1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Lớn Đầu Tư Tài Chính Ứng Dụng Phương Pháp Định Giá Trong Định Giá Cổ Phiếu Dgc.pdf

15 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng phương pháp định giá trong định giá cổ phiếu DGC
Tác giả Nguyễn Thu Phương, Nguyễn Trần Bảo Phương, Nguyễn Tuân, Lê Khánh, Lý Quỳnh Nhung
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Đầu tư Tài chính
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2020-2021
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Độ nhạy của ngành hóa chất với chu kỳ kinh tế Trong tình hình nền kinh tế ảnh hưởng mạnh mẽ cách mạng công nghiệp và thời điểm nền kinh tế vào thời vụ, lĩnh vực hóa chất là một trong nhữ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

Đề tài:

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ

TRONG ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU DGC

Giảng viên : PGS.TS Nguyễn Thanh Phương

Mã lớp học : FIN84A

Thành viên : Nguyễn Thu Phương – 21A4010457

: Nguyễn Trần Bảo Phương – 21A4010459 : Nguyễn Tuân – 21A4010629

: Lê Khánh – 21A4010267 : Lý Quỳnh Nhung – 21A4010422

Năm học: 2020-2021

Trang 2

Mục lục

I Tổng quan nền kinh tế đầu năm 2021 1

1 Nền kinh tế thế giới 1

2 Nền kinh tế Việt Nam 1

II Tổng quan ngành hóa chất, dược phẩm tại Việt Nam 2

1 Độ nhạy của ngành hóa chất với chu kỳ kinh tế 2

2 Kết quả hoạt động ngành hóa chất năm 2020 2

3 Triển vọng ngành hóa chất năm 2021 3

III Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang 4

1 Thông tin sơ lược về doanh nghiệp 4

2 Quá trình hình thành và phát triển 4

3 Định hướng phát triển 5

4 Phân tích SWOT 6

4.1 Điểm mạnh 6

4.2 Điểm yếu 6

4.3 Cơ hội 7

4.4 Thách thức 7

5 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 8

5.1 Doanh thu thuần 8

5.2 Các khoản chi phí 8

5.3 Lợi nhuận sau thuế 9

IV Áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền định giá cổ phiếu DGC 9

1 Dự báo tình hình tài chính của DGC trong những năm tới 9

2 Định giá cổ phiếu DGC 11

V Các ưu nhược điểm của phương pháp chiết khấu dòng tiền 12

1 Ưu điểm 12

2 Nhược điểm 13

VI Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong định giá doanh nghiệp tại Việt Nam 13

Trang 3

I Tổng quan nền kinh tế đầu năm 2021

1 Nền kinh tế thế giới

Trong những năm trở lại đây, tình hình thế giới luôn có những biến động làm ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, trong quý 3/2021, khi tiến hành phục hồi toàn cầu đang tăng tốc Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu trong quý 3/2021 tăng 1,8% so với những tháng đầu năm cho thấy nhiều sự khởi sắc tích cực Trên thị trường tài chính quốc tế, các biện pháp chống đỡ dịch Covid-19 của các quốc gia như cắt giảm lãi suất tiền tệ, nới lỏng tài chính tiền tệ thông qua các gói hỗ trợ lên đến hàng nghìn tỷ USD Các gói hỗ trợ này sẽ giúp tăng sức chống chịu của nền kinh tế, tăng niềm tin của xã hội vào triển vọng cơ hội đầu tư và duy trì tăng trưởng kinh tế, kiểm soát thất nghiệp, …

2 Nền kinh tế Việt Nam

Về tổng sản phẩm quốc nội: Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng GDP quý 3/2021 ước tính tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2020, cao hơn tốc độ tăng 0,4% của quý 3/2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm 2018,2019 Tính chung, GDP 9 tháng đầu năm tăng 5,65%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 9 tháng đầu năm 2020

Về thị trường chứng khoán Việt Nam: Tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán 9 tháng năm nay ước tính đạt 292,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 24.042 tỷ đồng/phiên, tăng 224% so với bình quân năm 2020; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt đạt 10.948 tỷ đồng/phiên, tăng 5,3%; khối lượng giao dịch bình quân trên thị trường chứng khoán phái sinh, đối với sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 207.171 hợp đồng/phiên, tăng 32%; đối với sản phẩm chứng quyền có bảo đảm, khối lượng đạt 18,78 triệu chứng quyền/phiên, tăng 59%

Trong tình hình dịch bệnh và các lệnh phong tỏa, giãn cách làm người dân các nước phải ở nhà nhiều hơn, thời gian nhàn rỗi muốn tìm kiếm thêm thu nhập thì khó tìm được kênh đầu tư nào tiện lợi hơn chứng khoán Chỉ ngồi nhà vẫn có thể mua bán chứng khoán thoải mái, không cần phải đi lại gặp gỡ nhiều như ở các kênh đầu

tư khác

Trang 4

=> Chu kỳ kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của giai đoạn hồi phục sau dịch Với sự kiểm soát dịch khá tốt từ thời điểm dịch bùng phát, thêm vào đó là ảnh hưởng tích cực của việc đưa vacxin Covid để miễn dịch cộng đồng, điều này chứng tỏ Việt Nam đã vượt qua những khó khăn mà Covid 19 mang tới, Việt Nam sẵn sàng để tiếp tục phát triển kinh tế Tại thời điểm này, các doanh nghiệp, tổ chức cần tận dụng tối đa điều kiện thị trường trong, ngoài nước, chính sách ưu đãi về thuế, những ưu tiên phát triển kinh tế mà thu hút đầu tư, phát triển

Do đó đây cũng là giai đoạn thích hợp để các nhà đầu tư đổ vốn vào thị trường

II Tổng quan ngành hóa chất, dược phẩm tại Việt Nam

1 Độ nhạy của ngành hóa chất với chu kỳ kinh tế

Trong tình hình nền kinh tế ảnh hưởng mạnh mẽ cách mạng công nghiệp và thời điểm nền kinh tế vào thời vụ, lĩnh vực hóa chất là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, làm tiền đề hỗ trợ cho nhiều ngành công nghiệp cũng như cung cấp các sản phẩm thiết yếu quan trọng khác

Ở Việt Nam, ngành công nghiệp hóa chất được nhận định là ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất thiết yếu phục vụ sản xuất và sử dụng cho phân bón, sơn và mực in, thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa, Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng với mục tiêu đẩy mạnh các ngành công nghiệp trong nước

Sự tăng trưởng liên tục của ngành hóa chất chủ yếu là do nhu cầu ngày càng gia tăng trong các nền kinh tế thị trường mới nổi, ngành hóa chất cần tiếp tục hưởng lợi

từ nguyên liệu thô giá rẻ Vì thế, các doanh nghiệp lĩnh vực này đã và đang tận dụng mọi thời cơ để phát triển

2 Kết quả hoạt động ngành hóa chất năm 2020

Năm 2020 và đầu năm 2021, kinh tế thế giới và trong nước hứng chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid 19, tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành hóa chất vẫn

có được kết quả tương đối khả quan

Theo Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), tổng sản lượng công nghiệp hoá chất Việt Nam hàng năm chiếm khoảng 10-11% tổng giá trị GDP ngành công nghiệp, lực lượng lao động chiếm gần 10% và có năng suất lao động cao 1,36 lần năng suất lao

Trang 5

động trung bình của toàn ngành công nghiệp do có mức độ tự động hoá khá cao Theo tính toán, sau khi các dự án đang triển khai hoàn thành và hoạt động ổn định, giá trị tổng sản lượng ngành công nghiệp hóa chất chiếm tỷ trọng từ 13-14% toàn ngành công nghiệp

Điển hình, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang ghi nhận doanh thu thuần quý 1/2021 đạt hơn 1,949 tỷ đồng, tăng 28% Hóa chất Đức Giang cho biết,

sự đổi mới về công nghệ sản xuất phốt pho vàng, axit photphoric trích ly và phân bón đã giúp Công ty tiết giảm được chi phí điện năng, chi phí nguyên liệu đầu vào (như quặng apatit, than) dẫn đến giảm giá thành sản phẩm, giúp cho lãi gộp tăng 41% so với cùng kỳ Nhờ đó, Công ty thu về 284 tỷ đồng lãi ròng trong quý 1, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước

3 Triển vọng ngành hóa chất năm 2021

Ngành hoá chất sản xuất rất nhiều loại sản phẩm có nhiều ứng dụng thương mại

và công nghiệp tương ứng Sự tăng trưởng liên tục của ngành hoá chất chủ yếu là do

nhu cầu ngày càng gia tăng trong các nền kinh tế thị trường mới nổi, chủ yếu ở Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc, bốn nước BRIC đang đi đầu trong sự tăng trưởng của thị trường đang nổi lên Từ năm 2010, các nước ở Nam Mỹ và Châu Á chiếm gần 50% tổng số thị trường toàn cầu về hóa chất

Có thể nói Covid 19 vừa là thách thức vừa là cơ hội cho các công ty hóa chất cải

tổ chiến dịch kinh doanh lâu dài bằng cách đưa ra các lựa chọn chiến lược sáng suốt đói với thị trường trọng điểm mà họ nên tập trung vào Hơn nữa, khi các công ty tập trung vào việc thoái vốn các tài sản không còn hiệu quả hoặc việc huy động tiền mặt

bị hạn chế trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các công ty trong ngành có sự chuẩn bị tốt và có bảng cân đối kế toán có thể xem xét việc mua lại thông minh để tạo ra giá trị lớn hơn cho cổ đông dài hạn

Các công ty có thể tăng thu nhập trong các môi trường hoạt động khác nhau nếu

họ xây dựng được danh mục sản phẩm có thể chịu được những thay đổi trong xu hướng kinh tế vĩ mô Sự kết thúc của vòng đời đối với vật liệu thường có thể là sự khởi đầu của một cái gì đó mới và vì vậy các công ty hóa chất nên hợp tác với các bên liên quan của họ để tìm cách tạo ra giá trị mới Trong năm tới, các công ty trong ngành hàng hóa chất nên theo dõi những xu hướng lớn hơn dựa trên hành vi khách

Trang 6

hàng và thị trường mục tiêu để tập trung vào các cơ hội tăng trưởng mới và khai thác nhiều giá trị hơn từ các nguồn lực và tài sản hiện tại

III Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang

1 Thông tin sơ lược về doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) Trụ sở chính: 18/44 phố Đức Giang, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội

Nhóm ngành: Hóa chất

Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất hóa chất cơ bản như sản xuất nguyên liệu và các mặt hàng hóa chất (Trừ hóa chất nhà nước cấm) Ngoài ra Sản xuất phân bón, các mặt hàng cao su, sơn, chất dẻo, sắt, thép, máy móc thiết bị điện và các linh kiện của chúng, vật liệu điện, máy móc, dụng cụ cơ khí, …

Mã CK: DGC

Sàn niêm yết: HSX (hủy niêm yết trên sàn Hà Nội HNX vào ngày 20/7/2020) Vốn điều lệ: 1,933,954,660,000 VNĐ

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 151,677,229 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 151,677,229 cổ phiếu

2 Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1963: Tiền thân là Công ty Hóa chất Đức Giang – trực thuộc Tổng cục Hóa chất Việt Nam

Tháng 3/2004: Chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần tên gọi CTCP Bột giặt

và Hóa chất Đức Giang

Tháng 8/2014: Niêm yết sàn HNX

Tháng 9/2018: Hoàn thành quá trình M&A và tái cơ cấu các công ty con, công ty liên kết theo hướng trở thành Tập đoàn sản xuất hóa chất

Tháng 5/2019: Chuyển đổi mô hình tổ chức và đổi tên CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang

Tháng 5/2020: Thành lập công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Nghi Sơn, Vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng

Tháng 7/2020: Niêm yết trên sàn HSX

Trang 7

Với hơn 50 năm hình thành, phát triển và sau hơn 10 năm cổ phần hóa, Công ty

Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang ngày càng lớn mạnh, nhanh chóng khẳng định được tên tuổi của mình trong lĩnh vực hóa chất, góp phần xây dựng ngành công nghiệp nước nhà

3 Định hướng phát triển

Tập trung chế biến sâu quặng apatit và khoáng sản khác của Việt Nam Trở thành Công ty sản xuất hóa chất và phân bón công nghệ cao hàng đầu của Việt Nam và khu vực

Nghiên cứu phát triển các sản phẩm, hợp chất sau Photpho Đây là những sản phẩm, hợp chất cơ bản, cần thiết cho các ngành nông nghiệp, thực phẩm, công nghiệp điện từ, trí tuệ nhân tạo

Tiếp tục nghiên cứu, mở rộng đầu tư các sản phẩm mới, mở ra hướng phát triển mới của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang

Đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động R&D, lây con người là trọng tâm Thường xuyên cho các cán bộ, kỹ sư nòng cốt được tiếp cận những công nghệ tiên tiến tại các nước phát triển

Chăm lo và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên Có chính sách đãi ngộ tốt để thu hút và giữ chân người tài để phục vụ cho các dự án hiện tại và trong tương lai của Công ty

Các sản phẩm của công ty phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng và giá

cả để tham gia sân chơi toàn cầu

Hướng dẫn xây dựng các nhà máy hóa chất lro thành các công viên hóa chất nhờ việc giảm phát thải ra môi trường và phủ xanh nhà máy

Dự kiến hoạt động kinh doanh tăng trưởng tốt nhờ:

(1) Nhu cầu phốt pho vàng tăng cao, hưởng lợi khi mỏ apatit Khai Trường 25 Lào Cai mới đi vào hoạt động

(2) Tối ưu hoạt động nhà máy phân DAP

(3) Từ dự án bất động sản Đức Giang sẽ triển khai trong năm nay

Trang 8

4 Phân tích SWOT

4.1 Điểm mạnh

Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đang có vị thế là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu lĩnh vực hóa chất cơ bản trong nước, với sản phẩm nổi bật phốt pho vàng Công ty là nhà sản xuất phốt pho vàng, axit photphoric công nghiệp và thực phẩm lớn nhất Việt Nam

Vượt trội hơn các đối thủ không chỉ nhờ vào việc tăng xuất khẩu, tăng giá bán

mà chi phí cũng được tiết giảm một phần nhờ vào việc công ty đã tự chủ được một phần nguyên liệu cho sản xuất

Là doanh nghiệp duy nhất của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) không chịu sự chi phối của công ty mẹ (tỷ lệ sở hữu nhà nước dưới 35%), do đó doanh nghiệp đã đầu tư mạnh vào các dây chuyền nhà máy mới

Sự đổi mới về công nghệ sản xuất phốt pho vàng, axit photphoric trích ly và phân bón giúp doanh nghiệp giảm được chi phí điện năng, chi phí nguyên liệu đầu vào (như quặng apatit, than) dẫn đến giá thành giảm là một trong những nguyên nhân giúp lợi nhuận sau thuế quý I/2021 của doanh nghiệp cao kỷ lục

Thuộc số ít doanh nghiệp xuất khẩu hóa chất có khả năng hưởng lợi giảm thuế xuất khẩu sang thị trường EU nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam -EU (EVFTA) đã có hiệu lực từ tháng 8/2020

4.2 Điểm yếu

Điểm yếu của công ty xảy ra khi đối thủ cạnh tranh thu được lợi thế cạnh tranh

để vượt qua công ty Khiến cho việc tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận không bền vững Khi hiện nay, Việt Nam và Kazakhstan đang là 02 nước xuất khẩu phốt pho vàng lớn nhất thế giới và cạnh tranh trực tiếp với nhau Với việc cạnh tranh bằng cách giảm giá sản phẩm sẽ khiến cho biên lợi nhuận bị thu hẹp, làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Điển hình như trong năm 2020 công ty đã giảm giá bán sản phẩm để đẩy các công ty Kazakhstan ra khỏi thị trường Ấn Độ.)

Việc hoạt động của các nhà máy phải đối mặt với các rủi ro về môi trường Do hoạt động trong ngành khai thác, chế biến khoáng sản nên tạo ra rất nhiều chất thải chứa các kim loại khác nhau gây ô nhiễm môi trường, nếu không xử lý tốt mà gây ảnh hưởng lớn tới môi trường sẽ có thể bị đình chỉ hoạt động kinh doanh, thậm chí

Trang 9

bị ngừng kinh doanh Đây là một rủi ro và là điểm yếu khá lớn khiến DGC phải quan tâm nhiều hơn tới công tác đảm bảo môi trường tại các mỏ khai thác và nhà máy sản xuất của mình

4.3 Cơ hội

Triển vọng tu o i sáng cho các sản phẩm photpho chế biến sa u của DGC, nhờ vào viẹ c Trung Quốc cắt giảm sản lu ợng

Theo DGC, giá bán photpho vàng và TPA đãn ta ng khoảng 20% từ đầu na m Còn trong mảng photphat nông nghiẹ p, công ty cũng ghi nhạ n giá bán tăng mạnh ở cả WPA, pha n bón và phụ gia thức a n cha n nuo i nhờ nhu cầu toàn cầu và trong nu ớc mạnh mẽ và giá nguye n liẹ u đầu vào cũng ta ng mạnh Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp có thể tăng quy mô và sản lượng của mình để nắm bắt thời cơ này

Nhu cầu về nguyên liệu thô được sử dụng trong sản xuất chip, bao gồm phốt pho vàng và axit photphoric điện tử - một sản phẩm từ phốt pho vàng sẽ tăng cao khi các công ty sản xuất chất bán dẫn sẽ mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ các công ty sản xuất máy tính xách tay và điện thoại di động trong thời kỳ dịch COVID-19, cũng như việc cần áp dụng mạng 5G trên toàn thế giới

4.4 Thách thức

Thuế xuất khẩu Phốt pho có thể tăng làm ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu của DGC và sẽ ảnh hu ởng đến bie n lợi nhuạ n và khả na ng cạnh tranh của công ty Các sự cố mo i tru ờng luôn tiềm ẩn và có thể dẫn đến gián đoạn trong hoạt đọ ng kinh doanh của công ty

Chi phí đầu vào có thể tăng như giá điện,

Chịu áp lực cạnh tranh về giá đối với các sản phẩm của Trung Quốc cùng chất lượng

DGC đang phải đối mặt với một số thách thức khi xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm thay thế với tính năng ưu việt, sử dụng công nghệ dây chuyền máy móc cao ra đời và chất lượng vượt trội đáp ứng nhu cầu thị trường như các hóa chất có tính chống cháy, …

Trang 10

5 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

5.1 Doanh thu thuần

quý 3/2020 quý 4/2020 quý 1/2021 quý 2/2021 quý 3/2021 0

500

1000

1500

2000

2500

Doanh thu thuầần

Cụ thể, quý 3/2021, doanh thu thuần đạt hơn 2106 tỷ đồng, tăng 35,34% so với quý 3/2020, do sản lượng tiêu thụ các mặt hàng phốt pho vàng, axit phosphoric trích

ly, phân bón đều tăng Hơn thế nữa doanh thu tăng do sản lượng sản xuất và giá bán

đi lên, sản xuất và tiêu thụ trong kỳ không bị ngừng do dịch COVID-19 Doanh thu thuần 3 quý đầu năm tăng vọt so với năm 2020

5.2 Các khoản chi phí

Giá vồốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí qu n lý ả L i nhu n ợ ậ 0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

1199

92

27

225 1466

122

30

478

Quý 3/2020 Quý 3/2021 Column1

Ngày đăng: 19/06/2024, 17:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN