Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn, một môi trường sống của người dân, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường (MT) mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chuẩn xác về nông thôn, còn nhiều quan tâm khác nhau Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT), có quan điểm lại cho rằng nên dựa vào trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa, cũng có ý kiến cho rằng dùng chỉ tiêu mật độ dân cư và số lượng dân cư trong vùng để xác định (Mai Thanh Cúc và cs., 2015).
Các khái niệm về nông thôn chỉ mang tính chất tương đối, có thể thay đổi theo thời gian Trong điều kiện Việt Nam hiện nay chúng ta có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” (Mai Thanh Cúc và cs., 2005) 2.1.1.2 Khái niệm Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn (PTNT) là một phạm trù rộng được nhận thức với nhiều quan điểm khác nhau Ở Việt Nam thuật ngữ phát triển nông thôn được đề cập đến từ lâu và nó có sự thay đổi về nhận thức qua các thời kì khác nhau Tuy nhiên nhìn dưới góc độ quản lý, chúng ta vẫn chưa có sự tổng hợp lý luận về hệ thống về thuật ngữ này World Bank (1957) đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo vùng nông thôn Nó giúp người nghèo trong những người dân sống ở các vùng NT được hưởng lợi ích từ sự phát triển” (Mai Thanh Cúc và cs., 2015).
Trong điều kiện của Việt Nam, tổng hợp các chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội (KT-XH) của Chính phủ, thuật ngữ ngày có thể hiểu: “Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn Quá trình này trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác” (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
2.1.1.3 Nông thôn mới a Khái niệm
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao (Mai Thanh Cúc và cs., 2005)
Theo Nghị Quyết số 26-NQ/TW xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chương trình cụ thể hóa Nghị Quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm
2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Đây là chương trình mục tiêu quốc gia mang tính toàn diện, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển lâu dài, bền vững ở khu vực nông thôn, hướng đến “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2008). b Nội dung xây dựng nông thôn mới
Dựa vào 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM ban hành tại Quyết định số 419/QĐ – TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ Chương trình mục tiêu xây dựng quốc gia xây dựng NTM được thực hiện nguyên tắc:
Thứ nhất, phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, có thể hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụ thể do người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện Thứ hai, xây dựng NTM trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn Có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết, có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư Thứ ba, thực hiện Chương trình NTM phải gắn với kế hoạch phát triển KT – XH của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng NTM Thứ tư, công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực, tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của Chương trình xây dựng NTM; thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá Thứ năm, xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng kế hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể (Thủ tướng Chính phủ, 2009).
Xây dựng nông thôn mới gồm 11 nội dung cơ bản hướng đến mục tiêu đạt được 19 tiêu chí xây dựng NTM theo bộ tiêu chí quốc gia, cụ thể như sau:
* Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất; quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH, môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã theo Thông tư số 09/2010/TT-BXD, ngày 04/8/2010 và Sổ tay hướng dẫn lập quy hoạch nông thôn mới của Bộ Xây dựng (Thủ tướng Chính phủ,
2009) Yêu cầu: Đạt tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM
* Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội
- Về giao thông: Hoàn thiện đường liên xã, thôn bằng nhựa hóa hoặc bê tông hóa theo tiêu chuẩn đường ô tô cấp VI được quy định trong TCVN 4054-2005; hoàn thiện đường trục thôn, xóm được cứng hóa; xây dựng đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; xây dựng đường trục chính nội đồng theo tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 4454/1987 của Bộ xây dựng (Thủ tướng Chính phủ, 2009)
- Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn đáp ứng Quy trình kỹ thuật điện nông thôn năm 2006 (QĐKT - ĐNT-2006)
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn: Xây dựng, hoàn thiện trung tâm văn hóa, thể thao xã đảm bảo theo Quy chuẩn trung tâm văn hóa, thể thao xã của Bộ văn hóa, thể thao và Du lịch; xây dựng, hoàn thiện nhà văn hóa và khu thể thao thôn.
- Về bưu điện: Xây dựng điểm phục vụ bưu chính viễn thông (đại lý bưu điện hoặc ki ốt, bưu cục hoặc điểm bưu điện – văn hóa, thùng thư công cộng, điểm truy nhập dịch vụ bưu chính, viễn thông ) với diện tích tối thiểu
150m 2 ; xây dựng điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet ở thôn (Thủ tướng Chính phủ, 2009)
Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Công tác huy động nguồn lực cho xây dựng NTM là một khâu không thể thiếu quyết định đến sự thành công của chương trình xây dựng NTM, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để huy động nguồn lực cho chương trình xây dựng NTM Chủ trương của Đảng về xây dựng NTM, huy động nguồn lực cho xây dựng NTM được thể hiện rõ qua các các văn kiện đại hội Đảng Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X) đã nêu một cách tổng quát về mục tiêu, nhiệm vụ cũng như phương thức tiến hành quá trình xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của đất nước: “Phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn lực để tạo ra sức mạnh tổng hợp xây dựng NTM” (Vũ Đức Lập, 2009).
Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nói về NTM đã xác định: “Triển khai chương trình xây dựng NTM phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động Triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm”.
Cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành đã có các chiến lược, kế hoạch, chính sách cụ thể nhằm xây dựng NTM Nghị quyết số 24/2008/NQ – CP ngày 28/10/2008 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết 26 NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định quan điểm phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn Theo đó, mục tiêu kết hợp giữa hỗ trợ Nhà nước với phát huy nội lực của cộng đồng dân cư nông thôn; nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức đời sống văn hóa cơ sở là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong Nghị quyết Ngày 16/04/2009,Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ – TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Xây dựng NTM trong thời kỳ CNH
– HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình lâu dài, phải giải quyết đồng bộ và nhiều nội dung liên quan đến phát triển nông nghiệp hiện đại và xây dựng giai cấp nông dân Ngày 4//6/2010, Quyết định số 800/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020 Ban hành cùng các quyết định có các thông tư: Thông tư 54/2009/ TT – BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM; Thông tư số 09/2010/TT – BXD ngày 04/08/2010 của Bộ xây dựng quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xã NTM… các văn bản này đã và đang được triển khai tích cực vào việc phát triển nông thôn (Vũ Đức Lập, 2009).
2.2.2 Kinh nghiệm của một số nước về hoạt động huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
2.2.2.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc, một quốc gia Đông Á, có diện tích tự nhiên 100.140 km2 trong đó khoảng 70% là vùng núi; dân số 50,062 triệu (2009) với mật độ 488 người/km2, Từ một nước nghèo sau chiến tranh, Hàn Quốc nay trở thành một con rồng Châu Á Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 khoảng 20.000 USD Thế giới biết đến Hàn Quốc không chỉ về thành công trong trong phát triển kinh tế nói chung, mà còn biết đến một đất nước có kỳ tích về phát triển nông thôn Chỉ trong 26 năm Hàn Quốc đã thành công trong xây dựng NTM Có thể nói, thành công của Hàn Quốc trong phát triển nông thôn gắn liền với thành công của phong trào Seamaul (Phùng Hữu Phú, 2009).
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, nông thôn Hàn Quốc còn hết sức lạc hậu, đời sống nhân dân còn gặp vô vàn khó khăn Cả nước có đến 74% dân thuộc vào nhóm nghèo đói và chỉ 20% có thể tiếp cận với điện, nhưng thiên tai lũ lụt triền miên, người dân Hàn Quốc phải gánh chịu và phải tự khắc phục hậu quả Điều này,làm tổng thống đương nhiệm Park Chung Hee suy nghĩ là làm sao để phát triển kinh tế vùng nông thôn và ông nhận ra rằng, sự trợ giúp của Chính phủ cũng vô nghĩa nếu người dân không tự giúp chính mình, hơn nữa khuyến khích nội lực trong cộng đồng nông thôn và mở rộng hợp tác là chìa khóa phát triển nông thôn, ý tưởng này chính là nền tảng của phong trào Saemaul Trong quá trình tiến hành phong trào Saemaul, Chính phủ đã vạch ra đường lối chỉ đạo thực tiễn là “Đi từng bước, đừng quá nhiều, quá nhanh”; đối với chính quyền là không được cưỡng ép người dân và tất cả các dự án phải có tác dụng nâng cao lợi ích chung cùng lợi ích của nông dân Còn nông dân phải tự làm việc để thay đổi vận mệnh của mình Năm 1971, các dự án phát triển nông thôn thực hiện hỗ trợ cho 33 nghìn làng với mỗi làng là 300 bao xi măng Đất đai và công lao động do người dân trong chính các làng đó bỏ ra Đến năm 1972, chiến lược đầu tư được điều chỉnh, Chính phủ đã lựa chọn một nửa số làng đã thực hiện tốt hơn để tiếp tục hỗ trợ trong số 33 nghìn làng của năm 1971 Để khuyến khích hoạt động của từng làng, chính quyền thực hiện việc đánh giá và xếp loại các làng theo ba nhóm: Nhóm làng tích cực nhất, nhóm trung bình và nhóm cơ bản. Bằng việc trao thưởng cho mỗi làng 2.000 USD nếu được thăng nhóm xếp hạng nhờ đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM, chương trình đã tạo sự chuyển biến rõ rệt nhờ việc phân loại các nhóm làng trong những năm sau đó Trình độ văn hoá của người dân nông thôn rất thấp, cho nên việc phổ biến chính sách gặp phải không ít khó khăn (Phùng Hữu Phú, 2009). Để khắc phục hạn chế này, các dự án chú trọng vào việc phát triển đội ngũ cán bộ cấp làng, cán bộ chính quyền địa phương và Chính phủ cũng rất coi trọng việc xử lý những cán bộ tham nhũng Tổng thống đương nhiệm Park Chung Hee đã từng nói trước 20.000 sinh viên Đại học Seoul: “…Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng…” và trong quá trình lãnh đạo đất nước ông đã xử lý kiên quyết với tệ tham nhũng Song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường xá cầu cống, điện, thủy lợi, nước sạch sinh hoạt bộ mặt nông thôn Hàn Quốc cũng thay đổi nhờ việc ngói hóa, bê tông hóa nhà ở của người dân Không những thế, Chính phủ còn chú trọng vào các dự án tăng thu nhập cho nông dân bằng việc hỗ trợ và khuyến khích sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiều mặt hàng nông sản, tăng cường các cơ sở đào tạo nghề nông Cuộc cách mạng xanh thập niên 70 và cách mạng trắng thập niên 80 của thế kỷ trước trong lĩnh vực nông nghiệp đã mang lại những kỹ thuật canh tác mới, các loại giống mới được đưa vào sản xuất tăng năng suất và chất lượng nông sản Ngoài ra, Chính phủ còn áp dụng chính sách miễn thuế các mặt hàng như: xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản Ngân hàng Nông nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư về nông thôn với lãi suất giảm 2% so với đầu tư vào ngành nghề khác Nhờ đó,sức cạnh tranh của nông sản Hàn Quốc được nâng lên, thu nhập của người dân tăng lên đáng kể Mức độ chênh lệch về thu nhập của nông dân và thị dân luôn được duy trì với khoảng cách nhỏ, năm 2010 thu nhập của nông dân bằng khoảng85% thu nhập thị dân Sau gần 30 năm từ đầu thập kỷ 70 đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, phong trào Seamaul qua việc hoạch định chu đáo, đầu tư sáng suốt và nhất là khéo léo giác ngộ nông dân về sự thăng tiến đời sống, đã dấy lên lòng nhiệt thành, tinh thần sáng tạo và nỗ lực chung của nông dân trong việc thực hiện các dự án phát triển nông thôn theo sự lựa chọn của chính họ Với chất xúc tác của tinh thần hiện tại, Seamaul, cơ sở hạ tầng nông thôn thay thay đổi, thu nhập người nông dân không ngừng tăng lên gần bằng thu nhập thị dân, họ đã tự thay đổi được đời sống của mình và làm biến đổi toàn diện nông thôn Hàn Quốc (Phùng Hữu Phú, 2009).
2.2.2.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề không chỉ sản xuất công nghiệp mà nông nghiệp cũng đạt ở mức rất thấp, nguyên liệu và lương thực trong nước thiếu thốn trầm trọng Trước khi trở thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu thế giới, Nhật Bản cũng là một nước nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa nước và đánh bắt cá Để thoát khỏi tình trạng đó, Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều chương trình cải cách đổi mới đối với nông nghiệp: Phát triển khoa học - kỹ thuật nông nghiệp, cải cách mộng đất, phát triển sản xuất có chọn lọc, phát triển các HTX dịch vụ Đối với nông thôn chính phủ Nhật Bản có nhiều chính sách trong đó phải kể đến phong trào
“mỗi làng một sản phẩm” (phong trào OVOP) được thực hiện ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật Bản) Ba nguyên tắc chính xây dựng phong trào OVOP đó là: Địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam (Tuấn Anh, 2012).
Chính phủ Nhật Bản đã tạo ra bước đột phá đó là nhận biết những nguồn lực chưa được sử dụng tại địa phương trước khi vận dụng nguồn lực một cách sáng tạo để cung cấp trên thị trường Nhờ đó mà nguồn lực tại địa phương được huy động một cách tối đa, và sử dụng có hiệu quả.
Xác định nguyên tắc cho phát triển nông thôn là phải tự lực, sáng tạo,phát triển nguồn nhân lực Từ đó thôi thúc người dân tự lực cánh sinh, mỗi làng nghề sẽ chọn ra một sản phẩm chủ lực của mình, có khả năng cạnh tranh nhất và có thị trường rộng nhất để được hỗ trợ về chính sách, vốn nhằm giúp những người tham gia được hưởng lợi ích gia tăng nhiều nhất.
Chính quyền quận Oita đã có những hỗ trợ về kỹ thuật, xúc tiến bán hàng và hệ thống giải thưởng cho những thực hành tốt nhất Khuyến khích người dân phát huy lợi thế của vùng bằng các khẩu hiệu giúp đổi đời người dân thị trấn Oyama : “ hãy trồng mận và hạt dẻ rồi đi Hawaii”, mặc dù thời điểm đấy mận và hạt dẻ không được khuyến khích, nhưng có tiềm năng mang lại thu nhập cao cho người dân Thành công ở Oyama được đánh dấu bằng chuyến đi du lịch Hawaii của 16 nông dân Họ tự bỏ tiền túi Đời sống ở thị trấn thay đổi rõ rệt Năm 2000, thị trấn đạt doanh thu 1 tỷ yên từ mận và hạt dẻ bán thẳng chưa qua xử lý Ngoài ra là khoảng 1,2 tỷ yên từ các sản phẩm chế biến của hai loại nông sản đó Đó là thu nhập vào loại cao (Tuấn Anh, 2012).
Chính phủ Nhật Bản có các chính sách hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp Các sản phẩm qua kiểm tra sẽ được tiêu thụ tại khu mua sắm Tokiwa, một trong số các chuỗi siêu thị lớn của Nhật Bản Tại đây các sản phẩm của phong trào OVOP của Hợp tác xã nông nghiệp Oyama đã được trưng bày riêng một khu vực gọi là “Konohana Garten” Yếu tố chất lượng được đưa lên đầu, không chỉ thể hiện ở công nghệ chế biến và bảo quản đã được giám định kỹ lưỡng bởi các cơ quan chức năng mà còn thể hiện ở nghệ thuật bao bì, đóng gói, luôn bắt mắt và thuận tiện cho việc vận chuyển, sử dụng của người tiêu dùng (Tuấn Anh, 2012).
2.2.2.3 Kinh nghiệm của Đài Loan
Cơ quan hợp tác Tái thiết nông thôn là cơ quan đầu não của Chính phủ lập kế hoạch phát triển và điều hành đầu tư cho nông thôn Hiệp hội nông dân có nhiệm vụ chuyển thông tin về nhu cầu phát triển nông thôn lên Trung Ương và hướng dẫn nhà nước đưa vật tư nông nghiệp, tín dụng và các phương tiện tiếp thị về nông thôn đúng chỗ, đúng lúc (Tuấn Anh, 2012).
Một vấn đề cải thiện kinh tế nông nghiệp đã được chính phủ thực hiện là
“chương trình phát triển nông thôn tăng tốc”, “tăng thu nhập nông trại và tăng cường chương trình tái cấu trúc nông thôn”, “chương trình cải cách ruộng đất giai đoạn 2” Từ các chương trình này nhiều nhà đầu tư đã quyết định đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn và được cụ thể hóa bằng 10 nội dung cụ thể: Cải cách ruộng đất; Quy hoạch và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên; Tăng cường nghiên cứu nông nghiệp và đổi mới kĩ thuật; Chuyển giao công nghệ mới; Tập huấn các nông dân hạt nhân; Cung cấp vốn đầu tư vào các công trình hiện đại; Tín dụng nông nghiệp;
Mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp tương ứng với sự thay đổi lao động và đầu tư; Dịch chuyển cơ cấu thị trường; Cải thiện phúc lợi xã hội cho nông dân
2.2.3 Kinh nghiệm về huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương
Một số nghiên cứu liên quan
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM thôn có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, được Đảng, Nhà nước và toàn dân đặc biệt quan tâm Từ khi bắt đầu có chương trình xây dựng NTM, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng NTM, cụ thể:
1 Thủ tướng Chính phủ (2010) “Quyết định về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 (Số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010)” Đây là một quyết định mang tính chiến lược Nó được phổ biến rông khắp trong cả nước Quyết định này cụ thể hóa các mục tiêu cần pải thực hiện trong hoạt động xây dựng NTM, thông qua quyết định này đề cập đến tầm quan trọng của việc thực hiện chương trình xây dựng NTM là vô cùng quan trọng trong cả nước Tất cả các tỉnh các huyện các xã trong cả nước cần phải thực hiện quyết định này để nâng cao hiệu quả kinh tế của đất nước nói chung, của địa phương nói riêng và xóa đói giam nghèo phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
2 “Giải pháp huy động vốn để thực hiện đề án nông thôn mới tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” được nghiên cứu bởi Nguyễn Thị Vân Anh; đã đề cập khá chi tiết về nhu cầu sử dụng vốn cho từng hạng mục cho xây dựng NTM, trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn trong huy động nguồn vốn cho xây dựng NTM, tác giả đã đưa ra nhóm giải pháp huy động vốn từ ngân sách thành phố; ngân sách huyện; ngân sách xã; vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu trương ướng, thành phố; từ cộng đồng; từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hợp tác xã, tư nhân nhằm huy động đủ số vốn đảm bảo các mục tiêu đề ra, phấn đấu đến 2015 xã Dương xá hoàn thành việc xây dựng NTM theo mục tiêu của Chính phủ Nghiên cứu đã đề cập rất chi tiết và đầy đủ các giải pháp để huy động nguồn vốn một cách tối đa cho xây dựng NTM, nhưng chưa đề cập đến một số nguồn lực khác cũng rất cần thiết cho xây dựng NTM như: Lao động, đất đai…từ đó dễ dẫn đến cái nhìn thiên lệch về việc huy động và sử dụng các nguồn lực khác nhau cho xây dựng NTM.
3 Luận văn thạc sĩ của Vũ Đức Lập (2008) “ Vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới tại một số điểm vùng đồng bằng Sông Hồng” Với nội dung này làm sáng tỏ vai trò của người dân trong xây dựng NTM, tìm ra khó khăn, hạn chế từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng NTM
4 Luận văn thạc sĩ của Tạ Thị Thủy (2013)“ Huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang” luận văn cho thấy, và đề cập chi tiết về thực trạng huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang thời gian qua bao gồm các nội dung: Huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nguồn lực từ sức dân, từ các tổ chức kinh tế trong xã hội, nguồn lực từ các chương trình phối hợp lồng ghép, việc sử dụng nguồn lực, đánh giá kết quả huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM, đồng thời đưa ra một số giải pháp trên cơ sở thực tế và có thể thực hiện ngay tại địa bàn về huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM tại huyện Yên Dũng Tỉnh Bắc Gang.
5 Luận văn thạc sĩ kinh tế của Phan Đình Hà (2011) “Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An” luận văn đề cập chi tiết đến thực trạng xây dựng nông thôn mới của huyện và việc hoàn thành 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới của MTQG Bên cạnh đó nêu nên những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng NTM huyện Đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xây dựng NTM ở xã gồm các giải pháp vi mô, vĩ mô.
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
Lạng Giang là huyện trung du nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Giang có vị trí là cửa ngõ nối liền các tỉnh phía Đông Bắc với thành phố Bắc Giang Vị trí địa lý của huyện như sau: Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn) và huyện Yên Thế, phía Nam giáp thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng, phía Đông giáp huyện Lục Nam và phía Tây giáp huyện Tân Yên.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 240,125 km 2 (gồm 21 xã và 2 thị trấn Dân số của huyện hơn 197.800 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 45,3% So với các huyện, thành phố khác thuộc tỉnh Bắc Giang thì Lạng Giang có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có một số trục đường giao thông quan trọng của quốc gia chạy qua (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ) (UBND huyện Lạng Giang, 2016a)
Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Giang khoảng 10 km và cách thủ đô Hà Nội 70 km, nằm trên Quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn lên cửa khẩu Quốc tế Đồng Đăng, thuộc hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng để phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế, đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của huyện Với vị trí địa lý thuận lợi, hiện nay Lạng Giang là một trong 4 huyện, thành phố của tỉnh được xác định là vùng trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội Đã hình thành một số cụm công nghiệp như: Tân Dĩnh - Phi Mô, Non Sáo xã Tân Dĩnh, Vôi - Yên
Mỹ, Nghĩa Hoà cơ bản được lấp đầy; đang thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp Núi Sẻ, xã Phi Mô, Tân Hưng và một số vùng sản xuất nguyên liệu nông sản phục vụ công nghiệp chế biến (UBND huyện Lạng Giang, 2016a). 3.1.1.2 Điều kiện thời tiết - khí hậu
Lạng Giang là huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, đặc điểm khí hậu chia 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông Mùa hè nắng nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô hanh, có nhiệt độ trung bình hàng năm 27 o C Vào các tháng 5, 6 và 7 nhiệt độ có thể lên tới 37 - 38 o C Nhiệt độ cao nhất đo được tại vùng này vào tháng 6 là 39 o C, Nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12, 01, 02 là 5,8 đến 6 o C Tổng tích ôn trung bình hàng năm là
8500 o C, cho phép canh tác 3 vụ trên cùng một diện tích
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1800mm, tháng cao nhất là tháng 7 khoảng 900mm, tháng thấp nhất vào các tháng 12, tháng 01, tháng 02, Trung bình lượng mưa chỉ có 15 - 20mm Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9 Độ ẩm không khí trung bình 80%, cao nhất 90% vào tháng 3, thấp nhất 60% vào tháng 10.
Nhìn chung, thời tiết có những biến động thất thường gây ảnh hưởng xấu đến đời sống và sản xuất Vào mùa mưa, xuất hiện những đợt mưa lớn, kéo dài gây ngập, úng Mùa đông, có những đợt gió mùa đông bắc về làm nhiệt độ giảm đột ngột ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, điều kiện khí hậu như vậy cho phép đa dạng hoá các loại cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân trong huyện cũng như cung cấp cho các vùng lân cận (UBND huyện Lạng Giang, 2016a).
Theo kết quả điều tra của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang năm 2015, toàn huyện có 24.125,15 ha đất tự nhiên, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 15.872,74 ha (chiếm 65,3%), còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng Đất được hình thành do hai nguồn gốc phát sinh gồm: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa sông bồi tụ Do đó, có thể chia đất của huyện thành các nhóm đất chính sau:
Nhóm đất phù sa: Là nhóm đất chủ yếu ở địa hình đồng bằng, được bồi đắp bởi phù sa của sông Thương Sự phát triển của đất sau bồi lắng, những tác động của con người qua quá trình sử dụng và điều kiện địa hình đã phân hoá nhóm đất phù sa thành 5 đơn vị đất khác nhau gồm: Đất phù sa ít được bồi (Pib); đất phù sa không được bồi, không có tầng Glây và loang lổ (P); đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf); đất phù sa úng nước mưa mùa hè (Pj); đất phù sa Gley (Pg) (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang, 2016b).
Nhóm đất thung lũng: Có diện tích không đáng kể (chiếm khoảng 0,3% diện tích tự nhiên), phân bố ở khu vực phía Tây Nam xã Tân Hưng, đặc tính tương tự như đất phù sa úng nước mưa mùa hè nhưng chua hơn (pH KCL < 4,5), thành phần cơ giới không đồng nhất, lẫn nhiều sỏi sạn và đá vụn.
Nhóm đất xám bạc màu: Bao gồm 2 đơn vị đất là đất xám trên phù sa cổ (X) và đất bạc màu trên phù sa cổ (B) Đặc điểm chung của các loại đất này là có phản ứng chua (pH KCL < 4,5 - 5) Nhóm đất xám bạc màu tập trung nhiều ở các xã Tân Dĩnh, Thái Đào, Đào Mỹ, Nghĩa Hoà, Quang Thịnh, Yên
Mỹ, Tân Hưng (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang, 2016b). Nhóm đất đỏ vàng: Bao gồm có 4 đơn vị đất và chiếm khoảng 43% diện tích tự nhiên Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên mẫu chất phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, phiến thạch sét Các đơn vị đất chính gồm: Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fn); đất đỏ vàng trên phiến thạch sét (Fs); đất vàng nhạt trên cát và dăm cuội kết (Fq); đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl) (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang, 2016b).
Nhìn chung đất đai của huyện rất phong phú với nhiều chủng loại và kiểu địa hình khác nhau, có điều kiện để phát triển đa dạng các loại cây trồng và vật nuôi
Nguồn nước của huyện chủ yếu từ hệ thống thuỷ nông Cầu Sơn, một phần từ nước ngầm và các ngòi Nguồn nước ngầm phong phú, tầng nước nông, chất lượng nước tốt, thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng, đây là nguồn nước chủ yếu để sinh hoạt và tưới cho cây ăn quả Nguồn nước tưới cho đồng ruộng chủ yếu được lấy từ đập Cấm Sơn, do Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi Lạng Giang quản lý và điều tiết, đảm bảo trên 90% nước tưới toàn huyện; phần diện tích còn lại được tưới bởi nước lấy từ các sông, hồ như: Sông Thương, hồ Hố Cao, hồ Đá Đen, hồ Lầy, hồ Đồng Khuôn, (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang, 2016b).
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Giai đoạn 2014- 2016 tốc độ phát triển các ngành kinh tế chủ yếu bình quân của huyện Lạng Giang đạt 15,87%; trong đó: Ngành nông lâm thủy sản tăng 6,34%; ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 21,23% và ngành thương mại tịch vụ tăng 21,07%
Bảng 3.1 Tình hình sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Lạng Giang qua 3 năm
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)
GTSX Cơ cấu GTSX Cơ cấu GTSX Cơ cấu 15/14 16/15 BQ (Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%)
Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế 4.413,9 100,0 4.750,7 100,0 5.385,7 100,0 107,60 113,40 110,46
2 Ngành Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 1.434,5 32,5 1.601 33,7 1.885,0 35,0 111,60 117,70 114,61
3 Ngành thương mại - dịch vụ 1.390,4 31,5 1.510,7 31,8 1.841,9 34,2 108,70 121,90 115,11
Nguồn: UBND huyện Lạng Giang (2016)
Số liệu cho thấy tổng giá trị các ngành kinh tế chủ yếu tăng dần qua các năm, cụ thể: Năm 2014: 4.413,9 tỷ đồng; năm 2015 là 4.750,7 tỷ đồng; năm 2016:
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận theo vùng
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu tổng thể, toàn diện về công tác xây dựng nông thôn mới tại 12 xã miền núi trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang để đạt được mục tiêu nghiên cứu, từ đó có những phân tích, đánh giá để xác định đi sâu nghiên cứu, chọn điểm nghiên cứu có tính chất đặc trưng và đại diện Cụ thể là phân tích công tác huy động nguồn lực tài chính để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang trong 3 năm liên tiếp: 2013, 2014, 2015 và chọn 03 xã đại diện để nghiên cứu công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới là xã Yên Mỹ (thực hiện thành công xây dựng NTM), xã Mỹ Thái (mới đạt 9/19 tiêu chí) và xã Đại Lâm (mới xây dựng NTM và số tiêu trí đạt thấp dưới) Từ thông tin và kết quả trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở 3 xã điểm rút ra bài học để thực hiện tốt công tác huy động nguồn lực cho các xã còn lại.
3.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thông qua nguồn tài liệu đã công bố bao gồm tài liệu từ sách báo, tạp chí, luận văn, các bài viết và các tư liệu có trên các trang web có liên quan. Nguồn số liệu Niên giám thống kê, báo cáo, tài liệu của địa bàn nghiên cứu.
Sau khi tiến hành chọn điểm nghiên cứu, sẽ tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp để thu thập số liệu các chỉ tiêu định lượng và định tính
+ Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra xây dựng trên những chỉ tiêu: nghề nghiệp, trình độ học vấn, số lao động, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, quy mô, đối tượng, hình thức, được hưởng hỗ trợ của nhà nước, tình hình áp dụng TBKHKT mới và các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động Đồng thời có những câu hỏi mở để người được phỏng vấn có những nhận xét, kiến nghị
+ Điều tra, phỏng vấn thử: Trên cơ sở nội dung của phiếu điều tra đã được xây dựng, tiến hành điều tra thử trên một số hộ dân Mục đích đánh giá lại những thông tin hộ có thể cung cấp, chỉnh sửa lại phiếu điều tra cho phù hợp rồi tiến hành điều tra thật tại các hộ lựa chọn
- Số lượng điều tra: Đề tài lựa chọn nghiên cứu sâu tại 3 xã với các chỉ tiêu
Bảng 3.4 Thông tin về các đối tượng thu thập thông tin Đối tượng
2 Cán bộ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
Số lượng Phương pháp thu (người) thập thông tin
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2016)
(1) Người dân: Lấy ý kiến đánh giá của người dân về những đóng góp của họ trong thời gian qua cho chương trình xây dựng NTM trên địa bàn từng xã.
Những đóng góp bao gồm: Tài sản đất đai, công lao động, tiền mặt và những đóng góp phi vật chất khác
(2) Phiếu điều tra cán bộ thuộc chương trình MTQG xây dựng NTM: Lấy ý kiến đánh giá của các ban, bộ ngành, tiểu ban quản lý về kết quả huy động nguồn lực cho xây dựng NTM thời gian qua trên địa bàn từng xã Đánh giá về phương pháp huy động…
(3) Doanh nghiệp: Lấy ý kiến đánh giá của tổ chức về kết quả đóng góp cho xây dựng NTM Tham khảo ý kiến của các chuyên gia khoa học trong lĩnh vực huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới Sự tham gia của của tư nhân trong hoạt động xây dựng NTM trên địa bàn từng xã Lấy ý kiến tư vấn nhắm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của quá trình huy động nguồn lực xây dựng NTM.
3.2.4 Phương pháp phân tích a Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được dùng để đánh giá mô tả phạm vi nghiên cứu, những đặc trưng của các hộ gia đình được khảo sát và những chỉ tiêu được dùng để đánh giá như: quy mô diện tích, hình thức, đối tượng Qua đó phản ánh được những nét cơ bản về tình hình huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạng Giang b Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh điều kiện, tình hình sản xuất, kết quả, hiệu quả c Phân tổ thống kê
Phương pháp này nhằm hệ thống hoá các tài liệu ghi chép ban đầu, lập các bảng thống kê và tính toán chỉ tiêu phục vụ cho bước phân tích thống kê Sau khi đã phân chia hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có quy mô và đặc điểm khác nhau, việc tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ kết cấu, sự biến động, mối liên hệ giữa các thành phần, sẽ rút ra các nhận xét. d Phương pháp chuyên gia
Tiến hành phỏng vấn nhằm thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những cán bộ chỉ đạo, quản lý cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, cán bộTrung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Từ đó rút ra những nhận xét về thực trạng chương trình và có hướng giải pháp được chính xác và khách quan hơn.
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Các chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạng Giang: a Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực tài chính
- Số lượng vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch;
- Kết quả huy động tài chính: vốn ngân sách Nhà nước, vốn của tỉnh, huyện và vốn huy động của người dân;
- Kinh phí thực hiện cho từng hạng mục, công trình, mô hình ở từng địa phương và tỷ lệ;
- Tỷ lệ vốn ngân sách, vốn của tỉnh, huyện, địa phương và người dân/tổng vốn thực hiện;
- Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn theo kế hoạch;
- Số lượng và tỷ lệ vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới qua các năm. b Nhóm chỉ tiêu về nguồn vật lực (đất đai)
- Kế hoạch huy động đất đai: số m 2 và số hộ;
- Kết quả huy động đất đai: thực tế số m 2 và số hộ đã hiến đất;
- So sánh tỷ lệ % kết quả huy động và sử dụng nguồn lực đất đai so với kế hoạch đề ra c Nhóm chỉ tiêu về nguồn nhân lực
- Kết quả huy động ngày công lao động đóng góp của người dân vào các hoạt động công ích của các tổ chức đoàn thể địa phương
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
4.1.1 Tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lạng Giang Thực hiện Quyết định số 221/QĐ-UBND ngày 09/12/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2020; Kế hoạch số 624/KH-BCĐ ngày 31/3/2011 của Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang về việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015;
Huyện ủy, UBND huyện Lạng Giang đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới huyện Lạng Giang giai đoạn 2011 - 2020, gồm 25 thành viên, thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo gồm 13 thành viên; xây dựng và ban hành quy chế hoạt động, thông báo phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và giao Phòng Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Chỉ đạo UBND các xã thành lập Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới, Tổ giúp việc cho Ban quản lý và thành lập Ban phát triển các thôn
Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới như: Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 10/3/2011 về thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới huyện Lạng Giang giai đoạn 2011 - 2020, kế hoạch chi tiết cho từng năm và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện; nội dung chỉ đạo triển khai sát với tình hình thực tế của địa phương.
Chỉ đạo UBND các xã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình của địa phương mình Hàng năm, Chủ tịch UBND huyện giao chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể thực hiện xây dựng nông thôn mới cho UBND các xã; thành lập các Tổ công tác kiểm tra theo chuyên đề và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại các xã Kết quả 5 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạng Giang được thể hiện qua các nội dung sau đây.
4.1.1.1 Công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới Ủy ban nhân dân huyện, Bản chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện chỉ đạo phòng Kinh tế - Hạ tầng phối hợp với UBND các xã tham mưu tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn quy hoạch; phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức khảo sát, lấy ý kiến đóng góp của cán bộ và nhân dân trong xã, ý kiến đóng góp của các cơ quan chuyên môn của huyện Hiện nay, toàn huyện có 23/23 xã, thị trấn đã hoàn thành công tác quy hoạch, trong đó 01 xã đã có quy hoạch chung, 02 xã thực hiện quy hoạch năm 2010, 13 xã thực hiện năm 2011, 7 xã thực hiện quy hoạch năm 2012 (đạt 100% các xã xây dựng nông thôn mới) Tổng số vốn hỗ trợ cho công tác xây dựng Đồ án quy hoạch của các xã 3.250 triệu đồng.
Công tác lập Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã có sự hướng dẫn cụ thể của Sở Xây dựng và phòng Kinh tế - Hạ tầng; đồng thời có sự phối hợp thường xuyên giữa cơ quan chuyên môn của huyện, Ban quản lý các xã với đơn vị tư vấn quy hoạch; vì vậy công tác quy hoạch đảm bảo đúng trình tự, nội dung Chất lượng Đồ án quy hoạch cơ bản đáp ứng được yêu cầu xây dựng nông thôn mới và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.
4.1.1.2 Công tác xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới
Công tác xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới đã được UBND huyện, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện quan tâm chỉ đạo; đến nay Đề án các xã điểm về xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã được Chủ tịch UBND huyện phê duyệt, được Ban chỉ đạo tỉnh thẩm định Các xã còn lại đang tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn và xin ý kiến của cán bộ, nhân dân và các cơ quan chuyên môn của huyện đóng góp vào dự thảo Đề án của địa phương.
Năm 2012, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh hướng dẫn các xã điểm về xây dựng nông thôn mới của huyện tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung Đề án cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; theo đó hầu hết các xã đã tiến hành rà soát, điều chỉnh Đề án, kinh phí thực hiện Đề án sau khi điều chỉnh đã giảm khoảng 10% - 30% so với khái toán ban đầu Ngoài ra UBND huyện đã chỉ đạo các xã lựa chọn các tiêu chí phấn đấu hoàn thành hàng năm và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện đến năm 2020.
4.1.1.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu Để đảm bảo tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2011-2020 tại các xã điểm của huyện Hàng năm, trên cơ sở nguồn kinh phí được Trung ương và tỉnh hỗ trợ, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, chỉ đạo các xã điểm căn cứ vào tình hình cơ sở hạ tầng của địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện
Tổng số kinh phí thực hiện trong hai năm là 38.360,31 triệu đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ 14.882,28 triệu đồng (kinh phí Trung ương, tỉnh 12.100 triệu đồng, kinh phí ngân sách huyện 2.700 triệu đồng), kinh phí đối ứng các xã và nhân dân đóng góp 21.860 triệu đồng
Kết quả trong đến năm 2016, các xã nghiên cứu xây dựng nông thôn mới của huyện đã xây dựng 53 công trình cơ sở hạ tầng, cụ thể như sau:
- Về giao thông nông thôn: Đã hỗ trợ sửa chữa, xây dựng mới 63,346 km.
- Về thủy lợi: Các địa phương đã cải tạo và nâng cấp, cứng hóa được 24,279 km kênh mương; xây dựng, tu bổ, sửa chữa và nâng cấp được nhiều công trình thủy lợi gồm bờ bao, bờ vùng, xây dựng cống
- Về xây dựng các công trình Văn hóa - Thể thao, trụ sở làm việc các xã, Trạm y tế gồm: 11 công trình Đến nay, các hạng mục công trình đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng và đang được sử dụng hiệu quả
4.1.1.4 Công tác chỉ đạo dồn điền, đổi thửa, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân a Công tác chỉ đạo dồn điền, đổi thửa
Năm 2011, UBND huyện chỉ đạo thực hiện điểm công tác dồn điền tại 02 thôn thuộc xã Yên Mỹ Sau khi chỉ đạo thành công tại 02 thôn thuộc xã Yên Mỹ, năm 2015 UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các xã thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa và xây dựng chính sách hỗ trợ từ 30-50 triệu/thôn Kết quả đến năm 2016, UBND huyện đã hỗ trợ 600 triệu đồng cho công tác dồn điền, đổi thửa tại 19 thôn thuộc 3 xã Yên Mỹ, Hương Sơn và Mỹ Hà Sau khi thực hiện chỉ đạo dồn điền, đổi thửa xong đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung, xây dựng Cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa, khoai tây chế biến và các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, từ đó làm tăng thêm thu nhập cho người dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. b Thực hiện mô hình phát triển sản xuất
Việc triển khai các mô hình phát triển sản xuất đã được UBND huyện quan tâm chỉ đạo UBND các xã thực hiện Đến năm 2016, đã thực hiện hỗ trợ 3.210,28 triệu đồng cho xây dựng 43 mô hình phát triển sản xuất, gồm: các mô hình phát triển sản xuất chăn nuôi, mô hình phát triển sản xuất lúa, mô hình phát triển sản xuất cánh đồng mẫu lớn khoai tây, mô hình phát triển sản xuất nấm, mô hình phát triển sản xuất giống lúa, mô hình phát triển sản xuất cánh đồng mẫu lớn giống lúa Trong đó: Ngân sách Trung ương, tỉnh hỗ trợ là 1.800 triệu đồng, Ngân sách huyện hỗ trợ 382,28 triệu đồng và các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình khác (Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, các công ty giống cây trồng, vật nuôi trong và ngoài tỉnh) là 1.028 triệu đồng Đặc biệt, trong năm 2016 UBND huyện đã phối hợp với Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình Cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa BC15 với quy mô 20ha tại xã Yên Mỹ Đây là phương pháp tổ chức sản xuất mới, tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.
4.1.1.5 Giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường
Xác định đây là những nội dung quan trọng, sử dụng lồng ghép các nguồn lực tài chính nên UBND huyện đã yêu cầu các ngành, các địa phương phải ưu tiên thực hiện và đã đạt được một số kết quả, cụ thể:
Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi Huyện Lạng giang, tỉnh Bắc Giang
4.2.1 Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách huy động nguồn lực
Trong những năm qua, huyện đã chủ trương, chính sách huy động các nguồn lực trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện một cách toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, chủ yếu huy động từ phía người dân sống trên địa bàn huyện. Điều này bước đầu đã đạt được kết quả tốt do huyện đã kết hợp với các ban ngành liên quan ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể, bám sát vào nội dung đã quy hoạch Những chủ trương này kịp thời, tương đối đồng bộ và phù hợp với điều kiện thực tế của huyện trong huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM.
Việc thực thi các biện pháp huy động nguồn lực trên địa bàn xã được thực hiện theo Quyết định 800/TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM và Thực hiện quyết định số:19/2011/QDD-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành chương trình xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020 Từ công tác quy hoạch đến việc huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM xã đã chỉ đạo thực hiện theo các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện của Trung ương, thị xã đến xã Hiện nay việc huy động nguồn lực trên địa bàn xã đang được triển khai theo quyết định số: 19/2011/QDD-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành chương trình xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020, cùng với các chủ trương của thị xã, của HĐND, UBND huyện
Lạng Giang về thực hiện chương trình xây dựng NTM Các chính sách này được ban hành và được thực hiện sẽ ảnh hưởng đến kết quả của quá trình huy động, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội, môi trường chính sách của huyện Theo ban quan lý thực hiện chương trình xây dựng NTM thì yếu tố, cơ chế chính sách của nhà nước có ảnh hưởng lớn ( 58,08%) tới công tác hoàn thành xây dựng NTM Các phương hướng và phương pháp huy động được nêu trong đề án cũng ảnh hưởng lớn (27,92%) tới việc hoàn thành công tác xây dựng NTM.
Có thể cho rằng, cơ chế huy động nguồn lực là bộ xương sống của việc huy động nguồn lực cho xây dựng NTM Bản thân cơ chế có tốt, cơ chế có mở cửa, hấp dẫn thì mới thu hút được nguồn lực để thực hiện Hầu hết số hộ điều tra cho rằng, cơ chế huy động nguồn lực ở huyện Lạng
Giang là tốt Qua điều tra thực tế cho thấy, những hộ có nhận xét tốt
(57,78%) là do họ nhận được sự hưởng lợi từ chương trình này nhiều hơn so với các hộ nhận xét là không tốt (20%) Các hộ có nhận xét là không tốt họ tham gia các buổi họp dân một các gượng ép, bắt buộc, thậm chí họ còn lôi kéo những hộ khác đồng ý với quan điểm của mình Điều đó gây cản trở lớn đối với việc huy động nguồn lực từ dân cho xây dựng NTM.
Bảng 4.27 Ý kiến của người dân về cơ chế huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện Lạng Giang
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Bên cạnh các cơ chế chính sách, các quyết định các thông tư được ban hành Hiện nay, việc áp dụng một số cơ chế chính sách liên quan đến huy động nguồn lực trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện đang gặp phải một số khó khăn do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi xã là khác nhau và các chính sách của Đảng và Nhà nước thì không thể chi tiết: Như vấn đề về quy hoạch không có con số cụ thể để tiến hành thực hiện, Việc xây dựng đường giao thông nông thôn tại huyện theo quy định 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM không đề cập đến việc chi tiết làm đường như, bề mặt đương rộng bao nhiêu? Cứng hóa bao nhiêu bê tông thì đạt chuẩn? Tỷ lệ xi măng, sắt thép là bao nhiêu? Thực tế cho thấy chính sách của nhà nước quyết định sự tham gia của người dân và các tổ chức kinh tế, các tổ chức đoàn thể trong xã hội vào các hoạt động chương trình xây dựng NTM Việc đề bạt lên cấp trên việc thay đổi chính sách và các điều mục chính sách phù hợp với nhu cầu của huyện là hoàn toàn cần thiết trong cơ chế mà tình hình phát triển kinh tế của địa phương như hiện nay, để công tác thực hiện huy động xây dựng NTM ngày càng hiệu quả và nhanh được hoàn thành hơn Mỗi xã khác nhau cần có những chính sách riêng để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Ngoài ra, huyện hiện vẫn đang gặp phải khó khăn về thủ tục hành chính khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đấu giá đất xen kẹt các hộ dân tự mình góp tiền của và công sức làm đường trong xóm mình, khi làm xong họ giải trình lên cấp trên xin lại kinh phí đã bỏ ra thì không được thanh toán Các cấp trên bắt buộc người dân phải làm quá nhiều các thủ tục xin ý kiến từ cấp xã đến cấp huyện sau đó là cấp Trung ương và bắt buộc phải có “hóa đơn đỏ” thì mới được giải quyết Như vậy việc khó khăn trong thực hiện các thủ tục hành chính cơ bản là do cán bộ các cấp chính quyền họ không muốn làm, các thủ tục này còn liên quan đến nhiều người cấp trên cao hơn, nhiều vấn đề mang tính tế nhị khác.
Do là các xã điểm thực hiện mô hình NTM nên các nguồn vốn để thực hiện tất cả các hạng mục phần lớn dựa vào nguồn đấu giá sử dụng đất, nguồn vốn huy động từ dân vẫn còn ít, nên triển khai đầu tư chưa đạt được kế hoạch đề ra Mặc dù đã có những ưu tiên nhất định cho mạng lưới kết cấu hạ tầng song nhu cầu đầu tư lớn, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách lại hạn chế vì vậy, việc bố trí công trình còn dàn trải, chưa tập trung vì vậy ảnh hưởng đến việc phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Bên cạnh đó trong vấn đề quản lý và sử dụng vốn đầu tư còn xảy ra tình trạng thất thoát và chiếm dụng vốn dẫn đến tiến độ đầu tư không đúng theo kế hoạch và chỉ tiêu đề ra Vấn đề giải ngân các xã vẫn đang gặp nhiều bất cập, việc đầu tư cho các hạng mục còn chưa hợp lý nên chưa đạt kết quả cao Tình trạng này nếu không giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn lực trong xây dựng NTM trên địa bàn các xã.
Như vậy yếu tố này do chất lượng của bản cơ chế chính sách quyết định.Nếu tốt thì công tác thực hiện huy đông nguồn lực xây dựng NTM sẽ hiệu quả
4.2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện quyết định đời sống và mức thu nhập của người dân Huyện Lạng Giang được đánh giá là có tiềm năng phát triển mạnh và đa dạng các ngành kinh tế Tuy nhiên, trên địa bàn xã một số nơi hiện vẫn chưa đi sâu và chuyên môn hóa sản xuất, bên cạnh những hộ có thu nhập ổn định vẫn còn nhiều hộ sản xuất manh mún, đời sống còn gặp khó khăn Mức chênh lệch thu nhập giữa các hộ vẫn còn khá lớn Vì vậy, gây khó khăn trong công tác huy động nguồn lực cho xây dựng NTM, nhiều hộ muốn đóng góp nhưng do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, vẫn phải đi làm công để tăng thu nhập nên hạn chế trong việc đóng góp vốn, ngày công cho xây dựng NTM Việc tự nguyện tham gia hiến đất đang là bài toán khó đối với người dân, bởi đất ở cũng là một tài sản có giá trị lớn ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế của người dân. Để có thể chủ động nguồn vốn cho đầu tư phát triển xã cần có giải pháp trong việc quy hoạch phát triển nguồn thu Vốn đầu tư trên địa bàn các vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ Trung ương do đó đã giảm khả năng tự chủ và năng động trong các hoạt động đầu tư của tỉnh xuống Tiến độ thực hiện một số dự án còn chậm, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư và hiệu quả hoạt động của dự án Hai khâu còn gặp nhiều trở ngại nhất là chuẩn bị đầu tư và giải phóng mặt bằng Thủ tục chuẩn bị đầu tư một số công trình vẫn còn chậm; Tốc độ đầu tư cho công trình sản xuất chưa cao, khả năng tiếp thu vốn đầu tư có xu hướng chững lại trong những năm gần đây do tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn Lĩnh vực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng là lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, thời gian thực hiện dài trong khi đó ngân sách lại eo hẹp. Đến nay việc đầu tư mới chỉ tập trung từ nguồn vốn ngân sách, các nguồn vốn khác như vay tín dụng ưu đãi, vay ngân hàng, huy động từ nguồn vốn trong dân mặc dù đã phát triển song còn hạn chế Chương trình tạo vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa quan tâm đúng mức Nguồn vốn đầu tư nước ngoài ít được thu hút vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng nông thôn.
Ngân sách của các vẫn có phần eo hẹp chưa thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào trong các, chưa phát huy được tiềm năng để phát triển vốn có của các, đời sống người dân còn chưa cao, chưa đồng đều đã làm ảnh hưởng đến việc tham gia đóng góp nguồn lực cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện
4.2.3 Năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của các cán bộ cơ sở Đội ngũ cán bộ cơ sở xã có vai trò quan trọng trong chương trình xây dựng NTM nói chung và công tác huy động nguồn lực trong xây dựng NTM nói riêng Đội ngũ cán bộ các xã làm NTM qua phỏng vấn 30 người, trong đó có 9 chức danh công chức và 21 cán bộ chuyên trách Tỷ lệ cán bộ NTM đạt chuẩn của Bộ nội vụ đạt 100% Số lượng cán bộ NTM về cơ bản đã đủ về số lượng, có trình độ cao, có tới 83,3% số người có trình độ đại học và tương đương đại học
Cán bộ của địa phương đóng vai trò quan trọng mang tính chất quyết định trong xây dựng nông thôn mới, từ việc tiếp thu các chính sách của Đảng và nhà nước trong việc xây dựng NTM từ đó khảo sát xây dựng đề án NTM sát với thực tế địa phương, hợp lý, có tính khả thi để nhận được sự đầu tư của nhà nước Sau khi đề án được phê duyệt cán bộ có các kế hoạch huy động nguồn lực để thực hiện đề án Đối với nhân dân thì có kế hoạch tuyên truyền để huy động đóng góp từ dân địa phương, phát huy vai trò chủ đạo của người dân trong xây dựng NTM. Đối với các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, cán bộ lựa chọn doanh nghiệp phù hợp với địa phương đồng thời đưa ra các ưu tiên, ưu đãi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa phương
Ngoài ra cán bộ cần có năng lực để đa dạng hóa các nguồn lực cho xây dựng NTM Cán bộ cũng phải đi đầu làm gương trong các chương tình dự án kêu gọi đóng góp xây dựng NTM