1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRUYỆN TRANH ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Quản trị kinh doanh 194 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.181732354-1075.2022-0106 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 4A, pp. 194-203 This paper is available online at http:stdb.hnue.edu.vn BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRUYỆN TRANH ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Nguyễn Thị Thanh Hương1 và Trần Thị Lan Hương2 1 2 Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Mầm non Thực hành Hoa Sen, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tóm tắt. Được xem xét như một phương tiện hữu hiệu không chỉ phát triển ngôn ngữ, cung cấp tri thức, nâng cao khả năng tưởng tưởng cho trẻ, sách truyện còn là một công cụ giúp trẻ có khả năng nhận diện và điều chỉnh cảm xúc (ĐCCX). Bài viết đề xuất bốn biện pháp sử dụng truyện tranh điều chỉnh cảm xúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, gồm: 1. Lựa chọn truyện tranh có giá trị điều chỉnh cảm xúc, 2. Tổ chức trò chơi đóng kịch được chuyển thể từ nội dung truyện tranh điều chỉnh cảm xúc. 3. Đọc truyện tranh điều chỉnh cảm xúc sau tình huống trẻ mất kiểm soát cảm xúc. 4. Phối hợp với phụ huynh trong việc sử dụng truyện tranh giúp trẻ điều chỉnh cảm xúc. Từ khóa: truyện tranh, điều chỉnh cảm xúc, trẻ mẫu giáo. 1. Mở đầu Một cuốn sách tranh có thể trở thành nhân tố giúp trẻ em hiểu được những cảm xúc khác nhau và điều chỉnh cảm xúc của chính mình 1. Truyện tranh đặc biệt hiệu quả trong việc giúp trẻ vượt qua những cảm xúc khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Lấy cảm hứng từ cuốn truyện tranh: Đôi lúc tôi là Bombaloo (Sometimes I''''m Bombaloo), tác giả Debby M. Zambo đã đề cập đến ý tưởng sử dụng truyện tranh để giúp trẻ ĐCCX trong bài viết Bạn học được gì từ Bombaloo? (What can you learn from Bombaloo) 2. Cuốn sách bắt đầu với việc Katie Honors giới thiệu mình là một cô bé vui vẻ, tuân thủ quy tắc và biết hợp tác như thế nào. Nhưng khi mất kiểm soát với cảm xúc của mình Katie bắt đầu gầm gừ, mặt cô bé nhăn lại như một con quái vật, và cô bé đã dùng tay và chân thay cho lời nói. Và sau một hồi thì cô bé cũng nhận ra sự mất kiểm soát của mình. Cô ngồi trong bóng tối và nhận ra “Mình phải dành thời gian cho bản thân và suy nghĩ về nó” 2. Nhận thấy ĐCCX là một kĩ năng xã hội quan trọng đối với trẻ nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với các bậc cha mẹ và GV, Mubeccel Gonen và cộng sự 3 đã thực hiện một nghiên cứu về truyện tranh với kĩ năng xã hội ở Thổ Nhĩ Kì. Các phát hiện thu được từ kết quả cho thấy, trong 100 cuốn truyện tranh ngẫu nhiên dành cho lứa tuổi từ 2 đến 12 của 40 nhà xuất bản khác nhau, hầu hết truyện tranh đều thể hiện ít nhất một kĩ năng xã hội, trong đó có liên quan đến nhóm kĩ năng tự điều chỉnh như: biết thể hiện cảm xúc, có khả năng kiểm soát cảm xúc, bình tĩnh khi xảy ra sự cố, chấp nhận sự phê bình của người khác, tuân thủ quy tắc, chấp nhận những giới hạn, đàm phán với người khác trong tình huống phù hợp. Các tác giả đã đưa ra lời khuyên với các bậc phụ huynh và GV nên sử dụng những cuốn truyện tranh đủ tiêu Ngày nhận bài: 282022. Ngày sửa bài: 2282022. Ngày nhận đăng: 1092022. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Hương. Địa chỉ e-mail: huongnthnue.edu.vn Biện pháp sử dụng truyện tranh điều chỉnh cảm xúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 195 chuẩn do các hãng xuất bản khác nhau phát hành vì các kĩ năng xã hội được đề cập trong các cuốn truyện tranh nói chung xoay quanh những vấn đề giống nhau nhưng với các quan điểm khác nhau. Chúng không chỉ giúp trẻ thể hiện cảm xúc, có mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và những người xung quanh mà còn giúp trẻ thể hiện tình cảm, sự hài hước và nhận thức những điều tốt đẹp của bản thân. Ariadne Bill, một bà mẹ ba con, vừa là Thạc sĩ Tâm lí học vừa là Nhà giáo dục được chứng nhận “Nuôi dạy con cái theo kỷ luật tích cực”. Một trong những biện pháp cô đưa ra nhằm giúp trẻ ĐCCX chính là tạo cơ hội cho trẻ được quan sát người khác trải qua những cảm giác và cảm xúc. Thông qua những cuốn truyện tranh “trẻ giữ được cảm xúc điềm tĩnh, tâm trạng vui vẻ, không nổi cáu vô cớ, không vô lí dùng bạo lực hay gây hấn với người khác” 4. Trẻ em sẽ tạo ra các kết nối giữa những câu chuyện và chính bản thân qua mỗi cuốn sách tranh. Vì thế, việc nghe đọc truyện, hay trao đổi, gợi mở từ nội dung câu chuyện không chỉ giúp trẻ hiểu về tình huống của câu chuyện mà còn nhận biết những cảm xúc của bản thân qua mạch kết nối từ nhân vật, cốt truyện, hình ảnh câu chuyện với đời sống thực của mình. Điều đó giúp chúng không chỉ đồng cảm với nhân vật trong câu chuyện mà còn giúp chúng khám phá ra những giải pháp nhằm giải quyết tình huống của chính mình đồng thời, trẻ cũng hiểu được rằng chúng không hề cô đơn trong xã hội và rằng khó khăn mà chúng gặp phải cũng là khó khăn không riêng của một người 5. Như vậy, có không ít các nghiên cứu đã chỉ rõ ý nghĩa và giá trị của truyện tranh đối với điều chỉnh cảm xúc và các thử nghiệm về sử dụng truyện tranh điều chỉnh cảm xúc cho trẻ đã cho thấy hiệu quả thực tiễn. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa nhiều nghiên cứu chỉ ra các biện pháp cụ thể sử dụng truyện tranh trong lớp học mầm non nhằm điều chỉnh cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi. Bài viết này đề xuất một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi điều chỉnh cảm xúc thông qua sử dụng truyện tranh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết của một số công trình nghiên cứu về việc sử dụng truyện tranh điều chỉnh cảm xúc cho trẻ mẫu giáo. Từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua truyện tranh. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Khái niệm và nguyên tắc xây dựng biện pháp sử dụng truyện tranh điều chỉnh cảm xúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Biện pháp sử dụng truyện tranh điều chỉnh cảm xúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên trong môi trường giáo dục nhằm giúp trẻ điều chỉnh, cân bằng cảm xúc. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp Khi đề xuất biện pháp sử dụng truyện tranh ĐCCX cho trẻ 5-6 tuổi cần đảm bảo một số yêu cầu sau: Một là: Các biện pháp phải hướng đến mục tiêu giáo dục mầm non, lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội, “trẻ có ý thức hơn về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc phù hợp với chuẩn mực; phát triển các hành vi và quy tắc ứng xử xã hội…”, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện và chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Hai là: Biện pháp sử dụng truyện tranh ĐCCX cho trẻ 5-6 tuổi cần đảm bảo tính khoa học và thống nhất. Các biện pháp phải dựa trên những nghiên cứu khoa học, phù hợp với thực tế và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau nhằm hướng tới mục đích giúp trẻ ĐCCX. Nguyễn Thị Thanh Hương và Trần Thị Lan Hương 196 Ba là: Các biện pháp phải lấy trẻ làm trung tâm, đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm của trẻ, xuất phát từ nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ. Trong lĩnh vực cảm xúc, trẻ chịu nhiều ảnh hưởng từ cách giáo dục và hoàn cảnh riêng của mỗi gia đình. Mỗi đứa trẻ là một nhân cách đang phát triển, có sự khác nhau về văn hóa, vốn sống, kĩ năng, mức độ phát triển... thì nhận thức, phản ứng về cảm xúc cũng khác nhau. Do đó biện pháp phải vừa đảm bảo tính tập thể vừa đảm báo tính cá biệt hóa. Bốn là: Trong quá trình thực hiện các biện pháp sử dụng truyện tranh ĐCCX cho trẻ thì việc đảm bảo môi trường cảm xúc tích cực, đầy yêu thương và tôn trọng cảm xúc của trẻ được coi là nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ là rất thích được yêu thương và được quan tâm. Sự yêu thương của GV và những người xung quanh dành cho trẻ sẽ hình thành ở trẻ những điều tốt đẹp, có được tâm lí vững vàng. Khi đó, trẻ sẽ cởi mở hơn, hợp tác hơn trong quá trình tác động của GV. Năm là: Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính khả thi. Tức là các biện pháp này phải giúp trẻ 5-6 tuổi học cách ĐCCX một cách tốt nhất. Muốn vậy khi xây dựng các biện pháp cần đánh giá đúng điều kiện thực tế như điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế, mức độ nhận thức và khả năng của trẻ. Các biện pháp cũng cần phát huy những điểm mạnh trong tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, sáng tạo các biện pháp đã sử dụng để tránh lặp lại những hạn chế nhằm đạt được kết quả tốt hơn trong khi hướng dẫn trẻ cách ĐCCX. 2.2.2. Biện pháp pháp sử dụng truyện tranh điều chỉnh cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi. 2.2.2.1. Biện pháp 1: Lựa chọn những truyện tranh có giá trị điều chỉnh cảm xúc Mục đích và ý nghĩa: Khi trẻ em học một từ về cảm xúc phù hợp với trải nghiệm của chúng, chúng sẽ hiểu được thêm một cảm xúc mới. Từ đó, “trẻ bắt đầu có một bước nhảy vọt từ hành vi phản ứng do cảm xúc sang kiểm soát cảm xúc có ý thức” 6. Những cuốn truyện tranh có ưu thế ĐCCX đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ hiểu cảm xúc là gì, ý nghĩa của chúng và cách chúng được dán nhãn từ việc học ngôn ngữ để mô tả cảm xúc. Những cuốn truyện tranh này nếu được lựa chọn kĩ lưỡng có thể nâng cao khả năng hiểu biết về cảm xúc xã hội của trẻ em, khuyến khích sự đồng cảm và thúc đẩy sự chấp nhận của người khác thông qua việc xác định nhân vật. Bởi vì, chỉ có những tác phẩm như thế mới cung cấp ngôn ngữ xác định và thể hiện cảm xúc, cho phép trẻ thảo luận về các xung đột hay vấn đề kích thích, giúp trẻ trải qua cảm xúc mạnh mẽ, nuôi dưỡng khả năng tự xoa dịu và vượt khó của trẻ sau này mà không cần phải trải nghiệm thật sự. Nội dung và cách tiến hành: Để tạo ra danh sách những cuốn truyện tranh có giá trị giúp trẻ học cách ĐCCX, chúng tôi dựa trên các yếu tố văn học (nhân vật, cốt truyện, văn bản), yếu tố thẩm mĩ (hình ảnh minh họa), phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của trẻ 5-6 tuổi. Các tiêu chí lựa chọn truyện tranh có ưu thế ĐCCX cụ thể như sau: - Có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng (về NXB Công ty phát hành, tên tác giả dịch giả, họa sỹ thiết kế). - Những cuốn truyện tranh này chứa đựng những tình huống thực tế, đồng thời mô tả các nhân vật chân thực, thể hiện những cảm xúc phù hợp với các sự kiện mà trẻ trải qua trong các tình huống quen thuộc hàng ngày. - Nội dung truyện tranh phải có giá trị giáo dục cảm xúc, cung cấp thêm chiều hướng cho suy nghĩ và cảm xúc của trẻ, mô hình cơ chế đối phó hoặc đưa ra các giải pháp khả thi cho các tình huống thách thức. - Văn bản dễ nhìn, có cấu trúc sắp đặt phù hợp để có thể tạo ra hiệu ứng tác động nhất định tới trẻ (cỡ chữ lớn hơn hẳn, được in đậm hoặc lặp đi lặp lại), đủ khớp với các đặc điểm cảm xúc Biện pháp sử dụng truyện tranh điều chỉnh cảm xúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 197 thể hiện trong các hình ảnh minh họa nhằm truyền đạt cảm xúc đầy đủ qua đó giúp trẻ vừa nhận thức cảm xúc, vừa xây dựng vốn từ vựng liên quan đến cảm xúc. - Việc sử dụng màu sắc, đường nét, không gian và phối cảnh sống động để gợi lên cảm xúc của các nhân vật, cân bằng câu chuyện và tạo ra sự kết nối giữa trẻ với văn bản và trải nghiệm của chúng. Điều kiện áp dụng Khi áp dụng biện pháp này, GV cần cân nhắc các vấn đề sau: Thứ nhất, các yếu tố ĐCCX trong truyện tranh cần phải phù hợp với các mục tiêu và nội dung chương trình để có sự thống nhất trong quá trình tác động. Tuy nhiên, khi lựa chọn truyện tranh ĐCCX, GV cần linh hoạt khi xác định mục tiêu giáo dục đề ra trong chủ đề để lựa chọn nội dung truyện cho phù hợp. Theo quan điểm dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm”, GV có thể dựa vào đặc điểm của trẻ tại lớp để có mục tiêu cho sát với thực tế. Chẳng hạn, nếu mục tiêu đề ra trong chủ đề “Trường mầm non” là trẻ biết được các hoạt động mà trẻ được tham gia ở trường thì có thể lựa chọn truyện Sam nhút nhát - câu truyện kể về sự lo lắng của Sam khi tham gia hoạt động thuyết trình trước lớp. Tuy nhiên, nếu cô giáo nhận thấy ở lớp mình luôn xảy ra xung đột trong giờ chơi thì có thể điều chỉnh mục tiêu hướng đến trẻ có mối quan hệ hợp tác, hòa đồng với bạn chơi trong lớp. Và truyện tranh Con không thích nhường sẽ là lựa chọn tốt hơn. Thứ hai, khi lựa chọn truyện tranh ĐCCX theo chủ đề, GV cần xác định rõ mục tiêu trọng tâm của bài học. Ví dụ, khi dạy truyện Mưa rào rào, nếu GV muốn cung cấp hiểu biết cho trẻ về hiện tượng tự nhiên thì mục tiêu trọng tâm là cần làm rõ lợi ích của mưa đối với con người và các sinh vật. Chính điều này làm cho chú mèo Statu luôn khó chịu vì bị dính mưa hay phải đi trên bùn ướt lúc trời mưa đã thay đổi suy nghĩ mà coi mưa như người bạn đáng yêu. Khi đó nội dung cảm xúc sẽ là nội dung lồng ghép của bài học. Thứ ba, khi lựa chọn những truyện tranh này trong các giờ làm quen với tác phẩm văn học, GV cần đọc nhiều và phân tích thật kĩ truyện để nắm được: truyện giúp ĐCCX gì, các vấn đề cảm xúc mà nhân vật phải đối mặt, cách định hướng trẻ nhận diện và gọi tên cảm xúc đó qua hình ảnh minh họa cũng như ngôn từ trong truyện, cách mà nhân vật vượt qua cảm xúc đó như thế nào?... Bên cạnh đó, GV cũng cần hiểu được vấn đề thách thức về cảm xúc của trẻ lớp mình. Có vậy mới phát huy được giá trị của truyện tranh ĐCCX cho trẻ 2.2.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức trò chơi đóng kịch được chuyển thể từ nội dung truyện tranh ĐCCX Mục đích và ý nghĩa Mục đích của việc tổ chức hoạt động đóng kịch cho trẻ mầm non không phải để dạy trẻ biết biểu diễn. Nó hướng đến việc phát triển nền tảng cho sự tự tin, lòng tự trọng, khuyến khích đứa trẻ khai thác trí tưởng tượng của chúng, phát triển tư duy sáng tạo và xây dựng các kĩ năng, khả năng ứng dụng lâu dài trong ứng xử với con người và cuộc sống nói chung. Kịch là một cách tuyệt vời để trẻ học thông qua thực hành. Trẻ sẽ tập trung, tham gia tích cực vào quá trình nhận thức thay vì chỉ là một người quan sát thụ động. Nó thúc đẩy sự phát triển về nhận thức, tình cảm, thể chất, kĩ năng xã hội và có thể được tích hợp trong nhiều lĩnh vực giáo dục. Những cuốn truyện tranh ĐCCX sẽ thú vị hơn nếu trẻ được tham gia diễn xuất và trở thành một phần của chúng. Đóng vai là một cách tuyệt vời để dạy trẻ các kĩ năng giao tiếp giữa các cá nhân như sự đồng cảm, ĐCCX, thể hiện bản thân và hơn thế nữa. Ngay cả ở những trẻ đã có các kĩ năng này, đóng vai cho phép chúng thực hành, áp dụng và điều chỉnh những gì chúng đã có. Có thể dễ dàng nhận thấy những lợi ích khi GV tổ chức cho trẻ đóng kịch được chuyển thể từ nội dung truyện tranh ĐCCX như sau: - Các khái niệm cảm xúc và cách ĐCCX được cung cấp trong truyện tranh sẽ được biến thành kĩ năng khi trẻ thực hành chúng. Khi đóng kịch, trẻ sẽ được phối hợp giữa việc gọi tên Nguyễn Thị Thanh Hương và Trần Thị Lan Hương 198 cảm xúc, học cách bày tỏ bằng lời nói và hành động phù hợp để ĐCCX nhân vật cũng như tích lũy thành kinh nghiệm cho bản thân. - Đóng kịch mang lại không gian an toàn để trẻ tái hiện lại các trải nghiệm mà trẻ từng có trong quá khứ nhằm sửa đổi chúng cũng như khám phá các phản ứng cảm xúc phù hợp với các tình huống có thể xảy ra trong tương lai, giúp trẻ chuẩn bị khả năng đối phó với những thách thức về cảm xúc. Từ đó tăng cường ở trẻ năng lực giải quyết vấn đề khi gặp tình huống khó khăn. Đồng thời nó cũng tạo cơ hội khuyến khích trẻ sử dụng trí tưởng tượng của mình để phát triển những ý tưởng độc đáo thông qua thảo luận. - Những vở kịch cho phép trẻ hiện thực hóa các bài học về ĐCCX trong sự hợp tác và giao tiếp với các bạn và GV. Ở đó, trẻ không chỉ được thôi thúc nói ra tiếng nói bên trong của mình mà còn có thể thấu hiểu được các vai trò xã hội của những người khác nhau góp mặt trong cuộc sống của trẻ, để từ đó trẻ có cái nhìn cởi mở hơn, linh hoạt hơn, đồng cảm hơn. Phát triển sự đồng cảm với nhân vật trong truyện cũng chính là đồng cảm với những người mà trẻ gặp trong cuộc sống hàng ngày 7. Nội dung và cách tiến hành Khác với kịch của người lớn, ở trường mầm non trẻ em đóng kịch là một hình thức trò chơi. Vì thế, việc tổ chức trò chơi đóng kịch cần đến vai trò quan trọng của GV ở các bước Chuẩn bị, Tổ chức trò chơi đóng kịch và Đánh giá thảo luận: 1 Chuẩn bị: ● Lựa chọn truyện tranh ĐCCX: Bất kì một cuốn truyện tranh nào cũng có thể được lựa chọn để tổ chức cho trẻ đóng kịch nếu thỏa mãn các tiêu chí sau: - Phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của trẻ. - Những câu chuyện mà GV nhận thấy trẻ tỏ ra thích thú và tích cực tương tác trong giờ kể chuyện. - GV muốn tạo cơ hội cho trẻ thực hành các kĩ năng ĐCCX. ● Giúp trẻ cảm thụ tác phẩm: Sau khi lựa chọn tác phẩm, việc cho trẻ cảm thụ tác phẩm là rất quan trọng. Đa số các tác phẩm đều được GV cho trẻ làm quen từ các hoạt động trước. Có thể trong hoạt động Làm quen với tác phẩm văn học, có thể trong buổi chơi ở góc Sách truyện Thư viện, hoạt động chiều… Dù là với hình thức nào, GV vẫn đóng vai trò chủ đạo trong công việc truyền cảm hứng cho trẻ. GV phải có giọng đọc, truyền cảm lôi cuốn trẻ, giúp trẻ cảm thụ tác phẩm đúng nội dung tư tưởng, biết nhìn nhận và đánh giá nhân vật hành động, nắm được cách mà nhân vật vượt qua cảm xúc khó khăn của mình. ● Chuyển thể nội dung truyện tranh ĐCCX thành kịch bản: Tùy theo mục đích mà GV có thể lựa chọn chuyển thể toàn bộ hay chuyển thể một phần nội dung truyện. Nếu GV muốn trẻ được thực hành, áp dụng các giải pháp ĐCCX trong truyện có thể chọn hình thức chuyển thể toàn phần nội dung truyện. Và thường thì GV thường lựa chọn hình thức này. Tuy nhiên, một kịch bản cho trẻ mầm non không nhất thiết phải giống toàn bộ nội dung truyện hay đi theo đúng lộ trình của truyện. Trên thực tế, trẻ mầm non sẽ học được nhiều hơn từ trải nghiệm và cởi m...

Trang 1

This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn

BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRUYỆN TRANH ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI

Nguyễn Thị Thanh Hương1* và Trần Thị Lan Hương21

Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trường Mầm non Thực hành Hoa Sen, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Tóm tắt Được xem xét như một phương tiện hữu hiệu không chỉ phát triển ngôn ngữ, cung

cấp tri thức, nâng cao khả năng tưởng tưởng cho trẻ, sách truyện còn là một công cụ giúp trẻ có khả năng nhận diện và điều chỉnh cảm xúc (ĐCCX) Bài viết đề xuất bốn biện pháp sử dụng truyện tranh điều chỉnh cảm xúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, gồm: 1 Lựa chọn truyện tranh có giá trị điều chỉnh cảm xúc, 2 Tổ chức trò chơi đóng kịch được chuyển thể từ nội dung truyện tranh điều chỉnh cảm xúc 3 Đọc truyện tranh điều chỉnh cảm xúc sau tình huống trẻ mất kiểm soát cảm xúc 4 Phối hợp với phụ huynh trong việc sử dụng truyện tranh giúp trẻ điều chỉnh cảm xúc

Từ khóa: truyện tranh, điều chỉnh cảm xúc, trẻ mẫu giáo

1 Mở đầu

Một cuốn sách tranh có thể trở thành nhân tố giúp trẻ em hiểu được những cảm xúc khácnhau và điều chỉnh cảm xúc của chính mình [1] Truyện tranh đặc biệt hiệu quả trong việc giúp trẻ vượt qua những cảm xúc khó khăn trong cuộc sống hàng ngày Lấy cảm hứng từ cuốn truyện

tranh: Đôi lúc tôi là Bombaloo (Sometimes I'm Bombaloo), tác giả Debby M Zambo đã đề cập đến ý tưởng sử dụng truyện tranh để giúp trẻ ĐCCX trong bài viết Bạn học được gì từ Bombaloo? (What can you learn from Bombaloo) [2] Cuốn sách bắt đầu với việc Katie Honors

giới thiệu mình là một cô bé vui vẻ, tuân thủ quy tắc và biết hợp tác như thế nào Nhưng khi mất kiểm soát với cảm xúc của mình Katie bắt đầu gầm gừ, mặt cô bé nhăn lại như một con quái vật, và cô bé đã dùng tay và chân thay cho lời nói Và sau một hồi thì cô bé cũng nhận ra sự mất kiểm soát của mình Cô ngồi trong bóng tối và nhận ra “Mình phải dành thời gian cho bản thân và suy nghĩ về nó” [2]

Nhận thấy ĐCCX là một kĩ năng xã hội quan trọng đối với trẻ nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với các bậc cha mẹ và GV, Mubeccel Gonen và cộng sự [3] đã thực hiện một nghiên cứu về truyện tranh với kĩ năng xã hội ở Thổ Nhĩ Kì Các phát hiện thu được từ kết quả cho thấy, trong 100 cuốn truyện tranh ngẫu nhiên dành cho lứa tuổi từ 2 đến 12 của 40 nhà xuất bản khác nhau, hầu hết truyện tranh đều thể hiện ít nhất một kĩ năng xã hội, trong đó có liên quan đến nhóm kĩ năng tự điều chỉnh như: biết thể hiện cảm xúc, có khả năng kiểm soát cảm xúc, bình tĩnh khi xảy ra sự cố, chấp nhận sự phê bình của người khác, tuân thủ quy tắc, chấp nhận những giới hạn, đàm phán với người khác trong tình huống phù hợp Các tác giả đã đưa ra lời khuyên với các bậc phụ huynh và GV nên sử dụng những cuốn truyện tranh đủ tiêu Ngày nhận bài: 2/8/2022 Ngày sửa bài: 22/8/2022 Ngày nhận đăng: 10/9/2022

Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Hương Địa chỉ e-mail: huong_nt@hnue.edu.vn

Trang 2

chuẩn do các hãng xuất bản khác nhau phát hành vì các kĩ năng xã hội được đề cập trong các cuốn truyện tranh nói chung xoay quanh những vấn đề giống nhau nhưng với các quan điểm khác nhau Chúng không chỉ giúp trẻ thể hiện cảm xúc, có mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và những người xung quanh mà còn giúp trẻ thể hiện tình cảm, sự hài hước và nhận thức những điều tốt đẹp của bản thân Ariadne Bill, một bà mẹ ba con, vừa là Thạc sĩ Tâm lí học vừa là Nhà giáo dục được chứng nhận “Nuôi dạy con cái theo kỷ luật tích cực” Một trong những biện pháp cô đưa ra nhằm giúp trẻ ĐCCX chính là tạo cơ hội cho trẻ được quan sát người khác trải qua

những cảm giác và cảm xúc Thông qua những cuốn truyện tranh “trẻ giữ được cảm xúc điềm tĩnh, tâm trạng vui vẻ, không nổi cáu vô cớ, không vô lí dùng bạo lực hay gây hấn với người khác” [4]

Trẻ em sẽ tạo ra các kết nối giữa những câu chuyện và chính bản thân qua mỗi cuốn sách tranh Vì thế, việc nghe đọc truyện, hay trao đổi, gợi mở từ nội dung câu chuyện không chỉ giúp trẻ hiểu về tình huống của câu chuyện mà còn nhận biết những cảm xúc của bản thân qua mạch kết nối từ nhân vật, cốt truyện, hình ảnh câu chuyện với đời sống thực của mình Điều đó giúp chúng không chỉ đồng cảm với nhân vật trong câu chuyện mà còn giúp chúng khám phá ra những giải pháp nhằm giải quyết tình huống của chính mình đồng thời, trẻ cũng hiểu được rằng chúng không hề cô đơn trong xã hội và rằng khó khăn mà chúng gặp phải cũng là khó khăn không riêng của một người [5]

Như vậy, có không ít các nghiên cứu đã chỉ rõ ý nghĩa và giá trị của truyện tranh đối với điều chỉnh cảm xúc và các thử nghiệm về sử dụng truyện tranh điều chỉnh cảm xúc cho trẻ đã cho thấy hiệu quả thực tiễn Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa nhiều nghiên cứu chỉ ra các biện pháp cụ thể sử dụng truyện tranh trong lớp học mầm non nhằm điều chỉnh cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi Bài viết này đề xuất một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi điều chỉnh cảm xúc thông qua sử dụng truyện tranh

2 Nội dung nghiên cứu

2.1 Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết của một số công trình nghiên cứu về việc sử dụng truyện tranh điều chỉnh cảm xúc cho trẻ mẫu giáo Từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua truyện tranh

2.2 Kết quả nghiên cứu

2.2.1 Khái niệm và nguyên tắc xây dựng biện pháp sử dụng truyện tranh điều chỉnh cảm xúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Biện pháp sử dụng truyện tranh điều chỉnh cảm xúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên trong môi trường giáo dục nhằm giúp trẻ điều chỉnh, cân bằng cảm xúc

Nguyên tắc xây dựng các biện pháp

Khi đề xuất biện pháp sử dụng truyện tranh ĐCCX cho trẻ 5-6 tuổi cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

Một là: Các biện pháp phải hướng đến mục tiêu giáo dục mầm non, lĩnh vực phát triển tình

cảm xã hội, “trẻ có ý thức hơn về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc phù hợp với chuẩn mực; phát triển các hành vi và quy tắc ứng xử xã hội…”, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện và chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1

Hai là: Biện pháp sử dụng truyện tranh ĐCCX cho trẻ 5-6 tuổi cần đảm bảo tính khoa học

và thống nhất Các biện pháp phải dựa trên những nghiên cứu khoa học, phù hợp với thực tế và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau nhằm hướng tới mục đích giúp trẻ ĐCCX

Trang 3

Ba là: Các biện pháp phải lấy trẻ làm trung tâm, đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm của

trẻ, xuất phát từ nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ Trong lĩnh vực cảm xúc, trẻ chịu nhiều ảnh hưởng từ cách giáo dục và hoàn cảnh riêng của mỗi gia đình Mỗi đứa trẻ là một nhân cách đang phát triển, có sự khác nhau về văn hóa, vốn sống, kĩ năng, mức độ phát triển thì nhận thức, phản ứng về cảm xúc cũng khác nhau Do đó biện pháp phải vừa đảm bảo tính tập thể vừa đảm báo tính cá biệt hóa

Bốn là: Trong quá trình thực hiện các biện pháp sử dụng truyện tranh ĐCCX cho trẻ thì

việc đảm bảo môi trường cảm xúc tích cực, đầy yêu thương và tôn trọng cảm xúc của trẻ được coi là nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ là rất thích được yêu thương và được quan tâm Sự yêu thương của GV và những người xung quanh dành cho trẻ sẽ hình thành ở trẻ những điều tốt đẹp, có được tâm lí vững vàng Khi đó, trẻ sẽ cởi mở hơn, hợp tác hơn trong quá trình tác động của GV

Năm là: Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính khả thi Tức là các biện pháp này phải

giúp trẻ 5-6 tuổi học cách ĐCCX một cách tốt nhất Muốn vậy khi xây dựng các biện pháp cần đánh giá đúng điều kiện thực tế như điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế, mức độ nhận thức và khả năng của trẻ Các biện pháp cũng cần phát huy những điểm mạnh trong tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, sáng tạo các biện pháp đã sử dụng để tránh lặp lại những hạn chế nhằm đạt được kết quả tốt hơn trong khi hướng dẫn trẻ cách ĐCCX

2.2.2 Biện pháp pháp sử dụng truyện tranh điều chỉnh cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi

2.2.2.1 Biện pháp 1: Lựa chọn những truyện tranh có giá trị điều chỉnh cảm xúc * Mục đích và ý nghĩa:

Khi trẻ em học một từ về cảm xúc phù hợp với trải nghiệm của chúng, chúng sẽ hiểu được thêm một cảm xúc mới Từ đó, “trẻ bắt đầu có một bước nhảy vọt từ hành vi phản ứng do cảm xúc sang kiểm soát cảm xúc có ý thức” [6] Những cuốn truyện tranh có ưu thế ĐCCX đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ hiểu cảm xúc là gì, ý nghĩa của chúng và cách chúng được dán nhãn từ việc học ngôn ngữ để mô tả cảm xúc Những cuốn truyện tranh này nếu được lựa chọn kĩ lưỡng có thể nâng cao khả năng hiểu biết về cảm xúc xã hội của trẻ em, khuyến khích sự đồng cảm và thúc đẩy sự chấp nhận của người khác thông qua việc xác định nhân vật Bởi vì, chỉ có những tác phẩm như thế mới cung cấp ngôn ngữ xác định và thể hiện cảm xúc, cho phép trẻ thảo luận về các xung đột hay vấn đề kích thích, giúp trẻ trải qua cảm xúc mạnh mẽ, nuôi dưỡng khả năng tự xoa dịu và vượt khó của trẻ sau này mà không cần phải trải nghiệm thật sự

* Nội dung và cách tiến hành:

Để tạo ra danh sách những cuốn truyện tranh có giá trị giúp trẻ học cách ĐCCX, chúng tôi dựa trên các yếu tố văn học (nhân vật, cốt truyện, văn bản), yếu tố thẩm mĩ (hình ảnh minh họa), phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của trẻ 5-6 tuổi Các tiêu chí lựa chọn truyện tranh có ưu thế ĐCCX cụ thể như sau:

- Có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng (về NXB/ Công ty phát hành, tên tác giả/ dịch giả, họa sỹ thiết kế)

- Những cuốn truyện tranh này chứa đựng những tình huống thực tế, đồng thời mô tả các nhân vật chân thực, thể hiện những cảm xúc phù hợp với các sự kiện mà trẻ trải qua trong các tình huống quen thuộc hàng ngày

- Nội dung truyện tranh phải có giá trị giáo dục cảm xúc, cung cấp thêm chiều hướng cho suy nghĩ và cảm xúc của trẻ, mô hình cơ chế đối phó hoặc đưa ra các giải pháp khả thi cho các tình huống thách thức

- Văn bản dễ nhìn, có cấu trúc sắp đặt phù hợp để có thể tạo ra hiệu ứng tác động nhất định tới trẻ (cỡ chữ lớn hơn hẳn, được in đậm hoặc lặp đi lặp lại), đủ khớp với các đặc điểm cảm xúc

Trang 4

thể hiện trong các hình ảnh minh họa nhằm truyền đạt cảm xúc đầy đủ qua đó giúp trẻ vừa nhận thức cảm xúc, vừa xây dựng vốn từ vựng liên quan đến cảm xúc

- Việc sử dụng màu sắc, đường nét, không gian và phối cảnh sống động để gợi lên cảm xúc của các nhân vật, cân bằng câu chuyện và tạo ra sự kết nối giữa trẻ với văn bản và trải nghiệm của chúng

* Điều kiện áp dụng

Khi áp dụng biện pháp này, GV cần cân nhắc các vấn đề sau:

Thứ nhất, các yếu tố ĐCCX trong truyện tranh cần phải phù hợp với các mục tiêu và nội

dung chương trình để có sự thống nhất trong quá trình tác động Tuy nhiên, khi lựa chọn truyện tranh ĐCCX, GV cần linh hoạt khi xác định mục tiêu giáo dục đề ra trong chủ đề để lựa chọn nội dung truyện cho phù hợp Theo quan điểm dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm”, GV có thể dựa vào đặc điểm của trẻ tại lớp để có mục tiêu cho sát với thực tế Chẳng hạn, nếu mục tiêu đề ra trong chủ đề “Trường mầm non” là trẻ biết được các hoạt động mà trẻ được tham gia ở trường

thì có thể lựa chọn truyện Sam nhút nhát - câu truyện kể về sự lo lắng của Sam khi tham gia

hoạt động thuyết trình trước lớp Tuy nhiên, nếu cô giáo nhận thấy ở lớp mình luôn xảy ra xung đột trong giờ chơi thì có thể điều chỉnh mục tiêu hướng đến trẻ có mối quan hệ hợp tác, hòa

đồng với bạn chơi trong lớp Và truyện tranh Con không thích nhường sẽ là lựa chọn tốt hơn Thứ hai, khi lựa chọn truyện tranh ĐCCX theo chủ đề, GV cần xác định rõ mục tiêu trọng tâm của bài học Ví dụ, khi dạy truyện Mưa rào rào, nếu GV muốn cung cấp hiểu biết cho trẻ về

hiện tượng tự nhiên thì mục tiêu trọng tâm là cần làm rõ lợi ích của mưa đối với con người và các sinh vật Chính điều này làm cho chú mèo Statu luôn khó chịu vì bị dính mưa hay phải đi trên bùn ướt lúc trời mưa đã thay đổi suy nghĩ mà coi mưa như người bạn đáng yêu Khi đó nội dung cảm xúc sẽ là nội dung lồng ghép của bài học

Thứ ba, khi lựa chọn những truyện tranh này trong các giờ làm quen với tác phẩm văn học,

GV cần đọc nhiều và phân tích thật kĩ truyện để nắm được: truyện giúp ĐCCX gì, các vấn đề cảm xúc mà nhân vật phải đối mặt, cách định hướng trẻ nhận diện và gọi tên cảm xúc đó qua hình ảnh minh họa cũng như ngôn từ trong truyện, cách mà nhân vật vượt qua cảm xúc đó như thế nào? Bên cạnh đó, GV cũng cần hiểu được vấn đề thách thức về cảm xúc của trẻ lớp mình Có vậy mới phát huy được giá trị của truyện tranh ĐCCX cho trẻ

2.2.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức trò chơi đóng kịch được chuyển thể từ nội dung truyện tranh ĐCCX

* Mục đích và ý nghĩa

Mục đích của việc tổ chức hoạt động đóng kịch cho trẻ mầm non không phải để dạy trẻ biết biểu diễn Nó hướng đến việc phát triển nền tảng cho sự tự tin, lòng tự trọng, khuyến khích đứa trẻ khai thác trí tưởng tượng của chúng, phát triển tư duy sáng tạo và xây dựng các kĩ năng, khả năng ứng dụng lâu dài trong ứng xử với con người và cuộc sống nói chung Kịch là một cách tuyệt vời để trẻ học thông qua thực hành Trẻ sẽ tập trung, tham gia tích cực vào quá trình nhận thức thay vì chỉ là một người quan sát thụ động Nó thúc đẩy sự phát triển về nhận thức, tình cảm, thể chất, kĩ năng xã hội và có thể được tích hợp trong nhiều lĩnh vực giáo dục

Những cuốn truyện tranh ĐCCX sẽ thú vị hơn nếu trẻ được tham gia diễn xuất và trở thành một phần của chúng.Đóng vai là một cách tuyệt vời để dạy trẻ các kĩ năng giao tiếp giữa các cá nhân như sự đồng cảm, ĐCCX, thể hiện bản thân và hơn thế nữa Ngay cả ở những trẻ đã có các kĩ năng này, đóng vai cho phép chúng thực hành, áp dụng và điều chỉnh những gì chúng đã có Có thể dễ dàng nhận thấy những lợi ích khi GV tổ chức cho trẻ đóng kịch được chuyển thể từ nội dung truyện tranh ĐCCX như sau:

- Các khái niệm cảm xúc và cách ĐCCX được cung cấp trong truyện tranh sẽ được biến thành kĩ năng khi trẻ thực hành chúng Khi đóng kịch, trẻ sẽ được phối hợp giữa việc gọi tên

Trang 5

cảm xúc, học cách bày tỏ bằng lời nói và hành động phù hợp để ĐCCX nhân vật cũng như tích lũy thành kinh nghiệm cho bản thân

- Đóng kịch mang lại không gian an toàn để trẻ tái hiện lại các trải nghiệm mà trẻ từng có trong quá khứ nhằm sửa đổi chúng cũng như khám phá các phản ứng cảm xúc phù hợp với các tình huống có thể xảy ra trong tương lai, giúp trẻ chuẩn bị khả năng đối phó với những thách thức về cảm xúc Từ đó tăng cường ở trẻ năng lực giải quyết vấn đề khi gặp tình huống khó khăn Đồng thời nó cũng tạo cơ hội khuyến khích trẻ sử dụng trí tưởng tượng của mình để phát triển những ý tưởng độc đáo thông qua thảo luận

- Những vở kịch cho phép trẻ hiện thực hóa các bài học về ĐCCX trong sự hợp tác và giao tiếp với các bạn và GV Ở đó, trẻ không chỉ được thôi thúc nói ra tiếng nói bên trong của mình mà còn có thể thấu hiểu được các vai trò xã hội của những người khác nhau góp mặt trong cuộc sống của trẻ, để từ đó trẻ có cái nhìn cởi mở hơn, linh hoạt hơn, đồng cảm hơn Phát triển sự đồng cảm với nhân vật trong truyện cũng chính là đồng cảm với những người mà trẻ gặp trong cuộc sống hàng ngày [7]

* Nội dung và cách tiến hành

Khác với kịch của người lớn, ở trường mầm non trẻ em đóng kịch là một hình thức trò chơi Vì thế, việc tổ chức trò chơi đóng kịch cần đến vai trò quan trọng của GV ở các bước Chuẩn bị, Tổ chức trò chơi đóng kịch và Đánh giá thảo luận:

1/ Chuẩn bị:

● Lựa chọn truyện tranh ĐCCX:

Bất kì một cuốn truyện tranh nào cũng có thể được lựa chọn để tổ chức cho trẻ đóng kịch nếu thỏa mãn các tiêu chí sau:

- Phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của trẻ

- Những câu chuyện mà GV nhận thấy trẻ tỏ ra thích thú và tích cực tương tác trong giờ kể chuyện

- GV muốn tạo cơ hội cho trẻ thực hành các kĩ năng ĐCCX

● Giúp trẻ cảm thụ tác phẩm:

Sau khi lựa chọn tác phẩm, việc cho trẻ cảm thụ tác phẩm là rất quan trọng Đa số các tác phẩm đều được GV cho trẻ làm quen từ các hoạt động trước Có thể trong hoạt động Làm quen với tác phẩm văn học, có thể trong buổi chơi ở góc Sách truyện/ Thư viện, hoạt động chiều… Dù là với hình thức nào, GV vẫn đóng vai trò chủ đạo trong công việc truyền cảm hứng cho trẻ GV phải có giọng đọc, truyền cảm lôi cuốn trẻ, giúp trẻ cảm thụ tác phẩm đúng nội dung tư tưởng, biết nhìn nhận và đánh giá nhân vật hành động, nắm được cách mà nhân vật vượt qua cảm xúc khó khăn của mình

● Chuyển thể nội dung truyện tranh ĐCCX thành kịch bản:

Tùy theo mục đích mà GV có thể lựa chọn chuyển thể toàn bộ hay chuyển thể một phần nội dung truyện Nếu GV muốn trẻ được thực hành, áp dụng các giải pháp ĐCCX trong truyện có thể chọn hình thức chuyển thể toàn phần nội dung truyện Và thường thì GV thường lựa chọn hình thức này Tuy nhiên, một kịch bản cho trẻ mầm non không nhất thiết phải giống toàn bộ nội dung truyện hay đi theo đúng lộ trình của truyện Trên thực tế, trẻ mầm non sẽ học được nhiều hơn từ trải nghiệm và cởi mở hơn nếu được thể hiện ý tưởng của mình mà không phải phụ thuộc vào một nội dung cho sẵn Một phần nội dung được giữ lại có thể liên quan đến nhân vật, cảm xúc mà nhân vật phải đối mặt còn giải pháp sẽ được trẻ tự đưa ra ý tưởng Qua đó, trẻ bộc lộ được các phản ứng xúc cảm chân thực và các hành động ứng biến dựa trên suy nghĩ mà không lệ thuộc vào văn bản nào Đây không chỉ là một hoạt động vui nhộn dành cho trẻ mà có thể tăng cường sự tự tin vào khả năng của chúng khi chúng được trao quyền kiểm soát ý tưởng của mình nhiều hơn

Trang 6

Khi chuyển thể kịch bản, GV cần lưu ý những điều sau:

- Cốt truyện của kịch bản phải rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc, có các nhân vật với tính cách, hành động, ngôn ngữ của kịch

- Chuyển thể kịch nhưng phải tuyệt đối tôn trọng tư tưởng của truyện

- Có thể lược bớt những chi tiết rườm rà, không cần thiết (nếu có), tránh cho sân khấu kịch quá tải, nội dung lan man, thiếu tập trung

- Nên có thêm nhân vật người dẫn chuyện, có chức năng xâu chuỗi các sự kiện, đảm bảo tính liên kết mạch lạc có đầu có cuối để trẻ dễ dàng định hướng kịch bản

● Bối cảnh và trang phục:

Đây là yếu tố có tính chất góp phần tạo hứng thú cho trẻ tham gia đóng kịch Trẻ lứa tuổi 5 – 6 hoàn toàn có khả năng để tham gia vào thảo luận và chuẩn bị cho vở kịch GV khéo léo đặt những câu hỏi để trẻ đưa ra ý tưởng của mình như:

- Chuyện đó xảy ra ở đâu?

- Chúng ta sẽ trang trí như nào để khán giả nhận ra nơi đó? - Nếu đóng vai đó thì chúng ta cần có đồ vật gì?

Sân khấu, trang phục không cần quá phức tạp như sân khấu nhà hát GV có thể tận dụng những cơ sở vật chất sẵn có của trường, lớp Những đồ dùng cần đến các kĩ năng tô, vẽ, dán, ghim… đều có thể thu hút trẻ tham gia cùng

2/ Tổ chức trò chơi đóng kịch:

- GV trò chuyện ngắn gọn với trẻ để tái hiện lại truyện, các nhân vật, lời thoại, tính cách, sự kiện trong truyện, đặc biệt nhấn mạnh về các cảm xúc, biểu hiện, hành vi của nhân vật và cách mà nhân vật chiến thắng được cảm xúc của mình

- Thảo luận về cách thể hiện ngôn ngữ, hành động vai, cử chỉ nét mặt và cách sử dụng đạo cụ để phù hợp với cảm xúc của nhân vật và cùng thống nhất Trong lời thoại, trẻ không nhất thiết phải nhớ y hệt kịch bản mà có thể thêm, bớt từ, nhấn giọng, chuyển giọng miễn sao phù hợp với tính cách và cảm xúc của nhân vật

- GV giúp trẻ chọn vai trên tinh thần thỏa thuận, thoải mái và tự nguyện

- Trẻ nhập vai vào vở kịch Trong khi đó, Gv quan sát và hỗ trợ trẻ nếu cần thiết Sau mỗi lần các nhóm trẻ thay phiên nhau làm khán giản hoặc diễn viên, GV khen ngợi, cổ vũ những gì trẻ đã thể hiện được

- Trong giáo dục trẻ, điều quan trọng là quá trình chứ không phải kết quả Vì vậy, để các kĩ thuật ĐCCX có thể trở thành kĩ năng không thể đòi hỏi trẻ thành công ngay từ những lần chơi đầu Ngoài việc tổ chức trong hoạt động học có chủ đích, GV nên sắp xếp truyện tranh ĐCCX, các đạo cụ của vở kịch ở góc Sách truyện để kích thích trẻ được tham gia đóng kịch nhiều lần ở các thời điểm khác trong ngày

- Khu vực đóng kịch phải an toàn và có đủ không gian cho trẻ chơi

Trang 7

- Đôi khi có hiện tượng một số trẻ sẽ không được bạn bè thích hợp tác cùng trong vở kịch Để tránh điều này, GV có thể dùng phương pháp rút thăm hoặc phân nhóm ngẫu nhiên

- Trong đánh giá, điều quan trọng chính là khắc sâu cách thức ĐCCX mà trẻ học được và ý nghĩa của nó Sự hồn nhiên của trẻ, những câu nói ngây ngô của trẻ không chỉ khiến trẻ được thể hiện một cách tự nhiên cảm xúc của mình đặt vào nhân vật mà còn có tác dụng giúp GV có thể đánh giá khả năng ĐCCX của trẻ một cách chân thật nhất Do đó GV tránh mang lại cảm giác thất bại, căng thẳng cho trẻ Tuyệt đối không khen trẻ này để chê trẻ khác Điều đó mang lại tác dụng ngược với ý nghĩa của ĐCCX

- Nếu GV không phát triển giờ chơi đóng kịch thành một buổi biểu diễn như trong một buổi họp Phụ huynh hay chương trình nghệ thuật của trường thì không cần quá cầu toàn trong khâu chuẩn bị Chính điều này khiến nhiều GV cảm thấy quá vất vả để có được một buổi đóng kịch dẫn đến tâm lí ngại khó và không muốn triển khai hoạt động này Từ đó trẻ mất đi cơ hội được thực hành những kĩ năng ĐCCX trong một hoạt động hấp dẫn như đóng kịch Trên thực tế, chỉ cần trẻ hứng thú với một nội dung truyện thì sự tưởng tượng phong phú của trẻ sẽ cho phép trẻ nhập vai một cách say sưa mà không cần đến sân khấu hay đạo cụ nào cả

2.2.2.3 Biện pháp 3: Đọc truyện tranh điều chỉnh cảm xúc sau tình huống trẻ mất kiểm soát cảm xúc

* Mục đích và ý nghĩa

Trong cuốn “Trí tuệ xúc cảm”, Daniel Goleman đã mô tả rất cụ thể cơ chế thần kinh khi chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng Khi hạch hạnh nhân (nơi trú ngụ của trí nhớ xúc cảm và chỉ huy tất cả các xúc cảm) chạm vào căng thẳng của não bộ, nó sẽ tạo ra một phản ứng mà bắt đầu là việc giải phóng hoocmon CRF và kết thúc là vô số các hoocmon gây căng thẳng khác, chủ yếu là cortisol Không chỉ thế, khi những căng thẳng đã qua đi, những hoocmon này vẫn được cất giấu trong cơ thể hàng giờ và mỗi việc gây căng thẳng kế tiếp đều tăng thêm lượng hoocmon gây stress sẵn có Kết quả của sự tích tụ có thể khiến chúng ta càng rơi vào cái vòng luẩn quẩn của những cơn stress như dễ dàng bị tức giận hay vô cùng lo lắng [8] Những hoocmon này gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe lẫn tâm trí Dễ hiểu vì sao những đứa trẻ sống trong sự căng thẳng kéo dài thường không khỏe mạnh, khả năng tập trung kém, kết quả học tập kém, dễ xung đột hoặc quá khép mình Vì vậy, việc giúp trẻ ĐCCX sau mỗi lần mất kiểm soát là cực kì cần thiết

Khi trẻ chưa hình thành được các kĩ năng ĐCCX, và ngay cả khi trẻ được dạy về điều đó, thì chúng ta cũng không thể kì vọng rằng trẻ sẽ luôn thành công ngay khi gặp tình huống thách thức Vì vậy, việc giúp trẻ đánh giá lại cảm xúc nhằm rút kinh nghiệm cho bản thân chính là cùng trẻ nhìn nhận lại những cảm xúc, hành vi đã diễn ra để sửa chữa những cảm xúc không

phù hợp, từ đó có điều chỉnh phù hợp cho lần sau Việc làm này được ví như “chim Ưng rình mồi”, phải quan sát kĩ từ đằng xa một cách cẩn trọng và chi tiết để “tận dụng sự bình tĩnh”, để hiểu được “ngòi nổ cảm xúc” bắt nguồn từ đâu giúp “làm chủ tốt hơn” những phản ứng của mình đối với “những tác nhân kích thích” [9] Ở lứa tuổi mầm non, với đặc điểm học hỏi nhờ

cơ chế “thần kinh gương” thì việc “soi” lại mình trong những cuốn truyện tranh ĐCCX là tinh tế hơn cả

* Nội dung và cách tiến hành

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của GV chính là quan sát và đánh giá trẻ trong suốt chế độ sinh hoạt một ngày tại trường mầm non Qua quan sát trẻ và ghi chép lại các thông tin trong ngày, GV có thể nắm bắt được đặc điểm cá nhân, xu hướng tính cách, mức độ phát triển của trẻ, mối quan hệ giữa trẻ với bạn và cả những xáo trộn mang tính thời điểm của trẻ Vì vậy, GV tiến hành quan sát trẻ trong các hoạt động để nắm được những hạn chế trong ĐCCX hay những xáo trộn về cảm xúc của trẻ Bên cạnh việc kịp thời xử lí các tình huống, GV sẽ chọn một thời điểm sau đó, cùng trẻ đọc một cuốn truyện tranh có nội dung liên quan đến cảm xúc đã xảy

Trang 8

ra với trẻ

Để giúp trẻ cùng nhìn nhận lại tình huống mất kiểm soát, cô giáo khai thác các yếu tố ĐCCX trong truyện tranh và cùng trẻ trò chuyện một cách tự nhiên, nhẹ nhàng về nội dung truyện Nội dung cuộc đàm thoại cần liên quan đến những cảm xúc nhân vật trải qua và cách nhân vật phản ứng với mỗi tình huống Trong mỗi câu chuyện, GV có thể kết hợp đàm thoại trước để khơi gợi sự chú ý của trẻ, để trẻ phán đoán, bày tỏ cảm xúc GV cũng có thể dừng lại khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc của mình khi là nhân vật đồng thời chia sẻ cảm nhận của mình trong câu chuyện Đặc biệt những đoạn nhân vật thể hiện cảm xúc có kèm theo hình ảnh Sau khi đọc hết câu truyện thì đàm thoại của GV với trẻ cần khéo léo giúp trẻ tái hiện lại tình huống cảm xúc tương tự mà mình đã trải qua và cách mà nhân vật trong truyện ĐCCX để vượt qua nó

- Thời điểm đọc những cuốn truyện tranh giúp ĐCCX cho trẻ là sau khi có tình huống xảy và tốt nhất là ngay trong ngày đó Điều đó không có nghĩa là GV sẽ đọc ngay lập tức sau sự kiện cảm xúc diễn ra Vì trẻ cần có thời gian bình ổn lại cảm xúc thì việc đánh giá lại mới có hiệu quả GV có thể linh hoạt lựa chọn những thời điểm phù hợp để có thời gian đọc một cuốn truyện tranh Ví dụ:

Thời điểm tình huống mất kiểm soát Thời điểm đọc truyện tranh ĐCCX

Buổi sáng khi đến lớp Trò chuyện buổi sáng (sau khi điểm danh) Trong giờ học/ hoạt động vui chơi Trước giờ ngủ trưa

- Nên đọc những cuốn truyện ĐCCX này nhiều lần Với những trẻ trải qua tình huống giống trong truyện tranh sẽ như một cách củng cố niềm tin ở nhân vật, cũng như khắc sâu hơn những cách thức ĐCCX của nhân vật đối với trẻ Không những thế nó cũng giúp trang bị bài học đối với những trẻ khác trong những tình huống tương tự

2.2.2.4 Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh trong việc sử dụng truyện tranh giúp trẻ điều chỉnh cảm xúc

* Mục đích, ý nghĩa:

Cuộc sống của một đứa trẻ phần lớn thời gian là ở bên gia đình và trường mầm non Đó cũng là nơi thường xuyên diễn ra các phản ứng cảm xúc của trẻ Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ Cha mẹ là thầy cô đầu tiên của trẻ, gần gũi và thấu hiểu trẻ hơn ai hết Tuy nhiên, cha mẹ lại không được trang bị đầy đủ những kiến thức, kĩ năng giáo dục trẻ nói chung và xử lí các cảm xúc thách thức nói riêng Trong khi đó, giáo dục cảm xúc là một quá trình lâu dài, cần sự tác động liên tục và nhất quán ở mọi thời điểm, giai đoạn Vì vậy, sự hợp tác giữa cha mẹ và giáo viên có vai trò rất quan trọng Cha mẹ hiểu được con khi ở môi trường ngoài gia đình, kịp thời phản ánh những bất ổn của trẻ với giáo viên Đồng thời, giáo viên nắm bắt được các vấn đề tâm lí của trẻ khi ở nhà, thống nhất được với phụ huynh những tác động trên trẻ Nhờ sự phối hợp này mà việc hỗ trợ trẻ vượt qua các cảm xúc khó khăn sẽ kịp thời, liên tục và hiệu quả Hơn thế nữa, truyện tranh khá gần gũi trong các gia đình và việc sử dụng truyện tranh để

Trang 9

giúp trẻ ĐCCX không đòi hỏi những kĩ thuật quá phức tạp đối với các cha mẹ Vì vậy đây được xem là một giải pháp hỗ trợ các bậc phụ huynh giúp trẻ trong việc xử lí các cảm xúc tiêu cực và là nền tảng quan trọng trong giáo dục cảm xúc cho trẻ

* Nội dung và cách tiến hành:

- Trước tiên GV cần giúp phụ huynh hiểu được ý nghĩa của việc ĐCCX ngay từ khi còn nhỏ và những ưu thế về ĐCCX từ truyện tranh Việc này có thể thực hiện trong những cuộc họp phụ huynh, những lần trao đổi trong giờ đón và trả trẻ, hoặc công cụ truyền thông như mạng xã hội kết nối các phụ huynh

- Giới thiệu cho phụ huynh những cuốn truyện tranh giúp ĐCCX nên có trên các giá sách truyện mỗi gia đình Đặc biệt là những cuốn truyện tranh giúp ĐCCX cụ thể, liên quan đến vấn đề cảm xúc của trẻ Bên cạnh đó, GV cũng hướng dẫn phụ huynh cách trò chuyện giúp trẻ nhận biết cảm xúc, cách nhân vật trong truyện vượt qua các cảm xúc khó khăn

- Tổ chức hoạt động “Mượn sách” hoặc trao đổi những cuốn truyện tranh có nội dung ĐCCX giữa lớp học và gia đình Việc này vừa giúp làm phong phú bộ sưu tập những truyện tranh ĐCCX của lớp và gia đình vừa giúp các PH có được ngay công cụ cần thiết, phù hợp với vấn đề cảm xúc của trẻ Không những thế, trẻ còn học được hình thức mượn sách từ thư viện và ý thức giữ gìn sách truyện

- Tổ chức hoạt động “Chia sẻ” truyện tranh ĐCCX mà trẻ được cha mẹ đọc ở nhà và những điều trẻ học được từ cuốn truyện đó

- Cha mẹ nên tạo một giá sách nhỏ, không cần quá cầu kì, phức tạp nhưng phải là nơi trẻ có thể lấy truyện dễ dàng Vì khi việc đọc sách đối với trẻ khi đã trở thành một việc thú vị thì trẻ có thể tìm đến để “đọc” ngay cả khi không có cha mẹ

- Cha mẹ cũng cần phải làm gương trong việc ứng dụng cho trẻ xem những cách ĐCCX trong truyện tranh, ví dụ như bắt chước kĩ thuật hít thở khi căng thằng trong truyện “Những cảm xúc của Gaston” Trẻ quan sát cha mẹ làm sẽ có nhu cầu bắt chước và trải nghiệm khi cần thiết

- Cha mẹ có thể trò chuyện nhẹ nhàng về câu chuyện nhưng tuyệt đối không kiểm tra trẻ theo kiểu “tra bài” Bởi việc làm đó sẽ gây áp lực tâm lí cho trẻ, khiến trẻ không còn hứng thú với truyện và việc đọc nữa Điều này cũng xảy ra khi cha mẹ không tôn trọng quyền lựa chọn của trẻ Khi trẻ muốn chuyển sang đọc những cuốn truyện khác thì không gò ép trẻ nghe mãi những cuốn truyện tranh ĐCCX Việc đó chỉ gây tác dụng ngược lại mà thôi

3 Kết luận

Các biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi điều chỉnh cảm xúc qua truyện tranh góp phần định hướng cho trẻ: Nhận biết cảm xúc, chuyển hướng chú ý, thay đổi suy nghĩ và quản lí cảm xúc Bên cạnh đó, với cuốn truyện tranh phù hợp giáo viên có thể tổ chức các hoạt động sử dụng truyện tranh ĐCCX ở trẻ 5-6 tuổi tương ứng với mỗi biện pháp Các biện pháp cũng có mối tương quan chặt chẽ, vừa cần thiết, vừa khả thi Vì vậy, việc sử dụng truyện tranh giúp trẻ ĐCCX muốn đạt hiệu quả cao cần tiến hành đồng bộ các biện pháp trên

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Man Chiu, The Role of Emotional Picture Book in the Development of Preschooler Emotion Regulation and Emotion Expression, Conference: Quality Childhood Conference International 2015

[2] Debby M Zambo, 2007 What can you learn from Bombaloo? Council For Exceptional Children.

[3] Mubeccel Gonna, Emine Hande Aydosb, Hatice Gozde Erturk, 2012), Social skills in

pictured story books, Procedia - Social and Behavioral Sciences 46 (2012) 5280 – 5284

[4] Nguyễn Thị Thu, 2016 Đọc Ehon cho bé - phương pháp giáo dục con của người Nhật Bản, NXB Phụ nữ

[5] Nguyễn Thị Thanh Hương, Sách truyện - phương tiện giúp trẻ vượt qua khó khăn trong

cuộc sống (nhân đọc “khóc, buồn nhưng không bao giờ gục ngã” của glenn ringtved) Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt 12/2017, tr 49-51

[6] LeDoux, J., 1996) The emotional brain New York: Touchstone

[7] Duygu Çetingöza, Berna Cantürk Günhanb, 2010 Sample drama plans for preschool

education, Procedia Social and Behavioral Sciences 2 (2010) 1338–1344

[8] Daniel Goleman, 2008 Trí tuệ xúc cảm - Ứng dụng trong công việc Nxb Tri thức

[9] Travis Bradberry & Jean Greaves, 2012 Thông minh cảm xúc – Nâng cao EQ để hạnh phúc và thành công Nxb Phụ nữ.

ABSTRACT

Proposing way to use storybooks to regulate emotions for preschool5-6 years old

Nguyen Thi Thanh Huong1* and Tran Thi Lan Huong21Faculty of Early Childhood Education, Hanoi National University of Education

2Hoa Sen practical kindergarten, National College for Education

Considered as an effective means of not only developing language, providing knowledge, and enhancing imagination for children, story books are also a tool to help children recognize and regulate emotions The article proposes four ways to use comics to regulate emotions for preschoolers 5-6 years old, including 1 Choosing story books with emotional regulation value, 2 Organizing role-playing games to be transferred can be from the content of comics to regulate emotions 3 Read story books to regulate emotions after a situation where children lose control of their emotions 4 Collaborate with parents in using comic books to help children regulate their emotions

Keywords: storybook, emotional regulation, preschooler

Ngày đăng: 19/06/2024, 15:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN