1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh dạy học môn hoá học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh thông qua các trò chơi

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy học môn hoá học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh thông qua các trò chơi
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hường
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A, ThS. Nguyễn Thị B
Trường học Trường THPT Bá Thước
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Bá Thước
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

Cụ thể như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử, kĩnăng làm việc theo nhóm, kĩ năng lập kế hoạch mục tiêu, kĩ năng tư duy logic,phản biện, thuyết trình và xử lí nhanh những khó khăn trong tình huố

Trang 1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây sinh viên các trường Đại học - Cao đẳng ra trường thất nghiệp nhiều, nguyên nhân sâu xa cũng là do sinh viên có kiến thức nhưng thiếu các kĩ năng cần thiết để làm việc Cụ thể như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng lập kế hoạch mục tiêu, kĩ năng tư duy logic, phản biện, thuyết trình và xử lí nhanh những khó khăn trong tình huống bất ngờ Còn nếu nhìn vào học sinh phổ thông, đáng buồn và báo động khi số lượng ngày càng đông các em đến trường không học, chán nản, các hiện tượng nói chuyện, không hợp tác, sử dụng điện thoại, hút thuốc, đánh nhau Học sinh giỏi thì

tư duy thụ động chỉ dựa vào kiến thức đã tiếp nhận nhưng không tạo ra được sự sáng tạo trong thực tế, các em thích làm việc cá nhân hơn do vậy giao tiếp kém Tất cả chỉ có thể giải thích rằng học sinh đang mất phương hướng trong việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch cho cuộc đời mình, mất cảm hứng và không thấy ý nghĩa của việc học Và quan trọng hơn hết là cũng chính điều đó các em mất luôn khả năng tư duy sáng tạo vốn luôn cần cho cuộc sống sau này

Đó là một thử thách lớn để mỗi giáo viên chúng ta cần thay đổi phương pháp dạy học nói chung và môn hóa học nói riêng Trong đó, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực được chú trọng Nếu trước đây khi dạy kiến thức thì Giáo viên là người cung cấp kiến thức, học sinh tiếp nhận Thì nay, giáo viên phải lên kế hoạch tổ chức hoạt động sao cho chính học sinh là người được trải nghiệm cùng nhau và tự mình chiếm lĩnh kiến thức thông qua các kĩ năng thuyết trình, thảo luận nhóm, tư duy cá nhân, phản biện, thực hành Để từ kiến thức nền học sinh sẽ được áp dụng kiến thức đã học để sáng tạo ra sản phẩm phục vụ cho hoạt động của cuộc sống Cũng vì vậy mà các em sẽ thấy lí thuyết, kiến thức khô khan có ý nghĩa,

có gắn kết với thực tế cuộc sống

Một trong những giải pháp để giúp học sinh hứng thú hơn thì giáo viên nên cho hs lĩnh hội, vận dụng kiến thức thông qua các trò chơi Cao hơn nữa là giáo viên hướng dẫn học sinh tự thiết kế trò chơi để dạy học lẫn nhau Vừa học, vừa chơi, kiến thức không những khắc sâu mà các em sẽ thấy việc học rất gần gũi hơn nữa kĩ năng tư duy sáng tạo được khơi gợi cần nhiều cho mọi công việc và ngành nghề (Ví dụ các em nghiện game có biết rất nhiều các trò chơi, vậy các bạn sẽ ứng dụng trò chơi đó để thiết kế bộ sản phẩm gồm mô hình, luật chơi, xây dựng bộ câu hỏi dựa trên hoạt động nhóm ) Chính vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài

“Dạy học môn hoá học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh thông qua các trò chơi”.

Trang 2

1.2 Mục đích nghiên cứu

Thiết kế trò chơi và hướng dẫn học sinh thiết kế trò chơi để dạy học lẫn nhau trong môn hóa học nhằm phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lý, phát triển bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng tính toán, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

1.3 Đối tượng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu

 Nghiên cứu học sinh khối 10 và khối 11

 Đề tài được triển khai vào học kì I năm học 2023-2024

1.4 Phương pháp nghiên cứu

 Nghiên cứu lí luận

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học phát triển năng lực

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học thông qua trò chơi

 Nghiên cứu thực tiễn

- Quan sát sự phát triển năng lực của học sinh thông qua học tập bằng trò chơi

- Phân tích kết quả học tập và tổng kết kinh nghiệm thông qua dạy học bằng trò chơi

Trang 3

PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm năng lực

Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học được…để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp…trong những tình huống thay đổi (Weinert, 2001)

Năng lực của người học là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt

ra cho chính các em trong cuộc sống (Nguyễn Công Khanh, 2013)

2.1.2 Năng lực của học sinh

Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt

ra cho chính các em trong cuộc sống

2.1.3 Hệ thống năng lực chung

Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm

việc bình thường trong xã hội Năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học Vì thế có nước gọi là năng lực xuyên chương trình

Các năng lực chung cốt lõi của học sinh khi kết thúc chương trình giáo dục phổ thông là: Năng lực học tập (tự học, học suốt đời), Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực tư duy sáng tạo, Năng lực tự quản lý và phát triển bản thân, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác, Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, Năng lực sử dụng ngôn ngữ, Năng lực tính toán…

2.1.4 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh

Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tập những tri thức

và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp

Trang 4

2.1.5 Lợi ích của dạy học thông qua trò chơi

Trò chơi không đơn thuần là giải trí Chúng có thể là cuộc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề hệ trọng thách thức người chơi giải quyết các vấn đề của thế giới thực ở quy mô toàn cầu: đói nghèo, biến đổi khí hậu, hoà bình toàn cầu

Giáo dục thông qua trò chơi tác động trực tiếp đến sự tham gia và động cơ, gián tiếp dẫn đến việc hình thành thêm kiến thức và kỹ năng Giáo dục thông qua trò chơi khuyến khích học sinh thực hiện một hành động

Người học thường được thúc đẩy bởi các cơ hội học tập thực hành và tích cực Các thực hành liên tục của việc ra quyết định, lập kế hoạch và học tập trong môi trường trò chơi rất dễ dịch sang các tình huống hàng ngày mà trẻ sẽ phải đối mặt khi chúng lớn lên

Các nhà giáo dục có thể nhận được phản hồi nhanh chóng bằng cách xem cách trẻ tham gia và phản ứng Trong khi chơi một trò chơi, trẻ em cũng có thể tự

do phạm sai lầm mà không có bất kỳ hậu quả lớn nào gây tổn hại về thể chất hoặc tinh thần Họ có thể thử nghiệm trong một môi trường an toàn khi chơi game Bất

kỳ sai lầm nào được thực hiện có thể được thảo luận trong một thiết lập nhóm sau

đó Đồng thời khi học tập thông qua trò chơi có thể phát huy được các loại trí thông minh

2.2 Nghiên cứu thực trạng

2.2.1 Thực trạng việc dạy và học môn hoá học

Môn Hóa học trong trường phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục học sinh Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn, hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới xung quanh ta thông qua các bài học, giờ thực hành… của hóa học

Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THPT Bá Thước, chúng tôi thấy: Môn Hóa học là môn khó, đa số học sinh mất căn bản từ những lớp dưới, vì vậy nếu giáo viên không có những bài giảng và phương pháp hợp lí, dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận Hiện nay tại trường chúng tôi qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động chúng tôi thấy

có hiện tượng một bộ phận không nhỏ học sinh không muốn học môn Hóa và sợ giờ học môn này mặc dù giáo viên đã đưa ra nhiều bài tập từ đơn giản đến phức tạp, nhiều câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên Kết quả là học sinh thuộc bài nhưng hiểu chưa sâu sắc về sự vật hiện tượng, kỹ năng vận dụng vào thực tế chưa cao nên điểm kiểm tra thường không đạt theo yêu cầu

Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã thiết kế và sử dụng các trò chơi với những kiến thức có liên quan trong cuộc sống đưa vào bài giảng nhằm khắc sâu kiến thức, giúp các em hứng thú học học tập, yêu thích bộ môn từ đó nâng cao hiệu quả tiết dạy

Trang 5

2.2.2 Đối tượng khảo sát

Để có thông tin làm cơ sở tiến hành thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ hứng thú với việc học môn Hoá học đối với học sinh của 04 lớp khối 10 và 04 lớp khối 11 của trường THPT Bá Thước

Khối 10

Khối 11

2.2.3 Phương pháp khảo sát

Sử dụng phiếu khảo sát ở phụ lục 1 (được tiến hành trước khi thực hiện đề tài)

2.2.4 Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát đối với 331 học sinh ở 8 lớp như sau:

Kết quả khảo sát cho thấy:

Số lượng học sinh yêu thích và học tốt môn Hoá học không nhiều, phần đa học sinh thực sự không chú ý và chỉ coi đây là môn phụ, không dùng để xét tuyển đại học

Nguyên nhân dẫn đến thực tế như vậy là có một số nguyên nhân sau:

- Môn hoá học có sự xâu chuỗi kiến thức giữa các bài, chương…

- Các em thấy môn học khó, chán nản và dễ nảy sinh tâm lí buông bỏ

- Các em chưa thấy tầm quan trọng của bộ môn

- Chưa thấy hứng thu trong quá trình học

Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần phải có những biện pháp đem lại hứng thú cho học sinh, để lôi cuốn các em vào tiết học, cũng như cho các em thấy tầm quan trọng của môn hoá học trong thực tiễn

Trang 6

2.3 Xây dựng trò chơi dạy học và hướng dẫn học sinh thiết kế trò chơi

2.3.1 Xây dựng một số trò chơi trong dạy học môn hóa

2.3.1.1 Trò chơi mảnh ghép

a Luật chơi:

- Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3-6 học sinh)

- Ghép các hình tam giác tạo ra hình sau

- Các tam giác ghép lại phải có các cạnh đối nhau biểu diễn cùng một thông tin

hoặc 1 câu hỏi và 1 câu trả lời

- Thời gian tối đa 10 phút: Đội nào xong trước thời gian, đúng được 20 điểm

- Hết thời gian: tính số cạnh đối nhau ghép chính xác (mỗi cặp đúng 1 điểm), chấm chéo các nhóm

b Ví dụ: Khi dạy bài tập về liên kết ion thì có thể sử dụng các mảnh ghép như sau:

- Giáo viên cắt các hình tam giác rời ra và sử dụng để học sinh chơi trò mảnh ghép như hướng dẫn ở trên

c Nhận xét

Trang 7

- Thích hợp cho phần kiểm tra lí thuyết hoặc học lí thuyết mới, học sinh sẽ rất ham ghép hình và có tính cạnh tranh cao giữa các nhóm Việc ngại học lí thuyết đã được giải quyết, mà kiến thức thì được xào đi xào lại dễ nhớ

- Năng lực hợp tác và giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ được phát triển mạnh mẽ vì học sinh bị sức ép về thời gian, tính thi đua các nhóm diễn ra mạnh mẽ nên cần phải hợp tác cùng nhau mới có kết quả cao

- Có thể sử dụng cho tất cả các môn học, hiệu quả tốt

- Giáo viên có thể thiết kế các kiểu hình khác nhau

2.3.1.2 Trò chơi: Bingo!

a Luật chơi:

- Giáo viên phát cho mỗi học sinh một tờ Bingo yêu cầu trong thời gian 10 phút viết được sự hình thành liên kết của các hợp chất theo hàng ngang, hoặc hàng dọc hoặc hàng chéo

- Hết thời gian giáo viên đọc đáp án, Học sinh nào đúng hết ở 1 hàng dọc hoặc ngang hoặc chéo sẽ hét to bingo! Sẽ giành chiến thắng nhận được phần thưởng cá nhân hoặc thưởng điểm

b Ví dụ: Khi dạy bài ôn tập chương bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học ta có

thể sử dụng các mảnh ghép như sau:

c Nhận xét:

- Có thể áp dụng cho tất cả các môn học

- Sử dụng cho hoạt động cá nhân, có thể dùng để kiểm tra bài cũ hoặc củng cố kiến thức bài học và biến thể cho phù hợp

- Phát huy được năng lực tính toán, tự học, tự quản lí và phát triển bản thân

Trang 8

2.3.1.3 Trò chơi: “Giải mật thư vận chuyển hàng hóa’’ khi dạy bài Thuyết cấu tạo hóa học lớp 11

a Luật chơi:

- Hãy tưởng tượng chúng ta là đội quân tham gia trận chiến phải chuyển mật thư

từ trên xuống dưới gồm 2 cụm (2 dãy lớp)

- Có 4 mật thư, Tính điểm cho mỗi mật thư là 10 điểm (2 điểm mỗi câu hỏi/mật thư và 2 điểm trinh bày nhóm)

- Mỗi mật thư được giải trong 5 phút, và chuyển thư từ trên xuống dưới 4 lần sẽ giải hết 4 mật thư

- Có 2 cụm: Mỗi cụm gồm 4 nhóm học sinh, các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên về người lưu trữ mật thư, người giải mật thư, người vận chuyển

- Sau khi giải hết mật thư thì giáo viên sẽ cho các nhóm chấm chéo mật thư khi chiếu đáp án của từng mật thư Công bố điểm và trao giải nhóm nhất, nhì, ba

b Nhận xét:

- Trò chơi áp dụng cho tất cả các môn học, cho từng mục đích kiểm tra, đánh giá

và dạy học của giáo viên

Trang 9

- Phát huy năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực tư duy sáng tạo, xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, viết phương trình hóa học và đọc tên các chất

2.3.1.4 Trò chơi: Con rắn và cái thang

a Vật liệu: Tờ A0 hoặc A4,3 (tùy số lượng người chơi)

- Vẽ hình con rắn to chia hết người rắn thành 50 ô nhỏ

- Vẽ 4 cái thang, 4 con rắn nhỏ sao cho: Chân cầu thang rơi vào ô thấp hơn, đầu cầu thanh rơi vào ô cao hơn tương tự vẽ rắn cũng vậy, có 3 quân cờ khác màu cho

3 đội, có 45 phiếu câu hỏi tương ứng với số ô bốc được

b Cách chơi

- Số lượng: 6 người chơi, chia làm 3 cặp, mỗi cặp là 1 đội

- Đội bốc phiếu sẽ lật phiếu lên cho các đội khác cùng xem câu hỏi Tất cả các đội đều có quyền trả lời và lấy quân cờ của mình để vào ô bốc được

- Trong 10 giây, đội nào trả lời trước (không phải đội bốc) đúng sẽ cộng 100 điểm thưởng và giành quyền bốc phiếu

- Đội bốc phiếu không trả lời được hoặc sai sẽ bị lùi 2 bước tính từ ô bốc được (Ví dụ: bốc ô 20, để quân bài vào ô 20)

- Đội bốc phiếu trả lời đúng: được di chuyển quân cờ đến chân cầu thang bên cạnh, sau đó đến lượt đội khác bốc phiếu và cứ chơi như vậy

Trong đó chú ý

- Nếu bốc phải ô ở đuôi rắn hoặc chân cầu thang trả lời đúng sẽ leo lên đỉnh cầu thang hoặc đầu rắn Ngược lại, nếu bốc phải ô đầu rắn hoặc chân cầu thang trả lời sai sẽ bị tụt xuống chân và đuôi rắn

- Còn các ô khác: sai luôn lùi 2 bước, đúng di chuyển quân cờ đến chân cầu thang kế tiếp (nếu chân cầu thang kế tiếp có quân cờ khác đang đứng thì được sang chân cầu thang khác) Nếu lùi mà có quân cờ khác đang đứng thì phải lùi thêm 1 bước nữa

- Trò chơi kết thúc khi:

+ Có đội leo đến ô cao nhất

+ Hoặc hết thời gian (mỗi lần chơi tối đa 10 phút)

- Tính điểm: điểm thưởng + số quân cờ đang đứng, nếu cao điểm nhất thì đội đó giành chiến thắng

Trang 10

c Nhận xét

- Trò chơi phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ

2.3.1.5 Trò chơi: Đấu trường trung tâm

a Chuẩn bị

- Phiếu bốc thăm để ở trung tâm (là các câu hỏi bài tập đánh số câu 1,2,3 ) tùy mục đích thầy cô sử dụng thời gian bao nhiêu trong tiết học

- Phiếu câu hỏi 1,2,3 (là các bài tập ở các mức độ tương ứng với số phiếu bốc thăm, tùy giáo viên sử dụng phù hợp trình độ học sinh)

- 3 Giấy A3, bút dạ kẻ 4 bậc thang tương ứng với các câu hỏi

- Bộ phiếu trả lời câu hỏi (đáp án A, B, C, D) tương ứng với số câu hỏi bốc thăm được

b Luật chơi

- Chia lớp thành 3 góc chơi (lớp 36 HS) Mỗi góc 12 học sinh và 1 trọng tài

- Mỗi góc chơi là 1 bộ đấu trường trung tâm Mỗi góc chơi gồm 6 đội (có thể nhiều hơn tùy giáo viên) Mỗi đội gồm 2 học sinh (để thảo luận cùng nhau giải bài tập) Mỗi bộ chơi sẽ có 6 ô khác màu (có thể tự vẽ) tương ứng 6 đội kéo dài đến trung tâm có 4 vạch (đó là bậc thang tương ứng câu hỏi đội đó trả lời được sẽ bước dần đến từng bậc (tiến dần trung tâm) Bắt đầu chơi bất kì đội nào theo chỉ định của trọng tài

- Đội đầu tiên chơi sẽ bốc thăm câu hỏi ở trung tâm thì trọng tài đưa 6 câu hỏi đã bốc được cho 6 đội cùng làm Tối đa 2 phút

- Phát xong câu hỏi đội nào làm xong nhanh thì giơ phiếu đáp án lên.trọng tài nhìn vào phiếu đáp án so sánh Nếu đúng thì quyền bốc thăm tiếp theo là đội trả lời đúng đó và đội ấy sẽ đi được nấc thang đó (để tiến dần trung tâm) đánh dấu bằng bút từng bậc thang đã đi hoặc dùng kẹo đặt vào nấc thang đi được Nếu sai đội khác có quyền giơ phiếu tiếp Nếu hết 2 phút không đội nào đưa câu trả lời thì đội

kế tiếp với đội đã bốc câu hỏi sẽ dành quyền bốc phiếu câu hỏi (kế tiếp theo chiều kim đồng hồ)

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w