Hiểu được tầm quantrọng và tính cần thiết việc rèn kĩ năng này cho học sinh ,tôi xinchia sẻ một vài kinh nghệm của bản thân cùng đồng nghiệp qua đề tài “Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy
Trang 11 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Trong giai đoạn đổi mới giáo dục mạnh mẽ, việc đánh giámột tiết học thành công không còn là việc đánh giá khả năngtruyền đạt kiến thức của người giáo viên đứng lớp Đối tượngđánh giá lại là những năng lực, phẩm chất mà học sinh đạt đượcsau giờ học Sự thay đổi về bản chất hoạt động dạy học đó đòihỏi người giáo viên phải đổi mới một cách mạnh mẽ phươngpháp dạy học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục theo yêu cầucủa môn học
Một tiết học thành công là một tiết học phát huy được tínhtích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học nhằm nângcao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng trithức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tíchcực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho ngườihọc
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã khẳng định: Trong cácphương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rènluyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng thói quen, ýchí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dạy nội lực vốn
có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấpbội [1;tr.18]
Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như bám sátmục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phùhợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh; giờ học đổi mớiphương pháp dạy học còn có những yêu cầu mới như: được thựchiện thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học tậpcho học sinh theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp
tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin;được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữagiáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau Học sinh đượccuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉđạo, thông FMqua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõkhông phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viênsắp đặt.[1;tr.18]
Hiện nay, việc đưa sơ đồ tư duy vào dạy học cũng không còn
là mới mẻ Trong nhiều tiết học đổi mới, giáo viên đã coi SĐTD
là một yếu tố quan trọng giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mộtcách khoa học và hệ thống Đồng thời phát huy tính chủ động,
tự giác, sáng tạo của học sinh Một số kết quả nghiên cứu củacác nhà khoa học cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu,nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ
ra theo ngôn ngữ của mình Đây cũng là một trong những nội
dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học
Trang 2thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT đang triển khai
thực hiện
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khả năng vẽ SĐTD của học sinhkhối 11 còn hạn chế, việc biến những kiến thức đồ sộ, chi tiếtthành những SĐTD đơn giản, dễ hiểu của học sinh lớp 11 còngặp nhiều khó khăn Hầu như học sinh còn chưa hiểu hết được ýnghĩa của SĐTD Chưa biết chắt lọc kiến thức, lựa chọn từ khóaquan trọng, cũng như chưa biết cách trình bày một SĐTD mangtính thẩm mĩ Bên cạnh đó khả năng thuyết trình về sản phẩmSĐTD của học sinh còn lúng túng, diễn đạt chưa trôi chảy, chưahay
Đứng trước thực trạng phổ biến trên, chúng tôi thấy việc rèn
kĩ năng vẽ SĐTD cho học sinh, nhất là điều rất cần thiết Nó hỗtrợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp học, giúp học sinh chủđộng nắm kiến thức và thậm chí làm tăng hứng thú cho họcsinh trong quá trình học môn công nghệ Hiểu được tầm quantrọng và tính cần thiết việc rèn kĩ năng này cho học sinh ,tôi xinchia sẻ một vài kinh nghệm của bản thân cùng đồng nghiệp qua
đề tài “Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy và thuyết trình
cho học sinh lớp 11 trong tiết ôn tập môn công nghệ chăn nuôi ở Trường THPT Tĩnh Gia 4”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài này, nhằm những mục đích sau:
- Rèn kĩ năng vẽ SĐTD và khả năng thuyết trình cho học sinhnhằm giúp học sinh ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn và có hứngthú học môn công nghệ hơn Từ đó hướng đến phát triển cácnăng lực toàn diện cho học sinh: năng lực tự học, năng lực giaotiếp, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lựchợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng côngnghệ thông tin và truyền thông,
- Xây dựng hình thức tổ chức dạy học bằng SĐTD nhằm nângcao chất lượng dạy và học môn công nghệ ở trường THPT TĩnhGia 4
- Đánh giá được ưu điểm, khuyết điểm và rút ra những kinhnghiệm khi áp dụng SĐTD vào thực tế giảng dạy Đồng thời làm
tư liệu phục vụ thiết thực hơn nữa cho công tác giảng dạy củabản thân và đồng nghiệp trong những năm học tới
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Với dung lượng của một đề tài nhỏ, tôi sẽ đi sâu vàophương pháp rèn luyện kĩ năng cho học sinh lớp 11 vẽ sơ đồ tưduy các nội dung liên quan đến tiết học ôn tập trong môn họccông nghệ chăn nuôi đồng thời rèn kĩ năng thuyết trình cho các
em
Trang 3Với đề tài này, tôi nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi khối lớp11( cụ thể là lớp 11 A7,11 A10) ở Trường THPT Tĩnh Gia 4 nămhọc 2023-2024.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng chủ yếu các nhómphương pháp sau:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận nhằm phân tíchtổng hợp các quan điểm khoa học trong các tài liệu có liênquan
- Nhóm phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và sosánh đối chiếu
- Nhóm phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thậpthông tin
1.5 Những điểm mới của SKKN
Năm học 2022-2023 học sinh được học sách giáo khoa mớichương trình và nội dung, cách tiếp cận bộ môn công nghệ cónhiều thay đổi Kết hợp với mạng internet, tôi đã xây dựng được
hệ thống các bài để học sinh ôn tập lại kiến thức thông qua sơ
đồ tư duy và thuyết trình
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Một số lí luận về dạy học bằng sơ đồ tư duy
* Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy (Mind Map) là một kiểu hệ thống hóa kiến thứctheo mạch tư duy lôgic bằng cách kết hợp sử dụng đồng thờichữ viết, hình ảnh, đường nét, màu sắc trực quan, sinh độngkhiến cho người học dễ ghi nhớ
* Vai trò của sơ đồ tư duy trong dạy học công nghệ
SĐTD sử dụng kết hợp các từ khóa và hình ảnh, đường nét,đây được xem là những điểm nhấn “ký ức” Khi vẽ SĐTD thìnăng lực ký ức và mức tinh vi của não cũng sẽ tăng lên[2;tr.104].Anderson và Parlmutter đã tiến hành một thí nghiệm
lý thú về ký ức và họ đã rút ra rằng: “Ký ức là quá trình kíchhoạt, lan truyền từ từ này sang từ khác qua các mối liên kết[2;tr.105] Như vậy, SĐTD trở thành một công cụ học tập hữuhiệu”
Do đó, trong các tiết ôn tập công nghệ, SĐTD có một vai tròrất lớn:
Giúp người học có thể hệ thống hóa kiến thức đã học theotừng chương hoặc giữa nhiều chương cụ thể Từ đó giúp các emliên kết kiến thức có liên quan thành một khung kiến thứcchung
Phát huy tích cực khả năng ghi nhớ bằng hình ảnh của não
bộ Hình ảnh sơ đồ càng bắt mắt, càng khoa học bao nhiêu thì
Trang 4khả năng ghi nhớ kiến thức của não bộ càng tốt bấy nhiêu Hơnnữa, não bộ dường như thích ngắm tranh hơn là tiếp nhậnnhững “bãi chữ” nhàm chán Cho nên, việc sơ đồ hóa kiến thứcvới những hình ảnh, đường nét, màu sắc trở nên cần thiết đốivới môn học cần tới sự ghi nhớ và vận dụng như môn côngnghệ.
Nhìn vào SĐTD người học có thể thấy ngay được đâu là kiếnthức trọng tâm, đâu là luận điểm lớn, luận điểm nhỏ với tất cảtính lôgic của nó Não bộ sẽ nhận biết nhanh chóng và thực hiệnghi nhớ một cách khoa học
*Những lưu ý khi sử dụng sơ đồ tư duy
Khi thực hiện rèn kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy cho học sinh, giáoviên cần cho các em lưu ý mấy vấn đề sau:
- Sơ đồ tư duy là cách tối giản kiến thức cần ghi nhớ, do đó,kênh chữ trong sơ đồ cần ngắn gọn nhất có thể Các đơn vị kiếnthức cần phải được diễn đạt cô đọng dưới dạng từ khóa, hoặccụm từ mang ý nghĩa khái quát nội dung tùy vào từng cấp độ ý
cụ thể
- Khi sử dụng đường nét, màu sắc cần lưu ý đến tính thẩm mĩ
và khoa học Đường nét lớn thể hiện ý lớn, các ý nhỏ nên vẽđường nét mảnh hơn Màu sắc cũng cần hài hòa với đường nét
và có tính chỉ dẫn các cấp độ ý
- Việc sắp xếp, bố trí trình tự kiến thức trong sơ đồ cần thốngnhất với kiến thức bài học, đảm bảo lôgic, dễ nhìn, dễ học
* Các dạng sơ đồ tư duy thường sử dụng
Hình 1: Sơ đồ tư duy hình cây [3]
Hình 2: Sơ đồ vòng tròn [4]
Trang 5Hình 3: Sơ đồ hình nhện [4]
Hình 4: Sơ đồ tư duy hình dòng chảy [4]
Trang 6Hình 5: Sơ đồ tư duy theo hệ thống [4]
* Ưu, nhược điểm của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Công Nghệ
SĐTD giúp người đọc có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề
đang được đề cập đến, bởi khi nhìn vào sơ đồ tư duy, người học
có thể quan sát được ý chính nổi bật ở trung tâm và các mốiquan hệ được phân tầng một cách lôgic
SĐTD giúp liên kết thông tin với nhau một cách có hệ thống,phát huy tốt khả năng ghi nhớ bằng hình ảnh, đường nét, màusắc khiến kiến thức được khắc sâu hơn, nhớ lâu hơn Trong quátrình sử dụng sơ đồ tư duy, người học vẫn có thể dễ dàng thêmthông tin ở các cấp độ ý, hoặc thêm cấp độ ý để cụ thể hóa cácmảng kiến thức liên quan
Kích thích não bộ tư duy và sáng tạo, nâng cao chất lượnghọc tập.Tuy nhiên, việc lập sơ đồ tư duy còn khó khăn ở nhiềuhọc sinh trung bình và yếu, bởi khả năng tổng hợp và khái quátkiến thức còn chậm Khả năng sáng tạo, khả năng thể hiện sảnphẩm sơ đồ tư duy một cách khoa học, thẩm mĩ cũng là mộtvẫn đề khó khăn
Khi học theo hình thức này, lớp học cần có nơi để treo cácsản phẩm học tập, học sinh cần được trang bị màu vẽ, giấy vẽ,giấy màu, dụng cụ cắt dán phục vụ cho hoạt động thực hành
vẽ sơ đồ tư duy
2.1.2 Một số lí luận về dạy học thuyết trình
* Thuyết trình là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt, thuyết trình là trình bày một vấn đềmột cách bài bản, hệ thống trước một nhóm người hay nhiều
Trang 7người để nhằm cung cấp thông tin, tri thức cần thiết cho đốitượng nghe.
Thuyết trình trước đây được xem là hoạt động chủ đạo củangười thầy Nhưng những năm gần đây với việc đổi mới phươngpháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động củangười học, lấy người học là trung tâm của mọi hoạt động theophương châm “thầy thiết kế trò thi công” thì chủ thể thuyếttrình dần được chuyển sang học sinh, người thầy trở thànhngười định hướng, tổ chức các hoạt động để học sinh tham giatrong đó có hoạt động thuyết trình
* Kỹ năng thuyết trình là gì?
Nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett đã nói “Hãy rèn luyện thuyếttrình cho mình mỗi ngày để rút ngắn con đường đến thành côngcủa bạn” Từ đó, ta thấy được kỹ năng thuyết trình rất cần thiếttrong cuộc sống cũng như trong học tập của con người
Kỹ năng thuyết trình là một trong nhiều kỹ năng giao tiếp cơbản Đó là khả năng nhận biết thông tin và dùng lời nói để phântích, trình bày một vấn đề nào đó một cách lôi cuốn, hấp dẫn,
có sự phối kết hợp phương tiện ngôn ngữ và các yếu tố phi ngônngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và các phương tiện hỗ trợnhằm tạo khả năng thuyết phục cao đối với người nghe
* Vai trò của thuyết trình trong dạy học Công Nghệ
Dạy học thuyết trình cho học sinh là một hoạt động cần thiếttrong dạy học Công Nghệ và có vai trò vô cùng quan trọng đốivới học sinh:
Rèn kỹ năng thuyết trình cho học sinh giúp các em nâng caonăng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực tư duy, sáng tạo
Giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, chủ động trong cáchoạt động giao tiếp của bản thân, biết ứng xử và xử lí nhanhnhạy tình huống xảy ra trong giao tiếp
Thuyết trình còn giúp các em khẳng định được năng lực củabản thân
* Ưu, nhược điểm thuyết trình
- Ưu điểm: Rèn kỹ năng thuyết trình cho học sinh là một
cách dạy trong phương pháp dạy học theo dự án Phương ánnày có ưu điểm là học sinh được rèn luyện sự chủ động, sự tựtin trong giao tiếp, giúp các em trình bày vấn đề trôi chảy bằnglời nói của mình Đồng thời rèn luyện khả năng tư duy và khảnăng sáng tạo, từ đó nâng cao khả năng trình bày một nội dungnào đó
- Nhược điểm: Rèn kỹ năng thuyết trình cho học sinh là một
quá trình lâu dài, cần phải có thời gian Khi thuyết trình nếu học
Trang 8sinh không nắm chắc các kỹ năng thuyết trình sẽ dẫn đến sa
đà, lan man, không đúng trọng tâm vấn đề thuyết trình
* Những lưu ý khi thuyết trình
Rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh thông qua tiết
ôn tập công nghệ bằng việc trình bày SĐTD một cách thôngthạo, logic, thuyết phục, hiệu quả học sinh cần lưu ý mấy vấn
+ Nên kết hợp giữa lời nói với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ đểbài trình bày lôi cuốn, sinh động, hấp dẫn hơn
+ Kết thúc bài thuyết trình học sinh cần nói lời cảm ơnthầy/cô và các bạn đã chú ý lắng nghe
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Chương trình công nghệ chăn nuôi 11-THPT
Chương trình Công Nghệ chăn nuôi 11 –KNTT thì tổng cả
năm có 70 tiết Trong đó tiết thực hành có 3 tiết(Bài 10 Chếbiến ,bảo quản thức ăn cho vật nuôi) Và cũng chỉ có 10 tiếtdành cho ôn tập trong đó 6 tiết cho ôn tập 6 chương và 4 tiết ôntập giữa kì 1,giữa kì 2,cuối kì 1,cuối kì 2 Như vậy, lượng kiếnthức nhiều mà thời gian ôn tập lại ít nên cần có phương pháp ôntập phù hợp cho học sinh
2.2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a.Thực trạng về dạy học tiết ôn tập môn công nghệ chăn nuôi 11
Vào các tiết học ôn tập ở trường THPT Tĩnh gia 4, giáo viênthường cho học sinh trả lời các câu hỏi và làm theo hướng dẫntrong sách giáo khoa Các câu hỏi ôn tập Công nghệ chăn nuôi
11 - KNTT thường thuộc dạng yêu cầu học sinh tái hiện kiếnthức, hoặc lập bảng thống kê các các kiến thức đã học theobảng ghi nhớ
Khi thực hiện các yêu cầu trong tiết học ôn tập, học sinhthường trả lời câu hỏi một cách máy móc, dập khuôn, hoặc chépnguyên văn phần ghi nhớ trong sách giáo khoa vào bảng ghinhớ Cách làm đó sẽ khiến học sinh hạn chế khả năng sáng tạo
và ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, ít thú vị Qua quan sát,
Trang 9và trực tiếp giảng dạy theo phương pháp trên nhiều năm trước,bản thân và đồng nghiệp đều thấy hiệu quả ôn tập không cao.
Do đó, bản thân đã tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy cáctiết ôn tập nhằm nâng cao hiệu quả học tập, góp phần củng cốkiến thức mang tính hệ thống cho học sinh, tạo nền tảng tốt choviệc học và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn chănnuôi tại gia đình và địa phương
b.Thực trạng về khả năng vẽ SĐTD của học sinh lớp 11
Do học sinh chưa được rèn luyện các kỹ năng và thực hành
vẽ SĐTD thường xuyên nên việc vẽ SĐTD của các em còn khávụng về, chưa biết cách thiết lập một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh,các em chưa hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sửdụng SĐTD trong học tập nói chung, môn Công Nghệ nói riêng,cũng chưa biết cách sử dụng SĐTD sao cho hợp lí và hiệu quả
c.Thực trạng về khả năng thuyết trình của học sinh lớp 11 ở trường THPT Tĩnh Gia 4
Một điều dễ nhận thấy ở học sinh là khả năng thuyết trìnhcủa các em còn nhiều hạn chế, hầu hết các em thiếu tự tin,không chủ động giơ tay phát biểu bài, ngại trả lời câu hỏi củathầy cô, khi được gọi lên phát biểu thì ngượng ngùng, dè dặt, ấpúng nhất là khi phải nói trước đám đông Nguyên nhân chủyếu là do các em hạn chế về vốn sống, vốn từ vựng ít ỏi vàthiếu kinh nghiệm giao tiếp, lại không được rèn luyện kỹ năngnói, kỹ năng thuyết trình
Vì những lí do trên mà việc trang bị cho học sinh kỹ năng vẽSĐTD và thuyết trình trong dạy học Công Nghệ nói chung vàcác tiết ôn tập Công Nghệ nói riêng là cần thiết và cần đượcnhiều thầy cô quan tâm hơn nữa
Khả năng vận dụng ,liên hệ của các em còn yếu kém Mặtkhác kiến thức Công Nghệ chương trình kết nối tri thức thì mới
và có nhiều điểm mới so với chương trình cũ nên còn rất nhiều
Căn cứ vào yêu cầu về kết quả cần đạt của sáu bài ôn tập
6 chương và các tiết ôn tập giữa kì và cuối kì ở học kì I và học kì
II đều là: học sinh nắm vững và hệ thống hóa những tri thức cơbản trong các bài học cụ thể ở chương trình Công Nghệ chănnuôi
Căn cứ vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của Bộ
GD & ĐT Theo tôi, đổi mới PP dạy học trước hết là sự đổi mớingười thầy, đổi mới cách chuẩn bị giờ dạy của giáo viên, thay
Trang 10đổi cách tổ chức hoạt động của học sinh, thay đổi phương pháphọc của học sinh để vừa đảm bảo tính ổn định và linh hoạttrong hoạt động dạy học[5].Điều đó có nghĩa là trong hoạt độngdạy và học, giáo viên cần áp dụng các phương pháp dạy họcmột cách linh hoạt và sáng tạo, tùy thuộc vào nội dung dạy học,đối tượng học sinh, mục đích của bài học để tổ chức dạy họcđạt hiệu quả cao nhất có thể
2.3.2 Phương pháp xây dựng sơ đồ tư duy
*Chuẩn bị trước khi vẽ SĐTD
Bài học ôn tập vốn là bài hệ thống hóa kiến thức ở mức độkhái quát nhằm giúp học sinh ghi nhớ theo lôgic liền mạch vàkhắc sâu được những kĩ năng quan trọng, cần thiết
Trong tiết ôn tập, để vẽ SĐTD nhanh và hiệu quả thì họcsinh phải có những kĩ năng vẽ SĐTD như tìm ý lớn, ý nhỏ, kháiquát nội dung từng đơn vị kiến thức bằng các từ khóa Đây làkhâu quan trọng trong quy trình vẽ SĐTD Giáo viên cần trang
bị cho học sinh những kĩ năng này theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm ý, sắp xếp các ý theo cấp độ hợp lí.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ phần “Nội dung” trongtừng bài học cụ thể để trả lời các câu hỏi nhằm thiết lập cácnhánh của sơ đồ tư duy cần tạo:
1 Các bài học trong phần ôn tập là gì?
2 Những điểm cần lưu ý của từng bài
3 Phần nào quan trọng?
Giáo viên hướng dẫn hs đọc phát hiện, tìm câu cần chú ýcủa mỗi bài, mỗi một chủ đề thường tương đương với 1 nhánhcủa sơ đồ tư duy
Bước 2: Tinh lọc kiến thức thành hệ thống các từ khóa theo cấp độ từ khái quát đến cụ thể.
Sau khi tìm được các câu chủ đề (các ý chính), giáo viênhướng dẫn học sinh lọc từ ngữ, chọn lấy từ khóa làm nội dungthể hiện trên sơ đồ tư duy Từ khóa là từ có nội dung bao quát ýcủa toàn bài Từ khóa có thể xuất hiện trong bài, trong phần
“Em đã học”cũng có thể học sinh phải tự khái quát và lựa chọn
từ để diễn đạt nội dung kiến thức đó
Sau khi tinh lọc từ ngữ cho cô đọng, giáo viên hướng dẫnhọc sinh sắp xếp các cấp độ ý (ý lớn, ý nhỏ), dựa vào sách giáokhoa và sự hiểu biết những kiến thức liên quan của học sinh ởcác bài học trước
Bước 3: Lựa chọn phương án vẽ sơ đồ tư duy phù hợp.
Giáo viên gợi ý các phương án vẽ sơ đồ tư duy:
- Nếu là kiến thức theo quá trình, giai đoạn thì cần chọn sơ đồ
tư duy dạng dòng chảy, hoặc hệ thống
Trang 11- Nếu là kiến thức so sánh, đối chiếu giữa các đối tượng thì nêndùng sơ đồ hình bong bóng, hoặc sơ đồ hình nhện.
- Nếu là kiến thức phân tích thì nên dùng sơ đồ cành cây…
Giáo viên khích lệ học sinh tự do sáng tạo để thể hiện khảnăng và sở thích của mình, các em có thể vẽ trên giấy, vẽ bằngphần mềm Mind Map
* Tiến hành vẽ sơ đồ tư duy
Sau khi đã xác định rõ các ý chính, ý phụ của SĐTD, họcsinh sẽ tiến hành vẽ lần lượt theo các bước sau:
- Vẽ chủ đề ở trung tâm SĐTD hoặc bên lề trái hay phía bêntrên của SĐTD (Tùy thuộc vào từng loại SĐTD và dụng ý củangười vẽ)
- Thêm vào các nhánh chính nối liền với chủ đề
- Vẽ thêm các nhánh cấp 2, cấp 3 nối liền với nhánh chính
- Chọn màu sắc khác nhau cho mỗi nhánh
* Trang trí, làm đẹp sơ đồ tư duy
Học sinh có thể vẽ tranh minh họa dưới mỗi đơn vị kiếnthức, hoặc dùng bút màu để tô phân định các nhánh lớn, nhỏ
Tô đậm màu các nhánh chính, nhạt dần ở các nhánh cấp 2 vàcấp 3
2.3.3 Hướng dẫn học sinh thuyết trình sản phẩm sơ đồ
tư duy
Vẽ SĐTD mới chỉ là bước đầu tiên trong quy trình dạy họcbằng phương pháp vẽ SĐTD Sau khi thực hiện vẽ sơ đồ tư duy,bước tiếp theo, học sinh cần phải biết thuyết trình về sản phẩmvừa hoàn thiện Giáo viên là người hướng dẫn học sinh kĩ năngthuyết trình sơ đồ tư duy
Về tác phong trình bày: học sinh cần chọn vị trí đứngkhông khuất sản phẩm Thường là chọn vị trí đứng bên phảihoặc trái của sơ đồ, đứng chếch nghiêng 45 độ, không đối diệnvới sản phẩm thuyết trình, luôn giao lưu với người nghe trongquá trình thuyết trình Giọng nói rõ ràng, tự tin
Về nguyên tắc trình bày nội dung sơ đồ tư duy, học sinhcần sử dụng bút chỉ hoặc thước kẻ để trình bày sản phẩm theotrình tự lôgic, trình tự hướng phát triển của các nhánh kiến thức.Cần trình bày từ luận điểm chính sang các luận điểm phụ, từnhánh lớn đến hết các nhánh nhỏ phát triển từ nhánh lớn đómới chuyển sang nhanh lớn khác
2.3.4 Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá sơ đồ tư duy
Trong khi nhóm bạn trình bày sản phẩm, các nhóm còn lạiquan sát, chú ý lắng nghe để nhận xét góp ý hoàn thiện sảnphẩm
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét theo các ý:
Trang 12Về hình thức, sơ đồ trình bày có khoa học, rõ ràng, đẹpmắt không, các nhánh sắp xếp đã hợp lí chưa?
Về nội dung: sơ đồ có đảm bảo kiến thức chính xác không,
có đầy đủ và đúng cấp độ không? Các kiến thức trình bày cóchất lượng không?
Về đánh giá cho điểm, giáo viên khích lệ các nhóm đánhgiá, cho điểm nhóm khác bằng hình thức phiếu chấm, hoặc bìnhchọn đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng
Giáo viên chốt nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm bàihọc
Để khích lệ học sinh, giáo viên có thể tạo không khí sôiđộng sau khi học sinh trình bày xong bài thuyết trình bằng cáchkhen ngợi, vỗ tay Hoặc sau khi tổ chức các trò chơi giáo viên cóthể trao thưởng cho học sinh bằng những phần quà nho nhỏ đểđộng viên tinh thần và khuyến khích các em phấn đấu tham giahơn nữa
2.3.5 Một số hình thức tổ chức vẽ SĐTD trong tiết ôn tập Công Nghệ Chăn Nuôi
Để quá trình ôn tập bằng SĐTD đạt hiệu quả cao và giúp
HS khắc sâu kiến thức thì giáo viên phải có phương pháp vàcách thức tổ chức để làm sao gây được hứng thú học tập cho
HS, tránh tình trạng nhàm chán Giáo viên có thể linh hoạt cáchthức tổ chức vẽ SĐTD bằng cách đa dạng hóa hình thức tổ chức
vẽ SĐTD cho học sinh như sau:
- Giáo viên chốt và rút kinh nghiệm cho HS
*Vẽ SĐTD thông qua hình thức trò chơi
Việc lồng ghét trò chơi vào quá trình vẽ SĐTD sẽ phát huyđược tính chủ động, sáng tạo, hợp tác của các thành viên thamgia trò chơi
Đây là hình thức tổ chức vẽ SĐTD được nhiều HS hào hứngtham gia vì các em được vừa học vừa chơi, giờ học sẽ sôi nổi,