1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

5G huawei trung quốc thách thức và cơ hội của việt nam

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề 5G HUAWEI/TRUNG QUỐC THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM
Người hướng dẫn PTS. A.E.Kucheriavuy, Trưởng Bộ Môn “Kết nối mạng và truyền dữ liệu”
Trường học Trường Đại học Viễn thông SaintPetersburg
Chuyên ngành Viễn thông
Thể loại Bài báo
Năm xuất bản 2020
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 40,44 KB

Nội dung

5G HUAWEI/TRUNG QUỐC THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM Ngày 05.3.2020, qua khai thác trực tiếp Giáo sư A.E.Kucheriavuy, Trưởng Bộ môn “Kết nối mạng và truyền dữ liệu” Trường Đại học Viễn thông Saint-Petersburg, nguyên Giám đốc Viện nghiên cứu Công nghiệp Viễn Thông Leningrad, nhiều lần tham gia hội thảo về lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam (VN), cho biết: Hiện nay, Tập đoàn Huawei/Trung Quốc (TQ) đang thực hiện kế hoạch triển khai công nghệ 5G trên toàn cầu. Mặc dù, công ty này đang vấp phải nhiều trở ngại do các lệnh trừng phạt và sự ngăn cản Mỹ, tuy nhiên Huawei vẫn đang hợp tác với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là với các quốc gia đồng minh của Mỹ. Tổng hợp nhận định, đánh giá chuyên gia Nga về vấn đề này, kiến nghị bài học kinh nghiệm cho VN, nổi lên một số thông tin đáng chú ý sau:

Trang 1

5G HUAWEI/TRUNG QUỐC THÁCH THỨC

VÀ CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM

Ngày 05.3.2020, qua khai thác trực tiếp Giáo sư A.E.Kucheriavuy, Trưởng Bộ môn “Kết nối mạng và truyền dữ liệu” Trường Đại học Viễn thông Saint-Petersburg, nguyên Giám đốc Viện nghiên cứu Công nghiệp Viễn Thông Leningrad, nhiều lần tham gia hội thảo về lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam (VN), cho biết: Hiện nay, Tập đoàn Huawei/Trung Quốc (TQ) đang thực hiện kế hoạch triển khai công nghệ 5G trên toàn cầu Mặc dù, công ty này đang vấp phải nhiều trở ngại do các lệnh trừng phạt và sự ngăn cản Mỹ, tuy nhiên Huawei vẫn đang hợp tác với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là với các quốc gia đồng minh của Mỹ Tổng hợp nhận định, đánh giá chuyên gia Nga về vấn đề này, kiến nghị bài học kinh nghiệm cho VN, nổi lên một số thông tin đáng chú ý sau:

1 Hiện tại, Huawei đang đẩy mạnh việc triển khai công nghệ 5G trên toàn cầu bất chấp việc Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách đen và kêu gọi các đồng minh ngăn chặn Huawei Trước tình hình đó, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả đồng minh của Mỹ, đã bỏ qua những cảnh báo về nguy cơ mất an toàn an ninh mạng bởi Huawei, vẫn cho phép Tập đoàn này triển khai 5G trên lãnh thổ của mình.

Theo Giáo sư A.E.Kucheriavuy cho biết, Huawei là một trong những Tập đoàn đầu tiên theo đuổi dự án phát triển 5G trên toàn cầu Tuy nhiên họ đã và đang gặp phải khá nhiều rắc rối khi vướng vào những cáo buộc của Chính phủ (CP) Mỹ

về các tội danh như lừa đảo ngân hàng và ăn cắp bí mật thương mại Cùng với đó,

Mỹ thúc giục các đồng minh của mình từ chối các dịch vụ 5G do Huawei triển khai Bất chấp những nỗ lực vận động hành lang của Mỹ, nhiều quốc gia đã cho phép Huawei có thể tham gia thị trường triển khai cơ sở hạ tầng mạng 5G của họ, bao gồm cả các quốc gia đồng minh của Mỹ Nổi bật trong đó là các nước như Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ, châu Phi và một số quốc gia Đông Nam Á (ĐNA) đã bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Huawei, cụ thể:

Thứ nhất, tại Châu Âu, Huawei cho biết sẽ mở các trung tâm sản xuất công

nghệ tại châu Âu, việc xây dựng các nhà máy tại châu Âu sẽ giúp Huawei thuyết phục các nước châu Âu hợp tác phát triển mạng 5G với Huawei Hiện tại, Huawei

có hơn 13.000 nhân viên, điều hành 25 trung tâm nghiên cứu ở 12 quốc gia ở châu

Âu Trước tình hình đó, Mỹ tiến hành khuyến khích các nước châu Âu cân nhắc kỹ lưỡng về ý nghĩa an ninh và kinh tế trong việc sử dụng công nghệ của Huawei Mỹ tuyên bố sẽ ngừng chia sẻ thông tin tình báo với tất cả các quốc gia liên quan đến

Trang 2

Tập đoàn Huawei Bên cạnh đó, Mỹ khuyến khích các quốc gia sử dụng các nhà phát triển mạng 5G khác như Ericsson/Thụy Điển, Nokia/Phần Lan, Samsung/Hàn Quốc và Cisco/Mỹ Theo Mỹ, các nhà mạng này đều cung cấp công nghệ 5G tương

tự như công nghệ mà Huawei đang cung cấp hiện nay Ngoài ra, các nhà mạng này

sẽ sử dụng kiến trúc mở với nhiều chức năng hơn, tạo cơ hội cho các công ty ở Mỹ

và châu Âu cung cấp các thiết bị tương thích Để thống nhất về nội dung này, Mỹ

và các nước châu Âu đã có cuộc tranh luận gay gắt bàn về việc loại bỏ Huawei khỏi quá trình phát triển mạng 5G Theo đó, ngày 28.01.2020, tại Brussels/Bỉ, các quan chức đứng đầu của Liên minh châu Âu (EU) đã tổ chức cuộc họp và đưa ra quyết định, EU không cấm Huawei phát triển công nghệ mạng 5G tại châu Âu, nhưng vẫn khuyến nghị các quốc gia EU cần áp dụng các quy tắc “nghiêm ngặt” khi hợp tác với Tập đoàn này Bởi mạng 5G được cho là sẽ đặt nền tảng cho Internet vạn vật (IoT), thành phố thông minh, phương tiện giao thông tự lái và thậm chí là chữa bệnh qua mạng Tuy nhiên, nếu hệ thống 5G được phát triển bởi Huawei cũng tạo ra những lỗ hổng cho các hoạt động tình báo và phá hoại Để thực hiện được tham vọng trở thành tiên phong toàn cầu về công nghệ 5G, các quốc gia

EU sẽ phải cân nhắc giữa một bên là những thiệt hại của việc không hợp tác với Huawei và một bên là về an ninh mạng Trước tình hình đó, một số quốc gia EU đã cho phép Huawei hợp tác phát triển mạng 5G tại quốc gia của mình, đặc biệt là những quốc gia đồng minh của Mỹ, cụ thể:

(1) Tại Anh, bất chấp việc Mỹ tiến hành chiến dịch vận động, lôi kéo các đồng

minh tẩy chay Huawei, Anh vẫn tuyên bố sẽ không cấm thiết bị 5G do Tập đoàn này cung cấp Quyết định này được công bố sau cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia ngày 28.01.2019, do Thủ tướng Anh Boris Johnson chủ trì Tại cuộc họp,

Bộ trưởng Kỹ thuật số Anh Nicky Morgan cho biết, Anh đã sử dụng công nghệ của Huawei trong 15 năm qua, nếu CP Anh cấm Huawei tham gia triển khai mạng 5G,

số lượng lớn cơ sở vật chất đã gây dựng sẽ bị loại bỏ với chi phí khổng lồ và khiến

kế hoạch triển khai 5G bị trì hoãn trong nhiều năm Theo đó, CP Anh cho biết sẽ cho phép Huawei cung cấp thiết bị viễn thông 5G tại Anh Nước Anh cần có hệ thống kết nối đẳng cấp quốc tế càng sớm càng tốt, đồng thời bảo đảm bảo mật an ninh quốc gia Do đó, để bảo đảm vấn đề an ninh quốc gia, CP Anh đã đưa ra những giới hạn nhất định, chỉ cho phép Huawei cung cấp thiết bị ở những phần ít trọng yếu hơn trong hệ thống mạng 5G tại Anh, như các trạm thu phát sóng thông tin di động BTS Ngoài ra, Huawei bị cấm cung cấp thiết bị gần các địa điểm quan trọng như gần cơ sở hạt nhân, căn cứ quân sự CP Anh cho phép các thiết bị của Huawei có thể được sử dụng trong việc xây dựng mạng truy cập vô tuyến 5G, nhưng tỷ lệ không thể vượt quá 35% Hiện tại, giới quan sát đang chờ đợi phản

Trang 3

ứng của Mỹ sau quyết định của Anh Sự kiện này có thể cản trở thoả thuận thương mại giữa Mỹ và Anh sau khi Anh rời khỏi EU Quyết định của Anh được coi là có ảnh hưởng quan trọng trong cuộc chiến công nghệ giữa TQ và Mỹ Bởi Anh là đồng minh trọng yếu của Mỹ, đồng thời là thành viên trong nhóm chia sẻ thông tin tình báo “Five Eyes” gồm các nước Canada, Úc, New Zealand, Mỹ và Anh, nên quyết định của Anh sẽ giúp Huawei có một lợi thế tích cực hơn trong cuộc đối đầu trong lĩnh vực công nghệ giữa TQ và Mỹ

(2) Tại Pháp, ngày 27.02.2020, Chủ tịch Tập đoàn Huawei Liang Hua cho

biết, Huawei sẽ xây dựng nhà máy 5G đầu tiên ở châu Âu đặt tại Pháp Huawei sẽ đầu tư khoảng 217 triệu USD trong giai đoạn đầu tiên thành lập nhà máy Đây sẽ là

cơ sở sản xuất thứ hai của Huawei bên ngoài TQ, với hi vọng sẽ tạo ra doanh thu

01 tỉ euro mỗi năm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hiện chưa đưa ra thông báo cụ thể về việc Pháp sẽ cho phép hay cấm Huawei xây dựng nhà máy 5G ở Pháp Ông Macron luôn kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài nhưng cũng đưa ra cảnh báo về mức độ ảnh hưởng của TQ vào nền kinh tế của EU Macron cho biết

sẽ không phân biệt đối xử với bất kỳ nhà cung cấp nào, nhưng yêu cầu tất cả các nhà cung cấp đều phải kiểm tra để có thể nhận được sự đồng ý từ cơ quan an ninh mạng Cơ quan An ninh mạng của Pháp đang xem xét kỹ lưỡng các thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau và sẽ đưa ra kết quả sơ bộ Pháp đang trong giai đoạn đầu triển khai công nghệ mạng không dây 5G và lập trường của CP Pháp về việc hợp tác phát triển với Huawei trong cuộc chạy đua này vẫn còn chưa rõ ràng Có thể, Huawei sẽ phải đối mặt với các hạn chế ở một số thành phố nhất định Hiện một số nhà khai thác viễn thông tại Pháp đã chọn được các nhà sản xuất thiết bị 5G cho

họ, trong đó Tập đoàn Orange - nhà khai thác mạng di động hàng đầu của Pháp do nhà nước kiểm soát, đã chọn các đối thủ của Huawei ở châu Âu là Nokia và Ericsson Các nhà khai thác nhỏ hơn bao gồm Bouygues Telecom và SFR của Altice Europe, Tập đoàn viễn thông đa quốc gia của Pháp có mạng lưới phụ thuộc nhiều vào Huawei, đang thúc giục Pháp làm rõ lập trường của mình đối với Huawei để tiếp tục hợp tác

(3) Tại Đức, Thủ tướng Đức Angela Merkel muốn Đức hợp tác với Huawei

để bảo đảm lợi ích thương mại của Đức Cách tiếp cận mạng 5G của Đức cho thấy,

CP nước này sẽ không loại bỏ Huawei với điều kiện Tập đoàn này sẽ phải tuân theo một bộ quy tắc bảo mật Các nhà khai thác viễn thông của Đức đã cảnh báo rằng, việc cấm Huawei sẽ khiến việc triển khai bị trì hoãn thêm nhiều năm và tổn thất hàng tỷ USD chi phí cho việc ra mắt mạng 5G Hiện tại, nhà mạng lớn nhất của Đức là Deutsche Telekom đang trong quá trình thương lượng những điều khoản với Huawei để đưa đến thống nhất trong việc cung cấp thiết bị cho mạng di

Trang 4

động 5G Mặc dù chưa có hợp đồng nào được ký kết, song hai bên đã đạt được những thỏa thuận về những điều khoản then chốt Trong khi đó, nhà mạng lớn thứ hai ở Đức là Telefonica Germany cho biết, họ đã đạt thỏa thuận hợp đồng cho phép Huawei cung cấp cơ sở hạ tầng 5G tại Đức Bên cạnh đó, nhà mạng này cũng hợp tác với Tập đoàn Nokia để triển mạng 5G Theo Telefonica Germany, Nokia và Huawei là “đối tác” quan trọng để phát triển cơ sở hạ tầng 5G tại Đức Nhà mạng Telefonica Germany thông báo sẽ bắt đầu nâng cấp lên mạng 5G trong năm 2020

và hy vọng có thể phủ sóng tại 30 thành phố của Đức trước năm 2023 Ngày 18.01.2020, Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer cho rằng, Đức không thể xây dựng mạng di động 5G mà không có sự hợp tác với Huawei trong thời điểm hiện nay Đức đã quyết định không cấm Huawei tham gia đấu thầu các hợp đồng để xây dựng các mạng 5G, thay vào đó Đức nhất trí việc các công ty phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thông tin quốc gia Ông Seehofer nhấn mạnh, việc bảo vệ mạng khỏi hoạt động do thám và phá hoại là cần thiết, song việc đóng cánh cửa đối không hợp tác với các nhà cung cấp mạng 5G đến từ TQ có thể làm trì hoãn việc triển khai mạng 5G từ 05-10 năm Ngày 07.3.2020, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Peter Altmaier cho biết, Đức không có kế hoạch cấm Tập đoàn Huawei tham gia xây dựng mạng 5G ở Đức Theo Peter Altmaier, CP Đức sẽ sửa đổi quy định pháp luật trong việc siết chặt các tiêu chí an ninh đối với tất cả các nhà cung cấp thiết bị mạng viễn thông, điều này nhằm đảm bảo tất cả các sản phẩm

sử dụng trong mạng 5G đều qua kiểm duyệt an ninh và không vi phạm các quy định an ninh mạng

Thứ hai, tại châu Phi: Đây là thị trường mà Huawei bắt đầu tham gia từ năm

1998 Hệ thống cơ sở hạ tầng mạng 4G của Huawei hiện chiếm khoảng 70% tại châu Phi, vượt xa các đối thủ cạnh tranh khác Hiện Huawei đang có kế hoạch sẽ hợp tác với các quốc gia châu Phi để tăng cường các lĩnh vực bao gồm IoT, điện toán đám mây (Cloud computing), băng thông rộng, trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt

là trong triển khai mạng 5G Hiện tại, Nam Phi và Kenya là 02 quốc gia đang hợp tác với Huawei để triển khai mạng 5G, cụ thể:

(1) Tại Nam Phi, nhiều nhà mạng viễn thông nước này đã hợp tác với Huawei để triển khai mạng 5G tại Nam Phi (i) Vào tháng 9.2019, nhà mạng dữ

liệu di động Rain/Nam Phi và Huawei đã công bố vận hành mạng 5G thương mại đầu tiên của châu Phi Rain đã xây dựng mạng 5G sử dụng phổ tần 3.6 GHz, sử dụng các sản phẩm và thiết bị đầu cuối mạng 5G của Huawei Theo kế hoạch, Rain dự kiến giai đoạn đầu tiên của mạng 5G sẽ bao phủ các khu vực trọng yếu của thành phố Johannesburg và Thswane Trong năm 2020, Rain sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi phủ sóng 5G, bao gồm tất cả các khu vực đô thị lớn ở Nam Phi,

Trang 5

cung cấp dịch vụ siêu băng rộng cho gia đình và doanh nghiệp Giám đốc điều hành Rain, Willem Roos cho biết, nhờ các sản phẩm và giải pháp 5G do Huawei cung cấp, Rain sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống mạng 5G để phủ sóng tất cả các khu vực đô thị lớn ở Nam Phi, cung cấp các dịch vụ siêu băng rộng cho các gia đình

và doanh nghiệp (ii) Vào tháng 11.2019, nhà mạng di động MTN của Nam Phi

đã ra mắt thử nghiệm 5G băng tần C, đây là một phần trong kế hoạch phát triển mạng 5G Băng tần C, được gọi là “dải vàng” cho phổ 5G, được cho là một dải phổ có dải tần số khoảng 3,3 - 3,8 GHz Nhiều quốc gia trên thế giới đang triển khai dải phổ này để cung cấp dịch vụ 5G của họ Theo đó, MTN và Huawei đã ký một bản ghi nhớ thành lập “Chương trình đổi mới 5G” để đánh giá và làm việc trên các công nghệ mới gồm 5G và AI Thông qua Chương trình này, MTN hy vọng sẽ phát triển các lĩnh vực xã hội, bao gồm thành phố thông minh và giáo dục được thúc đẩy bởi công nghệ 5G và AI

(2) Tại Kenya, nhà mạng di động hàng đầu của Kenya là Safaricom đã tiết lộ

kế hoạch hợp tác với Huawei để mang công nghệ 5G đến quốc gia Đông Phi này Giám đốc điều hành Safaricom, Michael Joseph cho biết, Safaricom sẽ không chú

ý đến các cảnh báo của Mỹ chống lại Huawei, mà sẽ đi theo phương thức tiến hành của hai nhà mạng là Vodacom của Nam Phi và Vodafone của Anh Đây không phải là lần đầu tiên Safaricom và Huawei hợp tác trong lĩnh vực công nghệ Trước

đó, các mạng 2G, 3G và 4G của Safaricom cũng được triển khai với các thiết bị của Huawei

Thứ ba, tại ĐNA: Huawei cho biết đã sẵn sàng triển khai hạ tầng mạng 5G tại

ĐNA, đồng thời bác bỏ những cảnh báo của Mỹ cáo buộc Tập đoàn này sử dụng các thiết bị nhằm thu thập dữ liệu tình báo cho TQ Bất chấp những nỗ lực vận động hành lang của Mỹ, một số quốc gia ĐNA đã cho phép Huawei tiếp tục phát triển 5G trên thị trường của họ, cụ thể:

(1) Tại Thái Lan, là đại diện đầu tiên tại ĐNA và trên thế giới thiết lập nền

tảng thử nghiệm 5G của Huawei Tháng 02.2019, CP Thái Lan đã hợp tác với Huawei thiết lập một cơ sở thử nghiệm công nghệ 5G đầu tiên tại tỉnh Chonburi, phía Đông Nam thủ đô Bangkok, với hy vọng thúc đẩy các sáng tạo trong các lĩnh vực như xe tự lái và các robot điều khiển từ xa Ngày 28.10.2020, Huawei đã ký một biên bản ghi nhớ với CP Thái Lan để thành lập một trung tâm đào tạo tại Bangkok Nhiệm vụ của trung tâm là đào tạo nhân lực cho các ngành công nghiệp như công nghệ thông tin, robot, kỹ thuật số và hỗ trợ sự phát triển của 5G tại Thái Lan Hiện tại, Huawei được cho là đang đàm phán với 02 nhà mạng viễn thông hàng đầu Thái Lan là AIS và True Corp để thành lập các liên doanh trước thời điểm mạng 5G được triển khai ở Thái Lan vào tháng 12.2020

Trang 6

(2) Tại Philippines, Huawei đang củng cố vị trí hàng đầu của mình trong

cuộc đua 5G, khi đưa ra đảm bảo rằng Philippines sẽ đi trước các quốc gia khác

về phát triển 5G Philippines có 02 nhà cung cấp mạng viễn thông lớn nhất là PLDT và Globe Telecom hiện tại đều hợp tác với Huawei để phát triển công nghệ 5G Theo đó, PLDT đã chọn Huawei và một phần của Ericsson để cung cấp thiết

bị triển khai thương mại các dịch vụ 5G dự kiến sớm nhất trong nửa đầu năm

2020 Còn với Globe Telecom, tháng 6.2019, Tập đoàn Globe Telecom đã ra mắt dịch vụ băng rộng 5G sử dụng công nghệ của Huawei Với sự hợp tác với Huawei, Philippines đã ra mắt dịch vụ Globe At Home Air Fiber 5G, biến Philippines thành quốc gia đầu tiên ở ĐNA và thứ hai ở châu Á (sau Hàn Quốc) cung cấp dịch vụ 5G không dây cố định cho internet gia đình Điều này cho phép người dùng trải nghiệm tốc độ internet lên tới 100 Mbps để phát video trực tiếp với nội dung có chất lượng HD, chơi game có độ trễ thấp và sử dụng các thiết bị nhà thông minh Các gói 5G của Globe At Home Air Fiber đang được cung cấp ở mức giá 1.899 Peso (khoảng 87 USD) mỗi tháng với tốc độ lên tới 20 Mbps, 2.499 Peso (khoảng 115 USD) - 50 Mbps và 2.899 Peso (khoảng 133 USD) - 100 Mbps, tất cả các gói dịch vụ đều được phân bổ dữ liệu lên tới 02 terabyte (TB)/tháng Cả hai nhà mạng Philippines này đều cho biết, họ sẽ đảm bảo an ninh mạng của họ trong bối cảnh lo ngại gián điệp từ Huawei

(3) Tại Singapore, Huawei đã ra mắt phòng thí nghiệm AI 5G đầu tiên được

trang bị công nghệ AI, 5G và điện toán đám mây, tại vùng Changi Business Park/Singapore Phòng thí nghiệm có kế hoạch đào tạo 100 kiến trúc sư AI và 1.000 nhà phát triển AI tại Singapore trong 03 năm tới Thông qua phòng thí nghiệm, Huawei đặt mục tiêu tiếp cận các Tập đoàn viễn thông ở Singapore Để mở rộng mạng lưới 5G của Huawei tại đây Hiện tại, Singapore đã cho phép các Tập đoàn viễn thông của mình tự quyết định việc ký kết hợp tác với Huawei Vào tháng 5.2019, Cơ quan Phát triển Truyền thông thông tin Singapore (IMDA) cho biết, họ

sẽ tiếp tục sử dụng các sản phẩm của Huawei trong việc triển khai hệ thống 5G

(4) Tại Malaysia, ngày 03.10.2019, Tập đoàn truyền thông Maxis/Malaysia và

Tập đoàn Huawei đã ký thỏa thuận cung cấp mạng dịch vụ 5G tại Malaysia Thỏa thuận về dịch vụ 5G nói trên sẽ cho phép Maxis truy cập hệ thống của Huawei để tra cứu thông tin chi tiết, tiêu chuẩn, sản phẩm và giải pháp giúp công nghệ 5G dễ dàng vận hành và phổ biến rộng rãi tại Malaysia Đồng thời giúp Maxis có khả năng sẵn sàng cung cấp 5G khi các điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết được hoàn thiện Bất chấp những cảnh báo của Mỹ về vấn đề an ninh mạng đối với các sản phẩm công nghệ của Huawei, Malaysia vẫn khuyến khích các doanh nghiệp nước này hợp tác với Huawei trong phát triển công nghệ 5G Phát biểu tại lễ ký, cựu Thủ

Trang 7

tướng Mahathir cho rằng, sự hợp tác này sẽ hỗ trợ cho hệ sinh thái công nghệ thịnh vượng tại Malaysia, giúp nền kinh tế kỹ thuật số Malaysia có điều kiện phát triển

và tăng trưởng mạnh trong thời gian tới trên nhiều lĩnh vực từ công nghiệp chế tạo, nông nghiệp tới chăm sóc sức khỏe Ngoài ra, ông Mahathir cũng cho biết, Malaysia sẽ tổ chức đấu thầu quang phổ 5G vào tháng 4.2020, đồng thời có kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng mạng cáp quang và mở rộng vùng phủ sóng di động, bao gồm phát triển 5G, dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 5,22 tỷ USD trong 05 năm Nếu diễn ra theo đúng kế hoạch, công nghệ 5G sẽ được sử dụng tại Malaysia vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021 Hiện tại, ngoài việc ký thỏa thuận 5G với nhà mạng Maxis, Huawei cũng đã đạt được các thỏa thuận sơ bộ với các công ty viễn thông khác như nhà mạng Celcom và Telekom Malaysia Bên cạnh đó, Malaysia cũng muốn lôi kéo thêm các nhà cung cấp sản phẩm 5G khác như Nokia, Ericsson, để khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh và tạo ra các dịch vụ tốt hơn

(5) Tại Indonesia, CP Indonesia không cấm Huawei hoạt động Tuy nhiên,

hiện các nhà mạng của Indonesia vẫn đang lo ngại về vấn đề an ninh đối với các sản phẩm công nghệ của Huawei, trước khi chọn nhà cung cấp cho thiết bị không dây 5G Về phía Huawei, để lôi kéo các khách hàng tại đây, Huawei đã cam kết hỗ trợ phát triển hệ sinh thái công nghệ mạng 5G thông qua một loạt các hoạt động hội thảo liên quan đến xu hướng công nghệ 5G, dữ liệu lớn (Big Data) và AI Bên cạnh đó, Huawei cũng tích cực liên lạc với các nhà khai thác và CP Indonesia trong việc thực hiện hỗ trợ dùng thử 5G cho một số nhà khai thác Ngày 09.3.2020, tập đoàn Indosat Ooredoo có trụ sở tại Jakarta, đã công bố bản hợp đồng thời hạn 05 năm với Huawei, cho việc thực hiện triển khai công nghệ 5G tại Indonesia Tuy nhiên, ngoài việc hợp tác với Huawei, Indosat Ooredoo cũng có quan hệ đối tác với cả các đối thủ lớn của Huawei như Nokia, Ericsson và ZTE

(6) Tại Myanmar, việc thương mại hóa mạng 5G đang tiến đến một cấp độ

mới và có một sự khắt khe trong việc ký kết các hợp đồng 5G Trước kia, ngành công nghiệp truyền thông ở Myanmar đã tương đối lạc hậu Đến năm 2011, tỷ lệ sở hữu điện thoại di động ở Myanmar chưa đến 06% Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách cải cách và mở cửa năm 2011 đã giúp ngành công nghiệp truyền thông Myanmar phát triển mạnh mẽ Để tiếp tục phát triển công nghiệp truyền thông, Myanmar đã quyết định sử dụng thiết bị viễn thông Huawei làm đối tác chính trong việc triển khai mạng 5G Động thái này được Myanmar đưa ra bất chấp những lo ngại thiết bị của Huawei có thể được sử dụng để tấn công mạng Myanmar hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào nước láng giềng TQ để phát triển cơ

sở hạ tầng mạng truyền thông Trong đó, Huawei đang cung cấp mạng lưới truyền thông cho khoảng một phần ba dân số Myanmar với hơn 53 triệu người Về phía

Trang 8

Huawei, Tập đoàn này cho biết, họ đang tuân thủ luật pháp và quy định của Myanmar trong việc triển khai cơ sở hạ tầng mạng truyền thông tại nước này Ngày 30.7.2019, nhà mạng di động lớn thứ ba ở Myanmar Mytel đã tiến hành giai đoạn thử nghiệm mạng di động 5G đầu tiên tại nước này Được biết, Mytel đã sử dụng hoàn toàn công nghệ và thiết bị của Huawei Việc thử nghiệm thu được kết quả khả quan với tốc độ tải xuống trên 1,6 Gbps và tốc độ tải lên trên 100 Mbps

(6) Tại Campuchia, dưới sự hỗ trợ từ phía Huawei, các công ty viễn thông

lớn Campuchia như Smart Axiata, Cellcard và Metfone (công ty con của Viettel)

đã bắt đầu thử nghiệm mạng 5G Vào tháng 4.2019, Huawei đã ký một thỏa thuận với Bộ Bưu chính Viễn thông Camuchia để phát triển cơ sở hạ tầng 5G tại đây Hiện tại, Campuchia và Huawei chưa đưa ra thời gian cụ thể cho việc triển khai thương mại 5G ở nước này

Thứ tư, tại một số quốc gia khác ở châu Á: Mỹ thời gian qua thường xuyên lôi

kéo các đồng minh và đối tác tại châu Á quay lưng với Tập đoàn viễn thông TQ Huawei với lo ngại doanh nghiệp này do thám thông tin cho Chính quyền TQ Tại khu vực châu Á, nổi lên 02 quốc gia Hàn Quốc và Ấn Độ, hiện đang tiến hành hợp tác với Huawei để phát triển mạng 5G, bất chấp những khuyến cáo của Mỹ, cụ thể:

(1) Tại Hàn Quốc, Huawei đã nỗ lực tăng cường sự hiện diện trong những

năm gần đây nhằm đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác phát triển mạng 5G với các nhà mạng Hàn Quốc Huawei cũng đã mở một phòng thí nghiệm 5G tại quận Junggu, ở Thủ đô Seoul hồi tháng 5.2020 Phòng thí nghiệm này cho phép các công ty địa phương và các đối tác kinh doanh thử nghiệm công nghệ và thiết bị 5G Huawei cho biết, họ đã thành lập 18.000 trạm gốc 5G trên khắp lãnh thổ Hàn Quốc Tuy nhiên, Huawei hiện vẫn chưa đạt được thỏa thuận về thiết bị 5G với

02 nhà mạng lớn của Hàn Quốc là SK Telecom hay KT Corp Về phía Hàn Quốc,

để đối phó với chiến dịch ngăn chặn Huawei từ Mỹ, CP Hàn Quốc phải cố gắng duy trì sự cân bằng giữa một bên là TQ, đối tác thương mại hàng đầu của Hàn Quốc và một bên là đồng minh Mỹ Hàn Quốc hiện đang cần hợp tác với TQ về mặt kinh tế và dựa vào Mỹ về mặt quân sự Hàn Quốc không có các nền tảng tình báo, giám sát và trinh sát tinh vi có thể nắm bắt sâu khu vực Triều Tiên Vì vậy, Hàn Quốc đang phụ thuộc nhiều vào năng lực thu thập thông tin tình báo của Mỹ

vì việc chia sẻ thông tin tình báo là rất quan trọng đối Hàn Quốc Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng cần hợp tác kinh tế mạnh mẽ với TQ, quốc gia chiếm 25% lượng hàng xuất khẩu của Hàn Quốc Hàn Quốc từng chịu đòn trả đũa kinh tế của TQ vào năm 2017, khi Hàn Quốc cho phép Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc TQ khi đó đã thúc đẩy người dân tẩy chay du lịch Hàn Quốc, gây thiệt hại khoảng 6,7 tỷ USD trong 09 tháng đầu

Trang 9

năm 2017 Vì vậy, hiện tại CP Hàn Quốc không công khai đứng về phía nào trong cuộc đối đầu thương mại giữa Mỹ và TQ, họ vẫn cho phép các nhà mạng viễn thông tự quyền quyết định về việc sử dụng công nghệ của Huawei Trong số các mạng viễn thông của Hàn Quốc, LG Uplus hiện đã khai thác các trạm thu phát và

bộ truyền tín hiệu của Huawei cho mạng 5G

(2) Tại Ấn Độ, ngày 30.12.2019, Bộ trưởng Truyền thông và Công nghệ

Thông tin Ấn Độ Ravi Shankar Prasad tuyên bố, Ấn Độ quyết định cho phép tất cả các nhà cung cấp tham gia vào các thử nghiệm 5G, bao gồm cả Huawei Các thử nghiệm sẽ được tiến hành vào đầu 2020 và dự kiến việc ra mắt mạng 5G của Ấn

Độ sẽ diễn ra vào năm 2021 Ấn Độ hiện là thị trường mạng không dây lớn thứ hai thế giới, sau TQ Việc quốc gia có trình độ phát triển công nghệ thông tin cao như

Ấn Độ, bật đèn xanh cho Huawei được cho là động thái đáng chú ý, nhất là trong bối cảnh kế hoạch triển khai công nghệ 5G trên toàn cầu của Huawei đã trở thành vấn đề chính trị khi Mỹ áp đặt trừng phạt đối với công ty công nghệ TQ Mỹ đã vận động cũng như gây sức ép với các đồng minh để không sử dụng thiết bị mạng Huawei trên mạng 5G Hiện tại, nhà mạng Airtel của Ấn Độ đã chọn Huawei, Nokia và Ericsson cho các thử nghiệm 5G của mình

2 Tình hình phát triển 5G và những khuyến nghị của chuyên gia Nga về giải pháp phát triển mạng 5G trong thời gian tới tại Việt Nam.

Theo Giáo sư A.E.Kucheriavuy cho biết, công nghệ 5G không chỉ là cơ hội gia tăng tốc độ kết nối, mà còn là cơ hội để phát triển ngành công nghiệp thông tin, đồng thời mang lại cho VN một nền kinh tế mới Bởi, mạng 5G là hạ tầng quan trọng đối với việc xây dựng xã hội số, kinh tế số, góp phần giúp VN tạo ra một loạt sản phẩm mới cho các thành phố thông minh, đô thị thông minh phục vụ đời sống xã hội Đây cũng chính là một trong số những chìa khóa quan trọng để

VN có thể hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số quốc gia Ông A.E.Kucheriavuy đánh giá cao chiến lược phát triển 5G VN, hiện tại có kế hoạch phát triển khác với các nước trong khu vực ĐNA Theo đó, VN muốn tự phát triển hạ tầng riêng, trong khi đa số các quốc gia ĐNA phụ thuộc nhiều vào việc mua công nghệ hoặc hợp tác phát triển với nước ngoài, đặc biệt là từ đối tác Huawei Nhiều doanh nghiệp VN sẽ tập trung nguồn lực vào việc tự sản xuất bộ xử lý chipset 5G, nghiên cứu, phát triển điện thoại và các thiết

bị viễn thông 5G Công nghiệp vi mạch là một bộ phận quan trọng của ngành công nghiệp phần cứng Với xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới, việc làm chủ trong nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chipset trở thành yếu tố quan trọng Sản xuất bộ vi xử lý chipset 5G thương hiệu VN là điều kiện

Trang 10

tiên quyết để phát sản được các sản phẩm, thiết bị 5G cũng như đảm bảo được các vấn đề an toàn an ninh về lâu dài

Thời gian qua, việc phát triển công nghệ 5G tại VN đang có được những kết quả khả quan Hiện tại, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã cấp giấy phép thử nghiệm công nghệ 5G cho 03 doanh nghiệp viễn thông của VN là Viettel, VNPT và MobiFone Điểm đặc biệt là cả 03 nhà mạng lớn của VN đều không lựa chọn Huawei làm đối tác phát triển mạng 5G Được biết, Huawei có mặt thị trường

VN khoảng 20 năm nay Trước đây, ở các thế hệ mạng di động 2G, 3G bằng chiến lược giá rẻ, Huawei đã có được lợi thế trong việc chiếm lĩnh thị trường VN Tuy nhiên, đến thế hệ mạng di động 4G, Huawei đã không còn giữ được vị trí dẫn đầu trong cung cấp thiết bị mạng, thị phần cung cấp thiết bị mạng 4G tại VN của Huawei bị giảm đi khá nhiều Đến thế hệ 5G, hiện tại không có nhà mạng nào của

VN hợp tác cùng Huawei Trước tình hình đó, để có thể lôi kéo những nhà mạng tại VN, Huawei đã chọn phương án đi “đường vòng”, thông qua các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo “Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp“ trong năm 2019, Huawei đã bày tỏ mong muốn đầu tư và hợp tác trong lĩnh vực công nghệ và viễn thông tại VN Bỏ qua những lời chào hàng hấp dẫn từ Huawei, cả 03 nhà mạng lớn của VN đều có những chiến lược riêng trong việc lựa chọn đối tác phát triển mạng 5G Theo đó, Viettel kết hợp cùng với Tập đoàn Ericsson và Nokia, VNPT đã hợp tác với Nokia, trong khi MobiFone đang sử dụng thiết bị của Samsung để triển khai thử nghiệm mạng 5G VN đang trong giai đoạn thử nghiệm công nghệ 5G trước khi triển khai thực tế công nghệ này Theo A.E.Kucheriavuy cho biết, VN đang trong giai đoạn thử nghiệm công nghệ 5G trước khi triển khai thực tế công nghệ này Tuy nhiên, quá trình triển khai công nghệ 5G của VN sẽ gặp phải một số

khó khăn, cụ thể: (1) Chi phí cho việc triển khai mang 5G cao, dự kiến các nhà

cung cấp dịch vụ di động VN sẽ phải đầu tư khoảng 1,5-2,5 tỷ USD vào phát triển

cơ sở hạ tầng trong giai đoạn từ 2020-2025 để triển khai và vận hành dịch vụ 5G Các mạng 5G có phạm vi tiếp cận hạn chế, đại đa số người dùng vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào 4G Bên cạnh đó, giá thành của điện thoại hỗ trợ 5G cũng như gói cước 5G cao so với bình quân thu nhập ở VN, do đó đây sẽ là rào cản để đại đa

số người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận Triển khai công nghệ 5G vẫn cần phải giải quyết bài toán kinh tế, hài hòa lợi ích giữa cung và cầu, chứ không đơn thuần

là vấn đề về công nghệ (2) Nguồn nhân lực cho công nghệ 5G tại VN chưa đáp

ứng đủ nhu cầu về chất và lượng Lực lượng chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm lâu

năm, kiến thức am hiểu vi mạch, có khả năng kết nối với chuyên gia nước ngoài là bài toán khó của VN trong đầu tư nghiên cứu, sản xuất thiết bị, công nghệ 5G Do

đó, để giải quyết vấn đề này VN cần đẩy mạnh việc đào tạo những kỹ sư có tay

Ngày đăng: 19/06/2024, 01:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w