1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Đề Tài Theo Bạn, Thị Trường Tài Chính Toàn Cầu Có Các Biến Động Nào Sắp Tới, Và Tác Động Như Thế Nào Đến Các Nền Kinh Tế Châu Á, Đặc Biệt Là Việt Nam Huyến Nghị Cho Việt Nam Trong Giai Đoạn Này.pdf

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO ĐỀ TÀI: THEO BẠN, THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU CÓ CÁC BIẾN ĐỘNG NÀO SẮP TỚI, VÀ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CÁC NỀN

KINH TẾ CHÂU Á, ĐẶC BIỆT LÀ VIỆT NAM? KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN

NÀY?

Giảng viên phụ trách: TS Trần Tuấn Anh Lớp : 12DHKDQT03

Nhóm thực hiện: Nhóm 7

Tp Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 5 năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước khi bước vào nội dung bài tiểu luận, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy “Trần Tuấn Anh” đã hướng dẫn tận tình để nhóm em có thể hoàn thành bài tiểu luận này Hy vọng thông qua những nỗ lực tìm hiểu và học hỏi từ tất cả thành viên nhóm 7 khóa 12DHKDQT03 của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh sẽ giúp các bạn hiểu hơn về những biến động và các tác động ảnh hưởng đến các nền kinh tế Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng Ngoài ra, nhóm 7 cũng gửi tới các bạn những kết quả nghiên cứu và những bài học có trong nội dung bài tiểu luận này

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

1 MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Đối tượng nghiên cứu 3

1.2 Thị trường tài chính toàn cầu tác động đến nền kinh tế thế giới hiện nay 11

1.3 Triển vọng thị trường tài chính toàn cầu hiện nay 13

1.3.1 Các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng thị trường tài chính toàn cầu 13

2.1.3 Trung Quốc nhấn mạnh cải cách và mở cửa thị trường 17

2.2 Tác động đến nền kinh tế Việt Nam 18

2.2.1 Tác động tiêu cực 18

2.2.2 Tác động tích cực 21

Trang 5

2

CHƯƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ TRONG GIAI ĐOẠN NÀY 24

3.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ 24

3.2 Đối với NHNN, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan 25

3.3 Đối với Việt Nam nói chung 26

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, có lẽ một trong những vấn đề được xã hội quan tâm nhất đó chính là tình hình thị trường tài chính toàn cầu Với nhiều biến động sau đại dịch Covid 19 và cuộc xung đột căng thẳng giữa Nga – Ukraine khiến cho tình -hình thị trường tài chính toàn cầu cũng có nhiều biến đổi ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thế giới nói chung và các quốc gia nói riêng Hơn ai hết, chúng ta hiểu rằng hoạt động kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, và quá trình thay đổi cũng như phát triển của

Trang 6

3

nó là vô cũng phức tạp Có thể khẳng định ngày nay, các hoạt động của thị trường tài chính đã thực sự xâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, chính trị cho đến các yếu tố gia đình, …

Và nhóm làm đề tài cũng đã thấy được sự quan trọng của thị trường tài chính toàn cầu đối với nền kinh tế thế giới Cụ thể là những biến động và các tác động ảnh hưởng đến các nền kinh tế Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng Vì vậy nhóm làm đề tài sẽ có những phân tích giúp hiểu rõ hơn về biến động, tác động của nền kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế Châu Á VÀ việt Nam và đề ra những khuyến nghị cho Việt Nam trong giai đoạn này qua đề tài: “ Theo bạn, thị trường tài chính toàn cầu có các biến động nào sắp tới, và tác động như thế nào đến các nền kinh tế Châu Á, đặc biệt là Việt Nam? Khuyến nghị cho Việt Nam trong giai đoạn này?”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Giúp nắm bắt được tình hình thị trường tài chính hiện nay và thấy được sự quan trọng của vấn đề đó

- Nắm được nét chính về hoạt động và công cụ tài chính của các thị trường tài chính cơ bản

- Hiểu biết về những vấn đề cốt lõi của hoạt động tài chính trong nền kinh tế thị trường

3 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận đươ c thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau trong đo chủ yếu là các phương pháp sau:

a Phương pháp thu thâ p va xử lý số liệu b Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp c Phương pháp phân tích xu thế

d Phương pháp phân tích va tổng hợp số liệu e Phương pháp kế thừa

4 Đối tượng nghiên cứu

Các tác động của thị trường tài chính toàn cầu đến nền Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng

5 Bố cục của đề tài Đề tài gồm có 4 chương:

- Chương 1: Phân tích tình hình thị trường tài chính toàn cầu

Trang 7

4

- Chương 2: Tác động đến kinh tế Châu Á và Việt Nam - Chương 3: Khuyến nghị

- Chương 4: Kết luận

Trang 8

5

Trang 9

6 DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Sự biến động của một số chỉ số chứng khoán trên thế giới trong năm 2022

4 Hình 2: Sự biến động của vốn hóa các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới trong năm 2022 (nghìn tỷ USD)

5

Trang 11

8

Thị trường tài chính toàn cầu đã không giữ được đà tăng trưởng của năm 2021 mà chuyển sang giai đoạn điều chỉnh giảm và đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi mặt bằng lãi suất tăng cao Thị trường tài chính toàn cầu ghi nhận sự biến động mạnh theo xu hướng giảm do những tác động từ sự bất ổn toàn cầu và lạm phát tăng cao tại hầu hết các quốc gia, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu Việc các ngân hàng trung ương thắt

chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát khiến lãi suất tăng, dòng vốn có xu hướng rút khỏi thị trường cổ phiếu

Hình 1: Sự biến động của một số chỉ số chứng khoán trên thế giới trong năm 2022 Thị trường tài chính tại các nền kinh tế mới nổi còn bị ảnh hưởng tiêu cực hơn khi dòng vốn từ các thị trường này xu hướng dịch chuyển sang Mỹ để nhận mức chiết khấu cao hơn Tuy nhiên, trong giai đoạn quý IV/2022, thị trường tài chính toàn cầu bắt đầu có xu hướng hồi phục trước những tín hiệu tích cực từ kinh tế vĩ mô, đặc biệt là việc các Ngân hàng trung ương lớn phát đi tín hiệu giảm mức độ của việc tăng lãi suất Cụ thể:

● Thứ nhất, xu hướng chung của thị trường chứng khoán toàn cầu là biến động mạnh trong chiều hướng giảm điểm và thanh khoản trong những quý đầu năm và có chiều hướng phục hồi vào quý cuối năm 2022

Thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận xu hướng giảm trong 9 tháng đầu năm và

Trang 12

Hình 2: Sự biến động của vốn hóa các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới trong năm 2022 (nghìn tỷ USD)

● Thứ hai, tăng trưởng của thị trường trái phiếu cũng diễn biến theo chiều hướng chậm lại so với năm trước, đặc biệt tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển

Trang 13

10

Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2022, lượng trái phiếu mới phát hành giảm 54% so với cùng kỳ năm trước xuống 68 tỷ USD, kể cả trái phiếu lợi suất cao Thời gian đáo hạn cũng rút ngắn, chỉ 18% trái phiếu phát hành có kỳ hạn trên 15 năm mức thấp - nhất kể từ năm 2013 Trong cùng thời kỳ, lượng trái phiếu do các doanh nghiệp phi tài chính phát hành cũng giảm 75% so với cùng kỳ năm trước xuống dưới 60 tỷ USD Tính đến tháng 9/2022, lượng trái phiếu phát hành tại các nước mới nổi giảm tổng cộng 75% Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng phải đối diện với nhiều khó khăn khi lãi suất thị trường liên tục tăng, dẫn đến hạn chế khả năng huy động, đồng thời là rủi ro trong thanh toán khi mà hoạt động kinh doanh kém khả quan do sự xuống của nền kinh tế cũng như sự hạn chế của dòng tiền, bên cạnh đó là xu hướng dòng vốn rút ra và chảy vào thị trường Mỹ khi đồng USD mạnh lên đáng kể Thị trường trái phiếu nội tệ xấu đi rõ rệt, phản ánh những lo ngại về triển vọng kinh tế vĩ mô và nợ nần tăng cao, lợi suất bù trái phiếu quốc gia tăng mạnh, nhất là tại các nước Trung và Nam Âu Tại Trung Quốc, tính đến tháng 9/2022, dư nợ TPDN đạt 6,5 nghìn tỷ USD, tương đương 78,3% GDP 6 tháng đầu năm 2022 (hơn 8,3 nghìn tỷ USD), trong đó, tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu là 1,35%

● Thứ ba, trên thị trường ngoại hối, đồng USD tăng giá mạnh

So với các đồng tiền chủ chốt, đồng USD đã ghi nhận mức tăng mạnh Tại thời điểm ngày 30/11, đồng USD đã tăng 7,26% so với đồng EUR; 10,82% so với đồng GBP; 9,73% so với đồng CNY; đặc biệt tăng tới 19,27% so với đồng JPY Có những thời điểm đồng USD đã vượt qua giá trị của đồng EUR khi tăng tới hơn 16% (giữa quý II/2020), điều chưa từng xảy ra trong suốt 20 năm qua

Việc đồng USD mạnh lên làm tăng nợ của doanh nghiệp và chính phủ với các khoản vay bằng ngoại tệ Điều này gây thêm khó khăn cho các nền kinh tế, đặc biệt với các nền mới nổi và đang phát triển Bên cạnh đó, xu hướng dịch chuyển dòng vốn về Mỹ cũng khiến kinh tế toàn cầu bị hạn chế và dòng tiền, qua đó gây thêm khó khăn cho quá trình phục hồi sau đại dịch

Thị trường tài chính toàn cầu “dậy sóng” trước xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ Các dấu hiệu căng thẳng đang gia tăng trong hệ thống tài chính toàn cầu, làm dấy lên lo lắng về mọi thứ, từ sự “lây lan” khủng hoảng giữa các thị trường đến sự rạn nứt trong các sản phẩm tài chính Những lo ngại xuất hiện khi các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới thắt chặt chính sách tiền tệ một cách mạnh tay trong cuộc chiến kiềm chế lạm

Trang 14

11

phát, tạo ra một môi trường mà giới đầu tư và các nhà hoạch định chính sách cho là “mảnh đất màu mỡ” cho các đợt bất ổn tài chính Các nhà đầu tư đã cảm nhận được những biến động gây sốc mà giai đoạn bất ổn như vậy có thể mang lại vào tháng trước, khi một vụ tranh cãi về vấn đề nợ ở Vương quốc Anh làm nổi sóng trên khắp thị trường thế giới Mặc dù Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã vào cuộc để ổn định thị trường, một số dấu hiệu được theo dõi chặt chẽ như nhu cầu USD toàn cầu và tâm lý ngại rủi ro trên thị trường tín dụng vẫn cho thấy căng thẳng tài chính ngày càng gia tăng

1.2 Thị trường tài chính toàn cầu tác động đến nền kinh tế thế giới hiện nay Hoạt động kinh tế toàn cầu suy yếu với lạm phát cao hơn mức từng thấy trong vài thập kỷ qua, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, thắt chặt chính sách tiền tệ ở hầu hết các khu vực, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine và đại dịch Covid 19 kéo dài đều -ảnh hưởng nặng nề đến triển vọng kinh tế thế giới Tình trạng này được dự báo sẽ không nghiêm trọng và nhiều khả năng thế giới có thể tránh được một cuộc suy thoái sâu trong năm 2023

Tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại, từ 6% trong năm 2021 xuống 3,2% trong năm 2022 và 2,7% trong năm 2023 Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2001 (ngoại trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính và giai đoạn đại dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh) Lạm phát trên toàn thế giới được dự báo sẽ tăng từ 4,7% năm 2021 lên 8,8% năm 2022, nhưng giảm xuống 6,5% vào năm 2023 và 4,1% trong năm 2024

Báo cáo của IMF đã chỉ ra ba sự kiện lớn hiện đang cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu bao gồm: Xung đột Nga Ukraine; Cuộc khủng hoảng chi phí sinh -hoạt và suy thoái kinh tế ở Trung Quốc Những sự kiện này kết hợp với nhau gây ra ảnh hưởng lớn về kinh tế, địa chính trị và sinh thái Theo báo cáo của IMF, cuộc xung đột ở Ukraine tiếp tục làm mất ổn định nền kinh tế toàn cầu một cách mạnh mẽ, với những tác động đã gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng ở châu Âu, đồng thời là sự tàn phá nặng nề ở chính Ukraine

Theo ngân hàng thế giới, điều kiện tài chính toàn cầu có xu hướng ổn định vào đầu năm 2023 Chứng khoán toàn cầu tăng khoảng 7% trong tháng 01/2023, trước khi ổn định vào tháng 02/2023 do kỳ vọng lãi suất ngắn hạn của Hoa Kỳ tăng Dòng tài chính vào các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi tăng trong đầu năm 2023 Tháng 01/2023, dòng nợ và vốn cổ phần trong danh mục đầu tư vào các nền kinh tế đang

Trang 15

12

phát triển và thị trường mới nổi đạt mức cao kể từ cuối năm 2020, dẫn đầu là dòng vốn vào Trung Quốc tăng mạnh Sau khi tăng nhanh trong năm 2022, chênh lệch lãi suất đi vay của chính phủ các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi đã giảm trong những tháng đầu năm 2023

IMF cho rằng các điều kiện tài chính toàn cầu đã phần nào dịu bớt kể từ thời điểm đưa ra Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu tháng 10/2022, chủ yếu do kỳ vọng của thị trường về chu kỳ lãi suất thay đổi Lợi suất trái phiếu toàn cầu và chênh lệch lãi suất doanh nghiệp gần đây đã giảm, thị trường chứng khoán phần nào hồi phục

Một số nhân tố rủi ro tác động tới triển vọng kinh tế thế giới

IMF chỉ ra sáu nhân tố rủi ro chính có thể làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu như sau:

Thứ nhất, quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc có thể bị đình trệ Trong bối cảnh mức độ miễn dịch cộng đồng vẫn còn thấp và năng lực bệnh viện không đủ, đặc biệt khu vực ngoại ô các đô thị lớn, những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe có thể cản trở quá trình phục hồi Khủng hoảng sâu sắc của thị trường bất động sản ở Trung Quốc với rủi ro vỡ nợ cao của các nhà phát triển bất động sản có thể dẫn đến bất ổn trong khu vực tài chính

Thứ hai, leo thang xung đột ở Ukraine Cuộc xung đột tại Ukraine vẫn là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực với châu Âu và các nước có thu nhập thấp Mặc dù giá năng lượng đã giảm nhưng nhu cầu năng lượng của Trung Quốc tăng khiến giá có thể tăng đột biến Giá lương thực có thể tăng do việc gia hạn sáng kiến ngũ cốc ở Biển Đen gặp nhiều khó khăn Điều này gây thêm áp lực cho các quốc gia có thu nhập thấp đang gặp phải tình trạng mất an ninh lương thực và có ngân sách hạn chế để bù đắp tác động tăng giá lên các hộ gia đình và doanh nghiệp Thêm vào đó, khi giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, tình trạng bất ổn xã hội có thể gia tăng

Thứ ba, khó khăn về nợ Kể từ tháng 10/2022, chênh lệch nợ công ở các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi đã giảm nhẹ do các điều kiện tài chính toàn cầu được nới lỏng và đồng đô la Mỹ mất giá Ước tính khoảng 15% các quốc gia có thu nhập thấp đang lâm vào tình trạng khó khăn về nợ và khoảng 25% các nền kinh tế mới nổi đối mặt với nguy cơ nợ cao Sự kết hợp giữa mức nợ cao do đại dịch, tăng trưởng thấp hơn và chi phí đi vay cao hơn đã khiến tình trạng dễ bị tổn thương của các nền kinh tế này trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là những nền kinh tế có nhu cầu trả nợ bằng đồng

Trang 16

13 đô la Mỹ trong ngắn hạn

Thứ tư, lạm phát kéo dài Tình trạng thắt chặt thị trường lao động kéo dài có thể khiến tăng trưởng tiền lương mạnh hơn dự kiến Giá dầu, khí đốt và lương thực cao hơn dự kiến do tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine hoặc do phục hồi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc nhanh hơn có thể làm tăng lạm phát chung và chuyển dần vào tăng lạm phát cơ bản Những diễn biến như vậy có thể phá vỡ kỳ vọng lạm phát và đòi hỏi cần thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa

Thứ năm, định giá lại thị trường tài chính đột ngột Việc sớm nới lỏng các điều kiện tài chính để ứng phó với dữ liệu lạm phát thấp hơn có thể làm phức tạp thêm các chính sách chống lạm phát và buộc phải thắt chặt tiền tệ hơn Đồng thời, việc công bố dữ liệu lạm phát không thuận có thể gây ra việc định giá lại tài sản đột ngột, làm tăng biến động trên thị trường tài chính và ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản cũng như hoạt động của các thị trường lớn

Thứ sáu, sự phân mảnh địa chính trị Cuộc xung đột ở Ukraine và các biện pháp trừng phạt quốc tế đang chia rẽ nền kinh tế thế giới thành các khối và làm gia tăng căng thẳng địa chính trị Sự phân mảnh gia tăng dẫn đến việc lưu chuyển nguồn vốn, di chuyển của người lao động và thanh toán quốc tế giữa các quốc gia gặp nhiều khó khăn, có thể cản trở hợp tác đa phương trong cung cấp hàng hóa toàn cầu

1.3 Triển vọng thị trường tài chính toàn cầu hiện nay

Năm 2023, Thị trường tài chính toàn cầu được dự báo là sẽ diễn biến khó lường với những thuận lợi và thách thức đan xen

1.3.1 Các y u t h trế ố ỗ ợ tăng trưởng thị trường tài chính toàn c u ầ

Với việc các yếu tố vĩ mô đang chuyển sang hướng tích cực từ cuối năm 2022 khi lạm phát dần được kiểm soát, chính sách thắt chặt tiền tệ có xu hướng giảm về quy mô và tốc độ, trong khi ảnh hưởng của xung đột Nga – Ukraine đã không còn là cú sốc lớn với người dân và doanh nghiệp như trước, thị trường tài chính toàn cầu được dự báo là sự tích hơn trong giai đoạn đầu năm tới Cụ thể:

● Một là, lạm phát tại Mỹ đã giảm khá mạnh, lạm phát tháng 11/2022 đã giảm về mức 7,1% và giảm tới 22% điểm % so với đỉnh điểm 9,1% hồi tháng 6/2022, đặc biệt là xu hướng giảm này được duy trì ổn định trong các tháng qua Trong khi tại khu vực châu Âu, lạm phát cũng giảm trong tháng 11 khi ghi nhận mức 11,1%, giảm 0,4 điểm % so với tháng trước Sau chuỗi tăng

Ngày đăng: 18/06/2024, 17:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w