1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

thiết kế sử dụng câu hỏi và bài tập bằng phần mềm liveworksheets trong dạy học khoa học tự nhiên 7 trung học cơ sở luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 6,94 MB

Nội dung

TRƯ NG ẠI HỌC GIÁO DỤCPHAN ANH THƯ THIẾT KẾ, SỬ DỤNG CÂU HỞI VÀ BÀI TẬP BẰNG PHẢN MỀM LIVEWORKSHEETS TRONG DẠY HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN 7, TRUNG HỌC CO SỞ LUẬN VẴN THẠC sĩ su PHẠM SINH HỌC

Trang 1

TRƯ NG ẠI HỌC GIÁO DỤC

PHAN ANH THƯ

THIẾT KẾ, SỬ DỤNG CÂU HỞI VÀ BÀI TẬP BẰNG PHẢN MỀM LIVEWORKSHEETS TRONG DẠY HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN 7,

TRUNG HỌC CO SỞ

LUẬN VẴN THẠC sĩ su PHẠM SINH HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯONG PHÁP DẠY HỌC • • •

Bộ MÒN SINH HỌC

Mã số: 8140213.01

Người hưởng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thúy Quỳnh

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

LÒI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô trong Khoa Sư Phạm - Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình chỉ dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến TS Nguyễn Thị Thúy Quỳnh - đã nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Tôi xin cảm ơn các Thầy, cô và học sinh trường Trung học cơ sở Thanh Xuân, Thanh Xuân, Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ trong quá trình thực nghiệm sư phạm

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời căm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn cổ vũ động viên trong thời gian qua

Trong quá trình thực hiện và trình bày khóa luận không thể tránh khởi những hạn chế và thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô để luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2023

Học viên

Phan Anh Thư

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Đánh giá của học sinh về mức độ cần thiết cùa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập 33

Bảng 2 1 Các câu hòi, bài tập trong chủ đề Vật sống, Khoa học tự nhiên 7

được thiết kế trên phần mem Liveworksheets 51Bảng 2 2 Các dạng câu hỏi, bài tập và phương tiện hồ trợ đính kèm của phần mềm Liveworksheets hỗ trợ thiết kế 64Bảng 2 3 Các tiêu chí đánh giá năng lực số của học sinh 74

Bảng 3.1 Đối tượng thực nghiệm 78Bảng 3.2 Kết quà điều tra giáo viên về việc thiết kế, sử dụng câu hỏi, bài tập bằng phần mềm Liveworksheets trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 7 80Bảng 3 3 Bảng phân bố tần số, tần suất điểm kiểm tra 30 phút cùa 2 lớp 85Bảng 3.4.% Học sinh đạt điểm Xi ở bài kiểm tra 30 phút 85Bảng 3.5 Phân loại kết quả bài kiểm tra 30 phút 86Bảng 3 6 Các giá trị đặc trưng của mẫu 88Bảng 3.7 Mức độ đạt được năng lực số của học sinh ở lớp thực nghiệm do

học sinh tự đánh giá 90Bảng 3 8 Mức độ đạt được năng lực số của học sinh ở lớp thực nghiệm do

giáo viên đánh giá 92Bảng 3 9 Điểm trung bình các năng lực thành phần của năng lực số trước và sau thực nghiệm 94

Trang 4

DANH MỤC CÁC sơ ĐÒ VÀ HÌNH

Hình 1.1 Các mức độ thành thạo năng lực số của khung Digcomp 12Hình 1.2 Mô hình phát triến năng lực số cho người học thông qua 13Hình 1 3 Hình ảnh minh họa giao diện giao bài tập trên úng dụng Azota 19Hình 1.4 Hình ảnh minh họa giao diện học sinh vào làm bài tập ôn tập trên

hệ thống Hanoi Study 20Hình 1.5 Hình minh họa bài làm của học sinh trên hệ thống Hanoi Study 21Hình 1 6 Hình ảnh giao diện phần mềm Liveworksheets 24Hình 1 7 Cấu trúc khung năng lực số của học sinh phổ thông Việt Nam 26Hình 1 8 Kết quả điều tra về thực trạng sử dụng các phần mềm ứng dụng

trong thiết kế và sử dụng câu hỏi, bài tập 28Hình 1.9 Kết quả điều tra ý kiến của giáo viên về mức độ đạt được các thành phần của năng lực số ở học sinh cấp trung học cơ sở 29Hình 1.10 Tần suất sử dụng phần mem Liveworksheets trong dạy học 30Hình 1.11 Đánh giá của giáo viên về ưu điểm của úng dụng Liveworksheets trong dạy học 31Hình 1.12 Những khó khăn của giáo viên khi ứng dụng phần mềm

Liveworksheets trong dạy học 32Hình 1.13 Thực trạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập của học sinh 33Hình 1 14 Các hoạt động học sinh làm trên môi trường số 34Hình 1.15 Mức độ thành thạo của học sinh trong một số năng lực thành phần cùa năng lực số 35Hình 1 16 Thực trạng mức độ trải nghiệm phần mem Liveworksheets trong học tập của học sinh 36Hình 1.17 Thái độ của học sinh đối với việc giáo viên sử dụng phần mềm

Liveworksheets trong dạy học Khoa học tự nhiên 37

Trang 5

Hình 2 1 Mạch kiên thức của chủ đê Vật sông, bộ sách Kêt nôi tri thức với

cuộc sống, Khoa học tự nhiên 7 40Hình 2 2 Quy trình thiết kế câu hỏi và bài tập trong dạy học 45Hình 2 3 Quy trình sử dụng câu hỏi và bài tập nhằm phát huy năng lực số

cho học sinh 48Hình 2 4 Hình ảnh minh họa các câu hói, bài tập trong chủ đề Quang hợp 55Hình 2 5 Hình ảnh minh họa các câu hỏi, bài tập trong chủ đề Cảm ứng 55Hình 2 6 Hình ảnh minh họa các câu hởi, bài tập trong chù đề Sinh trưởng vàphát triển ở sinh vật 56Hình 2 7 Hình ảnh minh họa các câu hỏi, bài tập trong chú đề Sinh sản 56

Hình 3.1 Kết quả điều tra giáo viên về việc thiết kế, sừ dụng câu hỏi, bài tập bằng phần mềm Liveworksheets trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 7 80Hình 3 2 Kết quả khảo sát hứng thú của học sinh 2 lớp 7A3 và 7A4 82Hình 3.3 Một số hình ảnh thực nghiệm sư phạm 82Hình 3 4 Đường tích lũy kết quả bài kiểm tra 30 phút 85Hình 3.5 Một sổ hình ảnh minh họa phần làm bài của học sinh khi trá lời câu hởi, bài tập trên phần mem Liveworksheets 87Hình 3 6 Tỷ lệ kết quả bài kiểm tra của lớp 7A3 và lớp 7A4 88Hình 3 7 Mức độ đạt được năng lực số của học sinh ở lớp thực nghiệm do

học sinh tự đánh giá 91Hình 3.8 Mức độ đạt được năng lực số của học sinh ở lớp thực nghiệm do

giáo viên đánh giá 93

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC CÁC BẢNG iii

DANH MỤC CÁC sơ ĐỒ VÀ HÌNH iv

MỞ ĐÀU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

3.1 Khách thể nghiên cứu 3

3.2 Đối tượng nghiên cứu 4

3.3 Phạm vi nghiên cún 4

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cún 4

6 Phưong pháp nghiên cứu 5

6.1 Nhóm phưong pháp nghiên cứu lý thuyết 5

6.2 Phưong pháp nghiên cún thục tiễn 5

6.3 Phưong pháp thục nghiệm sư phạm 6

6.4 Phưong pháp xử lý số liệu 6

7 Cấu trúc luận văn 6

CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỀN CỦA ĐÈ TÀI 7

1.1 Lược sử nghiên cún vấn đề 7

1.1.1 Trên thế giới 7

1.1.1.1 về việc úng dụng cấc phần mềm úng dụng hỗ trợ trong dạy học 1.1.1.2 về năng lực số 10

1.1.2 Nghiên cứu trong nước 14

Trang 7

1.1.2.1 về việc ứng dụng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ trong dạy học

14

1.1.2.2 về năng lực số 15

1.2 Cơ sở lý luận 16

1.2.1 về việc thiết kế và sử dụng câu hỏi, bài tập có úng dụng công nghệ thông tin bằng phần mềm Liveworksheets trong dạy học 16

1.2.1.1 Thiết kế và sử dụng câu hỏi, bài tập có úng dụng công nghệ thông tin 16

1.2.1.2 Một so phần mềm hỗ trợ thiết kế và sử dụng câu hỏi, bài tập thông dụng hiện nay 19

1.2.1.3 về phần mềm ứng dụng Liveworksheets 22

1.2.2 về năng lực số 24

1.2.2.1. Khái niệm 24

1.2.2.2 Cấu trúc năng lục so 26

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài 27

1.3.1 Mục đích điều tra 27

1.3.2 Nội dung và phương pháp điều tra 27

1.3.3 Kết quả điều tra 27

CHƯƠNG 2: THIẾT KÉ, sử DỤNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP BẰNG PHẦN MÈM LIVEWORKSHEETS TRONG DẠY HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN 7 39 2.1 Vị trí, nội dung và mục tiêu dạy học Khoa học tự nhiên 7 trong chương • 7 • • • */ • • • CT ơ trình phổ thông 39

2.1.1 Nội dung môn Khoa học tự nhiên lóp 7 39

2.1.2 Sự phù hợp giữa nội dung chủ đề Vật sống, Khoa học tự nhiên 7 với phát triển năng lực số 40

2.2 Thiết kế câu hỏi, bài tập để tổ chức dạy học Khoa học tự nhiên 7, Trung học cơ sở bằng phần mềm úng dụng Liveworksheets 41

Trang 8

2.2.1 Nguyên tắc thiết kế câu hỏi, bài tập bằng phần mềm

Liveworksheets 41

2.2.2 Quy trình thiết kế câu hỏi và bài tập nhằm phát triển năng lực so cho học sinh 44

2.2.3 Quy trình sử dụng câu hỏi và bài tập nhằm phát triển năng lực so cho học sinh 48

2.3 Đề xuất một số câu hỏi, bài tập trong chú đề Vật sống, Khoa học tự nhiên 7 51 2.4 Minh họa quy trình thiết kế, sừ dụng câu hỏi và bài tập bằng phàn mềm ứng dụng Liveworksheets 57

2.4.1. Tạo tài khoản Liveworksheets cho giáo viên và học sinh 57

2.4.2. Thiết kế các dạng câu hỏi và bài tập bằng phần mềm ứng dụng Liveworksheets 62

2.4.3. Lưu và gửi phiếu câu hỏi, bài tập cho học sinh 70

2.5 ứng dụng thiết kế, sử dụng câu hởi và bài tập trong dạy học Khoa học tự nhiên 7 bằng phần mềm úng dụng Liveworksheets nhằm phát triển năng lực số 72 2.6 Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực số của học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 7 có ứng dụng phân mêm Liveworksheets 73

2.6 1 Nguyên tắc xây dựng tiêu chi đánh giá năng lực số cho học sinh Trung học cơ sở. 73

2.6. 2 Tiêu chí đánh giá năng lực số của học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 7 có úng dụng phần mem Liveworksheets 73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76

CHƯƠNG 3: THựC NGHIỆM sư PHẠM 77

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 77

3.2 Nhiệm vụ thực nghiêm sư phạm • • • ơ • 1 • 77 3.3 Đối tượng thục nghiệm sư phạm 77

3.4 Tiến trình thực nghiệm sư phạm 78

Trang 9

3.5 Phân tích, đánh giá kết quà thực nghiệm sư phạm 79

3.5.1 Phân tích định tính 79

3.5.2 Phân tích định lượng 84

3.5.2.1 Hiệu quả về mặt lĩnh hội tri thức 84

3.5.2.2 Hiệu quả về mặt phát trỉến năng lực so cho học sinh 90

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 10

MÓ ĐÂU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, con người đang chứng kiến những sự thay đổi trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người Sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) đã góp phần tạo nên nền kinh tế tri thức, tác động vào hầu hết các lĩnh vực làm thay đồi sâu sắc đời sống, kinh tế, xã hội, đặc biệt là giáo dục Giáo dục đã và đang thay đổi sâu rộng từ cách tiếp cận giáo dục, môi trường giáo dục, vai trò của người dạy, người học đến phương pháp dạy học Chính sự phát triển đó đã tạo ra các cơ hội mới, song song với nhiều thách thức cho ngành giáo dục Việt Nam

Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học cũng như nghiên cứu khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến

2025 cũng đã được triển khai theo quyết định số 117/QĐ - TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ [18J

Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018 là chương trình theo hướng mở với định hướng chương trình chỉ quy định nhũng nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh (HS), nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, đưa ra khung nội dung Có thể thấy, đây là cách thức trao quyền tự chủ tìm tòi học tập, trau dồi của bản thân người dạy và người học đối với nguồn tài nguyên học liệu

mở trực tuyến vô cùng phong phú, giúp người học, người dạy kết nối với kiến thức hiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảng thời gian nào Bối cảnh này cho thấy, việc hình thành và phát triển những kĩ năng sử dụng thành thạo các thiết

bị số có kết nối Internet phải được chú trọng ngay từ giai đoạn đầu của giáo dục Công nghệ giúp tối ưu hóa thời gian dạy học mà vẫn đạt được hiệu quả tối

đa trong việc truyền đạt kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh Cùng với

Trang 11

việc ứng dụng công nghệ thông tin đề đối mới phương pháp dạy học, phù hợp với điều kiện dạy học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay đã và đang

là giải pháp hữu hiệu Đe trở thành những người học chủ động, tích cực, có năng lực tự chủ và tự học, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, mọi học sinh cần phải làm quen và tiến tới làm chủ công nghệ thông tin trong môi trường học đường Chính vì vậy, phát triển năng lực số cho học sinh là một vấn

đề cần thiết trong bối cảnh hiện nay Phát triển năng lực số thông qua môn học

là một hướng tiếp cận phù hợp Thực tế cũng cho thấy, năng lực số có cơ hội được lồng ghép, phát triển ở tất cả các môn học trong nhà trường phổ thông, trong đó có môn Khoa học tự nhiên (KHTN) - môn học quan trọng trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Hiện nay, khi phương tiện kĩ thuật hiện đại, phần mềm Liveworksheets

đã và đang được một số trường sử dụng để đổi mới phương pháp dạy học Đây

là một công cụ cho phép giáo viên tạo các phiếu câu hỏi và bài tập tương tác với học sinh Với công cụ này, việc dạy và học trong cả trực tuyến và trục tiếp

sẽ góp phần phát triển các năng lực và phẩm chất một cách tích cực và toàn diện hơn

Vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Thiết kế, sử dụng câu hỏi và bài tập bằng phần mềm Liveworksheets trong dạy học Khoa học tự nhiên 7, Trung học cơ sở” .

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu để sử dụng phần mềm Liveworksheets để thiết kế, sử dụng câu hỏi và bài tập trong dạy học Khoa học tự nhiên lớp 7, Trung học cơ sở nhằm rèn luyện và phát triển năng lực số cho học sinh

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Học sinh lớp 7 và quá trình dạy học phần Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 7 ở trường Trung học cơ sờ (THCS)

Trang 12

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống câu hỏi và bài tập trong dạy học chủ đề “Vật sống” - môn Khoa học tự nhiên 7

3.3 Phạm vi nghiên cún

- Phạm vi nội dung: Chủ đề “Vật sống” trong chương trình môn Khoa học

tự nhiên 7, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

- Phần mềm sử dụng: Phần mềm Liveworksheets

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2022 đến tháng 11/2023

- Địa diem nghiên cứu: Trường Trung học cơ sở Thanh Xuân, Hà Nội và giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên 7 trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội

4 Giả thuyết khoa học

Nếu sử dụng phần mềm Liveworksheets thiết kế, sử dụng câu hỏi và bài

tập phù hợp thì có thể phát triển và nâng cao được năng lực số cho học sinh trong dạy học Khoa học tự nhiên 7 ở trường Trung học cơ sở

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về các xu hướng đổi mới trong thiết kế, sử dụng câu hỏi và bài tập với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong dạy học, từ đó góp phần nâng cao năng lực số cho học sinh

- Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng phần mềm nói chung và phần mềm Liveworksheets trong dạy học môn Khoa học tự nhiên cho học sinh hiện nay

- Nghiên cứu quy trình thiết kế câu hỏi, bài tập bằng phần mềm ứng dụng Liveworksheets

- Thiết kể, sử dụng các câu hỏi và bài tập trong chủ đề Vật sống môn Khoa học tự nhiên lớp 7 bằng phần mềm ứng dụng Liveworksheets

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm (TNSP) nhằm kiểm fra tính khả thi, hiệu quả của vấn đề cần nghiên cứu

Trang 13

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Thu thập, phân tích, nghiên cứu và tống hợp một cách hệ thống các nguồn tài liệu tham khảo, các giáo trình, công trình nghiên cứu về phát triền năng lực số trong dạy học

- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa về mục tiêu, nội dung dạy học môn Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

- Nghiên cứu các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

và phần mem Liveworksheets khi thiết kế, sữ dụng câu hỏi và bài tập môn Khoa học tự nhiên 7, Trung học cơ sở nhằm phát triển năng lực số

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra về chất lượng học sinh ở các lóp để lựa chọn lớp thực nghiệm

và lớp đối chứng

- Khảo sát, điều tra về thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin khi thiết kế và sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học môn Khoa học tự nhiên nói chung và môn Khoa học tự nhiên nói riêng (Phụ lục 1,2)

- Khảo sát, điều tra về thực trạng ứng dụng năng lực số trong quá trình dạy và học trên các đối tượng: giáo viên, học sinh (Phụ lục 1,2)

- Khảo sát, điều tra về thực trạng việc sử dụng phần mềm nói chung và phần mem Liveworksheets trong dạy học Khoa học tự nhiên (Phụ lục 1,2)

6.2.2 Phương pháp tham vấn chuyên gia

- Tiến hành trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên

đã sử dụng phần mềm Liveworksheets trong dạy học

- Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các giảng viên và giáo viên có nhiều kinh nghiệm: chuyên gia, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về các kế hoạch dạy học nhằm phát triển năng lực số trong dạy học đã thiết kế; những thuận lợi

Trang 14

CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN CỦA ĐÈ TÀI

1.1 Lưọc sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Trên thế giói

1.1.1.1 về việc ứng dụng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ trong dạy học

Lịch sử đã chứng minh, việc ứng dụng CNTT trong dạy học và giáo dục

đã trở nên tất yếu Khả năng tích hợp máy tính trong giáo dục được tăng lên nhờ có nhũng phát triển lớn về phần cứng và phần mềm máy tính trong nhũng thập kỷ qua Việc sử dụng máy tính trong dạy học đã mở ra một lĩnh vực kiến thức mới và cung cấp các công cụ hồ trợ đắc lực (mạng internet, các phần mềm, học liệu điện tử ) có khả năng thay đối các phương pháp giáo dục truyền thống

Sheffield (1996) cho rằng do sự phát triển gần đây của công nghệ, máy tính và Internet đã trở thành những công cụ giảng dạy quan trọng hơn trong lớp học, trong nghiên cứu xã hội Vanfossen (2001) đã chỉ ra, có nhiều người ủng

hộ cho rằng có nhiều lợi ích cùa việc sử dụng Internet trong lớp học như khả năng phá vỡ các giới hạn vật lý của lóp học và mở rộng trải nghiệm, phát triển khả năng tự tìm hiểu, phân tích của HS và mở rộng trải nghiệm cùa sinh viên với các công nghệ trực quan

Theo nghiên cứu của Cơ quan dịch vụ giáo dục (Education Service Agency Region 6&7, 2006), ứng dụng CNTT trong dạy học có những lợi ích quan trọng như “Tác động đến nhiều giác quan của người học Cho phép người học lựa chọn hình thức học tập phù hợp với phong cách học của cá nhân; Tôn trọng cá nhân khi cho phép người học được lựa chọn cách tạo ra sản phâm hoặc tiếp nhận thông tin; Người học thực sự tạo ra bằng chứng về những gì mình học được và sau này nó có thê trở thành một phần trong hồ sơ NL; Tạo

ra bầu không khỉ chủ động trong học tập, đòi hỏi người học phải tham gia và tích cực tư duy; Thúc đấy sự giao tiếp, tương tác giữa HS với nhau và HS với

Trang 15

G V Việc xây dựng dựa trên cuộc sông hàng ngày của người học giúp việc học trở nền có ý nghĩa thực tiễn

Nhóm tác giả Md Aktar Uzzaman, Md Rashedul Huq Shamim, Che Kum Clement (2011) đã dựa trên nghiên cứu về khả năng ghi nhớ của trẻ và lý thuyết về mạng lưới thần kinh não người để khắng định tính hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học Nhóm tác giả chia ra những ưu điểm vượt trội của việc sử dụng các học liệu điện tử ”GV và HS không còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào những cuốn sách in và các tư liệu, phương tiện vật chất khác trong thư viện (với số lượng có hạn) Với sự hỗ trợ của Internet, các trang web với một sổ lượng không lồ học liệu điện tử cho hầu hết các môn học có thê truy cập, sử dụng ở bất cứ nơi nào, bất cứ thòi điểm nào và không giới hạn sổ lượng người truy cập Điều này thực sự có ỷ nghĩa đối vói giáo dục ở các quốc gia phát triển, thậm chỉ có thê coi đây là trọng tâm của việc đôi mới giảo dục trong thế kỉ XXI”.

Trong đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã phải chịu ảnh hưởng nặng

nề ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, từ các lĩnh vực xã hội, kinh tế cho đến giáo dục; buộc tất cả các cơ sờ giáo dục phải đóng cửa và chuyển sang các hoạt động học tập trực tuyến Điều này được kỳ vọng sẽ có thể giúp ngăn chặn

và phá vỡ chuồi lây truyền của dịch bệnh; bên cạnh việc học tập vần phải được thực hiện nhằm đảm báo quyền học tập của HS Tuy nhiên, việc học tập trực tuyến được thực hiện trong thời kỳ đó không mang lại kết quả cao do một vài

lý do như NLS của GV và HS còn hạn chế, HS chưa quen với các mô hình học tập trực tuyến dẫn đến mức độ tham gia và hiệu quả học tập còn chưa cao HS gập khó khăn trong việc tiếp cận tài liệu và chủ động tìm kiếm thông tin thay

vì được GV cung cấp Chính vì vậy, sau đại dịch, ngày càng có nhiều nghiên cứu về ứng dụng CNTT đã được thực hiện; không chỉ để phục vụ trong giai đoạn giãn cách mà còn hướng tới sự thay đổi trong phong cách học tập Với sự phát triến của công nghệ, đã có rất nhiều tài nguyên, phần mềm giáo dục được

Trang 16

xuât bản bao gôm các bài học, bài tập, video, trò chơi giáo dục, các ứng dụng iPad và các phương tiện khác với tính tương tác cao như: phần mềm thiết kế bài giảng điện tử (Adobe Presenter, Lecture Maker, Avina Authoring Tools), phần mềm thí nghiệm ảo (Yenka, Crocodile Physics), các trò chơi học tập (Math Land, Logic Land, Play and Learn Science) Ngoài ra thông qua website, một số quốc gia còn thiết kế và đang giới thiệu các phần mềm, ứng dụng dành cho việc dạy, học đặc biệt là môn KHTN ở cấp THCS với nhiều kiến thức bổ ích và lý thú Có thể kể đến các website tiêu biểu như: Kahoot!, Quizziz, Liveworksheets, Nearpod, Mozabook Trong đó, Liveworksheets là một trong số các phần mềm được sử dụng rộng rãi hiện nay, địa chỉ truy cập tại website trực tuyến: https://www.liveworksheets.com.

Năm 2021, nhóm tác giả Nissa Ilma Mukti và cộng sự đã nghiên cứu việc sử dụng phương tiện học tập trên nền tảng trực tuyến Liveworksheets để tạo điều kiện thuận lợi thúc đấy sự sẵn sàng giao tiếp trong học sinh khi học ngôn ngữ thứ hai [281 Tác giả Farman, Fitriyani Hali và Muhammad Rawal (2021) cũng nghiên cứu việc sử dụng Liveworksheets trong dạy học môn Toán trực tuyến trong đại dịch Covid 19 [21],

Năm 2022, nhóm tác giả Marwan Pulungan và cộng sự đã nghiên cứu và xây dựng bài tập điện tử cho học sinh tiểu học dưới dạng truyện tranh Ket quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng phần mem Liveworksheets để thiết kế dạng bài tập dưới dạng câu chuyện minh họa đã giúp HS vui vẻ hơn khi học, hứng thú học tập và giúp HS dễ hiểu tài liệu học tập hơn Ngoài ra, nghiên cửu cũng chỉ ra hũư ích của phần mềm trong việc giúp GV dễ dàng kiểm tra bài làm của

HS hơn và HS cũng thuận tiện trong việc nộp bài tập của mình mà không bị giới hạn bởi khoảng cách [25], Không chỉ áp dụng với đối tượng HS, tác giả Hasnawati và cộng sự (2022) cũng tiếp tục nghiên cứu và sử dụng phần mềm Liveworksheets như công cụ để đo lường và đánh giá mức độ hiểu biết các khái niệm môn Khoa học tự nhiên của các sinh viên khoa giáo dục tiểu học [24]

Trang 17

1.1.1.2 Vê năng lực sô

Trên thế giới, trong những năm gần đây với sự phát triển bùng nổ của CNTT ờ mọi lĩnh vực, những nghiên cứu về NLS được nhiều nhà khoa học quan tâm đến, trong đó chủ yếu làm rõ ở những nội dung về:

(1) Tại sao cần phát triển năng lực số

Các nhà giáo dục trên thế giới đã đứng trước những thách thức trong nhiều thập kỷ qua bởi rất nhiều công nghệ được thiết kế để hồ trợ cho việc dạy

và học Trong khi truyền hình, máy vi tính, phần mềm thuyết trình và chương trình mô phỏng đã được sử dụng với mức độ thành công khác nhau, phần lớn những gì diễn ra trong giáo dục vẫn tiếp tục dựa vào sự tương tác giữa GV và

HS trong các lớp học truyền thống.Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Internet và World Wide Web vào những năm 1990, công nghệ trực tuyến đã bắt đầu tiếp cận sâu vào lớp học truyền thống Trong những năm đầu thế kỷ 21, các nghiên cứu xoay quanh việc tích hợp CNTT có ảnh hưởng như thế nào tới việc học tập, thành tích của HS; có giúp hình thành kiến thức, hiếu biết sâu hơn về môn học hay không Gần đây với sự thành công của việc tiếp nhận, sử dụng công nghệ kỳ thuật số trong trường học và giáo dục, các nghiên cứu khám phá được chuyển trọng tâm sang vai trò của CNTT đối với hình thành NLS của người học, phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ để phù hợp với học tập suốt đời [31 ] Ba lí do chính thể hiện được tầm quan trọng của việc phát triển NLS gồm:

do nhu cầu xã hội; NLS phát triển các năng lực khác; các hoạt động phát triển

cá nhân dựa trên tài nguyên số Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Na Uy trong cuộc cải cách giáo dục mới nhất cũng khẳng định, NLS trở thành kỳ năng cơ bản thứ 5; cùng với các kỳ năng đọc, viết, toán học và kỳ năng nói

NLS càng được quan tâm nhiều hơn trong giáo dục so với trước đây sau đại dịch Covid 19 Nhiều tố chức giáo dục và học thuật đã sử dụng công nghệ

số trong các khóa học, kéo theo những yêu cầu của NLS của người học (Villela

và cộng sự, 2020)[31 ] Học tập kỳ thuật số có hiệu quả trong việc tăng cường

Trang 18

sự tham gia học tập của HS, sinh viên Tuy nhiên, hiệu quả của việc học tập này lại phụ thuộc phần lớn vào NLS của người học Chính vì vậy, việc phát triển NLS là ngày càng cần thiết trong tương lai.

(2) Cách đảnh giá năng lực số

Vào năm 2012, ủy ban Châu Âu đã xuất bản khung NLS dựa trên 5 lĩnh vực và 21 năng lực, bao gồm khái niệm về trình độ kĩ thuật sổ [22], UNESCO,

2019 cũng đã đưa ra tài liệu về tiêu chuẩn năng lực CNTT cho GV [32],

Cấu trúc NLS khá phức tạp, gồm nhiều thành tố cấu thành và phụ thuộc vào từng lình vực nghề nghiệp cụ thể, điều nay khiến cho việc đánh giá NLS trở nên khó khăn Hiện nay, ba phương pháp tiếp cận chính để đánh giá NLS gồm: phương pháp tự đánh giá (self-assessment), phương pháp đánh giá dựa trên kiến thức (knowledge-based assessments), phương pháp đánh giá dựa trên

sự thực hiện (performance- based assessments) [12J

Thông qua việc phân tích ba phương pháp tiếp cận cùng với các bộ công

cụ đánh giá tương ứng như: công cụ Ikanos, Digital skills Accelerator, Northstar Digital Literacy Assessment , bộ công cụ đánh giá NLS dựa trên khung NLS DigComp được UNESCO công nhận là khung NLS cập nhật và toàn diện nhất hiện nay Thang đo các mức độ thành thạo về NLS của khung Digcomp được thiết kế giữa các phiên bản cỏ sự cập nhật từ ba mức độ: cơ bản, trung bình, nâng cao lên 8 mức để hồ trợ việc phát triển các tài liệu học tập và đào tạo về NLS [12],

Trang 19

Đe hình thành và phát triển NLS ở người học, mô hình đã tích hợp các khóa học, tiềm năng phương pháp luận và những hoạt động sư phạm cần thiết Quá trình nghiên cứu và thừ nghiệm, kết quả cho thấy, sau quá trình đào tạo, không chỉ NLS của người học được phát triến mà kiến thức chuyên ngành cũng vững chắc, được khắc sâu hơn [31].

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, hiện nay CNTT đã và đang được triển khai ứng dụng ờ tất

cả các cấp học nói chung, các trường THCS nói riêng theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và cùa ngành giáo dục Thủ đô nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản

và toàn diện giáo dục hiện tại Tác giả Phạm Thị Lệ Hằng (2016) đã nghiên cứu

và chỉ ra nhũng ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học ở các trường THCS thành phố Hà Nội như: xây dựng kết hoạch dạy học; hoạt động dạy của GV, hoạt động cùa HS; điều hành hoạt động dạy học, trong thi/ kiếm tra/ đánh giá kết quả học tập của HS [9]

Cụ thể, trong việc úng dụng CNTT nhằm hỗ trợ GV khi sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học; một số công trình nghiên cứu ờ Việt Nam

có thể kể tới như:

Tác giả Phạm Thị Thu Phương (2021) đã nghiên cứu và úng dụng phần mem Ispring Suite 10 vào thiết kế câu hởi trắc nghiệm, bài tập tương tác nhằm đáp ứng xu hướng đổi mới phương pháp dạy học các môn Lý luận chính trị trong các trường Công an nhân dân, khi các môn này được coi là vốn “trừu tượng”, “khô khan” [17] Sử dụng úng dụng Quizizz cũng giúp nâng cao tính hiệu quả trong dạy học ngữ pháp môn Tiếng Anh, ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên theo nghiên cứu cùa tác giả Đồ Hàng Uyên Thy (2023) [19], Tác giả Trần Thị Ngọc Ánh và Nguyễn Quốc Bảo (2021) cũng đã

đề xuất một số biện pháp sử dụng Kahoot để thiết kế bài tập khởi động, bài tập tìm hiểu kiến thức mới, bài tập tổng kết bài học, bài tập tự học ở nhà trong dạy

Trang 20

học với sự hồ trợ của các thiết bị di động (laptop, điện thoại thông minh, ) có kết nối Internet để triển khai Mobile - Learning, từ đó góp phần nâng cao kết quả học tập của HS [2],

Bên cạnh một số phần mềm thông dụng hiện nay nhằm hỗ trợ GV trong quá trình dạy học, một số ít các công trình nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT bằng phần mềm Liveworksheets cũng đã được nghiên cứu

Năm 2022, tác giả Nguyễn Thị Trà My [14] đã đề xuất một số công cụ dạy học hiện đại giúp đổi mới, gia tăng hiệu quả trong hoạt động kiểm tra, đánh giá sinh viên, trong đó có phần mem Liveworksheets

Nhóm tác giả Trần Thị Ngọc Ánh và cộng sự (2023) [1] đã hướng dẫn ứng dụng Liveworksheets để thiết kế phiếu học tập trực tuyến trong dạy học chương “Điện tích Điện trường” môn Vật Lý 11 nhằm hồ trợ học sinh tự đánh giá, từ đó nâng cao ý thức, động lực học tập

ỉ ỉ.2.2 về năng lực số

Những nghiên cứu về NLS phạm vi trong nước còn tương đối sơ khai, chủ yếu tập trung vào việc bước đầu xây dựng các tiêu chuẩn NLS cho các tổ chức, cá nhân, sinh viên và HS

Các khung NLS được sử dụng rộng rãi trên thế giới, so sánh với các tiếp cận khác tại Việt Nam theo nghiên cứu của tác giả Nguyền Tấn Đại và cộng sự (2018) [8] Tác giả nhận định “nếu như các mỏ hình quốc tế chỉ tập trung vào

các kỹ năng cơ bản nhất, phục vụ đắc lực cho khả năng ứng dụng vào thực tể học tập, làm việc và giao tiếp hằng ngày, thì mô hình Việt Nam lại có yêu cầu quả nặng về kỹ thuật, đặc biệt là ở bậc trình độ cao, vốn không phải lĩnh vực nào cũng cần đến” Tác giả cũng khuyến nghị cần thay đổi cách tiếp cận về

NLS trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, xác định nhũng NL then chốt của người học, người lao động để có những khóa học cần thiết giúp hình thành nên các NL đó

Trang 21

Tháng 5/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra hướng dần phát triển NLS và kĩ năng chuyển đổi cho GV cấp trung học Trong phần 1 tài liệu có đề cập đến khái niệm NLS, đưa ra khung NLS dành cho HS Phần 2, tài liệu tập huấn có hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch bài dạy phát triển NLS cho HS trong dạy học Sinh học cấp Trung học phổ thông Bài viết có đưa ra được một

số ví dụ cụ thể về kế hoạch dạy học phát triển NLS cho HS trong dạy học Sinh học tại khác khối cấp Trung học phổ thông Năm 2021, Đỗ Văn Hùng nghiên cứu về khung NLS cho sinh viên cũng đã đưa ra cấu trúc NLS gồm 7 nhóm năng lực chính Nhóm tác giả đã đưa ra các chi sổ hành vi rõ ràng về kiến thức,

kỳ năng và phẩm chất cho từng năng lực thành phần

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga (2022) đưa ra tổng quan một số nghiên cứu về NLS, khung NLS của HS Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra những cơ hội có thể tích hợp, phát triển một số biểu hiện của NLS trong môn Ngừ văn cấp Trung học, đồng thời minh họa bằng một kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn ở lóp 10 theo Chương trình GDPT 2018 [15],

NLS là một trong nhũng năng lực thiết yếu và quan trọng, cần được chú trọng hình thành và bồi dưỡng cho nhiều đối tượng khác nhau: HS, sinh viên, giáo viên, giảng viên, người lao động Tuy nhiên, Việt Nam còn ít công trình nghiên cứu cụ thể về cách vận dụng và phát triển NLS cho HS trong môn KHTN theo Chương trình GDPT 2018 nói chung và học sinh cấp THCS nói riêng

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 về việc thiết kế và sử đụng câu hỏi, bài tập có ứng dụng công nghệ thông tin bằng phần mem Liveworksheets trong dạy học

1.2.1.1 Thiết kế và sử dụng câu hỏi, bài tập có ứng dụng công nghệ thông tin

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT

đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh

mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học CNTT là phương tiện

để tiến tới một xã hội học tập” Vì vậy, việc ứng dụng CNTT và đưa NLS vào

Trang 22

khung năng lực HS cân đạt trong CT GDPT 2018 vào dạy học đóng vai trò quyết định để hiện đại hóa quá trình dạy và học, làm thay đổi cách dạy và cách học, giúp HS tham gia học tập một cách chủ động, tích cực và sáng tạo, tăng cường tính trực quan, góp phần nâng cao chất lượng lĩnh hội và nắm vững kiến thức, phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo.

Đặc biệt, với trường hợp HS không thể đến các cơ sở giáo dục phổ thông trong thời gian dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, việc giao các nhiệm vụ học tập cho HS qua hình thức trực tuyến nhờ các ứng dụng CNTT được yêu cầu thường xuyên thực hiện trong quá trình dạy học

Trong thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ như hiện nay, GV và HS có rất nhiều các công cụ và phần mềm hồ trợ cho quá trình dạy học Neu như trước kia, GV chỉ nhấn mạnh tới các phương pháp dạy học sao cho HS nhớ lâu, dễ hiểu nhưng thụ động theo một chiều “GV giảng - HS đọc chép”, thì nay phải

“lấy HS làm trung tâm” GV phải chú trọng đặc biệt đến phát triển NLS và sáng tạo của HS khi hoàn thành các nhiệm vụ học tập hình thành; phát triển cho HS các phương pháp học chủ động, chủ động tìm kiếm tri thức qua các nguồn thông tin khác nhau (sách báo, tạp chí, nguồn Internet, ) đế trà lời được các câu hỏi, bài tập mà GV giao thay vì chỉ đánh giá khả năng ghi nhớ kiến thức [16],

Các phần mềm ứng dụng CNTT hồ trợ việc thiết kế và sử dụng câu hỏi

và bài tập được sử dụng ở trường học và nhà cũng sẽ giúp GV hỗ trợ tới từng

HS kịp thời và chi tiết hơn tới từng HS thông qua hệ thống mạng Nhờ có các phương tiện - thiết bị thông minh (điện thoại, laptop, máy tính bàng ), GV có the thiết kế kế hoạch dạy học và thực hiện quá trình giảng dạy trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian và kinh tế hơn so với cách dạy theo các pp truyền thống CNTT cũng giúp GV dễ dàng theo dõi quá trình trả lời câu hởi, bài tập của HS cũng như quản lí kết quả kiềm tra - đánh giá kịp thời và chính xác [1],

Trang 23

So với các pp truyên thông, việc ứng dụng các phân mêm đê thiêt kê và

sử dụng câu hỏi, bài tập vào quá trình dạy học có những ưu điểm sau:

- Việc đào tạo các GV có đầy đù kỳ năng, trình độ đáp ứng với yêu cầu công việc, ứng dụng thành thạo CNTT trong dạy học được chú trọng

- Môi trường đa phương tiện kết hợp với hình ảnh, âm thành, văn bản được trình bày hợp lí, khoa học giúp HS tăng sự hứng thú khi trà lời CH, BT

- Sau khi làm bài, HS có thể nhận được phản hồi về bài làm ngay lập tức, kết quả học tập cùa HS cũng được thống kê và gửi về GV nhanh chóng

- Hệ thống các CH, BT có thể được chỉnh sửa và cập nhật mới liên tục để khai thác và được sử dụng một cách tối đa và hiệu quả trọng quá trình dạy học

- Tiết kiệm được chi phí và thời gian cho GV khi phải chuấn bị và in ấn các Phiếu học tập

- HS được tiếp cận, làm quen và thao tác trực tiếp với các thiết bị và phần mềm ứng dụng CNTT khác nhau

Mặc dù việc ứng dụng CNTT vào việc thiết kế và sử dụng CH, BT mang lại rất nhiều thuận lợi cho GV và HS, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn khi áp dụng rộng rãi:

- Ớ một số địa phương, cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng CNTT chưa được chú trọng, vẫn còn thiếu thiết bị, đường truyền không ổn định

- Còn chưa đồng đều về trình độ CNTT giữa các GV Một số GV chưa chủ động cập nhật, tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học, kỹ năng CNTT còn kém

- Các dạng CH, BT khi thiết kế tương tác và tự chấm điểm trên các phần mềm thông dụng đều ờ dạng trắc nghiệm khách quan, chỉ giúp HS tự kiểm tra lại kiến thức, chưa phát huy được hết tính sáng tạo và rèn luyện khả năng viết

- trình bày của HS khi trả lời các dạng CH, BT mớ hoặc ở dạng tự luận

Trang 24

- Hệ thông giám sát HS khi làm bài ở nhiêu phân mêm còn chưa có hoặc

có lỗi, không hiệu quả

Đối với môn KHTN thì việc ứng dụng CNTT vào các CH, BT là cần thiết; bởi nhờ những thiết bị dạy học hay phần mềm ứng dụng CNTT mà HS được tiếp cận với kiến thức mới, được cập nhật liên tục cũng như các hoạt động thực tế gần gũi gắn tại địa phương nơi HS đang sinh sống Với nhiều minh họa sinh động (bằng mô hình trực quan, video, đồ thị, hình ảnh ) sẽ giúp cho HS tiếp thu bài học nhanh chóng và dễ dàng hơn Việc ứng dụng CNTT trong thiết

kế và sử dụng CH, BT trong môn KHTN cũng giúp cho GV thuận lợi hơn khi thống kê, theo dõi, so sánh bài làm của HS để có những điều chỉnh phù hợp trong việc dạy học

dụng hiện nay

ứng dụng Azota

Azota là ứng dụng giao và chấm bài tập trực tuyến, được sáng tạo ra để làm nhiệm vụ hồ trợ các GV khi muốn kiểm tra hiệu quả học tập của HS Thay vì nộp trực tiếp cho GV, HS hoặc phụ huynh có thể nộp bàng cách chụp ảnh bài tập rồi gửi qua ứng dụng; GV chấm và báo điềm trực tiếp trên ứng dụng

Hĩnh 1 3 Hình ảnh minh họa giao diện giao bài tập trên ứng dụng Azota

<- • o â https://azota.vn/vi/ddmin/homework/ddd new homework/0?backto=%2Fadmm%2Ftestbank%2Fdocument manageme G ☆ u * □ ® :

M Gmail LỚP HOC Document viewer II Content Ị Intuto A One Drive Tát cả dáu trang

Trang 25

báo cáo chi tiêt việc ôn luyện của học sinh theo tùng lớp, tùng HS Còn HS có thế học tập mọi lúc mọi nơi trên bất kỳ thiết bị nào.

❖ Công cụ Google Forms

Google Forms là ứng dụng trực tuyến miễn phí cho phép bạn tạo mẫu khảo sát, câu đố, bài tập và hơn thế nữa Đây là một công cụ đa năng có thế được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thu thập các phiếu thăm dò ý kiến cho một sự kiện đến tạo một bài kiểm tra nhanh trên lớp GV có thể theo dõi sự tiến

bộ của HS qua chấm điếm bài làm; theo dõi việc tham gia lớp học Google Forms cho phép GV thiết kế CH, BT dưới dạng trắc nghiệm khách quan hoặc

tự luận; tự động ghi lại các câu trả lời, thống kê các điểm số và lập thành biểu

đồ giúp GV dễ dàng theo dõi và đánh giá được HS Ngoài những ưu điểm, Google Forms cũng có một số hạn chế như: mức độ bảo mật còn kém; chỉ chấp nhận các văn bản tối đa đến 500Kb, hình ảnh tải lên tối đa 2Mb và đối với bảng tính, giới hạn là 256 ô hoặc 40 trang tính; không có khả năng giám sát quá trình làm bài của HS khi tổ chức kiểm tra, đánh giá

Trong quá trình sử dụng, các phần mềm trên đều có những thuận lợi và thách thức khác nhau Neu Azota, Google Form có thể xem lại bài của học sinh thì trên hệ thống Hanoi Study không có chức năng này, GV không thề xem bài của

HS, không biết HS sai ở đâu đế có thể điều chỉnh Ngoài ra, chức năng giám sát bài thi của Hanoi Study và Azota hoạt động không hiệu quả, theo phản hồi của HS cũng như qua quá trình sử dụng, chức năng này trên hai phần mềm trên không hoạt động, HS thoát khởi bài làm, mở chương trình hay phần mềm khác nhưng phần mềm không ghi nhận, ảnh hưởng đến sự công bằng trong quá trình làm bài của HS Các dạng CH, BT được các phần mềm hồ trợ rất hạn chế, chủ yếu ở dạng CH, BT trắc nghiệm khách quan 1 lựa chọn đúng

1.2.1.3 về phần mềm ứng dụng Liveworksheets

Trang 26

Liveworksheets là một công cụ miễn phí nhung lại có hầu hết những tính năng mà các phần mềm thông dụng khác có như giao CH, BT; hệ thống bài làm

và kết quả của HS; cho phép GV theo dõi và kiểm tra bài làm của HS Một số lợi ích khi sử dụng Liveworksheets cho cả GV và HS như:

hoặc tự luận với đa dạng hình thức như: lựa chọn một hoặc nhiều đáp án, điền vào ô trống, nối đáp án, kéo thả hoặc có thể kết hợp với âm thanh, chèn video, dán đường link website đính kèm, giúp tạo ra môi trường học tập thú vị và tương tác hơn Điều này có thể giúp HS tập trung và thấy hứng thú hơn

yêu cầu của tài liệu học tập; để phù hợp với đối tượng HS cụ thể hoặc điều chỉnh theo phản hồi từ HS

thời gian, chi phí (giấy in, mực in) GV có thể lưu trữ tài liệu và tái sử dụng lại nhiều lần; tập họp các phiếu lẻ thành vở bài tập HS có thể xem lại các nội dung phiếu mà không cần phải lưu trữ bằng giấy dễ thất lạc

và HS sẽ có những điều chỉnh, thay đổi với các kiến thức sai

hạn thời gian làm bài Từ đó GV theo dõi được hiệu suất làm bài cùa HS, xác định được những HS cần hỗ trợ bổ sung

nhiệm vụ từ bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào có kết nối internet

dàng trên các nền tảng phổ biến: Google Classroom, Microsoft Teams

thay đổi, GV có thể dễ dàng cập nhật tài liệu học tập mà không cần in lại

Trang 27

tác, giải quyết vấn đề, an toàn từ đó giúp người học có thể thành công trên môi trường số.

ủy ban Châu Âu (2018) cho ràng: “NLS liên quan đến việc sử dụng cũng

như tham gia vào công nghệ số một cách tự tin, chủ động và có trách nhiệm phục vụ cho học tập, làm việc và tham gia vào xã hội NLS gồm có kiến thức thông tin và số liệu, truyền thông và họp tác, kiến thức truyền thông, tạo nội dung số, an toàn và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, giải quyết vẩn đề

và tư duy phản hiện" [30].

Theo UNESCO (2018) định nghĩa “NLS là khả năng truy cập, quản lí, hiểu, tích họp, giao tiếp, đánh giá và sáng tạo thông tin một cách an toàn và phù họp thông qua các công nghệ kĩ thuật số phục vụ cho việc làm và lập

sử dụng máy tính, năng lực CNTT hay năng lực truyền thông

Nghiên cứu của UNICEF (2019) quan niệm NLS là kiến thức, kĩ năng

và thái độ cho phép trẻ phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù họp với lứa tuổi cũng như phù họp với văn hóa và bối cảnh địa phương [33]

Trong tài liệu này, chúng tôi sử dụng khái niệm NLS sau: “Năng lực số

là khả năng truy cập, quản trị, thấu hiểu, kết họp, giao tiếp, đảnh giá và sáng tạo thông tin một cách an toàn và phù hợp thông qua công nghệ so đế phục vụ cho thị trường lao động phô thông, các công việc cao cấp và khởi nghiệp kinh doanh" NLS bao gồm các năng lực như năng lực sử dụng máy tính, năng lực

CNTT, năng lực thông tin hay năng lực truyền thông [32] NLS được thừa nhận rộng rãi, bao gồm kiến thức và kỹ năng, nhưng lại có những góc nhin khác nhau đối với yêu cầu về thái độ

Trang 28

1.2.2.2 Câu trúc năng lực sô

Theo CT GDPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), 1 trong 8 năng lực cốt lõi được xác định cần hình thành và phát triển cho HS là NLS [4], Tại Việt Nam, Lê Anh Vinh và cộng sự (2021) đề xuất khung NLS cho HS phổ thông Việt Nam dựa trên nền tảng là khung NL của UNESCO [20], Khung NLS bao gồm 7 lĩnh vực năng lực, có các NL thành phần nhỏ hơn được mô tả chi tiết trong

Hình 1 7

Hình 1 7 Cấu trúc khung năng lực so của học sinh phô thông Việt Nam

Đôi với HS, NL định hướng nghê nghiệp chưa thật sự cân thiêt đôi vớilứa tuồi HS THCS nhưng với việc phát triển bùng nổ của CNTT thời kì 4.0 hiện nay, quá trình học tập và nâng cao NLS ngay từ trên ghế nhà trường là vô cùng cần thiết

Trang 29

1.3 Cơ sơ thực tiên của đê tài

1.3.1 Mục đích điêu tra

Khảo sát thực trạng GV và HS ở một sô trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội về thực trạng của việc úng dụng CNTT khi thiết kế và sừ dụng câu hỏi, bài tập bàng phần mem Liveworksheets nhằm phát triển năng lực số cho

HS trong dạy học môn Khoa học tự nhiên

1.3.2 Nội dung và phương pháp điều tra

- Đôi tượng điêu tra: 45 GV giảng dạy môn KHTN tại 5 trường bao gôm: THCS Thanh Xuân, THCS Thanh Xuân Trung, THCS Khương Mai, THCS Khương Đình, THCS Nguyễn Trãi; 318 HS khối lớp 7 tại trường THCS Thanh Xuân

- Phương pháp điêu tra: Điêu tra băng bảng hỏi và điêu tra khảo sát trên Google form (Phụ lục 1 - Phiếu điều tra GV; Phụ lục 2 - Phiếu điều tra HS)

- Phương pháp xử lí mâu: Xử lí kêt quả thu được băng phân mêm Excel, phân mêm SPSS

1.3.3 Kết quă điều tra

a Két quả khảo sát giáo viên

• Vê thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học Khoa học tự nhiên

Khi được hỏi vê tân suât ứng dụng CNTT, 100% các thây cô được hỏi đêu thường xuyên sử dụng (nhiều hơn 1 lần/ngày) Đây là tín hiệu tích cực bởi mặc

dù nhiều thầy cô có độ tuổi lớn nhưng vẫn có khả năng sử dụng và ứng dụng CNTT vào trong bài dạy với các mục đích khác nhau

Với đặc thù của môn KHTN, kiên thức phải găn liên với các hiện tượng thực

tế, hệ thống thí nghiệm, hình ảnh cần phải đa dạng; từ đó giúp nội dung bài học sinh động và gần gũi hơn Chính vì vậy, đa số GV (95%) cho rằng rất cần thiết trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn KHTN Đây là kêt quả tích cực cho thấy sự nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT và vai trò của chúng đối với GV để có những tiết học đảm bảo chất lượng, hiệu quà

Trang 30

Kỹ năng vồ thông tin và dừ liệu

Năng lực sử dụng các thiết bị kỹ thuật

- về năng lực sử dụng các thiết bị kỹ thuật: không có GV nào đánh giá năng lực này của HS ở mức kém và trung bình 40% đánh giá khá và 60% đánh giá năng lực này của HS ớ mức tốt

- về kỳ năng thông tin và dữ liệu: không có GV nào đánh giá năng lực này của HS ở mức kém và trung bình 77,8% đánh giá khá và 22,2% đánh giá năng lực này của HS ở mức tốt

- về khả năng giao tiếp và hợp tác trong môi trường số: Không có GV nào đánh giá năng lực này của HS ở mức kém 8,9% đánh giá ở mức trung bình, 66,7% ở mức khá và 24,4% đánh giá ở mức tốt

- về an toàn kỹ thuật số: Không có GV nào đánh giá năng lực này của HS ở mức kém 15,6% đánh giá ở mức trung bình, 48,9% ở mức khá và 35,6% đánh giá ở mức tốt

Trang 31

Hình ỉ 10 Tần suất sử dụng phần mềm Liveworksheets trong dạy học

Trang 32

Đế giải thích được điều này, chúng tôi đã lấy ý kiến khảo sát GV đánh giá

về những ưu điểm khi ứng dụng phần mềm Liveworksheets trong dạy học và kết quả thu được thể hiện trong biểu đồ Hình 1.11 Trong số 39/45 GV đã từng

sử dụng phần mềm Liveworksheets, phần lớn GV đều nhận thấy một số nhũng

ưu điểm và hiệu quả mà phần mềm mang lại cho HS như: Bài học trờ nên hấp dẫn và kích thích hon, GV tiết kiệm thời gian và chi phí hon trong việc chuẩn

bị học liệu bằng giấy, HS có thể dễ dàng trao đổi và hoàn thành các nhiệm vụ học tập trực tuyến vào bất cứ thời điểm nào

Hĩnh 1.11 Đánh giá của giáo viên về ưu điểm của ứng dụng Liveworksheets

trong dạy học

Tiêt kiệm thời gian và chi phí chuân bị học liệu 96

5 9

GV có thê truyên đạt được nhiêu nội dung kiên thức

Trang 33

Hĩnh 1 13 Thực trạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình

học tập của học sinh

■ 13.5, 14% ■ 0,0%

Thường xuyên ■ Thỉnh thoảng ■ Không bao giờ

Thông qua kêt quả điêu tra cho thây, trong quá trình học tập đa sô HS (chiếm 86,5%) đã ứng dụng CNTT với mức độ thường xuyên, số còn lại (chiếm 13,5%) HS thỉnh thoảng ứng dụng Như vậy, CNTT đang ngày càng được HS ứng dụng thường xuyên hơn trong quá trình học tập

Khi được tham gia khảo sát về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong học tập, phần lớn HS (86,8%) cho rằng đây là việc rất cần thiết; 7,8% HS đánh giá là cần thiết Dưới đây là Bảng 1.1, bảng thống kê chi tiết:

Báng 1 1 Đánh giá của học sinh về mức độ cần thiết của việc ứng dụng câng

nghệ thông tin trong học tập

Trang 34

các khóa học online hay dùng đê đọc tin tửc/xem phim ở mức trung bình (chiêm 38%) Như vậy, các hoạt động trên môi trường số của HS trong độ tuổi này khá

đa dạng, điều này cho thấy các em cũng đã có một số kỹ năng và đã biết cách

sử dụng môi trường số Tuy nhiên, vẫn còn một số nhóm HS chưa giành thời gian nhiêu khi sử dụng CNTT cho mục đích học tập

Đê có thêm thông tin vê NLS của HS, đê tài đã tiên hành khảo sát mức

độ đạt được (thành thạo) của một số các năng lực thành phần trong khung NLS của HS cấp trung học phổ thông

Hĩnh 1 15 Mức độ thành thạo của học sinh trong một sô năng lực thành

mêm

nhóm trên môi trường sô Trung bình Kém

Trang 35

thành phần khác của NLS như khả năng đánh giá thông tin; tạo ra các sản phẩm

số (poster tuyên truyền; slide bài học thiết kế trên canva, powerpoint, video phục vụ học tập ) ở một số nhóm HS còn chưa tốt và đạt chất lượng cao Phần lớn nguyên nhân được chia sẻ từ các em HS là do các HS ở nhóm này chưa được tiếp cận, hướng dẫn kịp thời và thực hành thường xuyên Nhận thức được tầm quan trọng cùa NLS, 100% HS tham gia khảo sát đều đồng ý và mong muốn được cải thiện năng lực này và cho rằng năng lực này cần thiết trong bối cảnh giáo dục hiện nay

• Thái độ của HS đối với việc GV sử dụng phần mem Liveworksheets đê

thiết kế câu hỏi/bài tập trong dạy học Khoa học tự nhiên

Trong quá trình khảo sát về thực trạng sử dụng phần mềm Liveworksheets trong học tập Kết quả khảo sát thu được từ 318 HS được thể hiện trong biểu

đồ Hình 1.16 như sau:

Hĩnh 1 16 Thực trạng mức độ trải nghiệm phãn mêm Liveworksheets trong

học tập của học sinh

Thường xuyên ■ Thỉnh thoảng ■ Không bao giờ

Thông qua kết quả điều tra cho thấy, trong quá trình học tập đa số HS (chiếm 71,7%) đã từng được tiếp cận và sử dụng phần mềm Liveworksheets

Trang 36

CHƯƠNG 2: THIẾT KÉ, sử DỤNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP BẰNG

PHẦN MÈM LIVEWORKSHEETS TRONG DẠY HỌC

KHOA HỌC TỤ NHIÊN 7

2.1 Vị trí, nội duns và mục tiêu dạy học Khoa học tự nhiên 7 trong • ' • d • • V • • • C j

chương trình phổ thông

2.1.1 Nội dung môn Khoa học tự nhiên lớp 7

Tiếp tục được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng kế thừa từ chương trình KHTN 6, chương trình KHTN 7 được thiết kế với mục tiêu giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên, phát triển nhận thức, tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn Nội dung chương trình KHTN 7 được cấu trúc theo các chủ đề Chủ đề mở đầu giới thiệu các kiến thức và kĩ năng chung, cần thiết cho việc học tập, trong đó nhấn mạnh các kiến thức và kĩ năng cần có để học tập môn KHTN, hoạt động trong phòng thí nghiệm, thực hành, sử dụng các dụng cụ quan sát và đo lường của môn học Các chủ đề còn lại được sấp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, theo Cấu trúc đồng tâm, đồng thời có thêm một

số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên; gồm 3 nhóm chủ đề là: Chất và sự biến đổi của chất (chương I và chương II), Năng lượng và sự biến đổi (chương III, chương VI); Vật sống (từ chương VII đến chương X) Do giới hạn của nghiên cứu, trong đề tài, chúng tôi tập trung vào các nội dung của chủ đề Vật sống, KHTN 7

Trong đó, mạch kiến thức của chủ đề Vật sống theo CT GDPT 2018 [5] được quy định như sau:

Trang 37

Hĩnh 2 1 Mạch kiên thức của chủ đê Vật sông, hộ sách Kêt nôi tri thức với

cuộc sống, Khoa học tự nhiên 7

Cảm ứng ở thực vật

—— — — f”—”’”7771 77' Cam ửng ở động vật

f ; - -~~ ~~ " >

Tập tinh ở động vật Vai trò của càm ứng đói vởi sinh vật

í Vai trò trao đồi chắt và chuyền ì

Ị Chuyền hoá nảng lượng ở té bào ỉ [ĩraođồi khí ị

Ị Trao đồi nước và các chắt dinh

Ị dường ở sinh vật Vai trò cùa sinh vật trong tự nhiên

cơ chế sinh trường ờ thực vặt

ÍĐiều hoà sinh trưởng và các

• ỉ phương pháp đièu khiền sinh

! trưởng, phát triền

2.1.2. Sựphù hợp giữa nội dung chủ đề Vật sống, Khoa học tự nhiên 7 với

phát triên năng lực sô.

Khác với quan điểm, mục tiêu CT GDPT 2006, CT GDPT 2018 nhấn mạnh quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất; mục tiêu giúp HS làm chủ kiến thức; biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng

đã học vào đời sống Chính vì vậy, phương pháp dạy học cũng được thay đổi theo hướng HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức qua các hoạt động học và vận dụng kiến thức; thực hiện phương châm “Học qua làm” Chủ đề Vật sống, KHTN 7 tập trung nghiên cứu về 4 đặc trưng cơ bản của một cơ thể sống, đó là: Trao đồi chất và chuyển hóa năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản Những nội dung kiến thức và mục tiêu dạy học ở chủ đề này không quá đi sâu

về cơ chế hoạt động mà chủ yếu là ứng dụng các đặc trưng này trong thực tiễn đời sống và sản xuất (trồng trọt và chăn nuôi), từ đó mang lại lợi ích kinh tế cao cho con người Bên cạnh đó, việc cập nhật thường xuyên các ứng dụng kiến

Trang 38

thức thực tê mới, găn liên trực tiêp với các hoạt động thường ngày tại địa phưong, tại thời điểm giảng dạy giúp HS thực hiện tốt phương châm “Học đi đôi với làm”, hòa nhập được với cuộc sống thực, áp dụng ngay kiến thức lý thuyết; từ đó kiến thức của HS càng được khắc sâu thêm.

Ngoài ra, một trong nhũng nội dung quan trọng nhất của quá trình dạy học KHTN là phát triển kỹ năng thực hành của người học với đặc thù là một môn học thực nghiệm Bên cạnh việc thao tác trực tiếp với vật liệu và thiết bị,

HS phải rèn kỳ năng thu thập và xử lý dữ liệu thí nghiệm, lập kế hoạch thí nghiêm, phân tích và so sánh các kết quả thu được với dữ liệu tài liệu Với sự phát triền của công nghệ học tập dựa trên máy tính, sự hiện đại hóa quá trình dạy học trong các cơ sở giáo dục gắn liền với việc tăng tỷ lệ công việc độc lập của người học bằng cách sử dụng các khả năng của công nghệ máy tính và đa phương tiện; từ đó mở rộng phạm vi nghiên cứu, tăng khả năng tiếp cận của người học và tăng cường đào tạo từ xa Với chù đề Vật sống trong chương trình K.HTN 7, các nội dung gắn liền với các kiến thức vận dụng trong thực tiễn, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đặc trưng của Vật sống cùng các nội dung thực hành trong phòng thí nghiệm đều yêu cầu HS phải có các kĩ năng cơ bản của NLS để thu thập, xử lý, phân tích và so sánh các dữ liệu; từ đó rút ra được các kết luận, nhận định và áp dụng vào trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày cũng như rèn các kĩ năng mềm trong công việc tương lai (định hướng nghề nghiệp)

2.2 Thiết kế câu hỏi, bài tập để tổ chức dạy học Khoa học tự nhiên 7, Trung học cơ sở bằng phần mềm ứng dụng Liveworksheets.

2.2.1. Nguyên tắc thiết kế câu hỏi, bài tập bằng phần mềm Liveworksheets

Ngoài việc quán triệt những nguyên tắc chung thuộc lĩnh vực lí luận dạy học, nguyên tắc khi thiết kế CH, BT còn phải xem xét đến tính đặc thù của môn học và cả cách tiếp cận hợp lí nhất khi nghiên cứu nội dung môn học

Trang 39

tích cực, chủ động và sáng tạo CH, BT cũng cân xác định và đưa ra tỷ lệ họp lý giữa cái đã biết và cái chưa biết; có khả năng phân hóa theo năng lực

cá nhân của HS

vực Các dạng CH, BT tích hợp giúp kết nối các đơn vị kiến thức, tránh trùng lặp nội dung, tạo điều kiện cho HS áp dụng kiến thức vào thực tế Qua

đó, HS rèn luyện khả năng tìm hiểu và áp dụng kiến thức đa chiều, giúp họ phát triển phẩm chất và năng lực cần thiết

- Màu sắc: Cần sử dụng hài hòa, phù họp với tâm lý lứa tuổi của học sinh

Khi thiết kế, cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), sử dụng chữ đậm trên nền trắng hay sáng hoặc ngược lại

- Font chữ: Dùng các font chữ hồ trợ định dạng Tiếng Việt (Arial, Time New

Roman, Tahoma, ); hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI - Times )

vì dễ bị mất nét khi trình chiếu Cỡ chữ tùy nội dung từ 18 - 24 là phù hợp

- Nội dung: Đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét, tránh việc quá đơn điệu hoặc

rườm rà Nội dung CH, BT khi thiết kế cần chừa lại ở khoảng dưới phiếu để tránh bị mất chi tiết khi chuyển lên phần mềm thiết kế

- Có định dạng, dung lượng, độ phân giải phù hợp khi sử dụng trên các thiết

bị điện tử thông dụng như laptop, ipad, smart phone Cụ thể, phần mềm Liveworksheets cho phép sử dụng các định dạng: png, jpg, jpeg, pdf với dung lượng tối đa là 5.5 Mb

Nhằm đảm bão tính khả thi và nâng cao hiệu quả khi sử dụng, nội dung của CH và BT cần: (1) Dễ dàng truy cập và tìm kiếm; (2) Đảm bảo tính tương tác; (3) Tương thích và hồ trợ đa nền tảng

HS có thể dễ dàng truy cập và tìm kiếm các thông tin và hoàn thành các nhiệm vụ cùa CH và BT khi tmy cập phần mem Liveworksheets bằng đường

Trang 40

link website mà không cân tải và cài đặt trên máy Phân mêm cũng cho phép

HS tự quản lý thời gian học tập và tiến độ cá nhân của mình HS có thể hoàn thành các nhiệm vụ học tập khi trả lời các CH, BT trực tuyến bất cứ lúc nào và

ờ bất cứ đâu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập

Việc phần mềm có thể tích hợp đa dạng các hình thức câu hởi (trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, một lựa chọn, điền khuyết, ghép nối, tự luận, trò chơi ); phối họp với các ứng dụng đính kèm (video, âm thanh, link website ) làm tăng tính tích cực và phù hợp với nhiều phong cách học tập khác nhau của HS Qua đó thúc đẩy, lôi cuối, thu hút được sự chú ý, phát huy được tính tích cực học tập ờ HS; góp phần tăng mức độ hứng thú học tập của

bộ môn, nâng cao chất lượng học tập HS sẽ thấy cảm thấy nội dung bài học khô khan, buồn tẻ và nhàm chán nếu CH, BT chỉ có chữ viết, dần đến hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ học tập không cao

Đối với GV, hệ thống tự động lưu phiếu, cho phép chỉnh sửa giúp giảm thiếu công việc quản lý tài liệu, tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc chuẩn

bị học liệu Hệ thống chấm điểm, báo điểm và nộp bài tự động giúp tối ưu hóa quá trình dạy học, nâng cao tính tương tác và khả năng giao tiếp của HS và GV

GV có thể cung cấp các phản hồi và sửa lồi một cách nhanh chóng, từ đó theo dõi tiến trình học tập và cung cấp sự hồ trợ thích họp, kịp thời cho HS

2.2.2. Quy trình thiết kế câu hỏi và bài tập nhằm phát triển năng lực số cho học sinh

Dựa trên các nghiên cứu về nội dung, nguyên tắc đã trình bày ở trên kết họp với việc nghiên cứu quy trình của một số tác giả như Đinh Quang Báo, Lê Đình Trung, Mai Văn Hưng [3] [11], chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế CH,

BT nhằm phát triển NLS của HS như sau:

Ngày đăng: 15/06/2024, 17:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w