1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Phân tích ảnh hưởng của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2013 - 2021

62 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HOC KINH TE QUỐC DANKHOA THONG KE

Đề tai: PHAN TÍCH ANH HUONG CUA CHỈ SO NANG LUC

CANH TRANH CAP TINH DEN LUQNG VON DAU TU TRUC

TIẾP NƯỚC NGOÀI CUA CAC TINH DONG BANG SONG HONG

GIAI DOAN 2013 - 2021

Ho va tén sinh vién : Nguyễn Doãn Thu Hang

Mã sinh viên : 11191685

Khoa : Thống kê

Lớp chuyên ngành : Thống kê kinh tế 61B

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Minh Thu

Hà Nội, năm 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin phép gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ và giảng viên KhoaThống Kê, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện hết sức, nhiệt tìnhhỗ trợ tôi trong suốt quá trình gần 4 năm học tập và nghiên cứu tại trường Đặc

biệt, xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Minh Thu đã tận

tình chỉ bảo và giúp đỡ sửa chữa chuyên đề ngay từ những ngày đầu tiên thựchiện, dem tới những kiến thức bổ ích góp phan hoàn thiện bài nghiên cứu Nhân

đây, tôi cũng xin cảm ơn những người ban be, gia đình luôn sát cánh, là động lực

tinh thần to lớn cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Do điều kiện thời gian cũng như nghiên cứu còn nhiều hạn chế, chuyên đềkhông thé tránh khỏi những sai sót Tác giả hi vọng nhận được các đóng góp,nhận xét từ tất cả thầy cô, nhằm hoàn thiện hơn vấn đề nghiên cứu của chuyên đề

trong tương lai.

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Doãn Thu Hằng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết rằng chuyên đề “Phân tích ảnh hưởng của chỉ số năng lựccạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) củacác tỉnh Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2013 - 2021” là công trình nghiên cứuđộc lập của chính bản thân tác giả Tất cả các số liệu đều minh bạch, được chínhtác giả thu thập; kết quả phân tích thống kê cũng đảm bảo tính chính xác và đềucó sự trao đổi chuyên môn với giảng viên hướng dẫn trước khi đưa vào chuyênđề Ngoài ra, các nguồn tài liệu khác mà tác giả đã tham khảo đều được trích dẫn

đây đủ và rõ rang trong mục “Tai liệu tham khảo”.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực của đê tài nghiên

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Doãn Thu Hằng

Trang 4

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 2.1 Các giả thuyết đề Xuất ¿ 2¿- ¿©5222 2EE2EEE2EE22122E2ExEEerkrrrree 19Bảng 3.1 Điểm số PCI trung bình trong 9 năm (2013 — 2021) - 26Bảng 3.2 Xếp hạng chỉ số PCI các tỉnh Đồng băng sông Hồng giai đoạn 2013 -

"200 - 27

Bang 3.3 Số dự án đăng ký cấp phép tại địa phương giai đoạn 2013 - 2021 28Bảng 3.4 Tổng lượng vốn FDI đăng ký các tỉnh ĐBSH giai đoạn 2013 - 2021 29Bảng 3.5 Thống kê mô tả các biến trong mô hình - ¿22 s2 +22 30Bảng 3.6 Bảng ma trận tương quan giữa các biến :©2-©5++cx++cse2 32Bang 3.7 Kết quả hồi quy theo mô hình Pooled OLS, FEM và REM 33Bảng 3.8 Bang VIF đa cộng tuyến 2-22 5222x2EE‡EEE2EESEEeEExerkeerkerrxee 35Bang 3.9 Kết quả chạy mô hình GLS khắc phục lỗi 2-2 s25: 36Bảng 3.10 Thực nghiệm bang mô hình GLS với độ trễ t+1 - 37

DANH MỤC HÌNH VE

Hình 1.1 Chi số PCI của các tỉnh ở Việt Nam năm 2021 -2- - szs+xzs+ 8Hình 1.2 Sơ đồ phương pháp đo lường chỉ số PCI -2- 2 5¿+55+¿ 10Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu dé xuất 2 2 2 ¿+ £+££+£xe£xzE++zxerxerxee l6

Hình 3.1 Lược đồ kinh tế Đồng bang sông Hồng 2- 2-55 55522522 25

Hình 3.2 Điểm số PCI của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng (2013 — 2021) 26Hình 3.3 Tổng lượng vốn FDI đăng ký các tinh DBSH (2013-2021) 29

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIET TAT

Ký hiệu

STT | chữ viết Chữ viết đầy đủtắt

Vốn đầu tư trực tiếp nước

-1 FDI cố Direct Foreign Investment

5 FEM Mô hình tác động cố định Fixed Effects Model

6 REM Mô hình tác động ngẫu nhiên Random Effects Model

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC BANG BIEUDANH MỤC HÌNH VẼ

DANH MỤC TỪ VIET TAT

MỤC LỤC

PHAN MỞ DAU osssssssssssssssssssssosssssssssssssesssssssesssssssessnssssssssssssessssssnsssssssnesesssssesess 1

CHUONG 1: CƠ SO LÝ LUẬN VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU 4

1.1 Một số van đề chung về von đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

1.1.1 Khái niệm và vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

1.1.2 Đặc điểm và các hình thức của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

1.2 Giới thiệu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh -. -s s-ss 71.2.1 Khái niệm về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh -«- 7

1.2.2 Các thành phan của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - 9

1.3 Tong quan nghiên cứu ảnh hưởng của chi số năng lực cạnh tranh cấptỉnh đến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài . -s s-sssss 121.3.1 Các nghiên cứu trên thé giới 22 ++E+2E++EE+EEerEerreerxerkeee 121.3.2 Các nghiên cứu trong TƯỚC - 5 + + xxx nư 131.3.3 Khoảng trống trong nghiên cứu - 2-2 2+S£+E+Ee£EeExerxerszrezes 14CHUONG 2: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1 Mô hình nghiÊNn CỨU << 2< 9999.99.09 9.9 1 0 90 20 g0 162.2 Phương pháp nghién CỨU d G5 5 0 5 9999 99 5995095809 958 192.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - - 5 S5 S+sskkssessees 192.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 55 S+s*++s+svrsereerseerses 20CHƯƠNG 3: KET QUÁ NGHIÊN CỨU -csss<eeeceee 253.1 Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tác động đến vốn đầutư trực tiếp nước ngoài của các tỉnh Đồng bang sông Hồng 25

3.1.1 Giới thiệu chung về các tỉnh Đồng bằng sông Hồng 25

Trang 7

3.1.2 Chỉ số PCI tại các tinh Đồng băng sông Hong giai đoạn 2013 — 202126(Nguồn: tác giả tự tính toán) + 2c 5+ 2+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkerveee 263.1.3 Thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các tỉnh Đồng bằngsông Hong giai đoạn 2013 — 2021 :- 2 s+S++E+E2E2EEEEEEEEEeEkrrkrrkrree 283.2 Phân tích tác động các thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấptỉnh đến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh Đồng bằngsông Hồng giai đoạn 2013-2021 2-5 s2 ssssessesssessessesssrssesee 303.2.1 Mô tả các biến trong mô hình - 2-2 +¿+++2+++£x++zxzxxerxezred 30

3.2.2 Phan tich 0iì in › ồ".3®ồồo"-.'Ä 32

3.2.3 Phân tích lựa chọn mô hình phù hợp 5 «<< <<+ee+seerss 33

3.2.4 Kiểm định lựa chon mô hình - - 2s + +E+E+E£EE£E+EeEEE+EeEerszxez 34

3.2.5 Kiểm định các khuyết tật mô hình: +5 + ++<sc<+s<ecczzeses 35

3.2.6 Khắc phục các khuyết tật bằng mô hình GL/S -. - 363.2.7 Đánh giá, bàn luận kết quả nghiên cứu - ¿2 s2 s+szzzzzse2 383.3 Giải pháp, kiến nghị s-s-s< se cseEsetsstsserserserssrsserserserssre 393.3.1 Về cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCT 393.3.2 Về cải thiện lượng vốn dau tư trực tiếp nước ngoài EDI 400n ,Ô 43DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2- 2s s<©5s<e5s<ee 45

PHU LỤC - 5-5-5593 90508393058858660500380040038080400380001815816050080 47

Trang 8

PHAN MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tai

Cùng với quá trình không ngừng đổi mới và mở cửa nền kinh tế, ViệtNam càng nhận thức được rõ hơn tầm quan trọng của vốn trực tiếp nước ngoài(FDI) trong điều kiện phát triển và 6n định nền kinh tế nước nhà, đồng thời mởrộng thị trường xuất khẩu và thúc day chuyền dich cơ cấu kinh tế Chính phủ đãnêu rõ những kế hoạch phát triển kinh tế dé sử dụng hiệu quả nguồn vốn này:

“Thu hút FDI nhằm thúc đây và tạo điều kiện liên kết giữa các vùng, phát huytiềm năng, thế mạnh của từng vùng, địa phương; tạo không gian phát triển thống

nhất trong vùng và cả nước” (Tạp chí Con số và sự kiện, 2020).

Ban hành vào tháng 12/1987, Luật Đầu tư nước ngoài đã được Quốc hộithông qua nhằm đánh dấu bước ngoặt cho việc Việt Nam trở thành quốc gia thuhút sự chú ý không hề nhỏ của các nhà đầu tư nước ngoài Thủ tướng NguyễnXuân Phúc khang định tại Hội nghị Tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài:

“Khu vực đầu tư ngước ngoài là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Namvà đang đồng hành lớn lên với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là những thành viên tích cực trong đại gia đìnhcác doanh nghiệp Việt Nam Việt Nam tự tin và tiếp tục thực hiện nhất quán chủtrương hợp tác đầu tư nước ngoài.”

Việt Nam được ghi nhận là một trong những quốc gia đạt được nhiềuthành tựu trong việc thu hút FDI trong khu vực và trên thế giới, trở thành điểmthu hút đầu tư đáng tin cậy trong mắt các nhà đầu tư quốc tế, điển hình phải kếđến nhiều dự án quy mô lớn như: Honda, Toyota (Nhật Bản), LG, SamSung,

Lotte (Hàn Quốc) và nhiều dự án đến từ Trung Quốc, Mỹ, Trong những năm

qua, về khả năng thu hút FDI, ĐBSH được đánh giá là một trong những vùngkinh tế dẫn đầu cả về số lương dự án lẫn quy mô đầu tư: thu hút được 11460 dựán với tổng vốn đăng kí 12105 tỷ USD, chiếm 33,6% tổng số dự án và 30,2%tổng số vốn trong năm 2021 (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2022).

Đề thu hút vốn dau tư trực tiếp nước ngoài FDI, môi trường kinh doanh làmột trong những yếu tố cốt lõi, thúc đây quyết định rót vốn của các nhà đầu tư.

Chi số năng lực cạnh tranh cấp tinh (Provincial Competitiveness Index — PCI) làmột trong những chi số thé hiện rõ nhất môi trường kinh doanh từng địa phương.

Chỉ số này được xây dựng và thực hiện đo lường bởi Phòng Thương mại và Công

Trang 9

nghiệp Việt Nam (VCCI), đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành phốViệt Nam về chất lượng quản lý và xây dựng môi trường kinh doanh Điểm sốPCI các tỉnh Đồng bằng sông Hồng những năm qua cho thấy sự khác biệt giữa

các địa phương trong vùng khi Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh đứng top đầubảng xếp hang PCI từ bậc 5-10 thì các tỉnh như Nam Định, Hải Dương, Ha Nam,Hưng Yên lại xếp hạng bậc 33-51 trong 63 tỉnh thành Khi môi trường kinhdoanh cấp tỉnh không có nhiều thay đổi thì các doanh nghiệp FDI thường chọncác tỉnh thành lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh như sân bay, cảng biển,đường sat, Điều này cho thấy du địa cải cách môi trường kinh doanh giữa cácđịa phương còn rất lớn.

Từ những thực tế đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích ảnh hưởngcủa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến lượng von dau tư trực tiếp nướcngoài vào các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hong giai đoạn 2013-2021” nhằmchỉ ra tác động cụ thé của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tới sự thúc đâyđầu tư vốn FDI, từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách tìm ra những địnhhướng tháo gỡ nút thắt còn tồn đọng, thúc đây phát triển kinh tế trong vùng và

quốc gia.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tong quát

Phân tích mối quan hệ tác động của các thành phần thuộc chỉ số năng lựccạnh tranh cấp tỉnh (PCI) các tinh ĐBSH đến lượng vốn FDI vào địa phương đó

trong thời kì nghiên cứu 2013-2021 Từ đó đưa ra những định hướng chính sách

trong điều kiện hạn chế về nguồn lực của mỗi tỉnh thành dé thu hút nhà đầu tư

2.2 Muc tiéu cu thé

e Thi nhất là, xác định các thành phần của chỉ số PCI có tác động như thếnào đến lượng vốn FDI tại các tinh thuộc Đồng bằng sông Hồng, từ đó tiến hành

đo lường và phân tích ảnh hưởng.

eThứ hai là, đánh giá và đưa ra một số hàm ý, kiến nghị nhằm thúc daykinh tế phát triển, nâng cao môi trường cạnh tranh giữa các tỉnh cũng như thúcđây tăng cường lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực ĐBSH.

Trang 10

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Các thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ảnh hưởngđến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

e Pham vi không gian: các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng (bao gồm 11

tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên Thái

Bình, Bắc Ninh Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Nam Định, Hà Nam).

e Phạm vi thời gian: giai đoạn 9 năm từ 2013-20214 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Sử dụng dit liệu thứ cấp thông qua việc tìm kiếm số liệu chỉ số PCI đượcthu thập từ Phong Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và số liệu vốnFDI duoc thu thập từ niên giám thống kê hàng năm của Cục Thống kê Việt Nam

trên dia bàn các tỉnh của DBSH giai đoạn 2013-2021.

4.2 Phương pháp phân tích

e Thống kê mô tả: Thu thập và phân tích tổng quan về dữ liệu được tổng

e Phân tích tương quan: Xác định mức độ tương quan giữa các thành

phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đến thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI)

e Phân tích hồi quy: Thực hiện hồi quy đa biến với dit liệu bảng trênphần mềm Stata 13, lần lượt bằng mô hình hồi quy Pooled OLS, mô hình tácđộng có định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Sau đó, tác giả tiến

hành thực hiện lựa chọn mô hình phù hợp với dữ liệu đã được xử lý.

5 Kết cấu chuyên đề

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương lớn:Chương 1: Cơ sở lý luận và tong quan nghiên cứu

Chương 2: Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Trang 11

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TONG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Một sô vần dé chung về von dau tư trực tiép nước ngoài

1.1.1 Khái niệm và vai trò của von dau tư trực tiêp nước ngoài

1.1.1.1 Khái niệm

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Forelgn Direct Investment - FDI) là một loạihình thâm nhập thị trường quốc tế với hình thức đầu tư đài hạn của các chủdoanh nghiệp đầu tư nước ngoài bằng cách xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh

tại nước tiép nhận dau tư.

Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định: “Đẩu tur trực tiếp nước ngoài là đầu

tự có lợi ích lâu đài cua một doanh nghiệp tại một nước khác (hosting country),không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (source country) với mục

dich quản lý có hiệu quả doanh nghiệp” Ba yêu tố được nhẫn mạnh trong khái

niệm này là tính lâu dài, yêu tô nước ngoài và động cơ đâu tư.

Uỷ ban Thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), trongBáo cáo đầu tư thé giới năm 1962 đã đưa ra khái niệm về vốn FDI: “Đầu tu trựctiếp nước ngoài là đâu tư có mối liên hệ lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của mộtpháp nhân hoặc thể nhân (nhà dau tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) doi

với một doanh nghiệp ở nên kinh tế khác”.

Theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam đưa ra năm 2000 và Luật đầutư của Việt Nam được chính thức ban hành ngày 12/12/2005, “Đầu tư trực tiếpnước ngoài là việc nhà dau tư trực tiếp bỏ vốn và tham gia hoạt động quản lý

đầu tu’’.

Từ các quan điểm được đưa ra ở trên, có thé hiểu vốn FDI là hình thứcnhà đầu tư nước ngoài nắm quyền quản lý với mục đích thu được lợi ích kinh tếtừ quốc gia sở tại bằng cách đưa tiền tệ và công nghệ từ quốc gia này sang quốc

gia khác.

1.1.1.2 Vai trò

Trong hơn 30 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng gópquan trọng vào tăng trương kinh tế của Việt Nam, bổ sung vào nguồn vốn dau tưphát triển, tăng thu ngân sách, thúc đây xuất khẩu và nhiều lĩnh vực quan trọngkhác Cụ thể:

Trang 12

Thứ nhất, FDI góp phần chuyển dich cơ cấu kinh tế, day mạnh kha năngsản xuất, tăng tỷ trọng các ngành kinh tế mũi nhọn.

- Cơ cau ngành chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, dich

- Cơ cấu nội tại của một ngành sản xuất, từ công nghệ lạc hậu, nhiều nhân

công sang công nghệ hiện đại, trình độ lao động cao.

- Cơ cấu nội tại của một lĩnh vực sản xuất, từ sản xuất công nghệ thấpsang áp dụng công nghệ tiên tiến, có trình độ kỹ thuật cao.

Thứ hai, FDI giúp nước nhận đầu tư có sự liên kết chặt chẽ hơn với cácđịnh hướng xã hội, góp phần đây mạnh trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật

của nước nhận đâu tư.

Thứ ba, FDI mở rộng nguồn nhân lực trình độ cao, nâng cao khả năng

cạnh tranh, tính hiệu quả trong môi trường tải chính các nước nhận đâu tư.

Thứ tư, FDI giúp tiếp cận thị trường quốc tế, thiết lập ngoại giao với các

nước trong khu vực và trên thê giới.

Không thé phủ nhận những vai trò tích cực mà FDI mang lại, song ta cũng

không thể lơ đi những vai trò tiêu cực của nó, đặc biệt trong môi trường kinhdoanh địa phương Những vai trò tiêu cực đó điển hình như sau:

Đôi với nước di dau tư, khi quyết định dau tư nước ngoài thì trong nước sé

khó khăn hơn trong việc tìm nguôn von cũng như giải quyét việc làm cho ngườilao động, từ đó có thể dẫn tới suy thoái nền kinh tế tại nước đó Ngoài ra còn có

những rủi ro trong môi trường chính tri, xung đột vũ trang của nước sở tại.

Đối với nước nhận đầu tư, nếu không có kế hoạch rõ ràng sẽ dẫn tới đầutư tràn lan kém hiệu quả, thêm vào đó là van dé ô nhiễm môi trường do tài

nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi Ngoài ra các chính sách trong nước, các

lĩnh vực và địa bàn đầu tư ban đầu có thể bị thay đổi, dẫn đến sự mất cân đối

giữa các vùng của nước nhận đâu tư.

1.1.2 Đặc diém và các hình thức của von dau tư trực tiép nước ngoài

Trang 13

Thứ nhất, nhà đầu tư von FDI là chủ sở hữu vốn, là một phần của hìnhthức chuyển dịch vốn quốc tế nói chung, trong đó chủ đầu tư có quốc tịch nướcngoài và đầu tư vào một quốc gia khác Vì vậy, nhà đầu tư phải tuân thủ luậtpháp của nước sở tại Chủ sở hữu vốn đầu tư trực tiếp điều hành quá trình sửdụng vốn, có nghĩa vụ và được hưởng lợi ích từ hoạt động sản xuất kinh doanhtương xứng với phần vốn góp đó Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theohình thức 100% vốn sẽ hoàn toàn có quyền quyết định mọi hoạt động kinh

Thứ hai, vốn FDI bao gồm vốn đầu tư ban đầu và các khoản vay của nhàđầu nước ngoài nhằm mục dich dé quy hoạch hóa dự án cũng như vốn dau tư thulại được từ lợi nhuận sau thuế Vì vậy, nước tiếp nhận đầu tư phải có hoạch địnhtài chính hợp lý, tránh tình trạng một số nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng chỉ đưamột lượng vốn nhỏ vào sau đó tiễn hành vay vốn tại nước sở tại dé thực hiện đầutư làm ảnh hưởng đến nước được đầu tư.

Thứ ba, von FDI là von dau tư trực tiêp từ bên nước ngoài nên có thê coiđây là nguôn vôn bô sung lâu dài đôi với nước sở tại đê phát triên nên kinh tê.

Thứ tw, von FDI là hình thức mà các nhà đầu tư nước ngoài đem vốn đếnnước khác dé đầu tư Do đó, vốn FDI tại nước sở tại không phải hoàn trả nợ vàcũng không tạo gánh nặng nợ quốc gia Có thé coi đây là một ưu thế so với cáchình thức đầu tư nước ngoài khác Lượng vốn mà phía nhà đầu tư nước ngoàiphải đóng góp, tùy thuộc vào quy định của mỗi quốc gia và thay đổi thay đổitheo thời gian được gọi là vốn FDI Việc đem nguồn vốn từ bên ngoài đầu tư vàonước sở tai, đặc biệt là những nước dang phát triển sẽ đảm bảo an ninh tài chính

của nước tiép nhận đâu tu tot hơn nhiêu so với các khoản vay quôc gia khác.

Thứ năm, vôn FDI là hình thức xuất khẩu vốn nhằm thu lợi nhuận cao docác nhà đầu tư nước ngoài quyết định về quy mô và việc sử dụng vốn Bởi lẽ mụctiêu tìm kiếm lợi nhuận cao luôn được các nhà đầu tư nước ngoài đặt lên hàngđầu nên có thể gây ra nhiều bat lợi, ton thất ảnh hưởng đến quyền lợi của quốc

gia nhận đầu tư.

1.1.2.2 Các hình thức

Thị trường đầu tư là một khoảng không gian rộng lớn, nơi mà các nhà đầutư cá nhân và các công ty lớn có thể đầu tư vào các quốc gia sở tại Khi một côngty đầu tư vào hoạt động kinh doanh của một công ty khác ở nước ngoài, khoản

Trang 14

đầu tư đó gọi là vốn FDI Có bốn hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khácnhau, cụ thể là:

Một là, FDI theo chiều ngang, là loại hình FDI phổ biến nhất, chủ yếuxoay quanh việc đầu tư vốn vào một công ty nước ngoài thuộc cùng ngành sảnxuất do nhà đầu tư FDI sở hữu hoặc điều hành Ở đây, cả hai công ty đều sảnxuất hàng hóa tương tự nhau Ví dụ, công ty Zara có trụ sở tại Tây Ban Nha cóthé đầu tư vào công ty Fabindia của An Độ vi cả hai đều cùng sản xuất ngành

hàng hóa may mặc.

Hai là, FDI theo chiều dọc, là một loại hình đầu tư xảy ra khi một khoảnđầu tư được thực hiện trong một chuỗi cung ứng điển hình của một công ty,không nhất thiết thuộc cùng ngành hàng Như vậy, khi FDI theo chiều dọc xảy ra,một doanh nghiệp đầu tư vào một quốc gia nước ngoài có thể cung cấp hoặc bán

sản phẩm Ngoài ra, FDI dọc được phân loại thành FDI tích hợp dọc ngược và

FDI tích hợp dọc xuôi Ví dụ, nhà sản xuất cà phê Nescafe của Thụy Sĩ có thểđầu tư vào các đồn cà phê của các quốc gia như Brazil, Việt Nam, vì công tyđầu tư đã mua các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng Đây gọi là FDI tích hợpdọc ngược Ngược lại, FDI tích hợp dọc xuôi xảy ra khi một doanh nghiệp đầu tưvào một quốc gia khác xếp hạng cao hơn trong chuỗi cung ứng Ví dụ, một công

ty cà phê của An Độ có thé muốn đầu tư vào một thương hiệu tạp hóa của Pháp.Ba là, FDI tập đoàn, là hình thức đầu tư xảy ra khi các khoản đầu tư đượcthực hiện ở hai công ty hoàn toàn khác nhau về các ngành hàng sản xuất.Như

vậy, vôn FDI không liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư.

Vi dụ, nhà bán lẻ Walmart của Mỹ có thé đầu tư vào nhà sản xuất ô tô TATA

Motors của An Độ.

Bon là, FDI nền tang, là hình thức đầu tư xảy ra khi một doanh nghiệp mởrộng ra nước ngoài nhưng các sản phẩm sản xuất được xuất khẩu sang quốc gia

thứ ba Ví dụ, thương hiệu nước hoa Chanel của Pháp đã thành lập một nhà máy

sản xuất nước hoa tại Hoa Kỳ và xuất khẩu sản phẩm sang các nước khu vựcChâu Âu, Châu Mỹ.

1.2 Giới thiệu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

1.2.1 Khái niệm về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là chỉ số đánh giá và xếp hạng chínhquyền của các tỉnh, thành Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựngmôi trường kinh doanh thuận lợi dé phát triển doanh nghiệp.

Trang 15

Chỉ số này được công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 đối với 42tinh, thành phố trực thuộc trung ương Từ năm 2006, VCCI công bố chính thứcchỉ số này cho tất cả các tỉnh, thành phố ở Việt Nam, đồng thời các chỉ số thànhphần cũng được tăng cường thêm, tính đến hiện tại có 10 chỉ số thành phần.

BANG XEP HANG PCI NĂM 2021

Quang Minh [1] 732 { RấttấtNữ Phang 2) 70.61 Ị

fing Thán (3) as 7Ì 5)Ba Năng (4) § 70.42Vib Ph (5) | 71.)

Bình Guang [E] E461

Th& Nguyên [201 mm

II DI ——————— .Ặ_

20 (3) oosss—=———.`_Bi i8 vẻ

Yên [30] nnn

yan (10) NT.

hn) EEEGGGGGGGGGGEEG (¡1ÌHà Nam [45] | (12

Thanh Hòa (49) (emer 6721

Bình Phage (SC) |S 69 1)Trà Vinh [51] EEL FP 13

0K Nông (50) LT (01:

Điện Big [54] —_—_—_—_— ———— = AA

Sic Trang 54) AAA 6.81

E125Bạc Liêu [S5] |

Hình 1.1 Chi số PCI của các tỉnh ở Việt Nam năm 2021

Thứ tự xếp hạng chỉ số PCI được chia làm các mức độ khác nhau: rất tốt tốt - khá - trung bình - tương đối thấp - thấp Năm 2021, các tỉnh thành có chỉ số

Trang 16

-PCI rất tốt điển hình là Quảng Ninh (73,02); tiếp sau đó là nhóm tốt như ĐồngTháp (70,53), Hải Phòng (70,61); nhóm khá như Hải Dương (67,65), TP Hồ ChíMinh (67,50); nhóm trung bình như Tiền Giang (64,41), Dak Lak (64,02); nhómtương đối thấp là Bạc Liêu (61,25), Lai Châu (61,22) và nhóm thấp có 2 tỉnh làHòa Bình (57,16) và Cao Băng (56,29).

Chỉ số PCI có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của Việt Nam,giúp nâng cao tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư nước ngoài thông qua bộmáy điều hành kinh tế Trung bình mỗi năm có khoảng 10.000 doanh nghiệptrong nước và 2000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia trả lời khảo

sát Điều tra PCI.

Ké từ lần đầu công bố đầu tiên tới nay, chỉ số PCI có ít nhất năm tác động

e PCI thay đổi tư duy về điều hành quản tri, khang định nâng cao chấtlượng điều hành sẽ tạo ra động lực phát triển kinh doanh sản xuất và thu hút đầutư.

e PCI tạo sự giám sát hiệu quả Sự hài lòng của người dân và doanh

nghiệp được coi là mục tiêu hang đầu của chính quyền địa phương Đây có lẽ làcông trình nghiên cứu đầu tiên “lượng hóa” được các chỉ số về sự hài lòng củangười dân và doanh nghiệp với các cấp chính quyên.

e PCI là động lực cho sự thay đổi, hiếm có công trình nghiên cứu sự thayđổi không chỉ về thái độ mà còn về hoạt động cụ thé như PCI.

e PCI dem lại sự tích cực trong hợp tác và sẻ chia, giúp chính quyền diaphương rút ra kinh nghiệm và bài học cải cách kinh tế tốt hơn.

e PCI đem lại sự “uy tín”, góp phần không nhỏ vào việc tao dựng hìnhảnh và trở thành nguồn thông tin quan trọng thu hút nhà đầu tư nước ngoài Cóthé nói, chỉ số PCI đã khang định vị trí quan trọng của mình trong quá trình pháttriển và đổi mới đất nước.

1.2.2 Các thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Dé đảm bảo tính khách quan, chí số PCI được đo lường bằng nguồn dữliệu được thu thập từ: (1) Khảo sát bằng thư đến các doanh nghiệp tư nhân trên

63 tỉnh thành cả nước Doanh nghiệp tham gia được chọn ngẫu nhiên trong các

doanh nghiệp trong tỉnh về các đặc điểm như nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động,loại hình kinh doanh, tuổi đời của doanh nghiệp (2) Qua các nguồn được côngbố như: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi

Trang 17

trường, Sau đó tiếp tục xây dựng chỉ số thành phần và tính toán chỉ số PCI vớitrọng số được quy định.

Hình 1.2 Sơ đồ phương pháp đo lường chỉ số PCI

PCI là chỉ số về chất lượng điều hành, đánh giá các lĩnh vực điều hànhkinh tế thuộc thầm quyền của chính quyền tỉnh, thành phố Việt Nam Có tat cả 10chỉ số thành phần nhằm đánh giá và xếp hàng các tỉnh về chất lượng điều hànhcấp tỉnh tại Việt Nam, những chỉ số đó là:

1.2.2.1 Chi phí gia nhập thị trường (GNTT)

Chi phí gia nhập thị trường được xây dựng nhằm đánh giá sự khác biệt về

chi phí khi tham gia vào thị trường của doanh nghiệp mới thành lập giữa các tỉnh;

đo lường thời gian một doanh nghiệp cần để hoàn thành mọi thủ tục cần thiết để

tiến hành hoạt động kinh doanh Ngoài ra, bộ phận Một cửa cũng được chỉ số này

đưa vào đánh giá khi thực hiện đăng kí doanh nghiệp.

1.2.2.2 Tiếp cận đất đai (TCĐĐ)

Thanh phan này đánh giá những khó khăn khi tìm kiếm mặt bang sản xuấtkinh doanh phù hợp, làm doanh nghiệp mất đi cơ hội đầu tư, hạn chế khả năngtiếp cận nguồn vốn, thêm vào đó là đánh giá các chính sách liên quan đến đất đai,

sự rủi ro bị thu hồi mặt bằng và mức giá đền bù thỏa đáng trong trường hợp bị

thu hoi.

1.2.2.3 Chi phí thời gian (CPTG)

Thành phần này đo lường thời gian cũng như chỉ phí thời gian bỏ ra thựchiện các thủ tục hành chính, các chỉ tiêu cấu thành gồm: Quỹ thời gian dé doanhnghiệp tìm hiểu và thực hiện quy định pháp luật; Sự nhiệt tình của cán bộ tiếpnhận; Thủ tục giấy tờ, lệ phí; Thời gian thực hiện thủ tục.

10

Trang 18

1.2.2.4 Tính minh bạch (TMB)

Như tên gọi của nó, tính minh bạch là một trong những thành phần quantrọng nhất dé lựa chọn môi trường kinh doanh phù hợp Dé đánh giá chỉ số nàycần có những thuộc tính như: tính sẵn có của thông tin, tính công bằng, ôn địnhtrong việc triển khai thực hiện các chính sách quy định.

1.2.2.5 Tính năng động (TND)

Tính năng động đo lường tính sáng tạo của chính quyền trong quá trìnhthực thi chính sách dé phát triển kinh tế, đánh giá khả năng hỗ trợ những chính

sách đôi khi chưa rõ ràng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp, đảm bảo tính hiệu

lực thực thi chính sách của lãnh đạo.

1.2.2.6 Thiết chế pháp lý (TCPL)

Thiết chế pháp lý phản ánh lòng tin của doanh nghiệp với các thiết chế củađịa phương, xem xét các thiết chế là công cụ đề giải quyết tranh chấp mà doanhnghiệp có thé khiếu nai, là thang do lòng tin cậy của doanh nghiệp đối với hệthống tòa án, tư pháp của tỉnh, địa phương.

1.2.2.7 Đào tạo lao động (ĐTLĐ)

Đảo tạo lao động phản ánh trình độ của hoạt động đào tạo nghề, phát triển

kỹ năng dé hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tìm kiếm việc làm cho

người lao động tại địa phương Những nỗ lực của lãnh đạo tỉnh sẽ được đo lường

trong thành phần này để thúc đây quá trình đào tạo nghề và phát triển kĩ năngnghề hỗ trợ doanh nghiệp.

1.2.2.8 Cạnh tranh bình dang (CTBĐ)

Canh tranh bình đăng đánh giá môi trường cạnh tranh với các doanh

nghiệp trong nước, phan ánh các đặc quyền, ưu đãi cụ thể khi tiếp cận các nguồnlực phát triển đất đai, tín dụng.

Trang 19

vực tư nhân xúc tiễn thương mại, cung cấp thông tin pháp luật, hỗ trợ tìm kiếmđối tác, giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với khu vực đầu tư kinh doanh,tạo lợi thế thúc đây kinh tế.

1.3 Tổng quan nghiên cứu ảnh hướng của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh đên lượng vôn đâu tư trực tiêp nước ngoài

1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là chỉ số do VCCI Việt Nam đề xuấtvà thực hiện nhằm tìm hiểu và lý giải nguyên nhân một số tỉnh, thành phát triểnkinh tế tư nhân hơn các tỉnh, thành khác, từ đó năm rõ những điểm nghẽn trongđiều hành kinh tế cũng như đưa ra quyết định cụ thé dé tiến hành cải cách kinh tế.Trên thé giới không có nghiên cứu chính xác về anh hưởng của chỉ số này đếnFDI nhưng có nhiều nghiên cứu liên quan đến khía cạnh chất lượng thê chế cũngnhư môi trường kinh doanh Do đó, tác giả sẽ tìm hiéu những đề tài quốc tế theo

ảnh hưởng của những khía cạnh nay tới FDI.

Khái niệm về thé chế đã rất phô biến trong dé tài nghiên cứu của các nhàkhoa học trước đây Một trong những người đầu tiên đưa ra định nghĩa làThorstein Veblen: “Thé chế là tính quy chuẩn của hành vi hoặc các quy tắc xácđịnh hành vi trong những tình huống cụ thể, được các thành viên của một nhómxã hội chấp nhận và tuân thu” (Wikipedia.org) Skolof (2001) mở rộng kháiniệm: “Thể chế là khung khổ chính trị và pháp lý tạo ra những nguyên tắc và luậtlệ cơ bản cho sự hoạt động của các cá nhân và công ty; những tô chức mang tínhtự nguyện hoặc hợp tác giữa các chủ thể có tác động đến ban chất và tổ chức củasự thay đổi; các giá trị văn hóa và niềm tin có ảnh hưởng tới hành vi kinh tế

thông qua tác động của chúng tôi với sự sẵn lòng tham gia và tuân thủ các

nguyên tac của thị trường và đôi với nội dung của hàng hóa, dịch vụ”.

Kaufman và cộng sự (1990) va Stein & Daule (2001) đã chứng minh chi

số quản trị, hiệu quả của chính phủ, gánh nặng pháp lý và khả năng kết nối là cácyếu tố đại diện cho thê chế Với số liệu minh chứng về chất lượng quản trị sẽ làmtăng 205% vốn dau tư nếu điểm số chất lượng quản trị tăng 1 điểm, kỳ vọng vềchỉ số quản trị trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến sự

gia tăng nguồn vốn FDI lên đến 130% Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng

phương pháp phân tích hồi quy mang dé chi ra nhân tố Gánh nặng pháp lý là mộttrong những yếu đó tác động ngược chiều đến lượng vốn FDI.

12

Trang 20

Quéré và cộng sự (2007) đưa ra 3 nguyên nhân giải thích vai trò của chấtlượng thể chế trong thu hút FDI Đầu tiên là xuất phát từ nguồn gốc của tăngtrưởng: một thé chế có cau trúc tốt sẽ có tiềm năng mang lại năng suất mới thuhút các nhà đầu tư nước ngoài Thứ hai, một thé chế không tốt có thé làm tăngchi phí đầu tư Cuối cùng là do chi phí không chính thức cao, đặc biệt là khi FDIlà hình thức đầu tư dễ bị ảnh hưởng bởi bất kỳ hình thức không chắc chắn nào,bao gồm hiệu quả quản lý kém của chính phủ và những quy định lỏng lẻo vềquyền sở hữu tài sản và hệ thống pháp luật nói chung Điều này đã được giảithích cụ thé hơn từ lý thuyết chiết trung OLI của Dunnning (1977): “Một thé chếtốt sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài giảm chi phí, cả về sản xuất và về giao dịchdo làm giảm rủi ro và sự không chắc chắn của đầu tư và hoạt động sản xuất tạiquốc gia/ địa phương đó Chủ đầu tư có thể ngần ngại trong việc ra quyết địnhđầu tư vào một quốc gia có mức độ bảo vệ quyền tài sản thấp đối với vốn dau tưhoặc lợi nhuận và do quyền bảo vệ tài sản của nhà đầu tư không được nâng cao,nguy cơ tài sản của công ty bị chiếm đoạt (dưới dạng quốc hữu hóa) càng cao.Một thé chế xấu, thường biểu hiện ở mức độ tham những cao, bat 6n chính trị,quy định pháp lý không chặt chẽ và hay thay đổi, có khả năng ngăn chặn FDI vớily do các nhà dau tư phải trả thêm chi phi”.

1.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, các nghiên cứu được các tác giả đưa ra nhằm chỉ rõ sự ảnhhưởng của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tới lượng vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài Dưới đây là một vài đề tài nghiên cứu điền hình:

Cùng nghiên cứu về tác động của chất lượng thể chế đối với dòng vốn FDIsang Việt Nam đồng thời sử dụng đữ liệu của Hướng dẫn rủi ro quốc gia (ICRG),Nguyen và Cao (2014) đã chỉ ra các yếu tố thiết yếu thu hút vốn đầu tư nướcngoài vào Việt Nam bao gồm ôn định và an ninh trật tự chính trị, chất lượngpháp lý và kiểm soát tham nhũng, trong khi nghiên cứu của Nguyen và Nguyen(2007) cho thấy chính sách do chính phủ ban hành không có ảnh hượng thực sựtrong thu hút vốn FDI ở cấp tỉnh.

Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Việt và cộng sự (2014) chỉ ra rõ: khả năngtiếp cận đất đai phụ thuộc đáng ké vào nguồn vốn FDI, nếu tiếp cận đất đai tăng1 điểm thì vốn FDI thu về sẽ tăng 98% Chi phí thời gian có mối quan hệ ngượcchiều với FDI do điểm số này càng cao thì doanh nghiệp càng mất nhiều thờigian dé đi xử lý giấy tờ, đóng dấu, lệ phi,

13

Trang 21

Doan và Lin (2016) là một trong những tác giả gần đây nhất nghiên cứuvề chu đề này Nhóm tác giả sử dụng sử dụng mô hình phân tích dữ liệu bang déphân tích ảnh hưởng của điều hành kinh tế địa phương đến nguồn vốn FDI vàocác tỉnh của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2014 Kết quả nghiên cứu cho thấytrong giai đoạn này, chất lượng quản lý và điều hành kinh tế có vai trò quan trọngtrong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các yếu tố về tính minh bạch và chi phíthời gian có liên quan chặt chẽ với thu hút FDI Các doanh nghiệp đầu tư nướcngoài đường như đã sẵn sang đầu tư vào các khu vực nơi họ có thé truy cậpthông tin dé dàng với chi phí thấp nhất Giải thích về van đề này, nguyên nhân cóthé là do với các doanh nghiệp sở tại, các công ty FDI nước ngoài luôn gặp khókhăn do sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và cách cư xử trong kinh doanh Ttuynhiên, những bắt lợi này sẽ giảm bớt nếu các công ty được đặt tại những khu vựcmà chính quyền địa phương có thé tạo ra nhiều cách khác nhau dé minh bạch hóacác thông tin cần thiết và dễ dàng tiếp cận.

Cùng trong năm 2016, bằng cách sử dụng phương pháp phỏng van sâu dénghiên cứu tác động của thể chế đến quyết định đầu tư tại Việt Nam của cácdoanh nghiệp Hà Lan, Hoang (2016) đã chỉ ra rằng chính sách tham nhũng vàthuế là yếu tố quan tâm hang đầu của các nhà đầu tư tại Việt Nam, trong khi sựồn định chính trị không đóng vai trò quan trọng Nhìn chung, kết quả từ cácnghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến việc thu hút FDI vào ViệtNam khá tương đồng với kết quả của các nước đang phát triển ở chỗ đều cho

thấy một thé chế tốt có tác động tích cực đến lượng vốn FDI ở một địa phương.

Đặng Minh Triết (2020) trong đề tài của mình đã chỉ ra rằng các nghiêncứu tổng quan lý thuyết đưa ra chủ yếu mang tính tĩnh trong khi các hoạt độngkinh doanh quốc tế mang tính động Do đó, tác giả đã áp dụng với độ trễ thờigian là 1 và 2 năm dé có kết quả tác động chính xác nhất của chi số PCI đếnquyết định đầu tư trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Chiến lượcđầu tư của các công ty ở thời điểm này sẽ ảnh hưởng đến thời điểm tiếp theo.

Thực tiên cho thay, các nghiên cứu ở phạm vi trong nước và quôc tê đêucó nhiêu ưu điêm, thê hiện rõ sự tác động của chỉ sô năng lực cạnh tranh cap tỉnh

tới vốn đầu tư nước ngoài FDI.

1.3.3 Khoảng trống trong nghiên cứu

Các nghiên cứu vé môi quan hệ giữa chat lượng thê chê va nguôn von FDI

trước đó đã được các tác giả khai thác rất đa dạng cả trong và ngoài nước Tuy

14

Trang 22

nhiên, các đề tài hầu như xét trên phạm vi quốc gia Ví dụ Beven & Esstrin(2000), “Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến FDI tại các nền kinh tếTrung Âu và Đông Âu (1994 — 1998)”; Trần Nhuận Kiên & Nguyễn Thị ThanhHuyền (2019), “Tác động của chất lượng thé chế đến FDI của Hàn Quốc vào khu

vực ASEAN”;

Ở Việt Nam, trong phạm vi cấp tỉnh, người ta thường dùng chỉ số năng lựccạnh tranh cấp tỉnh làm thước đo cho chất lượng thể chế Nguyễn Quốc Việt(2014), “Đánh giá tác động của chất lượng thé chế cấp tỉnh tới khả năng thu hút

FDI tại các địa phương” dựa vào thang do PCI giai đoạn 2000 — 2009 Tuy nhiên,

điểm hạn chế của đề tài này là chỉ sử dụng 9 thành phan PCI và mỗi khu vực chỉchọn một số tỉnh có PCI theo thứ tự từ cao đến thấp Điều này không đánh giáchính xác được thực trạng giữa chỉ số PCI và nguồn vốn FDI trên phạm vi cảnước ma đề tai dé ra.

Từ những mặt tích cực và hạn chế của các đề tài trong nước và quốc tếtrên, tác giả tiễn hành xây dựng mô hình và phương pháp nghiên cứu ở chương 2

nhằm phân tích ảnh hưởng của các thành phan chỉ số PCI đến vốn FDI.

15

Trang 23

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mô hình nghiên cứu

Khắc phục nhược điểm cũng như kế thừa và phát huy ưu điểm từ nhữngđề tài đi trước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là lượngvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và 10 biến độc lập tương ứng với 10 chỉ sốthành phan PCI (1) GNTT: Gia nhập thị trường; (2) TCDD: Tiếp cận dat đai; (3)

CPTG: Chi phí thời gian; (4) TMB: Tính minh bạch; (5) TND: Tính năng động;

(6) TCPL: Thiết chế pháp lý; (7) CPKCT: Chi phí không chính thức; (8) CTBĐ:

Cạnh tranh bình dang; (9) DTLD: Dao tạo lao động; (10) CSHTDN: Chính sách

hỗ trợ doanh nghiệp.

Gia nhap thi trường

Tiép can dat dai

Tinh minh bachChi phi thời gian

Chi phi không chính thức

Cạnh tranh bình đăng

Tính năng đông

Dich vu hỗ tro DN

Dao tao lao đồng

Thiét ché phap ly va ANTT

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu dé xuất

Như vậy, với tất cả các biến đã được liệt kê ở trên, mô hình hồi quy tínhtoán được đề xuất trong nghiên cứu này được thể hiện như sau:

FDIit = Boi + BiGNTTit + B2TCĐĐ: + B3CPTGit + B2TMB,¡¿ + BSTNDit +BoTCPLit + BPDTLDit + BSCTBDit + BOCPKCTit + Bio CSHTDNit

Từ mô hình nghiên cứu dé xuất trên, tác giả đưa ra những gia thuyết như

Giả thuyết 1: Yếu tô “Gia nhập thị trường” càng cao thì lượng vốn FDI

càng lớn

Chi phí gia nhập thị trường (GNTT) bao gồm: thủ tục hành chính liên

quan đến doanh nghiệp, chi phí tuân thủ pháp luật lớn hơn bởi các thủ tục pháp lý

16

Trang 24

phức tạp hơn (từ đăng kí thành lập doanh nghiệp đến các thủ tục liên quan đếnxây dựng như: thâm định thiết kế, điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệmôi trường, ) Nếu các tỉnh thành có thái độ hoàn thành giấy tờ thủ tục hànhchính nhanh chóng sẽ tăng khả năng đáp ứng của nhà đầu tư,mở rộng cơ hội tăngtrưởng Do đó, “chi phí gia nhập thị trường” có mối quan hệ thuận chiều với

Giả thuyết 3: Yếu tổ “Chi phí thời gian” càng thấp thì lượng vốn FDI

càng lớn

Chi phí thời gian (CPTG) bao gồm thời gian bỏ ra để xử lý các thủ tụchành chính phức tạp, rườm rà cũng như tần suất doanh nghiệp phải tạm dừnghoạt động dé thực hiện sự kiểm tra từ cơ quan Nhà nước Do đó, sẽ mất nhiềuthời gian cho các nhà đầu tư Vậy nên, “chi phí thời gian” có mối qua hệ ngược

chiêu với nguôn vôn FDI.

Giả thuyết 4: Yếu tố “Tính minh bạch” càng cao thì lượng vốn FDI

càng lớn

Tính minh bạch (TMB) trong môi trường kinh doanh, đầu tư được théhiện thông qua các quy định, quy phạm pháp luật, từ đó tạo điều kiện thuận lợicho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Do đó, “tính minh bạch” cómỗi quan hệ thuận chiều với nguồn vốn FDI.

Giả thuyết 5: Yếu tố “Tính năng động” càng cao thì lượng vốn FDI

càng lớn

Tính năng động (TND) là sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ,công

chức, chế độ công vụ, làm tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chínhnhà nước Một khi yếu tố này thay đổi sẽ kéo theo các yêu tô khác thay đổi theo.

Do đó, “tính năng động” có môi quan hệ thuận chiêu với nguồn von FDI.

17

Trang 25

Giả thuyết 6: Yếu tô “Thiết chế pháp lý” càng cao với lượng von FDI

càng lớn

Thiết chế pháp lý (TCPL) là yếu tố đảm bảo sự ổn định an ninh chính trịtrật tự quốc gia, địa phương, giúp cho các nhà đầu tư an tâm trong kinh doanh,sản xuất Do đó, “thiết chế pháp lý” có mối quan hệ thuận chiều với nguồn vốn

kinh doanh Do đó, “đào tạo lao động” có mối quan hệ thuận chiều với nguồn

Giả thuyết 9: Yếu tổ “Chỉ phí không chính thức” càng thấp thì lượngvốn FDI càng lớn

Chi phí không chính thức (CPKCT) bao gồm những khoản phí khôngchính thức, những kết quả đấu thầu không phụ thuộc vào tiền hoa hồng, từ đókhông có sự rõ ràng minh bạch dé thu hút các nha đầu tự Do đó, “chi phí không

chính thức” có mối quan hệ nghịch chiều với nguồn vốn FDI.

Giả thuyết 10: Yếu tố “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp” càng cao thìlượng vốn FDI càng lớn

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (CSHTDN) bao gồm dịch vụ hỗ trợ vềthông tin thị trường trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ tư vấn về pháp luật, hỗ trợ xúc tiễnkinh doanh hay hỗ trợ về quản lý doanh nghiệp Những chính sách hỗ trợ nàynhư đòn bay ảnh hưởng không nhỏ đến sự thu hút doanh nghiệp dau tư Do đó,

18

Trang 26

“chính sách hỗ trợ doanh nghiệp” có mỗi quan hệ thuận chiều với nguồn vốn

Bang 2.1 Cac gia thuyét dé xuat

Tén bién Giải thích biến Kỳ vọng dấuBiến phụ thuộc

Biến độc lập

GNTT Gia nhập thị trường

TCDD Tiép can dat dai

CPTG Chi phi thoi gianTMB Tinh minh bach

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Tập dữ liệu bảng cân đối được sử dụng với số lượng quan sát bằng nhaucho mỗi cá nhân Mỗi cá nhân ở đây chính là mỗi một tỉnh trong số 11 tỉnh củaĐồng bằng sông Hồng, tat cả đều được quan sát trong một giai đoạn thời gianbăng nhau nhất định là 9 năm từ 2013 đến 2021 Vì vậy, hiểu răng mô hình có tat

cả 99 quan sát, bao gồm 11 mặt cắt ngang và 9 khoảng thời gian.

19

Trang 27

Ngoại trừ số liệu biến phụ thuộc là lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiFDI được thu thập từ báo cáo niên giám thống kê các tỉnh hàng năm từ 2013 đến2021 của Tổng cục Thống kê, kết quả của hầu hết các biến độc lập trong mô hìnhđều được lấy từ mục số liệu đã công bố trên trang web của Phòng Thương mại vàCông nghiệp Việt Nam (VCCI) Tất cả đều là các trang thông tin chính thống vớicác bộ số liệu đã được kiểm chứng và công bố chính thức trên toàn quốc, điềunày đảm bảo được tinh chung về thông tin va tính chính xác nhất có thé, phục vụ

cho quá trình xử lý và phân tích van đề nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

2.2.2.1 Phân tích thống kê mô tả

Chuyên dé thực hiện phân tích thống kê mô ta (descriptive statistics) décung cấp thông tin về các đặc trưng cơ bản như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của 10 biến được sử dụng trong mô hình nghiên

cứu là GNTT, TCDD, CPTG, TCPL, DTLD, TMB, TND, CTBD, CPKCT,

CSHTDN Thuc hién thong kê mô tả nhằm đưa ra cái nhìn khái quát nhất về bộdữ liệu, cụ thé trong nghiên cứu này là của 11 tỉnh thành thuộc DBSH trong giai

đoạn 2013-2021.

2.2.2.2 Phân tích tương quan

Chuyên đề thực hiện phân tích tương quan Pearso (ký hiệu là r) với dữliệu của 11 tỉnh thành thuộc DBSH giai đoạn 2013-2021 và bộ 10 biến được sử

dụng trong mô hình nghiên cứu là GNTT, TCDD, CPTG, TCPL, DTLD, TMB,

TNĐ, CTBĐ, CPKCT, CSHTDN để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệtuyến tính giữa các cặp biến trong mô hình Dấu của hệ số tương quan cho phépxác định chiều hướng của mối liên hệ, giá trị của hệ số tương quan cho phép xácđịnh cường độ của mối liên hệ Mức độ tương quan giữa các cặp biến cũng chophép phát hiện sớm hiện tượng da cộng tuyến nếu các biến độc lập có tương quan

mạnh với nhau.

2.2.2.3 Phân tích hồi quy dữ liệu mảng

Dữ liệu mảng (panel data) là một loại dữ liệu đa chiều và liên quan đếnnhững phép đo thời gian Cau trúc của dữ liệu mảng được kết hợp từ 2 thànhphần là dữ liệu chéo (cross section) và dữ liệu theo chuỗi thời gian (time series).Việc kết hợp 2 loại dữ liệu này có nhiều ưu điểm trong phân tích, đặc biệt khimuốn quan sát sự biến động của các nhóm đối tượng nghiên cứu Trong hồi quydữ liệu mảng, ba mô hình nổi bật để xử lý dữ liệu là phương pháp bình phương

20

Trang 28

nhỏ nhất Pooled OLS, mô hình tác động có định FEM và mô hình tác động ngẫu

nhiên REM.

a Phương pháp bình phương nhỏ nhất POOLED OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất còn có tên gọi khác là mô hình hiệuứng chung (Common Effect Model) Đây thực chất là mô hình hồi quy OLS

thông thường Khi áp dụng mô hình này, tác giả coi bộ dữ liệu bảng như mộtđám mây dữ liệu bình thường, tức là coi mỗi tỉnh thành tại mỗi một năm là một

cá thể riêng biệt, không phân biệt chúng theo năm hay đối tượng Phương phápOLS là một trong những phương pháp phổ biến dé ước tính giá trị tham số trongphương trình hồi quy tuyến tính, quy thời gian và không gian đều là quan sát.

Chuyên đề tiến hành hồi quy Pooled OLS để xác định các hệ số hồi quy trongphương trình hồi quy phân tích tác động của các thành phần thuộc chỉ số PCI đếnlượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của các tỉnh thuộc ĐBSH trong giaiđoạn 2013-2021 Các thành phần chỉ số PCI của mỗi tỉnh đều có những điểmkhác nhau, không đồng nhất nhưng mô hình Pooled OLS lại xem xét các thànhphần là đồng nhất nên có thể làm các ước lượng bị sai lệch Dé kiểm soát đượccác tác động riêng biệt này, tác giả đã tiến hành hồi quy sử dụng mô hình tácđộng có định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) thay vì mô hình

Pooled OLS.

b Mô hình tac động cố định (FEM - Fixed Effects Model)

Chuyên dé tiến hành hồi quy FEM dé sử dung dit liệu về các biến sốqua thời gian dé dự tính tác động của 10 biến độc lập được sử dụng trong mô

hình nghiên cứu: GNTT, TCDD, CPTG, TMB, TND, TCPL, DTLD, CPKCT,

CTBĐ, CSHTDN tới biến phụ thuộc FDI, cũng là một kỹ thuật chu yêu sử dụngtrong phân tích hồi quy dữ liệu mảng Trong mô hình tác động FEM, phan dư củamô hình hồi quy tuyến tính được tách ra 2 thành phan Thành phan thứ nhất đạidiện cho các yếu tố không quan sát được sự khác nhau giữa các đối tượng nhưngkhông thay đổi theo thời gian và thành phần thứ hai đại diện cho các yếu tốkhông quan sát được sự khác nhau giữa các đối tượng nhưng thay đổi theo thời

c Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM - Random Effects Model)

Mô hình ước lượng giống như phương pháp hồi quy ảnh hưởng có định,tuy nhiên trong mô hình REM, các tham số trong mô hình nghiên cứu là ngẫunhiên và không tương quan giữa các biến độc lập là GNTT, TCDD, CPTG,

21

Trang 29

TMB, TNĐ, TCPL, ĐTLĐ, CPKCT, CTBĐ, CSHTDN Chính vì thế, có thé nóisự biến động giữa lượng vốn đầu tư FDI của các tỉnh là sự khác biệt của mô hìnhFEM và REM Nếu sự biến động giữa lượng vốn đầu tư FDI của các tỉnh cótương quan đến biến giải thích trong mô hình ảnh hưởng cố định , thi trong môhình ảnh hưởng ngẫu nhiên, sự biến động giữa lượng vốn đầu tư FDI của các tỉnh

được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến độc lập.

2.2.2.4 Các kiểm định lựa chọn mô hình

a Kiểm định Breusch and Pagan LM

Tiến hành kiểm định (câu lệnh xttest) nhằm lựa chọn phương pháp PooledOLS có phù hợp hay không cho hồi quy dir liệu mẫu, dựa trên giả thuyết:

H0: Mô hình phù hợp là Pooled OLS

HI: Mô hình phù hợp không là Pooled OLS

Nếu giả thuyết H0 được chấp nhận thì phương pháp OLS được chấp nhận

và ngược lại

b Kiểm định Hausman

Tiến hành kiểm định Hausman-test dé kiểm tra xem mô hình với hiệu ứng

Fixed Effect hay Random Effect là phù hop hơn trong nghiên cứu này.

Cặp giả thuyết:

H0: Mô hình tác động cố định REM là phù hợp

H1: Mô hình tác động ngẫu nhiên FEM là phù hợp

Với giả thuyết H0 được đưa ra rằng các hệ số được ước lượng từ phươngpháp hồi quy tác động ngẫu nhiên có hiệu quả giống với phương pháp hồi quy tácđộng có định Nếu chúng chênh lệch không đáng ké thì có thé sử dụng mô hình

REM một cách an toàn Tuy nhiên, nếu kết quả nhận được là một giá trị P-value

đáng kê thì mô hình các hiệu ứng cô định nên được sử dụng.

2.2.2.5 Kiểm định các khuyết tật mô hình

a Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong các ước

Trang 30

Khi giá trị P-value < 0.05, ta bác bỏ H0, kết luận phương sai sai số của môhình thay đổi và ngược lại

b Kiểm định hiện tượng tự tương quan trong các ước lượng

Nghiên cứu tiến hành kiểm định tự tương quan thông qua kiểm địnhWooldridge với cặp giả thuyết:

H0: Không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình ước lượng

HI: Có hiện tượng tự tương quan trong mô hình ước lượng

Với P-value > 0.05, chấp nhận giả thiết H0 Khi đó, giữa các biến không

có hiện tượng tự tương quan và ngược lại.

c Kiểm định hiện tượng da cộng tuyến

Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có mối tương quan rất mạnhvới nhau Mô hình hồi quy xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến sẽ khiến chủ số bị sai

kệch Đề kiểm tra đa cộng tuyến, ta dùng lệnh VIF (Variance Inflation Factor)

sau hồi quy.

Theo Mansfied & Helms (1982) và Jim Frost (2020), ta có các điều khoảnvề VIF như sau:

e VIF = 1 thì các biến không tương quan, tức là không có hiện tượng đacộng tuyến

e 1< VIF <§ thì các biến có tương quan vừa phải, tức là có tồn tại hiệntượng đa cộng tuyến nhưng không quá nghiêm trọng

e VIF > 5 thì các biến có tương quan cao, tức là tồn tại hiện tượng đa

cộng tuyên.

2.2.2.6 Khắc phục khuyết tật của các hiện tượng tự tương quan và phươngsai sai số thay doi trong các ước lượng

Nếu mô hình vi phạm các khuyết tật trên sẽ làm cho các ước lượng được

tính bằng phương pháp hồi quy dữ liệu mảng không hiệu quả Do vậy, tác giảkhắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đôi trong mô hình được

chọn bằng mô hình GLS (Generalized Least Squares) — mô hình ước tính cáctham số chưa biết trong mô hình hồi quy tuyến tính khi có độ tương quan nhấtđịnh giữa các phần dư trong mô hình hồi quy nhằm đảm bảo kết quả ước lượngđược hiệu quả Nếu các biến trong mô hình phù hợp với mức ý nghĩa, chấp nhận

các biên trong mô hình và ngược lại.

23

Trang 31

Cuối cùng, áp dụng độ trễ với thời gian 1 năm dé có kết quả chính xácnhất Lý do áp dụng là bởi, hành vi của các nhà đầu tư là không ngừng thay đổi,mang tính động, trong khi tổng quan lý thuyết đưa ra chủ yếu là dang tĩnh.

24

Ngày đăng: 19/06/2024, 10:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w