1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài vấn đề lợi ích quốc gia dân tộc trong chính sách đối ngoại việt nam thời kì đổi mới

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ LỢI ÍCH QUỐC GIA DÂN TỘC TRONG CHÍNHSÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI

GV giảng dạy: PGS.TS Trần Nam TiếnSV thực hiện: Dương Trung NguyênMSSV: 2157060185- A-Hệ chuẩn-QH19-21

Trang 3

B BỐICẢNHQUỐCTẾ, KHUVỰCVÀTINHHÌNH VIỆT NAMSAU

II/LỢI ÍCH QUỐC GIA - DÂN TỘC LÀ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG HÀNG ĐẦU CỦA MỖI QUỐC GIA TRONG HOẠCH ĐỊNH, THỰC THI CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN, BẢO

IV/ LỢI ÍCH QUỐC GIA- DÂN TỘC TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Kể từ khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế dưới hình thứcĐổi Mới vào năm 1986, chính sách đối ngoại đã trở thành mộtcông cụ thiết yếu để Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cầmquyền tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trìnhnghị sự trong nước Do ĐCSVN coi chính sách đối ngoại là sựmở rộng của chính sách đối nội, nên Đảng luôn tìm cách tậndụng các mối quan hệ đối ngoại để tăng cường an ninh quốc giavà thịnh vượng của đất nước, và cuối cùng là củng cố sự cầmquyền của Đảng Do đó, hiểu chính sách đối ngoại của Việt Namlà cần thiết để đánh giá đầy đủ những chuyển đổi mà Việt Namđã trải qua kể từ khi áp dụng Đổi mới Không giống như cácnước dân chủ nơi thay đổi chính phủ có thể dẫn đến thay đổichính sách đối ngoại, chính sách đối ngoại của Việt Nam khá ổnđịnh nhờ tính liên tục được duy trì dưới hệ thống độc đảng của

Trang 5

đất nước Với tư cách là “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xãhội”, ĐCSVN toàn tâm toàn ý quyết định đường lối đối ngoạicủa Việt Nam, và đường lối đối ngoại của đất nước vì thế cũngchính là đường lối đối ngoại của Đảng Một mặt, sự ổn định vàkhả năng dự đoán trong chính sách đối ngoại của Việt Nammang lại cho Việt Nam sự tín nhiệm, và do đó, niềm tin củacộng đồng quốc tế đối với các cam kết đối ngoại của Việt Nam.Mặt khác, sự hội tụ của lợi ích quốc gia với lợi ích của ĐCSVNtrong việc hoạch định chính sách đối ngoại khiến không thể xácđịnh mỗi bên có trọng lượng bao nhiêu trong các chính sáchthực tế của đất nước.

Do đó, cân bằng giữa lợi ích quốc gia và lợi ích chế độ vẫn làmột trong những thách thức lớn đối với ĐCSVN trong hoạchđịnh chính sách đối ngoại Tuy nhiên, sự pháttriển trong chínhsách đối ngoại của đất nước trong ba thập kỷ qua cho thấy rằng

Trang 6

yếu tố quan trọng nhất định hình quan hệ đối ngoại của đấtnước Nói chính xác hơn, trong khi những cân nhắc về ý thức hệcủa ĐCSVN vẫn còn quan trọng trong một số trường hợp nhấtđịnh, thì tầm quan trọng của chúng trong việc hoạch định chínhsách đối ngoại của Việt Nam đã phần nào giảm sút Sự thay đổinhư vậy bắt đầu khi Đổi mới được đẩy mạnh vào cuối nhữngnăm 1980 và đầu những năm 1990, và trở nên rõ rệt hơn kể từđầu những năm 2000.

Bằng chứng cho xu hướng này có thể tìm thấy, trong số nhữngvấn đề khác, trong lập trường cứng rắn của Việt Nam đối vớiTrung Quốc về tranh chấp Biển Đông cũng như việc nước nàyxích lại gần Hoa Kỳ trong những năm gần đây Tại Đại hội toànquốc lần thứ 12 vào năm 2016, ĐCSVN tuyên bố tìm cách “thựchiện đường lối đối ngoại độc lập, chủ quyền, đa phương hóa, đadạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; giữvững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho

Trang 7

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao vị thế, uy tíncủa Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”.Theo Đảng, chínhsách đối ngoại đó sẽ được thực hiện trên các nguyên tắc cơ bảncủa “luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”, và “độc lập,tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển” Cũng cần lưu ý rằngViệt Nam từ lâu đã duy trì nguyên tắc không liên kết trong chínhsách đối ngoại của mình, thể hiện trong cái gọi là “nguyên tắc bakhông” Cụ thể, Việt Nam sẽ không tìm kiếm các liên minh quânsự, sẽ không cho phép nước ngoài đặt căn cứ trên lãnh thổ củamình, và sẽ không sử dụng mối quan hệ với nước này để chốnglại nước khác.

I/ Bối cảnh khu vực

a Bối cảnh quốc tế, tình hình khu vực và Việt Nam trước Đổi Mới

Nhìn chung, Khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975,Việt Nam đã bước vào một giai đoạn khó khăn vì sự cô lập quốc

Trang 8

tế Nhiều nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, không hề tintưởng và thậm chí căm ghét nước ta Những tác động này đã tạora nhiều khó khăn trong việc tái thiết và phát triển đất nước saunhững sóng gió của chiến tranh Đối với cường quốc khác ởchâu Á là Trung quốc, Việt Nam cũng phải đương đầu vớinhững tình hình bất ổn Cuộc xâm lược của Trung Quốc vàonăm 1979 đã khiến mối quan hệ giữa hai nước căng thẳng, gâyra cuộc chiến biên giới Tuy nhiên, sau đó, hai nước đã nỗ lựcgiải quyết mâu thuẫn và tạo ra một môi trường hòa bình hơn chokhu vực.

Về bối cảnh khu vực, trong giai đoạn từ 1967 đến 1980, ViệtNam không tích cực tham gia vào quan hệ với cộng đồngASEAN, thậm chí tồn tại những quan niệm và đánh giá khôngđúng khiến mối quan hệ giữa nước ta và ASEAN diễn ra khôngtốt đẹp và phải mất hơn 10 năm để khắc phục.Từ năm 1967(năm ASEAN được thành lập) đến năm 1975, Việt Nam vẫn

Trang 9

đang trong cuộc chiến chống lại thực dân Mỹ Đáng chú ý rằnghầu hết các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines vàSingapore đã trực tiếp hoặc gián tiếp ủng hộ Mỹ trong cuộcchiến tại Việt Nam Bên cạnh đó,các cuộc xung đột biên giới vớiCampuchia vào những năm 1980 đã tạo ra căng thẳng và khókhăn thêm cho đất nước Chủ nghĩa cộng sản của Việt Nam vàLào cũng đã tạo ra những mối quan hệ gắn bó, song đồng thờicũng gây ra những mâu thuẫn với các nước láng giềng khác.

Do những hậu quả khó khăn gây ra từ chiến tranh, trước khi đếnthời kỳ Đổi mới, Việt Nam đã trải qua một thời kỳ phát triểnkhông mấy khả quan Có một số yếu tố nội tại đã ảnh hưởngmạnh đến tình hình của nước ta Cùng với văn hoá, chính trị cónhiều khó khăn, có thể nói tình hình về mặt kinh tế nước ta trướcthời kỳ Đổi Mới có nhiều áp lực Hệ thống kế hoạch hoá trung

Trang 10

này đã gặp nhiều khó khăn và không hiệu quả, dẫn đến tìnhtrạng suy thoái và khó khăn kinh tế trong nước, có thể kể đếnnhư thiếu hụt tài nguyên và cơ sở vật chất, thiếu hụt giáo dục,nghèo đói,

Trong bối cảnh này, Đổi Mới đã ra đời, là bước ngoặt quantrọng mở ra chương mới cho Việt Nam Cải cách, mở cửa kinhtế và hội nhập quốc tế đã tạo nên sự thayđổi mạnh mẽ, giúp đấtnước bứt phá phát triển và cải thiện quan hệ hợp tác với cộngđồng quốc tế.

b Bối cảnh quốc tế, khu vực và tinh hình Việt Nam sau thời kỳ Đổi Mới

Năm 1986, Việt Nam mới có bước đột phá đầu tiên trong quátrình đổi mới tư duy Đại hội Đảng lần thứ 6 (tháng 12 năm1986) dựa trên việc phân tích đúng đắn về tình hình và xu hướng

Trang 11

quốc tế, đánh giá cẩn thận tình hình trong nước, nhìn thẳng vàosự thật đã đưa ra các quyết định ý nghĩa để thực hiện một cuộccải cách toàn diện cho đất nước Có thể nói cách nhìn nhận mớivề kinh tế-xã hội đã tạo ra khác biệt tích cực và đáng kể, mộtcách nhìn hướng tới “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,văn minh sống theo pháp luật” và đường lối đối ngoại có thể trởthành bạn của tất cả các nước, đã thể hiện quan niệm mới về anninh của Việt Nam, là những nhân tố tích cực thúc đẩy việc ViệtNam hội nhập với khu vực và thế giới Việc đối ngoại với cácnước nói chung và đặc biệt trong khu vực ASEAN nói riêng đãphát triển theo chiều hướng tích cực kể từ đây.

Trang 12

II/Lợi ích quốc gia - dân tộc là vấn đề quan trọng hàngđầu của mỗi quốc gia trong hoạch định, thực thi chiếnlược, chính sách phát triển, bảo vệ đất nước và hợp tácquốc tế.

Khẳng định rằng, lợi ích quốc gia - dân tộc bao gồm rất nhiềuyếu tố lợi ích: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng -an ninh Mà xuyên suốt là giữ vững là độc lập dân tộc, chủ

Trang 13

quyền lãnh thổ và chế độ xã hội Để làm được điều đó, phải đảmbảo thực hiện ba mục tiêu đó là: mục tiêu an ninh, mục tiêu pháttriển và mục tiêu vị thế Trong đó, mục tiêu về an ninh là nềntảng, mục tiêu về phát triển là trung tâm, mục tiêu về vị thế là sựbổ trợ quan trọng cho an ninh và phát triển nhằm xây dựng nướcViệt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, gópphần tích cực vào xây dựng một thế giới hòa bình, phát triển bềnvững Do vậy, trong suốt chặng đường lãnh đạo cách mạng,Đảng luôn đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết, trước hết

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nguyên tắc tối caotrong quá trình lãnh đạo cách mạng và là một trong nhữngnguyên nhân đưa đến thành công của cách mạng Việt Nam đóchính là luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết, trước hếttrong đường lối đối ngoại và hoạt động ngoại giao của ViệtNam, “muốn làm gì cũng cần vì lợi ích của dân tộc mà làm, lấy

Trang 14

lợi ích dân tộc mà phục vụ” Trong “Chính cương vắn tắt” doNguyễn Ái Quốc khởi thảo đã đề ra chủ trương: “Ai làm gì lợiích cho nhân dân, cho Tổ quốc đều là bạn Bất kỳ ai làm điều gìcó hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù Đối với mình,những tư tưởng và hành động có lợi ích cho Tổ quốc, cho đồngbào là bạn Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc vàđồng bào là kẻ thù”1 Qua đó, Đảng đã đoàn kết toàn dân trongvà ngoài nước, nhận được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế trongđấu tranh giải phóng dân tộc và từng bước xây dựng chủ nghĩaxã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân và đế quốc, Đảngluôn đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên cao, với mục tiêu xuyênsuốt là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Nhờ đó, Đảng dẫndắt dân tộc tiến hành thành công hai cuộc kháng chiến, đưa nonsông về một mối.

1 Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb CTQG, H.2006, t.6, tr.18.

Trang 15

Bước vào thời kỳ đổi mới, đứng trước yêu cầu cấp bách phảinhanh chóng vượt ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, pháthế bao vây, cấm vận của chủ nghĩa đế quốc và sự chống phácủa các thế lực thù địch, lợi ích quốc gia - dân tộc ngày càngđược khẳng định rõ hơn Thực tế, sau 35 năm đổi mới, lợi íchquốc gia - dân tộc đã, đang và sẽ tiếp tục là kim chỉ nam chochính sách và công tác đối ngoại của Việt Nam

III/ Khái niệm lợi ích quốc gia

“Lợi ích quốc gia” (State’s Interest) là một trong những kháiniệm cơ bản trong quan hệ quốc tế, là nhân tố hết sức quan trọngtrong việc xác định chính sách đối ngoại của bất kỳ quốc gia nàovà cũng là công cụ không thể thiếu để phân tích chính sách đốingoại của quốc gia Có thể nói, việc xác định LỢI ÍCH QUỐCGIA trong hoạt động đối ngoại là một hoạt động chính trịthường xuyên của tất cả các nhà nước kể từ khi xuất hiện LỢI

Trang 16

ÍCH QUỐC GIA bao gồm các mục tiêu chiến lược, đôi khi cảcác công cụ thực hiện mục tiêu, mà quốc gia theo đuổi trêntrường quốc tế LỢI ÍCH QUỐC GIA gia của một nước sẽ chỉđạo các nguyên tắc, phương châm, chính sách đối ngoại và cáchoạt động ngoại giao của quốc gia đó Do đó, xác định đúngLỢI ÍCH QUỐC GIA chính đáng là yếu tố rất quan trọng khihoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của quốc gia.

Việc hình thành LỢI ÍCH QUỐC GIA là quá trình lịch sử lâudài, phức tạp của việc kết hợp các nhân tố khác nhau như: chínhtrị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, tâm lý, kinh nghiệm LỢI ÍCHQUỐC GIA là hiện tượng lịch sử - xã hội không thể tồn tại độclập với nhận thức con người Trong lịch sử, ngay khi con ngườibắt đầu xây dựng quan hệ quốc tế, người ta đã nhận thức đượcLỢI ÍCH QUỐC GIA trong chính sách đối ngoại của quốc gia

Trang 17

Tuy nhiên đến tận năm 1935, khái niệm “lợi ích quốc gia” mớichính thức được sử dụng như một thuật ngữ khoa học đầu tiên

trong giới khoa học Mỹ Cuốn The International Relations

Dictionary xuất bản ở Mỹ đưa ra khái niệm: “Lợi ích quốc gialà mục tiêu cơ bản và nhân tố quyết định cuối cùng trong việchoạch định chính sách đối ngoại Lợi ích quốc gia là khái niệmcó tính khái quát hóa cao bao gồm những nhu cầu sống còn củaquốc gia đó Đó là tự bảo vệ, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, an ninhquân sự và thịnh vượng về kinh tế ”2 Hiện nay, bên cạnh LỢIÍCH QUỐC GIA còn có lợi ích dân tộc và LỢI ÍCH QUỐC GIA- dân tộc LỢI ÍCH DÂN TỘC thường được hiểu là lợi ích củatất cả mọi người dân của một nước LỢI ÍCH QUỐC GIA đượchiểu là lợi ích của giai cấp cầm quyền đại diện cho quốc gia.

Trang 18

LỢI ÍCH QUỐC GIA - dân tộc được hiểu theo hướng tổng hợpcả hai khái niệm trên3

Ở Việt Nam, các khái niệm LỢI ÍCH QUỐC GIA, LỢI ÍCHDÂN TỘC hay LỢI ÍCH QUỐC GIA - dân tộc thường được xácđịnh là có chung nội hàm và được sử dụng thay thế lẫn nhau.

Theo Từ điển Thuật ngữ Ngoại giao do Học viện Quan hệ quốctế xuất bản năm 2002, thì LỢI ÍCH QUỐC GIA là: “ lợi ích

chung của cộng đồng những người sống trên một đất nước, cóchung nguồn gốc, lịch sử, phong tục tập quán và phần nhiềucòn chung cả tiếng nói, chữ viết”4

Bước vào thời kỳ đổi mới, đứng trước yêu cầu cấp bách phảinhanh chóng vượt ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, pháthế bao vây cấm vận của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thùđịch, đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế,

3 Đặng Đình Quý (2010), “Bàn thêm về lợi ích quốc gia dân tộc trong hoạt động đối ngoại Việt Nam giai đoạn mới”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế , số 1 (80), tr 115.

4 Dương Văn Quảng, Vũ Dương Huân (chủ biên), (2002),Từ điển thuật ngữ ngoại giao Việt- Anh - Pháp, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr 63.

Trang 19

trước hết trong lĩnh vực kinh tế ngày càng được bổ sung, hoànthiện, đồng thời được thực hiện tích cực hơn Đại hội Đảng toànquốc lần thứ VI (12-1986) mở ra bước ngoặt trong tư duy vàthực tiễn hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta Đại hộichỉ rõ: “Muốn kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh củathời đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế;trước hết và chủ yếu là với Liên Xô, Lào và Campuchia, với cácnước khác trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa; đồng thời tranhthủ mở mang quan hệ kinh tế và khoa học - kỹ thuật với cácnước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổchức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳngcùng có lợi”5 Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (1988) khóa VI đãkhẳng định: “Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phảicủng cố và giữ vững hòa bình để tập trung sức xây dựng và pháttriển kinh tế”6 Có thể nói, Đại hội Đảng lần thứ VI đã mở ra

5 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sựthật, Hà Nội,tr 81

Trang 20

một bước ngoặt phát triển cho đất nước, mở ra một quá trình đổimới tư duy trên lĩnh vực đối ngoại, trong đó có việc xác định lại“lợi ích quốc gia - dân tộc” trong thời kỳ mới.

Những thay đổi quan trọng của tình hình thế giới (xu thế hòahoãn trong quan hệ quốc tế, quá trình quốc tế các lực lượng sảnxuất và hợp tác kinh tế giữa các quốc gia không phân biệt hệ tưtưởng và chế độ chính trị đang diễn ra mạnh mẽ) đã dẫn đến sựđổi mới tư duy của Đảng về mối quan hệ giữa LỢI ÍCH QUỐCGIA và nghĩa vụ quốc tế Sự thay đổi cơ bản khi bước vào thờikỳ đổi mới là, Đảng ta coi việc giữ vững môi trường hòa bình,ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổquốc Trong đó, hoạt động đối ngoại hướng đến thực hiện hainhiệm vụ chiến lược là xây dựng thành công và bảo vệ vữngchắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, qua đó “tranh thủ điềukiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

”, Tạp chí Quan hệ quốc tế , số 1, tr 7.

Trang 21

và bảo vệ Tổ quốc”7 Về mối quan hệ giữa LỢI ÍCH QUỐC GIA- dân tộc và lợi ích giai cấp, việc Việt Nam xây dựng thành côngchủ nghĩa xã hội, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,phát triển kinh tế - xã hội, làm cho dân giàu nước mạnh cũng làcách tốt nhất để Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế Trongnhận thức mới của Đảng ta, khi công cuộc đổi mới thành công,một nước Việt Nam ổn định và giàu mạnh sẽ là phần đóng gópquan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình,độc lập, dân chủ và phát triển8.

Ngay đầu thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, Liên Xô và hệthống xã hội chủ nghĩa rơi vào khủng hoảng trầm trọng, vấn đềquan hệ giữa LỢI ÍCH QUỐC GIA và nghĩa vụ quốc tế càngđược Đảng ta đặt ra một cách bức thiết Đại hội Đảng toàn quốclần thứ VII (6-1991) đã xác định nhiệm vụ đối ngoại là giữ vững

7 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987),Sđd , tr 99.

Ngày đăng: 17/06/2024, 14:09

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w