skkn cấp tỉnh một số biện pháp nâng cao năng lực mô hình hóa toán học qua dạy học trải nghiệm

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
skkn cấp tỉnh một số biện pháp nâng cao năng lực mô hình hóa toán học qua dạy học trải nghiệm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC MÔ HÌNH HOÁ TOÁN HỌC QUA CÁC TIẾT THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM

Người thực hiện: Đỗ Thị Dung Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân

SKKN thuộc môn: Toán

THANH HOÁ NĂM 2024

Trang 2

2.1 Cơ sở lý luận của SKKN2 2.2 Thực trạng của vấn đề4 2.3 Các giải pháp và tổ chức thực hiện đã sử dụng để giải

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Toán học có mối liên hệ mật thiết với thực tiễn và có ứng dụng rộng rãi trongrất nhiều ngành khoa học, công nghệ cũng như trong sản xuất và đời sống hàng ngày.Thực tiễn vừa là nguồn gốc, động lực, vừa là nơi kiểm nghiệm tính chân lý của khoahọc nói chung và toán học nói riêng Bởi vậy, trong sự phát triển mạnh mẽ của khoahọc và công nghệ việc rèn luyện cho học năng lực vận dụng kiến thức Toán học vàothực tiễn là điều cần thiết và phù hợp với mục tiêu của giáo dục theo định hướng pháttriển năng lực Để thực hiện được thì GV phải có năng lực vận dụng những khái niệmtoán học ở trường phổ thông để thiết kế và xây dựng các mô hình toán học trong cuộcsống Liên hệ thực tiễn giúp HS học tập một cách tích cực và chủ động, rèn luyện choHS kỹ năng và giáo dục họ ý thức sẵn sàng ứng dụng Toán học một cách có hiệu quảtrong các lĩnh vực kinh tế và sản xuất.

Việc đưa MHH toán học vào dạy và học toán đã được nhấn mạnh trong nhữngnăm gần đây vì những lí do sau: MHH là một phương tiện góp phần phát triển các kĩnăng, năng lực toán học và thái độ của HS, cụ thể là khả năng giải quyết vấn đề, tính tòmò, sáng tạo, suy luận toán học và giao tiếp MHH toán học kết nối toán học trong nhàtrường với môi trường xung quanh, với đời sống xã hội HS khi thấy được mối liên hệgiữa toán học và thực tiễn sẽ thấy việc học tập trong đó có học toán trở nên ý nghĩa hơn.MHH hỗ trợ việc học các khái niệm và quá trình toán học của HS như tạo động cơ, giúpHS hình thành, hiểu và củng cố khái niệm toán học MHH còn giúp trang bị cho HS cácnăng lực để có thể sử dụng toán giải quyết những tình huống trong thực tiễn.

Vì nhiều lý do khác nhau mà những ứng dụng của Toán học vào thực tiễn trongchương trình và SGK, cũng như trong thực tế dạy học Toán ở nước ta chưa được quantâm một cách đúng mức Trong SGK môn Toán và những tài liệu tham khảo về Toánthường chỉ tập trung chú ý những vấn đề, những bài toán trong nội bộ Toán học; trongkhi đó số lượng các ví dụ, bài tập Toán có nội dung liên môn hay thực tiễn để HS họcvà rèn luyện chưa nhiều Không chỉ vậy trong thực tế dạy Toán ở trường trung học,các GV tuy đã quan tâm nhưng chưa thường xuyên rèn luyện cho HS thực hiện nhữngứng dụng của Toán học vào tế đời sống ) Thực tế hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứudạy học MHH trong dạy học toán.

Do đó, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao năng lực mô hình hóa Toán

học qua các tiết thực hành trải nghiệm” Năm học, 2022-2023 là năm thứ hai áp dụng

chương trình GDPT 2018 đối với THCS nên tôi sử dụng các biện pháp cho HS lớp 7.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn từ đó xây dựng, đề xuất hệ thống các biệnpháp, trong đó có hệ thống vấn đề nhằm dạy học MHH toán học cho học sinh lớp 7qua các tiết thực hành trải nghiệm.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Dạy học toán gắn liền với thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề

Trang 4

cho HS lớp 7.

Phương pháp MHH trong dạy học môn Toán, hệ thống bài tập MHH, năng lựcMHH của HS.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tập hợp, đọc, nghiên cứu, phân tích, tổnghợp hệ thống các nguồn tài liệu, các đề tài nghiên cứu, các giáo trình tham khảo liênquan đến đề tài của sang kiến; nội dung kiến thức trong chương trình SGK Toán lớp 7(Kết nối tri thức với cuộc sống) chương trình gioa dục phổ thông 2018.

+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Dự giờ, điều tra, trao đổi với một số GV dạy môn Toán Trung học cơ sở vềthực trạng việc rèn luyện khả năng MHH toán học cho HS lớp 7 ở trường Trung họccơ sở.

Quan sát quá trình học tập của HS trong các giờ học mà GV dạy thực nghiệm.

1.5 Những điểm mới của SKKN

Xây dựng được hệ thống các bài tập có nội dung thực tiễn và dạy học MHH choHS giúp rèn luyện được khả năng MHH toán học cho HS, góp phần đổi mới phươngpháp dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực cho HS.

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Một số khái niệm về mô hình hóa toán học

Mô hình là một hình thức mô tả, minh họa thay thế mà qua đó ta thấy được cácđặc điểm, đặc trưng của vật thể thực tế Mô hình toán học là mô hình để mô tả, giảithích bằng toán học cho các hiện tượng thế giới xung quanh, được biểu đạt bằng ngônngữ toán học Trong đó, ngôn ngữ toán học có thể là các kí hiệu toán học, thuật ngữtoán học, hình vẽ, bảng biểu, sơ đồ toán học hoặc thậm chí là các mô hình ảo trên máyvi tính,… Mô hình hóa (MHH) có thể hiểu là một quá trình chuyển đổi trừu tượng mộtthực tiễn cụ thể nhằm mô tả thế giới trực giác bằng ngôn ngữ tự nhiên Mô hình hóatoán học (MHHTH) là một chu trình giải quyết các vấn đề thực tiễn, các ý tưởng, hiệntượng về thế giới xung quanh thông qua mô hình toán học gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Quan sát, tìm hiểu, khám phá tình huống thực tiễn và xác định cácyếu tố quan trọng (biến, tham số) có tác động đến vấn đề;

Giai đoạn 2: Xây dựng giả thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố bằng toán họcvà phác họa mô hình toán học tương ứng;

Giai đoạn 3: Sử dụng phương pháp và các công cụ toán học phù hợp để phântích và giải quyết mô hình toán học;

Giai đoạn 4: Thông báo kết quả và đối chiếu kết quả với thực tế Đôi khi cầnphải điều chỉnh các mô hình, lặp lại các bước nhiều lần cho đến khi có được kết quảhợp lý.

2.1.2 Mô hình hóa toán học trong dạy học phổ thông

Mô hình hóa (MHH) trong dạy học toán đã được tác giả Lê Văn Tiến đưa ratrong nghiên cứu của mình và phân biệt hai khái niệm “dạy học MHH” và “dạy học

Trang 5

bằng MHH”: Quy trình dạy học MHH: Dạy học tri thức toán học lí thuyết → Vậndụng các tri thức này vào việc giải các bài toán thực tiễn và vào việc xây dựng môhình của thực tiễn Với quy trình này, nguồn gốc thực tiễn và động cơ xuất phát từthực tiễn của bài toán bị mất do tri thức toán học đã có sẵn để giải quyết các vấn đềmới được đặt ra; Quy trình dạy học bằng MHH hay dạy học thông qua MHH: Bài toánthực tiễn → Xây dựng mô hình toán học → Câu trả lời cho bài toán thực tiễn → Trithức cần giảng dạy → Vận dụng tri thức này vào giải các bài toán thực tiễn Quy trìnhtrên đã lấy thực tiễn làm nguồn gốc và động cơ để hình thành tri thức toán học và sửdụng tri thức để để giải quyết các vấn đề trong thực tế.

Rõ ràng ta thấy, dạy học thông qua MHH là phương pháp phát triển khả năngsử dụng toán học cho người học trong cuộc sống thực tế nhiều hơn, tiệm cận gần nhấtvới mục đích được đề ra là: MHH để học toán và học toán để MHH.

2.1.3 Dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh

Năng lực MHHTH là khả năng quan sát tình huống thực tiễn, lựa chọn và xácđịnh các giả thiết, câu hỏi, mối quan hệ phù hợp để “phiên dịch” sang ngôn ngữ toánhọc; giải bài toán bằng các thuật toán và kiểm chứng lời giải trong môi trường banđầu; phân tích và so sánh những mô hình đã có để tìm các các mô hình phù hợp hơn.Năng lực MHHTH được Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018 mô tảở trang 11 thông qua 3 loại việc (hay hành động, thành tố): Xác định được mô hìnhtoán học (gồm công thức, phương trình, bảng biểu, đồ thị, ) cho tình huống xuất hiệntrong bài toán thực tiễn; Giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình đượcthiết lập; Thể hiện và đánh giá được lời giải trong ngữ cảnh thực tế và cải tiến đượcmô hình nếu cách giải quyết không phù hợp Luận điểm của tác giả Lê Văn Hồng khidẫn quan điểm của Nguyễn Bá Kim rằng phát triển năng lực cũng cần thực hiện dạyhọc trong hoạt động và bằng hoạt động Từ đó lập luận đến: Dạy học phát triển nănglực MHHTH phải thực hiện dạy HS các hoạt động MHHTH theo nghĩa các hoạt độngtrong quá trình MHHTH Có thể thấy, chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT)môn Toán đã nói đến 3 lọai việc MHHTH cũng ứng với 3 loại hoạt động mô hình hóa:Loại thứ nhất: Hoạt động chuyển mô hình từ tình huống thưc tiễn thành mô hình toánhọc; Loại thứ hai: Hoạt động trên mô hình toán học; Loại thứ ba: Là giải thích kết quảtừ mô hình toán học vào tình huống thực tiễn và có thể cải tiến mô hình toán học.

Vì vậy, khi dạy học theo hướng phát triển năng lực MHHTH cần chú ý thiết kếđược các hoạt động MHHTH và tổ chức cho học sinh (HS) thực hiện các loại hoạtđộng đó thì có thể coi là thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực MHHTH.

2.1.4 Yêu cầu về mô hình hóa toán học các bài toán thực tiễn trong chươngtrình toán lớp 7 Việt Nam

Môn Toán góp phần hình thành và phát triển cho HS năng lực toán học (biểuhiện tập trung nhất của năng lực tính toán) bao gồm các thành phần cốt lõi sau: nănglực tư duy và lập luận toán học; năng lực MHH toán học; năng lực giải quyết vấn đềtoán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.Trong đó biểu hiện cụ thể của năng lực MHH Toán học ở cấp Trung học cơ sở là:

Trang 6

Sử dụng được các mô hình toán học (gồm công thức toán học, sơ đồ, bảng biểu,hình vẽ, phương trình, hình biểu diễn,…) để mô tả tình huống xuất hiện trong một sốbài toán thực tiễn không quá phức tạp.

Giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập.

Thể hiện được lời giải toán học vào ngữ cảnh thực tiễn và làm quen với việckiểm chứng tính đúng đắn của lời giải.

Chương trình phổ thông tổng thể mới đã chỉ rõ năng lực MHH toán học là mộttrong những thành phần cốt lõi của năng lực toán học mà HS được hình thành và pháttriển thông qua quá trình học tập môn Toán ở trường phổ thông Mối quan hệ giữaToán học và thực tế cũng được quan tâm chú trọng hơn so với chương trình hiện hành.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Mục tiêu

Mục tiêu của cuộc điều tra này là: Tìm hiểu về mức độ thường xuyên liên hệtoán học với thực tế của GV, mong muốn biết thêm các ứng dụng thực tế của kiến thứcToán học vào đời sống của HS và một số khó khăn của HS gặp phải trong quá trìnhhọc môn Toán Từ đó đưa ra các biện pháp để dạy học MHH cho HS ở trường THCScụ thể là dạy học MHH chương trình Đại số lớp 7.

2.2.2 Hình thức điều tra

Để điều tra về thực trạng việc rèn luyện năng lực MHH cho HS trong chươngtrình Đại số lớp 7, tác giả đã tiến hành dự giờ, trao đổi trực tiếp và phát phiếu điều tra.Tôi điều tra 113 HS lớp 7 tại trường THCS Thị trấn Lam Sơn

2.2.3 Nội dung điều tra

Phiếu khảo sát dành cho HS có nội dung lấy ý kiến của HS về: mong muốn tìmhiểu các ứng dụng thực tế của kiến thức Toán học, tầm quan trọng của môn Toán, mốiliên hệ của môn Toán với các môn học khác và thực tiễn Ngoài ra phiếu khảo sát cũngnêu ra một số khó khăn thường gặp phải trong quá trình HS học môn Toán.

2.2.4 Kết quả điều tra thực trạng về việc rèn luyện năng lực MHH cho HStrong chương trình Đại số lớp 7

Sau đó, tác giả thu lại phiếu các phiếu khảo sát từ 113 HS và thu được kết quảnhư sau:

- Mong muốn biết thêm các ứng dụng thực tế của những kiến thức Toán họccủa HS: 3% không muốn, 65% bình thường, 32% rất muốn

- Mức độ thường xuyên tự tìm hiểu những ứng dụng trong thực tiễn Toán họccủa HS: 10% không bao giờ, 77% Thỉnh thoảng; 13% Thường xuyên

Dựa vào thống kê trên ta thấy được đa số HS đều muốn biết mối liên hệ giữaToán học và thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là muốn biết các kiến thức mình học được ởmôn Toán có dùng trong cuộc sống hằng ngày hay không và sử dụng như thế nào Tuynhiên các em lại không thường xuyên tự mình tìm hiểu các ứng dụng của Toán họctrong thực tiễn Thông qua trao đổi, phỏng vấn nguyên nhân của việc này có thể là do:

HS còn chưa chủ động, trông chờ vào GV giới thiệu các ứng dụng thực tế hoặcdo phương pháp dạy học của GV ảnh hưởng đến cách học của HS.

Trang 7

HS chưa biết cách tìm hiểu ở đâu và tìm hiểu như thế nào.

HS chủ yếu tập trung vào các bài tập trong nội bộ Toán học đã chiếm quá nhiềuthời gian mà ít để tâm đến các vấn đề khác của Toán học.

- Mức độ thường xuyên giảng giải mối liên hệ toán học với thực tiễn của GV:7% Không bao giờ, 64% Thỉnh thoảng, 29% Thường xuyên.

Chúng ta thấy được là GV đã có quan tâm đến việc giảng giải về mối liên hệgiữa toán học với thực tiễn nhưng chưa ở mức độ thường xuyên Qua trao đổi, một sốHS có chia sẻ là GV có liên hệ Toán học với thực tế cuộc sống trong các tiết dạy lýthuyết tuy nhiên không phải kiến thức nào cũng có ứng dụng, các bài tập thực tế cũngđã cho nhưng chưa nhiều.

- Đánh giá của HS về mối liên hệ giữa Toán học và các môn học khác: 1%Không liên quan, 67% Có một chút liên quan, 32% Có liên quan chặt chẽ.

- Ý kiến của HS về tầm quan trọng của môn Toán trong việc học ở trường: 1%Không quan trọng, 26% Cần thiết, 44% Quan trọng, 29% Rất quan trọng.

- Ý kiến của HS về tầm quan trọng của môn Toán cuộc sống hàng ngày: 3%Không quan trọng, 39% Cần thiết, 33% Quan trọng, 25% Rất quan trọng.

Dựa vào các thống kê trên ta có thể thấy được là phần lớn HS đều đánh giá mônToán không đứng độc lập mà có liên quan đến các môn học khác Không chỉ vậy trongnhà trường, Toán học là một môn học quan trọng và Toán học cũng cần thiết trong đờisống hằng ngày Thông qua trao đổi, một số HS cũng chia sẻ rằng các bậc phụ huynhcũng đánh giá môn Toán là một môn học rất quan trọng và HS dành phần lớn thời giancả ở trường và ở nhà để học Toán.

- Ý kiến của HS về mức độ khô khan của môn Toán: 12% Không khô khan,68% Bình thường, 13% Khô khan, 7% Rất khô khan.

Dựa vào thống kê trên ta thấy được phần lớn HS không cảm thấy môn Toán làkhô khan do GV đã lồng ghép được các ứng dụng thực tế của Toán học trong các tiếtdạy trên lớp và do HS được tham gia trải nghiệm khiến HS không bị nhàm chán.

Thông qua điều tra, ta cũng thống kê được một số khó khăn cơ bản mà HS gặpphải trong quá trình học tập môn Toán như sau:

+ Kiến thức khó hiểu, nhiều công thức phải ghi nhớ + Dễ nản lòng khi gặp các bài toán khó.

+ Môn hình học khó tưởng tượng nhưng lại ít mô hình trực quan sinh động + GV vẫn thiên về dạy lý thuyết và giải các bài tập Toán học đơn thuần màthiếu yếu tố thực tế.

+ Những kiến thức khó đã được học lại ít áp dụng vào trong cuộc sống + HS ít khi được tham gia các hoạt động trải nghiệm.

Để giải quyết các khó khăn trên, một số HS cũng đưa ra một vài mong muốncủa mình trong quá trình học môn Toán như sau: Giảm bớt các dạng bài tập, các kiếnthức khó; thêm nhiều ví dụ sinh động từ thực tế, các ứng dụng, liên hệ với thực tế; cóthêm nhiều hình vẽ, mô hình trực quan trong giờ học; đặc biệt là được tham gia cáchoạt động trải nghiệm sáng tạo vận dụng kiến thức Toán học.

Trang 8

Thông qua điều tra, ta thấy HS đều có nhu cầu muốn biết, học, tìm hiểu về cácứng dụng của Toán học trong thực tế đặc biệt là trong đời sống hàng ngày Việc khôngđược thỏa mãn nhu cầu này sẽ là một rào cản để các em có sự yêu thích với môn Toán.

2.2.5 Nguyên nhân thực trạng

Nguyên nhân của thực trạng trên có thể do:

Thời lượng và chương trình học còn khá nặng về kiến thức nên khi lên lớp, GVvẫn chủ yếu truyền đạt kiến thức theo các phương pháp truyền thống: thuyết trình, vấnđáp chứ chưa chú trọng nhiều đến các hoạt động giúp HS tự khám phá ra kiến thức cầnđạt được thông qua dạy học MHH.

Đề thi giữa kì, học kì của trường đã có những bài toán có yếu tố thực tế nên HSđã có cơ hội làm quen nhưng chiếm số điểm chưa nhiều so với các dạng toán thôngthường khác

GV chưa có một kho dữ liệu chính thức để có những liên hệ của từng phần kiếnthức lý thuyết với thực tiễn, các bài toán có yếu tố thực tế Thêm vào đó việc ra đề bàicác bài toán thực tế sẽ mất nhiều thời gian, công sức hơn so với các bài toán thôngthường.

Như vậy, chúng ta có thể thấy được để Toán học đến gần hơn với đời sống củaHS thì GV cần dạy học MHH xen kẽ với các phương pháp dạy học truyền thống, tạocơ hội cho HS tự tìm tòi ra kiến thức và các ứng dụng của Toán học trong thực tiễn.

2.3 Các biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm trong dạy họcToán

2.3.1 Cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp

- Con đường để học sinh hình thành phẩm chất và năng lực là dựa trên sự huyđộng tổng hợp kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau.

- Động cơ của hoạt động thực hành trải nghiệm ở học sinh là hiện thân ởnhững kiến thức kĩ năng và năng lực mà thông qua hoạt động đem lại Đối với họcsinh thì động cơ thực hiện hoạt động thực hành trải nghiệm có thể nói là động cơ hoànthiện tri thức toán học đã được học và vận dụng tri thức Toán học để giải quyết tìnhhuống thực tiến

-Mục tiêu cơ bản của hoạt động thực hành trải nghiệm trong môn Toán: kiếnthức, kĩ năng cần chiếm lĩnh, thái độ hình thành và năng lực cần có để phục vụ cuộcsống, trong Toán học là một công cụ để hình thành và phát triển năng lực

- Phương tiện của hoạt động thực hành trải nghiệm là các thao tác( thao tác vậtchất và thoa tác tư duy)

- Hoạt động thực hành trải nghiệm chỉ có thể diễn ra trong điều kiện: Khônggian, thời gian, cơ sở vật chất(tài liệu, phương tiện, thiết bị đo đạc, tính toán ), môitrường tự nhiên và môi trường tâm lí nhất định.

2.3.2 Một số biện pháp nâng cao năng lực mô hình hóa Toán học cho họcsinh lớp 7 qua các tiết thực hành trải nghiệm”.

Biện pháp 1 Giáo viên tự trang bị những những kiến thức kĩ năng cơ bản đểchuẩn bị cho giờ học thực hành trải nghiệm

Trang 9

Để chuẩn bị tốt hoạt động thực hành trải nghiệm trong dạy học môn Toán

7(Tập 2- Kết nối tri thức với cuộc sống) giáo viên cần tự trang bị cho mình một số

kiến thức kĩ năng cơ bản sau:

- Những kiến thức về phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động thực hànhtrải nghiệm trong dạy học môn Toán ở THCS Việc lựa chọn phương pháp và hìnhthức tổ chức, giáo viên chú trọng đến yếu tố phù hợp với điều kiện thực tiễn khi khaithác các hoạt động thực hành trải nghiệm.

- Kiến thức cơ bản về dạy học tích hợp và liên môn( với các môn môn Khoahọc Tự nhiên )

- Kiến thức về trò chơi, kĩ năng tổ chức trò chơi gắn với nội dung toán học ởTHCS.

-Kĩ năng tính toán là yếu tố quan trọng để tổ chức cho học sinh thực hiện cáchoạt động thực hành trải nghiệm trong dạy học môn Toán.

Biện pháp 2: Khai thác yếu tố thực tiễn trong tổ chức hoạt động thực hành trảinghiệm.

Bản chất của hoạt động thực hành trải nghiệm là tổ chức cho học sinh tiến hành

giải quyết các vấn đề thực tiễn bằng kiến thức, kĩ năng đã có Do vậy, yếu tố thực tiễnlà yếu tố quan trọng và cốt lõi của hoạt động.

Hoạt động thực hành trải nghiệm được tổ chức sau chủ đề kiến thức, chẳng hạn

ở SGK Toán 7 tập 2 ( Kết nối tri thức với cuộc sống) hoạt động thực hành trải nghiệm

Ví dụ 1: Đại lượng tỉ lệ trong đời sống

Hoạt động 1: Chuyển đổi đơn vị đo lườngBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc hiểu thông tin nội dung

“Chuyển đổi đơn vị đo chiều dài” dưới sự

hướng dẫn của GV.

+ GV lưu ý cho HS nhớ tên gọi và kí hiệu củacác đơn vị đo lường, cũng như mối quan hệ

1 Chuyển đổi đơn vị đo lường

Chuyển đổi đơn vị đo chiều dài:

- Inch viết tắt là in, là đơn vị đo

chiều dài phổ biến ở Mỹ, Anh vàmột số nước khác:

1inch = 2,54 cm

Trang 10

giữa chúng.

+ GV lưu ý và cho HS ghi vở:1 in = 2,54 cm;

1ft = 12 in;1 yd = 3 ft;1 mi = 1760 yd;1 nmi = 1852 m.

- GV cho HS thảo luận và làm việc theo nhómáp dụng kiến thức chuyển đổi đơn vị đo chiều

dài hoàn thành HĐ1-Tính chiều cao của tượng

Nữ thần tự do.

+ GV đặt câu hỏi và giới thiệu khái quát về tác

phẩm tượng Nữ thần tự do: Công trình nghệ

thuật được làm bằng đồng đặt ở đảo Libertythuộc thành phố NewYork, là quà tặng củaPháp dành cho Hoa Kỳ để thắt chặt mối quanhệ ngoại giao giữa hai nước…

+ GV yêu cầu HS nêu phương pháp làm

GV gợi ý HS phương pháp: trước hết đưakết quả về in, sau đó đưa về cm và viết/ làmtròn kết quả theo yêu cầu.

- GV tổ chức cho HS đọc hiểu thông tin nội

dung “Chuyển đổi đơn vị đo khối lượng”.

+ GV giới thiệu cho HS đơn vị đo khối lượng

Pound (cân Anh) – đơn vị đo truyền thống của

lượng hoàn thành HĐ2-Tính khối lượng liên

quan đến tượng Nữ thần tự do.

+ GV yêu cầu HS nêu phương pháp làm

GV lưu ý cho HS chìa khoá là đổi từ đơn vịIb sang kg, sau đó từ kg ta có thể đổi sang cácđơn vị quen thuộc khác như tấn, gam,…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS chú ý nghe giảng, thực hiện lần lượt các

- Người ta còn dùng các đơn vị đo

độ dài khác như foot, yard, mile,hải lí:

1 foot (ft) = 12 in)1 yard (yd) = 3ft1 mile (mi) = 1760 yd1 hải lí (nmi/NM) = 1852 m

Chiều cao của tượng Nữ thần Tự dotheo đơn vị mét (làm tròn đến hàngđơn vị) là:

151 ft 1 in = 151.12 + 1 = 1813 in= 4605,02 (cm) = 46,0502 (m) ≈46 (m)

Chuyển đổi đơn vị đo khốilượng:

Pound hay cân Anh, viết tắt là Ib, là

một đơn vị đo khối lượng truyềnthống của Anh, Mỹ và một số quốcgia khác.

1 pound (Ib)= 0,45359237 kg= 16 ounce

+ Khối lượng đồng dùng trong bứctượng theo đơn vị tấn (làm tròn đếnchữ số thập phân thứ hai) là:

60 000 Ib = 60 000 0,45359237 =27 215, 5422 (kg)

= 27,2155422 (tấn)≈27,22 (tấn)

+ Khối lượng thép dùng trong bứctượng theo đơn vị tấn (làm tròn đếnchữ số thập phân thứ hai) là:

250 000 Ib = 250 000 0,45359237= 113 398, 0925 (kg)

= 113,3980925 (tấn)

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:45