quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường đại học khu vực nam bộ

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường đại học khu vực nam bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --- LÊ VĂN HẢI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC... Một số biện p

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-

LÊ VĂN HẢI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Võ Văn Lộc TS Trần Thị Tuyết Mai Phản biện 1: PGS.TS Dương Thị Hồng Hiếu

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Phản biện 2: TS Bùi Việt Phú

Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng Phản biện 3: PGS.TS Bùi Văn Hồng

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Bộ họp tại: Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Vào hồi 8 giờ 00, ngày 08 tháng 03 năm 2024

Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP HCM - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM

Trang 3

1 Lê Văn Hải, Trần Văn Trung (2015) Đào tạo giáo viên theo hướng

phát triển năng lực thực hành tại trường Đại học Thủ Dầu Một, Tạp chí giáo dục, số đặc biệt, 43 -46

2 Lê Văn Hải (2016) Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên tại trường đại học Thủ Dầu Một trong bối cảnh đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục Tạp chí Quản lý giáo dục, số đặc biệt, 148 –

153

3 Lê Văn Hải (2021) Một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo

giáo viên THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện và kết quả khảo

nghiệm tại các trường đại học khu vực Nam Bộ Tạp chí giáo dục, số đặc biệt, 118-123

4 Lê Văn Hải, Trần Thị Tuyết Mai, Võ Văn Lộc (2021) The Vietnamese educators and students’ perception towards high school teacher training activities according to competency-based education JOURNAL FOR EDUCATORS, TEACHERS AND TRAINERS

https://jett.labosfor.com/index.php/jett/article/view/642

5 Lê Văn Hải (2016) Áp dụng phương pháp E–learning hướng tới xây dựng năng lực cho người học, Hội thảo khoa học cho học viên Cao học và Nghiên cứu sinh trường Đại học sư phạm Tp HCM năm học 2016-2017, 128-134

6 Lê Văn Hải, Trần Văn Trung (2017) Bồi dưỡng đội ngũ quản lý

giáo dục tỉnh Bình Dương theo định hướng phát triển năng lực thực

hành, Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển năng lực cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”,

437- 446, Học Viện Quản lý giáo dục, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội

7 Võ Văn Lộc, Lê Văn Hải (2017) Tác động của chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm đến chất lượng tuyển sinh, Hội thảo khoa học “Tác động của chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đến chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viên”, 92-102,

Văn phòng chương trình khoa giáo dục thuộc Bộ giáo dục và Trường ĐHSP.TP.HCM tổ chức, NXB ĐHSP-TP.HCM

8 Lê Văn Hải (2018) Đào tạo theo tiếp cận năng lực – Xu hướng tất

yếu của giáo dục hiện nay Hội thảo khoa học cho học viên Cao học và Nghiên cứu sinh trường ĐHSP-TP HCM năm năm học 2018-2019, 305-316

Trang 4

một số nước trên thế giới - vấn đề nhà quản lý giáo dục cần quan

tâm, Hội thảo khoa học “Công tác quản lý trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông – Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”, 171-182, Trường ĐHSP TP.HCM và Sở GD

Vĩnh Long tổ chức, NXB ĐHSP-TP.HCM

10 Lê Văn Hải, Trần Văn Trung (2018) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Bình Dương đáp ứng yêu cầu hội nhập, Hội thảo khoa học quốc tế “Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong bối cảnh hiện nay: xu hướng Việt Nam và thế giới”, 503-512,

Học viện quản lý giáo dục, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội

11 Lê Văn Hải (2021) Vận dụng mô hình CIPO vào quản lí hoạt động

giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện tại

các trường đại học Hội thảo khoa học cho học viên cao học và nghiên cứu sinh Trường ĐHSP TP HCM, 229-239, số xuất bản:

607/QĐ-NXB ĐHSP-TP.HCM

Trang 5

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

Chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo khi quán triệt và triển khai đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của tầng lớp xã hội Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đặt ra yêu cầu đối với giáo dục đại học (ĐH) phải chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội cho người học, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới

Thực tiễn đổi mới giáo dục phổ thông đã đặt ra những yêu cầu mới trong đào tạo giáo viên (GV) ở các trường sư phạm Điều đó khiến cho năng lực chuẩn đầu ra ở các trường sư phạm hiện nay không còn phù hợp Vì vậy, việc nghiên cứu để xác định những chuẩn năng lực mới để đào tạo GV là hết sức cần thiết Với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông hiện nay thì hệ thống năng lực này cũng cần phải thay đổi nhằm phát triển năng lực học sinh Do đó, các trường sư phạm hiện nay phải xem xét đến sự thay đổi hệ thống năng lực dạy học cần hình thành và phát triển cho SV, giúp SV sau khi tốt nghiệp thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới và đáp ứng được chuẩn nghề nghiệp GV trong các cơ sở giáo dục phổ thông (Trịnh Thúy Giang, Mai Quốc Khánh, 2019)

Quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông (GV THPT) theo tiếp cận năng lực thực hiện (NLTH) là một hướng đi mới, cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng quá trình đào tạo GV tại các trường đại học (ĐH) nói chung và các trường ĐH khu vực Nam Bộ nói riêng Hiện nay, một số trường ĐH khu vực Nam Bộ có đào tạo GV THPT đã từng bước quan tâm đến việc quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH Tuy nhiên, hướng đi mới này chắc chắn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức Từ những lý do trên, với mong muốn góp một phần nhỏ tri thức vào lĩnh vực nghiên cứu này, tác giả chọn đề

tài “Quản lý hoạt động đào tạo giáo viên THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường Đại học khu vực Nam Bộ” làm đề tài luận án

của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về quản lý hoạt động đào tạo GV theo tiếp cận NLTH và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH

Trang 6

khu vực Nam Bộ, luận án đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH khu vực Nam Bộ

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể: Hoạt động đào tạo GV theo tiếp cận NLTH ở trường ĐH - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH khu vực Nam Bộ

4 Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH đã được triển khai ở các trường ĐH khu vực Nam bộ và đạt được một số kết quả nhất định, nhưng vẫn còn những hạn chế trong một số nội dung quản lý Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hoạt động đào tạo, quản lý hoạt động đào tạo theo tiếp cận NLTH ở trường ĐH và đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo GV THPT ở các trường ĐH khu vực Nam Bộ, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở trường ĐH khu vực Nam Bộ có tính cấp thiết, khả thi cao, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GV THPT

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở trường ĐH

- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH công lập khu vực Nam Bộ

- Đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH khu vực Nam Bộ

- Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH khu vực Nam Bộ Tổ chức thực nghiệm một biện pháp đề xuất trong hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH khu vực Nam Bộ

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở trường ĐH

- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH công lập khu vực Nam Bộ

- Đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trườngĐH khu vực Nam Bộ

Trang 7

- Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH khu vực Nam Bộ Tổ chức thực nghiệm một biện pháp đề xuất trong hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH khu vực Nam Bộ

7 Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp luận

7.1.1 Tiếp cận hệ thống - cấu trúc 7.1.2 Tiếp cận lịch sử - logic 7.1.3 Tiếp cận thực tiễn

7.1.4 Tiếp cận theo nội dung quản lý hoạt động đào tạo

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.2.2.2 Phương pháp phỏng vấn

7.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động 7.2.2.4 Phương pháp thực nghiệm

7.2.3 Nhóm phương pháp xử lí dữ liệu 8 Những luận điểm bảo vệ

- Hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH tại các trường ĐH tạo ra môi trường trải nghiệm, giải quyết các vấn đề, học gắn với thực tiễn nghề nghiệp Do đó, tạo điều kiện phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV sư phạm

- Tiếp cận NLTH trong quản lý hoạt động đào tạo GV THPT là một phương pháp mới dựa trên luận điểm của phương pháp tiếp cận theo NLTH Có thể vận dụng, thiết kế, tổ chức hoạt động đào tạo nhằm đạt được mục tiêu đáp ứng chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo GV THPT theo NLTH

- Quản lý hoạt động đào tạo GV THPT qua các thành tố: Mục tiêu, nội dung, phương thức, kiểm tra đánh giá theo NLTH, hướng đến phát huy vai trò trung tâm của người học, nhằm giúp người học bộc lộ điểm mạnh của cá nhân, vận dụng tri thức vào thực tiễn, đáp ứng chuẩn đầu ra của đào tạo GV THPT theo mục tiêu đề ra

9 Đóng góp của đề tài 9.1 Về lý luận

Luận án xây dựng khung lý luận khoa học gồm: các khái niệm cơ bản về hoạt động đào tạo, hoạt động đào tạo GV THPT, quản lý hoạt động đào tạo GV THPT Luận án phân tích, phát triển cơ sở lý luận về

Trang 8

hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH, bao gồm: mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, đánh giá kết quả đào tạo và các điều kiện của hoạt động đào tạo Luận án phân tích và phát triển cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH theo các nội dung quản lý hoạt động đào tạo ở trường ĐH

9.2 Về thực tiễn

Bằng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn khoa học và đủ tin cậy, luận án đã phân tích, đánh giá và xác định được thực trạng hoạt động đào tạo GV THPT và quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH khu vực Nam Bộ Đánh giá chung ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH khu vực Nam Bộ Các biện pháp đề xuất được tiến hành khảo nghiệm và khẳng định tính cấp thiết, tính khả thi Luận án thực nghiệm một biện pháp trong các biện pháp đề xuất và khẳng định kết quả thực nghiệm trong thực tiễn Hệ thống biện pháp mà luận án xác lập đã được kiểm chứng khoa học, có thể áp dụng trong thực tiễn quản lý hoạt động đào tạo ở trường ĐH

10 Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án gồm có 03 chương:

Trang 9

Nghiên cứu về đánh giá kết quả đào tạo Cụ thể nổi bật một số

nghiên cứu giai đoạn 1980 đến 1997, của các tác giả: William E Blank (1982); John W Bruke (1995); Roger Hariss, Hugh Guthrie, Bary Hobart, David Lundberg (1995); Shirley Fletcher (1997)…

1.1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước

Tiếp cận năng lực trong đào tạo nghề Những nghiên cứu tiêu biểu

đầu tiên về đào tạo TCNL như Nguyễn Minh Đường (1993, 2005, 2006) với những nghiên cứu “mô đun kỹ năng hành nghề - phương pháp tiếp cận, hướng dẫn biên soạn và áp dụng” (1993), công trình đề cập đến phương pháp xây dựng CTĐT theo mô đun NLTH các kỹ năng hành nghề, tài liệu “Phương pháp đào tạo nghề theo mô đun kỹ năng nghề” để bồi dưỡng GV trung học chuyên nghiệp và dạy nghề” Trên cơ sở đó, Vụ trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề của Bộ GD&ĐT đã tổ chức biên soạn gần 20 bộ CTĐT nghề theo mô đun kỹ năng hành nghề được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành cho các trung tâm dạy nghề, và áp dụng cho các CTĐT ngắn hạn; Phan Văn Kha (1997, 2000, 2006, 2009); Nguyễn Đức Trí (1996, 2000, 2010)

Nghiên cứu về mục tiêu, phương pháp đào tạo Đánh giá kết quả đào tạo theo tiếp cận năng lực của nhiều tác giả qua các bài báo đăng tạp

chí, sách, Hội thảo, Hội nghị Những kết quả nghiên cứu tổng quan về

Trang 10

hoạt động đào tạo GV theo TNCL ở Việt Nam cho thấy, đào tạo theo TCNL có thể áp dụng trong đào tạo GV ở nhiều cấp học khác nhau như mầm non, tiểu học, đào tạo nghề, trường quân đội… (Cao Hồng Nhung, Nguyễn Thủy Chung, Nguyễn Thị Thành Vân, 2016; Định Văn Đệ, 2017; Trần Thị Loan, 2018; Phan Hùng Thư, 2018) Qua đó khẳng định, đào tạo GV theo TCNL có thể áp dụng thành công tại Việt Nam khi các trường ĐH phát huy việc sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học, thời gian phù hợp với năng lực người học nhằm phát huy tối đa sự tích cực, chủ động của SV sư phạm

1.1.2 Nghiên cứu về quản lý hoạt động đào tạo GV theo tiếp cận NLTH

1.1.2.1 Nghiên cứu ở ngoài nước

Nghiên cứu về quản lý hoạt động đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động Nguyên cứu về quản lý hoạt động đào tạo GV thông qua một số yếu tố: Về quản lý nội dung đào tạo; quản lý phương pháp đào tạo; Quản lý đánh giá năng lực người học Kết quả nghiên cứu

cho thấy, quản lý đào tạo theo TCNL đã tạo ra sự thay đổi quan trọng ở cơ sở giáo dục ĐH về mặt hiệu quả và hiệu suất dựa trên phát huy năng lực cá nhân của đội ngũ, kết nối năng lực của tập thể với mục tiêu phát

triển của cơ cở đào tạo

1.1.2.2 Nghiên cứu ở trong nước

Việc quản lý hoạt động đào tạo theo TCNL và quản lý hoạt động đào tạo theo TCNL ở các trường ĐH cũng được quan tâm ngay từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX Lúc đó, một số các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, tâm lý học lao động (Đặng Danh Ánh, Nguyễn Ngọc Đường, Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Bá Dương, ) đã nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về sự hình thành nghề và công tác dạy nghề Đặc biệt, một số nhà nghiên cứu khác như Đặng Quốc Bảo, Trần

Kiểm, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, đã đi sâu nghiên cứu về quản lý hoạt động đào tạo trong lĩnh vực nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động Khi

kinh tế - xã hội có những bước phát triển mạnh, việc thay đổi cơ cấu ngành nghề và trình độ nguồn nhân lực trong xã hội Các nghiên cứu trên tập trung chủ yếu vào hoạt động đào tạo, phát triển năng lực SV kỹ thuật, các trường nghề, quản lý phát triển chương trình, phương pháp đào tạo, quản lý đào tạo giáo viên Tuy nhiên, cũng chưa có nhiều nghiên cứu về quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận năng lực một cách toàn diện và đầy đủ

Trang 11

1.2 Các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.2.1 Năng lực thực hiện, tiếp cận năng lực thực hiện

1.2.1.1 Năng lực, năng lực thực hiện 1.2.1.2 Tiếp cận, tiếp cận năng lực thực hiện

1.2.2 Hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

1.2.2.1 Đào tạo, hoạt động đào tạo

1.2.2.2 Hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

1.2.3 Quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

1.2.3.1 Quản lý, quản lý hoạt động đào tạo

1.2.3.2 Quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

1.3 Lý luận về hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

1.3.1 Yêu cầu đổi mới hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH 1.3.2 Mục tiêu đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

1.3.3 Nội dung đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH 1.3.4 Phương thức đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

1.3.5 Kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH 1.3.6 Điều kiện phục vụ hoạt động sđào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

1.4 Quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

1.4.1 Phân cấp quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH 1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

1.4.2.1 Quản lý mục tiêu đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH 1.4.2.2 Quản lý nội dung đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH 1.4.2.3 Quản lý phương thức đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH 1.4.2.4 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

1.4.2.5 Quản lý điều kiện và môi trường đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

1.5.1 Yếu tố chủ quan 1.5.2 Yếu tố khách quan

Kết luận chương 1

Trang 12

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1 Khách thể khảo sát

2.2.2 Mục đích và nội dung khảo sát 2.2.3 Phương pháp khảo sát

2.2.3.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 2.2.3.2 Phương pháp điều tra bằng phỏng vấn

2.2.3.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động 2.2.3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu

2.3 Thực trạng hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường đại học khu vực Nam Bộ

2.3.1 Nhận thức về hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

Kết quả khảo sát cho thấy đa số CBQL, GV và SV có nhận thức khá tốt về hoạt động đào tạo giáo viên THPT theo tiếp cận NLTH Từ kết quả kiểm định cho thấy, không có sự khác biệt giữa nhóm CBQL và nhóm GV, chuyên viên cũng như giữa những người có thâm niên công tác khác nhau trong nhận thức về hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH Tuy nhiên, còn một bộ phận CBQL, GV và SV chưa nhận thức đầy đủ, chính xác về nội hàm của hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu đào tạo GV THPT theo tiếp cận

NLTH

Bên cạnh việc hầu hết các đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu đào tạo ở mức khá, tốt chiếm tỉ lệ rất cao thì ở mỗi nội dung, CBQL, GV, SV vẫn còn có đánh giá ở mức yếu và kém Điều đó cho thấy, năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong SV vẫn còn những hạn chế nhất định Kết hợp tỉ lệ đánh giá của CBQL, GV cũng như SV ở mức kém, trung bình tuy rất nhỏ, nhưng qua đó cũng thể hiện vẫn còn những tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện mục tiêu đào

Trang 13

tạo GV THPPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH cần phải có những biện pháp để khắc phục để hoàn thiện hơn về việc thực hiện mục tiêu đào tạo theo TCNL

2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung đào tạo GV THPT theo tiếp cận

NLTH

Mức độ thực hiện và kết quả thực hiện nội dung hoạt động đào tạo giáo viên THPT theo tiếp cận NLTH tại 5 trường ĐH khu vực Nam Bộ được khảo sát ở mức độ thực hiện và kết quả thực hiện được CBQL, GV và SV đánh giá cao Các trường thường xuyên thực hiện khá tốt các nội dung đào tạo GV theo tiếp cận NLTH theo các quy định chuẩn năng lực GV THPT, rèn luyện SV có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu Đồng thời cũng rèn luyện SV có ý chí, năng lực tự học tự bồi dưỡng liên tục để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

2.3.4 Thực trạng việc thực hiện phương thức đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

Các phương pháp đào tạo được khảo sát thì cả 11 phương pháp được CBQL, GV cho ý kiến về mức độ thực hiện, sử dụng các phương pháp ở mức thường xuyên và rất thường xuyên chiếm tỉ lệ rất cao, đạt tỉ lệ >70% Điều đó cho thấy, 5 trường ĐH được khảo sát rất quan tâm đến các phương pháp đào tạo, giảng dạy theo hướng tích cực, phát huy khả năng của người học

Bên cạnh đó, khi trao đổi về hình thức đào tạo GV THPT theo năng lực tại các trường, CBGV cũng cho rằng, trong quá trình tổ chức đào tạo, các khoa sư phạm cũng đã triển khai đến giảng viên thực hiện nhiều phương pháp và hình thức giảng dạy đa dạng, các tiết học không chỉ diễn ra trên lớp mà còn được triển khai thực tế ngoài nhà trường

2.3.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH giữa CBQL, GV và SV cho thấy: cả nhóm CBQL, GV và SV đều đánh giá kết quả đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH tại các trường đại học được khảo sát, nghiên cứu với tiêu chí “Nhất quán với mục tiêu đào tạo” ở mức cao cao (ĐTBCBQL, GV = 4,41, xếp hạng I; ĐTBSV = 4,19, xếp hạng II) Điều đó cho thấy, CBQL và SV đều đánh giá kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH của các trường đang đi đúng hướng, đúng mục tiêu đào tạo đã được đề ra Đây là một yếu tố rất quan trọng để các trường có thể tham khảo nhằm duy trì theo hướng này và khắc phục những điểm còn tồn tại,

Trang 14

nhằm nâng cao chất lượng đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định

2.3.6 Thực trạng về điều kiện tổ chức đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

Các điều kiện cần thiết để tổ chức đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH khu vực Nam Bộ từ đánh giá của CBQL, GV và SV đều chiếm tỉ lệ đồng ý từ 80% trở lên

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH khu vực Nam Bộ

2.4.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về vai trò của công tác quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

Quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH có ý nghĩa là tiền đề trọng yếu cho quá trình đảm bảo chất lượng ĐH theo hướng liên thông với nền giáo dục đại học quốc tế tiên tiến và hội nhập toàn cầu Khảo sát cho thấy, đa số CBQL, GV và SV cho rằng công tác quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH có vai trò từ cần thiết đến rất cần thiết chiếm tỉ lệ cao, đánh giá đúng đắn mức độ quan trọng của công tác quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH đã chứng minh được vai trò không thể thiếu và không thể bị coi nhẹ của công tác này

Chỉ một phần rất nhỏ các phiếu khảo sát cho rằng điều này không cần thiết và hoàn toàn không cần thiết (CBQL, GV chiếm 4,7 %; SV chiếm 1,3 %) Kết quả này có thể do nhiều yếu tố tác động như vị trí chuyên môn, môi trường công tác, quan điểm cá nhân hoặc yếu tố liên quan đến đặc điểm vùng miền… Tuy việc nhận thức chưa thấy được tầm quan trọng của quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH chiếm tỉ lệ không cao, nhưng điều này cũng sẽ phần nào gây trở ngại, khó khăn và lúng túng trong quá trình triển khai hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH tại các trường ĐH Đây là một thực trạng cần được xem xét để có đánh giá khách quan hơn, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất biện pháp để cải tiến

2.4.2 Thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH

Khảo sát CBQL, GV đều đánh giá cao về kết quả thực hiện quản lý thực hiện mục tiêu của các trường Tuy nhiện nhiệm vụ “Tổ chức thực hiện mục tiêu đào tạo” được 35,4% CBQL, GV đánh giá thực hiện Tốt nhưng lại có đến 18,2% CBQL, GV được hỏi ý kiến cho rằng chỉ đạt mức trung bình trở xuống Đây là vấn đề cần quan tâm vì trong thực tế,

Ngày đăng: 19/06/2024, 15:08