1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trình bày về cách tiến hành ưu điểm và hạn chế của các kĩ thuật dạy học sau đây kĩ thuật khăn trải bàn kĩ thuật phòng tranh kĩ thuật sơ đồ tư duy

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Cụ thể, khi dạy học Mĩ thuật lớp3 Sách Chân trời sáng tạo, chủ đề: “Mái ấm gia đình”, bài 1: “Đồ vật thân quen”;trước khi tổ chức cho học sinh tạo sản phẩm 3D nặn đồ vật yêu thích, giáo

Trang 1

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGKHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

- -TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

Môn :Mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật

ở tiểu học

Sinh viên thực hiện:Đỗ Hương Trà

Trang 2

Thành phố Đà Nẵng, ngày 15 tháng 01 năm 2023

Câu hỏi 1: Định hướng chung về phương pháp giáo dục trong Chương trình mônMĩ thuật phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học đượcthể hiện như thế nào?

Định hướng chung về phương pháp giáo dục trong Chương trình môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực, tính tự giác, chủ động, sáng tạo của người học được thể hiện:

- Tích hợp, lồng ghép nội dung lí thuyết trong thực hành, thảo luận; kết hợp kiến thức, kĩ năng của môn Mĩ thuật với kiến thức, kĩ năng của các môn học, hoạt động giáo dục khác một cách phù hợp, thiết thực Việc tích hợp này vừa giúp khai thác, củng cố kiến thức, kĩ năng ở môn Mĩ thuật cho các môn học khác; vừa giúp học sinh sử dụng các kiến thức, kĩ năng của môn học khác để học Mĩ thuật Cụ thể, khi dạy học Mĩ thuật lớp

3 (Sách Chân trời sáng tạo), chủ đề: “Mái ấm gia đình”, bài 1: “Đồ vật thân quen”;

trước khi tổ chức cho học sinh tạo sản phẩm 3D (nặn đồ vật yêu thích), giáo viên cho học sinh ôn lại kiến thức về khối cầu, khối lập phương, khối trụ, của môn Toán để xác định được các hình khối trong các bộ phận của đồ vật.

- Chú trọng dạy học trải nghiệm; vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học và các hình thức tổ chức, không gian hoạt động học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm, kích thích trí tưởng tượng, tư duy hình ảnh thẩm mỹ của học sinh, tạo cơ hội để học sinh được vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực hành, thể nghiệm ý tưởng sáng tạo và đưa các sản phẩm sáng tạo vào đời sống Giáo viên tổ chức học cá nhân, học nhóm, đàm thoại, trò chơi; học theo dự án, học ở trong lớp, ngoài lớp, ngoài trường nhằm kích thích sự chủ động, sáng tạo của học sinh Nhà trường có thể tổ chức cho học sinh tham quan bảo tàng mĩ thuật của tỉnh, thành phố Bên cạnh đó, ví dụ, với chủ

đề: “Góc học tập của em” (Mĩ thuật lớp 3 – Sách Chân trời sáng tạo), bài 3: “Ống

đựng bút tiện dụng”; học sinh làm được ống đựng bút bằng cách đan nan từ giấy bìa

màu và sử dụng ống bút để đựng bút, trang trí bàn học.

- Khai thác, sử dụng hợp lí thiết bị dạy học, mạng Internet; tận dụng các chất liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương Ở các tỉnh, thành phố lớn, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham quan bảo tàng mĩ thuật của tỉnh, thành phố; còn các vùng chưa có điều kiện, giáo viên khai thác tranh ảnh trên mạng, đồng thời tổ chức cho học sinh tự sưa tầm tranh ảnh, sách báo sẵn có.

Câu hỏi 2: Trình bày về cách tiến hành, ưu điểm và hạn chế của các kĩ thuật dạyhọc sau đây: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật sơ đồ tư duy.

Trang 3

Mỗi kĩ thuật dạy học hãy cho ví dụ minh họa cụ thể trong việc tổ chức một hoạtđộng dạy học của một chủ đề/ bài học trong môn Mĩ thuật.

1 Kĩ thuật khăn trải bàn

a) Cách tiến hành:

- Thành lập nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm Mỗi học sinh trong nhóm ngồi vào vị trí minh họa như hình vẽ minh họa:

Hình Áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn

- Cả nhóm suy nghĩ và giải quyết nhiệm vụ được giao trong một khoảng thời gian nhất định:

+ Mỗi học sinh chủ động ghi ý kiến của mình vào ô ý kiến cá nhân Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút.

+ Trên cơ sở ý kiến của cá nhân, cả nhóm thảo luận, thống nhất câu trả lời và ghi ý kiến chung của cả nhóm vào ô ghi ý chung cả nhóm.

- Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

b) Ưu điểm:

- Dễ sử dụng, không tốn kém.

- Thể hiện được quan điểm, chiến lược học hợp tác và học phân hóa, cụ thể là: + Học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung của nhóm.

+ Sự phối hợp theo nhóm nhỏ giúp tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa.

+ Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau.

- Đồng thời, kĩ thuật khăn trải bàn hình thành và phát triển năng lực phân tích và đánh giá thẩm mỹ khi học sinh trình bày kết quả trước lớp.

c) Hạn chế:

Trang 4

- Đòi hỏi thời gian đủ để học sinh làm việc cá nhân và thống nhất ý kiến nhóm - Học sinh đợi bạn khác viết xong rồi mới bắt đầu viết ý kiến cá nhân nếu giáo viên không kiểm soát tốt.

d) Ví dụ minh họa:

Chủ đề: Gia đình nhỏ - Bài 2: Chiếc bánh sinh nhật

Sách Chân trời sáng tạo – Lớp 2 – trang 34  Hoạt động khám phá: Nhận biết hình dáng của bánh sinh nhật:

Mục tiêu:

- Nêu được tên các khối tạo nên bánh sinh nhật.

- Nêu được những chi tiết lặp lại của hình khối của bánh sinh nhật - Nêu được đặc điểm của bánh sinh nhật - Giáo viên chiếu câu hỏi:

+ Chiếc bánh được tạo bởi hình khối gì? Bánh có mấy tầng? + Những hình khối nào được lặp lại?

Trang 5

+ Màu sắc của chiếc bánh như thế nào? + Chiếc bánh gồm những nét gì?

+ Chiếc bánh được trang trí như thế nào?

- Chia nhóm học sinh: mỗi nhóm gồm bốn học sinh.

- Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm lấy bảng phụ, hướng dẫn học sinh vẽ vị trí ô hoạt động giữa tờ giấy (vẽ to nhất) và 4 ô nhỏ tương ứng 4 vị trí của học sinh ở xung quanh ô lớn như hình vẽ minh họa:

Hình Kĩ thuật khăn trải bàn

- Phát cho các nhóm của mỗi tổ 1 bức tranh về bánh sinh nhật: + Các nhóm của tổ 1: Hình 1.

+ Các nhóm của tổ 2: Hình 2 + Các nhóm của tổ 3: Hình 3 + Các nhóm của tổ 4: Hình 4.

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm: mỗi nhóm quan sát tranh của nhóm mình, sau đó dựa vào tranh để trả lời các câu hỏi trên máy chiếu trong vòng 3 phút, ghi vào vị trí ô nhỏ; hết 3 phút, 4 học sinh trong nhóm thảo luận, trao đổi và thống nhất câu trả lời ghi vào ô chung của nhóm ở giữa bảng phụ trong vòng 4 phút.

- Treo trên bảng bốn bài tương ứng bốn tranh, mời học sinh đại diện nhóm đó trình bày trước lớp; đồng thời tổ chức học sinh nhận xét, bổ sung sau mỗi phần trình bày, giáo viên ghi ý kiến bổ sung bên cạnh bảng phụ.

+ Tranh 1: hình trái tim, có 1 tầng; màu trắng và màu nâu; có nét xoắn ốc; được trang trí bằng hình trái tim; …

+ Tranh 2: khối trụ, có 1 tầng; màu đỏ và hồng; có nét xoắn ốc và chấm; … + Tranh 3: khối lập phương, có 1 tầng; màu đỏ; có nét xoắn ốc và nét cong; … + Tranh 4: khối trụ, có 2 tầng; hình tròn được lặp lại; có nét xoắn ốc; …

Trang 6

- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa, chốt phần trả lời cho mỗi bức tranh và chiếu đáp án trên màn hình.

2 Kĩ thuật phòng tranh

a) Cách tiến hành:

- Thành lập các nhóm Mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao (có thể cùng một chủ đề nhưng định hướng những sản phẩm khác nhau như thiết kế nhiệm vụ học tập bằng tranh vẽ, nặn đất, ; hoặc nhiều nhiệm vụ học tập riêng lẻ - là bộ phận của một chủ đề học tập) trong thời gian quy định và trưng bày sản phẩm.

- Giáo viên tổ chức các nhóm đi xem “triển lãm tranh” Đến “bức tranh” của nhóm nào thì học sinh đại diện nhóm đó sẽ thuyết trình, các nhóm sẽ lần lượt di chuyển cho đến hết tranh.

- Các nhóm về lại vị trí, tổng hợp ý kiến sau khi tham quan.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả học tập, thảo luận chung và đánh giá, nhận xét, chính xác hóa kiến thức.

b) Ưu điểm:

- Góp phần giúp học sinh có được khả năng ghi nhớ kiến thức tốt nhất.

- Tạo không khí học tập thoải mái, sinh động nhưng vẫn hiệu quả Người học sẽ được tạo cơ hội để giao tiếp, thể hiện quan điểm riêng, giá trị bản thân, ước mơ, mục tiêu cá nhân,

- Hình thành và rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho tất cả học sinh trong lớp Từ đó, bồi đắp sự tự tin cho học sinh.

- Việc quan sát hình ảnh trong tranh giúp học sinh ghi nhớ được thông tin kiến thức nhanh và lâu hơn so với nghe và đọc trong cùng một thời gian.

Chủ đề: Mái ấm gia đình - Bài 1: Đồ vật thân quen

Sách Chân trời sáng tạo – Lớp 3 – trang 26  Hoạt động luyện tập – vận dụng:

Mục tiêu:

- Tạo được sản phẩm mỹ thuật thể hiện các đồ vật gia đình trong một căn

Trang 7

phòng của ngôi nhà.

- Trình bày được ý tưởng vận dụng tạo sản phẩm.

- Nhận xét được sản phẩm mỹ thuật của các nhóm khác  Tổ chức hoạt động:

- Thành lập các nhóm chuyên gia gồm 6 thành viên Mỗi nhóm cùng nhau thảo luận và thống nhất các nội dung sau, ghi vào giấy nháp trong vòng 3 phút: lựa chọn một không gian của căn nhà: phòng bếp, phòng khách, phòng ngủ, ; các đồ vật trong không gian phòng; tên của căn phòng Hết 3 phút, một số nhóm trình bày ý tưởng Sau đó, các nhóm thực hành tạo mô hình đồ vật từ đất nặn và sắp xếp trên giấy bìa carton đã chuẩn bị.

- Giáo viên tổ chức các nhóm đi xem “triển lãm tranh” Đến “bức tranh” của nhóm nào thì học sinh đại diện nhóm đó sẽ thuyết trình, các nhóm sẽ lần lượt di chuyển cho đến hết tranh Các nhóm ghi nhận xét vào phiếu đánh giá do giáo viên thiết kế - Các nhóm về lại vị trí, tổng hợp ý kiến sau khi tham quan trong vòng 3 phút - Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét sản phẩm của nhóm khác Giáo viên nhận xét, lưu ý những chỗ học sinh cần chú ý, tuyên dương cả lớp.

3 Kĩ thuật sơ đồ tư duy

a) Cách tiến hành:

- Viết tên chủ đề ở trung tâm hoặc vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.

- Thiết lập các tiểu chủ đề cấp 1: Từ chủ đề trung tâm,vẽ các nhánh chính Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm hoặc hình vẽ, phản ánh nội dung lớn của chủ đề và viết bằng chữ in hoa Nhánh và màu chữ viết được vẽ, viết cùng một màu Nhánh chính được nối với chủ đề trung tâm.

- Thiết lập các tiểu chủ đề cấp 2: Từ mỗi nhánh chính, tiếp tục vẽ các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung hoặc vẽ hình ảnh thuộc nhánh chính đó Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ thường.

- Thiết lập các tiểu chủ đề cấp 3, 4, : tương tự.

b) Ưu điểm:

- Học sinh học được quá trình tổ chức thông tin, ý tưởng cũng như giải thích được thông tin và kết nối thông tin với cách hiểu biết của mình.

- Phù hợp với tâm lí của học sinh, đơn giản, dễ hiểu.

- Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

c) Hạn chế:

- Khó lưu trữ, chỉnh sửa.

Trang 8

- Tốn thời gian.

- Đối với những giáo viên yếu về công nghệ thông tin thì việc vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính gặp nhiều khó khăn.

d) Ví dụ minh họa:

Chủ đề: Mái ấm gia đình - Bài 2: Người em yêu quý

Sách Chân trời sáng tạo – Lớp 3 – trang 30

Hoạt động khám phá: Tìm hiểu đặc điểm khuôn mặt người thân trong gia

đình:  Mục tiêu:

- Vẽ được sơ đồ tư duy về đặc điểm khuôn mặt  Tổ chức hoạt động:

- Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh xác định chủ đề và viết vào trung tâm tờ giấy: + Em ấn tượng về hình ảnh của ai trong gia đình?

- Thiết lập các tiểu chủ đề cấp 1: Yêu cầu học sinh vẽ các nhánh, viết các bộ phận cần vẽ liên quan đến khuôn mặt trong vòng 2 – 3 phút.

- Thiết lập các tiểu chủ đề cấp 2: Giáo viên yêu cầu học sinh từ nhánh chính tiếp tục vẽ các nhánh phụ, ghi các đặc điểm liên quan đến bộ phận đó (có thể sử dụng các câu hỏi: Người đó có hình dạng khuôn mặt như thế nào? Kiểu tóc, màu tóc như thế nào? Người đó thường mặc trang phục như thế nào? ).

- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi, ghi vào giấy nháp những bộ phận cần vẽ liên quan đến khuôn mặt trong vòng 2 phút.

- Giáo viên khuyến khích học sinh kết hợp với màu sắc, khung hình và ghi từ khóa chính; nên dùng bút màu để phân biệt ý tưởng cho rõ ràng; đồng thời có thể gợi ý cho học sinh cách sắp xếp, điều chỉnh và hoàn thiện sơ đồ.

- Tổ chức cho học sinh trình bày sơ đồ tư duy của cá nhân trước lớp; nhận xét, bổ sung (Mẹ: mắt: hai mí; khuôn mặt: hình tròn; tóc: ngắn ngang vai, màu nâu; ) - Giáo viên nhận xét, tuyên dương cả lớp.

Câu hỏi 3: Anh/ chị hãy tích hợp nội dung đồ họa (tranh in) để thiết kế một kếhoạch bài dạy cho chủ đề “Phong cảnh thiên nhiên” (2 tiết), phù hợp cho học sinhlớp 5, theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực.

KẾ HOẠCH BÀI DẠYMôn: Mĩ thuật; lớp: 5Chủ đề: Phong cảnh thiên nhiên

Trang 9

Tên bài học: Khung cảnh bốn mùaI.Yêu cầu cần đạt

1) Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ tự học: chuẩn bị được đồ dùng, vật liệu để học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận quá

trình học, thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.

2) Năng lực đặc thù:

- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:

+ Nêu được yếu tố tạo hình, đặc điểm của cảnh vật thường gặp trong một mùa + Nêu được sự khác nhau giữa tranh vẽ và tranh in.

- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:

+ Sử dụng được nhiều vật liệu khác nhau để thực hành, sáng tạo + Trình bày được ý tưởng thực hành, sáng tạo bức tranh.

+ Tạo được khung cảnh thiên nhiên mùa xuân (hoặc mùa hạ, mùa thu, mùa đông) bằng kĩ thuật in.

- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ:

+ Trình bày được ý tưởng thực hành, sáng tạo bức tranh.

+ Chia sẻ được cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên trong bức tranh.

- Vật liệu: nắp chai, bông ráy tai,

- Màu acrylic, bút chì, giấy A3, tẩy, giấy nháp - Bảng phụ, phấn/ bút lông.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GVHoạt động của HS

TIẾT 1

I/ Khởi động (5 phút)

- Mục tiêu: tạo hứng thú học tập cho HS.

- Phương pháp dạy học: phương pháp trò chơi.

Trang 10

- Hình thức tổ chức: nhóm.

- GV phổ biến tên trò chơi và cách chơi, luật chơi:

+ Tên trò chơi: “Đoán hình”

+ Cách chơi: Mỗi HS thay nhau làm quản trò một

vòng Quản trò xem gợi ý GV đưa, vẽ hình phác thảolên bảng trong vòng 40 giây Nhóm nào muốn trả lờithì giơ tay.

+ Luật chơi: Chia lớp thành 4 đội tương ứng 4 tổ.

Nhóm nào trả lời đúng thì được cộng 1 điểm, nhómnào trả lời chưa đúng thì mất lượt.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi; GV ghi điểm cho đội thắng.

Từ gợi ý: con bươm bướm, cây hoa mai, vườn

hoa, ông mặt trời.

- GV tuyên dương đội thắng.

- Nêu câu hỏi: “Theo các em, những con vật, sự vật

mà chúng ta vừa tìm được liên quan đến chủ đề

- Phương pháp đánh giá: quan sát, đánh giá thông qua sản phẩm học tập.- Sản phẩm của HS: giấy nháp ghi câu trả lời, lời nói của HS.

- Đồ dùng dạy học:

+ GV: tranh in khung cảnh mùa xuân, mùa hạ; slide + HS: giấy nháp, bút.

- Treo tranh in khung cảnh mùa xuân, mùa hạ; nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời, ghi vào giấy nháp:

+ Các bức tranh thể hiện mùa gì trong năm?

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi trả lời, ghi vào giấy nháp.

- 2 – 3 HS trả lời (bức tranh

thứ nhất là mùa xuân, bức

Trang 11

+ Điều gì khiến các em nhận ra đó là bức tranhmùa xuân/ mùa hạ?

+ Bức tranh mùa xuân/ mùa hạ sử dụng những màu

sắc nào? Và màu sắc ấy mang lại cho em cảm giácgì?

+ Bức tranh mùa xuân/ mùa hạ được tạo bằng

những nét nào?

- GV nhận xét, vừa chỉ tranh vừa chốt câu trả lời:

“Bức tranh thứ nhất về mùa xuân Trong bức tranh,bầu trời trong xanh, những tia nắng chiếu sáng, hoađào, hoa mai đua nhau nở rộ, chim chóc ríurít .Bức tranh thứ hai về mùa hạ Có thể thấy đượchoa phượng đã nở đỏ rực, có những chú ve kêu .”

tranh thứ hai là mùa hạ; ).

mùa xuân sử dụng màuhồng, xanh lá cây, , manglại cho em cảm giác vui - HS vừa lắng nghe GV nói vừa quan sát các đối tượng trong tranh GV chỉ.

2.2 Hoạt động 2: Cách tạo hình khung cảnh mùa xuân bằng cách in (khoảng 20

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: phương pháp trực quan, phương pháp thảo luận

nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn.

- Hình thức tổ chức: nhóm, lớp.

- Phương pháp đánh giá: quan sát, thông qua sản phẩm học tập.- Sản phẩm của HS: phiếu bài tập, phần trả lời.

Trang 12

+ Các em nghĩ các cảnh vật trong bức tranh mùa

xuân được tạo bằng hình thức nào?

- GV nhận xét, chốt: “Bức tranh được tạo bằng hình

thức in.”

- Chiếu video vẽ bức tranh mùa xuân bằng hình thức vẽ và hình thức in, nêu câu hỏi:

+ Các em nhận thấy cách vẽ hai bức tranh này như

thế nào?

- GV nhận xét, chốt: “Cách vẽ hai bức tranh này là

khác nhau Bức đầu tiên được vẽ trực tiếp bằng cácloại màu, gọi là tranh vẽ Còn bức tranh thứ hai thìdùng các vật liệu được bôi màu và đặt trên mặt giấy,gọi là tranh in .”

- Nêu câu hỏi: “Trong bức tranh trên, cảnh vật được

tạo bằng những vật liệu và dụng cụ nào?”

- Chiếu video cách làm tạo nên bức tranh mùa xuân bằng hình thức in, giao nhiệm vụ: quan sát video và video thứ hai là dùng màubôi lên nắp chai rồi lấy nắpchai ịn lên mặt giấy; ).

- 1 – 2 HS nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe GV nói.

- 2 – 3 HS dự đoán (hoa

đào, hoa mai sử dụng bôngráy tai để in; ).

- 1 – 2 HS nhận xét, bổ sung.

- 2 – 3 HS trả lời (in chà xát

bằng lá, dùng bông ráy taitạo khuôn in, ).

- HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành phiếu bài tập.

- 1 – 2 HS đại diện nhóm

Ngày đăng: 19/04/2024, 23:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w