1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình Fama-French cho danh mục các cổ phiếu nhóm ngành Ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

79 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng mô hình Fama-French cho danh mục các cổ phiếu nhóm ngành Ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả Bùi Thị Phương Lan
Người hướng dẫn Th.S Đào Bùi Kiên Trung
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Toán Tài Chính
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 16,81 MB

Nội dung

Việc nắm được các thông tin rút ra từ dién biến của giá chứng khoán theobiến động của thị trường, mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận...có thể giúp họ đưa ra những quyết định đúng dan v

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

KHOA TOAN KINH TE

CHUYEN DE TOT NGHIEP

Chuyên ngành Toán Tài chính

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Phương Lan

Mã sinh viên: 11192675

Khoa: Toán kinh tế 61

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đào Bùi Kiên Trung

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠNVới lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đếnThạc sĩ Dao Bùi Kiên Trung — Giảng viên bộ môn Toán Kinh tế, khoa Toán Kinh tế,người đã trực tiếp giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo này

trong thời gian qua.

Em xin đến quý Thầy Cô ở Khoa Toán Kinh tế đã truyền đạt vốn kiến thứcquý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường Nhờ có những lờihướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô nên đề tài nghiên cứu của em mới có thể hoànthiện tốt đẹp

Bên cạnh đó, em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tô chức

đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài

này Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận đượcrất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô và bạn bè

Tuy nhiên, do trình độ cá nhân còn hạn chế và bước đầu đi vào thực tế của emcòn nhiều bỡ ngỡ nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp quý báu của quý Thay Cô dé kiến thức của em trong lĩnh vựcnày được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện bồ sung, nâng cao ý thức của mình

Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô đồi dao suc khoẻ và thành công tongcuộc sống

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện,

Lan

Bùi Thị Phương Lan

Trang 3

MỤC LỤC

LOT MO DAU wicssssssssssssssssssssssscssssssesssssssesssssssssssssssesssssssesssssssesssssssesssssssesssssssesssssses 1CHƯƠNG 1: LY THUYET MO HÌNH 2° ceseeeeeerxxsseeedre 5

1.1 Lý thuyết mô hình Fama- Frenchh - 22 2 2+ E+2E£+E++EE+EEe+EzEszrxerxees 5

1.1.1 Mô hình một nhân tố và mô hình đa nhân tỐ - : -: c-++¿ 5

1.1.2 (000i 0) — 7

1.2.1 Giới thiệu về mô hình CAPM -2-©2¿©+¿+2++£x++Ex++zxrzrxrrxesrxee 12

1.2.2 Vai trò của mô hình CA PMM 5 +1 11119199 12 1 kg re 13

1.2.3 Những giả định của mô hình CAPM 5 + skesesesreree 13 1.2.4 Nội dung mô hình - - - c1 3231291119111 11 1 11 8 11 g1 ng ng ngư 15

1.3 Mô hình Fama-French ba nhân tỐ 2-2 + £+£+££+£x+£E+£E£zE++zxerxezxz 23

1.3.1 Giới thiệu mô hình Fama-French 3 nhân t6 -2- 2 s22 23

2.1 Ngành Ngân hàng trên Thị trường chứng khoán Việt Nam 29

CHƯƠNG 3: UNG DỤNG MÔ HÌNH FAMA - FRENCH CHO DANH MỤCCAC CO PHIẾU NGANH NGAN HANG TREN THI TRƯỜNG CHUNGKHOAN VIET NAM 0717 33

3.1 Mô tả dit HOU sce eeccceecsseecsssessssessssecsssecsssecsssvessseessssesssuecsssecsssecsssesessecssseesesees 33

3.1.1 Dữ liệu các mã cổ phiếu thuộc nhóm ngành Ngân hang thi trường Chứng

khoán Việt ÌNam - - 2 2201111111911 1111111011111 111g 11kg kg vế 33

Trang 4

3.1.2 Xác định cách tính toán các biến trong mô hình + 35

3.1.3 Các phương pháp phân tích dữ liệu -. 55-5 + 5+ *+s+sseerssersses 37

3.2 Kết quả phân tích thống kê mô tả và bình luận - ¿5 5 s+s+s+ 383.3 Kết qua phân tích tương quan và bình luận - 2 22 szs£s+zsz +zz 403.4 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính và bình luận . ¿ - 40

CHƯƠNG 4: KET LUẬN VA HAM Ý CHÍNH SÁCH - 52

4.1 KẾ luận -:-©5¿+5s+SE‡EE 2 2E127157112112712211121121111112111111 111111 x re 52

Trang 5

Bảng 3.1:

Bảng 3.2:

Bảng 3.3:

Bảng 3.4:

Bảng 3.5:

Bảng 3.6:

Bảng 3.7:

Bảng 3.8:

Bảng 3.9:

DANH MỤC BANG

Danh mục các Ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam 33

Bảng phân chia các loại danh mục S/L, S/H, B/L, B/H 38

Thống kê mô tả các danh mục S/L, S/H, B/L, B/H va SMB, HML 38

Phân tích tương quan của các biến trong mô hình FamaFrench 40

Bảng kết qua ước lượng lợi suất các danh mục theo các yếu tó 41

Bang hé số xác định R2 hiệu chỉnh trung bình theo các nhóm mô hình 45 Bảng so sánh kết luận của các tác giả khác nhau đã nghiên cứu 47

Bảng kết quả ước lượng của mô hình Fama-French ba nhân tô 48 Bảng dự báo kết quả lợi suất theo ngày -¿- s¿©cs+czeczxesrxez 50

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VẾ

Hình 1.1: Đường thị trường vốn CML

Hình 1.2: Đường thị trường chứng khoán SML - 5+5 «+sx+++sx+

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Các cuộc khủng hoảng kinh tế thường có tác động mạnh mẽ đến thị trường tàichính và gây ra những biến động bất thường trong thị trường chứng khoán Trongnhững thời điểm này, việc dự báo giá cô phiếu trở nên cực kỳ quan trọng đối với các

nhà đầu tư Việc nắm được các thông tin rút ra từ dién biến của giá chứng khoán theobiến động của thị trường, mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận có thể giúp họ đưa

ra những quyết định đúng dan và giảm thiéu rủi ro đối với các khoản đầu tư của mình.Một trong những mô hình định lượng thường được sử dụng dé phân tích và định giá

tài sản trên thị trường chứng khoán là mô hình Fama-French Tuy nhiên, khi sử dụng

phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất dé ước lượng các tham số của mô hình

này, thông tin ứng với giá trị ở đuôi của phân phối thường bị bỏ sót Điều này đặc

biệt quan trọng trong phân tích rủi ro, khi thông tin này có thé giúp nhà đầu tư đánhgid và giảm thiểu rủi ro đối với các khoản dau tư của mình Vì vậy, dé giải quyết van

đề này, người ta đã sử dụng hồi quy phân vị thay cho phương pháp hồi quy bìnhphương nhỏ nhất dé ước lượng các tham số của mô hình Fama-French Phương pháp

này cho phép ước lượng các tham số dựa trên phân vị của các biến độc lập, đồng thời

giúp giải quyết vấn đề bỏ sót thông tin ở đuôi của phân phối

Mô hình định giá tài sản vốn CAPM (Capital Asset Pricing Model) là một

công cụ quan trọng được sử dụng dé đo lường kỳ vọng lợi suất của các cổ phiếu

Tuy nhiên, mô hình này chỉ xét đến rủi ro thị trường và cho răng nó là yếu tố duy

nhất ảnh hưởng đến kỳ vọng lợi suất của các cô phiếu Nhưng nghiên cứu củaFama-French vào năm 1992 đã cho thấy rằng rủi ro thị trường không đủ dé giải

thích toàn bộ sự thay đôi về lợi nhuận của các cô phiếu Do đó, họ đã đề xuất mô

hình 3 nhân tố, bao gồm nhân tố vốn hóa, tỷ suất giá trị và tỷ suất tăng trưởng, dé

bổ sung và cải thiện mô hình CAPM Dé bổ sung và nâng cao mô hình 3 nhân tốcủa mình, Fama và French đã tiếp tục phát triển mô hình Fama-French 5 nhân tốvào năm 1993 Mô hình này bổ sung thêm hai nhân tổ là đòn bay tài chính và thanh

Trang 8

khoản Nhờ đó, mô hình Fama-French đã trở thành một công cụ phổ biến dé định

giá tai sản trên thi trường chứng khoán.

Trong thời kỳ thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ, ngành

ngân hàng trở thành một điểm đặc biệt quan trọng, thu hút sự quan tâm và quyết định

đầu tư của nhiều nhà đầu tư Bên cạnh việc ngành ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong

thị trường chứng khoán Việt Nam và sự sẵn có của dữ liệu, việc áp dụng mô hình

Fama-French ba nhân tố trong phân tích và đánh giá hiệu suất của các công ty ngân

hàng sẽ giúp nhà đầu tư và nhà quản lý danh mục đầu tư có cái nhìn toàn diện hơn về

việc ra quyết định đầu tư

Có nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các tác giả tại Việt Nam về sự áp dụng

của mô hình Fama-French ba nhân tố Do thị trường chứng khoán Việt Nam có tính

đặc thù riêng và khác biệt so với các thị trường chứng khoán phát trién khác, như Mỹhay Châu Âu Bên cạnh đó, mô hình Fama-French hiệu quả hơn so với mô hình 5nhân tố sự dễ hiểu và triển khai Việc tính toán hiệu suất và cân bằng danh mục đầu

tư cũng trở nên đơn giản hơn vì ít hơn hai nhân tô so với Fama 5 nhân tố Điều này

giúp tiết kiệm công sức và tài nguyên tính toán Hơn nữa, việc tính toán và áp dụng

mô hình Fama-French 3 nhân tố trở nên nhanh chóng và dé dàng hơn, điều này có lợicho các nhà đầu tư và nhà quản lý danh mục đầu tư trong việc ra quyết định nhanhchóng và điều chỉnh danh mục theo thời gian thực Do đó, việc sử dụng mô hìnhFama-French 3 nhân tố cho thị trường chứng khoán Việt Nam là hợp lý và phù hợp.Kết quả cho thay, kỳ vọng lợi suất của các cô phiếu phụ thuộc vào quy mô công ty,

giá trị thị trường, giá trị số sách của vốn chủ sở hữu và phần bù rủi ro hệ thống Tuy

nhiên, các phương pháp này chỉ phù hợp trong trường hợp thị trường chứng khoán

6n định và không bị anh hưởng bởi các cú sốc tài chính Vì vậy, mục tiêu của nghiêncứu mới là kiêm định tính hiệu quả của mô hình Fama-French trên thị trường chứng

khoán Việt Nam, đặc biệt là trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh(HOSE), bằng phương pháp hồi quy phân vị trong trường hợp thị trường chứng khoán

không ổn định và bị sốc thông tin nhằm chúng ta có thé xác định được các yêu tố cơ

bản ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

Trang 9

Vì lí do đó, nên em lựa chọn dé tài là ứng dụng mô hình Fama-French cho danhmục các cô phiếu nhóm ngành Ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nhằm mục đích kiêm định tính hiệu quả của việc ứng dụng mô hìnhFama- French ba nhân tổ với nhóm ngành Ngân hàng trong thị trường chứng khoán

Việt Nam.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chuyên đê sẽ nghiên cứu và phân tích dựa trên lịch sử giá các cô phiêu khác nhau trên thị trường chứng khoán đôi với các cô phiêu nhóm ngành ngân hàng.

Chuyên đê sẽ nghiên cứu và phân tích dựa trên lịch sử giá đóng cửa cô phiêu

trên thị trường chứng khoán Việt Nam và danh mục cô phiếu nhóm ngành ngân hàng

3.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Đề tài sử dụng giá đóng cửa, quy mô vốn hóa thị trường và chỉ số BE/ME củacác cô phiêu nhóm ngành Ngân hàng từ 1/1/2022 đến 31/12/2022 Lựa chọn khoảngthời gian này để nghiên cứu mô hình Fama-French cho ngành ngân hàng trên thịtrường chứng khoán Việt Nam nhằm nắm bắt xu hướng và sự biến động trong ngànhtrong một năm day đủ Đồng thời, khoảng thời gian này cung cấp sự ổn định và khảthi trong việc thu thập dữ liệu cho phân tích và áp dụng mô hình Lãi suất phi rủi rođược lấy là lãi suất tín phiếu kho bạc trung bình trong thời gian nghiên cứu Dữ liệuđược lay từ trang web vietstock.com

4 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề này tập trung vào việc sử dụng tông hợp các phương pháp nghiêncứu đề phân tích và đánh giá dữ liệu Phương pháp phân tích thống kê mô tả được sửdụng để mô tả và tổng quan hóa dữ liệu thông qua các đại lượng như trung bình,phương sai, độ lệch chuẩn và đồ thị Phân tích tương quan là một công cụ quan trọng

Trang 10

dé xác định mỗi quan hệ giữa các biến trong dữ liệu, giúp hiểu rõ hơn về tương tac

và anh hưởng của chúng lên nhau Phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng dé xác

định mối quan hệ và dự đoán giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong một mô hìnhtoán hoc Bang cách kết hợp các phương pháp này, chuyên đề có thé giúp phân tích

mô hình và tìm hiểu mối quan hệ giữa các biến, đồng thời cung cấp cơ sở cho việcđưa ra những phân tích và kết luận chính xác từ dữ liệu nghiên cứu

5 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài những phần mở đầu, lời cam kết, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo,nội dung chuyên đề kết cầu gồm 4 chương:

Chương 1: Lý thuyết mô hình

Chương 2: Ngành Ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chương 3: Ứng dụng mô hình Fama-French cho danh mục các cô phiếu ngành

ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách

Trang 11

CHƯƠNG 1: LÝ THUYÉT MÔ HÌNH

1.1 Lý thuyết mô hình Fama- French

1.1.1 Mô hình một nhân tô và mô hình đa nhân to

1.1.1.1 Mô hình một nhân tổ

Mô hình một nhân tố, hay còn được gọi là Single Factor Model, là một công

cụ phân tích tài chính phô biến trong lĩnh vực định giá tài sản Theo đó, mô hình nàygiải thích sự biến động của giá tài sản bằng một nhân tố duy nhất Có thể hiểu đơngiản rằng, mô hình này tập trung vào yếu tố quan trọng nhất dé giải thích sự biến

động giá của tài sản.

Điểm đặc trưng của mô hình này là giả định rang giá của một tài sản bị ảnhhưởng bởi một nhân tố chung, được gọi là nhân tố duy nhất Nhân tố này có thé là tác

động của thị trường chung, tình hình kinh tế, lãi suất, hoặc các yếu tố khác ảnh hưởng

đến giá của tài sản Do vậy, nhà đầu tư có thé dự đoán tương đối chính xác sự biến

động giá của tài sản dựa trên yêu tô này.

Mô hình một nhân tố được sử dụng rộng rãi trong phân tích định giá cô phiếu,quỹ đầu tư, và các loại tài sản khác Nó giúp nhà đầu tư đánh giá các rủi ro và lợinhuận của việc đầu tư vào một tài sản cụ thé Bằng cách dự đoán sự biến động giácủa tai sản dựa trên nhân tố duy nhất, nhà đầu tư có thé quyết định liệu việc đầu tư

vào tài sản đó có đáng giá hay không.

Mô hình một nhân tố cũng giúp đơn giản hóa việc định giá tài sản và giảmthiểu rủi ro đầu tư Tuy nhiên, mô hình này cũng có nhược điểm là chỉ giải thích được

một phần nhỏ sự biến động giá của tài sản Thị trường chứng khoán phức tạp hơn rất

nhiều so với mô hình này, vì vậy mô hình một nhân tố thường không đủ để giải thíchtoàn bộ sự biến động giá của tài sản Do đó, dé đánh giá đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng

đên giá tài sản, các mô hình phân tích khác cũng cân được sử dụng.

Trang 12

1.1.1.2 Mô hình da nhân tổ

Mô hình đa nhân tổ là một mô hình tài chính được sử dụng dé giải thích các

hiện tượng thị trường và giá tài sản cân bằng bang cách sử dụng nhiều yếu tổ trong

của thị trường chung và các chỉ số đo lường mức độ rủi ro

Bằng cách phân tích các yếu tố này cùng với giá tài sản, mô hình đa nhân tố

có thé giúp giải thích các biến động của giá tài sản và dự báo xu hướng giá trongtương lai Ngoài ra, nó cũng có thé được sử dung dé đánh giá hiệu quả của một danhmục đầu tư bằng cách so sánh các yếu tố khác nhau và tính toán lợi nhuận kỳ vọng

va rủi ro của danh mục đó.

Các mô hình đa nhân tố được sử dụng dé xây dựng danh mục dau tư với cácđặc điểm nhất định, chăng hạn như rủi ro hoặc để theo dõi các chỉ số Khi xây dựngmột mô hình đa nhân tó, rất khó dé quyết định có bao nhiêu và những nhân tố nào sẽ

được đưa vào Ngoài ra, các mô hình được đánh giá dựa trên các con số lịch sử, có

thê không dự đoán chính xác các giá trị trong tương lai

Các mô hình đa nhân tố cũng giúp giải thích trọng số của các yếu tố khác nhauđược sử dụng trong các mô hình, cho biết yếu tô nào có tác động nhiều hơn đến giá

của một tài sản.

Mô hình đa nhân tổ có thé được sử dụng trong tat cả các ngành, có thé là tài

chính, kinh tế hoặc toán học Nói chung, ba loại mô hình đa yếu tổ có thé được phânloại dựa trên loại yếu tố được sử dụng:

Một là mô hình nhân tố kinh tế vĩ môTrong các mô hình yếu tố kinh tế vĩ mô, các yếu tổ được kết hợp với sự bat

ngờ trong các biên sô kinh tê vĩ mô giúp giải thích lợi nhuận của các loại tài sản Lợi

Trang 13

nhuận bat ngờ hoặc tăng dần có thể được tính bang giá trị thực tế trừ giá trị dự báo

và giá trị trung bình của lợi nhuận thường bang 0

Hai là mô hình yếu tổ cơ bản

Trong các mô hình cơ bản, các yếu tô là đặc điểm của cô phiếu hoặc công ty

có thê được sử dụng để giải thích sự thay đổi của giá cô phiếu Ví dụ về các yếu tố

đó là tỷ số giá trên thu nhập Tỷ lệ thu nhập giá Tỷ lệ thu nhập giá (P / E Ratio) là mối

quan hệ giữa giá cô phiếu của một công ty và thu nhập trên mỗi cô phiếu Nó manglại cho các nhà đầu tư cảm nhận tốt hơn về giá trị của một công ty P/E thể hiện kỳ

vọng của thị trường và là mức giá bạn phải trả cho mỗi đơn vị thu nhập hiện tại (hoặc

tương lai), vốn hóa thị trường và đòn bay tài chính Các mô hình yếu tố cơ bản sửdụng lợi tức tài sản và sau khi xác định độ nhạy của yếu tố, lợi nhuận được tính bangcách chạy hồi quy

Ba là mô hình nhân to thống kê

Trong các mô hình nhân tổ thống kê, phương pháp thống kê được áp dụng cho

dữ liệu lich sử của lợi nhuận và được sử dụng dé giải thích hiệp phương sai

1.1.2 Mô hình APT

1.1.2.1 Giới thiệu mô hình APT

Mô hình APT (Arbitrage Pricing Theory) là một mô hình giá trị tài sản được

phát triển bởi nhà kinh tế học Stephen Ross vào những năm 1970 để giải thích tỷsuất sinh lợi của một khoản đầu tư dựa trên các yếu tố rủi ro khác nhau Theo môhình APT, giá của một tài sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự thay đổi lãi suất,thay đổi giá ca, thay đổi trong tỷ giá hối đoái và thay đổi trong tình trạng kinh tế

Mô hình APT cho rằng, nếu một tài sản có lợi nhuận cao hơn hoặc thấp hơn so với

mức lợi nhuận kỳ vọng của nó, điều này có thể được giải thích bởi sự khác biệt

giữa các yếu tổ thị trường Vì vậy, mô hình APT cũng được gọi là mô hình định

giá bởi yêu tô.

Trang 14

1.1.2.2 Các giả định của mô hình APT

Một là giá định một nhân tố: Giả định này cho rằng tỷ suất sinh lợi có thê được

mô tả bằng mô hình một nhân tố Theo đó, giá trị của một tài sản hoặc danh mục đầu

tư được ảnh hưởng bởi một nhân tố duy nhất Thường thì nhân tố này được xác định

là chênh lệch giữa tỷ suất sinh lợi của thị trường chung và tỷ suất lãi suất không rủi

ro Tỷ suất sinh lợi của một tài sản hoặc danh mục đầu tư sẽ tăng nếu chênh lệch này

tăng, và giảm nêu chênh lệch này giảm.

Hai là không có cơ hội kinh doanh chênh lệch: Giả định cho rằng không có cơhội kinh doanh nào có thé tạo ra lợi nhuận cao hơn mà không đòi hỏi rủi ro cao hơn.Nếu giả định này không được thỏa mãn, các nhà đầu tư có thể tìm thấy các cơ hội

kinh doanh chênh lệch, đặt cược trên các quy ước giá tri tài sản khác nhau ở các thi

trường khác nhau và tạo ra lợi nhuận không rủi ro hoặc rủi ro thấp Điều này sẽ dẫnđến sự suy giảm của giá trị tài sản và mô hình định giá sẽ không còn có giá trị

Ba là thị trường tài chính không có các bat hoàn hảo: Ñó mô tả một thị trườnghoàn hảo, trong đó các tác nhân tham gia đều có thông tin đầy đủ và chính xác về tất

cả các khoản đầu tư, không có chỉ phí giao dịch, không có thuế và các tác nhân tham

gia đều có thé mua và bán tùy ý các khoản đầu tư Với giả định này, các tác nhân

tham gia sẽ đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên các thông tin đầy đủ và chính xác

về các khoản đầu tư, giá trị của các khoản đầu tư sẽ phản ánh đầy đủ thông tin, do đógiá trị của các khoản đầu tư sẽ phản ánh chính xác giá trị của chúng Giả định nàycũng cho phép các tác nhân tham gia tối ưu hóa danh mục đầu tư của mình và tạo ra

giá cả cạnh tranh giữa các khoản đâu tư.

Bon là một lượng chứng khoản du lớn để xây dựng một danh mục dau tư đa

dạng hóa tot, loại bỏ các rủi ro riêng có cua các chứng khoán riêng rẽ: Giả định nay

đề cập đến khả năng xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng hóa tốt bằng cách sửdụng một lượng chứng khoán đủ lớn Từ đó, ta có thể loại bỏ các rủi ro riêng lẻ củatừng chứng khoán và tận dụng các lợi ích từ đa dang hóa dé giảm thiểu rủi ro toàncục của danh mục đầu tư Tuy nhiên, dé dam bảo rang danh muc dau tu da dang hóa

Trang 15

tốt, ta cần chọn một lượng chứng khoán đủ lớn và phù hợp để đạt được sự đa dạng

hóa Điều này còn phụ thuộc vảo tính độc lập của các chứng khoán trong danh mục

và tính tương quan gitra chúng.

1.1.2.3 Mô hình APT một nhân to

Mô hình một nhân tố diễn tả tỷ suất sinh lời của chứng khoán i (r;) chịu sự tácđộng của một nhân tô F, thường được xem là nhân tổ thị trường và nhà đầu tư khôngthé da dạng hóa Với /; là mức độ nhạy cảm của chứng khoán i đối với nhân tô F.Như vậy, mô hình APT một nhân tố được biểu diễn dưới dạng:

Trị =a +B x Fị Trong đó:

a; là tỷ suất sinh lời kỳ vọng của chứng khoán i

Ø, 1a mức độ nhạy cảm của chứng khoán i đối với nhân tô F

£¡ là nhân tố đặc trưng riêng có của chứng khoán i và có thé đa dạng hóa được

Công thức trên giống với công thức của mô hình APT vì chỉ có một nhân tố

thị trường Tức là, ta tìm được mối quan hệ lợi nhuận và yếu tố rủi to thi trường giống

như mô hình CAPM mà không cần phải có các giả định về tiếp cận danh mục thị

trường và điêu kiện cân băng.

Đây là mô hình APT vì được thiết lập dựa vào điều kiện không có cơ hội kinh

doanh chênh lệch giá.

1.1.2.4 Mô hình APT hai nhân tổ

Phức tạp hơn so với mô hình 1 nhân tố, mô hình APT 2 nhân tố có dạng:

Trang 16

F, và F, lần lượt là giá trị của nhân tổ 1 và 2

B, và Bạ lần lượt là mức độ nhạy cảm của chứng khoán i đối với nhân tố F hay hệ

số chỉ sự biến động của tỷ suất sinh lợi của chứng khoán i khi hai yếu tố 1 hoặc 2 thay

đổi 1 đơn vị

£¡ là nhân tô đặc trưng riêng có của chứng khoán i hay còn gọi là sai số

1.1.2.5 Mô hình APT da nhân to

Mô hình APT đa nhân tố (multi-factor APT) là một mô hình tài chính để đánh

giá và giải thích sự biến động của tỷ suất sinh lợi của một danh mục đầu tư Trong

mô hình này, tỷ suất sinh lợi của một chứng khoán được giải thích bằng cách kết hợp

ảnh hưởng của nhiều nhân tổ thị trường khác nhau, thay vì chỉ có một nhân tố như

trong mô hình APT một nhân tó

Mô hình APT đa nhân tố được phát triển dé giải thích các yếu tố khácnhau ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của một chứng khoán Các nhân tố này cóthể là các yếu tố kinh tế hoặc thị trường như giá cả hàng hóa, lãi suất, tăngtrưởng GDP, tăng trưởng ngành công nghiệp, biến động tỉ giá ngoại tệ và nhiều

yếu tố khác

Công thức mô hình APT đa nhân tố được biéu diễn như sau:

Tị Te + BLP, + Bo Py + +nlạồ + &

Trong đó:

r¡ là tỷ suất sinh lợi của khoản dau tư

7r là tỷ suất sinh lợi của một khoản dau tư không rủi ro

B; là hệ số beta của yếu tổ rủi ro thứ i

F; là giá trị của yếu tổ rủi ro thứ i

£¡ là sai sô ngau nhiên không thê giải thích được bởi các yêu tô rủi ro.

10

Trang 17

Tỷ suất sinh lợi của một khoản đầu tư phụ thuộc vào mức độ tương quan của

giá trị các yếu tô rủi ro với giá trị của khoản đầu tư đó Khi các yếu tổ rủi ro thay đôi,

giá trị của khoản dau tư sẽ thay đổi theo hướng tương ứng

Dựa vào lý thuyết và kết quả kiểm định của một số nhà nghiên cứu Changhan, Richard Roll và stephen A Ross nghiên cứu và cho rằng có 5 nhân tố quan trongquyết định lợi nhuận cô phiếu là:

e Sự thay đổi tỷ lệ lạm phát kỳ vọng

e Sự thay đổi bất ngờ của tỷ lệ lạm phát

e Sự thay đổi bat ngờ của tình hình sản xuất trong ngành

e Sự thay đôi bất ngờ của chênh lệch lợi tức giữa trái phiếu xếp hạng thấp va

trái phiếu xếp hạng cao

e Sự thay đôi bat ngờ chênh lệch lợi tức giữa trái phiếu ngắn hạn và trái phiếu

dai han

Ba yếu tố đầu ảnh hưởng đến dòng tiền tệ thu nhập của công ty, do đó, anhhướng dé cô tức và tốc độ tăng trưởng của cô tức Hai yếu tố sau cùng ảnh hướng đếngiá trị thị trường hoặc tỷ suất chiếu khấu

1.1.2.6 Ưu nhược điểm của mô hình APT

Ưu điểm của mô hình APT:

- Đa dang hóa nguồn rủi ro: Mô hình APT cho phép đa dạng hóa các yếu tốrủi ro, do đó giúp các nhà đầu tư tìm kiếm các khoản đầu tư tiềm năng với rủi ro thấp

hơn, tăng cơ hội sinh lợi.

- Linh hoạt: Mô hình APT linh hoạt hơn so với mô hình CAPM, cho phép giải

thích các yếu tố rủi ro cụ thé hơn, giúp các nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lợi củacác khoản đầu tư

- Không yêu cầu giả định về thị trường đồng nhất: Mô hình APT không yêucầu giả định về thị trường đồng nhất như trong mô hình CAPM, do đó giúp cho cácnhà đầu tư có thê đánh giá tỷ lệ sinh lợi cả trong và ngoài thị trường

11

Trang 18

Nhược điểm của mô hình APT:

- Doi hỏi nhiều đữ liệu: Mô hình APT yêu cầu nhiều dữ liệu dé đo lường

và phân tích các yếu tổ rủi ro, do đó đòi hỏi chi phí và thời gian dé thu thập, xử

lý dữ liệu.

- Khó khăn trong việc định lượng yếu tổ rủi ro: Một số yếu tổ rủi ro không théđịnh lượng được hoặc khó định lượng, nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến giá trị củakhoản đầu tư, do đó làm cho việc áp dụng mô hình APT trở nên khó khăn

- Độ chính xác hạn chê: Mô hình APT còn gặp phải vân đê về độ chính xác,

do việc ước lượng giá tri của các yêu tô rủi ro không phải là hoàn toàn chính xác va

các sai so ngau nhiên không thê giải thích được, do đó làm giảm độ chính xác cua kêt

quả dự báo của mô hình.

1.2 Mô hình CAPM

1.2.1 Giới thiệu về mô hình CAPM

Mô hình định giá tài sản vốn có tên tiếng Anh là Capital Asset PricingModel viết tắt là CAPM Mô hình này mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức kỳvọng đối với tài sản Đặc biệt là cổ phiếu CAPM là một mô hình tài chính mô tả

mối quan quan hệ giữa rủi ro và thu nhập kỳ vọng, được sử dụng dé định giá các

khoản đầu tư tài chính dựa trên rủi ro của chúng Mô hình này giải thích rằng

khoản lợi nhuận của một tài sản cụ thể phải tương xứng với mức độ rủi ro mà nó

mang lại.

Theo mô hình này, lợi nhuận kỳ vọng của một chứng khoán sẽ bằng lợi suấtkhông rủi ro cộng với một khoản bù đắp rủi ro dựa trên rủi ro toàn hệ thống của cácchứng khoán trong thị trường đó Khoản bù đắp rủi ro này được tính bằng hệ số beta,

thể hiện mức độ biến động của giá chứng khoán so với biến động của thị trường chứng

khoán Tuy nhiên, mô hình CAPM không xem xét đến rủi ro không toàn hệ thống,tức là các rủi ro độc lập với thị trường Điều này có nghĩa là mô hình này không thé

dự đoán chính xác lợi nhuận của một chứng khoán khi có các sự kiện đột biên xảy ra

12

Trang 19

như chiến tranh, khủng hoảng tài chính toàn cầu hay các vấn đề liên quan đến chính

trị Tuy nhiên, nhà đầu tư có thé xây dựng danh mục đầu tư da dang dé giảm thiểu

các loại rủi ro ngoài hệ thông này.

Mô hình CAPM được nhà kinh tế học William Sharpe đưa ra vào những

năm giữa thập niên 60 và có nhiều ứng dụng từ thời điểm đó đến nay Mặc dù

có nhiều mô hình khác cố gắng giải thích hành vi của thị trường tài chính, nhưng

mô hình CAPM là một mô hình đơn giản về mặt khái niệm và có khả năng ứngdụng gần gũi với thực tế Nó giúp các nhà đầu tư hiểu được giá trị của một

khoản đầu tư trong tương lai dựa trên các yếu tố rủi ro và lợi nhuận của thị

trường tài chính.

1.2.2 Vai trò của mô hình CAPM

Mô hình CAPM là mô hình phân tích và định giá tài sản tài chính đầu tiênvới cơ sở lý thuyết khá hoàn chỉnh; mang tính logic, dễ sử dụng và kiểm chứng,đặc biệt không cần phải sử dụng quá nhiều kiến thức toán phức tạp vẫn có thể dẫnxuất mô hình; là mô hình cơ sở , dựa vào CAPM có thê xây dựng và phát triển các

mô hình định giá và phân tích khác trong nhiều lĩnh vực quan trọng của thị trường

tài chính.

Mô hình CAPM mô tả mối tương quan giữa rủi ro và thu nhập kỳ vọng, được

sử dụng để đánh giá các chứng khoán có mức độ rủi ro cao Mô hình này là sự đơngiản hóa hiện thực bằng các giả định cần thiết, nhưng nó vẫn cho chúng ta rủi ra

những ứng dụng hữu ích.

1.2.3 Những giả định của mô hình CAPM

Mô hình là một công cụ để giải thích và dự đoán hành vi của một hệ thống.Tuy nhiên, trong thực tế, các hệ thống thường rất phức tap, đòi hỏi nhiều yếu tố vàliên kết giữa chúng Dé giảm bớt độ phức tạp và giữ cho mô hình đơn giản, các giảđịnh cần thiết được áp dụng dé đơn giản hóa vấn đề mà vẫn đảm bảo tính chất của

nó Các giả định này đôi khi được gọi là "giả định cơ ban" của mô hình Chúng được

13

Trang 20

sử dụng đê xây dựng mô hình và cung câp các góc nhìn cho việc phân tích các biên

liên quan và ảnh hưởng của chúng lên kết quả cuối cùng

Trong trường hợp mô hình CAPM dựa trên hai giả định chính:

- Giá định về thị trường hiệu quả: Mô hình giả định răng thị trường tàichính là hiệu quả, có nghĩa là mọi thông tin liên quan đến tài sản đã được phản

ánh đầy đủ trong giá cả của chúng Do đó, giá của một tài sản sẽ phản ánh đúng

giá trị của nó Điều này cho phép nhà đầu tư tham khảo giá cả của tài sản để đưa

ra quyết định đầu tư hợp lý

- Giả định về rủi ro: Mô hình giả định rằng các nhà đầu tư đều có tính rủi

ro, tức là họ sẽ không chấp nhận mức độ rủi ro nhất định mà không được bù đắpbăng mức độ lợi nhuận tương ứng Vì vậy, đề thu hút các nhà đầu tư, các tài sản

có mức độ rủi ro cao hơn sẽ được yêu cầu có mức độ lợi nhuận cao hơn Mức độrủi ro của một tài sản được đo bằng độ biến động giá cả của tài sản đó Điều này

có nghĩa là, nếu giá của một tài sản dao động mạnh, thì mức độ rủi ro của tài sản

đó cũng cao hơn Ngược lại, nếu giá của tài sản thay đổi ít, thì mức độ rủi ro củatài sản đó thấp hơn Tuy nhiên, dé xác định mức độ rủi ro chính xác của một tàisản là một việc làm khó khăn Mô hình CAPM giả định rằng mức độ rủi ro củamột tài sản được đo bằng độ biến động của giá cả của tài sản đó so với mức độ rủi

ro của thi trường chung.

- Giả định về lãi suất vô hạn: Theo giả định này, tất cả các tài sản đều đượcgiao dịch với lãi suất vô hạn, có nghĩa là không có giới hạn thời gian cho việc cho

vay hoặc vay lại tiền Điều này có nghĩa là người đầu tư có thê vay tiền với lãisuất thấp và đầu tư vào các tài sản có lợi suất cao hơn để tạo ra lợi nhuận Tuy

nhiên, trong thực tế, lãi suất có thể thay đổi theo thời gian, điều này sẽ ảnh hưởng

đến giá trị của các tài sản Vì vậy, giả định về lãi suất vô hạn là một giả định lýtưởng và không phan ánh day đủ thực tế

- Giả định sự đồng nhất của kỳ vọng: Giả định này cho rằng tất cả các nhà đầu

tư đêu có cùng quan điêm và suy nghĩ vê tương lai của các tài sản Nói cách khác, tât

14

Trang 21

cả các nhà đầu tư sẽ có cùng nhận định về mức độ rủi ro và tiềm năng sinh lợi củacác tài sản trong tương lai Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư sẽ dự đoán mức độ

lợi nhuận và rủi ro của các tài sản một cách đồng nhấtk và xác định giá trị của chúngtheo cách tương tự Tuy nhiên, trong thực tế, các nhà đầu tư có thé có quan điểm khácnhau về các dòng tiền tương lai và xác định giá trị của chúng Một số nhà đầu tư cóthể quan tâm đến các yêu tố khác nhau, như tình hình kinh tế, chính sách của chínhphủ, hoặc yêu tố thị trường khác, và do đó có thể đưa ra nhận định và dự đoán khácnhau về giá trị của các tài sản

1.2.4 Nội dung mô hình

1.2.4.1 Đường thị trường vốn (Captital market line — CML)

Trên thực tế, thị trường luôn tồn tại tài sản phi rủi ro (lãi suất r;) với giả thiết

nhà đầu tư có thé cho vay va đi vay không hạn chế

Đường thị trường vốn CML là đường tập hợp tat cả các danh mục dau tư kếthợp tối ưu giữa rủi ro và lợi nhuận

Về mặt lí thuyết, danh mục đầu tư rơi thuộc thị trường vốn (CML) sẽ tối ưu

hóa mối quan hệ rủi ro/lợi nhuận, từ đó tối đa hóa hiệu quả đầu tư Đường phân bổvốn (CAL) giúp nhà đầu tư sự phân bồ tối ưu giữa tài sản rủi ro và phi rủi ro cho nhà

đầu tư CML là trường hợp đặc biệt của CAL trong đó danh mục rủi ro là danh mục

đầu tư thị trường

Xét toàn bộ tài sản rủi ro trên thị trường, ta có CML được xác định bằng

phương trình:

Tp =Tr + a )-Ớp

Với P là danh mục hiệu quả, được minh họa bởi hình vẽ:

15

Trang 22

Tp — Tr: phan bù rủi ro của danh mục P

TM — Tp: phần bù rủi ro của danh mục thị trường M

Oy : rủi ro thi trường

Œw)—T/

om : giá một đơn vị rủi ro thị trường, đây cũng là độ dốc đường CML Hệ số nàyđược dùng dé thé hiện sự đánh giá của thị trường VỀ rủi ro

1.2.4.2 Đường thị trường chứng khoản (Security Market Line — SML)

Khi các chứng khoán tham gia vào danh mục đầu tư sẽ làm giảm bớt phần rủi

ro đặc thù, danh mục thị trường được gọi là đa dạng hóa hoàn hảo Vì vậy, rủi ro đặc

thù của từng chứng khoán sẽ bị loại trừ và chỉ còn lại rủi ro hệ thống Như vậy với

giả định các nhà đầu tư đều không ưa rủi ro, các những rủi ro mang tính hệ thốngkhông thể loại trừ bằng đa dạng hoá sẽ phải trả thêm một khoản bù đắp rủi ro

Ty — 17 hính là khoản bù dap cho việc đầu tư vào danh mục thị trường với mức độ

rủi ro thị trường là dy

16

Trang 23

Đối với mỗi một chứng khoán cụ thê thì mức độ bu dap cho việc chap nhận

rủi ro không thê loại trừ đôi với chứng khoán i là:

EQ) - rr = 0_iM(EŒw) — Tr)

, COU(T¡,T ØiDi ` A K 2 , z ^ ne ^

Trong đó: Biy = cov(rirm) — #IPiM là hệ số phản ánh mức độ rủi ro không đa dạngiM oy ou M ¢

hóa được của chứng khoán i đóng góp vào tổng thé rủi ro thi trường

Ta có:

EŒ(Œ,) = rr + 8_iM(EŒw) — Tr)

Phương trình của đường SML phản ánh mối quan hệ giữa lợi suất kỳ vọng đối

với một chứng khoán riêng rẽ với mức độ rủi ro không đa dạng hoá được của chứng

khoán đó (chỉ số beta)

1 = 1% + Bim (Tu — T7)

Trong do:

Tp — Tf: phan bù rủi ro

TM — Tp: Phần bù rủi ro của danh mục thị trường

Do đó, theo SML, phan bù rủi ro của tai sản = hệ số / tài sản x phần bù rủi ro

thị trường Hệ số góc của SML là cố định và bang (Tu — Tf), diém chan tai truc tung

là lãi suất của tài sản không rủi ro

Theo mô hình CAPM, độ rủi ro của tài sản (hoặc danh mục) được đo bởi hệ

số của tài sản hoặc danh mục nao đó Bởi vậy, tài sản nào có hệ số Ø càng lớn thì

mức độ rủi ro không đa dạng hoá được cảng cao, do đó đòi hỏi phải TSSL lớn.

Khi có danh mục Q (gồm S tài sản rủi ro): (W, W2, , Ws) ta có thé dé dang tính được

hệ số B của Q: bo = $1 Bi xX wi

Ta có phương trình SML đối với danh mục Q bat kỳ:

Tạ =Tr + BolTM — Tr)

17

Trang 24

Ta có thê viết CAPM dưới dạng ngẫu nhiên như sau:

Tị = Tr + Bilt — Tr) + &

Hoặc dưới dạng “phần bù rủi ro dạng ngẫu nhiên của tài sản”:

?ị — Tr= +Bilty — Tr) + £¡

Đồ thị thé hiện mối liên hệ giữa rủi ro va lợi suất đối với mỗi chứng khoán

riêng lẻ được biêu diễn bằng đường thăng có tên gọi là đường thị trường chứng khoán

SML (security market line).

Lợi nhuận kỳ vọng của một chứng khoán sẽ tương đối đồng biến với rủi ro của

nó, nghĩa là khi rủi ro tang thì lợi nhuận ky vọng cũng sé tăng và ngược lại Điều này

có nghĩa là khi giữ một chứng khoán có rủi ro cao, nhà đầu tư sẽ chỉ mong đợi lợi

nhuận cao nếu rủi ro được bù đắp bởi lợi nhuận kỳ vọng đủ lớn Hệ số beta (Ø) được

sử dụng để đo lường mức độ rủi ro của một chứng khoán Do đó, lợi nhuận kỳ vọng

của một chứng khoán có môi quan hệ đông biên với hệ sô beta của nó.

18

Trang 25

Giả sử rằng thị trường tài chính hiệu quả và nhà đầu tư đã đánh giá rủi ro danh

mục dau tư của mình sao cho rủi ro hệ thống không đáng kể Do đó, chỉ còn rủi rocủa từng cổ phiếu ảnh hưởng đến lợi nhuận của chúng Một cổ phiếu có ÿ càng lớnthì rủi ro càng cao, đo đó, đòi hỏi lợi nhuận cao để bù đắp rủi ro Theo mô hình

CAPM, mỗi quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro được diễn tả bởi công thức:

E(R) = Rp + Bim x [E(Ru) — Ry]

Trong đó:

E(R;) là tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng của khoản đầu tưRy: là tỷ suất sinh lợi phi rủi ro

Bim: là hệ số beta thị trường của danh mục tài sản i

E(Ry) là tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục thị trườngE(Ry) — Ry: được gọi là phần bù rủi ro

Mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng và và hệ số Beta được thé hiện bằng

đường thị trường chứng khoán - Security Market Line SML Từ công thức trên, nhà dau tư cân lưu ý các diém sau:

Khi Ø = 0 thì lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán chính là lợi nhuận phi rủi

ro Ry Trong trường hợp này, lợi nhuận có thể đạt được tối đa:

E(R,) = Rr + Bim X [E(Ru) — Ry] = Rp + 0x [E(R„)T— Re] = 0

Khi Ø = 1 thì loi nhuận kỳ vọng của chứng khóa là lợi nhuận thị trường Ry, bởi vi:

E(Rj) = Rp + Bim X [E(Ru) — Ry] = Rp + 1x[E(Ru)— Rel

= Ry + [E(Ru) — Re] = E(Rm)

Hệ số góc [E (Ru) — Ry| thé hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng của cô phiếu

và hệ sô Beta.

19

Trang 26

1.2.4.4 Các thành phan của Công thức CAPM

Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng của khoản đầu tư

Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng của khoản đầu tư là tỷ lệ lợi nhuận dự kiến mà mộtkhoản đầu tư có thể đem lại cho nhà đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định Nó

được tính dựa trên các yếu tố như lich sử lợi nhuận của khoản đầu tư, tình hình kinh

tế, chính sách tài chính, biến động thị trường, rủi ro và các yếu tố khác Trong côngthức CAPM, tỷ lệ hoàn vốn kỳ vọng dựa trên các yếu tô khác trong phương trình, như

hệ số beta của cổ phiếu và ty lệ hoàn vốn của thị trường

Tỷ lệ lợi nhuận không rủi ro

Tỷ lệ lợi nhuận không rủi ro là tỷ lệ lợi nhuận mà một khoản đầu tư có thê đạt

được mà không gặp phải bat kỳ rủi ro nào Đây thường là một giá trị tham chiếu dé

so sánh với lợi nhuận thực tế mà khoản đầu tư đạt được trong thị trường tài chính.Về

lý thuyết, một số chứng khoán (cô phiếu hoặc trái phiếu) không có rủi ro Ở đây, tỷ

lệ hoàn vốn phi rủi ro có thé dựa trên tỷ lệ hoàn vốn của tín phiếu kho bạc hoặc trái

phiếu chính phủ 10 năm Sử dụng trái phiếu do chính phủ phát hành là cơ sở cho lãisuất phi rủi ro vì chính phủ thường rất hiếm thấy vỡ nợ khi thanh toán

Hệ số beta

Nói một cách đơn giản, hệ số beta của một cổ phiếu, tài sản hoặc khoản đầu

tư đo lường mức độ rủi ro của nó Phiên bản beta đại diện bang mirc d6 bién dongcủa gid cô phiếu so với thi trường Beta cũng có thé được coi là mức độ nhạy cảmcủa cô phiếu đối với những thay đổi của thị trường — một cô phiếu nhạy cảm sẽ rất

dé bay hơi (có hệ số beta cao), trong khi một cô phiếu ổn định hơn sẽ không phanứng nhiều với những thay đổi của thị trường (có hệ số beta thấp)

Hệ số beta bằng 1 có nghĩa là cổ phiếu cũng không 6n định như thị trường,trong khi hệ số beta dưới 1 cho thấy cổ phiếu 6n định hơn thị trường và ít rủi ro hơn

Tuy nhiên, các cô phiếu có hệ số beta trên 1 dễ biến động hơn so với thị trường Các

cô phiêu cũng có thê có beta âm, nhưng beta âm có nghĩa là cô phiêu có môi quan hệ

20

Trang 27

nghịch đảo với thị trường Ví dụ: nếu thị trường tăng 15%, nhưng một cô phiếu có hệ

số beta là -0,5, thì cô phiếu đó sẽ trả về -5% mặc dù toàn bộ thị trường dang tăng

Beta cao hay thấp không nhất thiết là tốt hay xấu Thay vào đó, các cổ phiếu

có hệ số beta cao sẽ rủi ro hơn nhưng cũng có thé có lợi nhuận cao hơn Beta thấphơn ít rủi ro hơn nhưng có thé mang lại lợi nhuận thấp hơn

Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng của thị trường chung

Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng của thị trường chung là số tiền trung bình mà các nhàđầu tư có thể mong đợi kiếm được từ các khoản đầu tư trên thị trường nói chung, dựa

trên dữ liệu lịch sử.

Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng của thị trường chung là số tiền trung bình mà các nhà

đầu tư có thé mong đợi kiếm được từ việc đầu tư vào các khoản đầu tư trên thị trườngchứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định Tỷ lệ này thường được đánh giábăng cách sử dụng các chỉ số thị trường, như S&P 500 hay Dow Jones IndustrialAverage Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng của thị trường chung thường được sử dụng để sosánh với lợi nhuận kỳ vọng của các khoản đầu tư cụ thé và đánh giá hiệu suất đầu tư

rủi ro của thị trường nói chung.

Lân lượt fp — r; và fg — rr đêu là phân bù rủi ro của danh mục

21

Trang 28

(a ) Op Va Bo (7m — 77): cách tính phan bù rủi ro theo giá trị rủi ro của thị

M

trường và độ rủi ro của danh mục.

1.2.4.6 Ưu nhược điểm của mô hình CAPM

Ưu điểm của mô hình CAPM:

- Dễ sử dụng: Mô hình CAPM đơn giản và dé dàng áp dụng trong thực tế

Công thức tính toán rất đơn giản và dễ hiểu, chỉ dựa trên 2 yếu tố chính là lợi nhuận

mong đợi của thị trường và mức độ rủi ro của khoản đâu tư.

- Phé biến và được sử dụng rộng rãi: Mô hình CAPM là mô hình định giá tài

sản phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính Việc áp dụng mô hìnhnày giúp các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư và các ngân hàng định giá các khoản đầu tư

tài chính một cách khoa học và có căn cứ.

- Tính logic của mô hình: Mô hình CAPM có tính logic cao Các khoản đầu tư tài

chính mang lại lợi nhuận cao hơn sẽ có mức độ rủi ro cao hơn và ngược lại Mô hình này

giúp nhà đầu tư có thể đánh giá các khoản đầu tư theo mức độ rủi ro và lợi nhuận

- Giúp đưa ra quyết định đầu tư: Mô hình CAPM giúp đưa ra quyết định đầu

tư thông qua việc tính toán và so sánh giá trị hiện tại của khoản đầu tư với giá trị dự

báo của thị trường.

Nhược điểm của mô hình CAPM:

- Giả định về thị trường tương đối hiệu quả: Mô hình CAPM đặt giả định rằng

thị trường tài chính luôn hoạt động tối ưu và có lợi nhuận trung bình tối đa Điều này

là không chắc chắn, vì thị trường tài chính có thé bị ảnh hưởng bởi các yếu tô khácnhư khủng hoảng tài chính hoặc khủng hoảng kinh tế

- Giả định về rủi ro được đo bằng chỉ số beta: Mô hình CAPM đo độ rủi ro củakhoản đầu tư bằng chỉ số beta, tuy nhiên chỉ số này không phản ánh đầy đủ các yếu

tố rủi ro khác nhau của khoản đầu tư Ví dụ như rủi ro liên quan đến quản lý, rủi ro

chính sách, rủi ro thị trường và rủi ro tài chính.

22

Trang 29

1.3 Mô hình Fama-French ba nhân tố

1.3.1 Giới thiệu mô hình Fama-French 3 nhân tố

Mô hình Fama-French được giới thiệu bởi hai tác giả Eugene Fama và Kenneth French (1992, 1993) trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm với mô hình định giá tài

sản vốn (CAPM) và lý thuyết định giá cơ lợi (APT) trên thị trường NYSE và AMEX

của Mỹ Trên cơ sở CAPM, Fama-French đã thêm biến quy mô công ty (đo lường

băng vốn hóa) và giá trị công ty (đo lường bằng tỷ số giá trị số sách trên giá trị thịtrường- BE/ME) vào mô hình dé giải thích cho sự thay đổi về lợi nhuận của các cổphiếu

1.3.2 Nội dung mô hình

1.3.2.1 Mô hình Fama-French ba nhân tổ

Mô hình ba nhân tố Fama-French (1993) cho rằng phần bù rủi ro của một danh

mục đầu tư hoặc một cổ phiếu riêng biệt phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là: yếu tố thị

trường, yêu tố quy mô công ty và yếu tố giá trị sô sách trên giá trị thị trường BE/ME

Mô hình này có dạng như sau:

Rị — Rp = @ + B,(Rụ — Re) + s¿SMB + h,HML + tu,

Trong đó:

R; : mức TSSL kỳ vọng cho danh mục (tài sản, cô phiếu ) i;

R, : mức TSSL phi rủi ro;

R: mức TSSL kỳ vọng của toàn bộ thị trường;

Trang 30

hị: thê hiện độ nhạy cảm của danh mục i đối với nhân t6 HML - đo phần lợinhuận tăng thêm khi đầu tư vào cô phiếu có tỷ số giá trị số sách trên giá trị thị trườngcao Cô phiếu có giá trị có hệ số h; cao và cổ phiếu tăng trưởng sẽ có hệ số h; thấp.

SMB (Small minus Big): chênh lệch giữa lợi suất của danh mục cô phiếu củadoanh nghiệp có quy mô nhỏ so với lợi suất của danh mục cổ phiếu của doanh nghiệp

có quy mô lớn.

HML (High minus Low): chênh lệch giữa lợi suất của danh mục cô phiếu công

ty có tỷ số giá trị số sách trên giá trị thị trường cao so với lợi suất của danh mục cỗphiếu công ty có tỷ số giá trị số sách trên giá trị thị trường thấp

1u¡: sai số ngẫu nhiên

Như vậy, mô hình Fama-French chỉ ra rằng lợi suất của một danh mục (chứngkhoán) phụ thuộc vào phần bù rủi ro chứng khoán cộng với phần bù quy mô và phần

bù giá trị.

1.3.2.2 Giải thích các biến trong mô hình

Mô hình ba nhân tố Fama French chỉ ra rằng phần bù rủi ro của chứng khoán(R — R/) chính là phần đóng góp của phần bù rủi ro không thể đa dạng hoá được củachứng khoán [B;(R„ — Rf)] cộng với phần bù của quy mô (s;SMB) và phan bù củachênh lệch giá trị số sách và vốn hoá thị trường (h;HML)

Phan bù rủi ro của danh mục thị trường Ry — Rr

Phần chênh lệch Ry - Rựy được gọi là phần bù của thị trường (market premium)

hay tỷ suất sinh lợi thị trường vượt trội, tức là phần tăng thêm của tỷ suất sinh lợi dorủi ro của thị trường mang lại Nhân tố này cũng giống như trong CAPM Hệ số beta

đo mức độ phụ thuộc của lợi suất chứng khoán vào lợi suất của toàn bộ thị trường.

Phần bù của quy mô SMB:

SMB (Small Minus Big) đo lường TSSL tăng thêm của nhà đầu tư khi đầu tư

vào những công ty có giá trị vốn hóa thị trường nhỏ Phần TSSL tăng thêm này đôi

24

Trang 31

khi còn được gọi là phần bù của quy mô, tức là TSSL do quy mô của công ty mang

lại Một doanh nghiệp nhỏ thường có độ rủi ro cao hơn doanh nghiệp lớn nên giá trị

của chứng khoán đòi hỏi phần bù cho rủi ro này Hay nói cách khác chứng khoán củadoanh nghiệp quy mô nhỏ thì có tỷ suất sinh lời lớn hơn vì rủi ro cao hơn Nếu giảthuyết này đúng thì hệ số của SMB là dương Ngược lại SMB âm cho thấy chứng

khoán có quy mô lớn có rủi ro cao hơn, phân bù rủi ro sẽ lớn hơn.

SMB là bình quân chênh lệch trong quá khứ giữa TSSL danh mục cổ phiếu

công ty nhỏ ( S ) so với TSSL danh mục cổ phiếu công ty lớn (B)

Phân bù giá trị HML:

HML (High Minus Low) đo lường TSSL tăng thêm của nhà đầu tư khi đầu tưvào những công ty có tỷ số giá trị số sách trên giá trị thị trường (BE/ME) cao - tức lànhững cô phiếu “giá trị” HML còn được gọi là phần bù giá trị, tức là phần tỷ suấtsinh lợi tăng thêm do cô phiếu giá trị mang lại

Một HML dương thé hiện những cổ phiếu “giá trị” tốt hơn so với những cổ

phiếu “tăng trưởng” Một HML âm thì ngược lại, thé hiện những cổ phiếu “tăng

trưởng” tốt hơn những cô phiếu “giá trị” Điều này được giải thích là nếu giá trị sốsách cao hơn giá trị thị trường thì doanh nghiệp đang có những rủi ro tiềm ân, do đócần phải có phần bù rủi ro cao hơn để nhà đầu tư chấp nhận điều này Ngược lạinhững doanh nghiệp tăng trưởng không có nhiều rủi ro nên không cần phải có phần

bù rủi ro.

HML là bình quân chênh lệch trong quá khứ giữa lợi nhuận danh mục cô phiếucông ty có tỷ số BE/ME cao so với công ty có tỷ số BE/ME thấp

1.3.3 Ưu nhược điểm của mô hình Fama-French ba nhân to

- Định giá tài sản chính xác hơn: Mô hình Fama-French 3 nhân tổ giúp địnhgiá tài sản chính xác hơn so với mô hình CAPM bởi vì nó bao gồm các yếu tô khác

ngoài chỉ sô beta Tính đên các nhân tô này giúp định giá chính xác hơn các loại tài

25

Trang 32

sản, đặc biệt là các loại tài sản không phải là "blue chip" hoặc khác nhau về kích

thước và lĩnh vực hoạt động.

- Dễ áp dung: Mô hình Fama-French 3 nhân tố dé áp dụng hơn so với các môhình khác Nó chỉ yêu cầu các thông tin đơn giản về vốn hóa thị trường, giá trị tài sản

và tín dụng của công ty.

- Thích nghỉ tốt hơn: Mô hình Fama-French 3 nhân tổ có thê thích nghi tốt hơnvới các điều kiện khác nhau của thị trường Một số mô hình khác có thể không địnhgiá tài sản chính xác trong các thị trường đặc biệt như thị trường mới nổi hoặc thịtrường không phát triển

- Không phù hợp cho tất cả các loại tài sản: Mô hình Fama-French 3 nhân tố

không phù hợp cho tất cả các loại tài sản Nó chỉ định giá được các tài sản có sẵn trên

thị trường chứ không phù hợp cho các tài sản không có sẵn trên thị trường hoặc các

tài sản không có mức độ thanh khoản cao Trong đó, các tài sản không có sẵn trên thị

trường bao gồm những tài sản không được niêm yết trên thị trường chứng khoán, nhưtài sản không công khai hoặc tài sản không phô biến được giao dịch như , tác phẩm

nghệ thuật độc đáo, bat động sản đặc biệt, hay các công ty tư nhân không niêm yết, `

1.4 Mô hình Fama-French năm nhân tố

1.4.1 Giới thiệu mô hình Fama-French 5 nhân tố

Mô hình Fama-French 5 nhân tố là một mô hình định giá tài sản, được pháttriển bởi Eugene Fama và Kenneth French vào năm 2015 Mô hình này là một môhình bố sung cho mô hình Fama-French 3 nhân 6, bang cách bổ sung thêm hai nhân

tố khác dé giải thích sự biến động trong giá cô phiếu và định giá tài sản

26

Trang 33

Fama và French đã đê xuât răng giá tri tài sản phụ thuộc vào năm nhân tô

chính, bao gồm:

Nhân tổ thị trường (Market factor): Tương tự như trong mô hình CAPM, nhân

tố Market đo lường biến động giá trị của thị trường chứng khoán Nhân tố này đượcđại diện bang su khác biệt giữa ty lệ sinh lợi của thị trường chứng khoán và tỷ lệ sinh

lợi của khoản tiên an toàn như trái phiêu.

Nhân tố quy mô công ty (Size factor): Nhân tố quy mô công ty đo lường biếnđộng giá trị của các công ty theo kích cỡ Nhân tố này được đại diện băng sự khácbiệt giữa tỷ lệ sinh lợi của các công ty có vốn hóa nhỏ và các công ty có vốn hóa lớn

Nhân tố giá tri số sách trên giá trị thị trường (Value factor): Nhân tố này đolường biến động giá tri của các công ty theo giá tri tài sản Nhân tố này được đại diện

bang sự khác biệt giữa ty lệ sinh lợi của các công ty có giá trị tài sản thấp và các công

ty có giá tri tai sản cao.

Nhân tố lợi nhuận (Profitability) cho thay kha năng sinh lời của công ty Nhân

tố này đại diện cho sự khác biệt giữa lợi nhuận trung bình của các công ty có hiệu

quả kinh doanh cao và các công ty có hiệu quả kinh doanh thấp

Nhân tô dau tu (Investment) đo lường mức độ đầu tư của công ty Nhân tố đầu

tư so sánh sự khác biệt giữa lợi nhuận trung bình của các công ty đầu tư cần thận(thường là các công ty đầu tư ít) và các công ty đầu tư hưởng lợi từ cơ hội đầu tư(thường là các công ty đầu tư nhiều)

1.4.2 Nội dung mô hình

Rị — Rp = œ + B,(Ru — Re) + s¡,SMB + h,HML

+b; * RMW + a¡ *CMA+u

27

Trang 34

Trong đó:

R;: lợi suất danh mục (tài sản, cổ phiếu SG

Ry: lợi suat tai san phi rui ro;

Ty : lợi suất thị trường;

cao Cô phiêu có giá trị có hệ sô h; cao và cô phiêu tăng trưởng sẽ có hệ sô h; thâp.

b, : ảnh hưởng của nhân tổ RMW (Robust Minus Weak) đến sinh lợi của cỗ

phiếu Nếu hệ số b, dương thì nhân tố RMW ảnh hưởng tích cực đến sinh lợi của cổ

phiêu, và nêu hệ sô b; âm thì nhân tô RMW ảnh hưởng tiêu cực đên sinh lợi của cô phiêu.

Thị: thể hiện độ nhạy cảm của danh mục ï đối với nhân t6 MOM - Nếu hệ sốm,; dương thì nhân tố MOM ảnh hưởng tích cực đến sinh lợi của cô phiếu, và nếu hệ

sé m, âm thì nhân tố MOM ảnh hưởng tiêu cực đến sinh lợi của cổ phiếu.

aj: thé hiện độ nhạy cảm của danh mục i đối với nhân tố CMA- Nếu hệ số

a; dương thì nhân tố CMA ảnh hưởng tích cực đến sinh lợi của cô phiếu, và nếu hệ

số a; âm thì nhân tố CMA ảnh hưởng tiêu cực đến sinh lợi của cổ phiếu

SMB (Small minus Big): chênh lệch giữa lợi suất của danh mục cổ phiếu có

quy mô nhỏ so với lợi suât của danh mục cô phiêu có quy mô lớn.

HML (High minus Low): chênh lệch giữa lợi suất của danh mục cô phiếu công

ty có tỷ số giá tri số sách trên giá trị thị trường cao so với lợi suất của danh mục cô

phiếu công ty có tỷ số giá trị số sách trên giá trị thị trường thấp

28

Trang 35

CMA: Nhân tố Investment (Conservative Minus Aggressive), được tính bằng

sự khác biệt giữa tỷ lệ sinh lợi của các công ty đầu tu ít và ty lệ sinh lợi của các công

ty đầu tư nhiều

RMW: Nhân tố Profitability (Robust Minus Weak), được tính bằng sự khácbiệt giữa tỷ lệ sinh lợi của các công ty có lợi nhuận tốt và tỷ lệ sinh lợi của các công

ty có lợi nhuận kém.

Công thức này cho phép tính toán tỷ suất sinh lợi của một cô phiếu dựa trên

sự kết hợp của năm nhân tố, giúp giải thích sự biến động trong giá cổ phiếu và định

giá tài sản một cách chính xác hơn.

1.4.3 Uu nhược diém của mô hình

Uu diém:

- Mô hình giúp xác định được các yếu tố chi phối giá cổ phiếu, giúp nhà đầu

tư đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn

- Mô hình sử dụng nhiều nhân tố hơn so với mô hình CAPM va Fama-French 3nhân tố, do đó cho kết quả chính xác hơn trong việc giải thích các biến động giá cổ phiếu

Nhược điểm:

- Mô hình được thiết lập trên dữ liệu quá khứ, do đó có thể không phản ánhđược sự biến động của thị trường trong tương lai

- Đề áp dụng mô hình Fama-French 5 nhân tố, cần phải tính toán và thu thập các

dữ liệu phức tạp từ nhiều nguồn khác nhau, gây khó khăn cho việc triển khai mô hình

- Mô hình không xác định được những yếu tố mới nào có thể ảnh hưởng đếngiá cổ phiếu trong tương lai, do đó có thé bị hạn chế trong việc đưa ra quyết định đầu

tư cho các yêu tô mới.

CHƯƠNG 2: TONG QUAN VE NGÀNH NGAN HÀNG

2.1 Ngành Ngân hang trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

29

Trang 36

Theo bài báo “Cổ phiếu ngân hàng có vị thế trên thị trường như thế nào?”, thịtrường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022 đang đối mặt với tình hình phức tạp,

gắn liền với sự biến động của thị trường quốc tế và chính sách tiền tệ được thắt chặt

để kiểm soát lạm phát và nguy cơ suy giảm kinh tế toàn cầu Tình trạng này ảnh

hưởng đến sự dao động của VN-Index và tạo áp lực lên các nhóm ngành, đặc biệt là

ngành ngân hàng.

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò quan

trong và có anh hưởng đáng ké đến chỉ số VN-Index trong mỗi phiên giao dịch Với

ty trọng khoảng 1/4 tong giá trị vốn hóa thị trường, nhóm cô phiếu ngân hàng chiếm

một vị trí quan trong Không chỉ về số lượng cô phiếu, mà còn về vốn hóa ngành ngânhàng trong tông vốn hóa thị trường, cô phiếu ngân hàng được xem là "vua" tại Việt

Nam.

Kết quả kinh doanh quý 4/2022 của các ngân hàng cho thấy sự phân hóa lớngiữa các ngân hàng Một số ngân hàng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận, trong khi một

số khác lại ghi nhận tăng trưởng âm Đáng chú ý, những ngân hàng có quy mô thị

trường lớn như BIDV và Vietcombank đã ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ấntượng.

Trong quý 4/2022, BIDV đã ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế

mạnh nhất với tỷ lệ tăng trưởng lên đến 91% so với cùng kỳ, đạt mức 5,381 tỷ đồng.Các lý do dang sau sự tăng trưởng này được cho là do chất lượng tài sản được kiểm

soát chặt chẽ cùng với tỷ lệ NIM (Net Interest Margin - lợi nhuận ròng từ hoạt động

lãi suất) tăng Vietcombank cũng ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đáng

kể, với ty lệ tăng trưởng lên đến 52% so với cùng kỳ và đạt mức lợi nhuận 12,419 tỷ

đồng Trong khi đó, Vietinbank cũng đạt mức tăng trưởng không hề kém cạnh với lợinhuận trước thuế tăng 45% so với cùng kỳ, đạt 5,349 tỷ đồng Các kết quả này đến từ

sự tăng trưởng tín dụng và tiền gửi trong năm 2022., trong khi đó, SHP và VPB lạicho thấy sự sụt giảm trong lợi nhuận

30

Trang 37

Trên thị trường, cỗ phiêu ngân hang đóng góp quan trọng trong tiến trình tăng

giá của VN-Index trong tháng 1 năm 2023 Trong đó, Vietcombank (VCB) đã đóng

vai trò lớn nhất với mức tăng 14,9% so với phiên cuối năm 2022 Cổ phiêu VCB kếtthúc tháng 1 với giá 91.000đ/cô phiếu, tăng 11.900đ/cổ phiếu Tuy nhiên, cô phiếungân hàng vẫn đối mặt với áp lực từ chính sách tiền tệ thắt chặt và rủi ro trái phiếutrong thời gian sắp tới, được đánh giá bởi BVSC (CTCK Bảo Việt) và VCBS (CTCK

VCB).

Ngoài Vietcombank, cổ phiếu của PGB (Ngân hàng TMCP Xăng dầu

Petrolimex) cũng đã tăng hơn 20% trong tháng 1/2023 và kết thúc phiên cuối tuầnvới giá 19.500đ/cô phiếu Điều này được lý giải bởi việc NHNN chính thức phê duyệtviệc cô đông lớn tại PGBank (Petrolimex) thoái hơn 40% vốn Sự tăng giá này đã thu

hút sự quan tâm đặc biệt từ các nhà dau tư nước ngoài.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng khác như STB (Ngân hàng TMCP Sai Gòn Thương

Tín), HDB (Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM) và BID (Ngân hang TMCPĐầu Tư và Phát Triển Việt Nam) cũng nhận được sự quan tâm từ nhà đầu tư nước

ngoài, với khôi lượng mua ròng đáng kê.

Tổng kết lại, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với tình hìnhphức tạp và áp lực từ thị trường quốc tế và chính sách tiền tệ Cổ phiếu ngân hang,với vai trò quan trọng và tỷ trọng vốn hóa lớn trong thị trường, đã ghi nhận sự phânhóa về kết quả kinh doanh trong quý 4/2022 Mặc dù một số ngân hàng đạt mức tăngtrưởng lợi nhuận ấnt tượng, như BIDV và Vietcombank, thị trường chứng khoán vẫnđang đối mặt với những thách thức Chính sách tiền tệ thắt chặt và rủi ro trái phiếu

vẫn là những yếu tố có thể tác động đến cô phiếu ngân hàng trong thời gian tới

Tuy nhiên, một số cô phiếu ngân hàng như Vietcombank và PGBank đã thuhút sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư nước ngoài Điều này có thể cho thấy sựtin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng của ngành ngân hàng Việt Nam và đà tăng giácủa cô phiếu này trong tương lai

31

Trang 38

Ngoài ra, cổ phiếu ngân hàng khác như STB, HDB và BID cũng nhận được sự

quan tâm từ nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc mua ròng đáng kể Điều này có

thé cho thay sự quan tâm đối với tiềm năng phát triển và trién vọng của các ngân hàng

này trong thời gian tới.

Tổng kết lại, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều tháchthức trong năm 2022, nhưng cổ phiếu ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng và cóảnh hưởng đáng kê đến chỉ số VN-Index Mặc dù có sự phân hóa về kết quả kinhdoanh trong ngành ngân hàng, nhưng một số cô phiếu ngân hàng đã ghi nhận mứctăng trưởng lợi nhuận ấn tượng và thu hút sự quan tâm từ nhà đầu tư nước ngoài Tuy

vậy, thị trường vẫn cần đối mặt với áp lực từ chính sách tiền tệ và rủi ro trái phiếu,

và cần theo dõi kỹ càng sự biến động của thị trường quốc tế dé đưa ra các quyết định

đầu tư thông minh

32

Trang 39

CHƯƠNG 3: UNG DUNG MÔ HÌNH FAMA - FRENCH

CHO DANH MỤC CÁC CÔ PHIẾU NGÀNH NGAN HÀNG

TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.1 Mô tả dữ liệu

3.1.1 Dữ liệu các mã cỗ phiếu thuộc nhóm ngành Ngân hàng thị trường Chứng

khoán Việt Nam

Trong đề tài nay, dữ liệu được thu thập từ cơ sở dt liệu của thị trường chứngkhoán Việt nam, sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và sàngiao dịch chứng khoán Hà Nội Tính đến ngày 01/01/2021, trên thị trường chứngkhoán Việt Nam có 19 mã cô phiếu thuộc nhóm ngành Ngân hàng được niêm yết trên

hai sàn chứng khoán trên, bao gôm:

Bảng 3.1: Danh mục các Ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

STT Ma CK Tên ngân hang

1 ACB Ngân hàng TMCP A Châu

2 BAB Ngân hàng TMCP Bắc Á

3 BID Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

4 CTG Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

5 EIB Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

6 HDB Ngân hang TMCP Phát triển TP HCM

7 LPB Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

9 MBB Ngân hàng TMCP Quân Đội

9 MSB Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam

10 NVB Ngân hàng TMCP Quốc Dân

33

Ngày đăng: 19/06/2024, 10:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w