Chúng ta đềubiết phần sinh thái học là phần kiến thức chiếm tỷ trọng lớn trong đề thi tốtnghiệp hiện nay và đại học trước đây hiện nay 10 câu trong đó có 3 câu ở mứcvận dụng và vận dụng
NỘI DUNG
Cơ sở lí luận
Thuật ngữ “sơ đồ tư duy” không còn xa lạ trong quá trình dạy học Nhưng để hiểu rõ về sơ đồ tư duy, cách xây dựng sơ đồ tư duy và các giá trị mà nó mang lại thì không phải ai cũng áp dụng trong quá trình đồng hành cùng học sinh nhất là khi ôn thi đánh giá năng lực với học sinh THPT và thi TN THPT với học sinh lớp 12.
Sơ đồ tư duy có tên tiếng anh là Mindmap, được biết đến là phương pháp ghi chú thông minh với các ý tưởng sử dụng từ ngữ ngắn gọn cùng hình ảnh sinh động để bộ não con người có thể tiếp cận, ghi nhớ một cách nhanh chóng và lưu trữ lâu dài Mindmap không chỉ giúp con người ghi nhớ theo một trình tự nhất định mà còn giúp chúng ta liên hệ các dữ kiện, kích thích trí não sáng tạo để tạo hứng thú cho quá trình học tập, làm việc Sử dụng Mindmap con người không cần mất thời gian, công sức ghi chép dày đặc các nội dung mà thông qua các tiêu đề ngắn gọn, các ký hiệu, hình ảnh hai chiều để ghi nhớ một cách tổng thể và chi tiết.
Với xu hướng lấy học sinh làm trung tâm như hiện nay việc giáo viên áp dụng cách vẽ sơ đồ tư duy trong giảng dạy mang lại rất nhiều lợi ích Sơ đồ tư duy sẽ giúp giáo viên có thể trình bày các khái niệm rõ ràng, tập trung vào các vấn đề cần trao đổi cho học sinh Đồng thời giúp học sinh có cách nhìn tổng quan về chủ đề và nội dung kiến thức Việc các em chủ động xây dựng sơ đồ tư duy sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo ở các em Đồng thời hình thành học tập biện chứng Nhờ đó học sinh nắm chắc kiến thức, ghi nhớ lâu thay cho kiểu học thuộc lòng trước đây
2.1.2 Cấu trúc phần sinh thái học
Theo SGK sinh học cơ bản 12 phần này có 3 chương:
Chương I Cá thể và quần thể sinh vật( gồm 5 bài từ bài 35 đến bài 39)
Chương II Quần xã sinh vật( gồm 2 bài từ 40 đến 41)
Chương III Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường( từ bài 42 đến bài 46)
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Mỗi giáo viên khi vào nghề đều được trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết Trong quá trình công tác mỗi người không ngừng tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo hiệu quả công việc của mình Việc lựa chọn cách thức để truyền tải kiển thức, phát huy tính tích cực sáng tạo đến học sinh của mỗi giáo viên là khác nhau và đến từng học sinh trong lớp cũng có sự khác biệt Vì thế để lựa chọn cách thức tiến hành phù hợp với kiến thức bộ môn, với khả năng của học sinh là điều rất quan trọng, trong đó hướng dẫn cho học sinh ôn tập kiến thức để có khả năng tái hiện để vận dụng là rất quan trọng vì nó quyết định đến kết quả dạy học. Áp lực về chất lượng bộ môn và tiêu chí đánh giá giáo viên liên quan đến chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh cũng dồn lên vai người giáo viên vì thế giáo viên phải có cách thức để học sinh của mình hợp tác nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục Cũng có nhiều thầy cô áp dụng sơ đồ tư duy trong quá trình giảng dạy nhưng thông thường áp dụng trong những giờ dạy chính khóa, tiết thao giảng mà chưa mạnh dạn áp dụng trong việc ôn thi cho học sinh và hướng dẫn cho học sinh tự ôn luyện.
2.2.2 Thực trạng tại trường THPT Chu Văn An
Tại trường THPT Chu Văn An cũng có những môn học áp dụng, bản thân tôi và các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn cũng áp dụng sơ đồ tư duy để dạy các phần khác như di truyền học, tiến hóa, sinh thái theo từng bài Nhưng việc sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi lần này thực hiện đồng bộ hơn đặc biệt đối với toàn bộ phần Sinh thái học, áp dụng cho cả học sinh khối 11 có nhu cầu ôn thi đánh giá năng lực khi giao cho các em tự nghiên cứu.
Giải pháp thực hiện ôn tập phần sinh thái học
2.3.1 Xác định lý thuyết trọng tâm của từng chương
Chương I Các thể và quần thể sinh vật
- Khái niệm môi trường và cách phân loại môi trường.
- Khái niệm nhân tố sinh thái, phân loại nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái, nơi ở và ổ sinh thái.
- Khái niệm quần thể sinh vật, các đặc trưng cơ bản về sinh thái học của một quần thể Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể Phân biệt quần thể với tập hợp ngẫu nhiên các cá thể cùng loài.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và biến động số lượng cá thể của quần thể Phân biệt các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể Ý nghĩa của việc nghiên cứu biến động số lượng cá thể của quần thể.
Chương II Quần xã sinh vật
- Các đặc trưng cơ bản của một quần xã
- Mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã.
- Khái niệm diễn thế sinh thái và các kiểu diễn thế sinh thái.
Chương III Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường.
- Khái niệm hệ sinh thái, sinh quyển.
- Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái Các kiểu hệ sinh thái.
- Trao đổi chất và năng lượng trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
- Chu trình sinh địa hóa và vấn đề sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
2.3.2 Xây dựng sơ đồ tư duy theo từng chương, từng chủ đề
* Đối với giáo viên: Tham khảo các sơ đồ tư duy của bạn bè, đồng nghiệp. Dùng phần mền Canva xây dựng sơ đồ tư duy theo yêu cầu cần đạt của từng chương hoặc chủ đề Chia nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho học sinh theo các nhóm Làm 1 sơ đồ tổng quát kiến thức phần sinh thái học và 6 sơ đồ tư duy theo các chủ đề:
- Môi trường và các nhân tố sinh thái
- Quần xã sinh vật (Khái niệm, đặc trưng, mối quan hệ)
- Sinh quyển và bảo vệ môi trường
* Đối với học sinh: Đọc kiến thức lý thuyết theo SGK và lý thuyết do giáo viên soạn thảo Tự sơ đồ hóa kiến thức theo chương, theo chủ đề như trên Sau đó thống nhất theo nhóm để báo cáo.
2.3.3 Cách thức tiến hành ôn tập
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị ở nhà
- Đọc tóm tắt lý thuyết phần sinh thái học do giáo viên soạn thảo.
- Tự xây dựng sơ đồ tư duy Sau đó thống nhất với nhóm để báo cáo.
Bước 2: Học sinh báo cáo sơ đồ tư duy, thảo luận và đánh giá chéo
- Tôi chia theo từng bàn, mỗi bàn một nhóm, làm tất cả các sơ đồ trên nhưng báo cáo theo 1 sơ đồ mình yêu thích nhất.
- Học sinh thống nhất nội dung báo cáo qua các nhóm zalo riêng của các em ( tiết kiệm thời gian ôn tập trên lớp), cử đại diện nhóm đưa sơ đồ đã thống nhất.
- Các nhóm đánh giá chéo, so sánh với kết quả của mình, tìm sơ đồ ưu thế nhất, bổ sung chỉnh sửa phù hợp.
Bước 3: Giáo viên chuẩn hóa sơ đồ tư duy, học sinh ghi lại, tham khảo và sử dụng ôn tập.
1 Sơ đồ tổng quát kiến thức phần sinh thái học 12:
2 Chuẩn hóa sơ đồ theo các chương, các chủ đề đã phân công:
Sơ đồ 1: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Sơ đồ 2: Quần thể sinh vật
Sơ đồ 3: Quần xã sinh vật
Sơ đồ 4: Diễn thế sinh thái
Sơ đồ 5 Hệ sinh thái
Sơ đồ 6 Sinh quyển và bảo vệ môi trường
Bước 4: Làm các câu hỏi theo: câu hỏi từng chủ đề, câu hỏi tổng hợp; câu hỏi đánh giá năng lực và chinh phục điểm cao.
- Với những học sinh có năng lực chưa tốt, tôi cho các em tiếp cận sơ đồ và yêu cầu đạt kiến thức căn bản trong sơ đồ, sau đó làm các câu hỏi từng chủ đề nhiều lần.
- Với những học sinh có năng lực tốt hơn, mục tiêu cao hơn các em phải hệ thống hóa toàn bộ các sơ đồ, biết cách liên kết các kiến thức ở các sơ đồ, làm các câu hỏi ở tất cả các các mục từ câu hỏi chủ đề, đến câu hỏi tổng hợp và câu hỏi chinh phục điểm cao và đánh giá năng lực.
- Sửa chi tiết cho các em, tìm nguyên nhân sai từ đó khắc phục Hướng dẫn các em tìm từ chốt, ý hỏi trọng tâm để tìm nhanh phương án trả lời và trả lời chính xác ( nhất là những câu số đếm, câu kèm hình ảnh, biểu đồ).
HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP KÈM ĐÁP ÁN
A HỆ THỐNG CÂU HỎI THEO CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ 1 MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Câu 1 Môi trường sống chủ yếu của sinh vật không gồm loại nào sau đây?
A Môi trường trên cạn B Môi trường nước.
C Môi trường không khí D Môi trường đất.
Câu 2 Môi trường sống của trai sông là:
A môi trường cạn B môi trường sinh vật.
C môi trường đất D môi trường nước.
Câu 3 Môi trường sống của giun đất là:
A môi trường cạn B môi trường sinh vật.
C môi trường đất D môi trường nước.
Câu 4 Môi trường sống của vi sinh vật trong dạ cỏ của bò là
A môi trường sinh vật B môi trường đất.
C môi trường cạn D môi trường nước.
Câu 5 Nhận xét nào sau đây đúng về môi trường sống và các nhân tố sinh thái của sinh vật?
A Có 3 loại môi trường và 2 nhóm nhân tố sinh thái.
B Có 4 loại môi trường và 2 nhóm nhân tố sinh thái.
C Có 2 loại môi trường và 2 nhóm nhân tố sinh thái.
D Có 2 loại môi trường và 4 nhóm nhân tố sinh thái.
Câu 6 Nhân tố nào sau đây thuộc nhân tố hữu sinh?
A Thực vật B Ánh sáng C Nhiệt độ D Độ ẩm. Câu 7 Nhân tố nào sau đây thuộc nhân tố vô sinh?
A Vi sinh vật B Nhiệt độ C Động vật D Thực vật. Câu 8 Một “không gian sinh thái”mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là
A khoảng thuận lợi B ổ sinh thái
C giới hạn sinh thái D khoảng chống chịu
Câu 9 Khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật được gọi là:
A khoảng thuận lợi B ổ sinh thái
C khoảng chống chịu D giới hạn sinh thái
Câu 10 Khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất là
A khoảng thuận lợi B giới hạn sinh thái.
C ổ sinh thái D khoảng chống chịu.
Câu 11 Thế giới hữu cơ của môi trường chính là
A Đất-nước-không khí B Các mối quan hệ giữa các sinh vật
C Các chất hữu cơ D Thế giới sinh vật
Câu 12 Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái
A vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
B vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến sinh vật.
C hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
D hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. Câu 13 Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
A tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
B đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.
C đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
D đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.
Câu 14 Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm
A thực vật, động vật và con người.
B vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.
C vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.
D thế giới hữu cơ của môi trường, và những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
Câu 15 Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ quần thể thì gọi là
A nhân tố hữu sinh B nhân tố vô sinh.
C nhân tố sinh thái D giới hạn sinh thái
Câu 16 Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là
A nhân tố vô sinh B nhân tố hữu sinh.
C nhân tố sinh thái D giới hạn sinh thái.
Câu 17 Khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian gọi là
A Nơi ở B Sinh cảnh C Giới hạn sinh thái D Ổ sinh thái Câu 18 Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái mà
A ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
B ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
C giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
D ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
Câu 19 Khoảng giới hạn sinh thái về nhiệt độ cho cá rô phi ở Việt nam là
Câu 20 Cá rô phi Việt Nam sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 20-35 0 C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6 0 C- 20 0 C gọi là
A Giới hạn sinh tahsi về nhiệt độ B Khoảng thuận lợi.
C Khoảng chống chịu trên D Khoảng chống chịu dưới
Câu 21 Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố
A hạn chế B rộng C vừa phải D hẹp.
Câu 22 Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố
A hạn chế B rộng C vừa phải D hẹp.
Câu 23 Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với một số yếu tố này nhưng hẹp đối với một số yếu tố khác chúng có vùng phân bố
A hạn chế B rộng C vừa phải D hẹp. Câu 24 Nơi ở là ?
A khu vực sinh sống của sinh vật B nơi cư trú của loài
C khoảng không gian sinh thái D nơi có đầy đủ yếu tố thuận lợi cho sinh vật. Câu 25 Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài 1; 2; 3; 4 lần lượt là: 10 0 C - 38,5 0 C ; 10,6 0 C - 32 0 C ; 5 0 C - 44 0 C; 8 0 C - 32 0 C Loài có khả năng phân bố rộng nhất và hẹp nhất lần lượt là:
CHỦ ĐỀ 2 QUẦN THỂ SINH VẬT Câu 1 Ví dụ về một quần thể là
A cây trong vườn B cá chép và cá vàng trong hồ.
C đàn cá rô phi trong ao D cây cỏ ven bờ hồ.
Câu 2 Ví dụ nào sau không phải là một quần thể là:
A Đàn cá rô phi trong hồ B cây cỏ ven bờ hồ.
C đàn cá chép trong ao D các cây sim trên đồi.
Câu 3 Ví dụ về một quần thể là:
A cá chép và cá rô phi trong hồ B cây cỏ ven bờ hồ.
C cây trong vườn D các cây sim trên đồi.
Câu 4 Một số loài cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau Hiện tượng này thể hiện ở mối quan hệ:
A hỗ trợ cùng loài B cạnh tranh cùng loài
C cộng sinh D hỗ trợ khác loài.
Câu 5 Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể là
A bồ nông xếp thành hàng ngang đi kiếm ăn B cây trồng và cỏ dại.
C bò đực đánh nhau giành con cái D hai cây thông liền rễ.
Câu 6 Ví dụ cho mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể là:
A gà trống đánh nhau giành thức ăn B bò đực đánh nhau giành con cái.
C bồ nông xếp thành hàng ngang đi kiếm ăn D cây trồng và cỏ dại.
Câu 7 Quần thể là một tập hợp cá thể
A cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
B khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định.
C cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.
D cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
Câu 8 Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau (liền rễ) Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ
A cạnh tranh cùng loài B hỗ trợ khác loài
C cộng sinh D hỗ trợ cùng loài.
Câu 9 Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể là đặc trưng về
A tỉ lệ giới tính B nhóm tuổi C mật độ cá thể D kiểu phân bố. Câu 10 Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng cùa quần thề giao phối?
A Tỉ lệ các nhóm tuổi B Mật độ cá thể.
C Tỉ lệ giới tính D Thành phần loài.
Câu 11 Quần thể không có kiểu phân bố nào sau đây ?
A Phân bố ngẫu nhiên B Phân bố theo chiều ngang.
C Phân bố theo nhóm D Phân bố đều.
Câu 12 Đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi là
A kiểu phân bố B mật độ cá thể C nhóm tuổi D tỉ lệ giới tính. Câu 13 Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng cùa quần thề giao phối?
A Tỉ lệ các nhóm tuổi B Thành phần loài C Tỉ lệ giới tính D Mật độ cá thể. Câu 14 Tuổi sinh thái là
A tuổi thọ tối đa của loài B thời gian sống thực tế của cá thể.
C tuổi bình quần của quần thể D tuổi thọ do gen quyết định.
Câu 15 Tuổi quần thể là
A tuổi trung bình của các cá thể trong loài
B tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.
C thời gian tồn tại của cá thể từ lúc sinh đến khi chết vì nguyên nhân sinh thái.
D khoảng thời gian tồn tại của cá thể từ lúc sinh đến khi chết vì già.
Câu 16 Tuổi sinh lí là
A thời gian sống thực tế của cá thể.
B thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
C tuổi thọ tối đa của loài.
D tuổi bình quân của quần thể
Câu 17 Ví dụ về sự phân bố theo nhóm trong quần thể là
A đàn trâu rừng, chim cánh cụt B nhóm cây bụi mọc hoang dại.
C cây gỗ trong rừng nhiệt đới D chim hải âu, đồi cây thông.
Câu 18 Ví dụ về kiểu phân bố đồng đều là
A cây thông trong rừng thông B nhóm cây bụi mọc hoang dại
C cây gỗ trong rừng nhiệt đới D đàn trâu rừng, chim cánh cụt.
Câu 19 Ví dụ về kiểu phân bố ngẫu nhiên là:
A đàn trâu rừng, chim cánh cụt B nhóm cây bụi mọc hoang dại.
C chim hải âu, đồi cây thông D các loài cây gỗ trong rừng nhiệt đới. Câu 20 Kiểu phân bố phổ biến của quần thể là
A phân bố theo nhóm B phân bố đều.
C phân bố theo chiều ngang D Phân bố ngẫu nhiên.
Câu 21 Quần thể không có kiểu phân bố nào sau đây ?
A Phân bố theo chiều thẳng đứng B Phân bố ngẫu nhiên.
C Phân bố theo nhóm D Phân bố đều.
Câu 22 Ý nghĩa sinh thái của phân bố theo nhóm trong quần thể là
A giảm mức độ cạnh tranh B các cá thể hỗ trợ lẫn nhau.
C tận dụng được nguồn sống D tăng mức độ cạnh tranh.
Câu 23 Ý nghĩa sinh thái của phân bố đồng đều trong quần thể là
A tăng mức độ cạnh tranh B giảm mức độ cạnh tranh.
C tận dụng được nguồn sống D các cá thể hỗ trợ lẫn nhau.
Câu 24 Đặc trưng ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể là:
A tỉ lệ giới tính B sự phân bố C mật độ cá thể D nhóm tuổi. Câu 25 Các đặc trưng của quần thể bao gồm:
1 Tỉ lệ giới tính 2 Nhóm tuổi 3 Sự phân bố cá thể
4 Mật độ cá thể 5 Kích thước của quần thể 6 Mức sinh sản.
7 Tăng trưởng của quần thể 8 Mức tử vong 9 Mức cạnh tranh.
Câu 26 Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là
A tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.
B số lượng cá thể có trong quần thể.
C tỉ lệ đực và cái trong quần thể.
D số lượng cá thể sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
Câu 27 Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là
A Phân bố theo nhóm B Phân bố ngẫu nhiên
C Phân bố đồng đều D Phân bố theo độ tuổi
Câu 28 Kiểu phân bố nào thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều?
A Phân bố theo nhóm B Phân bố đồng đều
C Phân bố ngẫu nhiên D Phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên Câu 29 Hình thức phân bố đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A Các cá thể hổ trợ nhau chống lại các yếu tố bất lợi của môi trường
B Các cá thể tận dụng được nguồn sống trong môi trường
C Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
D Các cá thể cạnh tranh gay gắt để giành nguồn sống
Câu 30 Đặc trưng nào có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi?
A Tỉ lệ giới tính B Mật độ cá thể
C Nhóm tuổi D Kích thước của quần thể
Câu 31 Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và
A tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể
B kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể
C diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng
D các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thế.
Câu 32 Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
B Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
D Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 33 Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm
A trước sinh sản B đang sinh sản.
C trước sinh sản và đang sinh sản D đang sinh sản và sau sinh sản Câu 34 Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổ định do
A sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm
B sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm.
C sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng
D sự tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử
Câu 35 Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là
A sức sinh sản B mức tử vong.
C sức tăng trưởng của cá thể D nguồn thức ăn từ môi trường.
Câu 36 Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu Điều nào sau đây là không đúng?
A Quần thể dể rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong
B Sự hổ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm
C Khả năng sinh sản sẽ tăng lên do mật độ cá thể thấp,ít cạnh tranh
D Giao phối gần xảy ra làm giảm sức sống của quần thể.
Câu 37 Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển, gọi là
A kích thước tối đa của quần thể B mật độ của quần thể.
C kích thước trung bình của quần thể D kích thước tối thiểu của quần thể.
Câu 38 Một quần thể có số lượng cá thể 30, trong khu phân bố 60m2 Dựa vào đây ta có thể xác định được các đặc trưng nào của quần thể?
A Kích thước, mật độ B mật độ, sự phân bố.
C Kích thước, sự phân bố D Thành phần tuổi.
Câu 39 Biến động số lượng cá thể của quần thể là
A Sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể của quần thể theo thời gian.
B Sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể của quần xã
C Sự tăng số lượng cá thể của quần thể
D Sự giảm số lượng cá thể của quần thể theo chu kì.
Câu 40 Số lượng của thỏ rừng và mèo rừng Bắc Mĩ cứ 9 - 10 năm lại biến động một lần Đây là kiểu biến động theo chu kì
A tuần trăng B mùa C ngày đêm D nhiều năm.
Câu 41 Số lượng một số loài bò sát, chim nhỏ thường giảm mạnh sau những trận lụt ở Miền Bắc, Miền Trung nước ta Đây là kiểu biến động
A không theo chu kì B chu kì tuần trăng.
C chu kì nhiều năm D chu kì mùa.
Câu 42 Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều Đây là dạng biến động số lượng cá thể
A không theo chu kì B theo chu kì nhiều năm.
C theo chu kì mùa D theo chu kì ngày đêm.
Câu 43 Một quần thể ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô Đây là kiểu biến động
A không theo chu kì B theo chu kì nhiều năm.
C theo chu kì mùa D theo chu kì tuần trăng.
Câu 44 Kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể nào sau đây là kiểu biến động theo chu kì?
A Số lượng cá thể của quần thể tràm ở rừng U Minh giảm sau khi cháy rừng.
B Số lượng cá thể của quần thể cá chép ở Hồ Tây giảm sau khi thu hoạch.
C Số lượng cá thể của quần thể ếch đồng ở miền Bắc Việt Nam tăng nhanh vào mùa hè và giảm vào mùa đông.
D Số lượng cá thể của quần thể thông ở Côn Sơn giảm sau khi khai thác.
Câu 45 Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều Đây là dạng biến động số lượng cá thể
A không theo chu kì B theo chu kì ngày đêm.
C theo chu kì mùa D theo chu kì nhiều năm.
Câu 46 Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?
A Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.
B Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8 0 C.
C Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.
D Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, … chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.
Câu 47 Nhận xét nào sau đây đúng:
1 Các nhân tố sinh thái vô sinh là những nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể.
2 Các nhân tố sinh thái vô sinh là những nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể.
3 Các nhân tố sinh thái hữu sinh là những nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể
4 Các nhân tố sinh thái hữu sinh là những nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể.
Hiệu quả của sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào việc hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức lý thuyết, ôn luyện câu hỏi phần phần sinh thái học tôi thấy rằng phương pháp này tỏ ra có hiệu quả rõ rệt.
Mỗi giờ học phần này trôi qua thật nhẹ nhàng, thoải mái đối với cả thầy và trò nhưng cũng thật sôi nổi và đầy hào hứng Gần như không còn thấy áp lực của lượng kiến thức khổng lồ mà các em cần nắm bắt như các giờ học trước đây. Đa số học sinh tỏ ra thích thú, tích cực, chủ động hơn trong việc tìm kiếm tri thức nhiều em tỏ ra yêu thích, say mê môn học Các em biết cách tự tổ chức hoạt động nhóm để khám phá tri thức, có khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và vận dụng để ôn tập, làm các bài kiểm tra, đánh giá.
Và điều quan trọng nhất là khả năng tiếp thu kiến thức lý thuyết phần sinh thái học và vận dụng kiến thức đó vào việc trả lời câu hỏi, bài tập của học sinh tốt hơn rất nhiều do các em hiểu rõ hơn về bản chất kiến thức Cụ thể trước khi áp dụng phương pháp trên tôi thấy hầu hết học sinh lúng túng không định hướng được cách làm bài thậm chí không định hướng được dạng câu hỏi, bài tập, không biết cách trả lười những câu hỏi dù ở mức nhận biết mà chỉ khoanh chừng cho xong Nhưng sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong giảng dạy, ôn tập thực tế cho thấy học sinh đã khắc phục được nhiều nhược điểm, chủ động tự giác, tích cực trong học tập, biết cách làm nhanh, làm đúng câu hỏi và bài tập liên quan Nhờ đó chất lượng học tập môn Sinh học của học sinh khối 12 được nâng lên một cách rõ rệt Đồng thời học sinh khối 11 có nhu cầu thi đánh giá năng lực các em cũng tiếp cận và có những hiệu quả nhất định trong quá trình học tập.