1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm bích chi trong giai đoạn 2019 2021

62 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi trong giai đoạn 2019 - 2021
Tác giả Lê Thị Quỳnh Anh, Hoàng Đức Thịnh, Nguyễn Như Quyết, Nguyễn Mạnh Trường
Người hướng dẫn TS. Ngô Thu Giang
Trường học Đại học Bách khoa Hà Nội
Chuyên ngành Phân tích tài chính
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 5,23 MB

Nội dung

Chiến lược đầu tư tổng thể về cơ sở hạ tầng,công nghệ, thiết bị máy móc, nguồn nhân lực đã đưa năng lực sản xuất của Công ty ngàycàng tăng vọt.- Với nhiều dòng sản phẩm rất được người ti

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ -∞ -

BÀI TẬP LỚN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI TRONG GIAI ĐOẠN 2019 - 2021

Học phần: Phân tích tài chính GVHD: TS Ngô Thu Giang

Nhóm sinh viên thực hiện:

1 Lê Thị Quỳnh Anh 20192584 Tài chính Ngân hàng 01 K64

2 Hoàng Đức Thịnh 20192625 Tài chính Ngân hàng 01 K64

3 Nguyễn Như Quyết 20192617 Tài chính Ngân hàng 01 K64

4 Nguyễn Mạnh Trường 20192627 Tài chính Ngân hàng 01 K64

Hà Nội, tháng 12 năm 2022MỤC LỤC

Trang 2

2.1 Phân tích biến động của tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và các dòng tiền 11

2.2 Phân tích tỷ trọng của tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và các dòng tiền 18

3.1.2.1 Phân tích hoạt động đầu tư theo lĩnh vực đầu tư 24

3.1.3 Khả năng khai thác và kết quả khai thác của các loại tài sản 283.1.3.1 Phân tích hoạt động đầu tư theo khả năng khai thác 283.1.3.2 Phân tích hoạt động đầu tư theo kết quả khai thác 29

Trang 3

3.2.2.1 Phân loại nguồn vốn theo kỳ hạn (tính ổn định) 403.2.2.2 Phân loại nguồn vốn theo chủ thể cấp vốn (tính tự chủ) 40

3.3 Phân tích quyết định về phân chia thu nhập của doanh nghiệp 49

3.3.1.1 Phân chia thu nhập trong quá trình khai thác - Phân chia nội bộ 49

3.3.6 Chỉ số thị trường đánh giá về quyết định phân chia thu nhập 55

PHẦN IV PHÂN TÍCH TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH TỒN TẠI

4.2 Xác định tồn tại chính trong quyết định tài chính, và tác động của nó tới tình hình tài

PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI

1.1 Giới thiệu chung về công ty

Công Ty CP Thực Phẩm Bích Chi là một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực chế

biến thực phẩm tại Việt Nam

Tên công ty: Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi

Trang 4

Quốc gia: Việt Nam

Tên giao dịch: BICH CHI FOOD JOINT STOCK COMPANY

Vốn điều lệ: 30.033.900.000 đồng

Số lượng phát hành: 2.002.260 cổ phần

Trụ sở chính: 45X1, đường Nguyễn Sinh Sắc, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Điện thoại: (067) 3 861 910 hoặc (067) 3 770 873

Fax: (067) 3 886 674

Email: mailto:bchi-bfc@hcm.vnn.vn , mailto:bfctradeptt@vnn.vn

Website: www.bichchi.com.vn

Loại hình kinh doanh: Sản xuất và thương mại

Thị trường: Nội địa và xuất khẩu

Văn phòng đại diện: Số 46, đường 7A, phường Bình Trị Đông B, quận Tân Bình, thành phố HồChí Minh

Lịch sử hình thành:

- CTCP Thực phẩm Bích Chi là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực chế biến

thực phẩm ở Việt Nam Tiền thân là nhà máy Bột Bích Chi thành lập năm 1966 là đơn vịchuyên sản xuất bột gạo lức, bột đậu các loại cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước

- Thừa hưởng lợi thế vùng nguyên liệu đặc sản nổi tiếng cùng làng nghề bột lọc Sa Đéc, nằm

ngay vựa lúa ĐBSCL, với diện tích nhà xưởng sản xuất khoảng 33.000 m2

- CTCP Thực phẩm Bích Chi đã có ngay thế mạnh trong việc sản xuất ra các sản phẩm chất

lượng cao mang thương hiệu Bích Chi

- Chiến lược đầu tư tổng thể về cơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết bị máy móc, nguồn nhân lực

đã đưa năng lực sản xuất của công ty ngày càng tăng vọt Với một bộ phận quản lý năngđộng, cán bộ kỹ thuật giỏi về chuyên môn, cùng đội ngũ công nhân lành nghề, công ty đãxây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000 và công ty đang hướng tới kế hoạch xây dựng và áp dụng chương trình HACCP

1.2 Ngành nghề kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh:

Sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc, thủy sản, nông sản, kinh doanh, XNK các loại thực phẩm, nông lâm sản nguyên liệu, thủy sản,…

Trang 5

Thực phẩm Bích Chi gồm trên 100 sản phẩm, phù hợp với nhu cầu ẩm thực đa dạng của người tiêu dùng Trong đó phải kể đến các sản phẩm truyền thống nổi tiếng của Bích Chi như:

Có nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại được chia làm 5 nhóm chính:

- Bánh phồng tôm: Bánh phồng mực, bánh phồng cua, bánh phồng cá basa, bánh phồng chay,

- Bột gạo: Bột chiên giòn, bột nếp lọc, bột bánh xèo,…

- Bột dinh dưỡng: Bột gạo lứt, bột đậu nành hạt sen, bột đậu xanh hạt sen,

- Sản phẩm ăn liền: Cháo đậu xanh, cháo gạo lứt, cháo tôm cua, cháo vị vịt tiềm, bún bò huế, hủ tiếu hải sản, phở hải sản, bún riêu cua, hủ tiếu bò kho, bánh canh gà, hủ tiếu nam giang,…

- Phở, hủ tiếu, bánh tráng: Bún tươi, bánh tráng, miến đậu xanh, bún gạo nàng hương, vina phở…

1.3 Thị trường kinh doanh

Với phương châm “Uy tín - Chất lượng - Gía cả cạnh tranh”, uy tín thương hiệu đưa thực phẩmBích Chi vươn xa không những đáp ứng được nhu cầu nội địa mà sản phẩm Bích Chi đã có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới như: Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Indonesia, Úc, Hàn quốc, Nhật Bản, Mỹ, Canada, EU, và một số nước Ả Rập,…

Trang 6

Nguồn: Phòng kế hoạch kỹ thuật Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

Hội đồng quản trị: Là cơ quan có chức năng quản trị công ty, có toàn quyền nhân danh công ty

để quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến phương hướng mục tiêu của công ty, có quyềnkiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội Đồng Ban Quản Trị của Giám Đốc côngty( ngoại trừ những vấn đề phải thông qua đại hội cổ đông)

Tổng Giám Đốc: Tổng Giám Đốc có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của công ty

theo kế hoạch đề ra, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Phó Tổng Giám Đốc: Là người trợ giúp cho Giám Đốc trong việc quản lý điều hành mọi hoạt

động của công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc

- Phó Tổng Giám Kinh Doanh - Kỹ Thuật và Phát Triển Sản Phẩm

Thực hiện công tác kỹ thuật và chế biến sản phẩm mới Công tác kế hoạch và điều động phươngtiện vận chuyển Cùng Tổng Giám Đốc trong việc nắm tình hình giá cả, điều tiết kịp thời chokinh doanh

- Phó Tổng Giám Đốc Sản xuất - Thiết bị và Công nghệ:

Điều hành sản xuất trong toàn công ty Cải tiến và nâng cao thiết bị phù hợp công nghệ chế biến,không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm

Giám đốc các Bộ phận:

Tổ chức sản xuất, đảm bảo chất lượng hiệu quả Đề xuất với Tổng Giám Đốc về việc đổi mớithiết bị và nâng cao chất lượng sản phẩm Cùng Tổng Giám Đốc làm công tác xuất nhập khẩu vàxây dựng định mức tiền lương

Các Phòng Ban:

Trang 7

thụ sản phẩm) đồng thời là kho trung chuyển hàng hóa của công ty tại thành phố Hồ ChíMinh Phụ trách tại văn phòng đại diện là trưởng phòng đại diện có những trách nhiệm sau:

- Điều hành công việc ở văn phòng đại diện, đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ,

không để nhầm lẫn, thất thoát hàng hóa, tài sản, chứng từ

- Thay mặt công ty tiếp xúc với những đối tác trong việc hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên

kết nhằm đẩy mạnh sản xuất của công ty

- Tiếp cận thị trường, bán, giới thiệu sản phẩm, xây dựng đại lý để mở rộng thị trường tiêu

thụ Tiếp nhận hàng hóa của công ty để hoàn tất thủ tục xuất nhập khẩu hoặc giao cho cácđại lý, khách hàng theo hợp đồng

- Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật có nhiệm vụ:

Xem xét hợp dồng, đơn đặt hàng và tổ chức thực hiện khi công ty đã ký cam kết với kháchhàng Lập kế hoạch sản xuất, thực hiện công tác Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm củacông ty Phối hợp với phòng hành chính - kế toán để theo dõi công nợ, các định mức kinh tế kỹthuật, các hợp đồng kinh doanh Kiểm tra nhập, xuất vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuấttheo phiếu nhập kho hợp lệ Tiếp cận nắm bắt thị trường giá cả và đề xuất giải pháp kịp thời choGiám đốc

- Trưởng phòng Hành chính - Kế toán:

Quản lý hồ sơ nhân sự, công văn, lập thủ tục hợp đồng lao động Quản lý, điều động, tuyểnchọn, đào tạo nhân sự phục vụ sản xuất theo yêu cầu Tổ chức công tác kiểm tra, kiểm kê, phântích hoạt động kinh doanh và báo cáo đúng quy định

Phối hợp với các cán bộ có liên quan xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, theo dõicông nợ và đề nghị Ban GĐ điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý

- Phòng Kinh Doanh:

Tìm kiếm khách hàng, tiếp xúc, gặp gỡ khách hàng, tiếp nhận đơn đặt hàng Phối hợp với phòng

Kế Hoạch - Kỹ thuật tổ chức thực hiện công tác bán hàng, các chương trình xúc tiến bán hàng

Các phân xưởng: Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất trong phân xưởng từ đầu

vào cho tới đầu ra theo đúng kế hoạch, quy định sản xuất, quy định về quản lý chất lượng, địnhmức tiêu hao nhằm đạt hiệu quả sản xuất tốt nhất

1.5 Trình độ công nghệ sản xuất và cung ứng sản xuất

Trình độ công nghệ sản xuất

- Hiện tại Bích Chi có hơn 40.000m² nhà xưởng với 730 lao động, doanh số trên 300 tỷ đồng/năm.Trên cơ sở nhận thức rõ chất lượng sản phẩm quyết định sự sống còn của doanh nghiệp,

Trang 8

trọng đầu tư nguồn nhân lực; không ngừng cải tiến công nghệ, hiện đại hóa hệ thống máymóc trang thiết bị, ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; từ đó cho ra đời nhiềusản phẩm chất lượng cao, phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng

- Năm 2013, Bích Chi xây thêm một máy tráng bánh tráng, mở rộng thêm nhà xưởng để nângcông suất sản xuất bánh phồng tôm; đồng thời mở rộng xưởng làm bún gạo, phở để đủ cungứng nhu cầu thị trường Việc bảo quản theo đúng quy trình, tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn vệsinh thực phẩm luôn nằm trong sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ của Ban Giám đốc và quản lýphân xưởng Ngoài ra Công ty đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng TCVNISO 9001: 2008; đạt chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP, chứng nhận FDA tiêuchuẩn Hoa Kỳ và các chứng nhận quốc tế khác Chiến lược đầu tư tổng thể về cơ sở hạ tầng,công nghệ, thiết bị máy móc, nguồn nhân lực đã đưa năng lực sản xuất của Công ty ngàycàng tăng vọt

- Với nhiều dòng sản phẩm rất được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, hiện hệ thốngphân phối của Bích Chi trải dài ở hầu hết ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, miền Trung Nam bộ(khoảng 70%); riêng khu vực phía Bắc sản phẩm tiêu thụ mạnh tại Hải Phòng, Quảng Ninh,

Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An…Không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước, sản phẩm củaBích Chi còn đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe tại những thị trường khó tính như:Nhật, Hàn Quốc, Úc, Pháp, Anh, Mỹ, Đông Âu, Tây Âu Chính vì vậy số lượng khách hàng,đơn hàng đến với Bích Chi ngày một nhiều, sản lượng xuất khẩu tăng nhanh góp phần minhchứng cho chiến lược phát triển hết sức sáng suốt và sự đầu tư đúng đắn của Ban lãnh đạoCông ty Chất lượng các sản phẩm của Bích Chi còn được minh chứng qua các giải thưởnglớn tại các kỳ hội chợ triễn lãm thành tựu kinh tế như: Cúp vàng Thương hiệu vì sức khỏecộng đồng, Giải thưởng Mai vàng hội nhập Ngoài ra sản phẩm đã đạt 10 huy chương vàng

về Tiêu chuẩn Chất lượng và An toàn Vệ sinh Thực phẩm như: Cúp vàng Thương hiệu Vìsức khỏe cộng đồng; Giải Mai vàng hội nhập, Thương hiệu Bạn nhà nông…

Cung ứng sản xuất

- Bích Chi thừa hưởng lợi thế vùng nguyên liệu đặc sản nổi tiếng cùng làng nghề bột lọc SaĐéc, chính vì vậy các sản phẩm của Công ty luôn ngon và thơm hơn sản phẩm làm từ bộtgạo của các đơn vị khác Ngoài ra các sản phẩm của Bích Chi được chế biến trên hệ thốngdây chuyền thiết bị truyền thống kết hợp với hiện đại; nguồn nguyên liệu để chế biến cũng

Trang 9

phẩm của Bích Chi, đặc biệt là các loại bột vẫn giữ nguyên được hàm lượng vitamin tronggạo đậu; không chỉ đáp ứng cao về nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng mà còn rất phùhợp với hương vị đặc trưng thuần chất Việt Nam.

- Đặc biệt sản phẩm Bích Chi giữ nguyên hương vị truyền thống, hoàn toàn tự nhiên và không

có chất bảo quản, đáp ứng các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và tốt cho sức khỏe ngườitiêu dùng, có thể thay thế các thức uống có nhiều hóa chất Chính từ những ưu thế vượt trộitrên mà sản phẩm của Bích Chi đã xuất khẩu thành công đến 32 nước trên thế giới và chinhphục được người tiêu dùng ở hầu hết các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản, HànQuốc, Singapore, Hồng Kông, một số nước Ả Rập……

1.6 Đối thủ cạnh tranh

Mỗi công ty phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khác nhau, đây là những lực lượng, nhữngcông ty, những tổ chức đang hoặc có khả năng tham gia vào thị trường làm ảnh hưởng đến thịtrường và khách hàng của công ty Vì vậy, xác định đúng các đối thủ cạnh tranh là rất quan trọngđối với CTCP thực phẩm Bích Chi nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là vấn đềrất quan trọng đối với doanh nghiệp

Trong thời buổi hiện nay, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm ngày càng tăng, tốc độ tăngtrưởng hàng năm cao và vẫn đang tiếp tục tăng, vì thế thị trường đang có sự cạnh tranh mạnhmẽ:

Đối thủ cạnh tranh hiện tại của CTCP Thực phẩm Bích Chi bao gồm:

CTCP Xuất Nhập Khẩu Sa Giang:

- Hoạt động chính của công ty bao gồm: Sản xuất và mua bán thực phẩm: Bánh phồng tôm,

hủ tiếu, bánh phớ, đu đủ sấy Mua bán, chế biến, bảo quản thủy hải sản và sản phẩm từ thủyhải sản Mua bán, chế biến thịt, mỡ đóng hộp và đóng gói Sản xuất máy móc, thiết bị phục

vụ sản xuất, chế biến thực phẩm, cho thuê mặt bằng Sản xuất và mua bán đồ uống có cồn vàkhông cồn In nhãn bao bì, phục vụ đóng gói hàng hóa

- Chất lượng Bánh phồng tôm Sa Giang đã nổi tiếng trên thương trường từ lâu, năm 1970nhãn hiệu bánh phồng tôm Sa Giang đã đạt Huy chương bạc tại Hội chợ OSAKA Nhật Bản,lúc đó Pháp là thị trường chính và trước năm 1975 thương hiệu bánh phồng tôm Sa Giangrất được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng

- Huy chương của công ty thể hiện qua: Huân chương lao động hạng 3 Cờ thi đua của ChínhPhủ, Bằng khen của Bộ Thương mại, Bằng khen của Bộ Công Nghiệp Cờ thi đua của

Trang 10

quả”, danh hiệu” DN tiềm năng hợp tác quốc tế và Hội nhập AFTA”,” Giải thưởng Mai vàngHội nhập 2005”, Cúp vàng Thương hiệu và Nhãn hiệu Huy chương vàng sản phẩm tại các

ký Hội chợ trong nước và quốc tế

- Hệ thống phân phối của công ty trải dài từ Bắc đến Nam, thông qua các siêu thị, chợ đầumối để đến tay người tiêu dùng

- Sản phẩm của công ty bán với giá cao hơn sản phẩm của CTCP Thực phẩm Bích Chi.VD: Gía bánh phồng tôm Sa Giang là 7.200 đồng còn Bích chi là 6.800 đồng

- Hoạt động chiêu thị của công ty mạnh, thường xuyên quảng cáo trên tivi, quảng cáo ngoàitrời, quảng cáo trực tiếp đến nhà KH

- Khả năng tài chính: vững mạnh được hỗ trợ của Nhà nước và ưu tiên của ngân hàng vềnguồn vốn vay

- Máy móc- thiết bị công nghệ được nhập từ Nhật và Châu Âu

- Nhân sự: đa số lao động phổ thông, nhưng bộ phận lãnh đạo có trình độ từ Đại học trở lên

- Nguồn nguyên liệu: do nằm ở vùng Đồng Tháp nên nguồn nguyên liệu dồi dào, rất tiện lợi

và thuận lợi cho việc thu mua nguyên liệu KH đã quá quen thuộc với sản phẩm của SaGiang nên rất được người dân tin dùng trong nhiều năm qua

- Gía bán các mặt hàng phở, cháo đều thấp hơn Bích Chi chỉ từ 100-200 đồng/1sp

- Hoạt động chiêu thi mạnh hơn Bích Chi, các sản phẩm được quảng cáo nhiều hơn trên tivi,báo, trên internet, chương trình dùng thử sản phẩm tại các hội chợ…

- Khả năng tài chính: Do làm ăn có hiệu quả mỗi năm tăng trưởng từ 30-40%/năm nên đượcNhà nước quan tâm ủng hộ và các ngân hàng cho vay với số lượng lớn tiền Mỗi năm công

ty có thể huy động lên tới 30 tỷ gần bằng phân nửa vốn điều lệ của công ty

- Máy móc - thiết bị tất cả đều nhập từ Nhật Bản đều đạt được chất lượng cao và sản xuấtnhiều hơn

- Tình trạng nhân sự: Công ty có gần 1900 người, trong đó có trình độ từ Cao đẳng trở nên là

200 người, công nhân thì được đào tạo tay nghề chuyên nghiệp

Trang 11

- Lòng trung thành của KH thể hiện qua sự tiêu dùng của KH tại các đại lý, chợ, hệ thống siêuthị với doanh số bán phở, cháo 1.367.247.000 gói/năm và năm sau cao hơn năm trước.

Các lợi thế của CTCP Thực phẩm Bích Chi so với đối thủ cạnh tranh là:

- Doanh mục sản phẩm đa dạng

- Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp;

- Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp,

- Năng lực nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường;

- Kinh nghiệm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt động kinh doanh bền vững

- Thiết bị và công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế

- Do đó doanh nghiệp cần phải phát huy những điểm mạnh hơn so với đối thủ cạnh tranh vàhạn chế những điểm yếu để có thể tăng được thị phần trong nước và xâm nhập thị trườngtrên thế giới

Trang 12

PHẦN II: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 2.1 Phân tích biến động của tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và các dòng tiền 2.1.1 Phân tích biến động của tài sản

Theo số liệu từ Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi trong giai đoạn từnăm 2019 đến 2021 thấy được rằng tổng tài sản của doanh nghiệp đang tăng đều qua các năm vàkhông có xu hướng giảm Cụ thể, nếu cuối năm 2019 tổng tài sản của doanh nghiệp là 316,7 tỷđồng thì cuối năm 2020 doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh làm tổng tài sản tănglên 393 tỷ đồng tăng hơn 8,02% so với năm trước, đến cuối năm 2021 thì chỉ tiêu này đạt đến406,5 tỷ đồng

Trong giai đoạn 2019 - 2021 tài sản ngắn hạn và dài hạn biến động không đều

Cụ thể cuối năm 2019, tài sản ngắn hạn đặt 228,849 tỷ đồng đến cùng kỳ năm 2020 tăng 35% đạt316,062 tỷ đồng, năm 2021 tài sản ngắn hạn tăng 2% tương ứng với 6 tỷ đồng thành 322,642 tỷđồng Quy mô tài sản ngắn hạn biến động là do sự tác động của các khoản mục thành phần sau:

- Tiền và các khoản tương đương tiền: So với cuối năm 2019 thì cuối năm 2020 có sự sụtgiảm đáng kể về chỉ tiêu khi giảm hơn 4% nguyên nhân là do doanh nghiệp giảm số tiền gửitại ngân hàng để phục vụ cho các hoạt động của mình Trong giai đoạn 2019 đến 2021 tỷtrọng trung bình của tiền và các khoản tương đương tiền doanh nghiệp đặt mức thấp trong

Trang 13

khăn trong việc đảm bảo chi trả cho các khoản nợ đến hạn.

- Đầu tư tài chính ngắn hạn: Phát sinh từ mục Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn Chỉ tiêuĐầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có xu hướng bất ổn trong ba năm (2019-2021) Năm 2020chỉ tiêu này đặt 109 tỷ đồng tư mạnh mẽ 70 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái Năm 2021 đạt

101 tỷ đồng giảm so với năm trước 8 tỷ nguyên nhân là Công ty Cổ phần Đầu tư tài chínhAlpha tiết tục thanh toán tiền gốc và lãi bên cạnh đó phát sinh thêm khoản từ Chứng chỉ quỹđầu tư trái phiếu

- Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2019 tỷ trọng trên tổng tài sản ngắn hạn giảm từ 19,42%xuống 15,65% so với năm 2019 và tăng nhẹ lên 16,89% vào năm 2021 và chủ yếu đến từmục Phải thu ngắn hạn của khách hàng

- Hàng tồn kho: Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp cụ thể năm 2019Hàng tồn kho đạt 67,7 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên qua các năm đến năm 2021 là 94,4 tỷđồng tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái tuy nhiên lại chiếm hơn 20% tổng tài sản ngắnhạn Hàng tồn kho của Bích Chi chủ yếu là Nguyên liệu, vật liệu nó phù hợp với ngànhnghề sản xuất của doanh nghiệp là sản xuất thực phẩm Nguyên liệu, vật liệu tăng qua cácnăm cho thấy doanh nghiệp đang muốn đẩy mạnh sản xuất, phát triển sản phẩm

- Tài sản ngắn hạn khác: bao gồm Chi phí trả trước ngắn hạn, Thuế GTGT được khấu trừ vàThuế và các khoản khác phải thu Nhà nước Tài sản ngắn hạn khác luôn chiếm tỷ trọngkhông đáng kể trong tổng tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là Chi phí trả trước ngắn hạn.Bên cạnh tài sản ngắn hạn thì tài sản dài hạn của Bích Chi cũng có những biến động, khi biếnđộng không đều qua từng năm :

- Tài sản cố định: Tài sản cố định của Bích Chi phần lớn bao gồm tài sản cố định hữu hình và

có khá ít phần tài sản cố định vô hình Theo báo cáo tài chính các năm từ năm 2019 đến năm

2021 tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp có xu hướng giảm qua các năm Bên cạnh

đó doanh nghiệp đã sử dụng tài sản cố định hữu hình để cầm cố, thế chấp cho các khoản vaytại các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín, Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam

- Tài sản dở dang dài hạn: là khoản Chi phí xây dựng cơ bản dở dang phản ánh khoản chi phílãi vay từ phát hành trái phiếu dài hạn để đầu tư mở rộng dây chuyền thiết bị phục vụ hoạtđộng sản xuất kinh doanh Đến thời điểm hiện tại, các nhà cung cấp máy móc thiết bị choCông ty vẫn đang tiếp tục đàm phán với các đối tác nước ngoài để sớm cung cấp máy móctheo hợp đồng đã ký

Trang 14

VSIP Bắc Ninh, Chi phí thuê đất tại KCN Tân Tạo, Chi phí quảng cáo, Chi phí sửa chữa,công cụ dụng cụ, Chi phí trả trước dài hạn khác.

2.1.2 Phân tích biến động của nguồn vốn

224 tỷ (năm 2019) lên 402 tỷ (năm 2021), tăng thêm 178 tỷ

Trong phần nợ phải trả, nợ ngắn hạn đã có sự tăng lên đáng kể từ 92 tỷ đồng (năm 2019) lên 103

tỷ đồng (năm 2021), tăng thêm 9 tỷ đồng

- Chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước ngắn hạn” đã tăng đều trong giai đoạn 2019-2021, từ 12

tỷ đồng (năm 2019) lên 18 tỷ đồng (năm 2021) Sự tăng lên này có thể là do khoản ứngtrước theo hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Bích Chi và các công ty khác do Bích Chi phânphối

Trang 15

(năm 2020) và giảm xuống còn 33(năm 2021) Tuy nhiên, “Phải trả người lao động”, “Chiphí phải trả ngắn hạn” và “Phải trả ngắn hạn khác” có sự giảm nhẹ trong giai đoạn này.

- Trái ngược với nợ ngắn hạn, phần nợ dài hạn của HAIHACO không có sự biến động cũngnhư ảnh hưởng nhiều đến các khoản nợ của công ty Bích Chi

- Trong phần vốn chủ sở hữu, quy mô giai đoạn năm 2019-2021 tăng lên là nhờ sự gia tăngđều theo từng khía cạnh Điều này thể hiện Bích Chi đã thực hiện tốt hoạt động sản xuấtkinh doanh, góp phần mở rộng quy mô của công ty ngày càng lớn mạnh

2.1.3 Phân tích biến động của doanh thu

Doanh thu thuầồn và bán hàng cung cầắp d ch v ị ụ C t2 ô

(Nguồn: Nhóm tự tính toán dựa trên BCTC của CTCP Bích Chi giai đoạn 2019-2021)

Biểu đồ thể hiện doanh thu của Bích Chi trong giai đoạn 2019-2021

Nhận xét:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự biến động (suy giảm) đáng kể: năm 2020

so với 2019 tăng 11,35% nhưng đến năm 2021 giảm mạnh tới -13,29% Điều này chothấy năm 2020, công ty đã có những biện pháp nhằm ổn định môi trường, đầu tư đổi mớicông nghệ trên cơ sở tận dụng dây chuyền sẵn có tạo ra sản phẩm mới có chất lượngmang lại hiệu quả kinh tế Nhưng đến năm 2021 doanh thu giảm rất nhiều điều này là dodịch bệnh Covid-19, thiên tai lũ lụt xảy ra liên tiếp tại miền Trung đã ảnh hưởng nghiêmtrọng đến việc lưu thông hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt khó khăn trong khâu lưu

Trang 16

biên giới.

- Doanh thu tài chính năm 2020 tăng so với 2019 là 132,17% do lãi từ khoản gửi và chovay giảm; năm 2021 lại tăng so với 2020 là 15,39% do công ty thu được khoản lãi từ việchợp tác đầu tư Nhìn chung doanh thu tài chính của công ty không bị ảnh hưởng nhiềubởi dịch bệnh, có sự tích cực hơn so với doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ

2.1.4 Phân tích biến động của chi phí

Giá vồắn hàng bán Chi phí tài chính Chi phí bán hàng

Chi phí qu n lý doanh nghi p ả ệ C t2 ô

(Nguồn: Nhóm tự tính toán dựa trên BCTC của CTCP Thực phẩm Bích Chi giai đoạn 2019-2021)

Nhận xét:

- Giá vốn hàng bán trong giai đoạn từ 2019 đến 2020 có sự biến động tăng giảm Cụ thể,năm 2020 so với năm 2019 tăng hơn 33 tỷ đồng; năm 2021 giảm 28 tỷ đồng so với năm2020

- Chi phí tài chính qua các năm có sự biến động không đáng kể Năm 2019 là 2,1 tỷ, năm

- Chi phí thuế của Bích Chi trong giai đoạn này cũng không có sự biến động quá lớn Năm

2019 chi phí thuế của công ty là 17 tỷ, năm 2020 là 23 tỷ và năm 2021 là 14 tỷ

Trang 17

tổng chi phí của công ty Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng nhiều nhất là do ảnh hưởng nghiêmtrọng từ dịch bệnh Covid, cùng với giá cả chi phí đầu vào tăng, chi phí xuất khẩu, chi phí vận tải,chi phí cho hoạt động Marketing, giới thiệu sản phẩm cũng tăng trong khi công ty vẫn giữ giábán ở mức độ hợp lý không tăng giá theo đà tăng của các yếu tố chi phí nên dẫn đến doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ tăng

2.1.5 Phân tích biến động của dòng tiền

t đ

ng đầ

ồu t

ư ể ừ ạ ư

Lu c

huy

n tiếồ

n thuầồ ho

t đng tà hính

ư ể ừ ạ -100000000000

Nhận xét:

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh:

- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh từ năm 2019-2021 có biến động rất lớn Năm 2019,dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đạt mức 104,3 tỷ đồng, dòng tiền chủ yếu đến từ khấuhao TSCĐ và BĐSĐT; giảm lượng hàng tồn kho và các khoản phải trả Tuy nhiên, năm

2020, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty lại có giá trị là 69 tỷ đồng, giảm đến

35 tỷ đồng so với năm 2019 Nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động này là do tăng các

Trang 18

hàng thu tiền kém, không thu hồi được các khoản nợ, cần điều chỉnh chính sách bán hàngthu tiền Năm 2021, công ty đã khắc phục được dòng tiền này, tuy nhiên vẫn làm giảm đikhoảng 5 tỷ đồng so với năm 2020 nhờ thay đổi chính sách bán hàng thu tiền Tuy nhiên,hàng tồn kho có xu hướng tăng cao, cần thực hiện các biện pháp để cải thiện tình hìnhnày

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư:

- Năm 2019, dòng tiền từ hoạt động đầu tư của công ty đạt giá trị là -38 tỷ đồng, thể hiệncông ty đang tích cực đầu tư, bỏ vốn Dòng tiền ra chủ yếu do công ty đã đầu tư vào muasắm, xây dựng TSCĐ và TSDH, đồng thời chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn

vị khác khiến cho dòng tiền âm ở dòng tiền từ hoạt động đầu tư Bên cạnh đó, dòng tiềnvào nhờ thu hồi các khoản cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác và thu lãi chovay, cổ tức, lợi nhuận được chia Tuy nhiên, năm 2020 và năm 2021 lại có biến động khálớn, dòng tiền từ hoạt động đầu tư đạt giá trị lần lượt là -75 tỷ đồng và -10 tỷ đồng Trongnăm này 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh, công ty đã hạn chế đầu tư vào mua sắmTSCĐ và các tài sản khác, tập trung thu tiền từ cho vay, bán các công cụ nợ, lãi cho vay,

cổ tức và lợi nhuận được chia

Dòng tiền từ hoạt động tài chính:

- Trong giai đoạn 2019-2021, dòng tiền từ hoạt động tài chính của công ty có xu hướnggiảm dần về tổng thể, năm 2019 là -36 tỷ, năm 2020 là 869 triệu và -52 tỷ đồng vào năm

2021 Công ty thu được tiền từ việc đi vay và số tiền đi vay tăng lên qua các năm Đồngthời, công ty cũng phải chi tiền để trả nợ gốc vay, số tiền trả nợ tăng lên qua các năm Sốtiền trả nợ gốc vay ngày càng lớn hơn số tiền thu từ đi vay đã khiến cho dòng tiền nàythay đổi từ dương sang âm

Trang 19

2.2.1 Phân tích tỷ trọng của tài sản

TÀI S N NGẮẮN H N Ả Ạ TÀI S N DÀI H N Ả Ạ

(Nguồn: Nhóm tự tính toán dựa trên BCTC của CTCP Bích Chi giai đoạn 2019-2021)

Nhận xét:

- Trong cơ cấu tổng tài sản, tài sản ngắn hạn với giá trị 228,449 tỷ đồng (năm 2019) chiếm72,10% tổng tài sản, tỷ trọng này tiếp tục tăng vào năm 2020 là 80% đến năm 2021 thìgiảm xuống còn 79% Có thể nhận thấy rằng tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếuchiếm trung bình trong 3 năm (2019-2021) là 73% tổng tài sản của doanh nghiệp Tỷtrọng này hoàn toàn phù hợp với ngành nghề sản xuất của doanh nghiệp là chế biếnlương thực, thực phẩm, tài sản duy trì được các hoạt động thường xuyên hàng ngày là cơcấu tài chính lành mạnh

- Hiện trạng đầu tư doanh nghiệp sử dụng tài sản đầu tư vào nội bộ là chính tỷ trọng nàytiếp tục tăng lên qua các năm, cuối kỳ năm 2021 là đạt 288 tỷ đồng tương ứng 71,95%.Trong đó chỉ tiêu có sự biến động giảm là khoản Tiền và các khoản tương đương tiền dodoanh nghiệp đã giảm mạnh khoản tiền gửi tại ngân hàng Còn sự gia tăng mạnh nhấtphải kể đến Các khoản phải thu dài hạn cụ thể là Phải thu dài hạn khác tăng đến hàng

Trang 20

hạn khác này đến từ duy nhất hoạt động ký cược, ký quỹ Bên cạnh đó khoản đầu tư rabên ngoài Bích Chi là Đầu tư tài chính ngắn hạn đã tăng mạnh trong giai đoạn 2019 -

Năm 2021

N ph i tr ợ ả ả VCSH

Nhận xét:

- Trong giai đoạn 2019-2021, ở phần nguồn vốn của Bích Chi, phần nợ phải trả luôn chiếm

tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu và chiếm khoảng 60% trong tổng nguồn vốn

- Tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2019, nợ phải trảchiếm 62,5% tổng nguồn vốn; năm 2020 giảm xuống, chỉ chiếm 61% và năm 2021 tiếptục giảm chỉ còn 60% tổng nguồn vốn Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xu hướng giảm tỷtrọng nợ phải trả là do việc giảm tỷ trọng của vay và thuê nợ tài chính dài hạn, giảm từ20,66% (năm 2019) xuống còn 6,35% (năm 2021) Điều này cho thấy Bích Chi đã điđúng hướng trong việc giảm nợ phải trả

- Ngược lại, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn tăng dần qua các năm, cụ thểnăm 2019 là 38%; năm 2020 là 39,4% và năm 2021 tăng lên 40,3% Bích Chi đã gia tăng

tỷ trọng ở quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, giúp cho nguồnvốn chủ sở hữu tăng lên về cả quy mô và tỷ trọng qua các năm

2.2.3 Phân tích tỷ trọng của doanh thu

Tỷ trọng Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp 99,39% 98,73% 98,32%

Trang 21

Tỷ trọng Doanh thu hoạt động tài chính 0,61% 1,27% 1,68%

(Nguồn: Nhóm tự tính toán dựa trên BCTC của CTCP Bích Chi giai đoạn 2019-2021)

- Doanh thu của công ty Bích Chi đến từ 2 nguồn chính: doanh thu từ bán hàng và cungcấp dịch vụ; doanh thu từ hoạt động tài chính nhưng chủ yếu là doanh thu từ hoạt độngbán hàng và cung cấp dịch vụ vì Công ty Bích Chi là công ty thực phẩm

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đến việc bán hàng hóa, thành phẩm và cung cấpcác dịch vụ khác Doanh thu từ hoạt động từ tài chính đến từ lãi tiền gửi, hợp tác đầu tư;lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh; lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại

- Trong giai đoạn từ 2019-2021, doanh thu tài chính tăng trưởng nhiều hơn doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ Điều này là do ảnh hưởng của Covid-19 ảnh hưởng đến việcbán hàng và tiêu thụ sản phẩm, khâu lưu thông hàng hóa xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng domột số nước áp dụng chính sách đóng cửa

2.2.4 Phân tích tỷ trọng của chi phí

(Đơn vị tính: VND)

Năm 2019

Tỷ trọng (%) Năm 2020

Tỷ trọng (%) Năm 2021

Tỷ trọng (%)

Trang 22

bán (như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp) chưa tốt.

- Chi phí bán hàng qua các năm giảm: Năm 2020 cao hơn năm 2019 4,12% , năm 2021tăng 14% so với năm 2020 Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ ở năm 2019 là 12,69%, năm 2020 con số này chỉ còn là 9,06% và năm 2021

là 11,86% Điều này cho thấy doanh nghiệp đã có công tác bán hàng hiệu quả

- Chi phí quản lý doanh nghiệp có sự biến động trong giai đoạn 2019-2021: Năm 2020tăng 4,35% so với năm 2019, năm 2021 giảm 3,33% so với năm 2020 Tỷ suất chi phíquản lý doanh nghiệp trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2019 là 4,79%,năm 2020 là 3,41% và năm 2021 là 5,09%, chứng tỏ hiệu quả quản lý doanh nghiệp tốt(chi phí nguyên vật liệu giảm, chi phí dịch vụ mua ngoài giảm)

Chi phí tài chính có chuyển biến trong giai đoạn 2019-2021 không đều Năm 2020 giảm 31%

so với năm 2019, năm 2021 tăng 45% so với năm 2020 Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thuhoạt động tài chính năm 2019 là 90,87%, năm 2020 là 108,50% và năm 2021 là 98,87% Con sốnày cho thấy doanh nghiệp chưa có phương pháp quản lý chi phí tài chính hiệu quả

2.2.5 Phân tích tỷ trọng của dòng tiền

Bảng 2.2.5: Lưu chuyển tiền tệ của Bích Chi trong giai đoạn 2019-2021

HĐ kinh doanh HĐ đầồu t ư HĐ tài chính

(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên báo cáo tài chính Bích Chi giai đoạn 2019-2021)

Nhận xét:

Năm 2019:

- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là 104,396 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần

từ hoạt động đầu tư là -38 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính là -36

tỷ đồng Ta thấy, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương, điều này chứng

Trang 23

chứng tỏ công ty Bích Chi đã chi cho đầu tư Cụ thể, năm 2019 tiền chi mua sắm, xâydựng TSCĐ và các TSDH khác và tiền cho cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác.Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm cho thấy công ty đang đi vay

- Tiền và tương đương tiền cuối năm 2019 là 57 tỷ đồng, với dòng tiền đến từ hoạt độngkinh doanh là chủ yếu, thể hiện hoạt động kinh doanh tạo nên sự gia tăng về tiền mặt chocông ty và là kênh tăng trưởng vốn bằng tiền bền vững nhất Bên cạnh đó công ty còn tậptrung vào đầu tư, mua sắm TSCĐ, nâng cao và cải tiến chất lượng sản phẩm

Năm 2020:

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh là 69,908 tỷ đồng, từ hoạt động đầu tư là-75,076 tỷ đồng và từ hoạt động tài chính là 869,070 đồng Ta thấy, lưu chuyển tiền từhoạt động kinh doanh âm cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hànghóa, sản phẩm và thu tiền bán hàng Nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của đạidịch Covid-19 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư dương do công ty đang thu tiềnnhiều từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ và thu tiền từ cho vay, bán lại các công

cụ nợ của đơn vị khác Cụ thể, công ty chi để mua sắm TSCĐ, nhưng tiền thu hồi chovay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị và tiền nhượng bán TSCĐ là khoảng 8 tỷ đồng.Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính dương cho thấy công ty đang đi vay nhiều hơn làviệc đem đi trả nợ

- Tiền và tương đương tiền cuối năm 2020 là 53,750 tỷ đồng, giảm so với năm 2019 Dòng tiền đến từ hoạt động đầu tư là chủ yếu, mà tiền chủ yếu đến từ nghiệp vụ thu hồitiền cho vay, nhượng bán, thanh lý TSCĐ Điều này cho thấy công ty đang tăng trưởngvốn bằng tiền không bền vững

Năm 2021:

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh là 64 tỷ đồng, từ hoạt động đầu tư là -10 tỷ và

từ hoạt động tài chính là -52,389 tỷ đồng Ta thấy, lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

âm, đây là dấu hiệu tốt cho thấy công ty trả được nhiều nợ hơn đi vay Cụ thể, tiền thu từ

đi vay và tiền trả nợ gốc vay Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư dương chủ yếu do tiền

từ thu lãi vay hay cổ tức và lợi nhuận được chia Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinhdoanh dương, nhưng so với năm 2019 giảm khoảng 5 tỷ đồng cho thấy chính sách bánhàng và thu tiền của công ty đang giảm hiệu quả, cần phải có phương án giải quyết trongtương lai

Trang 24

tư là chủ yếu, mà tiền chủ yếu đến từ nghiệp vụ thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận đượcchia Điều này cho thấy công ty tăng trưởng vốn bằng tiền an toàn.

Trang 25

PHẦN III: PHÂN TÍCH CÁC QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 3.1 Phân tích quyết định đầu tư của doanh nghiệp

3.1.1 Chiến lược đầu tư

- Trở thành công ty một trong những doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm tại ViệtNam

- Đưa sản phẩm Bích Chi đến mọi miền đất nước và trên toàn thế giới

- Duy trì sản xuất ổn định và phát triển, phấn đấu đạt mức tăng trưởng các chỉ tiêu tàichính từ 5-30% cho các năm tiếp theo

- Đầu tư mạnh vào công tác nghiên cứu sản phẩm thời vụ như hủ tiếu bánh phở

- thị trường, sản phẩm để lựa chọn đầu tư phát triển sản phẩm mới, dây chuyền sản xuấtmới tại khu công nghiệp

- Thực hiện đầu tư, bổ sung máy móc, thiết bị nhỏ lẻ để tăng công suất cho dây chuyền sảnxuất và phục vụ cho sản xuất

- Nghiên cứu sử dụng các vật liệu cao cấp để làm bao bì sản phẩm để tạo các sản phẩm caocấp cạnh tranh với hàng ngoại và các đối thủ trong nước

Trang 26

3.1.2.1 Phân tích hoạt động đầu tư theo lĩnh vực đầu tư

(Đơn vị tín

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 2020 - 2019 2 Đầu tư vào nội bộ 266.043.748.762 84,05% 272.999.507.103 69,33% 288.198.294.661 71,95% 2,61%

Đầu tư vào TSNH nội bộ 189.459.766.808 59,85% 206.612.055.986 52,47% 221.174.642.505 55,22% 9,05%

I Tiền và các khoản tương đương

III Các khoản phải thu ngắn hạn 61.517.082.345 19,43% 61.622.762.959 15,65% 68.681.969.064 17,15% 0,17%

IV Hàng tồn kho 67.797.446.789 21,42% 89.012.561.216 22,61% 94.445.822.494 23,58% 31,29%

V Tài sản ngắn hạn khác 2.749.241.129 0,87% 2.226.217.403 0,57% 2.253.091.327 0,56% -19,02% Đầu tư vào TSDH nội bộ 76.583.981.954 24,19% 66.387.451.117 16,86% 67.023.652.156 16,73% -13,31%

-II Tài sản cố định 67.533.834.961 21,33% 57.085.226.838 14,50% 44.728.078.805 11,17% -15,47% III Tài sản dở dang dài hạn 7.892.147.846 2,49% 7.500.397.215 1,90% 21.395.615.364 5,34% -4,96%

IV Tài sản dài hạn khác 1.157.999.147 0,37% 1.801.827.064 0,46% 899.957.987 0,22% 55,60%

Đầu tư ra bên ngoài 50.498.588.211 15,95% 120.764.341.636 30,67% 112.364.341.636 28,05% 139,14%

II Đầu tư tài chính ngắn hạn 39.389.246.575 12,44% 109.450.000.000 27,80% 101.050.000.000 25,23% 177,87% III Đầu tư tài chính dài hạn 11.109.341.636 3,51% 11.314.341.636 2,87% 11.314.341.636 2,82% 1,85%

Tổng 316.542.336.973 100,00% 393.763.848.739 100,00% 400.562.636.297 100,00% 24,40%

(Nguồn: Nhóm tự tính toán dựa trên BCTC của CTCP Bích Chi giai đoạn 2

25

Trang 27

- Dựa theo lĩnh vực đầu tư, tài sản được chia ra là đầu tư vào nội bộ và đầu tư ra bên ngoài Từ số liệu có thể thấy Bích Chi chủ yếcho hoạt động sản xuất kinh doanh nội bộ, trong giai đoạn 2019 - 2021 doanh nghiệp tiếp tục có xu hướng giảm dần hoạt động bên ngoài Cụ thể, năm 2019 tài sản đầu tư ra bên ngoài chiếm 15,95% tỷ trọng tổng tài sản tăng lên 30,67% vào năm 2020 vàvào năm 2021.

- Đối với hoạt động đầu tư ra bên ngoài Bích Chi chủ yếu chỉ phát sinh khoản đầu tư tài chính ngắn hạn từ mục đầu tư nắm giữ đđáo hạn do Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Alpha thanh toán tiền gốc và lãi, vào năm 2021 có xuất hiện thêm khoản thanhChứng chỉ quỹ đầu tư trái phiếu

- Đầu tư vào tài sản ngắn hạn nội bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm trên 50% trên tổng tài sản, năm 2019 là 59,85%, năm 2020 là năm 2021 là 55,22% chủ yếu tập trung vào hàng tồn kho

3.1.2.2 Phân tích hoạt động đầu tư theo kỳ hạn

2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 39.389.246.575 12,90% 109.450.000.000 28,62% 101.050.000.000 27,40% 177,87%

3 Các khoản phải thu ngắn hạn 61.517.082.345 20,14% 61.622.762.959 16,11% 68.681.969.064 18,63% 0,17%

Trang 28

3 Tài sản dở dang dài hạn 7.892.147.846 2,58% 7.500.397.215 1,96% 899.957.987 0,24% -4,96%

4 Tài sản dài hạn khác 1.157.999.147 0,38% 1.801.827.064 0,47% 899.957.987 0,24% 55,60%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 305.432.995.337 100,00% 382.449.507.103 100,00% 368.752.637.284 100,00% 25,22%

(Nguồn: Nhóm tự tính toán dựa trên BCTC của CTCP Bích Chi giai đoạn 2019-2021)

CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO KỲ HẠN CỦA BÍCH CHI

- Nguyên nhân tăng tổng tài sản của năm 2020 so với năm 2019 là do tài sản ngắn hạn tăng, tổng tài sản năm 2021 giảm so với n

là do tài sản dài hạn giảm

- Trong cơ cấu tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể là năm 2021 tài sản ngắn hạn chiếm 87,38% trongsản Tài sản ngắn hạn có sự biến động tăng vào năm 2020 (từ 74,93% vào năm 2019 lên 82,64% vào năm 2020), và lại tăng

27

Trang 29

hàng tồn kho Tài sản dài hạn có sự biến động giảm vào năm 2020 (từ 25,07% vào năm 2019 xuống 17,36% vào năm 2020), vàgiảm mạnh vào năm 2021 (12,62%) Cơ cấu tài sản ngắn hạn phù hợp với một doanh nghiệp sản xuất.

- Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn: Các khoản Tiền và các khoản tương đương tiền, Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, phải thu ngắn hạn và kho chiếm tỷ trọng không quá khác biệt

Theo thuyết minh báo cáo tài chính năm 2020-2021, trong khoản mục phải thu ngắn hạn thì khoản mục tạm ứng cho các nhà thầu hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị sản xuất tăng mạnh Và do ảnh hưởng của dịch Covid 19, các hợp đồng mua sắm, lắp đặt thchậm so với tiến độ so với kế hoạch đề ra (quá trình tìm kiếm, đàm phán với đối tác nước ngoài, cử chuyên gia sang khảo sát, đánmặt kỹ thuật…) công ty đã đồng ý chấm dứt với một số nhà cung cấp

- Trong cơ cấu tài sản dài hạn:

+ Tài sản cố định biến động mạnh trong giai đoạn 2019-2021, năm 2019 chiếm 22,11% trong tổng tài sản, năm 2020 chiếmtổng tài sản và năm 2021 các khoản phải thu dài hạn chiếm 12,13% tổng tài sản Các khoản phải thu dài hạn tăng mạnh

2021 là do hợp đồng hợp tác đầu tư số 15.06/2021/HTĐT/QA-HHC ngày 15/6/2021 với Công ty Cổ phần Bất động sản Qu

về việc hợp tác góp vốn thực hiện dự án “Trồng trà Oolong chất lượng cao”; hợp đồng hợp tác đầu tư số 23.12.2020/HTĐTngày 23/12/2021 với Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ và Đầu tư Hưng Thịnh về việc góp vốn không thành lập pháp nthực hiện dự án “Sân tập golf Thạch Cầu”; hợp đồng hợp tác đầu tư số 21122021/HĐHTĐT/HHC-ZETA ngày 21/12/2021 v

ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển ZETA về việc góp vốn đầu tư để mua bán trái phiếu chính phủ có thời hạn còn lại từ 2-3 nămcác khoản đầu tư của công ty

+ Trong giai đoạn 2019-2021 tài sản dở dang dài hạn giảm Cụ thể, trong giai đoạn 2019-2020 tài sản dở dang dài hạn giảm

giai đoạn 2020-2021 giảm 88%

+ Tài sản dở dang dài hạn năm 2021 giảm 6,600 tỷ đồng so với năm 2020 là do tăng các khoản chi phí lãi vay vốn hóa đến khhành trái phiếu để đầu tư dây chuyền thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

28

Trang 30

3.1.3.1 Phân tích hoạt động đầu tư theo khả năng khai thác

2 Đầu tư tài chính ngắn hạn 39.389.246.575 11,97% 109.450.000.000 26,70% 101.050.000.000 25,79% 177,87%

3 Phải thu ngắn hạn của khách

Trang 31

khai thác và tài sản không khai thác Khái quát chung thì tài sản đang khai thác chiếm tỉ trọng lớn nhất trong khả năng khai thánhư từ năm 2019-2021 đều chiếm hơn 90% tỉ trọng.

- Biến động ở tài sản đang khai thác từ năm 2019-2021 có sự tăng giảm không đồng đều và không đáng kể , cụ thể 2019 với 299,7(91,17%), 2020 với 372 tỷ đồng (90,81%), 2021 với 366 tỷ đồng (93,5%) Ngoài ra biến động ở tài sản sẽ khai thác có sự tăkhông đồng đều giống tài sản đang khai thác , ở năm 2019 với 25,518 tỷ đồng (7,75%), 2020 với 33,649 tỷ đồng (8,21%), 222,312 tỷ đồng (5,79%)

- Ngược lại với 2 chỉ tiêu trên thì ở phần tài sản không khai thác đã có sự giảm thiểu đồng đều qua các năm từ 2019-2021

3.1.3.2 Phân tích hoạt động đầu tư theo kết quả khai thác

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w