1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo bài tập nhóm tâm lý học ứng dụng thực trạng vấn đề bất bình đẳng giới

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 4,04 MB

Nội dung

đã được giao đề tài : “Hãy tưởng tượng nhóm bạn là một nhàphê bình phim và đưa ra lời bình những đoạn phim quảngcáo mà Anh/Chị cho rằng có nội dung và hình thức thể hiệnsự bất bình đẳng

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT

-o0o -

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

Bộ môn : Tâm lý học ứng dụng

GVHD: Vũ Thị Lan

Mã lớp : 138007

Nguyễn Văn Tuân 20213020 Trưởng Nhóm

Phạm Xuân Thắng 20212985 Thành Viên

Trần Văn Tới 20213000 Thành Viên

Nguyễn Công

Thành 20212972 Thành Viên

Phạm Quang Tùng 20212650 Thành Viên

Bùi Nhật Minh 20212880 Thành Viên

Vũ Phú Quốc Bảo 20210097 Thành Viên

Lê Văn Nam 20212900 Thành Viên

Kim Việt Hoàng 20212914 Thành Viên

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

DÀN Ý 5

I THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI 6

II NHẬN XÉT VỀ MỘT SỐ VIDEOS MANG TÍNH BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI 9

1 Bộ phim : Trên cơ sở giới tính 9

2 Quảng cáo Bioré UV 12

III KẾT LUẬN 13

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

âm lý học ứng dụng là một trong 3 môn học bổ trợ được nhiều sinh viên

Bách Khoa Hà Nội lựa chọn nhiều nhất không chỉ vì kiến

T

môn học cung cấp cho sinh viên, mà còn là vì phong cách giảng dạy sinh động, vui nhộn của các giảng viên viện Sư phạm Kỹ thuật Trong quá trình học môn học này, nhóm em

đã được giao đề tài : “Hãy tưởng tượng nhóm bạn là một nhà phê bình phim và đưa ra lời bình những đoạn phim quảng cáo mà Anh/Chị cho rằng có nội dung và hình thức thể hiện

sự bất bình đẳng giới”

Đây là một đề tài hay, nhưng kèm theo đó là những sự khó khăn trong các bước triển khai dàn ý Tuy vậy, nhờ có sự nỗ lực và đoàn kết của tất cả các thành viên, nhóm đã hoàn thiện phần chuẩn bị cho bài báo cáo này

Do thời gian chuẩn bị khá gấp, những sai sót là điều không thể tránh khỏi, chính vì vậy em mong cô sẽ có những nhận xét, đóng góp để giúp nhóm hoàn thiện bài báo cáo hơn Lời sau cùng, nhóm xin gửi lời cảm ơn đến cô Vũ Thị Lan đã tận tình chỉ dạy, chúc cô có thật nhiều sức khỏe và gặp nhiều thành công trong công việc

Trang 4

NỘI DUNG

Với đề tài này, nhóm thống nhất lấy bối cảnh là một cuộc phỏng vấn với 2 khách mời là các sinh viên đóng vai chuyên gia về phê bình phim và tâm lý xã hội, một bạn đóng vai MC dẫn dắt chương trình Trong đó 2 chuyên gia gồm:

1 Bùi Nhật Minh

2 Vũ Phú Quốc Bảo

và một bạn MC là:

1 Nguyễn Văn Tuân

là lời của MC, các câu trả lời của các chuyên gia sẽ được ghi

cụ thể

Tài liệu tham khảo:

1 Review Phim Trên cơ sở giới tính của kênh Người Quản Trò

2 Bất bình đẳng giới thách thức sự phát triển:

https://bom.so/kEr5JV

https://husteduvn-my.sharepoint.com/:w:/g/personal/chi_hm205554_sis_hust_

Trang 5

edu_vn/EWMeS04T3YtNjKVy4sHTRlABYB_gojG7oyyq8aE9yD rAEA?rtime=iLrNJ1zE2kg

https://bom.so/lBO4aP

https://www.youtube.com/watch?

v=lzN9kX1Cjvk&ab_channel=SUDESTPRODUCTION

6 https://vnexpress.net/bat-binh-dang-gioi-trong-sach-giao-khoa-3634161.html

DÀN Ý

Chào mừng quý vị khán giả có mặt trong buổi trò chuyện Tâm sự tuổi hồng của chúng tôi ngày hôm nay Chương trình

có sự góp mặt của nhà phê bình nổi tiếng:

Ông David Nhật Minh

Ông Tony Quốc Bảo

Nhà Phê Bình (NPB) : Đứng lên chào khán giả

Trước khi đi vào chương trình chính hôm nay tôi mời quý vị khán giả và khách mời cùng hướng mắt lên màn hình và xem một hình ảnh.

Trang 6

Sau khi xem xong hình ảnh thì chắc hẳn mọi người cũng đã biết được phần nào nội dung chúng ta trao đổi này hôm nay rồi đúng không ạ?

Nội dung buổi trò chuyện hôm này nói về vấn đề: Bất bình đẳng giới tính

GIỚI

Từ xưa đến nay vấn đề bình đẳng giới luôn là vấn đề gây nhức nhối không những ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới

Tại Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể tự hào là một nước có rất nhiều chính sách giúp bình đẳng giới, sớm thừa nhận sự bình đẳng giữa nữ và nam giới VD:

Điều 9 của Hiến pháp năm 1946 nêu rõ: “Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện.”

Điều 24, Chương 3 của Hiến pháp năm 1959 quy định : Phụ

nữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quyền bình đẳng với

Trang 7

nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.

Điều 55 Hiến Pháp năm 1980 : “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.”

Điều 63 Hiến Pháp năm 1980 nêu rõ : “Phụ nữ và nam giới

có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình Nhà nước và xã hội chăm lo nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ nữ, không ngừng phát huy vai trò của phụ

nữ trong xã hội.

Tuy nhiên, từ chính sách đến thực tế, dường như không như chúng ta mong đợi Ở rất nhiều nơi trên dải hình chữ

S, vẫn tồn tại sự phân biệt khắt khe dành cho nam và nữ giới, điều này làm cản trở sự phát triển của đất nước ra về mọi mặt Ý kiến của ông Bảo về vấn đề này như thế nào ?

Ông Quốc Bảo : Trên thực tế, phụ nữ và các bé gái ở Việt Nam vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới trên một

số lĩnh vực nhất định Tình trạng này diễn ra nhiều ở những vùng kém phát triển hay đồng bào dân tộc thiểu số Ta có thể kể đến như việc:

Tỉ lệ lao động nữ thấp hơn lao động nam (62.6% so với 74.8%)

Mức lương của lao động nữ vẫn thấp hơn, chỉ bằng khoảng 80% của nam giới.

Thời gian phụ nữ dành cho lao động không công gấp đôi nam giới, cụ thể là việc nhà Điều này kéo theo quỹ thời gian của phụ nữ eo hẹp hơn và bị hạn chế trong một số lĩnh vực khác của đời sống.

Trang 8

Đặc biệt, quan niệm phụ hệ truyền thống và tư tưởng trọng nam khinh nữ cũng khiến địa vị của phụ nữ trong gia đình bị ảnh hưởng.

Và ngay cả chính cơ quan ban hành pháp luật và giáo dục cũng có những văn bản mang tính bất bình đẳng giới:

Theo thống kê của bộ giáo dục về BBĐG trong sách giáo khoa tại hội thảo Đảm bảo bình đẳng giới trong chương trình giáo dục phổ thông ngày 28/8 do Trung ương Hội Liên

hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Phân tích 76 cuốn sách giáo khoa của sáu môn học từ lớp 1 đến lớp 12 có gần 8.300 nhân vật được đề cập, trong đó nam giới chiếm 69%, nữ 24% và trung tính về giới (ví dụ đứa trẻ, học sinh, phụ huynh) là 7% Trong gần 8.000 nhân vật trong các hình ảnh, nam giới chiếm 58%, nữ 41%, còn lại trung tính 95%

ví dụ trong sách giáo khoa về các nhân vật quan trọng, nổi tiếng là nam giới

Càng lên cấp học cao, sự chênh lệch giữa nhân vật nam và

nữ càng lớn Ở tiểu học, tỷ lệ nhân vật nam xuất hiện

Trang 9

trong sách giáo khoa chỉ ở mức 51% Nhưng lên tới cấp trung học phổ thông, con số này đã tăng lên thành 81% Nghề nghiệp của nhân vật nam trong sách giáo khoa cũng

đa dạng hơn Nếu nữ chỉ làm nội trợ, giáo viên, nhân viên văn phòng và là phái yếu, phải phụ thuộc thì nhân vật nam trong sách giáo khoa là bác sĩ, nhà khoa học, kỹ sư, công

an, bộ đội, là trụ cột trong gia đình và có tiếng nói quyết định

Cảm ơn ông Bảo về những dẫn chứng rất thuyết phục Ý kiến của ông ra sao, ông Nhật Minh?

Ông Nhật Minh: Tôi thấy những chính sách dù có nhiều

nhưng chúng đâu có đến được với đại bộ phận người dân Những thứ làm chúng ta bị ảnh hưởng là những cái chúng

ta gặp hàng ngày, thấy một cách thường xuyên, và cùng với sự phát triển của mạng xã hội, những tư tưởng bất bình đẳng giới có thể lan rộng hơn bao giờ : Một ngày đẹp trời, khi đang ngồi lướt các trang mạng, không khó để tôi bắt gặp những bình luận như:

Trang 10

Những câu nói bông đùa về người đàn ông nhưng nếu ta nhìn nhận nghiêm túc sẽ thấy: vị trí của phụ nữ luôn bị xếp sau đàn ông, khi một người đàn ông làm sai việc gì đó lập tức sẽ được gán với tên gọi Thằng đàn bà Hai chữ “ đàn bà” từ đó cũng bị xem tiêu chuẩn để so sánh với những gì xấu xí, không được vi phạm

Một ví dụ khác, khi mọi người nhìn vào bức tranh dưới đây,

điều đầu tiên mà mọi người nghĩ về cô gái là gì? (Minh có thể tự nói tiếp, hoặc có thể hỏi khán giả để sau đấy rút ra

nhận xét)

Tôi sẽ đoán: Cặp bồ đại gia? Bố là tỷ phú? Tuyệt nhiên rất

ít người sẽ cho rằng 1 cô gái trẻ lại có đủ tài năng để kiếm

đủ tiền mua chiếc xe hơi, chúng ta sẽ vô thức phủ nhận

Trang 11

khả năng của một người phụ nữ Nhưng nếu trong hình là một người đàn ông, những lời nhận xét chắc hẳn sẽ khác

Cảm ơn các bạn đã trả lời câu hỏi của ông Minh, và đồng thời cảm ơn những chia sẻ rất thú vị về thực trạng Phân biệt giới tính hiện nay ở Việt Nam của 2 vị khách mời.

TÍNH BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI

1 Bộ phim : Trên cơ sở giới tính

Để tiếp tục chương trình, sau đây tôi xin mời quý khán giả

và 2 chuyên gia xem 1 đoạn phim sau:

Trang 12

Ông Bảo có suy nghĩ như thế nào về đoạn phim ngắn trên?

Nhận xét của ông Quốc Bảo:

Về nội dung:

giới tính: Chỉ vì con gái mà không được tham gia hay thực hiện những điều mình muốn

nữ” đã đề cao vai trò và địa vị của nam giới, hạ thấp vai trò của phụ nữ Người phụ nữ bị trói buộc trong phạm vi gia đình và hoàn toàn bị lệ thuộc vào nam giới Tư tưởng trọng nam khinh nữ trong định kiến giới đã hình thành nên tính gia trưởng của nam giới khiến cho họ tăng thêm cho mình uy quyền ngoài xã hội và uy lực trong gia đình khi đối xử với phụ nữ mà tước đi quyền lợi mà chính người phụ nữ đáng có (cô gái trong bộ phim học luật mà muốn trở thành luật sư nhưng tất cả các văn

Trang 13

phòng trong nước không ai nhận vì lý

do đơn giản cô là con gái) thì quá là bất công Tiếc là từ góc độ này, những nghiên cứu thực sự về nữ quyền thì cũng chưa nhiều

những tình cảm ,cảm xúc khó tả, bất công thay cho số phận người phụ nữ ,đấu tranh cho sự công bằng giới tính trong xã hội

cùng phụ nữ chỉ quanh đi quẩn lại trong những chuyện thế thôi Và rồi những diễn đàn đó lại đả phá những người theo quan điểm nữ quyền, họ nói rằng,

nữ quyền thì chỉ cổ vũ phụ nữ sống như đàn ông, không chịu nấu cơm, rửa bát, không lấy chồng, dễ dàng bỏ chồng, ăn

to nói lớn Nhưng nữ quyền không phải

là như vậy Nữ quyền khuyến khích phụ

nữ sống độc lập, tự tin, không phụ thuộc Nữ quyền không phải là phủ nhận đàn ông hay phủ nhận nữ tính

Về hình thức:

ngắn , giúp cho người xem thấy dễ hiểu

và cùng đồng cảm với người phụ nữ trong xã hội

Trang 14

- Nhưng theo tôi thì nếu viết thành truyện và phát hành ra cho tất cả mọi người cùng đọc để đấu trong cho sự bất bình đẳng trong giới tính Vì đây là một mặt trái của xã hội nên chúng ta cần loại trừ

Ảnh hưởng

bất bình đẳng giới tính (xã hội trọng nam khinh nữ ,không cho phụ nữ quyền lợi gì, kể cả khi họ có cơ hội,

có một trí thông minh sắc bén và tinh

tế họ có thể làm được những việc lớn như đàn ông thậm chí có thể hơn tại sao lại không cho họ cơ hội, quyền bình đẳng thì quá bất công Nhân vật nữ chính trong bộ phim “Trên cơ sở giới tính” có ước mơ học luật và làm luật sư nhưng đến cuối chỉ vì là con gái mà cũng không thể thực hiện được,

quý hơn độc lập tự do” Quả đúng như vậy, dùng có nhiều tiền bạc đến đâu

mà không thực hiện được mơ ước ,không được tự do ,không làm được điều mình muốn thì chẳng ý nghĩa gì

cả Không có gì quý bằng sự bình đẳng

Trang 15

giới ,mọi người đều như nhau thì cuộc sống này sẽ tươi đẹp biết mấy

Cảm ơn ông Bảo vì những lời nhận xét rất sâu sắc về bộ phim Có thể tổng kết lại, đoạn phim ngắn trên đã diễn tả được thực trạng đen tối của đất nước Mỹ vào thế kỉ XX, thời kì phân biệt chủng tộc – giới tính diễn ra vô cùng gay gắt tại nơi người ta gọi là Đất nước của Tự do và Cơ hội.

2 Quảng cáo Bioré UV

Tiếp sau đây, mời quý vị, các bạn cùng hướng mắt lên màn hình và xem một đoạn quảng cáo ngắn sau:

Xin mời ông David Nhật Minh.

NPB Nhật Minh:

Trang 16

Nội dung: Toàn bộ đoạn quảng cáo chỉ là hình ảnh hai

cô gái trẻ đẹp đang tung tăng dạo phố mà không sợ đen da do đã sử dụng sản phẩm của Bioré

Vấn đề: Vậy còn đàn ông thì sao? Liệu rằng những người đàn ông mạnh mẽ đều không được chăm sóc cơ thể họ bằng các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp? Không

hề Ta có thể thấy rất nhiều những ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc sử dụng các sản phảm làm đẹp để chăm sóc da, nhưng họ không hề mất đi sự nam tính vốn có

Giải pháp: Để khắc phục cho quảng cáo này, tôi nghĩ nên thay hình ảnh hai cô gái bằng một cặp nam nữ sao cho phù hợp với nội dung, vừa thể hiện chất lượng sản phẩm, vừa đánh vào tâm lý người dùng rằng sản phẩm sẽ phù hợp với cả nam và nữ giới

III. KẾT LUẬN

Cảm ơn ông Nhật Minh Vậy thưa ông, chúng ta có thể làm

gì để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới và hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn?

Ông Nhật Minh: Có một số giải pháp cơ bản nhằm giảm

thiểu bất bình đẳng giới:

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức nhân dân về

bình đẳng giới thông qua biện pháp giáo dục

Thứ hai: Cải thiện, củng cố quy định pháp luật

của chính phủ về bất bình đẳng giới

Trang 17

Thứ ba: Thu hẹp khoảng cách về giới trong mọi

khía cạnh của đời sống như trong gia đình, trong công việc và trong lĩnh vực chính trị, xã hội

Thứ tư: Tuyên dương khen thưởng các mô hình

tiêu biểu về bình đẳng giới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cho người dân

Như vậy có thể thấy việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới phải là sự tham gia tích cực của cả xã hội, chứ không phải chỉ là của một cá nhân đơn lẻ phải không ạ?

NPB: Đúng vậy!

Xin cảm ơn hai vị chuyên gia đã đến tham dự chương trình

và toàn bộ các bạn khán giả đã chăm chú lắng nghe Chương trình của chúng tôi hôm nay xin kết thúc tại đây.

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w