Một trong những bộ phận tác độngkhông nhỏ đến hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt trong thị trường tàichính đó là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước NHNN Việt Nam.Thông qua công cụ là chín
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ QUẢN LÝ
ĐỀ TÀI:
CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN
Tên tác giả: Lê Mai Linh
MSSV: 20213456
Lớp: Kế toán 02
Hà Nội, tháng 05 năm 2022
Trang 2I ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào sân chơi chung toàn cầu thông qua rất nhiều hiệp định thỏa thuận quốc tế đã và sắp được ký kết trong thời gian tới Điều này là một cơ hội to lớn nhưng cũng là thách thức không nhỏ đòi hỏi chúng ta tích cực cải cách, tái cấu trúc bộ máy để có thể nắm bắt thời cơ Một trong những bộ phận tác động không nhỏ đến hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt trong thị trường tài chính đó là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Thông qua công cụ là chính sách tiền tệ, NHNN vừa đảm bảo duy trì ổn định thị trường vừa là động lực phát triển kinh tế Trong những chính sách mà NHNN điều hành, lãi suất là một biến số quan trọng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô Lãi suất là một trong những vấn đề hết sức phức tạp, nó vừa là công cụ hết sức quan trọng và nhạy cảm trong việc điều hành chính sách tiền tệ,vừa là giá cả
sử dụng vốn của hoạt động tín dụng Vì vậy, nó có tác động to lớn đối với việc tăng hay giảm khối lượng tiền lưu thông, thu hẹp hay mở rộng tín dụng tạo thuận lợi hay khó khăn cho hoạt động ngân hàng.Vai trò của lãi suất ngày càng trở nên quan trọng trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong giai đoạn đất nước tiến hành công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá Đối với Việt Nam, lãi suất luôn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các chuyên gia kinh tế,các nhà quản lý kinh tế và các tầng lớp dân cư Nhận thức được ý nghĩa của chính sách lãi suất, em quyết định triển khai nghiên cứu đề tài “Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn” Mục tiêu khi thực hiện đề tài này là nhằm cung cấp cho người đọc những nhận thức đầy đủ hơn về chính sách lãi suất của NHNN qua các giai đoạn từ 1986 đến nay Từ đó, đưa ra những giải pháp theo quan điểm cá nhân của mình cho việc thúc đẩy nhanh hơn tiến trình tự do hóa lãi suất của Việt Nam
II NỘI DUNG
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT 1.1 Khái niệm lãi suất
Lãi suất là một phạm trù kinh tế mang tính chất tổng hợp, đa dạng
và phức tạp Tính tổng hợp và phức tạp của lãi xuất phát từ khái niệm “ lãi suất không có gì khác hơn là một loại giá - giá thuê vốn
Nó tổng hợp bởi sự chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế quan trọng tác động đến sự phát triển của nền kinh tế
Trang 3Vậy lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá của tín dụng – giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ
về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người vay một khoản tiền rồi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi Tỷ lệ phần trăm của số tiền, lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế: càng nhiều cơ hội đầu tư sinh lời cao thì nhu cầu vay vốn tăng, đẩy lãi suất của thị trường lên cao
- Lạm phát dự tính: nếu dự báo lạm phát sẽ tăng, lợi tức dự tính của việc cho vay giảm xuống tại mọi mức lãi suất, người dân sẽ đầu tư vào khoản khác thay vì gửi tiền làm cho cung vốn giảm Trong khi đó lạm phát tăng làm chi phí thực của việc vay tiền giảm dẫn đến cầu vốn tăng, từ đó đẩy lãi suất thị trường lên cao
- Mức độ rủi ro: rủi ro tăng làm việc cho vay trở nên kém hấp dẫn hơn so với nắm giữ các tài sản khác, cung vốn giảm, đường cung vốn dịch chuyển sang trái, khiến lãi suất thị trường tăng
- Tính lỏng của các công cụ nợ: tính lỏng càng cao thì nhu cầu nắm giữ càng cao làm cầu về tài sản này càng cao Do đó, khi tăng cầu
về các công cụ nợ đồng nghĩa với việc cung vốn tăng làm lãi suất thị trường giảm
- Tỷ suất lợi tức của các công cụ nợ: tỷ suất lợi tức của các công cụ
nợ phụ thuộc vào lãi suất và giá của các công cụ nợ trên thị trường Khi lãi suất thị trường dự tính giảm sẽ làm tăng giá các công cụ nợ, lợi tức dự tính tăng, nhu cầu nắm giữ các công cụ nợ dài hạn tăng, dẫn đến cung vốn tăng và lãi suất thị trường giảm
- Mức thâm hụt ngân sách Nhà nước và chính sách tài khóa của Chính phủ: khi ngân sách thâm hụt, Chính phủ có nhu cầu vay để
bù đắp làm dịch đường cầu vốn ra ngoài đẩy lãi suất lên cao -Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương (NHTW): khi NHTW tăng cung tiền nhằm mục đích giảm lãi suất nhưng lại tăng quá nhiều dẫn đến đẩy lạm phát lên cao làm tăng cầu tiền và lãi suất thị trường tăng
- Các yếu tố kinh tế - xã hội khác: sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, yếu tố tâm lý,…
1.3 Phân loại
Có nhiều căn cứ khác nhau để phân loại lãi suất Cụ thể là: a) Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng
Trang 4- Lãi suất tín dụng ngân hàng: là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng
- Lãi suất tiền gửi ngân hàng: là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi vào ngân hàng
- Lãi suất chiết khấu: Áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán ở của các ngân hàng này
- Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng
- Lãi suất cơ bản: là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình Lãi suất cơ bản được hình thành khác nhau tùy các nước nhưng hầu hết đều hình thành trên cơ sở thị trường và có một mức lợi nhuận bình quân cho phép
b) Căn cứ vào giá trị của tiền lãi
- Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị của tiền tệ
- Lãi suất thực: Là mức lãi suất danh nghĩa được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về tỉ lệ lạm phát, là lãi suất đã trừ đi tỉ lệ lạm phát
- Phương trình Fisher:
i = ir + � trong đó: i: lãi suất danh nghĩa ir: lãi suất thực tế : tỷ lệ lạm phát� Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát
- Lãi suất thực trả: Lãi suất ghi trên hợp đồng thường là tỷ lệ %/năm, tuy nhiên việc trả lãi lại có thể diễn ra định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng,…
Do đó, so với mức lãi suất ghi trên hợp đồng thì mức lãi suất thực trả (hay thực nhận) sẽ cao hơn mức lãi suất ghi trên hợp đồng (vì lãi sinh ra lãi)
c) Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất
- Lãi suất cố định: là lãi suất được quy định cố định trong suốt thời hạn vay
- Lãi suất thả nổi: là lãi suất được quy định có thể thay đổi theo lãi suất thị trường trong thời hạn tín dụng
d) Căn cứ vào loại tiền cho vay
- Lãi suất nội tệ: lãi suất cho vay và đi vay bằng đồng nội tệ
- Lãi suất ngoại tệ: lãi suất cho vay và đi vay bằng đồng ngoại tệ
Mối liên hệ giữa 2 loại lãi suất trên: �� �� = + ∆�e
Trong đó: iD: lãi suất nội tệ iF: lãi suất ngoại tệ
Trang 5∆E : mức tang tỷ giá hối đoái của đồng ngoạie
tệ e) Căn cứ vào nguồn tín dụng
- Lãi suất trong nước hay lãi suất địa phương: là lãi suất áp dụng cho các hợp đồng tín dụng trong nước, trong một quốc gia
- Lãi suất quốc tế: là lãi suất áp dụng trong các hợp đồng tín dụng quốc tế 1.4 Vai trò của chính sách lãi suất
Lãi suất là công cụ kích thích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội tập trung vào quỹ tín dụng
Ảnh hưởng của lãi suất ở tầm vĩ mô
- Tác động trực tiếp đến lượng cung tiền (tín dụng) từ đó tác động tới các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô: GDP, lạm phát, nợ công, xuất nhập khẩu Nhà nước có thể thông qua lãi suất tín dụng để thực hiện điều chỉnh lượng cung ứng tiền, 6 từ đó tác động đến sự tăng giảm sản lượng để thực hiện điều tiết nền kinh tế (ổn định lạm phát, công ăn việc làm và phát triển sản xuất)
- Tác động đến đồng nội tệ, điều tiết tỷ giá Lãi suất tín dụng được
sử dụng làm công cụ điều hòa cung cầu ngoại tệ, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế Nâng cao lãi suất tín dụng sẽ hút ngoại
tệ vào trong nước làm tăng cung ngoại tệ Hạ thấp lãi suất tín dụng
sẽ đẩy ngoại tệ ra ngoài nước, làm giảm cung và tăng cầu ngoại tệ
- Tăng trưởng kinh tế Lãi suất tín dụng tác động tới tổng cung và tổng cầu thông qua tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đến tiêu dùng và tiết kiệm của người dân
- Điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu khu vực Nhà nước có thể thực hiện cho vay với lãi suất ưu đãi cho những doanh nghiệp thuộc những ngành nghề, khu vực kinh tế được khuyến khích nhờ vậy có thể kích thích sự phát triển của những ngành nghề và những khu vực này nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Ảnh hưởng của lãi suất ở tầm vi mô
- Lãi suất tác động đến tiết kiệm (S) và chi tiêu (C) của hộ gia đình Khi lãi suất tín dụng tăng cao, người dân sẽ hạn chế tiêu dùng, gửi tiết kiệm nhiều hơn Ngược lại, lãi suất tín dụng hạ thấp khuyến khích tiêu dùng, các khoản gửi tiết kiệm sẽ hạn chế hơn
- Lãi suất tác động đến đầu tư (I) Khi lãi suất tín dụng tăng cao, doanh nghiệp sẽ thận trọng trong các hoạt động đầu tư Ngược lại, lãi suất tín dụng hạ thấp doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh
- Tác động đến hoạt động của các trung gian tài chính Lãi suất là công cụ thực hiện các hoạt động của các trung gian tài chính trong
Trang 6điều kiện cạnh tranh lành mạnh để đảm bảo tính tự chủ tài chính của các tổ chức này, tạo ra nguồn lực tài chính để các tổ chức này tồn tại
và phát triển
2 CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Trong những năm qua, NHNN Việt Nam đã thực hiện đồng thời cả hai
cơ chế điều hành lãi suất:
- Thứ nhất, cơ chế kiểm soát trực tiếp lãi suất kinh doanh của tổ chức bằng việc quy đinh mức lãi suất tiền gửi, cho vay, lãi suất trần cho vay, lãi suất cơ bản và biên độ,…
- Thứ hai, cơ chế kiểm soát gián tiếp lãi suất kinh doanh của tổ chức bằng việc công bố lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm khi NHNN tái cấp vốn cho các tổ chức và lãi suất chào mua, chào bán trên nghiệp vụ thị trường mở
III QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NO TỚI NỀN KINH TẾ TỪ NĂM 1968 ĐẾN NAY
Trải qua hơn 70 năm xây dựng, củng cố và phát triển (1951 - 2022),
hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong mỗi giai đoạn, sự đổi mới, phát triển của hoạt động ngân hàng sẽ gắn liền với vận mệnh của dân tộc, đồng thời kế thừa và phát huy truyền thống phát triển của Ngành Đáng chú
ý là, bước tiến quan trọng được ghi nhận từ năm 1986, khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế trước những khó khăn chồng chất của đất nước và diễn biến ngày càng phức tạp trên chính trường quốc tế Cùng với đó NHNN Việt Nam đã thực hiện những chính sách lãi suất để góp phần phát triển kinh tế của đất nước Lãi suất là một trong các công cụ rất quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia.Từ năm 1988 đến nay, nước ta đã tiến một bước dài quan trọng trong cơ chế điều hành và quản lý lãi suất, đó là việc chuyển mình từ cách quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang quản lý theo cơ chế thị trường Cùng với đó là sự đổi mới trong cơ chế lãi suất của Việt Nam:
Giai đoạn 1986 – 1992: Chính sách lãi suất cố định
- Đây là lãi suất được ấn định ở một mức cụ thể trong hợp đồng vay vốn Hình thức này không chịu tác động của những biến động lãi suất thị trường Lãi suất này sẽ không thay đổi trong suốt thời gian vay thế chấp tại ngân hàng và thông thường áp dụng trong cho vay ngắn hạn
Trang 7- Chính sách lãi suất cố định, đánh dấu bước ngoặt bằng Nghị định 53/ HĐBT ngày 26/03/1988 và hai pháp lệnh về ngân hàng 10/1989
- Các văn bản quy định về lãi suất trong giai đoạn này hình thành cơ chế lãi suất âm, có nhiều nấc thang, nhiều giá,
- Trong giai đoạn 1986-1992 ngân hàng chưa áp dụng một cách triệt để chính sách sách lãi suất theo cơ chế thị trường Lãi suất tiền gửi và cho vay trong thời gian này đều do Ngân hàng Nhà nước quy định Năm
1986, lãi suất tiền gửi 7%/tháng kỳ hạn 3 năm trong khi lạm phát 20,3% đưa đến lãi suất thực âm 12,3% Chính tình trạng lãi suất thực
âm đã đưa đến lạm phát cao trong các năm 1985- 1989
- Năm 1987, 1988 lãi suất cũng ở mức từ 0,9% đến 6,6% /tháng trong khi lạm phát lại từ 25 - 30% /tháng nên đưa đến lãi suất thực âm từ 19% đến 25% dẫn đến lạm phát càng tăng cao vì không thu hút được tiền trôi nổi từ lưu thông vào hệ thống ngân hàng và người dân không tin vào đồng tiền mà họ có trong tay
- Đến năm 1989, ngân hàng mới áp dụng lãi suất thực dương Lãi suất danh nghĩa tiền gửi từ 0,9% đến 2,4%/tháng và lạm phát ở mức 1,9%/tháng nên lãi suất thực dương ở mức 0,3%/tháng Chính nhờ giải pháp này lạm phát đã giảm đi trông thấy
- Như vậy, có thể nói giai đoạn này hệ thống ngân hàng chưa kiểm soát tốt sự tăng lên của tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng cho vay nền kinh tế và lãi suất nên việc kiểm soát lạm phát của ngân hàng
là chưa đạt được hiệu quả như ý
Giai đoạn 1993 – 2000: Lãi suất trân cho vay và sàn lãi suất huy động có linh hoạt
Trần lãi suất được điều hành linh hoạt trong thời kỳ từ năm 1996 đến tháng 7-2000 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã bước đầu thực hiện tự do hóa lãi suất huy động Thay thế cho khung lãi suất tối thiểu
về tiền gửi và tối đa về tiền vay, NHNN chỉ quy định các mức lãi suất
"trần" theo thời hạn cho vay và khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay với lãi suất huy động vốn bình quân ở mức 0,35%/tháng (tương đương 4,2%/năm) Quy định này nhằm khắc phục tình trạng hầu hết các ngân hàng thương mại đều có mức lợi nhuận cao trong khi doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn do biến động kinh tế khu vực và thế giới
Cuối tháng 1-1998, quy định chênh lệch lãi suất được xóa bỏ, chỉ giữ lại quy định trần lãi suất cho vay
Song hành với việc nới lỏng kiểm soát lãi suất, NHNN liên tục điều chỉnh trần lãi suất cho vay theo hướng giảm ngưỡng trần và mức khống chế
Trang 8Đặc biệt trong hai năm 1998-1999 Lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm để phù hợp với chỉ số lạm phát, quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường và thực hiện giải pháp kích cầu của Chính phủ Lãi suất tái cấp vốn năm 1997 là 1,1%/tháng, giảm xuống còn 0,7%/tháng kể từ ngày 4-9-1999
Các nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu giấy tờ có giá cho ngân hàng thương mại cũng được đưa vào sử dụng để bổ sung thêm công cụ điều chỉnh lãi suất Lãi suất tái chiết khấu được qui định ở mức thấp hơn 0,05%/tháng so với lãi suất tái cấp vốn Từ tháng 7-2000, nghiệp
vụ thị trường mở được áp dụng với lãi suất hình thành qua các phiên giao dịch
Trong một thời gian dài, từ cuối những năm 80 cho tới năm 2000, cơ chế lãi suất của Việt Nam luôn cố gắng duy trì mức lãi suất thực dương
- như một giải pháp cho vấn đề lạm phát Mục tiêu kiểm soát lạm phát
đã đạt được Thậm chí, có những thời điểm còn xuất hiện thiểu phát Nếu chia lãi suất dương cho tỷ lệ lạm phát thì tỷ lệ này rất cao Năm
1999 là 5.350% và năm 2000 là trên 6.000% Lãi suất cao, trong tương quan với các nền kinh tế khu vực, là cơ hội tốt đầu tư vào trái phiếu Việt Nam trong thời kỳ này
Giai đoạn 2000 – 2002: lãi suất cơ bản kèm biên độ lao động
Cơ chế điều hành lãi suất với một mức cơ bản kèm biên độ dao động được NHNN áp dụng kể từ tháng 8-2000 thay cho cơ chế lãi suất trần Hai chỉ tiêu này được công bố chính thức định kỳ hàng tháng và điều chỉnh kịp thời trong trường hợp cần thiết Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ, về cơ bản, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng được ấn định lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung - cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ Đây là nền tảng cho việc xác định điểm cân bằng tỷ giá theo cách tính sức mua tương đương (PPP), từ đó, hình thành một cơ chế tự điều chỉnh
Tháng 5-2001, NHNN từng bước chuyển sang áp dụng hình thức cho vay bằng ngoại tệ
Từ sau tháng 5-2002, cơ chế lãi suất thỏa thuận được áp dụng trong hoạt động tín dụng với đồng nội tệ
Giai đoạn 2002 – 2010: Lãi suất thỏa thuận
Trước sự vận động bất lợi của thị trường chứng khoán và lạm phát tăng cao ngay từ đầu năm 2008, NHNN thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ,
sử dụng đồng thời các công cụ lãi suất và hoạt động thị trường mở Công cụ lãi suất được phát huy tối đa, liên tục có điều chỉnh và triển khai quyết liệt
Trang 9Từ giữa tháng 1-2008, dự trữ bắt buộc đã tăng thêm 1% với tiền gửi nội tệ và ngoại tệ từ không kỳ hạn tới dưới 12 tháng Lãi suất tái cấp vốn cũng tăng gấp hai lần trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6-2008 Mức lãi suất chiết khấu so với cuối năm 2007 tăng thêm 8,5%,
ở mức 13%/năm kể từ 10-6-2008 Thời điểm này, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 14%/năm Với quy chế điều 9 hành là cho phép tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản, trần lãi suất cho vay lên tới 21%/năm Đặc điểm đáng chú
ý trong giai đoạn các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản này là lãi suất huy động ngắn hạn bằng, thậm chí cao hơn lãi suất huy động dài hạn
Năm 2008 chứng kiến sự biến động mạnh của lãi suất với sự điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và uyển chuyển của NHNN Nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện theo cả hai hướng mở rộng và thắt chặt tiền
tệ đã không tạo tác động đáng kể nào tới lãi suất Trong tuần thứ ba của tháng 2-2008, NHNN bổ sung 33.000 tỉ đồng vào lưu thông nhưng các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục tăng lãi suất huy động tiền gửi Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đang đi lên, rất khó xác định ảnh hưởng của nghiệp vụ này tới lãi suất Trong tháng 6-2008, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại tiến gần tới trần lãi suất cho vay Hiệu lực không thật rõ ràng của các nghiệp vụ thị trường mở vào thời
kỳ lạm phát gia tăng là tín hiệu sự tồn tại bẫy thanh khoản trong hệ thống tín dụng tại thời điểm đó Vì vậy, điều chỉnh tăng dần các công
cụ lãi suất là giải pháp hợp lý và sớm mang lại kết quả bình ổn thị trường tiền tệ
So với giai đoạn khủng hoảng tiền tệ khu vực 1997-1998, chính sách tiền tệ của Việt Nam trong năm 2008 sử dụng nhiều công cụ hơn và cường độ điều chỉnh dồn dập hơn Nhằm hỗ trợ các đơn vị kinh doanh vượt qua khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính khu vực, chính sách tiền tệ được mở rộng trong các năm từ 1997 đến 1999 Với mức lãi suất thực dương, các liệu pháp tiền tệ đã phát huy tác động ổn định kinh tế vĩ mô Chi phí lãi vay cao kết hợp với tăng giá đầu vào tạo
ra áp lực lớn với sự vận hành sản xuất, kinh doanh trong năm 2008 Chấp nhận chi phí đầu vào tăng cao, hạn chế mở rộng tín dụng là những dấu hiệu cho thấy hệ thống ngân hàng thương mại cũng gặp khó khăn với vấn đề thanh khoản Điều này có thể là kết quả của những khoản tín dụng chất lượng thấp đã cung cấp trong thời gian trước, với
tỷ lệ không nhỏ dành cho các dự án bất động sản và đầu tư tài chính Giai đoạn từ 2011 đến nay: Lãi suất trần huy động
Trang 10Với chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách lãi suất của NHNN đã có những thay đổi theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn, khởi nguồn bằng chính sách lãi suất trần huy động theo Thông tư 02/2011 ngày 3/3/2011
Từ đó đến nay, chính sách lãi suất trần huy động vẫn được thực hiện, nhưng có sự điều chỉnh linh hoạt hơn, chỉ tập trung vào huy động ngắn hạn và điều chỉnh theo tín hiệu thị trường; và trần lãi suất cho vay ngắn hạn của một số ngành, lĩnh vực trọng điểm Điều này cũng đồng nghĩa với việc NHNN vẫn đánh giá hệ thống tổ chức tín dụng chưa thực sự hoạt động trở lại bình thường và cần giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính
an toàn cao nhất của cả hệ thống
III TÌNH HÌNH ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT HIỆN NAY
1 Thời kỳ trước đại dịch COVID - 19
Trong quan hệ tín dụng giữa DN và ngân hàng, lãi suất
cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng
vốn là các DN phải trả cho người cho vay là các NHTM
Đối với các DN, lãi suất cho vay hình thành nên chi phí
vốn và là chi phí đầu vào của quá trình sản xuất kinh
doanh (SXKD) Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho
vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả SXKD hay nói cách khác là tác động trực tiếp
đến lợi nhuận của DN và qua đó điều chỉnh các hành vi
của họ trong các hoạt động kinh tế
Khi lãi suất cho vay của NHTM tăng sẽ đẩy chi phí đầu
vào và giá thành sản phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi
nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của DN, gây ra tình
trạng thua lỗ, phá sản trong hoạt động SXKD Xu hướng
tăng lãi suất ngân hàng sẽ luôn đi liền với xu hướng cắt
giảm, thu hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt động
SXKD trong nền kinh tế Ngược lại, khi lãi suất ngân hàng
giảm sẽ tạo điều kiện cho DN giảm chi phí, hạ giá thành,
nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh
Lãi suất cho vay thấp luôn là động lực khuyến khích các
DN mở rộng đầu tư, phát triển các hoạt động SXKD và
qua đó kích thích tăng trưởng trong toàn bộ nền kinh tế