Báo cáo chuyên đề: “Động thái chiến lược của Nga quay trở lại Đông Nam Á (ĐNA), dự báo thời gian tới, kiến nghị giải pháp đối với Việt Nam” trình bày về bối cảnh tình hình khu vực Đông Nam Á thời gian gần đây đặt trong xu hướng cạnh tranh địa chiến lược giữa các cường quốc; các bước đi đáng chú ý của Nga trong việc thiết lập lại ảnh hưởng của mình tại Đông Nam Á; động lực thúc đẩy Nga trở lại Đông Nam Á, những mục đích mà Nga muốn đạt được và những bước triển khai cụ thể trong thời gian tới. Song song với đó, báo cáo cũng trình bày chi tiết về phản ứng của Mỹ, Trung Quốc trước sự gia tăng ảnh hưởng của Nga tại Đông Nam Á; tác động của chiến lược này tới an ninh khu vực và lợi ích của Việt Nam. Trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra những khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm khôi phục quan hệ với Nga, giữ vai trò đối tác số một không thể thay thế của Nga tại Đông Nam Á. Báo cáo được kết cấu thành 05 phần chính gồm: Phần 1: Bối cảnh tình hình; Phần 2: Dấu hiệu, động thái Nga quay lại ĐNA; Phần 3: Động lực thúc đẩy, các biện pháp triển khai của Nga khi quay trở lại ĐNA; Phần 4: Phản ứng của các nước liên quan, tác động đến khu vực và lợi ích của Việt Nam; Phần 5: Giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt-Nga. Báo cáo được xây dựng trên cơ sở thu thập, tổng hợp từ hệ thống tin tức mật và từ nhiều nguồn mở khác (có kiểm chứng).
Trang 1ĐỘNG THÁI CHIẾN LƯỢC CỦA NGA QUAY TRỞ LẠI ĐÔNG NAM Á,
DỰ BÁO THỜI GIAN TỚI, KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Hà Nội, tháng 7 năm 2020
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp thành công đã mở đường cho Tổngthống Putin tiếp tục lãnh đạo nước Nga tới năm 2036 Đây là cơ sở để Nga nhìnnhận lại Chiến lược Hướng Đông của mình, hoạch định một kế hoạch dài hơi nhằmtạo dựng một vị trí vững chắc trong cấu trúc an ninh-kinh tế khu vực châu Á-TháiBình Dương Trong Chiến lược này, Nga sẽ phải từng bước thúc đẩy hơn nữa quanhệ với các quốc gia Đông Nam Á nhằm hạn chế sự phụ thuộc sâu sắc vào TrungQuốc về dài hạn Kế hoạch này đã được Nga chuẩn bị từ trước với một loạt nhữngđộng thái mạnh mẽ nhằm thể hiện cam kết của mình tại Đông Nam Á Trong chiếnlược mới của Nga, vai trò của Việt Nam ít nhiều sẽ có sự thay đổi và lợi ích quốcgia cốt lõi của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng
Báo cáo chuyên đề: “Động thái chiến lược của Nga quay trở lại Đông Nam Á
(ĐNA), dự báo thời gian tới, kiến nghị giải pháp đối với Việt Nam” trình bày về bối
cảnh tình hình khu vực Đông Nam Á thời gian gần đây đặt trong xu hướng cạnh tranhđịa chiến lược giữa các cường quốc; các bước đi đáng chú ý của Nga trong việc thiết lậplại ảnh hưởng của mình tại Đông Nam Á; động lực thúc đẩy Nga trở lại Đông Nam Á,những mục đích mà Nga muốn đạt được và những bước triển khai cụ thể trong thời giantới Song song với đó, báo cáo cũng trình bày chi tiết về phản ứng của Mỹ, Trung Quốctrước sự gia tăng ảnh hưởng của Nga tại Đông Nam Á; tác động của chiến lược này tới
an ninh khu vực và lợi ích của Việt Nam Trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra những khuyếnnghị đối với Việt Nam nhằm khôi phục quan hệ với Nga, giữ vai trò đối tác số mộtkhông thể thay thế của Nga tại Đông Nam Á Báo cáo được kết cấu thành 05 phần chínhgồm: Phần 1: Bối cảnh tình hình; Phần 2: Dấu hiệu, động thái Nga quay lại ĐNA; Phần 3: Động lực thúc đẩy, các biện pháp triển khai của Nga khi quay trở lại ĐNA; Phần 4: Phản ứng của các nước liên quan, tác động đến khu vực và lợi ích của Việt
Nam; Phần 5: Giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt-Nga Báo cáo được xây dựng trên cơ sở
thu thập, tổng hợp từ hệ thống tin tức mật và từ nhiều nguồn mở khác (có kiểm chứng)
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
MỤC LỤC 3
PHẦN 1: BỐI CẢNH TÌNH HÌNH 4
1.1 Tình hình nội bộ ASEAN hiện nay 4
1.2 Cạnh tranh ảnh hưởng các nước lớn tại khu vực Đông Nam Á 5
PHẦN 2 DẤU HIỆU, ĐỘNG THÁI NGA QUAY LẠI ĐÔNG NAM Á 7
2.1 Trong quan hệ với Lào 7
2.2 Trong quan hệ với Campuchia 8
2.3 Trong quan hệ với Thái Lan 10
2.4 Trong quan hệ với Malaysia 12
2.5 Trong quan hệ với Myanmar 12
2.6 Trong quan hệ với Singapore 13
2.7 Trong quan hệ với Indonesia 14
2.8 Trong vấn đề Biển Đông 15
PHẦN 3 ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY, CÁC BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI CỦA NGA KHI QUAY TRỞ LẠI ĐÔNG NAM Á 17
3.1 Động lực thúc đẩy Nga quay trở lại Đông Nam Á 17
3.2 Chủ trương và biện pháp của Nga trong thúc đẩy hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á 21
PHẦN 4 PHẢN ỨNG CỦA CÁC NƯỚC LIÊN QUAN, TÁC ĐỘNG ĐẾN KHU VỰC VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆT NAM 26
4.1 Phản ứng của các nước liên quan 26
4.2 Tác động đến khu vực và lợi ích của Việt Nam 28
PHẦN 5 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ VIỆT-NGA 32
5.1 Trong lĩnh vực chính trị 32
5.2 Trong lĩnh vực kinh tế-thương mại 33
5.3 Trong lĩnh vực quân sự, thương mại quân sự 35
5.4 Trong lĩnh vực năng lượng 40
5.5 Trong các lĩnh vực khác 42
KẾT LUẬN 45
Trang 4PHẦN 1: BỐI CẢNH TÌNH HÌNH
1.1 Tình hình nội bộ ASEAN hiện nay
- Dù phải đối mặt với một loạt thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, ASEAN vẫn duy trì được vai trò trung tâm của mình trong cấu trúc an ninh khu vực Đông Nam Á.
ASEAN vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có sự cạnhtranh của các nước lớn trong khu vực, thách thức về an ninh biển, bao gồm vấn đềBiển Đông, sự nổi lên của các thách thức an ninh phi truyền thống, dịch bệnh Cácthách thức an ninh phi truyền thống, điển hình như vấn đề an ninh môi trường, tộiphạm công nghệ cao, di cư bất hợp pháp Đặc biệt, sự bùng phát và lan rộng nhanhchóng của đại dịch Covid-19 đã đặt ra thách thức chung của cả khu vực, thế giới nóichung Bên cạnh đó là việc phát tán thông tin giả mạo trên mạng xã hội cũng đã trởthành một thách thức cần phải chung tay ứng phó; cùng với đó là dịch bệnh, tìnhtrạng buôn người, cướp biển, cứu hộ thiên tai, hỗ trợ nhân đạo Đứng trước nhữngthách thức phi truyền thống này, ASEAN dưới sự dẫn dắt của Việt Nam (VN) đangduy trì tương đối tốt tinh thần đoàn kết, phối hợp với nhau để cùng hành động và cócác cơ chế hỗ trợ lẫn nhau như:
(1) Dịch bệnh trực tiếp tác động đến nền kinh tế các nước ASEAN, nhất là các
ngành kinh doanh dịch vụ, vốn chiếm đến 30% tổng GDP của ASEAN, gây giánđoạn chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu Nhiều người dân đứng trước nguy cơ bịmất việc làm, an sinh xã hội bị thách thức Kể từ đầu năm 2020 nhiều hoạt động củaASEAN đã phải tạm hoãn hoặc lùi thời gian tổ chức, trong đó có Hội nghị cấp caođặc biệt ASEAN-Mỹ và Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 Khi đại dịch Covid-19mới bùng phát, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, VN đã chủ động, tích cực thúcđẩy đoàn kết, thống nhất và điều phối nỗ lực chung của ASEAN ứng phó với dịchbệnh Các cơ chế ứng phó dịch bệnh khẩn cấp của khu vực ASEAN và với các đốitác Trung Quốc (TQ), Nhật Bản, Hàn Quốc (ASEAN+3) đã được khởi động Bêncạnh đó, VN đã chủ trì thành lập và triệu tập họp Nhóm công tác liên ngành thuộcHội đồng Điều phối ASEAN (ACC) về ứng phó với các tình huống y tế công cộngkhẩn cấp (ACCWG-PHE); đóng góp tích cực nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữaASEAN với TQ, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU)
(2) ASEAN đã và đang theo đuổi việc hoàn thiện Hiệp định Đối tác Kinh tế
Toàn diện Khu vực (RCEP) để trở thành hiệp định thương mại tự do lớn nhất thếgiới RCEP được khởi xướng bởi ASEAN vào năm 2012, việc hoàn tất Hiệp định sẽgiúp củng cố vai trò then chốt của khối ASEAN trong việc thúc đẩy hội nhập khuvực Động lực để đạt được một thỏa thuận thương mại đã trở nên khẩn cấp hơn đốivới ASEAN khi các thành viên của Khối đang đối phó với tác động kinh tế của cuộcchiến thương mại Mỹ-Trung và hiện nay đang ứng phó với đại dịch Covid-19 Hiệpđịnh RCEP là một trong những ưu tiên của ASEAN và các đối tác khác, hiện nay cómột số vướng mắc đặc biệt là sau khi Ấn Độ tạm thời rút ra khỏi đàm phán RCEP,dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán
Trang 5- Biển Đông vẫn là vấn đề an ninh nổi cộm của Đông Nam Á, đồng thời cũng là một trong những nội dung gây chia rẽ mạnh mẽ quan điểm của ASEAN.
Dù đang rất đoàn kết trong ứng phó với đại dịch Covid-19 và thúc đẩy hợp táckinh tế, nhưng ASEAN vẫn chưa giải quyết được điểm yếu cố hữu là thiếu tiếng nóichung trong vấn đề Biển Đông, thể hiện ở một số khía cạnh sau:
(1) TQ đang tận dụng những khoảng trống mới được tạo ra sau đại dịch
Covid-19 để tăng cường viện trợ cho Lào nhằm đổi lấy những lợi ích chính trị, kinh tế khác.Theo đó, Lào phải chấp nhận 3 yêu cầu cơ bản của TQ, bao gồm ủng hộ chính sáchcủa TQ về các vấn đề tại Đài Loan và Tây Tạng; các công ty TQ được phép khaithác tài nguyên tại Lào, đồng thời xây dựng các tuyến đường xuyên suốt từ Lào đến
TL (Thái Lan)
(2) Campuchia gần đây tiếp tục cho thấy sự lệ thuộc sâu sắc vào TQ Tháng
6.2020, TQ và Campuchia đã lên kế hoạch ký kết gói hợp tác trị giá hơn 7,2 triệuUSD liên quan đến các dự án đặc biệt mang tên Quỹ Mê Kông-Lan Thương TQcũng đã viện trợ Campuchia hơn 290 xe tải quân sự như một phần trong chươngtrình viện trợ khổng lồ của TQ đối với Campuchia Điều này giúp TQ tiếp tục chiphối quan điểm của Campuchia về vấn đề Biển Đông
(3) Malaysia và Indonesia dù tỏ quan điểm tương đối cứng rắn đối với hành
động gây hấn của TQ ở Biển Đông nhưng hợp tác giữa VN với hai quốc gia này vẫnchưa thực sự chặt chẽ Hơn nữa, giới chức Malaysia cũng đặt nhiều niềm tin vàoChiến lược “Một Vành đai, Một Con đường” của TQ hơn là những cam kết “bậpbõm” của Tổng thống (TT) Trump trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái BìnhDương Trong khi Philippines dưới thời TT Duterte là một đối tác không đủ độ tincậy, biểu hiện ở những hành động “đu dây” giữa Mỹ và TQ nhằm mục đích chính là
“vòi tiền” từ cả hai cường quốc này
1.2 Cạnh tranh ảnh hưởng các nước lớn tại khu vực Đông Nam Á
Đông Nam Á (ĐNA) từ lâu đã được định vị như một khu vực quan trọng trongsách lược địa chính trị và kinh tế của các cường quốc như Mỹ, TQ, Nhật Bản, EU,Nga, thể hiện ở một số khía cạnh sau:
(1) ASEAN có vai trò rất quan trọng đối với hòa bình và ổn định ở ĐNA thông
qua việc thúc đẩy niềm tin, sự tin tưởng giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho cáccuộc đối thoại, hiểu biết lẫn nhau và ngăn ngừa xung đột Chính quyền TT Trump đãbắt đầu nhận ra vai trò liên quan của ASEAN trong vấn đề an ninh khu vực, đồngthời cũng có sự chú ý hơn đến vai trò kinh tế của ASEAN trong chiến lược của Mỹtại châu Á Để duy trì quyền lực thường xuyên tại châu Á-Thái Bình Dương, ngoàiviệc tăng cường hệ thống liên minh, Mỹ đang chủ động can dự vào tình hìnhASEAN dựa trên động lực tái cân bằng của mình đối với khu vực này, tập trung vào
3 trụ cột: mạng lưới an ninh toàn diện; hội nhập và kết nối kinh tế; quyền lực mềm
và quan hệ con người
(2) TQ vẫn là đối tác kinh tế lớn, đồng thời là mối đe dọa đối với sự ổn định của
ASEAN Thực tế, ASEAN coi TQ là đối tác đối thoại quan trọng nhất của Khối, bấtchấp thực tế cuộc đối thoại ngày càng được tiến hành dưới áp lực của TQ, đặc biệt
Trang 6liên quan đến việc TQ tăng cường khả năng quân sự tại các khu vực tranh chấp ởBiển Đông Về thương mại, ASEAN đang nỗ lực ký kết Hiệp định RCEP Nếu Ấn
Độ kiên quyết không tham gia RCEP, ảnh hưởng của TQ đối với ASEAN về mặtkinh tế sẽ ngày càng được củng cố
(3) ĐNA ngày càng đóng vai trò quan trọng trong những lợi ích chiến lược của
Nhật Bản trong cả phát triển kinh tế và cân bằng nước lớn Nhật Bản đang khôngngừng xích lại gần hơn với các quốc gia ASEAN Về an ninh, Nhật Bản đang hợptác năng lực quốc phòng cùng các quốc gia thành viên ASEAN thông qua cácchương trình huấn luyện và diễn tập chung, nâng cao khả năng của các lực lượngquân đội ASEAN trong việc gìn giữ hòa bình và cứu trợ thiên tai; chuyển giao cáctrang thiết bị quân sự hải quân, như các tàu tuần tra, cho các nước ASEAN; tham giavào các cuộc đối thoại quân sự cấp cao Sự can dự kinh tế của Nhật Bản trong khuvực cũng rất mạnh mẽ thông qua nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Nhật Bảncũng ủng hộ tăng cường hội nhập kinh tế của ASEAN thông qua hợp tác trong khuônkhổ Hành lang Kinh tế Đông-Tây, Hành lang Kinh tế phía Nam (với các quốc gia lụcđịa của ASEAN) và Hành lang Kinh tế ASEAN
(4) EU cũng đã thừa nhận tầm quan trọng của ASEAN mạnh mẽ, gắn kết và tự
tin đối với ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương Sự hiện diện của EU trongkhu vực được thúc đẩy về mặt kinh tế nhiều hơn là địa chính trị EU coi thương mại
và đầu tư gia tăng với ASEAN là cơ hội để vực dậy nền kinh tế trì trệ ASEAN cũngđóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin với EU trong chính sách đốingoại của EU trước các cường quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương Ngoài ra,ASEAN cũng là trọng tâm trong Chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ vàChính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc
(5) Về phần mình, từ năm 2014, khi quan hệ với phương Tây xấu đi, Nga đã
thực hiện các bước đi mạnh mẽ để tăng cường cam kết với châu Á Tuy nhiên, hợptác kinh tế giữa Nga với khu vực ĐNA bị cản trở do thiếu đa dạng hóa nền kinh tế.Nga chủ yếu dựa vào năng lượng (dầu mỏ, khí đốt và hạt nhân) và xuất khẩu vũ khíđể xây dựng quan hệ đối tác trên toàn thế giới Trong bối cảnh nguồn lực kinh tế cònhạn chế, việc thúc đẩy hợp tác kỹ thuật-quân sự (KTQS) là “con át chủ bài” cho nỗlực tăng cường ảnh hưởng của Nga tại ĐNA
Trang 7PHẦN 2 DẤU HIỆU, ĐỘNG THÁI NGA QUAY LẠI ĐÔNG NAM Á
2.1 Trong quan hệ với Lào
- Về chính trị-đối ngoại, Nga chủ trương nâng cấp quan hệ Nga-Lào từ Đối tác chiến lược toàn diện lên thành Đối tác chiến lược toàn diện lâu dài
Tháng 3.2020, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane đãdẫn đầu đoàn đại biểu Lào tham dự Hội nghị Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởngLào-Nga năm 2020 tại Mosow/Nga Hai bên đã đạt được thỏa thuận nâng cấp quanhệ song phương từ Đối tác chiến lược toàn diện lên thành Đối tác chiến lược toàndiện lâu dài Đồng thời, Nga và Lào đã tiến hành nhiều hoạt động nâng tầm quan hệngoại giao, như chuẩn bị chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Lào tới Nga trong dịp Lễ
kỷ niệm 75 năm Chiến thắng Phát-xít (nhưng bị hoãn do đại dịch Covid-19); chuẩnbị cho chuyến thăm Lào của TT Putin, dự kiến vào dịp kỷ niệm 60 năm thiết lậpquan hệ ngoại giao Nga-Lào (07.10.1960-07.10.2020)
- Quân sự-quốc phòng là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của Nga trong quan hệ hợp tác Nga-Lào, nhằm tăng cường vai trò, sự hiện diện quân sự của Nga ở Lào nói riêng và khu vực ĐNA nói chung.
Từ cuối năm 2019 đến nay, Nga chủ động đẩy mạnh hợp tác với Lào trong lĩnhvực quân sự-quốc phòng, động thái nổi bật như sau:
(1) Nga đẩy mạnh hợp tác với Lào nâng cấp Sân bay quân sự Xiêng Khoảng
với ý đồ biến sân bay này thành nơi cung cấp các dịch vụ bảo đảm hậu cần kỹ thuật cho các lực lượng không quân chiến lược Nga tại khu vực Dự án nâng cấp Sân bay
quân sự Xiêng Khoảng được Chính phủ Lào phê duyệt và triển khai thực hiện từđầu năm 2019 Trong đó, phía Nga chịu trách nhiệm chính từ khảo sát, thiết kế, thicông và cung cấp thiết bị kỹ thuật Ngoài việc giúp Lào các hạng mục hạ tầng nhưcải tạo, nâng cấp đường băng sân bay, hệ thống đèn tín hiệu mặt đất…, Nga đã giúpLào xây dựng hệ thống kiểm soát không lưu, các hệ thống lái mô phỏng Tháng01.2020, Nga đã bàn giao cho Lào một số trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho Sân bayquân sự Xiêng Khoảng, bàn giao 08 hệ thống lái mô phỏng cho máy bay huấn luyệnYak-130 và dòng máy bay chiến đấu Su do Nga sản xuất; hoàn thành việc lắp 04 bộradar tầm xa, các thiết bị kỹ thuật thu-phát, truyền dẫn tín hiệu và kiểm soát khônglưu, điều hành bay Hiện, Nga đang xem xét việc tiếp tục kéo dài đường băng thêm600m tại sân bay này (theo đề xuất của Lào)
(2) Nga đã đồng ý giúp Lào thay thế, sửa chữa, nâng cấp một số phương tiện,
trang bị quân sự do Liên Xô và Nga tài trợ; xây dựng 02 nhà máy sửa chữa phương
tiện, trang bị khí tài Cuối tháng 3.2020, các chuyên gia quân sự Nga đã tiến hành
kiểm tra các xe tăng T72-B-1MC (Lào nhận từ Nga) và khảo sát nhu cầu sửa chữacác loại tăng T54, T55 Tháng 4.2020, Đại diện Bộ Quốc phòng Nga tại Lào đã đạtđược thống nhất với phía Lào về chương trình làm việc của các chuyên gia Nga sanggiúp Lào sửa chữa, bảo dưỡng một số trang thiết bị quân sự Hiện phía Nga đã đồngý giúp Lào xây dựng Nhà máy liên doanh sửa chữa, nâng cấp xe tăng-thiết giáp tạitỉnh Xiêng Khoảng và nâng cấp Nhà máy sửa chữa xe máy công binh tại tỉnh
Trang 8Vientiane/Lào (theo đề xuất của Lào bằng hình thức liên doanh) Theo dự kiến, dự
án sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2021-2023
(3) Nga cung cấp một số thiết bị quân sự cho Lào và các hoạt động hợp tác, hỗ
trợ khác Từ năm 2019 đến nay, Nga đã cung cấp cho Lào một số trang thiết bị quân
sự như lô xe tăng T72-B-1MC xe bọc thép cải tiến BRDM-2M và sẽ tiếp tục bàngiao cho Lào 04 chiếc MIG-29 thời gian tới Ngoài ra, Nga-Lào lần đầu tiên tiếnhành cuộc tập trận chung “Laros-2019” tại Xiêng Khoảng vào tháng 12.2019; Ngađã có các hoạt động hỗ trợ Lào trong hoạt động rà phá bom mìn và vật liệu nổ; giúpLào đào tạo các sỹ quan quân đội…
- Dù không phải là thế mạnh trong quan hệ hợp tác Nga-Lào, nhưng kinh thương mại vẫn được hai bên sử dụng như một “kênh” để thúc đẩy hợp tác.
tế-Kim ngạch thương mại hai chiều Nga-Lào hiện nay vẫn còn hạn chế so với kimngạch thương mại giữa Lào với các quốc gia khác như TL, TQ, VN Trong khi đóhoạt động đầu tư của Nga cũng không để lại “dấu ấn” đáng kể tại thị trường Lào(tính đến năm 2019, Nga có 23 dự án đầu tư vào Lào với tổng vốn đầu tư khoảng 40triệu USD) Tuy nhiên, thời gian gần đây tại các diễn đàn song phương, hai bên đãđề cập đến việc xúc tiến hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực phát triển nôngnghiệp xanh, khai thác khoáng sản , nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế và các lĩnh vựckhác Đơn cử, tháng 7.2019, Lào và Nga đã đạt được một số thỏa thuận hợp tác trênlĩnh vực thăm dò địa chất
2.2 Trong quan hệ với Campuchia
- Nga đang tìm cách gia tăng hiện diện và vai trò của mình trong cấu trúc an ninh khu vực ĐNA, trong đó Campuchia là một trong những đối tác quan trọng của Nga tại khu vực này
Trong thời gian gần đây, quan hệ hợp tác quốc phòng Nga-Campuchia đã cónhững bước tiến rất đáng chú ý như:
(1) Thỏa thuận giữa Chính phủ Nga và Chính phủ Campuchia về hợp tác trong
lĩnh vực quốc phòng được Nga phê duyệt tháng 3.2018 đã tạo điều kiện cho những chuyển động mạnh mẽ trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước như: (i) Tháng
12.2018, Nga đã cam kết giúp Campuchia đào tạo Lực lượng Vũ trang Hoàng giaCampuchia, để xây dựng năng lực cho quân đội Campuchia và tăng cường quan hệ
hợp tác quốc phòng giữa hai nước; (ii) Tháng 11.2019, tàu chiến Nga Perekop đã ghé
thăm cảng Ream ở Sihanoukville/Campuchia (kể từ năm 2011, 11 tàu chiến Ngatrong đó có tàu Perekop đã thăm Campuchia) Trong lần ghé thăm này, Chỉ huy tàuPerekop Vladimir Cheroko đã có cuộc gặp với Phó tư lệnh hải quân Campuchia, chỉhuy trưởng căn cứ quân sự Ream/Campuchia Out Seyha, hai bên đã bàn về vấn đềhợp tác hải quân Nga-Campuchia
(2) Hiện đang xuất hiện thông tin cho rằng, Nga và Campuchia đang tiến tới ký
kết Hiệp định liên chính phủ về việc tạo thuận lợi về thủ tục cho phép tàu chiến Nga cập cảng Campuchia (tháng 5.2020) Theo đó, hai bên đã xây dựng dự thảo thỏa thuận, bao gồm các vấn đề chính như: (i) Cho phép Nga đưa tối đa 7 tàu chiến vào lãnh hải, đường thủy và cảng biển của Campuchia; (ii) Trong trường hợp Nga có yêu
Trang 9cầu tổ chức vận chuyển bằng đường hàng không để sửa chữa tàu, Campuchia sẽ đơngiản hóa tối đa thủ tục trong thời gian gần nhất có thể để máy bay của Nga được sử
dụng không phận và các sân bay của Campuchia; (iii) Miễn chuyển các thủ tục hải
quan, thuế và các khoản chi phí khác đối với máy bay và tài sản trên máy bay của
Nga; (iv) Thỏa thuận có hiệu lực trong 10 năm, tự động gia hạn thêm 02 năm Các chuyên gia Nga cho rằng, việc tàu chiến Nga được phép cập cảng Campuchia là hoạt động bình thường và nằm trong khuôn khổ hợp tác thường niên giữa hai nước, tuy nhiên, khả năng Nga đạt được thỏa thuận với Campuchia để thiết lập căn cứ quân sự tại quân cảng Ream rất khó xảy ra do khu vực này được coi là “chiến trường” trong cạnh tranh Mỹ-TQ Xét về giá trị chiến lược, quân cảng Ream của
Campuchia có ý nghĩa rất quan trọng đối với TQ Trong trường hợp thiết lập đượccăn cứ quân sự tại Campuchia, TQ sẽ có thể gia tăng đáng kể khả năng thực thi cáctuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông, đồng thời tạo nên mối đe dọa đối vớiđồng minh và đối tác của Mỹ tại ĐNA
- Những năm gần đây, quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại và năng lượng Nga-Campuchia được cả hai bên quan tâm thúc đẩy.
Hợp tác Nga-Campuchia trong lĩnh vực kinh tế-thương mại và năng lượng cũngđạt được nhiều thành tựu, có thể kể đến như:
(1) Nga đồng ý chuyển một số khoản nợ của Campuchia thành viện trợ Tháng
11.2019, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35, Thủ tướng Campuchia Hun Sen vàThủ tướng Nga khi đó là ông Dmitry Medvedev đã thảo luận về khoản nợ cũ màCampuchia nợ Nga và cả hai nước đã đồng ý về việc chuyển khoản nợ 1,5 tỷ USDnày thành viện trợ (tuy nhiên không nêu rõ sẽ được chuyển đổi bao nhiêu trong số nợnêu trên) Ngoài ra, Thủ tướng Nga Medvedev cũng đồng ý với yêu cầu của ông HunSen cho Chính phủ Nga hiện đại hóa Bệnh viện Hữu nghị Xô Viết-Khmer tại PhnomPenh và tăng cường đầu tư của Nga vào Campuchia
(2) Nga và Campuchia đã đạt được thỏa thuận liên chính phủ về sử dụng năng
lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình Tháng 02.2018, tại Mosow/Nga, Nga và
Campuchia đã đạt được thỏa thuận liên chính phủ về sử dụng năng lượng hạt nhân
cho mục đích hòa bình Theo đó, hai bên tiếp tục thảo luận ba vấn đề: (i) Đẩy nhanh việc thành lập trung tâm thông tin điện hạt nhân tại Viện Công nghệ Campuchia; (ii) Nhu cầu giáo dục và đào tạo của Campuchia cho các đề xuất cho phía Nga; (iii) Dự
thảo các thỏa thuận liên chính phủ về hợp tác xây dựng Trung tâm khoa học và côngnghệ hạt nhân tại Campuchia
(3) Nga ủng hộ việc Campuchia tiến tới tham gia ký kết hiệp định thương mại
tự do (FTA) với Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) Tháng 11.2019, tại Hội nghị
thượng đỉnh Đầu tư và Kinh doanh Hiệp hội ASEAN diễn ra ở Bangkok/TL, Thủtướng Nga Mevedev cho rằng, Nga tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất trongEAEU, tăng cường quan hệ hợp tác EAEU với các quốc gia ĐNA Tháng 12.2017,Campuchia đã tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp EAEU-Campuchia đầu tiên, trở thànhnền tảng cho sự tương tác kinh doanh giữa EAEU và Campuchia Đây là một sự kiệnquan trọng, là một bước tiến mới của Campuchia để trở thành một phần của mạng
Trang 10lưới liên kết với EAEU Hiện Chính phủ Campuchia đang tiếp tục tìm kiếm sự ủng
hộ của Nga về FTA giữa Campuchia và EAEU
2.3 Trong quan hệ với Thái Lan
- Nga và TL thời gian gần đây tích cực xúc tiến các chuyến thăm lẫn nhau ở mọi cấp độ để nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế-đầu tư.
Nga đánh giá rất cao tiềm năng kinh tế của TL và đang rất tích cực tìm kiếm các
cơ hội làm ăn với TL, có thể kể đến như:
(1) Tháng 02.2018, một phái đoàn doanh nghiệp Nga đã đến TL Sau đó 30
công ty của Nga bắt đầu xem xét khả năng đầu tư vào các dự án công nghiệp, khoahọc và công nghệ tại đặc khu kinh tế TL ở hành lang kinh tế phía Đông
(2) Tháng 11.2018, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) lần thứ 13 tại
Singapore, đã diễn ra cuộc gặp giữa TT Nga Putin và Thủ tướng TL Prayut cha Theo TT Putin, quan hệ giữa hai nước Nga-TL đang phát triển rất tích cực, điềunày được chứng minh bằng số lượng khách du lịch Nga đến TL trong năm 2018 tăng26% và đạt 2,2 tỷ USD, số lượng sinh viên TL theo học tại các trường đại học ở Ngatăng lên 350 người
Chan-o-(3) Tháng 02.2019, Bộ trưởng Ngoại giao TL Pramatvina đã có chuyến thăm
Nga và làm việc với Ngoại trưởng Nga Lavrov nhằm thảo luận các biện pháp, hànhđộng cụ thể để thúc đẩy quan hệ thương mại song phương đạt mục tiêu 10 tỷ USDtrong năm 2019
(4) Tháng 3.2019, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển Hội nhập của Ủy ban Kinh tế
Á-Âu (ECE) Gohar Barseghyan đã đón tiếp phái đoàn của Chính phủ TL để trao đổivề thực trạng, triển vọng phát triển quan hệ hợp tác EAEU-TL Hai bên đã nhất trímột số biện pháp nhằm giữ vững mức tăng trưởng thương mại giữa hai bên như kết
quả đã đạt được trong năm 2018
(5) Tháng 6.2019, Chủ tịch EAEU Tigran Sargsyan đã có buổi làm việc với Đại
sứ đặc mệnh toàn quyền TL tại Nga Thanatip Upatisinga tại trụ sở ECE nhằm tăngcường hợp tác giữa ECE và TL trong khuôn khổ Bản ghi nhớ hợp tác giữa ECE vàChính phủ TL ký kết vào tháng 11.2018
(6) Tháng 7.2019, Ngoại trưởng Nga Lavrov tiếp tục có chuyến thăm đến TL
nhằm thảo luận các vấn đề trong hợp tác song phương Nga-TL Tại cuộc họp, haiNgoại trưởng đã đồng ý thúc đẩy các thỏa thuận song phương, trong đó có thỏathuận Nga đầu tư vào hành lang kinh tế phía Đông/TL Ngoại trưởng Nga cho biết,hợp tác chuyên sâu giữa hai nước đã được triển khai trong một số lĩnh vực, bao gồm:các ngành công nghiệp công nghệ cao; an ninh mạng; các dự án không gian và nhiềulĩnh vực khác
(7) Tháng 10.2019, một phái đoàn của Chính phủ TL do Đại tướng Quân đội
Hoàng gia TL Bunrod Srisombat dẫn đầu, đã đến thăm trụ sở của ECE Hai bên đãtrao đổi về tình trạng hội nhập kinh tế Á-Âu hiện nay, chương trình nghị sự quốc tế
và sự hợp tác phát triển của ECE với TL
(8) Ngày 03.11.2019, phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư và Kinh doanh
ASEAN tại Bangkok/TL, Thủ tướng Nga Medvdev khẳng định, Nga ủng hộ việc
Trang 11thiết lập Khối đối tác Á-Âu bao gồm các nước thuộc EAEU, ASEAN và SCO Ýtưởng thành lập Khối đối tác Á-Âu đã được các nhà lãnh đạo ASEAN nhất trí ủng hộtại Hội nghị Thượng đỉnh Nga-ASEAN diễn ra tại Sochi/Nga tháng 5.2016 Tính đếnnay, mới chỉ có VN và Singapore ký kết FTA với EAEU, việc thúc đẩy ký kết vớicác quốc gia còn lại trong ASEAN sẽ tiếp tục thúc đẩy trong năm 2020 Với tư cách
là Chủ tịch luân phiên của Nhóm các quốc gia mới nổi (BRICS) và SCO trong năm
2020, Nga sẽ sử dụng các tổ chức này để mở rộng hợp tác với các nước trong khốiASEAN, trong đó có TL
- Về quân sự, Nga đang tận dụng những rạn nứt trong mối quan hệ Mỹ-TL để thiết lập mối quan hệ bền chặt hơn với TL.
Sau khi TL diễn ra cuộc đảo chính vào tháng 5.2014, quan hệ giữa TL với Mỹ
và các nước phương Tây trở nên căng thẳng, TL muốn mở rộng hợp tác với một sốquốc gia khác, trong đó có Nga và TQ Trong bối cảnh này, TT Putin đã nắm bắt cơhội để gia tăng sự hiện diện tại khu vực ĐNA thông qua hợp tác trên lĩnh vực quânsự, cụ thể đối với TL như sau:
(1) Tháng 5.2016, Thủ tướng TL Prayut Chan-o-cha đã có chuyến thăm Nga,
đánh dấu chuyến công du chính thức đầu tiên của một Thủ tướng TL tới Nga Trongchuyến thăm, Nga-TL đã ký kết một hiệp định hợp tác quân sự giữa hai nước, đồngthời, TL đã xem xét việc mua máy bay trực thăng và xe tăng của Nga Cũng trongnăm 2016, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng TL Prawit Wongsuwan cũngđã có 02 chuyến công du tới Nga
(2) Tháng 3.2017, Tổng Tư lệnh các lực lượng bộ binh Nga Oleg Salyukov đã có
chuyến thăm tới TL để gặp gỡ các chỉ huy quân sự cao cấp của TL, trong đó có Tưlệnh Lực lượng Vũ trang TL Chalencha Sitthisat Chuyến thăm đánh dấu sự phát triểnquốc phòng giữa hai nước khi một quan chức quân sự cấp cao của Nga tới thăm TL
(3) Tháng 9.2017, Đại sứ Nga tại TL Kirill Barsky cho biết, Phó Giám đốc Cơ
quan Hợp tác quân sự Liên bang Nga Mikhail Petukhov và Giám đốc Liên hậu cầncủa các lực lượng Hoàng gia TL Tiwa Daramuang đã ký kết “một hiệp định liênchính phủ về hợp tác quân sự” trong lĩnh vực hải quân Bên cạnh đó, TL cũng quantâm đến việc mua trực thăng Mi-17 và các xe bọc thép của Nga Tính đến tháng10.2019, TL đã mua của Nga 04 chiếc Mi-17 và đang có kế hoạch mua thêm loạitrực thăng này để biên chế vào Quân đội TL
(4) Đầu tháng 9.2019, Trung tâm Huấn luyện Hải quân Hoàng gia TL đã tổ
chức một khóa đào tạo chung với sự tham gia của 10 nước thành viên ASEAN và 08đối tác tham gia đối thoại với ASEAN, trong đó có Nga Quân đội Nga tham gia vàocác nội dung như: giải cứu con tin khỏi tay khủng bố trong các tòa nhà hành chính,
xe buýt, máy bay chở khách; tiến hành các bài tập chung nhảy dù từ máy bay trựcthăng, leo núi, tìm kiếm, phá hủy các thiết bị nổ, trinh sát phóng xạ, hóa học, sinhhọc trong các tòa nhà và trên mặt đất Theo đánh giá của Ajdar Kurtov, chuyên gianghiên cứu khoa học thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược Nga, những kinh nghiệmcủa Nga luôn rất hữu ích, nhất là chúng được tích lũy không chỉ thông qua các hoạt
Trang 12động trên lãnh thổ Nga mà còn được đúc kết từ các chiến dịch chống khủng bố ởnước ngoài, đặc biệt là tại Trung Đông
(5) Tháng 10.2019, Nga-TL đã tổ chức tập trận chung trên Biển Đông nhằm
tăng cường khả năng tương tác và phối hợp giữa hải quân hai nước trong các hoạtđộng chung trên biển
2.4 Trong quan hệ với Malaysia
Nga coi Malaysia là “đối tác ưu tiên của Nga” ở châu Á Trong những năm vừa qua, Nga đẩy mạnh hợp tác với Malaysia làm cho quan hệ hợp tác Nga- Malaysia liên tục phát triển, được thể hiện trên một số lĩnh vực sau:
(1) Về chính trị-ngoại giao, ngày 19.6.2020, các quan chức Nga và Malaysia đã
có cuộc trao đổi trong đó phía Nga đã: (i) Đề xuất sửa đổi bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng Malaysia-Nga năm 1999; (ii) Cam kết dành cho sĩ quan Quân đội Malaysia các khóa đào tạo ở các trường quân sự Nga; (iii) Cử lực lượng tham gia Hội thao
Quân sự Quốc tế 2020; mời Bộ trưởng, Thứ trưởng Quốc phòng Malaysia tham dự
Hội nghị An ninh Quốc tế vào tháng 9.2021 và diễn đàn KTQS quốc tế; (iv) Chào
bán máy bay trực thăng Mi-17 do Nga sản xuất với những điều kiện ưu đãi như, lắp
ráp tại Malaysia và cho phép Malaysia có thể thanh toán bằng dầu cọ; (v) Bày tỏ
mong muốn Malaysia tổ chức Hội nghị Ủy ban hợp tác liên Chính phủ Nga bằng hình thức trực tiếp dự kiến tháng 7.2020 Về phía Malaysia, Bộ trưởng
Malaysia-Quốc phòng Malaysia cho biết sẽ: (i) Xem xét đề xuất của Nga về sửa đổi bản ghi
nhớ hợp tác quốc phòng Malaysia-Nga năm 1999 để hai bên sớm ký thỏa thuận hợp
tác mới trong thời gian tới; (ii) Nhận lời mời tham dự Hội nghị An ninh Quốc tế và
đồng ý cử lực lượng tham gia Hội thao Quân sự Quốc tế 2020
(2) Về kinh tế, Nga chủ trương đẩy mạnh hợp tác với Malaysia trong lĩnh vực
công nghệ cao, phát triển các đặc khu kinh tế, lĩnh vực dầu khí, năng lượng hạt nhân,thúc đẩy hoạt động của Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác thương mại, kinh tế, khoahọc, kỹ thuật và văn hóa Trong hợp tác kinh tế với Malaysia, Nga nhập khẩu dầu cọ,các sản phẩm chế biến, thực phẩm, công nghiệp điện, điện tử; xuất khẩu sangMalaysia các loại khoảng sản và hóa chất Đáng chú ý, dầu khí là một trong nhữnglĩnh vực hợp tác quan trọng giữa Nga và Malaysia Tập đoàn Dầu khí Quốc giaPetronas của Malaysia đã ký bản ghi nhớ hợp tác với các tập đoàn hàng đầu của Nga
là Rosneft và Gazprom
(3) Về KTQS, Ủy ban Hỗn hợp liên chính phủ Nga-Malaysia về hợp tác trong
lĩnh vực quốc phòng, công nghệ quốc phòng và công nghiệp quốc phòng đã đượcthành lập Theo đó, Nga đã đồng ý cung cấp cho Malaysia 18 máy bay Su-30MKM.Hai bên cũng đang tiến hành thảo luận về khả năng Malaysia mua các loại Su-35 vàSu-57E mới, máy bay trực thăng đa năng Ansat, Mi-8/17 và Ka-32A11BC của Nga.Tháng 8.2019, Thư ký Hội đồng Bảo an Liên bang Nga Nikolai Patrushev đã đếnMalaysia để đã thảo luận về hợp tác quốc phòng, an ninh mạng và khả năng xâydựng các doanh nghiệp quốc phòng chung Nga-Malaysia
2.5 Trong quan hệ với Myanmar
Những năm vừa qua, Nga chủ trương đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Myanmar,
Trang 13đặc biệt là trong lĩnh vực KTQS, biểu hiện cụ thể như sau:
- Nga duy trì đều đặn các cuộc tiếp xúc cấp cao với Myanmar.
(1) Tháng 12.2017, một đội tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương/Nga bao
gồm tàu chống ngầm Đô đốc Panteleev và một tàu chở dầu lớn của Nga đã cập cảngTilava ở Thành phố Yangon/Myanmar Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigunhấn mạnh, Nga rất coi trọng các chuyến thăm của các tàu chiến Nga đến các cảngcủa Myanmar Nga và Myanmar đã ký Thỏa thuận liên chính phủ về đơn giản hóathủ tục việc đưa tàu chiến vào cảng Nga và Myanmar
(2) Tháng 4.2019, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, Thống tướng
Min Aung Hlaing đã tham gia Hội nghị về An ninh quốc tế tại Moscow/Liên bangNga Tháng 8.2019, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã có cuộc hội đàmvới Thống tướng Min Aung Hlaing bên lề Hội thao quân sự quốc tế Army Games
2019 được tổ chức tại Nga
(4) Ngày 23.6.2020, tại Moscow, Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing đã
có cuộc gặp với Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin, thảo luận về quanhệ hợp tác quốc phòng Myanmar-Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực mua bán vũ khí,phương tiện kỹ thuật quân sự và đào tạo sĩ quan Ngoài ra, lãnh đạo cấp cao hai nướcđã bàn biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự
- Nga đẩy mạnh hợp tác với Myanmar trong lĩnh vực KTQS.
(1) Nga giúp Myanmar tiến hành hiện đại hóa quân đội: Tính đến thời điểm
hiện nay, Nga đã cung cấp nhiều loại vũ khí do Nga sản xuất cho Myanmar như máybay chiến đấu MiG-29; máy bay trực thăng Mi-35, Mi-24, Mi-17; máy bay chiến đấuYak-130; hệ thống radar và hệ thống tên lửa phòng không Pechora-2 Đồng thời,Nga và Myanmar đang triển khai hợp đồng đã được ký kết năm 2018 về việcMyanmar mua 06 máy bay chiến đấu Su-30SM của Nga Các loại vũ khí này gópphần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội Myanmar
(2) Nga trực tiếp đào tạo chuyên gia quân sự cho Myanmar: Trong những năm
qua, có nhiều chuyên gia quân sự của Myanmar theo học tại các trường quân sự củaNga Chính phủ Myanmar chủ trương tăng số lượng chuyên gia quân sự, cán bộ quânđội đào tạo ở Nga thời gian tới, trong đó chú trọng đào tạo chuyên gia trong lựclượng hải quân, không quân và ngành công nghiệp đóng tàu
Ngoài hợp tác về KTQS, Nga còn thường xuyên trao đổi kinh nghiệm vớiMyanmar trong lĩnh vực chống khủng bố và các mối đe dọa từ bên ngoài
2.6 Trong quan hệ với Singapore
- Nga xác định, Singapore là một đối tác quan trọng, nhiều tiềm năng của Nga ở ĐNA và khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Do Singapore có vị trí chiến lược là trung tâm tài chính ở khu vực châu Á, làđiểm trung chuyển hàng hóa ở khu vực, nên việc thúc đẩy hợp tác với Singaporegiúp Nga từng bước hiện thực hóa Chiến lược Hướng Đông của Nga, nhất là việcthúc đẩy hiệu quả hoạt động của cơ chế hợp tác EAEU với khu vực, nổi bật là:
(1) Hiện hợp tác Nga-Singapore đang có những bước phát triển tích cực nhất là
trong các lĩnh vực thương mại, kinh tế, đầu tư, khoa học, kỹ thuật và văn hóa Hiện
Trang 14Nga vẫn duy trì tốt các cơ chế hợp tác với Singapore như: Ủy ban liên chính phủ cấpcao Nga-Singapore (IGC) Cơ chế này bắt đầu hoạt động vào năm 2010 để thúc đẩythương mại, đầu tư, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như giao thông, cơ sở hạtầng, nông nghiệp, văn hóa và hợp tác pháp lý Trong Phiên họp thứ 10 của ủy bannày vào đầu tháng 9.2019 tại Vladivostok/Nga, hai bên đã ký kết nhiều thỏa thuậnquan trọng bao gồm các bản ghi nhớ để phát triển chương trình giáo dục kỹ thuật dựatrên kinh nghiệm của Singapore.
(2) Trong năm 2019, EAEU và Singapore cũng đã ký kết FTA sau 07 vòng đàm
phán chính thức bắt đầu từ năm 2017 Tiến trình này được cho là đạt “tốc độ chóngmặt” về quá trình đàm phán FTA Singapore là nước thứ hai trong ASEAN, sau VNký FTA với EAEU, với những thuận lợi về thuế quan do cơ chế này mang lại, Nga sẽcó thuận lợi rất lớn trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại với Singapore vàtừng bước mở rộng hơn hợp tác thương mại với các nước ASEAN
(3) Ngoài các cơ chế hợp tác giữa Chính phủ hai nước, Nga còn thúc đẩy việc
thành lập Hội đồng Kinh doanh Nga-Singapore, được sự hậu thuẫn của Chính phủNga, đặc biệt là vai trò của các tập đoàn lớn của Nga như Tập đoàn Nhà nước Rostec
và Gazprom…là các đối tác chính quan trọng của Hội đồng này
- Hợp tác Nga-Singapore đang ngày càng phát triển, hiện Nga rất quan tâm trong việc thúc đẩy quan hệ với Singapore trong một số lĩnh vực trọng tâm.
(1) Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư FTA giữa EAEU và
Singapore giúp Nga và Singapore xóa bỏ các rào cản trong trao đổi hàng hóa, sau đósẽ mở rộng sang các dịch vụ và đầu tư Ngoài ra, hiện hai bên đang tăng cường mởrộng hợp tác trong các lĩnh vực mới như thúc đẩy nền kinh tế số, thực hiện và pháttriển các dự án Thành phố thông minh Đây là cơ hội thuận lợi để Nga tận dụng hợptác đầu tư từ Singapore trong phát triển vũng Viễn Đông của Nga
(2) Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu khí Nga rất quan tâm đối với các
nền tảng công nghệ khai thác dầu khí ngoài khơi của Singapore Nga đánh giá côngnghệ khai thác dầu khí ngoài khơi của Singapore là công nghệ tiên tiến và hiện đạinhất, mong muốn hợp tác với Singapore trong các dự án ở Bắc Cực của Nga
(3) Thông qua Singapore để thúc đẩy quảng bá và hợp tác cung cấp các sản
phẩm và công nghệ đến thị trường khu vực châu Á và thu hút các đối tác công nghệ.Thực chất, việc Nga thúc đẩy phát triển Hội đồng Kinh doanh Nga-Singapore, cũngnhư từ đó để thành lập các dự án dịch vụ khác như Trung tâm Kỹ thuật trung tâmdịch vụ và cho thuê tại Singapore nhằm biến Singapore trở thành nơi quảng bá, giaodịch các sản phẩm và công nghệ, hàng hóa công nghiệp “phi chính thống” tới cácquốc gia ĐNA, Ấn Độ và Australia, cũng như tổ chức nhập khẩu hàng hóa từ cácquốc gia này sang Nga
2.7 Trong quan hệ với Indonesia
Indonesia đối với Nga luôn là một trong những đối tác quan trọng nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật.
Hợp tác Nga-Indonesia nói chung và hợp tác KTQS nói riêng đã sẵn sàng để đạt
đến một cấp độ mới, thể hiện ở một số khía cạnh sau: (1) Trong cuộc họp với người
Trang 15đồng cấp Indonesia Prabovo Subianto ngày 28.01.2020, Bộ trưởng Quốc phòng NgaShoigu khẳng định, Indonesia đối với Nga luôn là một trong những đối tác quantrọng nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cả trong lĩnh vực KTQS và
Nga sẵn sàng ký tuyên bố về hợp tác kỹ thuật quân sự chiến lược song phương; (2)
Ngày 23.6.2020, Thứ trưởng Alexander Fomin đã tổ chức một cuộc họp với Bộtrưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto, nhân dịp ông Subianto sang Ngadự lễ duyệt binh kỷ niệm 75 năm Chiến thắng Phát-xít Một số lãnh đạo cấp cao củaIndonesia tham gia cuộc họp gồm Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia PrabowoSubianto; Trưởng phòng Nghị định thư của Bộ trưởng Quốc phòng, Thiếu tướng RuiFernado Duarte; Trưởng phòng Quan hệ công chúng của Bộ Quốc phòng, Thiếutướng Ignatius Eko Djoko Purwanto và Đại sứ Indonesia tại Nga Wahid Supriyadi.Theo Thiếu tướng Purwanto cho biết trong cuộc họp, hai bên đã thảo luận về quan hệsong phương và hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm giáo dục, đào tạo chung và
hợp tác công nghiệp quốc phòng; (3) Ngày 30.6.2020, Ngoại trưởng Nga Lavrov đã
lên tiếng khẳng định Nga và Indonesia có kế hoạch nâng cấp quan hệ song phươnglên mức Đối tác chiến lược
2.8 Trong vấn đề Biển Đông
Dù giữ quan điểm trung lập trong vấn đề Biển Đông nhưng Nga vẫn có cách thể hiện sự quan tâm đến “điểm nóng” này thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, tổ chức hội thảo và khai thác dầu khí.
Cho tới nay và ít nhất trong một vài năm tới, Nga sẽ vẫn đứng ngoài các tranhchấp lãnh thổ ở Biển Đông Nhưng không vì thế mà Nga hoàn toàn không quan tâmđến “điểm nóng” này, thể hiện qua một số động thái sau:
(1) Năm 2019, Viện Hải dương học Thái Bình Dương mang tên V.I Ilyichev
thuộc Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tiến hành một cuộc thámhiểm địa chất, địa vật lý và hải dương học toàn diện đến Biển Đông, lần đầu tiên sau
30 năm Cuộc khảo sát kéo dài từ 27.10.2019 đến 08.12.2019 Các nhà khoa học đãnghiên cứu các đặc điểm của cấu trúc địa chất và các khu vực địa vật lý của thềm lụcđịa và độ dốc của VN, nghiên cứu các đặc điểm thủy văn, địa hóa học, thủy quang,thủy âm của cột nước và trầm tích Đoàn thám hiểm chung gồm 24 nhân viên, với 03giáo sư khoa học địa chất và khoáng vật học, 06 tiến sĩ khoa học, 04 sinh viên tốtnghiệp, 01 sinh viên; 10 nhân viên từ các tổ chức khoa học của VN (08 chuyên gia từcác tổ chức khoa học của Viện Khoa học và Công nghệ VN; 01 nhân viên từ Trungtâm Lập kế hoạch và Nghiên cứu Tài nguyên Hàng hải và 01 nhân viên của Trung tâmGiám sát Môi trường Biển của Hải quân VN) Công việc được tập trung giữa biên giớicủa khu vực 12 dặm của VN và biên giới tranh chấp giữa VN và TQ Theo một sốnguồn tin, Nga đang có ý định mời Malaysia và Indonesia tham gia vào các cuộcnghiên cứu khoa học do Nga tổ chức ở trên Biển Đông
(2) Ngày 20.6.2020, Viện Phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đã tổ
chức Hội thảo trực tuyến về tình hình ở Biển Đông Diễn ra trong bối cảnh tình hìnhtại khu vực này diễn biến phức tạp, hội thảo với tên gọi “Tranh chấp ở Biển Đông:những thách thức và hiểm họa” đã thu hút sự tham gia của nhiều học giả đến từ các
Trang 16trường, viện nghiên cứu của Nga, cũng như sự chú ý đặc biệt của giới chuyên môn.Hội thảo tập trung đề cập các quan điểm và góc nhìn khác nhau trong vấn đề BiểnĐông và tình hình khu vực, bao gồm những căng thẳng xảy ra thời gian gần đây;Biển Đông từ góc độ pháp lý; ứng xử của các bên ở Biển Đông; vai trò của ASEAN,cũng như ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến khu vực ĐNA và Biển Đông Một sốnội dung trọng tâm của Hội thảo là:
(i) Hội thảo nhận định rằng tình hình ở Biển Đông đang ngày càng trở nên căng
thẳng, đòi hỏi nhanh chóng soạn thảo và ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông(COC), coi đây là yếu tố quan trọng, có tính rằng buộc pháp lý để điều chỉnh ứng xửcủa các bên tranh chấp Các học giả cũng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc nếu tình hình ởkhu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, leo thang căng thẳng, có thể lôi kéo nhiều bênvào cuộc tranh chấp, làm cho tình hình càng phức tạp hơn, dẫn đến những thách thức
và những hiểm hoạ khó lường
(ii) Hội thảo nhấn mạnh đến chính sách nhất quán của VN giải quyết tranh chấp
ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liênhợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 Tại hội thảo, các học giả Nga đềunhất trí cho rằng, VN là một trong những yếu tố chính của hòa bình, ổn định và cóđóng góp lớn cho duy trì hòa bình ở khu vực này VN kiên quyết đường lối giảiquyết xung đột bằng các biện pháp hòa bình Chính sách của VN đã phát huy vai tròASEAN là yếu tố quan trọng trên thế giới và với sự đồng lòng của ASEAN, sẽ mở ra
cơ hội để Biển Đông được ổn định hơn và tình hình có thể kiểm soát tốt hơn
(iii) Hội thảo đề cập chính sách không thay đổi, quan điểm trung lập của Nga
liên quan đến tình hình Biển Đông Nga kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp trên
cơ sở ngoại giao hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế và thúc đẩy đàm phán, ký kếtCOC, tạo cơ sở để văn bản này có hiệu lực pháp lý Quan điểm này đáp ứng đầy đủlợi ích của tất cả các bên xung đột để giải quyết các vấn đề đang tranh chấp bằngbiện pháp hòa bình
(3) Một trong những động lực thúc đẩy Nga can dự mạnh mẽ hơn vào cục diện
địa chính trị ĐNA là các lợi ích ở Biển Đông, biểu hiện cụ thể như sau: (i) Tháng
5.2019, VN hợp tác với Tập đoàn Rosneft của Nga trong một dự án thăm dò và khaithác khí đốt ngoài khơi Biển Đông Sự hiện diện của Tập đoàn Rosneft trong dự ánhợp tác với VN để ngỏ khả năng Nga lên tiếng về Biển Đông trong trường hợp
quyền lợi của Nga bị đe dọa; (ii) Ngày 02.10.2019, trong cuộc gặp với Tổng Giám
đốc điều hành Tập đoàn Rosneft Igor Sechin ở Moscow/Nga, TT Philippines Duterteđã mời Tập đoàn Rosneft tiến hành thăm dò dầu khí trong vùng biển Philippinestuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và một số khu vực khác Đề nghị này được đáp lạibởi Đại sứ Nga tại Philippines, ông Igor Khovaev với lời mời Philippines cùng hợptác khai thác tài nguyên tại Nga cùng với các công ty Nga Một nhóm viên chức củaRosneft đã đến Philippines để thảo luận về khả năng hợp tác khai thác dầu với BộNăng lượng Philippines
Trang 17PHẦN 3 ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY, CÁC BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI CỦA
NGA KHI QUAY TRỞ LẠI ĐÔNG NAM Á
3.1 Động lực thúc đẩy Nga quay trở lại Đông Nam Á
ĐNA không phải là khu vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga trongthời gian qua (quan hệ này đã lên đến đỉnh điểm vào giữa những năm 1970-1980, khicác nước Đông Dương là một yếu tố quan trọng trong chiến lược của Nga để ngănchặn TQ, đối thủ địa chính trị của Nga sau này) Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay,khi mà ĐNA đang ngày càng khẳng định được vai trò là một khu vực nhiều tiềmnăng về địa chính trị và kinh tế, được sự quan tâm của nhiều cường quốc và khu vựcnhư Mỹ, TQ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, thì Nga không thể đứng ngoài cuộcchơi Cơ sở của nhận định này là:
- Sự hiện diện của Nga ở ĐNA là điều kiện cần thiết để thể hiện hình ảnh một cường quốc toàn cầu của Nga
Một trong những thuộc tính quan trọng của một cường quốc toàn cầu là khảnăng hiện diện thường trực và rõ ràng ở tất cả các khu vực quan trọng trên thế giới,khả năng gây ảnh hưởng đến cấu trúc an ninh và tham gia vào các sáng kiến khuvực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung và ĐNA nói riêng chắc chắn nằm trongdanh sách những khu vực trọng yếu Trong khi đó, chính sách đối ngoại của Nga đốivới ĐNA thời gian qua chưa thực sự nổi bật và Nga chưa đủ sức cạnh tranh ảnhhưởng với Mỹ và TQ, thể hiện qua một số khía cạnh sau:
(1) Tới nay, sự can dự của Nga vào cấu trúc an ninh khu vực ĐNA vẫn rất hời
hợt và không gây ấn tượng Nga thiếu cam kết với cơ cấu an ninh ĐNA, Nga coimình là một cường quốc không thể thiếu nên tư cách thành viên của Nga trong cácdiễn đàn khu vực và quốc tế là một quyền lợi tự động Đồng thời, quan điểm củaNga là các thể chế đa phương chỉ là công cụ để các cường quốc chủ chốt thúc đẩy lợiích quốc gia của mình Nga không muốn tham gia một cách tích cực vào các diễnđàn đa phương mà ở đó Nga có ảnh hưởng hạn chế trong việc thúc đẩy các lợi íchquốc gia Ưu tiên đối ngoại của Nga là những diễn đàn giữa các nhà nước mà ở đóNga có thể sử dụng ảnh hưởng mạnh mẽ và thúc đẩy các lợi ích cốt lõi của mình,như SCO, BRICS, EAEU và Hội đồng Bắc Cực Do đó, mặc dù Nga tích cực tìmkiếm tư cách thành viên của EAS để “đánh bóng” hình ảnh, nhưng một khi được kếtnạp, Nga lại hầu như không có động cơ để tích cực tham gia một diễn đàn doASEAN lãnh đạo, bị chi phối bởi Mỹ và TQ và Nga không có ảnh hưởng thực sự
(2) Không giống Mỹ, Nga đã có một cách tiếp cận khá dè dặt và thiên vị TQ
trong vấn đề an ninh gây tranh cãi nhất của ĐNA là tranh chấp ở Biển Đông, thể hiệnở một số khía cạnh sau:
(i) Nga chấp nhận đứng ngoài cuộc chơi nhằm tránh chọc giận 2 đối tác chính
của Nga ở châu Á là TQ và VN Đường lối chính thức của Nga đối với tranh chấpBiển Đông tương tự như đường lối của nhiều nước khác Nga không đưa ra lậptrường về giá trị của các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ cạnh tranh nhau; chủ trươngmột cách giải quyết hòa bình cho tranh chấp này và thúc giục các bên tranh chấp
Trang 18hành xử kiềm chế, nước này đã kêu gọi tất cả các bên tuân thủ UNCLOS và ủng hộviệc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và
TQ năm 2002 và các cuộc đàm phán về COC
(ii) Cũng như TQ không công khai ủng hộ Nga về vấn đề Ukraine (TQ bỏ
phiếu trắng trong một cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc hồi tháng3.2014), Nga đã không công khai ủng hộ TQ ở Biển Đông Nhưng Nga vẫn duy trìlập trường “ngầm” ủng hộ TQ, thậm chí tích cực cổ súy cho tham vọng bành trướnglãnh hải của TQ với việc bán cho TQ nhiều vũ khí hiện đại Theo Viện Nghiên cứuHòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), từ năm 2014-2018, Nga là nhà cung cấp vũkhí lớn nhất của TQ, bảo đảm đến 70% lượng vũ khí nhập khẩu của TQ Nga bán cảnhững vũ khí tối tân nhất của mình như tên lửa phòng không S-400 và máy baychiến đấu Su-35 cho TQ dù biết trước nguy cơ bị sao chép công nghệ Về ngoại giao,Nga quan niệm rằng, khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do Mỹ, Nhật Bản
và nhiều nước khác đề xuất là nhằm làm thay đổi cơ cấu hiện tại Việc Mỹ mở rộngchâu Á-Thái Bình Dương thành Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là để loại TQ rangoài chứ không phải để liên kết với TQ Như vậy, Nga đã thể hiện rõ ràng quanđiểm đứng về phía TQ trong cuộc đối đầu với Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
mà ở đó, Biển Đông đang là địa bàn “nóng” nhất
(3) Việc can dự sâu hơn vào các cơ chế đa phương ở châu Á-Thái Bình Dương
tạo cơ hội để Nga đề xuất các chương trình nghị sự, dù quy mô của chúng có thểchưa tương xứng với các dự án của Mỹ và TQ Thực tế, Nga đã và đang đóng vai tròquan trọng đối với an ninh-chính trị của ĐNA, nhất là việc tạo thế cân bằng chiếnlược giữa các cường quốc đang cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực Tuy nhiên, sovới các đối tác khác của ASEAN như Mỹ, TQ, Nhật Bản hay Hàn Quốc, quan hệchiến lược Nga-ASEAN trong giai đoạn hiện nay mang tính biểu tượng nhiều hơn,nguyên nhân xuất phát từ sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế còn rất hạn chế Giátrị kim ngạch thương mại với Nga chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng giá trị kim ngạchthương mại của ASEAN Nga vẫn chưa giải quyết được thách thức hiện nay là tăngcường sự hiện diện kinh tế và đầu tư cũng như tranh thủ nguồn lực ở một khu vựcđang phát triển năng động như ASEAN
(4) Các nước ASEAN sẵn sàng tăng cường quan hệ kinh tế và mua vũ khí Nga,
nhưng luôn cảnh giác trong việc tin tưởng Nga như một thế lực đối trọng với tầmảnh hưởng ngày càng lớn của TQ ĐNA hiện không dựa cậy Nga làm đối tác anninh, vì nghi ngờ khả năng Nga đối đầu với TQ trong các vấn đề đáng quan tâm củacả Nga lẫn TQ Quyền lợi của Nga ở châu Á chú trọng trước tiên vào TQ nên Nga sẽkhông có bất kỳ quan điểm nào về ĐNA có thể làm TQ mếch lòng Trong trườnghợp cần thiết, Nga sẽ không đứng về phía ASEAN để đối đầu với TQ Thêm vào đó,Nga đang vấp phải những thách thức về kinh tế và quốc phòng cũng như thiết lậpquan hệ thân cận với TQ, nên Nga thiếu nguồn lực, ý chí chính trị và không hoàntoàn quan tâm đến việc tranh giành ảnh hưởng tại ASEAN Tài nguyên năng lượngcủa Nga cùng việc bán vũ khí không thể thay thế hoặc cạnh tranh với hàng loạt hàng
Trang 19hóa và dịch vụ cùng các sản phẩm khác mà TQ, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độcung cấp cho các nước ASEAN
- Trong bối cảnh kinh tế Nga tiếp tục suy thoái do các lệnh trừng phạt từ Mỹ, phương Tây, cộng với “tác động kép” từ giá dầu giảm và đại dịch Covid-19, Nga phải có sự nhìn nhận lại chính sách của mình tại ĐNA
Thông qua thúc đẩy hợp tác kinh tế, Nga chủ trương đa dạng hóa các đối tácthương mại, khôi phục ảnh hưởng vàtìm kiếm cơ hội mới tại các thị trường khu vựcĐNA nhằm giải quyết những khó khăn về kinh tế, cụ thể:
(1) Nền kinh tế Nga đang chịu sức ép từ cuộc khủng hoảng COVID-19 vốn đã
kéo lùi hoạt động kinh doanh cũng như nhu cầu về dầu, mặt hàng xuất khẩu chính củanước này, trên toàn cầu Ngày 06.7.2020, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo nền kinhtế Nga sẽ giảm 6% trong năm 2020, mức cao nhất kể từ năm 2009, trước khi phục hồivào giai đoạn 2021-2022 Sang năm 2021, GDP của Nga dự kiến sẽ tăng 2,7% và mứctăng của năm 2022 sẽ là 3,1% Tuy nhiên, báo cáo của WB lưu ý rằng dù tăng trưởngGDP của Nga được dự báo lạc quan trong 02 năm tới, song tốc độ tăng GDP năm
2022 sẽ hầu như vẫn không theo kịp mức trước đại dịch Trong trường hợp không cólàn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai mà có thể buộc Chính phủ Nga tái áp đặt các hạnchế đối với hoạt động kinh doanh, WB nhận định nền kinh tế có thể ghi nhận mứcphục hồi vừa phải trong nửa cuối năm 2020, chủ yếu nhờ chi tiêu tiêu dùng của các hộgia đình Những khó khăn kinh tế liên quan đến đại dịch Covid-19 và giá dầu sụt giảmđã khiến ngân sách của Nga bị hao hụt nghiêm trọng Thêm vào đó, năm 2020, Ngacũng phải chi thêm một khoản tiền lớn cho cuộc duyệt binh ngày 24.6.2020 và trưngcầu dân ý sửa đổi Hiến pháp Theo đó, thâm hụt ngân sách Liên bang Nga có thể sẽdao động trong khoảng 3,7-6,7 nghìn tỷ Ruble, tương đương từ 3,8-7,2% GDP
(2) Trong khi đó, ASEAN vẫn đang là một trong những khu vực kinh tế năng
động nhất trên thế giới, một trong những thị trường tiêu dùng quan trọng nhất ở khuvực châu Á-Thái Bình Dương Đáng chú ý, bất chấp những tác động của đại dịchCovid-19, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vẫn đưa ra những đánh giá, dự báo rất khảquan về tăng trưởng GDP của ASEAN trong năm 2020, theo đó, đà tăng trưởng kinhtế ASEAN vẫn mạnh mẽ, xuất phát từ các động lực cụ thể như: sự sụt giảm của giádầu thế giới đã giảm áp lực lạm phát, cho phép một số Ngân hàng của các nướcthành viên ASEAN nới lỏng chính sách tiền tệ; các quốc gia thành viên ASEAN tiếptục tăng cường chi tiêu cho các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng; thu nhập bìnhquân đầu người tại một số quốc gia như VN, Indonesia, Philippines tiếp tục tăng,thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước; căng thẳng của cuộc chiến tranh thương mạiMỹ-TQ đang “chững lại” đã góp phần giúp ổn định triển vọng tăng trưởng xuất khẩu
của các nước ĐNA Những dự báo khả quan trên đã cho thấy, ASEAN tiếp tục là thị trường đầy tiềm năng cho những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nga như dầu khí, công nghệ, vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
- ĐNA là khu vực mà Nga có thể áp dụng một số lợi thế cạnh tranh trong hợp tác kinh tế-thương mại, KTQS và năng lượng.
Trang 20Ngoài VN, Nga đã có động thái quan tâm hợp tác năng lượng dầu khí vớiPhilippines, Indonesia (nhưng chưa chính thức), sản xuất năng lượng, bao gồm cảhạt nhân, buôn bán vũ khí, công nghệ không gian và các dịch vụ khác Nga cũng cónhiều động lực và nhiều cơ hội để thúc đẩy quan hệ với ASEAN trong các lĩnh vựcnòng cốt như kinh tế-thương mại và quân sự-quốc phòng vì:
(1) Do chịu nhiều thiệt hại từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, các nước
ĐNA có thể mang lại nhiều lợi ích cho các công ty của Nga trên phương diện hợptác vì Nga và ASEAN là những đối tác thương mại có thể bổ sung chặt chẽ chonhau Nga chủ yếu xuất khẩu nhiên liệu và năng lượng, máy móc công nghệ cao,thiết bị quân sự, các sản phẩm hóa chất, vốn là những mặt hàng nhập khẩu chính củacác nước thành viên ASEAN Trong khi đó, ASEAN có thế mạnh về sản phẩm nôngnghiệp và các mặt hàng chế tạo mà Nga có nhu cầu cao Ngoài ra, nhiều quốc giatrong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có ĐNA, có thể giúp Nga mở rộng
cơ hội phát triển ở khu vực Viễn Đông
(2) Trong hợp tác kỹ thuật-quân sự, Nga chủ trương xuất khẩu vũ khí sang một
loạt nước trong khu vực ĐNA Nga đã hiện đại hóa Bộ Tư lệnh ở Viễn Đông, khôiphục Hạm đội Thái Bình Dương và đang tăng cường cơ sở vật chất tại Thái BìnhDương Với việc sử dụng hợp lý các phương tiện có trong tay, sức mạnh quân độiNga có thể trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong sự phát triển năng động vềchính trị-quân sự của khu vực Việc Nga thầu bán vũ khí ở ĐNA sẽ mở ra thị trườngmới cho Nga và giúp đảm bảo ổn định trong khu vực Đối với Nga, điều này cónghĩa là ngăn chặn sự thống trị của Mỹ và TQ
(3) Các quốc gia ĐNA tăng cường mua sắm vũ khí phần lớn để đối phó với ảnh
hưởng ngày càng tăng của TQ trong khu vực, đặc biệt là vấn đề tranh chấp lãnh thổtrên Biển Đông Về phần mình, vũ khí Nga có giá cả cạnh tranh và năng lực cao, linhhoạt trong thanh toán, theo đó, Nga cho phép khách hàng mua vũ khí đổi bằng dầu
cọ, hoặc các mặt hàng khác với giá thấp hơn giá thị trường Bên cạnh các khách hàngtruyền thống như Indonesia, Malaysia và VN, một số nước đồng minh và đối tác củaMỹ như TL, Philippines cũng xem xét mua vũ khí từ Nga Malaysia đang xem xétmua máy bay chiến đấu Sukhoi để hiện đại hóa không quân TL, Indonesia đã có mộtsố tùy chọn trong việc mua vũ khí từ Nga
(4) Khu vực ĐNA tồn tại nhiều bất ổn tiềm tàng như xung đột tôn giáo, sắc tộc;
khủng bố cực đoan; đặc biệt là tranh chấp ở Biển Đông giữa TQ và một số quốc gianhư VN, Indonesia, Malaysia và Philipines Trong khi đó, năng lực quốc phòng củacác nước ĐNA phần lớn vẫn còn hạn chế, nhiều vũ khí lạc hậu cần được nâng cấphoặc thay thế Chính vì vậy, nhu cầu mua sắm vũ khí và hiện đại hóa lực lượng quânđội của các nước ĐNA trong thời gian tới là rất lớn
(5) ĐNA là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi để Nga thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu quân sự, có vị trí thuận lợi để Nga xây dựng các liên doanh sản xuất vũkhí phù hợp với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực nhằm tạo thuận lợicho việc xuất khẩu sang các nước thứ ba, đặc biệt là Trung Đông
Trang 21- Xét trên góc độ địa chính trị, Nga có nhiều động lực để thúc đẩy quan hệ với một ASEAN đang ngày càng hội nhập và khẳng định được vai trò trung tâm trong các cấu trúc an ninh khu vực.
Hợp tác với ASEAN còn mang lại cho Nga một số lợi ích địa chính trị quan
trọng như: (1) Trong khi Nga vẫn còn một chặng đường dài để đi vào ĐNA, hợp tác
quân sự trong khu vực đã mang lại cho Nga những lợi ích chính trị Hiện nhiều nướcĐNA như Lào hay Campuchia đang ngày càng đồng tình với lập trường của Nga vềvấn đề Crưm Nga cũng muốn tranh thủ sự ủng hộ của ASEAN trong các vấn đề
khác như Syria hay Libya; (2) Nga cần mở rộng quan hệ với các nước ĐNA để hạn
chế sự phụ thuộc vào TQ vì trong bối cảnh sức ép chính trị từ phương Tây và cácbiện pháp trừng phạt kinh tế chống Nga gia tăng, mối quan hệ giữa TT Nga Putin vàChủ tịch TQ Tập Cận Bình càng được củng cố Điều này góp phần mở rộng khônggian hành động trong mối quan hệ giữa Nga và phương Tây, nhưng cũng đặt Nga
trước mối đe dọa trở thành “đối tác dưới cơ” của TQ tại ĐNA; (3) Nga không quá lo
lắng việc gia tăng hiện diện quân sự của mình tại ĐNA có thể gây tổn hại tới mốiquan hệ với TQ bởi quan hệ đối tác Nga-Trung quá quan trọng với cả hai bên TQkhông phản đối vai trò quân sự của Nga trong khu vực, thậm chí có thể cổ súy Ngabán vũ khí cho ĐNA hơn là để Mỹ làm điều đó, vì chính TQ đã nhận vũ khí của Nga
và do đó quen cách sử dụng hơn Nhờ vũ khí Nga, TQ hiểu biết vũ khí của các nướcláng giềng và đối thủ Việc các nước ĐNA trang bị vũ khí của Mỹ là một kịch bản
mà TQ không mong muốn
3.2 Chủ trương và biện pháp của Nga trong thúc đẩy hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á
- Thời gian tới, Nga sẽ chủ trương thúc đẩy toàn diện quan hệ với ASEAN nhằm tạo đà cho Chiến lược Hướng Đông của mình.
Sau cuộc trưng cầu dân ý thành công mở đường cho TT Putin tại vị tới năm
2036, Nga sẽ phải hoạch định lại Chiến lược Hướng Đông, xây dựng những kếhoạch dài hơi hơn để tạo dựng chỗ đứng vững chắc ở châu Á Đối với khu vực ĐNA,chủ trương của Nga thời gian tới sẽ là:
(1) Trên góc độ ngoại giao, Nga tiếp tục khẳng định ASEAN là một trong
những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga, cam kết ủng hộ vai tròtrung tâm của ASEAN trong việc góp phần duy trì hòa bình và ổn định khu vực,tham gia tích cực trong các cơ chế khu vực do ASEAN dẫn dắt Nga hoan nghênh vàcam kết ủng hộ các sáng kiến, ưu tiên của VN trong năm Chủ tịch ASEAN 2020,ủng hộ tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN-Nga, phốihợp chặt chẽ nhằm triển khai hiệu quả và hoàn tất các lĩnh vực đã được thống nhấttrong CPA giai đoạn 2016-2020, đồng thời xác định các nội dung hợp tác trọng tâmđể chuẩn bị xây dựng CPA cho giai đoạn 2021-2025
(2) Phương hướng hợp tác chủ đạo của Nga trong quan hệ với ASEAN là phát
triển hợp tác trong khuôn khổ các cơ chế đa phương với vai trò chủ đạo của ASEANdựa trên nền tảng có chung quan điểm và phối hợp giải quyết các thách thức truyềnthống và các thách thức mới trong lĩnh vực an ninh, như khủng bố quốc tế, tội phạm
Trang 22xuyên quốc gia, các mối đe dọa trong lĩnh vực sử dụng công nghệ thông tin, buôn bán
ma túy, cũng như giải quyết các vấn đề đảm bảo an ninh trên biển, tự do hàng hải vàhàng không trong khu vực Theo phương hướng đó, Nga sẽ thực hiện một số biện
pháp sau: (i) Nga ủng hộ thúc đẩy hợp tác kỹ thuật quân sự ở mức cao với VN,
Indonesia và Malaysia, Lào và dần trở thành một đối tác tin cậy đối với các quốc giakhác ở ĐNA như TL, Philippines hay Myanmar Nhìn chung, có thể nói rằng, nềntảng của quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN và Nga trong lĩnh vực này là nhữngcuộc tiếp xúc thường xuyên ở cấp cao; tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chí của luậtpháp quốc tế; không theo đuổi chính sách bảo hộ và hành động đơn phương; cùnghướng tới một trật tự đa trung tâm ở khu vực dựa trên các luật chơi được các bên chấp
nhận; (ii) Nga sẽ tích cực tham gia vào các diễn đàn của ASEAN, trong đó đề xuất các
sáng kiến tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố Đây là lĩnh vực hợp tác
“an toàn” vì không động chạm tới TQ, đồng thời là lĩnh vực mà Nga có kinh nghiệmnhờ các chiến dịch chống khủng bố thành công ở Syria Trong khi đó, ĐNA cũng đangtrên đà trở thành “điểm nóng” mới về chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan
(3) Trong lĩnh vực kinh tế, Nga ưu tiên thúc đẩy quan hệ với ASEAN thúc đẩy
thông qua việc thực hiện “lộ trình” hợp tác về thương mại và đầu tư Nga-ASEAN,việc tăng cường gắn kết với nhau về thể chế để đưa thị trường của các nước gầnnhau hơn, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, dịch vụtài chính, nông nghiệp, khai thác khoáng sản… Lộ trình hợp tác chung giữa Nga vàASEAN được thể hiện trong 60 dự án hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và côngnghệ cao Các chương trình hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp đãđược thông qua và đang triển khai Hội đồng kinh doanh Nga-ASEAN được thànhlập và đang hoạt động Năm 2018, tại Hội nghị cấp cao Nga-ASEAN, hai bên đã kýBản ghi nhớ về hợp tác giữa ASEAN và EAEU, theo đó, Nga sẽ thành lập khu vựcthương mại tự do trong khuôn khổ EAEU không chỉ với VN, mà còn các nước kháctrong ASEAN Đây là tiền đề để Nga hướng tới một FTA rộng lớn hơn giữaASEAN với EAEU Ngoài ra, Nga cũng chú trọng hợp tác với ASEAN trong cáclĩnh vực cùng quan tâm, nhất là trong những lĩnh vực Nga có thế mạnh và ASEANcó ưu tiên như tạo thuận lợi thương mại và đầu tư, hợp tác về khoa học-công nghệ,kinh tế số, tăng cường kết nối, thu hẹp khoảng cách, triển khai Sáng kiến Mạnglưới thành phố thông minh, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ các doanh nghiệp siêunhỏ, nhỏ và vừa (MSME)
(4) Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Nga tiếp tục duy trì quan điểm chung
chung, khẳng định Nga không phải là một bên tham gia tranh chấp, nhưng lại là bênmong muốn tình hình căng thẳng được giải quyết nhanh nhất Nga rất mong muốncác bên hữu quan, trong đó có VN, TQ, nhanh chóng giải quyết được những vấn đềnày, trên cơ sở những nguyên tắc và luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982,đồng thời tuyên bố ủng hộ ASEAN và TQ sớm đàm phán, ký kết thông qua COC.Về lâu dài, Nga vẫn muốn trở lại Biển Đông, nhưng với vị thế và sách lược rất khácvới thời Xô Viết Do tiềm lực kinh tế-quân sự của Nga không thể sánh với Liên Xôtrước đây nên Nga không thể chiếm ưu thế tuyệt đối ở Biển Đông như những năm