LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀIDo đặc thù của bộ môn Lịch sử thường bị đánh giá là môn học khô khan, khó nhớ, khó học bởi những con số, ngày tháng và sự kiện đã diễn ra trong quá khứ không nhìn thấy đ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA
-&&& -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
“Sử dụng tư liệu văn học để góp phần dạy tốt
Lịch sử Việt Nam lớp 12”
Giáo viên : Cù Minh Quân
Tổ : Lịch sử - Địa – GDCD
Năm học 2023-2024
Trang 2
MỤC LỤC
A LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở thực tiễn và khoa học của vấn đề.
2 Yêu cầu khi thực hiện.
3 Các biện pháp cụ thể
3.1 Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, văn ngắn nhằm minh họa những sự kiện đang học.
3.2 Dùng một đoạn trích để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra một kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kỳ, một sự kiện lịch sử.
3.3: Sử dụng tài liệu văn học trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học sinh.
3.4 Dùng tài liệu văn học để tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khoá.
3.5 Có thể sử dụng để ra bài tập cho học sinh về nhà.
C KẾT LUẬN.
Trang 3A LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Do đặc thù của bộ môn Lịch sử thường bị đánh giá là môn học khô khan, khó nhớ, khó học bởi những con số, ngày tháng và sự kiện đã diễn ra trong quá khứ không nhìn thấy được, đòi hỏi khi giảng dạy giáo viên phải tái hiện lại bằng ngôn ngữ và hình ảnh, làm sống lại những sự kiện đó Một khó khăn nữa của môn Sử hiện nay là nhận thức của học sinh và gia đình về bản thân môn học xem là môn phụ không cần phải quan tâm mất thời gian cho sự lựa chọn nghề nghiệp Lên lớp 12, các em nặng gánh với lựa chọn cho tương lai, phân luồng sớm Thực tế khối C gần như bị bỏ rơi, dần mai một làm cho việc dạy học Sử lại càng khó khăn hơn, hạn chế về mặt hiệu quả
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục đã hết sức quan tâm, môn
Sử thường xuyên được đưa vào là một trong những môn thi tốt nghiệp, và hiện nay Lịch
sử là môn học bắt buộc trong nhà trường Thế nhưng nó vẫn bị coi là môn học đối phó, kết quả thi cử chưa khả quan lắm vẫn là một nỗi lo, băn khoăn Lịch sử vẫn là môn học khó đối với tư tưởng của học sinh Vấn đề cơ bản vẫn chưa làm được là xây dựng tình cảm, tình yêu Lịch sử đối với những học sinh trên ghế nhà trường trong các giờ học đối với môn học này “Tư tưởng không thông vác bi đông cũng nặng” Để giải quyết bài toán khó đó là một gánh nặng cũng là trách nhiệm đặt lên vai người thầy giáo dạy Sử
Chính vì thế, trong quá trình giảng dạy để thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người giáo viên dạy Sử cần tích cực tìm tòi những phương pháp và phát huy tối đa việc phối hợp các phương pháp một cách linh hoạt để thiết kế soạn và giảng dạy có hiệu quả, xây dựng tình cảm của học sinh đối với môn học và đưa các em đến với những sự kiện lịch sử một cách
tự nhiên, nhẹ nhàng Có như thế mới hoàn thành nhiệm vụ môn học
Xuất phát từ thực tiễn nhận thức, trách nhiệm và thực tiễn nhiều năm giảng dạy tôi đã áp
dụng phương pháp này khá hiệu quả.Vì vậy tôi chọn đề tài:“ “Sử dụng tư liệu văn học
để góp phần dạy tốt Lịch sử Việt Nam lớp 12”
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở thực tiễn và khoa học của vấn đề.
Lịch sử cũng như những môn học khác trong hệ thống giáo dục phổ thông đều nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của Đảng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước Muốn có chất lượng và hiệu quả người thầy trước hết phải có phương pháp tốt và hữu hiệu để dẫn dắt học sinh đến với những mảng kiến thức thích hợp, tiếp nhận chân lý tự nhiên Tuy nhiên đổi mới phải tạo cơ sở sự kế thừa và phát triển của các phương pháp truyền thống để làm cho hiệu quả và phải dựa trên những nguyên tắc cho phép của bộ môn Đặc biệt với môn Lịch sử gắn liền tư tưởng, tình cảm và giáo dục đạo đức truyền thống, một bộ môn nằm trong các bộ môn xã hội nó không thể biệt lập mà có những mối quan hệ với Văn, Giáo dục công dân, Địa lý Cho nên vấn đề dạy học liên môn là một nguyên tắc quan trọng và cần thiết giáo viên phải thực hiện, kết hợp trong quá trình dạy- học mới có hiệu quả
Trong đó, mối liên hệ giữa lịch sử và các tác phẩm, tài liệu Văn học rất gần gũi Trong Sử có Văn, trong Văn có Sử Trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới từ xưa đến nay, các tác phẩm văn học có vai trò to lớn đối với việc giảng dạy Đây là một trong những tài liệu vô cùng quan trọng, không những thế còn góp phần sinh động, hứng thú và nhẹ nhàng cho môn học Lịch sử Trước hết, văn học bằng hình tượng cụ thể như
Trang 4những bức tranh sinh động về lịch sử, có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của người đọc, người học Giữa văn học và khoa học nói chung, sử học nói riêng có môi liên
hệ khăng khít Không ít tác phẩm văn học tự nó là một tư liệu lịch sử Ví dụ: Hịch tướng
sĩ văn (Trần Quốc Tuấn), Cáo Bình Ngô (Nguyễn Trãi), Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh)… Các tác phẩm văn học (văn bản, bức thư, tuyện ngắn, tiểu thuyết hay thơ ca, hồi kí ) góp phần quan trọng làm cho bài giảng Lịch sử thêm sinh động, hấp dẫn và tự nhiên hơn, dễ đi vào lòng người, tạo hứng thú và tình cảm cho học sinh với môn học
Trong chương trình Lịch sử 12 THPT hiện hành (Lịch sử Việt Nam 1919-2000), nhất là lịch sử cách mạng và giải phóng dân tộc gắn liền với một thời kỳ phát triển mạnh
mẽ của nền văn học cách mạng Những chiến công Lịch sử hào hùng của dân tộc chính là mãnh đất màu mỡ ươm mầm những tác phẩm bất hủ Văn học gắn liền với Lịch sử, mỗi nhà văn, nhà thơ là một chiến sĩ hăng hái trên mặt trận văn hoá Nền văn học cách mạng
đã tái hiện rõ nét hình ảnh lịch sử oanh liệt của dân tộc trong thế kỷ XX Việc dạy học liên môn Văn - Sử khá hiệu quả để khắc phục tình trạng khô khan Mặt khác, đối tượng thực hiện dạy học là những học sinh lớp 12 đã có khả năng liên hệ và nhận thức tốt, có tầm khái quát vấn đề và đã có vốn Văn học Trong đó có một bộ phận dù là không nhiều những học sinh khối C có sự hiểu biết khá sâu về phần văn học cách mạng Chính vì thế cho phép giáo viên thực hiện được và hiệu quả về phương pháp dạy học này trong cả quá trình giảng dạy cả chính khóa và ngoại khóa
2 Yêu cầu khi thực hiện.
- Lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 12 bắt đầu từ 1919 đến 2000 gồm các giai đoạn và đặc điểm cụ thể, thể hiện sự vận động của lịch sử dân tộc trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và đặc biệt là lịch sử các cuộc kháng chiến, cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Quá trình đó gắn liền với những giai đoạn phát triển của văn học cách mạng Để thực hiện tốt việc này, ngoài việc người thầy giáo nắm vững kiến thức Lịch sử, cần có vốn hiểu biết về Văn học Sự cần thiết ở đây là lựa chọn tài liệu văn học phù hợp để cho từng bài, từng phần, dùng bức tranh ngôn ngữ văn học tạo biểu tượng lịch sử góp phần làm hấp dẫn, sinh động giờ học Lịch sử Vận dụng Văn học phù hợp dễ xây dựng được tình cảm hứng thú và lôi cuốn được học sinh làm cho giờ học Lịch sử nhẹ nhàng mà hiệu quả, phát triển toàn diện nhận thức cho học sinh và giáo dục đạo đức tư tưởng, làm phong phú tâm hồn cho học sinh, để các em hiểu
và nhớ về Lịch sử
- Lựa chọn sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông cần phải đảm bảo tiêu chuẩn cơ bản sau:
+ Có ý nghĩa về giáo dưỡng - giáo dục Tài liệu sử dụng phải là một bức tranh sinh động
và có sự kiện, nhân vật lịch sử của thời đại đang học, phải miêu tả đúng bối cảnh của xã hội cụ thể, phải phục vụ được nội dung, yêu cầu của từng bài học, phù hợp trình độ và nhận thức của học sinh Phải lựa chọn nội dung, xác định kiến thức cơ bản trọng tâm của bài học và dùng kiến thức Văn học để làm nổi bật việc tạo biểu tượng đối với bộ môn + Trong quá trình thực hiện, giáo viên phải xây dựng cho học sinh thái độ tích cực chủ động trong học tập Cần giúp các em huy động những kiến thức văn học đã có và tìm hiểu thêm để hiểu sâu sắc các sự kiện lịch sử, như thế các em không những nhớ lịch sử
mà còn cũng cố được kiến thức văn học, biết vận dụng thông minh trong học tập
3 Các biện pháp cụ thể
Trang 5Có nhiều cách để thực hiện phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch
sử Tuỳ vào từng bài, từng chương, từng vấn đề và giai đoạn lịch sử cụ thể đòi hỏi giáo viên phải nắm và đề ra mục đích, yêu cầu cần đạt trong quá trình tiến hành dạy học một cách cụ thể mà lựa chọn những phương pháp phù hợp
Trong quá trình giảng dạy, để khai thác hiệu quả tài liệu văn học trong giảng dạy Lịch
sử dân tộc tôi đã sử dụng các biện pháp sau:
3.1 Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, văn ngắn nhằm minh họa những sự kiện đang học.
- Một điểm quan trọng trong dạy học Lịch sử là tạo biểu tượng, tái hiện lại lich sử để làm cho những sự kiện khô khan trở thành những hình ảnh sinh động, tác động thu hút trí tưởng tượng tư duy của học sinh, qua đó giúp học sinh ghi nhớ Trong khi đó những đoạn văn, thơ ngắn phù hợp nội dung kiến thức thực sự là những bức tranh về ngôn ngữ hết sức sinh động mà không có ngôn từ hay đồ dùng dạy học nào thay thế được, sự mềm mại uyển chuyển của Văn học sẽ dễ dàng lôi cuốn và đi vào cảm xúc của học sinh hơn những
sự kiện Lịch sử khô khan
- Trong quá trình giảng dạy Lịch sử, giáo viên thực hiện biện pháp này không quá khó
mà lại có hiệu quả và ý nghĩa to lớn trong việc làm cho nội dung bài học phong phú, giờ học sinh động, khắc sâu kiến thức cơ bản và trọng tâm
Ví dụ 1: Dạy bài 12: Phong trào Dân tộc Dân chủ ở Việt Nam từ 1919- 1925
Phần II- Mục 3: Hoạt động của Nguyễn ái Quốc
Giáo viên cần làm cho học sinh nắm được các mốc lịch sử quan trọng trong hoạt động của Người và ý nghĩa của sự kiện đó Trong số những hoạt động từ 1919- 1925 cần khắc sâu sự kiện tháng 7- 1920 đọc Bản sơ thảo Luận cương của Lê nin về " Vấn đề dân tộc và thuộc địa" Nguyễn Ái Quốc đã gặp được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, cái
mà người đã tìm kiếm bao năm qua, mở ra con đường giải phóng, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng bế tắc về đường lối của phong trào cách mạng Việt Nam Phút giây đọc được Luận cương của Lê nin đánh dấu sự thay đổi về chất trong tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc Sau này (năm 1960), Người kể lại cảm xúc của mình khi đọc Luận cương : " Luận cương của Lê nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: " Hỡi đồng bào bị đoạ đày, đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!
Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê Nin, tin theo Quốc tế thứ 3" Khẳng định cho dân tộc một con đường đi đúng đắn - Cách mạng vô sản, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng bế tắc về đường lối Đây là công lao to lớn nhất đầu tiên của Nguyễn Ai Quốc đối với dân tộc Việt Nam Sẽ không có ngôn ngữ nào có thể sinh động hơn, cảm động hơn để diễn tả nỗi vui mừng của Người, khắc sâu sự kiện và làm rõ được ý nghĩa của nó bằng những câu thơ của Chế Lan Viên trong tác phẩm " Người đi tìm hình của nước"
"Luận cương đến với Bác Hồ và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin."
Nguyễn ái Quốc đã tìm thấy lập trường của Liên Xô và Quốc tế Cộng sản hoàn toàn ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa phương
Trang 6Đông Người đã tìm thấy ở bản Luận cương này vấn đề giải phóng các dân tộc thuộc địa Người vui mừng đến phát khóc lên vì tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc
Ví dụ 2: Dạy bài 13: Phong trào Dân tộc Dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930
Mục II : Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
Để giúp học sinh nắm được ý nghĩa lịch sử to lớn sự ra đời của Đảng đối với dân tộc Việt Nam- Là bước ngoặt lịch sử vĩ đại, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam về sau
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời - Đảng Mác Lênin đã thực hiện liên minh công nông,
có đường lối đúng đắn, sáng tạo đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng bế tắc về đường lối, giai cấp lãnh đạo, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử Việt Nam - Thời kỳ cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
Để góp phần làm sinh động giờ học, ghi nhớ cho học sinh tránh sự nhàm chán khô khan có tính chính trị, giáo viên phác hoạ sinh động bằng hình ảnh của đoạn thơ sau, trích : Ba mươi năm đời ta có Đảng (Tố Hữu)
- Trước khi Đảng ra đời:
"Thủa nô lệ, dân ta mất nước
Cảnh cơ hàn trời đất tối tăm
Một đời đau suốt trăm năm
Chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao
Giặc cướp hết non cao biển rộng
Cướp cả tên nòi giống tổ tiên
Lưỡi gươm cắt đất ngăn miền
Núi sông một khúc ruột liền chia ba
- Khi Đảng ra đời:
Đảng ta sinh ở trên đời
Một hòn máu đỏ nên Người hôm nay Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây xương sắt da đồng
Đảng ta muôn vạn công nông
Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin
Đảng ta Mác - Lênin vĩ đại
Lại hồi sinh trả lại cho ta
Trời cao đất rộng bao la Bát cơm, tấm áo, hương hoa hồn người"
Như thế học sinh sẽ dễ dàng nắm được : Đảng ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên, tất yếu quyết định mọi thắng lợi về sau cho cách mạng Việt Nam
Ví dụ 3: Dạy bài 14 Phong trào cách mạng 1930 - 1935
Mục II: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh
Để khắc sâu kiến thức trọng tâm và nhấn mạnh ý nghĩa của phong trào - Cuộc tập dượt lần thứ nhất cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, giáo viên dùng đoạn thơ sau để minh hoạ:
"Trống Xô Viết Nghệ An vang động
Bắc Trung Nam tràn sóng đấu tranh
Hầm than, xưởng máy, lều gianh
Trang 7Đứng lên tự cứu mà giành ấm no
Đứng lên cứu tự do độc lập
Đứng lên giành ruộng đất áo cơm!
Đứng lên thân cỏ, thân rơm
Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn!
Máu có chảy xương tan thịt nát
Bớ công nông! tiếng hát càng cao"
Hoặc: khi nói về Xô viết Nghệ - Tĩnh có thể đọc cho học sinh mấy câu thơ sau:
Kìa Bến thủy đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên
Nam Đàn, Nghi lộc, Hưng Nguyên
Anh sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi
Không có lẽ ta ngồi chịu chết
Phải cùng nhau cương quyết một phen
Kết hợp với kiến thức đã học và đoạn thơ trên, em có nhận xét gì về quy mô, lực lượng, mục tiêu, kết quả và ý nghĩa của phong trào 1930 - 1931? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên có thể rút ra nhận xét: Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh, khẳng định trong thực tế quyền và năng lực lãnh đạo của Đảng Cố Tổng bí thư Lê Duẩn nhận xét: " Thành quả lớn nhất của phong trào 1930 - 1931, thành quả mà cuộc khủng bố trắng tàn khốc của đế quốc và phong kiến sau đó đã không thể xoá nổi là
ở chỗ nó khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản mà đại biểu là Đảng ta, là ở chỗ nó đem lại cho nông dân niềm tin vững chắc vào giai cấp vô sản, đồng thời đem lại cho đông đảo quần chúng công nông niềm tin
vĩ đại ở sức mạnh của mình … đó là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển về sau của cách mạng Trực tiếp mà nói, không có những trận chiến đấu giai cấp rung trời chuyển đất những năm 1930- 1931, trong đó công nông
đã " Vung ra nghị lực phi thường" của mình thì không thể có cao trào những năm
1936-1939 (Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi)
Ví dụ 4: Dạy bài 15: Phong trào Dân chủ 1936 -1939
Để giúp học sinh rút ra nhận xét và khắc sâu phong trào cách mạng 1936 - 1939 thực sự là một phong trào dân tộc dân chủ rộng lớn từ Bắc đến Nam, lôi cuốn đông đảo các lực lượng tham gia với mục tiêu trước mắt "Tự do, cơm áo, hoà bình" Trên cơ sở liên minh công nông Đảng đã tập hợp được đội quân chính trị đông đảo thông qua mMăt trận Dân chủ Đông Dương Có ý nghĩa là cuộc tập dượt lần thứ hai cho thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám Giáo viên có thể minh hoạ bằng đoạn thơ sau:
"áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên Đòi cơm áo, đòi quyền dân chủ
Đường càng đi đội ngũ càng đông
Suối ngàn đã chảy thành sông!
Đố ai tát cạn được dòng nước xuôi"
(Tố Hữu)
Trang 8Ví dụ 5: Dạy bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa Tháng Tám (1939 - 1945) Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời
Mục 3 (II): Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Hội nghị
TW 8 Ban Chấp hành Đảng cộng sản Đông Dương
Có sự kiện Bác Hồ về nước sau 30 năm bôn ba (28/1/1941) đồng thời cũng là một mốc đánh dấu thời kỳ mới của lịch sử dân tộc gắn liền với Hội nghị Trung ương Tám, quá trình chuẩn bị tích cực cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, đòi hỏi giáo viên phải khắc sâu cho học sinh
Chuyện tưởng chừng đơn giản, thế nhưng có những lúc ngay cả trong bài thi tốt nghiệp quốc gia có nhiều em nhầm lẫn đáng buồn " năm 1924 Nguyễn Ái Quốc về nước",
có em lại viết năm 1944 mới về nước Đó là một điều vô cùng đáng tiếc Chính vì thế để cho học sinh dễ nhớ hơn tránh bị nhầm lẫn giáo viên sử dụng đoạn thơ của Tố Hữu miêu
tả về sự kiện này:
"Ôi sáng xuân nay Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về… im lặng Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…
Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!
Nhớ thương, hòn đất ấm hơi Người
Ba mươi năm ấy chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi"
Ví dụ 6: Dạy bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp xâm lược 1946-1950.
Mục I: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ
Giáo viên cần phải giúp học sinh nắm được: Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ ngày 19 tháng 12 năm 1946? Một mặt hướng dẫn học sinh nắm các sự kiện bội ước và quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của Pháp, đồng thời phân tích "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh để thấy được khả năng đấu tranh ngoại giao hoà bình giữa ta và Pháp là không còn nữa Thực dân Pháp
đã buộc ta phải cầm súng đứng lên để bảo vệ nền độc lập dân tộc Để góp phần khắc sâu cho học sinh và làm giờ học thêm sinh động giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ sau:
“Hỡi quốc dân! Hỡi đồng bào !
Có gươm, có súng, có dao hãy dùng Quyết kháng chiến đến cùng cứu nước!
Toàn dân trông phía trước, tiến lên!
Nửa đêm vang tiếng lệnh truyền Phố giăng chiến lũy, đường xuyên chiến hào
Hồn nước dựng thành cao muôn trượng Tay Đảng rèn lực lượng muôn dân Một dân tộc hai bàn tay trắng Đồng tâm là chiến thắng thành công”
(Tố Hữu)
Mục III: Chiến dịch Việt Bắc Thu đông 1947 và đẩy mạnh kháng chiến toàn dân toàn diện
Trang 91 Chiến dịch Việt Bắc Thu đông 1947
Đây là chiến dịch có vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp Pháp thực hiện âm mưu và kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh với lực lượng lớn tấn công Việt Bắc Trung ương Đảng ra Chỉ thị "Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp " (15/10/1947) Với quyết tâm đó cùng chiến thuật đúng đắn, ta đã làm nên thắng lợi Việt Bắc phá tan kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, giữ vững căn cứ Việt Bắc
Ngoài lược đồ, bài tường thuật để giảng dạy, nhấn mạnh khắc sâu kiến thức cho học sinh, giáo viên có thể trích dẫn một đoạn hồi ký của Hoàng Quốc Việt và bài thơ của
Hồ Chí Minh vào giảng dạy góp phần làm sinh động, gây hứng thú cho học sinh, nâng cao chất lượng
"Tổng Tư lệnh Pháp được tin rằng Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đóng ở Bắc Cạn Ngày 7/9/1947 chúng cho quân nhảy dù xuống Bắc Cạn để
"Chụp được trung tâm điểm của Hồ Chí Minh" cuộc chiến tranh sẽ chấm dứt Chính phủ
bù nhìn sẽ thành lập Nước Pháp sẽ cai trị Việt Nam như trước"
Trong lúc quân ta đang chiến đấu anh dũng ngoài mặt trận, một đoàn các cụ phụ lão, râu tóc bạc phơ đến yết kiến Bác, xin Bác cho thành lập đội "Bạch đầu quân" đánh giặc Có cụ cầm gậy múa trước Bác với những động tác khoẻ, uyển chuyễn, tỏ rỏ sức mạnh của mình Bác hoan nghênh các cụ và nói: Đời Trần có Hội nghị Diên Hồng, đời nay có các cụ, đời nào cũng có những cụ tóc bạc yêu nước Nghĩa khí ấy do núi sông tụ lại Rồi Bác làm thơ ca ngợi
"Tuổi cao chí khí càng cao
Múa gươm diệt giặc ào ào gió thu
Sẵn sàng tiêu diệt quân thù
Tiếng thơm Việt Bắc ngàn thu lẫy lừng"
Miêu tả thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc 1947 Tố Hữu có bài Cá Nước
Anh kể chuyện tôi nghe Trận chợ Đồn, chợ Rã
Ta đánh giặc chạy re Hai đứa cười ha hả Rồi Bông Lau, Ỷ La
Ba trăm thằng tan xác
…
Tàu giặc đắm sông Lô Tha hồ mà uống nước Máu tanh đến bây giờ
Chưa tan mùi bữa trước ”
2 Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân toàn diện"
Sau thất bại Việt Bắc, Pháp chuyển từ " Đánh nhanh thắng nhanh" sang"Đánh lâu dài, thực hiện lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" làm cho phong trào kháng chiến của chúng ta khó khăn Trong những năm 1948 - 1949 ta thực hiện kháng chiến toàn dân toàn diên đặc biệt là: Đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch, biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta Các đơn vị bộ đội chủ lực phân tán thành đại đội độc lập
đi sâu vào vùng địch tạm chiếm tích cực hoạt động, Để giúp học sinh nắm được khái
Trang 10niệm"Chiến tranh du kích" và ý nghĩa của chủ trương này, Giáo viên có thể minh hoạ bằng bài thơ của Bác viết năm 1948 về "Kinh nghiệm du kích Pháp"
" Bất kỳ trẻ hay già
Đàn ông hay đàn bà
Đều ra sức tham gia
Đánh du kích
Không có súng ta dùng dao
Ta dùng cuốc
Ta dùng cào
Ta lấy đòn gánh
Ta nhổ cọc rào
Đánh cho chúng nhào"
Và bài thơ : Chiến tranh du kích
"Du kích đánh bí mật
Chúng có mắt như mù
Cắt dây thép quân thù
Chúng có tai như điếc
Đường sá ta phá hết
Chúng có chân như què
Lương thực dấu sạch đi
Chúng chết đói chết khát
Ta dùng lối đánh úp
Cướp súng thù giết thù
Dù tàu bay tàu bò
Cũng không làm gì được"
Hồ Chí Minh
Ví dụ7: Dạy bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam (1954- 1965)
Mục III: Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng khởi (1954- 1960)
Giáo viên cần khắc hoạ cho học sinh, nhấn mạnh về phong trào "Đồng khởi"- đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của Cách mạng Miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
Để giúp học sinh nắm được nguyên nhân của phong trào Đồng khởi là do chính sách tàn bạo của Mỹ - Diệm, Luật 10/59 làm cho nhân dân miền Nam hết sức căm phẫn, phong trào không thể đấu tranh bằng chính trị được nữa mà tất yếu phải vùng lên dùng bạo lực cách mạng Để tái hiện lại những chính sách tàn bạo đó không có ngôn ngữ nào hiệu quả hơn đoạn trích sau:
"Biết không anh, Giồng keo, Giồng Trôm
Thảm lắm anh à Lũ ác ôn
Giết cả trăm người trong một sáng
Máu tươi lênh láng đỏ đường thôn
Có những ông già nó khảo tra
Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà