Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), năm 2019, Việt Nam đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018), 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt 720.000 tỷ đồng và là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất trên thế giới. Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên hợp quốc (UNWTO) vừa công bố danh sách các quốc gia tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới năm 2019 vào tháng 1/2020, trong đó Việt Nam đứng thứ 7. Theo dự báo của UNWTO năm 2019, du lịch trải nghiệm hướng tới những giá trị về văn hóa truyền thống (tính độc đáo, đặc sắc, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính hoang sơ) và các giá trị sáng tạo (tính hiện đại, tiện nghi). UNWTO cũng nhận định rằng, đến năm 2030, có khoảng 31% khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe và tôn giáo. Từ nhận định trên có thế thấy được tiềm năng giá trị mà loại hình du lịch sinh thái cộng đồng mang lại (UNWTO, 2020). Việt Nam có nhiều tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa của các dân tộc, tập tục và lối sống, văn hóa ẩm thực phong phú của các vùng miền là cơ sở để phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ). Hiện nay DLCĐ đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa. DLCĐ không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, với rất nhiều địa phương, DLCĐ vẫn đang như những “mỏ vàng” cho cả ngành Du lịch và địa phương nhưng chưa thực sự được khai thác, phát huy trong thực tế. Đơn cử Mô hình DLCĐ tại xóm Cú, xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình là một phần của dự án được khởi động vào năm 2008 của Trung tâm Môi trường và Phát triển Nguồn lực Cộng đồng (TTMT&PTNLCĐ) với mục tiêu nhằm phát triển năng lực cộng đồng địa phương thông qua phát triển du lịch bền vững về tìm hiểu văn hóa và môi trường tập trung vào bản sắc truyền thống của người dân tộc Mường. Mặc dù có nhiều thế mạnh cho phát triển du lịch và nhận được sự giúp đỡ từ TTMT&PTNLCĐ về cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch, đào tạo các kĩ năng về cách thức làm dịch vụ, cũng như kiến thức về du lịch sinh thái. Nhưng chỉ hoạt động được 3 năm đầu tiên với sự hỗ trợ của Trung tâm, sau đó tình hình kinh doanh của cộng đồng nơi đây dần đi xuống, không đạt được hiệu quả và không đem lại nguồn thu nhập ổn định cho cộng đồng như định hướng ban đầu. Vì vậy, với đề tài “ Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng bền vững trường hợp nghiên cứu điển hình tại xóm Cú, xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình” là vô cùng cấp thiết nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng và đưa ra định hướng phát triển cho cộng đồng xóm Cú nói riêng và DLCĐ nói chung.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA BẤT ĐỘNG SẢN VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI XÓM CÚ
XÃ TỬ NÊ HUYỆN TÂN LẠC TỈNH HÒA BÌNH
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Tuyết
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn
Hà Nội – 2020
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA BẤT ĐỘNG SẢN VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI XÓM CÚ
XÃ TỬ NÊ HUYỆN TÂN LẠC TỈNH HÒA BÌNH
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Hà Hưng
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Tuyết
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn
Mã sinh viên : 11165811
Hà Nội – 2020
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn các thầy,
cô tại Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ,động viên tôi trong quá trình tôi đi học và làm chuyên đề Em xin gửi lời cảm ơnchân thành tới ThS Nguyễn Hà Hưng, Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên
đã trực tiếp hướng dẫn em rất tận tình, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệmquý báu Thầy đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình thực hiện,hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp Em trân trọng cảm ơn Thầy
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của mọi người ở Trungtâm Môi Trường và Phát triển Nguồn lực Cồng đồng đã tạo điều kiện thuận lợicho tôi được học tập, làm việc tại Trung tâm
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của chính quyền địa phương xã Tử
Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, người dân ở xóm Cú và xóm Bục đã giúp đỡtôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn thành chuyên đề tốtnghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung nghiên cứu của chuyên đề này đượchình thành và phát triển từ quan điểm của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoahọc của ThS Nguyễn Hà Hưng Các số liệu và kết quả có được trong chuyên đề
là trung thực, không sử dụng số liệu của các tác giả khác chưa được công bố
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ
Phạm Thị Ánh Tuyết
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÓM CÚ, XÃ TỬ NÊ, HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH 5
1.1 Một số vấn đề lý luận về cộng đồng và phát triển cộng đồng 5
1.1.1 Một số vấn đề lý luận về cộng đồng 5
1.1.2 Một số vấn đề lý luận về phát triển cộng đồng 8
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng 8
1.2.1 Du lịch 8
1.2.2 Du lịch cộng đồng 11
1.2.3 Phát triển du lịch cộng đồng 14
1.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình 19
1.3.1 Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng của các nước trên thế giới 19
1.3.2 Một số mô hình phát triển Du lịch cộng đồng thành công trên thế giới và Việt Nam 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ TỬ NÊ, HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH 30
2.1 Tổng quan khu vực nghiên cứu 30
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 30
2.2 Quá trình hình thành Mô hình DLCĐ xóm Cú 37
2.2.1 Quá trình hình thành Mô hình DLCĐ xóm Cú 37
2.3 Những yếu tố làm cho Mô hình DLCĐ phát triển không bền vững 45
Trang 62.3.1 Sự ủng hộ đầu tư của CQĐP 45
2.3.2 Sự tham gia của CQĐP vào DLCĐ 46
2.3.3 Phân chia lợi ích 48
2.4 Đánh giá thực trạng tình hình phát triển Du lịch cộng đồng tại địa phương thông qua phương pháp SWOT 49
2.4.1.Cơ hội 49
2.4.2 Thách Thức 50
2.4.3 Điểm mạnh 50
2.4.4 Điểm yếu 51
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ TỬ NÊ, HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH 53
3.1 Giải pháp phát triển bền vững Mô hình DLCĐ ở xóm Cú 53
3.1.1 Giải pháp thu hút sự quan tâm, đầu tư của CQĐP 53
3.1.2 Giải pháp tăng cường sự tham gia của CQĐP 53
3.1.3 Giải pháp chia sẻ lợi ích công bằng 54
3.1 Đề xuất giải pháp xây dựng Mô hình DLCĐ xóm Cú 54
3.1.1 Mô hình mẫu 54
3.1.2 Xây dựng lại Mô hình phát triển DLCĐ tại xóm Cú 55
3.2 Các hoạt động phát triển DLCĐ 58
3.2.1 Xây dựng lại quy chế quỹ trong cộng đồng 58
3.2.2 Các hạng mục cần đầu tư, xây dựng 59
3.2.3 Chiến lược Marketing và phát triển sản phẩm 59
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT VÀ CHỮ VIẾT TẮT
UNWTO: Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên hợp quốc
DLCĐ: Du lịch cộng đồng
TTMT&PTNLCĐ: Trung tâm Môi trường và Phát triển Nguồn lực Cộng đồngUSAID: Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
UBND: Ủy ban Nhân dân
GEF SGP : Quỹ môi trường toàn cầu-Chương trình hỗ trợ các dự án nhỏICCO: Tổ chức Liên minh các Nhà thờ Hà Lan
AECID: Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha
BQL: Ban quản lý
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1 Doanh thu từ du lịch cộng đồng xóm Cú từ 2008 – 2019 46
Bảng 2.2: Bảng giá dịch vụ 46
Bảng 3.3 Bảng giá dịch vụ tham khảo 62
Hình 1.1 Chín bước để phát triển DLCĐ bền vững 15
Hình 3.1 Mô hình phát triển DLCĐ (Viện ĐH Mở - Nghiên cứu Mô hình DLCĐ theo hướng bền vững – 2010) 55
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức Nhóm DLCĐ 57
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 11MỞ ĐẦU
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), năm
2019, Việt Nam đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm2018), 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt 720.000 tỷ đồng và là một trong
10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất trên thế giới Tổ chức Du lịchThế giới thuộc Liên hợp quốc (UNWTO) vừa công bố danh sách các quốc giatăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới năm 2019 vào tháng 1/2020, trong đóViệt Nam đứng thứ 7 Theo dự báo của UNWTO năm 2019, du lịch trải nghiệmhướng tới những giá trị về văn hóa truyền thống (tính độc đáo, đặc sắc, nguyênbản), giá trị tự nhiên (tính hoang sơ) và các giá trị sáng tạo (tính hiện đại, tiệnnghi) UNWTO cũng nhận định rằng, đến năm 2030, có khoảng 31% khách dulịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe và tôn giáo Từ nhận định trên có thếthấy được tiềm năng giá trị mà loại hình du lịch sinh thái cộng đồng mang lại(UNWTO, 2020)
Việt Nam có nhiều tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, giá trị về lịch sử,văn hóa bản địa của các dân tộc, tập tục và lối sống, văn hóa ẩm thực phong phúcủa các vùng miền là cơ sở để phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng(DLCĐ) Hiện nay DLCĐ đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợiích phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa DLCĐ không chỉ giúpngười dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huynhững nét văn hoá độc đáo của địa phương Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại,với rất nhiều địa phương, DLCĐ vẫn đang như những “mỏ vàng” cho cả ngành
Du lịch và địa phương nhưng chưa thực sự được khai thác, phát huy trong thựctế
Đơn cử Mô hình DLCĐ tại xóm Cú, xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh HòaBình là một phần của dự án được khởi động vào năm 2008 của Trung tâm Môitrường và Phát triển Nguồn lực Cộng đồng (TTMT&PTNLCĐ) với mục tiêunhằm phát triển năng lực cộng đồng địa phương thông qua phát triển du lịch bềnvững về tìm hiểu văn hóa và môi trường tập trung vào bản sắc truyền thống củangười dân tộc Mường Mặc dù có nhiều thế mạnh cho phát triển du lịch và nhận
Trang 12được sự giúp đỡ từ TTMT&PTNLCĐ về cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch, đàotạo các kĩ năng về cách thức làm dịch vụ, cũng như kiến thức về du lịch sinh thái.Nhưng chỉ hoạt động được 3 năm đầu tiên với sự hỗ trợ của Trung tâm, sau đótình hình kinh doanh của cộng đồng nơi đây dần đi xuống, không đạt được hiệuquả và không đem lại nguồn thu nhập ổn định cho cộng đồng như định hướngban đầu
Vì vậy, với đề tài “ Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng bền vữngtrường hợp nghiên cứu điển hình tại xóm Cú, xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh HòaBình” là vô cùng cấp thiết nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng và đưa ra địnhhướng phát triển cho cộng đồng xóm Cú nói riêng và DLCĐ nói chung
2 Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề
Trên cơ sở lý luận về DLCĐ, phân tích thực trạng DLCĐ tại địa phương
Đề tài đánh giá phân tích thực trạng phát triển DLCĐ nhằm đưa ra định hướng vàgiải pháp cho sự phát triển du lịch bền vững tại địa phương
3 Câu hỏi nghiên cứu của chuyên đề
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu của chuyên
đề gồm: (1) Thực trạng phát triển Mô hình DLCĐ hiện nay ở xóm Cú là gì? (2)Nút thắt khiến DLCĐ ở xóm Cú không phát triển được là gì? (3) Giải pháp nàogiúp DLCĐ ở đây phát triển bền vững?
4 Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2 đến tháng 5, năm 2020
- Đối tượng nghiên cứu: Mô hình DLCĐ tại xóm Cú, xã Tử Nê, huyệnTân Lạc, tỉnh Hòa Bình
- Về nội dung: chuyên đề nghiên cứu thực trạng DLCĐ ở xóm Cú, từ đóphát hiện các nút thắt khiến DLCĐ ở xóm Cú chưa phát triển được nhằm đưa racác giải pháp phát triển DLCĐ bền vững
- Về không gian: xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình Các thông tin, số liệu được thu thập tại xóm Cú và UBND xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Trang 13- Về thời gian: Thông tin, số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập trongkhoảng thời gian giai đoạn 2008-2019 Các đề xuất về phương hướng và giảipháp đến 2025.
5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1 Cách tiếp cận
Cách tiếp cận được sử dụng trong nghiên cứu là phân tích các khía cạnhcủa DLCĐ Thu thập thông tin số liệu từ các thành viên trong Nhóm DLCĐ,những cơ quan, tổ chức người liên quan đến hoạt động DLCĐ và cả những ngườikhông tham gia và DLCĐ tại địa phường Nhằm tăng cường sự tham gia củacộng đồng trong việc nhận diện các yếu tố dẫn đến sự thành công và thất bạitrong phát triển DLCĐ của họ và các giải pháp để phát triển DLCĐ bền vững,hiệu quả
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu thứ cấp
- Thu thập, tổng hợp và kế thừa các thông tin, số liệu thứ cấp từ các tàiliệu có liên quan đến nghiên cứu
- Các số liệu được thu thập bao gồm:
Số liệu về doanh thu từ du lịch của Việt Nam và trên thế giới
Số liệu liên quan đến các điểm DLCĐ thành công trên thế giới và củaViệt Nam
Số liệu tình hình kinh tế - văn hóa xã hội của khu vực nghiên cứu
5.2.2 Phương pháp thu thập số liệu từ thực địa
Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện tại xóm Cú, xa Tử Nê, huyệnTân Lạc, tỉnh Hòa Bình Do điều kiện có hạn nên số lượng người được chọnphỏng vấn là 20 người (chi tiết bảng câu hỏi phỏng vấn và người được phỏng vấnđược đề cập ở phần phụ lục)
5.2.2.1 Phỏng vấn thành viên chủ chốt
Hình thức phỏng vấn này nhằm phỏng vấn sâu các thông tin viên chủchốt Các thông tin viên chủ chốt bao gồm: Các cán bộ địa phương: trưởng xóm,
Trang 14chủ tịch xã, trưởng nhóm DLCĐ xóm Cú, các thành viên chủ chốt trong nhómDLCĐ, hai trường hợp điển hình không tham gia vào DLCĐ Mục đích sử dụngphương pháp phỏng vấn này nhằm thu thập thông tin mang tính đại diện, chuyênsâu và các kiến thức hay hiểu biết của các thông tin viên về yếu tố dân đến thànhcông và thất bại của phát triển DLCĐ bền vững, cũng như các kế hoạch, chủtrương về phát triển du lịch tại địa phương, tìm hiểu khó khăn , vướng mắt trongquá trình làm DLCĐ và mong muốn của người dân địa phương nói chung vàthành viên trong nhóm DLCĐ nói riêng.
Các thông tin thu thập: Tình hình kinh tế xã hội của xã, những hạn chếtrong phát triển du lịch tại địa phương, vai trò của chính quyền địa phương(CQĐP) và của người dân trong phát triển DLCĐ bền vững, tình hình và cơ chếhoạt động của Mô hình DLCĐ tại địa phương, doanh thu từ du lịch của địaphương, số đoàn khách và lượng khách đến tham quan qua các năm
5.2.2.2 Thu thập và phân tích các thông tin qua công cụ SWOT
SWOT là viết tắt của điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức Trong
đó, điểm mạnh và điểm yếu là những đặc điểm nội tại của cộng đồng địa phương,còn cơ hội và thách thức là những đặc điểm của các yếu tố bên ngoài cộng đồngđịa phương đưa tới Sau khi phân tích và đưa ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức, nghiên cứu sẽ thực hiện phân tích và đề xuất các giải pháp để giúpcộng đồng địa phương phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, hạn chế điểm yếu
và vượt qua các thách thức
Các phương pháp nghiên cứu trên sẽ kết hợp nhằm thu thập được cácthông tin cần thiết, bổ sung thiếu sót và kiểm chứng thông tin cho nhau nhằm đạtđược mục tiêu nghiên cứu
Kết cấu của chuyên đề
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng tạixóm Cú, xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
Trang 15CHƯƠNG 2 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xóm Cú, xã Tử
Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
CHƯƠNG 3 Các giải pháp và định hướng phát triển hoạt động du lịchcộng đồng bền vững tại xóm Cú, xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÓM CÚ, XÃ TỬ NÊ, HUYỆN TÂN LẠC,
TỈNH HÒA BÌNH 1.1 Một số vấn đề lý luận về cộng đồng và phát triển cộng đồng
1.1.1 Một số vấn đề lý luận về cộng đồng
1.1.1.1 Khái niệm
Cộng đồng là một đơn vị xã hội (một nhóm các sinh vật sống) với sựtương đồng như các chuẩn mực, tôn giáo, các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ.Cộng đồng có thể chia sẻ ý thức về vị trí nằm trong một khu vực địa lý nhất định(ví dụ: quốc gia, làng, thị trấn hoặc khu phố) hoặc trong không gian ảo thông quacác nền tảng giao tiếp Các mối quan hệ bền vững vượt ra ngoài các mối quan hệphả hệ ngay lập tức cũng xác định ý thức cộng đồng, quan trọng đối với bản sắc,thực tiễn và vai trò của họ trong các tổ chức xã hội như gia đình, nhà cửa, côngviệc, chính phủ, xã hội hoặc nhân loại nói chung
vụ cụ thể; (3) có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân thực hiện các giá trị
xã hội được cả xã hội ngưỡng mộ; (4) có ý thức đoàn kết tập thể
Có thể chia các đặc điểm của Fichter thành từng đặc điểm nhỏ cụ thể hơn:
Trang 16b Một địa phương xác định:
Đó là đặc điểm quan trọng tiếp theo của một cộng đồng Bởi vì cộng đồng
là một nhóm lãnh thổ Một nhóm người một mình không thể tạo thành một cộngđồng Một nhóm người tạo thành một cộng đồng chỉ khi họ cư trú trong một lãnhthổ xác định Lãnh thổ không cần phải cố định mãi mãi Một nhóm người nhưnhững người du mục có thể thay đổi thói quen của họ Nhưng cộng đồng đa sốđược định cư và một mối liên kết mạnh mẽ của sự đoàn kết và đoàn kết bắtnguồn từ cuộc sống của họ ở một địa phương xác định
c Tình cảm cộng đồng:
Đó là một đặc điểm hoặc yếu tố quan trọng khác của cộng đồng Bởi vìkhông có tình cảm cộng đồng, một cộng đồng không thể được hình thành chỉ vớimột nhóm người và một địa phương xác định Tình cảm cộng đồng đề cập đếnmột cảm giác mạnh mẽ của cảm giác sợ hãi giữa các thành viên hoặc cảm giácthuộc về nhau Nó đề cập đến một tình cảm của cuộc sống chung tồn tại giữa cácthành viên của một địa phương Bởi vì cuộc sống chung trong một khu vực trongmột thời gian dài, một tình cảm của cuộc sống chung được tạo ra giữa các thànhviên của khu vực đó Với điều này, các thành viên tự xác định cảm xúc Nhậndạng cảm xúc này của các thành viên phân biệt họ với các thành viên của cộngđồng khác
d Tự nhiên
Cộng đồng được tổ chức tự nhiên Nó không phải là sản phẩm của ý chí
Trang 17con người cũng không được tạo ra bởi một hành động của chính phủ Nó pháttriển tự phát Cá nhân trở thành thành viên khi sinh.
e Vĩnh viễn:
Cộng đồng luôn là một nhóm thường trực Nó đề cập đến một cuộc sốngvĩnh viễn của các cá nhân trong một lãnh thổ xác định Nó không phải là tạm thờinhư của một đám đông hoặc hiệp hội
f Tương tự:
Các thành viên của một cộng đồng tương tự nhau theo một số cách Khi
họ sống trong một địa phương xác định, họ có một cuộc sống chung và chia sẻmột số kết thúc chung Trong số các thành viên tương đồng về ngôn ngữ, vănhóa, phong tục, và truyền thống và trong nhiều điều khác được quan sát Sựtương đồng trong các khía cạnh này chịu trách nhiệm cho sự phát triển của tìnhcảm cộng đồng
g Kết thúc rộng hơn:
Một cộng đồng có kết thúc rộng hơn Các thành viên của một cộng đồngcộng đồng không phải vì hoàn thành một mục đích cụ thể mà vì nhiều mục đíchkhác nhau Đây là tự nhiên cho một cộng đồng
h Không có tình trạng pháp lý:
Một cộng đồng không có tư cách pháp nhân vì đó không phải là một phápnhân Nó không có quyền và nghĩa vụ trước pháp luật Nó không được tạo ra bởiluật pháp
i.Quy mô cộng đồng:
Một cộng đồng được phân loại trên cơ sở kích thước của nó Nó có thể lớnhoặc nhỏ Làng là một ví dụ về một cộng đồng nhỏ trong khi một quốc gia hoặcthậm chí cả thế giới là một ví dụ về một cộng đồng lớn Cả hai loại cộng đồngđều cần thiết cho cuộc sống của con người
1.1.1.3 Phân loại
Tính đến hiện tại, các nghiên cứu về cộng đồng đã đề xuất và áp dụng rất
Trang 18nhiều cách phân loại cộng đồng, nhìn chung, các nghiên cứu đều phân loại côngđồng theo 3 chỉ tiêu: địa lý, văn hóa và tổ chức.
Theo nghiên cứu về cộng đồng của PGS.TS Phạm Hồng Tung, ông phânloại cộng đồng như sau:
- Cộng đồng địa lý (Geographic Communities): bao gồm từ các cộng đồngláng giềng, xóm, phố, làng xã, thành phố, vùng, quốc gia, thậm chí cho tới toàn
bộ hành tinh Những cộng động này được gọi là cộng đồng địa vực (location)
- Cộng đồng văn hóa (Communities of Culture): bao gồm từ các loại phephái, tiểu văn hóa, nhóm tộc người, các cộng đồng tôn giáo, cộng đồng đa vănhóa hay các nền văn minh đa nguyên cho tới thậm chí là cộng đồng văn hóa toàncầu (global community of culture) Loại cộng đồng này còn có thể bao gồm cảnhững cộng đồng về nhu cầu hay về bản sắc, như cộng đồng người khuyết tật haycộng đồng người cao tuổi vv…
- Cộng đồng tổ chức (Community of Organizations): bao gồm từ gia đình,dòng họ, các mạng lưới, cho tới các tổ chức chính thức, kể cả kết cấu của hệthống hoạch định chính sách, các tập đoàn kinh tế, hiệp hội nghề nghiệp ở cácquy mô nhỏ, dân tộc hay quốc tế
1.1.2 Một số vấn đề lý luận về phát triển cộng đồng
1.1.2.1 Khái niệm
Phát triển cộng đồng là phương pháp để tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhucầu của cộng đồng, nhằm phát triển đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồngthông qua nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia, đoàn kết và sự phối hợpchặt chẽ giữa các bên liên quan với nhau Ngoài ra, nó còn là một phương phápđược xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản và giả định của các ngành khoahọc xã hội khác như: Chính trị học, nhân chủng học, tâm lý xã hội, xã hội học,
…, được đề xuất và vận dụng ở nhiều nước trên thế giới và đã phát huy được thếmạnh trong việc giải quyết những khó khăn, cản trở của cộng đồng yếu thế
1.1.2.2 Nguyên tắc phát triển cộng đồng
Nguyên tắc của phát triển cộng đồng đó là sự tham gia và tự quyết định của
Trang 19người dân trong cộng đồng; có niềm tin vào năng lực của người dân và phát huy tối
đa nội lực của chính cộng đồng đó Phát triển cộng đồng luôn đề cao vai trò củangười dân trong cộng đồng và nhân tố quyết định tới sự thành công trong việc pháttriển cộng đồng nghèo không ai khác, chính là bản thân những người trong cộngđồng
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng
1.2.1 Du lịch
1.2.1.1 Khái niệm
Du lịch được xem là một ngành công nghiệp không khói bởi sự đóng góp của nó vào nền kinh tế toàn cầu Tính đến nay, đã có không ít các nghiên cứu liênquan đến du lịch, vì vậy mà các khái niệm về nó cũng rất đa dạng
Guyer Feuler là người đưa ra định nghĩa đầu tiên về du lịch năm 1905,
ông phát biểu rằng:”Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa rên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và
sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh phát triển đối với
vẻ đẹp thiên nhiên” (Guyer Feuler, 1905)
Theo Macintosh và Goeldner (1986) có định nghĩa về du lịch như sau:
“Du lịch là tập hợp các hoạt động, dịch vụ và ngành công nghiệp mang đến trải nghiệm du lịch bao gồm vận chuyển, lưu trú, ăn uống, cửa hàng bán lẻ, kinh doanh giải trí và dịch vụ khách sạn được cung cấp cho các cá nhân hoặc nhóm du lịch xa nhà”.
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, định nghĩa rằng: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.”
Có lẽ, định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist
Organization) là đầy đủ và bao quát nhất, “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm
Trang 20hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.”
1.2.1.3 Phân loại
Ngành du lịch được tạo nên bởi nhiều loại hình du lịch Sở thích và nhucầu của khách du lịch là hết sức đa dạng, phong phú nên việc chuyên môn hóacác sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn cho sự lựa chọn và đáp ứng tốt nhất chonhu cầu của du khách rất cần thiết Tùy theo mục đích mà chia ngành du lịch theotừng nhóm khác nhau:
Căn cứ vào mục đích chuyến đi
Mục đích chuyến đi chính là động lực để con người thỏa mãn nhu cầu dulịch của mình Có 10 loại hình du lịch phổ biến:
Trang 21tác, chữa bệnh, thăm thân…
- Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm đến du lịch
- Căn cứ vào phương tiện giao thông
- Căn cứ vào phương tiện lưu trú
- Căn cứ vào thời gian du lịch
- Căn cứ vào lứa tuổi
Trang 22giúp gia đình thoát khỏi cảnh nghèo đói.
DLCĐ là một hình thức du lịch nhằm trao quyền cho các cộng đồng quản
lý tăng trưởng du lịch và đạt được nguyện vọng cộng đồng liên quan đến hạnhphúc của họ, và bao gồm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.Các cộng đồng tổ chức loại hình DLCĐ thường là khu vực nông thôn, dân tộcthiểu số có nhiều nét đặc trưng trong văn hóa và cảnh quan tự nhiên Do đó,DLCĐ không chỉ liên quan đến sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch và cộngđồng để mang lại lợi ích cho cả hai, mà còn liên quan đến hỗ trợ cộng đồng chocác doanh nghiệp du lịch nhỏ, từ đó cam kết hỗ trợ cho các dự án cộng đồngnhằm cải thiện kinh tế DLCĐ trao quyền cho các cộng đồng địa phương để xácđịnh và bảo đảm tương lai kinh tế xã hội của họ thông qua các hoạt động thu phídịch vụ thường là: Thể hiện, tôn vinh truyền thống và lối sống địa phương; bảotồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa; và thúc đẩy sự tương tác giữa khách dulịch và cộng đồng để cùng có lợi DLCĐ thường phục vụ cho các thị trường thíchhợp như du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch nôngnghiệp, nhưng dựa trên các sản phẩm và dịch vụ địa phương để truyền bá lợi íchkinh tế từ việc tham gia du lịch
Ngoài ra, DLCĐ còn được hiểu là khách du lịch đến thăm một cộng đồngđịa phương, thường nằm ở khu vực nông thôn và được bảo tồn tốt, để có đượctrải nghiệm phong phú và hấp dẫn về văn hóa và lối sống truyền thống của cộngđồng địa phương Cộng đồng được hưởng lợi từ DLCĐ bằng cách có được mộtchút thu nhập thêm có thể được sử dụng cho nhiều việc khác nhau, chẳng hạnnhư hỗ trợ trong giáo dục, xây dựng, các dự án môi trường và chăm sóc y tế.DLCĐ là một thách thức thực sự đối với các cộng đồng này khi họ đấu tranh với
sự khác biệt về văn hóa giữa họ và khách du lịch, và những thay đổi và nỗi sợmất văn hóa và bản sắc mà du lịch mang lại
Theo ASEAN Community Based Tourism Standard (2016) của Ban thư kí
ASEAN định nghĩa: “Du lịch cộng đồng là hoạt động du lịch, cộng đồng sở hữu
và điều hành, và được quản lý hoặc điều phối ở cấp cộng đồng, góp phần mang lại hạnh phúc cho cộng đồng thông qua hỗ trợ sinh kế bền vững và bảo vệ truyền
Trang 23thống văn hóa xã hội và tài nguyên di sản văn hóa có giá trị” Hay trong Tài liệu
hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng (2012) của Viện Nghiên cứu và Phát
triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam “DLCĐ là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hoá…)”.
Nhìn chung, DLCĐ phát triển dựa trên mong muốn tìm hiểu các nền vănhóa khác nhau thông qua các hoạt động trải nghiệm cuộc sống hàng ngày củacộng đồng địa phương DLCĐ thường kết nối mọi người từ nhiều nền văn hóa,thường là người dân thành thị hay người nước ngoài đến với các vùng nông thôn.1.2.2.2 Đặc điểm
DLCĐ là một công cụ phát triển cộng đồng tăng cường khả năng quản lýcủa cộng đồng nông thôn tài nguyên du lịch trong khi đảm bảo địa phương sựtham gia của cộng đồng DLCĐ có thể giúp cộng đồng địa phương trong việc tạothu nhập, đa dạng hóa kinh tế địa phương, bảo tồn văn hóa, bảo tồn môi trường
và cung cấp các cơ hội giáo dục, như có thể cung cấp cho cộng đồng địa phươngthu nhập thay thế, nó trở thành một nghèo đói công cụ khử DLCĐ yêu cầu lâudài cách tiếp cận và nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích cho cộng đồng địa phương
và hạn chế tiêu cực tác động của du lịch đến cộng đồng và của họ tài nguyên môitrường Ngoài ra, DLCĐ cần phải được tiếp cận một cách có hệ thống; từ nghiêncứu sự phù hợp của cộng đồng được tham gia vào du lịch để đảm bảo rằng cácthành viên cộng đồng được trao cơ hội tham gia vào các dự án liên quan, và thamgia giám sát và kiểm soát tác động tiêu cực
Một số đặc điểm chung của DLCĐ theo Cẩm nang về du lịch dựa vàocộng đồng, “Cách phát triển và duy trì DLCĐ”, tháng 12 năm 2009:
- Liên quan đến sự đánh giá cao không chỉ của tự nhiên, mà còn của cácnền văn hóa bản địa thịnh hành trong các khu vực tự nhiên, như là một phần trảinghiệm của du khách
- Giáo dục và giải thích như một phần của đề nghị du lịch
Trang 24- Không độc quyền, có tổ chức cho các nhóm nhỏ và doanh nghiệp sở hữutại địa phương;
- Giảm thiểu tác động tiêu cực đến tự nhiên và môi trường văn hóa xã hội;
hỗ trợ bảo vệ tự nhiên và khu vực văn hóa bằng cách tạo ra kinh tế lợi ích từ nó;
- Cung cấp thu nhập thay thế và việc làm cho cộng đồng địa phương; vàtăng nhận thức của địa phương và du khách về sự bảo tồn
Theo quan điểm của TS Đoàn Mạnh Cương, Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch, DLCĐ có những đặc điểm sau:
- Du lịch cộng đồng đảm bảo văn hoá, thiên nhiên bền vững
- Du lịch cộng đồng cần có sở hữu cộng đồng
- Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng
- Du lịch cộng đồng cần tăng cường quyền lực cho cộng đồng
- Du lịch cộng đồng cần tăng cường hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ
và cơ quan nhà nước
Trang 25nhiên nếu được quy hoạch và định hướng rõ ràng thì việc phát triển du lịch sẽgóp phần không nhỏ vào việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng, tạo ra cơ hộicủa cộng đồng, trao quyền quyết định cho cộng đồng, hướng dẫn quản lý, hỗ trợcộng đồng nâng cao chất lượng dịch vụ và xây dựng cơ sở vật chất và xây dựng
cơ chế quản lý mạnh mẽ hơn trong cộng đồng Phát triển DLCĐ là phần quantrọng để phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộcsống Nên khuyến khích người dân địa phương chủ động tham gia vào các hoạtđộng DLCĐ và tuân theo nững nguyên tác để phát triển DLCĐ một cách hài hòa.Trước khi thực hiện một dự án DLCĐ cần thiết lập một cơ chế phát triển và giáodục cộng đồng nhằm nâng cao năng lực và nhận thức của người dân
Phát triển DLCĐ sẽ giúp cho kinh tế xã hội của cộng đồng phát triển, họ
có thể cung cấp nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp,nguồn nhân lực, cùng nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cũngnhư kết cấu hạ tầng Phát triển DLCĐ một mặt giúp phát huy lợi thế các nguồnlực phát triển du lịch tại nơi hoặc gần nơi cộng đồng sinh sống nhằm đa dạnghóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đáp ứng các nhu cầu du lịch phongphú, chất lượng cao và hợp lý của du khách; mặt khác, phát triển DLCĐ còn baohàm cả góc độ cầu du lịch nhằm xây dựng, thực thi các chính sách cũng như tạo
ra các sản phẩm du lịch nhằm xã hội hóa cầu du lịch để cộng đồng dân cư, đặcbiệt là những người nghèo có thể đi du lịch và hưởng thụ các sản phẩm DLCĐvới mức giá vừa phải
1.2.3.2 Nội dung của phát triển du lịch cộng đồng bền vững
Theo APEC tourism working group (2009), để phát triển DLCĐ bền vữngcần trải qua 9 bước, trong đó: từ bước 1 đến bước 4 liên quan đến bắt đầu và pháttriển các sáng kiến DLCĐ, 5 bước còn lại để giải quyết sự bền vững của các dự
án DLCĐ, thích hợp cho các dự án DLCĐ đã trưởng thành đang dần dần dichuyển lên chuỗi giá trị Chín bước này trình bày chi tiết và hỗ trợ bởi các môhình được phát triển từ các trường hợp nghiên cứu nghiên cứu
Trang 26Hình 1.1 Chín bước để phát triển DLCĐ bền vững
Nguồn: Handbook on Community Based Tourism “How to Develop and Sustain
CBT” APEC tourism working group (2009)
Bước 1: Đánh giá nhu cầu và sự sẵn sàng cho du lịch của cộng đồng
Để thực hiện được bước một cần trả lời câu hỏi tại sao cộng đồng nêntham gia vào DLCĐ, vì sao lại chọn DLCĐ mà không phải là một sinh kế nàokhác Xác định vai trò của DLCĐ, sau đó thực hiện phân tích các yếu tố liênquan đến DLCĐ ( kỳ vọng lợi nhuận của cộng đồng từ DLCĐ, nguyện vọng vàmối quan tâm, xác định nhu cầu lực lượng lao động cho du lịch,…)
Bước 2: Chuẩn bị kiến thức nền tảng cho cộng đồng để phát triển du lịch
Tiến hành đánh giá sơ bộ, xác định các hoạt động du lịch tiềm năng sẽđược phát triển tại địa phương, phát triển mối liên kết với các điểm du lịch xungquanh, tổ chức các cuộc họp từng bộ phận khác nhau trong cộng đồng làm dulịch, thiết kế tài liệu tập huấn các kĩ năng chuyên môn trong ngành du lịch phùhợp với phát triển DLCĐ Tổ chức cho các thành viên trong cộng đồng cácchuyến đi học tập những mô hình DLCĐ đã thành công
Bước 3: Xác định các thành viên ban quản lý
Trang 27Những thành viên trong ban quản lý là người phải có nhiều phẩm chất tíchcực như nhạy bén, chính trực, có tầm nhìn,… nhưng điều kiện tiên quyết cầnthiết nhất là có sức ảnh hưởng đến cộng đồng.
Bước 4: Chuẩn bị và phát triển tổ chức cộng đồng
Xác định sản phẩm du lịch đặc trưng, thiết kế các tour du lịch trong cộngđồng kết nối với các điểm du lịch lân cận Sự tham gia của các thành viên trongcộng đồng và thành lập và xây dựng cơ chế quỹ phát triển cộng đồng
Bước 5: Phát triển quan hệ đối tác
Sau khi Mô hình DLCĐ đã phát triển thành một doanh nghiệp đi vào hoạtđộng, để tăng khả năng cạnh tranh với những điểm DLCĐ khác cần thiết lậpquan hệ đối tác với các bên liên quan chính: doanh nghiệp du lịch, CQĐP, các tổchức phi chính phủ, các trường đại học
- Quan hệ đối tác với các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương sẽtăng khả năng cộng đồng trong việc thực hiện các dự án bảo tồn trong đó du lịchđược sử dụng làm công cụ (hoặc phương tiện để kết thúc)
- Quan hệ đối tác với các trường đại học sẽ giáo dục cộng đồng địaphương về khuôn khổ phù hợp để phát triển các dự án dựa trên cộng đồng vàtrang bị cho tổ chức các công cụ và phương pháp để cải thiện chất lượng trảinghiệm du lịch Các trường đại học cũng sẽ mang theo chuyên môn nghiên cứu
để phân tích nhu cầu du lịch và giảng viên thay đổi để thực hiện các chương trìnhnâng cao năng lực, rất hữu ích cho việc phát triển du lịch dân tộc tại các địa điểmDLCĐ
- Quan hệ đối tác với các cơ quan chính phủ có liên quan để cung cấp dịch
vụ tư vấn cho cộng đồng địa phương về các vấn đề liên quan đến tạm trú củakhách du lịch, được bảo vệ quyền lợi và có tiếng nói trước doanh nghiệp
- Quan hệ đối tác với ngành du lịch sẽ có hiệu quả nếu sau này tập trungvào tiếp thị và quảng bá Mặc dù vậy, các tổ chức CBT nên được chọn lọc trongviệc hợp tác với các công ty lữ hành vì những trải nghiệm du lịch được cung cấp
Trang 28bởi các dự án DLCĐ thu hút phần lớn các phân khúc thị trường cụ thể như sinhviên và khách du lịch cá nhân.
Bước 7: Hoạch định và thiết kế chất lượng sản phẩm
Phát triển sản phẩm nên tập trung vào phát triển và trưng bày các sảnphẩm cốt lõi để phân biệt cộng đồng từ các điểm du lịch khác Quản lý điểm đến/giải trí nên bao gồm việc cung cấp cơ sở hạ tầng du lịch đầy đủ và cơ sở vật chất,giải thích tốt và chất lượng dịch vụ cao cấp với mục đích tạo điều kiện liền mạch
và du lịch thú vị Để nâng cao chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực phải được gửi
đi đào tạo để nâng cao kỹ năng vận hành và giao tiếp của họ Các chương trìnhđào tạo và nâng cao năng lực không nên được thực hiện theo cách thức đột xuất
mà nên được lên kế hoạch hợp lý theo các giai đoạn cụ thể
Bước 8: Xác định nhu cầu thị trường và phát triển chiến lược tiếp thị
Chiến lược tiếp thị cho CBT nên được xây dựng dựa trên theo các nguyêntắc sau: sản phẩm du lịch phù hợp với các phân khúc thị trường tiềm năng, amhiểu các kênh phân phối, sử dụng các mạng xã hội như một công cụ để quảngcáo
Bước 9: Giám sát hiệu quả hoạt động
Xây dựng cơ sở du lịch - Thu hút cộng đồng tham gia thực hiện và giámsát hiệu suất thường xuyên
Trong du lịch cộng đồng việc sử dụng có trách nhiệm và bền vững các
Trang 29nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa là điều cốt lõi Vì thế, việc hoạch định vàquản lý các nguồn tài nguyên cần kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tươnglai, với mục đích bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên vàgiữ gìn, phát huy các phong tục và bản sắc văn hóa truyền thống Để phát triểnDLCĐ cần cân bằng các yếu tố giữa cung và cầu, giữa khai thác với bảo tồn vàphát triển, giữa chi phí và các lợi ích.
1.2.3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLCĐ bền vững
a Các yếu tố chung
- An ninh chính trị và an toàn xã hội: sẽ chẳng có khách du lịch nào muốn
đến một nơi đang xảy ra những cuộc nội chiến hay chiến tranh xâm lược hoặcthường xuyên xảy ra các cuộc xung đột sắc tộc Một nền chính trị hòa bình, hữunghị sẽ tạo điều kiện thúc đẩy khách du lịch quốc tế, thúc đẩy phát triển du lịch
- Kinh tế: Khi nền kinh tế phát triển, đồng nghĩa với việc giao thông vậntải, cơ sở hạ tầng phát triển cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuận tiện cho các dịch
vụ phục vụ du lịch phát triển
- Văn hóa: Một quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phongphú nhưng lại có trình độ văn hóa thấp, nhiều tệ nạn xã hội như ăn xin, cướpgiật, ép khách mua hàng, hét giá, khiến khách du lịch đến một lần và khôngbao giờ quay lại Những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biếtphát huy hợp lí sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch
sẽ phát triển bền vững
- Đường lối phát triển du lịch: Chính sách phát triển du lịch là chìa khóadẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch Nó có thể kìm hãm nếu đườnglối sai với thực tế Chính sách phát triển du lịch được ở hai mặt: Thứ nhất làchính sách chung của Tổ chức du lịch thế giới đối với các nước thành viên; thứhai là chính sách của cơ quan quyền lực tại địa phương, quốc gia đó Mặt thứ hai
có ý nghĩa quan trọng hơn cả vì nó huy động được sức người, căn cứ vào khảnăng thực tế tại mỗi vùng, quốc gia đó để đưa ra chính sách phù hợp
b Điều kiện riêng
Trang 30- Tài nguyên du lịch: bao gồm tài nguyên du lịch về tự nhiên (Địa hình, khíhậu, cảnh quan, tài nguyên nước, hệ động thực vật) và tài nguyên du lịch nhân văn(di tích lịch sử, bảo tàng, lễ hội, văn hóa ẩm thực, tiềm năng du lịch gắn với dân tộchọc).
1.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
1.3.1 Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng của các nước trên thế giới
Trong bài viết “ The Four Biggest Travel Trends For 2020” trên trang webForbes.com, 4 xu hướng du lịch dự báo sẽ bùng nổ vào năm 2020 là:
- Du lịch Xanh: Tính bền vững sẽ là nền tảng cho những trải nghiệm dulịch sang trọng, cao cấp Các khách sạn và hãng hàng không cũng tham gia vàoloại hình du lịch thân thiện với môi trường Các sân bay ở Dubai sẽ cấm tất cảcác loại đồ nhựa sử dụng một lần vào cuối năm 2020 Khi nói đến các trảinghiệm cao cấp, thì tiêu chuẩn đầu tiên sẽ là không chất thải cacbon, hạn chế tối
đa nguồn rác thải Nhờ có sự phát triển công nghệ trong các lĩnh vực năng lượngmặt trời, cũng như sự quan tâm của khách du lịch đối với những chuyến đi đẳngcấp là gần gũi với thiên nhiên, có trách nhiệm với môi trường
- Những điểm đến không quá nổi tiếng: khi một số điểm đến nổi tiếng, thuhút lượng đông đảo khách du lịch, thì việc tìm kiếm một nơi tương tự, nhưng khôngquá nổi tiếng để tránh đám đông và giảm chi phí cho chuyến du lịch TheoBooking.com, 54% khách du lịch toàn cầu muốn tham gia vào việc giảm áp lực chonhững điểm du lịch quá tải và 51% quan tâm đến việc chọn một địa điểm thaythế
- Quan tâm đến những cách di chuyển mới: theo booking.com, hơn mộtnửa khách du lịch không ngại dành nhiều thời gian hơn để đến điểm đến của họbằng một hình thức di chuyển độc đáo Nhiều người tiêu dùng quan tâm hơn tớiviệc di chuyển của họ sẽ ảnh hưởng ra sao tới môi trường, sẽ có sự gia tăng mốiquan tâm đối với các hình thức di chuyển cũ hơn như tàu hỏa hoặc tàu thuyền
- Du lịch trải nghiệm: theo Saddle Skeddadd, một hãng du lịch chuyên tổ
Trang 31chức các chuyến đi du lịch kết hợp đạp xe đạp hàng đầu của Vương quốc Anh, sốlượng đặt tour trải nghiệm bằng xe đạp tại Bắc Mỹ của hãng trong năm 2018 tăng140% so với năm 2014 (Forbes, 2020).
1.3.2 Một số mô hình phát triển Du lịch cộng đồng thành công trên thế giới và Việt Nam
1.3.2.1 Mô hình phát triển Du lịch cộng đồng thành công trên thế giới
a Mdumbi Backpackes
Mdumbi nằm trên bờ biển và nằm ở phía bắc của Coffee Bay Nằm giữahai cửa sông, những ngọn đồi xanh, rừng cây bản địa và rừng ngập mặn vớikhung cảnh đại dương không thể so sánh, đây là một điểm đến nông thôn độc đáo
và tuyệt đẹp cho những vị khách Nam Phi và quốc tế đến để trải nghiệm văn hóaIsiXhosa và bờ biển hoang sơ bằng cách đi bộ, lướt sóng, cắm trại , câu cá vàchèo thuyền trong khu vực xung quanh
Hiểu được làm thế nào để du lịch có thể phù hợp với môi trường tự nhiên
và cộng đồng địa phương, Mdumbi Backpackers theo cách tiếp cận từ dưới lênnhằm mục đích trao quyền cho người dân địa phương bằng cách sử dụng cácnguồn lực sẵn có của họ một cách bền vững Mdumbi Backpackers liên quanchặt chẽ với cộng đồng, sử dụng mười ba thành viên cộng đồng địa phương trên cơ
sở lâu dài, trong đó có 7 cổ đông, hoặc 30% doanh nghiệp (Transcape, 2011).Mdumbi Backpackers được FTTSF (Fair Trade in Tourim South Africa) chứngnhận và theo đuổi mục tiêu hoạt động theo cách thân thiện với môi trường và traoquyền cho cộng đồng địa phương Điều độc đáo về cách tiếp cận MdumbiBackpacker là mục đích của họ nhằm thu hút cộng đồng nhiều nhất có thể trongkinh doanh Tất cả các hoạt động và cơ hội thu nhập thứ cấp đều thuộc sở hữu củacác thành viên cộng đồng địa phương và 50% lợi nhuận mang lại lợi ích trực tiếpcho cộng đồng địa phương, điều này đạt được thông qua Hiệp hội Cộng đồngMankosi (MCA), tổ chức phi lợi nhuận Transcape (NPO) và tạo ra các hợp tác xã(Kelly Alexandra, 2013)
Ở đây, tất cả các nhân viên đươc phép kinh doanh và tự tìm cách để quản
lý dịch vụ kinh doanh của mình như: bánh bánh mỳ, làm kem, giặt đồ, bán đồ lưu
Trang 32niệm,….Một phần lợi nhuận nhỏ của dịch vụ homestay được cho vào quỹ chungcủa cộng đồng, để tất cả các thành viên trực nhận ra lợi ích của việc có nhiềukhách hơn Cộng đồng cũng cung cấp 100% các hoạt động du lịch cho các doanhnghiệp liên kết như đi bộ hang động, tham quan văn hóa, chèo thuyền trên sôngMdumbi và Mthatha, đi sà lan, mát xa trong spa nhỏ của họ, học lướtsóng, Ngoài ra, Cộng đồng này còn mở ra một số dịch vụ khác như xe vậnchuyển y tế 24/24, dịch vụ thú y,….)
Để đạt được thành công như ngày hôm nay, những người thực hiện dự án
đã suy nghĩ rằng: “ rất dễ để biết được những gì cộng đồng nông thôn cần, nhưngrất khó để nhận ra những gì mà họ muốn” vì vậy họ đã lắng nghe nhiều hơn, thayđổi hệ thống quản lý là để cho các thành viên trong cộng đồng tham gia lập kếhoạch và minh bạch các khoản tài chính
Ưu điểm
Mô hình du lịch phượt này phù hợp với bản chất của các nước đang pháttriển, những địa phương có cơ sở hạ tầng chưa được tốt, và nó không cần quánhiều các kiến thức chuyên môn như du lịch đại chúng yêu cầu
Mdumbi Backpackers sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên; điều nàyđạt được thông qua việc cài đặt các hệ thống dự phòng năng lượng mặt trời và sửdụng các mạch nước mặt trời
Quản lý hệ thống thoát nước của họ khá tốt, tất cả chất thải được tái chế
và khuyến khích bằng cách cung cấp thùng rác riêng biệt, khách được khuyếnkhích sử dụng
Những khách đi du lịch theo hình thức phượt này có xu hướng sử dụng íttài nguyên hơn và thường hài lòng với việc tắm nước lạnh, và sử dụng quạt thay
vì tắm nước nóng và sử dụng điều hòa, Mdumbi Backpackers có ý thức về sựkhan hiếm nước trong khu vực và thông báo với du khách rằng nước là nguồn tàinguyên quý giá được chia sẻ với cộng đồng và nên tắm trong tối đa ba phút Cấpnước Mdumbi Backpackers được bơm từ lỗ khoan và nước mưa được thu thậptrong bể Họ cũng sử dụng hệ thông lọc và tái chế nước
Ngoài ra, trong quá trình tìm kiếm trải nghiệm mới và tìm hiểu về văn hóađịa phương, du khách phượt thường thích ăn tại các nhà hàng địa phương, đi
Trang 33phương tiện giao thông địa phương, ở tại các cơ sở sở hữu địa phương và muahàng hóa sản xuất tại địa phương Do đó, phần lớn lợi nhuận từ du lịch sẽ docộng đồng quản lý.
Hạn chế
Mô hình chỉ hướng đến một đối tượng khách du lịch là du lịch phượt,những người này thường là những người trẻ, có lượng thu nhập thấp và chi tiêucủa họ cho du lịch thường sẽ không cao
Những đối tượng này thường đi đơn lẻ hoặc đi theo nhóm ít người
Vì là đi phượt nên họ có thể đi đến nhiều điểm du lịch nhưng khoảng thờigian của họ lưu lại những điểm du lịch đó thường rất ngắn, nên doanh thu từnhững du khách này thường không cao
b Du lịch dựa vào cộng đồng ở Pha Mon và Mae Klang Luang ở Thái Lan
Trong công viên quốc gia Doi Inthanon, cách Chiang Mai khoảng 90 km,
ở phía Bắc Thái Lan, hai cộng đồng Pha Mon và Mae Klang Luang, cả hai cộngđồng dân tộc Karen, đã làm việc trong ngành du lịch cộng đồng trong lần lượt là
11 và 18 năm Hai ngôi làng chỉ cách nhau 30 phút Những ngôi làng có vị trítuyệt đẹp trên những ngọn núi được bao quanh bởi những cánh đồng lúa tuyệtđẹp
Pha Mon là nhà của khoảng 600 người Karen và kiếm được khoảng 1 triệuBaht mỗi năm từ DLCĐ Pha Môn nằm ở cách trục đường chính khoảng 30 phút
đi xe, nên rất hẻo lánh Thị trường mục tiêu chính của họ là khách du lịch Phápkhi họ đã thiết lập mối quan hệ đối tác lâu dài với một công ty lữ hành của Pháp,Thái Lan Autrement Pha Môn thỉnh thoảng tiếp khách Thái Lan nhưng chủ yếu
là cho các chuyến thăm trong ngày Thời gian lưu trú trung bình ở Pha Môn là 3ngày 2 đêm Khách du lịch đến làng Pha Môn vào cuối buổi chiều, sau đó họđược điều phối viên của làng chào đón và ăn tối Ngày hôm sau hướng dẫn viênbản địa đưa họ đi dạo qua làng để tìm hiểu về ngôi làng và văn hóa nơiđây Chúng được lấy xung quanh các cánh đồng, vì nguồn thu nhập chính của cảhai làng là nông nghiệp và ở cả hai làng, nông nghiệp đến trước du lịch, đặc biệt
là khi đến lúc thu hoạch và tất cả nông dân đều phải ở trên ruộng Các dự án
Trang 34Hoàng gia đã có tác động khá lớn lên DLCĐ ở cả hai làng và đã giúp cung cấpthêm thu nhập cho nông dân kể từ khi nó bắt đầu.
Khách du lịch có cơ hội mua quà lưu niệm dưới dạng các mặt hàng thủcông như túi dệt, quần áo truyền thống và giỏ trực tiếp từ những người phụ nữ
Họ có thể xem những phụ nữ bày làm việc và thậm chí có thể tự mình dệt Họcũng tìm hiểu về các loại thực phẩm và trái cây khác nhau khi đến thăm ngôilàng và dân làng thường mời khách du lịch nếm thử Vào những thời điểm cụ thểtrong năm, ngôi làng tiến hành các nghi lễ truyền thống được thực hiện trên cáccánh đồng của họ trên sườn đồi, trong đó họ mang theo những giỏ hoa rực rỡ.Đây cũng là một sáng kiến được hỗ trợ bởi Dự án Hoàng gia Sau chuyến thămlàng, khách du lịch có thể đi bộ lên đỉnh Doi Thenon, thường kéo dài khoảng 2-3giờ Trên con đường này, khách có thể ngắm chim vì khu vực này là nơi sinhsống của nhiều loại chim khác nhau
Có khoảng 140 gia đình đã tham gia xây dựng một ngôi nhà có tên là
“Ngôi nhà tre hồng” Nó nằm cách ngôi làng một khoảng ngắn bao quanh bởinhững cánh đồng lúa tuyệt đẹp với những ngọn núi Thu nhập từ “Ngôi nhà trehồng” được chuyển vào một quỹ cộng đồng, được sử dụng cho giáo dục, hoạtđộng môi trường, xây dựng nhỏ, bảo trì nhà cửa và để giúp đỡ mọi người tronglàng
Làng Mae Klang Luang có dân số khoảng 700 người và kiếm được số tiềntương đương mỗi năm như Pha Mon, họ chỉ đón nhận các nhóm lớn hơn với giá
rẻ hơn Hàng năm, ước tính 10.000 người đến thăm làng; khoảng 70% trong số
họ là du khách ban ngày, chỉ 30% ở lại qua đêm và sau đó chủ yếu là trong mùađông Điều đáng chú ý là 95% du khách là người Thái Lan Ngày càng có nhiềusinh viên Thái Lan dành một hoặc hai đêm tại làng, tận hưởng sự yên bình và yêntĩnh của môi trường xung quanh và môi trường tuyệt đẹp bên ngoài ngôi làng.Mae Klang Luang nằm ở lối vào của Công viên Quốc gia Doi Intanon gần conđường chính, tạo điều kiện cho du khách hơn so với Pha Mon Ban đầu, chỉ có 20dân làng tham gia vào dự án DLCĐ và hiện đã phát triển tới 80 người tham gia,bao gồm cả những người từ các cộng đồng bên ngoài đầu tư vào dự án Ngôi làng
có 11 ngôi nhà homestay là một phần của nhóm DLCĐ, và cũng có một số ngôi
Trang 35nhà độc lập cho homestay tư nhân Giống như Pha Mon, tiền có được từ DLCĐ chủyếu được sử dụng trong làng Các hoạt động du lịch bao gồm đi bộ qua làng, chụpảnh trong túp lều tre mới được xây dựng đặc biệt để phục vụ khách du lịch muốnnhìn gần hơn vào cánh đồng lúa mà không phá hủy chúng), nếm thử cà phê và sau
đó có cơ hội mua cà phê Họ cũng đến thăm nhóm phụ nữ dệt thủ công và khách dulịch cũng có thể mua những sản phẩm đó Mae Klang Luang cũng được biết đến vớicon đường đi bộ xuyên qua phong cảnh tuyệt đẹp đến thác nước (Youdelis, M.2013)
Cả hai làng đều có một hệ thống quản lý, được lãnh đạo bởi một nhómngười được bầu chọn tổ chức mọi khía cạnh của DLCĐ trong các làng Ý tưởng
là DLCĐ mang lại lợi ích cho cộng đồng nói chung Nhóm này có một điều phốiviên đóng vai trò là người phát ngôn và hoạt động như một liên kết giữa làng vàcác tổ chức bên ngoài Cả hai làng đều tổ chức các cuộc họp hàng tháng hoặc 2tháng và tất cả các vấn đề có thể phát sinh đều được giải quyết Bất cứ ai tronglàng cũng có thể nêu lên mối quan ngại và các vấn đề sau đó được giải quyết ỞPha Môn, lợi nhuận được phân phối theo hệ thống tỷ lệ phần trăm đã đặt MaeKlang Luang có một hệ thống và ủy ban tương tự Hệ thống quản lý này giúptheo dõi tất cả các hoạt động và thu nhập liên quan đến DLCĐ và nhằm mục đíchphân phối thu nhập một cách công bằng và bình đẳng (Youdelis, M 2013)
Hiện tại có một hệ thống truyền thông tuyệt vời, cả bên trong và bênngoài, giúp trải nghiệm DLCĐ tốt hơn cho mọi người Chìa khóa cho sự thànhcông lâu dài của DLCĐ tại những ngôi làng này là chính dân làng nắm giữ mọiquyền kiểm soát Có nhiều tổ chức đang cố gắng gây áp lực và ảnh hưởng đếncác hoạt động của DLCĐ nhưng cuối cùng, tất cả các quyết định đều thông quanhóm quản lý DLCĐ trong làng Sức mạnh của làng là mặt trận thống nhất của
họ khi mọi thành viên trong cộng đồng đều tham gia và có tiếng nói Các vấn đềđược giải quyết, thảo luận và họ quyết định giải pháp tốt nhất có thể bằng cáchthỏa hiệp Những ngôi làng này là một ví dụ thực tiễn tốt nhất về DLCĐ có lợicho cả cộng đồng và khách du lịch Du lịch cải thiện mức sống của cộng đồngtrong làng trong khi vẫn duy trì văn hóa và môi trường tự nhiên Khách du lịchđược hưởng lợi từ các hoạt động môi trường và văn hóa mà ngôi làng cung cấp
để cung cấp cho họ sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa của làng một cách có trách
Trang 36Ưu điểm
Ban quan lí du lịch cộng đồng ở đây đã nâng cao ý thức cho người dân địaphương về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Khiến dân làng tự nguyện bày tỏ tìnhyêu thiên nhiên thay đổi thói quen của họ trong quá khứ là chặt cây, phá rừng đểlàm nông nghiệp
Tận dụng sức mạnh của CQĐP thông qua các hoạt đông liên quan đến dulịch sinh thái để cải cách các hành vi của cộng đồng
Cộng đồng địa phường vừa kinh doanh dịch vụ du lịch nhưng vẫn canh tácnông nghiệp và các nghề thủ công mỹ nghệ khác bình thường, tăng thêm nguồnthu nhập cho cộng đồng
để đưa ra quyết định
Điều đáng lo ngại ở đây nữa là, một số tác nhân bên trong và bên ngoàinhận thấy được tiềm năng ở hai ngôi làng này, do đó, họ sẽ đầu tư một số nhàhàng hay khách sạn hiện đại hơn, lấy đi lượng lớn khách du lịch sử dụng dịch vụcủa cộng đồng Cần có những quy định pháp lý để ngăn cản chuyện này xảy ra
c Bài học rút ra từ hai mô hình DLCĐ thành công trên thế giới
DLCĐ gắn với du lịch bền vững, vì vậy cần chú trọng đến việc tái tạo và
sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên, và tiết kiệm năng lượng Ở mỗi điểmDLCĐ nên có một điểm nhấn, có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo để khi khách dulịch nghe đến hoặc nhìn thấy thì sẽ nhận biết được như một biểu tượng hay hìnhảnh đặc trưng Để đảm bảo được chất lượng dịch vụ cũng như môi trường thìviệc giới hạn lượng khách du lịch đến thăm trong cùng một thời điểm là quan
Trang 37trọng, việc để khách du lịch đến quá đông chắc chắn sẽ dẫn đến suy thoái môitrường, đó là điều tất yếu Ngoài ra, muốn duy trì cộng đồng hoạt động lâu dài thìcần có một quy định minh bạch về các khoản tài chính, đảm bảo công bằng chocác thành viên trong cộng đồng Việc tổ chức các cuộc họp thường niên tại côngđồng để giải quyết những khúc mắc tồn tại trong cộng đồng là việc cần phải làm.
1.3.2.2 Mô hình phát triển Du lịch cộng đồng thành công ở Việt Nam
a DLCĐ xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An
Xã Cẩm Thanh nằm ở hướng Đông Bắc của Thành phố Hội An, bốn bềsông nước Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch phụ trách UBND TP.Hội An,khẳng định Cẩm Thanh chuyển biến mạnh mẽ nhất từ 2016 khi chuyển đổi sang
mô hình du lịch sinh thái, DLCĐ gắn với dịch vụ du lịch, trong đó có chèo thúng.Ông Nguyễn Hùng Linh, Chủ tịch UBND xã Cẩm Thanh, cho hay từ nguồn thubán vé tham quan rừng dừa nước 18 tỉ đồng trong năm 2018, UBND TP.Hội Anquyết định để lại toàn bộ cho Cẩm Thanh đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật giaothông - chống ngập úng, xây dựng nông thôn mới, đầu tư cơ sở giáo dục cáctrường công lập, nâng cấp các di tích, tổ chức hoạt động văn hóa lễ hội, quảng bá
du lịch (Kỳ tích Cẩm Thanh, 2019)
Mô hình du lịch cộng đồng, được phát triển trong khuôn khổ dự án nhận
sự hỗ trợ của Quỹ môi trường toàn cầu-Chương trình hỗ trợ các dự án nhỏ (GEFSGP), từ năm 2010-2013, với sự hợp tác chặt chẽ giữa bốn nhà: cộng đồng, công
ty, CQĐP và nhà khoa học "Các nhà quản lý làm công tác quy hoạch và địnhhướng phát triển cho từng khu vực, xác định sản phẩm đặc thù từng địa phương.Các nhà chuyên môn về bảo tồn, sinh thái, môi trường, đưa ra các ý kiến cógiá trị, tránh sai lầm khi thực hiện Tiếp đó là doanh nghiệp, không có họ, không
có sản phẩm trọn vẹn vì họ có kiến thức, vốn và nguồn khách mang đến cho nôngdân," ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An, cho biết:
"Cuối cùng, chủ thể quan trọng nhất là người dân, có thể là hộ gia đình, dòng họ,hay cộng đồng thôn xóm Chỉ khi họ tích cực và sống được bằng sản phẩm dulịch thì mô hình mới thành công." Để thực hiện công tác quy hoạch tốt, UBNDthành phố Hội An định hướng Cẩm Thanh phát triển du lịch sinh thái dựa vàocộng đồng, phân công ông Sơn chuyên trách phát triển du lịch cấp thành phố và
Trang 38ông Nguyễn Hùng Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Thanh, phụ trách du lịchcấp xã Hàng chục doanh nghiệp cung cấp nguồn khách và cộng đồng là đốitượng duy nhất được phép thực hiện các tua du lịch thuyền thúng, lớp nấu ăn haydịch vụ nghỉ trọ.(Thúy Bình, 2018)
Ưu điểm
DLCĐ Cẩm Thanh được thành lập theo chỉ đạo của chính quyền ThànhPhố Hội An phối hợp cùng với Tổ chức Phi chính phủ nên có nhiều sự hỗ trợ vềmặt pháp luật Các quy định đặt ra cũng được thực hiện nghiêm túc hơn những
dự án từ một phía của Tổ chức phi chính phủ hay người dân
Dự án này cũng có sự tham gia của các nhà khoa học và cơ quan chuyênmôn, nên cộng đồng là du lịch ở đây đi đúng hướng và phát triển theo thị hiếukhách du lịch
Việc tổ chức các cuộc họp cũng như lắng nghe và tiếp thu các ý kiến củacộng đồng cũng là ưu điểm của cộng đồng này
Phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan đó là CQĐP, doanh nghiệp, cộngđồng địa phương và các nhà khoa học Lấy cộng đồng làm trung tâm để pháttriển
Hạn chế
Các loại hình dịch vụ phát triển nhanh chóng, ồ ạt theo hướng tự phát,không tuân thủ theo những quy định chung trong cộng đồng, làm mất tính liênkết
Số lượng khách du lịch gia tăng gây xáo trộn mông trường sống của cácloài động vật hoang dã trong cộng đồng, nhu cầu sử dụng thực phẩm và cácnguồn năng lượng điện, nước làm gia tăng phát thải, ô nhiễm tiếng ồn và xâm hạiđến rừng dừa
Ngoài ra, tốc độ đô thị hóa ở Thành Phố Hội An, cũng tác động không nhỏđến sức khỏe môi trường nơi đây
Nếu các tình trạng này không có biện pháp giải quyết thì DLCĐ nơi đây
sẽ không còn là du lịch bền vững nữa và nhanh thôi, đây sẽ khồng còn là mộtđiểm du lịch hút khách
b DLCĐ huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Huyện Bá Thước hiện có 101 cơ sở lưu trú, trong đó 81 cơ sở đón khách
Trang 39theo hình thức DLCĐ, lưu trú, nghỉ dưỡng, homestay với hơn 200 người là dânbản địa trực tiếp quản lý và kinh doanh du lịch Để nâng cao kiến thức và kỹnăng làm dịch vụ du lịch, huyện Bá Thước đã phối hợp với các ngành chức năngđào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho các hộ, như: Bồi dưỡng tiếngAnh giao tiếp, thuyết minh viên, hướng dẫn viên; tổ chức hội thảo và học tậpkinh nghiệm qua các chuyến đi khảo sát thực tế tại các địa phương trong và ngoàitỉnh; tập huấn kỹ năng nấu ăn và pha chế đồ uống trong kinh doanh lưu trú dulịch tại nhà dân góp phần nâng cao trình độ dân trí, văn hóa ứng xử, kỹ nănggiao tiếp văn minh trong phục vụ du lịch (Văn An, 2020)
Nhờ có chủ trương phát triển du lịch sinh thái cộng đồng đúng hướng,cùng với sự năng động nhạy bén, cách làm du lịch bài bản, chuyên nghiệp củacác doanh nghiệp và hộ dân, lượng khách du lịch đến các điểm DLCĐ ở huyện
Bá Thước tăng nhanh qua các năm Năm 2017, đón 20.000 lượt khách, trong đókhách quốc tế trên 5.800 lượt; đến năm 2019 đón được gần 45.000 lượt khách,trong đó khách nước ngoài gần 13.000 lượt, khách trong nước hơn 32.000 lượt,đạt 101,73% kế hoạch tỉnh giao năm 2019 Doanh thu từ du lịch hơn 21 tỷ đồngnăm 2017, tăng lên hơn 50 tỷ đồng năm 2019 (Văn An, 2020)
Trao đổi với ông Trương Văn Minh, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tinhuyện Bá Thước, cho biết: “Với sự đầu tư hiệu quả từ các dự án DLCĐ, lưu trú,nghỉ dưỡng, homestay của các doanh nghiệp và hộ dân, đã thúc đẩy du lịch trênđịa bàn huyện Bá Thước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần giải quyếtthêm nhiều việc làm và thu nhập tại chỗ cho bà con dân tộc vùng cao, vùng sâu;đồng thời, nâng cao trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóatruyền thống dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự, bảo đảm vệ sinh môi trường.Hiện, huyện Bá Thước đã và đang tập trung các giải pháp phát triển các loại hình
du lịch, như: Nghỉ dưỡng, sinh thái, văn hóa tâm linh, phát triển sản phẩm du lịch
ẩm thực và hàng lưu niệm” (Văn An, 2020)
Ưu điểm
Thực hiện theo chủ trương của tỉnh nên được đầu tư về cơ sở hạ tầng vàcác chính sách hỗ trợ
Trang 40Nhìn chung các hộ tham gia vào DLCĐ được tham gia các lớp tổ chức tậphuấn về chuyên môn nghiệp vụ
Hạn chế
Ngoài cộng đồng tham gia làm du lịch, thì vẫn có những doanh nghiệp tưnhân xây dựng nhà nghỉ, khách sạn làm ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng vàkhông còn giữ đúng bản chất của DLCĐ Phần lớn doanh thu từ du lịch sẽ do cácdoanh nghiệp tư nhân bên ngoài nắm giữ vì cung cấp các dịch vụ hiện đại hơn
Cùng với việc phát triển quá nhanh chóng, đẫn đến tác động xấu đến môitrường của địa phương
Về việc phân chia lợi nhuận trong cộng đồng với nhau là không có, nhànào làm được thì nhà đấy hưởng các công trình chung do chính quyền xây dựngnên doanh thu từ việc thu phí ở những công trình này thuộc quyên quản lý củaCQĐP
c Bài học rút ra từ hai mô hình DLCĐ thành công ở Việt Nam
Từ các điểm DLCĐ thành công ở Việt Nam, nhận thấy rằng, khi được
sự ủng hộ đầu tư từ CQĐP, việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ dulịch được quan tâm hơn Khi có sự tham gia của CQĐP vào DLCĐ thì sự kếtnối giữa cộng đồng với các bên liên quan chặt chẽ và có tiếng nói Về việcphân chia lợi ích trong cộng đồng và các bên liên quan cần lấy cộng đồng làmtrung tâm và đạt lợi ích của họ lên đầu tiên vì DLCĐ được xây dựng lên để cảithiện đời sống cho cộng đồng
Từ những phân tích trên, tác giả rút ra được 3 bài học để phát triển DLCĐbền vững ở Việt Nam, làm cơ sở phân tích thực trạng và giải pháp cho Mô hìnhDLCĐ tại xóm Cú, xã Tử Nê:
Được sự ủng hộ đầu tư từ CQĐP, việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạtầng phục vụ du lịch được quan tâm hơn
Khi có sự tham gia của CQĐP vào DLCĐ thì sự kết nối giữa cộng đồngvới các bên liên quan chặt chẽ và có tiếng nói
Phân chia lợi ích trong cộng đồng và các bên liên quan cần lấy cộng