Những yếu tố làm cho Mô hình DLCĐ phát triển không bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng bền vững trường hợp nghiên cứu điển hình tại xóm Cú, xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình (Trang 57 - 61)

Ở Việt Nam, có nhiều điểm DLCĐ đã hoạt động thành công và bền vững cho đến bây giờ, ngoài việc có tiềm năng du lịch từ tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, những điểm DLCĐ này đều có điểm chung là 3 bài học được rút ra ở phần 1.3.2 ở trên. Để làm rõ những yếu tố khiến cho DLCĐ ở xóm Cú không phát triển bền vững được, tác giả sẽ phân tích dựa theo 3 bài học trên.

2.3.1. Sự ủng hộ đầu tư của CQĐP

Ở những điểm DLCĐ thành công ở Việt Nam, chúng ta đều thấy được sự ủng hộ đầu tư từ CQĐP, việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được quan tâm hơn.

Xóm Cú là một xóm vùng xa của xã Tử Nê, có trình độ dân trí thấp, kinh tế không phát triển, các điều kiện cơ sở vật chất lạc hậu, yếu kém, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Việc người dân tự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ du lịch còn rất khó khăn, vì vậy cần có nguồn vốn đầu tư từ các cấp, các ngành cơ quan tổ chức có liên quan.

Có 2/10 người là từng là thành viên của Nhóm DLCĐ được phỏng vấn, trả lời là sẽ không tham gia vào làm du lịch nữa, vì bây giờ lớn tuổi rồi, nhường cho thế hệ sau, còn mình ở nhà làm đồng áng, lo liệu chuyện trong nhà, không có sức khỏe và thời gian để làm thêm du lịch nữa. Còn lại đều trả lời rằng sẽ tiếp tục làm du lịch nếu có khách du lịch đến tham quan và có nhu cầu sử dụng dịch vụ các dịch vụ du lịch của cộng đồng.

việc hiện tại của gia đình bận rộn, không có thời gian. Họ không thấy được tiềm năng du lịch của địa phương mình. Cả hai người không tham gia vào DLCĐ được phỏng vấn trả lời rằng ở đây không có phong cảnh gì đặc biệt, hay đẹp cả nên có làm du lịch thì cũng không phát triển được.

Chính quyền, lãnh đạo địa phương cấp xã đã có nhiều ý tưởng về việc khai thác, phát triển du lịch, xây dựng kế hoạch, đề xuất các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển du lịch tại địa phương, tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức người dân địa phương, khuyến khích sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch của địa phương. Họ còn nắm rõ thế mạnh và điểm yếu của địa phương mình trong phát triển du lịch. Cấp lãnh đạo địa phương mong muốn phát triển du lịch cộng đồng nói riêng và hoạt động du lịch nói chung nhưng bước đầu họ cần được tư vấn, hỗ trợ từ phía cấp trên từ khâu định hướng, lập kế hoạch và triển khai thực hiện để đảm bảo tính thống nhất, phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp chính quyền trong phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Mặc dù CQĐP cấp xã đã tạo mọi điều kiện tốt nhất hỗ trợ cho phát triển du lịch, cũng viết các đề xuất gửi lên huyện xin đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Nhưng xóm Cú nói riêng và xã Tử Nê nói chung không nằm trong vùng trọng điểm về phát triển du lịch của huyện nên việc xin đầu tư là rất khó.

Sau khi dự án kết thúc, Cộng đồng du lịch không có bất cứ sự hỗ trợ nào từ bên ngoài, nội lực của chính cộng đồng không đủ mạnh để phát triển, CQĐP cũng chỉ tạo điều kiện khi có khách nước ngoài đến làm các thủ tục giấy tờ khai báo. Nguyên nhân chính khiến DLCĐ xóm Cú không phát triển được là do cơ sở vật chất không đủ điều kiện phục vụ du lịch, do không có sự hỗ trợ từ các cấp CQĐP.

2.3.2. Sự tham gia của CQĐP vào DLCĐ

“Chú cũng có nhiều ý tưởng để phát triển DLCĐ ở xóm Cú lắm, nhưng ngân sách của xã không đủ, viết đề xuất gửi lên huyện rồi, nhưng bởi vì không nằm trong vùng quy hoạch trọng điểm về du lịch của huyện nên rất khó xin”_chú Hải, nguyên Chủ tịch UBND xã Tử Nê trả lời phỏng vấn.

Khi có sự tham gia của CQĐP vào DLCĐ thì sự kết nối giữa cộng đồng với các bên liên quan chặt chẽ và có tiếng nói.

CQĐP ủng hộ người dân xóm Cú làm DLCĐ, nhưng lại không tham gia vào quản lý các hoạt động của nhóm. Như ở các mô hình DLCĐcHÍNH thành công đề cập đến ở chương 1, CQĐP tổ chức hướng dẫn cộng đồng phối hợp các thế mạnh của địa phương thu hút khách du lịch, giúp đỡ cộng đồng trong công tác tổ chức đón tiếp khách du lịch. Hơn nữa, CQĐP cũng khuyến khích bà con giữ nguyên các giá trị truyền thống về trang phục, vệ sinh môi trường, kiến trúc nhà ở, giao tiếp trong cộng đồng, đưa ra các chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp du lịch liên kết các điểm du lịch,…

Ở xóm Cú, mặc dù các ngôi nhà được xây mới gần hết, nhà vệ sinh, chuồng trại đầy đủ, nhưng bà con vẫn theo thói quen cũ để trâu bò phóng uế bừa bãi, mọi người trong xóm thì đi vệ sinh tập trung ở chân núi gây mất mĩ quan, và có mùi khó chịu. Ngoài ra, việc vứt rác bừa bãi vẫn còn tồn tại. Một số hộ gia đình không tham gia vào Nhóm DLCĐ không quan tâm đến việc giữ gìn vệ sinh chung. Tình trạng ô nhiễm môi trường và tác động của biến đổi khí hậu gia tăng, hiện tượng trái đất ấm lên làm ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch nói chung.

Một phần do kinh tế phát triển, các nét truyền thống trong phong tục và sinh hoạt của người dân bị mai một và pha trộn với nhiều nét văn hóa khác. Người dân không còn thường xuyên mặc trang phục truyền thống nữa, họ chỉ mặc nó vào những dịp lễ. Vì thế mà khi ra đường, không phân biệt được người Kinh hay người Mường. Các mái nhà sàn giờ đây được đổi hết thành nhà xây, các con đường làng cũng được bê tông hóa, thực hiện theo Chương trình Nông thôn mới.

Sự phát triển Kinh tế nhanh chóng và mặt trái của công nghệ thông tin đã vô tình làm mờ nhạt giá trị văn hóa bản địa ví dụ người dân địa phương dễ dàng tiếp nhận trào lưu thời trang mới, nghệ thuật văn hóa đương đại dẫn đến tình trạng “mai một” giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng, địa phương. Tiếng Mường bây giờ chủ yếu là những người lớn trong làng dùng thường xuyên, còn trẻ em hay thanh

niên thì ít dùng, nói chuyện giao tiếp với nhau bằng tiếng phổ thông nhiều hơn. Các doanh nghiệp kết nối với cộng đồng địa phương đều do cán bộ TTMT&PTNLCĐ liên hệ tìm kiếm mà không có bất cứ sự tham gia nào của CQĐP. Sau khi dự án kết thúc, chỉ còn lại 1 doanh nghiệp liên hệ với cộng đồng (ban đầu có 8 doanh nghiệp du lịch hợp tác).

Sự tham gia của CQĐP vào công tác quản lý du lịch cộng đồng của địa phương, giúp người dân trong cộng đồng hoạt động vận hành Mô hình quy củ và có tổ chức hơn. Có tính liên kết cao giữa cộng đồng với nhau, cộng đồng với doanh nghiệp và tất cả các bên với nhau.

Người dân địa phương mong muốn được sự hỗ trợ, giúp đỡ, đầu tư đặc biệt từ CQĐP, các tổ chức bên ngoài cộng đồng và doanh nghiệp du lịch để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách đồng thời đem lại lợi ích cho cộng đồng.

2.3.3. Phân chia lợi ích

Phân chia lợi ích trong cộng đồng và các bên liên quan cần lấy cộng đồng làm trung tâm và đạt lợi ích của họ lên đầu tiên vì DLCĐ được xây dựng lên để cải thiện đời sống cho cộng đồng.

Doanh thu từ hoạt động du lịch phải được phân chia công bằng cho các thành viên tham gia vào hoạt động du lịch và giữa cộng đồng làm du lịch với doanh nghiệp. Ngoài ra, những lợi ích từ du lịch cũng phải trích vào quỹ phát triển cộng đồng, phục vụ lợi ích chung cho cộng đồng địa phương như đầu tư xây dựng các công trình công cộng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, công tác xã hội, … Tuy nhiên, ở Mô hình DLCĐ xóm Cú, trong nội bộ Nhóm DLCĐ, không có sự đoàn kết và công bằng. Tất cả những người được phỏng vấn không phải là người nhà bác trường nhóm đều nhận xét rằng: trưởng nhóm là người ích kỷ, phân chia công việc không công bằng, không minh bạch các khoản tài chính của nhóm. Có nhiều thành viên trong nhóm bị chèn ép, cạnh tranh không công bằng.

Cả thành viên BQL và các thành viên trong các tổ không phải là người nhà của trưởng nhóm đều có cùng nhận xét. Ngoài ra, tổ trưởng các tổ đều là

người nhà của nhóm trưởng, nên sự không công bằng ở đây càng được thể hiện rõ.

Điều quan trọng nhất khi làm phát triển cộng đồng này chính là nội tại các thành viên trong cộng đồng phải cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Những người đứng đầu phải có trách nhiệm động viên, khuyến khích cộng đồng tích cực tham gia, đoàn kết, phấn đấu cùng phát triển, có vai trò đầu tàu, nhưng lại không được sự tín nhiệm của mọi người, phân chia lợi ích không công bằng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng bền vững trường hợp nghiên cứu điển hình tại xóm Cú, xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w