1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề án 3 chủ đề thiết kế các yếu tố nhận diện thương hiệu chuyên ngành marketing kỹ thuật số

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

Giới thiệu chung về chuyên ngành Marketing kỹ thuật sốMarketing kỹ thuật số Digital Marketing là một lĩnh vực ngày càng phát triểntrong thế giới kỹ thuật số hiện đại, bao gồm các hoạt độ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT HÀN KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÀI BÁO CÁO ĐỀ ÁN 3 CHỦ ĐỀ: THIẾT KẾ CÁC YẾU TỐ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CHUYÊN NGÀNH MARKETING KỸ THUẬT SỐ

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Kim Ánh

Chuyên ngành: Marketing kỹ thuật số

Khoa: Khoa Kinh tế số & Thương mại điện tử

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT HÀN KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÀI BÁO CÁO ĐỀ ÁN 3 CHỦ ĐỀ: THIẾT KẾ CÁC YẾU TỐ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CHUYÊN NGÀNH MARKETING KỸ THUẬT SỐ

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Kim Ánh

Chuyên ngành: Marketing kỹ thuật số

Khoa: Khoa Kinh tế số & Thương mại điện tử

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2024

Trang 3

Mục lục

LỜI CẢM ƠN 4

1 Giới thiệu chung về chuyên ngành Marketing kỹ thuật số 1

2 Mô tả chi tiết chuyên ngành Marketing – Kỹ thuật số 1

2.1 Liệt kê 10 từ mô tả đúng nhất bản chất hoặc chức năng của ngành/chuyên ngành 1

2.2 Điều khác biệt làm cho ngành/chuyên ngành của Khoa Tồn tại 2

2.3 Sứ mệnh của ngành/chuyên ngành 2

2.4 Đối tượng mục tiêu của ngành/chuyên ngành 3

2.5 Đối thủ cạnh tranh của ngành/chuyên ngành trong khoa 4

2.6 Điều quan trọng nhất mà ngành/chuyên ngành muốn người học cảm nhận 4 2.7 Ngành/chuyên ngành dự nhìn quảng cáo thương hiệu của mình 5

2.8 Đặc điểm để nhận biết nhất của ngành/chuyên ngành 6

2.9 Cách để mọi người hiện diện nhận ra ngành/chuyên ngành 7

3 Tạo bảng tâm trạng – moodboard 8

4 Tên ngành/chuyên ngành 8

5 Thiết kế logo 8

Trang 4

5.1 Thiết kế 5 logo 9

5.2 Kết quả cuộc khảo 9

6 Thiết kế câu khẩu hiệu 11

6.1 Thiết kế câu khẩu hiệu 11

6.1.1 Câu khẩu hiệu cho logo 1 11

6.1.2 Câu khẩu hiệu cho logo 2 11

6.1.3 Câu khẩu hiệu cho logo 3 11

6.2 Kết quả cuộc khảo sát 12

7 Kết hợp các yếu tố nhận diện thương hiệu 15

7.1 Kết hợp các yếu tố nhận diện thương hiệu 15

7.2 Kết quả cuộc khảo sát 17

8 Tạo ấn phẩm thiết kế có sử dụng các yếu tố nhận diện thương hiệu 18

9 Thiết kế bản tóm tắt dự án 19

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Moodboard 8

Hình 2 Biểu đồ phát triển logo 1 8

Hình 3.1 Logo cách điệu chữ cái sau khi được lên màu 14

Hình 3.2 Logo hình ảnh đại diện sau khi được lên màu 15

Hình 3.3 Logo kết hợp sau khi được lên màu 16

Hình 4 Ấn phẩm đồng phục 18

Hình 4.1 Bộ ấn phẩm văn phòng 18

Hình 4.2 Poster chuyên ngành Digital Marketing 18

Hình 5 Bảng tóm tắt dự án 19

DANH MỤC BẢNG

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến BanGiám hiệu Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn, Đạihọc Đà Nẵng đã đưa học phần Đề án 3 vào chương trình giảng dạy Đây được xem làmột học phần cực kỳ cần thiết đối với sinh viên Ở học phần này, chúng em đã tích lũyđược cho mình những kinh nghiệm cơ bản nhất hỗ trợ bản thân trong tương lai

Nhóm em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô ThS Nguyễn Thị Kim Ánh.Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu học phần Đề án 3, nhóm chúng em đãnhận được nhiều sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của cô Nhờ đó mà chúng em đã cóthêm nhiều kiến thức về chuyên ngành cũng như hoàn thành được Đề án này

Đề án 3 là học phần thú vị, bổ ích và có tính thực tế cao Với học phần này, chúng emđược cung cấp kiến thức cũng như kỹ năng thực tiễn để phục vụ cho học tập và côngviệc sau này Bên cạnh đó, chúng em cũng nâng cao được kỹ năng làm việc nhóm và

sử dụng thành thạo các công cụ Photoshop

Tuy nhiên, trong quá trình làm báo cáo Đề án 3 do kiến thức còn hạn chế nên khôngthể tránh khỏi một vài thiếu sót khi thiết kế các ấn phẩm và trình bày Rất mong nhậnđược sự góp ý, đánh giá của các thầy cô bộ môn để đề án của chúng em thêm hoànthiện hơn

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2024

Trang 7

1 Giới thiệu chung về chuyên ngành Marketing kỹ thuật số

Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing) là một lĩnh vực ngày càng phát triểntrong thế giới kỹ thuật số hiện đại, bao gồm các hoạt động sử dụng các kênh và công

cụ kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu Các kênh kỹ thuật sốnày bao gồm: Website, công cụ tìm kiếm, Mạng xã hội, email marketing, contentmarketing, quảng cáo hiển thị, marketing liên kết, Trong một thị trường mà mọingười ngày càng dành nhiều thời gian trực tuyến, Marketing kỹ thuật số đóng vai tròquan trọng trong việc đưa các sản phẩm và thương hiệu tới người tiêu dùng một cách

dễ dàng, linh hoạt hơn

Sinh viên theo học ngành Marketing kỹ thuật số sẽ được tiếp cận với đa dạng các kiếnthức và kỹ năng quan trọng để thành công trong lĩnh vực này Đầu tiên, họ sẽ học vềcác nguyên tắc cơ bản của Marketing, tâm lý hành vi của người tiêu dùng cũng nhưcác công cụ sử dụng trong Marketing kỹ thuật số

Một phần quan trọng khác của chương trình học Marketing kỹ thuật số là học về cáchtạo ra các ấn phẩm, sản phẩm thiết kế thu hút khách hàng, bằng cách được giảng dạy

để sử dụng các công cụ trong Marketing kỹ thuật số như Adobe, Photoshop, SEO,SEM,

Sinh viên cũng có cơ hội thực hành và áp dụng kiến thức của mình thông qua các dự

án thực tế và thực tập trong ngành Điều này giúp họ phát triển kỹ năng thực tế và xâydựng mạng lưới quan hệ trong ngành, chuẩn bị cho sự nghiệp sau khi tốt nghiệp

2 Mô tả chi tiết chuyên ngành Marketing – Kỹ thuật số

2.1 Liệt kê 10 từ mô tả đúng nhất bản chất hoặc chức năng của ngành/chuyên

5 Affiliate Marketing: Hợp tác với các đối tác để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ

và nhận hoa hồng từ việc chuyển đổi khách hàng

6 Online PR: Xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực của thương hiệu trên Internet,bằng cách sử dụng các kênh truyền thông kỹ thuật số

Trang 8

7 Inbound Marketing: Tạo nội dung hấp dẫn để thu hút khách hàng và tạo liên kếtvới họ thông qua việc cung cấp giá trị.

8 Tăng nhận thức về thương hiệu: marketing trên phương tiện kỹ thuật số giúpthương hiệu tiếp cận được với nhiều người từ đó tăng nhận thức về thương hiệu

9 Sponsored Content: Hợp tác với các đối tác hoặc nhà xuất bản để tạo nội dungquảng cáo

10 Kết nối với khách hàng và xây dựng mối quan hệ: Digital marketing là một công

cụ mạnh mẽ có thể được sử dụng để đạt được nhiều mục tiêu khác nhau Tuynhiên, điều quan trọng là phải nhớ rằng điều quan trọng nhất là kết nối với kháchhàng tiềm năng và xây dựng mối quan hệ với họ Bằng cách làm điều này, cácdoanh nghiệp có thể tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự thành công lâu dài

2.2 Điều khác biệt làm cho ngành/chuyên ngành của Khoa Tồn tại

Chuyên ngành Digital Marketing tồn tại với nhiều điểm khác biệt so với các lĩnhvực khác trong lĩnh vực marketing và quảng cáo Dưới đây là một số điểm nổi bật:

 Khả năng đo lường và phân tích: Digital Marketing cho phép doanh nghiệp đolường hiệu quả của chiến dịch một cách chi tiết Các công cụ phân tích web, dữliệu trực tuyến và số liệu thống kê giúp đánh giá kết quả và điều chỉnh chiếnlược một cách linh hoạt

 Tích hợp với công nghệ: Digital Marketing sử dụng các công nghệ mới nhưtrang web, ứng dụng di động, quảng cáo trực tuyến, email marketing và mạng

xã hội Sự kết hợp giữa marketing và công nghệ tạo ra những cơ hội mới và thúvị

 Tính tương tác và cá nhân hóa: Digital Marketing cho phép tương tác trực tiếpvới khách hàng thông qua mạng xã hội, email và các kênh khác Các chiến dịch

có thể được cá nhân hóa dựa trên hành vi và sở thích của từng người dùng

 Tính toàn cầu và đa dạng: Digital Marketing không giới hạn bởi địa lý Doanhnghiệp có thể tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới thông qua Internet

 Tính thay đổi liên tục: Digital Marketing luôn thay đổi theo xu hướng côngnghệ và thị trường Điều này đòi hỏi chuyên gia phải cập nhật kiến thức và kỹnăng liên tục

Sự khác biệt của ngành Digital Marketing trong Khoa KTS&TMDT tại VKU: Khoathiết kế lộ trình học ngược so với các chuyên ngành khác, được học các kiến thứcchuyên ngành trước, học đại cương sau Điều này giúp cho sinh viên có kiến thức vềchuyên ngành sớm hơn so với các sinh viên khác, tăng cơ hội cạnh tranh trên thịtrường và có thể đi thực tập sớm hơn, đây là sự khác biệt tạo nên lợi thế lớn cho sinhviên

Trang 9

 Xây dựng thương hiệu và tạo niềm vui cho người dùng: Digital Marketing giúpxây dựng và duy trì danh tiếng thương hiệu Các chiến dịch quảng cáo trựctuyến, nội dung chất lượng và tương tác trên mạng xã hội đóng góp vào việctạo nên sự vui vẻ và gắn kết với thương hiệu.

 Chia sẻ kiến thức và thông tin hữu ích: Digital Marketing không chỉ là việcquảng cáo sản phẩm, mà còn là cách để chia sẻ kiến thức và thông tin hữu íchvới khách hàng Các blog, video hướng dẫn và tài liệu trực tuyến giúp tăng giátrị cho người dùng3

 Tối ưu hóa chi phí và đo lường hiệu quả: Digital Marketing cho phép doanhnghiệp tiết kiệm chi phí so với các hình thức quảng cáo truyền thống Đồngthời, việc đo lường hiệu quả dễ dàng hơn qua dữ liệu trực tuyến giúp tối ưu hóachiến dịch

 Duy trì tính cạnh tranh trên thị trường: Digital Marketing giúp doanh nghiệpduy trì tính cạnh tranh bằng cách tiếp cận rộng và đa dạng các đối tượng mụctiêu

2.4 Đối tượng mục tiêu của ngành/chuyên ngành

 Học sinh sinh viên có niềm đam mê và năng khiếu với lĩnh vực marketing,truyền thông và công nghệ:

 Quan tâm đến xu hướng phát triển của marketing số trong thời đại công nghệsố

 Có khả năng sáng tạo, tư duy logic và phân tích

 Có kỹ năng sử dụng thành thạo các công cụ công nghệ và mạng xã hội

 Ham học hỏi và thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc năng động

 Các chuyên viên marketing truyền thống mong muốn chuyển đổi sang lĩnh vựcdigital marketing:

 Nhu cầu cập nhật kiến thức và kỹ năng mới về marketing số để nâng cao nănglực cạnh tranh

 Mong muốn mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực đang phát triển mạnhmẽ

Trang 10

 Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực marketing và hiểu rõ về hoạt độngmarketing truyền thống.

 Doanh nghiệp và tổ chức đang tìm kiếm nhân sự digital marketing:

 Nhu cầu tuyển dụng nhân viên có chuyên môn cao về marketing số để thựchiện các chiến dịch marketing hiệu quả

 Mong muốn hợp tác với các trường đại học uy tín để tuyển dụng nguồn nhânlực chất lượng cao

Mô tả đối tượng mục tiêu:

 Độ tuổi: 18 - 25 tuổi

 Trình độ học vấn: Tốt nghiệp THPT hoặc cao đẳng

 Khu vực: Toàn quốc

Mục tiêu nghề nghiệp:

 Chuyên viên marketing số

 Chuyên gia SEO/SEM

 Chuyên gia marketing nội dung

 Chuyên gia marketing mạng xã hội

 Nhà quản trị chiến dịch marketing số

Kỹ năng:

 Kỹ năng sử dụng các công cụ marketing số như Google Analytics, FacebookAds, Google Ads, v.v

 Kỹ năng sáng tạo nội dung marketing thu hút

 Kỹ năng phân tích dữ liệu và đo lường hiệu quả chiến dịch

 Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt

 Kỹ năng làm việc nhóm và độc lập

2.5 Đối thủ cạnh tranh của ngành/chuyên ngành trong khoa

Hiện khoa Kinh tế số và Thương mại điện tử đang đào tạo 7 ngành/ chuyênngành khác nhau, bao gồm:

 Ngành Marketing

 Chuyên ngành Marketing kỹ thuật số

 Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số

 Chuyên ngành Quản trị thương mại điện tử

 Chuyên ngành Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng số

 Chuyên ngành Quản trị tài chính số

Trang 11

 Chuyên ngành Quản trị dự án Công nghệ thông tin

2.6 Điều quan trọng nhất mà ngành/chuyên ngành muốn người học cảm nhận

 Khả năng thích ứng và tư duy sáng tạo: Ngành Digital Marketing vận động vàthay đổi liên tục đòi hỏi người học phải có khả năng thích ứng nhanh chóng vớicác xu hướng mới nhất, cập nhật kiến thức và kỹ năng mới liên tục Chuyênngành khuyến khích sinh viên tư duy sáng tạo, đổi mới để đưa ra những ýtưởng marketing độc đáo và hiệu quả

 Kỹ năng thực hành và tư duy phản biện: Sinh viên được trang bị kiến thức nềntảng vững chắc về marketing số cùng với các kỹ năng thực hành như sử dụngcác công cụ marketing, phân tích dữ liệu, tối ưu hóa chiến dịch,

 Kỹ năng tư duy phản biện giúp sinh viên đánh giá hiệu quả chiến dịch, rút rakinh nghiệm và đưa ra giải pháp phù hợp cho các vấn đề marketing

 Tầm nhìn chiến lược và khả năng lãnh đạo: Chuyên ngành đào tạo sinh viên trởthành những chuyên gia marketing số có tầm nhìn chiến lược, khả năng hoạchđịnh và triển khai các chiến dịch marketing hiệu quả Sinh viên được rèn luyện

kỹ năng lãnh đạo để có thể dẫn dắt và phối hợp nhóm trong công việc

 Tinh thần ham học hỏi và đam mê: Digital Marketing là một lĩnh vực rộng lớn

và luôn thay đổi, đòi hỏi người học phải có tinh thần ham học hỏi, khôngngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng Đam mê với lĩnh vực marketing là yếu tốthen chốt để sinh viên gặt hái thành công trong ngành này

2.7 Ngành/chuyên ngành dự nhìn quảng cáo thương hiệu của mình

Địa điểm:

 Trên mạng: Đây là nơi phổ biến nhất để quảng cáo thương hiệu thông quadigital marketing Các kênh phổ biến bao gồm:

 Công cụ tìm kiếm: Quảng cáo Google Ads, Quảng cáo Bing

 Mạng xã hội: Facebook Ads, Instagram Ads, LinkedIn Ads, v.v

 Trang web: Quảng cáo hiển thị, quảng cáo liên kết

 Email: Marketing qua email

 Ngoài trời: Quảng cáo bảng hiệu, biển quảng cáo, xe buýt

 Trên truyền hình: Quảng cáo truyền hình, quảng cáo sản phẩm

 Trên radio: Quảng cáo radio

Vị trí:

Trang 12

 Vị trí hiển thị: Quảng cáo có thể được hiển thị ở nhiều vị trí khác nhau trêntrang web, chẳng hạn như đầu trang, bên cạnh trang hoặc trong nguồn cấp dữliệu tin tức.

 Vị trí địa lý: Quảng cáo có thể được nhắm mục tiêu đến đối tượng mục tiêu ởcác vị trí cụ thể, chẳng hạn như quốc gia, khu vực hoặc thành phố

 Vị trí thiết bị: Quảng cáo có thể được hiển thị trên các thiết bị cụ thể, chẳng hạnnhư máy tính để bàn, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh

 Lời kêu gọi hành động: Quảng cáo nên có lời kêu gọi hành động rõ ràng đểkhuyến khích người xem thực hiện hành động mong muốn, chẳng hạn như truycập trang web, mua sản phẩm hoặc đăng ký nhận bản tin

Loại hình quảng cáo:

 Quảng cáo trả tiền: Loại hình quảng cáo này đòi hỏi doanh nghiệp phải trả tiền

để quảng cáo của họ được hiển thị

 Quảng cáo miễn phí: Loại hình quảng cáo này không đòi hỏi doanh nghiệp phảitrả tiền, nhưng có thể khó tiếp cận đối tượng mục tiêu hơn

2.8 Đặc điểm để nhận biết nhất của ngành/chuyên ngành

 Năng động và sáng tạo: Ngành Digital Marketing luôn thay đổi và phát triểnkhông ngừng do sự xuất hiện của các nền tảng và công nghệ mới Do đó,những người làm trong ngành này cần phải có khả năng thích nghi nhanhchóng, cập nhật xu hướng mới nhất và luôn sáng tạo trong cách tiếp cận kháchhàng

 Đo lường được: Một trong những lợi thế lớn nhất của Digital Marketing là khảnăng đo lường hiệu quả của các chiến dịch một cách dễ dàng Nhờ có dữ liệu,các nhà Marketing có thể theo dõi hiệu suất của các chiến dịch của họ và điềuchỉnh cho phù hợp khi cần thiết

 Tương tác: Digital Marketing cho phép các doanh nghiệp tương tác trực tiếpvới khách hàng của họ Điều này giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầucủa khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ

Trang 13

 Tiêu chuẩn cao: Ngành Digital Marketing có tiêu chuẩn cao về chất lượng vàhiệu quả Các nhà marketing cần phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng và kỹnăng thực hành tốt để thành công trong lĩnh vực này.

 Cơ hội nghề nghiệp: Ngành Digital Marketing đang phát triển nhanh chóng và

có nhu cầu cao về nhân lực, bởi xã hội ngày càng công nghệ hóa và hầu như tất

cả mọi thứ đều đã và đang được thông qua internet Do đó, có rất nhiều cơ hộinghề nghiệp cho những người có kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực này

2.9 Cách để mọi người hiện diện nhận ra ngành/chuyên ngành

 Sử dụng logo và màu sắc: Một logo và bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ cóthể giúp mọi người dễ dàng nhận ra ngành Digital Marketing Logo và bộ nhậndiện thương hiệu nên được thiết kế chuyên nghiệp và phù hợp với ngành

 Sử dụng khẩu hiệu: Một khẩu hiệu ngắn gọn và súc tích có thể giúp mọi ngườihiểu rõ hơn về ngành Digital Marketing Khẩu hiệu nên dễ nhớ và truyền tảithông điệp chính của ngành

 Tham gia các sự kiện: Tham gia các hội nghị, hội thảo và các sự kiện khác liênquan đến Digital Marketing là một cách tuyệt vời để tiếp cận với mọi ngườihiện diện và nâng cao nhận thức về ngành

 Viết nội dung: Viết bài báo, bài đăng trên blog và các nội dung khác về DigitalMarketing là một cách tuyệt vời để chia sẻ kiến thức và chuyên môn với mọingười hiện diện Nội dung nên được viết tốt và cung cấp thông tin có giá trị

 Tham gia các tổ chức: Tham gia các tổ chức liên quan đến Digital Marketing làmột cách tuyệt vời để gặp gỡ những người khác trong ngành và tìm hiểu thêm

về ngành

 Sử dụng truyền miệng: Nói chuyện với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp vềDigital Marketing là một cách tuyệt vời để nâng cao nhận thức về ngành Hãychia sẻ niềm đam mê của bạn với ngành và giải thích lý do tại sao bạn nghĩ đó

là một lĩnh vực thú vị và bổ ích để làm việc

 Sử dụng mạng xã hội: Sử dụng mạng xã hội để kết nối với những người kháctrong ngành Digital Marketing và chia sẻ thông tin về ngành Tham gia cácnhóm thảo luận trên mạng xã hội và theo dõi các nhà lãnh đạo tư tưởng trongngành

3 Tạo bảng tâm trạng – moodboard

Bảng tâm trạng là một loại ảnh ghép bao gồm hình ảnh và văn bản của các đốitượng trong một bố cục Đây là một công cụ trình bày ý tưởng cực kỳ hiệu quả.Các nhà thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, thiết kế công nghiệp, nhiếp ảnh gia và

Trang 14

trình sáng tạo Mục đích là để minh họa một cách trực quan quá trình hình thành

và hoàn thiện ý tưởng thiết kế của mình

Hình 1 Moodboard

Trên đây là bảng tâm trạng của nhóm chúng em được thiết kế cho chuyên ngànhDigital Marketing Bảng tâm trạng này thể hiện được quá trình hình thành ý tưởng chologo của nhóm từ những hình ảnh công nghệ, pixel, sự tương tác giữa con người thôngqua internet trên toàn cầu và sử dụng tông chủ đạo xanh, trắng

Hình 2 Biểu đồ phát triển logo 1

Ngày đăng: 19/06/2024, 11:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w