2.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Tử Nê là xã vùng thấp của huyện Tân Lạc, nằm về phía Đông-Nam huyện và cách thị trấn huyện khoảng 5 km về phía Tây-Bắc theo quốc lộ 12B. Ranh giới của xã như sau ( Báo cáo kinh tế - xã hội xã Tử Nê, 2019)
Phía Bắc giáp xã Mãn Đức huyện Tân lạc Phía Đông giáp huyện Cao Phong.
Phía Nam giáp xã Thanh Hối
Phía Tây giáp xã Do Nhân, Lỗ Sơn huyện Tân lạc
Xã Tử Nê có tổng diện tích tự nhiên 1705,61 ha và được chia thành 6 xóm. Dân số của xã gồm 966 hộ và 4051 khẩu với các dân tộc Kinh 1522 khẩu, Mường 2522 khẩu và Thái 7 khẩu. Xã có quốc lộ 12B chạy qua nối xã với trung tâm huyện và với bên ngoài rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế và văn hoá xã hội. Dân số xã Tử Nê phân bố không đồng đều, hiện nay dân cư bố trí thành 6 xóm với 966 hộ và 4.051 khẩu, bao gồm 3 dân tộc chính:
Dân tộc Mường: 2.522 người, chiếm 77,52% Dân tộc Thái: 7 người, chiếm 0,24%
b. Địa hình
Xã Tử Nê nằm trong vùng có địa hình đồi núi thấp với địa hình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều bới các khe suối và đồi núi cao. Địa hình của xã có thế chia thành 2 dạng địa hình chính:
Địa hình đồi núi dốc và cao: Tập trung chủ yếu ở phía Đông Băc và Tây Nam của xã. Dạng địa hình này tương đối dốc, hiện trong vùng là rừng sản xuất, rừng phòng hộ của dân địa phương.
Địa hình thung lũng: Phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm xã dọc hai bên quốc lộ 12B. Dạng địa hình này tương đối bằng phẳng và là vùng sản xuất chính của người dân để trồng lúa và các loại cây hàng năm, lâu năm khác. Đây cũng là vùng tập trung dân cư và sản xuất chính của xã.
Nhìn chung địa hình của xã có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp với việc phát triển đa dạng cây trồng và các hình thức nông nghiệp khác. Ngoài ra có thể phát triển du lịch sinh thái cùng với phát triển nông nghiệp.
c. Khí hậu
Khí hậu xã Tử Nê mang đặc điểm chung của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm từ 23 - 24oC, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là 27 - 28oC, nhiệt độ trung bình mùa đông là 17- 19oC, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 10oC.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.750mm, phân bố không đều trong năm mà chủ yếu tập trung trong mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 thường tập trung tới 85% lượng mưa trong năm). Mùa khô lượng mưa không đáng kể nên thường bị khô hạn. Tổng số ngày mưa trong năm khoảng 120 ngày, tập trung vào từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
mm và năm thấp là 450 mm.
Độ ẩm không khí bình quân trong năm là 82%, tháng cao nhất 99%, tháng thấp nhất 69%.
Sương mù thường xuất hiện vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tập trung nhiều vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Số ngày có sương mù hàng năm khoảng 38 ngày.
Sương muối thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1 hàng năm. Trung bình mỗi năm có 1,3 ngày xuất hiện sương muối, năm cao nhất có 6 ngày.
Số giờ nắng trung bình hằng năm là 1700 giờ. Số giờ nắng trung bình về mùa hè là 7giờ/ ngày, mùa đồng là 5 giờ/ ngày.
Hướng gió thịnh hành về mùa hè là Tây Nam, về mùa đông là Đông Bắc. Đôi khi có gió nóng (gió Tây) nhưng mức độ không cao.
d. Thủy văn
Hệ thống thủy văn của xã phân bố khá đều trên địa bàn, trong đó có suối Bin là suối lớn và quan trọng nhất, bắt nguồn từ xã Trung Hoà, đoạn qua xã dài khoảng 5 km. Ngoài ra trong xã còn có một số suối nhánh và hồ chứa nước khác. Nhìn chung hệ thống thuỷ văn của xã khá thuận lợi cho sản xuất và đời sống. Tuy nhiên về mùa khô lưu lượng còn bị hạn chế.
2.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Kinh tế
Nông - lâm nghiệp - thủy sản: tổng giá trị ước đạt 92,05 tỷ đồng ( trồng trọt 56,151 tỷ đồng, chăn nuôi 24,854 tỷ đồng, lâm nghiệp 5,982 tỷ đồng, thủy sản 5,063 tỷ đồng)
Sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: tổng giá trị ước tính đạt 40,905 tỷ đồng
Thương mại – dịch vụ: tổng giá trị ước tính đạt 66,111 tỷ đồng
Trong năm 2019, tổng giá trị sản phẩm ước đạt 203,539 tỷ đồng bằng 79,01% kế hoạch huyện giao, tổng thu nhập bình quân đầu người ước đạt 47,3
triệu đồng/người/năm bằng 78,83% kế hoạch huyện giao. Tổng số hộ nghèo năm 2019 là 56 hộ chiếm 5,55% với 185 khẩu ngèo; 54 hộ cận nghèo với 227 khẩu cận nghèo. (UBND xã Tử Nê, 2019)
b. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Khởi động xây dựng công trình nhà làm việc Đảng ủy - Hội Đồng Nhân Dân - Ủy Ban Nhân Dân xã. Bê tông hóa các tuyến đường giao thông liên thôn, nội đồng. Khơi thông nạo vét cống rãnh với tổng chiều dài 8,9 km. Thực hiện Chương trình Thắp sáng miền quê, toàn bộ các con đường trong làng bản đều được thắp sáng, trong năm 2020, xây dựng khuôn viên vườn hoa và cải tạo lại sân vận động mini ở tất cả các xóm trên địa bàn xã. (UBND xã Tử Nê, 2019)
c. Khoa học công nghệ
Tổ chức triển khai thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:2015 vào quản lý hành chính nam 2019; Triển khai áp dụng phần mềm quản lý chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Tân Lạc; Phần mềm quản lý văn bản, phần mềm lập kế hoạch quản lý kinh tế - xã hội, phần mềm kế toán,...
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên và các ngành đoàn thể của xã mở các lớp tập huấn cho các hộ gia đình về chuyển giao khoa học kỹ thuật: chăn nuôi gà thả vườn, đào tạo nghề chăn nuôi gà, vỗ béo cho bò
Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình hỗ trợ quy hoạch vùng trồng xoài Thái Lan tại xóm Bin với diện tích 2,5 ha. (UBND xã Tử Nê, 2019)
d. Điện
Hệ thống lưới điện tiếp tục được đầu tư nâng cấp, đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt; tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện tốt chính sách trợ giá cho các hộ nghèo, cận nghèo, các hộ thuộc diện chính sách trên địa bàn xã. Đảm bảo 100% các hộ gia đình có điện sử dụng. (UBND xã Tử Nê, 2019)
e. Giáo dục – đào tạo
2/2 trường đạt chuẩn Quốc gia. Quy mô các cấp trường học: trường mầm non có 25 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 261 trẻ; trường Tiểu học – Trung học cơ sở có 53 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 603 học sinh; trường THPT có 151 học sinh. (UBND xã Tử Nê, 2019)
f. Y tế, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Trạm y tế xã thực hiện tốt chế độ thường trực 24/24 giờ. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được triển khai thực hiện tốt,…Tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn. Theo UBND xã Tử Nê, 2019:
2.115 lượt người khám, chữa bênh tại trạm y tế xã Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới mức 0,9%
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 10,9%
100% các bà mẹ mang thai được khám định kỳ tại trạm y tế xã và được tư vấn về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản và dinh dưỡng cho trẻ
95% dân số toàn xã tham gia bảo hiểm y tế
g. Lao động việc làm
Xã triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình giải quyết lao động việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn xã năm 2019, cụ thể: số lao động trong độ tuổi là 2.590 người (1.450 nam; 1.140 nữ); số lao động qua đào tạo 565 người, số lao động được giải quyết việc làm mới là 65 người, chủ yếu làm tại các công ty, nhà máy mang lại thu nhập ổn định.
Bên cạnh những kết quả đạt được về phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn một số tồn tại: thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả các mặt hàng nông sản vật nuôi chưa thực sự ổn định; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn nhiều khó khăn, hạn chế.
Dự kiến chỉ tiêu của xã về cơ cấu kinh tế năm 2020: nông, lâm nghiệp, thủy sản 45%; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng 20%; thương nghiệp – dịch vụ 35%.
Xã có đề nghị đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho du lịch, gắn phát triển du lịch với văn hóa bản sắc dân tộc. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình dịch vụ phát triển đáp ứng như cầu thị trường. (UBND xã Tử Nê, 2019)
2.1.2.3. Tài nguyên du lịch
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
Cảnh quan tự nhiên còn hoang sơ, giản dị, chưa bị tác động nhiều bởi con người để phát triển du lịch nên tạo sức hấp dẫn, tính mới lạ cho du khách; Khí hậu mát mẻ, bầu không khí thoáng đãng, trong lành tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch; Là nơi hấp dẫn du khách bởi những cánh đồng lúa và ruộng bậc thang; những khu rừng Pam, đồi bưởi bạt ngàn tạo nên nét độc đáo cho phong cảnh địa phương.
Hồ Ai với nhiều câu chuyện tình lãng mạn, thiêng liêng của các đôi nam nữ nối liền hai xóm Cú và xóm Bục truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chạy dọc hai bên hồ là những khu rùng nguyên sinh, với các hàng cây thẳng tắp, khách du lịch có thể đi bộ ven hai bên bờ hồ hoặc chèo thuyền câu cá trên mặt hồ.
Ở xã Thanh Hối, có di sản cây Việt Nam – Cây đa cổ thụ Mường Bào, có chiều cao 36m, chiều rộng tán lá 60m, đường vành gốc là 21,4m. Cây đa này có từ thười nhà Lê từ thế kỷ 17 được gắn với lịch sử văn hóa Mường tại đây. Từ đó, cây đa Mường Bào đã mở ra các lễ hội truyền thống và được lưu giữu cho đến ngày nay. Con đường nhỏ từ xóm Cú đến cây đa Mường bào đi qua hồ Ai, tiện đường cho khách du lịch đi tham quan. (nguồn khảo sát thực địa và phỏng vấn)
b. Tài nguyên du lịch văn hóa và con người
Bao gồm các di tích, giá trị văn hóa truyền thống, các công trình xây dựng sáng tạo, văn nghệ dân gian, lễ hội truyền thống phục vụ cho mục đích du lịch.
Xã Tử Nê là nơi tập trung chủ yếu của đồng bào dân tộc Mường, tỉnh Hòa Bình vẫn còn gìn giũ các giá trị bản sắc truyền thống của người Mường. Hàng năm, ở xóm Cú có tổ chức một lễ hội lớn nhất trong năm đó là lễ hội Khai Hạ được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng Giêng, có nhiều người dân ở nơi khác
đến tham dự. Ngoài ra, còn một số các lễ nhỏ quy mô hộ gia đình, khi khách du lịch đến thăm vào thời gian trùng với ngày lễ của gia đình thì sẽ được trải ngiệm cùng.
Sự hiếu khách của người Mường khiến du khách cảm thấy gần gũi và quen thuộc như thể đây là nơi mình sinh ra vậy. Bà con chân chất thật thà, du khách có thể an tâm ở lại.
Đồng bào dân tộc Mường lưu giữ một kho tàng văn nghệ dân gian phong phú với nhiều thể loại như: thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ, hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi... Cồng là nhạc cụ đặc sắc của đồng bào Mường, ngoài ra còn nhị, sáo trống, khèn lù. Đặc sắc nhất trong các loại hình này chính là những làn điệu của những bài dân ca Mường: Thường đang (hát mừng nhà mới), bọ mẹng (hát giao duyên), hay trường ca như Nghê Nga – Út Lót. Những lời ca trong dân ca Mường thường có câu 6 và câu 8 xen kẽ nhau như một câu thơ lục bát của người Việt cùng những thang âm luyến láy.
Đến thăm những bản làng của đồng bào Mường, chúng ta sẽ thấy những ngôi nhà sàn dựa lưng vào đồi núi, mặt hướng ra cánh đồng xanh bát ngát, xung quanh nhà là cây cối bốn mùa đơm hoa, kết trái. Ngôi nhà sàn dựng theo kiểu truyền thống của người Mường, vì được bố trí khéo léo nên không gian rất thoáng đãng và đặc biệt tiện lợi. Với đặc trưng kiểu nhà này, người Mường đã tạo nên cho mình một tập quán riêng trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong lao động sản xuất, vừa trồng lúa, làm nương rẫy, vừa chăn nuôi gia súc gia cầm. Nhà sàn của người Mường ngoài công năng để ở và cất trữ tài sản, phòng tránh thú dữ, rắn, rết và phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở vùng núi, còn là nơi giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dục các thành viên trong gia đình.
Hiện nay, bộ trang phục truyền thống thường được mặc vào các dịp lễ, Tết, còn ngày thường thì chỉ có các bà, các mẹ hay mặc. Đáp ứng nhu cầu của người mặc, ngày nay, trang phục truyền thống của phụ nữ Mường được thiết kế hiện đại với nhiều màu sắc bắt mắt. Nhưng trang phục truyền thống chủ yếu có hai màu sắc chính là nâu và trắng bao gồm: Áo pắn, yếm, điểm nhấn của bộ trang
phục là đầu váy và cạp váy. Đặc biệt, phần cạp váy thể hiện sự khéo léo, cẩm thận của người phụ nữ. Đi cùng với váy là bộ tênh làm bằng vải đũi, bộ sà tích được làm bằng bạc móc vào tênh từ bên hông đeo vòng về phía trước. Trang phục truyền thống của người phụ nữ Mường tuy đơn giản, không rực rỡ nhưng tinh tế, trang trang thể hiện tính cách đặc trưng của họ. Chiếc khăn đội đầu màu trắng thể hiện lòng kính trọng và tôn vinh những người phụ nữ. Ngoài ra, bộ trang phục còn có áo chùng (chỉ mặc trong ngày lễ hội), khăn thắt áo, cạp cấu váy, vòng bạc, vòng cườm đeo cổ, đeo tay… Mỗi chi tiết trên trang phục không chỉ thể hiện giá trị văn hóa mà còn cho thấy sự khéo léo của những cô gái. Những cô gái Mường khoác trên mình bộ trang phục rực rỡ, tựa như những bông hoa đủ màu sắc rực rỡ giữa đại ngàn Tây Bắc. Và có lẽ chính những điều này đã khiến người phụ nữ Mường Hòa Bình luôn cảm thấy tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình.
Trang phục truyền thống của những người đàn ông nơi đây thì đơn giản hơn nhưng cũng không kém phần trang nhã, thể hiện sức mạnh của người trụ cột trong gia đình. Áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Đầu cắt tóc ngắn hoặc quấn khăn trắng. Quần lá tọa ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là khăn quần. Trong lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngoài khoác đôi áo chúng đen dài tới gối, cái cúc nách và sườn phải.