1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo việt nam nghiên cứu điện gió ngoài khơi

32 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Bền Vững Nguồn Năng Lượng Tái Tạo Việt Nam Nghiên Cứu Điện Gió Ngoài Khơi
Tác giả LÊ QUỐC CƯỜNG
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Đề Tài Thảo Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,11 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO (5)
    • 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (5)
      • 1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững (5)
      • 1.1.2. Khái niệm và phân loại năng lượng tái tạo (5)
      • 1.1.3. Khái niệm phát triển bền vững năng lượng tái tạo (8)
    • 1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO (8)
      • 1.2.1. Nội dung phát triển bền vững năng lượng tái tạo (8)
      • 1.2.2. Vai trò của phát triển bền vững năng lượng tái tạo (8)
      • 1.2.3. Tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững năng lượng tái tạo (9)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (11)
    • 2.1. KHÁI QUÁT VỀ LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI VIỆT NAM (11)
      • 2.1.1. Tiềm năng về các nguồn năng lượng tái tạo (11)
      • 2.1.2. Khái quát lịch sử, hiện trạng cơ sở hạ tầng khai thác năng lượng tái tạo Việt Nam. 9 2.2. THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI VIỆT NAM (13)
      • 2.2.1. Khái quát về điện gió (17)
      • 2.2.2. Tính bền vững về kinh tế của điện gió ngoài khơi (19)
      • 2.2.3. Tính bền vững về xã hội của điện gió ngoài khơi (19)
      • 2.2.4. Tính bền vững về môi trường sinh thái của điện gió ngoài khơi (20)
    • 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI TẠI VIỆT NAM (21)
      • 2.3.1. Những tiềm năng của ngành (21)
      • 2.3.2. Những thách thức của ngành (23)
  • CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI (24)
    • 3.2. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI TẠI VIỆT NAM (25)
      • 3.2.1. Định hướng Nhà nước (25)
      • 3.2.2. Cơ hội và thách thức phát triển điện gió tại Việt Nam (27)
    • 3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ RA (28)
      • 3.3.1. Giải pháp dưới góc độ nhà nước (28)
      • 3.3.2. Giải pháp dưới góc độ doanh nghiệp (29)
  • KẾT LUẬN (31)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (32)

Nội dung

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VIỆT NAMNGHIÊN CỨU ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠILỜI MỞ ĐẦU“Trữ lượng nhiên liệu hóa thạch ngày cảng giảm đi"- những tiêu để tương tự nhưtrên hiện nay k

MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1 Khái niệm phát triển bền vững

Trong báo cáo của Brundtland, “Conexion, số 3, tháng 9 - 1992” về môi trường và phát triển đã đưa ra định nghĩa như sau: “Phát triển bền vững là một loại phát triển lành mạnh vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại lại vừa không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ tương lai”

Phát triển bền vững bao gồm 3 nội dung chính: tăng trưởng kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường

1.1.2 Khái niệm và phân loại năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo là năng lượng được tạo ra các nguồn hình thành liên tục, có thể coi là vô hạn như gió, mưa, năng lượng mặt trời, sóng biển, thuỷ triều, địa nhiệt… Năng lượng tái tạo còn được biết đến là năng lượng sạch hoàn toàn hay năng lượng tái sinh.

Tuy còn khá mới nhưng đây lại là nguồn năng lượng mang đến những chuyển biến tích cực trong tương lai Năng lượng sạch hoàn toàn đang nhanh chóng lan rộng ở cả quy mô lớn và nhỏ, dần thay thế cho các nguồn nhiên liệu truyền thống trong 4 lĩnh vực quan trọng: nhiên liệu động cơ, làm mát, phát điện và hệ thống điện độc lập nông thôn.

Năng lượng mặt trời có lẽ không còn xa lạ với chúng ta vì đã được con người tận dụng từ thời xa xưa, từ khi sử dụng để tạo lửa cho tới sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại để thu lấy nguồn năng lượng này với mục đích sử dụng vào các sản phẩm tiên tiến hiện nay. Để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng cần đến các tấm năng lượng mặt trời, hoặc quang điện (PV), được làm từ silicon hoặc các vật liệu khác

Sử dụng điện mặt trời cho góp phần giảm lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính Vì điện mặt trời là năng lượng tái tạo xanh cực kỳ thân thiện nên cũng giúp giảm sự thay đổi khí hậu và ô nhiễm nguồn không khí một cách đáng kể Năng lượng mặt trời còn được áp dụng rộng rãi để sản xuất ra các loại đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng mà không cần dùng tới nguồn điện thông thường.

Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất Con người khai thác năng lượng gió từ các bin gió, bằng cách quay các cánh quạt tuabin để chuyển từ năng lượng của gió thành năng lượng cơ học và cuối cùng là điện năng.

Ngày nay, các tuabin gió thường có quy mô lớn với công suất từ khoảng 600kW đến 9MW Đây là thiết bị giúp tạo ra một lượng tương đối lớn nhờ vào sức gió thổi Khi tốc độ gió tăng, sản lượng điện cũng tăng lên đạt công suất tối đa cho tuabin.

Những khu vực có gió mạnh liên tục là nơi lý tưởng cho các trang trại điện gió. Thông thường, số giờ đầy tải của tuabin gió có thể thay đổi từ 16% đến 57% hàng năm và sẽ cao hơn ở các vị trí ngoài khơi.

Thuỷ điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước Thủy năng chủ yếu được dùng để chuyển đổi thành điện năng thông qua các công trình thủy điện

Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, thủy điện chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu điện lượng quốc gia Tuy nhiên, những con đập này làm giảm và chuyển hướng dòng chảy tự nhiên gây ảnh hưởng đến quần thể động vật và con người sinh sống quanh sông nên nhiều nhà máy thủy điện lớn hay đập thủy điện siêu lớn không được xem là nguồn năng lượng tái tạo Các nhà máy thủy điện nhỏ không có xu hướng tác động đến môi trường vì chúng chỉ chuyển hướng 1 phần của dòng nước chảy.

Năng lượng sinh khối là dạng vật liệu sinh học từ sự sống, hay gần đây là sinh vật sống, đa số là các cây trồng hay vật liệu có nguồn gốc từ thực vật Năng lượng sinh khối nhìn chung còn khá mới mẻ và đang được biết đến phổ biến hơn trong thời gian gần đây.

Năng năng lượng sinh khối có thể dùng trực tiếp, gián tiếp một lần hoặc chuyển thành dạng năng lượng khác như nhiên liệu sinh học Có 3 cách chuyển từ sinh khối sang năng lượng: Chuyển đổi hóa học, chuyển đổi sinh hóa, chuyển đổi nhiệt.

Sử dụng năng lượng sinh khối so với xăng dầu giảm khoảng được 70% khí CO2 và 30% khí độc hại, do năng lượng sinh khối chứa một lượng cực nhỏ lưu huỳnh, chứa 11% oxy, nên cháy sạch hơn năng lượng sinh khối phân hủy sinh học nhanh, ít gây ô nhiễm nguồn nước và đất.

Năng lượng địa nhiệt là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong lòng Trái Đất. Năng lượng này có nguồn gốc từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, từ hoạt động phân hủy phóng xạ của các khoáng vật, và từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt Trái đất Nguồn địa nhiệt bản thân không thể giải quyết được căn bản các vấn đề năng lượng nhưng góp phần giảm bớt sự phụ thuộc vào sử dụng nhiên liệu hóa thạch Khai thác năng lượng địa nhiệt có hiệu quả về kinh tế, có khả năng thực hiện và thân thiện với môi trường.

Năng lượng địa nhiệt là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong lòng Trái Đất. Năng lượng này có nguồn gốc từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, từ hoạt động phân hủy phóng xạ của các khoáng vật, và từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt Trái đất Nguồn địa nhiệt bản thân không thể giải quyết được căn bản các vấn đề năng lượng nhưng góp phần giảm bớt sự phụ thuộc vào sử dụng nhiên liệu hóa thạch Khai thác năng lượng địa nhiệt có hiệu quả về kinh tế, có khả năng thực hiện và thân thiện với môi trường.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

1.2.1 Nội dung phát triển bền vững năng lượng tái tạo

Phát triển bền vững năng lượng tái tạo là một loại phát triển lành mạnh vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại lại vừa không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ tương lai về năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn

Phát triển bền năng lượng tái tạo giữ vai trò quan trọng trong cán cân năng lượng và bảo vệ môi trường Đây cũng là nguồn cung ứng lâu dài cho hoạt động của con người.

So với năng lượng nhiên liệu hóa thạch, năng lượng tái tạo ít rủi ro hơn, giúp giảm phát thải khí nhà kính, giảm phụ thuộc vào than nhập khẩu và góp phần đảm bảo nguồn cung năng lượng

1.2.2 Vai trò của phát triển bền vững năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo đang được xem là giải pháp và xu hướng tất yếu của ngành năng lượng hiện nay trên thế giới Khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá dầu mỏ ngày càng trở nên cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, buộc các quốc gia trên thế giới phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành năng lượng theo hướng sạch và bền vững Phát triển nguồn năng lượng tái tạo đang dần chiếm vị trí quan trọng trọng sự phát triển kinh tế bền vững ở các nước, do lợi ích to lớn trong việc tận dụng tối đa nguồn thiên nhiên vô tận (như gió, mặt trời…), cũng như góp phần giảm tác động của hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu gây ra.

Năng lượng tái tạo có tiềm năng thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch và năng lượng nguyên tử So sánh với các nguồn năng lượng khác, năng lượng tái tạo có nhiều ưu điểm hơn vì trữ lượng vô tận, tránh được các hậu quả có hại đến môi trường Việc phát triển năng lượng tái tạo được xem là bước đi tiên phong cho sự định hướng, khuyến khích phát triển các loại hình năng lượng tái tạo, giúp giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới một nền tăng trưởng năng lượng xanh, hiện đại.

Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo là chiến lược phù quan trọng vì ít rủi ro hơn, góp phần tăng cường nguồn cung trong nước, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu nước ngoài, giảm tác động làm biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

1.2.3 Tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững năng lượng tái tạo

1.2.3.1 Bền vững về môi trường sinh thái

Phát triển bền vững về môi trường được hiểu là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên từ môi trường, chất lượng môi trường sống của con người phải được đảm bảo Các yêu cầu để phát triển bền vững môi trường là:

 Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo

 Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái

 Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng khí quyển Trái đất

 Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính

 Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm

 Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (đất, nước, không khí, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm…

1.1.3.2 Bền vững về kinh tế

 Tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao (mức tăng trưởng GDP ở các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần khoảng 5%/năm)

 Cơ cấu GDP: tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ phải cao hơn nông nghiệp

 Tăng trưởng kinh tế có hiệu quả cao, không phải tăng trưởng bằng mọi giá

1.1.3.3 Bền vững về xã hội

Phát triển bền vững về xã hội là sự phát triển nhằm đảm bảo công bằng trong xã hội, có sự bình đẳng giữa các giai tầng xã hội, giữa các giới… Để phát triển bền vững về xã hội, có 6 yêu cầu cần đạt được bao gồm:

 Ổn định dân số, phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị

 Giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa

 Nâng cao học vấn, xóa mù chữ

 Bảo vệ đa dạng văn hóa

 Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới

 Tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

KHÁI QUÁT VỀ LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI VIỆT NAM

Theo nghiên cứu của World Bank năm 2021, Việt Nam có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo rất lớn Sở dĩ như vậy là vì, Việt Nam có vị trí địa lý, đường bờ biển dài, đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa và nền kinh tế nông nghiệp, có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và đa dạng, cho nên có thể khai thác cho sản xuất các nguồn năng lượng như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy điện, năng lượng đại dương, năng lượng sinh khối và năng lượng địa nhiệt rất lớn.

Việt Nam có nguồn tài nguyên thủy năng tương đối lớn do điều kiện địa hình và khí hậu Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều Sở hữu gần 3 nghìn sông ngòi lớn, nhỏ trên khắp lãnh thổ với hai hệ thống sông lớn nhất là sông Cửu Long (Nam Bộ) và sông Hồng (Bắc Bộ) Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong số 14 nước trên thế giới đứng đầu về tiềm năng thủy điện Hiện nay, nước ta có trên 120.000 trạm thủy điện, tổng công suất ước tính đạt khoảng 300 MW. Không chỉ vậy, nhờ có hệ thống sông ngòi dày đặc phân bổ trên khắp cả nước nên Việt Nam có tiềm năng lớn trong phát triển thủy điện nhỏ Theo đánh giá, tiềm năng thủy điện nhỏ của Việt Nam vào khoảng 4.000 MW, trong đó, loại nguồn có công suất từ 100 KW đến 30MW chiếm khoảng 93% - 95%, loại nguồn có công suất dưới 100 KW chỉ chiếm khoảng 5% - 7%, và phần còn lại có tổng công suất trên 200 MW

Với vị trí địa lý nằm ở khu vực cận xích đạo nên Việt Nam có nhiều tiềm năng tận dụng được nguồn năng lượng mặt trời, với tổng số giờ nắng cao lên đến trên 2.500 giờ/năm, tổng lượng bức xạ trung bình năm vào khoảng 230-250 kcal/cm2/ngày, theo hướng tăng dần về phía Nam Đây là một lợi thế cho Việt Nam khai thác nguồn năng lượng tái tạo này, để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt người dân Hiện nay, ngày càng nhiều hộ gia đình nhận thấy nhiều lợi ích từ việc sử dụng thiết bị tấm pin năng lượng mặt trời để sử dụng vào những nhu cầu hàng ngày, giúp tiết kiệm được một khoản chi phí cho gia đình Dựa vào số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy Việt Nam hiện có công suất điện Mặt Trời được lắp đặt toàn diện nhất ở Đông Nam Á, với 16.500

MW được sản xuất vào năm 2020 Việt Nam cũng nằm trong top 10 quốc gia có công suất lắp đặt năng lượng Mặt Trời cao nhất trên toàn cầu vào năm 2020.

Hình 2.1: Top 10 quốc gia có công suất lắp đặt năng lượng Mặt Trời cao nhất trên toàn cầu vào năm 2020.

Không chỉ vậy, tiềm năng về năng lượng gió ở Việt Nam là rất triển vọng Đó là nhờ vào hình dạng địa hình dài và hẹp của đất nước với hơn 3.000 km đường bờ biển, bao gồm cả đồi và núi cùng với đó là gió mùa Tây Nam thổi vào mùa hè, tốc độ gió trung bình ở biển Đông Việt Nam khá mạnh Với lợi thế đường biển dài theo chiều dọc đất nước như vậy, nên Việt Nam có nhiều tiềm năng khai thác năng lượng gió, tổng tiềm năng ước đạt 513.360 MW Các khu vực đang được khai thác điện gió và có nhiều tiềm năng tập trung chủ yếu ở vùng duyên hải miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, … và các đảo Chỉ tính riêng các vùng biển quanh đảo Phú Quý, đảo Bạch Long Vĩ thì tiềm năng công suất lắp đặt lên đến

38 GW mỗi vùng Hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam ước tính có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/giây, ở độ cao 65m, tương đương với tổng công suất 512 GW. Đặc biệt, hơn 8% diện tích Việt Nam được xếp hạng có tiềm năng gió rất tốt (tốc độ gió ở độ cao 65 m là 7 - 8 m/giây), có thể tạo ra hơn 110 GW Với những ưu đãi về điều kiện tự nhiên như vậy, Việt Nam đặt ra lộ trình đạt mục tiêu đạt 2.000 MW điện gió năm 2025 và6.000 MW điện gió năm 2030.

Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối Tiềm năng sinh khối từ gỗ củi vào khoảng 10,6 triệu tấn dầu quy đổi (năm 2010), 14,6 triệu tấn (năm 2030) và 14 triệu tấn (năm 2050); phế thải từ nông nghiệp vào khoảng 16,8 triệu tấn (năm 2010), 20,6 triệu tấn (năm 2030) và 26,3 triệu tấn (năm 2050); từ rác thải đô thị vào khoảng 0,64 triệu tấn (năm 2010), 1,5 triệu tấn (năm 2030) và 2,5 triệu tấn (năm 2050) Phát triển năng lượng điện sinh khối sẽ góp phần quan trọng giải quyết bài toán đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; giảm thiểu ô nhiễm môi trường; cải thiện chi phí, tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc các ngành năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp, biển; nghiên cứu, đào tạo, sáng chế… Đến hết năm

2016, năng lượng sinh khối mới chỉ khai thác được khoảng 592 MW.

Ngoài các nguồn nhiên liệu và năng lượng tái tạo đã đề cập ở trên, Việt Nam còn có tiềm năng về năng lượng địa nhiệt, năng lượng biển như thủy triều Các nguồn năng lượng này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu để nhận dạng và đánh giá trữ lượng tiềm năng khai thác Như vậy, hiện tại ở nước ta có 4 loại năng lượng tái tạo đã được khai thác để sản xuất điện Tuy nhiên, thực trạng khai thác năng lượng tái tạo còn rất nhỏ so với tiềm năng.

2.1.2 Khái quát lịch sử, hiện trạng cơ sở hạ tầng khai thác năng lượng tái tạo Việt Nam

2.1.2.1 Cơ cấu nguồn năng lượng Việt Nam

Tính đến cuối năm 2021, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt76.620 MW, tăng gần 7.500 MW so với năm trước, trong đó tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) là 20.670 MW (tăng 3.420 MW so với năm 2020) và chiếm tỷ trọng 27,0% Quy mô hệ thống điện Việt Nam đã vươn lên đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện.

Hình 2.2: Cơ cấu nguồn năng lượng Việt Nam năm 2021

Theo quy hoạch dự kiến, tới năm 2030, nhiệt điện than chiếm từ 28,3-31,2%; nhiệt điện khí chiếm 21,1-22,3%; thuỷ điện lớn, vừa và thủy điện tích năng chiếm 17,73- 19,5%; nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời, điện sinh khối) chiếm 24,3- 25,7%; nhập khẩu điện chiếm 3-4%. Đồng thời, dự báo đến năm 2045, tổng công suất đặt của nguồn điện đạt từ261.951-329.610 MW Trong đó, nhiệt điện than chiếm 15,4-19,4%; nhiệt điện khí chiếm20,6-21,2%; thuỷ điện lớn, vừa và thủy điện tích năng chiếm 9,1-11,1%; nguồn điện năng lượng tái tạo (thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối…) chiếm 26,5-28,4%;nhập khẩu khoảng 3,1%.

Hình 2.3: Cơ cấu nguồn điện của Việt Nam theo quy hoạch tới năm 2045

Như vậy, trong giai đoạn 2030-2045, tỷ trọng điện than sẽ được giảm dần, xuống còn khoảng 15-19% vào năm 2045 Nếu so với tỷ lệ 29% của năm 2020, tương ứng tỷ lệ này giảm tối đa khoảng 10 điểm % Về thủy điện, theo báo cáo rà soát tiến độ thực hiện của các dự án thủy điện giai đoạn 2020-2025, hệ thống có thể bổ sung thêm khoảng 1.840

MW thủy điện vừa và lớn (bao gồm cả các dự án mở rộng, như: Hòa Bình mở rộng thêm

2 tổ máy với tổng công suất 480 MW, Ialy mở rộng thêm 2 tổ máy với tổng công suất

360 MW và Trị An mở rộng thêm 2 tổ máy với tổng công suất 200 MW) Bên cạnh đó, các dự án thủy điện nhỏ có khả năng phát triển thêm khoảng 2.700 MW trong giai đoạn từ nay đến 2030 Do đó, đến năm 2045, tỷ lệ thủy điện dự báo chỉ còn chiếm 9% trong cơ cấu nguồn của hệ thống điện cả nước.

2.1.2.2 Vai trò, ứng dụng năng lượng tái tạo trong một số lĩnh vực

Do quá trình khai thác và sử dụng năng lượng hóa thạch (dầu mỏ, than đá…) gây ra nhiều ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên nên năng lượng tái tạo có vai trò là nguồn năng lượng sạch, hoàn toàn thân thiện với thiên nhiên và hạn chế tối đa ô nhiễm đến hệ sinh thái Đây là nguồn năng lượng tự nhiên có khả năng thay thế tốt các nguồn năng lượng cộng nghiệp nhờ vậy mà được sử dụng nguồn điện miễn phí giúp giảm thiểu chi phí điện năng và sử dụng an toàn, có tuổi thọ, độ bền cao Không chỉ vậy, năng lượng tái tạo có lượng cung ứng gần như vô hạn nên sẽ tránh được tình trạng cạn kiệt dần sau một thời gian dài khai thác – vấn đề đối với các nguồn năng lượng hóa thạch ngày nay Hơn thế nữa, nó còn đáp ứng nhiều lợi ích kinh tế chẳng hạn như, khi sử dụng năng lượng tái tạo sẽ giúp tiết kiệm điện năng cho hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà máy, cùng với đó là chi phí bảo trì, bảo dưỡng thấp.

Hiện nay, năng lượng tái tạo đang được ứng dụng phổ biến tại các nước phát triển và đang phát triển trong đó có Việt Nam Khi mà các công nghệ mới tiên tiến hiện đại ngày càng phát triển giúp giảm chi phí đáng kể và mở ra về một thời kỳ mới Thời kỳ đẩy mạnh sử dụng năng lượng sạch Năng lượng tái tạo đang dần thay thế cho các nhiên liệu hóa thạch trong ngành điện Đến nay Việt Nam đã ứng dụng năng lượng tái tạo thành công trong một số lĩnh vực Các tấm pin năng lượng mặt trời hay tế bào quang điện chủ yếu được làm từ silicon có khả năng chuyển đổi ánh sáng mặt trời trực tiếp thành điện năng.Và hệ thống năng lượng mặt trời này được ứng dụng rộng rãi với quy mô lớn nhỏ từ những ngôi nhà người dân đến các doanh nghiệp, cộng đồng xã hội Các hệ thống này giúp tạo ra nguồn điện năng dồi dào sử dụng trong các thiết bị kỹ thuật như bình nước nóng lạnh, đèn LED chiếu sáng… Không chỉ vậy, nước ta còn tiến hành các công trình thủy điện nhỏ hoạt động dựa vào sức của các dòng nước có tốc độ nhanh để thiết lập tuabin máy phát điện cùng với đó là xây dựng các tuabin gió để cung cấp nguồn điện năng thông qua việc quay các cánh quạt có đường kính lớn Năng lượng sinh khối ở Việt Nam cũng được ứng dụng để sản xuất nhiệt truyền thống: việc đốt sinh khối khô để tạo ra nhiệt đã có từ trước, nhiệt lượng này được dùng để sưởi ấm, nấu ăn, …Mặt khác, năng lượng sinh khối còn có thể cung cấp nhiên liệu cho xe hơi, máy cơ khí… điển hình nhất có thể kể đến sản phẩm xăng sinh học E5 Một điểm sáng trong ứng dụng năng lượng tái tạo của Việt Nam đó chính là ngành ô tô VinFast đi đầu trong lĩnh vực sản xuất ô tô điện dựa trên nền tảng năng lượng sạch Trong đó, VinFast VF e34 sở hữu những ưu điểm vượt trội của điện khí hóa ô tô, bắt kịp những xu hướng của ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu Đặc biệt, VF e34 hạn chế tối đa hiện tượng phát thải ra môi trường, giảm tải ô nhiễm hiệu quả nhờ ứng dụng pin lithium-ion và những tính năng lọc khí vượt trội Đặc biệt, VinFast còn đảm bảo “xanh hóa” toàn diện ngành công nghiệp xe hơi Chiến lược này được xây dựng nhằm đảm bảo hạn chế lượng khí thải lớn ra môi trường mỗi ngày. VinFast đang dần hiện thực hóa tầm nhìn trở thành hãng xe điện thông minh toàn cầu, giảm thiểu thải khí, góp phần xây dựng ngành năng lượng tái tạo nói chung.

2.1.2.3 Triển khai nghiên cứu, phát triển năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu thành lập Trung tâm năng lượng tái tạo nhằm giúp đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm pháp luật, quản trị quốc gia trong lĩnh vực này.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI TẠI VIỆT NAM

2.3.1 Những tiềm năng của ngành

Năng lượng gió ngoài khơi hay điện gió ngoài khơi là ngành công nghiệp có tiềm năng to lớn và triển vọng, tạo nguồn năng lượng sạch trong bối cảnh cả thế giới đối mặt với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Với hơn 3.200 km bờ biển và tổng diện tích biển khoảng 1 triệu km2, Việt Nam có tiềm năng điện gió ngoài khơi rất lớn Theo số liệu đánh giá tiềm năng về lý thuyết - kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới năm 2019: Công suất điện gió ngoài khơi của Việt Nam khoảng 475 GW, trong đó tập trung chủ yếu vùng Trung bộ, Nam Trung bộ và một phần duyên hải Bắc bộ Theo nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (DEA) cho Bộ Công Thương (năm 2020): Qua phân tích và tính toán, tiềm năng kỹ thuật cho điện gió ngoài khơi của Việt Nam có thể đạt 31.808 km2 tương đương 162.200 MW Chi tiết tiềm năng kỹ thuật cho điện gió ngoài khơi được phân theo khu vực như sau:

 Khu vực Bắc bộ: 13.000 MW.

 Khu vực Bắc Trung bộ: 5.000 MW.

 Khu vực Nam Trung bộ: 118.000 MW.

 Khu vực Nam bộ: 26.200 MW Trong đó điện gió ngoài khơi móng cố định (độ sâu đáy biển ≤50m) khoảng 132 GW và móng nổi khoảng 30 GW.

Việt Nam may mắn sở hữu một số điều kiện tự nhiên rất tốt cho việc phát triển năng lượng gió ở khu vực châu Á Điều này đặc biệt đúng đối với năng lượng gió ngoài khơi, nơi Việt Nam có một số điều kiện tốt nhất trên thế giới Như thể hiện trong bản đồ dưới đây, tốc độ gió cao nhất và các vị trí gió ngoài khơi tốt nhất tập trung ở ngoài khơi Bình Thuận và Ninh Thuận Có thể thấy từ trên xuống dưới dọc theo bờ biển tốc độ gió tốt nằm ở các khu vực xa bờ.

Việt Nam có một lợi thế lớn khi có các khu vực đông dân ven biển và các khu vực có tốc độ gió cao, nơi mực nước tương đối nông Việt Nam cũng sở hữu lực lượng lao động lành nghề trong lĩnh vực ngoài khơi, năng lực sản xuất mạnh mẽ và các bến cảng đã được gia cố hiện có Sự kết hợp giữa các yếu tố như tiềm năng gió tốt, vùng nước nông, các thành phố ven biển, bến cảng hiện có và lực lượng lao động lành nghề của Việt Nam là điều kiện lý tưởng cho việc phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam nắm giữ vị trí độc nhất vô nhị để theo đuổi điện gió ngoài khơi như một nguồn năng lượng an toàn và là một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Cũng theo báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016-

2020, vùng biển ven bờ Việt Nam, đặc biệt là vùng biển thuộc các khu vực phía Nam (nơi có độ sâu 30-60m) có tiềm năng phát triển rất tốt điện gió biển Đặc biệt, khu vực biển có độ sâu từ 0-30m từ Bình Thuận đến Cà Mau rộng khoảng 44.000km2 có tốc độ gió trung bình ở độ cao 100m đạt hơn 5-8m/giây Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Dự án điện gió HBRE Vũng Tàu có công suất lên tới 500 MW đang đề xuất Bộ Công Thương phê duyệt để nhà đầu tư triển khai các bước tiếp theo; tại tỉnh Bình Thuận cũng đang sở hữu nhiều dự án điện gió như: Nhà máy Phong điện Phương Mai 1 (công suất 30MW), Nhà máy Phong điện Phương Mai 3 (công suất 21 MW), Nhà máy Điện gió Nhơn Hội 1 và Nhà máy Điện gió Nhơn Hội 2 (đều có công suất 30 MW) Còn tại khu vực phía Bắc, tỉnh Thái Bình đang thực hiện Dự án Nhà máy Điện gió Tiền Hải với công suất 70MW.

Báo cáo về kết quả tổ chức đối thoại an ninh năng lượng Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 4 vào tháng 7/2022, Bộ Công Thương cho biết về khả năng phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam Theo nghiên cứu, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về nguồn điện gió ngoài khơi với khoảng 600 GW, trong đó 260 GW điện gió ngoài khơi móng cố định và 338 GW điện gió ngoài khơi móng nổi Tính đến cuối năm 2021, các nguồn điện năng lượng tái tạo của Việt Nam đã chiếm khoảng 27% tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 23.000

MW điện gió, trong đó 7.000 MW điện gió ngoài khơi Việt Nam xác định nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt điện gió ngoài khơi là nguồn năng lượng chính cho chuyển dịch năng lượng nhằm đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 theo cam kết tại Hội nghị COP26.

Nếu xét về chi phí trên toàn bộ vòng đời của nhà máy điện gió ngoài khơi, có thể thấy suất đầu tư công nghệ có xu hướng ngày càng giảm, ngoài ra loại hình công nghệ này còn được hỗ trợ thông qua giá mua điện cố định cho năng lượng tái tạo (FeedinTariff) Bên cạnh đó, việc huy động vốn đầu tư cho điện sản xuất từ năng lượng tái tạo

2.3.2 Những thách thức của ngành

Mặc dù được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển điện gió ngoài khơi nhưng thực tế Việt Nam chưa có trang trại điện gió ngoài khơi nào.

Bộ Công Thương cho biết hiện phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam mới chỉ trong giai đoạn đầu tiên nên việc triển khai sẽ gặp một số khó khăn liên quan đến: khung pháp lý, cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, vốn đầu tư, yêu cầu vận hành hệ thống điện ổn định, đánh giá tác động môi trường và xã hội.

Ngoài ra còn tồn tại các thách thức khó khăn khi vận hành hệ thống điện trong bối cảnh có sự xâm nhập cao của các nguồn năng lượng tái tạo: quá tải hệ thống truyền tải điện khi chưa nâng cấp phù hợp với sự phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo tại một số khu vực ở miền Trung và miền Nam; các nguồn điện năng lượng tái tạo không ổn định, phụ thuộc vào thời tiết, các nguồn điện mặt trời chỉ sử dụng được trong thời gian ban ngày, có nắng nên gây khó khăn cho công tác vận hành, điều độ hệ thống.

Bên cạnh đó, điện gió ngoài khơi còn có nhiều tác động tiêu cực:

Gây ra một số tranh chấp với các hoạt động phát triển như đánh bắt cá, nuôi trồng thủy hải sản, khai thác dầu khí, giao thông thủy, hàng không, quân sự,

Làm phân mảnh, hoặc thay đổi môi trường sống của các loài động sinh vật biển do các tác động của điện từ trường, tiếng ồn và sóng âm

Chi phí sản xuất điện gió ngoài khơi cao hơn các nguồn điện khác

Các công trình ĐGNL có thể gây nhiễu, hoặc mất tín hiệu ra đa, làm phát sinh thêm các vấn đề về an ninh khác.

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI TẠI VIỆT NAM

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió, điện sóng, điện hải lưu) rất lớn Tuy nhiên, chuyên gia của Viện nghiên cứu Biển và Hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng: Bước đi còn khá chậm chạp, đồng thời đề xuất một số giải pháp định hướng phát triển bền vững nguồn năng lượng này của Việt Nam trong tương lai tới.

 Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu “vươn ra biển lớn”: Để đạt được mục tiêu “vươn ra biển lớn” bằng con đường phát triển năng lượng gió ngoài khơi Việt Nam, chúng ta cần có một chương trình nghiên cứu về điện gió ngoài khơi, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ, đồng thời cần sự hợp tác chặt chẽ với các nước đang có thế mạnh về phát triển nguồn điện gió ngoài khơi, giữa các bộ, ngành, địa phương.

Quá trình chuyển dịch năng lượng đang diễn ra trên toàn cầu, đòi hỏi sự đổi mới công nghệ toàn diện với xu hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và thay đổi nguồn nhiên liệu trong sản xuất Đây là cơ hội lớn để công nghệ điện gió ngoài khơi thể hiện vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn đến năm 2050 - “Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư 4.0”.

 Nhà nước đã đề ra một số mục tiêu trước mắt cần thiết phải tiến hành, đó là:

Xây dựng quy hoạch tổng thể cấp quốc gia về phát triển điện gió ngoài khơi, trìnhThủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia với các nguồn điện gió ngoài khơi.Thúc đẩy việc sản xuất, nội địa hóa thiết bị cho việc phát triển và sử dụng các nguồn điện gió ngoài khơi.

Xây dựng kế hoạch hợp tác ngắn và dài hạn với các tổ chức quốc tế trong việc phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và tập huấn về nguồn điện gió ngoài khơi.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng về phát triển và sử dụng năng lượng gió ngoài khơi.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng gió ngoài khơi.

Xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam.

Trên cơ sở đó nhà nước đã đưa ra một số định hướng cho phát triển điện gió tại Việt Nam bao gồm:

Thứ nhất, lập quy hoạch phát triển điện gió.

Lập quy hoạch phát triển điện gió rất cần thiết bởi đây là định hướng đầu tiên cho việc xây dựng các dự án điện gió Về nguyên tắc, việc lập quy hoạch phải là việc làm trước khi tiến hành dự án Tuy nhiên, với thực trạng phát triển điện gió của Việt Nam hiện nay, chúng ta giải quyết theo phương án, đánh giá ngay các dự án điện gió đang triển khai có phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương hay không; có bị chồng lấn lên hoạt động kinh tế - xã hội khác hay không; nếu có thì tìm các xử lý hợp lý nhất, ít tổn thất nhất Sau đó, chúng ta phải tiến hành lập quy hoạch phát triển điện gió trong phạm vi cả nước Quy hoạch phát triển điện gió phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ môi trường Đặc biệt, quy hoạch phát triển điện gió phải dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học đáng tin cậy về địa hình, chế độ gió

Thứ hai, xây dựng các dự án điện gió ngoài khơi thí điểm.

Không phải mọi trường hợp dự án điện gió đi vào hoạt động cũng đúng được như dự kiến ban đầu Hơn nữa, các dự án sản xuất điện gió thường có chi phí lớn Vì vậy, Nhà nước cần có các dự án sản xuất điện gió thí điểm Các dự án thí điểm cần phải được tính toán đảm bảo tiết kiệm chi phí và trong trường hợp kết quả thí điểm cho thấy có khả năng phát triển điện gió tại khu vực đó thì dự án thí điểm trở thành một bộ phận của dự án thực tế trong tương lai.

Thứ ba, Nhà nước còn cần phải có chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với việc nghiên cứu ra các giải pháp về khoa học kỹ thuật cho dự án điện gió Các giải pháp khoa học kỹ thuật nhằm phát triển điện gió có thể học tập các quốc gia trên thế giới nhưng phải tính toán tới điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội tại Việt Nam Ví dụ, chúng ta có nhiều khu vực có tiềm năng năng lượng gió nhưng ở khu vực biển, ven biển nên cần phải nghiên cứu vật liệu làm tuabin gió chịu được mặn, chịu được phèn.

Thứ tư, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển điện gió Nhiều quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật trong lĩnh điện gió đạt hiệu quả cao như Mỹ, Đức, Trung Quốc Vì vậy, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước đó Hình thức hợp tác chủ yếu là nhận chuyển giao công nghệ về điện gió; xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn với các tổ chức quốc tế trong việc đào tạo và tập huấn cho đội ngũ những người làm công tác phát triển điện gió… Tuy nhiên, việc hợp tác quốc tế cũng cần phải thận trọng để tránh tình trạng chúng ta bị phụ thuộc quá nhiều vào các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc Việt Nam phải nhận chuyển giao những công nghệ lạc hậu, không đủ điều kiện cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

3.2.2 Cơ hội và thách thức phát triển điện gió tại Việt Nam

3.2.2.1 Cơ hội cho phát triển điện gió tại Việt Nam

Sự phát triển của điện gió và tiềm năng điện gió rất lớn của Việt Nam đang mở ra nhiều cơ hội để ngành điện Việt Nam phát triển bền vững, song hành với nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu trên thế giới và nâng cao an ninh năng lượng của quốc gia Mặt khác, đó cũng là cơ hội cho thị trường lao động, các nhà sản xuất chế tạo, các nhà tư vấn, đầu tư và nhà thầu lắp đặt, xây dựng trong nước.

Các nhà đầu tư có thể phát triển các dự án điện gió theo dạng BOT (Build- Operate-Transfer) hoặc IPP (Independent Power Producer) Ở dạng BOT, nhà đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy điện gió trong một giai đoạn nhất định, sau đó bàn giao nhà máy cho Nhà nước (các nhà đầu tư cũng có thể kết hợp với EVN hoặc với các nhà đầu tư khác) Ở dạng IPP, nhà đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy điện gió trong thời gian vô hạn Hiện nay, cơ chế IPP chỉ áp dụng cho các dự án điện loại nhỏ ở Việt Nam.

Với tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam rất lớn (1,3 nghìn GW), việc phát triển điện gió ngoài khơi còn là nguồn hỗ trợ lớn cho bảo vệ biển đảo và là chiến lược tương lai cho ngành dầu khí để tái sử dụng các dàn khoan Hơn nữa, việc đặt các tua bin gió ngoài khơi ít ảnh hưởng tới tầm nhìn và tiếng ồn, đồng thời có nguồn gió ít nhiễu động hơn, vì thế có thể tăng tốc độ vòng quay cũng như chiều dài cánh quạt gió Điện năng do tua bin điện gió ngoài khơi có thể cao hơn 50% so với cùng tua bin ở trên bờ nhờ vận tốc gió cao và ổn định hơn.

3.2.2.2 Thách thức cho phát triển điện gió tại Việt Nam

Các thách thức lớn nhất hiện nay là giá mua điện gió và cơ chế chính sách hỗ trợ mua bán điện gió cho các nhà sản xuất và tiêu thụ Giá mua điện gió ở Việt Nam hiện nay là thấp so với nhiều nước trên thế giới

Gây ra một số tranh chấp với các hoạt động phát triển như đánh bắt cá, nuôi trồng thủy hải sản, khai thác dầu khí, giao thông thủy, hàng không, quân sự…

Làm phân mảnh, hoặc thay đổi môi trường sống của các loài động sinh vật biển do các tác động của điện từ trường, tiếng ồn và sóng âm

Chi phí sản xuất điện gió ngoài khơi cao hơn các nguồn điện khác.

Các công trình ĐGNK có thể gây nhiễu, hoặc mất tín hiệu rađa, làm phát sinh thêm các vấn đề về an ninh khác.

NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ RA

3.3.1 Giải pháp dưới góc độ nhà nước

Rà soát, bổ sung chi tiết yêu cầu đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển điện gió nói chung và cụ thể cho các dự án trên đất liền và trên biển tới môi trường tự nhiên

Nghiên cứu, đối sánh và bổ sung các quy định đánh giá tác động môi trường theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.

Xác định tác động môi trường sinh thái tới các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu bảo tồn biển, khu dự trữ sinh quyển, khu di sản… lân cận. Đánh giá đầy đủ mức độ tổn thương, ước lượng giá thiệt hại môi trường của các dự án điện gió.

Xem xét bổ sung thuế, phí mới của các dự án điện gió đóng góp các quỹ bảo vệ môi trường, quỹ phục hồi sinh thái, quỹ khí hậu, quỹ năng lượng xanh để phục vụ phát triển bền vững môi trường khu vực điện gió.

Thực hiện bảo lãnh Chính phủ vốn vay,hoặc trái phiếu doanh nghiệp đối với các dự án năng lượng có hiệu quả và có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Cho phép các ngân hàng thương mại trong nước cho các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam vay vốn để đầu tư các dự án nguồn và lưới điện được phép vượt các quy định về giới hạn tỷ lệ an toàn tín dụng khi cho vay.

Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo: Quy định trách nhiệm mua điện và ưu tiên huy động công suất từ nguồn năng lượng tái tạo: Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo Các nhà máy sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo được ưu tiên khai thác toàn bộ công suất và điện năng phát phù hợp với chế độ cung cấp nhiên liệu của khu vực nhà máy Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ đầu tư, đảm bảo họ sẽ được phát tối đa công suất và bán được toàn bộ sản lượng điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo.

Thúc đẩy công nghệ-kỹ thuật về điện gió ngoài khơi để chế tạo ra nhiều tính năng mới hiện đại hơn. Đa dạng hoá các nguồn diện để phục vụ cho điện gió ngoài khơi.

3.3.1.3 Giải pháp về xã hội:

Tạo điều kiện, phát triển nhiều dự án điện gió ngoài khơi và có những phương pháp thu hút nguồn nhân lực nghiên cứu và thực thi dự án đó Tạo công ăn việc làm cho địa phương thực hiện dự án, xoá đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho người lao động

3.3.2 Giải pháp dưới góc độ doanh nghiệp

Thứ nhất, doanh nghiệp cần phải cải thiện các kỹ thuật dự báo, có thể bán công suất dự trữ trên thị trường giao ngay vào thời điểm khác (dựa trên khả năng lưu trữ điện), hoặc đấu thầu (đã lưu trữ) Tuy nhiên, với điều kiện Việt Nam sẽ cần có thời gian, vì hiện nay chúng ta chưa có hệ thống lưu trữ năng lượng.

Thứ hai, các hợp đồng mua bán điện có thể được ký kết (thường ở Anh và Mỹ) theo mức giá thấp hơn, vì nó phản ánh chi phí cân đối phát sinh cho đơn vị vận hành lưới điện.

Thứ ba, doanh nghiệp cần đa dạng hóa các danh mục đầu tư nguồn phát điện (gió, nắng, thủy điện, sinh khối, thủy triều, địa nhiệt) dựa trên các khu vực địa lý khác nhau để giảm thiểu do sự bất ổn thời tiết, có thể góp phần bù trừ doanh thu do bị cắt giảm.

Thứ tư, triển khai hợp đồng mua bán điện trực tiếp DPPA có thời hạn từ 10 đến 20 năm, trong đó, người mua đồng ý mua năng lượng từ nhà sản xuất có thể giúp giảm thiểu rủi ro chính sách cho nhà đầu tư trong trường hợp các chương trình hỗ trợ của Chính phủ không đủ mạnh Cần tạo cơ chế thị trường bình đẳng cho các loại hình mua bán điện và cả thị trường công suất trong tương lai.

Doanh nghiệp phối hợp cùng với nhà nước để đầu tư hơn nữa vào lưới điện bằng cách cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng lưới điện, tăng công suất truyền tải và giảm thiểu thất thoát của lưới điện Điều này có thể mất hàng thập kỷ nên cần phải có cơ chế giám sát thực hiện ổn định và lâu dài.

Ngoài ra, để đảm bảo năng lượng tái tạo tăng trưởng bền vững, doanh nghiệp cũng cần kết hợp với nhà nước xây dựng chính sách và đảm bảo sự ổn định các quy định phải ở mức độ phù hợp cao và các giải pháp quản lý rủi ro cần được thảo luận và phát triển, có thể cùng hợp tác với các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, tổ chức đã đưa ra các bảo đảm rủi ro ở một mức độ nào đó trong chính sách.

Thứ nhất, doanh nghiệp cần rà soát, bổ sung chi tiết đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển điện gió nói chung và cụ thể cho các dự án trên đất liền và trên biển tới môi trường tự nhiên và xã hội được nêu trong các Luật Bảo vệ Môi trường, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật Tài nguyên nước, Luật Thủy sản, Luật Đa dạng sinh học

Ngày đăng: 16/06/2024, 22:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình “Kinh tế môi trường” trường đại học Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế môi trường
2. Vietnambiz (2021), Việt Nam trong top 10 nước có công suất lắp đặt điện mặt trời lớn nhất thế giới, link Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam trong top 10 nước có công suất lắp đặt điện mặt trờilớn nhất thế giới
Tác giả: Vietnambiz
Năm: 2021
3. Tạp chí Ngân Hàng - Cơ quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2022), Phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam: Bài học kinh nghiệm từ Đài Loan, link Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháttriển năng lượng tái tạo Việt Nam: Bài học kinh nghiệm từ Đài Loan
Tác giả: Tạp chí Ngân Hàng - Cơ quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Năm: 2022
4. Năng lượng Việt Nam - Cơ quan của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (2022), Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2021 - Kết quả qua những thử thách, link Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tậpđoàn Điện lực Việt Nam năm 2021 - Kết quả qua những thử thách
Tác giả: Năng lượng Việt Nam - Cơ quan của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam
Năm: 2022
5. PVPower - Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam (2021), Nguồn điện nào sẽ chiếm ưu thế tại Việt Nam trong 10-20 năm tới?, link Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn điện nào sẽchiếm ưu thế tại Việt Nam trong 10-20 năm tới
Tác giả: PVPower - Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam
Năm: 2021
6. VnEconomy (2021), Chưa thể “đoạn tuyệt” nhiệt điện than, thậm chí cần xây thêm để đảm bảo năng lượng? , link Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chưa thể “đoạn tuyệt” nhiệt điện than, thậm chí cần xâythêm để đảm bảo năng lượng
Tác giả: VnEconomy
Năm: 2021
7. Vinfast (2021), Năng lượng tái tạo là gì? Phân loại, ưu nhược điểm & ứng dụng, link Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lượng tái tạo là gì? Phân loại, ưu nhược điểm & ứng dụng
Tác giả: Vinfast
Năm: 2021
8. Daxinco Solar (2020), Năng lượng tái tạo là gì? Lợi ích của năng lượng tái tạo, link Sách, tạp chí
Tiêu đề: Daxinco Solar (2020), "Năng lượng tái tạo là gì? Lợi ích của năng lượng tái tạo
Tác giả: Daxinco Solar
Năm: 2020
9. Báo điện tử Chính Phủ (2022), Nghiên cứu thành lập Trung tâm năng lượng tái tạo, link Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thành lập Trung tâm năng lượng táitạo
Tác giả: Báo điện tử Chính Phủ
Năm: 2022
10. Viện Năng Lượng (2010), Nghiên cứu khoa học và công nghệ phát triển năng lượng, link Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện Năng Lượng (2010), "Nghiên cứu khoa học và công nghệ phát triển nănglượng
Tác giả: Viện Năng Lượng
Năm: 2010
11. TS. Nguyễn Xuân Huy, (2021), Các rủi ro và giải pháp giảm thiểu trong quá trình phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam Khác
12. Dư Văn Toán, Nguyễn Thành Minh (2022), Tác động môi trường của điện gió trên biển Việt Nam và giải pháp bảo vệ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Top 10 quốc gia có công suất lắp đặt năng lượng Mặt Trời cao nhất - phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo việt nam nghiên cứu điện gió ngoài khơi
Hình 2.1 Top 10 quốc gia có công suất lắp đặt năng lượng Mặt Trời cao nhất (Trang 12)
Hình 2.2: Cơ cấu nguồn năng lượng Việt Nam năm 2021 - phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo việt nam nghiên cứu điện gió ngoài khơi
Hình 2.2 Cơ cấu nguồn năng lượng Việt Nam năm 2021 (Trang 14)
Hình 2.3: Cơ cấu nguồn điện của Việt Nam theo quy hoạch tới năm 2045 - phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo việt nam nghiên cứu điện gió ngoài khơi
Hình 2.3 Cơ cấu nguồn điện của Việt Nam theo quy hoạch tới năm 2045 (Trang 15)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w