skkn cấp tỉnh một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường thcs

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
skkn cấp tỉnh một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường thcs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

MỤC LỤC

NỘI DUNG Trang

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆMLỚP Ở TRƯỜNG THCS

Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Thị trấn Sao Vàng SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công tác chủ nhiệm

THANH HOÁ NĂM 2024

Trang 2

1 MỞ ĐẦU1-2

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.3-11

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 32.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng 42.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải

với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 11

1 MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài:

Trang 3

Như chúng ta đã biết, giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với sự hìnhthành và phát triển nhân cách của con người Bác Hồ kính yêu đã từng nói:

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Theo quan niệm của Bác, con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt,nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu,rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau.Thật đúng như vậy, giáo dục không chỉ truyền đạt những kiến thức cơ bản banđầu cho học sinh mà giáo dục còn rèn luyện đạo đức tác phong, hành vi, thái độcó khả năng ứng xử đúng đắn trong tập thể, cộng đồng và xã hội đáp ứng đượcvới yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay Chính vì thế,nhiệm vụ của người làm công tác giáo dục là vô cùng cần thiết có trách nhiệmhướng cho thế hệ trẻ đi đến sự hoàn thiện về nhân cách, về tri thức, kỹ năng vàchiếm lĩnh kiến thức một cách tích cực, có ý chí vươn lên vì sự tiến bộ, vì sựthành đạt của bản thân và sự phồn vinh của đất nước

Nhận thức được điều này, trải qua hơn hai mươi năm công tác trong ngànhgiáo dục, bản thân tôi luôn có ý thức trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ, cũngnhư công tác chủ nhiệm thông qua quá trình học hỏi đồng nghiệp, tự nỗ lực củabản thân Từng ấy năm công tác, cũng là từng ấy năm tôi vinh dự được Bangiám hiệu nhà trường tin tưởng giao cho công tác chủ nhiệm lớp, từ lớp 6 đếnlớp 9 Tôi luôn trăn trở làm sao để có được những biện pháp, cụ thể hóa bằngviệc làm, áp dụng làm sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh để làm cholớp chủ nhiệm của mình ngày càng đi lên về mọi mặt học tập, rèn luyện, hoạtđộng phong trào Đặc biệt hơn là trong giai đoạn hiện nay, công cuộc đổi mớiđất nước đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có trình độ tri thức và phẩm chất đạođức ngày càng cao Đây là trách nhiệm hết sức to lớn đối với ngành giáo dục, vàmột phần công sức không nhỏ của đội ngũ nhà giáo làm công tác GVCN lớp.Đồng thời, các tệ nạn xã hội, những thói hư tật xấu ngày càng len lỏi sâu hơnvào các tầng lớp thanh thiếu niên, trong đó đối tượng chịu tác động nhiều chínhlà các em học sinh Bên cạnh đó, sự thiếu quan tâm của gia đình đối với các emlà một trong những nguyên nhân chính đưa các em đến với các tệ nạn xã hội,lười biếng trong học tập, suy thoái về đạo đức, lối sống Những khó khăn, vấtvả trên chính là những thách thức vô cùng to lớn đã và đang đặt ra đối với vaitrò của người GVCN lớp hiện nay.

Trong khi đó, giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp dạy dỗ các em nhiềunhất trong khoảng thời gian học ở trường Người giáo viên chủ nhiệm lớp có vaitrò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻtheo mục đích giáo dục toàn diện Giáo viên chủ nhiệm lớp vừa là thầy dạy học,

Trang 4

vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của cácem Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình Bởi giáo viên có chỉđạo, quản lí lớp tốt thì việc học của các em mới có chất lượng và việc giảng dạycủa giáo viên mới đạt hiệu quả hơn

Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi rất mong muốn học trò của mình là những conngoan, trò giỏi để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vàođời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội Vì vậy, tôi đã chọn đề

tài: “Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung họccơ sở ” tại trường mình công tác năm học 2022-2023.

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn suy nghĩ để tìm ra những

biện pháp phù hợp có thể xây dựng được một môi trường học tập thật tốt, ở đóhọc sinh không chỉ có không gian học tập mà còn có thể sẻ chia, được yêuthương, được tôn trọng trên cơ sở những giá trị tốt đẹp để trang bị cho học sinhcó cả “đức” và “tài” Vì thế, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn:ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thànhkinh nghiệm của bản thân nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho họcsinh Qua đó đề xuất một số biện pháp hữu hiệu để giáo viên làm tốt công tácchủ nhiệm nhằm khắc phục tình trạng nề nếp lớp, hạn chế học sinh vi phạm nộiqui, và chuyên cần trong học tập.

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

1 Đối tượng nghiên cứu: Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệmlớp ở trường trung học cơ sở trong những năm học vừa qua.

2 Vận dụng ở lớp chủ nhiệm (lớp 8A) tại trường sở tại năm học 2022 – 2023.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp khảo sát và phân loại

+ Phương pháp thống kê

+ Phương pháp so sánh, đối chiếu+ Phương pháp phân tích

+ Phương pháp tổng hợp

3 Các phương pháp hỗ trợ: Thống kê mô tả,

1.5 Những điểm mới của SKKN.

Từ thực trạng của lớp chủ nhiệm và kinh nghiệm nhiều năm làm công tácchủ nhiệm, tôi đã đề ra các biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm và thựchiện tại lớp 8A trong năm học 2022-2023 từ đó rút ra được những kinh nghiệmcho bản thân trong quá trình làm công tác chủ nhiệm

Trang 5

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.2 1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Trong quá trình đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và hưởng ứngcuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thicử và bệnh thành tích trong giáo dục, vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồinhầm lớp” “Năm học ứng dụng công nghệ thông tin, …”; “Trường học thânthiện” và hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh” của ngành Giáo dục - Đào tạo Đòi hỏi mỗi CB - GV trong ngànhgiáo dục phải nỗ lực hết mình để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.Ngoài kiến thức chuyên môn, mỗi giáo viên phải thường xuyên rèn luyện, tudưỡng đạo đức cách mạng, đạo đức nhà giáo, đặc biệt giáo viên chủ nhiệm lớpphải nổ lực hết mình “Vì đàn em thân yêu” để hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcĐảng, Nhà nước giao phó.

Muốn đạt được mục đích này, giáo viên được chủ nhiệm lớp phải tận tụyvới nhiệm vụ được giao, phải có kế hoạch cụ thể trong công tác chủ nhiệm lớpnhằm giúp cho học sinh có ý thức phấn đấu trong học tập, rèn luyện hạnh kiểmđể trở thành học sinh có năng lực toàn diện trong công cuộc xây dựng đất nướcngày càng giàu đẹp, văn minh

Trong lĩnh vực giáo dục, người thầy không chỉ có lòng “Yêu nghề mến trẻ”đem hết nhiệt tình để truyền đạt kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn nữalà phải có những biện pháp, làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất Muốn họcsinh tiếp cận được mọi tri thức, người giáo viên chủ nhiệm phải có biện phápgiúp các em có ý thức học tập, chủ động tiếp thu kiến thức, hăng say và thi đuatrong học tập.

Những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều sự thay đổi và biến

động không ngừng, nhưng Đảng và Nhà nước vẫn đặc biệt quan tâm đến sựnghiệp giáo dục, đến vấn đề đảm bảo chất lượng dạy và học.

Việc nghiên cứu những căn cứ trên cho ta hình dung về các em học sinh

đang ngồi trên ghế nhà trường THCS, đó là những học sinh đang phát triển nhâncách, tình cảm, trí tuệ, để có những tri thức và kỹ năng cơ bản trong giao tiếp.Để đi tới một nghiên cứu cụ thể, trước hết cần xác định công tác chủ nhiệm lớplà vấn đề rất quan trọng Đối với công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên phảicó tính kiên trì, tận tình Sự nhiệt tâm, chu đáo của giáo viên là một trong nhữngyếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của người giáo viên trong công tác chủnhiệm lớp Song với lứa tuổi học sinh lớp 8, sự nhận thức của các em còn nontrẻ, luôn chứng tỏ là người lớn nhưng sự tư duy chưa đạt tới đỉnh cao, các emcần có người hướng dẫn, chỉ đạo cho các em đi vào nề nếp, để các em dần trở

Trang 6

thành người tài và sống có ích trong xã hội, đó chính là người giáo viên chủnhiệm lớp.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1 Thuận lợi

Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, của BCH Côngđoàn nhà trường đã đề ra kế hoạch cụ thể hàng tháng, học kì và theo dõi, kiểmtra, đôn đốc thường xuyên.

Sự kết hợp, hỗ trợ kịp thời của đoàn đội, của ban thi đua trong nhà trường.

Sự cộng tác chặt chẽ từ phía giáo viên bộ môn cùng giáo viên chủ nhiệm quản lílớp

Sự quan tâm từ Ban thường trực Hội PHHS và chính quyền địa phương.

Cơ sở vật chất dạy và học của trường khang trang, đầy đủ các phòng học bộmôn, phòng chức năng, phòng truyền thống, , phòng học thoáng mát, sân tậpTDTT, nhà vệ sinh sạch sẽ

Hầu hết các phụ huynh học sinh đều quan tâm đến việc học của các em

2.2.2 Khó khăn:

Trường tôi đang công tác là một trường ở trên địa bàn dân cư gồm nhiềuthành phần ở khắp mọi địa phương trong huyện, tỉnh thậm chí cả các tỉnh ngoàiđến lập nghiệp, người dân làm nhiều ngành nghề khác nhau nên mặc dù điềukiện kinh tế của nhân dân có phát triển nhưng chưa đồng bộ

Đầu năm học 2022 - 2023, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủnhiệm lớp 8A Đây là lớp mà học sinh có lực học không đều Nhiều em chưachăm học, ham chơi, nghịch ngợm ảnh hưởng đến kết quả học tập Một số emdo điều kiện gia đình (bố mẹ li hôn các em ở với ông bà) và tính chất công việccủa bố mẹ (đi làm xa nước ngoài, hay các tỉnh khác vài tháng, có khi vài nămmới về một lần) nên một số phụ huynh gần như khoán trắng việc học của conem cho nhà trường, cho giáo viên

Kết quả khảo sát lớp 8A- lớp do tôi làm chủ nhiệm- tháng 9 năm 2022:

Số em chưachăm học

Số em hamchơi điện tử

(điện thoại)

Số em thườngxuyên mất

đoàn kết

Số em đạt giảithưởng ( cấp quận trở lên)

Nhìn vào bảng trên, tôi thấy nền nếp lớp học chưa tốt, nhiều em mải chơi,chưa chăm chỉ học hành Lớp chưa phát huy được khả năng mũi nhọn của họcsinh

Qua những thuận lợi và khó khăn trên, việc xây dựng cho học sinh những thóiquen về nề nếp, đạo đức tốt là điều thực sự cần thiết Vì thế mà việc đưa ra

Trang 7

những giải pháp nhằm giúp các em có nề nếp, đao đức tốt, ý thức tự giác tronghọc tập là điều rất cần thiết.

2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấnđề.

2.3.1 Nắm vững tình hình lớp:

Vào đầu năm học nề nếp lớp chưa được ổn định và còn lộn xộn Dotâm lí lứa tuổi cùng với thời gian nghỉ hè các em được tự do, thoải mái Chính vìvậy nên các em chưa tự giác, chưa có ý thức tập thể Việc chấp hành nội quy củanhà trường còn lỏng lẻo, còn nhiều hạn chế

Để ổn định và đi vào quỹ đạo của một lớp học là rất khó và phải mất mộtthời gian dài Do vậy ngay từ khi được Ban Giám Hiệu phân công cho chủnhiệm lớp 8A, bản thân đã trực tiếp gặp giáo viên chủ nhiệm lớp cũ là cô: LêThi Phương để điều tra sơ khảo về tình hình mọi mặt của từng học sinh, để nắmđược mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh, đặc biệt là hạnh kiểm và lực họcđồng thời tôi đã tìm hiểu học sinh và tâm tư nguyện vọng của phụ huynh Sau đótiến hành làm các công việc sau:

Bước 1 : Điều tra lí lịch học sinh qua phiếu Sơ yếu lí lịch vào tuần đầu tiên

của năm học mới với các nội dung sau:

SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH

1 Họ và tên học sinh:……….……… Giới tính:

2 Ngày … tháng… năm sinh…… Dân tộc:… … Tôn giáo:……

3 - Địa chỉ thường trú:

- Số điện thoại bàn của gia đình:…… … ….

4 - Họ, tên cha: ……… Nghề nghiệp:…… …Số điện thoại:…… …

- Họ, tên mẹ: ……….Nghề nghiệp:…… ….Số điện thoại:……

5 Số anh……… chị……….… em………… trong gia đinh.6 Điều kiện kinh tế gia đình:……… …

7 - Xếp loại của năm học 2021 - 2022: - Học lực:……….Hạnh kiểm:… …….

8 Năng khiếu:……… Sở thích:…… …… ……… …….

9 Chỉ tiêu phấn đấu của em trong năm học này:

10 Em có ý kiến, đề nghị gì với GVCN và nhà trường:

11 PHHS có đề nghị gì với nhà trường và GVCN ?……… ……… ………….……

……… ……… ………….…… Sao Vàng, ngày tháng năm 2022 Phụ huynh

Trang 8

Bước 2: Từ đó, tôi có những hình thức, những biện pháp giáo dục linh hoạt phù

hợp với từng em bởi giáo dục không phải là một công thức chung có sẵn Bêncạnh đó, liên hệ các giáo viên bộ môn trong lớp, trong trường để có thêm nhữngthông tin chính xác về các em.

Bước 3 : Đây là bước tiến hành thường xuyên ở từng giai đoạn Tôi cung cấp số

điện thoại của bản thân, của nhà trường đến từng em và liên hệ với gia đình họcsinh qua điện thoại, kết nối Zalô với phụ huynh Đây là sự liên hệ hai chiều qualại giữa nhà trường với gia đình, giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh họcsinh Bằng các hình thức liên hệ đó, tôi sẽ nắm được những diễn biến về đạođức, về học tập của các em có thể đánh giá hiệu quả những tác động sư phạmđồng thời điều chỉnh phương pháp giáo dục sao cho phù hợp Vì đạo đức, họclực của từng em luôn biến đổi từng giờ, từng ngày chứ không phải là bất biếntheo kiểu “ Đầu sao đuôi vậy”.

2.3.2 Ổn định nề nếp lớp:

Ngay từ tuần đầu tiên, Tôi tổ chức cho lớp chủ nhiệm học nội quy nhàtrường, thảo luận và đề ra nội quy của lớp

Qui định về thưởng phạt: Cuối mỗi tháng, bất kì học sinh nào có ý thức vươnlên, phấn đấu trong học tập, rèn luyện đạt kết quả tốt nhất có thể được khenthưởng Đối với học sinh vi phạm, chậm tiến giáo viên sẽ kịp thời nhắc nhở,thông báo với phụ huynh để phối kết hợp với phụ huynh tìm ra nguyên nhân,giải pháp giúp các em tiến bộ.

Với đối tượng là học sinh lớp 8, các em có thể phát huy khả năng tự quản,phát huy trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ,tôi luôn tôn trọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phêbình và tự phê bình Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhaucùng tiến bộ ở mỗi học sinh Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn địnhnề nếp học tập thì cần có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động, trách nhiệmnhưng phải phát huy được tất cả thế mạnh của các em Vì vậy, với tất cả họcsinh trong lớp, tôi luôn tạo điều kiện cho các em đều được tham gia làm cán bộlớp Qua đó, nhiều em lúc đầu vào lớp còn nhút nhát, không dám tham gia bất kìhoạt động nào hoặc có em luôn nghĩ mình “vô dụng” thì sau một thời gian, cácem đã mạnh dạn tham gia công việc tập thể lớp, bớt đi sự mặc cảm, tự ti trongcuộc sống Để các em tự tin, chủ động trong vai trò cán bộ lớp, trong buổi sinhhoạt lớp đầu năm, tôi đã cụ thể hóa các công việc như sau:

- Lớp trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp điều khiển các tiết sinh hoạt hàngtuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng tuần, hàngtháng và có báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm

Trang 9

- Lớp phó học tập: Theo dõi về mặt học tập của lớp, giải đáp mọi thắc mắccủa các bạn về học tập và là người tổ chức giờ truy bài.

- Lớp phó văn thể mỹ: Tổ chức theo dõi, tham gia các hoạt động văn hóa, vănnghệ, thể dục thể thao.

- Tổ trưởng: Theo dõi các hoạt động của tổ, nắm kết quả học tập của từngtổ viên, xếp loại đánh giá tổ viên và báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp Giáo viênchủ nhiệm hướng dẫn các tổ chuẩn bị một cuốn sổ theo dõi tổ viên

MẪU: SỔ THEO DÕI TỔ VIÊN TỔ 1 - LỚP: 8AT

Lí do đượccộng điểm

Điểm bịtrừ

Lí do bịtrừ điểm1 Phan Trường An

2 Lê Bảo Trang

3 Ngô Minh Ngọc………

Học sinh được khen:1

Học sinh cần cố gắng:1

Sắp xếp chỗ ngồi: Chú ý tới những em có bệnh về tai, mắt, tới vóc dáng

chiều cao, giới tính, học lực Tuy nhiên chỗ ngồi không cố định trong cả năm màsẽ được thay đổi mỗi tháng/1lần.

Ví dụ: Em Lê Hải Đăng là một học sinh tiếp thu bài chậm, em hay uể oải, nằmdài trên bàn, không chú ý, không chịu phát biểu ý kiến xây dựng bài, hay quậyphá, nói chuyện riêng Giáo viên bộ môn tâm sự với tôi: “Em thường xuyênkhông học bài, không làm bài tập” Cũng đã nhiều lần, tôi gặp riêng em để tìmhiểu lí do cũng như tôi biết được trước đó là do bố mẹ bỏ nhau và đều có giađình riêng, em ở với ông bà nội, vì thế tâm lí học tập chán nản Về nhà không cóbàn tay chăm sóc của cha mẹ, ông bà thì già yếu nên việc quan tâm dạy bảo, đônđốc động viên em học tập, rèn luyện gặp nhiều khó khăn Tôi đã thường xuyêngần gũi động viên em đồng thời xếp em Đăng ngồi cạnh em Phạm Hồng Ánh (làlớp phó học tập, đồng thời là một học sinh có trách nhiệm và có học lực vữngvàng của lớp) kèm cặp và thường xuyên tâm sự với bạn Vì vậy em Đăng đã tiếnbộ dần lên về ý thức và kết quả học tập

2.3.3 Xây dựng phong trào học tập lành mạnh:

Tổ chức các hình thức thi đua theo tuần, theo tháng Mỗi tháng tổ chứcmột hình thức thi đua khác nhau nhằm khuyến khích học tập, phẩm chất, nănglực của học sinh

Ví dụ: Phong trào đôi bạn cùng tiến, thi đua chào mừng ngày 20/11 điểm 10tặng thầy cô, hoa điểm 10 tặng mẹ nhân ngày 20/10 và 8/3, ngàn hoa việc tốt Bằng cách mỗi buổi học được khen về thành tích học tập hoặc làm một việc tốt

Trang 10

(nhặt được của rơi, giúp đỡ bạn ) thì bạn đó được cộng điểm Cuối tháng tổngkết, ai được số điểm cộng cao thì người đó sẽ được tuyên dương và nhận đượcphần thưởng Với các phong trào này, các em luôn luôn phấn đấu vươn lên đểđạt thành tích cao nhất Bạn nào đạt thành tích xuất sắc nhất trong tháng sẽ đượctuyên dương với mọi hình thức

Khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia đánh giá Giáo viên thường xuyênnhận xét bằng lời nói trực tiếp hoặc viết vào phiếu nhận xét, vào vở của học sinhvề những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và nănglực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phùhợp với yêu cầu của bài học hoạt động của học sinh Học sinh tự đánh giá ngaytrong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáodục khác, báo cáo kết quả với giáo viên; Học sinh tham gia nhận xét, góp ý chobạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học,hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường độngviên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn cách thứcquan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia cáchoạt động; trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hìnhthức phù hợp, thuận tiện như lời nói, nhắn tin, gọi điện Chính với những hoạtđộng trên, các em luôn nhận ngay được những khuyết điểm của mình để khắcphục hoặc nhận ra được thế mạnh cần phát huy, phấn chấn vươn lên trong họctập cũng như các hoạt động tập thể.

2.3.4 Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”:

Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệtlà giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh “Xây dựng lớp họcthân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh,làm cho học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Tôi tiếnhành từng bước như sau:

* Xây dựng mối quan hệ thầy trò:

Vì đối tượng học sinh là học sinh lớp 8 nên ngay những buổi học đầu tiên,tôi đã chú ý xây dựng mối quan hệ thầy trò gần gũi, thân thiện Tạo cơ hội chocác em tâm sự về những khó khăn, vướng mắc về tâm tư tình cảm mà các emđang gặp phải, thường xuyên lắng nghe ý kiến của học sinh thông qua hình thứcnói chuyện trao đổi trực tiếp hoặc qua hình thức viết thư

Thông qua các ý kiến, tâm sự của học sinh, bản thân giáo viên cũng cần phải tựđiều chỉnh hành vi của mình Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm tìm cách phân tíchgiảng giải cho các em những băn khoăn về tâm sinh lý mà các em giấu kín

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:47