Đây là tiền đề, những lý luận cơ bản cho những nghiên cứu sâu hơn cho những đề tài về homestay.[3],[4]Kanoknon Seubsamarn và Seonghee Cho với công trình “Du lịch tại nhà dân bản xứ ở Thá
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Văn hóa du lịch
ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH HOMESTAY TẠI CÁC XÃ VÙNG CAO HUYỆN TÂN LẠC,
TỈNH HÒA BÌNH
Sinh viên thực hiện: Phùng Thị Vũ Quỳnh
Hà Nội - 2024
Trang 2HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Văn hóa du lịch
ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH HOMESTAY TẠI CÁC XÃ VÙNG CAO HUYỆN TÂN LẠC,
TỈNH HÒA BÌNH
Sinh viên thực hiện: Phùng Thị Vũ Quỳnh
Mã sinh viên: 2005VDLB047 Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Phương Thúy
Hà Nội - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Phát triển loại hình homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình” là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Phương Thúy Nội dung của đề tài này là sản phẩm được đúc kết từ việc nghiên cứu, tìm hiểu, quan sát, tổng hợp và phân tích Ngoài ra, trong đề tài có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng Các số liệu, kết quả trình bày trong đề tài là hoàn toàn trung thực
Sinh viên thực hiện
Phùng Thị Vũ Quỳnh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô của Khoa Quản lý xã hội - Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện tốt nhất cho em có cơ hội học hỏi, tìm hiểu và trau dồi kiến thức để thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan, Ủy ban nhân dân các xã thuộc huyện Tân Lạc – Hòa Bình đã cung cấp tài liệu giúp em thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này
Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn ThS Trần Thị Phương Thúy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài Cảm ơn cô đã giúp
đỡ em rèn luyện kĩ năng viết bài, kĩ năng thuyết trình và cung cấp thêm tài liệu để em hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định của trường Học viện Hành chính Quốc gia
Do điều kiện thời gian cũng như trình độ năng lực của tác giả có hạn nên đề tài “Phát triển loại hình homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình” cũng không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng nghiệm thu và quý thầy cô
để tác giả tiếp tục chỉnh sửa hoàn thiện đề tài
Trân trọng cảm ơn!
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AOP Tổ chức phi chính phủ của Australia
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
NQ Nghị quyết
OCOP Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo
hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp
Quốc UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới
Trang 6DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Hòa Bình 36 Bảng 2.2: Thống kê các hộ kinh doanh homestay trên địa bàn các xã vùng cao huyện Tân Lạc 38 Bảng 2.3: Thống kê một số hộ kinh doanh homestay trên địa bàn huyện Tân Lạc 41 Bảng 2.4: Thống kê dân số huyện Tân Lạc từ 2020 – 2023 41 Bảng 2.5: Dân số 3 xã vùng cao huyện Tân Lạc 42
Trang 7DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Mô hình tổ chức quản lý hoạt động du lịch homestay ở các xã vùng cao huyện Tân Lạc 53
Trang 8MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Đóng góp của đề tài 5
7 Cấu trúc của khóa luận 6
Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY 7
1.1 Khái niệm và đặc điểm của du lịch homestay 7
1.1.1 Khái niệm homestay 7
1.1.2 Đặc điểm của du lịch homestay 8
1.2 Lịch sử hình thành và điều kiện phát triển của loại hình du lịch homestay 9 1.2.1 Lịch sử hình thành loại hình du lịch homestay 9
1.2.2 Điều kiện phát triển của loại hình du lịch homestay 12
1.3 Du lịch homestay trên thế giới và Việt Nam 18
1.3.1 Du lịch homestay trên thế giới 18
1.3.2 Du lịch homestay ở Việt Nam 19
1.4 Vai trò của du lịch homestay 20
1.4.1 Đa dạng hóa các loại hình du lịch 20
1.4.2 Chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương 20
1.4.3 Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch 21
1.4.4 Giao lưu văn hóa giữa các vùng miền và quốc gia khác nhau 22
Tiểu kết chương 1 23
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY Ở CÁC XÃ VÙNG CAO HUYỆN TÂN LẠC – HÒA BÌNH 24
2.1 Khái quát chung về huyện Tân Lạc – Hòa Bình 24
Trang 92.1.1 Vị trí địa lý 24
2.1.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội 25
2.1.3 Hoạt động du lịch của huyện Tân Lạc – Hòa Bình 27
2.2 Điều kiện phát triển của loại hình du lịch homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc – Hòa Bình 31
2.2.1 Tài nguyên du lịch 31
2.2.2 Cơ chế chính sách 33
2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng 36
2.2.4 Nguồn nhân lực 41
2.2.5 Sự hỗ trợ của các chủ thể tham gia 42
2.3 Đánh giá điều kiện phát triển loại hình homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc – Hòa Bình 44
2.3.1 Thuận lợi 44
2.3.2 Khó khăn 46
Tiểu kết chương 2 48
Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI CÁC XÃ VÙNG CAO HUYỆN TÂN LẠC – HÒA BÌNH 49
3.1 Định hướng phát triển du lịch homestay tại huyện Tân Lạc – Hòa Bình 49
3.1.1 Định hướng phát triển du lịch homestay tại Hòa Bình 49
3.1.2 Định hướng phát triển du lịch homestay tại huyện Tân Lạc 50
3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc – Hòa Bình 51
3.2.1 Giải pháp về bảo vệ tài nguyên du lịch 51
3.2.2 Giải pháp về cơ chế chính sách 52
3.2.3 Giải pháp về tổ chức quản lý 53
3.2.4 Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng 54
3.2.5 Giải pháp về nguồn nhân lực 55
3.2.6 Giải pháp về thị trường, xúc tiến, quảng bá 57
3.3 Một số kiến nghị 58
Tiểu kết chương 3 59
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Du lịch homestay là một loại hình du lịch mà du khách sẽ lưu trú tại nhà dân, cùng ăn, cùng ở và sinh hoạt, trải nghiệm những nét văn hóa giống người dân bản địa ở nơi đó Do đây là loại hình du lịch dựa trên cộng đồng nên nó được cho là phù hợp và có điều kiện phát triển ở Việt Nam, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, hùng vĩ, Việt Nam còn có đến 54 dân tộc cùng sinh sống nên có nền văn hóa rất đa dạng, mỗi dân tộc đều mang cho mình bản sắc riêng
và đều có thể đem đến cho du khách những trải nghiệm mới mẻ Tuy nhiên, du lịch homestay ở Việt Nam vẫn được cho là một loại hình du lịch tương đối mới, loại hình này chỉ mới bắt đầu rộ lên ở nước ta từ khoảng 5 - 6 năm trước
và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn từ 2018 - 2021 sau đó thì tạm chững lại Từ năm 2023 đến nay, homestay mới lại tiếp tục trở thành xu hướng du lịch mới vàđược ưa chuộng bởi giá rẻ, trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên và văn hóa địa phương
Hòa Bình là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Mường với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc Hòa Bình cũng là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, hệ sinh thái đa dạng… Đó chính là tiềm năng để phát triển du lịch homestay Nắm bắt xu hướng và tiềm năng của du lịch homestay tại địa phương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình
đã tham mưu giúp Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai có hiệu quả chủ trương xây dựng, phát triển các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch homestay Tính đến nay toàn tỉnh đã có khoảng 196 homestay đạt tiêu chuẩn phục khách
du lịch
Tân Lạc là một trong các huyện được chính quyền và các cơ quan quản
lý du lịch tỉnh rất quan tâm, nhất là tại các xã vùng cao bởi tiềm năng về tài nguyên du lịch như có các hang động, phong cảnh đẹp; các phong tục tập
Trang 11quán, bản sắc văn hóa của dân tộc Mường Ngoài ra còn dựa trên tính khả thi, lợi ích của việc xây dựng, kinh doanh du lịch homestay có thể giúp địa phương lưu giữ, bảo tồn các nét văn hóa, tạo việc làm cho người dân Tuy nhiên, quá trình thực hiện việc phát triển du lịch homestay cũng còn gặp không ít khó khăn, với mong muốn góp phần phát triển du lịch homestay các
xã vùng cao huyện Tân Lạc nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển loại hình homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình”, để nghiên cứu thực trạng Từ đó đề xuất thêm những giải pháp phát triển mô hình du lịch homestay ở đây
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới
Công trình nghiên cứu của Koeman A có tên “Community Basaed Mountain Tourism” được phát hành năm 1998 đã đề cập đến kinh nghiệm phát triển các loại hình du lịch cộng đồng ở khu vực miền núi ở một số nước đang phát triển Tác giả cũng đã đặc biệt quan tâm và có đề cập về loại hình
du lịch homestay.[2]
Lashley, C & Morrison, A, (2000) với công trình “In Search of Hospitality: Theoretical Perspectives and Debates” và công trình
“Customized Authenticity begins at home” của tác giả Wang Y đã đưa ra một
số khái niệm và đặc trưng cơ bản của loại hình du lịch homestay Đây là tiền
đề, những lý luận cơ bản cho những nghiên cứu sâu hơn cho những đề tài về homestay.[3],[4]
Kanoknon Seubsamarn và Seonghee Cho với công trình “Du lịch tại nhà dân bản xứ ở Thái Lan và sự hài lòng cùa du khách”, trong nghiên cứu này, họ đã tìm hiểu các động cơ và đặc điểm về nhân khẩu học của khách du lịch, điều tra các yếu tố sẽ đáp ứng khách du lịch khi họ đến thăm các điểm đến văn hóa, điều tra các yếu tố động lực ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách du lịch ở Thái Lan.[1]
Trang 12Ở Việt Nam
Đề tài “Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý phát triển loại hình lưu trú cho khách du lịch ở nhà dân (homestay)”,
do tác giả Phạm Quang Hưng làm chủ nhiệm (đề tài cấp bộ thuộc Tổng cục
du lịch), đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch ở nhà dân của một số nước trên trên thế giới bao gồm cả kinh nghiệm thành công và chưa thành công Trên cơ sở đó lựa chọn những điểm phù hợp vận dụng vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam Đề tài cũng cho thấy kinh nghiệm các nước là bài học tốt để Việt Nam có thể khai thác hiệu quả tiềm năng của mình phát triển du lịch ở nhà dân, góp phần xóa đói giảm nghèo [12]
Năm 2006, có một công trình nghiên cứu khác liên quan đến du lịch cộng đồng mang tên “Du lịch cộng đồng - lý thuyết và vận dụng” của tác giả
Võ Quế Đề tài này đã phân tích, nghiên cứu dựa trên lý thuyết về phát triển
du lịch dựa vào cộng đồng Từ đó, tác giả đã mô tả về mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của khu vực châu Á và một số khu sinh thái trong nước.[13]
Đề tài về homestay cũng được các học viên cao học lựa chọn để làm luận văn tốt nghiệp, tiêu biểu có thể kể đến như:
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh (2015) nghiên cứu đề tài: “Phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình”, đã chỉ ra những cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu về du lịch homestay Từ đó, đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế của mô hình du lịch homestay ở Ninh Bình.[6]
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy nghiên cứu đề tài “Phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt” Nghiên cứu đã xác định các yếu tố tác động đến việc lựa chọn điểm đến du lịch và lựa chọn loại hình du lịch homestay ở Đà Lạt
Từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch homestay ở Đà Lạt trong tương lai.[8]
Trang 13Như vậy, có thể thấy trên thế giới và cả ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển du lịch homestay Song chưa có công trình nào nghiên cứu về tiềm năng du lịch và thực trạng về phát triển du lịch homestay
ở tại huyện Tân Lạc – Hòa Bình Nhưng kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên sẽ là tài liệu quý giá để tác giả có thể kế thừa khi nghiên cứu đề tài của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về du lịch homestay
- Khảo sát thực trạng phát triển loại hình du lịch homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch homestay ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Du lịch homestay ở các xã vùng cao huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình 4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Khảo sát mô hình, sự phát triển và hoạt động của
du lịch homestay ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình từ năm 2020 - 2024
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu du lịch homestay ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp khảo sát thực tế
Để thực hiện được đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát thực tế, tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu thông tin và quan sát thực trạng tại một số homestay đang hoạt động tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc (homestay Hòa Bình, Hải Thạn homestay, Xuân Trường homestay) để có cái nhìn toàn cảnh và khách quan nhất về vấn đề, góp phần tăng độ uy tín của đề tài nghiên cứu Thông qua hoạt động khảo sát, tác giả đã có được những kết
Trang 14quả, lý luận để đánh giá về thực trạng về nguồn tài nguyên du lịch và tiềm năng phát triển du lịch homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc, bên cạnh đó đề xuất các giải pháp định hướng và phát triển du lịch cộng đồng tại nơi đây
5.2 Phương pháp phỏng vấn
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn các đối tượng là người đang kinh doanh loại hình homestay, chủ các homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc Đây là một phương pháp thu thập thông tin bằng cách dùng hình thức giao tiếp bằng lời nói trực tiếp, thông qua đó, tác giả có được các tư liệu như tình hình du lịch, hình ảnh của các homestay… tại khu vực nằm trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận
5.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Sau khi thu thập được các dữ liệu về homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc thì phân chia chúng theo các tiêu chí cụ thể và phân tích theo bản chất của từng đối tượng để từ đó từng bước bóc tách, làm rõ vấn đề nghiên cứu Cuối cùng là tổng hợp các phân tích từ kết quả nghiên cứu những phần, bộ phận sau khi đã bóc tách Kết quả là rút ra được bản chất, mấu chốt của đối tượng nghiên cứu
6 Đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về du lịch homestay
- Từ thực trạng về hoạt động du lịch homestay trên địa bàn các xã vùng cao của huyện Tân Lạc tác giả đã khái quát điều kiện phát triển du lịch homestay và đánh giá các điều kiện đó đã tạo ra những thuận lợi cũng như khó khăn gì đối với việc phát triển loại hình du lịch homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc – Hòa Bình
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả loại hình du lịch homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc dựa trên những thuận lợi và hạn chế trong hoạt động phát triển du lịch homestay mà nơi đây đang gặp phải
- Đề tài có thể trở thành nguồn tham khảo cho sinh viên ngành Du lịch
Trang 157 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì nội dung chính của bài khóa luận gồm 3 chương, đó là:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển loại hình du lịch homestay
Chương 2 Thực trạng phát triển du lịch homestay ở các xã vùng cao huyện Tân Lạc – Hòa Bình
Chương 3 Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc – Hòa Bình
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU
LỊCH HOMESTAY 1.1 Khái niệm và đặc điểm của du lịch homestay
1.1.1 Khái niệm homestay
Khi nói về homestay, người ta thường hiểu đó là một hình thức lưu trú, bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng đây là một loại hình du lịch Do đó, trên thế giới và ở Việt Nam hiện đang xuất hiện nhiều khái niệm về homestay và chúng được nghiên cứu dựa trên nhiều góc độ khác nhau
Theo từ điển tiếng anh Oxford, “homestay” chỉ người từ nơi khác, vùng khác đến ở tại nhà dân nơi mình đến, học tập, tìm hiểu văn hóa, lối sống của vùng đất mới Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục khi việc hợp tác quốc tế về giáo dục trở nên cấp thiết và vấn đề du học trở nên phổ biến [7]
Theo Frogsleap Foundation (quỹ hoạt động xã hội và triển khai dự án cộng đồng) đưa ra khái niệm về homestay như sau: Homestay là một loại hình
“du lịch xanh” lý tưởng đối với các bạn trẻ quốc tế yêu thích khám phá văn hóa tại các nước bản địa Khi đi du lịch homestay, thay vì ở khách sạn hoặc các nhà nghỉ các bạn sẽ ở ngay tại nhà của dân địa phương để có thể có một góc nhìn gần gũi và thực tế hơn với cách sống và nền văn hóa của nước chủ nhà Khách được xem như một thành viên của gia đình và tham gia vào các sinh hoạt đời thường như ăn cơm chung mâm và trò chuyện trao đổi với các thành viên Khách cũng được yêu cầu phải “Nhập gia tùy tục” và biết cách tôn trọng các quy tắc và sự riêng tư nhất định của gia chủ.” [9]
Theo Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online, ông Haji Sahariman Hamdan (Chủ tịch Hiệp hội homestay Malaysia) đã phát biểu: “Homestay là loại hình
du lịch mà du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà với người dân bản xứ như thành viên trong gia đình, để khám phá phong cách sống của người dân,
Trang 17trải nghiệm cuộc sống thường ngày của họ để biết được văn hóa của người dân nơi đó” [35]
Ở một số nước mà loại hình du lịch homestay tương đối phát triển như Ailen hay Thái Lan, du lịch homestay được hiểu: “Là một loại hình du lịch cộng đồng, dành cho các đối tượng khách thích được trải nghiệm cuộc sống cùng với các hộ gia đình tại nhà của họ, nhằm tìm hiểu về cộng đồng.” [7]
Theo khái niệm của Tổng cục du lịch Việt Nam: “Homestay là nơi sinh sống của người sở hữu nhà hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú, có trang thiết bị tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà” [5]
Như vậy, khái niệm homestay có thể hiểu như sau: Homestay là một loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, loại hình du lịch này sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm chân thật từ việc được trực tiếp tham gia vào các hoạt động sinh hoạt cùng người dân bản địa Qua đó hiểu về con người, bản sắc văn hóa, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vùng, miền địa phương
1.1.2 Đặc điểm của du lịch homestay
Giúp du khách có những trải nghiệm như dân bản địa: Du khách khi đi
du lịch homestay sẽ ăn - ngủ - nghỉ - sinh hoạt cùng người dân bản địa, trải nghiệm cuộc sống như một người nông dân với những trải nghiệm như hái quả, trồng cây, trồng lúa, Chính hoạt động này sẽ giúp bạn có cơ hội làm quen và trải nghiệm cuộc sống hàng ngày như một người địa phương chính gốc với bản sắc văn hóa riêng biệt mà chỉ ở vùng đó mới có Ý nghĩa của hoạt động này đem lại đó là cho du khách có cái nhìn thực tế về giá trị văn hóa của dân tộc, của vùng miền và sự đa dạng của nó Góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các giá trị văn hóa tốt đẹp
Thường hình thành ở những địa phương có nét đặc trưng riêng biệt về yếu tố văn hóa dân tộc và những địa phương đó không đủ điều kiện để xây
Trang 18dựng các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch cao cấp: Các homestay sẽ được xây dựng và hoạt động ở những vùng có đông các dân tộc thiểu số sinh sống, cơ
sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng không hiện đại Môi trường tự nhiên xung quanh thì đơn sơ, cư dân rất giản dị, những vùng như vậy có không khí trong lành, ít khói bụi, không bị ô nhiễm tiếng ồn
Sử dụng các tài nguyên du lịch là phong cảnh đẹp và yếu tố văn hóa bản địa: Homestay được hình thành dựa trên những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và yếu tố văn hóa của địa phương, nguồn nhân lực chính tham qua vào hoạt động của homestay cũng là những người dân bản địa sống tại địa phương
đó Đến với loại hình du lịch homestay thì người cung cấp dịch vụ, người hướng dẫn đều là dân bản địa, cũng chỉ có họ mới có thể cho du khách những trải nghiệm đặc biệt bởi đó là nơi thân thuộc từ bé, là nơi họ sinh ra và lớn lên Homestay chủ yếu mang đến cho du khách sự mới lạ và cũng như một hình thức của sự gắn kết cộng đồng
Rẻ hơn các loại hình du lịch khác: Chọn loại hình du lịch homestay, trong chuyến đi, du khách sẽ ít tốn kém hơn vì nhìn chung so với những loại hình du lịch khác thì lượng chi phí phải bỏ ra để sở hữu những dịch vụ trong chuyến đi đối với du lịch homestay rẻ hơn nhiều Có thể du khách không được cung cấp những dịch vụ cao cấp, đắt tiền nhưng đổi lại du khách sẽ được trải nghiệm những hoạt động mới mẻ mà ở những loại hình du lịch khác không có
1.2 Lịch sử hình thành và điều kiện phát triển của loại hình du lịch homestay
1.2.1 Lịch sử hình thành loại hình du lịch homestay
* Trên thế giới
Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhiều người mong muốn được sống yên bình ở nông thôn, xa rời thành phố và những áp lực của quá khứ Tuy nhiên, thực tế, chỉ một bộ phận nhỏ có đủ khả năng để chi trả chi phí để ở
Trang 19những khách sạn cao cấp tại các vùng nông thôn hoặc những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên Từ đó, việc lưu trú tại nhà dân ở thôn quê mang lại một sức hấp dẫn lớn, cho phép du khách có điều kiện trải nghiệm những nét đặc sắc trong cuộc sống của người nông dân với mức chi phí thấp hơn
Áo là nước tiên phong ở châu Âu đưa ra chương trình kỳ nghỉ tại các ngôi nhà xây trong trang trại Nhiều nước sau đó đã áp dụng và tổ chức các chương trình tương tự Khi đó, loại hình du lịch nghỉ ở nhà dân được gọi với các khái niệm như: Nhà ngủ qua đêm có ăn sáng (bed and breakfast houses); nhà ở xây trong trang trại (farmhouses); nhà khách (guesthouses); nghỉ tại nhà dân (homestay houses) [12]
Từ những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, homestay đã phát triển ở những đất nước thuộc khu vực châu Phi, châu Úc, châu Mỹ La Tinh Thuật ngữ
“homestay” xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục khi việc hợp tác quốc
tế về giáo dục trở nên cấp thiết và vấn đề du học trở nên phổ biến Năm 1980,
đã xuất hiện những slogan ấn tượng như: “Open your home to the world and the world become your home” (Hãy mở cánh cửa nhà bạn ra với thế giới và thế giới sẽ trở thành ngôi nhà của bạn), hoặc “Become part of my family” (Hãy là thành viên của gia đình chúng tôi nhé) [7]Khi đó, homestay chỉ là một hình thức lưu trú giúp các du học sinh có thể hòa nhập nhanh chóng tại cộng đồng mới, trường học mới ở một nơi xa lạ với nền văn hóa khác biệt và giúp du học sinh học được ngôn ngữ bản địa Sau đó, thuật ngữ homestay mới dần xuất hiện trong lĩnh vực du lịch, ban đầu homestay chỉ là một hình thức lưu trú, nhưng khi được đưa vào du lịch thì nó đã trở thành một loại hình du lịch, được đông đảo người chú ý và yêu thích
Ở khu vực ASEAN, chương trình nhà nghỉ homestay được Bộ Du lịch Malaysia lần đầu triển khai vào năm 1995 tại Temeroh, Pahang nhằm quảng
bá văn hóa Kampung (tên gọi các ngôi làng truyền thống của Malaysia) và tăng cường sự tham gia của người dân nông thôn trong ngành du lịch và văn
Trang 20hóa dựa vào cộng đồng Kể từ đó, các làng ở tiểu bang khác đã dần hình thành khái niệm lưu giữ khách du lịch trong các ngôi nhà homestay trong làng mình Nhưng cũng có ghi chép cho rằng loại hình du lịch homestay có thế bắt nguồn
từ đầu năm 1970 tại Malaysia Sau đó, loại hình du lịch này cũng dần dần phát triển và nở rộ theo xu hướng chung của thế giới
* Ở Việt Nam
Năm 1970, loại hình du lịch homestay dựa vào cộng đồng xuất phát từ
du lịch làng bản và thường cần có người dẫn đường hay có sự hỗ trợ của người dân bản xứ Đây được coi là tiền đề cho sự phát triển loại hình du lịch homestay
Năm 1995, du lịch homestay tại Việt Nam đã bắt đầu được chú ý hơn
kể từ khi có chương trình tàu Thanh niên Đông Nam Á, cập cảng lần đầu tiên
ở Thành phố Hồ Chí Minh
Ban đầu, homestay Việt Nam là ý tưởng xuất phát từ công ty du lịch mà
từ nhu cầu khách du lịch nước ngoài Thay vì chọn những nhà nghỉ hoành tráng hay khách sạn cao cấp, khách du lịch có xu hướng muốn ở ngay tại nhà dân địa phương, sinh hoạt cùng người dân địa phương để tìm hiểu văn hóa, cuộc sống của người dân bản địa Chính xu hướng này đang khiến trào lưu kinh doanh homestay ngày nở rộ khắp cả nước [10]
Năm 1997 du lịch homestay dần phát triển ở nước ta, đến năm 2002, Việt Nam đã đón các đoàn khách từ Nhật, Thái Lan và Mỹ từ con tàu Thanh niên Đông Nam Á đến các ngôi nhà cổ trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó, homestay Việt Nam đã ghi dấu ấn đẹp đẽ trong mắt du khách nước ngoài và giúp loại hình này phát triển hơn nữa trong ngành du lịch Việt Nam
Năm 2006 du lịch homestay tại Việt Nam bắt đầu trở thành một loại hình du lịch mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho du lịch nước nhà và tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho đến nay
Trang 211.2.2 Điều kiện phát triển của loại hình du lịch homestay
1.2.2.1 Tài nguyên du lịch
* Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là những thắng cảnh thiên nhiên độc đáo,
để một tài nguyên thiên nhiên có thể dùng trong du lịch phụ thuộc vào các yếu
tố như địa hình, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng vào mục đích du lịch [8]
Địa hình: Đối với hoạt động du lịch homestay, đặc điểm hình thái địa hình cần có sự đặc biệt, có sức hấp dẫn Các dạng địa hình phù hợp để phát triển du lịch homestay gồm địa hình đồng bằng, địa hình vùng đồi và địa hình miền núi
Khí hậu: Gồm những yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, ánh sáng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt Khí hậu có thể mang lại ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến việc thực hiện hoạt động du lịch Homestay đòi hỏi điểm du lịch phải có nét đặc trưng, khác biệt về khí hậu, các yêu cầu cơ bản thường là khí hậu mát mẻ, cảnh quan đẹp, không gian trong lành
Thủy văn: Nước, địa hình đặc biệt, dòng chảy có thể là yếu tố tạo nên một cảnh quan đẹp, hấp dẫn, thơ mộng (ví dụ như thác nước ) Các biển và bãi biển, ven hồ, sông… có thể sử dụng phát triển loại hình du lịch biển, (ví
dụ như Vịnh Hạ Long, nơi được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới) Hay các dòng nước suối khoáng nóng là tài nguyên thiên nhiên quý giá
để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh (ví dụ như suối khoáng Kim Bôi)
Sinh vật: Là nguồn động vật, thực vật có thể phục vụ mục đích du lịch, thường tập trung ở vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng sinh thái Tiêu biểu, ở Việt Nam có thể kể đến di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận là vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Trang 22* Tài nguyên du lịch nhân văn
Đối với loại hình du lịch homestay, tài nguyên du lịch nhân văn có sức hấp dẫn cao đối với du khách Tài nguyên du lịch nhân văn là sản phẩm tinh thần có giá trị văn hóa, lịch sử bao gồm:
Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa: Cho thấy những sáng tạo về văn hóa, tôn giáo và xã hội mà ông cha ta để lại cho đời sau, là vết tích của loài người trong các thời kỳ lịch sử Hiện nay, Việt Nam có các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế, Thánh Địa Mỹ Sơn, Phố Cổ Hội
An, Trung tâm hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ [33]
Lễ hội: Là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại Nó tác động mạnh mẽ vào tâm linh, vào tâm hồn và tính cách người Việt Nam, đây cũng là một hoạt động sinh hoạt văn hóa lâu đời của Việt Nam,
có sức hấp dẫn và thể hiện khát vọng hoặc tinh thần của nhân dân
Ẩm thực: Mỗi địa phương ở Việt Nam đều có các đặc sản riêng, đặc trưng cho từng địa phương vì vậy đã cho ra nhiều món ăn đồ uống ngon như phở Hà Nội, bánh đậu xanh Hải Dương, bún bò Huế, cao lầu Hội An, hủ tiếu Nam Bộ… Ngoài ra, ẩm thực Việt Nam còn gây thu hút vì sự đặc sắc, phong phú trong nguyên liệu, cách chế biến, mùi vị đặc trưng của món ăn,
du lịch homestay [11]
Trang 23Chính sách kiểm soát, quản lý về mặt chất lượngcủa Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền: Có đội ngũ quản lý thường xuyên thanh tra, giám sát, giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân và hướng dẫn họ cách xây dựng homestay đạt tiêu chuẩn, chất lượng
Tăng cường sự hợp tác đối tác giữa Nhà nước với các cơ sở kinh doanh
du lịch: Nhà nước sẽ đưa ra các hoạch định chính sách thông qua các đại diện như Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, chính quyền địa phương, và chia sẻ trách nhiệm trong việc hỗ trợ các cơ sở kinh doanh thúc đẩy quảng bá, phát triển du lịch, giúp huy động nguồn lực,
Hỗ trợ tài chính và các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước: Chính sách ưu đãi với các dự án phát triển du lịch, hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát môi trường tại các khu, điểm, vùng du lịch Chính sách lập quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn phục vụ du lịch Khuyến khích các hộ kinh doanh homestay nên có trách nhiệm với cộng đồng xung quanh và với môi trường xung quanh Thu hút đầu tư trong và ngoài nước để
có nguồn vốn phát triển nguồn nhân lực du lịch, để xúc tiến quảng bá và phát triển du lịch homestay [11]
1.2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng
* Cơ sở hạ tầng
Phương tiện giao thông vận tải: Du lịch gắn với việc di chuyển từ nơi này sang nơi khác mà muốn di chuyển phải có phương tiện giao thông vận tải Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới có cơ hội phát triển Phương tiện giao thông tiêu biểu gồm: Ô tô (đường bộ), tàu hỏa (đường sắt), máy bay (đường hàng không), tàu thuyền (đường thủy) Mỗi phương tiện giao thông đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy vào điều kiện của mình, khách du lịch có thể tự đưa ra lựa chọn phù hợp Mạng lưới giao thông vận tải trên thế giới và từng quốc gia đều không ngừng được cải
Trang 24thiện theo từng năm nhằm làm rút ngắn thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và trải nghiệm cho khách du lịch
Thông tin liên lạc: Thông tin liên lạc là điều kiện cần để đáp ứng nhu cầu về trao đổi thông tin cho khách du lịch trong nước và quốc tế, giúp vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế
Các công trình cung cấp điện, nước: Đảm bảo về điện, nước giúp cho quá trình sinh hoạt của du khách và quá trình hoạt động của cơ sở kinh doanh
du lịch được diễn ra bình thường, là một trong những nhân tố quan trọng phục
vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí của du khách
Cơ sở y tế: Chữa bệnh và cung cấp dịch vụ liên quan tại các điểm du lịch Cơ sở y tế có các trang thiết bị giúp chăm sóc sức khỏe cho khách, trong
đó gồm cả các dịch vụ như phòng tắm hơi, massage và có thể được bố trí trong khách sạn
Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác: Trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, xưởng sửa chữa, phòng rửa tráng phim ảnh, bưu điện… Các công trình này góp phần làm tăng tính đồng bộ của hệ thống dịch vụ du lịch
* Cơ sở vật chất kỹ thuật
Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hóa du lịch đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ sở, công trình tương ứng với sản phẩm du lịch và là điều kiện để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, muốn phát triển du lịch bao giờ cũng phải gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và tài nguyên du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới việc quyết định xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như thế nào thì hợp lý và công suất các công trình phục vụ du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch giúp gia tăng mức độ
Trang 25hấp dẫn cho tài nguyên du lịch, tác động nhất định tới mức độ sử dụng tài nguyên du lịch và việc gìn giữ bảo vệ chúng
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đối với loại hình du lịch homestay thường phải đạt các tiêu chí cơ bản là: Đủ điều kiện cho khách nghỉ ngơi, sinh hoạt và
du lịch; đảm bảo an toàn, đảm bảo vệ sinh; có dịch vụ phục vụ ăn uống đáp ứng nhu cầu căn bản nhất của con người; đầy đủ trang thiết bị cần thiết và trang trí hợp lý, tạo được bầu không khí thoải mái, dễ chịu cho du khách
Ngoài ra, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng có thể bao gồm cả các cửa hàng lưu niệm, nó đáp ứng nhu cầu về hàng hóa của khách du lịch bằng việc bán các mặt hàng đặc trưng cho họ Các cửa hàng có thể là một phần thuộc các trung tâm dịch vụ du lịch và phục vụ khách du lịch là chủ yếu Phần khác thuộc mạng lưới thương nghiệp địa phương với nhiệm vụ phục vụ nhân dân địa phương cũng như phục vụ khách du lịch
1.2.2.4 Nguồn nhân lực
Con người là nhân tố trung tâm và giữ vai trò quyết định đối với sản xuất, có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, quyết định chất lượng phục vụ trong du lịch, quyết định hiệu quả khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tài nguyên du lịch, cũng là một yếu tố quyết định sự hấp dẫn của điểm du lịch Đối với loại hình du lịch homestay, nguồn nhân lực là người dân địa phương Tuy nhiên, họ là những người không có kinh nghiệm về phục vụ du lịch,tỷ lệ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch còn thấp nên cần được đào tạo
về du lịch, để hoạt động du lịch có thể diễn ra suôn sẻ, đây cũng là sự khó khăn của ngành du lịch Việt Nam nói chung
Du lịch homestay không cần số lượng lớn về nhân lực, ngoài ra nguồn nhân lực cũng chủ yếu là các cộng đồng địa phương, người dân bản địa sinh sống lâu năm tại điểm du lịch và không đòi hỏi quá cao về yêu cầu dịch vụ du lịch nên nguồn nhân lực có thể học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ trước hoặc trong quá trình đón tiếp khách Đặc biệt, nguồn nhân lực của loại hình du lịch
Trang 26này đòi hỏi sự hiểu biết rõ về nét đẹp văn hóa truyền thống, lễ hội, địa điểm tham quan… nên cộng đồng địa phương là phù hợp nhất
1.2.2.5 Sự hỗ trợ của các chủ thể tham gia
* Cộng đồng địa phương
Cộng đồng địa phương là nơi hình thành, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa, một nguồn tài nguyên có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch homestay Có thể nói, mối quan hệ giữa du lịch homestay và cộng đồng địa phương là mối quan hệ tác động qua lại, đôi bên cùng có lợi
Du lịch homestay là một cách giúp cộng đồng địa phương làm giàu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mình, đây cũng là cách giúp đa dạng các loại hình du lịch, phát triển du lịch
* Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương là người được cộng đồng tín nhiệm, đại diện cho cộng đồng, là những người lãnh đạo của cộng đồng Họ là những người
có vai trò trong việc phát huy tiềm năng, thế mạnh của cộng đồng trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng địa phương theo các chủ trương, đường lối của nhà nước và pháp luật Họ cũng là những người sẽ đưa
Trang 27ra những hướng dẫn trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo vệ sinh môi trường phục vụ du khách, hỗ trợ các công ty du lịch khai thác hoạt động
du lịch homestay tại địa phương Chính quyền địa phương còn sẽ đưa ra các chính sách hỗ trợ người dân khi tham gia vào làm du lịch homestay
1.3 Du lịch homestay trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Du lịch homestay trên thế giới
Tại Đông Nam Á, Malaysia là nước đã triển khai chương trình du lịch
“homestay in Malaysia” đạt kết quả khả quan Chương trình được ra đời từ năm 1988 tại cộng đồng Desa Murni Trong năm đầu tiên, họ chỉ đón được 10 khách và sau đó dần tăng lên gấp nhiều lần so với thời điểm ban đầu triển khai nhờ vào chính sách phát triển phù hợp, kịp thời, đúng đắn
Vùng Wallonie - Bỉ, là điểm kinh doanh homestay độc đáo dựa trên các chủ đề về câu cá, cưỡi ngựa, khám phá thiên nhiên dựa trên sự ưu ái về các tài nguyên thiên nhiên như phong cảnh đẹp; có nhiều sông, ao, hồ; hệ sinh vật phong phú; nhiều cánh đồng đẹp, trải dài; có nhiều nơi thích hợp thực hiện hoạt động cưỡi ngựa,
Ở Úc, hình thức sống cùng người bản xứ (homestay) là một trong ba loại hình cư trú khá phổ biến trong cộng đồng du học sinh Nó được cho là có thể giúp du học sinh hiểu thêm về văn hóa, nâng cao trình độ ngoại ngữ trong suốt thời gian học tập và sinh hoạt tại Úc Hình thức này thường phù hợp với các bạn dưới 18 tuổi và cần người bảo hộ trong quá trình học tập tại nước ngoài, cũng phù hợp với du học sinh đang theo học khóa tiếng Anh ngắn hạn
Grenada, một quốc gia ở vùng Caribe, nơi đây không chỉ có các bãi biển xinh đẹp mà còn có những con đường đi bộ dài trong những rừng mưa nhiệt đới, nhà máy sản xuất rượu rum và những bữa tiệc trên đường phố Ở đây có hàng chục cơ sở homestay cho du khách lựa chọn, từ các căn hộ ở thủ
đô St George’s đến phòng trọ ở gần bãi biển Grand Anse Du khách sẽ được thưởng thức những món ăn nấu theo phương pháp bản địa, có thể bao gồm
Trang 28dầu, món hầm với dừa, mì và thịt lợn hoặc cá chó nhồi với vôi và các gia vị địa phương Đặc biệt là tất cả các món, thậm chí cả cocktail đều có hạt nhục đậu khấu và quế, chính vì vậy mà nơi đây được gọi là “hòn đảo gia vị” [30]
1.3.2 Du lịch homestay ở Việt Nam
Tháng 10 năm 2023, Tân Hóa được UNWTO vinh danh là Làng du lịch tốt nhất năm 2023 giúp Tân Hóa nhận được sự quan tâm lớn từ du khách trong và ngoài nước Theo số liệu từ Công ty TNHH MTV Chua Me Đất, trong tháng 12 năm 2023, Tân Hóa đã đón 782 khách du lịch, bảo đảm nguồn thu nhập cho 82 porter, 10 hộ dân homestay và 10 hộ cung cấp trải nghiệm ăn tối tại nhà dân cùng một số hộ cung ứng thực phẩm Trong đó, mỗi hộ cung cấp trải nghiệm ăn tối có mức thu nhập bình quân hơn 12,3 triệu đồng/tháng
Hộ kinh doanh homestay có mức thu trung bình gần 7,2 triệu đồng/tháng [16]
Trên đây là minh chứng rõ nhất cho việc homestay hoàn toàn có khả năng, điều kiện phát triển và trở thành loại hình du lịch nở rộ trong thời gian tới tại Việt Nam Ngoài Tân Hóa thì Việt Nam cũng còn nhiều điểm du lịch homestay gây thu hút đối với du khách (Sapa, Mai Châu, ) và cũng còn nhiều địa điểm có triển vọng để xây dựng loại hình du lịch này Ngoài ra, đầu năm 2023, giải thưởng du lịch ASEAN diễn ra, Việt Nam cũng có đơn vị xuất sắc giành giải thưởng Chiều ngày 5 tháng 2, kết thúc Diễn đàn Du lịch ASEAN 2023 tại thành phố Yogyakarta (Indonesia), ban tổ chức đã trao các Giải thưởng Du lịch ASEAN năm 2023 Hai đơn vị gồm cụm homestay ở xã
An Bình, tỉnh Vĩnh Long và cụm homestay xã Nghĩa Đô, tỉnh Lào Cai đã đạt Giải thưởng Homestay ASEAN [17]
Du lịch homestay đã và đang giúp Việt Nam phát triển, không chỉ ở mặt kinh tế - xã hội mà là từ trong nhận thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các tài nguyên của người dân Từ một hộ gia đình quanh năm chỉ biết nương nhờ vào nghề nông, nay vợ nhờ kinh doanh homestay mà tăng thêm nguồn thu nhập từ chính căn nhà của mình “Thời gian gần đây, homestay đón được nhiều đoàn
Trang 29khách đến lưu trú, trong đó chủ yếu là khách quốc tế Chúng tôi có được nguồn thu nhập đáng kể từ homestay Đó là điều mà trước nay tôi chưa bao giờ nghĩ tới”, ông Phường bộc bạch [16]
Nhìn chung, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng và điều kiện để phát triển homestay, các giải thưởng trên càng giúp cho nước ta thêm vững tin vào chính sách, cách làm của mình Trong tương lai, dự là homestay sẽ còn là loại hình du lịch phát triển mạnh mẽ ở nước ta trước sự diễn ra của xu thế toàn cầu hóa và xu hướng phát triển du lịch bền vững
1.4 Vai trò của du lịch homestay
1.4.1 Đa dạng hóa các loại hình du lịch
Nhu cầu của du khách là “muôn màu muôn vẻ”, nó cũng thay đổi theo thời gian và theo xu hướng của xã hội Du lịch của một đất nước muốn phát triển thì phải có sự đa dạng để thu hút du khách và giúp kích cầu du lịch Sự phong phú, đa dạng giúp khách du lịch có nhiều lựa chọn và có nhiều trải nghiệm trong du lịch hơn Với những người làm trong ngành dịch vụ mà nói, việc thỏa mãn được du khách chính là niềm vinh dự, hạnh phúc, cũng chứng
tỏ họ đã thành công trong việc làm hài lòng du khách Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu về du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch cộng đồng đang được chú ý hơn cả vì nó góp phần bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn cũng như phát huy được các giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng dân cư địa phương
1.4.2 Chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương
Đối với kinh doanh loại hình du lịch homestay, các hộ gia đình chỉ cần
tự cải tạo ngôi nhà của mình sao cho đáp ứng các điều kiện để xin giấy phép kinh doanh tại chính quyền địa phương, sau đó có thể bắt đầu đón khách đến
du lịch Tùy thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ mà mỗi gia đình có thể đón khoảng từ 10 đến 30 du khách với mức giá phù hợp dựa trên chất lượng và khả năng cung ứng dịch vụ của mình Việc kinh doanh homestay cũng không
Trang 30yêu cầu quá cao về mặt chất lượng dịch vụ, chỉ cần dừng lại ở mức cơ bản hoặc trung bình khá và đủ khả năng phục vụ các nhu cầu cá nhân như ăn uống, nghỉ ngơi với giá rẻ Do đó, không cần người kinh doanh phải bỏ ra nhiều vốn ban đầu dùng để tu sửa khuôn viên nhà của họ
Ngoài ra, họ còn có thể kiếm thu nhập ngay tại nhà, ngay tại quê hương của họ mà không phải di chuyển từ nông thôn đến thành phố để kiếm việc làm hoặc biến homestay thành nguồn thu nhập thứ hai cho gia đình Nhất là tại các
hộ gia đình ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, điều kiện sống còn nhiều khốn khó, thông thường họ chỉ có thể kiếm tiền từ những khoản thu được từ việc làm nông hoặc đi tha hương tìm việc làm Thay vì như vậy, kinh doanh homestay có thể trở thành “công cụ kiếm cơm” cho họ, cách làm “nhàn” nhưng thu lợi nhuận cao Người kinh doanh homestay cũng có thể giúp những người dân xung quanh từ việc liên kết với họ để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ bổ sung Nhìn chung, homestay có thể giúp xử lý vấn đề về việc làm cho những người dân vùng còn khó khăn về kinh tế và giúp họ vươn lên
1.4.3 Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch
Du lịch hiện nay đang rất phát triển nhưng bên cạnh mặt tích cực đó cũng kéo theo hệ lụy là làm ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên và môi trường lại là yếu tố quan trọng góp phần tạo ra một điểm du lịch Điểm du lịch đó có phát triển hay không cũng tùy thuộc vào tài nguyên thiên nhiên của nơi đó có mức độ thu hút như thế nào?, môi trường xung quanh ra sao?, có sạch sẽ và đảm bảo an toàn hay không? Ngoài ra, quá trình toàn cầu hóa là một xu hướng tất yếu và ngày càng được
mở rộng, cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho truyền thống văn hóa xã hội bản sắc văn hóa bị mai một dần, những phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn bao đời có nguy cơ biến mất
Tình hình trên đã đặt ra một vấn đề cấp thiết đó là phải chú trọng việc xây dựng và phát triển những loại hình du lịch mang tính bền vững Sự ra đời
Trang 31của các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông thôn, du lịch homestay chính là hướng đi giúp đảm bảo phát triển kinh tế vừa đảm bảo tính bền vững cho tài nguyên du lịch Homestay là loại hình du lịch giúp du khách có những hoạt động và trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên, với những yếu tố mang đậm bản sắc văn hóa ở nơi tránh xa khói bụi ô nhiễm của xe cộ,
ở nơi du khách có thể tạm rời xa sự xa hoa nơi phố thị Từ các hoạt động đó,
du khách sẽ cảm thấy yêu sự yên bình, thoải mái, cảm nhận được không khí trong lành, Nhờ vậy, họ sẽ ý thức rõ sự tàn phá tự nhiên có tác hại như thế nào Ngoài ra, việc tiếp xúc với các yếu tố văn hóa giúp du khách thêm quý trọng những giá trị văn hóa truyền thông, góp phần bảo vệ phong tục tập quán, giữ gìn những bản sắc riêng của các dân tộc
1.4.4 Giao lưu văn hóa giữa các vùng miền và quốc gia khác nhau Homestay là loại hình du lịch mà ở đó, khách du lịch sẽ cùng ăn, cùng ngủ và cùng sinh hoạt với người dân bản địa như là người nhà, được tham gia vào các công việc thường ngày cũng như lễ hội tại đó để du khách được trực tiếp hòa nhập, cảm nhận về vùng đất mà họ đang đến du lịch chứ không đơn thuần chỉ là đến tham quan xong rồi trở về nơi cư trú ban đầu như các loại hình du lịch khác
Hầu hết, khách du lịch khi đến homestay đều không quen biết nhau trước đó Họ đơn giản là đến du lịch trùng hợp trong cùng một thời gian, một địa điểm và được ghép nhóm với nhau rồi tạm lưu trú tại đây Sau đó, những
du khách cùng tham gia vào các hoạt động, sinh hoạt chung và cùng tìm hiểu đời sống văn hóa của người dân bản địa tại đó Vì vậy, loại hình du lịch này sẽ
là cầu nối cho những mối quan hệ mới, đồng thời nếu bạn muốn trau dồi thêm vốn ngoại ngữ, nhất là khả năng giao tiếp thì homestay chính là môi trường lí tưởng nhất cho bạn do homestay là nơi rất được Tây balo yêu thích
Từ việc cùng ăn – cùng ở - cùng sinh hoạt với chủ nhà làm cho khoảng cách giữa khách và chủ nhà cũng từ những người xa lạ trở nên gần gũi, gắn
Trang 32bó Khách du lịch có cơ hội được khám phá và trải nghiệm văn hóa bản địa, ngược lại, chủ nhà cũng được tiếp cận và học hỏi được những nét văn hóa mới mà khách du lịch mang đến, đặc biệt là văn hóa của người ngoại quốc và những chiêm nghiệm về cuộc sống của họ cũng như các nền văn minh trên thế giới, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ khách du lịch
Yếu tố văn hóa – xã hội xung quanh cộng đồng dân cư nơi có homestay thường rất đậm nét và gần như không bị mất đi, nó chứa đựng những tinh hoa dân tộc được lưu truyền từ ngàn đời trước, những nét độc đáo về phong tục tập quán, những nét kiến trúc đặc trưng… tất cả chúng đã làm nên sức hút cho homestay trong mắt những người không phải là dân cư bản địa, những người đến từ các nền văn hóa khác nhau, khiến họ phải say mê tìm hiểu, chiêm nghiệm thông qua các chuyến đi du lịch
về homestay trên thế giới và Việt Nam
Trang 33Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY Ở CÁC XÃ
VÙNG CAO HUYỆN TÂN LẠC – HÒA BÌNH 2.1 Khái quát chung về huyện Tân Lạc – Hòa Bình
2.1.1 Vị trí địa lý
Tân Lạc là huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hòa Bình, có đường giao thông nối với quốc lộ 1A Tân Lạc như cửa ngõ nối liền giữa miền Tây Bắc và thủ đô Hà Nội Địa hình Tân Lạc phần lớn là đồi và núi đất thấp, có dãy Trường Sơn chạy dọc theo chiều dài của huyện nên đất đai bị chia cắt bởi
hệ thống suối, đồi núi và thấp dần về hướng Đông Nam, chia địa hình thành 3 vùng rõ rệt:[37]
Vùng cao gồm: Các xã nằm trên dải Trường Sơn chạy dọc phần phía Tây của huyện (Nam Sơn, Bắc Sơn, Quyết Chiến, Lũng Vân, Ngổ Luông), có
độ cao trung bình từ 600 – 800m Vùng này có nhiều núi trùng điệp cao thấp bám sát nhau, xen kẽ là những thung lũng nhỏ hẹp
Vùng giữa gồm: Các xã nằm dọc phía Đông dãy Trường Sơn: Ngòi Hoa, Trung Hòa, Phú Vinh, Phú Cường với độ cao trung bình từ 200 - 300m với nhiều đồi núi, khe suối, xen vào đó là các bãi bằng hẹp nằm rải rác
Vùng thấp gồm: 14 xã và thị trấn Mường Khến, nằm dọc theo đường số
6, đường số 12A và vùng Thạch Bi, có độ cao trung bình từ 150 - 200m, là vùng trọng điểm trồng lúa của huyện với những cánh đồng khá bằng xen kẽ rừng núi thấp, là nơi tập trung đông dân cư nhất của huyện
Về hệ thống sông ngòi, Tân Lạc chỉ có 4 suối nhỏ, bắt nguồn từ Tây Bắc chảy quanh co và đổ về phía Đông Nam của huyện, gồm suối Trù Bụa, suối Bai Láo, suối Bin và suối Cái Hệ thống suối này với tổng chiều dài hàng trăm ki lô mét tạo thành nguồn cung cấp nước, nguồn thủy sản phục vụ đời sống nhân dân và sản xuất [37]
Trang 342.1.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
* Về kinh tế
Vì địa hình chủ yếu là đồi núi thấp nên Tân Lạc có nhiều lợi thế trong phát triển nông, lâm nghiệp Từ trước đến nay, nhân dân Tân Lạc cũng chủ yếu sống bằng nghề nông dù đất dành cho nông nghiệp không nhiều, chỉ chiếm 14,2% diện tích đất tự nhiên Nhưng rừng ở Tân Lạc thì chiếm diện tích khá lớn với 58,7% diện tích đất tự nhiên, là nơi có nhiều loại gỗ quý như lim, sến, táu, lát nghiến cùng các loại tre vứa vầu và các loại cây có giá trị như sa nhân, mây… [37]
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc với định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, dịch vụ, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào đời sống sản xuất của bà con nhân dân, đưa những mặt hàng nông sản được coi là thế mạnh của vùng như su su (Quyết Chiến), mía tím (Trung Hòa, Mỹ Hòa), tỏi tía, quýt ngọt (Nam Sơn), bưởi đỏ, bưởi da xanh đã giúp nông nghiệp Tân Lạc có bước phát triển rõ rệt, các nông sản thu được nhiều lợi nhuận, cuộc sống của bà con nhân dân trong huyện cũng tốt hơn.[37]
Tân Lạc là huyện nằm trong tuyến đường du lịch quan trọng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đó là Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Lai Châu
- Điện Biên Đồng thời, huyện cũng có vị thế thuận lợi khác đó là gần các điểm du lịch Mai Châu, Mộc Châu (Sơn La), khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa) Chính vì vậy, huyện đã nắm bắt cơ hội và bắt đầu đẩy mạnh phát triển du lịch [23]
* Về văn hóa, xã hội
Di sản văn hóa vật thể:
Nhà ở: Theo truyền thống, loại hình nhà ở mang đặc trưng văn hóa dân tộc Mường là nhà sàn với những vật liệu từ thiên nhiên như gỗ, tre, lá tranh,
Trang 35Ở huyện Tân Lạc, các ngôi nhà sàn giờ đây đã có chút thay đổi so với nhà sàn truyền thống, ngày nay khi làm nhà sàn người dân thường kết hợp với việc sử dụng các vật liệu xây dựng hiện đại chứ không hoàn toàn sử dụng các vật liệu
từ tự nhiên
Những món đồ lưu niệm thủ công truyền thống: Hiện nay, họ vẫn còn giữ được một số nghề thủ công truyền thống và làm thành những sản phẩm để khách du lịch đến có thể mua về làm kỉ niệm như đồ dùng từ mây, tre đan hay những chiếc váy, túi dệt thổ cẩm
Di sản văn hóa phi vật thể: Tiếng nói, chữ viết, mo Mường, chiêng Mường, nhạc cụ dân tộc, hát dân ca Mường [26]
Một số lễ hội tiêu biểu ở huyện Tân Lạc:
Lễ hội đền Bờ: Đền Bờ hay đền thác Bờ là một di tịch lịch sử nổi tiếng nằm ở xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc và xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình Tương truyền năm 1431 - 1432, khi vua Lê Lợi đi dẹp giặc ở Mường lễ (Sơn La) qua đoạn thác Bờ hiểm trở đã được dân địa phương giúp đỡ rất tận tình Trong đó có bà Đinh Thị Vân (dân tộc Mường) và một người khác (dân tộc Dao) giúp đỡ nhà vua về quân lương, thuyền bè vượt thác nên khi hai bà mất, vua Lê Lợi đã truy phong công trạng của hai bà và ban chiếu cho lập đền thờ Từ đó, người dân ở đây thường mở hội hàng năm vào ngày mồng 7 tháng giêng để tưởng niệm hai bà và các vị thần Hiện nay, di tích và lễ hội này thu hút rất đông khách thập phương từ dưới xuôi lên, lễ hội trở nên kéo dài suốt
cả tháng, đến đây du khách vừa có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp vừa là nơi sinh hoạt tâm linh hấp dẫn.[26]
Lễ hội Khai hạ (lễ xuống đồng, lễ mở cửa rừng) là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường Hòa Bình và đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vàonăm
2022
Trang 36Lễ hội đánh cá tại xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc được tổ chức vào trung tuần tháng ba âm lịch hằng năm với mục đích gắn kết cộng đồng, tạo sự đoàn kết, tạo khí thế lao động sản xuất cho người dân
Văn nghệ dân gian: Người dân huyện Tân Lạc khi trình diễn tiết mục văn nghệ dân gian sẽ mặc trang phục truyền thống của dân tộc Mường và sử dụng những điệu hát (hát Thường Rang,…), nhạc cụ truyền thống (cồng chiêng,…)
Ẩm thực: Dân tộc Mường ở huyện Tân Lạc có những món ăn đặc sản như gà nấu măng chua, trâu nấu lá nồm, chả cuốn lá bưởi, rau đồ, rượu cần…
Hoạt động canh tác: Trồng, thu hoạchnhững mặt hàng nông sản như su
su, mía tím, tỏi tía, quýt ngọt, bưởi đỏ, bưởi da xanh ; trồng, cấy, thu hoạch lúa…
2.1.3 Hoạt động du lịch của huyện Tân Lạc – Hòa Bình
* Năm 2020
Huyện đã hình thành 3 không gian du lịch chính: Không gian phía Bắc:
Xã Phú Cường, xã Suối Hoa, xã Phú Vinh; không gian phía Nam: Xã Phong Phú, xã Vân Sơn, xã Ngổ Luông; không gian trung tâm: Thị trấn Mãn Đức và các xã lân cận
Xác định rõ các vùng tiềm năng để phát triển du lịch của huyện đó là: Vịnh Ngòi Hoa (xã Suối Hoa), khu vực hồ Trọng, xóm Kem (xã Phong Phú), xóm Trăng Tà (xã Nhân Mỹ), xóm Đá (xã Lỗ Sơn) và các xã vùng cao của huyện.[25]
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch covid-19 mà tình hình du lịch của huyện Tân Lạc trong giai đoạn này cũng như các vùng du lịch khác trở nên khó khăn hơn so với các giai đoạn trước đó
* Năm 2021
Đại dịch covid-19 vẫn còn gây ra những ảnh hưởng nặng nề, không chỉ
du lịch huyện Tân Lạc mà du lịch toàn tỉnh Hòa Bình cũng phải tạm đóng
Trang 37cửa Theo thống kê vào tháng 9/2021, toàn tỉnh có đến 95% doanh nghiệp du lịch, cơ sở lưu trú đóng cửa Các khu, điểm du lịch vắng bóng khách kéo theo những dịch vụ vận tải du lịch, nhà hàng, điểm vui chơi… phải tạm ngừng hoạt động Cơ sở vật chất bị xuống cấp Người lao động trong ngành du lịch, bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp bị mất việc làm.[18]
Khoảng cuối năm 2021, khi du lịch bắt đầu dần trở lại hoạt động, Tân Lạc thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư du lịch, quyết tâm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, từng bước đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tới
* Năm 2022
Từ tháng 3, năm 2022, du lịch chính thức mở cửa trở lại, ngay sau đó, trong vòng 6 tháng, huyện đã thu hút hơn 100.000 lượt khách du lịch nội địa
và quốc tế Huyện Tân Lạc cũng đã khai trương sản phẩm du lịch mùa hè năm
2022 với công viên nước, tái hiện chợ phiên của dân tộc Mường, khám phá các di tích, danh thắng trên khu du lịch hồ Hòa Bình… để thu hút du khách, phát triển du lịch
Ngày 17/10/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU về xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Thực hiện nghị quyết, huyện đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể, có các chính sách để xây dựng được sản phẩm du lịch mang đặc trưng của vùng, đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế cho địa phương
* Năm 2023
Tỉnh Hòa Bình đã khởi công dự án lớn tại huyện Tân Lạc là dự án Khu
du lịch sinh thái Ngòi Hoa (trên khu du lịch Hồ Hòa Bình) do Công ty cổ
Trang 38phần đầu tư năng lượng xây dựng Hoàng Sơn làm chủ đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 474 tỷ đồng.Ngoài ra, huyện Tân Lạc cũng tiếp tục đầu tư hoàn thiện các sản phẩm du lịch vùng ven hồ Hòa Bình, khôi phục và duy trì tốt các hoạt động tại các khu, điểm di tích, điểm thờ tự [38]
Đầu tháng 12 năm 2023, tại xã Vân Sơn, Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh
tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch gắn với hoạt động xúc tiến đầu tư, kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.Ngày hội này đã giúp cho nhân dân và du khách được tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn như: Thưởng thức văn nghệ; tham quan không gian văn hóa mang đặc trưng của dân tộc Mường; thưởng thức ẩm thực, trải nghiệm các trò chơi dân gian (kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ), xem trình diễn trang phục dân tộc Mường, thi hát đối, trình diễn nhạc cụ dân tộc, đan lát, Là nơi giới thiệu các mặt hàng nông sản, sản phẩm OCOP của các hợp tác xã; trưng bày, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn 3 xã vùng cao Quyết Chiến, Vân Sơn, Ngổ Luông.[21]
Huyện Tân Lạc từng bước xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Hòa Bình gắn với hình ảnh đặc trưng, độc đáo mang bản sắc văn hóa các dân tộc Cụ thể là xây dựng được thương hiệu
và hình ảnh cho xóm Ngòi - Tân Lạc (đạt 3 sao theo tiêu chuẩn OCOP) trở thành các điểm đến hấp dẫn đã thu hút được nhiều du khách đến du lịch trải nghiệm
Năm 2023 khép lại đánh dấu một năm thành công của ngành du lịch huyện Tân Lạc với những con số ấn tượng Theo số liệu thống kê, tổng số khách du lịch đến huyện gần 221.600 lượt, trong đó khách quốc tế trên 6.930 lượt, khách nội địa trên 214.600 lượt Tổng thu nhập từ du lịch đạt 157,2 tỷ đồng Chỉ riêng xã Vân Sơn đón hơn 10.000 lượt khách du lịch, doanh thu
Trang 39tăng hơn nhiều so với năm trước Kết quả này tạo đà để du lịch huyện Tân Lạc tiếp tục bứt phá, vươn lên.[32]
* Năm 2024
Theo quy hoạch phát triển du lịch, Tân Lạc được định hướng thành 5 vùng ưu tiên tập trung phát triển, cụ thể là: Thị trấn Mãn Đức, khu vực Mường Bi, Mường Khởi, Suối Hoa và Vân Sơn
Các phân khu phát triển hạ tầng để phục vụ phát triển du lịch cũng được xác định, gồm:
Không gian phía Bắc gồm xã: Phú Cường, Suối Hoa, Phú Vinh
Không gian phía Nam gồm xã: Phong Phú, Vân Sơn, Ngổ Luông
Không gian trung tâm gồm: Thị trấn Mãn Đức
Vùng động lực phát triển du lịch của huyện: Vịnh Suối Hoa, khu vực
hồ Trọng và 3 xã vùng cao (Vân Sơn, Quyết Chiến, Ngổ Luông)
Tân Lạc hiện đã và đang tích cực phối hợp với các ngành chức năng ưu tiên các nguồn vốn đầu tư hạ tầng du lịch, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư,
hỗ trợ các doanh nghiệp triến khai hiệu quả dự án du lịch trên địa bàn tỉnh Đến nay, huyện đã có 5 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư là 1.829 tỷ đồng [23]
Nhận thức được xu hướng du lịch bền vững cùng lợi thế của mình, huyện đã và đang khai thác tiềm năng, thế mạnh, tận dụng tối đa nguồn lực để
mở rộng mô hình du lịch cộng đồng góp phần bảo vệ, phát huy những giá trị văn hóa vốn có, tạo sinh kế bền vững cho người dân Hiện, các điểm du lịch cộng đồng đã được hình thành và hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước với các điểm được xây dựng tại xóm Lũy Ải (xã Phong Phú), bản Ngòi (xã Suối Hoa), xóm Bưởi Cại (xã Phú Cường), xóm Chiến (xã Vân Sơn)
Bà Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Tân Lạc cho biết: “Thời gian qua, mô hình du lịch cộng đồng đã được triển khai với
Trang 40quy mô, hình thức ngày càng đa dạng, phong phú, vừa khai thác các giá trị văn hóa bản địa, vừa cải thiện sinh kế bền vững cho người dân địa phương và trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung đầu tư phát triển hạ tầng cũng như cơ
sở vật chất kỹ thuật du lịch,… đồng thời tiếp tục hỗ trợ đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho người dân Huyện cũng sẽ tập trung đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường sự liên kết giữa chính quyền – người dân và doanh nghiệp, đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch.”[31]
2.2 Điều kiện phát triển của loại hình du lịch homestay tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc – Hòa Bình
Theo quy hoạch, huyện Tân Lạc đang quan tâm phát triển du lịch cộng đồng và thực hiện phát triển loại hình du lịch homestay tại 3 xã vùng cao là Vân Sơn, Quyết Chiến và Ngổ Luông
2.2.1 Tài nguyên du lịch
* Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình:Các xã vùng cao (Vân Sơn, Quyết Chiến và Ngổ Luông) nằm trên dải Trường Sơn chạy dọc phần phía Tây của huyện, có độ cao trung bình
từ 600 - 800m Vì vị trí nằm ở vùng cao nên nơi đây có nhiều núi trùng điệp cao thấp bám sát nhau, xen kẽ là những thung lũng nhỏ hẹp Có 2 núi cao đó là: núi Thạch Bi cao 1.108m, núi Toàn Thắng cao 1.105m
Phong cảnh: Là khu vực có tỷ lệ che phủ rừng cao nên có hệ thống rừng tự nhiên với các loài động, thực vật phong phú, khí hậu mát mẻ, dễ chịu
Có nhiều thắng cảnh và hang động đẹp như động Nam Sơn, hang Núi Kiến, đỉnh Lũng Vân, ruộng bậc thang Lũng Vân, thác Thung,đồi U Bò, Ao Mó
* Tài nguyên du lịch nhân văn
Tân Lạc được biết đến là một trong những cái nôi của dân tộc Mường,
du khách đến đây sẽ được thưởng thức những nét văn hóa độc đáo của mo Mường, chiêng Mường và những nét sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân