1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nội dung của nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và ý nghĩa của vấn đề tại việt nam

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nội dung của nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và ý nghĩa của vấn đề ở Việt Nam
Tác giả Ngọ Thu Hiền, Nguyễn Thúy Hiền, Phạm Quang Hòa, Nguyễn Việt Hoàng, Chu Đình Hùng, Vi Xuân Hùng, Nguyễn Thanh Hương, Nhâm Diệu Hương, Nguyễn Thị Thu Hường, Thái Quang Huy
Người hướng dẫn TS. Hồ Công Đức
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 618,17 KB

Nội dung

+ Mối quan hệ giữa hệ tư tưởng và tâm lý xã hội Tâm lý xã hội có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở cho sự hình thành, truyền bá, sự tiếp thu của con người đối với một hệ tư tưởng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Họ và Tên Nhiệm vụ Nhóm tự xếp loại viên đánh Giảng

giá

45 Chu Đình Hùng Nhóm trưởng Thuyết trình A

47 Nguyễn Thanh Hương Thuyết trình, Thư ký A

50 Thái Quang Huy Tổng hợp, chỉnh sửa

word

A

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

PHẦN A: NỘI DUNG NGUYÊN LÝ TỒN TẠI XÃ HỘI QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC XÃ HỘI 2

I Tổng quan các khái niệm, lý thuyết liên quan 2

1 Tồn tại xã hội 2

2 Ý thức xã hội 3

3 Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội 5

II Nội dung nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội 7

1 Vai trò của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội 7

2 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội 8

PHẦN B: Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN LÝ Ở VIỆT NAM 13

I Ý nghĩa phương pháp luận 13

1 Trong hoạt động nhận thức 13

2 Trong hoạt động thực tiễn 13

II Liên hệ với sự nghiệp đổi mới đất nước của Việt Nam 14

1 Trước thời kì đổi mới 14

2 Từ khi đổi mới đến nay 14

3 Xu hướng trong tương lai 16

II Vận dụng để giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần trong phát triển kinh tế - xã hội 17

1 Trong việc phát triển kinh tế đất nước 17

2 Trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn xã hội 18

KẾT LUẬN 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 4

và hình thức biểu hiện của nó Mỗi yếu tố của tồn tại xã hội có thể được hình thái xã hội khác nhau phản ánh từ các góc độ khác nhau theo những cách khác nhau Ý thức

xã hội cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại tồn tại xã hội

Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn thực hiện nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới với rất nhiều những khó khăn, thách thức Công phát triển đất nước hiện nay cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cao hơn về yêu cầu làm sáng tỏ và phát triển lý luận, từ đó vận dụng sáng tạo vào từng điều kiện cụ thể Chính vì thế việc tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội cũng như nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội sẽ cho phép ta vận dụng và thực tiễn đất nước ta để cho công cuộc đổi mới đất nước thành công

Trong đề tài “Nội dung của nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và ý

nghĩa của vấn đề ở Việt Nam”, nhóm sẽ đưa ra cơ sở lý thuyết về ý thức xã hội, tồn tại

xã hội, mối quan hệ giữa chúng cũng như nội dung nguyên lý tồn tại xã hội quyết định

ý thức xã hội Bên cạnh đó, nhóm cũng liên hệ ý nghĩa của vấn đề này ở Việt Nam

Trang 5

PHẦN A: NỘI DUNG NGUYÊN LÝ TỒN TẠI XÃ HỘI QUYẾT

Dân số và mật độ dân số: cách thức tổ chức dân cư, tính chất lưu dân cư, mô hình

tổ chức dân cư, … Ví dụ: Mật độ dân số ở vùng đồng bằng lớn hơn so với ở vùng miền núi

Phương thức sản xuất vật chất: Ví dụ: Phương thức kỹ thuật canh nông lúa nước là nhân tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất truyền thống của người Việt Nam

Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội

1.3 Một số ví dụ về tồn tại xã hội

Xuất phát từ tính chất đặc thù về điều kiện tự nhiên của đất nước, người Việt Nam trong lịch sử đã tiến hành quá trình sản xuất theo phương thức canh nông lúa nước Để tiến hành quá trình đó nhất định con người phải liên kết lại dưới hình thức tổ chức lao động gia đình và tổ chức dân cư theo mô hình làng xã ổn định, bền vững

Thời công xã nguyên thủy, con người sống thành từng nhóm, bộ lạc, dùng các công cụ thô sơ bằng đá để kiếm thức ăn, tránh thú dữ

Con người sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên như đất, cát, sỏi, gỗ, … để xây dựng các công trình, kiến trúc

Trang 6

Con người trồng trọt các loại cây, rau, hoa, quả khác nhau dựa trên các điều kiện

tự nhiên, hoàn cảnh địa lí, trình độ, công nghệ kĩ thuật để phục vụ các mục đích khác nhau

Con người dùng máy móc, dụng cụ khai thác tài nguyên từ lòng đất lên để sử dụng, chế biến, buôn bán

Con người dùng dòng chảy của các con sông cùng với các vật liệu, kĩ thuật, tạo đập thủy điện cung cấp điện cho con người

Tư tưởng, quan điểm: bình đẳng con người

Văn hóa truyền thống: truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm

Phong tục thói quen: tục ăn trầu, gói bánh chưng ngày Tết

2.3 Kết cấu

Tùy theo góc độ xem xét, ta có thể phân loại ý thức xã hội thành những dạng thức sau đây:

- Hệ tư tưởng và tâm lý xã hội:

+ Hệ tư tưởng: là khái niệm chỉ trình độ cao của ý thức xã hội, được hình thành khi con người nhân thức sâu sắc về những điều kiện sinh hoạt vật chất của mình Là sự khái quát hóa các kinh nghiệm để hình thành nên những quan điểm, những tư tưởng + Tâm lí xã hội: là khái niệm chỉ toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán… của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó

+ Mối quan hệ giữa hệ tư tưởng và tâm lý xã hội

Tâm lý xã hội có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở cho sự hình thành, truyền

bá, sự tiếp thu của con người đối với một hệ tư tưởng nhất định

Hệ tư tưởng, lý luận xã hội làm gia tăng yếu tố trí tuệ cho tâm lý xã hội, thúc đẩy tâm lý xã hội phát triển theo chiều hướng đúng đắn, lành mạnh có lợi cho tiến bộ xã hội

Trang 7

Hệ tư tưởng không ra đời trực tiếp từ tâm lý xã hội, không phải là sự biểu hiện trực tiếp của tâm lý xã hội

- Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận:

+ Ý thức xã hội thông thường: là những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa Ý thức xã hội thông thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống hàng ngày, thường xuyên chi phối cuộc sống đó

+ Ý thức lí luận: là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, các phạm trù, quy luật, … Ý thức lý luận có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra mối liên hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng

Khi khẳng định tính giai cấp của ý thức xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng,

ý thức của các giai cấp trong xã hội có sự tác động qua lại với nhau

Trang 8

- Ý thức pháp quyền: toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội, cùng với nhận thức và tình cảm của con người trong việc thực thi luật pháp của Nhà nước

- Ý thức đạo đức: là toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái xúc cảm tâm lý chung của các cộng đồng người về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng… và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa

cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội

- Ý thức nghệ thuật: sự phản ánh hiện thực vào ý thức con người trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo Cái Đẹp Trong các hình thức hoạt động thưởng thức

và sáng tạo Cái Đẹp thì nghệ thuật là hình thức biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mỹ

- Ý thức tôn giáo: là hình thái ý thức xã hội trực tiếp thể hiện thế giới quan của con người Phản ánh hư ảo sức mạnh của mối quan hệ tự nhiên bên ngoài lẫn các quan hệ

xã hội vào đầu óc con người

- Ý thức khoa học: Phản ánh sự vận động và sự phát triển của giới tự nhiên, xã hội,

tư duy bằng tư duy logic, thông qua hệ thống các khái niệm, các phạm trù, các quy luật

và các lý thuyết

- Ý thức triết học: Là hình thái ý thức xã hội cao nhất của tri thức và của ý thức xã hội.Ý thức triết học cung cấp cho con người tri thức về thế giới như một chỉnh thể thông qua việc tổng kết lịch sử phát triển của khoa học và bản thân triết học

2.6 Ví dụ về ý thức xã hội

- Nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ quân sự

- Hoạt động từ thiện

- Các bài viết, văn thơ, phim ảnh về kháng chiến Việt Nam

- Các tôn giáo trên thế giới: phật giáo, thiên chúa giáo, hồi giáo, …

- Các lí thuyết về khoa học

3 Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

3.1 Chủ nghĩa duy tâm

Ý thức xã hội là nguồn gốc của mọi hiện tượng xã hội, quyết định sự phát triển của

xã hội

Trang 9

Chủ nghĩa duy tâm đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại với hai hình thức chủ yếu là:

- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của cảm giác, ý thức con người, khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ thể Ví dụ như quan niệm của Beccơly

- Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, nhưng

đó không phải là ý thức cá nhân mà là tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người, quyết định sự tồn tại của tự nhiên, xã hội và tư duy Nó thường được mang những tên gọi khác nhau như ý niệm, ý niệm tuyệt đối, tinh thần tuyệt đối hay lý tính thế giới Ví dụ như quan niệm của Platon, Hêghen

3.2 Chủ nghĩa duy vật siêu hình

Tuyệt đối hóa vai trò của tồn tại xã hội, không thấy được vai trò của ý thức xã hội Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật siêu hình, thế giới giống như một cỗ máy

cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trạng thái biệt lập, tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về số lượng và do những nguyên nhân bên ngoài gây ra

Chủ nghĩa duy vật siêu hình tuy chưa phản ứng đúng hiện thực trong mỗi liên hệ phổ biến và sự phát triển nhưng đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, nhất là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp từ thời Trung cổ sang thời Phục Hưng ở các nước Tây Âu

các hiện tượng của đời sống xã hội, vào nghiên cứu xã hội, nghiên cứu lịch sử xã hội

Nội dung của chủ nghĩa duy vật lịch sử:

- Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất

- Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất

- Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

- Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Trang 10

Mối quan hệ tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong chủ nghĩa duy vật lịch sử: Theo quan điểm thế giới quan duy vật thì vật chất có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức Trong lĩnh vực xã hội thì quan hệ này được biểu hiện là: tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức xã hội, điều đó nghĩa là tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý thức xã hội ấy

Tồn tại xã hội quyết định đến ý thức xã hội, ý thức xã hội phản ánh đối với tồn tại

xã hội và phụ thuộc vào tồn tại xã hội; mỗi khi tồn tại xã hội biến đổi thì kéo theo đó là các tư tưởng và lý luận xã hội, các quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học cũng thay đổi theo,… Song, ý thức xã hội cũng có tính độc lập tương đối và có khả năng tác động trở lại đối với tồn tại xã hội

II Nội dung nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

1 Vai trò của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội

Tồn tại xã hội quyết định đến sự hình thành và phát triển của ý thức xã hội, tồn tại

xã hội có trước rồi ý thức xã hội có sau Tồn tại xã hội phát triển theo chiều hướng như thế nào thì ý thức xã hội sẽ phát triển theo chiều hướng như thế C.Mác và Ănghen đã chứng minh rằng đời sốn tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, không thể tìm nguồn gốc tư tưởng, tâm lý xã hội trong chính bản thân nó

Sự biến đổi của một thời đại nào đó cũng sẽ không thể giải thích được nếu chỉ căn

cứ vào ý thức của cả thời đại đó

Ví dụ như trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do trình độ của lực lượng sản xuất còn yếu kém, hoạt động lao động được diễn ra đồng nhất và của cải đều được chia đều cho mọi người Tuy nhiên khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ dần xuất hiện, xã hội đã bắt đầu có sự phân chia giàu nghèo

Từ đây mà mầm mống của sự bóc lột bắt đầu hình thành, kéo theo sự ra đời của chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng chủ nô Khi quan hệ sản xuất phong kiến bị quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần thay thế thì vị trí đặc trưng trong đời sống tinh thần xã hội của hệ tư tưởng phong kiến bị xóa bỏ, được thay thế hoàn toàn bởi hệ tư tưởng tư sản Những luận điểm của C.Mác đã bác bỏ hoàn toàn những quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm trước đó là muốn đi tìm ý thức tư tưởng trong bản thân ý thức tư

Trang 11

tưởng, xác định tinh thần, tư tưởng là nguồn gốc của xã hội, quyết định ý thức xã hội, chính là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội, ý thức xã hội Ngoài ra, giữa hình thái ý thức xã hội và tồn tại xã hội vẫn luôn có sự tác động quan lại lẫn nhau Cụ thể trong mỗi thời đại tùy vào từng hoàn cảnh lịch sử, có những hình thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hàng đầu tác động và chi phối các hình thái ý thức xã hội khác Điều này nói lên rằng, các hình thái ý thức xã hội không chỉ chịu sự tác động quyết định của tồn tại xã hội, ngoài ra còn chịu sự tác động qua lại lẫn nhau

Sự tác động này làm cho mỗi hình thái ý thức xã hội có những tính chất và những mặt không thể giải thích trực tiếp bằng các quan hệ vật chất

2 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

Khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử không xem ý thức xã hội như một yếu tố thụ động, trái lại còn nhấn mạnh tác dụng tích cực của ý thức xã hội đối với đời sống kinh tế - xã hội, nhấn mạnh tính độc lập tương đối của ý thức xã hội trong mối quan hệ với tồn tại xã hội Tính độc lập tương đối biểu hiện ở những điểm sau đây:

2.1 Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội

Lịch sử xã hội cho thấy, nhiều khi tồn tại xã hội cũ đã mất đi, nhưng ý thức xã hội

cũ tương ứng vẫn còn tồn tại dai dẳng; điều đó biểu hiện ý thức xã hội muốn thoát ly khỏi sự ràng buộc của tồn tại xã hội, biểu hiện tính độc lập tương đối Sở dĩ có biểu hiện đó là do những nguyên nhân sau:

Một là, sự biến đổi của tồn tại xã hội thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội không phản ánh kịp sự thay đổi đó và trở nên lạc hậu Hơn nữa, ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội

Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội

Ba là, trong xã hội có giai cấp, các giai cấp và lực lượng phản tiến bộ thường lưu giữ một số tư tưởng có lợi cho họ nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ

Như vậy ý thức lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng Cho nên trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu

Trang 12

tranh chống lại âm mưu và hành động phá hoại những lực lượng thù địch về mặt tư tưởng, kiên trì xoá bỏ những tàn dư ý thức cũ

Ví dụ:

- Robot xuất hiện, nhưng không phải ai cũng hiểu về nó

- Phong tục tập quán lạc hậu ở một số địa phương

- Công cụ lao động mới ra đời, nhiều người chưa cập nhật thông tin nên chưa hiểu

và chưa sử dụng được

2.2 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

Khi khẳng định tính lạc hậu hơn của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, triết học Mác - Lênin đồng thời thừa nhận rằng, trong những điều kiện nhất định tư tưởng của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người Sở dĩ có thể vượt trước được là do đặc điểm của tư tưởng khoa học quy định Tư tưởng khoa học thường khái quát tồn tại xã hội đã có và hiện có

để rút ra những quy luật phát triển chung của xã hội, quy luật đó không những phản ánh đúng quá khứ, hiện tại mà còn dự báo đúng tồn tại xã hội mai sau

Chẳng hạn, ngay từ khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang ở trong thời kỳ phát triển tự do cạnh tranh, Các Mác đã dự báo quan hệ sản xuất đó nhất định sẽ bị quan hệ sản xuất tiến bộ hơn thay thế

Khi nói, tư tưởng tiên tiến có thể vượt trước tồn tại xã hội thì không có nghĩa ý thức xã hội không còn bị tồn tại xã hội quyết định Mà là, cho đến cùng nó luôn bị tồn tại xã hội quy định

Ví dụ: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật giúp con người chinh phục không gian và tiên đoán được những việc sảy ra trong tương lai ( Thời tiết, các hiện tượng thiên nhiên )

2.3 Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển

Lịch sử phát triển của đời sống tinh thần xã hội cho thấy rằng, những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên

cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước Thí dụ, chủ nghĩa Mác đã

kế thừa những tinh hoa tư tưởng của loài người mà trực tiếp là nền triết học Đức, kinh

tế học cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp

Ngày đăng: 18/06/2024, 21:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học Mác - Lênin
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật
Năm: 2021
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dành cho bậc đại học hệ chuyên lý luận chính trị), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học Mác - Lênin
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật
Năm: 2021
3. Tồn tại xã hội là gì? Ý thức xã hội là gì? (2019) https://hay.com/ton-tai-xa-hoi-la-gi-y-thuc-xa-hoi-la-g1.i-c126a20432.html#ixzz7P5mDGO32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tồn tại xã hội là gì? Ý thức xã hội là gì
4. Hình thái ý thức xã hội: Trình bày các hình thái chủ yếu của ý thức xã hội (2020) https://8910x.com/cac-hinh-thai-y-thuc-xa-hoi/#1_Y_thuc_chinh_tri Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thái ý thức xã hội: Trình bày các hình thái chủ yếu của ý thức xã hội
5. Tồn tại xã hội, ý thức xã hội và mối quan hệ biện chứng giữa chúng (2021) https://hocluat.vn/ton-tai-xa-hoi-y-thuc-xa-hoi-va-moi-quan-he-bien-chung-giua-chung/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tồn tại xã hội, ý thức xã hội và mối quan hệ biện chứng giữa chúng
6. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là gì? https://luanvan2s.com/chu-nghia-duy-vat-lich-su-la-gi-bid291.html 7. Khái niệm ý thức xã hội, ý thức pháp luật và ý thức pháp quyền? (2022) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa duy vật lịch sử là gì"? https://luanvan2s.com/chu-nghia-duy-vat-lich-su-la-gi-bid291.html 7. "Khái niệm ý thức xã hội, ý thức pháp luật và ý thức pháp quyền

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w