHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPMỞ RỘNG DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘXUYÊN BIÊN GIỚI QUA CAMPUCHIA TẠIThs... TP.HCM – 09/2

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

MỞ RỘNG DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ XUYÊN BIÊN GIỚI QUA CAMPUCHIA TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN INDO TRẦN

NGÀNH: KHAI THÁC VẬN TẢI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

MSSV:

Lớp:

Khóa:

Ths Nguyễn Thị Minh Hạnh Diệp Chấn Uyên

1854010083 QL18CLCA

2018 – 2022

Trang 2

TP.HCM – 09/2022

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

MỞ RỘNG DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ XUYÊN BIÊN GIỚI QUA CAMPUCHIA TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN INDO TRẦN

NGÀNH: KHAI THÁC VẬN TẢI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

MSSV:

Lớp:

Ths Nguyễn Thị Minh Hạnh Diệp Chấn Uyên

1854010083 QL18CLCA

Trang 3

Em xin gửi lời cảm ơn tất cả Thầy Cô giáo trong khoa Kinh tế vận tải, Trường Đại họcGiao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho emvốn kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường; đồng thời tạo điều kiện cho

em tham gia kỳ thực tập để học hỏi, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn thực tế lẫn kinhnghiệm làm việc sau này

Sau cùng, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo và toàn thể các Anh, Chị tạiCông ty cổ phần Vận Tải và Giao Nhận Indo Trần đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợicho em được thực tập tại Công ty Trong suốt thời gian qua, em đã học thêm được rất nhiềukiến thức và kỹ năng quan trọng, giúp em vững bước hơn trên hành trình sự nghiệp sau này.Với kiến thức còn hạn chế, bài viết sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhậnđược những ý kiến đóng góp của quý thầy, cô trong khoa, ban lãnh đạo và các anh, chị trongcông ty để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn

Một lần nữa, em xin gửi lời chúc sức khỏe đến toàn thể quý thầy cô giáo và các anh chịtại Công ty cổ phần Vận Tải và Giao Nhận Indo Trần Chúc quý thầy cô và quý công ty ngàycàng thành công hơn nữa trong tương lai

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 4

Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

“Tôi cam đoan Luận văn tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của riêng tôi,được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Hạnh, đảm bảotính trung thực về các nội dung bài luận Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoannày”

Trang 6

Khoa Kinh tế vận tải

Bộ môn Kinh tế vận tải biển

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Sinh viên: Diệp Chấn Uyên MSSV: 1854010083

Ngành: Kinh tế vận tải Chuyên ngành: Kinh tế vận tải biển

1 Tên đề tài: MỞ RỘNG DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ XUYÊN BIÊN GIỚI

TRỰC TIẾP QUA CAMPUCHIA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN INDO TRẦN

2 Nhận xét

a) Về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên

-

-b) Những kết quả đạt được của Báo cáo thực tập tốt nghiệp

-

-c) Những hạn chế của Báo cáo thực tập tốt nghiệp

-

-3 Đề nghị:

Được bảo vệ (hoặc nộp BCTTTN để chấm):  Không được bảo vệ: 

4 Điểm thi (nếu có):

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

Giảng viên hướng dẫn

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN……….iii

LỜI CAM ĐOAN iv

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN v

MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG iii

DANH MỤC HÌNH iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

LỜI MỞ ĐẦU vii

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI XUYÊN BIÊN GIỚI 1

1.1 Tổng quan về dịch vụ vận tải xuyên biên giới 1

1.1.1 Khái niệm vận tải xuyên biên giới 1

1.1.2 Ý nghĩa của hoạt động vận tải xuyên biên giới 1

1.1.3 Điều kiện cần và đủ để thực hiện dịch vụ vận tải xuyên biên giới 2

1.1.4 Các hình thức của vận tải xuyên biên giới 3

1.1.5 Hình thức vận tải đường bộ xuyên biên giới 6

1.1.6 Thuận lợi và khó khăn của vận tải xuyên biên giới 7

1.1.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vận tải xuyên biên giới 8

1.1.8 Thực trạng vận tải xuyên biên giới ở Việt Nam 10

CHƯƠNG 2: MỞ RỘNG DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ XUYÊN BIÊN GIỚI QUA CAMPUCHIA 12

2.1 Giới thiệu tổng quát về công ty Indo Trần 12

2.1.1 Sơ lược về công ty 12

2.1.2 Các giải thưởng, chứng nhận 13

Trang 8

2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi 13

2.1.4 Lịch sử hình thành, phát triển 13

2.1.5 Lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh 18

2.1.6 Cơ cấu tổ chức 19

2.1.7 Tình hình nguồn nhân lực 24

2.1.8 Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng 26

2.1.9 Khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh 29

2.1.10 Tình hình về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm 2022 30

2.2 Mở rộng dịch vụ vận tải đường bộ xuyên biên giới trực tiếp qua Campuchia 33

2.2.1 Xác định nhu cầu mở rộng dịch vụ vận tải đường bộ xuyên biên giới trực tiếp qua Campuchia 33

2.2.2 Tìm kiếm nguồn hàng cho dự án 36

2.2.3 Những chuẩn bị cần thiết 37

2.2.4 Xây dựng SOP và làm việc với các bộ phận 43

2.2.5 Xây dựng giá bán và giá vốn cho khách hàng 49

2.3 Đưa ra phương án vận hành 57

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN MỞ RỘNG DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ XUYÊN BIÊN GIỚI QUA CAMPUCHIA 61

3.1 Tình hình vận hành thực tế 61

3.1.1 Chuyển hàng đến kho khách hàng: 61

3.1.2 Chuyển hàng đến depot Suoinguon: 62

3.2 Thuận lợi và khó khăn thực tế của doanh nghiệp 65

3.3 Đánh giá tính khả thi 66

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam qua các nước láng giềng 11

Bảng 2.1: Danh sách ngành nghề kinh doanh của ty CP Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần 18

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 30

Bảng 2.3: Phân loại định mức tiêu hao cho từng loại xe 37

Bảng 2.4: Thống kê tổng sản lượng hàng chuyển kho Orion 42

Bảng 2.5: Chi phí ITL Campuchia thu khách hàng 50

Bảng 2.6: Khoảng cách xây dựng bảng phân tích (Mộc Bài) 52

Bảng 2.7: Chi tiết sản lượng hàng Orion qua từng tháng 56

Bảng 2.8: Phân bổ chi phí vận hành container 56

Bảng 2.9: Khoảng cách xây dựng bảng phân tích (Phnompenh) 57

Bảng 2.10: Chi phí nhà thầu phụ khi đưa rỗng về 58

Bảng 2.11: Chi phí nhà thầu phụ thu khi ITL hỗ trợ đưa container về bãi 59

Bảng 2.12: Phân bổ chi phí container rỗng 60

Bảng 3.1: Chi phí thực tế (Phnompenh) 61

Bảng 3.2: Chi phí thực tế (Mộc Bài) 62

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Vận tải xuyên biên giới không chuyển tải hàng hóa 6

Hình 1.2: Vận tải xuyên biên giới chuyển tải hàng hóa 7

Hình 2.1: Logo công ty 13

Hình 2.2: Bản đồ danh sách văn phòng ở nước ngoài 16

Hình 2.3: Danh sách công ty nằm trong tập đoàn 17

Hình 2.4: Cơ cấu tổ chức 19

Hình 2.5: Danh sách hãng hàng không công ty làm đại lý 22

Hình 2.6: Đội xe của công ty 27

Hình 2.7: Các phần mền Logtech hub xây dụng 28

Hình 2.8: Danh sách một số khách hàng lớn của công ty 29

Hình 2.9: Danh sách đối thủ cạnh tranh của công ty 30

Hình 2.10: Dự báo tình hình lạm phát tại Việt Nam năm 2023 34

Hình 2.11: Dịch vụ công ty sẽ phát triển năm 2022 - 2023 36

Hình 2.12: Mẫu ký hiệu quốc gia Việt Nam 40

Hình 2.13: Quy trình tổng của dự án (di chyển đến kho khách hàng) 44

Hình 2.14: Quy trình tổng của dự án (chuyển tải hàng hóa) 45

Hình 2.15: Quy trình vận hành cụ thể theo phương án trực tiếp 46

Hình 2.16: Quy trình vận hành theo phương án chuyển tải 47

Hình 2.17: Cách cập nhật thông tin cho khách hàng 48

Hình 2.18: Định mức kỹ thuật tuyến Mộc Bài 50

Hình 2.19: Phân bộ chi phí dự án 51

Hình 2.20: Phân tích dự án (Mộc Bài) 52

Hình 2.21: Phân tích dự án (Phnompenh) 53

Hình 2.22: Định mức kỹ thuật tuyến Phnompenh 54

Hình 2.23: Định mức kỹ thuật tuyến Bến Cát 55

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Phân chia nhận sụ theo trình độ học vấn 24

Biểu đồ 2.2: Phân chia nhân sự theo bộ phận 25

Biểu đồ 2.3: Phân chia nhân sự theo độ tuổi 25

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ hàng chuyển kho so với các dịch vụ khác 35

Biểu đồ 2.6: Thống kê lượng container 40 feet được sử dụng 38

Trang 12

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải từ tiếng Anh Diễn giải từ tiếng Việt

ICD Inland Container Depot Cảng nội địa

GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộngM&A Mergers and Acquisitions Mua bán và sáp nhập

GSA General Sales Agent Đại diện kinh doanh

CBT Cross border transportation Vận tải đường bộ xuyên biên giớiIATA The International Air

Transport Association Hiệp hội vận tải hàng không quốc tếVLA Vietnam Logistics

Business Association Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt NamIFC International Finance

Corporation Tổ chức Tài chính Quốc tế

Trang 13

Đi đôi với việc mở rộng dịch vụ là vấn đề phát triển bền vững và ổn định khi giá cảvà chi phí có thể quyết định sự thành công của việc bổ sung thêm một dịch vụ mới Vì thế, đểviệc tìm hiểu và nghiên cứu về lĩnh vực giao nhận hàng hóa nói chung và cách vận hànhtrong việc giao nhận hàng hóa noi riêng được xem là một yêu cầu khách quan cần được thựchiện Trong quá trình học và làm việc tại công ty cổ phần giao nhận và vận chuyển IndoTrần, các anh chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo cơ hội cho em được thực hànhvà tham gia vào các dự án mới của công ty Trên cơ sở những thuận lợi đó và sự hướng dẫnnhiệt tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Hạnh– giảng viên khoa Kinh tế vận tải trường đại

học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, em quyết định chọn đề tài “Mở rộng dịch

vụ vận tải đường bộ xuyên biên giới qua Campuchia tại C ông ty Indo Trần

Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về các bước để có thể triển khai một loại dịch vụ mới tại công ty cổ phầngiao nhận và vận chuyển Indo Trần để có thể biết được tính khả thi của loại dịch vụ mới đótheo các phương án vận hành được đề ra và theo nguồn nhân lực đã có sẵn

Trang 14

Trên cơ sở đó, đề tài đề cập đến những thuận lợi, khó khăn mà công ty nói chung và

bộ phận vận hành nói riêng đang phải đối mặt để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả hoạt động đào tạo nhân sự tham gia vào quá trình giao nhận vận tải của công ty, giatăng khả năng cạnh tranh và chất lượng dịch vụ để phát triển bền vững trên thị trường giaonhận hàng hóa tại Việt Nam

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: hoạt động dịch vụ vận tải đường bộ qua Campuchia của Công

ty cổ phần Vận Tải và Giao Nhận Indo Trần

Phạm vi nghiên cứu:

 Không gian: Công ty Cổ phần Gian nhận và Vận chuyển Indo Trần

 Thời gian: 6 tháng đầu năm 2022

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp như báo cáo từ các phòng ban,đội ngũ nhân sự trong công ty, kết quả hoạt động kinh doanh, sau đó phân tích các dữ liệuthứ cấp này như doanh thu, chi phí, lợi nhuận dự án đạt được để đưa ra cái nhìn tổng quát vềtình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi thời gian mà đề tài nghiên cứu

Bên cạnh đó, bài luận văn còn kết hợp với phương pháp nghiên cứu thực nghiệm quaviệc quan sát và thực hành thực tiễn tại công ty để đối chiếu lại, từ đó đưa ra quyết định vậnhành theo cái nhìn khách quan và chính xác nhất về hoạt động điều phối giao nhận vận tải

4 Kết cấu đề tài

Kết cấu nội dung của đề tài gồm có 3 chương:

 Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ vận tải đường bộ xuyên biên giới

 Chương 2: Mở rộng dịch vụ vận tải đường bộ xuyên biên giới qua Campuchia củaCông ty cổ phần Vận Tải và Giao Nhận Indo Trần

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI XUYÊN BIÊN GIỚI

1.1 Tổng quan về dịch vụ vận tải xuyên biên giới

1.1.1 Khái niệm vận tải xuyên biên giới

Vận tải xuyên biên giới được gọi là thương mại dịch vụ xuyên biên giới hoặc cungcấp dịch vụ xuyên biên giới có thể được hiểu là việc cung cấp dịch vụ:

 Từ lãnh thổ của một Bên đến lãnh thổ của một Bên khác;

 Trên lãnh thổ của một Bên cho một thể nhân của một Bên khác;

 Bởi một công dân của một Bên trên lãnh thổ của một Bên khác; nhưng không baogồm việc cung cấp dịch vụ trong lãnh thổ của một Bên từ một khoản đầu tư; [8]

Hiểu đơn giản là hoạt động vận tải hàng hoá không giới hạn phạm vi trong mộtnước mà điểm đầu của lộ trình ở nước này và kết thúc ở một nước khác Thuật ngữ vậntải xuyên biên giới không được dùng cho phương thức vận chuyển bằng đường biển vàđường hàng không, thường thì sẽ chỉ cho phương thức vận tải bằng đường bộ, đường sắtvà đường thủy nội địa Phương thức vận chuyển thường được dùng cho vận tải xuyênbiên giới là bằng đường bộ Vận tải xuyên biên giới giúp các doanh nghiệp vận tải có thểvận chuyển hàng hóa nhanh hơn đường biển và tiết kiệm hơn đường hàng không

1.1.2 Ý nghĩa của hoạt động vận tải xuyên biên giới

Với vị trí thuận lợi Việt Nam được đánh giá là một trong năm thị trường trọng điểmcủa Châu Á đối với dịch vụ vận tải xuyên biên giới Hiện nay hình thức vận tải xuyên biêngiới ngày càng phổ biến vì góp phần to lớn trong hoạt động vận tải đa phương thức và cũng

có thuận lợi hơn rất nhiều so với vận tải bằng hàng không hoặc đường biển:

 Hỗ trợ cho dịch vụ vận chuyển từ kho gửi hàng đến kho nhận hàng (door to door):Đây là lợi ích mà chỉ có vận tải xuyên biên giới đường bộ mới có thể làm được vì được vậnchuyển bằng xe container hoặc xe tải nên có thể dễ dàng di chuyển đến kho khách hàng mà

Trang 16

không cần phải chuyển tải qua các phương tiện khác như phương thức vận chuyển bằngđường hàng không, đường sắt hoặc đường thuỷ.

 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho chủ hàng: Cả ba phương thức vận tải xuyên biêngiới đều nhanh hơn vận tải bằng đường thuỷ và rẻ hơn vận tải bằng đường hàng không Điều

đó sẽ giúp chủ hàng có thể giảm được chi phí đầu vào cho sản phẩm của mình vì hiện naychi phí vận chuyển chiểm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm

 Thúc đẩy thương mai điện tử phát triển: Thương mai điện tử đang phát triển rất nhanhđặc biệt là sau đại dịch và kết hợp với xu thế thời trang nhanh nên nhu cầu mua sắm trênmạng dường như không giảm để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn và tăng doanh thu, cácsàn thương mai điện tử đã mở rộng quy mô kết nối với các nhà bán nước ngoài, mô hình vậntải xuyên biên giới là câu trả lời cho vấn đề cắt giảm chi phí vận chuyển nước ngoài trongkhi lúc trước sẽ dùng dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không

 Thúc đẩy phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước: Trong điều kiện cácnước đang thực hiện cộng đồng kinh tế Asian Việc thực hiện hiệu quả công tác vận chuyểnhàng hoá qua biên giới góp phần gia tăng giá trị hàng hoá đồng thời phát triển kinh tế củacác nước trong khu vực hành lan Đông-Tây

1.1.3 Điều kiện cần và đủ để thực hiện dịch vụ vận tải xuyên biên giới

Để các doanh nghiệp có thể kinh doanh được dịch vụ vận tải xuyên biên giới cần đápứng các điều kiện trên:

 Đáp ứng được điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ bằng xe ô tô theo điều 64 và 67luật giao thông đường bộ 2008

 Đáp ứng được các điều kiện theo điều 2 thông tư 24/2011/TT-BGTVT

 Thoả mãn các điều thảo thuận trong hiệp định khung ASEAN

 Có giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam – Campuchia, Việt Nam – TrungQuốc, Việt Nam – Lào

Doanh nghiệp muốn được cấp giấy phép cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:

Trang 17

Một là hoạt động kinh doanh vận tải trong nước từ 03 năm trở lên; không bị tuyên bốphá sản hoặc không ở trong tình trạng tuyên bố phá sản.

Hai là đối với người điều hành vận tải phải có trình độ từ đại học trở lên đối với cácchuyên ngành kinh tế, kỹ thuật và có tổng thời gian công tác tại doanh nghiệp, hợp tác xãkinh doanh vận tải liên tục từ 03 năm trở lên

1.1.4 Các hình thức của vận tải xuyên biên giới

1.1.4.1 Vận tải đường bộ xuyên biên giới:

Vận tải đường bộ là hình thức vận tải thông dụng nhất trong các loại hình vận tải tạiViệt Nam hiện nay Ở Việt Nam, vận tải đường bộ xuyên biên giới (CBT) thường ở cáctuyến: Việt Nam – Lào; Việt Nam – Campuchia; Việt Nam – Trung Quốc, và thường tậptrung vào hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh và hàng chuyển kho giữa các nước thànhviên tiểu vùng Mekong mở rộng:

 Việt Nam – Lào: Có 8 cửa khẩu quốc tế và 7 cửa khẩu chính (cửa khẩu songphương):

1 Tây Trang (Điện Biên) - Pang Hốc (Phông Sa Lỳ)

2 Na Mèo (Thanh Hóa) - Nậm Sôi (Hủa Phăn)

3 Nậm Cắn (Nghệ An) - Nậm Cắn (Xiêng Khoảng)

4 Cầu Treo (Hà Tĩnh) - Nậm Phao (Bo Ly Khăm Xay)

5 Cha Lo (Quảng Bình) - Na Phậu (Khăm Muồn)

6 Lao Bảo (Quảng Trị) - Đen Sạ Vẳn (Sạ Vẳn Nạ Khệt)

7 La Lay (Quảng Trị) - La Lay (Sả Lạ Văn)

8 Bờ Y (Kon Tum) - Phu Cưa (Ắt Tạ Pư)

 Việt Nam – Campuchia: Có 10 cửa khẩu quốc tế và có 7 cửa khẩu chính (cửa khẩusong phương):

1 Lệ Thanh (Gia Lai) - Oyadav (Andong Pich-Rattanakiri)

2 Bu Prăng (Đắc Nông) - O Raing (Mundulkiri)

3 Hoa Lư (Bình Phước) - Trapeang Sre (Snoul-Kratie)

Trang 18

5 Mộc Bài (Tây Ninh) - Bavet (Svay Rieng)

6 Tịnh Biên (An Giang) - Phnom Den (Takeo)

7 Hà Tiên (Kiên Giang) - Prek Chak (Lork-Kam Pot)

 Việt Nam – Trung Quốc: Có 7 cửa khẩu quốc tế và 6 cửa khẩu chính (cửa khẩu songphương)

1 Móng Cái (Quảng Ninh) – Đông Hưng (Quảng Tây)

2 Hoàng Mô (Quảng Ninh) – Động Trung (Quảng Tây)

3 Bắc Phong Sinh (Quảng Ninh) – Lý Hỏa (Quảng Tây)

4 Hữu Nghị (Lạng Sơn) – Đồng Đăng (Quảng Tây)

5 Đông Đăng (Lạng Sơn) – Bằng Tường (Bằng Tường)

6 Cốc Nam (Lạng Sơn) – Lũng Vài (Quảng Tây)

7 Pò Nhùng (Lạng Sơn) – Dầu Ải (Quảng Tây)

8 Bản Chắt (Lạng Sơn) – Bản Lạn (Quảng Tây)

9 Chi Ma (Lạng Sơn) – Ái Điểm (Quảng Tây)

10 Co Sâu (Lạng Sơn) – Bắc Sơn (Quảng Tây)

11 Lào Cai (Lào Cai) – Hà Khẩu (Vân Nam)

12 Mường Khương (Lào Cai) – Kiều Đầu (Vân Nam)

13 Bản Vược (Lào Cai) – Ba Sa (Vân Nam)

1.1.4.2 Vận tải đường sắt xuyên biên giới

Đây là phương thức vận tải đặc biệt và được xem tương đối khó vận hành khó cạnhtranh Bên cạnh đó những thuận lợi về giá cả hình thức này cũng có nhiều khó khăn nhấtđịnh so với đường bộ vì khi muốn vận chuyển hàng hoá sang các nước lân cận thì chỉ có mộtcung đường duy nhất, Bên cạnh đó, hệ thống đường ray giữa các nước chưa đồng bộ, khổđường ray giữa các nước là khác nhau nên sẽ tốn chi phí dỡ hàng từ tàu sang tàu, chưa thểvận chuyển đường container lạnh và cũng chưa được thịnh hành bằng vận tải đường bộ

Tuy nhiên, trong đợt dịch covid 19 phương thức này được ưu tiên đầu tiên khi đáp

Trang 19

khi phương thức này phát huy được tiềm năng có sẵn là có thể đưa háng hoá đến châu Âuthay vì các phương thức vận tải truyền thống khác và trong bối cảnh thiếu tàu vận chuyểnđang tăng cao Ngoài ra, phương thức vận tải này sẽ đi qua được nhiều nước hơn thay vì chỉ

đi qua nước liên kề như vận tải bằng đường bộ

Hiện nay, các công ty lớn của Việt Nam đang xây dựng dịch vụ vận đường sắt sangchâu Âu bằng việc đi sang Trung Quốc và từ Trung Quốc sẽ đi tới các quốc gia Trung Đôngvà Châu Âu Hoặc từ Việt Nam đến Thái Lan và bắt đầu từ Thái Lan sẽ đi tuyến Trung Quốcđến Trung Đông, Châu Âu

Theo thống kê từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quý 1 năm 2022 hàng hoá liênvận quốc tế tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái và có nhiều thời điểm tăng 200% so vớicùng kỳ Nếu thị trường vẫn giữ vững được tốc độ phát triển trên cùng lợi thế vốn có, và cácchính sách đường sắt đến năm 2023 thì phương thức này sẽ là sự lựa chọn tối ưu và hiệu quảnhất Hiện tại, Nhà nước cũng đang đốc thúc bộ Giao Thông Vận Tải nhanh chóng tìm giảipháp nâng cao năng lực đáp ứng hơn, giải quyết các nút thắt về cơ sở hạ tầng, bến bãi,đường ray

1.1.4.3 Vận tải đường biển nội địa:

Cũng giống như phương thức bằng đường sắt, vận tải thủy được dùng khá ít tronghoạt động vận tải Ngoài ra, khi so sánh với các phương thức khác, vận tải thủy cũng có ít lợithế hơn Tuy nhiên trong một số điều kiện, loại hàng cụ thể thì phương thức này có một lợithế lớn

Cụ thể là vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, ở một số khu vực không được phépvận chuyển bằng đường bộ hoặc năng lực đáp ứng của đường bộ không đủ thì chỉ có thể vậnchuyển bằng đường thủy Ví dụ, khi vận chuyển các cánh quạt gió thì công ty sẽ sử dụngkết hợp đường bộ và đường sông để vận chuyển Không thể sử dụng duy nhất một phươngthức vì vị trí địa lý cũng như khả năng đáp ứng của tuyến đó không đủ

Ngoài ra, trong một số trường hợp vận chuyển bằng đường sắt hoặc đường bộ đến cácnhà ga, bến bãi mà tại đó đang bị khóa thì phương thức vận tải thủy sẽ là phương thức thay

Trang 20

thế để đến các khu vực gần đó rồi từ đó tiếp tục sử dụng phương thức vận tải đường bộ hoặcđường sắt.

1.1.5 Hình thức vận tải đường bộ xuyên biên giới

1.1.5.1 Vận tải không chuyển tải hàng hóa

Chỉ một xe thực hiện hoạt động vận tải xuyên biên giới, xe sẽ đến các địa điểm màkhách hàng yêu cầu để lấy container di chuyển lên cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất nhậpcảnh tại cửa khẩu và xe đó sẽ tiếp tục di chuyển đến nơi hạ container theo yêu cầu và quaylại trở về nước

Để thực hiện được phương thức vận tải này cần rất nhiều yếu tố trong đó, đặc biệt làkinh nghiệm của tất cả các nhân sự tham gia vào dự án vận tải xuyên biên giới này kể cả tàixế lái xe container

Hình 1.1: Vận tải xuyên biên giới không chuyển tải hàng hóa

(Nguồn: Phòng vận tải công ty CP Giao Nhận và Vận Tải Indo Trần)

1.1.5.2 Chuyển tải hàng hóa

Đây là phương thức thường được dùng nhất đối với các đơn vị vận chuyển hàng hóa

KHO KHÁCH HÀNG B KHO KHÁCH HÀNG A

VẬN TẢI XUYÊN BIÊN GIỚI-VẬN HÀNH TRỰC TIẾP CHUYỂN HÀNG NGUYÊN CONTAINER

KHÔNG CHUYỂN TẢI TẠI CỬA KHẨU

Trang 21

giữa nhà vận tải và khách hàng trước đó và thực hiện công việc chuyển tải hàng hóa Từ đósẽ có xe của khách hàng hoặc nhà vận tải nước ngoài mà khách hàng thuê tiếp tục thực hiệnviệc vận chuyển sâu vào nội địa của nước ngoài Tuy nhiên, trong hình thức này, đa phần là

xe của nhà vận tải Việt Nam sẽ vẫn phải làm thủ tục xuất nhập để qua cửa khẩu và hạ tại cácbãi, depot ở nước ngoài, một số ít còn lại mới hạ container tại các bãi ở Việt Nam

Với hình thức chuyển tải này sẽ có 4 cách để chuyển tải hàng hoá:

 Bốc dỡ hàng rời: Hàng được bốc từ xe của nước A xuống kho, bãi tập kết tại khu vựcbiên giới, sau đó lại bốc lên xe của nước B;

 Nối sàn: Hai xe đấu đuôi vào nhau, hàng từ thùng xe của nước A chuyển thẳng sangthùng xe của nước B;

 Đổi container: Cho phép chuyển nguyên cả container từ xe nước A sang xe nước B;

 Đổi sơ-mi rơ-mooc: Cho phép thay đầu kéo, xe đầu kéo của nước A sẽ chuyển sangkéo nguyên cả sơ-mi rơ-mooc và container của nước B, ngược lại xe đầu kéo của nước B sẽchuyển sang kéo nguyên cả sơ-mi rơ-mooc và container của nước A [10]

Hình 1.2: Vận tải xuyên biên giới chuyển tải hàng hóa

(Nguồn: Phòng vận tải công ty CP Giao Nhận và Vận Tải Indo Trần)

Trang 22

1.1.6 Thuận lợi và khó khăn của vận tải xuyên biên giới

Thuận lợi:

o Vị trí địa lý: Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi để có thể phát triển dịch vụ vận tảiđường bộ xuyên biên giới khi nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á.Quốc gia có đường bờ biển trải dài, tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Campuchia vàLào ở phía Tây Với vị trí này Việt Nam có thể là nước trung gian để vận chuyển hàng hóa ởcác quốc gia mà vận chuyển bằng đường biển không phải là lợi thế: Lào – quốc gia không cóbiển, hoặc Campuchia – khu vực có diện tích tiếp giáp biển rất nhỏ

o Giao thông: Nhờ tiếp giáp với nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nên ViệtNam sở hữu tuyến đường xuyên Á dài hơn 4060 km từ (AH1-AH17)

o Chính sách nhà nước: Để phát triển dịch vụ này, nhà nước cũng có nhiều chính sáchvà thay đổi khá nhiều về thuế cũng như các quy định để các doanh nghiệp trong nước có thểdàng tiếp cận đến dịch vụ này

Từ năm 1994 đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực hiện 14 Điều ước Quốc tế (ĐƯQT)song phương, đa phương về vận tải đường bộ qua biên giới với các các nước láng giềng, khuvực như Lào, Campuchia, Trung Quốc, các nước GMS (tiểu vùng sông Mekong mở rộng) vàASEAN Các ĐƯQT này đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệpvận tải của Việt Nam và các nước ký kết thực hiện hoạt động vận tải qua biên giới

Khó khăn:

o Thuế: Theo như các chuyên gia nhận định, mặc dù đã có nhiều cải tiến và thay đổitheo chiều hướng tích cực nhưng thuế suất nhập khẩu của Việt Nam vẫn ở ngưỡng cao vàthay đổi mức thuế liên tục và đây là điểm khó khăn đang tồn đọng của tất cả phương thứcvận chuyển quốc tế khác

o Phương thức vận tải giới hạn: Vận tải xuyên biên giới có ba phương thức chính làđường bộ và đường sắt và thủy nội địa Trong khi vận tải hàng hoá qua Trung Quốc khá phổbiến với hai loại hình vận tải trên thì lại khá hạn hẹp khi chỉ áp dụng một phương thức vậntải xuyên biên giới bằng đường bộ qua các nước Lào, Campuchia…

Trang 23

1.1.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vận tải xuyên biên giới

 Ngôn ngữ: Đây là yếu tố chính ảnh hưởng việc thực hiện vận tải xuyên biên giớiđường bộ khi người thực hiện các thủ tục để qua cửa khẩu hoặc trao đổi thông tin với kháchhàng là tài xế Tuy nhiên với trình độ học vấn của các tài xế thì chỉ dừng lại ở ngôn ngữ hìnhthể và phải nhờ trợ giúp của các bộ phận như điều độ, nhân viên chăm sóc khách hàng nếugặp vấn đề cần phải giải quyết Điều đó không những gây mất thời gian trong việc trao đổithông tin, mà buộc các bộ phận hậu cần phải theo sát hành trình để có thể giải quyết kịp thờikhi có sự cố xảy ra

 Chính sách của mỗi quốc gia, khung pháp lý: Mỗi quốc gia sẽ có chính sách về mứcthuế cho hoạt động xuất nhập khẩu khác nhau hoặc ưu tiên cho những hàng hoá ở một sốquốc gia cụ thể Ngoài ra, việc thay đổi về thủ tục hành chính cũng là một trong những trởngại của các doanh nghiệp khi họ không thể nắm bắt kịp thời và đầy đủ thông tin;

 Thời gian mở và đóng cửa khẩu: Thời gian mở và đóng của khẩu và lệch giờ làm việccủa hải quan ở các cửa khẩu hai nước sẽ ảnh hưởng đến cách vận hành xe và chi phí sẽ trảcho tài xế của doanh nghiệp Trong trường hợp xe về kịp trong ngày vận hành khi thực hiệnxong việc đóng/dỡ hàng thì ngày hôm sau doanh nghiệp sẽ có thêm một phương tiện để vậnhành cho các khách hàng và dự án khác Nhưng nếu xe không về kịp trước thời gian đóngcửa, xe sẽ neo thêm một ngày và doanh nghiệp sẽ không đủ năng lực phương tiện để vậnhành đối với những doanh nghiệp có ít phương tiện cho các dự án sau cũng như phải chi rathêm một ngày phụ cấp cho tài xế;

 Nguồn hàng cho xe quay đầu: Để đảm bảo một chuyến hàng có doanh thu thì yêu cầutiên quyết là có nguồn hàng cho xe quay đầu Tuy nhiên, việc tìm nguồn hàng cho xe quayvề khá khó khăn trong khi các doanh nghiệp không có cánh tay nối dài ở các quốc gia đóhoặc là không có các đại lý, trụ sở thì việc kết hợp hàng, sắp xếp xe cũng là bài toán vậnhành khá khó khi không thể tối ưu được xe ở chiều về;

 Cơ sở hạ tầng qua cửa khẩu: Trong khi cơ sở hạ tầng dẫn đến các sân bay, cảng biểnluôn được tập trung phát triển mạnh mẽ thì tình trạng kẹt xe tại các cửa khẩu vẫn đang là vấnđề chưa được giải quyết và chú ý đến Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì chưa có đủ

Trang 24

bãi phù hợp để xe chở hàng lên có thể neo đậu, xe phải neo ngoài đường dẫn đến ùn ứ cục

bộ tại cửa khẩu, cản trở việc xe lên cửa khẩu;

 Bên cạnh đó, đôi khi sẽ có vài trường hợp về vấn đềnăng lực đáp ứng và xử lý hànghoá của đầu nhận hàng cũng khá yếu khiến cho việc lưu thông hàng hoá chậm đáng kể vì xekhông thể qua cửa khẩu;

 Ngoài ra, hệ thống tuyến đường xuyên Á lên các cửa khẩu cũng được đánh giá làchưa tốt và khá là hẹp Chỉ có một làn đường cho xe lớn di chuyển, gây ra tình trạng kẹt xe,

ở một số đoạn đường cũng có tình trạng hư hỏng, đứt gãy và bị sụt lún đường;

 Trung bình hiện nay thời gian đi từ cảng Cát Lái lên đến cửa khẩu Campuchia mấtkhoảng 4 tiếng và thời gian để thông quan qua cửa khẩu là 1- 2 ngày thì cơ sở hạ tầng kémsẽ ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển hàng hoá và vô tình làm mất đi tính cạnh tranh vốn

có của hoạt động vận tải xuyên biên giới ;

 Tình hình chính trị: Ngày nay tình hình chính trị giữa các quốc gia là vấn đề mà cácđơn vị vận tải cũng cần phải chú ý khi thực hiện dịch vụ vận tải xuyên biên giới, đặc biệt đốivới vận tải xuyên biên giới bằng đường sắt, với lợi thế là có thể đi xa và đi qua nhiều quốcgia và giá thành lại rẻ nên nếu một trong những nước tàu phải đi qua bị cấm vận sẽ ảnhhưởng đến chuỗi cung ứng phía sau Buộc doanh nghiệp phải mở rộng tuyến mới hoặc sửdụng phương thức vận tải khác việc này có thể khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí hơnnếu chọn phương án tiếp tục vận hành tuyến này hoặc phải bỏ dịch vụ vận tải một thời giankhông khai thác nữa

Hiện nay, vì chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung mà các mặt hàng của Mỹ khôngđược chuyển tải ở một số nhà ga nhất định ở Trung Quốc Đơn cử là trạm tàu Bằng Tườngkhông tiếp nhận các lô hàng của Mỹ (giày Nike) dẫn đến việc doanh nghiệp phải sử dụngvận tải thủy để thay thế và tiếp tục dùng đường bộ hoặc đường sắt để tiếp tục di chuyểntrong nội địa Trung Quốc để thực hiện đóng và dỡ hàng

Trang 25

1.1.8 Thực trạng vận tải xuyên biên giới ở Việt Nam

1.1.8.1 Sản lượng

Theo thống kê từ Tổng cục thống kê, Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩuhàng hàng bằng đường bộ giữa Việt Nam và các nước lân cận đang trên đà phát triển mạnhmẽ Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2022 đã ghi nhận mức tăng đáng kể so với cùng kì 2021với tỷ lệ tăng lần lượt là 27%, 19% và 6.6% với cả 3 tuyến vận tải xuyên biên giới là ViệtNam – Lào, Việt Nam – Campuchia và Việt Nam – Trung Quốc cho cả hàng xuất và nhập sovới tỷ lệ cùng kỳ

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam qua các nước láng giềng

(ĐVT: %)

(Nguồn: Tổng cục thống kê, Tổng cục hải quan)

Trong khi các mặt hàng được xuất và nhập bằng đường bộ qua Trung Quốc chủ yếulà thực phẩm (hạt điều, thủy sản, rau củ quả…) để phục vụ cho việc tiêu thụ hằng ngày thìcác mặt hàng xuất nhập ở tuyến Campuchia và Lào lại tập trung ở các sản phẩm công nghiệp(máy móc, thiết bị, phụ tùng,…)

1.1.8.2 Giao thông, cơ sở vật chất

Kẹt xe ở các điểm cửa khẩu vẫn luôn là vấn đề khiến nhà vận tải đắn đo khi triển khai

dự án Vì thực hiện một chuyến hàng đã phải chi trả rất nhiều chi phí, nhưng để cạnh tranhnhiều doanh nghiệp buộc phải giảm giá bán Vì vậy, việc kẹt xe sẽ dẫn đến các trường hợpnhư tăng lương và phụ cấp cho tài xế, việc dừng xe nhưng phải nổ máy cũng gây ra mất chiphí dầu

Nguyên nhân dẫn đến việc kẹt xe có thể thấy, nhu cầu đang vượt quá năng lực đápứng phương tiện của đường xá tại các vùng có cửa khẩu, đơn cử các tuyến đường dẫn đến

Trang 26

cửa khẩu Mộc Bài rất nhỏ, chỉ có một làn xe chạy Bên cạnh đó là năng lực tiếp ứng, xử lý

hồ sơ tại các cửa khẩu khá rườm rà Mặc dù Chính phủ đã đưa ra nhiều phương án giảm ùntắc, tuy nhiên tình trạng kẹt xe ở cửa khẩu chỉ giảm được một phần và trong ngắn hạn Vềdài hạn khi sản lượng xuất nhập tăng lên thì tình trạng kẹt xe sẽ tiếp tục diễn ra

Trang 27

CHƯƠNG 2: MỞ RỘNG DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ XUYÊN BIÊN GIỚI

QUA CAMPUCHIA

2.1 Giới thiệu tổng quát về công ty Indo Trần

2.1.1 Sơ lược về công ty

Giấy phép kinh doanh số : 301909173

Ngày hoạt động : 03/02/2000

Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần ngoài nhà nước

Tên giao dịch : Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần

Tên tiếng Anh : IN DO TRANS LOGISTICS CORPORATION

Tên viết tắt : ITL Corp

Trụ sở chính : 52 - 54 - 56 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, Hồ

Chí MinhSố điện thoại : (028) 39486888

Đại diện pháp lý: : Ông TRẦN TUẤN ANH

Trang 28

2.1.2 Các giải thưởng, chứng nhận

 Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận nhất Việt Nam (Profit500) năm 2021;

 Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) năm 2021;

 Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam năm 2021;

 Top 10 Công ty Logistics Uy tín năm 2021;

 Giải thưởng thương hiệu quốc gia năm 2022;

 Giải thưởng HR Excellence, hạng mục “ nhân viên gắn kết”

 Và nhiều giải thưởng khác về hoạt động xác hội và gắn kết nhân sự

Năm 2000

ITL trở thành thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) Đây một hiệp hội lâu đời tại Việt Nam với tên gọi cũ là Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS)

Trang 29

không Thai Cargo tại Việt Nam và khu vực Đông Dương.

Năm 2007

Công ty chuyển thành sang loại hình công ty cổ phần Đồng thời mởrộng thêm lĩnh vực cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp về vận chuyển phân phối hàng hóa bằng đường biển, hàng không, và đường

bộ cũng như cung cấp các dịch vụ giao nhận kho bãi logistics

Tháng 03/2007 ITL được chỉ định làm đại lý hàng hóa chính thức cho hãng hàng

không Qatar Airways tại Việt Nam

Năm 2008 ITL trở thành thành viên của Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Kho

vận Quốc tế

Tháng 01/2010

ITL trở thành đại lý hàng hóa chính thức cho hãng hàng không Northwest Airlines (hiện tại trực thuộc hãng hàng không Delta Airlines)

Tháng 5/2010

ITL khánh thành hai trung tâm phân phối lớn - ICD Hiệp Phước (4.000m2) tại thành phố Hồ Chí Minh và ICD Tiên Sơn (3.000m2) tại Bắc Ninh, phục vụ qui mô hoạt động ngày càng mở rộng của công ty

Năm 2010 ITL chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng

không Quốc tế - IATA

Năm 2011 Singapore trở thành cổ đông chiến lược của ITL với tỷ lệ nắm giữ cổ

phần là 30% (10.8 triệu USD) và trở thành cổ đông lớn thứ hai

Tháng 11/2012

Công ty thành lập liên doanh mới tại Việt Nam với ITL CEVA Logistics (Một trong những công ty quản lý chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới)

Đến cuối năm 2013 Mạng lưới hoạt động, chi nhánh của công ty phủ rộng khắp khu vực

Đông Nam Á Cụ thể:

Ở Việt Nam có các văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,

Trang 30

Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, Bắc Ninh

Ở Đông Nam Á có các văn phòng tại: Phnom Penh (Cambodia), Singapore (Singapore), Vientiane (Lào), Bangkok (Thái Lan), Phuket (Thái Lan), Yagon (Myanmar)

Năm 2015

ITL và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã ký kết thực hiện dự ánxã hội hóa đường sắt Trung tâm Logistics - ga quốc tế Yên Viên dự án kéo dài đến năm 2025

Giai đoạn 2007 đến

2019

ITL Corp 12 năm liên tiếp được vinh danh trong “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR 500” có mức tăng trưởng và những thành tựu xuất sắc nhất trong cả nước

Năm 2019

ITL kết hợp với ICD Tân Cảng Sóng Thần - thành viên của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn để xây dựng nên khu phức hợp logistics ITL-ICD Tân Cảng Sóng Thần tại Bình Dương với quy mô lớn

Tăng trường 150% so với năm 2020 và đạt nhiều giải thưởng

1 Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận nhất Việt Nam

2 Top 10 Công ty Logistics Uy tín năm 2021

3 Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500)Năm 2022

Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững 2022Giải thưởng Thương hiệu Quốc Gia năm 2022

(Nguồn: https://itlvn.com)

Trang 31

Hiện tại công ty đã có mặt trên 6 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á và là một trongnhững doanh nghiệp đứng đầu trong dịch vụ giao nhận và vận chuyển tại khu vực này, trongthời gian tới công ty tập trung phát triển trong nước trước với các hoạt động M&A khácnhau trên khắp của nước và sẽ tiếp tục phát triển ở khu vực nước ngoài

Hình 2.4: Bản đồ danh sách văn phòng ở nước ngoài

 Liên doanh các công ty quốc tế : MLC, Dash, Gogox, Ceva: Các công ty được thànhlập ở nước ngoài, các công ty này sẽ có một phần cổ phần thuộc về ITL và hiện tại đây làcác công ty tiềm năng và ITL hướng đến để mua 100% cổ phần Đây là hoạt động M&A màITL thường sử dụng khi mua lại từng phần của các công ty lớn, đã có bộ máy tổ chức vàhoạt động ổn định có tài sản, hệ thống, khách hàng hơn là xây dựng lên một công ty thuộc

Trang 32

 Công ty con (công ty M&A): Sotrans, Sowatco, Vietranstimex, Đây là các công tyđã được ITL mua thành công và hoạt động dưới sự quản lý của toàn tập đoàn, Trong thờigian tới các công ty này sẽ được gộp lại chung với các công ty/chi nhánh của của ITL đểhoạt động theo từng thế mạnh mà công ty sẵn có hoặc vẫn ở dưới dạng công ty con.

Hình 2.5: Danh sách công ty nằm trong tập đoàn

(Nguồn: https://itlvn.com)

2.1.5 Lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh hiện tại của Công ty CP Giao Nhận và Vận chuyển Indo Trần làcung cấp dịch vụ và giải pháp hậu cần, tổng đại lý cho các hãng hàng không, dịch vụ khobãi, dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và mạng lưới vậntải toàn quốc

Bảng 2.2: Danh sách ngành nghề kinh doanh của ty CP Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần

Trang 33

Chi tiết: Dịch vụ vận tải hàng hóa ( CPC 7112)

4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (CPC 7123)

5210

Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

Chi tiết: Cho thuê kho bãi (trừ kinh doanh bất động sản) (CPC 742)

5229

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Chi tiết:

- Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa

- Đại lý vận tải hàng hải, hàng không (CPC 748)

- Dịch vụ thông quan (trừ hóa lỏng khí để vận chuyển và hoạt động liên quanđến vận tải đường hàng không)

Trang 34

2.1.6 Cơ cấu tổ chức

2.1.6.1 Sơ đồ tổ chức

Hình 2.6: Cơ cấu tổ chức của công ty CP Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty CP Giao Nhận và Vận Tải Indo Trần)

2.1.6.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

Hiện tại, công ty có cơ cấu tổ chức như các công ty cổ phần khác, dưới sự quản lý,chỉ đạo từ tổng giám đốc và chia thành các khối kinh doanh, các khối này của công ty sẽ cócác phó tổng giám đốc quản lý, dưới đó sẽ là các trường phòng, trường chi nhánh để quản lýtừng phòng ban trong khối đó Hiện tại công ty có các phòng kinh doanh như sau:

 Khối kinh doanh

Trang 35

công ty Khối này sẽ có nhiều phòng ban khác nhau để tập trung vào tệp khách hàng đặc biệtcũng như là chăm sóc khách hàng kỹ hơn, các phòng ban này sẽ thuộc tập đoàn

o Korea Sales: Phòng này sẽ tập trung vào các khách hàng Hàn Quốc ở Việt Nam có thịtrường lớn như Orion, Samsung

o Strategy Sales tập trung vào khách hàng lớn mà công ty gọi là big fish như, GCLS,Scancom, Tân Hiệp Phát,… , hiện tại đây là bộ phận chủ chốt của nhóm kinh doanh khi cáckhách hàng đều là khách hàng lớn và tiềm năng (key account) của công ty

o Import Sales tập trung vào khách hàng có nhu cầu nhập hàng từ Trung Quốc

o Flexport Account: Là đại lý của ITL ở các quốc gia mà Flexport có chi nhánh và ITLcũng là chi nhánh của Flexport ở Việt Nam Vì tệp khách hàng của Flexport lớn nên công tythành lập một nhóm riêng thay vì gộp chung với các đại lý khác

o Ngoài ra, công ty còn có một đội ngũ kinh doanh trực thuộc các phòng dịch vụ sảnphẩm khi khách hàng chỉ muốn dùng một dịch vụ

o Agency: cũng giống như Flexport, hai bộ phận regional chịu trách nhiệm làm việc vớicác công ty logistics nội địa nước ngoài không có chi nhánh ở Việt Nam, hiện tại công ty cóhai nhóm agency phục vụ cho các khu vực châu Á, và châu Mỹ

o Trong khối Comercial này có chia ra ba chi nhánh ITL Hải Phòng, Hà Nội, và ĐàNẵng Tuy nhiên do tệp khách hàng nhỏ nên ở các khu vực không phải là trụ sở chính thì chỉ

có một phòng kinh doanh và nằm dưới sự quản lý của phó tổng giám đốc khối

o Ngoài ra, còn có Regional ở Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan, và cấu trúc cũngnhư các chi nhánh ở công ty

Có thể thấy được tron công ty có rất nhiều phòng kinh doanh, và việc này không bịảnh hưởng nhiều đến tệp khách hàng của các bộ phận vì phân khúc khách hàng của các bộphận là khá cụ thể và khác nhau Tuy nhiên, trong trường hợp trùng khách hàng giữa haiphòng ban trong khối kinh doanh thì hai phòng kinh doanh này sẽ xem xét doanh thu, lợinhuận cũng như là số lượng dịch vụ bán ra của bên nào nhiều hơn sẽ là khách hàng của bênphòng ban đó Việc chia nhiều phòng ban nhằm mục đích để nhân sự phòng ban đó có thể

Trang 36

tập trung phát triển một tệp khách hàng duy nhất và không bị loãng cũng như là mất đi cơhội khai thác các khách hàng tiềm năng vốn có trên thị trường

 Bộ phận Product:

Được gọi là back office thuộc về vận hành các sản phẩm, tài sản của công ty để tạo ragiá trị Khi khách hàng của bộ phận kinh doanh có nhu cầu thì chính nhân viên kinh doanhback office sẽ báo giá cho cho nhân viên kinh doanh ở khối commercial cũng như sẽ trựctiếp vận hành theo như trong hợp đồng đã ký kết

o Vận tải hàng không: phòng ban chịu trách nhiệm về vận tải hàng không

o Vận tải biển: phòng ban chịu trách nhiệm về vận tải bằng đường biển;

o Vận tải đường bộ: Tại sản phẩm kinh doanh này, công ty có chia thêm ba phòngsản phẩm nhỏ hơn bao gồm

 Phòng Dash & Rail: chịu trách nhiệm vận tải đường sắt và thủy nội địa hoặcvận đường bộ tuyến Bắc Nam hàng lẻ;

 Bộ phận FTL hoạt động chính là vận chuyển hàng nguyên container

o Bộ phận chứng từ: chịu trách nhiệm về xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu cho dịch

vụ vận tải xuyên biên giới, bận tải biển, vận tải hàng không

o Bộ phận Technical: bộ phận chịu trách nhiệm cho phần kỹ thuật của xe cộ của chotoàn tập đoàn (bao gồm xe văn phòng và xe phục vụ cho việc cung cấp cho dịch vụ) Bộphận này cũng sẽ chịu trách nhiệm cho việc lựa chọn mẫu xe phụ hợp với nhu cầu sử dụngcủa công ty

o Khối Product cũng có chi nhánh ở Hà Nội, Đà Nẵng và regional Và cũng có cơ cấugiống như khối commercial

 Bộ phận Aviation: Công ty có tiền thân là đại lý hàng không - chuyên bán cước baycủa các hãng hàng không không có văn phòng tài Việt Nam, đây cũng là bộ phận mang lạinhiều doanh thu nhất cho công ty chiểm 65% doanh thu của công ty và hiện tại công ty đanglà GSA của hơn 25 hãng hàng không trên toàn thế giới Cụ thể, Bộ phận aviation sẽ đại diện

Trang 37

(Nguồn: https://itlvn.com) Hình 2.7: Danh sách hãng hàng không công ty làm đại lý

Khối tài chính và nhân sự này đều trực thuộc công ty, tuy nhiên sẽ chia ra mỗi nhânviên phụ sẽ phụ trách một phòng của các back office riêng biệt cho từng loại dịch vụ sảnphẩm riêng

Các công ty con, công ty liên kết

Trang 38

o Cảng Sowatco (Đồng sở hữu 25% cổ phần với Sotrans group)

o Vietranstimex (Đồng sở hữu 100% cổ phần với Sotrans group)

o Cảng Đồng Nai (ITL có 70% cổ phần)

 Khối kinh doanh công nghệ:

Chịu sự quản lý trực tiếp từ tổng giám đốc, đây là khối dịch vụ đáng được mong đợinhất trong thời gian sắp thời khi thời kỳ công nghệ tiếp tục phát triển và nắm giữ vai tròquan trọng

o Logtechhub chuyên các sản phẩm về công nghê, hệ thống, và các bộ phận liên quanđể cơ sở hạ tầng dữ liệu, Hiện nay, các phần mềm mà công ty đều là sản phẩm củaLogtechub viết ra theo chính nhu cầu của các phòng ban vận hành và đây được xem là vũkhí của công ty khi công ty không cần phải mua các phần mềm, hệ thống từ bên ngoài

o Vela: Bộ phận mới được thành lập vào tháng 8/2022 chuyên về giải pháp doanhnghiệp bằng công nghệ, bộ phận này sẽ tập trung các khách hàng dùng nhiều dịch vụ củacông ty để liên kết lại Sau khi được thành lập và làm việc với khách hàng thì tất cả kháchhàng mà dùng gói dịch vụ tích hợp của công ty sẽ được chuyển về cho nhóm Vela quản lý

 Khối kho vận (ITL Logistics)

o Contract logistics: Được thành lập từ năm 2019, bộ phận chịu trách nhiệm về các dịch

vụ kho hàng như kho CFS, kho ngoại quan, kho phân phối (kho DC), kho lạnh và chia thành

3 vùng ở Bắc Trung Nam với vị trí cụ thể là Kho ngoại quan Bắc Ninh, kho lạnh Đà Nẵng,và kho CFS, kho ngoại quan ở khu vực Bình Dương

o Bộ phận DT (Distribution transportation) là bộ phận điều phối vận tải hàng phân phốibằng đường bộ bằng xe tải, bộ phận này mới được chuyển sang ITL logistics khi công tyM&A thành công ITL Keppel (đây là công ty cũng rất mạnh ở mảng kho vận)

Tính đến thời điểm tháng 10/2022, các cơ cấu phòng ban sẽ được đặt dưới sự quản lý,giám sát theo bảng trên Tuy nhiên, trong tương lai, sẽ có các sự thay đổi khác, nhiều phòngban sẽ tách ra hoặc gộp lại cùng các khối kinh doanh khác khi công ty tiếp tục mở rộng và

Trang 39

2.1.7 Tình hình nguồn nhân lực

Đến thời điểm tháng 10 năm 2022, công ty có hơn 1800 nhân viên Phân bố theo tiêuchí: trình độ; chức năng; giới tính; độ tuổi

Biểu đồ 2.1: Phân chia nhận sụ theo trình độ học vấn

Việc có trình độ học vấn cao cũng là một yếu tố chọn nhân viên của công ty Từ đócông ty có thể khẳng định rằng nhân viên của công ty luôn có một thái độ học và làm việctốt nhất

Theo bảng thống kê, tổng số nhân viên toàn công ty là hơn 1800 người, trong đó có

1108 người tốt nghiệp đại học, chiếm tỷ lệ cao nhất gần 62% Chiếm 25% là 455 nhân viêntốt nghiệp cao đăng Và trình độ thạch sĩ là 204 nhân viên chiếm 11% trong tổng số nhânviên Trình độ Tiến sĩ có 33 nhân viên chiếm tỷ lệ là 1,84% và lao động trình độ trung cấptrở xuống là 0%

Xét theo chức số lượng nhân viên ở từng phòng ban, theo biểu đồ có thể thấy đượcbước đi của công ty khi luôn tập trung phát triển số lượng nhân viên kinh doanh, đây là cũnglà điều dễ thấy khi số lượng phòng ban trong khối commercial của công ty rất nhiều, trungbình một phóng sẽ có 10 nhân sự vì vậy, chiếm tổng số cao nhất là 28% , tiếp theo đó là các

bộ phận liên quan đến kế toán, tài chính và đến các phòng thuộc khối sản phẩm

Trang 40

Vì công ty đầu tư rất nhiều về sản phẩm, tài sản và các sản phẩm đó phân bổ rộngtrên khắp cả nước cũng như là nước ngoài nên phải có đủ nhân sự cũng như là nguồn lực đểkiểm khách hàng về cho doanh nghiệp

Biểu đồ 2.2: Phân chia nhân sự theo bộ phận

Tỷ trọng nhân viên nữ của công ty là 952 người, chiếm 52.89%, số lượng nhân viênnam trong công ty là 848 người, chiếm 47.11% số lượng nhân viên công ty

Ngày đăng: 20/06/2024, 12:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] ITL Continues To Be Honored In “Top 10 Most Reputable Logistics Companies In 2021”, https://www.vietranstimex.com.vn/en-US/sotrans-group-continues-to-be-honored-in-top-10-most-reputable-logistics-companies-in-2021 [Ngày truy cập: 1/9/2022] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Top 10 Most Reputable Logistics CompaniesIn 2021
[1] Ngân hàng UOB dự báo lạm phát Việt Nam có thể lên 5% trong năm 2023 https://www.vietnamplus.vn/ngan-hang-uob-du-bao-lam-phat-viet-nam-co-the-len-5-trong-nam-2023/800075.vnp [Ngày truy cập: 17/6/2022] Link
[2] VIỆT NAM TRƯỚC KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI https://www.gso.gov.vn/bai-top/2022/10/viet-nam-truoc-kho-khan-thach-thuc-cua-kinh-te-thegioi/#:~:text=L%E1%BA%A1m%20ph%C3%A1t%20m%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20qu%E1%BB%91c,%25%20v%C3%A0%203%2C1%25 [Ngày truy cập: 1/9/2022] Link
[4] Thời cơ và thách thức với các doanh nghiệp logistics Việt Nam trong hoạt động vận tải qua biên giới bằng đường bộ, https://mbf.com.vn/thoi-co-va-thach-thuc-doi-voi-cac-doanh-nghiep-dich-vu-logistics-viet-nam-trong-hoat-dong-cung-cap-dich-vu-van-tai-hang-hoa-qua-bien-gioi-bang-duong-bo/ [Ngày truy cập: 15/8/2022] Link
[5] Luật giao thông đường bộ, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Luat-giao-thong-duong-bo-2008-23-2008-QH12-82203.aspx [Ngày truy cập: 5/9/2022] Link
[6] Đánh Giá Tính Khả Thi Của Dự Án, https://ybox.vn/ky-nang/danh-gia-tinh-kha-thi-cua-du-an-kaiggzd5dy [Ngày truy cập: 5/9/2022] Link
[7] Nghiên cứu tính khả thi của dự án, một yếu tố trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, http://quanlydautu.org/tu-van-bao-ve-moi-truong/dich-vu-moi-truong/nghien-cuu-tinh-kha-thi-cua-du-an-mot-yeu-to-trong-viec-lap-bao-cao-danh-gia-tac-dong-moi-truong.html [Ngày truy cập: 5/9/2022] Link
[8] Chính sách thương mại đa biên của bộ công thương https://vntr.moit.gov.vn/storage/agreement/cptpp/1-chapters/vietnamese/10-chuong-dich-vu-xuyen-bien-gioi-vie.pdf [Ngày truy cập: 1/10/2022] Link
[9] Thông tư 63/2013/TT-BGTVT về vận tải xuyên biên giới https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-63-2013-TT-BGTVT-huong-dan-Ban-ghi-nho-van-tai-duong-bo-giua-Campuchia-Lao-Viet-Nam-220274.aspx Link
[10] Trong vận tải xuyên biên giới thì các hình thức giao nhận hàng hóa có thể diễn ra như thế nào? https://vli.edu.vn/van-tai-xuyen-bien-gioi/ Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w