1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài Liệu Môn Phát Triển Thể Chất Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non.docx

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM MẦM NON

Câu hỏi: Sự giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân

a Giống nhau:+ Đều là xương ống.+ Xương đai vai (đai hông)+ Xương cánh tay (cẳng chân)+ Xương cổ tay (cổ chân)+ Xương bàn tay (bàn chân)+ Xương ngón tay (ngón chân)b Khác nhau:

+ Xương tay có kích thước nhỏ hơn, có các khớp xương cử động linh hoạt, xương ngón tay cái đối diện với xương các ngón còn lại Điều này phù hợp với chức năng cầm, nắm, sử dụng các công cụ lao động.

+ Xương chân có kích thước to hơn, xương gót nhô ra phía sau, xương bàn chân cong lên, có các khớp xương vững chắc Cấu tạo này phù hợp với chức năng giúp cơ thể đứng vững, tạo dáng đứng thẳng, nâng đỡ cơ thể.

Câu hỏi: Bộ xương người là gì? Có bao nhiêu xương?

Bộ xương người là hệ thống trung tâm của cơ thể, bao gồm các xương, mô liên kết, sụn, gân và dây chằng Hệ thống xương người trưởng thành chứa 206 xương, trong khi đó trẻ em có thể có hơn 300 xương.

Hệ thống xương ở nam và nữ giới có thể có sự khác biệt Xương nam giới thường dài và có khối lượng cao hơn Trong khi đó, hệ thống xương ở phụ nữ thường có xu hướng phát triển lớn hơn hơn phần xương chậu, điều này phù hợp cho việc mang thai và sinh con.

Bất kể giới tính, bộ xương người tương tự như xương ở các động vật khác, bao gồm hai phần chính, được gọi xương trục và xương phần phụ Phụ thuộc vào hai bộ phận chính, cấu tạo bộ xương người có thể bao gồm các phần như sau:

+ Bộ xương trục (Axial skeleton):Xương móng (The hyoid), xương mặt (The facial bones), cột sống (The spine)

+ Xương phần phụ (The appendicular skeleton):Xương ức (Pectoral girdle), xương chi (xương dài ở tay và chân), xương chậu (Pelvic girdle) và bàn tay – bàn chân (Hands and feet)

=> Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân đảm bảo chúng phù hợp nhất, hoàn thiện nhất cho chức năng của tay, chân

Câu hỏi: Các tật ở xương, cách phòng tránhBệnh còi xương ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết

1 Bệnh còi xương ở trẻ

Trang 2

Còi xương ở trẻ xảy ra khi cơ thể bé bị thiếu hụt lượng vitamin D cần thiết Thiếu Vitamin D sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ cũng như chuyển hóa 2 loại chất

quan trọng giúp xương phát triển là canxi và phốt pho.

Bệnh còi xương ở trẻ phổ biến trong khoảng 3 năm đầu đời mà nguyên nhân chính là

do thiếu ánh sáng mặt trời, hoặc chế độ dinh dưỡng không đủ chất canxi - phốt pho vàkhông được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ Nếu bệnh nghiêm trọng có thể khiến cho bộ xương của trẻ bị biến dạng Những em bé có nhiều nguy cơ bị còi xương thường thuộc các nhóm sau:

 Bé sinh non hoặc các cặp sinh đôi Cho bú sữa bò thay vì sữa mẹ Nặng cân, quá bụ bẫm

 Trẻ có da sậm màu

 Trẻ sinh ở những nơi có điều kiện thời tiết âm u, thiếu ánh nắng

Ngoài bệnh còi xương, còn có khái niệm còi cọc dùng để chỉ những trẻ bị suy dinh dưỡng, cân nặng lẫn chiều cao đều kém hơn mức trung bình, có thể kèm theo còi xương hoặc không Trong khi đó, có trường hợp bệnh còi xương còn gặp ở cả trẻ rất bụ bẫm vì những đứa bé này có nhu cầu bổ sung canxi - phốt pho cao hơn các bạn có chỉ số cơ thể phát triển bình thường.

2 Những dấu hiệu nhận biết

Bệnh còi xương ở trẻ thường biểu hiện qua một số dấu hiệu như sau:

 Trẻ thường quấy khóc, ngủ không yên, dễ giật mình, và đổ nhiều mồ hôi lúc ngủ.

 Tóc rụng nhiều, đặc biệt là ở vùng sau gáy như hình vành khăn.

 Có các bất thường ở vùng xương đầu, bao gồm thóp rộng và mềm, thóp khôngđầy và phập phồng theo nhịp thở; xuất hiện bướu đỉnh đầu, bướu trán (trán dô), hoặc đầu bẹp trông giống cá trê.

 Răng mọc chậm, rối loạn trương lực cơ hoặc bị táo bón. Chậm phát triển vận động như lẫy, lật, bò, đi, đứng

Trong trường hợp còi xương cấp tính, trẻ có thể bị co giật do lượng canxi trong máu hạ xuống quá thấp Bệnh còi xương nghiêm trọng có nguy cơ gây ra những biến chứng chẳng hạn như: có chuỗi hạt ở xương sườn, dị tật xương ức gà hay còn gọi là ngực lồi, và chân tay vòng kiềng.

Chân vòng kiềng là một trong những biến chứng của còi xương ở trẻ

3 Điều trị còi xương ở trẻ

Nếu như các bậc phụ huynh nhận thấy con mình có những triệu chứng kể trên, cần đưa trẻ đến trung tâm dinh dưỡng hoặc bệnh viện chuyên khoa nhi để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán Đối với trẻ đã được kết luận mắc bệnh còi xương, phương

pháp điều trị chủ yếu tập trung vào nguyên nhân chính là bổ sung vitamin D và canxi.3.1 Phơi nắng sáng cho trẻ mỗi ngày

Trong cơ thể người có sẵn chất tiền vitamin D nằm dưới da, có tên là cholesterol Tác động của tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời khiến chất tiền tố trên bị hoạt hóa, sau đó hình thành vitamin D Vitamin D giúp điều hòa canxi, phốt pho trong máu dễ dàng được hấp thu và chuyển hóa.

Trang 3

7-dehydro-Thời gian tắm nắng cho trẻ lý tưởng và an toàn nhất là trước 9h sáng và trong vòng

khoảng 10-30 phút Ở những vùng thiếu ánh sáng mặt trời, có thể đưa trẻ đến khoa vậtlý trị liệu tại bệnh viện để tắm ánh sáng nhân tạo như là một liệu pháp thay thế Khi phơi nắng nên hạn chế có trẻ mặc nhiều quần áo để ánh nắng mặt trời được chiếu trực tiếp lên da, không thông qua lớp vải hay cửa kính nhằm phát huy tác dụng tối đa.

3.2 Cung cấp vitamin D và canxi

 Uống hoặc tiêm vitamin D: Liều lượng dùng vitamin D tham khảo là 4000 UI/ngày trong vòng 4 - 8 tuần Tuy nhiên, vẫn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ vì trong một vài trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy hay dựa vào thể trạng khác nhau mà điều chỉnh mức độ uống vitamin D Ngoài ra, cũng có thể cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 UI/uống, khoảng cách tiêm nhắc lại là 3 tháng và kéo dài trong vòng 1 năm.

 Bổ sung canxi bằng các loại chế phẩm: Ống canxi B1 - B2 - B6 dạng uống hoặc cốm ăn là một lựa chọn khác có thể cân nhắc để tăng cường cung cấp vitamin D hằng ngày cho trẻ.

 Chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học: Đối với trẻ sơ sinh thì nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ Khi đến tuổi ăn dặm, phụ huynh chú ý chọn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa và hải sản trong thực đơn hàng ngày Bên cạnh đó, cần lưu ý quan niệm cho trẻ ăn xương hầm sẽ chống được còi xương là không chính

xác Thay vào đó, dầu mỡ sẽ hỗ trợ trẻ hấp thụ được vitamin D vì chúng là loại tan trong dầu Nếu bữa ăn hàng ngày thiếu dầu mỡ thì có nguy cơ không chữa khỏi còi xương ở trẻ dù được uống và tiêm vitamin D đầy đủ.

Vẹo cột sống ở trẻ em là gì?

Vẹo cột sống ở trẻ em là tình trạng xương cột sống bị cong bất thường, trông giốngnhư hình chữ C hoặc chữ S thay vì thẳng dọc theo lưng một cách tự nhiên Hiện tượngnày thường xảy ra ở vùng cột sống ngực, đôi khi là vùng cột sống thắt lưng hoặc cảhai.

Nếu vẹo cột sống không được phát hiện và điều trị kịp thời, đường cong có thể tiếntriển nghiêm trọng hơn trong giai đoạn tăng trưởng của bé Tình trạng này có thể xuấthiện ở trẻ mới biết đi và trước thời điểm dậy thì (1)

Tham khảo: Các dạng cong vẹo cột sống thường gặpNguyên nhân gây cong vẹo cột sống ở trẻ em

Vẹo cột sống xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:

 Vẹo cột sống vô căn: Đây là dạng phổ biến nhất, vẫn chưa xác định đượcnguyên nhân chính xác nhưng có cơ sở do di truyền.

 Vẹo cột sống bẩm sinh: Tình trạng bất thường này phát triển trước khi trẻ chàođời, có thể do cấu trúc xương cột sống không hình thành đầy đủ hoặc khônghợp nhất với nhau.

 Chứng vẹo cột sống thần kinh cơ: Tình trạng này thường liên quan trực tiếpđến các bệnh lý về dây thần kinh và cơ bắp, chẳng hạn như chứng loạn dưỡngcơ, bại não… gây mất cân bằng, suy yếu cơ hỗ trợ cột sống.

Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ảnh hưởng, bao gồm: Chấn thương.

Trang 4

 Mất cân đối chiều dài chân. Nhiễm trùng.

 Khối u. Sai tư thế. Mang balo nặng.Gù lưng trẻ em là gì?

Gù lưng trẻ em là tình trạng cột sống có hình đường cong bất thường về phía trước ởphần trên lồng ngực của bé Người gù lưng bẩm sinh thường có ngoại hình tròn trịa.Một số trường hợp khác phát triển tình trạng gù lưng ở lứa tuổi vị thành niên (1)Nguyên nhân trẻ em bị gù lưng

Có ba yếu tố phổ biến ảnh hưởng tới tình trạng gù cột sống ở trẻ gồm: (2)1 Gù cột sống tư thế

Đây là loại gù cột sống thường gặp nhất, thường xuất hiện trong độ tuổi vị thành niên.Phụ huynh có thể quan sát thấy tư thế của con bị sai hay chùng xuống Tuy vậy,không liên quan tới những bất thường nghiêm trọng về cấu trúc cột sống.

Đường cong do chứng gù cột sống tư thế thường tròn Người bệnh có thể tự điềuchỉnh khi đứng thẳng Loại gù cột sống này thường gặp ở bé gái hơn bé trai Tìnhtrạng này rất thường không gây đau Vì đường cong không tiến triển nên thườngkhông dẫn tới những vấn đề trong cuộc sống sau này.

2 Gù cột sống của Scheuermann

Tình trạng này tương tự gù cột sống tư thế, thường có biểu hiện rõ ràng trong nhữngnăm thiếu niên Tuy nhiên, bệnh gù cột sống của Scheuermann có khả năng dẫn tớibiến dạng hình chêm có thể nguy hiểm trong tương lai, nhất là ở người bệnh gầy.3 Gù cột sống bẩm sinh

Gù cột sống bẩm sinh là tình trạng trẻ mắc phải từ khi mới sinh ra Cột sống khôngphát triển bình thường khi thai đang phát triển trong tử cung của người mẹ Xươngsống có thể không phát triển như mong muốn hay một số đốt sống bị dị tật hay dínhvới nhau.

Tình trạng gù lưng này sẽ tiến triển nặng hơn khi trẻ lớn lên Thông thường, ngườibệnh gù cột sống bẩm sinh cần điều trị phẫu thuật ngay từ khi còn bé nhằm ngăn chặnsự tiến triển của đường cong và các biến chứng có thể xảy ra.

Dấu hiệu bệnh gù lưng ở trẻ nhỏ

Một vài dấu hiệu gù lưng có thể nhìn thấy bằng mắt thường Trong khi, những triệuchứng khác rất khó nhìn thấy được Tuy nhiên, trẻ bị chứng gù lưng có thể cảm nhậnđược những khó chịu mơ hồ Những triệu chứng gù lưng trẻ em có thể nhìn thấy gồm:(3)

 Nhìn thấy khối bướu, thường ở lưng trên.

 Lưng trên bị cao bất thường khi uốn cong về trước. Đầu luôn luôn hay hầu như luôn cúi về phía trước.

Trang 5

 Nhìn hai vai tròn quá mức.

 Có khác biệt về chiều cao hay vị trí của vai hoặc bả vai.

 Một số trường hợp gù lưng nặng có thể bị đau và cứng lưng, khó thở hoặccăng cơ mặt sau đùi khi chạy nhảy.

Gù lưng nặng có thể khiến trẻ bị đau và cứng lưngPhương pháp chẩn đoán gù lưng trẻ em

Phần lớn các trẻ mắc chứng gù lưng được phát hiện bởi cha mẹ, bác sĩ nhi khoa haytrong khi kiểm tra thể chất tại trường Việc phát hiện sớm và theo dõi là điều rất quantrọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị Nếu bị gù lưng, dù đã được xác nhận haynghi ngờ, phụ huynh nên đưa trẻ đi đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và cóbiện pháp can thiệp càng sớm càng tốt.

Khi thăm khám, bác sĩ thường hỏi về tiền sử bệnh tật và gia đình của người bệnh, thựchiện khám, đo đường cong cột sống của trẻ Tuy vậy, điều quan trọng nhất là ngườibệnh cần thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán nhằm xác định bản chất, mức độ củatình trạng gù lưng.

 Chụp X-quang: Chụp X-quang toàn trục cột sống để đo, đánh giá mức độ gùvẹo của cột sống Chụp x- quang giúp xác định phương pháp điều trị cho trẻnhằm kiểm soát, điều chỉnh cột sống.

 Chụp CT và chụp MRI: Các phương pháp chẩn đoán này giúp tạo ra hình ảnhchi tiết hơn, giúp xác định hoặc loại trừ những bất thường ở tủy sống và rễthần kinh.

 Xạ hình xương: Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc nhuộm để xác định bệnh xương, khốiu.

 Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này đôi khi được chỉ định thực hiện nhằm tìmkiếm những tình trạng chuyển hóa liên quan Tuy nhiên, xét nghiệm máukhông phải là một phần tiêu chuẩn trong chẩn đoán gù lưng ở trẻ em.

 Xét nghiệm chức năng phổi: Phương pháp này được chỉ định thực hiện đểkiểm tra chức năng phổi của trẻ nếu nhịp thở bị ảnh hưởng Tuy nhiên, đâycũng không phải là một phần tiêu chuẩn trong chẩn đoán gù lưng trẻ em.Gù lưng ở trẻ có nguy hiểm không?

Ở mức độ gù lưng nhẹ, nhiều trẻ không xuất hiện biến chứng Tuy nhiên, nếu tiếntriển, bệnh làm gia tăng độ cong của cột sống về phía trước Tình trạng này có thể gâyđau đớn và cản trở chức năng của phổi Một số trường hợp lưng gù có thể gây cản trởviệc ăn uống, khiến người bệnh khó nuốt, có khả năng gây trào ngược axit dạ dàythực quản nghiêm trọng (4)

Khi điều trị thành công, cột sống của trẻ sẽ được điều chỉnh về sinh lý bình thường.Người bệnh có thể tiếp tục cuộc sống thường ngày, không gặp giới hạn nào Nếu cầnphẫu thuật nắn chỉnh cột sống, người bệnh có thể đi lại trong vài ngày và khoảng mộttuần có thể xuất viện Sau một tháng, trẻ có thể trở lại trường học, tiếp tục phần lớnnhững hoạt động thường ngày theo tuổi trong khoảng 3 – 4 tháng Toàn bộ quá trìnhhồi phục hoàn toàn sau phẫu thuật mất khoảng một năm.

Cách khắc phục gù lưng ở trẻ

Tùy theo độ phức tạp và mức độ nghiêm trọng, cũng như độ tuổi và giai đoạn pháttriển thể chất của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa gù lưng phù hợp.

Trang 6

Những mục tiêu trong điều trị gù lưng trẻ em gồm:

 Ngăn chặn tiến triển bệnh khi trẻ vẫn đang phát triển. Hạn chế cột sống biến dạng thêm.

 Điều chỉnh biến dạng cột sống người bệnh thanh thiếu niên và thanh niên đãđạt tới chiều cao đầy đủ.

 Trong phần lớn trẻ mắc chứng gù lưng do tư thế và Scheuermann thườngkhông cần điều trị tích cực Biện pháp điều trị gù lưng trong những trường hợpnày thường là kiểm tra, theo dõi, vật lý trị liệu hoặc có thể cho người bệnhmang nẹp chỉnh hình.

1 Theo dõi

Ngay cả khi được chẩn đoán bị gù lưng, cột sống của trẻ có thể không cong thêm nữa.Tuy vậy, tình trạng này vẫn có khả năng trở nên nghiêm trọng hơn trong thời kỳ trẻphát triển nhanh chóng Khi lớn lên, trẻ cần được theo dõi cột sống thông qua thămkhám thường xuyên với bác sĩ Tiến triển của gù sẽ chậm lại và thường không pháttriển sau tuổi dậy thì.

2 Vật lý trị liệu

Các kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn chế độ tập luyện và liệu pháp cho trẻnhằm giải quyết tình trạng mất cân bằng cơ liên quan tới chứng gù lưng Lợi ích củanhững bài tập này là tăng cường sức mạnh cốt lõi, lưng trên, vai và bả vai của ngườibệnh.

3 Tái định hình

Một số trường hợp sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định đeo nẹp chỉnh hình (có thểmặc bên trong áo) Phương pháp này không đưa cột sống trở về đường cong sinh lýbình thường Tuy nhiên, đeo nẹp có thể ngăn ngừa cho tình trạng gù lưng diễn biếntheo chiều hướng xấu Một số trường hợp chỉ cần đeo nẹp vào ban đêm, trong khi mộtvài trẻ có thể mang 18 – 20 giờ mỗi ngày.

4 Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật hợp nhất cột sống (SFS) là phương pháp phổ biến nhất để nắn chỉnh gù cộtsống lưng trong điều trị những trường hợp trẻ gù lưng nặng Bác sĩ phẫu thuật nắnchỉnh cột sống bằng các thiết bị (thanh kim loại, vít), ghép xương giữa những đốtsống bị tổn thương, từ đó những đốt sống hợp nhất thành khối xương vững chắc.Những trường hợp có thể cần phẫu thuật nắn lưng gù như:

 Gù cột sống từ 75° trở lên.

 Đã mang nẹp chỉnh hình nhưng gù lưng vẫn tiến triển.

 Bị gù lưng bẩm sinh có liên quan dị tật xương (có thể cần phẫu thuật khi cònnhỏ) hoặc là do nhiễm trùng hay khối u.

Biện pháp phòng ngừa gù lưng ở trẻ em

Phụ huynh cần khuyến khích trẻ thực hiện các yêu cầu sau để giữ lưng thẳng, ngănngừa tình trạng cong lưng, gù lưng ở trẻ, cụ thể:

 Khi đi đứng, không khom người, cong gập người về phía trước.

Trang 7

 Ngồi học đúng cách: Lưng luôn thẳng, không cúi sát mặt bàn hay nằm dài trênbàn.

Thường xuyên tập thể dục: Vận động phù hợp sẽ giúp tăng cường sức mạnhcho phần cơ vùng lưng, tăng sự linh hoạt Một số môn thể thao giúp phòngngừa các vấn đề ở lưng cho trẻ rất tốt gồm bơi lội, chạy, đi bộ, yoga…

 Ngoài ra một số bài tập chống gù lưng đơn giản cũng có thể giúp cải thiện tìnhtrạng này.

 Không mang cặp sách nặng: Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu tới các cơ vàdây chằng lưng Phụ huynh cần chọn cặp được thiết kế riêng cho trẻ em đihọc.

Bổ sung cho trẻ những thực phẩm giàu canxi

Canxi là một loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng một hệ

xương chắc khoẻ Chúng ta có thể tìm thấy canxi chủ yếu trong các sản phẩm từ sữa, hạt, rau xanh lá và đậu Ngoài ra, nó cũng có mặt trong một số thực phẩm khác như nước cam và ngũ cốc.

Để giúp trẻ bổ sung canxi đầy đủ cho xương và cơ thể, bạn nên khuyến khích con ăn những thực phẩm tăng cường canxi sau, cụ thể:

Sữa: Bạn nên cho trẻ uống sữa theo khẩu phần khuyến nghị của các chuyên

gia dinh dưỡng dựa trên độ tuổi Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên uống khoảng 2 – 3 phần sữa ít béo mỗi ngày Những trẻ lớn hơn có thể cần đến 4 phần sữa ít béo mỗingày.

Thay thế thực phẩm thông thường bằng các thực phẩm có nhiều

canxi: Chẳng hạn như bơ hạnh nhân thay cho bơ đậu phộng, hoặc nước cam tăng

cường canxi thay cho nước trái cây thông thường.

Cung cấp lượng vitamin D cần thiết cho trẻ

Vitamin D được biết đến với vai trò giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn Tuy nhiên

thực trạng hiện nay, hầu hết trẻ em đều không tiêu thụ nhiều các thực phẩm có chứa vitamin D Do đó, việc cung cấp lượng vitamin này cho trẻ ngay từ sớm là điều cần

thiết, giúp trẻ có một hệ xương chắc khỏe.

Ngay cả trẻ sơ sinh cũng cần được bổ sung vitamin D, trừ khi chúng được uống ít nhất 32 ounce sữa công thức mỗi ngày Để bảo đảm bổ sung đầy đủ lượng vitamin D cho trẻ, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có biện pháp tốt nhất.

Để xương chắc khỏe, cha mẹ nên bổ sung vitamin D cần thiết cho trẻ

Một cách đơn giản giúp trẻ tăng cường tổng hợp vitamin D và giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn là tắm nắng Tuy nhiên, bạn cần cho trẻ tắm nắng với thời gian phù hợp, tránh để làn da trẻ tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da và lão hoá sớm ở trẻ.

Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn uốngthường ngày nhằm giúp xương trẻ chắc khỏe hơn Những nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, bao gồm các loại cá béo (cá mòi, cá trích, cá thu và cá hồi), lòng đỏ trứng, gan bò, ngũ cốc và nước cam.

Trang 8

Khuyến khích trẻ tích cực tập thể dục mỗi ngày

Cơ bắp của con người trở nên mạnh mẽ hơn khi chúng ta tập luyện và sử dụng chúng

thường xuyên, và điều này cũng đúng đối với hệ xương trẻ em Một số hoạt động thể

chất như đi bộ, nhảy, chạy bộ và leo núi đặc biệt tốt đối với việc xây dựng hệ thống xương khớp.

Những hoạt động trên hay còn được gọi là hoạt động chịu trọng lượng, vì chúng sử dụng lực của cơ cũng như trọng lực nhằm tạo ra áp lực lên xương Áp lực này sẽ tạo tiền đề giúp hình thành xương chắc khoẻ hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên khuyến khích trẻ thực hiện thường xuyên các hoạt động khác như đạp xe và bơi lội Đây là những hoạt động không tạo ra áp lực chịu trọng lượng, không chỉ tốt cho sức khoẻ tổng thể mà còn giúp hỗ trợ tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho xương.

Câu hỏi: Cơ thể con ng ư ời là một khối thống nhất

1.Sự thống nhất về đơn vị cấu tạo

- Đầu thế kỉ XX người ta xác định được các cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào.-Trong cơ thể con người có nhiều loại tế bào khác nhau (như TB cơ tim, TB xương, TB hồng cầu, ), hoạt động như một thể thống nhất

Tế bào là một đơn vị cấu trúc, chức năng và di truyền cơ bản của cơ thể VD: Cơ thể người có ít nhất 10 mũ12 TB.

+Tất cả các TB đều có 3 cấu trúc cơ bản:

- Màng TB bao bọc bên ngoài TB, được cấu tạo từ Pr và L Chức năng là

giữ cho hình dạng của TB được ổn định, bảo vệ TB và thực hiện quá trình TĐC giữa TB với môi trường xung quanh

- TBC: nằm giữa màng TB và nhân, chứa đầy trong TB dịch lỏng hoặc nhớt Trong TBC có nhiều cấu trúc khác nhau được gọi là bào quan, như mạng lưới nội chất, ti thể, trung thể, bộ máy gôngi, RBX, Chức năng là nơi SX ra các enzym, Pr và các chất khác cần thiết cho TB.

+ Nhân: nằm bên trong TBC, được bao bọc bởi 2 lớp màng Chức năng chứa thông tin di truyền và kiểm soát tất cả các hoạt động của TB.

- Sinh sản: là thuộc tính đặc trưng nhất của cơ thể sống Nhờ sinh sản mà cơ thể sống tồn tại, phát triển từ thế hệ này qua thế hệ khác, cơ thể thực hiện được cơ chế truyền đạt TTDT từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể được thực hiện từ mức độ TB.

-Mô: là hệ thống các TB và các cấu trúc không phải TB liên kết với nhau để tạo ra một cấu trúc có cấu tạo, nguồn gốc phát sinh chung nhằm thực hiện một chức năng nhất định Trong cơ thể con người có 4 loại mô cơ bản: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh.

+ Mô biểu bì: là loại mô phủ bề mặt một cơ quan, giới hạn cơ quan đó với môi trường Chức năng bảo vệ và tham gia quá trình chuyển hóa VD: Mô biểu bì da

Trang 9

đến lông, móng và các tuyến da.

+ Mô liên kết (đệm -dinh dưỡng): Thành phần chủ yếu là chất gian bào không phải TB Dựa vào chức năng, phân ra 2 loại mô liên kết: Chức năng dinh dưỡng (máu và bạch huyết), chức năng đệm cơ học (xương, sụn).

+ Mô cơ: được cấu tạo chủ yếu từ các TB cơ, có chức năng vận động Mô cơ được chia thành 3 loại: Mô cơ trơn, mô cơ vân và mô cơ tim.

+ Mô thần kinh: là loại mô phân hóa cao độ, có khả năng cảm ứng được các loại kích thích của môi trường Được cấu tạo từ các TBTK, có nhiệm vụ điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

- Các cơ quan:

được tạo thành từ các loại mô liên kết với nhau theo một cách thức nhất định.4- Hệ cơ quan: được tạo thành từ các cơ quan có cùng một chức năng sẽ tập hợp với nhau theo một cách thức nhất định Trong cơ thể con người có 8 hệ cơ quan: hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ vận động, hệ TK, hệ sinh dục và hệ thống các tuyến nội tiết Các hệ cơ quan liên hệ mật thiết và được sắp xếp theo một cách thức nhất định tạo thành một cơ thể hoàn chỉnh.

2 Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức phận

- Các bộ phận trong cơ thể con người được hình thành và hoàn thiện dần trong quá trình phát triển chủng loại và cá thể, liên quan với chức năng của nó.3 Sự thống nhất giữa đồng hóa và dị hóa

- Đồng hóa là quá trình tổng hợp nên các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.

- Dị hóa là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản 4 Sự thống nhất giữa các cơ quan và các hệ cơ quan trong cơ thể

- Một cơ quan hoạt động sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan khác:VD: khi ta LĐ, cơ làm việc, đồng thời nhịp tim đập nhanh hơn, nhịp thở gấp hơn.

- Toàn cơ thể ảnh hưởng đến một bộ phận:VD: hiện tượng đói là biểu hiện toàn bộ cơ thể ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa.

-Các bộ phận trong từng cơ quan phối hợp và ảnh hưởng lẫn nhau: VD: khi ta nhảy thìcó sự phối hợp giữa chân trái và chân phải

5 Sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường

- Khi môi trường thay đổi thì cơ thể cũng phải có những thay đổi, những phản ứng cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường, nếu không thì cơ thể sẽ không tồn tại được.VD: khi trời rét ta “nổi da gà”

- Phân biệt phản xạ không điều kiện và có điều kiện

+ Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện đều là những phản ứng của cơ thể với môi trường, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường đều là hoạt động của hệ thần kinh.

- Khác nhau

+ Phản xạ không điều kiện:

Trang 10

(-) Phản xạ có tính chất bẩm sinh: phản xạ mút vú ở trẻ sơ sinh, phản xạ mổ thức ăn của gà mới nở,

(-) Di truyền đặc trưng cho loài: khi gặp nguy hiểm con mèo ghù lưng, con nhím xù lông nhọn chĩa ra.

(-) Báo hiệu trực tiếp kích thích gây ra phản xạ.+ Phản xạ có điều kiện:

(-) Phản xạ tự tạo, được hình thành trong đời sống cá thể, ví dụ con chó được nuôi từ nhỏ với sữa sẽ không có phản ứng với thịt.

(-) Đặc trưng cho cá thể: con vịt không có phản ứng gì với tiếng kẻng, nhưng khi vịt nuôi và cho ăn giờ giấc theo tiếng kẻng thì tới giờ nghe tiếng kẻng thì tập trung về ăn.(-) Số lượng không hạn chế

(-) Phản xạ không bền vững ( vì nó là phản ứng thích nghi với nhân tố mới của môi trường Khi nhân tố mới mất đi thì phản xạ có điều kiện cũng mất theo) Vì vậy muốn duy trì phản xạ có điều kiện phải thường xuyên củng cố Ví dụ như cho cá ăn, vào mỗi bữa ăn người ta đánh kẻng thì cá sẽ ngoi lên ăn.

(-) Tác nhân kích thích có thể là bất kì, ví dụ con chó có thể chảy nước bọt, liếm mép, vẫy đuôi khi bị kích thích bằng ánh sáng.

(-) Cung phản xạ là hệ cao nhất của hệ thần kinh- võ não, não bộ phải nguyên vẹn Ví dụ võ não là nơi đường liên lạc tạm thời nối kín mạch truyền xung động thần kinh gâyphản xạ có điều kiện, những người say người điên không có phản xạ có điều kiện.(-) Báo hiệu gián tiếp kích thích gây ra phản xạ không điều kiện thích ứng.

Câu hỏi: Để thành lập phản xạ có điều kiện ở trẻ em cần dựa vào điều kiện nào?

- Để thành lập phản xạ có điều kiện nhanh chóng và bền lâu cần chú ý điều kiện sau:+ Phải lấy phản xạ không điều kiện làm cơ sở ( khi sinh em bé phải có chân(pxkdk)-> đứng -> tập đi-> tập đi dài hơn-> tập chạy -> tập nhảy, Khi sinh em bé ra phải có thanh quản (pxkdk) -> tập cho bé nói ( pxcdk)

+ Trong trường hợp thành lập phản xạ có điều kiện cấp cao việc học tập của trẻ thì PXCDK mới hay cao hơn phải được xây dựng trên một PXCDK có sẵn hay thấp hơn như học chữ, tập ăn, tập thói quen vệ sinh, thói quen ăn.Trẻ sinh ra phải biết nói <- kêu ba <- tập cho bé đọc a, ă <- biết viết chữ ba, mẹ <- biết ghép thành chữ ba, mẹTrẻ sinh ra phải biết bú <- biết ăn bột <- biết ăn cháo xay <- biết ăn cháo hột <- biết ăn cơm.

=> Chú ý, cơ thể trẻ dễ thành lập phản xạ có điều kiện hơn cơ thể già.

+ Phản xạ có điều kiện được thành lập trên cơ sở một PXKDK Hay nói cách khác, cơsở sinh lí của tác nhân kích thích có điều kiện phải tác động trước tác nhân kích thích không điều kiện và có cường độ nhỏ hơn, khoảng cách giữa hai tác nhân không quá lâu.

+ Muốn PXCDK duy trì phải thường xuyên củng cố tác nhân kích thích không điều kiện, nếu không củng cố thì phản xạ sẽ mất đi.

+ Đối tượng thực nghiệm phải có bộ phận nhận cảm lành mạnh và phần võ não tương ứng nguyên vẹn.

Ngày đăng: 19/06/2024, 21:27

w