1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh giải pháp để nâng cao chất lượng dạy môn tin học 6 bằng hình thức tổ chức hoạt động khởi động theo hướng dạy học tích cực ở trường thcs chu văn an

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Như chúng ta đã biết, việc tiếp thu kiến thức mới bao giờ cũng dựa trênnhững kinh nghiệm đã có trước đó của người học, giúp giáo viên tìm hiểu xemhọc sinh có hiểu biết như thế nào về nhữ

Trang 1

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 2

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 3

2.3 Nội dung giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề 5

2.3.1Khởi động bài học dưới dạng trò chơi. 5

2.3.2Khởi động bài học thông qua sử dụng video, tranh ảnh

2.3.3Sử dụng phương pháp kể chuyện trong tổ chức hoạt động

2.3.4Khởi động bài học bằng tạo câu hỏi/ tình huống học tập. 12

2.3.5Khởi động bằng cách sử dụng âm nhạc, thơ, ca, tục ngữ,

2.4 Hiệu quả của của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt

động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI

1 MỞ ĐẦU.

1.1 Lí do chọn đề tài:

Ngày nay nhu cầu của xã hội ngày càng lớn cùng với sự phát triển của khoahọc kỹ thuật đã kéo theo sự phát triển như vũ bão của tin học Tin học phát triểnđã được ứng dụng rộng rãi với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và đem lại

Trang 2

hiệu quả to lớn cho hầu hết các lĩnh vực của xã hội trong thời kì công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, hơn thế nữa nó còn đi sâu vào đời sống của con người.

Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn tinhọc vào trong các nhà trường, ngay từ tiểu học học sinh được tiếp xúc với môntin học để làm quen dần với tin học, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học nhữngphần nâng cao trong các cấp tiếp theo

Vì vậy, đổi mới trong giáo dục là vấn đề quen thuộc và cấp thiết mà toàn xãhội luôn hướng tới Mục đích của những cải cách đó chính là giúp cho chấtlượng giáo dục và đào tạo ngày càng nâng cao, đáp ứng được những nhu cầu,đòi hỏi mỗi lúc một một lớn của xã hội Vậy nên giáo viên buộc phải tìm tòi,tích lũy kinh nghiệm, sáng tạo ra những ý tưởng hay, để từ đó có thể tạo ra mộtgiờ giảng sinh động, ấn tượng và chuyển tải kiến thức đến học sinh một cáchhiệu quả nhất.

Như chúng ta đã biết, việc tiếp thu kiến thức mới bao giờ cũng dựa trênnhững kinh nghiệm đã có trước đó của người học, giúp giáo viên tìm hiểu xemhọc sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quanđến nội dung của bài học, tạo hứng thú và một tâm thế tích cực để học sinh bướcvào bài học mới Trong quá trình giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy: Để tạođược sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo được đam mê khám phá tìm tòi trong các tiết học,bài học, người giáo viên cần phải biết tạo ấn tượng ngay từ đầu tiết học cho các

em qua hoạt động tổ chức “khởi động” Hoạt động này thường chỉ chiếm ít phút

đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng: Tạo tâm thế học tập, hứng thú với cáchoạt động phía sau của bài mới thậm chí là kết thúc bài học Giúp em nhận biếtý nghĩa của bài học bằng cách kết nối hững tình huống xuất hiện trong cuộcsống với nội dung bài học Đặc biệt đối với môn Tin học vừa là một môn học, cóđối tượng, phương pháp nghiên cứu riêng, đồng thời vừa là một phương tiện,công cụ được ứng dụng mạnh mẽ vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Với lý do đó tôi chọn đề tài “Giải pháp để nâng cao chất lượng dạy mônTin 6 bằng hình thức tổ chức hoạt động khởi động theo hướng dạy học tíchcực ở trường THCS Chu Văn An” làm sáng kiến kinh nghiệm để chia sẻ với

đồng nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tổ chức hoạt động khởi động bàihọc cũng như phát huy năng lực, sáng tạo của học sinh.

Trang 3

- Học sinh khối lớp 6 trường THCS Chu Văn An - Nga Sơn

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Kiểm tra chất lượng việc học tập của học sinh (bài cũ kết hợp với bài mới)- Thăm lớp, dự giờ cộng với phỏng vấn học sinh khối 6.

- Vận dụng các buổi học lý thuyết để các em được làm quen và luyện tậpthật tốt các bài học thực hành

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:

- Việc thực hiện nội dung này đã góp thêm một giải pháp mới trong việcgiảng dạy học sinh lớp 6 có được kỹ năng cơ bản để sử dụng máy tính, giúp cácem hiểu về thông tin và cách sử dụng, xử lí thông tin phục vụ cuộc sống

- Bên cạnh đó giúp em nhận biết ý nghĩa của bài học bằng cách kết nốinhững tình huống xuất hiện trong cuộc sống với nội dung bài học, học sinh sẽcùng hỗ trợ lẫn nhau, hứng thú khám phá kiến thức mới trong quá trình thựchành trên máy tính để thúc đẩy nhau cùng học tập, cùng tiến bộ.

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

- Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin và mạng máy tính.Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện vàcông cụ kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả cácnguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạtđộng của con người và xã hội.

- Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về tăng cường giảngdạy ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo sẽ tạomột bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình,phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục.

- Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là: Tổ chức tốt việcdạy và học tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tinhọc trong nhà trường,

- Bộ môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy dạy học Tinhọc một mặt trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về Tin học, phát triển tưduy thuật toán, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đếnrèn luyện kĩ năng thực hành, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, coitrọng làm việc theo nhóm Nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của Tinhọc phục vụ học tập và đời sống.

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn cũng như trao đổi với đồngnghiệp tôi nhận thấy một bộ phận học sinh cũng yêu thích và hứng thú với mônTin học Tuy nhiên, chất lượng bộ môn qua các năm học chưa cao, đặc biệt là kĩnăng thực hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất

Trang 4

ngại khi sử dụng máy tính để rèn luyện kĩ năng vì có những thuận lợi và khókhăn sau:

- Phần lớn các em có ý thức tự học, luôn tìm tòi học hỏi, hứng thú khámphá những kiến thức mới trong học tập nói chung và với môn tin học nói riêng

2.2.2 Khó khăn:

- Trường THCS Chu Văn An tuy được đầu tư nhiều về cơ sở vật chấtnhưng phòng máy tính của trường chưa tương xứng với số lượng học sinh,trường chỉ có một phòng máy nhưng là máy cũ đã xuống cấp nên thường hay hưhỏng và chỉ hoạt động khoảng 10 máy, cộng với các tài liệu tham khảo của mônhọc còn thiếu hoặc chưa có làm cho học sinh khó tập trung vào bài giảng, ảnhhưởng đến quá trình giảng dạy và học tập.

- Học sinh trên địa bàn chủ yếu là con em các gia đình làm công nhân,nông dân và rất nhiều học sinh ở xa trường, sự quan tâm của phụ huynh đến việchọc tập của con em trong môn tin học cũng không đồng đều còn nhiều hạn chế,điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà là rất ít, hầu hết các em chỉ được tiếpxúc, làm quen với máy tính trong giờ học trên lớp dẫn đến việc sử dụng máytính của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ học chưa cao

- Tâm lí một bộ phận phụ huynh và học sinh chưa coi trọng môn học vàđều cho rằng môn Tin học là môn học phụ Do đó không cần phải để tâm đến"nó" Những tiết học lý thuyết thì ghi chép qua loa cho xong chuyện bằng khôngthì ghi chép "giả vờ" để thầy cô khỏi chú ý hay nhắc nhở trong lúc giảng bài.Trong những tiết thực hành chỉ một số ít học sinh thật sự chú tâm suy nghĩ vàlàm bài giáo viên ra số còn lại không dám làm hoặc làm việc riêng.

* Về phần lý thuyết: Nguyên nhân chủ yếu là lượng kiến thức trong

chương trình tin học lớp 6 tương đối nhiều và mới đối với học sinh Vì vậy nếukhông có phương pháp thích hợp thì học sinh rất khó tiếp thu và rất khó hiểu,phần lý thuyết mới có hơi trừu tượng của môn tin học từ đó dẫn đến học sinhkhông hứng thú trong học tập.

* Về phần thực hành: Do các em mới tiếp xúc với nhiều kiến thức mới nên

các em rất dễ nhầm lẫn các thao tác khi sử dụng máy tính Vì thế nếu không cóphương pháp hướng dẫn phù hợp thì rất khó để học sinh học tốt phần thực hành.

- Vì vậy tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng

lực học sinh đang là yêu cầu bắt buộc với tất cả các môn học Tuy nhiên, việc tổ

Trang 5

chức các hoạt động dạy học nói chung và việc tổ chức hoạt động “khởi động” ở

một số giáo viên, một số tiết học còn tồn tại không ít những hạn chế như:

- Giáo viên còn khó khăn,lúng túng trong việc lựa chọn hình thức khởiđộng trong các tiết dạy, bài dạy Nhiều giáo viên tổ chức khởi động cho học sinhnhưng lại quá sa vào việc tổ chức trò chơi mà quên đi việc đảm bảo đúng yêucầu trong hoạt động khởi động.

- Có tổ chức các hoạt động khởi động nhưng chưa thực sự phù hợp, chưađem lại hiệu quả tích cực Hoặc tổ chức hoạt động khởi động chỉ đơn thuần làkiểm tra một vài câu hỏi kiến thức cũ và giới thiệu vào bài mới Chưa có sự liênkết giữa kiến thức cũ và mới.

- Tổ chức hoạt động khởi động chưa tạo được niềm đam mê, hứng thú vàchưa kích thích được sự sáng tạo của học sinh Vì vậy, bầu không khí lớp trầm,có những tiết học ít học sinh tham gia vào hoạt động này.

- Học sinh đang trong lứa tuổi có sự biến động về tâm lý nên đôi khi cácem còn mang tâm lý e dè, lo sợ, không mạnh dạn tham gia các hoạt động họctập, khiến cho giáo viên khó khăn trong việc khơi gợi được niềm hứng thú, đammê môn học cho các em.

- Việc tiếp tục đẩy mạnh các phương pháp dạy học tích cực, trong đó thayđổi cách thức tư duy, cách tiếp cận vấn đề dựa trên việc khai thác các thông tin,hình ảnh trực quan, trò chơi , là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng, bởi nógiúp việc tập trung chú ý học tập và ghi nhớ kiến thức trở nên dễ dàng hơn.

2.2.3 Kết quả của thực trạng:

- Trước khi thực hiện chuyên đề, tôi đã khảo sát khối lớp 6 tại trườngTHCS Chu Văn An thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành và kết hợp kiểmtra Tổng hợp kết quả thu được:

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

2.3.1 Khởi động bài học dưới dạng trò chơi:

- Tác dụng: Đây là một trong những phương tiện dạy học rất phù hợp để

lồng ghép trong giờ học nhất là môn tin học tạo hứng thú say mê cho học sinhngay từ hoạt động khởi động, giảm bớt căng thẳng, nhàm chán cho tiết học Bởi

Trang 6

trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: Giáodục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trênthế giới vận dụng

Bước 1: Giáo viên lựa chọn trò chơi phải phù hợp với nội dung của bàihọc (kết hợp được các kiến thức lý thuyết và thực hành) và chuẩn bị trò chơi.

Bước 2: GV phổ biến luật chơi trò chơi trước lớp.

Bước 3: HS tham gia chơi; GV quan sát và giúp đỡ kịp thời.

Bước 4: GV tổng kết, kết thúc trò chơi và dẫn vào bài mới.

Trang 7

Nội dung câu hỏi trong trò chơi được nâng cao dần lên

Trang 9

Nội dung câu hỏi trong trò chơi gần gũi và thiết thực với đời sống hàng ngày của các em.

Trang 10

2.3.2 Khởi động bài học thông qua sử dụng video, tranh ảnh minh họa:- Tác dụng: Khác với những phương tiện dạy học khác, video hay tranh

ảnh minh họa có khả năng trình bày nội dung bài học bằng hình ảnh kết hợp vớiâm thanh theo một trình tự liên kết nhất định Toàn bộ nội dung bài học đượctruyền tải một cách sinh động qua hiệu ứng âm thanh tạo cho học sinh hứng thúhọc tập Video và tranh ảnh minh họa còn giúp học sinh nắm vững kiến thức vàghi nhớ kiến thức lâu bền Học trong quá trình xem video, xem tranh ảnh minhhọa là quá trình lĩnh hội tri thức vốn sống một cách nhẹ nhàng, tự nhiên khônggò bó phù hợp với đặc điểm tâm lí sinh học ở học sinh, sẽ khơi dậy hứng thú tựnguyện, làm giảm thiểu sự căng thẳng tâm lý ở các em Trong quá trình học sinhxem video hay xem tranh ảnh sẽ huy động các giác quan để tiếp nhận thông tinngôn ngữ Học sinh phải tự phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát hóa làm chocác giác quan tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn, các thao tác trí tuệ đượchình thành Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quátrình học tập, được trao đổi, hình thành kĩ năng và thái độ học tập cho các em.Ngoài ra, hình thức khởi động này còn giúp nâng cao chất lượng dạy và họctrong nhà trường, nâng cao hứng thú và sự yêu thích môn học ở học sinh.

- Cách thức tiến hành:

Video và tranh ảnh minh họa có hai hình thức là video tự quay; hình ảnhtự chụp, tự chỉnh sửa và video, hình ảnh có sẵn chúng ta chỉ việc tải về và đưavào bài giảng của mình Các bước tiến hành như sau:

+ Bước 1 Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, tổ chức cho học

sinh tìm hiểu thông điệp mà video, tranh ảnh minh họa hướng đến (câu hỏi đặtra trước khi học sinh xem video, tranh ảnh minh họa mục đích là để trong quátrình học sinh vừa xem video, tranh ảnh minh họa vừa suy nghĩ và định hướngcâu trả lời).

+ Bước 2 Cho học sinh xem video, tranh ảnh minh họa để học sinh suy

nghĩ - thảo luận câu trả lời giáo viên vừa đưa ra.

+ Bước 3 Học sinh trình bày những kết quả mình nhận ra được từ video,

tranh ảnh minh họa, học sinh khác bổ sung hoàn thiện.

+ Bước 4 Giáo viên nhận xét, bổ sung, học sinh trả lời và hoàn thiện nội

dung khai thác video, tranh ảnh minh họa, giáo viên vận dụng để giới thiệu vàobài.

Trang 11

Ví dụ : Bài xử lí thông tin

Em hãy quan sát các hình ảnh sau

Theo em làm thế nào cầu thủ thực hiện cú sút chuẩn xác vào gôn ?

Trang 12

2.3.3 Sử dụng phương pháp kể chuyện trong tổ chức hoạt động khởi động:- Tác dụng: Tâm lí của lứa tuổi học sinh THCS rất thích nghe cô thầy kể

chuyện vì vậy khi tổ chức hoạt động khởi động bài học, giáo viên có thể sử dụngphương pháp kể chuyện để dẫn dắt học sinh vào bài mới một cách nhẹ nhàng vàlý thú Giáo viên có thể kể lại những câu chuyện thường ngày trong thực tiễncuộc sống hoặc những truyện kể (dù là hình thức nào cũng phải đảm bảo yêucầu nội dung sát với nội dung bài học sắp triển khai).

- Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên: kể chuyện và đặt câu hỏi (có thể chiếu câu chuyện kể lênmáy chiếu dưới dạng văn bản, yêu cầu học sinh đọc cho các bạn cùng nghe).Các câu chuyện, truyện kể phải xuất phát từ nội dung cơ bản của bài, sát vớithực tế cuộc sống, phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý lứa tuổi học sinh;phải có nguồn trích dẫn rõ ràng, nguồn thông tin đó phải là nguồn chính thốngđể cung cấp cho học sinh; phải ngắn gọn, súc tích, đảm bảo tính thẩm mỹ, ngônngữ chính xác, dễ hiểu, không cầu kỳ, sáo rỗng; phải được khai thác theo cáchướng khác nhau, thể hiện ở cách giáo viên đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trảlời.

+ Học sinh: lắng nghe giáo viên kể chuyện và suy nghĩ trả lời câu hỏigiáo viên đưa ra.

Trang 13

Ông bà ta thường có câu “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” vậy ta

cũng nên tìm một thứ gì đó lành mạnh để giải trí một chút cho vui, giúp côngviệc của mình đỡ căng thẳng đạt kết quả cao hơn.

Chuyện giờ mới kể

*) Bảo hành:

1 Khách hàng gọi điện đến một cửa hàng bán máy vi tính: "Các anh ghi

trong phiếu bảo hành 90 ngày có nghĩa là gì vậy?"

"Nghĩa là khi máy có vấn đề, bà gọi cho chúng tôi Trong vòng 90 ngày sẽ có người đến sửa Sau 90 ngày mà không có ai đến thì coi như hết hạn bảo hành".

2 Nhân viên bảo hành đến thay màn hình mới, quả quyết với chủ nhà:

- Nếu sau khi ấn power, màn hình không bật sáng, thì tôi sẽ ăn hết đống đĩa mềm này.

- Thế thì rất tiếc, xin chúc anh ngon miệng, vì nhà tôi bị mất điện từ sáng.

*) Bill Gates đánh ghen:

Các thiết bị trong nhà Bill Gates đều hoạt động theo chương trình lập sẵn và được điều khiển từ xa bởi một máy tính trung tâm Một hôm, Bill về nhà muộn, vừa mở cửa phòng ngủ thì thấy cô vợ đang hú hí với tình nhân Bill bình tĩnh khép cửa lại và đi đến bên máy tính, chọn đường dẫn đến địa chỉ phòng ngủrồi khởi động file có tên: “Diệt_vius_phòng_ngủ.exe”.

2.3.4 Khởi động bài học bằng tạo câu hỏi/ tình huống học tập:

- Tác dụng: Khởi động bài bằng cách tạo câu hỏi là phương pháp khởi

động đơn giản và thường được sử dụng trong quá trình giảng dạy Có nhiều loạicâu hỏi được đưa ra (Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh tự trả lời; học sinh tự đặtcâu hỏi cho các bạn; tổ/nhóm khác sau khi giáo viên đưa ra một vấn đề; học sinhđưa ra câu hỏi cho giáo viên sau khi xem tranh ảnh minh họa…), nội dung câuhỏi cũng có thể nêu ra từ nhiều mặt khác nhau, góc độ khác nhau nhưng điềukiện tiên quyết là phải phù hợp với mục tiêu, phương pháp và nội dung bài học.

Tạo tình huống nghĩa là giúp các em tưởng tượng ra một tình huống cụthể nào đó gần với nội dung bài học để các em trải nghiệm, tưởng tượng để từđó giáo viên có thể dẫn nhập vào bài một cách tự nhiên, hợp lý Học tập là mộtquá trình khám phá và quá trình ấy bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần đượchiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết Một khởiđộng bài học thành công cần khơi gợi trong học trò mong muốn được tìm hiểu,khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờhọc Muốn như vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thứccho học trò Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giảiquyết vấn đề

- Cách thức tiến hành:

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:44

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w