1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án ii thiết kế bộ giám sát thời tiết không dây từ xa sử dụng esp32 và truyền thông lora

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1.3.Các yêu cầu cơ bản Các yêu cầu cơ bản bao gồm:- Xây dựng được một hệ thông có thể truyền nhận được dữ liệu từ khoảng cách từ 1000-3000m.- Hệ thống tiết kiệm nhiên liệu, đo được các t

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘITRƯỜNG ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

Ngành Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa

HÀ NỘI, 1/2024

Trang 2

Lời cảm ơn

Báo cáo này được thực hiện và hoàn thành tại Trường Điện – Điện tử – Đại học Bách Khoa Hà Nội, nằm trong nội dung học phần Đồ án II của kì học 2023.1 Em xin được dành lời cảm ơn chân thành tới ThS Nguyễn Thị Huế, là giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn và gợi ý cho tác giả đề tài rất thú vị này, đồng thời thầy cũng đã giúp đỡ tận tình và có những đóng góp bổ ích để chúng em có thể hoàn thành báo cáo này một cách tốt nhất.

Ngoài ra, em xin gửi lời cám ơn đến các giảng viên của Trường Điện – Điện tử, những người đã cung cấp cho chúng em tri thức giúp em có thể hoàn thành đề tài được giao.

Tuy nhiên, trong quá trình làm đề tài, do kiến thức chuyên ngành còn hạn chế nên emvẫn còn nhiều thiếu sót khi tìm hiểu, đánh giá, và trình bày về đề tài Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của cô để em có thể trở nên tốt hơn trong tương lai.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 29, tháng 1, năm 2024

Sinh viên thực hiện

Kí và ghi rõ họ tên

Trang 3

2.1.Giao thức truyền thông 5

2.2.Các khái niệm cơ bản 9

2.Lưu đồ thuật toán 19

2.1.Lưu đồ thuật toán cho SLAVE 19

2.2.Lưu đồ thuật toán cho MASTER 20

3.Cấu hình cho Lora AS32 TTL 100 20

4.Lập trình cho SLAVE 22

5.Lập trình cho MASTER 24

IV.KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 26

1.Kết quả thu được 26

2.Đánh giá so với mục tiêu đề ra 27

3.Các vấn đề phát sinh 28

4.Hướng giải quyết 28

V.KẾT LUẬN, HƯỚNG PHÁT TRIỂN 29

1.Kết luận 29

2.Hướng phát triển 29

VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 4

I.GIỚI THIỆU1 Tổng quan

Trong thời đại số hóa ngày càng phát triển, việc kết nối các thiết bị và hệ thống thông qua các phương tiện truyền thông không dây đã trở thành một phần quan trọngvà thiết yếu của cuộc sống hàng ngày Việc tích hợp các kết nối như LoRa, Bluetooth và Wi-Fi vào vi điều khiển ESP32 mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng ứngdụng đa dạng trong các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp thông minh, y tế, quản lý năng lượng và nhiều lĩnh vực khác.

Lý do chọn đề tài này xuất phát từ mục tiêu khám phá và hiểu rõ cách thức lập trình và kết nối các loại thu phát truyền thông khác nhau với vi điều khiển ESP32 Việc nắm vững kiến thức về LoRa, Bluetooth và Wi-Fi cùng với khả năng áp dụng vào các dự án thực tế có thể mang lại giá trị sâu rộ, giúp tối ưu hóa hiệu suất, tiết kiệm năng lượng và tạo ra các sản phẩm thông minh có khả năng tương tác mạnh mẽvới môi trường.

Thông qua việc nghiên cứu và thực hiện thực tế về cách lập trình và kết nối LoRa, Bluetooth và Wi-Fi với vi điều khiển ESP32, đề tài này mong muốn đóng gópkiến thức và kinh nghiệm cho cộng đồng lập trình và các nhà phát triển trong việc ứng dụng các giải pháp truyền thông tiên tiến vào các sản phẩm và dự án thực tế Trong phạm vi nghiên cứu Đồ Án II chúng em xin phép được kết nối vi điều khiển ESP32 với LoRa nhằm truyền nhận dữ liệu môi trường.

Mục tiêu chính của đề tài này là nghiên cứu, phân tích và thực hành cách lập trìnhvà kết nối vi điều khiển ESP32 với truyền thông LoRa và các phần cảm biến liên quan Mục tiêu cụ thể bao gồm:

- Tìm hiểu kiến thức cơ bản: Nắm vững kiến thức cơ bản về giao thức truyền thôngLoRa, cách hoạt động của chúng và ưu điểm/hạn chế của từng loại kết nối.- Lập trình và cấu hình: Hiện thực việc lập trình ESP32 để thực hiện việc gửi và nhận dữ liệu thông qua các loại kết nối truyền thông Cấu hình các tham số quan trọng như tần số, mã hóa và chế độ hoạt động biết cách kết nối, lấy dữ liệu từ các cảm biến.

- Kiểm tra và gỡ lỗi: Thực hiện các thử nghiệm và kiểm tra ứng dụng trên các thiết bị thực tế, đồng thời tìm hiểu và khắc phục các vấn đề gặp phải trong quá trình triển khai.

Trang 5

1.3.Các yêu cầu cơ bản

Các yêu cầu cơ bản bao gồm:

- Xây dựng được một hệ thông có thể truyền nhận được dữ liệu từ khoảng cách từ 1000-3000m.

- Hệ thống tiết kiệm nhiên liệu, đo được các thông số chính xác.

- Xây dựng được hệ thống có tính khả thi, ứng dụng cao khi áp dụng vào thực tế.

Mục tiêu chính của giao thức truyền thông bao gồm:

- Đáng tin cậy: Giao thức phải đảm bảo rằng dữ liệu không bị mất hoặc bị hỏng trong quá trình truyền tải Điều này thường được thực hiện bằng cách sử dụng các kiểu kiểm tra lỗi và quá trình xác nhận.

- Hiệu quả: Giao thức cần phải tiết kiệm băng thông và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên mạng Điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng các kỹ thuật như nén dữ liệu và định tuyến thông minh.

- Khả năng mở rộng: Giao thức cần phải có khả năng mở rộng để có thể xử lý một lượng lớn các thiết bị và dữ liệu trong mạng mà không gây ra sự cố hoặc hiệu suất kém đi.

- Tích hợp: Giao thức cần phải tương thích với các giao thức khác và có khả năng hoạt động cùng với các dịch vụ và ứng dụng khác trong môi trường mạng phức tạp.

Các chế độ truyền dẫn

a Truyền thông nối tiếp và truyền song song.Truyền song song:

- Mỗi bit dùng một đường truyền riêng, truyền đồng thời.

- Máy tính lưu và xử lý số liệu theo từng từ (có độ dài 8, 16, 32, 64 bit) Dữ liệu sẽ được cấp theo dạng song song mỗi lần một từ.

- Có 8 (16,32,64) dây dẫn song song nối giữa 2 điểm truyền Như vậy truyền song song là truyền từng từ (từ có độ dài 8, 16, 32, 64 bit)

- Phương pháp truyền song song có tốc độ cao nên nó thường được sử dụng khi truyền bên trong các thiết bị hay giữa các linh kiện trên cùng mạch in.

- Tuy nhiên khi truyền ở khoảng cách xa thì nó có nhược điểm là tốn dây dẫn và cósự sai khác về mặt thời gian giữa các tín hiệu.

- Ưu điểm nổi bật của phương pháp truyền này là tốc độ truyền nhanh.

- Nhược điểm dễ thấy là đối với các đường truyền dài thì chi phi cho đường dây là quá đắt.

Truyền nối tiếp:

- Trong phương pháp truyền này các bit được truyền đi tuần tự nối tiếp nhau.- Ưu điểm dễ thấy của phương pháp này là tiết kiệm dây dẫn đặc biệt khi thực hiệnviệc truyền thông trên khoảng cách xa.

Trang 6

- Nhược điểm dễ thấy của phương pháp này là tốc độ truyền bị hạn chế Truyền song song và truyền nối tiếp:

- Máy tính dù tôn tại ở dạng nào chúng đều có các bộ VLX và bus song song xử lý tín hiệu song song, vì vậy để có thể dùng các phương pháp truyện nối tiếp ta cần có cácbộ chuyển đổi song song và nối tiếp.

b Truyền động bộ và không đồng bộ.Truyền không đồng bộ:

- Trong chế độ truyền này các trạm thu phát không cùng nhịp Clock việc phát hiện ra nội dung dữ liệu được thực hiện thông qua các bit đánh dấu có trong các byte truyền.- Có thời gian nghĩ giữa các khung bản không cố định.

- Việc truyền bắt đầu bởi 1 Start bit, các bit được truyền với một thông số định trước.

- Một đặc điểm quan trọng là thông số của cổng truyền phải giống nhau ở bên phát và bên thu để đảm bảo độ dài của chuỗi bit dữ liệu như nhau.

- Trong truyền bất đồng bộ, đồng hồ thu chạy một cách bất đồng bộ với tín hiệu thu.

- Để thu được tín hiệu thì tín hiệu đồng hồ thu nhanh gấp N lần đồng hồ phát và mỗi bit được dịch vào SIPO sau N chu kì xung đồng hồ.

- Cần có giao thức để điều khiển và ổn định luồng dữ liệu.

- Tuy nhiên cũng giống như truyền bất đồng bộ chúng ta chỉ chấp nhận phương pháp nào cho phép máy thi đạt được sự đồng bộ bit, đồng bộ kí tực và frame.- Chế độ truyền đồng bộ các khối (block) dữ liệu được truyền đi gọi là các frame/packet.

- Bên nhận và bên phát tín hiệu đều thực hiện cùng một lúc nên việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian ngay cả khi sự kiện xảy ra liên tục.

Truyền đơn công, bán song công và song công Truyền đơn công:

- Trong chế độ truyền dẫn này tín hiệu truyền chỉ theo một hướng Truyền song công:

- Chế độ truyền này cho phép tín hiệu được truyền đồng thời theo hai chiều

Trang 7

Truyền bán song công:

- Trong chế độ truyền này tín hiệu có thể được truyền theo hai chiều nhưng tại mỗithời điểm chỉ được truyền theo một chiều nhất định

Giao thức UARTa Giới thiệu chung

UART (Universal Asynchronous Receiver-Transmitter) là một giao diện truyềnthông thông dụng trong việc kết nối các thiết bị điện tử Nó được sử dụng để truyền dữliệu giữa các thiết bị thông qua dây cáp đơn hoặc các liên kết không dây UART thườngđược tích hợp vào nhiều vi điều khiển và các thiết bị điện tử khác để cho phép giao tiếpđơn giản và hiệu quả.

b Nguyên lý hoạt động

- Chân Tx (truyền) của một chip sẽ kết nối trực tiếp với chân Rx (nhận) của chip khác và ngược lại Quá trình truyền dữ liệu thường sẽ diễn ra ở 3.3V hoặc 5V UART là một giao thức giao tiếp giữa hai thiết bị phần cứng Trong đó 1 thiết bị được thiết lập để tiến hành giao tiếp với chỉ duy nhất 1 thiết bị khác.

- Dữ liệu truyền đến và đi từ UART song song với thiết bị điều khiển Khi tín hiệu gửi trên chân Tx (truyền), bộ giao tiếp UART đầu tiên sẽ dịch thông tin song song này thành dạng nối tiếp và sau đó truyền tới thiết bị nhận Chân Rx (nhận) của UART thứ 2 sẽ biến đổi nó trở lại thành dạng song song để giao tiếp với các thiết bị điều khiển.- Dữ liệu truyền qua UART sẽ đóng thành các gói (packet) Mỗi gói dữ liệu chứa 1-bit bắt đầu, 5 – 9 bit dữ liệu (tùy thuộc vào bộ UART), 1 bit chẵn lẻ tùy chọn và 1 bit hoặc 2 bit dừng.

- Quá trình truyền dữ liệu UART sẽ diễn ra dưới dạng các gói dữ liệu này, bắt đầu bằng - bit bắt đầu, đường mức cao được kéo dần xuống thấp Sau bit bắt đầu là 5 – 9 bit dữ liệu truyền trong khung dữ liệu của gói, theo sau là bit chẵn lẻ tùy chọn để nhằm xác minh việc truyền dữ liệu thích hợp Sau cùng, 1 hoặc nhiều bit dừng sẽ được truyền ở nơi đường đặt tại mức cao Vậy là sẽ kết thúc việc truyền đi một gói dữ liệu

c Đặc điểm

- Bất đồng bộ (Asynchronous): UART hoạt động dưới dạng bất đồng bộ, nghĩa là không có tín hiệu đồng hồ chung giữa các thiết bị Thay vào đó, dữ liệu được truyền đi cùng với các tín hiệu start bit và stop bit để đồng bộ hóa.

- Tốc độ truyền tải (Baud rate): Tốc độ truyền tải của UART được đo bằng đơn vị baud rate, biểu thị số lượng bits truyền tải trong một giây Các tốc độ truyền tải phổ biếnbao gồm 9600, 115200 baud, và nhiều tốc độ khác.

- Chế độ truyền thông: UART có thể hoạt động trong các chế độ truyền thông toàn dupleks (full-duplex), cho phép truyền và nhận dữ liệu cùng một lúc, hoặc nửa dupleks (half-duplex), cho phép truyền và nhận lần lượt.

Trang 8

- Kích thước dữ liệu (Data bits): UART cho phép truyền tải các gói dữ liệu có kíchthước từ 5 đến 9 bits Kích thước này cùng với start bit và stop bit tạo thành một frame dữ liệu.

d Ứng dụng

- Kết nối với máy tính: UART thường được sử dụng để kết nối vi điều khiển hoặc thiết bị nhúng với máy tính thông qua cổng serial Điều này cho phép lập trình và giao tiếp với thiết bị.

- Kết nối giữa vi điều khiển: UART thường được sử dụng để giao tiếp giữa các vi điều khiển trong hệ thống nhúng, cho phép truyền dữ liệu và lệnh điều khiển.- Kết nối với các module cảm biến: Nhiều module cảm biến và thiết bị nhúng sử dụng giao diện UART để truyền tải dữ liệu cảm biến và nhận lệnh điều khiển từ vi điều khiển chính.

- Giao tiếp không dây: UART có thể được sử dụng trong môi trường không dây bằng cách kết hợp với các module sóng radio, Bluetooth hoặc LoRa để tạo mạch truyền tải không dây.

e Kết luận

- UART là một giao diện truyền thông đơn giản nhưng quan trọng, cho phép truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị điện tử Nó có ứng dụng rộng rãi trong việc kết nối vàgiao tiếp giữa các thiết bị trong các hệ thống nhúng và điện tử.

Giao thức JSON

a Khái Niệm và Nguyên Lý Hoạt Động:

JSON là gì? JSON (JavaScript Object Notation) là một định dạng dữ liệu nhẹ và dễ đọc, được thiết kế để truyền tải dữ liệu giữa máy chủ và trình duyệt web, cũng như giữa các ứng dụng khác nhau.

Nguyên lý hoạt động: JSON dựa trên ý tưởng về cặp key-value (khóa-giá trị), trong đó dữ liệu được tổ chức thành các cặp key-value và có thể lồng nhau tạo thành các cấu trúc phức tạp.

b Đặc Điểm Của JSON:

Dễ Đọc và Viết: JSON có cú pháp đơn giản và dễ đọc, thậm chí có thể được tạo và chỉnh sửa bằng tay.

Tính Nhẹ: Dữ liệu JSON được truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt một cách hiệu quảvì nó rất nhẹ.

Đa Dạng Cấu Trúc: Cấu trúc của JSON có thể là mảng, đối tượng, chuỗi, số, boolean, vàgiá trị null.

Trang 9

Lưu Trữ Trạng Thái Ứng Dụng: Trong môi trường web, JSON thường được sử dụng để lưu trữ trạng thái ứng dụng và tương tác giữa máy chủ và trình duyệt.

2.2 Các khái niệm cơ bản

Bit và Byte: Bit là đơn vị cơ bản của dữ liệu trong hệ thống số học, có thể mang giá trị 0hoặc 1 Byte là một nhóm 8 bit, thường là đơn vị cơ bản để đại diện cho dữ liệu.- Tần số (Frequency): Tần số là số lần mà một tín hiệu dao động hoàn thành một chu

kỳ trong một đơn vị thời gian cố định Đo bằng đơn vị Hertz (Hz).

- Băng thông (Bandwidth): Băng thông là dải tần số mà một kênh truyền thông có thể truyền tải dữ liệu Đo bằng đơn vị Hertz (Hz).

- Chu kỳ truyền tải (Transmission Cycle): Chu kỳ truyền tải là khoảng thời gian mà một thiết bị truyền tải dữ liệu Chu kỳ này thường bao gồm thời gian truyền tải và thời gian nghỉ.

- Giao thức truyền thông (Communication Protocol): Giao thức là tập hợp các quy tắcvà quy định về cách thiết bị giao tiếp và trao đổi dữ liệu với nhau.

- Bit Rate và Baud Rate: Bit rate là số lượng bit được truyền tải trong một đơn vị thời gian Baud rate là số lượng tín hiệu tín hiệu trên một đơn vị thời gian Trong một số trường hợp, chúng có thể khác nhau.

- Channel (Kênh truyền): Channel là một đường truyền thông qua đó thông tin được truyền tải Môi trường và điều kiện của kênh ảnh hưởng đến hiệu suất truyền thông.

Trang 10

II.THIẾT KẾ PHẦN CỨNG1 Sơ đồ khối

a Sơ đồ khối của SLAVE

b Sơ đồ khối của MASTER

2 Lựa chọn thiết bị

Dựa vào các yêu cầu của đề tài, cân đối tài chính, và khả năng xử lý linh kiện của bảnthân, em quyết định sẽ dùng các linh kiện sau:

- 2 mạch ESP32 CH340- 2 mạch Lora AS32 TTL 100- 1 cảm biến DHT11

Trang 11

- 1 cảm biến mưa raindropVi xử lý ESP32 CH340a Giới thiệu chung

ESP32 là một vi điều khiển tích hợp Wi-Fi và Bluetooth, được sản xuất và phát triển bởi công ty Espressif Systems Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2016, ESP32 nhanh chóng trở thành một trong những vi điều khiển phổ biến trong cộng đồng phát triển IoT (Internet of Things) và những ứng dụng nhúng khác nhau

b Thông số kĩ thuật và đặc điểm nổi bật Thông số kĩ thuật:

- Loại: Wifi + Bluetooth Module- Mô hình: ESP32 38 chân- Điện áp nguồn (USB): 5V DC- Đầu vào/Đầu ra điện áp: 3.3V DC

- Công suất tiêu thụ: 5μA trong hệ thống treo chế độ- Hiệu suất: Lên đến 600 DMIPS

- GPIO kỹ thuật số: 24 chân (một số chân chỉ làm đầu vào)

- Kỹ thuật số Analog: 12bit SAR loại ADC, hỗ trợ các phép đo trên lên đến 18 kênh, một số chân hỗ trợ một bộ khuếch đại với lập trình tăng

- Bảo mật: IEEE 802.11, bao gồm cả WFA, WPA/WPA2 và WAPI

- Phần cứng tăng tốc mật mã học: AES, SHA-2, RSA, hình elip mật mã Đường Cong (ECC), số ngẫu nhiên Máy phát điện (RNG)

- GPIO (General Purpose Input/Output) nhiều:

- Cung cấp một số lượng lớn chân GPIO, cho phép kết nối với nhiều thiết bị ngoại vi và cảm biến.

- Thư viện và bảng phần cứng đa dạng:

- ESP32 được hỗ trợ bởi nhiều thư viện và bảng phần cứng khác nhau, giúp người phát triển dễ dàng tích hợp và sử dụng.

- Chế độ tiết kiệm năng lượng:

- Hỗ trợ các chế độ tiết kiệm năng lượng, giúp giảm tiêu thụ năng lượng trong các ứng dụng cần pin kéo dài.

- Tích hợp SPI, I2C, UART:

Trang 12

- Các giao thức truyền thông như SPI, I2C và UART được tích hợp sẵn, giúp kết nối với nhiều loại thiết bị ngoại vi.

- Chế độ AP (Access Point) và STA (Station) Wi-Fi:

- Có khả năng hoạt động cùng lúc ở cả chế độ AP và STA, cho phép ESP32 đóng vai trò làm điểm truy cập và kết nối đến một điểm truy cập khác.

- Hỗ trợ BLE (Bluetooth Low Energy):

- Hỗ trợ Bluetooth Low Energy, làm cho ESP32 phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu tiết kiệm năng lượng.

Mạch truyền thông Lora AS32 TTL 100a Giới thiệu chung

Mạch thu phát LoRa AS32 (tên đầy đủ là RF UART Lora SX1278 433Mhz 3000m EBYTE AS32-433T20DC) sử dụng chip SX1278 của nhà sản xuất SEMTECH, với

Trang 13

chuẩn giao tiếp LORA (Long Range) Chuẩn LoRa có 2 ưu điểm lớn là tiết kiệm năng lượng và khoảng cách phát siêu xa (Ultimate Long Range Wireless Solution) Chúng cũng có thể được cấu hình để tạo thành mạng Do đó, chuẩn LoRa được phát triển và sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu về IoT.

b Thông số kĩ thuật và đặc điểm - Model: AS32-TTL-100 RF- IC chính: SX1278 từ SEMTECH.- Điện áp hoạt đông: 2.3 – 5.5 VDC- Điện áp giao tiếp: TTL

- Giao tiếp UART Data bits 8, Stop bits 1, Parity none, tốc độ từ 1200 – 115200.- Tần số: 410 – 441Mhz

- Công suất: 20dbm (100mW)

- Khoảng cách truyền tối đa trong điều kiện lý tưởng: 3000m- Tốc độ truyền: 0.3 – 19.2 Kbps (mặc định 2.4 Kbps)- 512bytes bộ đệm.

- Hỗ trợ 65536 địa chỉ cấu hình.- Kích thước: 21x36mm.Đặc điểm:

LoRa là một công nghệ truyền thông không dây được phát triển bởi công ty Semtech Tên "LoRa" là viết tắt của "Long Range" - chính xác mô tả khả năng của công nghệ này, là khả năng truyền thông từ xa với độ phủ sóng rộng lớn và tiêu thụ năng lượng thấp.

- Phạm vi truyền tải rộng: Lora có thể truyền tải dữ liệu trên khoảng cách rất xa, cóthể đại được khoảng cách truyền tải tới 15km hoặc nhiều hơn trong môi trường rộng mở.- Sử dụng mức năng lượng thấp: Lora có thể hoạt động với mức năng lượng thấp, giúp tăng tuổi thọ pin và giảm chi phí sử dụng.

- Khả năng chống nhiễu tốt: Lora cho khả năng chống nhiễu tốt và khả năng tự động tìm kiếm kênh truyền tải tốt nhất, giúp đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu truyền tải.

- Độ an toàn cao: Lora sử dụng mã hóa AES 128bit để bảo vệ dữ liệu truyền tải, đảm bảo độ an toàn cao cho thông tin người dùng.

c Sơ đồ kết nối chân

Trang 14

Số chân Tên chân Chức năng chân

1 M0 Thiết lập chế độ Mode giao tiếp2 M1 Thiết lập chế độ Mode giao tiếp

3 RXD Kết nối giao tiếp chuẩn UART nhận dữ liệu4 TXD Kết nối giao tiếp chuẩn UART truyền dữ liệu5 AUX Chân dự phòng

6 Vcc Chân cấp nguồn 3,3-5,2V DC7 Gnd Chân nối đất

Lựa chọn các cảm biếna Cảm biến DHT11

Cảm biến độ ẩm nhiệt độ DHT11 ra chân được tích hợp sẵn điện trở 5,1k giúp người dùng dễ dàng kết nối và sử dụng hơn so với cảm biến DHT11 chưa ra chân, module lấy dữ liệu thông qua giao tiếp 1 wire (giao tiếp 1 dây) Bộ tiền xử lý tín hiệu tích hợp trong cảm biến giúp bạn có được dữ liệu chính xác mà không cần phải qua bất kỳ tính toán nào Module được thiết kế hoạt động ở mức điện áp 5VDC.

Thông số kĩ thuật:

- Điện áp hoạt động: 3.5- 5VDC- Chuẩn giao tiếp: TTL, 1 wire.

- Khoảng đo độ ẩm: 20%-80%RH sai số ± 5%RH- Khoảng đo nhiệt độ: 0-50°C sai số ± 2°C- Tần số lấy mẫu tối đa 1Hz (1 giây / lần)- Kích thước: 28mm x 12mm x10m

Ngày đăng: 18/06/2024, 17:24

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w